Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Lượm lặt - Im lặng trong hoàn cảnh này là đồng lõa - Việt Nam đã rơi vào bẫy TNTB và sẽ không được vào TPP

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Nga sẽ dùng chiến thuật gì nếu đánh Ukraine? (TN). - Nghị sĩ Nga xác nhận soái hạm Ukraine quay sang phía Nga (TTXVN). - “Nga chuẩn bị sẵn cạm bẫy với tàu chiến Mỹ ở Biển Đen” (TTXVN).- Tàu chiến Nga đến Crimea (NLĐ). - Thượng nghị sĩ Mỹ: Bảy biện pháp Tổng thống Obama phải ban hành trừng phạt Nga (MTG). - Mỹ phản ứng với quyết định triển khai quân của Nga (VTV). - Phản ứng Quốc tế trước quyết định triển khai quân của Nga (VTV). - Binh sĩ Nga tước vũ khí các căn cứ hải quân của Ukraine (MTG). - Mỹ muốn đưa lực lượng quốc tế vào Ukraine (Infonet). - Không quân Hạm đội Baltic cơ động tập trận quy mô lớn (GDVN). - Nga kiểm soát Crưm: Ba điều cần biết (VNN). - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo quan hệ Nga – Mỹ có thể xấu đi (VOV). - Mỹ và Canada dọa rút khỏi cuộc họp G8 để phản đối Nga (MTG).
Philippines bác bỏ đề nghị của Trung Quốc về tranh chấp biển đảo  -(RFI)   —   Bộ tem chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa  -(TP)
Cà phê nhân quyền  -(RFA)    —    Dư luận sau Phúc trình Nhân quyền Thế giới 2013 -(RFA)   —   Mời công an ‘ly cà phê nhân quyền’  -(BBC)   —  ‘Sẽ còn nhiều cà phê nhân quyền’  -(BBC /nghe)
Hộ khẩu – sự phân biệt tầng lớp ở thành thị Việt Nam -(RFA)   —   Nạn trộm cắp bùng phát sau Tết -(RFA)   —   Mùa Xuân của những người mù xứ Huế -(RFA)

Người đẹp Bình Dương và cuộc di cư ra Bắc -(RFA)   – Trước hết xin nói mau đây không phải người đẹp Bình Dương tài tử điện ảnh Thẩm Thúy Hằng, phu nhân của tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh mà là cô đào Kim Cúc, sinh quán tại Lái Thiêu, Bình Dương. Cô có một cuộc di cư ra miền Bắc, và câu chuyện kể về cuộc đời đi hát của cô cũng khá lý thú.
Trại sáng tác Krabi, một trải nghiệm đáng nhớ -(RFA)  – Vào ngày 14/2 vừa qua tại thành phố du lịch Krabi của Thái Lan, Thị trưởng thành phố và Ủy ban Văn hóa nghệ thuật của viện bảo tàng Andaman đã mời 30 họa sĩ của nhiều quốc gia đến đây để sáng tác tại chỗ và những tác phẩm ấy sẽ được lưu giữ tại Viện Bảo tàng này.
Dân ca miền Nam -(RFA)   -”Ở trong Nam hoàn toàn là giọng hát bình dân, người Nam rất bình dân không hát những lời chải chuốt như ở miền Bắc, bởi vậy, chúng ta thấy rằng điều đặc biệt trong dân ca miền Nam có điệu hò, hò rất nhiều. Chẳng hạn, chúng ta có hò Bến Tre, hò Cần Thơ, hò Đồng Tháp…” (NS Trần Quang Hải)
Quay quắt nơi ‘chợ người’
Bóp miệng ăn tiêu lấy đâu tăng trưởng? -(VEF)
Quay quắt nơi ‘chợ người’  -(TN) -Không chỉ đến từ ngoại tỉnh mà ngay cả người dân sống tại thủ đô, thậm chí sinh viên, cử nhân cũng kiếm sống tại các chợ lao động ở Hà Nội.  ===>>>

Chúng ta đang cần một cơn ‘đại hồng thủy’?  -(TVN)  – Cứ theo logic này mà xét thì có lẽ không chỉ ở thế hệ này mà cả chục thế hệ nữa chúng ta cũng không thể đuổi kịp họ (trừ khi có đại hồng thủy).   >>> “Trò chơi” giữa Việt Nam-Trung Quốc trong gỡ bỏ cấm vận
Khách Trung Quốc lại làm ‘ảo thuật’ trên máy bay VNA  -(VEF)   —   Ông lão chạy xe ôm lấy tiền cho vợ làm từ thiện Video  -(VNN)
Anh ở biên cương – Kỳ 4: Máu đổ trên đường tuần tra  -(TNO)    —-Đổi giấy phép lái xe: Cò vây tứ phía!   -(NLĐ)
Gây hại cho dân  -(NLĐ) -  Không xử lý được những cơ quan và những người ký ban hành quy định sai trái thì sẽ còn tiếp tục xuất hiện những văn bản gây thiệt hại cho người dân
“Người hùng tố cáo” và tấm bằng khen của Chủ tịch tỉnh  -(LĐ) – Vụ chôn thuốc trừ sâu Thanh hóa.
Từ vụ ông Truyền: “Bổ nhiệm cán bộ sai có thể bị xử lý hình sự”  – (Soha.vn)   —  Cái “dại” của ông Truyền!  -(GDVN)
Lãnh đạo Hà Nội yếu kém, người dân “ngóng” tầu điện đến bao giờ?  -(GDVN)
Bị bắt vì dùng điện thoại quay Cảnh sát 113 ?  -(Soha)  -Khi Minh dừng xe không xuất trình giấy tờ mà yêu cầu thượng uý Tuấn phải thông báo lỗi, phải cho Minh xem bảng tên, thẻ ngành công an… (Đang ở tù)

Tấn công cựu Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền nhằm mưu đồ gì?  – (Kami -RFA)
Thuế Má & Chó Má  -(Tưởng năng Tiến -RFA)
Sẽ không có cuộc chiến tranh Crimea -(Lê diễn Đức -RFA)Dịch.
Tố cáo công an Đồng Tháp, chính là thủ phạm gây rối trật tự công cộng, làm cản trở giao thông trong vụ bắt giữ chị Bùi Thị Minh Hằng và 20 người khác vào ngày 11-02-2014  -(DLB)
Một thứ đạo đức và văn hóa Chửi Cha cả… Tổ Tiên -(DLB)   — Đường Kách Mạng: Từ Mác-Lê đến Mạc-Đá-Nồ -(DLB)
Trung tướng Trương Hòa Bình, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và đám tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ -(DLB)
Nhìn chính biến Ukraine nhớ tình yêu chàng kỵ mã Nhân quyền Việt Nam -(DLB)    —   Cái gai -(DLB)
Giám đốc CA Lai Châu: Cầu sập vì người Mông đi rất nhanh (!?) -(DLB)   —   Tôi muốn đi tìm công lý cho anh! -(DLB)
Việt gian cướp xé băng-rôn phúng điếu tại lễ tang cụ bà Nguyễn Thị Lợi -(DLB)
Huy Cường – Ý kiến về công văn trả lời của Bộ Nội vụ đối với Hiệp hội dân oan  -(DL)
Lê Diễn Đức – Thử mổ xẻ phiên toà xét xử Trương Duy Nhất  -(DL)
Phan Châu Thành – Chính phủ hay Tà phủ Phần 3: Việt Nam đã rơi vào bẫy TNTB và sẽ không được vào TPP  -(DL)
Crimea: Quá khứ định đoạt tương lai   -(DL)  — Trương Nhân Tuấn – Im lặng trong hoàn cảnh này là đồng lõa  -(DL)

Ra mắt ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị  -(MTG)
Sài Gòn Tiếp thị: Nỗi khắc khoải mang tên hơn 100 con người  -(MTG)
Bất thường những quyết định bổ nhiệm cán bộ của ông Trần Văn Truyền  – (PetroTimes) – Lịch sử công tác tổ chức trong thời kỳ Đổi mới từ 1986 cho tới nay sẽ phải ghi việc ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký bổ nhiệm hàng chục cán bộ cấp Cục, Vụ, trong có… 1 ngày. Đó là ngày 3/8/2011
Gian dối gạo cứu đói cho người nghèo: Phú Yên chưa báo cáo chính thức lên Thủ tướng  -(LĐ)
Chi 1,8 tỉ không cho dân cản đường Nội Bài–Lào Cai    -(ĐV)
Phó Công an thành phố Vinh bị tông gãy chân khi truy bắt ma túy  -(MTG)
Đuổi 30% vác ô sẽ không còn ai chơi game và uống rượu  -Lê thanh Phong – (MTG)
Hải Dương:  Lạ lùng vị Chủ tịch HĐTV “mất tích” gần 1 năm vẫn… chỉ đạo công ty   -(Dân trí) – Từ gần một năm nay, ông Bắc đã không có mặt ở công ty và chẳng ai biết ông này ở đâu. Sở GTVT tìm không gặp, công an truy không ra. Nhưng có một điều kỳ lạ là trong những văn bản xử phạt người lao động vẫn có chữ ký của ông này.
Tại sao ở Nhật Bản dễ…ăn cắp?   – (Dân trí) – Nói không quá chứ chắc người nhà mình ai đến phố mua sắm, hay cửa hàng bách hóa, hay siêu thị ở Tokyo, em thề, cũng phải thấy: Đúng là dễ… thật.    >>  Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay cho kẻ cắp ở Nhật

KINH TẾ
À, ra thế! (LĐ).
Những thương hiệu Việt bán mình sau nổi danh  -(VEF)    —    Vì sao người Sài Gòn thờ ơ với khuyến mãi?  -(VEF)
Vay tiêu dùng gánh lãi suất…74%/năm  -(TT)   —   Thương lái Trung Quốc ồ ạt nâng giá thu mua mầm thảo quả  -(TN)
Giá thuê đất cao, vay vốn khó  -(NLĐ) – Sắp tới, làn sóng các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam lập nhà máy sẽ càng khiến doanh nghiệp nội vốn èo uột phải chống đỡ vất vả hơn
Tăng giá sữa: Thanh tra xong dân ngậm ngùi rút ví? -(ĐV)   —  Thêm kiểu thu mua quái đản của thương lái TQ  -(ĐV)  -Tại các xã giáp biên giới tỉnh Hà Giang như Tùng Vài, Tà Ván, Cao Mã… thương lái Trung Quốc đang ồ ạt thu mua mầm thảo quả với giá cao.

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tâm sự của thầy giáo bị chặn đánh   – (Dân trí)- Không chịu học , Thầy ghi tên, kêu du côn chặn đường đánh cho biết tay- Cho nên cái “tự do” muốn đánh ai là đánh, muốn phá nhà ai là phá …là bọn Trẻ nó học mau lắm, vì có “đứa’ làm “điến hình” trước.- Hỏi Ông Nguyễn bắc Truyển và nhiều người “bị” xem phải không.

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nữ tài xế lái xe ‘điên’ húc 9 xe máy dừng đèn đỏ  -(VNN)   >>>   Bàng hoàng vụ bé 10 tuổi bị 2 người TQ cắt cổ   >>>   Bắt được nghi can chém dã man trung úy CSGT
Kinh hoàng tiết canh vịt lẫn lộn với… phân  -(VEF)   —   Sếp lớn côn đồ: gây gổ, xem phim sex trên máy bay  -(VNN)   >>>   Siêu xe chục tỷ của các nữ đại gia Việt   >>>  Chiêu ‘bẩn’ bơm tăng trọng của đồ tể lò mổ
Mua bán ma túy ngay tại trại cai nghiện  -(TT)   >>>>   Mười năm sống “vô danh”   >>>>   Kiếm tiền bất chính    >>>>   Dàn cảnh tống tiền tại sàn đấu giá   >>>   Lai Châu: nhiều cầu tạm, cầu treo chờ sập


Bắt giữ quan chức có cả ‘tiểu đội bồ nhí’  -(TP) – Trung cộng.    —    Tòa ‘lật tẩy’ cơ quan điều tra  -(TN)   —   Bảo vệ bệnh viện lấy đồ, đánh người bán hàng rong nhập viện?  -(NLĐ)
Xe tải gây tai nạn liên hoàn, tài xế mắc kẹt trong cabin  -(NLĐO)   >>>   Khách Trung Quốc cúi đầu nhận tội ăn cắp trên máy bay VNA   >>>   Vào bệnh viện nhảy lầu tự tử   >>>   Mổ thoát vị bẹn làm thủng bàng quang bệnh nhân   >>>   Giết người tại ngã ba đường
Hậu Giang:  Sau ăn trưa, hàng chục công nhân nhập viện  -(MTG)

QUỐC TẾ
Nga từ chối thảo luận với Ukraina về thỏa thuận bảo vệ lãnh thổ -(RFA)   —   Ukraina cáo buộc Nga đưa hàng ngàn quân vào Crimea -(RFA)    —   Dân thân Nga đánh người ủng hộ Kiev  -(BBC)
Ukraina báo động quân đội, cảnh báo Nga về chiến tranh  -(VOA)   —  Quốc hội Nga chấp thuận dùng quân đội ở Crimea -(VOA)   —  Người Ukraina phản ứng về diễn văn của cựu tổng thống Yanukovych -(VOA)   —  LHQ kêu gọi bình tĩnh giải quyết căng thẳng ở Ukraina -(VOA)    —   Phản ứng quốc tế về quyết định của Nga  -(BBC)
TT Park Geun-hye đề nghị Bắc Hàn cho hội ngộ ly tán đều đặn -(RFA)   –   Nam Triều Tiên đề nghị tổ chức các cuộc xum họp gia đình thường xuyên -(VOA)
Bangkok “mở cửa” – khủng hoảng chưa chấm dứt -(RFA)   —Phe đối lập Thái Lan thu hẹp quy mô các cuộc biểu tình chống chính phủ -(VOA)
Thủ tướng Thái sẵn sàng chết vì nền dân chủ  -(VNN)
Pakistan: 3 vụ nổ bom nhắm vào toán tiêm phòng bại liệt -(RFA)   —   Tổ chức Y sĩ Không Biên giới được lệnh ngưng hoạt động tại Miến Điện -(VOA)   —  22 quốc gia thảo luận về tình hình Palestine tại Jakarta -(RFA)   —  Tìm thấy mộ tập thể ở Sri Lanka -(RFA)
Thanh trừng ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc  -(RFI)    —   Đâm dao ở TQ làm 28 người chết  -(BBC)  —  28 người bị đâm chết tại một nhà ga Trung Quốc  -(VOA)   —   TQ công bố phúc trình chỉ trích tình hình nhân quyền Mỹ -(VOA)
Tấn công khủng bố kinh hoàng tại Trung Quốc Photo  -(VNN)   —   Trung Quốc: Tàn sát ở nhà ga, 29 người chết, hơn trăm người bị thương  -(TNNN)    —   Trung Quốc cáo buộc người Duy Ngô Nhĩ gây ra vụ thảm sát Côn Minh  -(GDVN)
Tấn công khủng bố ở Trung Quốc, ít nhất 29 người chết   – TTO - Ít nhất 29 người thiệt mạng và hơn 130 người bị thương trong một vụ tấn công bằng dao kinh hoàng ở ga xe lửa Côn Minh – thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Cựu đại sứ Mỹ gốc Hoa ở Bắc Kinh bị báo TQ gọi là “chó dẫn đường”  -(Soha)
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Venezuela -(VOA)   —  Tân nội các Ai Cập tuyên thệ nhậm chức -(VOA)   —   Phe Taliban ở Pakistan tuyên bố ngưng bắn -(VOA)
Rút lại lời xin lỗi ?  -(TN) – Dự định của chính phủ Nhật xem xét lại lời xin lỗi năm 1993 về nạn ép phụ nữ ở các nước bị Nhật chiếm đóng hồi nửa đầu thế kỷ 20 làm nô lệ tình dục chắc chắn sẽ ảnh hưởng chẳng tốt đẹp gì tới quan hệ với các nước này, đặc biệt với Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Quân đội Nga tước vũ khí từ căn cứ quân sự Ukraine  -(Infonet)  -Hãng tin Interfax (Nga) cho biết quân đội nước này đã tước vũ khí của một căn cứ ra đa và trung tâm huấn luyện hải quân của Ukraine ở bán đảo Crimea.   >>>   Mỹ muốn đưa lực lượng quốc tế vào Ukraine
Nghị sĩ Nga xác nhận soái hạm Ukraine quay sang phía Nga   -(TTXVN)   >>>  Canada, Mỹ dọa tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G-8 tại Nga   >>>   Đảng đối lập Ukraine bác tin bà Timoshenko sang Moskva hòa đàm   >>>   Thủ lĩnh tổ chức đấu tranh ngực trần Ukraine xin tị nạn   >>>    “Nga chuẩn bị sẵn cạm bẫy với tàu chiến Mỹ ở Biển Đen”

Ukraine cầu cứu NATO  -(MTG)   >>>   Quân đội Ukraine không đủ sức mạnh đoạt lại Crimea từ Nga  >>>   Binh sĩ Nga tước vũ khí các căn cứ hải quân của Ukraine
Vụ giết 33 người bằng dao rúng động cộng đồng mạng  -(MTG) Báo Daily Beast: Với Putin, ông Obama chỉ đe dọa suông !  -(MTG)
Rada Ukraina yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế  -(TNNN)   >>>   Ông Kerry kêu gọi quân đội Nga trở về căn cứ   >>>   Các đơn vị quân đội Nga chiếm cứ một sân bay cũ ở phía bắc Crưm   >>>   Quân nhân Ukraina rời khỏi các đơn vị ở Crưm   >>>  Canada triệu hồi đại sứ từ Nga   >>>   Ông Putin nói với Tổng thư ký LHQ: Nga sẽ không cho phép để xảy ra bạo lực đối với công dân Nga   >>>  Quân đội Nga có thể hỗ trợ bình thường hóa tình hình ở Ukraine
Báo Washington Post: Putin đánh tụt uy tín Obama và nước Mỹ về 0   -(MTG)   >>>   Tổng thống Putin cảnh cáo ông Obama ủng hộ chủ nghĩa dân tộc cực đoan   >>>   Thượng nghị sĩ Mỹ: Bảy biện pháp Tổng thống Obama phải ban hành trừng phạt Nga
 

 Giải mã mánh khóe mua nông sản lạ của thương lái Trung Quốc

Câu chuyện thương lái Trung Quốc lùng sục khắp nơi để mua ốc bươu vàng chỉ mới tạm lắng xuống chưa lâu thì hơn nửa tháng nay, tại Vĩnh Long lại xảy ra chuyện có người hỏi mua lá khoai lang non giá cao.
Thương lái nước ngoài thu mua rồi sẽ đi đâu? Được sử dụng làm gì và ai hưởng lợi? Những câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm nay, nhưng hiện vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng và tình trạng lâu lâu lại tiếp diễn với nhiều nông sản “lạ, mới, độc” vì thiếu sự vào cuộc mạnh tay từ cơ quan quản lý.
Bỗng dưng biến mất
Nếu cách đây cả chục năm thì thương lái Trung Quốc (TQ) sang Việt Nam thu mua móng trâu, móng bò,… vài năm trở lại đây thì đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim,…; hay gần đây nhất là lá khoai mì, lá khoai lang... Trong những mặt hàng nông sản này, chúng ta cần chú ý hai loại.
Loại thứ nhất có thể xác định được nhu cầu tiêu thụ, nhưng không rõ ràng về thị trường tiêu thụ. Đó là đọt khoai mì, lá khoai lang là thực phẩm rau xanh, đọt sắn muối còn được coi là đặc sản. Rễ sim, cây chua ke… có thể làm thuốc. Tuy nhiên, nhập với số lượng lớn, giá lại cao thì cũng khó mà biết được vì mục đích không rõ ràng.
Loại thứ hai mà chúng ta hay gọi nó là nông sản “dị biệt” vì mục đích thương mại không rõ ràng, không thể xác định được giá trị sử dụng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường thì mơ hồ, khó xác định. Như lá điều khô, rễ tiêu hay dị hơn là đỉa, móng trâu, móng bò; nhưng nói chung, những nông sản này thuộc loại cá biệt, bất thường.
Và chiêu bài quen thuộc của những thương lái TQ vẫn là mua giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng lớn và bỗng dưng biến mất, làm thương lái lẫn nông dân nước ta ''ôm hận''.
Trao đổi với PV, các chuyên gia đã chỉ ra những chiêu bài, thủ đoạn tinh vi nhằm thu lợi nhuận và phá hoại nền kinh tế nước ta.


Chăm sóc khoai lang chuẩn bị chờ thu hoạch. Ảnh: GT  


GS Võ Tòng Xuân: Chiêu thức làm giá + phá hoại nền kinh tế
Chân tướng sự việc - theo suy luận của tôi  -thì những hành động thu mua nông sản dị biệt của thương lái TQ là những chiêu bài làm giá thu lợi. Để minh chứng cho chiêu bài làm giá này, có thể lấy vụ thu mua lá điều khô ra làm ví dụ với ba giai đoạn:
Giai đoạn 1, các thương lái TQ sẽ đưa thông tin cần mua một khối lượng lớn lá điều khô với giá 500 đồng/kg và chỉ vài ngày (giai đoạn 2), giá thu mua được đẩy lên 1.000 đồng/kg. Rồi sau vài tuần (giai đoạn 3) tiếp tục đẩy lên gần 2.000 đồng/kg. Lá điều khô lâu nay người nông dân để vậy để giữ ẩm và tăng độ mùn cho đất, nếu không thì chỉ là rác, nhưng với những mức giá chưa từng có như vậy nên đã dụ được lòng tham của nông dân. Họ sẽ gom hết lá điều khô trong vườn, thậm chí có người hái lá điều xanh đem phơi khô rồi bán hay phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt, bất chấp sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cây điều trong năm sau.
Thương lái nước ngoài sẽ thu mua lá điều vào giai đoạn 1, 2, đến giai đoạn 3 họ sẽ thổi giá tăng với mức ''trên trời'', nhưng không mua vào. Khi đó người dân lẫn thương lái Việt Nam sẽ đổ xô đi thu mua về chất đống để chờ bán lại cho thương lái TQ. Nhưng lúc này cũng chính là thời điểm thương lái TQ mang chính lá điều khô đã mua với giá thấp ở giai đoạn 1, 2 để bán ra với giá cao ngất ngưởng. Và thế là phần lợi nhuận nhờ chênh lệch giá ấy nằm trong tay thương lái TQ. Chỉ tuần sau các thương lái TQ biến mất, dừng thu mua, lá điều khô thành mặt hàng vô giá trị. Người dân và thương lái nước ta ôm đống thiệt hại chỉ vì ham lợi và mắc bẫy thương lái nước ngoài. Đó là quy luật làm giá của thương lái TQ đối với những nông sản dị biệt.
Hậu quả kèm theo là phá hoại nền nông nghiệp và cả nền kinh tế. Thu gom lá điều khô khiến vụ điều giảm năng suất, móng trâu khiến nông dân mất “đầu cơ nghiệp”, mất sức kéo. Đỉa, ốc bươu vàng đổ đầy đồng lại phát triển mạnh hủy hoại môi trường. Lá khoai lang mà cắt đi thì củ còn bao nhiêu, hay chỉ còn rễ? Thị trường bị lũng đoạn, quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi bị phá vỡ, xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Vấn đề ở đây là thương lái nước ngoài không được quyền thu mua nông sản trực tiếp từ nông dân, họ ung dung mua lượng lớn, ngang nhiên đi lại thu mua ắt phải có giấy phép được cấp. Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản cảnh báo người dân về tình trạng thu mua lá khoai lang. Đây là động thái tích cực của chính quyền địa phương, nhưng chưa đủ. Cần phải kiểm tra chặt chẽ về giấy tờ, giám sát thương lái nước ngoài có các hành động bất thường. Truy tận nơi nguồn mua hàng, nếu có sai phạm phải xử phạt nặng.
Ông Nguyễn Đình Bích - Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương: Chiêu thức cung-cầu ảo
Bất ngờ hay có thể nói là bất thường, theo thông tin từ các cơ quan hải quan cửa khẩu đưa ra thì số lượng thực tế các loại nông sản “dị biệt” mà thương lái TQ thu mua không hề được xuất qua biên giới. Chỉ có rất ít các mặt hàng như rễ sim, cây ngâu,… được xuất sang, nhưng nếu so với số lượng mà thương lái TQ thu mua thì chênh lệch lớn.
Thực chất ở đây thương lái TQ đã tạo ra nguồn cung ảo, cầu ảo và loại cung ở đây là không có giá trị. Lý do là họ có thể thổi giá nguồn cung tùy ý vì không có giá trị như con đỉa thì làm sao xác định được giá nó là bao nhiêu, không ai biết nó có giá trị sử dụng thế nào. Khi đã thổi được giá, thao túng được thị trường thì họ biến luôn. Cuối cùng, người dân và thương lái nước ta lại mua chính hàng mình đã bán, hàng hóa không tiêu thụ mà chỉ chuyền tay qua lại và thương lái TQ kiếm lợi nhuận, còn ai ôm hàng thì mang nợ, nông dân thì làm hại ruộng vườn mình. Chiêu bài này họ làm hoài được vì lòng tham.
Trường hợp lá khoai lang sẽ giống với trường hợp đọt và lá khoai mì năm 2013. Sau khi thương lái nước ngoài thu mua với giá cao, nông dân đổ xô mở rộng diện tích trồng khoai mì. Hậu quả đầu tiên là doanh nghiệp trong nước không mua được nguyên liệu khoai mì. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các chiêu bài dụ nông dân tập trung sản xuất loại nông sản đó dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ. Tiếp đó các thương lái sẽ ép giá và mua rẻ.
Khi nông sản của ta vào chính vụ, nông dân dồn hàng đưa lên biên giới để xuất sang TQ. Tại đây, các thương lái sẽ bày ra trò kiểm dịch nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả. Khi đã thống lĩnh thị trường, thương lái TQ có thể xây nhà máy, cơ sở sản xuất ngay tại Việt Nam để thu mua nguyên liệu giá rẻ và xuất về TQ. Tuy nhiên với chiêu bài này, không thể trách nông dân mà trách chính doanh nghiệp trong nước. Nông dân họ mất niềm tin vào doanh nghiệp trong nước, thương lái mua giá cao thì dại gì họ không bán. Người nông dân làm ăn với doanh nghiệp trong hay ngoài nước - kể cả thương lái - cần thay đổi thói quen làm ăn, bán hàng phải có hợp đồng, nếu không chịu thiệt biết kêu ai.

Trương Nhân Tuấn - Im lặng trong hoàn cảnh này là đồng lõa

Trương Nhân Tuấn
Theo FB Trương Nhân Tuấn

Ở các xứ tự do người ta thường quan tâm đến việc đình bản của một tờ báo vì một số lý do. Quan trọng hơn hết là vấn đề « tự do ngôn luận ».
Tờ báo chết, bất kỳ lý do nào, người ta đều có cảm tưởng rằng quyền tự do ngôn luận vừa bị một tổn thất lớn. Mà khi quyền tự do (ngôn luận hay báo chí) bị hạn chế, một cách trực tiếp, quyền con người bị đe dọa.
Trong thời kỳ bùng nổ Internet, người ta lần hồi có thói quen đọc báo « mạng » nhiều hơn đọc báo giấy. Nhiều tờ báo bị đóng cửa vì lý do kinh tế. Người ta lo ngại ở đây là lo cho những công nhân, những phóng viên… nói chung là nhân sự làm nên tờ báo, bị thất nghiệp, không có công ăn việc làm. Quyền tự do ngôn luận trong chừng mực, không bị đe dọa trực tiếp. Vì tờ báo này chết còn có những tờ báo khác, hay radio, TV… cho những người không truy cập internet.
Một tờ báo ở Việt Nam vừa bị đình bản. Nhiều người « nhỏ nước mắt » tiếc thuơng.
Nền báo chí của Việt Nam, báo giấy cũng như báo mạng, tất cả đều chịu sự lãnh đạo của đảng CSVN, gián tiếp hay trực tiếp. Tờ báo này chết, còn đến 700 tờ báo khác trăm hoa đua nở, tiếp tục « hót mãi những lời chim chóc ».
Dĩ nhiên tôi không có lời thuơng tiếc nào cho bất kỳ một tờ báo nào ở Việt Nam vừa đăng lời cáo phó. Tôi chỉ lo ngại cho tương lai những nhân sự đã cộng tác với tờ báo. Không biết tương lai họ sẽ sống bằng cách nào ? Những người này (và nhiều người khác nữa sắp tới đây) là nạn nhân trực tiếp của sự khủng hoảng kinh tế trong nước, chứ không phải vì bất kỳ hình thức hạn chế « ngôn luận » nào của nhà cầm quyền. Quyền tự do báo chí (hay ngôn luận) ở VN vẫn là một màu đen tối, như bản báo cáo mới nhất về nhân quyền của các nước trên thế giới.
Tôi đang lúng túng không biết phải mở lời thế nào để chia sẻ với nhà báo Trương Duy Nhất hiện đang bị giam giữ (một cách phi lý) vì các tội mơ hồ « lợi dụng quyền tự do dân chủ ». Lời cáo phó của tờ báo là cơ hội để tôi có một lời « công đạo » với nhà báo Trương Duy Nhất.
Tôi chỉ biết nói rằng, ở các xứ bình thường, người ta luôn đem các nhà lãnh đạo, những chính trị gia ra để làm trò hề, chọc cười. Và việc này là một « sinh hoạt văn hóa », một nghề nghiệp chân chính, nhưng những nghề khác. Người ta phân biệt đâu là giới hạn của « riêng tư », đâu là lãnh vực của « công chúng ». Những lãnh đạo quốc gia, những nhà chính trị… là những gương mặt thuộc phạm vi công chúng.
Ông Trương Duy Nhất có một số bài nói về các lãnh đạo VN hiện nay, tức nói về một vấn đề thuộc phạm vi « công chúng ».
Bản cáo trạng của viện Giám Sát kết tội ông Nhất: viết bài « không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ».
Thế nào là ý nghĩa của « xuyên tạc » trong « xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật » của đảng và nhà nước?
Những bài viết của ông Nhất liên quan đến « đường lối, chính sách » của đảng và nhà nước, có thể trái với « ý » của đảng, nhưng nó lại vừa « lòng dân ». Bởi vì, thực tế chứng minh, các chính sách, đường lối của đảng đã đem lại lợi ích nào cho đất nước, cho nhân dân?
Các đại công ty (không phải chính sách của đảng thì của ai?) lần lượt sụp đổ, đem lại nợ nần hàng chục tỉ đô la. Ai vào đây gánh nợ?
Chính sách giáo dục đi từ thất bại này sang thất bại khác. Luân lý, đạo đức suy đồi. Xã hội xáo trộn, người dân sống bất an. VN không đào tạo được nhân công cao cấp đúng tiêu chuẩn cung ứng cho thế giới, cũng bất lực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người vừa tốt nghiệp. Thất bại ở đây không phải là chính sách của đảng thì của ai?
Các quặng mỏ khoáng sản, than đá, dầu khí… khai thác gần cạn kiệt. Nhân dân hay đảng đã khai thác? Đảng và nhà nước đã xây dựng được gì cho đất nước, cho nhân dân từ các nguồn tiền đó? Hạ tầng cơ sở không xây dựng được gì. Những công trình xây dựng đều do vốn nước ngoài đầu tư. Các trạm thu phí dựng lên từng chặn đường là để bóc lột người dân trả nợ cho chủ đầu tư. Vậy thì các khoản tiền thu từ khai thác hầm mỏ (hàng 40 năm nay) như vậy đã đi đâu? Người dân hay đảng đã hoang phí?
(Thật là một xấu hổ lớn, Hà Nội vừa tổ chức sinh nhật ngàn năm tuổi. Không có một cây cầu nào của người VN xây qua sông Hồng. Sài Gòn đi Nha T
rang (khoảng 400km) phải mất một đêm. 92 km từ Hội An đi Đà Nẵng mất 5 tiếng đồng hồ. Từ Hạ Long về Hà Nội con đường ô nhiễm nhất nước, mất 7 giờ. Bụi than đen che phủ mọi nhà, không thấy một bóng cây xanh. Hiện nay, tại khu vực Hạ Long, người ta còn khai thác đá bừa bãi, phá hoại cảnh trí thiên nhiên. Trong khi tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội vẫn vậy, do Pháp xây dựng từ trăm năm nay. Không thể tả hết những dơ bẩn kinh hoàng của chuyến tàu đêm trên tuyến đường này. Du khách đi một lần rồi không bao giờ trở lại. Dơ bẩn là một chuyện. Thời gian là chuyện khác. Không ai đi du lịch mà chấp nhận thời gian mất cho giao thông tương đương với thời gian đi ngoạn cảnh.)
Về việc bôi nhọ những gương mặt của công chúng, ông Nhất viết rằng TT Dũng viết sai lỗi chính tả.
Thì đúng như vậy! Ông Dũng gốc Nam Kỳ (dân ruộng như tôi) hay viết sai chính tả. Đây là một sự thật. Nói ông Nhất « bôi nhọ » lãnh đạo là không đúng.
Về những nhân vật khác cũng vậy, ông Nhất viết đều đúng, hay thể hiện một thực tế, không thể phản biện được.
Viện Kiểm Sát kết tội Trương Duy Nhất như vậy là không thuyết phục.
Cũng như nhà báo Hoàng Khuơng, nhà báo Trương Duy Nhất, một con ngựa đau, cả tàu tranh ăn cỏ của con ngựa bệnh.
Sự thật là vậy. Không bao nhiêu người đồng liêu với ông Nhất lên tiếng bênh vực ông này.
Một tờ báo chết, 700 tờ báo khác sống. Tất cả đều thuộc về một ông chủ. Sự sống chết của tờ báo trực thuộc vào nhu cầu của ông chủ.
Nhưng một người cầm viết thì không ai có thể quyết định sự sống chết như tờ báo. Mọi quyết định trong chiều hướng này đều chà đạp lên đạo lý con người, phỉ nhổ vào công lý, lăng mạ vào danh dự của cả cộng đồng nhân loại.
Im lặng trong hoàn cảnh này là đồng lõa.

Crimea: Quá khứ định đoạt tương lai

Peter Eltsov & Klaus Larres
Diên Vỹ chuyển ngữ


Năm 1979, nhà văn Nga Vassily Aksyonov đã viết một cuốn tiểu thuyết châm biếm mang tên Hòn đảo Crimea, trong đó ông thay đổi lịch sử của Crimea trong thế kỷ 20: Khu vực này trở thành một quốc gia độc lập và đứng vào vị thế trung lập. Một trong những vấn đề chính trị quan trọng mà cuốn tiểu thuyết đặt ra là liệu người Nga, bao gồm những cư dân trong bán đảo Crimea có thể có được một nhà nước không bị ảnh hưởng bởi Nga hoàng, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa đế quốc hay không.
Những sự kiện hiện tại đã giúp chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng về địa chính trị của Crimea, trong khi cũng cho thấy cốt truyện ca Aksyonov vẫn chỉ mang tính tưởng tượng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Khả năng thật sự là một cuộc nổi loạn ly khai tại Crimea, theo sau việc Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ tại Kiev, có thể thật sự chia cắt Ukraine. Nếu đều này xảy ra, chắc chắn là Moscow sẽ không chính thức sát nhập Crimea vào mình -- nhưng ngay cả một nhà nước Crimea độc lập có thể sẽ bị thống trị trong tầm tay của Nga.
Ngày 25 tháng Năm, khi người dân Ukraine đi bỏ phiếu cho cuộc tổng tuyển cử vừa được công bố, các cử tri tại Crimea sẽ được yêu cầu quyết định liệu họ có muốn thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền Kiev hay không. Crimea từng là một phần của Ukraine vào năm 1954, và khu vực bao gồm khoảng hai triệu dân này vẫn mạnh mẽ ủng hộ Nga. Vì thế không gì ngạc nhiên khi người dân ở đây muốn có quyền tự trị nhiều hơn. Câu hỏi quan trọng hơn là liệu có những hành động nào được đưa ra để kết nối Crimea vào Nga, chính thức hoặc không chính thức -- có thể xảy ra ngay cả trước tháng Năm. Liệu quốc hội khu vực tại Simferpol sẽ tự quyết định tách Crimea ra khỏi chính quyền Ukraine và đòi hỏi trở thành một phần của liên bang Nga? Hoặc liệu Moscow sẽ được “mời” vào khu vực này sớm hơn nữa -- bằng cách gửi “cố vấn” quân sự và có thể là cả quân đội vào để bảo vệ an ninh cho Crimea và những người dân gốc Nga khỏi cái gọi là yếu tố nước ngoài cũng như chính phủ dân tộc ở Kiev?
Hiểu được những câu hỏi này cũng như bối cảnh chung quanh chúng, đòi hỏi ta phải xem lại nền lịch sử lâu dài, phức tạp và đa văn hoá của Crimea. Được thành lập từ thời kỳ Đồ đá, trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử, khu vực này đã được sát nhập vào nền văn minh Hy Lạp - La Mã, Đế chế Byzantine, Đại Công quốc Kiev (Kievan Rus - ND), Kim Trướng Hãn quốc (Ulus Jochi - thuộc đế chế Mông Cổ - ND), Đế chế Ottoman và Đế chế Nga. Sau khi đánh bại đội quân Mông Cổ của timur vào năm 1441, nó cũng trở thành một Hãn quốc (Khanate - ND), một thực thể chính trị độc lập của người gốc Tatar ở Crimea. Dân Tatar hiện là một nhóm dân thiểu số tại Crimea, sau khi nhiều người trong nhóm dân này đã thiệt mạng trong thời kỳ Đại Thanh trừng của Stalin hoặc trong quá trình trục xuất hàng loạt tới Uzbekistan vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II. Chẳng có gì ngạc nhiên khi người Tatar đã đứng cùng phe với cuộc cách mạng Ukraine.
Ngày nay, Crimea vẫn nằm sâu trong tinh thần dân tộc Nga. Bán đảo này trở thành một phần của Đế chế Nga dưới thời Catherine Đại đế vào năm 1783, mở đường vào vùng Biển Đen và vùng đất mới để phát triển. Vào cuối thế kỷ thứ 19, Alexander Đệ tam đã xây hai cung điện xa hoa trong thành phố duyên hải Yalta, đặt tên là Livadia và Massandra. Stalin từng tiếp Roosevelt và Churchill tại Livadia nhân dịp Hội nghị Yalta vào tháng Hai 1945; vị tổng thống Hoa Kỳ thậm chí đã ở lại trong cung điện này. Thành phố Sevastopol, theo tiếng Nga là “Thành phố của nước Nga vinh quang”, đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức của người Nga về Crimea. Hai trận chiến đẫm máu đã xảy ra ở đây: trận chiến đầu tiền vào năm 1845 giữa một bên là Đế quốc Nga và phe kia là Ottoman, Pháp và Anh; trận chiến thứ hai vào Thế chiến II giữa Liên Sô và Đức Quốc xã. Cả hai trận đánh đều được vinh danh trong nghệ thuật, văn chương và văn học quần chúng Nga. Và Sevastopol hiện vẫn là nơi đóng quân của hạm đội Biển Đen của Nga.
Năm 1954 khi Nikita Khrushchev chuyển giao Crimea cho Ukraine -- một nghĩa cử khiến sau này khó có thể đảo ngược trong giai đoạn Liên Sô bị tan rã. Nỗi cay đắng về việc mất Crimea vẫn nằm sâu trong trái tim của nhiều người dân lẫn chính trị gia Nga, và những người dân tộc chủ nghĩa ủng hộ Nga vẫn tiếp tục đấu tranh đòi độc lập (với nỗ lực mạnh mẽ gần đây nhất xảy ra vào năm 2004, từ những bất bình về hệ quả của cuộc Cách mạng Cam).
Hiện nay, một số các nhà lãnh đạo Moscow dường như đang sẵn sàng đặt Sevastopol và toàn bộ khu vực Crimea trở lại dưới quyền kiểm soát của Nga. Thật thế, trong bối cảnh của cuộc cách mạng chính trính tại Kiev, đang có những diễn tiến đầy nguy hiểm gần vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Mặc dù bộ trưởng Ngoại giao nga nói rằng chủ ý của Moscow là tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine, tuần này Nga đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự sát biên giới của Ukraine một cách đáng ngại. Trong khi đó, những người đeo mặt nạ đã chiếm đóng các toà nhà chính phủ tại Simferopol và treo cờ Nga lên. (Tính hiệu quả và tính chuyên nghiệp của họ khiến họ có vẻ là những quân nhân chuyên nghiệp -- có thể là lính Nga -- thay vì những người biểu tình tự phát.) “Crimea thuộc về Nga”, một trong những biểu ngữ tuyên bố. “Chúng tôi muốn một nước Nga thống nhất,” người lãnh đạo nhóm này nói.
Hai sân bay lớn tại Sebastopol và Simferopol cũng đã bị những tay súng ẩn danh chiếm đóng, và có báo cáo rằng các máy bay vận tải nga đã hạ cánh vào sân bay Simferopol vào hôm thứ Sáu. (Vùng không phận trong khu vực này hiện đang cấm bay). Bên cạnh đó, các chiến xa Nga đã hiện diện tại các thành phố lớn của Crimea và các khu vực khác. Trước những tiến triển trên, các quan chức Hoa Kỳ đã cảnh báo Nga không đuợc dùng hành động quân sự. “Tôi kêu gọi họ không nên thực hiện những bước đi mà có thể bị hiểu lầm, hoặc dẫn đến tính toán sai lầm trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này,” Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói với các phóng viên.
Cơn khủng hoảng tại Ukraine và ảnh hưởng của Nga đối với nó gợi lại các cơn khủng hoảng tại Đông u trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt làm người ta liên tưởng đến những sự kiện tại Hungary vào năm 1956 và tại Tiệp Khắc vào năm 1968. Trong cả hai trường hợp, can thiệp quân sự đã được yêu cầu để dập tắt tình trạng bất ổn, và Moscow đã làm theo sau một thời gian lưỡng lự cân nhắc. Tuy nhiên, còn trùng hợp hơn là sự so sánh cuộc chiến giữa Nga và Georgia vào tháng Tám 2008. Vào cuối cuộc chiến, các khu vực Nam Ossetia và Abkhazia đã tách khỏi Georgia, và Nga đã nhanh chóng thừa nhận hai lãnh thổ này là hai quốc gia độc lập. Mặc dù chẳng có mấy quốc gia làm theo trong việc thừa nhận quan hệ ngoại giao, cả hai lãnh thổ này hiện trên thực tế đang nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Nga, trong khi Georgia không có một ảnh hưởng nào cả.
Đây có thể là một mô hình mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tính toán đối với Crimea. Một Crimea độc lập trên ý tưởng nhưng phụ thuộc vào Moscow sẽ thoả mãn quyền lợi của Nga. Về phương diện quốc tế Moscow có thể tuyên bố không sát nhập Crimea, nhưng chủ nghĩa dân tộc Nga, cụ thể là cảm giác sâu đậm rằng Crimea là một phần không thể thiếu của nước Mẹ Nga, sẽ được thoả mãn. Và tầm quan trọng địa chính trị của Crimea, bao gồm vai trò chủ nhà của Hạm đội Biển Đen dữ dội của Nga, sẽ được giữ nguyên cho Moscow.
Liệu Liên Âu và Hoa Kỳ sẽ hài lòng với một kết quả như thế? Hầu như là không. Liệu họ có sẵn sàng ra tay hơn vì nó? Không chắc lắm. Không phải ai ở phương Tây cũng muốn tham gia chiến tranh vì Crimea. Có lẽ Putin cũng đã nhận ra điều này, và vì thế đang phô trương bắp thịt của mình trong khu vực.
Trong Tập truyện về Sevastopol, Leo Tolstoy đã kể lại những nỗi kinh hoàng của cuộc Chiến Crimea (1853-1857) dẫn đến chiến thắng của quân đội đế chế Nga và tạo thêm quyền kiểm soát Crimea của Nga hoàng. Câu chuyện cuối trong ba truyện ngắn, “Sevastopol vào tháng Tám 1855”, được chấm dứt với một quan sát ảm đạm về tinh thần binh lính Nga dù họ đã thắng trong cuộc chiến:
Sau khi bước qua phía bên kia cầu, hầu như mọi người lính Nga đều ngã mũ và làm dấu cầu nguyện. Nhưng đằng sau bản năng này lại có một cảm giác khác đè nén và sâu sắc hơn đi cùng; đó là cảm giác giống như ăn năn, xấu hổ và thù hận.
Nói cách khác, chiến thắng của cuộc chinh phạt, đã bị hoen ố bởi sự ô nhục của chủ nghĩa đế quốc, trớ trêu thay đang ảnh hưởng xấu đến chủ nghĩa dân tộc vốn đã thúc đẩy cuộc xâm lăng này.
Ta hi vọng các nhà lãnh đạo tại Moscow, bao gồm Tổng thống Putin sẽ dành thời gian để đọc Tolstoy trước khi họ quyết định can thiệp sâu hơn vào chính trường Crimea, đưa ra hành động quân sự, hoặc tìm cách thống trị một khu vực mà Nga từng kiểm soát.

Phan Châu Thành - Chính phủ hay Tà phủ Phần 3: Việt Nam đã rơi vào bẫy TNTB và sẽ không được vào TPP

Phan Châu Thành

Kinh tế Việt Nam đã đi thẳng vào bẫy thu nhập trung bình
Diễn giải điều này sẽ là câu trả lời đau đớn cho một nỗi lo đau đáu của hầu như mọi người Việt hôm nay: Kinh tế Đất nước Việt Nam hôm nay đang được điều hành bởi tà phủ, “lãnh đạo” bởi tà đảng đó, sẽ đi về đâu?
Vâng, câu trả lời đã rất rõ ràng và đau xót: nó đã và đang đi thẳng vào bẫy thu nhập trung bình, và nó sẽ phải ngụp lặn dài dài trong đó! Đó không còn là nguy cơ nữa, mà đã là thực tế rồi.
Tại sao tôi nói vậy? Là vì tất cả những lợi thế lớn của nền kinh tế (mà chúng ta đã chỉ ra trên) vốn sẽ là những đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu phát triển vượt lên và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, đều đã và đang bị chính sách in tiền vô tội vạ của tà phủ và tà đảng (và nhiều chính sách ăn cướp khác) bẻ gẫy và hủy hoại để cướp vào túi riêng. Tức là họ đã cướp và ăn hết ngay những hạt giống mà nền kinh tế này đã và đang gieo để vượt qua bẫy thu nhập trung bình hòng đi lên thịnh vượng!
Vì thế thế tôi nói, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình ngay từ khi vừa mém đạt thu nhập trung bình thấp hiện nay. Bởi vì chính sách quản lý kinh tế của tà phủ, nhất là chính sách in tiền để ăn cướp đã làm mất lòng tin của mọi thành phần kinh tế vào họ, đã phá vỡ mọi động lực kinh doanh của các thành phần kinh tế khác nhà nước – mà họ chính là những động lực phát triển từ đầu đến nay của cả nền kinh tế, và đồng thời cũng phá nát môi trường kinh tế khá lành mạnh ban đầu bằng cái gọi là “định hướng”…
Một lần nữa tôi khẳng định, chỉ có tà đảng, tà phủ mới làm mọi điều độc ác để đang tâm đưa cả đất nước đến sự bại vong chắc chắn về kinh tế trong tương lai rất gần như thế, đến một cuộc đại suy thái và siêu lạm phát chỉ trong khoảng 3 năm tới thôi, chỉ vì sự “ổn định” để đè đầu và ăn cướp của dân nước của cái tà đảng và tà phủ đó.
Không phải “tâm lý nghỉ ngơi, hưởng thụ, tham, lười, ích kỷ, ngại khó, chùn bước… vì có thu nhập trung bình làm nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình” như tà đảng và tà phủ đang rêu rao “cảnh báo”. Đó là cách nói của kẻ cướp vừa ăn cướp vừa la làng của cộng sản, đổ vấy tội trước cho nhân dân vì cái mà nó đẩy nhân dân vào! Thực chất, chính cái thòng lọng “định hướng” trên cổ với chính sách in tiền như con dao chọc thủng bụng nền kinh tế để moi của ra của tà phủ tà đảng đã kéo sụp nền kinh tế vào bẫy thu nhập trung bình, mà đối với Việt Nam vốn có thể vượt qua, nếu…
Còn tâm lý muốn hưởng thụ, muốn có nhiều hơn (tham), muốn làm ít được nhiều (lười), yêu mình trước hết (ích kỷ), muốn biến cái khó thành cái dễ để làm (ngại khó), tư duy trước khi hành động (chùn bước)… là bản chất thiên phú của Con người và có thể trở thành những động lực mạnh mẽ để giúp mỗi người sáng tạo và kinh doanh thành công rồi mới đóng góp cho xã hội thì cộng sản không thể hiểu, không thể biết, không thể làm, và chỉ có thể hủy hoại và ngăn cản nó ở người khác, ở nhân dân. Họ chỉ biết ăn cướp, ngày đầu thì bằng búa liềm và dối trá, và hôm nay thì bằng súng và in tiền.

Nền kinh tế “đang phát triển” thực âm

baycris.jpg


Tranh Mana Neyestani
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi phản biện tôi rằng: Tại sao nói tà phủ khi họ vẫn điều hành nền kinh tế và làm nó vẫn đang phát triển đi lên (dương) đó thôi (5%/năm), nhất là so với các nước tư bản thối tha như EU và Mỹ chỉ tăng khoảng 2-3%/năm?
Tôi xin trả lời theo hai ý. Thứ nhất, có một số thành tựu thực, đáng công nhận và khâm phục, trân trọng của nền kinh tế Việt Nam hôm nay, nhưng không phải do công của chính phủ mà tôi thấy nên gọi là tà phủ, mà là công của hai thành phần kinh tế mà tà phủ luôn kìm hãm và làm khó là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, nhất là nền kinh tế tư nhân trong nước. Bây giờ, từ 2013 thì tà phủ cũng đã bóp nát nền kinh tế tư nhân non trẻ của Việt Nam rồi, làm nó không chỉ ốm yếu mà còn biến chất thành “sân sau” chỉ để rửa bô XHCN gần hết, không còn cái tinh thần doanh nhân hừng hực những năm 95-05 nữa. Tội ác này của tà phủ lớn lắm, là bóp chết một cơ hội có tinh thần vươn lên hiếm hoi của dân tộc đói nghèo có ước mơ và đủ khả năng thịnh vượng!
Thứ hai, nền kinh tế định hướng của Việt Nam hôm nay không phải là đang phát triển dương như tà phủ tà đảng đang lừa dối nhân dân, mà là đang phát triển giả tạo và thực âm. Họ đang nói láo vì chỉ có mình họ được nói, và thực tế là họ đang ăn vào thịt da đất nước mình và đang phá cạn hết kho tàng tài sản của cha ông để lại từ hàng nghìn năm vốn được bảo vệ bằng máu xương của bao thế hệ Việt trước. Và độc ác hơn nữa, họ - cộng sản Việt Nam còn vừa cắn vào con cháu và cướp vào tương lai đất nước bằng những khoản vay nợ khổng lồ từ WB, IMF, ADB… choàng lên đầu các thế hệ Việt sau còn chưa được sinh ra đã mang nợ hàng trăm tỷ đôla! Cái phồn vinh và phát triển mà chúng ta nhìn thấy hôm nay là cái phồn vinh từ phá hoại quốc sản của Tổ tông Việt và gán nợ cả đời con cháu Việt mai sau đó! Còn thế giới, nếu họ vẫn có thể kiếm lời chút đỉnh từ tà phủ (dễ dàng hơn ở mọi nơi khác) thì họ phản bác sự lừa bịp về chính mình của tà phủ cộng sản làm gì! Who care? Ai quan tâm chứ! Quan điểm của họ là: để nó tự chết! Thế còn hơn mấy con lừa cả thể kỷ nay cứ gào lên là loài ngựa đang giãy chết và sẽ tuyệt chủng.

Vẫn cứ in ra quá nhiều tiền ma – tại sao thế?

Đó là câu hỏi nữa vẫn nhức nhối, mà tôi muốn tìm câu trả lời trong bài này.
Rõ ràng, không phải họ không biết gì về lý thuyết quản lý đồng tiền của một quốc gia hay việc phải kiểm soát việc in ra nó thế nào. Vấn đề ở đây là động cơ. Chỉ có in tiền là cách ăn cướp được nhiều tiền nhất – nhiều khủng khiếp, lại nhanh nhất, “sạch sẽ” nhất và không có nạn nhân cụ thể (vì nạn nhân là toàn xã hội). Trong một nền kinh tế của một quốc gia, chỉ có một người/một tổ chức làm được việc ăn cướp khủng đó, là chính phủ của nó. Vì thế, khi chính phủ ăn cướp bằng in tiền thì nó ăn cướp công khai dưới những cái tên mỹ miều mà nó bịa ra để bịp dân. Loại chính phủ nào có thể? Chỉ có các chính phủ độc tài, và chính phủ cộng sản như Việt Nam là dạng độc tài tàn khốc nhất – độc tài của hàng triệu kẻ cùng lúc trên vài chục hai vài trăm triệu nạn nhân.
Lý do thứ hai để tà phủ cộng sản ăn cướp của dân bằng in tiền vô tội vạ là họ không biết và không thể kinh doanh hay điều hành kinh doanh, vì lý thuyết định hướng của họ - họ nói đến cuối thế kỷ này cũng chưa chắc đã hoàn thiện… Vì thế, chỉ còn cách in tiền ra thật nhiều để phân phát “điều tiết” nền kinh tế, giữ được “quyền lực kinh tế” mà cũng đầy túi mình, lưỡng tiện.
Và lý do thứ ba là thời thế họ cầm quyền và in tiền hôm nay không còn thư thả nữa, đang được đếm theo năm, và với mỗi người quan cộng sản thậm chí theo tháng, theo ngày… nên họ phải tranh thủ gấp gáp in tiền để không quá muộn. Điều này luôn xảy ra ở giai đoạn cuối của các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản. Khi Đông Âu “XHCN” và Liên xô tan rã những năm 80-90 thế kỷ trước các đồng tiền của họ cũng được in ra vô tội vạ để các chính phủ cộng sản đó “cứu nguy” nền kinh tế, gây ra siêu lạm phát và đại khủng hoảng kinh tế mà sau đó các chính phủ dân chủ đều phải “cắt đi” ba hoặc bốn số không (tức lạm phát tổng trên 10,000%!) để đồng tiền trở lại giá trị ban đầu. Ví dụ Poland và Nga đều “cắt đi” 4 số không và nay đồng Zloty của Poland vẫn ổn định vì Poland thực sự đi vào con đường dân chủ, còn đồng Rúp Nga đã tiếp tục mất giá 10 lần tức trên 90% lạm phát trong 2 nhiệm kỳ độc tài của Putin, vì Putin cũng chỉ biết in tiền ra và hút về cho mình (ăn cướp) từ những lợi thế kinh tế Nga là tài sản thiên nhiên quốc gia (như dầu khí) và công nghệ quân sự…

Việt Nam sẽ không vào được TPP

TPP là cái lồng (hay cái cũi) địa kinh tế mà Mỹ và một số nước đang xây dựng để nhốt con thú dữ Trung Quốc, đan xen với những cái lồng văn hóa và quân sự khác mà Mỹ và các nước đã có để bủa vây, bao quanh và nhốt con thú Trung Quốc, hòng kiềm chế sự nguy hại của nó nói chung đối với Mỹ và cả thế giới. Như vậy dù là lồng hay cũi kinh tế thì mục đích vẫn là chính trị: bao vây Trung Quốc.
Trong hai yếu tố để tạo thành và tham gia cái lồng địa kinh tế nhốt Trung Quốc là địa lý và kinh tế thì Việt Nam chỉ đáp ứng một, đó là địa lý. Còn yếu tố thứ hai là kinh tế thì Việt Nam không đáp ứng, không phù hợp, thậm chí nguy hiểm vì kinh tế Việt Nam lại giống con thú kinh tế sẽ bị nhốt là Trung Quốc, vì Việt Nam có cái đuôi định hướng XHCN.
Ngay cả mục đích chính trị của cái lồng địa kinh tế TPP thì Việt Nam có thực sự chia sẻ không vẫn còn là câu hỏi lớn. Người Việt chúng ta biết đảng CSVN sẽ không bao giờ dám làm việc đó – tham gia cùng Mỹ và thế giới làm cái lồng địa kinh tế nhốt hay bao vây Trung Quốc ư?
Thế thì tại sao Việt Nam vẫn tham gia đàm phán rất tích cực và tỏ ra rất cố gắng để được vào TPP? Có ba lý do chính.
Một là, chính phủ Việt Nam muốn và hy vọng sẽ cứu nguy nền kinh tế sắp chìm của mình, nếu không được thì vẫn chứng tỏ được với dân (lừa được dân) là đảng đã/đang cố làm điều tốt nhất cho đất nước.
Hai, Nếu được vào TPP cộng sản Việt Nam sẽ đi hai hàng: vừa là tay trong của Trung Quốc trong TPP để phá bĩnh, vừa dùng điều đó để mặc cả với Trung Quốc chút đỉnh với mục đích cuối cùng là lấy le với dân (vẫn là lừa bịp) rằng tôi không theo Trung Quốc đâu nhé.
Ba là, đo lường và thử thái độ của Mỹ, giả vờ thân Mỹ để đu dây với Trung Quốc, hòng mắc cả chút đỉnh với Trung Quốc (như việc mua tàu ngầm của Nga vậy thôi), và cũng lại lấy le với (tức là lừa bịp) dân Việt rằng tôi độc lập không theo Tàu.
Đó là thái độ rất “điếm” của một ứng cử viên cho vai trò đồng minh trong TPP tương lai mà Mỹ và các nước khác không ngu gì mà không nhận ra.
Nhưng điều sẽ khiến Việt Nam sẽ không được vào, không thể vào TPP là thái độ gian dối bất trung của Việt Nam ngay từ khi chuẩn bị để tham gia TPP. Đó là, Việt Nam đã và đang mở cửa tất cả các ngành kinh tế mà Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc cho các “nhà đầu tư” Trung Quốc và Trung Quốc Đảo (Đài loan) vào Việt Nam để sản xuất các nguyên vật đầu vào đó tại Việt Nam, để biến nó thành nguồn gốc Việt Nam thay vì Trung Quốc, để khai thác lợi ích từ TPP. Ví dụ: 80% nguyên liệu ngành vải sợi, dệt may, và nhựa, hóa chất… của Việt Nam hiện nay là nhập từ Trung Quốc thì đang được Việt Nam mở của cho Trung Quốc vào chuyển các nhà máy và công nhân của họ sang Việt Nam, để biến chúng thành nguồn gốc Việt Nam! Chuyện đó đang xảy ra ở hàng loạt các KCN từ bắc chí nam: Đình Vũ (HP), Vũng Áng (TH), Nhơn Trạch (ĐN)…
Cuối cùng thì Mỹ và các dối tác TPP khác, ngoài cái thể chế kinh tế “định hướng” XHCN không thể chấp nhận được của Việt Nam, cũng sẽ phải cân nhắc độ tin cậy của đối tác này, vì Việt Nam không tham gia hai cái lồng nhốt Trung Quốc kia là văn hóa và liên minh quân sự.
Nếu có Việt Nam trong TPP thì có vẻ cái lồng địa kinh tế nhốt Trung Quốc siết khá “chặt” sát hông Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại có vẻ như sẽ là lỗ hổng của cái lồng TPP đó và con thú Trung Quốc sẽ qua đó thoát ra. TPP thất bại.
Nếu không có Việt Nam thì cái lồng địa kinh tế TPP nhốt con thú Trung Quốc có vẻ lỏng lẻo hơn, không siết chặt và Trung Quốc, nhưng nó lại sẽ bền chắc và đáng tin cậy hơn, vì sẽ không có đối tác nào đi hai hàng như Việt Nam trong TPP.
Cuối cùng thì các vòng đàm phán TTP cũng sẽ qua, các đòn gió nhử Trung Quốc và Việt Nam của Mỹ cũng không cần thiết nữa, và TPP sẽ được ký kết mà không có Việt Nam để đảm bảo mục đích TPP, độ tin cạy và tính hiệu quả của nó sau này.
Công sản Việt Nam tưởng là mình sẽ lùa được cả Mỹ, cả Trung Quốc và dân Việt Nam với vụ đàm phán vào TPP này, nhưng rốt cục chỉ có mỗi dân Việt mãi mãi ăn những quả lừa của họ mà thôi.
Tôi băn khoăn không biết có thương dân Việt mình được nữa không vì vụ này – cứ hí hửng ràng đảng sẽ đưa nước ta tham gia vào TPP và dân ta sẽ phất lên!
Đúng là, cả dân tộc đều giàu chí tưởng bở chăng? Có ai nghĩ như tôi không? Rằng: Việt Nam sẽ không được vào TPP! Ít nhất là trong đợt này hay trong dăm ba năm tới. Chúng ta hãy chờ xem.
Cá nhân tôi không muốn Việt Nam vào được và không tin Việt Nam được vào TPP không phải vì TPP không tốt cho Việt Nam, mà vì, nếu vào được thì dân tộc Việt Nam sẽ bị chỉ cộng sản kìm kẹp thêm lâu hơn vài năm nữa mà thôi!
Thà đói khổ hơn chút bây giờ nhưng được tự do khỏi ách Tàu và ách cộng sản sớm hơn, và sẽ có Thịnh Vượng sớm hơn!

Lời kết

Phải nói và chỉ ra những điều trên, đối với tôi thật là đau xót lắm thay! Bởi vì, tôi là con cháu của những người đã tham gia và góp phần làm nên cái tà đảng và tà phủ đó bằng những tà quyền, dù họ không có tà tâm mà chỉ có ngu tâm. Tôi thì không còn ngu tâm theo cộng sản nhưng vẫn còn hèn tâm nên chưa dám đứng lên công khai chống tà quyền như nhiều người đang làm, cả già lẫn trẻ, và tôi không có gì để biện minh…
Tôi còn đau khổ hơn bởi vì cảm nhận được rằng, ngay trong và sau đại khủng hoảng và siêu lạm phát sắp tới đó rất có thể sẽ là một cuộc nồi da nấu thịt mới của nước Việt đau thương, sẽ dai dẳng tiếp hàng chục năm. Nhưng âu đó cũng là cái giá dân tộc Việt sẽ phải trả cho sự ngây thơ sai lầm khủng khiếp của mình những năm – gần một thế kỷ - nghe và theo rồi lụy và sợ cộng sản…, để đến với Cuộc sống Tự Do và Dân Chủ đích thực của Đất Nước sau này.
Sau 2020 hay sau tận 2030?
Chỉ có gần trăm triệu người Việt khắp năm Châu mới có thể cùng trả câu hỏi đó, bằng hành động và cách sống hàng ngày của mỗi người, dù chúng ta đang ở đâu, làm gì, còn bao nhiêu hơi thở…
Phan Châu Thành

 http://www.voatiengviet.com/media/video/1861795.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét