Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

LỰC LƯỢNG DÂN TỘC - Những âm mưu nham hiểm của Trung quốc cần được vạch rõ

Những âm mưu nham hiểm của Trung quốc cần được vạch rõ

Trên báo của Việt nam ngày càng có nhiều bài đăng về tình trạng nguy hiểm của việc mất cảnh giác để Trung quốc lập các chốt quan trọng làm tiền đề cho việc tấn cống Việt nam trong một tương lai nếu quan hệ Việt Trung xấu đi.

Như ngày Thứ bảy, 01/03/2014, 09:59 (GMT+7) trên báo Nguyễn Tấn Dũng có viết một bài báo vô cùng quan trọng với nhan đề: “Trung quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?”, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

“Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có bóng dáng người Trung Quốc đứng sau.

Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước này thực hiện đối với nước kia bằng bom đạn. Nhưng hôm nay, cần nghĩ khác. Ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang “xâm lược” Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang âm thầm gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã phân giới cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn “xâm lược” về kinh tế, văn hóa, xã hội… không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu. Câu hỏi được đặt ra là: tại sao Trung Quốc lại cắm chốt ở Quảng Trị?

Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị

Theo Báo Pháp luật TP.HCM trong loạt bài “Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam” cho thấy “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị một Công ty Trung Quốc có trụ sở chính đóng tại Hong Kong thâu tóm kể từ năm 2011.

Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II.

Vậy mà Công ty này sắp được giao 100 ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, chưa kể các địa phương lân cận huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế (100ha), Hải Lăng, tỉnh Quãng Trị (100ha), Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị (100ha).

CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn.
CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn.
Về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, thì chúng ta đều biết trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.

Người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Trung Quốc lấy vợ, lập thành phố người Trung Quốc tại khu vực miền Trung; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.

Tình trạng báo động người Trung Quốc tại miền Trung, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này được một người dân cho là: “Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc  tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi)
Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi)
Một phụ nữ ở địa phương cho biết: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến đây mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.

Người dân không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm.

Người Trung Quốc không cần theo luật Việt Nam là đi xe máy họ không cần đội mũ. Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm vào lãnh thổ Việt Nam thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.

Căn cứ quân sự Du Lâm – Cửa Việt

Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Từ Du Lâm đến Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km. Với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.

Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.

Phải chăng tại Cửa Việt, Trung Quốc ý đồ muốn xây dựng vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Nên nhớ, tỉnh Quảng Bình gần đó, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào.

Cua-Viet

Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”

Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).

duong-luoi-bo

Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).

Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với Bá quyền Đại Hán, thì mọi việc đều có thể.

Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn từ Quảng Trị đến Thừa thiên Huế. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Trung Quốc. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.

Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại những địa điểm nói trên và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Bài học cảnh giác lịch sử vẫn còn đó.”

Với âm mưu này thì tại Vũng tầu có nhiều ngư dân Trung quốc mở các thủy trại nuôi cá tại đây. Họ thường lập các thủy trại này gần các cảng quân sụ có tâù bè thường ra vào. Nhưng nguy hiểm nhất chính là hiện nay Trung quốc đã lôi kéo một số nước trong đó cả Lào, Campuchia, Việt nam xây dựng các khu vực kinh tế sát Trung quốc có các đường cao tốc chạy thẳng từ Côn Minh hay Vân Nam Trung quốc sang các quốc gia này. Nếu chiến tranh xẩy ra, các xe Tăng, xe quân sự Trung quốc tràn sang vào Hà nội chỉ có 2 giờ đến 3 giờ.

Tại Lạng Sơn, Lao Bảo và Móng cái các siêu thị người Hán (hoặc người Việt trá hình nhưng thực ra của người Trung quốc) cùng các khu vực làm ăn khi chủ Trung quốc thắng các dự án thầu tại Thủy nguyên Hải phòng, Hải dương, va hầu hết trên cả nước Việt nam. Họ mang theo cả một đội quân người sang với số dân ngày càng tăng. Họ cắm dễ tại đây khi có nhiều người lấy vợ Việt nam sinh con đẻ cái ngày càng nhiều.

Người Việt nam ai cũng biết,từ xưa đến nay Trung quốc không thể xâm lược Việt nam dễ dàng và cha ông ta thắng quân xâm lược Trung quốc chính lad do đường sá hiểm trờ khó khăn, đị hình không thuận lợi cho Trung quốc tràn đến. Cho nên những vấn đề này đang đặt Việt nam vào một nguy cơ rất nguy hiểm đe dọa nền an ninh của cả nước. Vấn đề Ucraina đang là bài học cho Việt nam về những nguy hiểm khi có bạo loạn rất dễ để các vùng có nhiều người Trung quốc sẽ đòi ly khai, chia cắt đất nước. Hãy thật cảnh giác kẻo quá muộn!
Ngày 2 tháng 3 năm 2014.
© Nguyễn Hoàng Hà
  (Đàn Chim Việt)

LỰC LƯỢNG DÂN TỘC

TrinhanMedia

Nguyễn Nhơn
trích từ “Một Thoáng Suy Tư Về Cuộc Các Mạng Dân Tộc”
Trong giai đoạn đấu tranh giải trừ ách áp bức VC, Phong Trào Quần Chúng chống Cộng là tiền đề để tiến tới thành hình một lực lượng rộng rãi hơn, bao gồm đông đảo dân chúng, tức là LỰC LƯỢNG DÂN TỘC để tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC vì DÂN SINH, DÂN CHỦ, tức là cuộc cách mạng của toàn dân, vì chịu hết nổi nạn nghèo đói, áp bức, bất công mà vùng lên đánh đổ bạo quyền VC để tự giải thoát.
Việc vận động mở rộng Phong Trào Quần Chúng Chống Cộng là khởi đầu một thời kỳ mới: Giành lại QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHIẾN, HOÀ cho đám đông, tức là bãi bỏ ĐỘC QUYỀN LÀM CHÍNH TRỊ của những người Trưởng giả thuở nay vẫn quen thói ngồi cao, tự vẽ vời đủ lý thuyết và cương lĩnh, rồi ngồi chờ thế lực ngoại cường đưa lên cầm quyền, tự tung, tự tác quyết định mọi việc của đất nước, bất chấp mọi ý nguyện của người dân. Họ cũng thường dùng những thuật ngữ thời thượng: Nào là Thời đại bùng nổ thông tin, nào là Cách Mạng truyền thông, gần đây là Toàn cầu hóa Dân chủ, cuối cùng là Tình hình mới ,chống Cộng theo kiểu mới. Họ nói như vẹt để rồi cứ kiểu cũ mà làm như vừa kể, bởi vì nều họ hiểu đúng về tác dụng của cuộc cánh mạng truyền thông thì họ không thể coi vấn đề chính trị như là thứ gì cao siêu, bí hiểm, chỉ có họ mới đủ kiến thức vận dụng.
Thực ra chính trị chỉ là một khiá cạnh của đời sống. Mọi người chỉ cần đọc báo, nghe đài phát thanh, đặc biệt internet là có thể hiểu biết thượng vàng, hạ cám bất cứ thứ gì, đừng nói chi là vấn đề chính trị được đông đảo người bàn luận hàng ngày. Cho nên, khi những người chống cộng vận động đồng bào thành Phong trào Quần chúng đấu tranh chống cộng là họ đi thẳng vào trung tâm của định nghĩa dân chủ: Mọi người đều có tiếng nói về hướng đi của đất nước (Everyone has a say about national direction). Việc làm nầy cũng chính là điều mà Bà Suu Kyi mong mỏi thực hiện cho đất nước Miến Điện: TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH CỦA DÂN CHÚNG (Empowering the people) để họ có khả năng tham dự vào việc cai trị đất nước cũng như kiểm soát việc làm của giới trưởng giả cai trị (the ruling elite).
Tóm lại, công cuộc vận động tổ chức, phát triển phong trào Quần chúng Đấu tranh chống Độc tài, áp bức VC trước sau vẫn ĐÚNG. Nó đúng không những trong giai đoạn đấu tranh GIẢI TRỪ BẠO QUYỀN VC hiện nay mà còn sẽ đúng trong giai đoạn XÂY DỰNG DÂN CHỦ hậu CS và vẫn còn đúng trong giai đoạn TÁI THIẾT, XÂY DỰNG lại Đất nước sau nầy.
Trong giai đoạn đấu tranh giải trừ ách áp bức VC, Phong Trào Quần Chúng chống Cộng là tiền đề để tiến tới thành hình một lực lượng rộng rãi hơn, bao gồm đông đảo dân chúng, tức là LỰC LƯỢNG DÂN TỘC để tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC vì DÂN SINH, DÂN CHỦ, tức là cuộc cách mạng của toàn dân, vì chịu hết nổi nạn nghèo đói, áp bức, bất công mà vùng lên đánh đổ bạo quyền VC để tự giải thoát.
Trong giai đoạn xây dựng Dân chủ hậu CS, chính lực lượng Dân Tộc đó sẽ quyết định về Bản Hiến Pháp, tức là nền tảng quy định thể chế chính trị của đất nước cũng như quyết định về bầu cử nhân sự vào bộ máy cai trị quốc gia. Trong giai đoạn tái thiết, xây dựng lại Đất nước, lực lượng Dân Tộc đó sẽ là chủ lực tiến hành các kế hoạch phát triển Quốc Gia.
Cho nên những ai hiện nay góp mặt trong Phong Trào Quần Chúng Đấu Tranh Chống Cộng đều có quyền hãnh diện về sự đóng góp của mình vào cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC hiện đang diễn tiến.
Chúng ta cứ kiên nhẫn, trì chí hành động, rồi cũng có ngày thanh thản ca rằng:
Nợ TANG BỒNG trăng trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu
Nguyễn Nhơn
Nguồn: Quân Sử Việt Nam
 Trí Nhân Media

Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc”

...cc: Tại sao Văn bản,  Báo chí hay các ông quan nói chuyện ở trong nước ,cái gì cũng Xã hội Chủ nghĩa- Sao qua Tây, Nhật , Úc…tức là mấy Quốc gia “Tư bản giãy chết, thối tha…” là TỰ NHIÊN rớt mất cái đuôi XHCN???- Qua đó nói cho mạnh để họ biết là nhất định tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH , được cái lợi là quảng cáo XHCN và” phân hóa nội bộ” bọn Tư bản vì nó thấy VN sướng quá do có XHCN nên một số nó chạy theo…là nó bị lộn xộn ngay , rồi tiến tới chỗ Tư bản sập tiệm chớ. – Lạ kỳ, qua đó là “đứt đuôi”!?
QĐND – Chủ nhật, 02/03/2014 | 22:3 GMT+7
QĐND - Trong khi quân đội một số nước ra tuyên bố “trung lập về chính trị” trước thực trạng bất ổn chính trị của đất nước họ, một số đối tượng đã phát tán các bài viết trên mạng xã hội đòi “trả quân đội về phục vụ nhân dân, không chính trị hóa quân đội”, “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, không phải phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền”… Vậy thực chất của những “lời kêu gọi” trên là gì?
PGS, TS Phan Trọng Hào, Thư ký chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: Những đòi hỏi “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, không phải phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền”, “trả quân đội về phục vụ nhân dân”… thực chất vẫn là để thực hiện ý đồ “phi chính trị hóa quân đội”. Hiến pháp 2013 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, trong đó, Điều 65 ghi rõ: “Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Ảnh minh hoạ.
Theo PGS, TS Phan Trọng Hào, hiện nay trên thế giới có nhiều nước khẳng định tính trung lập về chính trị của LLVT. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận rõ, trong cấu trúc đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các nước nói trên thì việc quy định LLVT trung lập về chính trị là giải pháp bắt buộc với các nước đó. Bởi vì, ở các nước có chế độ đa đảng đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái chính trị diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp. Quan điểm “LLVT phải trung lập, đứng ngoài chính trị” được các đảng phái chính trị ra sức tán dương, cổ súy. Thực chất các đảng phái muốn LLVT đứng ngoài cuộc đấu tranh tranh giành quyền kiểm soát quyền lực nhà nước. Còn trong thực tế, ở các nước thực hiện chế độ đa đảng, LLVT chỉ “trung lập chính trị” với các đảng, giữ một khoảng cách với các đảng, không nghiêng về một đảng nào. Tuy vậy, bản thân các đảng chính trị đều ra sức vận động, “mua chuộc”, tìm sự hậu thuẫn từ LLVT. Và khi một đảng giành được quyền lãnh đạo chính quyền nhà nước (thông qua bầu cử) thì đương nhiên đảng đó cũng lãnh đạo LLVT, thậm chí LLVT nhiều nước còn phải làm lễ tuyên thệ trung thành với tổng thống, thủ tướng, vốn cũng là người đứng đầu, hoặc có thực quyền chi phối đảng cầm quyền.
Ở các nước có chế độ đa đảng, lời tuyên bố LLVT chỉ trung thành với nhà nước, về thực chất cũng là trung thành với đảng cầm quyền, khi đảng đó đã chiến thắng qua bầu cử. Hơn nữa, những đảng đối lập trong các nước có chế độ đa đảng này thực chất chỉ là đối lập về hình thức bề ngoài. Bởi vì, về căn bản các đảng này vẫn chung nền tảng ý thức hệ, đa đảng đối lập, nhưng nguyên tắc cơ bản của tổ chức đảng, mục đích hoạt động, và về bản chất vẫn là các đảng của giai cấp tư sản. Các đảng này chỉ khác nhau ở những điểm chi tiết, không cơ bản về những mục tiêu cụ thể, phương cách cụ thể để đạt mục đích chung. Do đó, dù hiến định hay không hiến định vấn đề LLVT trong Hiến pháp ở các nước, thì cũng không có nghĩa LLVT của các nước đó trung lập, đứng ngoài chính trị như các đảng phái chính trị thường tuyên truyền. Thiếu tướng, GS Bùi Phan Kỳ, chuyên viên cao cấp Viện Chiến lược (Bộ Quốc phòng), trong các công trình nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh: Nguyên lý “chiến tranh là kế tục của chính trị” không phải do những người cộng sản đặt ra, mà do nhà lý luận quân sự người Phổ Clausewitz khái quát thành quy luật. Vì vậy, thực tiễn lịch sử thế giới chưa từng ghi nhận một quân đội nào đứng ngoài chính trị.
Tại cuộc tọa đàm “Đấu tranh bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay” do Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) tổ chức ngày 26-2-2014, nhiều nhà khoa học trong quân đội đã tham luận làm rõ về lời kêu gọi “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc”. Các ý kiến chỉ rõ, thực chất của những kêu gọi trên vẫn là âm mưu diễn biến hòa bình, hòng thực hiện “phi chính trị hóa LLVT”, mục đích làm thay đổi bản chất, chức năng, nhiệm vụ của LLVT. Đây chính là âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với LLVT, từng bước vô hiệu hóa LLVT, tiến tới thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam, tạo cơ hội để các thế lực thù địch lật đổ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn này nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực thù địch ra sức truyền bá quan điểm “quân đội trung lập”, nhằm lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tách LLVT ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; làm cho LLVT bị tha hóa, biến chất về chính trị và bị vô hiệu hóa; làm cho Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa vững chắc để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lời kêu gọi “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc” đưa ra không chỉ do phương pháp nhận thức mang tính tư biện, suy diễn một cách chủ quan, phiến diện, mà còn xuất phát từ những toan tính cơ hội, thực dụng, ngộ nhận mình là “người có tài, am hiểu thời thế”. Sự kiện Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua Hiến pháp 2013 với tỷ lệ gần như tuyệt đối, khẳng định nhân dân ta không chấp nhận quan điểm lập lờ, mị dân đó, bởi đó sẽ là nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của LLVT, dẫn đến mất ổn định chính trị – xã hội.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần nhận được câu hỏi của các tướng lĩnh và giới nghiên cứu quân sự thế giới: “Vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay lại đánh thắng hai đế quốc to trong những cuộc chiến tranh không cân sức?”. Đại tướng đã khẳng định: “Sẽ không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này nếu không nhìn vào chiều dày lịch sử dân tộc và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội ta luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta là nhằm thực hiện thắng lợi mục đích của Đảng nêu ra trong Điều lệ Đảng: “Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bản chất cách mạng luôn thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu, bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của Quân đội và nguyện vọng chính đáng trên nền tảng nhận thức khoa học đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm của nhân dân Việt Nam.
HỒNG HẢI

OBAMA VÀ PUTIN VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG TẠI UKRAINE

Trí Nhân Media chuyển ngữ

WASHINGTON – Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Vladimir Putin, đã không đồng ý với nhau về những  đe dọa trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Những quan điểm khác nhau đã thể hiện rất rõ qua cuộc điện đàm 90 phút giữa 2 vị Tổng Thống và là những cản trở cho việc tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
vi phạm chủ quyền của người Ukraine” đồng thời kêu gọi Nga rút quân và hãy giảm bớt căng thẳng. Tổng thống Putin trả lời rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là mối đe dọa thực sự cho đời sống và sức khỏe của công dân Nga đang sinh sống tại Ukraina và Nga có quyền bảo vệ họ .
Quân đội Nga đã qua Crimea sau khi quốc hội Nga hôm thứ Bảy đồng ý để Putin gửi và sử dụng quân đội bảo vệ lợi ích của Nga ở Ukraine. Chính phủ mới của Ukraine hoàn toàn bất lực trước sự hiện diện của quân đội Nga tại Ukraine.
Theo White House hành động của Nga là “một sự vi phạm luật pháp quốc tế”.
Vài giờ trước đó, đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama nhóm họp tại White House để theo dõi tình hình Ukraine và thảo luận một chính sách thích hợp. Obama đã không có mặt trong cuộc thảo luận này. còn Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng John Kerry thì tham gia cuộc thảo luận qua truyền hình .
Kerry, người đã lên tiếng ủng hộ Ukraine trong một cuộc điện đàm vào sáng thứ Bảy với Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov nói. “Mỹ lên án cuộc xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ Ukraina của Liên bang Nga”.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng đã có một cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga và nhấn mạnh rằng , “nếu không thay đổi (rút quân) ” Nga có nguy cơ làm mất ổn định khu vực, tạo sự cô lập trong cộng đồng thế giới và sự leo thang căng thẳng này có thể sẽ đe dọa an ninh châu Âu và quốc tế.
Nhưng một tuyên bố có vẻ thách thức từ Moscow cho rằng Putin không cho phép quân đội Nga rút lui. Đồng thời điện Kremlin cũng cho biết “ Vladimir Putin nhấn mạnh, trong trường hợp bạo lực lan rộng ở khu vực phía đông (Ukraine) và Crimea, Nga quyết duy trì quyền bảo vệ lợi ích và bảo vệ những người Nga đang sống ở đó”.
Obama nói với Putin: cách thích hợp để giải quyết các mối quan tâm về số người Nga ở Ukraine là nên tiếp xúc trực tiếp với chính phủ mới của Ukraine một cách hòa bình và nên thông qua các quan sát viên quốc tế . Ông cho biết Mỹ đã chuẩn bị để giúp làm trung gian một cuộc đối thoại như vậy.
Obama cũng nói rõ rằng sự tiếp tục vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine của Nga sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến vị thế của Nga trước cộng đồng thế giới.
Cho đến nay ông Putin đã bác bỏ những mối đe dọa cụ thể từ phía Hoa Kỳ. Quan chức chính quyền đã cho biết hôm thứ Sáu rằng Obama có thể trả đũa bằng cách hủy bỏ chuyến đi đến Nga vào tháng Sáu để tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế quốc tế Nhóm Tám và cũng có thể cắt đứt các cuộc đàm phán thương mại với Moscow .
White House cũng cho biết hôm thứ Bảy rằng Hoa Kỳ sẽ đình chỉ chuyện tham gia “cuộc họp chuẩn bị” sắp tới cho hội nghị thượng đỉnh, hiện đang được dự định tổ chức tại khu nghỉ mát Black Sea, Sochi, nơi Thế vận hội mùa đông vừa mới kết thúc .
Tổng thống Viktor Yanukovych của Ukraine đã bị truất phế ra khỏi chức vụ sau  khi cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ thành công. Chính trị ở Ukraine trở nên bất ổn khi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối một thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu và tỏ thái độ ủng hộ sâu sắc mối quan hệ lâu đời của đất nước Ukraine với Moscow.
Associate Press
Nguồn: Epoch Times

Moscow, St. Petersburgh: Hằng trăm người Nga biểu tình chống can thiệp vào Ukraine

RFA

2014-03-02
Trong khi đó nhóm hoạt động cho nhân quyền có tên Ovdinfo tại Nga cho biết hôm qua cảnh sát thủ đô Ma1txcova đã bắt giữ hằng trăm người biểu tình chống sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraina.
Ovdinfo nói rõ có hơn 350 người tham gia trong hai cuộc biểu tình với mục đích như vừa nói tại Matxcova đã bị bắt giữ.
Hãng thông tấn Interfax thì nói chỉ có chừng 50 người bị bắt vì tội cố gấy rối trật tự công cộng.
Những người biểu tình mang biểu ngữ chống chiến tranh và một số cầm cờ Ukraina cũng như cờ Nga.
Tại thành phố St. Petersburg cũng diễn ra một cuộc biểu tình tương tự với chừng 500 người tham dự và một số cũng bị cảnh sát bắt giữ.
Phía chính quyền cũng cho tiến hành một số cuộc biểu tình ủng hộ biện pháp quân sự của tổng thống Vladimir Putin. Và theo truyền thông lề trái thì nhiều người được yêu cầu phải tham gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét