Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Ngày 13/3/2014 - Họat động dân chủ bị dồn vào bước đường cùng

  • RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet (RFI) - Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới– RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo« Những kẻ thù của internet». Trong báo cáo 2014, RSF tố cáo những thủ đoạn kiểm duyệt internet, bưng bít thông tin, của 32 định chế tại nhiều quốc gia, kể cả ở phương Tây.
  • Cựu binh Việt đi tìm 'cựu thù'' (BBC) - Cựu binh Ngô Nhật Đăng kể lại hành trình từ Hà Nội tới Vân Nam để tìm gặp cựu binh Trung Quốc của cuộc chiến 1979.
  • Việt Nam gia nhập Công ước 187 (RFA) - Việt Nam gia nhập Công ước 187 về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
  • Kịch bản Ukraina cho Việt Nam (RFA) - Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp. Bài viết này nêu một số nhận định, phỏng đoán và liên hệ với Việt Nam.
  • Tên tuổi lớn trong quản lý dự án giao thông (BaoMoi) - Hôm nay (12/3), Ban QLDA 6 long trọng tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Là một trong những đơn vị đầu tiên tiếp nhận triển khai nguồn vốn ODA giao thông, Ban QLDA 6 đã khẳng định uy tín và tính chuyên nghiệp cao bằng tiến độ và chất lượng công trình tại hàng chục dự án giao thông lớn nhỏ.
  • Bắc Kinh sẽ thúc đẩy truy bắt quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài (RFI) - Báo chí Trung Quốc hôm nay, 12/03/2014 cho biết là ngành tư pháp nước này sẽ tăng cường chiến dịch truy lùng những lãnh đạo thamô đã trốn ra nước ngoài, và đồng thời ngăn chận những kẻ khác trốn ra khỏi nước. Tính ra, trong những năm gần đây, đã có hàng ngàn cán bộ Trung Quốc thamô trốn ra ngoại quốc, mang theo cả trăm tỷ đô la.
  • Lại “đục nước béo cò” (BaoMoi) - Mấy ngày gần đây, trang mạng euronews đã cho đăng tải một bài viết có nội dung chủ yếu là thể hiện sự tức giận từ thân nhân của những công dân Trung Quốc hiện đang mất tích cùng với sự mất tích bí ẩn của chuyến bay mang mã số MH 370 (Malaysia Airlines). Thậm chí, người ta còn post cả một videoclip trả lời báo chí của một cô gái Trung Quốc và dịch lại trả lời ấy bằng tiếng Anh We don’t trust the Vietnammese people (tạm dịch: Chúng tôi không tin tưởng người Việt Nam).
  • Gạc Ma: Anh ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cờ tổ quốc (BaoMoi) - Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn.
  • Đèo Hải Vân - Cung đường đẹp nhất Việt Nam (BaoMoi) - (VTV Online) - Đèo Hải Vân là con đường du lịch đẹp nhất Việt Nam nằm vắt ngang qua những ngọn núi cao nhất của dãy Trường Sơn nơi tiếp giáp với biển Đông. Chinh phục cung đường đèo đẹp nhất và hiểm trở nhất Việt Nam này sẽ là một thử thách vô cùng thú vị với những ai thích phiêu lưu.
  • Hàn Quốc và Nhật Bản cố hàn gắn quan hệ dưới áp lực của Mỹ (RFI) - Hai thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc và Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc vào hôm nay 12/03/2014 tại Seoul để thảo luận về nhiều vấn đề nẩy sinh trong bang giao giữa hai bên. Cuộc gặp gỡ mở ra chỉít hôm sau khi Hoa Kỳ đã một lần nữa lên tiếng thúc giục hai đồng minh châuÁ mau chóng hàn gắn mối quan hệ đang bị căng thẳng.
  • Phương Tây sẽ bỏ rơi Crimée cho Nga để Ukraina bảo toàn độc lập ? (RFI) - Ngày 16/03/2014, vùng tự trị Crimée tổ chức trưng cầu dâný để tách ra khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga. Phương Tây đã cực lực phản đối hành động này và đe dọa gia tăng trừng phạt Matxcơva. Tuy nhiên, giới chuyên gia phương Tây đang tranh luận về câu hỏi phải chăng việc bỏ rơi Crimée cho Nga là cái giá phải trả để đưa đất nước này thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Matxcơva và xích lại gần ChâuÂu hơn.
  • Chiến hạm Ukraina bị giam lỏng trong cảng Sébastopol (RFI) - Trên vùng biển Đen từ bao năm qua, Hải quân Nga vẫn là những người anh em bạn bè, đồng chí của hải quân Ukraina. Nhưng giờ đây, các đội tàu hải quân Ukraina đang bị chính những người bạn Nga giam lỏng trong cảng Sébastopol, thuộc vùng bán đảo Crimée đang đòi ly khai. Căn cứ hải quân của Ukraina trở thành nơi nội bất xuất ngoại bất nhập trược sự giám sát của các tàu kéo của Nga.
  • Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ : Hơn 150 người bị bắt (RFI) - Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tối qua, 11/03/2014, đã bắt giữ hơn 150 người trong các cuộc biểu tình bạo động diễn ra ở khoảng 30 thành phố. Người dân nước này đã xuống đường bày tỏ sự phẫn nộ trước cái chết của một thanh niên 15 tuổi bị cảnh sát bắn trọng thương vào tháng Sáu năm 2013.
  • Tổng thống Ukraina : « Sẽ không can thiệp quân sự vào Crimée » (RFI) - Ukraina sẽ không làm theo« kịch bản của điện Kremlin» về việc sát nhập Crimée vào nước Nga, nhưng sẽ không can thiệp quân sự vào vùng này, mà sẽ tập trung bảo vệ đường biên giới phía Đông. Trên đây là tuyên bố củaông Olexandre Tourtchinov, tổng thống lâm thời Ukraina khi trả lời phỏng vấn hãng tin AFP hôm qua, 11/3/2014.
  • Ukraina : Mỹ phô trương hậu thuẫn cho chính quyền Kiev (RFI) - Vào lúc Nga vẫn tỏ thái độ không lay chuyển trước sứcép của phương Tây trên hồ sơ Ukraina, Hoa Kỳ đã tranh thủ chuyến thăm của tân thủ tướng Ukraina vào hôm nay, 12/03/2014 để nêu bật sự ủng hộ của Washington đối với chính quyền Kiev.
  • Xung đột ở Syria chưa có hồi kết (RFA) - Cuộc xung đột tại Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 140,000 người và gần một nửa dân số nước này đã phải trốn chạy, kể từ khi lực lượng nổi dậy muốn lật đổ Tổng thống Bashar Al Assad 3 năm về trước.
  • Thái Lan tiếp tục cắt giảm lãi suất (RFA) - Thái Lan hôm qua công bố cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế đang phải đối mặt với khủng hoảng chính trị kéo dài.
  • Khu vực năng lượng của Liên bang Nga (RFA) - Khi thế giới nói đến một hậu quả của vụ khủng hoảng Ukraine là thị trường năng lượng Nga, người ta dự đoán là nhiều nước có thể giúp Ukraine mà đánh vào túi tiền dầu khí của nước Nga.
  • Thiết lập đường dây nóng Việt - Trung (RFA) - Thiết lập đường dây nóng để xử lý các sự việc xảy ra ở khu vực biên giới và tiếp tục thực hiện việc duy trì gặp mặt cấp cao giữa quân đội Việt - Trung
  • Bài học cho các nước nhỏ từ khủng hoảng Ukraine (RFA) - Tình hình Ukraine những ngày vừa qua tiếp tục là điểm nóng thu hút sự chú ý của thế giới. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về dự định của Nga, lựa chọn của châu Âu và Mỹ, cũng như bài học cho thế giới sau cuộc khủng hoảng này.
  • Thái Lan, ngã tư trung chuyển tội phạm! (BaoMoi) - Vụ máy bay dân dụng Malaysia bị mất tích ở biển Đông mà trên đó có 2 hành khách sử dụng hộ chiếu Tây phương bị đánh cắp ở Phukhet làm dấy lên nghi ngờ do khủng bố. Thái Lan - thiên đường du lịch ở Đông Nam Á bị xem là địa bàn hoạt động của nhiều nhóm khủng bố và tội phạm.
  • Malaysia thừa nhận phát hiện tín hiệu máy bay ở Malacca (BaoMoi) - (NLĐO)- Tư lệnh Không quân Malaysia Rodzali Daud vừa cho biết radar quân sự nước này có phát hiện được tín hiệu một chiếc máy bay ở phía Bắc eo biển Malacca hôm 8-3, cách xa hàng trăm dặm so với địa điểm máy bay mất tín hiệu được công bố trước đó trên biển Đông.
  • Tiết lộ tín hiệu cuối cùng của máy bay mất tích (BaoMoi) - TPO - Chính quyền Malaysia vừa cho biết thông điệp cuối cùng mà trạm kiểm soát nhận được từ chiếc máy bay mất tích của Malaysia là mọi việc vẫn bình thường, nhưng chỉ vài phút sau thì nó biến mất trên biển Đông.
  • Quân đội Malaysia phủ nhận giấu thông tin tín hiệu radar của máy bay mất tích (BaoMoi) - Trong buổi họp báo cuối giờ chiều này 12.3, Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết hiện nay cuộc tìm kiếm được thực hiện trên hai khu vực vùng biển hai khu vực eo biển Malacca và biển Đông với sự có mặt của12 quốc gia tham gia tìm kiếm cứu nạn, với tổng cộng 42 tàu và 39 máy bay trong phạm vi hơn 27.000 dặm vuông.
  • Thêm giả thuyết máy bay Malaysia mất tích do tên lửa bắn hạ (BaoMoi) - Chỉ 8 ngày sau vụ tấn công khủng bố ở thành phố Kunming (Côn Minh), chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines chủ yếu chở các hành khách Trung Quốc đã biến mất trên biển Đông, làm dấy lên nhiều quan ngại về khủng bố. Có giả thiết cho rằng chiếc máy bay này có thể đã bị trúng tên lửa.
  • Malaysia tạm dừng tìm kiếm trên khu vực biển Việt Nam (BaoMoi) - Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết, Malaysia đã tạm dừng tìm kiếm máy bay nghi mất tích trong khu vực biển của Việt Nam để tập trung tìm kiếm ở vùng eo biển Malacca. Hiện chỉ còn lại Việt Nam, Singapore và một số nước vẫn tiếp tục tìm kiếm ở khu vực biển Đông.
  • Malaysia lại thừa nhận bắt được tín hiệu "vật thể bay" ở Malacca (BaoMoi) - (CAO) Chiều 12-3, giới chức Malaysia tổ chức cuộc họp báo tại Sepang (Malaysia), Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Seri H. Hussein và Giám đốc cơ quan hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman cùng chủ trì. Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia cũng dự cuộc họp báo.
  • An ninh hàng không tại Đông Nam Á: “Mất bò mới lo làm chuồng” (BaoMoi) - PN - Trong lúc cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines (MAS) vẫn đang tiếp diễn trên Biển Đông với sự tham gia của chín quốc gia, các chuyên gia hàng không đã đưa ra cảnh báo rằng việc phát hiện hai hành khách lên máy bay bằng hộ chiếu giả đã bộc lộ lỗ hổng nghiêm trọng trong quy trình an ninh hàng không vốn được xây dựng từ sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ.
  • Malaysia thừa nhận có nhận tín hiệu máy bay ở Malacca (BaoMoi) - TTO - Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Seri H. Hussein và Giám đốc cơ quan hàng không dân dụng Malaysia, ông Azharuddin Abdul Rahman đã chủ trì cuộc họp báo vừa diễn ra tại Sepang (Malaysia) chiều 12-3.
  • Máy bay mất tích: Tướng TQ đòi xây cảng ở Trường Sa (BaoMoi) - Lợi dụng vụ máy bay Boeing 777-200 của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”.
  • Ngày tìm kiếm thứ 5: 31 tàu, 22 máy bay hướng ra biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam vừa cho biết, không có chuyện dừng các hoạt động tìm kiếm và đến thời điểm hiện tại, các máy bay, tàu của Việt Nam đã tiến hành hoạt động tìm kiếm theo dự kiến.
  • Trung Quốc đang lợi dụng vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích để ra oai? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Theo báo mạng Quartz, Bắc Kinh đang lợi dụng vụ mất tích ở Biển Đông của chiếc máy bay Boeing 777-200 chở 239 người, trong đó 153 công dân Trung Quốc, để phô diễn sức mạnh và ra oai với các nước trong khu vực, vốn đang kháng lại các đòi hỏi chủ quyền phi lý của quốc gia này trên gần như toàn bộ Biển Đông.
  • Philippines phản đối Trung Quốc vụ chặn tàu (BaoMoi) - TP - Philippines hôm 11/3 triệu đại biện lâm thời Trung Quốc ở Manila đến để phản đối việc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ngăn cản hai tàu dân sự của Philippines đi vào bãi Cỏ Mây (nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
  • Malaysia bác tin MH370 quay ngược về eo Malacca (BaoMoi) - Tư lệnh không quân Malaysia khẳng định ông chưa bao giờ công bố về việc dò tìm được tín hiệu MH370 ở eo biển Malacca, và rằng báo chí nước này đã đưa tin sai.
  • Trong cái rủi, có cái may? (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Vụ máy bay Malaysia mất tích bí ẩn trên biển Đông đang kéo các nước quanh khu vực lại với nhau, trong nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này khiến nhiều người tự hỏi nếu Nhật Bản tình nguyện tham gia việc tìm kiếm máy bay MH370 mất tích vốn chở hơn 2/3 người Trung Quốc trên khoang, có thể giúp giảm căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh?

Họat động dân chủ bị dồn vào bước đường cùng

Chị Lê thị Phương Anh ảnh chụp năm 2013
Lực lượng an ninh và công an Việt Nam tiếp tục sử dụng mọi biện pháp nhằm triệt hạ ý chí và hoạt động của những người công khai cổ xúy cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam. 
Liệu những người đã dấn thân cho lý tưởng đó có bị khuất phục hay không?

Nghe tường trình
Rỉ tai, mua chuộc
Hầu như hằng ngày đều có tin những người công khai đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam hiện nay bị những an ninh, công an thường phục hay mặc sắc phục theo dõi, sách nhiễu, hành hung...
Đối tượng của tình trạng đó là những cựu tù nhân chính trị, những người công khai ý kiến mong muốn xóa bỏ những quan điểm lạc hậu chà đạp quyền con người, những dân oan mất hết đất đai, tài sản phải đi khiếu kiện lâu năm đang chờ chực trước cửa công từ ngày này qua ngày khác…Đối tượng được nhắm đến mạnh nhất là những bạn trẻ sinh viên mới tham gia phong trào, chưa có cuộc sống kinh tế độc lập…
Biện pháp được sử dụng trước hết của những nhân viên an ninh hay công an với đối tượng mà họ đang theo dõi là trực tiếp nói chuyện, rỉ tai  cho rằng những việc làm mà đương sự đang thực hiện là không có lợi, nên từ bỏ. Một sinh viên sau khi tham gia hoạt động phân phát các tài liệu nhân quyền cho người khác trình bày việc bị an ninh làm việc:
An ninh bắt đầu hỏi em, họ cài người bên cạnh phòng. Họ rút thẻ ngành ra đe dọa bạn bè của em. Họ nói với bạn bè em là em là đối tượng xấu, bị kẻ xấu kích động, chống lại đảng. Họ nói để bạn bè xá lánh, rồi họ đến làng xóm, địa phương đưa thẻ ngành ra và hỏi về nhân thân, hỏi từ trước đế giờ em có phạm lỗi gì không. Họ nói với làng xóm em đang là đối tượng xấu để cách ly em ra.




Họ nói để bạn bè xá lánh, rồi họ đến làng xóm, địa phương đưa thẻ ngành ra và hỏi về nhân thân, hỏi từ trước đế giờ em có phạm lỗi gì không. Họ nói với làng xóm em đang là đối tượng xấu để cách ly em ra

Một thanh niên trẻ
Áp lực với gia đình
Bước tiếp theo nếu như đối tượng không nghe là hù dọa bắt tù với cáo lập luận là vi phạm những qui định của pháp luật Việt Nam.
Nếu các biện pháp đe dọa trực tiếp với bản thân đối tượng bị nhắm đến không hiệu quả, phía an ninh, công an áp dụng một bước tiếp theo là nhắm vào gia đình, những người thân nhất của đối tượng để làm áp lực.
Bạn thanh niên trẻ vừa rồi cho biết:
Rồi người ta về nhà em, khủng bố đe dọa tinh thần nói rằng em là đối tượng xấu, gia đình cần giáo dục. Họ còn nói họ thích bắt em lúc nào cũng được; nhưng vì tương lai còn dài nên họ chưa bắt. Đề nghị gia đình giáo dục.
Tấn công bạo lực
Nếu các biện pháp rỉ tai mua chuộc, đe dọa đối với người trong cuộc và gia đình không thành công, thì lực lượng chức năng ra tay trực tiếp đối với họ.

Một vài kiểu đàn áp dân lành của công an Việt Nam. RFA files
Hai trường hợp trong suốt thời gian qua thường xuyên bị hành hung, đánh đập gây thương tích và sau đó còn ngăn chặn người bị thương được khám chữa bệnh đó là chị Lê Thị Phương Anh ở Quảng Trị và kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tại Đà Nẵng.
Chị Lê thị Phương Anh kể lại trường hợp của bản thân sau ngày 4 tháng 3 vào Đà Nẵng để theo dõi phiên xử blogger Trương Duy Nhất:
Phiên tòa xong, tôi ra Đông Hà. Chiều đó vừa xuống xe thôi, họ canh chừng tôi sẵn. Khi tôi đứng bên đường chờ đón taxi hay xe ôm, thì ba người đi xe máy, một người chạy xuống đấm thốc vào bụng tôi hai đấm khiến tôi nôn ra hết. Tôi cố đứng vững kêu cứu khi có mấy người dừng xe lại. Nhưng họ nói tôi là phản động ai mà giúp thì bị liên lụy. Mọi người bỏ đi.
Trong thời gian qua, nhiều tường trình của kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đưa lên mạng cho biết việc bản thân bị hành hung, rồi việc hai vợ chồng đi thuê nhà ở Đà Nẵng không được cho trọ, và gia đình tại Bình Định bị sách nhiễu.
Nay anh được một người là anh Phan Đình Thành ở Lăng Cô cho trú ngụ và anh Thành này nói về tình trạng của kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, cũng như lý do cho kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tạm trú:




Chiều đó vừa xuống xe thôi, họ canh chừng tôi sẵn. Khi tôi đứng bên đường chờ đón taxi hay xe ôm, thì ba người đi xe máy, một người chạy xuống đấm thốc vào bụng tôi hai đấm khiến tôi nôn ra hết.

Chị Lê thị Phương Anh
Từ lâu nay không có địa phương nào chấp nhận anh Thạnh cả, đuổi anh đi. Họ làm khó chủ nhà để chủ nhà đuổi anh đi. Tôi biết rất rõ điều đó nên làm chủ nhà đầu tiên đón nhận anh Thạnh về ở với tôi để có chỗ ở. Nếu tôi không đón anh Thạnh thì không biết anh sẽ đi về đâu. Điều đó rất nghiêm trọng. Rõ ràng công an dùng quyền bính, sức mạnh của họ để đẩy lùi anh Thạnh ra khỏi những địa phương mà anh Thạnh đã đến. Việc tôi đón anh Thạnh thứ nhất vì tình người, thứ hai vì công lý, thứ ba đúng pháp luật.
Kiên định với con đường đã chọn
Trước tất cả mọi biện pháp sách nhiễu, tấn công bằng mọi cách đó của phía cơ quan chức năng, những người trong cuộc như anh sinh viên tham gia phân phát tài liệu nhân quyền, cũng như người công khai tố cáo các lãnh đạo cấp cao tham nhũng, mua bán ma túy, hay lên tiếng đòi hỏi cho quyền con người và không khoan nhượng với phía Trung Quốc gây hấn; tất cả đều khẳng định việc làm của họ là đúng đắn. Dù có những lúc vì đau đớn thể xác, bị gia đình người thân trách móc, họ cũng băn khoăn xót xa; nhưng rồi họ xác quyết cần phải tiếp tục đấu tranh không chỉ cho bản thân mà còn cho thế hệ mai sau.
Người sinh viên trẻ cho biết:
Khi gặp an ninh nói với em là em còn tương lai, công việc học hành nữa. Em khẳng định luôn với họ rằng em vào học đại học không phải để lấy bằng. Em vào học đại học là để học cách tư duy. Em vào học đại học cũng để hiểu xem tại sao cách giáo dục tại Việt Nam lại đào tạo ra một thế hệ cử nhân có sự hiểu biết mà lại thờ ơ với dân tộc như thế! Bây giờ em đã đạt được mục đích và em đang sống cho lý tưởng của em. Còn nếu ai muốn sách nhiễu, ai muốn dùng cách này, cách nọ để em không thể tiếp tục học nữa, thì em sẵn sàng không học nữa. Em sẵn sàng công khai hết mình để đấu tranh cho lý tưởng của em.




Không bao giờ tôi nản chí, dù có chết tôi cũng chiến đấu đến cùng. Tôi thấy xã hội bây giờ, mọi người đang sống trong một xã hội thối nát, độc tài, độc ác, độc quyền.

Chị Lê thị Phương An
Chị Lê thị Phương Anh là người từng bị xâm phạm tiết hạnh, bị đánh đập nhiều lần do dám công khai tố cáo những vị lãnh đạo cao cấp nhà nước, và ủng hộ cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam hiện nay, nhưng khẳng định: Chị Lê thị Phương Anh
Không bao giờ tôi nản chí, dù có chết tôi cũng chiến đấu đến cùng. Tôi thấy xã hội bây giờ, mọi người đang sống trong một xã hội thối nát, độc tài, độc ác, độc quyền.
Vợ chồng tôi là nạn nhân trong vụ buôn bán ma túy của ông Hoàng Trung Hải nên vợ chồng tôi đấu tranh và sẵn sàng làm mọi cách để đi đến công lý và sự thật.
Và anh Phan Đình Thành cũng xác quyết:
Tôi cũng có mấy bài nói với tất cả mọi người trên công luận rằng: tôi làm gì tất nhiên cũng dựa trên pháp luật của Việt Nam để làm; nhưng nếu ai vượt quá pháp luật, và dùng quyền lực đối với tôi cũng như đối với Thạnh thì tôi sẵn sàng ‘không khách sáo’ với họ. Vì nếu quyền của tôi là chủ nhà có quyền cho người ta cư trú theo đúng pháp luật mà công an không cho, thì tôi không chấp nhận với họ. Nếu họ đến nhà tôi thì tôi mang những luật pháp ra nói với họ, nếu họ không nghe nữa thì ra sao nữa, tôi cũng chấp nhận thôi! Trước đây tôi cũng có trả lời phỏng vấn với Đài và nói với mọi người rằng mình sống làm chứng cho sự thật thì cái gì không phải sự thật tôi sẽ đấu tranh cho tới cùng.
Theo đánh giá của những người quan tâm, thì ngay sau những đợt trấn áp dữ dội người yêu nước, sau những phiên xử bất đồng chính kiến thì số lượng người công khai ủng hộ dân chủ, số người tham gia vào các hoạt động đấu tranh đường phố ngày càng thêm nhiều.
Gia Minh,
biên tập viên RFA
========
Nghe bài này

Bà Đầm Xòe - Thương cho Phạm Viết Đào, ngậm ngùi lòng tôi quá!

Đến ngày 19. 3 này “quan thanh tra văn hóa”, nhà văn Phạm Việt Đào được ra tòa. Anh bị truy tố theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, tội tuyên truyền chống nhà nước. Đau cho anh quá! Đau cho thân nhân anh quá! Đau cho bạn bè anh quá! Đau cho nhân dân, đất nước mình quá.

 Anh đã làm gì mà nên tội? Hiến pháp Việt Nam rành rành ghi công dân có quyền tự do bày tỏ tư tưởng, anh chỉ bày tỏ tư tưởng chứ có gây rối, cầm gậy, cầm búa, cầm liềm hay kêu gọi mọi người đứng lên lật đổ ai đâu mà họ bảo anh chống.
Nhưng anh Đào ơi, anh được ra tòa là mừng cho anh rồi. Tại tòa người ta sẽ tuyên anh được hưởng mức tù có thời hạn, chứ anh không được ra tòa, anh cứ bị tạm giam dài dài, bao nhiêu năm là tùy ý của chính quyền thì vợ con anh, thân nhân anh, bạn bè anh, nhân dân anh, đất nước anh và đặc biệt là bản thân anh còn tăm tối, đớn đau nhiều lần hơn khi anh không được ra tòa.
Hẳn những thế hệ người Việt Nam cỡ từ U 60 trở lên sẽ thấu hiểu sự may mắn này của anh Đào.
 Anh đã đã tuyên truyền “chống” nhà nước những gì mà nên “ tội”?
Tôi thường vào đọc blog của anh và nhận thấy, trước khi anh bị bắt độ một năm trên blog của anh thường có các bài:
- Về tâm linh, trong đó anh đưa những điềm trời, điềm đất báo hiệu thời thay đổi của đất nước đã đến, như chuyện gà mái tự nhiên biến thành gà trống cất tiếng gáy “o o”;  chuyện rắn thần xuất hiện, rồi chuyện ông Tổng Bí thư Trần Phủ hiển linh báo về sự thay đổi; vân vân;
- Về những thế sự đương đại anh có các tin, ảnh về các cuộc họp quốc hội, về đại hội đảng mà trong đó có nhiều đại biểu u tú của dân mà kẻ nhắm mắt, người ngủ gà ngủ gật khi cuộc họp đang bàn những việc quan trọng.
Rồi nhân vụ đảng có chủ trương “bắt sâu”, anh quá nhiệt tình cổ vũ cho công cuộc “bắt sâu” đó.
Nhưng đặc biệt trong gần một năm trước khi anh bị bắt đó, blog của anh đưa rất đậm đặc bài, ảnh về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ năm 1979 với các điều tra riêng của anh, tọa đàm với nhiều tướng tá nước ta nhìn nhận lại toàn cảnh cũng như một số trận đánh, đặc biệt là những trận đánh ta chịu thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh này.
Anh Đào ơi, tôi đoán, “ tội” nặng nhất của anh là “tội” ở lý do thứ ba này. Đó là “tội” anh yêu nước nồng nàn và quyết liệt quá. Anh vẫn còn hằn trong đầu những dân thường bị tàn sát, những người lính bị hy sinh, những nhà cửa bị tàn phá ghê rợn trước họng súng và mũi giầy xâm lược của bọn Bành trướng Bắc Kinh, trong khi trên thượng tầng của đất nước người ta đã đồng lõa cho phá các bia tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ ta hy sinh và đang bắt dân chúng phải thuộc làu làu: “Anh em tốt, Đồng chí tốt, Làng giáng hữu nghị, hướng tới tương lai” rồi.
Phải chăng những nội dung trên là bằng chứng để tòa án kết tội chống nhà nước cho anh?
Còn nhớ khi anh còn ung dung tự tại ở ngoài, bạn bè đọc blog của anh rồi khen anh dũng cảm, dám đưa những thông tin thuộc dạng nhạy cảm và vùng cấm, đồng thời nhắc nhở anh “hãy dè chừng”. Anh tự tin như một luật sư tranh tụng trước tòa, trả lời bạn bè rằng: “Có gì mà phải lo, mình nắm rõ luật pháp, có gì mà phải lo. Chính chúng mày mới phải dè chừng”.
Thế mà anh sắp có án tù rồi.
Tôi thương cho anh và ngậm ngùi cho lòng tôi quá.
Nhân anh được ra tòa, tôi lại nhớ đến anh, những thông tin nóng bỏng trên blog của anh, đặc biệt là đôi mắt mở to đầy ánh lửa cùng làm da đỏ tía trên mặt anh và chất giọng xứ Nghệ căng cứng hùng hồn khi anh tranh luận.
Mong anh chỉ bị án treo và thời hạn bị án đúng bằng thời gian anh bị tạm giam. Thế là anh đã thắng lợi rồi!
  Bà Đầm Xòe
  (Blog Bà Đầm Xòe) 

Đại dự án Bauxite: Dừng xây cảng Kê Gà, khoản tiền bồi thường khổng lồ Chính phủ hay TKV phải trả?

Sai lầm nối tiếp sai lầm, để rồi cuối cùng tính toán xem đại dự án Bô-xít Tân Rai, Nhân Cơ là lợi hay đại hại. Càng ngày càng rõ những con số về lời lãi được Tập đoàn Than Khoáng sản VN TKV đưa ra ban đầu là sai bét. Chỉ tính riêng việc đền bù cho 12 doanh nghiệp du lịch, người dân bị thiệt hại trong cả chục năm vì công trình cảng Kê Gà này đủ thấy rõ.
Vậy mà vẫn chưa hết! Toàn bộ phí tổn do việc tính toán sai khi lên dự án cảng, rồi nay lại phải “tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp” (ở đâu chưa rõ), chi phí đội lên khi phải thay đổi cách vận chuyển, chậm tiến độ dự án, lỡ cơ hội bán sản phẩm v.v… đều phải được tính vào chi phí khai thác, bán sản phẩm, là bao nhiêu?
Tất nhiên ai cũng biết, tiền Chính phủ hay TKV bồi thường thì cũng là từ một nguồn ngân sách nhà nước. Thế nhưng, nếu là TKV trả, thì sẽ càng rõ thêm chi phí trên sản phẩm lớn đến đâu. Còn nếu đẩy cho Chính phủ, địa phương trả, thì lại lòi đuôi thêm trò lập lờ để tránh bị dư luận đáng giá rằng càng làm càng lỗ.
Liệu có phải thay vì tuyên bố toàn bộ đại dự án là sai lầm, buộc phải chấm dứt, phá hợp đồng với “bạn” để bồi thường, đảng và nhà nước CSVN đã chọn chơi trò lắt léo bằng cách “lùi dần” theo kiểu này? 
Tháo chạy theo cách đó vẫn lặp lại thủ thuật của bao nhiêu sai lầm quá khứ, là gây ra thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế, đời sống và kế sinh nhai của dân, để cứu cho uy tín chính trị của ban lãnh đạo đảng, thậm chí còn tự khoe là mình “sáng suốt”, biết dừng, thay đổi khi “các điều kiện khách quan” không thuận lợi.
Còn nếu nhìn ở góc độ khác, “cảm thông” hơn, bằng cách đi sâu vào nội tình, thì có thể đây là hậu quả của tình trạng không thống nhất trong nội bộ. Từ đó, bắt buộc người ta phải dùng những biện pháp “kỹ thuật” để xử lý tình huống, tránh những phản ứng bất lợi ngay trong nội bộ ban lãnh đạo.
Thứ Ba, 11/03/2014 22:11
 
Trả đất cảng Kê Gà cho du lịch 

Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 khu du lịch tiếp tục triển khai dự án bị bỏ dở mấy năm nay
Sau 5 năm triển khai và 4 lần hoãn khởi công xây dựng, tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng, mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có quyết định chính thức dừng hẳn việc đầu tư dự án cảng Kê Gà (Bình Thuận).

Dự án 20.000 tỉ đồng chết yểu

Trong quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với chủ đầu tư là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức thực hiện việc đánh giá để chi trả, bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thu hồi đất phục vụ dự án cảng Kê Gà theo quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp cho các dự án bauxite, titan và hàng hóa tổng hợp khác trong giai đoạn đến năm 2020, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Các dự án du lịch sau nhiều năm bỏ hoang sẽ tiếp tục được đầu tư
Các dự án du lịch sau nhiều năm bỏ hoang sẽ tiếp tục được đầu tư
Đầu năm 2000, qua mời gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận, nhiều nhà đầu tư đã đến triển khai các dự án du lịch ven biển tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, đến năm 2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận ra thông báo chủ trương xây dựng cảng Kê Gà do TKV làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 20.000 tỉ đồng.

Dự án cảng Kê Gà được kỳ vọng sẽ giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên đồng thời tạo tiền đề phát triển kinh tế cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với quy mô đến năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn/năm, năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn/năm.

Việc xây dựng cảng Kê Gà khiến 12 dự án du lịch đang trong quá trình xây dựng bỗng chốc bị thu hồi, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng. Thế nhưng, trải qua 5 năm với 4 lần hoãn khởi công, đến đầu năm 2013, TKV chính thức xin ngừng đầu tư dự án do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư quá lớn (giai đoạn đầu khoảng 8.000 tỉ đồng) nhưng dự án không còn hợp lý cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, gây lãng phí tài sản.

Tiếp tục đầu tư du lịch

Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ sớm tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 khu du lịch và người dân vùng quy hoạch được tiếp tục triển khai dự án bị bỏ dở mấy năm nay.

Ông Nguyễn Hữu Ba, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận (chủ trì Hội đồng Đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ giải quyết các tồn tại của dự án Kê Gà), cho biết sau khi có quyết định dừng hẳn, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm kê toàn bộ tài sản liên quan đến 12 dự án du lịch để làm cơ sở tiến hành áp giá đền bù thiệt hại cho các chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. “Hiện Hội đồng Đánh giá thiệt hại đang khẩn trương tiến hành công tác kiểm kê lại toàn bộ các dự án. Sau khi kiểm kê xong sẽ mời nhà đầu tư đến phối hợp làm việc, lắng nghe ý kiến, tâm tư và tìm hướng thỏa thuận giải quyết đền bù thỏa đáng nhất” – ông Ba nói.

Chủ dự án khu du lịch Đá Đỏ, ông Nguyễn Tất Thắng, cho biết: “Nếu tỉnh trả đất thì chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư du lịch tại đây. Tôi mong muốn có sự đền bù thỏa đáng cho những tổn thất mà nhà đầu tư phải chịu vì dự án bị ngưng mấy năm nay”.

Nhận được tin cảng Kê Gà chính thức dừng hẳn, ông Nguyễn Đức Đăng Toàn, chủ dự án du lịch Thế Giới Xanh, vui mừng: “Tôi chờ đợi lâu lắm rồi, chỉ mong tỉnh Bình Thuận giao đất sớm để doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư phát triển du lịch. Ngoài đền bù thỏa đáng những thiệt hại, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư phát triển du lịch ở địa phương”. Tương tự, chủ dự án du lịch Phương Bắc khẳng định: “Chúng tôi đến là để đầu tư du lịch theo mời gọi của UBND tỉnh chứ không phải buôn đất, vì thế nếu được trả lại đất, chúng tôi vẫn tiếp tục xây dựng nhà cửa để làm du lịch. Tôi cũng mong cơ quan chức năng cần nhanh chóng trả lại giấy tờ pháp lý cho các dự án”.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, cho rằng trước đây Chính phủ có quyết định thu hồi đất giao cho TKV thì nay phải thu hồi đất từ TKV để trả cho địa phương. Sau đó địa phương mới tính các bước tiếp theo. “Tôi thấy tốt nhất nên trả lại đất cho các nhà đầu tư để họ tiếp tục làm du lịch. Trước đây họ không vi phạm gì nhưng phải nhường đất cho TKV xây dựng cảng Kê Gà. Nay không xây dựng cảng thì phải trả cho họ để họ đầu tư, xây dựng nhà cửa là hợp lý nhất” – ông Hòa nói.
“Tiền đền bù thiệt hại do dự án cảng Kê Gà gây ra cho các nhà đầu tư dự án du lịch chắc chắn phải do Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam trả chứ tỉnh Bình Thuận không trả” – ông Nguyễn Đức Hòa nói.
Bài và ảnh: BẠCH LONG
(Chép sử Việt)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét