Lương Kháu Lão - Đôi điều với anh Nguyễn Trung sau khi đọc loạt bài viết gần đây của Anh
Ôi! anh Nguyễn Trung. Chủ nhật này lại hoãn họp cựu học sinh Yên Bái
rồi. Anh Trung ạ. Theo quy luật của sự sống và cái chết, lứa tuổi tôi và
anh cũng như nhiều lãnh đạo của Đảng CS khó thấy được sự đổi mới lần
hai. Ngay như ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã thú nhận một trăm năm nữa
cũng có thể chưa biết mặt mũi cái chủ nghĩa xã hội nó ra làm sao. Bây
giờ các ông đang "đi dây" để giữ cho Trung Quốc nó không đánh
mình với lí do nếu nó đánh thì lấy gì mà chống đỡ, bao nhiêu thành quả
của hơn 20 năm đổi mới sẽ bị xóa sạch, bao nhiêu dân lành lại bị giết
chết, bao nhiêu thanh niên ưu tú sẽ lại hy sinh trên chiến trường và bản
thân gia đình vợ con các ông liệu có yên thân khi nhân dân phẫn nộ nổi
lên. Chúng ta cố không làm mếch lòng anh bạn vàng đầy tham vọng bành
trướng được bao lâu nữa khi tài nguyên bị lột lên bán hết, khi dân chủ
bị bóp nghẹt, ra đường đâu đâu cũng thấy an ninh, chúng ta mua ba tàu
ngầm thì thằng lái súng Putin nó bán cho Trung Quốc ba mươi tàu ngầm
hiện đại hơn.
Mấy hôm nay, nhiều người lo lắng điều ông Nguyễn Trọng
Vĩnh cảnh báo hai năm trước đây về chuyện bán rừng biên giới cho thương
lái Trung Quốc trồng cây là an nguy cho quốc gia thì hai năm qua, hàng
ngàn người Trung Quốc đã tràn vào xây dựng các "ấp chiến lược" ở
Tây Nguyên, ở Vũng Áng, những cứ điểm chiến lược quân sự chết người đã
bị chiếm hợp pháp tới năm bảy chục năm trời bằng những hợp đồng kinh tế
rẻ mạt. Chỉ cần nội bộ trong nước lục đục đánh nhau thì ông bạn vàng sẽ
nhanh chóng bao vây tứ phía từ Lào, Campuchia sang, từ Tây nguyên xuống,
từ Hải Nam vào, từ các tỉnh biên giới phía Bắc, nổi loạn từ Vũng Áng.
Thế là Việt Nam mất nước. Về kinh tế nước lớn dễ dàng bóp nghẹt nước
nhỏ. Người Trung Quốc sẽ lấy hết con gái Việt Nam, mang đạo Khổng sang
đồng hóa người Việt Nam. Chả nhẽ ở thế kỉ thứ 21 rồi mà chúng ta lại trở
lại thành nô lệ của thời kì Bắc thuộc một nghìn năm trước?
Chúng ta "đi dây" để có thể tránh được đổ máu trước mắt nhưng chúng ta sẽ có tội rất lớn khi để cho thế hệ con cháu mai sau phải đổ máu để bảo vệ Tổ quốc mà cha ông nó tức chúng ta hôm nay đã không bảo vệ được!
Đại hội Đảng sắp họp, một loạt "thái tử đảng" đang được sắp xếp. Họ toàn là con cha cháu ông, đều được du học ở phương Tây. Nhưng đừng hão huyền nghĩ rằng họ sẽ đem văn minh Tây Phương về xây dựng đất nước. Họ chỉ mang các mánh khóe khoa học kĩ thuật về củng cố nền kĩ trị của Đảng toàn trị một cách độc đoán hơn, tàn bạo hơn bởi chỉ có duy trì sự lãnh đạo độc đảng thì mới có cơ hội tham những làm giầu mà ở đời thằng nào chẳng thích giầu, có nhà cao cửa rộng và gái đẹp. Đôi lời trao đổi cùng anh và thống nhất với anh tiếp tục góp ý xây dựng cho Đảng cho đến khi nào các ông ấy tỉnh ra vì chúng ta bao giờ cũng là những người cộng sản chân chính hoặc nếu đã không còn sinh hoạt đảng nữa như rất nhiều cựu đảng viên thì tấm lòng tâm huyết với tương lai vận mệnh của đất nước vẫn luôn luôn cháy bỏng trong trái tim chúng ta
Lương Kháu Lão (An Thanh Lương)
(Dân luận)
Sập cầu Chu Va, những câu hỏi còn treo đấy
Câu chuyện đau xót này, không phải vừa
xảy ra. Báo chí và các kênh truyền thông đều đã đưa tin. Vụ việc làm
rúng động cả nước. Ai cũng đã biết. Chuyện cũ rồi. Nhưng lại xuất hiện
tình tiết mới. Tình tiết mới nhưng vấn đề thì lại cũ. Chúng ta cũng đã
bàn suốt bấy lâu nay. Vậy tại sao những chuyện rất cũ ấy lại vẫn cứ xảy
ra?
Đó là vụ sập cầu treo tại bản Chu Va,
huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, ngày 24 tháng 2. Dân bản đưa tang người
bị tai nạn giao thông. Thế rồi đứt cáp, cầu lật, hất bà con xuống lòng
suối cạn, lổng chổng toàn đá hộc. Người chết bị tai nạn giao thông lại
chết thêm lần nữa vì tai nạn sập cầu. Những người khỏe nhất, khiêng quan
tài, giờ cũng lại nằm trong quan tài lạnh giá. Thêm 10 người chết. Hàng
chục người bị thương. Không khí tang tóc hoang lạnh bao phủ khắp hai
bản người Mông Chu Va 6 và Chu Va 8.
Hiện trường vụ sập cầu treo ở Lai Châu (Ảnh: Thanh Thủy) |
Theo khảo sát giám định của Bộ Giao
thông Vận tải, nói như Bộ trưởng Đinh La Thăng, nguyên nhân sập cầu là
do đứt ắc neo tăng đơ: “Ắc neo gãy trong quá trình khai thác là do
lỗi chế tạo. Đáng lẽ phải khoan tạo lỗ thì ở đây lại dùng máy
hàn, nên sắt bị giòn như chuyển sang trạng thái thành gang, nên
nứt là đứt hẳn ra luôn. Bình thường hàng trăm người lên cầu
treo cũng không đứt vì thiết kế an toàn cao hơn nhiều lần”.
Vậy mà ở đây, chỉ có 50 người trên mặt cầu thôi, mà cây cầu đã sập, gây tai nạn kinh hoàng. Không phải chỉ ắc neo rởm, mà trụ cầu cũng rởm. Chính những người dân ở đây đã nghi ngờ điều này. Có người đã dùng búa, đá đập vỡ mảng bê tông bao phủ bên ngoài, và họ đã sửng sốt khi thấy bên trong trụ cầu độn toàn gạch đỏ. Không phải gạch chịu lực, mà là gạch ống thông thường. Thật kinh hoàng.
Vậy mà ở đây, chỉ có 50 người trên mặt cầu thôi, mà cây cầu đã sập, gây tai nạn kinh hoàng. Không phải chỉ ắc neo rởm, mà trụ cầu cũng rởm. Chính những người dân ở đây đã nghi ngờ điều này. Có người đã dùng búa, đá đập vỡ mảng bê tông bao phủ bên ngoài, và họ đã sửng sốt khi thấy bên trong trụ cầu độn toàn gạch đỏ. Không phải gạch chịu lực, mà là gạch ống thông thường. Thật kinh hoàng.
Theo truyền thông, và nói như ông Phong
Vĩnh Cường - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu, rất
có thể đơn vị thi công này đã “ăn bớt” vật liệu, làm sai thiết kế. Cần
phải kiểm tra hồ sơ thiết kế với hiện trạng thực tại của cây cầu. Cũng
theo ông Cường, việc để lại các trụ cầu rồi bắc lại ắc neo, thay cho ắc
neo đã đứt là rất nguy hiểm. Bởi trụ cầu cũng không bảo đảm chất lượng,
“không biết ngoài gạch đỏ, bên trong còn có cái gì nữa!”
Đã đến lúc cần kiểm tra lại tất cả các
công trình đơn vị này đã tham gia thi công từ trước đến nay, trong đó có
cây cầu Chu Va 8, cây cầu dành cho cả ô tô tham gia giao thông, mà đơn
vị đã xây dựng cùng thời điểm với cây cầu Chu Va 6 vừa bị đổ sập.
Cần khởi tố vụ án sập cầu này. Ở các
nước văn minh, một vụ sập cầu như thế này, những người chịu trách nhiệm
ngay lập tức bị cách chức hoặc phải xin từ chức. Ở ta thì do xử lý không
nghiêm nên những vụ việc đau lòng vẫn tiếp tục xảy ra.
Không phải chỉ các công trình giao thông
nhỏ lẻ ở các địa phương, các miền quê hẻo lánh, ngay đến cả những công
trình lớn, có tầm thế kỷ cũng liên tiếp xảy ra sự cố. Như cơn ác mộng
thủy điện Sông Tranh, vỡ đập thủy điện Đakrông, Quảng Trị. Rồi vỡ đập
thủy điện Đăk Mek, Tây Nguyên. Có trận vỡ đập kinh hoàng lại không phải
sự cố gì to tát, mà chỉ là chiếc xe ben chở đá va vào thân đập. Thế mà
cả con đập đổ nhào. So với cả công trình thế kỷ đồ sộ, chiếc xe Ben chỉ
là con muỗi mắt. Thế mà chỉ một cú va chạm của “con muỗi mắt”, cả công
trình kỳ vĩ vỡ vụn như cám. Phía bên trong ruột bê tông vỡ toác chỉ loi
thoi vài cọng sắt “gầy nhom”. Có chỗ còn chẳng thấy một thỏi sắt nào,
giữa thân đập được chèn một ít đá tròn, số còn lại là đất cát.
Còn cây cầu Chu Va 6, thật tiếc và đau
xót, chúng ta đã phải trả một cái giá quá đắt bằng bao nhiêu mạng người
vô tội và bất hạnh, để hiểu được cây cầu ấy thực chất là thế nào?
Và còn bao nhiêu những cây cầu như thế?
Tôi lại chợt nhớ đến anh bạn thân của
tôi. Một cựu chiến binh từng vào sinh ra tử. Anh bảo tôi: “Tham nhũng
đấy. Tất cả mọi tệ nạn đều từ tham nhũng mà ra. Tham nhũng là nói một
cách văn hoa. Nói trắng phớ là ăn cắp.
Muốn khắc phục được ư? Chỉ có bằng cách
giám sát chặt chẽ. Và phải giám sát độc lập. Làng tôi xây mỗi cái cống
con cũng thất thoát. Mà chưa được một năm, cống đã hỏng. Ông xã trúng
thầu. Ông xã lại giám sát. Thế thì tránh sao được nạn trộm cắp. Bởi thế.
khi làm con đường lớn của làng, cánh cựu chiến binh chúng tôi tình
nguyện làm giám sát viên. Mà làm không lương. Cũng chẳng vất vả gì. Cũng
không cần phải có trình độ cao siêu. Mỗi người trực một hôm. Phân công
cụ thể như thế. Rất nhàn.
Chúng tôi không quan tâm số tiền đầu tư bao nhiêu, chi vào những khoản gì? Đấy là việc của các anh, chúng tôi không hỏi, cũng không tò mò. Chúng tôi chỉ nắm mỗi cái thiết kế. Đường dài bao nhiêu? Bê tông đổ dày bao nhiêu? Có mấy cái cống? Sắt loại gì? Phi bao nhiêu? Xi măng mác gì? Bao nhiêu tấn? Chúng tôi chỉ làm mỗi việc đếm rồi ghi lại. Rồi xem người ta làm có đúng như người ta nói không. Cứ như đi chơi. Thế mà đâu vào đấy. Dân hỉ hả. Con đường mấy chục năm vẫn chắc khừ, búa đập cũng không vỡ!
Chống tham nhũng xem ra chả khó. Nếu muốn làm thật, làm hiệu quả thì cứ giao cho dân. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì. Nhầm đấy!”./.
Chúng tôi không quan tâm số tiền đầu tư bao nhiêu, chi vào những khoản gì? Đấy là việc của các anh, chúng tôi không hỏi, cũng không tò mò. Chúng tôi chỉ nắm mỗi cái thiết kế. Đường dài bao nhiêu? Bê tông đổ dày bao nhiêu? Có mấy cái cống? Sắt loại gì? Phi bao nhiêu? Xi măng mác gì? Bao nhiêu tấn? Chúng tôi chỉ làm mỗi việc đếm rồi ghi lại. Rồi xem người ta làm có đúng như người ta nói không. Cứ như đi chơi. Thế mà đâu vào đấy. Dân hỉ hả. Con đường mấy chục năm vẫn chắc khừ, búa đập cũng không vỡ!
Chống tham nhũng xem ra chả khó. Nếu muốn làm thật, làm hiệu quả thì cứ giao cho dân. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì. Nhầm đấy!”./.
Trần Đăng Khoa
(VOV)
Đọc thêm
Kết luận chính thức vụ lật cầu treo làm 8 người chết
Châu Như Quỳnh
Theo Dân trí
Bộ GTVT vừa công bố kết luận chính thức vụ sập cầu Chu Va 6 tại Lai
Châu, theo đó nguyên nhân sập cầu là do chế tạo sai ắc neo tăng đơ. Hàng
loạt sai phạm khác trong thiết kế, thi công và nghiệm thu cũng xảy ra
khi xây dựng cây cầu này.
Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), có 2 sai sót lớn
trong việc chế tạo ắc neo tăng đơ, đó là không đúng thiết kế và không
tuân thủ qui trình kỹ thuật.
Cụ thể: Tiết diện ắc thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2
chỉ bằng khoảng 50 % tiết diện chịu lực thiết kế. Bề mặt lỗ ắc neo tăng
đơ lồi lõm biểu hiện không được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật,
có khả năng khi chế tạo đã sử dụng biện pháp gia nhiệt thổi thủng chiều
dày.
Cầu Chu Va 6 bị sập vì đứt ắc neo tăng đơ
Thiết kế thực tế sai với chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ
thuyết minh thiết kế số 03-12/BC-KTKT ngày 15/5/2012 do Tư vấn thiết kế
là Công ty tư vấn công nghiệp Lào Cai lập, tại trang 6: “Các lỗ luồn bu lông phải được chế tạo bằng cách khoan hoặc đột; tuyệt đối không được tạo lỗ bằng cách dùng que hàn để “thổi””.
Việc gia nhiệt không đúng qui trình sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của
vật liệu thép. Vết đứt ắc neo tăng đơ tại hiện trường thể hiện rõ việc
phá hoại đột ngột do vật liệu hóa giòn. Theo nhận định của Tổ công tác
đây là nguyên nhân trực tiếp gây sự cố.
Một sai phạm khác được phát hiện là thi công trụ tháp
neo không đúng yêu cầu kỹ thuật, việc ốp gạch, trát phủ ngoài trụ tháp
không có trong hồ sơ thiết kế và không đúng các quy định về quản lý chất
lượng công trình xây dựng hiện hành.
Phân tích nguyên nhân vụ việc cũng cho thấy, việc đưa tang có tập
trung nhiều người trên 1/2 chiều dài cầu nhưng tổng tải trọng còn nhỏ
hơn so với khả năng chịu tải của cầu theo thiết kế nên nguyên nhân sự cố
không phải do quá tải đông người.
Bộ GTVT khẳng định không có biểu hiện cộng hưởng dao động do tác
động của nhiều người trùng tần số, ảnh hưởng của gió và nhiệt độ không ở
mức nguy hiểm cho công trình.
“Mổ xẻ” các vấn đề
Kết quả kiểm tra hiện trường sự cố của Tổ công tác cho
thấy nguyên nhân trực tiếp gây sự cố là do đứt đột ngột phần ắc neo tăng
đơ tại đầu neo cáp thượng lưu cầu phía bản Chu Va 8, dẫn đến mất khả
năng chịu lực của cáp chủ thượng lưu gây xoắn lật mặt cầu, làm nhiều
người đi trên cầu rơi xuống suối.
Ắc neo tăng đơ bị đứt có hình dáng và kích thước không đúng thiết kế, tại vị trí nhỏ nhất có diện tích tiết diện gần bằng 25 cm2 bằng khoảng 50% diện tích tiết diện thiết kế.
Qua quan sát hiện trường thấy ắc neo bị đứt nói trên bị
phá hoại giòn gây ra đứt vỡ đột ngột. Bề mặt lỗ chốt ắc neo phía trong
lồi lõm, biểu hiện có khả năng được gia công tạo lỗ bằng cách gia nhiệt
thổi xuyên chiều dày, làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu.
Các bộ phận kết cấu khác của cầu không phát hiện có hư
hỏng đáng kể. Hiện cấu kiện tăng đơ nêu trên đã được cơ quan chức năng
thu giữ làm tang vật và đang trong quá trình giám định chất lượng phục
vụ điều tra nguyên nhân sự cố.
Ắc neo tăng đơ cầu treo Chu Va
Về thiết kế, cấu tạo và tính toán
thiết kế trước đó đã được tư vấn tham khảo các quy trình, tài liệu kỹ
thuật về thiết kế cầu và cầu treo, đồng thời tham khảo các công trình
tương tự về cầu treo dân sinh.
Theo hồ sơ thiết kế và báo cáo thẩm định, cầu Chu Va 6
thiết kế theo tải trọng cụ thể cho xe gắn máy, đoàn người đi bộ, xe súc
vật kéo, tải trọng ≤ 1,5 tấn. Hoạt tải tính chung 100 kg/m2
mặt cầu, quy ra tải trọng rải đều tiêu chuẩn theo chiều dài cầu là 150
kg/m, trong tính toán đã xét đến hệ số vượt tải là 1,4 cho thấy cầu có
thể chịu tải trọng rải đều theo chiều dài cầu là 210 kg/m tương ứng với
tổng tải trọng là 11,34 tấn.
“Với đoàn người phân bố đều, đi không đều bước để không
xảy ra cộng hưởng thì có thể chịu được số người trên cầu nhiều hơn 135
người (trung bình 60 kg/ người, không tính hệ số vượt tải)” - Bộ GTVT
cho hay.
Hệ cáp chủ dùng cáp đường kính D32 xuất xứ Hàn Quốc, có
khả năng chịu tải 72,4 tấn, tổng khả năng chịu lực của cáp là 148,8 tấn,
gấp 4,43 lần lực kéo tính toán yêu cầu thể hiện trong hồ sơ thiết kế.
Hệ neo được thiết kế có khả năng chịu lực tối thiểu 60 tấn /1 bên, tổng
khả năng chịu lực là 120 tấn, gấp 3,67 lần lực kéo tính toán yêu cầu.
Bộ phận ắc neo tăng đơ theo thiết kế bằng vật liệu thép đúc, diện tích mặt cắt ngang chỗ nhỏ nhất là 50cm2.
Trong hồ sơ thiết kế không chỉ rõ mác thép, tạm tính với cường độ vật
liệu của thép kết cấu cầu thông thường thì có khả năng chịu lực khoảng
100 tấn /1 bên, tổng khả năng chịu lực là 200 tấn, lớn hơn khả năng chịu
lực kéo tính toán yêu cầu thiết kế 6,1 lần.
Theo Tổ điều tra độc lập của Bộ GTVT, khi xem xét hình
ảnh ghi lại thu thập được tại thời điểm xảy ra sự cố có khoảng 50 người
đi trên một nửa chiều dài cầu phía bản Chu Va 6. Tính ra tải trọng rải
đều dọc cầu là (50 người x 60 kg/người)/27m = 111 kg/m nhỏ hơn 150 kg/m.
Như vậy, sự cố do nguyên nhân quá tải có thể loại trừ.
Ngoài ra, các hình ảnh ghi lại thu thập được cho thấy
người đi trên cầu không đều bước, không thấy xuất hiện biên độ dao động
mặt cầu lớn, chứng tỏ không xảy ra hiện tượng cộng hưởng ở thời điểm xảy
ra sự cố.
Điều tra không phát hiện thấy các bất thường liên quan đến các yếu tố môi trường như gió, nhiệt độ.
Về thi công, cơ bản thực hiện theo thiết
kế về hình dáng, kích thước chính của công trình. Để làm rõ nguyên nhân
sự cố công trình, Tổ công tác tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng
hư hỏng của ắc neo tăng đơ.
Tại thời điểm kiểm tra không phát hiện hư hỏng, nứt vỡ ở
trụ tháp cầu. Kích thước thực tế đo được ở chân tháp là 66 x 36 cm, tại
mặt cắt cách chân trụ tháp 1,2m là 59x 36 cm. Các kích thước này đều
lớn hơn kích thước thiết kế: tại chân trụ tháp là 50 x 30 cm, tại mặt
cắt cách chân trụ tháp 1,2m là 45 x 30 cm, tại đỉnh trụ tháp là 30 x 30
cm. Tuy nhiên, trong quá trình tháo dỡ cầu đã phát hiện bên trong thân
trụ tháp cầu có ốp gạch lỗ. Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Lai Châu, trụ
tháp cầu được đổ bằng bê tông cốt thép M200 theo đúng kích thước thiết
kế. Tuy nhiên, sau khi tháo dỡ ván khuôn, do thấy bề mặt bê tông xấu,
không được phẳng, để tạo thẩm mỹ cho trụ tháp cầu, tư vấn giám sát đã
yêu cầu nhà thầu ốp thêm hàng gạch và trát vữa tạo phẳng.
Về chất lượng bê tông trụ tháp cầu, Sở
GTVT Lai Châu sẽ tiếp tục phối hợp với Ban QLDA huyện Tam Đường và các
đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá cụ thể và báo cáo Bộ GTVT.
Ai là thế lực thù địch?
Nghe bài này
Ngày càng có thêm những người dân bình thường trở thành đối tượng chú
ý của cơ quan an ninh Việt nam chỉ vì những hoạt động dân sinh bình
thường của họ. Phải chăng bộ máy công quyền của đảng cộng sản Việt nam
tồn tại như là một công cụ trấn áp?
Dị ứng với danh từ dân chủ
Lại một người dân bình thường “được” công an quan tâm, đó là cô giáo Xuân Mai tại Tiền Giang. Một ngày trước lễ kỷ niệm quốc tế phụ nữ, vốn được tổ chức trọng thể tại Việt nam hàng năm, công an các cấp từ xã tới tỉnh cùng nhau đến kiểm tra máy tính của cô giáo dạy cấp hai Xuân Mai. Sau khi không thu nhận được gì trong máy tính của cô giáo. Họ lại tiếp tục kiểm tra điện thoại và cũng không thu được gì. Cô Xuân Mai cho chúng tôi biết nguyên nhân của việc kiểm tra này,
“Tại vì hồi trước trường của Xuân Mai tiêu cực dữ lắm mà Xuân Mai không đồng ý với chuyện tiêu cực của giáo viên như dạy thêm, học thêm này nọ cho nên Xuân Mai mới viết một số bài viết nói về chuyện này. Nhưng viết chung chung chứ không đụng chạm gì tới cá nhân của trường. Tuy nhiên ban giám hiệu họ có dạy thêm nên đụng chạm và không thích Xuân Mai. Họ nghĩ không theo họ để ca tụng chính quyền này nên họ không thích.
Sau đó trang facebook cá nhân của cô Xuân Mai không thể truy cập được nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên những lời phát biểu về dân chủ được cơ quan an ninh quan tâm tới. Nổi tiếng nhất có lẽ là trường hợp bác sĩ Phạm Hồng Sơn ở Hà nội bị bắt giữ cách đây mấy năm vì dịch các tài liệu về dân chủ trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội.
Dị ứng với danh từ dân chủ
Lại một người dân bình thường “được” công an quan tâm, đó là cô giáo Xuân Mai tại Tiền Giang. Một ngày trước lễ kỷ niệm quốc tế phụ nữ, vốn được tổ chức trọng thể tại Việt nam hàng năm, công an các cấp từ xã tới tỉnh cùng nhau đến kiểm tra máy tính của cô giáo dạy cấp hai Xuân Mai. Sau khi không thu nhận được gì trong máy tính của cô giáo. Họ lại tiếp tục kiểm tra điện thoại và cũng không thu được gì. Cô Xuân Mai cho chúng tôi biết nguyên nhân của việc kiểm tra này,
“Tại vì hồi trước trường của Xuân Mai tiêu cực dữ lắm mà Xuân Mai không đồng ý với chuyện tiêu cực của giáo viên như dạy thêm, học thêm này nọ cho nên Xuân Mai mới viết một số bài viết nói về chuyện này. Nhưng viết chung chung chứ không đụng chạm gì tới cá nhân của trường. Tuy nhiên ban giám hiệu họ có dạy thêm nên đụng chạm và không thích Xuân Mai. Họ nghĩ không theo họ để ca tụng chính quyền này nên họ không thích.
Tại vì hồi trước trường của Xuân Mai tiêu cực dữ lắm mà Xuân Mai không đồng ý với chuyện tiêu cực của giáo viên như dạy thêm, học thêm này nọ cho nên Xuân Mai mới viết một số bài viết nói về chuyện này...Tuy nhiên ban giám hiệu họ có dạy thêm nên đụng chạm và không thích Xuân Mai. - Cô Xuân MaiVừa bị nhà trường vừa bị công an chú ý tới những bài viết nhận thức về dân chủ của mình nên họ không thích.
Sau đó trang facebook cá nhân của cô Xuân Mai không thể truy cập được nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên những lời phát biểu về dân chủ được cơ quan an ninh quan tâm tới. Nổi tiếng nhất có lẽ là trường hợp bác sĩ Phạm Hồng Sơn ở Hà nội bị bắt giữ cách đây mấy năm vì dịch các tài liệu về dân chủ trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội.
Danh từ dân chủ thường hay được các cơ quan tuyên truyền của đảng
cộng sản gắn liền với một âm mưu thù địch nào đó, mặc dù bên cạnh đó các
khẩu hiệu tuyên truyền của đảng cộng sản cũng hay nhấn mạnh rằng họ
lãnh đạo dân tộc Việt nam đi đến một xã hội dân chủ và văn minh.
Không phải chỉ có danh từ dân chủ trở thành nhạy cảm đối với cơ quan an ninh, mà những hoạt động dân sinh bình thường cũng trở thành nguyên nhân đưa cuộc sống của những người dân bình thường vào vòng rối ren với cơ quan an ninh.
Nhà hoạt động trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh, hoạt động nghiệp đoàn tranh đấu cho đời sống người công nhân cách đây vài năm, thì hiện vẫn bị cầm tù. Trớ trêu hơn nữa là hoạt động công đoàn ở đây lại bị bắt tội bởi một đảng chính trị tự xưng là đại diện quyền lợi của giai cấp công nhân.
“Anh biết là công an tỉnh họ khủng bố tới mức mà sáng thì hắn tới má hắn tìm, trưa thì hắn tới ba hắn tìm.”
Mới đây trong vụ vây bắt các tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại tỉnh Đồng Tháp, chị Bùi Kim Phượng, vợ của người tù chính trị vừa được trả tự do là Nguyễn Bắc Truyển kể lại với chúng tôi cái cách mà cơ quan công quyền lục soát nhà cửa,
“Họ dùng xà beng cạy cửa vào nhà tôi, rồi xông vô cạy cái cửa sắt, đập cái cửa kiếng nhà tôi, làm bể cái tủ thờ nhà tôi, gỡ hai tấm hình của Đức Thầy là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo rồi bắn ba tiếng súng.”
Bạo lực cách mạng và kẻ thù của nhân dân
Câu chuyện về cách hành xử đầy bạo lực của cơ quan an ninh và công an Việt Nam đối với người dân trong thời gian gần đây được công luận trên mạng, và ngay cả báo chí của nhà nước, đề cập đến.
Theo học thuyết Mác Lê về sự cầm quyền thì nhà nước chuyên chính vô sản của học thuyết này giữ một nhiệm vụ rất quan trọng là trấn áp, trấn áp những ai được cho là kẻ thù của nhân dân, hay theo cách gọi thời thượng trong những năm gần đây là các thế lực thù địch. Và theo lý thuyết Mác Lê thì đó là bạo lực cách mạng.
Vậy đâu là kẻ thù của đảng và nhà nước Việt Nam?
Cô giáo Xuân Mai cho chúng tôi biết là cô rất lo sợ sau khi bị công an khám xét, cô cho rằng cô không dám ra khỏi nhà vì nếu công an làm chuyện gì thì không ai biết hết.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh thì đã không dừng các bài viết chỉ trích những việc làm sai trái của giới công quyền.
Những người dân vô danh ở tỉnh Hòa Bình thì bắt trói năm nhân viên công an hồi năm ngoái khi họ xuống làng để giải quyết một vụ than phiền về ô nhiễm môi trường.
Những người dân này đều không cho rằng họ là thế lực thù địch chống lại nước Việt Nam của chính họ.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-03-12
Không phải chỉ có danh từ dân chủ trở thành nhạy cảm đối với cơ quan an ninh, mà những hoạt động dân sinh bình thường cũng trở thành nguyên nhân đưa cuộc sống của những người dân bình thường vào vòng rối ren với cơ quan an ninh.
Nhà hoạt động trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh, hoạt động nghiệp đoàn tranh đấu cho đời sống người công nhân cách đây vài năm, thì hiện vẫn bị cầm tù. Trớ trêu hơn nữa là hoạt động công đoàn ở đây lại bị bắt tội bởi một đảng chính trị tự xưng là đại diện quyền lợi của giai cấp công nhân.
Họ dùng xà beng cạy cửa vào nhà tôi, rồi xông vô cạy cái cửa sắt, đập cái cửa kiếng nhà tôi, làm bể cái tủ thờ nhà tôi, gỡ hai tấm hình của Đức Thầy là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo rồi bắn ba tiếng súng - chị Bùi Kim PhượngKỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng đề xướng vụ kiện các nhà máy thủy điện xả lũ làm chết người, đã bị quấy nhiễu ở tất cả những nơi anh tìm nhà trọ. Sau đây là đoạn âm thanh người thân của anh Thạnh kể với anh về sự “chú ý quá mức” của cơ quan an ninh đối với anh, dù công dân Nguyễn Văn Thạnh không hề phạm tội gì cả,
“Anh biết là công an tỉnh họ khủng bố tới mức mà sáng thì hắn tới má hắn tìm, trưa thì hắn tới ba hắn tìm.”
Mới đây trong vụ vây bắt các tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại tỉnh Đồng Tháp, chị Bùi Kim Phượng, vợ của người tù chính trị vừa được trả tự do là Nguyễn Bắc Truyển kể lại với chúng tôi cái cách mà cơ quan công quyền lục soát nhà cửa,
“Họ dùng xà beng cạy cửa vào nhà tôi, rồi xông vô cạy cái cửa sắt, đập cái cửa kiếng nhà tôi, làm bể cái tủ thờ nhà tôi, gỡ hai tấm hình của Đức Thầy là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo rồi bắn ba tiếng súng.”
Bạo lực cách mạng và kẻ thù của nhân dân
Câu chuyện về cách hành xử đầy bạo lực của cơ quan an ninh và công an Việt Nam đối với người dân trong thời gian gần đây được công luận trên mạng, và ngay cả báo chí của nhà nước, đề cập đến.
Theo học thuyết Mác Lê về sự cầm quyền thì nhà nước chuyên chính vô sản của học thuyết này giữ một nhiệm vụ rất quan trọng là trấn áp, trấn áp những ai được cho là kẻ thù của nhân dân, hay theo cách gọi thời thượng trong những năm gần đây là các thế lực thù địch. Và theo lý thuyết Mác Lê thì đó là bạo lực cách mạng.
Câu chuyện về cách hành xử đầy bạo lực của cơ quan an ninh và công an Việt Nam đối với người dân trong thời gian gần đây được công luận trên mạng, và ngay cả báo chí của nhà nước, đề cập đếnThường thì không thấy cơ quan tuyên truyền của đảng định danh thế lực thù địch đó là ai. Mà hiện nay Việt nam lại có quan hệ ngoại giao với hàng trăm nước trên thế giới. Các cựu thù cũ như Pháp, Mỹ, Nhật thì có quan hệ thương mại rất tấp nập. Quốc gia có chiến tranh với Việt nam gần đây nhất là Trung quốc thì lại được ca tụng như một quốc gia hữu hảo với phương châm 14 tốt cùng sáu chữ vàng.
Vậy đâu là kẻ thù của đảng và nhà nước Việt Nam?
Cô giáo Xuân Mai cho chúng tôi biết là cô rất lo sợ sau khi bị công an khám xét, cô cho rằng cô không dám ra khỏi nhà vì nếu công an làm chuyện gì thì không ai biết hết.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh thì đã không dừng các bài viết chỉ trích những việc làm sai trái của giới công quyền.
Những người dân vô danh ở tỉnh Hòa Bình thì bắt trói năm nhân viên công an hồi năm ngoái khi họ xuống làng để giải quyết một vụ than phiền về ô nhiễm môi trường.
Những người dân này đều không cho rằng họ là thế lực thù địch chống lại nước Việt Nam của chính họ.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-03-12
Vụ ông Trần Văn Truyền: “Lý ngay tình gian” thì cứ "vét"
(Kienthuc.net.vn) - Việc lãnh đạo một số cơ quan nhà nước tranh thủ
trước khi "về vườn" bổ nhiệm hàng loạt cán bộ có bất thường và vi phạm
pháp luật hay không?
Việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm ồ ạt
gần 60 cán bộ trong vòng vài tháng trước khi “về vườn” chưa hết làm nóng
dư luận thì mới đây lại có thông tin ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Giám
đốc Sở VH-TT&DL TP HCM, trong vòng hai tuần trước lúc nghỉ hưu (ngày
1/3/2014) đã ký quyết định bổ nhiệm 19 cán bộ.
Những sự việc này cho thấy chuyện một số lãnh đạo cơ quan nhà nước tranh
thủ trước khi “về vườn” đã tận dụng quyền hạn của mình để bổ nhiệm cán
bộ không còn là chuyện hiếm. Vậy điều này có bất thường hay không, có vi
phạm pháp luật hay không? Hay đây là việc không vi phạm quy định nào
thì cứ làm, “lý ngay tình gian” thì dù bị dư luận nghi ngờ nhưng pháp
luật không “sờ” đến là được?
Ông Trần Văn Truyền và trụ sở Thanh tra Chính phủ. |
Theo luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Văn phòng
Luật sư Trí Minh, với trường hợp của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ,
việc bổ nhiệm nhiều chức danh như vậy vào thời gian cuối trước khi nghỉ
hưu dù có tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật
đi chăng nữa cũng sẽ là điều bất thường và dư luận có quyền nghi ngờ về
động cơ, mục đích của việc bổ nhiệm. Nhất là chỉ trong 2 ngày (1/8/2011
và 3/8/2011), ông Truyền kí bổ nhiệm 26 người, trong đó ngày 3/8/2011
ông kí bổ nhiệm tới 22 người.
Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Ngô Đình Hoàng cũng cho rằng: “Việc
bổ nhiệm cán bộ cận kề ngày nghỉ hưu, lại bổ nhiệm ồ ạt cho thấy có sự
bất thường trong công tác bổ nhiệm nhân sự. Công tác cán bộ cần phải đảm
bảo đúng quy định. Tôi nghĩ sắp đến cần phải rà soát lại công tác bổ
nhiệm cán bộ ở những đơn vị đầu ngành, bộ, sở… và nhất là cần đề ra quy
định rằng trước khi về hưu không được ký bổ nhiệm thêm trường hợp nào”.
Nói về vấn đề này, Luật sư Hoàng Văn Thạch nêu quan điểm: “Ý kiến cho
rằng lãnh đạo trước khi về hưu một thời gian nhất định không được bổ
nhiệm và ký các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn cũng là ý kiến cần
nghiên cứu. Tuy nhiên thời gian đó là bao lâu? Nếu dài quá thì gây ảnh
hưởng đến hoạt động của tổ chức đó, còn ngắn quá thì cũng không đảm bảo
và có khi đặt ra quy định đó thì họ lại tranh thủ trước khi đến thời
điểm đó họ sẽ bổ nhiệm và ký kết các giao dịch thì quy định đó cũng
không có nhiều ý nghĩa. Vì vậy tôi tiếp cận ở góc độ khác.
Ví dụ như ở các cơ quan Hành pháp tôi cho rằng cần làm nghiêm túc hơn ở
khâu tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm ai đó bắt buộc phải có ý kiến của cơ
quan chuyên môn phụ trách tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan đó (ví
dụ như ở cấp bộ thì có Vụ tổ chức cán bộ), nếu không có ý kiến của họ mà
bổ nhiệm thì trái luật. Còn đối với lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước
thì tôi cho rằng không nên quy định trước khi nghỉ hưu họ không được ký
các hợp đồng có giá trị lớn. Bởi vì bây giờ đã có Luật doanh nghiệp
chung rồi, trong đó cũng đã có những quy định về việc Người đại diện
theo pháp luật của Doanh nghiệp (Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch)
chỉ được ký kết các giao dịch nào, còn giao dịch nào phải xin ý kiến cơ
quan cao hơn (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên); do vậy không nên
can thiệt vào nữa. Sau đó nếu phát hiện cá nhân nào có mục đích vụ lợi
trong việc bổ nhiệm hay ký các hợp đồng gây bất lợi cho cơ quan mình thì
cần có chế tài nghiêm khắc nhằm răn đe những người sau.
Tất nhiên đây cũng chỉ là ý tưởng, để triển khai trên thực tế thì chúng
ta cần nghiên cứu và có những quy định cụ thể hơn”, Luật sư Thạch nói.
Minh Hiếu
Thẻ căn cước công dân thay hộ khẩu?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam bàn về Thẻ căn cước công dân, được cho là sẽ có thể thay sổ hộ khẩu.
Tại cuộc họp ngày 12/3, nhóm lãnh đạo chính của Quốc hội đã bàn về dự án Luật Căn cước công dân (gồm 5 chương, 34 điều).
Thẻ căn cước công dân, nếu ra đời, nhằm thay Chứng minh nhân dân hiện nay và một số người cho rằng trong tương lai, nó có thể được dùng thay cho sổ hộ khẩu.
“Tinh thần là mỗi công dân sinh ra đều có số định danh, thẻ căn cước, đi liền với nó là các dữ liệu thống nhất."
"Trong một thời gian nhất định thì chỉ cần tiếp tục cập nhật... Khi đó, có thể bỏ các giấy tờ không còn cần thiết như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói tại cuộc họp.
Còn bà phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng nếu có mã số cá nhân thì việc bỏ hộ khẩu là hợp lý để giảm bớt giấy tờ cho người dân.
“Tiếp cận tiến tới thẻ căn cước công dân thay hộ khẩu là sự tiến bộ vì khi có số định danh thì tra dữ liệu đều có đầy đủ,” bà Ngân được dẫn lời.
Tuy vậy, chưa rõ lộ trình thực hiện sẽ ra sao.
“Phải có thời hạn, ví dụ đến 2016 hay 2018 để làm quyết liệt. Người dân rất vui nếu ta làm được điều này,” Chủ tịch Ủy ban Các Vấn đề Xã hội Quốc hội Trương Thị Mai cho biết.
‘Quản lý’
Tại cuộc họp ngày 12/3, nhóm lãnh đạo chính của Quốc hội đã bàn về dự án Luật Căn cước công dân (gồm 5 chương, 34 điều).
Thẻ căn cước công dân, nếu ra đời, nhằm thay Chứng minh nhân dân hiện nay và một số người cho rằng trong tương lai, nó có thể được dùng thay cho sổ hộ khẩu.
“Tinh thần là mỗi công dân sinh ra đều có số định danh, thẻ căn cước, đi liền với nó là các dữ liệu thống nhất."
"Trong một thời gian nhất định thì chỉ cần tiếp tục cập nhật... Khi đó, có thể bỏ các giấy tờ không còn cần thiết như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói tại cuộc họp.
Còn bà phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng nếu có mã số cá nhân thì việc bỏ hộ khẩu là hợp lý để giảm bớt giấy tờ cho người dân.
“Tiếp cận tiến tới thẻ căn cước công dân thay hộ khẩu là sự tiến bộ vì khi có số định danh thì tra dữ liệu đều có đầy đủ,” bà Ngân được dẫn lời.
Tuy vậy, chưa rõ lộ trình thực hiện sẽ ra sao.
“Phải có thời hạn, ví dụ đến 2016 hay 2018 để làm quyết liệt. Người dân rất vui nếu ta làm được điều này,” Chủ tịch Ủy ban Các Vấn đề Xã hội Quốc hội Trương Thị Mai cho biết.
Trong hội nghị giữa các đại biểu Quốc hội và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) trước đó một ngày, nhiều chuyên gia cho rằng bỏ chế độ hộ khẩu thì mới quản lý được lượng số người di cư lao động đang rất lớn ở Việt Nam.
Theo thông tin từ hội nghị, tổng di dân nội địa của Việt Nam tăng gần gấp đôi trong 10 năm (1999-2009), đạt 7 triệu người năm 2009.
Giáo sư Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng viện Dân số và các vấn đề xã hội nói với VOV là Việt Nam nên chuyển dần quản lý thường trú bằng hộ khẩu sang quản lý bằng số dân thực tế.
“Theo tôi biết hiện chỉ còn 3 nước duy trì chế độ hộ khẩu là Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên. Chúng ta có thể tham khảo Lào và Campuchia về cách quản lý dân cư mà không cần tới hộ khẩu,” Giáo sư Cử nói.
(BBC)
Tướng Trung Quốc đòi lập sân bay, bến cảng ở Trường Sa
Một trong 6 chiếc Kilo, sát thủ thầm lặng, của hải quân Việt Nam |
Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác đề nghị xây dựng cảng và sân
bay tại quần đảo Trường Sa để phục vụ công tác cứu hộ. Trang tin
China.org.cn trích lời viên tướng này vào hôm nay.
Nguyên nhân được ông Doãn Trác đưa ra là do hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở biển Đông nên khó kiểm tra tàu cứu hộ khi cần. Bên cạnh đó ông cũng đề xuất biến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Hiện quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Hôm 10 tháng 3 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố tàu công vụ nước này đã đuổi 2 tàu Philippines khỏi bãi Cỏ Mây thuộc khu vực quần đảo Trường Sa vì nói rằng vùng này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cách đây khoảng hơn 1 tuần, một tàu cá của Việt Nam với 14 ngư dân đã bị tàu của Trung Quốc tấn công và tịch thu ngư cụ ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Nguyên nhân được ông Doãn Trác đưa ra là do hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở biển Đông nên khó kiểm tra tàu cứu hộ khi cần. Bên cạnh đó ông cũng đề xuất biến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Hiện quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Hôm 10 tháng 3 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố tàu công vụ nước này đã đuổi 2 tàu Philippines khỏi bãi Cỏ Mây thuộc khu vực quần đảo Trường Sa vì nói rằng vùng này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cách đây khoảng hơn 1 tuần, một tàu cá của Việt Nam với 14 ngư dân đã bị tàu của Trung Quốc tấn công và tịch thu ngư cụ ở gần quần đảo Hoàng Sa.
(RFA)
Trung Quốc: kêu gọi hỏa táng thi hài Mao Trạch Đông
Nhà
khoa học Trung Quốc Zhang Lifan, nghiên cứu lịch sử của đảng CS, cũng
như luật sư Pu Zhiqiang ở Pekin mới đây đã phát động chiến dịch trực
tuyến kêu gọi hỏa táng thi hài Mao Trạch Đông. Họ khẳng định rằng bản
thân Mao mong muốn điều này.
Theo lời nhà sử học, thi hài cựu lãnh tụ cần phải được hỏa thiêu như ý nguyện của người quá cố, cũng như theo quan điểm truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài ra, bản thân lịch sử cũng thúc đẩy đến việc này.
Ngày 27 tháng Tư năm 1956, Mao Trạch Đông đã viết một bài báo có tựa đề "Kêu gọi sử dụng hỏa táng" và đã ký một sắc lệnh tương ứng. Trong bài viết nói: "Tất cả công chức nhà nước đồng ý hỏa táng sẽ xác nhận việc này bằng văn bản. Tất cả những người đăng ký cho phép hỏa táng cơ thể của mình sau khi chết. Tất cả còn sống phải đảm bảo hỏa táng người đã chết".
Bản thân Mao là người đầu tiên ký tên cho sáng kiến này, tiếp theo còn có thêm 136 quan chức ký tên ủng hộ đề xuất này.
Tuy nhiên, sắc lệnh đã không được thực hiện. Thi hài của một trong những người sáng lập của nước CHND Trung Hoa vẫn như trước nằm trong lăng trên quảng trường trung tâm của Pekin. Nó được trưng bày cho mọi người chiêm ngưỡng trong một chiếc quan tài pha lê.
Theo ý kiến của những người khởi xướng chiến dịch, điều này không phù hợp với những quan niệm của người Trung Quốc rằng linh hồn con người tìm thấy bình yên chỉ sau khi cơ thể được mai táng.
Pu Zhiqiang, luật sư:
"Quảng trường Thiên An Môn là trái tim của Trung Quốc, ở đó hiện tọa lạc tòa nhà như tổ hợp tưởng niệm Mao. Trên thực tế, điều này trái ngược với văn hóa của người Trung Quốc. Trong quá khứ, ở Pekin chưa bao giờ tồn tại những ngôi mộ như vậy. Các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh được chôn cất trong những ngôi mộ của các triều đại này và chúng được sử dụng duy nhất để an táng các hoàng đế. Vì vậy, đặt hài cốt của Mao ở một nơi như vậy, họ đã vi phạm không chỉ nguyện vọng của ông, mà còn những nghi lễ và quy tắc truyền thống".
Trong sáng kiến cũng chỉ ra rằng sau giành chính quyền, Mao Trạch Đông đã vi phạm lời hứa của mình áp dụng dân chủ và chính trị lập hiến. Ông đã từ bỏ chương trình xây dựng nhà nước mới với Hiến pháp quốc gia, và thay vào đó đã xây dựng sự sùng bái cá nhân mình.
Trong một thời gian dài , ông đã lãnh đạo đất nước, sử dụng cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như các phong trào chính trị khác nhau, đưa đất nước đến thảm họa kinh tế và nạn đói quy mô lớn, cướp đi mạng sống của hàng triệu người Trung Quốc.
Ông cũng triển khai cái gọi là "Cách mạng Văn hóa", kéo dài 10 năm và nó đã tước đi mạng sống của hàng triệu người .
Pu Zhiqiang, luật sư:
"Theo ý kiến của tôi, Mao Trạch Đông không tốt hơn so với Hitler. Trong thực tế, khi chúng ta chỉ trích người Nhật Bản vì từ chối xem xét lại lịch sử, chúng ta nói rằng Đức đã công nhận nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không thừa nhận rằng Mao Trạch Đông đã đầu độc cả thế giới".
Sáng kiến kêu gọi hỏa táng thi hài của Mao, còn tro tàn để lại cho con cháu của ông để họ tự quyết định làm gì với nó. Ngoài ra, các nhà hoạt động cho rằng cần biến lăng thành bảo tàng "Cách mạng Văn hóa".
Cần lưu ý rằng thi hài của bốn nhà lãnh đạo cộng sản của các nước khác nhau đã được hỏa táng. Chẳng hạn, vào năm 1962, đã hỏa táng thi hài của nhà lãnh đạo đảng CS Tiệp Khắc Klement Gottwald. Một năm trước đó, thi hài của Stalin đã được mai táng bên bức tường điện Kremlin. Vào năm 1990, thi thể của nhà lãnh đạo cộng sản Bungari Georgi Dimitrov đã được hỏa táng, còn vào năm 2005, đã chôn cất thi hài của nhà lãnh đạo đảng CS Mông Cổ Horlogiyn Choibalsan.
Nguồn: kichbu
Theo lời nhà sử học, thi hài cựu lãnh tụ cần phải được hỏa thiêu như ý nguyện của người quá cố, cũng như theo quan điểm truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài ra, bản thân lịch sử cũng thúc đẩy đến việc này.
Ngày 27 tháng Tư năm 1956, Mao Trạch Đông đã viết một bài báo có tựa đề "Kêu gọi sử dụng hỏa táng" và đã ký một sắc lệnh tương ứng. Trong bài viết nói: "Tất cả công chức nhà nước đồng ý hỏa táng sẽ xác nhận việc này bằng văn bản. Tất cả những người đăng ký cho phép hỏa táng cơ thể của mình sau khi chết. Tất cả còn sống phải đảm bảo hỏa táng người đã chết".
Bản thân Mao là người đầu tiên ký tên cho sáng kiến này, tiếp theo còn có thêm 136 quan chức ký tên ủng hộ đề xuất này.
Tuy nhiên, sắc lệnh đã không được thực hiện. Thi hài của một trong những người sáng lập của nước CHND Trung Hoa vẫn như trước nằm trong lăng trên quảng trường trung tâm của Pekin. Nó được trưng bày cho mọi người chiêm ngưỡng trong một chiếc quan tài pha lê.
Theo ý kiến của những người khởi xướng chiến dịch, điều này không phù hợp với những quan niệm của người Trung Quốc rằng linh hồn con người tìm thấy bình yên chỉ sau khi cơ thể được mai táng.
Pu Zhiqiang, luật sư:
"Quảng trường Thiên An Môn là trái tim của Trung Quốc, ở đó hiện tọa lạc tòa nhà như tổ hợp tưởng niệm Mao. Trên thực tế, điều này trái ngược với văn hóa của người Trung Quốc. Trong quá khứ, ở Pekin chưa bao giờ tồn tại những ngôi mộ như vậy. Các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh được chôn cất trong những ngôi mộ của các triều đại này và chúng được sử dụng duy nhất để an táng các hoàng đế. Vì vậy, đặt hài cốt của Mao ở một nơi như vậy, họ đã vi phạm không chỉ nguyện vọng của ông, mà còn những nghi lễ và quy tắc truyền thống".
Trong sáng kiến cũng chỉ ra rằng sau giành chính quyền, Mao Trạch Đông đã vi phạm lời hứa của mình áp dụng dân chủ và chính trị lập hiến. Ông đã từ bỏ chương trình xây dựng nhà nước mới với Hiến pháp quốc gia, và thay vào đó đã xây dựng sự sùng bái cá nhân mình.
Trong một thời gian dài , ông đã lãnh đạo đất nước, sử dụng cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như các phong trào chính trị khác nhau, đưa đất nước đến thảm họa kinh tế và nạn đói quy mô lớn, cướp đi mạng sống của hàng triệu người Trung Quốc.
Ông cũng triển khai cái gọi là "Cách mạng Văn hóa", kéo dài 10 năm và nó đã tước đi mạng sống của hàng triệu người .
Pu Zhiqiang, luật sư:
"Theo ý kiến của tôi, Mao Trạch Đông không tốt hơn so với Hitler. Trong thực tế, khi chúng ta chỉ trích người Nhật Bản vì từ chối xem xét lại lịch sử, chúng ta nói rằng Đức đã công nhận nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không thừa nhận rằng Mao Trạch Đông đã đầu độc cả thế giới".
Sáng kiến kêu gọi hỏa táng thi hài của Mao, còn tro tàn để lại cho con cháu của ông để họ tự quyết định làm gì với nó. Ngoài ra, các nhà hoạt động cho rằng cần biến lăng thành bảo tàng "Cách mạng Văn hóa".
Cần lưu ý rằng thi hài của bốn nhà lãnh đạo cộng sản của các nước khác nhau đã được hỏa táng. Chẳng hạn, vào năm 1962, đã hỏa táng thi hài của nhà lãnh đạo đảng CS Tiệp Khắc Klement Gottwald. Một năm trước đó, thi hài của Stalin đã được mai táng bên bức tường điện Kremlin. Vào năm 1990, thi thể của nhà lãnh đạo cộng sản Bungari Georgi Dimitrov đã được hỏa táng, còn vào năm 2005, đã chôn cất thi hài của nhà lãnh đạo đảng CS Mông Cổ Horlogiyn Choibalsan.
Nguồn: kichbu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét