Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Chính phủ và sự tín nhiệm - Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước

Chính phủ và sự tín nhiệm

Sáng ngày 21/2/2014 Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo định kỳ, có thông tin đưa ra là Quốc hội sẽ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp sắp tới.

Một số ý kiến thắc mắc là việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện từ một nghị quyết của Quốc hội thì dừng hay không phải do quốc hội quyết định, chứ khi quốc hội chưa họp và chưa quyết thì làm sao đã nói là dừng?

Thắc mắc đó là đúng và nó cho thấy rõ một điều: Quốc hội Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.

Liên quan đến việc hình thành, triển khai và giờ là hoãn dừng thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, đây là một sự việc cụ thể, nhưng nhìn rộng ra đó là ví dụ điển hình cho thấy tình trạng chính sách kém chất lượng, gây tổn hại vô cùng cho đất nước.

'Tín nhiệm thấp'

Nghị quyết 35 có điểm vô lý là ở hoạt động lấy phiếu tín nhiệm có tới 3 mức đánh giá là tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao.

Trong khi đánh giá tín nhiệm là đánh giá về hoạt động, chủ thể bị lấy phiếu tín nhiệm là những người thực thi công vụ, khi đó hoặc là anh có làm việc và làm tốt, hoặc là anh không làm việc hay làm việc nhưng không đạt kết quả tốt. Từ đó mà chỉ có hai mức đánh giá là tín nhiệm và không tín nhiệm.

Đánh giá tín nhiệm là một loại hình phán xét về hành vi, giống như phán quyết của tòa án về hành vi của bị cáo, khi đó chỉ có thể quyết định là có tội hoặc không có tội, chỉ một trong hai loại thôi chứ không được nửa vời.

Việc "lấy phiếu tín nhiệm" theo Nghị quyết 35 của Quốc hội được thực hiện trong năm 2013
Như thế rõ ràng là bất hợp lý khi để ba mức đánh giá như hiện tại.

Ngoài ra Nghị quyết 35 còn có điểm bất hợp lý là có tới hai hoạt động đánh giá tín nhiệm là “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”.

Theo đó, để loại bỏ được một cán bộ yếu kém năng lực thì phải qua hai bước đánh giá với điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục khác nhau.

Sau lấy phiếu tín nhiệm rồi lại phải bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này gây mất thời gian và làm lợi cho người được đánh giá bởi vì họ sẽ có thời gian và cơ hội để “chạy chữa”. Điều đó sẽ không thể xảy ra khi việc đánh giá được thực hiện bằng chỉ một thủ tục ngắn gọn rõ ràng và minh bạch.

Học hỏi không đến nơi đến chốn

Hoạt động đánh giá tín nhiệm đối với thành viên chính phủ bộc lộ mối tương quan trách nhiệm giữa hai cơ quan quốc hội và chính phủ.

Đây là việc làm đúng đắn để dân kiểm soát chính quyền mà các nước dân chủ tiến bộ đã thực hiện từ lâu. Với bề dày kinh nghiệm các nước đã cho ra đời cách thức đánh giá tín nhiệm mà chúng ta tuy chưa tận mắt chứng kiến nhưng cũng có thể tin là khoa học và hiệu quả.

Vậy tại sao Việt Nam đi sau học hỏi và áp dụng mà sao lại kém thế, để đến nỗi chính sách ban hành sau duy nhất một lần thực hiện đã phải dừng lại thay đổi? Tuổi thọ của chính sách kém thế sao? Chất lượng của chính sách yếu kém thế sao?

Hay phải chăng có những lực cản ngay từ trong khâu ban hành chính sách khiến cho chính sách có chất lượng thấp và khi thực thi không đem lại hiệu quả?

Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết.

Ở Việt Nam, cán bộ chính phủ chiếm số lượng lớn ở cả Quốc hội, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương.

Vì chiếm nhiều vị trí nên đương nhiên những người này có ảnh hưởng chi phối tới các quyết sách của cả bên Đảng lẫn Quốc hội.

Mặc dù không rõ thực tế thế nào nhưng có thể hình dung là trong cuộc họp bàn cho ra đời chính sách về lấy phiếu tín nhiệm, thành viên bên chính phủ đã không đồng ý, quan điểm của họ sẽ là cứ giữ nguyên như lâu nay không đánh giá gì hết.




Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết."

Luật sư Ngô Ngọc Trai
Hoặc nếu bị ép quá về việc phải có chính sách về đánh giá tín nhiệm thì họ sẽ gây áp lực để việc đánh giá thì đánh giá “cả làng”, không chỉ thành viên chính phủ mà đánh giá cả cán bộ thuộc quốc hội và cán bộ tư pháp, tất cả đều đánh giá về chính mình và về người thuộc khối cơ quan mình.

Cũng không loại trừ các thành viên chính phủ đã tác động ảnh hưởng khiến cho chính sách ra đời nhưng quy định chẳng đâu vào đâu, để tới ba mức đánh giá và qua hai khâu đánh giá mới cho ra kết quả.

Đó là tác hại của việc để cho những người của cơ quan hành pháp chịu sự đánh giá được tham gia vào việc quyết định xem có đánh giá hay không và đánh giá như thế nào?

Đó cũng chính là câu trả lời cho tình trạng chất lượng kém của các chính sách và là nguyên nhân khiến đất nước chậm phát triển.

Quyền chi tiêu ngân sách?

Một điều thực tế ở Việt Nam xuất phát từ tình trạng kiêm nhiệm nên Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và Quốc hội đều trao quyền quá lớn cho Chính phủ.

Các cơ quan lãnh đạo chỉ giao những mục tiêu nhiệm vụ chung chung trong những nghị quyết, Chính phủ được trao quyền rộng rãi khi thực hiện.

Điều đó dẫn đến kết quả là Chính phủ vừa ban hành chính sách vừa thực thi chính sách, Chính phủ được quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực đất nước.

Tại sao Chính phủ lại được quyền quyết định dành tiền chi tiêu cho việc này mà không phải việc khác? Chính phủ lấy tư cách nào để đánh giá tính chính đáng và cấp thiết trong việc giải quyết những vấn đề của các nhóm cộng đồng dân cư?

Căn cứ vào đâu Chính phủ cho rằng việc dành nguồn lực tài chính để cứu trợ thị trường bất động sản, thu mua nợ xấu ngân hàng là cấp thiết hơn việc đầu tư cung cấp nước sạch cho hàng chục triệu dân nông thôn hay cải thiện nơi ăn chỗ ở cho hàng chục triệu công nhân công nghiệp?

Ở các nước khác họ làm thế nào?

Xuất phát từ yêu cầu về sự công bằng, ở nhiều quốc gia họ quy định chỉ Quốc hội là cơ quan đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng mới có tính chính đáng khi xác quyết thứ tự các vấn đề cần ưu tiên cần giải quyết và theo đó là phân bổ nguồn lực đất nước.

Hiến pháp mọi nước đều quy định tinh thần chung là quốc hội mới là cơ quan quyết định về ngân sách quốc gia chứ không phải chính phủ.

Hiến pháp Nhật Bản theo đó đã sử dụng câu chữ khiến cho việc hiểu không thể nào lệch lạc đi được khi viết rằng: Không một khoản tiền nào được chi cho dù chính phủ có yêu cầu trừ khi được quốc hội cho phép.




Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ."
Nước Mỹ năm vừa rồi có sự kiện là Chính phủ Mỹ đã đóng cửa dừng hoạt động mà nguyên nhân chính là Quốc hội Mỹ đã không đồng ý cấp khoản chi ngân sách cho một đề án theo yêu cầu của chính phủ.

Chính phủ Mỹ đã không được tự ý chi tiêu ngân sách. Để thuyết phục Quốc hội đồng ý cho đề án của mình, Chính phủ Mỹ đã phải thuyết phục bằng hàng loạt lý do chính đáng và trong nỗ lực cuối cùng đã phải làm một việc kinh khủng là đóng cửa dừng hoạt động để gây áp lực đòi hỏi Quốc hội phải thông qua.

Kỷ luật ngân sách là yếu tố then chốt để có được những quyết định chi tiêu đúng đắn. Trong khi đó ở Việt Nam không có gì ngăn trở Chính phủ chi tiêu ngân sách. Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ.

Kiểm soát Chính phủ

Nếu như đề xuất chi tiêu của Chính phủ là chính đáng hợp lý thì tại sao lại không thể đưa ra Quốc hội bàn luận để việc thực thi đạt hiệu quả cao nhất? Ví dụ như gói cứu trợ bất động sản 30 nghìn tỷ mà có thông tin tới đây có gói 100 nghìn tỷ?

Quốc hội bận gì mà không bàn luận những vấn đề đó? Chính phủ vội gì khi Quốc hội một năm hai lần họp vào giữa và cuối năm?

Tại sao một chính sách lớn như thế mà Chính phủ thì vội vàng, Quốc hội thì thờ ơ để đến nỗi gói cứu trợ bất động sản thực hiện èo uột mà như nhiều người đánh giá là đã thất bại?

Trong khi đó Chính phủ vẫn chỉ đạo triển khai và mỗi lúc lại nới rộng thêm những tiêu chí mới để có thể giải ngân?

Nếu hiệu quả của chính sách là mục tiêu tối cao thì tại sao lúc đầu không đưa ra được các tiêu chí này, tầm nhìn hạn chế quá chăng?

Tại sao không đưa ra quốc hội bàn luận để tổng hợp trí tuệ tập thể?

Cũng phải hỏi lại là Quốc hội có đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân không? Nếu có thì Quốc hội chịu trách nhiệm thế nào về sự thành công hay thất bại của gói cứu trợ bất động sản?

Biết bao nhiêu vấn đề đời sống dân sinh cần được giải quyết, Quốc hội có phản ánh ý chí nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động khác không?

Nếu có thì ai đại diện cho những nữ công nhân công nghiệp làm việc đầu tắt mặt tối mà cân nặng chưa tới 45kg? Ai đại diện cho những cặp vợ chồng công nhân có con nhỏ chỉ vài tháng tuổi đã phải gửi đi nhà trẻ để bố mẹ đi làm? Tại sao họ vốn tính chăm chỉ mà mãi sống cuộc đời nhọc nhằn trong những khu xóm trọ tồi tàn như vậy?

Đại biểu nào đại diện cho các bậc phụ huynh và các em học sinh vùng núi khi mỗi lần đến trường là sự đánh đổi nguy hiểm đến tính mạng vì sông lũ?




Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình."
Đại biểu nào đại diện cho các công chức viên chức với mức lương không đủ cho sinh hoạt để rồi phải đánh đổi nhân phẩm bằng những việc làm trái lương tâm? Ai đẩy họ đến nông nỗi ấy? Tại sao họ lại không thể có được một mức lương đủ sống để không phải mất đi nhân phẩm?

Tất cả là do các chính sách phát triển kinh tế xã hội và vấn đề về chất lượng của nó, đằng sau đó là vấn đề về sự bố trí hợp lý các thiết chế và sự vận hành khoa học của hệ thống. Các đại biểu có nhận ra điều đó không và làm gì để thúc đẩy điều đó?

Tinh hoa nhân loại đã đúc kết ra hệ thống tam quyền phân lập, tách bạch nhân sự giữa cơ quan làm chính sách và cơ quan thực thi chính sách, tách bạch nhân sự giữa quốc hội và chính phủ.

Ở Việt Nam lâu nay duy trì tình trạng kiêm nhiệm bất hợp lý, khi bộ máy vận hành không khoa học thì sản phẩm ra đời của nó là các chính sách sẽ bị lỗi.

Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình.

Nếu không thay đổi rập khuôn ngay mô hình nước ngoài thì cũng phải thay đổi sao cho tiệm cận với các thiết chế dân chủ để tạo động lực cho đất nước phát triển. Như thế mới là vì nước vì dân.

Trước mắt có thể làm ngay là giảm mạnh tình trạng kiêm nhiệm do Luật tổ chức Quốc hội đang được xem xét sửa đổi và kiểm soát việc chi tiêu ngân sách của Chính phủ do Luật đầu tư công đang được trình Quốc hội thông qua (tại sao một hoạt động như đầu tư công được thực hiện từ mấy chục năm nay, bây giờ mới cho ra đời luật về nó?).

Tăng cường đòi hỏi Chính phủ giải trình về các quyết sách, tăng cường hoạt động đánh giá tín nhiệm tạo áp lực loại bỏ chính là cách đốc thúc Chính phủ làm tốt công việc của mình. Khiến cho Chính phủ không dễ dàng trong hoạt động chính là cách khiến cho Chính phủ hoạt động tốt hơn.

Có như thế mới có hy vọng đất nước phát triển lên được.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, từ Nam Định.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
(BBC) 

Kỳ 2: Ông Yanukovych biến 140ha đất công thành tài sản cá nhân

...cc : Bọn độc tài cai trị ở đâu cũng vậy, chuyên ăn cướp tài sản Quốc gia, hút mồ hôi xương máu của người dân để vinh thân phì da nên tên nào cũng như con heo mập- Tài nguyên Quốc gia cũng bán đổ bán tháo cho hết , dân có nhăn răng cũng mặc kệ. Đây cũng là một trong những lý do qui phục ngoại bang khi bị ảnh hưởng.

Kỳ 1: Dinh thự 100 triệu USD của tổng thống Ukraine khiến người dân “lên máu“

 Motthegioi
Kỳ 2: Ông Yanukovych biến 140ha đất công thành tài sản cá nhân
Khi tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych vội vã rời thủ đô Kiev 22.2, ông để lại rất nhiều vật quý giá trong khu dinh thự rộng lớn Mezhyhirya. Trong số này có nhiều tài liệu hé lộ cách “hô biến” khu đất công gần 140ha thành của riêng để phục vụ gia đình Yanukovych.
Hiện tại, Mezhyhirya do nhà nước kiểm soát và rộng mở với công chúng. Những nhà báo điều tra của Ukraine đến đây vào cuối tuần qua phát hiện vô số tài liệu trôi nổi trên sông gần đó. Rất nhiều trong số này hé lộ cách ông Yanukovych chiếm đoạt mảnh đất công Yanukovych thông qua hàng loạt công ty vỏ bọc như thế nào.
Khi Yanukovych nắm quyền lực vào năm 2010, ông tuyên bố việc chuẩn bị cho giải Euro 2010 là một trong những hành động ưu tiên. Và nguồn quỹ chính để tổ chức giải đấu này chính là ngân sách.
Công trình đầu tiên do một công ty xây dựng nhà nước thực hiện là một xa lộ ở ngoại ô Kiev. Tại một đất nước mà đường xá gồ ghề và không đẹp như Ukraine thì sự xuất hiện một con đường bằng phẳng, sạch sẽ như vậy là sự kiện thu hút. Các quan chức lý giải rằng việc xây đường này là để phục vụ Euro 2012. 
Tuy nhiên, điều lấn cấn duy nhất là con đường này không thuộc về bất kỳ mạng lưới giao thông nào liên kết Ukraine với châu Âu. Thay vào đó, con đường này nối trung tâm thủ đô Kiev với dinh thự riêng của ông Yanukovych, tòa nhà Mezhyhirya – nơi được xem là biểu tượng tham nhũng của Ukraine.

Nội thất sang trọng bên trong khu dinh thự của cựu Tổng thống Yanukovych – Ảnh: Reuters 


 
Những thủ thuật lắt léo
Khu Mezhyhirya được xây nên vào thời Xô Viết tại địa điểm từng là một tu viện từ thế kỷ 14, cho đến khi tu viện này bị những người cộng sản phá hủy. Trong quá khứ, các quan chức cấp cao ở Ukraine luôn được hưởng nhiều ưu đãi, trong đó gồm một ngôi nhà và Mezhyhirya cũng nằm trong danh mục được cấp cho lãnh đạo.
Sau khi Ukraine độc lập, tòa nhà này được sử dụng làm nơi tiếp đón phái đoàn nước ngoài. Nhưng vào năm 2002, khi ông Viktor Yanukovych được bổ nhiệm thủ tướng và chuyển nơi làm việc từ Donetsk về Kiev thì ông quyết định dọn đến sống ở Mezhyhirya. Ban đầu, ông thuê tòa nhà thông qua một quỹ do chính ông Yanukovych thành lập ở Donetsk là Vidrodzhennya Ukrajiny.
Theo trang Ukrayinska Pravda, giá thuê tính cho ông Yanukovych thấp hơn nhiều so với giá thị trường khi đó. Nhưng sau khi nổ ra Cách mạng Cam thì cuộc sống của ông bị hạn chế đáng kể – một điều kinh hoàng đối với các lãnh đạo thời hậu Xô Viết. Chính phủ mới do Tổng thống Yushchenko và Thủ tướng Tymoshenko đứng đầu đã đuổi ông Yanukovych ra khỏi cơ ngơi Mezhyhirya.
Tuy nhiên, một năm sau – thời điểm mà giấc mơ Cam sụp đổ, Yanukovych quay trở về vị trí thủ tướng và đương nhiên có quyền trở về Mezhyhirya – lúc này vẫn là tài sản chính phủ. Một năm sau đó (2007), khi ông thôi chức thủ tướng thì nó đã là của riêng ông!
Trong những tuần cuối cùng giữ chức thủ tướng của Yanukovych, chính phủ đã cho tư hữu hóa trái phép Mezhyhirya. Việc mua lại ngôi nhà không tốn đồng xu nào, thay vào đó rất nhiều ngôi nhà vô chủ được trao quyền kiểm soát cho nhà nước.
Việc mua lại Mezhyhirya không thông qua bất kỳ cuộc đấu thầu cạnh tranh nào. Bên mua Mezhyhirya là một công ty ở Dotnesk tên “MedInvest Traid”. Công ty này sau đó nhanh chóng bán lại Mezhyhirya cho công ty Tantalit, cũng đăng ký thành lập tại Dotnesk và nộp đơn xin phá sản.
Năm 2009, sau nỗ lực bất thành trong việc liên minh chính trị với ông Yanukovych, bà Tymoshenko cố gắng đưa Mezhyhirya về quyền kiểm soát nhà nước nhưng thất bại. Các nghị sĩ từ đảng của ông Yanukovych đã hủy bỏ mọi giấy tờ liên quan đến vụ tư hữu hóa này.
Một vài tháng sau, khi ông Yanukovych trở thành tổng thống thì mọi lo âu đã không còn nữa. Cụ thể là từ khi ông đăng ký những giấy tờ quyền sở hữu khu dinh thự dưới tên một số công ty ở châu Âu.
Người dân tham quan khu dinh thự 100 triệu USD của ông Yanukovych – Ảnh: GM 
Người biểu tình chơi golf trên sân riêng bên trong cơ ngơi của ông Yanukovych – Ảnh: AP 
Thủ thuật núp bóng
Về mặt chính thức, Mezhyhirya thuộc về Tantalit. Giám đốc công ty này là một người hoàn toàn vô danh, Pavel Litovchenko – người từng là nhân viên của con trai lớn ông Yanukovych. Sau này  Litvichenko trở thành luật sư của gia đình ông Yanukovych.
Tantalit được thành lập với 99,97% thuộc sở hữu một công ty Áo, Euro East Beteilung GmbH. Công ty ở Áo này lại 100% thuộc sở hữu bởi một công ty Anh là Blythe (Europe) Ltd, với địa chỉ đăng ký tại Formation House, 29 phố Harley, London. Tại đây, chỉ với một khoản tiền nhỏ thì ai cũng có thể thành lập một công ty bình phong. Một số quan chức Nga nói rằng các đầu sỏ chính trị thời hậu Xô Viết xem nước Anh là thiên đường để che giấu những khoản tiền bất chính của mình.
Không dừng lại ở đó, công cuộc truy lùng vết tích của dinh cơ Mezhyhirya dẫn đến công quốc Lichtenstein. Tất cả cổ phần của Blythe (Europe) Ltd thuộc về công ty P&A Corporate Trust tại công quốc này.
Vùng săn bắn riêng gần 300 km2 của ông Yanukovych gần khu dinh thự cũng là một thành quả của chiến lược biến của công thành của riêng thông qua một quá trình chuyển giao tương tự như Mezhygirya vào năm 2007, trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ 2 của ông Yanukovych.
Ông Yanukovych cho vây kín xung quanh bằng hào chống tăng và vệ sĩ canh gác nghiêm ngặt, tạo thành khu săn bắn lợn rừng và nai, để thỏa mãn sở thích của mình. Không một người dân thường nào có thể đi sâu hơn vào khu rừng này.
Khu rừng ban đầu do Cơ quan quản lý rừng quốc gia trông coi, sau đó được bàn giao cho một công ty tư nhân là Lisnyka. Công ty này được sáng lập bởi các đồng minh thân cận của ông Yanukovych là Bộ trưởng Năng lượng Yuriy Boyko và hai tỉnh trưởng Serhiy Tulub, Volodymyr Demishkan. Tuy nhiên, họ vẫn không phải là những chủ đất duy nhất.
Công ty Astute Partners Ltd., công ty mẹ của Dim Lisnika, cũng được đăng ký tại London với cùng địa chỉ của Blythe (Europa) Ltd. và chỉ có duy nhất một nhân viên là Reinhard Proksch – nhân vật được các ông chủ thực sự thuê để làm người đại diện.
Tạm chốt lại bằng phép so sánh nhỏ: diện tích của công quốc Monaco là 195ha, nhiều hơn so với diện tích vùng đất Mezhyhirya gần 140ha. Tuy nhiên, nếu như dân số của Monaco đến hơn 30.000 người thì tại Mezhyhirya chỉ có một số ít công dân sinh sống và đó là gia đình của “ông vua” Yanukovych.
Minh Anh (Theo Open Democracy, Kyiv Post)
Ảnh bìa: Khu dinh thự ở Mezhyhirya của tổng thống bị lật đổ Yanukovych được mở rộng cửa cho người dân tham quan – Ảnh: AP

Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước.

Phạm Lê Vương Các

Một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua , anh Bùi Tuấn Lâm đang bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước vào sáng nay.
Theo sự loan tin từ bạn bè của anh Lâm trên Facebook, họ cho biết chuyến bay của anh Lâm đã hạ cánh vào lúc 8h30′, nhưng đã hơn 6 tiếng trôi qua bạn bè đi đón vẫn chưa thấy anh Lâm đâu.
Bùi Tuấn Lâm là một thành viên của No-U Sài gòn, cùng với các bạn trẻ khác như Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Văn Ngoãn, Trương Thị Mỹ Ngân…đến từ nhiều hội đoàn dân sự khác nhau đi từ trong nước sang Geneva tham dự “Ngày Việt Nam” để vận động bên lề phiên UPR.
Tại đây anh Lâm đã đã đọc tham luận trình bày về tình hình “quyền tự do lập hội và hội họp”, cũng như cùng với những người bạn đồng hành của mình đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều phái bộ quốc tế nhằm vận động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (bên phải) đọc tham luận vận động bên lề UPR
Vi phạm cơ chế UPR
Việt Nam đã tham gia phiên UPR theo cơ chế bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ hai vào ngày 5/2 vừa qua.
Mục tiêu cuối cùng của UPR là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và giải quyết vi phạm nhân quyền ở các quốc gia.
Theo cơ chế này, các tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm điểm nhân quyền là thông tin từ nhà nước, thông tin từ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, và thông tin từ các bên liên quan khác bao gồm tổ chức xã hội dân sự.
Việc an ninh sân bay câu lưu thẩm vấn anh Bùi Tuấn Lâm, cùng với việc ngăn cấm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xuất cảnh trước đó, cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm cơ chế của UPR là đảm bảo sự tham gia của các tiếng nói độc lập từ cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự.
Việc thiếu tôn trọng các tiếng nói độc lập từ trong nước cho thấy nhà nước Việt Nam đã thiếu hợp tác với UPR trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều đó cho thấy các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế sẽ được công bố vào tháng 6 tới, cũng sẽ rất khó để thực thi hiệu quả.
Khi nhà nước đã phủ nhận vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tức là đã từ chối sự giám sát và sự tham gia của các tổ chức này trong việc thúc đẩy nhà nước thực thi nghiêm chỉnh các cam kết của mình trước các khuyến nghị cải thiện nhân quyền ở UPR.
Đầu năm 2014 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên tình hình nhân quyền ở Việt Nam được đánh giá là tồi tệ đi rất nhiều.
Trong vòng hơn 2 tháng đầu năm, đã ghi nhận nhiều trường hợp côn đồ ngang nhiên hành hung các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền . Nhiều trường hợp bị tấn công  đã phải nhập viện điều trị dài ngày như nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, luật sư Nguyễn Bắc Truyển… 
Các đợt tấn công có chủ ý này vẫn chưa dấm dứt mà đang đến hồi báo động.
Bên cạnh đó, chính quyền Việt nam còn sử dụng đến điều luật với một quy trình thủ tục “tố tụng tập trung” vào đảng cầm quyền để “hình sự hóa” các hoạt động của các nhà tranh đấu như Luật sư Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng…
Không sợ hãi”
Trước khi về nước anh Bùi Tuấn Lâm đã cho blog Cuicac biết lý do anh trở về vào thời điểm khó khăn này là để “chia sẽ nỗi đau từ bạo lực và nhà tù đang dồn ép lên thể xác và tinh thần của các nhà hoạt động trong nước”.
 
Anh Lâm đã tự ghi hình một đoạn video ngắn nói về việc mình có thể bị bắt giữ, “khi các bạn xem video này là lúc tôi đang bị an ninh của Bộ Công an tại sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu”.
Thông điệp này được tung lên mạng Youtube đúng vào thời điểm anh bị câu lưu, cho thấy anh đã đoán trước việc này sẽ xảy ra với mình.
Và anh đã nói rằng: “Tôi không biết khi nào người ta sẽ thả tôi ra…Nhưng tôi không bao giờ sợ hãi và tôi muốn các bạn cũng như vậy.”
Những giây cuối cùng trong đoạn video có độ dài hơn một phút, anh đã nhắn gửi đến các bậc sinh thành, “xin ba mẹ hãy vui vẻ, dù con có thế nào đi nữa… ”.
Hoạt động sôi nổi
Đây là lần thứ hai anh Bùi Tuấn Lâm bị an ninh Việt Nam câu lưu tại sân bay, sau lần đầu tiên vào ngày 6/10/2013, khi anh trở về từ khóa học Xã hội dân sự do Asian Bridge Philipines tổ chức.
Bùi Tuấn Lâm còn được biết đến với tên gọi Peter Lâm Bùi. Anh sanh năm 1984 tại Đà Nẵng, là một người hoạt động sôi nổi, nhiệt tình lăn xả trong nhiều sự kiện chính trị xã hội tại Việt Nam.
Anh đã nhiều lần xuống đường biểu tình trong các phong trào chống Trung quốc, cũng như tham gia vào các hoạt động vận động cho dân chủ và nhân quyền, bất chấp việc đã từng bị bắt bớ, đe dọa và đánh đập.
Ngoài ra, anh Lâm còn được biết đến là nhà hoạt động xã hội gây quỹ cho nạn nhân của cơn bão Haiyan ở Philipines, và chương trình ủng hộ Tết cho ngư dân nghèo ở Quãng Ngãi-Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (áo đen, giữ) biểu tình chống Trung quốc vào ngày 5/6/2011 ở Sài gòn
Đừng trước trước tòa án Long An đấu tranh đòi trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha
Tham gia hoạt động cứu trợ cho nạn nhân bão Haiyan ở Philipines
Cùng với người Phi kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới 1979 trước cổng Đại sứ quán Trung quốc tại Philipines

Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông : Cơ hội tốt cho Việt Nam

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/111%20VIETNAM%20THAO%20BIEN%20DONG_0.jpg
Việt Nam là nước bị đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông gây hại nhiều nhất

Trọng Nghĩa  -RFI

Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động bị coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, sự kiện lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để kháng lại áp lực từ phía Trung Quốc.
Từ cuối năm 2013, ý đồ thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc  đã bộc lộ rõ nét qua hai sự kiện liên quan đến cả vùng biển lẫn vùng không phận của khu vực.

Đầu tiên hết là việc Bắc Kinh cho áp dụng kể từ ngày 01/01/2014, lệnh buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước nếu muốn vào hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền – tức là đa phần diện tích của Biển Đông. Quyết định này, theo nhiều nhà phân tích, chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam vốn thường xuyên đến đánh bắt tại khu vực ngư trường truyền thống của mình là quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, và đang bị Bắc Kinh dùng làm bản doanh để khống chế vùng Biển Đông.

Bắc Kinh với ý đồ chiếm lĩnh cả bầu trời Biển Đông

Bên cạnh quyết định liên quan đến vùng biển kể trên, Trung Quốc cũng không che giấu ý định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bên trên Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông. Sau khi kế hoạch này bị báo chí Nhật Bản vạch trần (Asahi Simbun ngày 31/01/2014), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức chính thức lên tiếng cải chính.

Thế nhưng theo các nhà phân tích, việc Bắc Kinh thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông là một khả năng hoàn toàn hiện thực, căn cứ vào tuyên bố tháng 11/2013 của một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, theo đó họ sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác theo kiểu khu vực trên Biển Hoa Đông « vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị ».

Hai yếu tố kể trên đã khiến các nước trong khu vực hết sức lo ngại, và từ cuối năm ngoái, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã cùng với các đồng minh trong khu vực liên tiếp lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về tác hại của các quyết định kể trên đối với tình hình ổn định và an ninh trong vùng.

Mặt trận mới của Mỹ : Tấn công đường lưỡi bò và ủng hộ vụ kiện của Philippines

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đã tranh thủ mọi cuộc gặp với các tác nhân tại châu Á, từ Philippines, Nhật Bản, cho đến Indonesia, ASEAN, và cả với Trung Quốc để nhắc lại quan điểm kiên quyết chống đối của Washington đối với một vùng phòng không mà Bắc Kinh muốn đơn phương tuyên bố tại Biển Đông.

Quan điểm cứng rắn của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã được một loạt các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ phụ họa, từ tướng Herbert ‘Hawk’ Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg hôm mồng 09/02/2014 tại Singapore, cho đến phát biểu của Đô đốc Admiral Jonathan Greenert Tư lệnh Hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ tại Philippines ngày 13/02/2014 vừa qua.

Theo giới quan sát, ngoài thái độ kiên quyết chống một vùng phòng không mới của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ lần này đã thẳng thừng đả kích tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đang sử dụng để áp đặt yêu sách của họ trên Biển Đông, đồng thời công khai tuyên bố ủng hộ việc Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tất cả các yếu tố kể trên đều đã được ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trước Hạ Viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, khi ông cảnh cáo Trung Quốc rằng không nên tìm cách thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Việt Nam cần ủng hộ Philippines và làm rõ quy chế các đảo trên Biển Đông

Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quen thuộc về Biển Đông tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), thái độ cứng rắn trở lại của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông, là một cơ hội tốt cho Việt Nam để thúc đẩy các hồ sơ chủ quyền của mình, vì sự dấn thân mạnh mẽ trở lại của Mỹ sẽ có sức lôi kéo đối với các nước ASEAN đang còn e ngại Trung Quốc.

Tuy nhiên để tranh thủ cơ hội tốt này, theo Giáo sư Long, Việt Nam phải mạnh dạn tiến thêm hai bước, một là tích cực hơn trong việc hưởng ứng vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc trong tư cách « nước làm chứng », và hai là xác định rõ và công bố quan điểm của Việt Nam về các thực thể địa lý trên Biển Đông, theo đó không một hòn đảo hay bãi đá, rạn san hô nào có hải phận 12 hải lý.

Theo Giáo sư Long, chỉ bằng cách nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình trước các đòi hỏi tham lam và quá lố của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh đến mối đe dọa đối với an ninh khu vực của việc Trung Quốc khống chế vùng Hoàng Sa thì Việt Nam mới thúc đẩy được hồ sơ Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết nêu bật ba nguyên do thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn trở lại trên vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long – Đại học Maine (Hoa Kỳ)
24/02/2014
by Trọng Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét