Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Âm mưu gì sau MH370 bị mất tích? - Báo Quân đội ND chống “xâm lăng văn hóa” kiểu xỏ lá: bêu gương Bác Hồ toàn tụng niệm “Cụ Khổng Tử nói”, “Cụ Mạnh Tử nói” …

Chào cuộc sống ngây thơ giẫy chết, tất cả như đang là một kịch bản

Tuấn Khanh
Theo FB Tuấn Khanh 
Trong chuyện chiếc máy bay của Mã Lai MH370 bị cho là rơi ở gần mũi Cà Mau, VN, nếu tinh ý một chút, bạn có thể nhận ra rằng cuộc sống đã trở thành một chuỗi kịch bản của những âm mưu chung và riêng.
Nổi bật là bản tin về chuyện một thân nhân người bị nạn đại lục kêu gào chính quyền Trung Cộng hãy tự mình giải cứu vì không tin Việt Nam.

 Hãy lược qua sự ngu dốt của người rất trẻ dại đó, rất dễ nhận thấy đó là một cách sắp đặt chủ ý của truyền thông Trung Cộng nhắm vào dư luận quốc tế, là chỗ dựa cho hai chiến hạm Trung Cộng đi vào biển Việt Nam, nhất là khi sáng ngày 10-3 lại có tướng Trung Cộng lên tiếng thăm dò, đòi xây sân bay trên Trường Sa.
Một bản tin khác, nói rằng một quan chức Mã Lai giấu tên cho rằng chính Trung Cộng là người tổ chức bắt cóc chiếc máy bay này. Dĩ nhiên là nhất tiễn xạ phi điêu: một là lấy cớ giới thiệu người Ngô Duy Nhĩ là khủng bố để tiện tay đàn áp, hai là lấy cớ đi chiến hạm vào biển Việt (có thỏa hiệp hay không thì chỉ có trời biết) và dễ dàng cài cắm các mục tiêu quân sự cho tham vọng lưỡi bò.
Các sân bay VN tăng cường an ninh như một màn trình diễn. Buồn cười. Điều đó có lợi cho ai, không lâu sau sẽ rõ.

Chỉ thương các thường dân bị hy sinh một cách đáng thương cho các kịch bản lớn.

Các thường dân ở đây bao gồm hành khách trên chiếc máy bay MH370 và cả ngư dân Việt Nam. Câu tuyên thệ của ông tướng quân đội VN chỉ huy tìm kiếm máy bay MH370 là "sẽ tìm kiếm bằng cả trái tim" nghe tự nhiên mà buồn nôn. Biết bao lần sinh mạng ngư dân Việt bị tàu Trung Cộng đâm chìm, bắt cóc... trái tim của họ để ở đâu? Hay trái tim của họ chỉ dành cho những người không là dân tộc mình?

Cả thế giới đang dõi theo cây chuyện về lòng nhân ái và ngây thơ giẫy chết bên những âm mưu của con người.

Có thể ai đó sẽ trả lời quan điểm trên đây bằng sự nghi ngờ. Nhưng cũng xin nhắc rằng bản thân sự nghi ngờ là niềm tin ngây thơ, và ở đây, thì ngây thơ của cuộc sống nhân loại đang giẫy chết.
 

Âm mưu gì sau MH370 bị mất tích?


VRNs (11.03.2014) – Sài Gòn – Liệu có âm mưu gì sau sự mất tích của chiếc Boeing 777, mã hiệu MH370 không là câu hỏi bắt đầu được nhiều người đặt ra sau bốn ngày tìm kiếm.
 
Sáng hôm nay, báo Tuổi trẻ có bài Kịch bản nào cho máy bay Malaysia MH370?. Bài báo sử dụng ý kiến của hai giáo viên đã từng dạy bay trên chiếc Boeing 777 là ông Nguyễn Hồng Lĩnh và ông Nguyễn Nam Liên. Hai ông này đưa ra năm kịch bản: Thời tiết, sét đánh; Lỗi kỹ thuật; Không tặc tấn công, đưa máy bay đến vị trí bí mật; Rơi; và UFO (vật thể lạ) bắt cóc, lọt vào hệ quy chiếu khác. Rồi từng kịch bản, các ông này đều khẳng định không thể xảy ra như vậy được, tức chưa thể đoán được nguyên nhân mất tích chiếc MH370.
Buổi chiều, trên Facebook, trang của nhạc sĩ Tuấn Khanh đã xuất hiện một vài suy nghĩ khiến nhiều người quan tâm hơn như sau:

“Chào cuộc sống ngây thơ giẫy chết, tất cả như đang là một kịch bản.
Trong chuyện chiếc máy bay của Mã Lai MH370 bị cho là rơi ở gần mũi Cà Mau, VN, nếu tinh ý một chút, bạn có thể nhận ra rằng cuộc sống đã trở thành một chuỗi kịch bản của những âm mưu chung và riêng.
Nổi bật là bản tin về chuyện một thân nhân người bị nạn đại lục kêu gào chính quyền Trung Cộng hãy tự mình giải cứu vì không tin Việt Nam. Hãy lược qua sự ngu dốt của người rất trẻ dại đó, rất dễ nhận thấy đó là một cách sắp đặt chủ ý của truyền thông Trung Cộng nhắm vào dư luận quốc tế, là chỗ dựa cho hai chiến hạm Trung Cộng đi vào biển Việt Nam, nhất là khi sáng ngày 10-3 lại có tướng Trung Cộng lên tiếng thăm dò, đòi xây sân bay trên Trường Sa.
Một bản tin khác, nói rằng một quan chức Mã Lai giấu tên cho rằng chính Trung Cộng là người tổ chức bắt cóc chiếc máy bay này. Dĩ nhiên là nhất tiễn xạ song điêu: một là lấy cớ giới thiệu người Duy Ngô Nhĩ là khủng bố để tiện tay đàn áp, hai là lấy cớ đi chiến hạm vào biển Việt (có thỏa hiệp hay không thì chỉ có trời biết) và dễ dàng cài cắm các mục tiêu quân sự cho tham vọng lưỡi bò.
Các sân bay VN tăng cường an ninh như một màn trình diễn. Buồn cười. Điều đó có lợi cho ai, không lâu sau sẽ rõ.
Chỉ thương các thường dân bị hy sinh một cách đau lòng cho các kịch bản lớn. 
Các thường dân ở đây bao gồm hành khách trên chiếc máy bay MH370 và cả ngư dân Việt Nam. Câu tuyên thệ của ông tướng quân đội VN chỉ huy tìm kiếm máy bay MH370 là “sẽ tìm kiếm bằng cả trái tim” nghe tự nhiên mà buồn nôn. Biết bao lần sinh mạng ngư dân Việt bị tàu Trung Cộng đâm chìm, bắt cóc… trái tim của họ để ở đâu? Hay trái tim của họ chỉ dành cho những người không là dân tộc mình? 
Cả thế giới đang dõi theo cây chuyện về lòng nhân ái và ngây thơ giẫy chết bên những âm mưu của con người.
Có thể ai đó sẽ trả lời quan điểm trên đây bằng sự nghi ngờ. Nhưng cũng xin nhắc rằng bản thân sự nghi ngờ là cội rễ của niềm tin ngây thơ, và ở đây, thì ngây thơ của cuộc sống nhân loại đang giẫy chết“.
Chúng tôi xin nhắc lại, vào ngày thứ Bảy, 08.03.2014, Hãng hàng không Malaysia Airlines (MA) cho biết chiếc máy bay Boeing 777-200, mang mã chuyến bay MH370 đã bị mất liên lạc trên đường bay từ Kuala Lumpur , thủ đô Malaysia đi Bắc Kinh, chở 239 người. MA thông báo chuyến bay mất tích lúc 02:40 giờ địa phương [tức 01:40 sáng giờ Việt Nam].
Facebooker Minh Ham Chơi nhận xét: “Đúng theo lịch trình bay, nếu có rơi, nó phải rơi ở ngoài khơi Miền Trung VN chứ không phải ở đó. Sau 1giờ 50 phút thì nó đã phải bay quá xa Phú Quốc rồi”.
Rất có thể có một âm mưu tàn nhẫn đang núp sau vụ mất tích MH370 này.
PV. VRNs

 

Báo Nhân dân sợ “Diễn đàn xã hội dân sự” tới mức lảm nhảm cả trong cơn mê sảng

Phải ví von kiểu đó bởi vì quá nực cười khi tờ báo này có bài viết về tình hình Ukraine, nhân thể “đá” một chút tới Việt Nam, với cái tựa là: “Cải cách dân chủ và cái gọi là ‘diễn đàn xã hội dân sự’“, thế nhưng cố đọc cho hết cả bài mà chẳng thấy “cái gọi là ‘Diễn đàn xã hội dân sự‘” nó nằm ở đâu cả.
Thế nên mới hình dung báo này sợ hãi cái Diễn đàn XHDS tới mức lên cơn mê sảng, gào tên nó lên rồi khi giật mình tỉnh giấc thì … quên nó luôn.

Ai còn bán tín bán nghi thì xin mời truy cập luôn vào bài gốc, hoặc tham khảo ở một vài trang mạng khác đã đăng lại.

Báo Nhân dân
Thứ năm, 27/02/2014 – 10:08 PM (GMT+7)

Cải cách dân chủ và cái gọi là “diễn đàn xã hội dân sự”

Cuộc bạo động ngày 19-2-2014 tại Ukraina đã gây xôn xao dư luận trên thế giới, và phần lớn ý kiến phân tích đều xoáy sâu vào việc “chính quyền đàn áp phe đối lập”. Tuy nhiên, theo tác giả Ðinh Hương, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự kiện xảy ra ở Ukraina có liên quan tới một số vấn đề kinh tế – chính trị…
UKRAINA là quốc gia có địa hình đặc biệt: một nửa thuộc Tây Âu và một nửa thuộc Ðông Âu. Nét riêng này đưa tới sự khác biệt về ngôn ngữ và sắc tộc, cho nên sự chia rẽ cũng sớm hình thành. Từ thế kỷ 17, phía đông Ukraina sớm chịu sự cai trị của Ðế quốc Nga, sau đó rất lâu, Sa Hoàng mới thâu tóm nốt phía tây. Ðiều đó giải thích tại sao ngay cả khi Liên bang Xô Viết không tồn tại, thì người dân ở phía đông Ukraina vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nền chính trị nước Nga. Trong nhiều thế kỷ, phía tây Ukraina lại chịu ảnh hưởng từ các đế chế phương Tây, thậm chí tới trước Chiến tranh thế giới lần II, một phần Ukraina vẫn thuộc quyền của đế chế Áo – Hung. Ðó là căn nguyên để lý giải tại sao người dân ở phía tây Ukraina thường có xu hướng thân thiết với EU hơn. Về tôn giáo cũng vậy, nếu một phần cư dân Ukraina nói tiếng Nga và theo Chính thống giáo, thì một phần cư dân Ukraina khác lại nói tiếng Ukraina và chịu ảnh hưởng của Công giáo.
Từ thế kỷ 17 đến nay, người phía tây luôn có xu hướng muốn chống lại ảnh hưởng của Nga lên văn hóa Ukraina, và như mới đây, hai cuộc “Cách mạng cam” liên tiếp diễn ra để đòi hỏi cải cách chính sách từ chính phủ, nhưng thực chất là nhằm chống lại ảnh hưởng của Nga đối với nền chính trị Ukraina. Nhưng văn hóa và chủ nghĩa dân tộc có phải là các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xung đột này? Một khía cạnh thực dụng hơn có thể tìm thấy qua nhận xét của Giáo sư Serhii Plokhii ở khoa Nghiên cứu Ukraina thuộc Ðại học Havard. Ông cho rằng, vấn đề xung đột có liên quan đến nguồn tài nguyên ở hai khu vực: phía đông và phía nam Ukraina vốn có đất đai màu mỡ hơn phía tây.
Ðương nhiên không thể phủ nhận những sai lầm trong chính sách, hệ thống chính trị dưới sự điều hành của Victor Yanukovych. Ukraina vốn là một nước nghèo với phần lớn lao động phải nhập cư vào Nga kiếm việc làm. Ðể giải quyết bài toán kinh tế mà người tiền nhiệm của ông Yanukovych là cựu Tổng thống Victor Yushchenko – một người vẫn hô hào cho chủ nghĩa dân tộc và có xu hướng thân EU – phải chịu bó tay. Rõ ràng, mặc dù EU muốn gây ảnh hưởng tới toàn bộ Ukraina nhưng lại không thấu hiểu và quan tâm đến thực trạng của Ukraina, cho nên cách duy nhất để lôi kéo một người vốn “đi trên dây” trong mối quan hệ tay ba như Yanukovych, EU phải sử dụng đến phương pháp biểu tình của dân chúng để gây sức ép. Trước đó, EU đưa ra thỏa thuận cho vay vốn đi kèm với một số chính sách làm suy yếu quyền lực của Yanukovych; trong khi đó Nga sẵn sàng chi 15 tỷ USD để vị Tổng thống này không bắt tay với EU. Lẽ đương nhiên, Yanukovych sẽ lựa chọn Nga thay vì EU. Ngay sau đó, một loạt cuộc biểu tình diễn ra, chủ yếu do những người ở phía tây dẫn đầu, nhằm phản đối quyết định của chính phủ. Với sự ủng hộ của EU, những người phía tây hy vọng thiết lập thể chế cộng hòa nghị viện giống như các nước Tây Âu khác, đồng thời nhận sự hỗ trợ kinh tế từ các nước này. Nhưng mục đích của EU không đơn thuần là Ukraina, mà chủ yếu thông qua việc trải rộng dân chủ theo kiểu phương Tây đến phía đông nước này, EU có thể làm suy yếu quyền lực của nước Nga.
Những cuộc biểu tình của phe đối lập phía tây Ukraina được gọi chung bằng tên gọi “Cách mạng cam”. Lần thứ nhất (năm 2004), một số chính đảng đứng ra kêu gọi dân chúng phía tây kéo đến đường phố chính của Kiev để phản đối. Và đây sẽ là cái cớ để chính phủ Ukraina buộc tội thủ lĩnh của phe đối lập âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng ở “Cách mạng cam” lần thứ hai (năm 2013), phương pháp hoạt động của họ đã thay đổi. Phương pháp này còn được gọi là “phong trào xã hội” và rút kinh nghiệm từ “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia diễn ra tháng 11-2003 – được xem là “cuộc cách mạng” đầu tiên của các nước Ðông Âu chống lại ảnh hưởng của Nga. Giữ vai trò quan trọng nhất trong “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia là số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ (NGO) được thành lập tại nước này từ cuối năm 2000. Dù không có quyền lực trong tay, nhưng các NGO lại có khả năng tiếp cận người dân tốt hơn, thường xuyên hơn chính phủ. Hai trong số những NGO quan trọng nhất lúc đó phải kể đến là Hiệp hội luật sư trẻ Gruzia và Viện Tự do – các tổ chức đứng ra tuyên truyền nhân quyền, tự do thông tin trước khi xảy ra “Cách mạng hoa hồng”. Các NGO được phép tự do thành lập để thu hút những nguồn tài chính quốc tế vào Gruzia để giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước. Nhưng khi các NGO phát triển đủ mạnh, họ cho rằng chính quyền của Tổng thống Eduard Shevardnadze lại trở thành lực cản với sự phát triển đất nước; và cuối cùng, chính họ vận động một cuộc biểu tình bất bạo động với con số tới 100 nghìn người. “Cách mạng hoa hồng” thành công nhờ thực trạng bế tắc của Gruzia, cùng với sự hỗ trợ từ nước ngoài và phương tiện truyền thông.
Từ những kinh nghiệm của “Cách mạng hoa hồng”, cuộc “Cách mạng cam” lần thứ hai không còn sự dẫn đầu của các chính khách. Trong khi các lãnh tụ của phe đối lập như Arseny Yatseniuk, Yulia Tymoshenko bị cầm tù; thì Vitaly Klitschko, nhà vô địch quyền Anh thế giới và Oleh Tyagnibok – nhà dân tộc chủ nghĩa hữu khuynh, đều không có chủ trương nào rõ rệt và không chắc chắn kiểm soát được phong trào. Những người đứng ra vận động quần chúng là các sinh viên và các tổ chức dân sự. Những người đi đầu trong cuộc biểu tình là các giáo sĩ, các ca sĩ nhạc Pop và các thành phần quá khích, vốn là cá nhân có khả năng triệu tập đám đông. Nhưng đám đông ở Ukraina không thể thực hiện một cuộc “cách mạng bất bạo động” như phe thân EU trông đợi. Ngay từ ngày 18-2-2014, khi Yanukovych không đáp ứng yêu cầu của 500 nghìn người biểu tình, những quả bom xăng đã được ném ra. Một toán người khác xông vào cướp kho vũ khí, lấy 1.500 súng ống và 100 nghìn viên đạn. Rõ ràng, những hành vi gây bạo động của đoàn người biểu tình đã được các thủ lĩnh phe đối lập tính toán và lập kế hoạch từ trước.
Từ ảnh hưởng của “Cách mạng hoa hồng”, “Mùa xuân Arập”, “Cách mạng Ai Cập” và giờ đây là “Cách mạng cam” lần thứ hai ở Ukraina, một số người ở Việt Nam cũng đang có những hoạt động tương tự. Bên cạnh đó, truyền thông internet với sự phát triển của blog cá nhân và facebook trở thành phương tiện được mấy người này ưa thích. Ðể đạt mục đích, người ta không ngần ngại bắt tay cả với tổ chức khủng bố “Việt Tân”, mà sự lộ diện của thành viên tổ chức này trong các hoạt động vu cáo Việt Nam tại Genève (Thụy Sĩ) vừa qua là bằng chứng.
Có lẽ “Cách mạng hoa hồng”, “Mùa xuân Arập” đã kích động thêm cho họ, và họ không cần biết từ sau “Cách mạng Ai Cập” các nước đi theo xu hướng này như Tusnia, Ai Cập, Libya, Yemen… đều phải đối mặt với xung đột bạo lực kéo dài. Và có một điều cần chú ý là ngay sau “cách mạng”, người dân Ai Cập lại muốn lật đổ Tổng thống mới là ông Morsi để quay về với thể chế cũ! Tương tự như vậy với tình hình ở Ukraina. Các tổng thống tiền nhiệm của ông Yanukovych với sự hậu thuẫn của nước ngoài trong nhiều năm đã không thể giải quyết được bất ổn tài chính, và xung đột chính trị. Những người đối lập của các nước thực hiện phong trào xã hội đã tính toán một bước đi vội vã. Lật đổ một thể chế không có nghĩa rằng ngay lập tức thể chế mới với các nhà cầm quyền non kinh nghiệm có thể giải quyết được các bất ổn xã hội. Hơn thế nữa, các tổ chức và quốc gia bên ngoài cũng không thể cùng một lúc hỗ trợ tất cả các nước đang liên tiếp thi nhau “cải cách dân chủ”! Và như Thủ tướng Nga Dimitri Meredev đã từng nói: “Các đối tác phương Tây của chúng ta đôi khi hành xử như một con bò trong cửa hàng sành sứ vậy. Họ chen vào, nghiền nát mọi thứ, rồi sau đó không biết phải làm gì tiếp theo”!
ÐINH HƯƠNG
 

Báo Quân đội ND chống “xâm lăng văn hóa” kiểu xỏ lá: bêu gương Bác Hồ toàn tụng niệm “Cụ Khổng Tử nói”, “Cụ Mạnh Tử nói” …

“Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996, tập 5, tr 641). “Cụ Khổng Tử nói: Mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ” (Sđd, tập 5, tr 644).

Quân đội nhân dân
QĐND – Chủ nhật, 09/03/2014 | 18:32 GMT+7

Tăng cường sức đề kháng văn hóa để chống xâm lăng văn hóa

QĐND - Triết học văn hóa lấy con người là nội dung cơ bản của văn hóa, con người vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng thụ hưởng văn hóa. Con người trong xã hội hiện đại chủ yếu thể hiện năng lực của mình qua tư  cách văn hóa, đồng thời con người cũng là thước đo văn hóa của đất nước, dân tộc, thời đại. Do vậy, nhiều người đã rất đúng khi cho rằng, nói đến văn hóa là nói đến con người, phát triển văn hóa là phát triển con người, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người.
Vấn đề không mới nhưng chúng tôi xin nói lại như vậy để làm điểm tựa cho bài viết của mình: Tăng cường sức đề kháng văn hóa để chống xâm lăng văn hóa. Rõ hơn là xem xét các giải pháp tăng cường sức đề kháng văn hóa cho con người.
1. Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là sự phát triển vũ bão của internet, của các phương tiện truyền thông, thì cả thế giới như trở thành một… cái làng. Chỉ ngồi một chỗ và qua một cú nhấp “chuột”, người ta cũng có thể biết được tin tức mới mẻ nhất ở mọi nơi trên hành tinh. Chưa bao giờ cầu nối giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia, và dĩ nhiên cả cầu nối giữa các nền văn hóa bị rút ngắn đến mức thấp nhất như vậy. Điều ấy cũng là sự minh chứng cho môi sinh văn hóa của con người đang ngày càng bị thu hẹp. Một môi sinh chật chội cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Chỉ vài chục năm về trước muốn giao tiếp với ai, muốn đi đến một nơi nào đó, với phương tiện nhanh nhất cũng phải đi cả ngày, có khi cả tuần. Ngày nay, chỉ cần cầm lấy điện thoại di động, muốn biết gì chỉ cần vào mạng… Con người ngày một đông lên, xu hướng đô thị hóa ngày một tăng cao, rồi bị hít thở khói bụi công nghiệp, phải nghe bao tiếng ồn, phải chứng kiến bao tai họa của nhân tai và thiên tai… Cả thế giới này như dồn lại, co lại, chồng lấn, chèn ép nhau. Thế là cả không gian vật lý và không gian tâm lý đều tạo ra cảm giác chật chội. Mà chật chội thì thường gây khó chịu, căng thẳng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến con người dễ bị bức xúc trước một vấn đề có khi chỉ là nhỏ nhặt. Từ bức xúc dẫn đến manh động là khoảng cách không xa. Tình hình sẽ ngày càng phức tạp hơn nếu con người không có cách giải quyết phù hợp.
Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Ảnh minh họa/yeutretho.com.
Quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Ảnh minh họa/yeutretho.com.
2. Tiếp biến văn hóa là một khuynh hướng không thể cưỡng lại. Tiếp biến bao giờ cũng có hai mặt. Con người luôn được tiếp nhận cả mặt tích cực lẫn tiêu cực từ khắp nơi trên thế giới. Điều quan trọng nhất là phải bồi dưỡng một bản lĩnh văn hóa cần thiết để chế ngự cái xấu mà tiếp thu cái tốt. Ví dụ, rất khó để ngăn cấm trẻ em vào các trang mạng xấu trên internet, do vậy chỉ có cách giáo dục cho các em phân biệt ở tuổi ấy thì nên đọc, nên xem những khu vực kiến thức này, ở các địa chỉ kia… Vì thế giải pháp cơ bản, quan trọng nhất là giáo dục nhân cách văn hóa. Nhất là ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học thì điều trước tiên là quan tâm đến việc dạy người trước rồi mới dạy chữ. Cách dạy nhồi nhét kiến thức ở cấp tiểu học (và cả trung học cơ sở) hiện nay vừa phản khoa học vừa phản văn hóa, vì nó bắt các em làm người lớn quá sớm, vất vả quá sớm, khôn quá sớm so với độ tuổi cần được chơi nhiều hơn học. Trong việc dạy người thì phải coi trọng hàng đầu cách ứng xử văn hóa. Câu chuyện thầy đánh trò rồi trò đánh lại thầy vừa qua chính là sự minh chứng cho người thầy đã không coi trò như một nhân cách văn hóa mà đối xử với trò quá thô bạo. Còn trò đánh lại thầy thì quả là sự không thể chấp nhận vì nó vi phạm nghiêm trọng một mẫu mực trong ứng xử văn hóa truyền thống giữa người với người. Lại có những người trẻ muốn thể hiện cái tôi lớn thì viết tên mình (có khi còn làm thơ) lên di sản thiên nhiên hay di sản văn hóa. Đó là lối ứng xử rất đáng chê, vì họ không hiểu giá trị nhân văn của thiên nhiên, của quá khứ lịch sử. Điều này cho thấy chúng ta chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục tư cách văn hóa cho trẻ em. Có một thực tế dễ thấy: Trong nhà trường phổ thông hôm nay môn giáo dục công dân chưa được đánh giá đúng, bị coi là môn phụ, thậm chí giáo viên nào dạy cũng được.
3. Hiện nay trẻ em mê chơi game trên mạng (mà là những trò độc hại xa lạ với văn hóa Việt) hơn mê học bài; biết tên các danh thủ bóng đá, các tài tử nghệ thuật thế giới hơn là biết các danh nhân văn hóa ViệtNam… Cũng dễ hiểu, vì chúng không có chỗ chơi, không có trò chơi hấp dẫn. Các trò chơi có trong truyền thống hàng ngàn năm như đi kheo, đánh khăng, nhảy dây, chơi đu… phù hợp với thể chất, tính cách người Việt thì hầu như bị quên lãng. Do vậy, cần một giải pháp quan trọng là phục hưng văn hóa, tức là làm sống lại những giá trị văn hóa cổ truyền. Nhưng lại xảy ra tình trạng có nơi quá chú ý tới hình thức hơn là chú ý tới nội dung của văn hóa. Ví dụ việc tổ chức lễ hội tràn lan, thiếu chọn lọc nên hội đông mà không vui, tiền thu được thì có thể nhiều nhưng lợi ích văn hóa thì ít thấy. Nhiều người đi hội chỉ chăm chăm cúng lễ, khấn vái…, thậm chí cướp lộc “thánh” chứ không mấy quan tâm tới lịch sử lễ hội, ý nghĩa ngày tưởng nhớ tôn vinh các vị thánh thần có công với hậu thế, như thế thì tấm lòng không thanh tịnh (vì không nhận được bài học giáo dục), không thư thái vui vẻ (vì không được tiếp nhận ý thức thẩm mỹ) vốn là những yêu cầu đặc trưng về mặt tinh thần của lễ hội truyền thống.
Việt Nam có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh minh họa/thethaovietnam.vn.
Việt Nam có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh minh họa/thethaovietnam.vn.
4. Những hiện trạng trên dẫn tới phải có những giải pháp quản lý văn hóa một cách chặt chẽ về mặt nhà nước. Tại sao có quy định hẳn hoi mà vẫn có nhiều sinh viên (là trí thức) khi đến Văn Miếu vẫn sờ, thậm chí còn ngồi cả lên đầu rùa? Tại sao tình trạng “chặt chém” khách du lịch diễn ra thường xuyên? Tại sao lại có thịt thú rừng bày bán la liệt ở khu vực lễ hội lẽ ra phải là một không gian trong lành, chay tịnh, hòa hợp với thiên nhiên…? Vì ý thức kém của con người, và rõ ràng có nguyên nhân từ phía cơ quan chủ quản chưa có một điểm tựa pháp luật để răn đe, xử phạt. Nghĩa là chúng ta phải sớm luật hóa lễ hội, phải có những văn bản pháp quy dưới luật làm căn cứ để quản lý. Không chỉ lễ hội mà còn bao phương diện khác của văn hóa đời sống cần được luật hóa, như chuyện đánh cãi nhau, chuyện đổ rác sai quy định… Những điều này trong Bộ luật Hồng Đức cách nay trên dưới sáu trăm năm lại được ghi rất cụ thể. Ở nông thôn nên phục hồi các hương ước, tất nhiên chỉ giữ lại những điều gì tiến bộ và phù hợp với thời đại mới. Bởi hương ước chính là văn hóa, là pháp luật thành văn đã tồn tại, được thử thách, được chấp nhận trong lịch sử. Hương ước cùng với pháp luật hiện đại sẽ cùng nhau quy định những ứng xử văn hóa, giữ cho con người hài hòa giữa văn hóa truyền thống và nếp sống văn minh công nghiệp.
5. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời mà ai cũng có thể phát ngôn, ai cũng có quyền bày tỏ chính kiến qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Ai cũng có thể nghe, tìm hiểu bất kỳ một quan điểm nào đó có thể là cực đoan, có thể là sai trái. Đây chính là con đường xâm lăng văn hóa cần phải cảnh giác nhất và cũng khó ngăn chặn nhất. Có một quy luật tiếp nhận thông tin là người đọc hay quan tâm đến những phát ngôn ngược với quan điểm chính thống, vì nó lạ, gây tò mò. Lợi dụng điều này, nhiều blog cá nhân, nhiều trang mạng nước ngoài, để thu hút lượng người đọc bèn cố tình đưa ra những thông tin sai lạc, thậm chí phản động. Chống lại những ý đồ này thì giải pháp lâu dài và cơ bản vẫn là sự tuyên truyền giáo dục phân biệt đúng sai cho mọi người dân, mọi lứa tuổi. Trước hết là tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào bản chất tốt đẹp nhân văn, vì con người của chế độ. Nhưng niềm tin của người dân chỉ có thể được củng cố khi họ tin tưởng vào sự liêm khiết, trong sạch, bản lĩnh của những người lãnh đạo họ. “Con sâu làm rầu nồi canh”, từ một số hiện tượng cán bộ suy thoái đạo đức, lối sống, sống xa cách dân, quan liêu, tham nhũng… người dân sẽ nghi ngờ tính trong sạch của cả một bộ máy. Kẻ thù sẽ lợi dụng khoét sâu, tung hỏa mù, đánh lạc hướng… Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ phải “Cần, kiệm, liêm, chính”, cũng là bốn nội dung chủ yếu của đạo đức cách mạng, với người cán bộ thời nay càng phải lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, tu dưỡng. Bác Hồ từng mượn lời các bậc đại Nho, cũng là những nhà văn hóa lớn của phương Đông và nhân loại để nhắc nhở về tư cách văn hóa người lãnh đạo: “Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996, tập 5, tr 641). “Cụ Khổng Tử nói: Mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ” (Sđd, tập 5, tr 644).
Cơ thể con người càng khỏe mạnh thì càng có sức đề kháng trước các yếu tố bất lợi của thiên nhiên, thời tiết. Chống xâm lăng văn hóa thì điều trước tiên là tăng cường cho cơ thể con người những phẩm chất cao về văn hóa, nhất là đối với những người là cán bộ, đảng viên.
NGUYỄN THANH TÚ

Lộ rõ bộ mặt bán nước!

Đảng Cộng sản Việt Nam là người hay cầm thú ?
Ngày quân dân bị mãnh thú Hán gian
Tràn biên giới giết hàng vạn hàng ngàn
Người dân Việt bị hành hình trăm cảnh!
Ngày trẻ bị cắt cổ, thây banh ngàn mảnh
Tàu nhục hình phụ nữ, khiếp đảm sao!
Quân dân Việt bị chết bởi binh đao!
Cộng gọi thù là “anh em răng miệng”! (*)
Dân gìn giữ mảnh dư đồ quyết chiến
Mười bẩy -tháng hai- bẩy chín căm hờn
Chết chóc này ngàn đời đau nào hơn?
Hán-Cộng sản Việt Nam đạp nỗi đau, ngả ngớn 
“Mười sáu chữ vàng” ôm nhau mơn trớn!
Ba mươi lăm năm đánh dấu hận sầu
Dân tưởng niệm người quá cố thương đau
Đem hoa trái dâng lên Lý Thái Tổ 
Nén tâm hương tưởng nhớ những anh hùng
Nhưng Cộng sản Việt Nam đã điên khùng phá hủy
Thái thú lộ mặt vong nô ác quỷ
Kêu lũ đảng viên rừng rú ma chơi
Nhảy “múa đôi” như lũ vượn, đười ươi
Lắc léo choi choi tưởng niệm xác người
Nhạc Trung hoa, lả lơi khốn nạn!
Cộng sản Việt Nam đã quá mặt dầy mày dạn
Còn lời nào để chửi rủa hơn không?
Bẩy mươi năm Nga-Âu xụp rầm rầm
Bẩy mươi năm Cộng sản Việt Nam rồi cũng thế (1945-2015)
Hãy vùng lên cho hết thời máu lệ !
Phẫn nộ dâng trào cho liềm búa nát tan 
Lửa chiến phừng lên thiêu quỷ dữ bạo tàn
Sóng thần ập cuốn phăng loài thảo khấu
Bao người hùng anh sớm hôm chiến đấu
Đòi Nhân quyền Dân chủ tới Quê hương
Hoa yêu thương bừng nở ngập sắc hương
Bầu trời Tự do từ lâu khao khát
Đòi lại Saigon cất vang tiếng hát
Dân ba miền bừng vỡ nhịp con tim
Hải ngoại ùa về hôn đất Quê hương
Bao ước nguyện: Ôi! Đây ngày hạnh phúc...
________________________________
*Cộng sản Việt Nam nói : “Trung cộng-VC như răng với môi, môi hở răng lạnh”!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét