Mở rộng sân bay TSN: Liệu lần này đại gia có nghe thủ tướng?
Phải khẳng định đưa ra đề nghị này, các lãnh đạo ACV thể hiện tinh thần dũng cảm và trách nhiệm với sự phát triển của TSN. Bởi vì, nếu không làm sớm việc này TSN sẽ bị ngưng trệ nghiêm trọng chỉ trong ít năm nữa. Họ thừa biết, cứ bám víu dự án Long Thành trong khi bị phản ứng dữ dội, các cấp sẽ phải “nâng lên đặt xuống” qua nhiều thời gian, không khả thi về tài chính, nền kinh tế đất nước đang khánh kiệt… sẽ là vô vọng. Đặc biệt, lý do thuyết phục nhất để chuyển ngay TSN về Long Thành là sự chật hẹp nhưng lại không thể nào trả lời được câu hỏi “hóc xương gà” tại sao lại có 157,29 ha làm sân golf?.
Đưa ra đề nghị này các lãnh đạo ACV phải thừa nhận tất cả những lập luận trước đây của các nhóm lợi ích không thể mở rộng (khai thác) TSN là không trung thực. Đến nay với việc yêu cầu mở rộng TSN họ đã thực sự quan tâm, lo ngại đến lợi quốc gia, TP HCM… Đó là điều đáng mừng mặc dù họ không còn cách nào khác vì dự án Long Thành không “dễ sơi” trong hoàn cảnh hiện nay. Thử tưởng tượng, sau vài năm nữa TSN phải từ chối hạ cánh hàng ngàn, vạn chuyến bay quốc tế, nội địa/năm trong khi thị trường HKVN phát triển 17% năm 2013. Đặc biệt, từ 2015 sẽ tự do hóa HK ASEAN, tức các hãng HK khu vực được khai thác thị trường nội địa VN và ngược lại. Sau 2015 hoạt động HK ở khu vực,VN và nhất là TSN sẽ nhộn nhịp hơn bao giờ hết nhưng cửa ngõ HK lớn nhất VN bị “thắt nút cổ chai”! Còn nữa, cứ nhùng nhằng bấu víu vô vọng vào Long Thành thì “quỹ thời gian” của các sếp không đủ để chờ đợi, rất dễ “xôi hỏng, bỏng không”: Mất cả Long Thành lẫn dự án phát triển TSN.
Dù sao, đề nghị này cũng là một sự dũng cảm. Bởi vì, cuối năm 2007 chính lãnh đạo cảng HK TSN đã đề nghị và được thủ tướng chính phủ cho quy hoạch mở rộng thêm 30 ha sang phần đất quân sự đang nhàn rỗi để có thêm 30 chỗ đỗ máy bay nhưng bị “không xong”. Thế là, TSN liên tục quá tải sân đỗ, phải thuê chỗ đỗ bên quân sự, nhiều chuyến bay đến TSN phải bay vòng chờ, một số hãng HK quốc tế từ bỏ căn cứ transit ở đây… Trong khi đó, một dự án sân golf của DN quân đội âm thầm hình thành làm dư luận phải hiểu rằng TSN bị trắc trở, lận đận là do cái sân golf ngáng trở. Phải chăng, cũng chính những khu đất vàng khổng lồ trị giá nhiều trăm ngàn tỷ đ này mà những người “thiết kế” ra cái quyết định quy hoạch sân golf số 1946 năm 2009 cho thủ tướng ký phải “gài” hai chữ rất “lợi hại” để đại gia có thể làm sân golf bất cứ nơi nào họ muốn: Khoản d điều 2 viết:“Các dự án sân golf không được sử dụng đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đất rừng…”. Thế nhưng ở khoản c, điều 4 của quyết định lại “thiết kế”: “…địa điểm quy hoạch sân golf chủ yếu ở vùng trung du, miền núi…”. Tức là, không được làm sân golf trong thành phố nhưng vẫn có ngoại lệ cho những ai đó. Nhờ hai chữ “vàng” chủ yếu này mà hai khu đất chuyên dùng vô giá phục vụ an ninh ,quốc phòng (ở TSN 157,29 ha và ở Gia Lâm 117 ha) vượt qua mọi cản trở luật pháp, lợi ích quốc gia, địa phương…để đến tay đại gia quân đội. Trong dịp họp HĐND TP HCM ngày 12/12/2013 chủ tịch TP Lê Hoàng Quân cũng không dám có chính kiến về mở rộng TSN cũng như sân golf trong sân bay ở địa phương mình…
Về lâu dài, vẫn có khả năng chuyển TSN về Long Thành nhưng chuyển vào lúc này là không hợp lý, chưa cần thiết, quá lãng phí..trong khi nền kinh tế quá khó khăn, đặc biệt không thể chuyển TSN đi để dành khu đất vàng phục vụ ANQP cho nhóm lợi ích làm giàu bất chính.
Nay trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng” phải mở rộng khai thác TSN chắc chắn đề nghị “dũng cảm” lần này của lãnh đạo ACV vẫn sẽ được Thủ tướng ưng thuận nhưng liệu các đại gia quân đội có nghe lời thủ tướng, chính phủ hay không?
Nguyễn Đình Ấm
(Bà Đầm xòe)
Xử án Trương Duy Nhất: Rất có thể quan tòa sẽ “phạm tội bôi nhọ” lãnh đạo
Có lẽ lịch sử tố tụng hình sự của
nhà nước Việt Nam cộng sản sẽ lại có thêm một trang vô cùng thú vị, khi
mà có những công dân được cho là bị “bôi nhọ” nhưng không tự đứng ra
kiện cáo, mà lại xuất hiện một công ty … điện thoại tố cáo – thưa kiện
“hộ”. Chỉ thế thôi, mà có kẻ bị đi tù “mục xương”.
Những công dân này lại là các nhà lãnh đạo chóp bu của chế độ CSVN.
Đó là nói về vụ án Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất bị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT “phản ánh” những hành vi “bôi nhọ” một số vị “lãnh đạo Đảng” (không rõ là đảng nào, hay băng đảng nào?), và “nhà nước” …
Chỉ một ngày sau khi nhận được công văn phản ánh (25/5/2013), cơ quan công an đã có ngay quyết định khởi tố vụ án (26/5/2013).
Quyết định khởi tố vụ án, rồi ra cáo trạng, và đem ra xử, các cơ quan tố tụng này hoàn toàn không dựa trên một đơn thư kiện cáo nào của các “bị hại”, là các công dân đang giữ cương vị lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước VN. Điều này được thể hiện rất rõ qua CÁO TRẠNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRUY TỐ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT.
Vậy thì dư luận có thể đặt một dấu hỏi to tướng, là liệu các vị lãnh đạo được các cơ quan tố tụng cho là đã bị ông Trương Duy Nhất “bôi nhọ”, có thực sự cảm thấy mình bị “bôi nhọ” hay không? Hay là ngược lại, họ tán thành, thậm chí rất ủng hộ cái việc gọi là “bôi nhọ” đó? Với hành động gọi là “bôi nhọ”, cùng với việc họ im lặng như tán đồng, sẽ chỉ làm tăng thêm uy tín cho họ trong mắt dân chúng, tỏ ra là những nhà lãnh đạo công minh, có tinh thần khích lệ dân chủ.
Nếu xét theo những lời lẽ các vị này chỉ đạo, giáo huấn cho cán bộ, đảng viên, hay từng hứa với nhân dân mỗi lần tiếp xúc, thì khả năng họ ủng hộ các hành động gọi là “bôi nhọ” của ông Trương Duy Nhất là rất cao. Nói đơn giản là họ vẫn thường kêu gọi, khuyến khích người dân, cán bộ, đảng viên có những tiếng nói “phản biện”, những đánh giá, góp ý thẳng thắn cho từng “công bộc”, “đầy tớ của nhân dân” hòng giúp cho bộ máy chính quyền được hoàn thiện. Lại thêm gần đây họ đã đi đầu trong việc bỏ phiếu tín nhiệm đánh giá cán bộ, v.v.. thì những việc làm của ông Trương Duy Nhất chính là “quán triệt”, hiện thực hóa những gì họ mong mỏi.
Vậy một khi họ ủng hộ những hành động của Trương Duy Nhất, mà các cơ quan tố tụng lại đem ông ra xử tù, thì chẳng khác nào gây ra một dư luận hiểu lầm họ – các vị lãnh đạo là những kẻ dối trá, hai mặt. Chính vậy mới có lời cảnh báo ở đầu bài, rằng không khéo chính các quan tòa sẽ lại mắc tội “bôi nhọ lãnh đạo”, chứ không phải ông Trương Duy Nhất.
Nếu đã phân tích cặn kẽ như trên mà các vị quan tòa, các cơ quan tố tụng vẫn không hiểu ra, thì xin lấy một ví dụ thật dân dã, may ra họ hiểu:
A bảo B: thằng C nó chửi: “Đ. mẹ thằng B!“ đấy! Đánh bỏ mẹ nó đi.
C bảo B: Tao không chửi mày, nó bịa chuyện đấy!
A vẫn nhắc lại, còn hét toáng lên cả làng đều nghe thấy: Rõ ràng tao nghe nó chửi: “Đ. mẹ thằng B!” mà.
Lúc này thì B mới tỉnh ra, bảo A: nãy giờ tao chỉ nghe mày chửi tao thôi, hai lần rồi, chứ có nghe nó chửi đâu. Mày chơi xỏ lá tao. Tao phải cho mày một trận.
B cho A ăn đòn nhừ tử!
Vậy lời kết ở đây là: hy vọng các lãnh đạo được coi là “bị hại” trong vụ này nhận ra mình chính là nhân vật “B”, còn các cơ quan tố tụng là “A”, và Trương Duy Nhất là “C”.
(Chép Sử Việt)
BIẾT KHUYÊN GÌ ĐÂY ?
Trinhanmedia
Huỳnh Quốc Bình
Nếu
muốn sống thì phải “dám chết”. Bạo lực của kẻ ác không bao giờ buông
tha những ai cúi đầu, cong lưng trước bọn chúng, mà bạo lực chỉ thối lui
hay bỏ chạy khi có nhiều người dám xổng lưng đối đầu với chúng.
Đọc bức thư của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn đề cập đến vấn đề Kỷ Sư Nguyễn Văn Thạnh và đặt câu hỏi: “Kỹ Sư Nguyễn Văn Thạnh Nên Chọn Lựa Sao Cho Đúng?“
Tôi cũng có nghe âm
thanh cuộc điện đàm giữa kỹ sư Thạnh và mẹ của anh. Tôi hết sức thông
cảm cho nỗi sợ hải của mẹ anh Thạnh và chia sẻ những gì MS Tôn quan tâm.
Và đây là góp ý của tôi theo lời mời của MS Sư Tôn.
Thưa Mục Sư Tôn và quý vị,
Tôi đang sống đời tự
do tại hải ngoại nên khó mà có lời khuyên cho những ai đang chịu đọa đày
trong gông cùm VC, là phải biết làm gì? Ngay cả những người đang ở hải
ngoại, được luật pháp của các xứ tự do bảo vệ. Họ là thành phần “chức
sắc” trong Tin Lành Việt Nam, từng dạy người khác là:
“Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục.” (Ma-thi-ơ 10: 28)…
Nhưng có
nhiều bằng chứng cho thấy, họ sợ VC hơn sợ Thiên Chúa. Họ về Việt Nam
“giảng đạo” và trở ra hải ngoại nói những lời có lợi cho đảng cướp VC
nhưng rất bất lợi cho nạn nhân VC. Ai lên tiếng phản đối, họ hùng hồn
tuyên bố “tôi không làm chính trị”. Vì họ là thành phần lãnh đạo, nên
nhiều tín hữu cũng thuộc loại không sợ Thiên Chúa mà ngán VC và ngại mấy
ông bà chức sắc trong Tin Lành nên cũng a dua tuyên bố “người TIn Lành
không làm chính trị”. Những loại tuyên bố phản Thánh Kinh kiểu này bọn
VC không khoái chí thì chúng khoái cái gì?
Tôi thông cảm cho nỗi
sợ hãi của những nạn nhân VC, nhưng lịch sử VN và thế giới cho thấy,
không một sự tranh đấu nào cho tự do mà không trả bằng máu và nước mắt.
Nếu muốn sống thì phải “dám chết”. Bạo lực của kẻ ác không bao giờ buông
tha những ai cúi đầu, cong lưng trước bọn chúng, mà bạo lực chỉ thối
lui hay bỏ chạy khi có nhiều người dám xổng lưng đối đầu với chúng.
Ngoài gương hy sinh của bác bậc anh thư
trong lịch sử Việt Nam cận đại như Cô Bắc, Cô Giang, và Cô Tâm …, cũng
có những tấm gương hy sinh của những phụ nữ bình thường khác mà tôi chú
ý.
Câu truyện về người đàn bà Việt Nam
thời thực dân Pháp đô hộ là một câu truyện đã tạo cho tôi nhiều xúc
động, dù một phản ứng quan trọng của những nhân vật trong truyện ngược
lại sự khuyến cáo của Thánh Kinh và niềm tin của tôi đối với Thiên Chúa:
Một bà kia, có người con trai duy nhất, thế mà bà cũng khuyến khích con
mình tham gia cách mạng chống ngoại xâm. Người con vâng lời mẹ, nhưng
không may, người con ấy đã bị thực dân bắt nhốt trong tù và tra tấn dã
man, với mục đích khai thác những bí mật của tổ chức và tông tích của
những nhà cách mạng khác.
Vì không muốn con mình bị kẻ thù hành
hạ đớn đau, vì sợ con mình không chịu nổi cực hình tra tấn của kẻ thù
rồi khai ra những bí mật có bổn phận giữ kín, nên bà đã có một quyết
định táo bạo. Bà giấu một lá thư và con dao nhỏ trong đòn bánh tét, gửi
vào tù cho con… Ở trong tù, người con nhận được “gói quà” của mẹ, và sau
khi đọc nội dụng lá thư, người con đã dùng dao tự sát theo lời khuyên
của mẹ, để giặc không thể tra tấn, không thể khai thác những gì chúng
muốn. Khi hay tin người con đã đền nợ nước, bà mẹ đáng thương đó đã dùng
dây thắt cổ quyên sinh để cùng thác với con mình….
Tôi xin lập lại điều
tôi vừa đề cập: … Nếu muốn sống thì phải “dám chết”. Bạo lực của kẻ ác
không bao giờ buông tha những ai cúi đầu, cong lưng trước bọn chúng, mà
bạo lực chỉ thối lui hay bỏ chạy khi có nhiều người dám xổng lưng đối
đầu với chúng.
Làm sao để có nhiều
người can đảm “xổng lưng đối đầu” với đảng cướp VC thì đây là câu trả
lời của toàn thể con dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Trân trọng,
Huỳnh Quốc Bình
————-
On Friday, February 28, 2014 2:27 AM,
Trung Ton Nguyen wrote:
Kỷ Sư Nguyễn Văn Thạnh Nên Chọn Lựa Sao Cho Đúng?
Sinh năm 1983; Kỷ sư
trẻ Nguyễn Văn Thanh là người quê hương Bình Định, đang trong độ tuổi
xung sức tráng kiệt và cũng đủ chính chắn để có những hành động khôn
ngoan do tiếng gọi của lương tâm mình. Nhưng oái oăm thay anh lại đang
sống trong một thời kỳ đen tôi cùng cực của cái gọi là “ Thời kỳ quá độ
lên Chủ Nghĩa Xã Hội” tại Việt Nam. Là người có học thức, có lương tri
nên anh không thể cầm lòng khi thấy hàng loạt đồng bào mình phải bỏ mạng
vì những đợt xả lũ vô trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước. Thời
gian mấy tháng vừa qua anh đã hăng hai đứng tên kêu gọi giới trẻ Việt
nam tham gia vào “Đơn Kiên Thủy Điên” Vì hậu quả của việc xả lũ. Cuộc
vận động của anh đã được nhiều người ký tên ủng hộ.
Tên đã lắp vào cung,
đích đã định rõ ràng, chàng thanh niên đã bật dây cung nhưng mũi tên của
anh đang trên đường bay tới đính, chưa kiệp hạ gục mục tiêu thì bản
thân anh liên tiếp bị tấn công từ những kẻ nhân danh chính quyền nhà
nước: Có thể kể tới sự kiện ngày 16/2/2014 anh vừa bị công an xã Hòa
Phước huyện Hòa Vang đánh đập tàn nhẫn trong khi tới thăm gia đình em
trai tại đây.
Mới đây vào ngày 27/2 vừa qua mẹ của
anh đã đánh đường từ quê ra Đà Nẵng để cùng anh tới công an xã Hòa Phước
huyện Hòa Vang Đà Nẳng. Theo mẹ anh nói với anh là tới để làm rõ trắng
đen với chính quyền về việc anh bị công an ở đây hành hung khi tới thăm
nhà em trai. Nhưng thực ra thì không phải như mẹ anh đã nói với anh mà
buổi gặp gỡ đó lại là một buổi “thỏa thuận” giữa mẹ anh và công an.
Do trước đó các cơ quan công an, an
ninh đã nhiều lần tới gia đình uy hiếp bố mẹ anh và ép buộc họ phải trực
tiếp can thiệp để yêu cầu anh từ bỏ con đường anh đã chọn. Người thân
của anh đã ra sức gây sức ép buộc anh phải từ bỏ vì họ cho rằng: Nếu anh
tiếp tục tranh đâu cho quyền lợi dân tộc chắc chắn anh sẽ bị nhà cầm
quyền khủng bố cả gia đình và có thể anh bị cầm tù, cha mẹ và người thân
sẽ vô cùng đau khổ. Mẹ và cô em dâu đã khóc và nói nhưng lời thống
thiết với anh qua điện thoại, để mong anh cân nhấc chọn lựa giữa người
thân và dân tộc. Mẹ và cô em dâu khuyên anh Thạnh rằng hày đừng thương
những nạn nhân của chế độ mà hãy thương lấy chính gia đình của mình và
bản thân nếu không có thể anh sẽ phải chết.
Xin nghe một vài cuộc điện thoại
Sau khi nghe những
cuộc điện thoại này chắc chắn không một người con nào có thể cầm lòng
trước những tình cảm sâu nặng của gia đình, người thân. Có một điều là
người thân của Thạnh chưa nhận ra rằng họ cũng chính là nạn nhân của chế
độ này, tuy nhiên nỗi niêm của họ cũng là nỗi niềm của rất nhiều người
dân khác trên đất nước Việt nam này. Từ ngày Cộng sản nắm quyền họ đã ra
tay tàn khống đối với những người dân nên đã tọa ra cho đa số người dân
cái phản ứng thường trức trong lòng là phải tự ngậm miệng trước những
bất công cho yên phận. Tôi không biết phải đưa ra lời khuyên nào đối với
anh Thạnh lúc này. Khuyên anh hãy nghe theo lời mẹ, từ bỏ đấu tranh ư?
Không được! Nếu ai cũng như vậy thì làm sao có thể cứu được dân tộc này.
Khuyên anh gạt qua những lời thông thiết của gia đình để tiếp tục tiến
bước ừ? Không! Cũng không thể được vì nếu làm như vậy thì quá tàn nhẫn
đối với người thân. Anh đang đứng giữa hai sự chọn lựa vô cùng quan
trọng rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý đọc giả.
Nguyễn Trung Tôn
Thanh Hóa 28/2/2014
Trí Nhân Media
Biểu tình tại Hồng Kông phản đối vụ tổng biên tập bị tấn công
Các nhà báo và người ủng hộ đứng cạnh một biểu ngữ lớn với hàng chữ “Họ không thể giết tất cả chúng ta” bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông, ngày 2/3/2014.
VOA
Hàng chục ngàn người đã xuống đường tại Hồng Kông
hôm Chủ nhật để phản đối vụ cựu tổng biên tập của một tờ báo bị tấn công
tàn bạo, và phản đối việc Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng đối với truyền
thông báo chí.
Ông Kevin Lau Chun-to khi đang đi ra xe vào sáng thứ Tư thì bị một hung thủ từ một chiếc xe máy nhảy đến đâm bằng dao phay.
Ông Lau bị thương nặng ở mình và chân, nhưng thoát chết sau khi được giải phẫu. Hung thủ đâm ông và đồng bọn lái chiếc xe máy đã tẩu thoát.
Cảnh sát chưa xác định được động cơ của vụ tấn công.
Ông Lau, cựu tổng biên tập của tờ Minh Báo, một nhật báo tiếng Hoa nổi tiếng về phóng sự điều tra, mới đây đã bị cách chức, và thay thế bằng một nhà báo bị nghi là thân Bắc Kinh, làm dấy lên những lo ngại trong phòng tin của tờ báo này về việc Bắc Kinh có thể đang tìm cách kiểm soát tính độc lập của nhật báo này.
Ông Lau bị thương nặng ở mình và chân, nhưng thoát chết sau khi được giải phẫu. Hung thủ đâm ông và đồng bọn lái chiếc xe máy đã tẩu thoát.
Cảnh sát chưa xác định được động cơ của vụ tấn công.
Ông Lau, cựu tổng biên tập của tờ Minh Báo, một nhật báo tiếng Hoa nổi tiếng về phóng sự điều tra, mới đây đã bị cách chức, và thay thế bằng một nhà báo bị nghi là thân Bắc Kinh, làm dấy lên những lo ngại trong phòng tin của tờ báo này về việc Bắc Kinh có thể đang tìm cách kiểm soát tính độc lập của nhật báo này.
Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (5)
- Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (1)
- Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (2)
- Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (3)
- Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (4)
Nelson Mandela
LongWalk chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
PHẦN III. RA ĐỜI MỘT CHIẾN SĨ CHO TỰ DO (đoạn 4)
Nếu ai có bất kỳ hy vọng hay ảo tưởng nào về Đảng Dân tộc trước ngày nhậm chức thì họ trở nên tỉnh ngộ rất nhanh. Ngoài đạo luật Cấm chỉ Cộng sản, còn có những luật khác đưa ra để củng cố cho apartheid. Luật Đăng ký Dân số cho phép chính quyền xếp loại mỗi người dân dựa vào chủng tộc, nhưng thực tế là dựa vào màu da do chủ quan. Luật “Phân vùng cho các nhóm dân” làm nền tảng cho Apartheid về cư trú; luật này thực tế dẫn đến vô số những vụ người Da Trắng giành chiếm những vùng đất tốt và xua đuổi dân Da Đen bằng vũ lực. Và những luật khác áp dụng riêng cho từng nhóm dân.Người Da Màu tập hợp lại để phản đối đạo luật dành cho họ bằng cách tổ chức một đoàn biểu tình khổng lồ và kế đó là cuộc đình công với chợ búa đóng cửa và học sinh không đến trường. Trong bối cảnh của tinh thần hành động do các nhóm dân Ấn độ, dân Da Màu, và dân Phi mà Walter đưa ra cho một số nhỏ chúng tôi ý kiến về một chiến dịch bất tuân dân sự toàn quốc. Anh ta phác họa một chương trình theo đó những người tình nguyện được chọn lọc từ các nhóm dân sẽ thận trọng tạo ra tình huống phải vào tù bằng cách không tuân hành một số luật lệ.
Ý tưởng ấy lập tức lôi cuốn tôi và những người khác, nhưng tôi khác với Walter trên vấn đề ai sẽ tham gia. Trước đó tôi đã trở thành Chủ tịch Đoàn Thanh niên của toàn quốc, và trong vai trò mới bây giờ tôi nhấn mạnh rằng chiến dịch nên chỉ gồm toàn người Phi. Tôi cho rằng một người Phi trung bình cũng còn thận trọng về hành động chung với dân Ấn và Da Màu. Tôi đang thay đổi quan niệm về sự chống đối thuyết Cộng sản, nhưng vẫn còn lo ngại những ảnh hưởng của dân Ấn độ. Thêm vào đó, những người Phi ở giai tầng thấp đang ủng hộ chúng tôi thường xem người Ấn trong vai trò lái buôn và chủ tiệm là những kẻ bóc lột dân Da Đen.
Walter bất đồng ý dữ dội, cho rằng các dân Ấn, Da Màu đều dính kết chặc với nhau. Vấn đề được mang ra cuộc họp của Ủy ban Điều hành Toàn quốc và quan điểm của tôi bị phiếu bầu loại bỏ, ngay cả bởi những phần tử trung thành với chủ nghĩa dân tộc Phi. Tuy nhiên tôi vẫn kiên trì và mang vấn đề ra một lần nữa nhân hội nghị toàn quốc, nơi đây ở cấp cao nhất của ANC, các đại biểu cũng dứt khoát gạt bỏ quan điểm ấy. Và tôi hoàn toàn chấp nhận vị thế đã được thông qua. Trước đó, lời phát biểu của tôi kêu gọi cho chiến lược “làm một mình” chỉ được đón nhận thờ ơ, nhưng sau khi Đoàn Thanh Niên cam kết ủng hộ chính sách hợp tác thì bài diễn văn của tôi với tư cách chủ tịch của đoàn lại được hoan hô vang dậy.
Theo huấn thị của hội đồng hoạch định chung gồm ANC và SAIC [South African Indian Congress (Đại hội dân Ấn ở Nam Phi)], hội nghị tán thành một nghị quyết đòi hỏi chính quyền bãi bỏ những luật cấm chỉ Cộng sản và luật thực thi apartheid. Hội đồng quyết định ANC sẽ tổ chức những cuộc biểu tình vào ngày 6/4/1952 như màn mở đầu để phát động “Chiến dịch Bất tuân những Luật bất công”. Đó cũng là ngày dân Da Trắng Nam Phi sẽ làm lễ kỷ niệm 300 năm ngày Jan Van Riebeeck đặt chân đến vùng Cape [Mũi Hảo vọng, chóp cực nam của Châu Phi].
ANC thảo một bức thư do Bác sĩ Moroka đứng tên gởi đến vị Thủ tướng báo cho ông ta biết về những nghị quyết ấy và hạn chót để bãi bỏ những đạo luật bất công. [Một đoạn rất dài kể chuyện Mandela đem bức thư đến gặp Moroka để được phê chuẩn. Cùng trong ngày ông ta thi đậu bằng lái xe rồi lái đến nhà Moroko, và gặp một số rắc rối trên đường đi].
Bức thư ghi rằng ANC đã nghiên cứu hết mọi phương tiện hợp hiến để giành được những quyền hợp pháp, và chúng tôi đòi hỏi sáu đạo luật phải được bãi bỏ chậm nhất là ngày 29/2/1952, nếu không thì chúng tôi sẽ thực hiện hành động “hợp hiến đặc biệt”. Thư trả lời của Malan, do viên thư ký riêng tư ký tên, xác nhận dân Da Trắng có một quyền cố hữu để đưa ra biện pháp bảo tồn vị thế của họ vốn là một cộng đồng riêng biệt, và chấm dứt với lời đe dọa rằng nếu chúng tôi theo đuổi hành động thì chính quyền sẽ không ngần ngại dùng toàn lực để dẹp tan mọi xáo trộn.
Chúng tôi đánh giá bức thư của Malan bác bỏ cách ngắn gọn những yêu sách của chúng tôi là một lời tuyên chiến. Bây giờ chúng tôi không còn cách nào khác ngoài phương pháp bất tuân dân sự, và chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho hành động quần chúng cho đáng mặt. Việc tuyển mộ và huấn luyện là một trong những công tác chủ yếu của chiến dịch và sẽ là phần quan trọng quyết định cho sự thành công hay thất bại. Vào ngày 6/4, những cuộc biểu tình sơ khởi được diễn ra ở các thành phố lớn. Trong khi Bác sĩ Moroka diễn thuyết trước một đám đông ở Quảng trường Tự do của thành phố Johannesburg thì tôi nói chuyện ở Công đoàn Công nhân ngành May với một nhóm người có tiềm năng tình nguyện. Tôi giải thích cho họ, khoảng vài trăm người Phi, Ấn, và Da Màu, rằng xung phong vào chiến dịch là việc làm khó khăn và thậm chí làm một nhiệm vụ nguy hiểm, bởi vì chính quyền sẽ cố tìm cách đe dọa, bỏ tù, và có lẽ tấn công [bắn giết] những người xung phong. Mặc cho bất cứ điều gì chính quyền ra tay, những người tình nguyện nhất thiết không được trả đũa, nếu không thì giá trị của chiến dịch sẽ bị suy giảm. Họ phải đáp ứng với bạo lực bằng bất bạo động; kỷ luật này phải được giữ bằng mọi giá.
Các cấp lãnh đạo ANC và SAIC loan báo rằng Chiến dịch Bất tuân sẽ bắt đầu vào ngày 26/6 trùng với kỷ niệm một năm Ngày Phản kháng Toàn quốc. Họ cũng lập ra “Ủy ban Hành động Toàn quốc” để chỉ huy chiến dịch và “Ban Đặc trách Toàn quốc về người Tình nguyện” lo việc tuyển mộ và huấn luyện những người xung phong. Tôi được chỉ định làm Tổng Chỉ huy của chiến dịch và đứng đầu cả Ủy ban Hành động lẫn Ban Đặc trách người Tình nguyện. Trách nhiệm của tôi là tổ chức chiến dịch, điều hợp các chi nhánh địa phương, tuyên vận những người tình nguyện, và quyên tiền.
Chúng tôi cũng tranh luận liệu chiến dịch có nên theo các nguyên tắc bất bạo động (của Gandhi) vốn cố chinh phục bằng sự cải hóa. Một số người ủng hộ bất bạo động trên căn bản đạo đức thuần túy, họ cho rằng nó vượt trội mọi phương cách khác về mặt luân lý. Trong nhóm này có cả Manilal Gandhi là con trai của Mahatma Gandhi và là chủ bút của tờ báo Ý kiến của dân Ấn.
Những người khác lại nói chúng ta nên tiếp cận vấn đề này từ quan điểm về chiến thuật chứ không từ quan điểm về nguyên tắc, và chúng ta nên sử dụng phương cách nào thích hợp với sự đòi hỏi của tình thế. Nếu một phương cách hay chiến thuật cá biệt giúp chúng ta đánh bại kẻ thù thì chúng ta nên dùng nó. Trong trường hợp này, nhà nước có sức mạnh hơn chúng ta rất nhiều, và bất cứ cố gắng nào của chúng ta sử dụng bạo lực sẽ bị đè bẹp thê thảm. Như thế bất bạo động là điều cần thiết thực tiễn chứ không là một chọn lựa. Đây là quan điểm của tôi, và tôi thấy bất bạo động trong mô hình của Gandhi không là một nguyên tắc bất khả xâm phạm mà là một chiến thuật được sử dụng do tình thế đòi hỏi. Nguyên tắc không quan trọng đến nỗi chiến lược sinh ra nên được dùng ngay cả khi nó tự đánh bại, như chính Gandhi đã tin tưởng. Tôi đòi hỏi phản kháng bất bạo động được sử dụng cho đến chừng nào nó còn hiệu quả. Quan điểm này thắng thế, mặc dù sự phản đối mạnh mẽ của Manilal Gandhi.
Hội đồng hoạch định chung đồng ý một chương trình không có điểm kết thúc cho chiến lược bất hợp tác và bất bạo động; hai giai đoạn thực hiện sự bất tuân được đề xướng. Trong giai đoạn một, một số nhỏ những người xung phong đuợc huấn luyện kỹ sẽ cố tình vi phạm vài điều luật chọn lọc ở các khu đô thị. Họ sẽ xâm nhập các khu vực cấm mà không xin giấy phép; họ sẽ dùng những phương tiện dành riêng cho dân Da Trắng như nhà xí, toa tàu, phòng chờ đợi, và cửa vào các công ốc; họ sẽ nán lại các trị trấn trong giờ giới nghiêm. Mỗi đợt những người bất tuân sẽ có một trưởng nhóm vốn sẽ báo trước cho cảnh sát về hành vi bất tuân của họ để việc bắt bớ được xảy ra với ít náo động. Giai đoạn hai là một hình dung gồm sự bất tuân của quảng đại quần chúng kèm theo những cuộc đình công và các hành động của công nhân khắp nơi trong nước.
Trước khi phát động Chiến dịch Bất tuân, một đại hội được tổ chức ngày 22/6 gọi là “Ngày của những người xung phong”. Luthuli (Chủ tịch ANC vùng Natal) và Bác sĩ Naicker (Chủ tịch NIC) cả hai đều phát biểu và cam kết tham gia. Tôi là diễn giả chính đối diện với khoảng 10 ngàn người tham dự; trước đó tôi chưa hề diễn thuyết cho một khối đông người như vậy, và đây là một kinh nghiệm đầy phấn chấn. Tôi nói vói đám đông rằng Chiến dịch Bất tuân sẽ là hành động mạnh mẽ nhất chưa từng có được quần chúng bị áp bức ở Nam Phi tung ra; họ sẽ tạo nên lịch sử và khiến thế giới chú tâm vào các chính sách kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi.
Khắp các thành phố lớn, những người tình nguyện đã thực hiện hành vi bất tuân vào ngày 26/6 qua lòng can đảm, tinh thần hăng hái, và ý thức lịch sử. Chiến dịch bắt đầu vào sáng sớm ở Cảng Elizabeth với 30 người bất tuân do Raymond Mhlaba chỉ huy, họ tiến vào một trạm xe qua cổng dành riêng cho dân Da Trắng, và bị bắt giữ. Họ đã vừa tuần hành vừa hát những bài ca tự do, trong lúc được bạn bè và gia đình hò reo cổ võ. Họ cũng cùng nhau hô to đối đáp với khẩu hiệu “Mayibuye Afrika!” (Hãy để Châu Phi thành màu đen!)
Sáng hôm ấy tôi túc trực ở văn phòng ANC để giám sát cuộc biểu dương trong ngày. Đợt những tình nguyện vùng Transvaal được lên lịch sẽ bắt đầu hành động vào giờ trưa ở trung tâm thị trấn và do Mục sư Tantsi chỉ huy; họ sẽ chuốc lấy việc bị bắt giữ bằng cách xâm nhập không có giấy phép vào thị trấn. Mục sư Tantsi đã cao tuổi, là Chủ tịch tạm thời của ANC vùng Transvaal. Nhưng vào giữa buổi sáng, Mục sư Tantsi điện thoại cho tôi cho biết với giọng xin lỗi rằng ông được bác sĩ khuyên không nên bất tuân và vào tù. Đây là một thất vọng lớn, bởi Mục sư Tantsi là một khuôn mặt đặc biệt và đã được chọn lựa để cho chính quyền thấy chúng tôi không chỉ là một nhóm xách động trẻ tuổi.
Để thay cho Mục sư Tantsi, tôi nhanh chóng tìm ra một người khác cũng vào hàng trưởng thượng: Nanta Sita vốn là Chủ tịch TIC, người đã từng vào tù trong cuộc phản kháng thụ động năm 1946. Mặc dù tuổi đã cao và mang chứng viêm khớp cấp tính nhưng Sita là một người chiến đấu và đồng ý chỉ huy nhóm bất tuân ấy. Một viên thư ký của ANC được phái hộ tống Sita đến hiện trường, nhưng sau đó tôi mất liên lạc với anh ta. Lại thêm một khủng hoảng; tôi quay sang Walter và nói “Anh phải đi thôi”. Chiến dịch này là biến cố đầu tiên ở Transvaal, và cần thiết phải có một khuôn mặt nổi bật chỉ huy nhóm bất tuân, nếu không thì những người lãnh đạo bị cho là rụt cổ lại trong khi quần chúng lãnh đủ sự trừng phạt. Mặc dù Walter nằm trong ban tổ chức và được lên lịch sẽ tham gia bất tuân trong đợt sau nhưng anh ta đồng ý ngay.
Ở hiện trường, cánh cổng sắt dẫn vào thị trấn bị khóa chặc, còn những người tình nguyện đang biểu dương, kiên nhẫn chờ đợi ở bên ngoài và đòi hỏi được vào bên trong. Đám đông gồm tổng cộng 52 người tình nguyện, cả người Phi và Ấn, cùng vài trăm khán giả hăng hái và các phóng viên. Walter đi đầu nhóm bất tuân; sự có mặt của anh ta là bằng chứng chúng tôi thật sự thi hành nhiệm vụ. Nhưng tinh thần dẫn dắt nhóm biểu tình là do Nanta Sita, mặc dù bị chứng thấp khớp vẫn di chuyển tới lui trong nhóm bất tuân, vỗ vai họ và nâng cao lòng tự tin của mọi người.
Suốt giờ đồng hồ đầu tiên là tình trạng bế tắt; cảnh sát tỏ ra tự chế và cách ứng xử của họ làm cản trở chúng tôi. Liệu có phải sự tự chế của họ là nhằm gây thối chí những người tình nguyện? Phải chăng họ chờ đám phóng viên đi khỏi, rồi sẽ tung ra một cuộc thảm sát trong bóng đêm? Hay họ đang đối diện với tình thế khó xử mà nếu bắt giam chúng tôi (là cách mà họ thường làm) thì đó chính là việc chúng tôi mong muốn? Trong khi chúng tôi đang phân vân thì tình hình bỗng thay đổi; cảnh sát ra lệnh mở cổng sắt. Ngay lập tức những người tình nguyện tràn qua cổng và như thế vi phạm luật. Viên chỉ huy cảnh sát huýt còi, các nhân viên dưới quyền liền bao vây nhóm bất tuân và khởi sự bắt giữ họ. Chiến dịch đang diễn tiến sống động. Nhóm bất tuân bị tống vào trạm cảnh sát địa phương và bị truy tố.
Tối hôm đó, các thành viên của Ủy ban Hành động gồm cả Oliver Tambo, Yusuf Cachalia, và tôi họp lại để kiểm lại tình hình trong ngày và hoạch định cho tuần lễ tới. Địa điểm ở gần nơi một nhóm thứ ba những người bất tuân sẽ hành động để bị bắt giữ; nhóm này do Flag Boshielo chỉ huy, anh ta là chủ tịch chi nhánh miền Trung của ANC. Vừa sau 11 giờ đêm, chúng tôi thấy họ đồng thanh diễu hành trên đường phố; họ làm như thế là cố tình vi phạm luật giới nghiêm vốn quy định rằng mỗi người Da Đen phải có giấy phép mới được đi lại sau 11 giờ đêm.
Chúng tôi họp xong vào giữa khuya và bước ra ngoài. Tôi cảm thấy kiệt quệ và suy nghĩ không nhằm vào việc bất tuân mà là một bữa ăn và đi ngủ. Lúc ấy một viên cảnh sát tiến đến Yusuf và tôi; rõ ràng chúng tôi đang về nhà chứ không phải làm công việc phản kháng. Anh ta kêu lớn “Mandela, ông không thoát được đâu”, và dùng gậy chỉ vào chiếc xe thùng của cảnh sát đậu gần đó la lên “Chui ngay vào xe”. Tôi cảm thấy muốn giải thích cho anh ta biết tôi có trách nhiệm điều hành chiến dịch và được lên lịch để thực hiện bất tuân để bị bắt mãi về sau này [chứ không phải bây giờ], nhưng dĩ nhiên như thế sẽ rất buồn cười. Một lát sau, Yusuf và tôi nhận ra mình đang nhập chung với hơn 50 người tình nguyện do Flag Boshielo chỉ huy, họ bị cảnh sát dùng xe tải chở vào trạm cảnh sát. Là lãnh đạo của Ủy ban Hành động, chúng tôi lo lắng rằng những người khác sẽ thắc mắc về việc chúng tôi vắng mặt, và tôi quan tâm đến vấn đề ai sẽ điều hành chiến dịch. Nhà tù dơ dáy, hôi hám và tối tăm, nhưng tất cả chúng tôi sát cánh cùng nhau, đầy sôi nổi và khí thế nên không còn để ý đến chung quanh. Tình bạn của những đồng chí bất tuân khiến cho hai ngày trong tù trôi qua rất nhanh.
Vào ngày thứ nhất ấy của Chiến dịch Bất Tuân, hơn 250 người tình nguyện khắp nơi trong nước đã vi phạm những luật lệ bất công khác nhau và bị bắt giam. Đó là một bắt đầu thuận lợi, vì những người lính của chúng tôi tỏ ra trật tự, kỷ luật, và tự tin.
Hơn 5 tháng tiếp theo, trên 8 ngàn người tham gia vào chiến dịch. Bác sĩ, luật sư, công nhân, giáo viên, học sinh, mục sư cùng nhau bất tuân luật và đi tù. Họ hát vang “Này Malan! Hãy mở cửa nhà tù. Chúng tôi muốn vào đó”. Chiến dịch xảy ra trong các thành phố và thị trấn, lớn có nhỏ có. Thậm chí sự phản kháng bắt đầu lan đến những vùng quê. Đa phần những vụ vi phạm luật là nhỏ, và hình phạt thường từ vài ngày đến vài tuần trong tù, có khi được phép trả tiền thế chân. Tin tức về chiến dịch được phổ biến rộng rãi, và số hội viên của ANC tăng từ 20 ngàn lên đến 100 ngàn.
Trong thời gian tiến hành chiến dịch tôi di chuyển rất nhiều đến khắp nơi trong nước, thường bằng xe hơi khởi hành vào ban đêm hay vào sáng sớm. Tôi giải thích về chiến dịch cho những nhóm nhỏ, đôi khi phải lặn lội từ nhà này sang nhà khác. Vào thời ấy, khi phương tiện truyền thông quần chúng cho dân Phi vẫn còn sơ khai và thậm chí không hiện hữu trong nhiều vùng thì chính trị chỉ mang tính địa phương. Chúng tôi phải lôi kéo dân chúng từng người một.
(phần III vẫn còn tiếp với đoạn 5)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét