Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Đại dự án Bauxite: Dừng xây cảng Kê Gà, khoản tiền bồi thường khổng lồ Chính phủ hay TKV phải trả? - Sách Sử ký Đại Nam Việt

 Đại dự án Bauxite: Dừng xây cảng Kê Gà, khoản tiền bồi thường khổng lồ Chính phủ hay TKV phải trả?

Sai lầm nối tiếp sai lầm, để rồi cuối cùng tính toán xem đại dự án Bô-xít Tân Rai, Nhân Cơ là lợi hay đại hại. Càng ngày càng rõ những con số về lời lãi được Tập đoàn Than Khoáng sản VN TKV đưa ra ban đầu là sai bét. Chỉ tính riêng việc đền bù cho 12 doanh nghiệp du lịch, người dân bị thiệt hại trong cả chục năm vì công trình cảng Kê Gà này đủ thấy rõ. 

Vậy mà vẫn chưa hết! Toàn bộ phí tổn do việc tính toán sai khi lên dự án cảng, rồi nay lại phải “tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp” (ở đâu chưa rõ), chi phí đội lên khi phải thay đổi cách vận chuyển, chậm tiến độ dự án, lỡ cơ hội bán sản phẩm v.v… đều phải được tính vào chi phí khai thác, bán sản phẩm, là bao nhiêu?
Tất nhiên ai cũng biết, tiền Chính phủ hay TKV bồi thường thì cũng là từ một nguồn ngân sách nhà nước. Thế nhưng, nếu là TKV trả, thì sẽ càng rõ thêm chi phí trên sản phẩm lớn đến đâu. Còn nếu đẩy cho Chính phủ, địa phương trả, thì lại lòi đuôi thêm trò lập lờ để tránh bị dư luận đáng giá rằng càng làm càng lỗ.
Liệu có phải thay vì tuyên bố toàn bộ đại dự án là sai lầm, buộc phải chấm dứt, phá hợp đồng với “bạn” để bồi thường, đảng và nhà nước CSVN đã chọn chơi trò lắt léo bằng cách “lùi dần” theo kiểu này?
Tháo chạy theo cách đó vẫn lặp lại thủ thuật của bao nhiêu sai lầm quá khứ, là gây ra thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế, đời sống và kế sinh nhai của dân, để cứu cho uy tín chính trị của ban lãnh đạo đảng, thậm chí còn tự khoe là mình “sáng suốt”, biết dừng, thay đổi khi “các điều kiện khách quan” không thuận lợi.
Còn nếu nhìn ở góc độ khác, “cảm thông” hơn, bằng cách đi sâu vào nội tình, thì có thể đây là hậu quả của tình trạng không thống nhất trong nội bộ. Từ đó, bắt buộc người ta phải dùng những biện pháp “kỹ thuật” để xử lý tình huống, tránh những phản ứng bất lợi ngay trong nội bộ ban lãnh đạo.
Người lao động
Thứ Ba, 11/03/2014 22:11

Trả đất cảng Kê Gà cho du lịch

Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 khu du lịch tiếp tục triển khai dự án bị bỏ dở mấy năm nay
Sau 5 năm triển khai và 4 lần hoãn khởi công xây dựng, tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng, mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có quyết định chính thức dừng hẳn việc đầu tư dự án cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Dự án 20.000 tỉ đồng chết yểu
Trong quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với chủ đầu tư là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức thực hiện việc đánh giá để chi trả, bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thu hồi đất phục vụ dự án cảng Kê Gà theo quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp cho các dự án bauxite, titan và hàng hóa tổng hợp khác trong giai đoạn đến năm 2020, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Các dự án du lịch sau nhiều năm bỏ hoang sẽ tiếp tục được đầu tư
Các dự án du lịch sau nhiều năm bỏ hoang sẽ tiếp tục được đầu tư
Đầu năm 2000, qua mời gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận, nhiều nhà đầu tư đã đến triển khai các dự án du lịch ven biển tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, đến năm 2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận ra thông báo chủ trương xây dựng cảng Kê Gà do TKV làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 20.000 tỉ đồng.
Dự án cảng Kê Gà được kỳ vọng sẽ giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên đồng thời tạo tiền đề phát triển kinh tế cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với quy mô đến năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn/năm, năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn/năm.
Việc xây dựng cảng Kê Gà khiến 12 dự án du lịch đang trong quá trình xây dựng bỗng chốc bị thu hồi, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng. Thế nhưng, trải qua 5 năm với 4 lần hoãn khởi công, đến đầu năm 2013, TKV chính thức xin ngừng đầu tư dự án do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư quá lớn (giai đoạn đầu khoảng 8.000 tỉ đồng) nhưng dự án không còn hợp lý cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, gây lãng phí tài sản.
Tiếp tục đầu tư du lịch
Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ sớm tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 khu du lịch và người dân vùng quy hoạch được tiếp tục triển khai dự án bị bỏ dở mấy năm nay.
Ông Nguyễn Hữu Ba, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận (chủ trì Hội đồng Đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ giải quyết các tồn tại của dự án Kê Gà), cho biết sau khi có quyết định dừng hẳn, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm kê toàn bộ tài sản liên quan đến 12 dự án du lịch để làm cơ sở tiến hành áp giá đền bù thiệt hại cho các chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. “Hiện Hội đồng Đánh giá thiệt hại đang khẩn trương tiến hành công tác kiểm kê lại toàn bộ các dự án. Sau khi kiểm kê xong sẽ mời nhà đầu tư đến phối hợp làm việc, lắng nghe ý kiến, tâm tư và tìm hướng thỏa thuận giải quyết đền bù thỏa đáng nhất” – ông Ba nói.
Chủ dự án khu du lịch Đá Đỏ, ông Nguyễn Tất Thắng, cho biết: “Nếu tỉnh trả đất thì chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư du lịch tại đây. Tôi mong muốn có sự đền bù thỏa đáng cho những tổn thất mà nhà đầu tư phải chịu vì dự án bị ngưng mấy năm nay”.
Nhận được tin cảng Kê Gà chính thức dừng hẳn, ông Nguyễn Đức Đăng Toàn, chủ dự án du lịch Thế Giới Xanh, vui mừng: “Tôi chờ đợi lâu lắm rồi, chỉ mong tỉnh Bình Thuận giao đất sớm để doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư phát triển du lịch. Ngoài đền bù thỏa đáng những thiệt hại, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư phát triển du lịch ở địa phương”. Tương tự, chủ dự án du lịch Phương Bắc khẳng định: “Chúng tôi đến là để đầu tư du lịch theo mời gọi của UBND tỉnh chứ không phải buôn đất, vì thế nếu được trả lại đất, chúng tôi vẫn tiếp tục xây dựng nhà cửa để làm du lịch. Tôi cũng mong cơ quan chức năng cần nhanh chóng trả lại giấy tờ pháp lý cho các dự án”.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, cho rằng trước đây Chính phủ có quyết định thu hồi đất giao cho TKV thì nay phải thu hồi đất từ TKV để trả cho địa phương. Sau đó địa phương mới tính các bước tiếp theo. “Tôi thấy tốt nhất nên trả lại đất cho các nhà đầu tư để họ tiếp tục làm du lịch. Trước đây họ không vi phạm gì nhưng phải nhường đất cho TKV xây dựng cảng Kê Gà. Nay không xây dựng cảng thì phải trả cho họ để họ đầu tư, xây dựng nhà cửa là hợp lý nhất” – ông Hòa nói.
“Tiền đền bù thiệt hại do dự án cảng Kê Gà gây ra cho các nhà đầu tư dự án du lịch chắc chắn phải do Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam trả chứ tỉnh Bình Thuận không trả” – ông Nguyễn Đức Hòa nói.
Bài và ảnh: BẠCH LONG

Gần một nửa số lao động Trung Quốc chưa được cấp phép

Tin từ BQL Dự án nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) cho biết hiện nay tổng số lao động Trung Quốc làm việc tại đây lên đến 1.026 người; trong đó có 552 người được cấp phép, 5 người miễn cấp phép, còn lại 469 người chưa được cấp phép.

Các cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh đã yêu cầu nhà thầu phải nhanh chóng hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc đưa lao động là người nước ngoài đến làm việc tại đây. Đến ngày 13.3.2014, nếu không được sự chấp thuận của chính quyền thì số lao động chưa được cấp phép sẽ không được vào công trường làm việc.
Hoàng Dũng

“Made in Vietnam”?

(LĐĐS) - Số 6 Trần Đức Chính 
Cuối năm 2013 trên thị trường bỗng xuất hiện chuỗi cửa hàng quần áo giầy dép có tên “Made in Vietnam”. Càng gần dịp Tết Nguyên đán, khách hàng càng đông, có thể coi như một hiện tượng bùng nổ thời trang thu đông Việt. Các siêu thị lớn, trung tâm thương mại khổng lồ cũng chất đầy quần áo Việt.
Chúng tôi đã bỏ công sức đi “chọn hàng” Made in Vietnam và phát hiện ra một sự thực mà tuần qua đã có người đưa lên công luận: Chuyện mấy chữ “Made in Vietnam” lại chẳng Việt Nam chút nào.
Ai cũng biết ngành may VN xuất khẩu hàng chục tỉ USD quần áo mỗi năm. Theo cách nói từ trước nay chúng ta “làm gia công” cho thế giới. Đã làm cho thế giới thì các quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng và một điều đơn giản là chỉ những sản phẩm bị lỗi mới được đưa ra bán trên thị trường Việt.
Tâm lý hí hửng mua được hàng xuất khẩu từ thời bao cấp đến nay cần được chỉnh lại cho chuẩn. Không được phép bán sản phẩm các thương hiệu thế giới ngay tại nơi gia công và các công ty may VN cũng không dại gì mà qua mặt thế giới để phục vụ người Việt. Bài học về tôm, cá basa bị phạt còn đang nóng, chưa nguội.
Theo quan sát của chúng tôi, có một số quần áo đề giá bán bằng đôla, euro, có thể đó là hàng lỗi. Còn một phát hiện nữa là bán cho Âu – Mỹ mà những lô hàng xuất khẩu này hoàn toàn không có các số to cho người Tây. Chắc chắn cũng không phải VN ta làm hàng phục vụ thiếu nhi Âu – Mỹ.
Vậy thì chuyện gì ở đây? Tại sao Bộ Công thương VN lại cho phép chuỗi cửa hàng thời trang “Made in Vietnam” bán những mặt hàng mập mờ và khó hiểu như vậy?
Chưa có câu trả lời chính thức, nhưng chúng tôi nghiêng về ý kiến của một số tờ báo: Hàng Trung Quốc nhái Made in Vietnam.
Chuyện này người tiêu dùng VN quá quen thuộc. Củ khoai tây TQ vào VN, chạy lên Đà Lạt xoa đất đỏ cao nguyên vào thành khoai Đà Lạt năm nào cũng nói đi nói lại mà chẳng suy chuyển.
Có lẽ câu chuyện tuần này chốt lại ở 5 chữ vàng “người tiêu dùng thông minh” mà các vị đã dạy dỗ dân ta mấy năm nay. Nhưng xin có một ý kiến, thông minh thì ai cũng muốn, không ai muốn đóng thuế ngu suốt đời. Nhưng một khi dân thông minh thì các bác chức năng cũng cần nghiêm minh để tránh cho dân khỏi các chiêu lừa có tên là: Gian lận thương mại!

Sách Sử ký Đại Nam Việt

Tạp chí XƯA & NAY
Số 444 tháng 2 năm 2014
Đặng Đức Thi
Vào năm 1974, Nguyễn Khắc Ngữ và Nhóm nghiên cứu sử Địa cho in cuốn Sử ký Đại Nam Việt tại Sài Gòn. Trong lời nói đầu viết ngày 12-12-1973, Nguyễn Khắc Ngữ cho biết rằng cuốn sách Sử ký Đại Nam Việt này là môt cuốn biên niên sử (bìa phụ của sách ghi rõ là Annales Anamites) chưa rõ được viết từ năm nào và do ai viết, chỉ tìm được bản in do nhà in nhà dồng Tân Định (Imprimerie de la mission à Tân Định) in năm 1909 và ghi rõ là in lần thứ năm.

Sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (Tập 4: Tư tưởng và tín ngưỡng), xuất bản năm 1988 tại TP. Hồ Chí Minh) trong bài Thiên Chúa giáo tại Nam bộ các tác giả Nguyễn Nghị, Nguyễn Văn Trung, Trân Văn Giàu, Trần Công Thạch, đã cho biết như sau: “Đại Nam Việt quốc triều sử ký (Vô danh), tác phẩm sử ký này do nhà in Tân Định ấn hành đầu năm 1879, tái bản lần thứ 5 vào năm 1909. Qua những lần tái bản tác phẩm được bổ sung, sửa đổi nên đây là công trình tập thể(tr. 450)
Sách Sử ký Đại Nam Việt (bìa phụ ghi là Sử ký Đại Nam Việt quốc triều - Annales Annamites) do Nguyễn Khắc Ngữ và Nhóm nghiên cứu sử Địa cho xuất bản và sách Đại Nam Việt quốc triều sử ký mà các tác giả bài viết Thiên Chúa giảo tại Nam bộ nói đến hẳn chỉ là một mà thôi.
Đã có mấy nhận xét về sách Sử ký Đại Nam Việt:
  1. “Đây là một cuốn biên niên sử” (Nguyễn Khắc Ngữ)
  2. “ Cuốn sách này có một số” tài liệu sử hỏi lạ so với các cuốn sử khác” (Nguyễn Khắc Ngữ)
  3. “Sách làm rõ bức tranh lịch sử từ thời Tây Sơn và Nguyễn Ánh” (Nguyễn Nhã)
  4. “Cái mới lạ và giá trị chính là những chi tiết cụ thể mà ta không hề thấy ở các nguồn tư liệu khác” (Nguyễn Nhã)
  5. “Cái giá trị nhất là bức tranh lịch sử ấy được diễn đạt bằng chính cái ngôn ngữ vào cuối thế kỷ XIX trở về trước” (Nguyễn Nhã)
  6. Hoàng Xuân Việt khi biên soạn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ đã sử dụng sách Sử ký Đại Nam Việt làm một trong những tài liệu gốc quan trọng.
Những nhận xét đánh giá sơ bộ trên đây của một vài nhà nghiên cứu đã chỉ ra những điểm đáng lưu ý về sách Sử ký Đại Nam Việt.
sukydainamviet
Để giới thiệu rõ thêm về cuốn sách khá đặc sắc này, chúng tôi xin nêu một số điểm sau đây:\
1. Ngoài phần Tiếu dẫn để tóm lược lịch sử nước ta từ thời tiền Lê đến thời Trịnh Nguyễn dưới hình thức một bảng niên biểu, chỉ rõ năm tháng các vị vua chúa liên tiếp thay nhau lên ngôi trị vì, nội dung chính của cuốn sách nêu lên, kể lại đầu cuối các sự việc ở Đàng Trong từ khi Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế.
2.Khi chọn lựa những sự việc để kể lại, để giảng giải, tuy không quên phía bên kia của cuộc chiến, nhưng các tác giả tập trung về phía  Nguyễn Ánh và dành nhiều sự quan tâm đến những sự việc liên quan đến giám mục Pigneau de Behaine và tình trạng bị o ép cùng những khó khăn mà các giáo sĩ và giáo dân phải chịu đựng.
3.Về những sự việc liên quan đến diễn biến của cuộc nội chiến, tác giả sách Sử ký Đại Nam Việt tỏ ra tương đối khách quan. Tuy đứng hắn về phía Nguyễn Ánh, nhưng tác giả sách này không tô hồng và cũng không bôi đen cho bất cứ bên nào. Người đọc có thể thấy rõ cả mặt mạnh lẫn mặt yếu của cả hai bên. Nhờ vậy, người đọc có thể qua sách này mà tự giải đáp cho mình vì sao mà Tây Sơn mất dần sự ủng hộ của dân chúng Đàng Trong để đến nỗi thất bại hoàn toàn trong cuộc nội chiến này.
4.Về phương pháp tiếp cận, các tác giả không phân chia thành “kỷ”, “quyển” như sử học trước đó mà phân chia thành “phần”, “đoạn”:
Từ Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1736 đến 1802) được phân chia làm 2 phần. Mốc thời gian phân chia là năm 1786- năm mà giám mục Pigeau de Behaine đưa hoàng tử Cảnh đi Pháp cầu viện (lên đường năm 1783,tới Pháp 1786).
Phần thứ nhất (1736-1786) được chia làm 4 đoạn, phần thứ hai (1786-1802) được chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn có nhiều “mục”, mỗi mục là một sự việc. Tất cả là 124 mục.
Phân chia lịch sử từ 1736 đến 1802 thành các phần. Đoạn như trên tuy không hợp lý và không chấp nhận được, nhưng đây là một dấu hiệu của sự phủ định phương pháp sử học truyền thống và chấp nhận phương pháp phân kỳ của sử học phương Tây.
5.Cũng về mặt phương pháp, các tác giả sách Sử ký Đại Nam Việt đã không sử dụng phương pháp biên niên như sử học truyền thống nữa. Phương pháp biên niên bao giờ cũng lây trục thời gian làm trụ cột đế tiếp cận và trình bày các sự kiện lịch sử mà không tính đến sự liên quan giữa các sự kiện, ở đây, các tác giả tuy vẫn tôn trọng thời gian xảy ra trước sau của các sự kiện, tức là vẫn giữ nghiêm “nguyên tắc biên niên” nhưng vẫn xuất phát từ ý nghĩa của các sự kiện để lần lượt kể lại, giảng giải cho rõ ràng, có đầu có cuối. Đây cũng là một dấu hiệu nữa cho thấy các tác giả sách Sử ký Đại Nam Việt từ bỏ phương pháp sử học cũ và theo đuổi phương pháp sử học Tây phương.
Sử ký Đại Nam Việt, nhìn một cách khái quát trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện, nó đích thực là một tập bài giảng lịch sử được dùng như sách giáo khoa môn lịch sử cho hoc sinh trường nhà dòng Thiên Chúa giáo, cho nữa không lạ gì trong với 30 năm nó đã được tái bản đến lần thứ 6 và liên tục được bổ sung cập nhật. Trên phương diện sử học, sách này có ít nhiêu giá trị về tư liệu lịch sử và cả về phương pháp tiếp cận,phương pháp trình bày. Nó đúng là một tác phẩm sử học nằm ở giai đoạn đang chuyển biến từ sử học truyền thống phương Đông sang một nền sử học khác chịu ảnh hưởng của sử học phương Tây.
Sử Ký Đại Nam Việt còn là tác phẩm sử học được viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta. Tiếc rằng sách này không được lưu hành rộng rãi nên tầm ảnh hưởng của nó bị hạn chế.
Tuy vậy, Sử ký Đại Nam Việt vẫn xứng đáng có một vị trí đáng lưu ý trong lịch sử sử học và trong lịch sử tiếng Việt.
CHÚ THÍCH:
1. Trong sách có nói tới sự kiện xảy ra trong năm 1907. Vậy rõ ràng là đã có sự sửa chữa, bổ sung qua các lần tái bản.

Can đảm nhìn vào sự thật

  

Xin giới thiệu một bài viết của Gs Pierre Darriulat về tình hình đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu khoa học ở VN. Bản tiếng Việt đã đăng trên Tia Sáng, đây là nguyên gốc bản tiếng Anh. Bài viết hơi dài nhưng có nhiều sự thật được phơi bày một cách đau lòng.


Ví dụ như sự chảnh chọe của đại học Việt Nam:
“Vài năm trước, Thủ tướng tuyên bố ý định đến năm 2020 sẽ đào tạo 20 ngàn tiến sĩ. Sự thật là 3 cựu sinh viên của tôi, những người đã tốt nghiệp tiến sĩ dưới sự đồng hướng dẫn giữa Việt Nam và các đại học nổi tiếng của Pháp nhưng đến nay vẫn chưa nhận được văn bằng của Việt Nam.”
hay tình trạng hám chức quyền:
“Khi bước vào hành lang của các đại học và viện nghiên cứu VN, bạn sẽ thấy trên cửa những danh hiệu giám đốc trung tâm này, giám đốc trung tâm kia, nhưng sự thật là những trung tâm đó thường chỉ có 1 người.”
Và những thiết bị đấp chiếu:
"Khoa vật lí hạt nhân của một đại học từng bỏ ra vài triệu USD để mua một chiếc máy gia tốc mà họ cũng không biết phải dùng để làm gì. Thực ra, loại máy gia tốc này chỉ hữu ích cho giới vật lí hạt nhân khoảng 60 năm về trước, còn hiện nay nó chỉ có thể được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu mà thôi. Tuy vậy, người ta vẫn quyết định mua, nhưng lại không cho các nhà khoa học vật liệu cơ hội sử dụng nó."
Tình hình như thế thì còn vất vả lắm và lâu lắm thì các đại học VN mới sánh vai cùng các đại học trong vùng và trên thế giới. 
==== 
THE COURAGE OF FACING THE TRUTH

Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật
Face the truth, recognise the truth, tell the truth.
VIth Party Congress, 1986

I just finished reading Nguyen Thi Binh’s autobiography (Family, Friends and Country). She has a chapter on her ten years as Minister of Education. Reading it is enlightening. What she talks about happened less than thirty years ago, meaning yesterday for someone of my age. Her problems were: to unify education between North and South; to eradicate illiteracy among workers; to build new schools – including in remote parts of the country – and pedagogical schools to train teachers; to simply survive the most difficult years of 1979 and 1980; to plant Hai Duong litchis to help improving teachers’ wages; to guide actions such as “Green covers for bare hills”, “Contribute bits of paper”, “Collect bottles and cans” or “Gather duck feathers”.  Reading Binh’s book makes it clear that the modern times VietnameseUniversity had to be built from scratch at the end of the eighties. We need to face the truth: in many domains, such as particle physics and astrophysics, to quote just two with which I am particularly familiar, it still needs to be built from scratch. 
It is customary, for those of us who are familiar with western academic life, to praise virtues in which we believe as a gospel, such as intellectual and moral rigour or academic freedom; we fight arguments of authority and we encourage critical thinking; we praise the synergy between fundamental and applied research, between theory and experiment or observation, between research and teaching; we like to see the words that Hô Dac Di pronounced in the Viêt Bac forest between 1947 and 1949 be the basis on which the modern Vietnamese university must be built[1]. Many of us have dedicated their whole lives to such ideal. The danger, however, is that such a gospel becomes a cocoon of intellectual comfort that prevents us from looking straight at the truth. The truth is that the words of Hô Dac Di were incredibly ahead of his time and are still far from being meaningful to the average Vietnamese scholar.
It is customary to allude to the Confucian influence on the Vietnamese culture when disserting about higher education in Viet Nam, to remark that Van Mieu was built a few years before the oldest European university, that throughout history Vietnamese have always attached a paramount importance to education. The truth is that less than a century ago more than 90% of the nation was analphabetic, that thirty years of wars have deprived a whole generation of education and training. Today, the situation is reversed, more than 90% can read and write; parents and grand parents see universities as the gateway for their children to wealth, to social promotion, to happiness; in a word to all what they have been hoping for during their difficult lives and did not have a chance to enjoy. They make enormous sacrifices to support their children through their university years; those who are better off save for years in order to send their children study abroad. But the truth is that they identify in their mind happiness with fortune, culture with wealth; the truth is that their children grow up with the idea that money is more worthy of respect than knowledge. Seduced by the magic of words, universities train their students in economy, management, marketing; but the truth is that they mostly train bank clerks, pen pushers, foremen and commercial travellers. In the Ha Noi universities where I have taught, I have seen so many students waste four years doing nothing but forgetting what they had learned in high school. The truth is that universities deliver the bachelor degree without any serious control of what the students have learned, that they give marks that are notoriously overvalued, that they show no rigour in their assessment of the students’ skills and talents. I have seen so many students leaving Viet Nam to study abroad after graduation, with the idea that once they are outside the country science miraculously rains from the sky and pervades their brains without them having to do the least effort. And I have seen so many of them disillusioned after having had to face reality; those who were successful either decided to stay abroad, or, when back home, were offered no opportunity to achieve a return on what they had invested as new skills, new talents and new knowledge. The truth is that the country is suffering a disastrous brain drain, that much of what is invested by families and by the State to train their children abroad is simply wasted by our inability to take advantage of it. The truth is that the most educated part of the population are so convinced of the low level of our universities and have so little confidence in their competence that they do their utmost to send their own children study abroad.
Among so many blatant examples, a typical illustration of our inability to organise ourselves to achieve a return on the investment of sending students study abroad concerns nuclear power. For over a decade, the country has been discussing seriously joining the nuclear club in order to comply with the ever growing energy demand of the population. For over a decade, we have been unable to create a centre in which to train the future scientists and engineers who could operate the future plant; a centre that would serve as a basis from which to send staff abroad to study for short periods and welcome them back to teach their fellow students and transfer to them the knowledge that they have acquired abroad; a centre in which to invite foreign experts for short periods to give lectures on specific topics; a centre that would make good use of the experience accumulated over the years with the research reactor that is operated in Da Lat. Instead, we have been sending students abroad without monitoring their progress and without preparing their return home; some students went to study abroad on their own initiative but when coming back were not offered any position in which they could have taken profit of what they had learned. As a result, we are still completely unprepared and some Vietnamese among the most competent in the field take argument of this failure to argue that Vietnam should give up his ambition to use nuclear power in a near future. Such is the truth.
A few years ago, a funding agency, NAFOSTED, has been created to allocate funds to scientific research, a praiseworthy initiative allowing for a more objective assessment of the respective merits of the proposed projects; the truth is that the allocations that are due to new projects since January 1st 2013 have not yet been awarded, more than a year later, and are kept blocked by the Ministry of Finances, causing major disarray and helplessness to the Minister of Sciences. Such is the truth.
One would think that in such a difficult context the scientific community close ranks and stick up for each other, encouraging teamwork, solidarity and collaboration between individuals. But such is not the truth, not at all. The truth is that each of the two or three particle physicists who are active in the country contribute to different experiments, precluding any hope to build some serious Vietnamese effort in the field. The truth is that learned societies are not enough active in promoting science and research and in helping the young generation to progress. Many do not even maintain a web site and make no serious effort to improve the quality of their publications. The truth is that NAFOSTED, the funding agency, makes no effort to encourage teamwork and federate individual initiatives. On the contrary, they require each proposal to spell out the details of the contribution of each individual in a given project rather than leaving such responsibility to the principal investigator.
We often hear complaints that the lack of adequate scientific instruments prevents Vietnamese research to progress. The truth is that I know of major instruments that had been given as gifts to Viet Nam by the Russians and stopped being operated after their departure by lack of competence available in the country. The truth is that a radio interferometer that had been given as a gift to Viet Nam by a Viet Kieu has been buried in a cupboard of a Ha Noi university for over 15 years; we unearthed it and a student of mine made his master thesis using it; a pen pusher of the university then realised that the item was missing on his inventory list and urged us to give it back; it has returned to its cupboard where it is likely to stay for ever. The truth is that a Nuclear Physics Department has spent a few million dollars to buy an accelerator which they do not know what to do with; indeed, such an accelerator would have brought good times to nuclear physicists some sixty years ago but, today, is used mostly by material scientists; however, the acquisition was made without consultation of the material science community, who were unaware of it and are not given a chance to exploit it now that it exists. The truth is that I have seen individuals plead for the acquisition of major expensive equipment, at the hundred million dollar scale or more, without even consulting their colleagues and without paying attention to the fact that nobody in the country has the skills and experience necessary for their proper use, operation and maintenance. The truth is that I know of modern machine tools, lathe and milling machine, that have been given to Viet Nam as gifts and have been sleeping in a garage for over a decade with no one using them by lack of competent operator. 
Having a university degree should be recognised as a sign of competence and skill and should promote the young graduate among the elite on which the nation counts to build its future. The truth is that it has no value at all, that the best way to get a good job is to give a well filled envelope under the table to your future boss; unfortunately, I have seen many such cases, including high school teachers and policemen. The truth is that having an uncle with some significant political power is your best chance to get a good job.  The truth is that the wages of a civil servant are too low for him to feed his family, that he must take a second job or do something similar to survive. The truth is that there is no difference of salary between who works hard and who does not even come to the office, except on occasions such as Tet to fetch his envelope. The truth is that the Vietnamese society has no respect for whom earns little money, and therefore no respect for teachers and scholars.  
A few years ago, the Prime Minister declared his intention to see 20’000 PhDs having graduated by 2020. The truth is that three of my former students, who made their PhD under joint supervision between Viet Nam and prestigious French universities, have not yet received their Vietnamese degree, after several years, in spite of the existence of a signed agreement between Viet Nam and France stating explicitly that after the defence of the thesis, the doctor degree should be awarded by both universities. The truth is that a student of mine, who is making her PhD under the Vietnamese system, has completed the writing of her thesis several months ago but has now to run through an incredible marathon of administrative quibbling and hair splitting: eight different oral presentations, a review by two referees – one of whom made comments revealing his/her lack of familiarity with the field – the requirement to collect fifteen positive assessments from fifty Vietnamese doctors to whom a short version of the thesis has been sent – and most of whom do not really understand what the thesis is about. Currently, PhD students must give a report every three months to the administration of the doctoral school on the progress of their work, as if the thesis supervisor were incompetent, unable, irresponsible, or crooked, and could not be trusted to do his job properly. One could think that such a Big Brother behaviour would prevent fraud in the award of doctor degrees, but the truth is that we regularly hear of cases of students buying their degree for high amounts of money or having their thesis written, or better cut-and-pasted, by specialists who earn their living this way.  
Pedantic names are used to impress people. When walking through the corridors of Vietnamese institutes or universities, you see many doors labelled Giám Đốc of this or Giám Đốc of that, but the truth is that the staff of the department of which this person is director consists often of a single person, himself, and the office is empty most of the time. I had students making their graduation dissertation with us from a supposedly prestigious class of a Ha Noi university named High Energy Physics and Cosmology. The truth was that these students not only had no idea of what relativity and cosmology may mean, but they even were lacking the most rudimentary bases of elementary physics.
A few years ago, a case of plagiarism was revealed; a group of physicists, including two professors, one of them of high rank (representing Viet Nam in an international instance) had concocted an article cut-and-pasted from published material, to which they had added a few meaningless sentences, and had submitted it for publication to various journals of international audience. Some accepted it – it says a lot about their referee system – but a few noticed the fraud. The truth is that no action was taken to prevent such a bad event to repeat.
We must have the courage to face the truth. The point is not to blame anyone; there are many historical reasons why we are in such a situation. The point is not to make anyone feel guilty. The only one to be blamed is who refuses to face the truth. The truth is that we have to build the Vietnamese university of the future from scratch, that the kind of papering over the cracks that we have been using in the past decades leads nowhere. The truth is that it takes generations to achieve such a goal. Two thirds of the Vietnamese were born after Doi Moi. We need to rethink which kind of education and training we need, and can afford, to offer them. We must stop comparing Vietnamese universities with universities abroad, this is not only meaningless but, worse, misleading. We must set priorities, revise our views concerning the share between apprenticeship, professional schools, business schools and universities proper. We must have better ideas of how many medical doctors, engineers, teachers, architects, etc. the nation needs. And in particular more realistic ideas about how many economists, managers and businessmen. Better ideas about the share between the civil servant and private sectors. We no longer are in the eighties, when the problem was to collect bottles and cans and gather duck feathers, but we are not either at a stage where it makes sense to talk about Shanghai ranking and other utopias. The tasks that Nguyen Thi Binh undertook thirty years ago are not yet completed; they must be addressed in priority. Comparing Vietnamese universities with Cambridge, Harvard or Oxford is nothing but a bad joke.
 Such are the priorities, together with restoring morality and integrity in our practices. Education cannot lead anywhere when the best way to get a good job is to have money, or good connections, or an influent member in one’s family. Corruption is the worst enemy of education.
In such a landscape, what about the university that Ho Dac Di was preaching for? Of course, we cannot dream of seeing it soon become a reality at the scale of the nation. Building it from scratch takes generations, not simply a few years. No one has the magic wand that could make such a miracle possible. Having the courage of facing the truth is also being able to assess what we are able to achieve and to adjust our ambitions to it.
Yet, I should like to argue that we can afford to make room for sowing the seeds of some fundamental research at the frontier of current knowledge. It can only be made on a modest scale, excellence must take precedence over quantity. What does it imply?
First a selection of a few fields that the country is prepared to – and can afford to – support. Such a selection must take proper account of the promises of the particular field one wishes to develop: some fields have more unanswered questions than others, with good hope to see them answered in the coming few decades, and are closer than others to the frontiers of knowledge. It must take proper account of the financial support that is implied; money should not be wasted in constructing at home equipment that exists abroad and can be used by us at low expense; the money invested at home in new scientific equipment should be very critically discussed within broad circles including foreign expertise. It must take proper account of which talents and skills there are in the country; a field should be supported only under the condition that there exists at home a dynamic team having shown their ability at developing efficiently the particular field of research in which they are active. It should take proper account of the relation of the field to be supported with applied research and applications, even if this should not be a priority.
Another implication is the need to recognise merit. Here also, we must have the courage to face reality. The truth is that many university teachers simply read their lectures in text books and are unable to conduct any research work. We must deliver habilitation degrees to those who are able to construct and write their own lectures and to conduct research and we must give them decent wages. Wages that allow them to devote all their time and effort to teaching and research, wages that give them the dignity that they deserve. Today, a young researcher earns much less than a pen pusher working in a bank or in some joint venture company; he lacks consideration from his friends or family who have no respect for what he is doing but see only the low level of his remuneration; in order to survive, he must take a second job or teach twice as many hours than would be reasonable. Such is the truth. On such a basis we shall never be able to build the university that we need.  
What is urgent is to equip the youth with what is needed to have the courage to face reality, to look straight at the truth, to think critically and act accordingly. The priority is to train responsible adults. This does not exclude making modest room for supporting some fundamental research as long as it aims at excellence and can serve as a basis on which to build the university of tomorrow that Ho Dac Di was dreaming of in the late forties. But before investing in equipment, we must invest in people, we must invest in brains, we must build the teams who will be able to use, operate and maintain such equipment.  
Pierre Darriulat
 

[1] To quote just a few: – The more a teacher is gone beyond by his students, the more praise he deserves. – Higher education and research are twin brothers; the chair is but the anteroom of the laboratory. – University is not only the place where science is being taught, but also the place where it comes into being. – Research is a team work; it requires hard work and patient strain; it implies skills specific to the youth, being constantly on the look-out for a discovery in order to be able to catch the opportunity; good luck and attention go in hand with work, imagination and method. – Scientists must possess a broad cultural background in order to be more than skilful craftsmen trained in professional schools; their training must imply the development of all their intellectual and moral faculties, including sciences as well as arts. – Academic spirit is a specificity of higher education training [...]; it is complicity between student and teacher that leaves no room for abusing one’s authority; only then, through a relation without restraint, can critical faculty bloom in complete freedom – the most beautiful flower of the human mind, so crucial to science. – We must doubt when we study and have faith when we act. – One can bureaucratize scientists... but not Science. – What a good fortune it is for the scientist to have a job that mixes Science and Conscience; it is not enough to have a well filled brain; he must also have a blameless morality. – To all those who are fighting for freedom, University takes pride in swearing solemnly to see to the integrity of their intellectual legacy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét