“Lỗ hổng” trong cổ phần hoá doanh nghiệp
Sự cần thiết
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được ưu đãi nhiều mặt, vốn tín dụng chiếm
60% nhưng đóng góp vào GDP chỉ mới có 30% là thấp. Đồng thời, các sai
phạm, vi phạm, kể cả vấn đề đạo đức đã ảnh hưởng không tốt hay số lỗ vẫn
còn cao theo công bố trên công luận là 16%, mặc dù con số thực sự vẫn
chưa rõ là bao nhiêu, đấy là chưa kể nợ xấu?
Theo chúng tôi hiểu cổ phẩn hóa DNNN là thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản
DNNN nhằm hai mục đích: một là đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt
động của DNNN, hai là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
giữa mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vế thứ hai là môi
trường thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, không còn dựa vào các điều kiện
ưu đãi với vai trò chủ đạo, đồng thời giúp cho sự phát triển năng động
của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy hiệu quả kinh doanh phụ thuộc trước
hết vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ CEO. Các trường hợp xảy ra như
vụ PMU 18, Vinashin, EVN vv…đã chứng minh thực trạng đó. Đầu tư ra ngoài
ngành, hệ thống kiểm soát lỏng lẻo, kinh doanh thua lỗ là do các CEO đã
có những quyết định sai lầm (mang tính chất lợi ích nhóm, tham nhũng …)
Theo giám đốc điều hành Navigos Search đánh giá thị trường nhân lực cấp
cao vừa thiếu, vừa yếu rất lâu chưa được khắc phục nên ở Việt Nam hiện
luẩn quẩn, khó tìm được những nhân vật mới, xuất chúng, đặc biệt các vị
trí C-level như Tổng giám đốc (CEO), Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc
Tác nghiệp (COO).
Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa
Cổ phần hóa là đem bán một phần quyền làm chủ doanh nghiệp nhà nước cho
tư nhân. Điều này chưa chắc đã biến DNNN thành doanh nghiệp tư nhân. Một
cá nhân nào đó chỉ nắm 20% cổ phần trong khi từng các cá nhân khác nắm
cổ phần nhỏ thì cá nhân nắm 20% có thể điều hành được doanh nghiệp. Nếu
nhà nước vẫn nắm 50% thì doanh nghiệp đó vẫn là DNNN, và ngay ít hơn nếu
vẫn điều động doanh nghiệp thì nó theo định nghĩa quốc tế vấn là DNNN.
Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa. Ở đây chỉ là thứ tư nhân và nhà
nước hợp doanh thôi. Nó tạo ra sân chơi để hai bên lạm dụng nhau. Nhà
nước hy vọng với vai trò của tư nhân thì sẽ điều hành khá hơn. Tư nhân
nhảy vào muốn lạm dụng vai trò của nhà nước để được hưởng nhiều lợi ích
qua ảnh hưởng chính trị như vay vốn, thắng thầu, độc quyền. Cho đến nay,
người dân chưa thấy có nghiên cứu nào để bảo rằng hợp doanh như trên sẽ
đưa khu vực doanh nghiệp nhà nước khá hơn, và cái giá mà nền kinh tế
phải trả là gì (thí dụ trả bằng tài sản nhà nước chui dần vào túi tư
nhân).
Thật sự, chúng tôi không hiểu chữ tái cơ cấu. Bởi vì trong kinh tế học
nó không có nghĩa gì cả. Chỉ người làm chính sách mới có thể cho nó ý
nghĩa bằng hành động của mình. Thí dụ nếu chỉ cổ phần hóa thì tái cơ cấu
là cổ phần hóa. Thí dụ xóa bỏ độc quyền của EVN thì nó là 1 phần của
tái cơ cấu.
Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng
Nhiều tờ báo đã đưa tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN
(2014-2015) diễn ra vào chiều 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi
nhận kết quả làm được của DNNN thời gian qua, nhưng kết quả này chưa
tương xứng với nguồn lực, lợi thế và mong muốn.
Liên quan đến việc tái cơ cấu, thoái vốn ngoài ngành của DNNN, Thủ tướng
chỉ đạo phải sốc lại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp
nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phương mời họ làm việc khác, chưa
nói đến kiểm điểm nặng nề nhưng tuyệt đối không đề bạt cao hơn.
Thủ tướng khẳng định thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp được cổ phần
đều làm ăn có lãi nhờ công khai minh bạch, ngăn chặn được được tiêu cực.
Bởi thế, càng phải quyết liệt cổ phần hóa. Giờ chỉ cần quyết tâm và
trách nhiệm.
Lỗ hổng
Chúng tôi chia sẻ và tán đồng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng cổ phần
hóa là giải pháp trọng tâm của tái cơ cấu, là con đường phải làm. Nhưng
bên cạnh đó phải làm đồng bộ các giải pháp khác như nâng cao năng lực
quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có những biện pháp phải xem xét lại tư duy và cách làm. Minh
chứng là ngày 15/1/2014, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai kế
hoạch năm 2014 của ngành dầu khí, Thủ tướng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam nghiêm túc thực hiện tái cơ cấu để hoạt động chất
lượng và hiệu quả hơn, làm rõ hoạt động nào là công ích, hoạt động nào
là kinh doanh, xây dựng chiến lược của Tập đoàn để vừa hoàn thành tốt
chức năng nhiệm vụ, vừa có sức cạnh tranh ở khu vực và quốc tế. Suy
ngẫm, theo chúng tôi hiểu, kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến, không
ai lại để cho tập đoàn tự quyết định về số phận của mình, tự xem hoạt
động nào là công ích.
Về mặt kinh tế, sản xuất dầu khí không phải là hoạt động công ích, nhưng
dầu khí là tài nguyên quốc gia nên cần giải quyết nguyên tắc quyết định
địa tô/dầu tô thuộc quốc gia.
Về mặt quản lý, việc bán cái gì, bán như thế nào cần có một hội đồng
thẩm định (trong đó có cả tập đoàn dầu khí) quyết, không nên chỉ giao
riêng cho tập đoàn quyết định.
Lỗ hổng bên ngoài doanh nghiệp: Thể chế cần phải có để buộc các doanh
nghiệp nhà nước sau khi đã cổ phần hóa phải chủ động tìm đường lao vào
sản xuất kinh doanh (thuế, các khuyến khích hay ràng buộc của thể chế,
những khuyến khích hoặc chế tài khác) vv…
Giải pháp
Quan trọng nhất là cách tổ chức sao cho lao động có kết quả tối ưu cho
mọi thành viên của xã hội. Cần rút kinh nghiệm bài học của bên Liên xô
cũ, đó là chuyên chính của Nomenklatura, mà tiêu chuẩn không phải là tài
đức, mà là sự móc nối về quyền lợi. Bài học kinh nghiệm ở Nga cũng phải
tính tới khả năng các ” tư bản đỏ” tham gia mua cổ phần doanh nghiệp
nhà nước thực chất là giúp cho các nhóm lợi ích nắm quyền điều hành kinh
tế đất nước
Nếu làm bài bản, khoa học về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì cần
có một hội đồng thẩm định và tái cấu trúc, thiết kế tiến trình xử lý,
thực hiện làm trước ở một vài tập đoàn chọn lựa quan trọng. Từ đó, rút
ra kinh nghiệm thực hiện ở những doanh nghiệp khác.
Nếu trước đó đã có kinh nghiệm thì phải đánh giá lại tiến trình trước
đây, rồi thực hiện. Luôn luôn cần một hội đồng thẩm định. Hội đồng này
ngoài chuyên gia chung, cần có nhiều chuyên gia ở các ngành khác nhau vì
mỗi ngành có những đặc điểm riêng. Hội đồng phải có quyền cao hơn lãnh
đạo tập đoàn về tiến trình cải cách vv…
Kiện toàn, nâng cao năng lực thực chất của công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát đối với hoạt động của các DNNN theo đúng quy định của pháp
luật để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN.
Thực hiện công khai và minh bạch hoá tất cả các thông tin liên quan,
đổi mới cơ chế tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý để chọn người có
thực tài lãnh đạo DNNN.
Điều quan trọng sống còn và cho phát triển tiếp theo là doanh nghiệp nhà
nước phải có phương án sản phẩm mới. Có phương án này ngay trong khi
tiến hành cổ phân hóa thì sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa. Có phương
án này sau khi đã cổ phần hóa thì khả năng thành công của doanh nghiệp
sẽ lớn hơn.
Thay cho lời kết
Rủi ro, nợ xấu, làm ăn thua lỗ của các DNNN lâu nay rất đáng lo ngại, do
đó cần phải “cải tổ” DNNN theo chiến lược phát triển bền vững để nâng
cao hiệu quả hoạt động của DNNN và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng giữa mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đẩy mạnh cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước với chính sách công khai, minh bạch, đổi
mới tư duy, xem xét áp dụng các mô hình tiên tiến về quản lý doanh
nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam là việc làm rất cần thiết.
Đối với nền kinh tế nước ta lúc này là làm sao có sản phẩm mới, chất
lượng và đây là đòi hỏi cao nhất của tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với
việc hoàn thiện về thể chế.
Tái cấu trúc những doanh nghiệp thua lỗ nặng như Vinashin, Vinalines, là
biện pháp cứu vớt những gì còn lại của giấc mơ vua, mong VN trở thành
một con Rồng ở Đông Nam Á..nhưng kết quả là sự thất bại đau đớn của cách
nghĩ duy ý trí. Nếu còn giữ những tên ăn cắp móc nối với cả một bộ máy
Nomenklatura thì chúng ta sẽ lại chứng kiến một pha ăn cắp nữa không kém
phần ngoạn mục. Bên Ukraina, Quốc hội vừa phế truất tổng thống, mặc cho
ông này phản đối, tức là họ đã và đang tái cấu trúc bộ máy cầm quyền,
nguồn gốc của mọi quyết định không hợp lòng dân. Phải thay đổi tận gốc
như vậy mới mong cải thiện được tình hình đất nước.
Tô Văn Trường
(Blog Tễu)
Xã hội dân sự đang mở rộng hay thu hẹp ở Việt Nam?
Nếu nhìn về xu thế phát triển, dù có lúc lên lúc xuống, nhưng trong
10 năm qua không gian xã hội dân sự ở Việt Nam ngày càng được mở rộng,
tạo điều kiện cho người dân bày tỏ ý kiến của mình. Xã hội dân sự ở đây
được hiểu đơn giản bao gồm các tổ chức phi chính phủ có đăng ký hoạt
động với cơ quan quản lý nhà nước (NGO), các tổ chức cộng đồng hoặc cá
nhân hoạt động tự do, và các diễn đàn trên internet.
Minh chứng cụ thể cho sự phát triển này là ngày càng có nhiều các tổ
chức xã hội dân sự được khởi xướng và hoạt động độc lập như “Cơm có
thịt”, “Mạng lưới ung thư vú BCN” hoặc các nhóm thanh niên làm về môi
trường, hỗ trợ bệnh nhân nghèo, etc. Họ thực sự tạo ra một không gian
mới để người dân tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng xã hội
không cần sự cho phép của nhà nước. Các tổ chức phi chính phủ trong
những năm vừa qua cũng bắt đầu có những thay đổi về chất trong hoạt động
của mình. Hoạt động nghiên cứu, vận động quyền con người, phản hồi
chính sách của nhà nước ngày càng rõ nét hơn. Điển hình cho quá trình
này là việc các tổ chức NGO góp ý cho Hiến pháp Việt Nam, Luật đất đai
sửa đổi, lần đầu tiên viết báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam
trong tiến trình Kiểm định định kỳ nhân quyền (UPR), vận động quyền của
người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBTI) đã tạo ra những thay
đổi trong xã hội và luật pháp Việt Nam.
Nhưng có lẽ, sự mở rộng không gian dân sự lớn nhất, mạnh nhất là các diễn đàn trực tuyến do sự phát triển bùng nổ của internet mang lại, đặc biệt nhờ các mạng xã hội như facebook hay các blog cá nhân. Nhiều trang mạng như Quê Choa, Diễn đàn xã hội dân sự, hay Triết học đường phố có số lượng độc giả truy cập thường xuyên rất lớn. Bên cạnh đó, nhiều bloger có những trang mạng cá nhân hay nhóm cá nhân với số lượng người theo dõi lên đến hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người như Trang Hạ, Nguyễn Ngọc Long Blackmoon, Tôi đồng ý, hay Robbey. Các trang Google hay Youtube đã tạo điều kiện cho các nhóm công dân như BB&BG, Jvevermind hay đơn giản là cá nhân tạo ra những sản phẩm truyền thông có hàng triệu lượt truy cập. Dù loại thông tin và độc giả khác nhau, nhưng các trang mạng cá nhân, diễn đàn hay sản phẩm truyền thông trên mạng đã tạo ra một không gian thông tin tự do chưa từng có ở Việt Nam. Nó tạo điều kiện cho người dân nêu quan điểm độc lập của mình, gây sức ép lên báo chí chính thống do nhà nước quản lý.
Có nhiều yếu tố khác nhau tạo ra sự phát triển nhanh chóng của xã hội dân sự Việt Nam trong thời gian qua nhưng phải kể đến ba yếu tố chính sau. Thứ nhất, đó là sự phát triển của kinh tế và xã hội đã tạo điều kiện để nhiều người sống và hoạt động độc lập. Họ có nhu cầu trao đổi, giao lưu và chia sẻ thông tin dẫn đến sự tạo lập các không gian dân sự ngoài nhà nước phục vụ cho lợi ích của mình và cộng đồng. Thứ hai đó là công nghệ, đặc biệt sự phát triển của internet và các mạng xã hội như facebook, blog và điện thoại thông minh đã cho phép người dân kết nối dễ dàng hơn. Công nghệ đã giúp cho việc tìm những người cùng chí hướng, cùng mối quan tâm được thực hiện dễ dàng hơn và nhanh hơn. Thứ ba, đó là ngày càng có nhiều người dân quan tâm đến các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của Việt nam. Nhiều người hiểu và muốn hành động vì công lý, quyền của mình, có trách nhiệm tham gia vào quản trị đất nước, giải quyết các vấn đề chung, và bảo vệ quyền của người thiểu số, thiệt thòi.
Không phủ nhận vai trò của nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế, nhưng vai trò của họ chỉ là thứ yếu hoặc gián tiếp trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự. Về nhà nước, có hai việc họ làm được. Một là tạo khung pháp lý, dù chưa hoàn thiện cho các tổ chức phi chính phủ đăng ký và hoạt động. Thứ hai, đó là tăng dần sự lắng nghe những phản biện chính sách, và “chịu đựng” những tiếng nói trái chiều của người dân, đặc biệt trên internet chứ không “đóng cửa” và “cấm đoán” thô bạo. Đây chính là những điều kiện giúp cho xã hội dân sự phát triển hơn. Còn đối với các nhà tài trợ quốc tế và các nước đối tác, họ đã hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ trong nước, tạo kênh để các tổ chức phi chính phủ tham gia đối thoại chính sách, hội thảo, và tọa đàm chính thức với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, họ cũng vận động và hỗ trợ chính phủ Việt Nam tôn trọng và thực thi các công ước quốc tế, tạo chuẩn mực quốc tế cho sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam.
Có lẽ, một trong những cản trở lớn cho sự phát triển của xã hội dân sự Việt Nam đó là sự thiếu vắng Luật về hội. Dù có người cho rằng “không có luật về hội còn tốt hơn có một luật về hội tồi” nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam đòi hỏi phải có một Luật về hội. Thứ nhất, đó là quyền của người dân được quy đinh trong Hiến pháp. Thứ hai, nó tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động minh bạch và được công chúng thừa nhận. Thứ ba, nó giúp xã hội dân sự hoạt động có tổ chức hơn, có chất lượng hơn, và ở vị trí bình đẳng với nhà nước và thị trường. Chất lượng Luật tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào quá trình vận động của các chuyên gia, các tổ chức xã hội dân sự, và thậm chí của các tổ chức quốc tế. Hơn nữa, bản thân quá trình trình thảo luận xã hội về quyền lập hội cũng là cơ hội nâng cao ý thức của người dân về quyền của mình, nâng cao nhận thức của nhà nước về nhu cầu của Việt Nam có xã hội dân sự mạnh, và điều này cần thiết cho sự phát triển của xã hội dân sự.
Như vậy, quá trình phát triển của xã hội dân sự Việt Nam trong những năm qua là ấn tượng. Nó được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu nội tại của xã hội Việt Nam, và bởi những con người và tổ chức dân sự cụ thể, ngày đêm tìm kiếm nguồn lực, mở rộng hợp tác và thực thi các hoạt động có ích cho người dân. Nó là một quá trình không thể đảo ngược, nhưng nhanh hay chậm, hữu ích nhiều hay hữu ích ít, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khung luật pháp mà Việt Nam sẽ phải xây dựng để bảo vệ tự do của người dân, đặc biệt quyền tự do hội họp (luật về hội) và quyền tự do tiếp cận thông tin (luật tiếp cận thông tin) sau khi hiến pháp đã được thông qua.
Nhưng có lẽ, sự mở rộng không gian dân sự lớn nhất, mạnh nhất là các diễn đàn trực tuyến do sự phát triển bùng nổ của internet mang lại, đặc biệt nhờ các mạng xã hội như facebook hay các blog cá nhân. Nhiều trang mạng như Quê Choa, Diễn đàn xã hội dân sự, hay Triết học đường phố có số lượng độc giả truy cập thường xuyên rất lớn. Bên cạnh đó, nhiều bloger có những trang mạng cá nhân hay nhóm cá nhân với số lượng người theo dõi lên đến hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người như Trang Hạ, Nguyễn Ngọc Long Blackmoon, Tôi đồng ý, hay Robbey. Các trang Google hay Youtube đã tạo điều kiện cho các nhóm công dân như BB&BG, Jvevermind hay đơn giản là cá nhân tạo ra những sản phẩm truyền thông có hàng triệu lượt truy cập. Dù loại thông tin và độc giả khác nhau, nhưng các trang mạng cá nhân, diễn đàn hay sản phẩm truyền thông trên mạng đã tạo ra một không gian thông tin tự do chưa từng có ở Việt Nam. Nó tạo điều kiện cho người dân nêu quan điểm độc lập của mình, gây sức ép lên báo chí chính thống do nhà nước quản lý.
Có nhiều yếu tố khác nhau tạo ra sự phát triển nhanh chóng của xã hội dân sự Việt Nam trong thời gian qua nhưng phải kể đến ba yếu tố chính sau. Thứ nhất, đó là sự phát triển của kinh tế và xã hội đã tạo điều kiện để nhiều người sống và hoạt động độc lập. Họ có nhu cầu trao đổi, giao lưu và chia sẻ thông tin dẫn đến sự tạo lập các không gian dân sự ngoài nhà nước phục vụ cho lợi ích của mình và cộng đồng. Thứ hai đó là công nghệ, đặc biệt sự phát triển của internet và các mạng xã hội như facebook, blog và điện thoại thông minh đã cho phép người dân kết nối dễ dàng hơn. Công nghệ đã giúp cho việc tìm những người cùng chí hướng, cùng mối quan tâm được thực hiện dễ dàng hơn và nhanh hơn. Thứ ba, đó là ngày càng có nhiều người dân quan tâm đến các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của Việt nam. Nhiều người hiểu và muốn hành động vì công lý, quyền của mình, có trách nhiệm tham gia vào quản trị đất nước, giải quyết các vấn đề chung, và bảo vệ quyền của người thiểu số, thiệt thòi.
Không phủ nhận vai trò của nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế, nhưng vai trò của họ chỉ là thứ yếu hoặc gián tiếp trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự. Về nhà nước, có hai việc họ làm được. Một là tạo khung pháp lý, dù chưa hoàn thiện cho các tổ chức phi chính phủ đăng ký và hoạt động. Thứ hai, đó là tăng dần sự lắng nghe những phản biện chính sách, và “chịu đựng” những tiếng nói trái chiều của người dân, đặc biệt trên internet chứ không “đóng cửa” và “cấm đoán” thô bạo. Đây chính là những điều kiện giúp cho xã hội dân sự phát triển hơn. Còn đối với các nhà tài trợ quốc tế và các nước đối tác, họ đã hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ trong nước, tạo kênh để các tổ chức phi chính phủ tham gia đối thoại chính sách, hội thảo, và tọa đàm chính thức với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, họ cũng vận động và hỗ trợ chính phủ Việt Nam tôn trọng và thực thi các công ước quốc tế, tạo chuẩn mực quốc tế cho sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam.
Có lẽ, một trong những cản trở lớn cho sự phát triển của xã hội dân sự Việt Nam đó là sự thiếu vắng Luật về hội. Dù có người cho rằng “không có luật về hội còn tốt hơn có một luật về hội tồi” nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam đòi hỏi phải có một Luật về hội. Thứ nhất, đó là quyền của người dân được quy đinh trong Hiến pháp. Thứ hai, nó tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động minh bạch và được công chúng thừa nhận. Thứ ba, nó giúp xã hội dân sự hoạt động có tổ chức hơn, có chất lượng hơn, và ở vị trí bình đẳng với nhà nước và thị trường. Chất lượng Luật tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào quá trình vận động của các chuyên gia, các tổ chức xã hội dân sự, và thậm chí của các tổ chức quốc tế. Hơn nữa, bản thân quá trình trình thảo luận xã hội về quyền lập hội cũng là cơ hội nâng cao ý thức của người dân về quyền của mình, nâng cao nhận thức của nhà nước về nhu cầu của Việt Nam có xã hội dân sự mạnh, và điều này cần thiết cho sự phát triển của xã hội dân sự.
Như vậy, quá trình phát triển của xã hội dân sự Việt Nam trong những năm qua là ấn tượng. Nó được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu nội tại của xã hội Việt Nam, và bởi những con người và tổ chức dân sự cụ thể, ngày đêm tìm kiếm nguồn lực, mở rộng hợp tác và thực thi các hoạt động có ích cho người dân. Nó là một quá trình không thể đảo ngược, nhưng nhanh hay chậm, hữu ích nhiều hay hữu ích ít, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khung luật pháp mà Việt Nam sẽ phải xây dựng để bảo vệ tự do của người dân, đặc biệt quyền tự do hội họp (luật về hội) và quyền tự do tiếp cận thông tin (luật tiếp cận thông tin) sau khi hiến pháp đã được thông qua.
Bình Lê
(Diễn Ngôn)
Tranh cãi về tư dinh ông Trần Văn Truyền
Trên các báo chính
thống và mạng xã hội Việt Nam đang nổ ra tranh luận về "dinh
thự sang trọng" của cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn
Truyền.
Báo Người Cao Tuổi của Hội người cao tuổi Việt Nam gây chấn động khi cho đăng Bấm bài và ảnh hôm 21/2 về điều mà báo này gọi là "của nổi" của ông Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng CSVN.
Báo Người Cao Tuổi của Hội người cao tuổi Việt Nam gây chấn động khi cho đăng Bấm bài và ảnh hôm 21/2 về điều mà báo này gọi là "của nổi" của ông Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng CSVN.
Ông Truyền giữ vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ từ 2007-2011.
Bài trên Người Cao Tuổi nói đây là các "dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền", gồm một biệt dinh và bốn căn nhà gỗ lợp ngói đỏ ở TP Bến Tre; hai nhà ông cho thuê cũng ở Bến Tre và ba bất động sản khác ở TP HCM.
Đi kèm bài báo là một số ảnh, trong đó có nhiều ảnh về 'biệt dinh' ở Bến Tre, mà báo này nói: "Người ta còn đồn rằng cái giường 'đặc biệt' của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỷ đồng".
Bài của tác giả Trần Tiến Công viết:
"Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành 'tấm gương' cho cấp dưới".
Xoi mói đời tư?
Bài trên Người Cao Tuổi nói đây là các "dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền", gồm một biệt dinh và bốn căn nhà gỗ lợp ngói đỏ ở TP Bến Tre; hai nhà ông cho thuê cũng ở Bến Tre và ba bất động sản khác ở TP HCM.
Đi kèm bài báo là một số ảnh, trong đó có nhiều ảnh về 'biệt dinh' ở Bến Tre, mà báo này nói: "Người ta còn đồn rằng cái giường 'đặc biệt' của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỷ đồng".
Bài của tác giả Trần Tiến Công viết:
"Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành 'tấm gương' cho cấp dưới".
Ngay lập tức, ông Trần Văn Truyền lên tiếng trên báo chí bác bỏ những điều mà ông gọi là "không đúng sự thật".
Ông cựu Tổng thanh tra được dẫn lời nói:
"Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy”.
Theo ông, gia đình ông chỉ có sở hữu một biệt thự và bốn nhà gỗ ở Bến Tre trên diện tích khoảng hơn 1 ha.
"Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy." - Ông Trần Văn Truyền"Cái giường ngủ của vợ chồng tôi cũng bình thường chứ lấy đâu ra vài tỷ đồng?"
Ông Trần Văn Truyền giải thích:
"Tôi làm cán bộ bao nhiều năm về dành dụm được ít tiền cùng với con tôi làm đại lý bán bia Sài Gòn và những người con khác góp tiền vào xây căn nhà chung cho gia đình sinh hoạt. Tôi không kinh doanh và cũng không xây dinh thự gì cả mà tờ báo đó lại nói như vậy?"
Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cũng xác nhận rằng ông Trần Văn Truyền chỉ có hai chỗ ở tại Bến Tre, trong đó khu biệt thự diện tích 1ha như đã nói.
“Đồ đạc trong nhà anh Ba Truyền cũng bình thường và đâu có chiếc giường quý nào như phản ánh đâu.”
Trong khi Tổng biên tập tờ Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa khẳng định "đã đưa thông tin lên mặt báo thì phải có cơ sở", dư luận ồn ào tranh cãi về tính hợp pháp của các thông tin tố cáo như thế này.
Một luồng ý kiến cho rằng với mặt bằng lương khi đương quyền, ông Trần Văn Truyền không thể có khả năng tích lũy được khối tài sản lớn như vậy.
Luồng ý kiến đối chọi lại thì cho rằng tới khi tác giả chứng minh được rằng tài sản của vị cựu quan chức được xây dựng bằng những nguồn tiền bất hợp pháp, cách đặt vấn đề của báo giới "là vô nghĩa" và là xâm hại quyền riêng tư của ông.
Dạy con và Ti vi - Máy tính
Không thể phủ nhận giá trị lớn lao của tivi và máy tính, những thành tựu
của trí tuệ con người từ thế kỷ 20. Khó có thể hình dung cuộc sống của
chúng ta hiện nay không có tivi và máy tính.
Nhưng cũng giống như mọi cái trên đời, bên cạnh giá trị tích cực tivi và
máy tính cũng có những “tác dụng phụ” ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống
của chúng ta nhất là trong việc phát triển trí tuệ. Tivi và máy tính tác
động tới con người bằng hình ảnh nên ít tác dụng kích thích bộ não làm
việc, trong khi muốn phát triển tư duy, con người cần ngôn ngữ, cái mà
tivi và máy tính đều không có nhiều. Trong cuốn “Người mẹ tốt hơn là
người thầy tốt”, tác giả đã phân tích những hạn chế của tivi như sau:
“ Tài liệu nghiên cứu cho thấy, sóng điện não của con người khi xem
tivi rất giống với sóng điện não của con người trong trạng thái ngủ.
Ngồi trước màn hình tivi, đại não không phải chủ động phản ứng với bất
kỳ vấn đề gì, cơ thể cũng trong trạng thái thả lỏng, điều này rất không
có lợi cho nhi đồng, thiếu niên những người đang ở trong giai đoạn phát
triển về đại não và sức khỏe. So sánh những em thường xuyên xem tivi và
thường xuyên đọc sách trước độ tuổi đi học sẽ thấy sự khác biệt rõ nét
về mặt trí tuệ khi đi học. Bởi giáo dục trẻ em giai đoạn đầu là cơ hội
tốt nhất để phát triển trí tuệ và phát triển trí tuệ cần phải không
ngừng được thông tin kích thích. Xem tivi là một hoạt động bị động, trẻ
em có thể nắm bắt được một số kiến thức qua tivi, nhưng so với việc đọc
sách, tác dụng kích thích trí tuệ của tivi là rất nhỏ, chính vì thế,
hiệu quả của sự phát triển trí tuệ cũng là rất nhỏ. Dùng tivi để tiến
hành giáo dục vỡ lòng mà không chú ý đến hoạt động giáo dục vỡ lòng
thông qua đọc sách là ham một bát, bỏ cả mâm. (…) Về mặt thói quen, từ
nhỏ, trẻ dã ngồi lì trước màn hình tivi, dễ hình thành trạng thái không
biết làm gì nếu phải xa tivi, bất kỳ công việc gì cần phải có sự nỗ lực
về ý chí, trẻ đều thấy khó khăn, đều không có hứng thú. Thói quen này
khiến trẻ chùn bước trước những hoạt động đòi hỏi phải có ý thức chủ
động và sự nỗ lực về ý chí”. (Sách đã dẫn, trang 439 – 440).
Cho nên, muốn tránh mắt bị ảnh hưởng xấu để không rời được cặp kính cận
thị, tránh tình trạng “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”, cần thận trọng
khi cho trẻ tiếp xúc với hai thành tựu vĩ đại của loài người này.
Đáng tiếc là hiện nay nhiều bậc cha mẹ luôn miệng than vãn chuyện con
mình thành thạo, say mê tivi, máy vi tính, rồi “Ai-pát”, “Ai-phôn”,
khiến cho mắt thì cận,i chẳng có thời gian mà học hành, nhưng ẩn sau
những lời “than” đó là một sự ngấm ngầm tự hào con mình sành điệu, thông
minh, chẳng xa lạ gì với những phương tiện kỹ thuật hiện đại tối tân
nhất. Nếu còn giữ suy nghĩ ấy thì chẳng bao giờ hạn chế được con. Mà
thật ra nào có cần gì thông minh, đứa trẻ nào được tiếp xúc chỉ thời
gian ngắn đều có thể thành thạo, “nhoay nhoáy” bấm cả. Tôi chưa thấy một
đứa trẻ nào khoảng 4 - 6 tuổi tỏ ra “ngờ nghệch” trước những thành tựu
của văn minh này.
Không ít các bậc làm cha mẹ không quan tâm tới việc con xem tivi, nhất
là khi còn nhỏ. Chúng có thể ngồi xem cùng ông bà, có thể cho xem để hạn
chế nghịch ngợm, nhất là khi cha mẹ không muốn bị làm phiền. Nhưng nếu
từ nhỏ, ngoài tivi, trẻ không có một niềm say mê nào khác, thì khi lớn
lên sao có thể thích nghi với chuyện bị hạn chế?
Không nên cấm tuyệt đối. Nó chỉ có hại khi bị lạm dụng nên chỉ cần hạn
chế xem tivi, thí dụ, mỗi ngày xem 30 phút. Tới khi đi học (mẫu giáo),
ngày nghỉ được xem 30 phút. Để tránh tâm trạng đang mê say bị dừng đột
ngột, trước khi hết giờ xem chừng 5 phút, có lời nhắc để trẻ “chuẩn bị
tinh thần”. Một thời gian, trẻ sẽ có thói quen, chỉ cần người lớn nhắc
hết giờ, trẻ sẽ tự tắt tivi rồi đứng lên. Máy tính hay “ai-pat” cũng nên
như vậy.
Khi trẻ lớn hơn có thể xem theo chương trình như Thiếu nhi, Đường lên
đỉnh Olimpya, Thế giới động vật, … Nếu muốn xem những chương trình
truyền hình trực tiếp (thể thao chẳng hạn), cha mẹ cần giúp trẻ sắp xếp
thời gian hợp lý để không quên công việc chính hàng ngày. Đến giờ thì
xem, hết giờ chuyển ngay sang làm việc khác. (Cũng xin nói thêm, mỗi khi
chuyển công việc, cái lúc chuyển tiếp này, trẻ rất hay “dềnh dàng” lãng
phí thời gian, cần rèn thói quen khẩn trương trong mọi việc).
Tệ nhất là cha mẹ suốt buổi tối ngồi xem tivi, mỗi khi đứa trẻ từ bàn
học quay ra, muốn xem một chút thì bị quát nạt. Lý do thường được đưa ra
là: bố mẹ là người lớn, suốt ngày phải làm việc vất vả, giờ lại không
phải học hành gì nữa, còn con thì… Lý lẽ này quả không sai, trẻ cũng
không thể phản bác, nhưng thực ra, nó đã khiến cho trẻ nghĩ rằng: xem
tivi là một hưởng thụ đặc quyền. Từ đó sẽ dẫn tới trẻ cảm thấy có sự bất
bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, sự đối lập giữa học tập và hưởng thụ.
Từ tâm trạng không thoải mái này trẻ có thể càng mong ước được xem tivi
và càng chán học. (theo sách đã dẫn). Cho nên, cha mẹ tránh xem tivi
khi con học bài nếu không có phòng riêng.
Cũng không nên cấm tuyệt đối trẻ chơi “game”. Tới lớp, bè bạn nói chuyện
“game” mà con mình lại không có gì để nói thì tâm trạng của chúng sẽ ra
sao? Mà những trò “game” cũng không phải là hoàn toàn vô bổ. Nhà chưa
có máy tính, hàng tuần, vào ngày nghỉ, cũng nên cho con tới những quán
“net” chơi khoảng một giờ. Kinh nghiệm của tôi là, khi những nguyện vọng
chính đáng được đáp ứng thì mỗi khi bị “cấm”, trẻ thường dễ chấp nhận
(vì quả thật chúng thấy cha mẹ không phải lúc nào cũng là “bê tông, sắt
thép”). Cấm tuyệt đối, nhất định trẻ sẽ tìm cách để chơi ngoài tầm kiểm
soát, khi đó còn có hại hơn rất nhiều.
Trò chơi điện tử về bản chất cũng chỉ là trò chơi, nó không phải là ma
túy, nó cũng giống với mọi trò chơi mà chúng ta chơi khi còn nhỏ. Say mê
và nghiện là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau.. Nhiều người thành đạt
cũng say mê những trò chơi này. Tội lỗi không phải do trò chơi, người
“nghiện” nguyên nhân chính là do không biết làm chủ bản thân. Nếu từ
nhỏ, trẻ đã được hướng dẫn biết tự kiềm chế, biết suy nghĩ, lựa chọn mỗi
khi hành động, chắc sẽ không “nghiện”. Mặt khác, khi trẻ nghiện, cha mẹ
cũng cần phải xem thử, có thể do cuộc sống xung quanh trẻ đơn điệu, tẻ
nhạt, chẳng có gì hấp dẫn khiến chúng phải đắm chìm trong thế giới “ảo”.
Chỉ “cấm” không thể giải quyết vấn đề tận gốc.
Trước khi trang bị máy tính cho con, cần thống nhất nguyên tắc, nội dung, thời gian, mục đích, …sử dụng.
Nhiều người đã có kinh nghiệm, dù con có phòng riêng cũng nên đặt máy
tính ở nơi “công cộng”. Tốt nhất là trong nhà có nơi đặt máy tính chung
của cả cha mẹ và con cái. Việc kiểm soát thời gian, nội dung dùng máy
tính của con sẽ dễ dàng hơn.
Vừa dạy con biết tự chủ, tự lập, vừa có những biện pháp thích hợp để
kiểm soát, chắc chắn máy tính sẽ trở thành một công cụ đắc lực giúp trẻ
học hành tiến bộ, tiếp cận nhanh chóng và vận dụng thành công với những
thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, dễ thích ứng với những công
việc trong tương lai, xứng đáng với sự mong ước của các bậc cha mẹ.
Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét