Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Ngày 03/3/2014 - Các nhà báo, blogger nói gì trước phiên tòa Trương Duy Nhất?

  • Các nhà báo, blogger nói gì trước phiên tòa Trương Duy Nhất? (RFA) - Sáng thứ ba ngày 4 tháng 3 phiên tòa xét xử công khai nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sẽ mở ra tại Đà Nẵng với cáo buộc ông vi phạm điều 258 bộ luật hình sự. Mặc Lâm ghi nhận phản ứng của các nhà báo, blogger về phiên tòa này để thông tin thêm về dư luận, một ngày trước khi phiên tòa chính thức khai mạc.
  • Ông Trương Duy Nhất không có tội? (BBC) - Luật sư Nguyễn Văn Đài nói Điều luật 258 buộc tội ông Trương Duy Nhất là 'vi hiến' vì công dân có quyền chỉ trích chính quyền.
  • Bắc Cực tan băng mở đường cho nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm (RFI) - Trong thời gian gần đây, tốc độ Bắc Cực tan băng hết sức nhanh chóng khiến lục địa trắng với nhiều tài nguyên dưới lòng biển trở nên mảnh đất thèm muốn đối với nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn công nghiệp. Tuy nhiên, việc Bắc Cực tan băng nhanh chóng cũng mở ra một cơ hội chưa từng có cho sự phát triển của nhiều loại vi trùng nguy hiểm cho tính mạng của các loài động vật biển và có thể cho cả con người.
  • Bạn đọc và bạn văn (VOA) - Viết lách bao giờ cũng là một công việc cô đơn. Cực kỳ cô đơn. Có người còn cho đó là một việc làm cô đơn nhất
  • Số liệu thống kê Việt Nam (RFA) - Các số liệu thống kê bị chênh lệch không chỉ giữa các cơ quan, bộ ngành mà còn xảy ra giữa các đơn vị trong nước và quốc tế, điều này đang khiến việc đánh giá thực trạng bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam trở nên méo mó, khó chính xác.
  • Các Bà mẹ Thiên An Môn đòi Bắc Kinh mở thảo luận về lỗi lầm trong quá khứ (RFI) - Trong một bức thư ngỏ đề ngày 28/02/2014, phong trào mang tên Các Bà mẹ Thiên An Môn đã thúc giục chính quyền mở ra một cuộc thảo luận về"những lỗi lầm của quá khứ". Trong bức thư, nhóm tập hợp những người mẹ của hơn 100 nạn nhân vụ đànáp Thiên An Môn vào năm 1989, đã cam kết là sẽ kiên trì trong việc tìm hiểu sự thật. Bức thư sẽ được công bố cùng lúc với ngày khai mạc khóa họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, dự trù hôm 05/03/2014.
  • Kỳ hạm hải quân Ukraina đứng về phía Nga (RFI) - Trang web rt.com của TV-Novosti, ngày 01/03/2013 đưa tin, kỳ hạm hải quân Ukraina, khu trục hạm Hetman Sahaidachny, đã khước từ tuân lệnh từ Kiev và đứng về phía Nga. Trên đường trở về Ukraina, sau khi tham gia cuộc tập trận của NATO tại Vịnh Aden, khu trục hạm này đã giương cờ hải quân Nga.
  • NATO họp khẩn về Ukraine (RFA) - ... lúc 12:00 GMT hôm nay khối NATO có cuộc họp khẩn tại Brussel với 28 đại sứ của khối này tham dự.
  • Trung Quốc nói gì về việc “dụ” Philippines rút đơn kiện? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm qua đã bác bỏ thông tin nước này đã đề nghị Philippines rút đơn kiện Trung Quốc ở Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bằng việc “rút khỏi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và tăng thêm đầu tư vào Philippines”.
  • Biểu tình tại nhiều nước châu Âu chống Nga can thiệp quân sự vào Ukraina (RFI) - Hôm nay 02/03/2014 hàng trăm người đã biểu tình trước đại sứ quán Nga tại Vacsava, Berlin và Luân Đôn để phản đối Nga đưa quân vào Crimée. Còn tại Nga, cảnh sát bắt giữ trên 300 người biểu tình phản đối chiến tranh, sau khi Quốc hội Nga thông qua đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin chính thức cho can thiệp quân sự tại Ukraina.
  • Lính Nga tịch thu vũ khí ở Crimée, Ukraina tổng động viên quân dự bị (RFI) - Reuters hôm nay 02/03/2014 dẫn nguồn tin từ Interfax cho biết, binh lính Nga đã tịch thu vũ khí tại một căn cứ ở Crimée. Hai chiến hạm chống tàu ngầm Nga từ hôm qua cũng đã trấn giữ ngoài khơi Crimée, vi phạm hiệp ước đã ký với Ukraina về hạm đội tại căn cứ hải quân Sébastopol. Chính phủ Ukraina hôm nay ra lệnh tổng động viên quân dự bị.
  • Phương Tây đồng loạt yêu cầu Nga không can thiệp quân sự vào Ukraina (RFI) - Ngay sau khi Nghị viện Nga bật đèn xanh cho phép Tổng thống Vladmimir Putin được quyền đưa quân sang Ukraina, các nước phương Tây đã đồng loạt lên tiếng gâyáp lực, yêu cầu Matxcơva không đưa quân can thiệp vào nước này. Liên minh Bắc Đại Tây Dương– khối NATO– cũng như Ủy ban NATO– Ukraina của tổ chức này, nhóm họp khẩn cấp trong ngày hôm nay. 
  • Nga tung chiến dịch tuyên truyền chống Ukraine (RFA) - ... truyền thông do Nhà nước kiểm soát của Nga đưa ra những thông tin nhằm gây bất tín nhiệm đối với chính quyền lâm thời tại Kiev, đồng thời gây căm hận trong dân chúng Nga...
  • 1000 người vũ trang chặn cổng đồn biên phòng Ukraine (RFA) - Thông báo của Bộ Quốc Phòng Ukraina nói rõ một ngàn tay súng vũ trang và chừng 20 chiếc xe tải chặn bên ngoài cổng vào của lữ đoàn biên phòng 36 tại Perevalne. Tuy nhiên thông báo không nói rõ những kẻ vũ trang thuộc quốc tịch nào.
  • Biểu tình ở Hồng Kông phản đối vụ tấn công cựu tổng biên tập Minh Báo (RFI) - Hàng ngàn người hôm nay 02/03/2014 tập hợp trước trụ sở chính quyền Hồng Kông để phản đối vụ tấn công cựu tổng biên tập Minh Báo, một nhật báo nổi tiếng có khuynh hướng tự do ; đồng thời tố cáo ảnh hưởng của Bắc Kinh lên các phương tiện truyền thông tại đặc khu hành chính này.
  • Hằng ngàn người Hongkong tuần hành cho quyền tự do báo chí (RFA) - Cuộc tuần hành biểu tình ở Hong Kong hôm nay diễn ra chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ một cựu biên tập viên bị tấn công bằng dao ngay giữa ban ngày. Nạn nhân là ông Kevin Lau, nguyên biên tập viên của tờ Minh Báo. Ông này bị đâm hồi thứ tư trong tuần rồi.
  • Ba chục người chết, 130 người bị thương trong vụ tấn công tại Côn Minh (RFI) - Vào tối hôm qua, 01/03/2014, một nhóm người dùng dao đã xông vào nhà ga thành phố Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, tấn công vào hành khách, làmít nhất 29 người chết và hơn 130 người bị thương, theo tổng kết mới nhất công bố hôm nay. Đối với giới điều tra Trung Quốc, đây là một vụ tấn công khủng bố của thành phần người Duy Ngô Nhĩ ly khai.
  • Thái Lan bầu cử bổ sung, phe Áo Đỏ biểu tình (RFI) - Cuộc bầu cử bổ sung hôm nay 02/03/2014 được tổ chức tại Thái Lan sau đợt bỏ phiếu hôm 2/2 bị đối lập ngăn trở. PheÁo Đỏ ủng hộ chính phủ đe dọa sẽ xuống đường tại Bangkok.
  • Y sĩ Không biên giới được phép làm việc trở lại ở Miến Điện (RFI) - Hãng tin Reuters hôm nay 02/03/2014 cho biết tổ chức Y sĩ Không biên giới (MSF) đã được phép làm việc trở lại tại một số vùng ở Miến Điện, vài ngày sau khi được lệnh phải đóng cửa các cơ sở điều trị. Tuy nhiên MSF vẫn chưa được hoạt động tại bang Arakan, nơi đang diễn ra các cuộc xung đột chủng tộc.
  • COMMENT VONT LES AFFAIRES: Bài 1 : Họ là ai ? (RFI) - Mời quý thính giả theo dõi chương trình học tiếng Pháp trong kinh doanh :"Comment vont les Affaires ?", tìm hiểu công ty Paragem, một công ty Pháp và làm quen với Đăng Minh.
  • Người biểu tình Thái Lan củng cố "cứ địa" Lumpini (RFA) - Trước đó, ông Suthep nói rằng việc lực lượng biểu tình rút khỏi những giao lộ chính của thủ đô Bangkok mà họ chiếm giữ trong mấy tháng qua là nhằm tránh tạo thêm những khó khăn cho cư dân thủ đô.
  • Thái Lan tuyên bố bầu cử lại đạt thành công (VOA) - Giới hữu trách Thái Lan cho biết các điểm bầu cử được mở lại yên ổn tại 5 tỉnh để cử tri đi bỏ phiếu lại cho cuộc bầu cử toàn quốc mà phần lớn bị gây cản trở hồi tháng trước
  • Indonesia tăng cường hiện diện ở biển Đông (BaoMoi) - Tư lệnh Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) Moeldoko vừa tuyên bố TNI sẽ triển khai thêm các lực lượng tới vùng biển thuộc quần đảo Natuna nhằm ứng phó nguy cơ bất ổn ở biển Đông, theo hãng tin Antara ngày 1.3.
  • Đại sứ Mỹ tại Philippines phê phán Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 1-3, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg nói vụ tàu cảnh sát biển Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu cá Philippines ở bãi cạn Scarborough hôm 27-1 là hành động không được phép ở khu vực tranh chấp.

Các nhà báo, blogger nói gì trước phiên tòa Trương Duy Nhất?

blogger
Blogger Trương Duy Nhất
File photo
Trước phiên xử của Trương Duy Nhất những nhà báo, blogger, bạn bè thân hữu của ông đã được chúng tôi thăm dò hai việc. Thứ nhất là ý kiến của họ về điều 258 ra sao, thứ hai là thái độ ủng hộ ông trước phiên tòa này như thế nào.

Trước tiên nhà phê bình văn học, Chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, một trong những người bạn thân thiết nhất của nhà báo Trương Duy Nhất cho biết tình hình giam giữ ông cũng như khả năng bản án sẽ đưa ra trước khi phiên tòa ngày 4 tháng 3 qua bản cáo trạng của Viện Kiểm sát:

-Trương Duy Nhất thừa nhận là tự mình quyết định và thực hiện những bài viết trên trang mạng của mình nhưng không thừa nhận đó là phạm tội đó là điều nhất quán của Trương Duy Nhất. Do đó ngay cả kết luận điều tra và bản cáo trạng coi như Trương Duy Nhất phạm tội nghiêm trọng.

Trong  điều 258 của bộ luật hình sự thì tội này có hai hình thức kết tội một là có thể phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hay phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm, Trường hợp phạm tội nghiêm trọng thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Bản cáo trạng đề nghị rằng hoạt động của Trương Duy Nhất thuộc diện phạm tội nghiêm trọng.

Ý kiến về 258

Cảm nghĩ của những người được hỏi trước điều 258, nhà báo Kha Lương Ngãi nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết:

-Rất nhiều ý kiến người ta đã lên án cái điều 258 bởi vì đó là một quy định rất trừu tượng có thể kết tội bất cứ ai mà đảng và nhà nước muốn quy tội họ. Ai cũng thấy vô lý hết, dư luận người ta phản đối rất nhiều, nhất là Việt Nam đã tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà vẫn còn tiếp tục không bỏ điều 258 mà dựa vào đó để kết tội những người có ý kiến khác với chủ trương của đảng và nhà nước.

Nhà báo và cũng là một blogger, ông Nguyễn Tường Thụy cho biết:

-Ở đây họ cố nặn ra để kết tội Trương Duy Nhất thôi chứ tôi đọc Trương Duy Nhất tôi không thấy anh có vấn đề gì ghê gớm lắm và cũng chẳng có vấn đề gì để bắt tội anh ấy về cái điều 258. Bảo anh ấy làm ảnh hưởng đến quyền lợi lợi ích hợp pháp của người khác là không đúng. Nếu chính quyền điều hành kém thì anh bảo là kém thì có sao đâu? Anh ấy đi lấy ý kiến của dư luận chẳng phải anh cố tình đặt ra nó. Chỉ có một điều là anh ấy viết lách mạnh bạo quá cho nên làm người ta khó chịu thế thôi.

pham-xuan-nguyen-
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - Courtesy of yume.vn
Bà Thùy Linh, một nhà văn và cũng là một blogger nổi tiếng:

-Điều 258 thì mạng lưới Blogger Việt Nam đã ký vào đó để phản đối và tôi cũng là một trong những người tham gia ký. Cái chữ ký đó cũng đã phản ảnh quan điểm của tôi về điều luật này, một điều luật hết sức mơ hồ. Nó như một cái thòng lọng khi quăng vào cổ ai thì người đó sẽ bị siết chặt lại. Nó không có ý nghĩa gì về mặt pháp luật theo những giá trị phổ quát của các nước, nhưng điều luật này nó vẫn đang tồn tại rất lâu tại Việt Nam. Sau anh Nhất hay anh Phạm Viết Đào sẽ có người gặp lại những chiêu trò của điều luật này.

Ủng hộ hay không ủng hộ?

Trước câu hỏi ông Trương Duy Nhất muốn thấy mặt bạn bè, blogger và nhân sĩ trí thức trước phiên tòa, nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ý kiến:

-Gia đình Trương Duy Nhất đã có một bức thư đề nghị giới trí thức và nhân sĩ Việt Nam có mặt tại phiên tòa ngày 4 tháng 3 tại Đà Nẵng để ủng hộ cho ông. Trước đây tôi cũng đã nghe Trương Duy Nhất là một người can trường và đã tuyên bố với luật sư và công an là có ở tù 20 năm cũng được. Tôi nghĩ hoàn toàn nên có một nhóm nhân sĩ trí thức các nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến có thể ủng hộ Trương Duy Nhất làm sao có thể thực hiện được tự do biểu đạt tự do chính kiến ở Việt Nam.

Từ Quảng Nam nhà báo Thanh Thảo cho biết:

-Anh em thì sẵn sàng đây nhưng không biết mấy ổng có cho vô tham dự hay không nữa. Anh em người ta cũng muốn tham dự xem phiên tòa xử ra làm sao xử chỗ khác thì chả đi được chứ xử ở Đà Nẵng thì đi được.

Nhà báo Kha Lương Ngãi đồng tình với việc bạn bè thân hữu cũng như những người quan tâm nên có mặt trước phiên tòa: 

thuy-linh
Nhà văn Thùy Linh - Courtesy of quechoablog
-Tôi thấy ảnh là người bất đồng chính kiến mà ảnh cũng chỉ có ý kiến trái với Đảng và Nhà nước thôi chứ ảnh đâu vi phạm pháp luật gì đâu. Ảnh là người yêu nước cho nên chuyện ủng hộ ảnh rất là đáng làm.

Nhà văn Thùy Linh lo rằng tòa sẽ không cho mọi người có cơ hội nhưng bà khẳng định:

-Cái việc anh Nhất muốn mọi người tham dự phiên tòa thì đấy là nguyên vọng rất là chính đáng nhưng chắc chắn cũng lại như những phiên tòa công khai khác mà sẽ không tiếp cận được trước cửa tòa án, họ sẽ không cho ai vào dự hết. Cái thứ hai ở Đà Nẵng thì số người muốn đến phiên tòa sẽ không được đông như ở Hà Nội hay Sài Gòn cho nên tôi nghĩ rằng chắc anh Trương Duy nhất cô đơn lắm nhưng là cái cô đơn bên ngoài thôi vì với người như anh Trương Duy Nhất thì chắc anh ấy đủ nghị lực, đủ nội lực để đứng vững ở phiên tòa này.

Trong khi đó Nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh chia sẻ:

-Thật ra rất muốn đến dự phiên tòa mặc dù biết là người ta cũng chẳng cho vào nhưng sự có mặt của mình ở đó thì nó vẫn có cái gì đó. Trước nhất là thỏa mãn nhu cầu bản thân mình, nhu cầu muốn hỗ trợ anh em chứ còn hỗ trợ cái gì thì mình cũng chả biết. Có những chuyện mình thấy nó không mang lợi ích gì thiết thực nhưng mình thấy vẫn cần làm.

Thí dụ như thấy một người đang bị mắc mưa thì tự nhiên mình muốn chạy ra đưa họ vào mặc dù mình ra thì cũng ướt theo chứ cũng chẳng làm cho họ hết bị ướt, bởi vì mình đi ra với tay không chứ không với áo mưa. Trong cuộc sống nó có những công việc, những hành động xuất phát từ trong lòng có thể chả mang lại hữu ích gì. Cũng như thấy người bị tai nạn mình cứ ào tới chớ không biết sau khi ào tới mình gây thêm tai nạn nữa cũng có nhưng rồi mình cũng phải ào tới.

Trong giới làm báo và blogger ai cũng thừa nhận ngòi bút Trương Duy Nhất rất mạnh mẽ đôi khi cực đoan và ông không sợ đụng chạm bất cứ ai. Đã nhiều lần ông bị phản đối dữ dội trước các bài viết phê phán cá nhân đặc biệt trong trường hợp bà Bùi Minh Hằng đã làm cho giới chơi blog tẩy chay trang Một góc nhìn khác.

Tuy nhiên trước phiên xử của ông đã có ý kiến cho rằng phải xếp lại chuyện tranh chấp để ủng hộ ông trước phiên tòa vì trên hết ông vẫn là một nạn nhân của điều 258.


Blogger Nguyễn Lân Thắng là người đầu tiên nêu ra ý kiến này chia sẻ:

-Ông Trương Duy Nhất thì trước đây tôi không có thiện cảm với ông ấy bởi vì ông cũng có những quan điểm, bài viết mà động chạm tới những người đấu tranh cho xã hội và rất nhiều người cũng không đồng tình. Nhưng bây giờ ông bị bắt giam xét xử bởi điều luật 258 rất là phi lý vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận của ông ấy, cho nên tôi nghĩ đây là lúc mà những người đã từng có những sự không thông cảm với ông thì nên có những hành động ủng hộ ông ấy bởi vì hơn hết chúng ta cần bảo vệ quyền con người.

Vừa rồi là ý kiến của các nhà báo, blogger quan tâm đến phiên tòa xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, do Mặc Lâm ghi nhận từ Bangkok Thái Lan.
Mặc Lâm - RFA
2014-03-02  

Các Bà mẹ Thiên An Môn yêu cầu Bắc Kinh mở thảo luận về những lỗi lầm trong quá khứ


Thiên an Môn vẫn mù mịt.
Thiên an Môn vẫn mù mịt.  -Reuters

RFI

Trong một bức thư ngỏ đề ngày 28/02/2014, phong trào mang tên Các Bà mẹ Thiên An Môn đã thúc giục chính quyền mở ra một cuộc thảo luận về “những lỗi lầm của quá khứ”. Trong bức thư, nhóm tập hợp những người mẹ của hơn 100 nạn nhân vụ đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989, đã cam kết là sẽ kiên trì trong việc tìm hiểu sự thật. Bức thư sẽ được công bố cùng lúc với ngày khai mạc khóa họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, dự trù hôm 05/03/2014.
Bà Vưu Duy Khiết (You Weijie), một người ký tên trong lá thư cho biết là bà muốn chính quyền Bắc Kinh phải xin lỗi. Trả lời RFI, bà nói :
“Chúng tôi đã tham khảo ý kiến nhiều gia đình nạn nhân ở khắp nước. Tất cả mọi người đều nêu lên một mong muốn : Con cháu chúng tôi đã bị giết chết 25 năm rồi, và chúng tôi muốn có một lời giải thích từ phía chính quyền.
Cách đây 25 năm, trong một đất nước thời hòa bình, ở ngay một nơi là biểu tượng của quyền uy tối thượng, một chính quyền đã gởi bộ binh đến tàn sát người dân. Làm sao có thể hành động như thế mà không đưa ra một lời giải thích ?
Đối với chúng tôi, nếu chính quyền có thể vượt qua được những điều kiêng kỵ và nói lên sự việc một cách công khai, thì đó đã là một tiến bộ rồi.
Quốc Dân Đảng Đài Loan đã lên tiếng xin lỗi người dân của họ về sự cố ngày 28 tháng Giêng, tại sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại không noi theo gương đó ?
Trong suốt 25 năm, chúng tôi đã sử dụng những phương thức thầm lặng và ôn hòa để phản đối, trong lúc mà chúng tôi có đầy đủ lý do để xuống đường. Chúng tôi đã hành động như thế là vì chúng tôi hy vọng rằng đất nước của chúng tôi học được cách giải quyết các vấn đề một cách dân chủ, tôn trọng khuôn khổ pháp lý.
Đó là lý do vì sao chúng tôi yêu cầu làm sáng tỏ sự thật về sự cố Thiên An Môn và đòi hỏi là những người chịu trách nhiệm phải bị pháp luật truy tố.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét