Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Ngày 25/2/2014 - Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về vụ án Trương Duy Nhất - Vừa hợp tác vừa đấu tranh

  • Blogger Trương Duy Nhất ra tòa ngày 4/3 (BBC) - Luật sư của nhà báo-blogger Trương Duy Nhất nói phiên tòa xử ông tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ sẽ diễn ra sáng ngày 4/3 tại Đà Nẵng.
  • Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận chung (BBC) - Nam Hàn và Hoa Kỳ bắt đầu tập trận chung trong khi diễn ra đợt đoàn tụ hiếm hoi của các gia đình hai miền bị chia cách từ sau cuộc chiến Triều Tiên.
  • Chính phủ và sự tín nhiệm (BBC) - Việc dừng lấy phiếu tín nhiệm cho thấy Quốc hội Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ Chính trị?
  • Có hay không “quyền lực của nhân dân”? (RFA) - Nếu nước Nga của Putin là nguyên nhân chính làm cho nhân dân Ukraine nổi dậy chống Tổng thống Viktor Yanukovych thì Trung Quốc cũng là nguyên nhân không thể chối cãi khiến nhân dân Việt Nam rồi cũng sẽ nổi lên chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Thủ tướng Trung Quốc tiết lộ kế hoạch chống tham nhũng (RFI) - « Tản quyền» và« không khoan nhượng» trước các hành vi tham nhũng. Báo chí Bắc Kinh vào hôm qua (23/02/2014) trích dẫn những tuyên bố được thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu nhân cuộc họp cấp nhà nước hôm 11/02/2014.
  • Vương quốc Thái Lan bên bờ vực thẳm (RFA) - Tại Thái Lan, Tư Lệnh Quân Đội Thái cảnh báo là vương quốc này có thể đứng trên bờ vực thẳm nếu không tìm được giải pháp để chấm dứt căng thẳng chính trị kéo dài đã 4 tháng qua.
  • Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì? (RFA) - Cuối cùng thì dân tộc Ukraina cũng thành công khi tranh đấu đòi hỏi nguyện vọng của mình. Với Việt Nam, biến cố này sẽ được nhà cầm quyền nhìn dưới khía cạnh nào để có thể rút ra bài học nhằm thay đổi kịp lúc tránh một cuộc cách mạng như tại Ukraina?
  • Ông Yanukovych 'sai lầm khi bắn dân' (BBC) - Dù ra lệnh bắn vào dân chỉ là 'nắn gân' hay ''phép thử', đây là sai lầm chết người của chính quyền Yanukovych, theo nhà nghiên cứu.
  • Nga đưa quân qua biên giới Ukraine? (RFA) - Tổng Thống Lâm Thời Oleksander Turchinov đã chỉ thị phải tìm hiểu cặn kẽ tin nói rằng Liên Bang Nga đã gửi quân đến vùng biên giới với Ukraina.
  • Ông Putin đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong hồ sơ Ukraina (RFI) - Các thay đổi chính trị tại Ukraina, nơi phe thân ChâuÂu vừa lên nắm quyền, đã đặt Tổng thống Nga Vladimir Putin trước những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đối với Matxcơva, chạy đua với Liên Hiệp ChâuÂu để giữ Ukraina trong vòng cương tỏa của mình có nhiều rủi ro.
  • Nhật Bản điều chỉnh luật để xuất khẩu vũ khí (RFI) - Ngày 23/02/2014 một nguồn tin thông thạo cho biết chính quyền Tokyo đang chuẩn bị ban hành chỉ thị mới, mở đường cho việc tăng cường xuất khẩu vũ khí. Quyết định nói trên sẽ càng gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc.
  • Nhiều công ty Nhật muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam (RFA) - Một khảo sát mới đây của Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật bản (Jetro) cho thấy có đến 70% số doanh nghiệp Nhật bản đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và coi đây là một trọng điểm đầu tư.
  • "Tư thế quân sự" nào của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ? (BaoMoi) - (Bình luận quân sự) - Khi mà tư duy về chiến lược của Mỹ đã thay đổi, Mỹ xác định khu vực châu Á-TBD là trọng tâm, là tương lai phát triển của thế giới nên đã “xoay trục” sang châu Á-TBD thì thay đổi ‘tư thế quân sự” là không thể tránh khỏi, nó luôn đồng hành cùng với sự phát triển thành bại của chiến lược. Vấn đề là mục tiêu, đối tượng mà “tư thế” đó hướng tới như nào mới đáng quan tâm.
  • Trung Quốc 'bắn vòi rồng vào tàu cá Philippines' (BaoMoi) - Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines ngày 24.2 đã cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc bắn vòi rồng vào ngư dân Philippines nhằm đuổi họ khỏi bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa 2 nước trên biển Đông.
  • Nhật Bản hồi hương dân cư gần Fukushima (RFI) - Ngày 24/02/2014 chính phủ Nhật thông báo bắt đầu cho phép dân cư gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima trở về nguyên quán. Kể từ đầu tháng 4/2014 khoảng 300 dân làng Tamura– cách Fukushima khoảng 20 km - được trở về sau hơn 3 năm di tản.
  • Thách thức Sotchi thời hậu Olympic (RFI) - Thế vận hội mùa đông lần thứ 22 tại Sotchi (Nga) đã kết thúc ngày 23/02/2014. Nhìn chung, Nga đã thành công rực rỡ trên hai phương diện : công tác tổ chức và xếp đầu bảng về việc giành được nhiều huy chương. Thế nhưng, vấn đề được báo giới quan tâm nhất hiện nay là tương lai của các cơ sở hạ tầng tại Sotchi thời hậu Olympic. Các tờ nhật báo Les Echos,La Croix, L’Humanité và Le Figaro đều có bài bàn về chủ đề này.
  • Hoa Kỳ, nước tiên phong trong ngành ngoại giao kỹ thuật số (RFI) - Các hoạt động ngoại giao quốc tế không chỉ được thực hiện trong các hành lang của Liên Hiệp Quốc hoặc các ban, bộ hay phòng hội nghị, mà được tiến hành ngày càng nhiều trên mạng Internet. Hoa Kỳ hiện được xem là quốc gia đi đầu trong lãnh vực có thể gọi là"ngoại giao kỹ thuật số".
  • Damas sẵn sàng mở đường cho cứu trợ nhân đạo, nếu chủ quyền Syria được tôn trọng (RFI) - Ngày 22/02/2014, Hội Đồng Bảo An, với một sự đồng thuận hiếm thấy, đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết không mang tính chế tài kêu gọi các bên tham chiến ở Syria mở đường cho cứu trợ nhân đạo. Hôm qua 23/02, chính quyền Damas tuyên bố sẵn sàng hợp tác để thực thi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, với điều kiện chủ quyền được tôn trọng.
  • Chính phủ Ai Cập từ nhiệm trước bầu cử Tổng thống (RFI) - Hôm nay, 24/02/2014, theo AFP, Thủ tướng Ai Cập Hazem el-Benlaoui chính thức đệ đơn xin từ chức cùng với toàn bộ chính phủ, nhưng không đưa ra một lý do nào cụ thể. Tuyên bố từ nhiệm của chính phủ Ai Cập được đưa ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn vào vào giữa tháng 4.
  • Thế vận hội mùa đông Sotchi kết thúc tốt đẹp (RFI) - Chủ tịch Ủy ban Thế vận quốc tế cảm ơn thành phố Sotchi và nước Nga đã đưa ra một« bộ mặt mới, thân thiện và cởi mở» nhân Thế vận hội mùa đông lần thứ 22 vừa bế mạc hôm qua (23/02/2014). Ngay sau khi ngọn lửa Olympic vừa tắt, Tư pháp Nga kếtán từ 2 đến 4 năm tù 7 nhà hoạt động chống Putin.
  • Tập trận Mỹ - Hàn khởi sự không có tầu sân bay và oanh tạc cơ chiến lược (RFI) - Hôm nay 24/02/2014, cuộc tập trận thường niên quy mô lớn của Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ khai mạc, bất chấp các phản đối của Bắc Triều Tiên. Một dấu hiệu giảm bớt căng thẳng là việc Hàn Quốc và Hoa Kỳ tuyên bố cuộc tập trận này không có sự tham gia của hàng không mẫu hạm và máy bay ném bom chiến lược. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa chấp nhận để hàng trăm người Triều Tiên ly tán trong cuộc chiến cách đây hơn 60 năm được gặp lại người thân.
  • Hội An bảo vệ môi trường như thế nào? (RFA) - Thành phố Hội An hồi trong tuần cho biết bắt đầu từ ngày thứ ba 25 tháng 3 tới đây tất cả công chức của thành phố này khi đi làm việc đều phải sử dụng xe đạp, trừ những trường hợp đặc biệt.
  • Sập cầu treo khiến ít nhất 7 người chết (RFA) - Có ít nhất 7 người thiệt mạng và 37 người khác bị thương khi những người này đi đưa tang qua một cây cầu treo ở huyện Tam đường, tỉnh Lai Châu vào hôm nay. Chiếc cầu bị sập do quá tải khi đoàn người đi qua.
  • Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác đầu tư (RFA) - Việt Nam và Campuchia hôm nay ký cam kết tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước. Đây là kết quả của chuyến thăm và làm việc của đoàn Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam tới Campuchia từ ngày 23 đến 26 tháng 2.
  • Hoa Kỳ - Nam Hàn tập trận chung (RFA) - Cuộc thao diễn quân sự hàng năm giữa quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn đã bắt đầu hồi sáng sớm hôm nay, với sự tham dự của hơn 30,000 binh sĩ.
  • Ukraine kêu gọi quốc tế cấp viện (RFA) - Quyền Bộ Trưởng Tài Chánh Yuri Kolobov cho hay sẽ thảo luận với EU, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác về khoản tiền 35 tỉ đô la viện trợ. Ông Kolobov còn đề nghị lập một hội nghị quốc tế cấp viện cho Ukraina, trong đó có sự tham dự của EU, Hoa Kỳ và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
  • Nội các Ai Cập từ chức (VOA) - Thủ Tướng lâm thời Ai Cập el-Beblawi loan báo tin này trong một bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay, nhưng không nêu rõ lý do đưa đến quyết định này
  • Philippines tố Trung Quốc bắn súng vòi rồng vào ngư dân (BaoMoi) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines hôm nay, (24/2) đã lần đầu tiên lên tiếng tố cáo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc bắn súng vòi rồng vào các ngư dân Philippines để xua đuổi họ ra khỏi một khu vực bãi cạn tranh chấp.
  • Philippines tố Trung Quốc dùng vòi rồng đuổi ngư dân (BaoMoi) - (SGGPO).- Hãng AFP ngày 24-2 đưa tin, trong Diễn đàn hiệp hội các nhà báo quốc tế tổ chức tại Manila, Philippines, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines, tướng Emmanuel Bautista, cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã phun vòi rồng vào ngư dân Philippines gần bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) ở biển Đông.
  • 3 tàu Trung Quốc đi vào quần đảo Senkaku (BaoMoi) - PN -Tuần duyên Nhật Bản cho biết, có ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Nhật quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông (Kyodo News).
  • Tàu Trung Quốc "dùng vòi rồng đuổi ngư dân Philippines" (BaoMoi) - (NLĐO) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Emmanuel Bautista hôm 24-2 cho biết tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng để xua đuổi thuyền đánh cá của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough, khu vực đang tranh chấp ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambales.
  • Philippines: Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân (BaoMoi) - AFP đưa tin, ngày 24/2, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã phun vòi rồng vào ngư dân Philippines gần Bãi đá ngầm Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham) ở Biển Đông.
  • Mỹ 'dịu giọng' với Trung Quốc (BaoMoi) - Mỹ lạc quan về giao lưu quân sự với Trung Quốc và mong muốn làm sâu sắc mới quan hệ này, nhằm giúp giảm thiểu những tính toán sai lầm là tuyên bố của Phó tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Ray Odierno trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua.
  • Tàu Trung Quốc đã quay lại Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bốn tàu Trung Quốc đã quay trở lại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi lý – PV) sau nhiều tháng không xuất hiện.
  • Nhật Bản bắt giữ tàu cá của Trung Quốc (BaoMoi) - Hôm qua (23/2), ba tàu tuần duyên của Trung Quốc lại đi qua vùng biển tranh chấp với Nhật Bản gần quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku, theo News Asia. Giới chức Nhật Bản cho biết, vào lúc 9 giờ sáng 23/2, tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đi vào khu vực trong vòng 12 hải lý cách bờ biển của đảo Điếu Ngư/ Senkaku. Tuy nhiên, các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển này sau 2 giờ. Đây là lần thứ 5 tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp này và là lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.
  • Cứu sáu ngư dân đắm tàu (BaoMoi) - (PL)- Đồn biên phòng Cửa Đại (Bình Đại, Bến Tre) và Bộ đội biên phòng tỉnh vừa cứu sáu ngư dân bị đắm tàu trên biển Đông.\

Nghi vấn sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ


Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án ‘’làm lộ bí mật nhà nước’’, đã gây ra không ít băn khoăn, nghi ngờ.
Trên mạng Đàn Chim Việt có ngay bài viết đầy nghi vấn mỉa mai của nhà báo Mạc Việt Hồng vớ i cái tít chua chát: "Chết Đẹp". Trên mạng Dân Làm Báo có ngay một loạt bài châm biếm ‘’Chết theo đúng quy trình‘’.
Một sự khác thường được các blog tự do nêu bật, là trên báo PetroTimes nhà báo nguyên ở báo Công an nhân dân Như Phong - một nhà báo có hạnh kiểm viết và lách đáng ngờ - đã loan tin trên mạng lúc 19g58 phút tối 18/2 rằng ông Ngọ đã chết lúc 21g20 phút cùng ngày. Như vậy là ông Như Phong được biết trước rằng ông Ngọ sẽ ra đi vào giờ phút nào, trước khi nó xảy ra, trước ít nhất là 1 giờ 22 phút. Cụm từ ‘’đã chết’’ trong trường hợp này phải viết là ‘’sẽ chết ‘’ thì mới đúng. Một cái chết được ‘’chương trình hóa’’, ‘’kế hoạch hóa trước’’ đến từng phút từng giây quả là điều cực kỳ bí ẩn đáng ngờ, có điều gì đó rất không bình thường.
Một cái chết lạ lùng!
Nhiều bài báo tỏ ra hoài nghi thêm vì hơn 1 tháng trước, ngày 7/1 /2014, khi trả lời báo Công an ông Ngọ còn có tiếng nói mạnh mẽ, và trước đó vài tuần trong đám cưới hoành tráng đặc biệt của cậu quý tử, ông Ngọ còn tỏ ra rất tươi tỉnh khỏe mạnh, gia đình ông khoe rằng bệnh gan của ông đã được chữa trị, cuộc ghép gan thành công, người cho ông 1 thùy gan được ông nhận làm con nuôi quý. Sao ông lại ra đi đột ngột vậy? Phải chăng đã có âm mưu mờ ám làm một bệnh nhân chết sớm để bịt đầu mối.
Sự hoài nghi lên đến tột độ khi không ít người cho rằng ông Ngọ đã phải chết, và chết đúng lúc, ngay trước khi ông bị điều tra, thẩm vấn, đối chất về những gì ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa là ông đã mấy lần nhận tiền hối lộ lên đến hơn 1 triệu rưởi đôla. Các báo Dân làm báo, Chuyển Hóa, Chân Trời Mới… mấy hôm nay (19 và 20/2/2014) đều cho rằng nếu quả thật như thế số tiền lớn này chắc chắn ông Ngọ không ăn một mình, ắt phải chia chác san sẻ vì ‘’buôn có bạn, bán có phường‘’, tham nhũng có phe, có nhóm, có đường giây, có hoa hồng, có chia phần, tỷ lệ, có thể lệ ngầm. Có thể có nhiều người lo rằng trước nguy cơ án tử hình, ông Ngọ sẽ buộc phải phun ra một danh sách chia chác ở cấp trên, để giúp việc phá án, lập công giảm tội như luật định, cố giữ cho cái đầu khỏi rơi. Điều này chính Dương Chí Dũng đã làm, đã dự tính từ trước khi bị tuyên án, nên mới có nụ cười bí hiểm khi nghe bị tử hình.
Nhiều mạng blogger cho xuất hiện trở lại băng ghi âm toàn bộ lời khai động trời của Dương Chí Dũng khi làm chứng trước tòa trong vụ xử Dương Tự Trọng ‘’tổ chức cho người vượt biên ‘’. Nay ông Phạm Quý Ngọ không còn, tòa sẽ không xét tội ông nữa, vụ án liên quan đến ông bị đình chỉ, chấm dứt theo luật định. Nhưng còn một số người liên quan đến vụ án còn sống thì sao? Các báo nói trên tập trung bàn đến mối liên quan với một nhân vật khác, quan trọng hơn ông Ngọ, cấp trên trực tiếp của ông Ngọ, được Dương Chí Dũng nhắc đến ít nhât là 4 lần trong lời khai trước tòa. Đó là Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Dương Chí Dũng khai rằng: ‘’Tôi nói những điều như trước khi tôi nói tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi không thể nói những điều oan cho ai cả. Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ (đồng VN) là tiền của chị Lan (Trương Mỹ Lan, công ty Vạn Thịnh Phát) không phải của tôi. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là sẽ có người chuyển cho anh , gặp người này thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, để làm gì ’’.
Ông Dương Chí Dũng còn khai tiếp : « Anh Tiệp có nói là: anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, và anh Quang đã có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh để anh Ngọ không can thiệp gây khó cho doanh nghiệp nữa….’’ «Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi trong phòng khách có 2 anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra điều đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng đã báo cáo với anh Quang là … anh Ngọ … công ty… như thế... em hiện nay thì … ‘’. Cả đoạn cuối này đang kể về mối quan hệ giữa Dương Chí Dũng với đại tướng Trần Đại Quang thì bị Chủ tọa Hội đồng xét xử vội cắt : ‘’Thôi, anh Dũng, nói đủ rồi, không nói thêm nữa’’ .
Hiện nay trên Thanh Niên online còn giữ lại video clip lời khai trước tòa nói trên.
Dư luận trong và ngoài nước đang chờ kết luận của Bộ Chính trị về vụ đại án ‘’lộ bí mật nhà nước‘’, về trách nhiệm hình sự của ông Phạm Quý Ngọ kết luận ra sao, sẽ tổ chức tang lễ ở mức nào. Và đặc biệt là những lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang ra sao ? Sẽ coi như kết thúc hoàn toàn vụ đại án này hay còn tiếp tục cuộc điều tra theo tinh thần triệt để chống tham nhũng, còn nước còn tát, không chừa một ai, và ‘’mọi quyết định của nhà nước sẽ hoàn toàn minh bạch ‘’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong Thông điệp đầu năm 2014.
Dư luận đang trông chờ ý kiến chính thức của Ban Nội chính Trung ương đảng, cơ quan thường trực của Ban lãnh đạo phòng chống tham nhũng về vụ đại án dở dang này.
Một xã hội dân sự VN đang lớn dần yêu cầu lãnh đạo làm đúng theo những lời đã hứa, sớm giải quyết công khai 10 vụ đại án đã khởi tố, thật sự bắt tay vào việc phòng chống tham nhũng, giải tỏa những nghi vấn tồn đọng, ngay trước mắt là những nghi vấn về vụ án ‘’lộ bí mật nhà nước’’ và về cái chết có vẻ vội vã không bình thường của ông Phạm Quý Ngọ.
Bùi Tín
24.02.2014
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
(VOA)

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về vụ án Trương Duy Nhất


Thư của Phạm Xuân Nguyên: Xin gửi các anh đăng bản cáo trạng về TDN. Khi đăng xin kèm theo dòng này:
Bản cáo trạng này được gia đình ông Trương Duy Nhất gửi tới, và đề nghị công bố theo yêu cầu của ông. Phiên tòa xử ông Trương Duy Nhất sẽ diễn ra vào 8h ngày 4/3/2014 tại Tòa án Nhân dân Đà Nẵng (374 Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

 

(Quê choa)

Người Buôn Gió - Vừa hợp tác vừa đấu tranh

Có lẽ ít người biết đến cụm từ này cụ thể là hành động thế nào. Tôi thấy một số người vẫn thắc mắc tại sao đối tượng A, nhóm B cũng đấu tranh mà lại đi đánh phá người khác.
Hợp tác có nghĩa là làm cho an ninh một số việc, đồng thời được an ninh cho phép làm nhà "đấu tranh" trong mức độ có lợi cho an ninh. Tất nhiên trong vế này, an ninh bao giờ cũng hời hơn. Vì họ được cả một cuộc chiến. Còn những kẻ kia về cá nhân họ cũng được hời. Ở giá cả trao đổi như vậy hai bên đều cảm thấy hài lòng.
Có những người vì thiếu hiểu biết, đố kỵ, ghen tức nhau mà vô tình để những lời an ninh nói nhập vào đầu mình. Dẫn đến tự nguyện làm một người vừa đấu tranh mà vừa hợp tác trong khi chính họ không biết.
Nhưng có người thì nhận thức được điều đó, và họ bằng lòng với việc này. Bởi họ hy vọng sẽ mượn tay an ninh triệt phá các nhóm đấu tranh cạnh tranh với họ, hòng dành được nguồn tiền trợ lực từ hải ngoại cho nhóm của mình. Sâu xa hơn là họ hy vọng vào sự thay đổi xã hội, họ sẽ là lực lượng được ĐCS chọn làm đối thoại trong buổi giao thời. Bởi thế họ luôn tạo cho mình vẻ ngoài là ôn hòa, là chừng mực, là vì một chuyển biến tốt đẹp cho dân tộc mà cả hai bên đều thấy ổn thỏa, hài hòa.
Hợp tác là năng chịu khó cà fe với an ninh, kể những chuyện mình nghe, mình biết về người nào đó đang làm gì, đang định thế nào. Qua câu chuyện cà fe này, an ninh có thông tin về thằng kia đang yêu một con bé dưới tuổi thành niên, thằng này đang khó khăn trong việc thuê nhà, kiếm việc làm, con nọ là vợ hai của lão này, con kia dây dưa với bọn Việt Tân, Dân Chủ, 8406...
Cái việc gặp gỡ kể chuyện tưởng như đối thoại tầm phào như hai người bạn trao đổi quan điểm đó, thực chất là một cuộc cung cấp thông tin về nhóm khác, người khác đang hoạt động hay tình trạng thế nào cho anh ninh nắm bắt. Đổi lại họ nhận thêm từ phía an ninh những thông tin về người đấu tranh này đã có những gì không xứng đáng là nhà đấu tranh, ví dụ như nhận tiền để đấu tranh, theo đảng nọ kia...
Sau đó hai bên ra về, khai thác sử dụng thông tin theo cách của mình. An ninh thì gia tăng việc ngăn cản thuê nhà, xin việc hay triển khai bắt người (như trường hợp Dũng Aduku).
Còn kẻ "đấu tranh" thì từ nguồn tin an ninh về sẽ rỉ tai rằng người này, người kia có vấn đề.
Những kẻ "đấu tranh" này rất chịu khó làm quen với các trang truyền thông lớn quốc tế hoặc những trang báo ngoài lề. Để khi cần thiết có thể lái dư luận hoặc cô lập thông tin về vấn đề nào đó. Chúng cũng hay chịu khó ghi danh vào bất cứ nhóm nào để chiếm vị trí trong nhóm, khi cần đưa ra những ý kiến làm phân tán sức mạnh của nhóm. Được cái bề ngoài nhiều người lầm tưởng kẻ "đấu tranh" này đang nỗ lực hoạt động vì tham gia nhiều nhóm. Nhưng nhìn thực chất thì chúng không làm gì hiệu quả thực sự. Thậm chí chúng còn lái các hoạt động đấu tranh đi sang hướng khác, chúng nhanh chân chiếm vị trí để nắm thông tin hoạt động của nhóm. Khi nhóm có việc gặp các cơ quan ngoại giao, chúng sẽ chiếm một phần tiếng nói trong đó. Đôi khi nội dung phát biểu của chúng với cơ quan ngoại giao chỉ nhằm mục đích lấy đi thời gian của người khác mà nội dung cần thiết hơn.
Chúng tập trung một số thanh niên trẻ quanh mình, lợi dụng sự khác biệt giữa lớp già với lớp trẻ để khoét sâu mâu thuẫn, gia tăng sự hiềm khích. Khiến cho các hoạt động của nhóm lớn tuổi và nhóm trẻ trở thành riêng rẽ. Đồng thời chúng cũng thâm nhập vào các nhóm để làm phân hóa, tan rã các nhóm bằng cách kích động tự ái của một số người, xúi dục họ tách ra lập nhóm này nhóm kia. Sau khi lập nhóm mới xong, chúng cho hoạt động vài ba trò rồi để nhóm tự tan rã. Bởi mục đích của chúng chỉ là phân hóa nhóm ban đầu.
Điều này giải thích vì sao nhiều nhóm đầu voi đuôi chuột. Lúc đầu rất hăng hái bên nhau, sau cứ mâu thuẫn dần, các hoạt động nhạt dần rồi tan rã.
Điều độc ác hơn là khi những người đấu tranh nào đó bị bắt, chúng phân tán dư luận bằng những luận điệu như với Tạ Phong Tần chúng bảo là an ninh trá hình, với Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh chúng bảo đó là do nghe theo thế lực chính trị bên ngoài. Với Huỳnh Thục Vy chúng gây sự, với Lê Thị Công Nhân chúng moi móc thông tin cá nhân để dèm pha.
Nhiều người e ngại không dám nói, vì có thể trước đó có chút giao du, hoặc có thể để an phận mình, hoặc có thể chúng đánh nhóm khác mà mình cũng không ưa. Hoặc họ nghĩ nhầm đây là mâu thuẫn giữa những người đấu tranh, không tham gia làm gì.
Xin thưa, đây là cả một chiến dịch có âm mưu kết hợp bài bản của cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ. Nếu đọc được sách hướng dẫn "đấu tranh chống diễn biến hòa bình ". Bạn sẽ thấy hoạt động này nằm hẳn trong một chương về "phân hóa". Và đã gọi là "phân hóa" diễn biến bên trong thì tất nhiên kẻ tham gia phải nằm trong hàng ngũ những người đấu tranh.
Một số bạn trẻ vẫn nghĩ rằng, con người này vẫn đấu tranh, mình làm việc với họ thấy thế mà. Ở đây cũng nằm trong sách lược, vì cơ quan an ninh tính rằng ngăn chặn từ đầu hơn là bắt bớ. Nên họ ngầm để bạn theo những kẻ này, hoạt động trong vòng kiểm soát, ở những mức độ họ có thể thấy chấp nhận. Ví dụ như phong trào xuống đường biểu tình lên cao, họ sợ bạn tham gia, họ để bạn theo kẻ kia để biểu tình trong nhà. Họ sợ bạn tham gia Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, nên họ để các bạn tham gia các nhóm nhỏ này nọ để thỏa mãn sự đấu tranh trong bạn. Vì họ biết không thể dập tắt thì họ chọn một lối đi cho bạn cũng là đấu tranh khác. Cũng như nguồn nước sẽ xuôi theo về với sông lớn. Họ cho bạn chảy riêng theo một dòng khơi, bạn không hòa vào con sông lớn, bạn có bản sắc của riêng mình, thỏa mãn cái tôi của bạn, cái tiếng đấu tranh của bạn. Mục đích của những người bảo vệ chính trị nội bộ là không để cho một con sông lớn được hình thành. Những dòng suối nhỏ chảy mãi rồi cũng thấm dần vào đất và mất tích êm đềm, đúng như các nhóm nhỏ đã sinh ra và mất đi như thực tế.
Sẽ có người hỏi, tại sao chúng hợp tác với an ninh mà thỉnh thoảng vẫn bị làm khó dễ?
Nhìn thực chất thì những khó dễ đó không nhiều, nó chỉ mang tính nhất thời trong một vụ việc nào đó. Mà do các cơ quan an ninh không kịp phối hợp trao đổi cho nhau. Hoặc vì ngăn chặn cả một đám đông thì chúng lọt vào đó nếu đẩy ra cũng khó. Nhưng cũng phải thẳng thắn công nhận là có lúc để cần thể hiện mình là nhà "đấu tranh" chúng đi quá những gì mà an ninh mong muốn.
Tôi là kẻ chưa học hết phổ thông, từng đâm chém thuê, tàng trữ vũ khí, buôn ma túy, trấn lột tài sản, tổ chức cá độ cờ bạc...một kẻ từng làm những điều như thế để kiếm lợi thì khó có gì bảo đảm lời nói của mình là trong sáng, khách quan. Tôi thực sự thú nhận không hề có danh dự gì để bảo đảm lời mình nói là đúng. Cũng có thể tôi nói lời này vì không kiềm chế được cơn giận khi Bùi Thị Minh Hằng đương trong lao tù mà bị bên ngoài đánh phá.
Đọc một bài viết, phụ thuộc vào cảm nhận của chính các bạn đọc.
Nhưng nếu các bạn được tiếp cận hồ sơ những vụ án của tôi nói, sẽ thấy một điều là vụ nào lời khai của tôi cũng chỉ có một mình tôi phạm tội.
Một kẻ đã từng dám làm những điều như vậy, thì không thể viết một bài viết dài mà không có tên tuổi ai, khiến thiên hạ đoán mò.
Người mà tôi nói trên là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm Gấu. Người đứng đằng sau trong các vụ đánh phá Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần và Bùi Thị Minh Hằng lần này.
Còn có những người đứng đằng sau MNG ở Hải ngoại và một số chân rết ở trong nước. Nhưng thiết nghĩ động cơ của họ chỉ vì muốn đấu tranh dân chủ mà có những hướng đi nhất thời chưa khớp với thực tế. Nên không nhắc tên họ ở đây sẽ ảnh hưởng đến việc đấu tranh của họ sau này.
Bức tranh toàn cảnh đấu tranh Việt Nam rất đa dạng, mỗi con người là một nét vẽ, mỗi nét vẽ có những xuất xứ, động cơ khác nhau. Chính thế khi nhìn vào bức tranh đó, người ta khó trông cậy được một điều gì hoàn chỉnh, tổng thể.
Người Buôn Gió
(Dân luận)

Blogger Mẹ Nấm - Thế nào là "Hợp tác", và thế nào là "Đấu tranh"?

Bài viết này, tôi gửi cho Người Buôn Gió - một người đã block nick tôi từ rất lâu nhưng vừa viết bài vu khống rằng tôi hợp tác với an ninh.

Cá nhân tôi không lạ gì với tin đồn cho rằng blogger Mẹ Nấm hay với bất kỳ ai đang tranh đấu cho tự do, dân chủ là người của an ninh, hoặc có hợp tác với an ninh để phá hoại phong trào dân chủ hay chỉ điểm. Tôi cũng biết chuyện có người cho rằng sự đối xử của an ninh với cá nhân tôi khác biệt với nhiều người khác và từ đó đã tạo ra những nghi ngờ dành cho tôi. 
 
 Có một số người đặt câu hỏi, tại sao tôi không bị khó dễ, không bị đánh đập, không bị gây sức ép trong khi đa phần nhiều người khác đều bị như vậy.

Tôi không thể trả lời vì sao, bởi người có thể thoả mãn mọi thắc mắc đó chỉ có thể là an ninh.

Sự “ưu ái” của an ninh tạo ra khoảng cách giữa tôi và những người khác, có thể đó là chủ đích.
http://4.bp.blogspot.com/-6kuCeqII0OQ/UgBy2oaUccI/AAAAAAAAHXw/Fr0R5d9XaO0/s1600/0B7BDB7E-231F-4978-884B-C437EFAA454C_mw1024_n_s.jpg

Và hơn nữa, tôi chấp nhận những mất mát đã xảy ra mà không cần phải chia sẻ, lu loa trên mạng bởi càng an nhiên đón nhận nó thì tôi càng đứng vững hơn với những lựa chọn của mình.

Tôi không thông báo cho mọi người biết chuyện tôi và con trai tôi cũng bị hành hung cùng với blogger Nguyễn Hoàng Vi tại nhà của bạn ấy vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền vì tôi không muốn Mẹ và con gái tôi phải lo lắng mỗi khi tôi vào Sài Gòn sinh hoạt với các thành viên trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Tôi khác nhiều người khác, tôi không chọn cách đối đầu với an ninh trong mọi tình huống vì tôi còn gia đình. Không thể đẩy người thân mình vào thế căng thẳng đối đầu không cần thiết, và hôm nay tôi dấn thân để mong đạt được giá trị tự do đích thực chứ không nhân danh tự do của mình để làm ảnh hưởng đến sự tự do tối thiểu của những người xung quanh.

Nhưng quan trọng hơn hết tôi chọn lối đấu tranh có chiến lược, có tính toán để làm bằng mọi cách gia tăng phạm vi hoạt động của mình và giảm thiểu những tổn thất.

Đối với lực lượng an ninh, nhất là những người theo dõi, sách nhiễu tôi, tôi đã vạch ra một lằn ranh rõ ràng: họ là những người thừa hành mệnh lệnh, tận trong thâm tâm họ không có thù hằn cá nhân gì với tôi. Do đó tôi không có nhu cầu chồng thêm vào động cơ nghiệp vụ của họ với động cơ thù ghét cá nhân. Điều đó nếu xảy ra chỉ làm gia tăng gấp nhiều lần những khó khăn cho tôi.

Tôi xác định rất rõ ràng rằng, sức mạnh của đám đông đến từ nhận thức, và nhận thức ấy phải đến từ khả năng tiếp cận thông tin thật sự mà không bị cắt xén hay nhào nặn nhằm phục vụ mục đích cá nhân nào. Trong đám đông ấy, mỗi người cần thay đổi mà bản thân mình muốn trước khi thay đổi xã hội chung quanh. Điều đó có thể bắt đầu từ việc nhỏ nhặt nhất là phải sòng phẳng và thành thật với bản thân, cũng như với những người xung quanh mình nếu muốn đi cùng nhau.

Năm 2009, sau khi bị tạm giữ 10 ngày, tôi có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, để nghiên cứu các mối quan hệ xung quanh mình và lý do vì sao dẫn tới việc mình bị bắt giữ.

Đến giờ phút này, tôi chưa kết tội một ai, nhưng không thể phủ nhận rằng việc tôi bị bắt giữ ở thời điểm đó là do bị tình nghi có liên quan đến đảng Việt Tân.

Nhắc lại chuyện này, hẳn Người Buôn Gió còn nhớ Lê Ánh – thành viên Việt Tân ở Sydney, người mà Người Buôn Gió giới thiệu cho tôi quen biết với cái tên là Cường. Lúc ấy tôi không biết ông Cường này là thành viên của Việt Tân. Cũng chính người này thông qua NBG đã nhờ tôi in áo và tôi nhận lời vì nghĩ đây là việc tốt. Và cũng chính NBG đã để lộ số áo in ở nhà và bị bắt trước tôi vài ngày.

Tôi đã không trách móc gì ai việc này, bởi ở thời điểm đó, tôi không hiểu bản chất sự việc, lại càng không biết được rằng đảng Việt Tân có kế hoạch tiếp cận với những blogger quan tâm đến chính trị xã hội như một chiến dịch tìm người.

Tôi cất giữ những chuyện này, như một bài học kinh nghiệm xương máu cho mình để khôn ngoan và cẩn thận hơn khi tiếp xúc bên ngoài.

Hôm nay, tôi nghĩ mình cần nói rõ ràng suy nghĩ của mình về những gì người ta đồn thổi sau lưng mình, nói một lần rồi thôi cho những ai chưa biết cần biết.

Bất cứ cá nhân nào cho rằng, tôi đánh phá những người đấu tranh như Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Thị Minh Hằng... thì xin mời đưa ra bằng chứng.

Tôi sẵn sàng mở một buổi đối thoại online (hoặc offline) để làm rõ vấn đề này.

Tính tôi rất rõ ràng, nếu tôi sai tôi sẽ nhận, những gút mắc cá nhân tôi đều tìm trực tiếp người có liên quan để nói chuyện, chưa bao giờ tôi phải qua bất kỳ một ai để nhờ họ nói thay và nói giùm.

Chuyện cá nhân giữa chị Hồ Lan Hương và chị Tạ Phong Tần là câu chuyện của hai người đó. Đừng ai bắt tôi phải chịu trách nhiệm vì phát ngôn của một người trưởng thành bởi họ là bạn tôi.

Liên quan đến việc chị Bùi Thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ mới đây tôi đã nói rất rõ:
“Mỗi người có một cách phản ứng, một thái độ ứng xử tuỳ theo tính cách.
Có người khinh ghét thì phải chửi cho hả dạ, cũng có người nói thẳng với thái độ kiềm chế rồi bỏ đi, cũng có người im lặng không phản ứng.
Điều quan trọng là ở những nơi mà quyền con người được tôn trọng, không có tình trạng chính quyền tìm cách lừa bẫy những người bất đồng chính kiến bằng cách sử dụng lực lượng côn đồ để khích tướng, vu vạ hay ném đồ dơ bẩn vào nhà họ hòng tạo ra xô xát.
Tôi nghĩ, tất cả những trò đã diễn với những người như chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ không làm người khác sợ, mà sẽ làm chị ấy có thêm những người ủng hộ cùng chọn phương pháp như chị ấy mà thôi.
Không thể yêu cầu những người như Bùi Hằng phải "có lời lẽ văn minh" khi các trò bẩn luôn diễn ra xung quanh họ.
Và việc bắt giam những người bị đánh đập ở Lấp Vò, Đồng Tháp thêm một lần nữa chỉ ra sự lạm quyền của lực lượng công an mà thôi.”
Thế nào là "hợp tác"?

Nhiều người thường khuyên rằng hợp tác vì cái chung. Cần phải đặt câu hỏi cụ thể rằng cái chung là cái chung nào ở đây? Tôi không hy sinh sự tự do của mình cho những toan tính chính trị không rõ ràng.

Và không thể có một cái chung khi người ta chưa biết rõ từng mối riêng quy tụ về cái chung ấy.

Thế nào là “cái chung” khi người ta phải hy sinh tự do của mình cho những toan tính sai lầm mà họ không được biết đến?

Thế nào là "đấu tranh"?

Tôi không đấu tranh cho một sự độc tài kiểu mới mà ở đó người ta sẵn sàng miệt thị, mạt sát người khác vì họ nói khác mình.

Tôi không đấu tranh cho một thứ quyền lực tự phong bằng cách nghi ngờ chụp mũ những người nghĩ khác mình là an ninh hay dư luận viên.

Tôi không đấu tranh để hướng những người đang khao khát thông tin và sự thật vào một mớ hỗn loạn rối ren mới đầy ảo tưởng.

Gửi Người Buôn Gió,

Trên đây là những điều tôi cần nói công khai về những gì đồn thổi sau lưng tôi, riêng với cá nhân anh, tôi sẽ chỉ nói một câu thế này: cám ơn anh đã kết nạp thêm cho lực lượng an ninh một nhân sự nhưng rất tiếc, sự mai mối này không có kết thúc mong đợi như anh đã từng giới thiệu tôi với thành viên của đảng Việt Tân.

Lâu nay tôi thường chọn cách đứng ngoài thị phi và im lặng vì tôi nghĩ rằng mỗi người có một con đường, một sự lựa chọn, và không cần thiết phải gây thêm chia rẻ vì những mất mát cá nhân so với thực trạng rối ren hiện nay. Lần này vì anh có những cáo buộc đích danh tôi, nên tôi phải lên tiếng để trắng đen cho rõ.

Chúng ta có gì để đấu tranh với Cộng sản? - Chỉ có sự thật.

Đúng - sai hãy để người đọc tự suy xét.

Tôi nhắc để anh nhớ rằng, với Cộng sản, thì những trò lưu manh đểu cáng sẽ không thắng được họ đâu. Đừng kết nạp thêm người cho lực lượng an ninh chỉ vì tôi khác anh từ suy nghĩ đến cách hành động.
  Blogger Mẹ Nấm
  (Dân luân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét