Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

'Chính Trung Quốc là trở lực lớn của VN' - Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Nền độc tài của sự hiệu quả

'Chính Trung Quốc là trở lực lớn của VN'

Trung Quốc không muốn Việt Nam biến đổi, dân chủ hóa và đây chính là trở lực cho sự cải tổ của Đảng Cộng sản VN, theo nhà bình luận nhân cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam (trái)
Trung Quốc e ngại thay đổi ở Việt Nam làm tác động đến chính Trung Quốc, theo nhà bình luận.
Trung Quốc không muốn Việt Nam cải tổ, dân chủ hóa và đây chính là trở lực cho sự cải tổ, cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến của nhà bình luận nhân quan sát các diễn biến bất ổn từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Hôm 23/2/2014, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Trung Quốc e rằng bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam đều sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc và do đó Trung Quốc làm mọi cách để tình hình ở Việt Nam bị hạn chế trong một tình trạng 'lùng nhùng'.
Ông Xương Hùng nói:
"Vai trò của Trung Quốc ở đây nó khác hản với vai trò của Nga khó hơn ở Ukraine..., bỏi vì chính lợi ích của Trung Quốc không muốn sự thay đổi ở Việt Nam, bởi vì bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc,
"Gần như là chắc chắn sự thay đổi của Việt Nam sẽ dẫn đến sự thay đổi... do đó giới lãnh đạo Trung Quốc rất muốn giữ và làm mọi cách để giữ Việt Nam lùng nhùng như hienẹ nay,
"Thì đấy là cái khó khăn cho phong trào dân chủ ở Việt Nam, bởi vì họ giữ chó giới lãnh đạo ở Việt Nam phục thuộc, rời gần với Trung Quốc và họ có tể làm mọi cách..."

'Không nghiêng hẳn về TQ'

"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta để ký TPP chẳng hạn."
Ông Đặng Xương Hùng
Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao mới từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và đang xin quy chế tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ cũng cho rằng nội bộ lãnh đạo ở Việt Nam không hẳn "nghiêng hẳn" về phía Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói:
"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta (Việt Nam) để ký TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên châu Á - Thái Bình Dương" chẳng hạn,
"Đó là sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nhỏ, dó đó sự cân bằng này vẫn không thể có một kết quả theo ý muốn của các nhà lãnh đạo được mà nó lại hay thường rơi vào chuyện càng đẩy các nhà lãnh đạo gần với Trung Quốc hơn."
Cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật nhân các sự kiện đã đang diễn ra trong cuộc biến động và khủng hoảng ở Ukraine, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam đưa ra dự đoán về con đường, quy trình, mô hình cải tổ chính trị có thể sắp diễn ra tới đây ở Việt Nam.
Ông cũng bình luận về những khả năng thay đổi trong đường hướng, chiến lược lãnh đạo của Đảng CSVN với kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra vào năm 2016 tới đây.
Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu Vụ trưởng bình luận về việc liệu tại Việt Nam hiện nay, trong hàng ngũ lãnh đạo có những tên tuổi nào nổi bật cho cả phe đổi mới, thiên về dân chủ thực sự và những ai đối nghịch lại với khuynh hướng này.
(Mời quý vị theo dõi Phần Một cuộc trao đổi của ông Đặng Xương Hùng với BBC Bấm tại đây.)

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: CÓ MỘT SỰ SO SÁNH NHẸ

Có một sự so sánh nhẹ đưa đến một sự tương phản không nhẹ gây ra cho ta một chút vui nhè nhẹ. Bài nầy mở, mong các bạn có những bức ảnh so sánh gởi về mục nầy, sẽ có phần thưởng cho bạn nào đưa ra so sánh với tương phản không nhẹ nhất.
Sau đây là hai cặp ảnh trên trang Nguyễn Thùy Linh:


Lời bình Nguyễn Thùy Linh: Những người đầu tiên đưa Chủ nghĩa xã hội vào nước ta với ước mơ sẽ tạo ra một xã hội không có giai cấp. Ước mơ đó nay đã trở thành sự thật sau khi chúng ta thực hiện các cuộc cách mạng cải cách ruộng đất ở miền Bắc, rồi đánh tư sản ở miền Nam... Xã hội bây giờ không còn tồn tại giai cấp nữa mà chỉ còn tồn tại các tầng lớp khác nhau, trong đó có hai tầng lớp cơ bản:

- Tầng lớp thứ nhất, mang các đặc điểm: Ngồi mát ăn bát vàng, ăn trắng mặc trơn, ăn trên ngồi tróc.

- Tầng lớp thứ hai: Là tầng lớp còng lưng làm việc để nuôi tầng lớp thứ nhất.




Lời bình: Đi đâu loanh quanh , quay về chốn cũ.

Sau đây là hai cặp ảnh của hai bạn Minh Hương và Mạc Hồng Kỳ

Hoa Hậu Châu Phi

Hoa Hậu Á Rập
Lời bình của Facebooker Hồ Ly Tiên: Hoa hậu Á Rập đẹp gấp triệu lần hoa hậu Châu Phi vì sự kín đáo không nhẹ của họ cũng giống như nền dân chủ XHCN "dân chủ" gấp triệu lần nền dân chủ lồ lộ ra của bọn tư bản.

Dinh thự của tổng thống Ucraina vừa bị lật đổ
Nhà riêng khiêm tốn của Tổng thanh tra nhà nước Việt Nam đã nghĩ hưu
Lời bình của nhà báo Mạc Hồng Kỳ: Biệt thự của tay tổng thống vừa bị phế truất ở nc Ukraina bên trời Tây này quả xách dép cho biệt thự của quan thanh tra cách mệnh tên Truyền ở nc Việt Nam khốn khó. Thế mới biết, trình độ nuôi heo của tụi Tây dở hơn dưa bở!

Mời các bạn gởi ảnh so sánh đến tiếp.

Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Nền độc tài của sự hiệu quả

Trong tháng Chín 2008, ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vỡ nợ. Sự kiện này nói chung được xem là đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính. Những người có trách nhiệm trong kinh tế và chính trị ở khắp nơi trên thế giới bất chợt náo động và bất lực như thế nào đó, vì họ chưa từng trải qua một thảm họa như vậy. Hết cuộc họp bàn chống khủng hoảng này đến cuộc họp bàn chống khủng hoảng khác, ở bình diện quốc gia cũng như quốc tế.
Bảng hiệu của ngân hàng Lehman Brothers được mang đi bán đấu giá tại Christie's ở London trong tháng Chín 2010
Bảng hiệu của ngân hàng Lehman Brothers được mang đi bán đấu giá tại Christie’s ở London trong tháng Chín 2010
Một chính phủ hành động nhanh chóng, thế nào đi nữa thì cũng nhanh hơn các chính phủ khác: chính phủ Trung Quốc. Vào ngày 9 tháng Mười Một 2008 họ quyết định một gói kích cầu khổng lồ trên 4000 tỉ nhân dân tệ, vào lúc đó gần 600 tì dollar. Nhìn lại về sau này, người ta có thể nói rằng gói này đã có tác động ổn định hết sức lớn cho nền kinh tế thế giới.
Không chỉ riêng việc đó là đáng để ghi nhận, mà cả tốc độ mà chỉ trong vòng vài ngày là người ta đã thắt xong một gói với số tiền khổng lồ như thế. Ngay đến giáo sư Francis Fukuyama ở Standford cũng phải kính nể điều đó: “Thế mạnh quan trọng nhất của hệ thống chính trị Trung Quốc là khả năng đưa ra những quyết định lớn và phức tạp một cách nhanh chóng.”
Dân chủ chống chuyên quyền – đó cũng là một cuộc cạnh tranh về vận tốc và hiệu quả. Và đó cũng là cách suy nghĩ và hành động trong những tầm nhìn thời gian hoàn toàn khác. Các nền dân chủ Phương Tây sống trong những chu kỳ bầu cử thường dài bốn tới năm năm. Tầm nhìn của các chính trị gia mang quyền quyết định chỉ vừa đủ tới cuộc bầu cử kế tiếp, lần bầu cử mà qua đó họ rất muốn được tái đắc cử. Ép buộc phải thành công về ngắn hạn là một trong những điểm yếu lớn của dân chủ. Người ta chỉ lo cho “các nhu cầu của khoảng khắc”, nhà triết gia chính trị học Alexis de Toquevill đã ta thán ngay từ giữa thế kỷ 19 rồi.
Người Trung Quốc ngược lại suy nghĩ trong những khoảng thời gian kế hoạch cho năm năm và xa hơn thế rất nhiều. Vì những kế hoạch năm năm đó, những cái mà thời gian sau này có tên là chương trình, dựa lên nhau. Kế hoạch hiện hành là từ 2011 cho tới 2015. Khoảng thời gian của các kế hoạch này không trùng khớp với thời gian nhậm chức của những người cai trị. Một nước cờ khéo léo. Khi bộ đôi lãnh đạo mới, Tập và Lý, chính thức bắt đầu trong mùa Xuân 2013 thì họ bị trói buộc bởi kế hoạch đang được tiến hành và các mục tiêu của nó. Ngay khi muốn thì họ cũng không thay đổi được đường lối. Kế hoạch đó chiếm ưu thế và tạo một sự liên tục trong đường lối chính sách của Trung Quốc.
Người Trung Quốc suy nghĩ trước hàng chục năm. Họ là những người suy nghĩ (trước) trong những khoảng thời gian dài. Tính dài hạn này là một lợi thế, đặc biệt là tại những vấn đề nghiệm trọng, dài hạn như biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy mà hiện nay đang có một cuộc thảo luận thú vị trong giới nghiên cứu về khí hậu. Họ nhìn thấy những vấn đề toàn cầu khổng lồ đang đến với loài người trong các thập niên tới đây. Và đồng thời họ cũng nhìn thấy sự chậm chạp của các nền dân chủ, những nền dân chủ mà không thể và/hay không muốn đưa ra những quyết định cần thiết, vì họ không muốn đặt gánh nặng lên thế hệ ngày nay để cất đi gánh nặng cho các thế hệ trong tương lai. James Hansen của NASA Goddard Institute for Space Studies vì vậy mà hoài nghi rằng các nền dân chủ có thể ngăn chận được sự ấm nóng lên của khí hậu.
Ngược lại, ở Trung Quốc thì cuộc sống bền vững có thể đơn giản là được quy định. Những điều tương tự như thế cũng có ở trong một báo cáo thẩm định của Hội đồng Khoa học Cố vấn cho Chính phủ Liên bang [Đức] về các Biến đổi Môi trường trên Toàn cầu dưới sự lãnh đạo của nhà nghiên cứu khí hậu Hans Joachim Schellnhuber. Và trong báo cáo mới nhất của Club of Rome trong tháng Năm 2012 có viết: “Trung Quốc sẽ là một câu chuyện thành công, vì nó có khả năng hành động.”
Trong đó, có một trong số các tác giả ủng hộ cho một ý kiến hết sức đặc biệt: Jørgen Randers, giáo sư về chiến lược khí hậu ở Trường Quản lý Na Uy. Ông nói, chỉ có “một nhà độc tài có ý tốt” mới có thể ngăn chận được thảm họa khí hậu hay ít nhất là làm giảm thiểu nó đi. Đối với ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc là một người như vậy. Vì họ có thể đưa ra được những quyết định cần thiết nhưng khó chịu; họ không phải để mắt tới tiếng nói của cử tri. Và cũng không phải dự tính trước với sự phản đối từ người dân hay càu nhàu dọc theo những con đường sắt hay đường dẫn điện. “Cầm quyền ở Trung Quốc đơn giản là hiệu quả hơn”, Randers nói.
Đó tất nhiên là một cuộc thảo luận khó khăn, khi người dân chủ ca ngợi nhà độc tài. Nhưng nó là một cuộc thảo luận cần thiết. Câu hỏi không phải là liệu tất cả các nền dân chủ Phương Tây có nên đột biến trở thành những thể chế độc tài có ý tốt hay không. Không một nhà dân chủ nào có thể yêu cầu điều đó một cách nghiêm túc được. Nhưng khi một đất nước như Trung Quốc có những lợi thế về hiệu quả thì câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có phải cải tạo những nền dân chủ của chúng ta cho có hiệu quả hơn hay không. Nhưng nói chung là điều đó có thể hay không?
Heribert Prantl hoài nghi. “Dân chủ không phải là một thể chế có tốc độ”, nhà bình luận hùng biện của tờ Nhật báo Nam Đức đã viết bài xã luận. Một nền dân chủ hoạt động được thì phải có quốc hội và tòa án, tức là những cái phanh mà lúc nào cũng có trong hệ thống.
Chuyên gia kinh tế người Pháp Jean-François có ý kiến khác. Ông phác họa một bức tranh tối tăm trong quyển sách Trung Quốc – Hoa Kỳ – Cuộc chiến tranh được lập trình trước của ông. Ông nói về nền độc tài của sự hiệu quả, cái mà cả thế giới bị ép buộc bởi hệ thống Trung Quốc. Lần trỗi dậy trở thành cường quốc có thể dẫn tới một sự suy yếu khắp thế giới, còn có thể là cả sự hủy diệt nền dân chủ nữa – vì chúng thiếu hiệu quả.
Trong thực tế, không nơi nào phản ánh cuộc thảo luận trên lý thuyết này tốt hơn là trong sự so sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Phiếu tố giác tội phạm – thủ đoạn bịt miệng dân

clip_image001Công an quận 4 thành phố Hồ Chí Minh vừa phát đến từng hộ dân “Phiếu Tố giác Tội phạm” sau đây. Bằng cách làm này, người ta có thể bắt bất kỳ ai dám phê phán Đảng và Nhà nước (tội “kích động, nói xấu chế độ”), bất kỳ ai cả gan liên kết với nhau để khiếu kiện (tội “vận động khiếu kiện tập thể”). Hiến pháp năm 2013, vừa mới được Quốc hội thông qua chưa đầy ba tháng, long trọng xác nhận quyền tự do ngôn luận (Điều 25), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30) – tất cả các quyền này đã bị sổ toẹt. Bằng “Phiếu Tố giác Tội phạm” này, người ta đe nẹt dân: Biết thân thì phải câm miệng! Hơn nữa, nó khiến dân phải dè chừng nhau – biết đâu người bên cạnh có thể ghi âm để tố cáo với công an vì trong một phút uất ức thấy giá xăng giá điện tăng vọt, thấy một cán bộ nhũng nhiễu, … mình trót buộc miệng chửi thề! Dầu không phải là tội phạm, ai cũng nơm nớp! Và khi nhìn thấy ai cũng là tay chỉ điểm tiềm năng, thì mình đánh mất phẩm giá của chính mình!
Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (Hồ Chí Minh). Than ôi! Cụ Hồ đã lạc hậu! Ngày nay, người ta làm đủ mọi cách để “dân sợ không dám mở miệng”. Hay đây là sáng tạo để “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong Thông điệp đầu năm 2014?! Cứ đà này, thì cái ngày “dân không thiết mở miệng” đã nhãn tiền!
“Phiếu Tố giác Tội phạm” là để yên dân. Tố giác “tội phạm” kiểu này, dân yên làm sao được!
Bauxite Việt Nam

clip_image003
clip_image005

KÝ SỰ HOA KỲ 2: SỰ KHÁC BIỆT CỦA HOA KỲ

Bài đọc liên quan:

Nói về sự khác biệt của Hoa Kỳ với thế giới còn lại thì nói cả năm không hết. Muốn nắm bắt sự khác biệt của Hoa Kỳ thì phải nắm từ bản chất của vấn đề, mà vấn đề cốt lõi ở đây là: đã là công dân của Hoa Kỳ thì sẽ là công dân số 1 toàn cầu. Tôi làm hồ sơ nhập cảnh Hoa Kỳ bắt đầu lúc 13h15' ngày 12/02/2014 theo giờ Los Angeles - tức khoảng 20h15' ngày 13/02/2014 giờ Việt Nam. Dù chỉ là một cửa khẩu quốc tế trong hàng chục cửa khẩu tương tự, nhưng chỉ buổi chiều hôm ấy có đến hàng trăm công dân từ các quốc gia trên toàn cầu từ Việt Nam, Trung Hoa, Trung Đông, Bắc Phi đến các quốc gia Đông Âu, và Tây Âu như, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Anh, Israel, đến cả Thụy Sỹ, Đan Mạch, v.v... Chiều hôm đó có đến 56 quốc gia có công dân xin thị thực nhập cư Hoa Kỳ tại cửa khẩu phi trường Los Angeles!
Ngay từ khi đến sân bay quốc tế Los Angeles là văn hóa sống theo kỹ luật và pháp luật đã dạy cho tất cả mọi người một bài học: văn hóa xếp hàng, và chờ cho đến lượt mình, không phân biệt màu da, sắc tộc và chức vụ của bất kỳ ai. Hôm đó, có một gia đình của một viên chức làm việc cho chính phủ Mỹ, người Hoa Kỳ lấy vợ và sinh con gốc Ấn Độ. Ông bảo lãnh cho vợ con ông nhập cư, nên ông đích thân ra làm thủ tục cho vợ con ông, nhưng chính vợ con ông ta cũng phải xếp hàng đúng thứ tự như mọi người!
Dân nhập cư xếp hàng trước tòa nhà chính phủ của Hạt Los Angeles để chờ đến lượt mình vào làm thẻ và lấy số an sinh xã hội sáng ngày 13/02/2014 
Hôm sau đi đăng ký số an sinh xã hội - Social Security Number - cũng thế, ai đến trước vào trước, ai đến sau vào sau. Nhưng có một sự công bằng là, người già đi xe lăn và trẻ con thì được ưu tiên trước.
Văn hóa khác biệt làm nên một Hoa Kỳ khác biệt
Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc với hầu hết các dân tộc toàn cầu tụ hội về đây tìm cho mình một tương lai. Trên cơ sở đó, nếu thể chế Hoa Kỳ không khác biệt và khoa học thì khó mlo2ng tạo nên một xã hội ổn định, phát triển hùng cường và trở thành siêu cường số 1 toàn cầu vào năm 1944, chỉ sau 168 năm lập quốc.
Nhưng sự khác biệt văn hóa đó đã làm nên một sự khác biệt lớn nhất của Hoa Kỳ so với thế giới còn lại là cơ sở hạ tầng - infrastructure - của nước Mỹ. Chữ cơ sở hạ tầng ở đây là một nghĩa đầy đủ của một hệ thống chính quyền từ cơ sở vật chất cơ bản, dịch vụ, và thiết lập những thành tố cần thiết cho sự hoạt động của một cộng đồng hay xã hội, chẳng hạn như giao thông vận tải và các hệ thống thông tin liên lạc, nước và đường dây điện, và các tổ chức công cộng như trường học, bưu điện, và nhà tù. 
Từ thập niên 1950s, TT Eisenhower đã đưa ra dự án lớn về cơ sở hạ tầng cho toàn bộ Hoa Kỳ. Trong đó, bắt đầu xây dựng xa lộ trong tiểu bang(Freeway) và xuyên bang (Interstate Highway) vì họ biết cơ sở hạ tầng như loại xa lộ này là cực quan trọng cho xự phát triển kinh tế.
Có câu chuyện vui nhưng là thực, khi anh em đi với nhau trên Freeway 10. Hôm ấy giờ tan tầm xa lộ 10 bị "kẹt xe", anh bạn đưa chúng tôi đi chơi với tốc độ 35 miles/h. Anh ta buộc miệng, tiên sư nó California, kẹt xe là chuyện thường ngày ở huyện. Mình thấy lạ, mình bảo, xe chạy hơn 50km/h mà kẹt gì cha nội? Anh ta bảo, xa lộ cho phép chạy 70miles/h, mình chỉ chạy được một nửa tốc độ là kẹt chứ còn gì ông anh? Khái niệm kẹt xe ở Mỹ không phải là kẹt cứng ngắt, đứng yên một chỗ như ở Việt Nam, ông anh ơi!
Ở các xa lộ xuyên bang - Interstate - cứ 1 mile là có 1 call box dành cho người đi đường gặp chuyện bất trắc có cái để gọi 911 không tốn tiền.
Ai muốn hiểu sự vĩ đại của Hoa Kỳ thì hãy đi hết những xa lộ tiểu bang và xa lộ liên bang trong toàn nước Mỹ. Ở các xa lộ xuyên bang - Interstate - cứ 1 mile là có 1 call box dành cho người đi đường gặp chuyện bất trắc có cái để gọi 911 không tốn tiền. Khi công nghệ viễn thông không dây và Ipad và Iphone của Steve Jobs ra đời chính phủ Mỹ đang lo dự án nhổ bỏ toàn bộ các cây điện thoại công cộng này. Nhưng trên free way và interstate Highway cứ 40miles lại có 1 rest area - nhà đi giải quyết những gì tồn đọng cho khách lữ hành. Nhiều Rest Areas này lại còn có cả phòng tắm đứng nữa để những chàng tài xế xe tải đường trường ghé nghỉ/ngủ.
Nhưng vấn đề ở cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ không chỉ là hệ thống xa lộ tiểu bang và xuyên bang. Nó còn là quy hoạch đô thị. Nói chuyện với một chuyên gia chuyên đầu tư bất động sản thì mới rõ, ở California, xin giấy phép xây dựng một căn nhà phải mất thời gian trung bình 8 tháng. Nhưng xin xây dựng từ 2 căn nhà trở lên tại một khu nhà ở thì phải mất thời gian trung bình 4 năm, dù 2 căn hay 30 căn cũng chừng ấy thời gian. Vì sao? Vì phải làm dự án điện, nước, cống rảnh, đường xá, v.v... cho phù hợp với thành phố mà anh muốn xây nhà trình lên chính phủ thành phố. Sau khi chính phủ phê duyệt, chính phủ sẽ trình với dân chúng trong thành phố, có những đại diện thành phố góp ý kiến, bảo sửa chỗ này, di dời chỗ kia, không được chặt cây này, phải trồng cây mới, diện tích dành cho sân vườn, cây cảnh, gần chợ siêu thị, trường học cho trẻ em, bệnh viện cho mọi người, v.v... phải đúng với tiêu chuẩn. Sau đó nhà đầu tư mang hồ sơ về chỉnh sửa theo ý dân và ý của chính quyền thì hồ sơ mới được thông qua.
Cổng vào phía Tây khu Bel Air trên đại lộ Sunset - khu của giới thượng lưu trong đồi Beverly Hills. Hai bên là 2 cổng gác an ninh có camera quan sát và ghi hình cho khu Bel Air
Cái văn hóa duy lý của Hoa Kỳ quan niệm nhà ở là nơi để nghỉ dưỡng, và phục hồi sức lao động sau những giờ làm việc cực nhọc. Đó là sự khác biệt lớn với văn hóa duy tình xứ Á Đông, nhà ở cũng là nơi mua bán làm ra lợi nhuận.
Nhà ở Hoa Kỳ đắt rẻ tùy theo thành phố, đường phố yên tỉnh hay náo nhiệt. Thành phố có giá trị tùy theo trường học, bệnh viện, siêu thị, và tầng lớp dân chúng cư ngụ. Khu vực nhà ở luôn đắt tiền và an toàn nhất ở mọi tiểu bang của Hoa Kỳ là khu làng của những trường đại học. Trường đại học càng lớn và danh tiếng thì thành phố ở đó nhà cửa cũng đắt đỏ theo.
Nhà ở chỉ dùng để ở, không được dùng để kinh doanh và làm ăn. Nhà càng đắt khi càng yên tỉnh, vì nhà nào cũng ở mặt tiền đường nội địa. Nên càng ở mặt tiền đường càng lớn thì nhà có giá càng rẻ, do ồn ào có nhiều xe chạy qua. Nhà ở khu vực có nhiều giống dân có tầng lớp thấp thì càng mất giá. 
 Một căn biệt thự ở khu Bel Air thuộc Beverly Hills, với con đường quanh co nhỏ hẹp ở phía trước trị giá 12.5 triệu đô la thời giá 2006, mà nó có chủ nhân là diễn viên Sharon Stone trong phim Bản Năng Gốc - Basic Instinct.
Nhà ở góc ngã tư đường thì rẻ hơn nhà ở giữa đường. Ngược lại thuê hoặc mua một căn khu buôn bán góc ngã tư đường thì đắt hơn khu buôn bán ở giữa đường.

Cũng một câu chuyện vui khác, khi trên đường rong rủi, anh bạn đưa chúng tôi đi thăm khu trung tâm phố Beverly Hills dành cho dân trọc phú điện ảnh Hollywood, nói rằng, khu Bel Air đường rất hẹp, chỉ 2 làn xe đủ để 2 xe đi ngược chiều nhau, nhưng đắt nhất và quý phái nhất của Beverly Hiils. Quả thật, vào Bel Air đường thì hẹp, lại quanh co khúc khuỷu, nhưng nhà thì cây cối um tùm, kín cổng cao tường, ở trên, hoặc trong những quả đồi nho nhỏ, chỉ nghe thấy tiếng chim hót và một không khí yên bình. Đâu đó, có những nhân viên an ninh được thuê từ các hãng tư nhân đứng gác trên đường, hoặc bên trong những tòa nhà ở Beverly Hills hoặc của Bel Air.
Do quy hoạch cho cơ sở hạ tầng tốt, nên khu làm ăn buôn bán riêng biệt với khu nhà ở. Hầu hết những khu nhà làm ăn buôn bán là do các tập đoàn lớn mua và xây dựng, rồi cho thuê người khác kinh doanh, hoặc làm văn phòng đại diện. Một số khu là sở hữu chủ của những người sinh cơ lập nghiệp ở địa phương ngay từ đầu khu phố còn đất trống. Đại lộ Hollywood là một con đường nhỏ, với quy hoạch cho trung tâm điện ảnh. Khu Phúc Lộc Thọ ở phố Bolsa là trung tâm mua bán của người Việt tại thành phố Wesminster thuộc Quận Cam, v.v... Song những khu nhà ở thì tách biệt hoàn toàn với những khu thị tứ như thế này.
Kết
Cái văn hóa duy lý đến tận cùng đã làm nên Hoa Kỳ có một sự khác biệt trong quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội. Và cũng chính cái văn hóa duy lý này cũng làm nên một nền giáo dục khác biệt, luôn đi đầu trong xét tuyển nhân tài cho việc dạy, việc học và làm việc. Nền văn hóa đó đã đẩy Hoa Kỳ trở thành siêu cường số 1 toàn cầu từ 70 năm qua, mà có lẽ trong một thế kỷ tới chưa có bất kỳ quốc gia nào có thể soán ngôi được Hoa Kỳ. Đó là điều mà các quốc gia có thân phận nhược tiểu cần phải suy nghĩ cho một tương lai sáng lạn, chứ không phải bằng những câu khẩu hiệu hứa hảo của các chính khách dối trời, lừa dân.

Từ 'thằng cu ôm bàn thờ' đến tận thu nơi cửa Thánh

Từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986, đời sống tâm linh tín ngưỡng trong xã hội nói chung được cởi mở, tự do hơn so với thời kỳ bao cấp XHCN. Theo đà thời gian, bộ mặt tín ngưỡng hỗn dung của người Việt lại được dịp phục hưng với đủ mọi sắc thái.
LTS: 'Đến hẹn lại lên', mùa xuân là mùa lễ hội, mùa của các hoạt động văn hóa - tín ngưỡng rầm rộ nhất trong năm. Nhưng ngoài giá trị truyền thống, lâu đời, những năm gần đây các hoạt động này đang ngày càng nhiều bất ổn, phản chiếu xã hội và tư duy người Việt.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu loạt bài viết của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền xung quanh vấn đề này.
Bài 1: Từ 'thằng cu ôm bàn thờ' đến tận thu nơi cửa Thánh"Truyền thống"
Trong cộng đồng làng xã Việt Nam, họ tộc vốn được xem như một bộ phận cấu thành cơ bản. Ở góc độ tâm lý, sẽ thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tiền đề chi phối mạnh mẽ quan hệ gia đình, dòng tộc và kết cấu xã hội người Việt.
Đặc biệt từ khi chịu ảnh hưởng của hệ tử tưởng Nho giáo vốn được xem là "trọng nam khinh nữ", việc sinh con trai trở nên quan trọng hơn bao giờ. Ở đây, người ta quan niệm rằng chỉ có người con trai mới được coi là "nối dõi tông đường" với nghĩa vụ "ôm bàn thờ", coi sóc việc cúng bái ông bà, phần mộ tổ tiên.
Từ ngàn xưa, khái niệm suất đinh trong mỗi họ tộc chính là để chỉ số lượng người con trai, quyết định xem dòng họ lớn/ bé như thế nào. Dòng họ nào cũng có nhà thờ tổ, tựa như một ngôi đền thờ riêng, do các trai đinh coi sóc. Từ đó, trải qua bao đời, sẽ thấy việc sinh con trai luôn trở thành một vấn đề tối quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt. Biết bao điều ngang trái đã nảy sinh từ hệ ý thức này. Với điều tiếng xã hội, nhà nào không đẻ được con trai, kể như là tiệt giống!
Việc cố sống cố chết đẻ bằng được cái "thằng cò" nỗi dõi tông đường hiển nhiên đè nặng lên vai người phụ nữ Việt từ bao đời nay. Trong kết cấu dòng họ, việc coi trọng con trai hơn con gái còn sinh ra nhiều hệ lụy khác. Ví như việc họ nội bao giờ cũng được coi trọng hơn họ ngoại, cái thế "nhất bên trọng, nhất bên khinh" là điều thực tế dù không ai muốn nói ra.
Đáng chú ý hơn, có có những vùng quê, những người con gái trong gia đình còn không được phép mang họ bố. Thay vào đó, họ buộc phải lấy tên đệm của cha mình làm họ riêng cho tên gọi. Trong xã hội thời nay, điều này đã gây không biết bao nhiêu khó khăn cho thủ tục giấy tờ trên đường đời của những người con gái đó. Và mặc nhiên, họ chẳng có quyền thừa kế tài sản của gia đình, kể cả với pháp luật hiện hành.
tín ngưỡng, tâm linh, đền chùa, thánh thần
Đi đường nào? Ảnh: Pháp luật TP Hồ Chí Minh
"Hiện đại"
Từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986, đời sống tâm linh tín ngưỡng trong xã hội nói chung được cởi mở, tự do hơn so với thời kỳ bao cấp XHCN. Theo đà thời gian, bộ mặt tín ngưỡng hỗn dung của người Việt lại được dịp phục hưng với đủ mọi sắc thái.
Hơn 10 năm trở lại đây, cùng với phong trào phục dựng những giá trị di sản văn hóa dân tộc, các lễ hội tín ngưỡng ở nhiều địa phương trong cả nước cũng dần được khôi phục. Thế nhưng điều đáng nói, trong xã hội hiện đại, đã bắt đầu nảy sinh những hiện tượng biến tướng ở nhiều hình thái tín ngưỡng. Trong đó có những vấn đề ngày càng trở nên bức xúc, được phản ánh nhiều trên công luận, như hiện tượng kinh doanh các dịch vụ tâm linh ở những cơ sở tín ngưỡng là ví dụ điển hình.
Ở đây, trong xu thế phát triển văn hóa nói chung, việc biến các lễ hội thành sản phẩm du lịch trở nên một nhu cầu thiết yếu. Bởi thế việc cố gắng tận thu tiền bạc của du khách 4 phương là một hệ quả không thể khác. Đời sống càng khó khăn, động cơ thương mại càng được đẩy cao hơn bao giờ. Có những nơi, khi mở hòm công đức mỗi năm cũng đếm được cả hơn chục tỉ đồng mỗi hòm.
Ở Hà Nội dịp đầu Xuân, nhiều ngôi chùa cũng công khai thu phí cúng sao giải hạn, dao động từ vài trăm nghìn đến cả tiền triệu mỗi suất cúng. Nhiều đàn cúng giải oan, cầu siêu... có giá cả dao động từ vài chục đến hằng trăm triệu đồng tiền thuê khoán sư sãi, thầy cúng... Có thể thấy, nguồn thu từ các hoạt động tâm linh tín ngưỡng quả là siêu lợi nhuận. Xã hội càng tín ngưỡng, càng mê đắm bao nhiêu, các đình, chùa, đền, miếu... càng có nguồn lợi lớn bấy nhiêu.
Chính vì vậy ở nhiều nơi, quyền cai quản cơ sở tín ngưỡng đã được chính quyền tổ chức đấu thầu hệt như một đầu mục thương mại địa phương. Tùy vào tiếng tăm linh thiêng của những ngôi đền mà người ta sẽ quyết định mức giá. Có những nơi sau khi thắng thầu, thủ nhang đồng đền phải nộp vào ngân sách địa phương hàng tỉ bạc mỗi năm.
Cấm/cho phép/ cấm..
Nhiều năm qua, báo chí cùng các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh mọi thực trạng đáng quan ngại, được xem như hệ lụy của phong trào đua chen tín ngưỡng với nhiều vấn nạn nhức nhối. Ở đây, hệ thống quản lý Nhà nước dường như phải mở cuộc chạy đua với đời sống tín ngưỡng trong xã hội mới.
Cấm/ cho phép/ cấm... luôn là quá trình vận động vá víu, đối phó với thực tiễn từ nhiều chục năm nay của các nhà quản lý. Chuyện "bắt cóc bỏ đĩa" là thực trạng thường thấy.
Trên thực tế, việc đòi hỏi khâu tổ chức lễ hội trở nên quy củ, an toàn lành mạnh và trong sáng dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Thứ nhất, xưa các lễ hội chủ yếu chỉ quy tụ dân cư thu hẹp trong từng vùng. Nay với sự quảng bá hấp dẫn của truyền thông, số lượng người hành lễ, chơi hội đổ về luôn quả tải trên mọi địa bàn. Do vậy, việc khống chế, kiểm soát lượng người trong những không gian nhỏ hẹp là điều bất khả kháng với ban tổ chức.
Thứ hai, khi phục hưng các lễ hội, rất nhiều tín ngưỡng dân dã có dấu vết từ thời nguyên thủy cũng đồng thời "hồi sinh", đánh thức sự trục lợi bản năng của con người với thần linh. Thực tế cho thấy, sự mê đắm của đám đông tín ngưỡng khổng lồ rất dễ biến thành thảm họa bởi hiệu ứng tâm lý đám đông, khả năng kiểm soát an ninh dường như là điều không thể.
Nhiều năm qua, việc hàng vạn người từ quan chức tới dân đen dẫm đạp lên nhau để cướp ấn đền Trần, hay lượng người hành lễ khổng lồ tràn ngập chặn đứng giao thông Ngã Tư Sở trước cổng chùa Phúc Khánh để dâng lễ xin sao giải hạn, cầu tài lộc... đã chứng minh sức mạnh kinh hoàng của niềm tin tín ngưỡng "hồn nhiên" như thế nào! Ở đây, vấn đề không chỉ nằm ở khâu tổ chức, mà điều quan ngại chính là trình độ tín ngưỡng, tạm coi như "tín ngưỡng trí" của xã hội, hiện đang ở mức không thể kiểm soát.
(Còn nữa)
Bùi Trọng Hiền
Bài liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét