Cử nhân không xin được việc nhảy cầu tự tử
http://www.baodatviet.vn/phap-luat/tin-tuc-phap-luat/cu-nhan-khong-xin-duoc-viec-nhay-cau-tu-tu-3001909/
(Tin tức pháp luật)
– Sau khi tốt nghiệp Đại học, cả 2 vợ chồng đều chưa xin được việc cộng
với việc nuôi hai đứa con nên rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Người vợ đã
trèo lên cầu tự tử để tìm lối thoát cho mình.
Ngày
23/2, hai CSGT là Thiếu úy Phạm Quang Dũng và Thiếu úy Nguyễn Hoàng Ninh
thuộc Đội CSGT số 14 (Công an Thành phố Hà Nội) đi tuần tra kiểm soát
giao thông, phát hiện một cô gái ngồi trên thành cầu Thanh Trì định tự
tử. 2 CSGT lại gần, thấy cô gái này mặc chiếc áo rét đã bị ướt sũng, đầu
tóc cũng phờ phạc, vẻ mặt u buồn.
Ngay lập tức 2 người giữ lấy tay, rồi ôm cô gái ra
khỏi khu vực nguy hiểm. Sau một hồi giằng co, cô gái được đưa về công an
phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội). Tại đây, cô gái trẻ tuổi cho biết
tên Thu (quê ở Thái Bình). Thu tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên,
nhưng chưa xin được việc làm.
Cô gái tại trụ sở của CSGT |
Do chồng của Thu cũng đang trong tình trạng thất
nghiệp lại phải nuôi hai đứa con nên họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Cũng
theo cô gái này, vào sáng ngày 23/2, từ lúc trời còn tối, chưa nhìn rõ
người đi đường, cô đã đi bộ lên cầu với mục đích tìm cho mình một lối
giải thoát.
May mắn, trong lúc đang đấu tranh tư tưởng, Thu đã
được hai CSGT phát hiện cứu kịp thời. Lãnh đạo Đội CSGT số 14 đã cắt cử
cán bộ phối hợp với Công an phường Lĩnh Nam, liên hệ người thân để đưa
Thu về nhà.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra những vụ việc do
không xin được việc, hoàn cảnh khó khăn…mà tìm đến cái chết để giải
thoát cho mình.
Trước đó, khoảng 20h ngày 6/1/2013, một cô gái đã bước
ra khỏi lan can cầu vượt Mai Dịch (phường Mai Dịch, Cầu Giấy) định tự
tử. Nhân được tin báo, Trung tá Phạm Ngọc Hải-Đội phó Đội CSGT số 6 và
đồng chí Nguyễn Quang Huy lập tức đến hiện trường.
Sau 30 phút thuyết phục, khuyên nhủ, hai cảnh sát đã tiếp cận được cô gái trước khi cô kịp buông mình xuống phía dưới.
Tại trụ sở đội CSGT số 6, cô gái cho biết mình là Lan,
SN 1994, ở Bắc Kạn. Lan ngậm ngùi cho biết, vì hoàn cảnh gia đình khó
khăn nên xuống Hà Nội tìm việc làm. Tuy nhiên, sau nhiều ngày tìm việc
nhưng không nơi nào nhận, lại bị gia đình hắt hủi, Lan quẫn trí tìm lên
cầu vượt Mai Dịch với ý định quyên sinh.
Ngay sau đó, lực lượng CSGT đội 6 đã liên hệ với CAP Mai Dịch để tìm cách hỗ trợ, liên hệ với gia đình đón cô gái về.
Huyền Hồ (Tổng hợp TTT, TP)
Nguyễn Trọng Tạo - Có ai dám chửi thằng nói thật công khai không?
Nhất bị bắt tạm giam từ cuối tháng 5-2013, đến nay đã được 9 tháng. Công
việc điều tra vụ này như vậy là quá dài. Dư luận nóng lòng chờ đợi kết
quả vụ án này, vì theo báo chính thống cho biết thì Nhất “không nhận
tội, không ăn năn hối cải”. Thực ra khi chưa có phiên toà kết luận thì
Nhất chưa thể gọi là có tội. Sự nóng lòng chờ đợi của dân chúng chính là
ở điểm này: Nhất có tội hay vô tội?
Theo luật sư cho biết, phiên tòa xét xử Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất sẽ được mở vào ngày 04-03-2014 tới đây tại Đà Nẵng.
Với riêng tôi, Nhất không phải người xấu. Nhất là nhà báo, là công dân
rất quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Nhất muốn được nói thật.
Nhất muốn được cởi mở Tự do, Dân chủ. Vì thế mà Nhất đã thể hiện chính
kiến của mình bằng cây viết. Viết ngắn, viết dài cũng là thể hiện cái ý
kiến của mình với xã hội, với lãnh đạo mà thôi. Thích ông này, không
thích ông kia là chuyện của mỗi người, nhưng không phải vì thế mà bẻ
cong ngòi bút. Và đó mới là Trương Duy Nhất.
Chúng ta nên tập làm quen với lời nói thật. “Nói thật mất lòng”. Nhưng
nói thật mà đúng thì có mất lòng cũng phải nói. Và người “mất lòng” cũng
phải công nhận sự thật chứ?
Có ai dám chửi thằng nói thật công khai không? Tôi nghĩ, trước hết chúng
ta nên tự xử con người thật của mình trước khi xử người khác…
Nguyễn Trọng Tạo
(FB Nguyễn Trọng Tạo)
Những câu nói “nao lòng” của Chủ tịch Quốc hội
(Dân trí) - Qui định… chết dân! Mỗi cửa giấy phép là một… cơ hàn! Làm
luật… trên trời! Đó là nội hàm những câu nói của Chủ tịch Quốc hội tại
phiên bàn về Luật Xây dựng sửa đổi tại UB Thường vụ ngày 21/2 vừa qua.
Về nội dung qui định… chết dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói
nguyên văn: “Không biết phải mất bao nhiêu thời gian, bao nhiêu tiền mới
“lo đủ” các loại giấy phép, giấy xác nhận để đủ điều kiện cấp giấy phép
xây dựng. Quy định như vậy chỉ… chết dân”.
Một câu nói đầy sự thẩu hiểu, cảm thông của người đứng đầu Quốc hội. Ông
hiểu rằng để có một tấm giấy phép xây dựng, cử tri của ông phải mất
không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc. Thời gian đi về và tiền bạc
cho những khoản mà chỉ có người đưa và người nhận biết.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng còn xót xa: “Thực tế người dân khi làm nhà,
xây dựng, chạy được giấy phép cơ cực lắm. Mỗi cửa phải xin phép mà một
cửa cơ hàn, tình hình hiện tại đang là như thế đấy”.
Nếu ở vế đầu, ông dùng cụm từ “cơ cực” thì ở vế sau của câu nói, ông
dùng chữ “cơ hàn”. Cơ cực và cơ hàn. Khó có từ nào diễn tả xót xa, cay
đắng hơn nhưng cũng khó có từ nào chính xác hơn để chỉ một thực tế trong
việc xin giấy xây dựng phép hiện nay.
Rồi người đứng đầu cơ quan lập pháp băn khoăn: “Không biết hiện tại một
công trình xây dựng giờ cần bao nhiêu loại giấy phép. Có luật mới sẽ
bớt được giấy nào?”. Đây cũng là mối lo thường nhật của tất cả những ai
đã từng phải lặn lội đi xin giấy phép xây dựng. Nó như một mê hồn trận
với những qui định chồng chéo, đan xen, rắc rối và luẩn quẩn như thuyết
“quả trứng – con gà”: Có hộ khẩu mới được mua nhà và có nhà mới được
nhập khẩu đã từng tồn tại dai dẳng một thời.
Và ông lo lắng với những qui định giời ơi, ban hành để ban hành nhưng
chẳng mấy đi vào cuộc sống bởi ông hiểu rằng đó là cách làm luật… “trên
trời” trong phòng máy lạnh của một số công chức vô cảm. Họ ban hành
những qui định có lợi cho họ nhất, thậm chí để “hành dân là chính”:
“Phải đưa cuộc sống vào luật chứ luật ban hành với các quy định… trên
trời thì luật làm sao đi vào cuộc sống được”.
Trong một phiên họp, người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất và cũng
là cơ quan lập pháp đã bày tỏ hầu hết những cung bậc của tình cảm.
Đó là sự thấu hiểu, cảm thông, xót xa, băn khoăn và lo lắng… Tất cả
những điều trên cũng đủ nói lên cái bất ổn của Luật xây dựng nói riêng
và cái tư duy “làm luật” hiện nay nói chung.
Song qua những phát biểu trên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng,
chúng ta có quyền hi vọng rằng Luật xây dựng sửa đổi sẽ có những chuyển
biến cơ bản, đáp ứng đòi hỏi chính đáng của cuộc sống bởi nhà ở và quyền
có nhà ở là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của một xã hội mà
Đảng và Nhà nước ta đặt là trọng tâm.
Tại Pháp lệnh về nhà ở đã ghi rõ: "Công dân thực hiện quyền có nhà ở
bằng việc tạo lập hợp pháp nhà ở cho mình hoặc thuê nhà ở của chủ sở hữu
khác theo quy định của pháp luật".
Nhà ở là quyền của mỗi công dân. Xin đừng vì những “thủ tục mê hồn” để
người dân phải “tha cư” ngay trong căn nhà của chính mình.
Bùi Hoàng Tám
Từ Sochi đến Kiev và bài học cho Putin
Như một điềm gở, Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 với chi phí 50 tỷ đô
la, cao nhất từ trước tới nay, ngay trong ngày khai mạc hoành tráng đã
có một sự cố. Lẽ ra năm vòng tròn biểu tượng cho Olympic phải sáng lên
trên sân vận động, thì có một vòng không sáng, gây trò cười và chế giễu trên thế giới ảo cùng với tin đồn về bạn gái mới của Putin.
Chuyện vui tới mức, Konstantin Ernst, tổng chỉ huy màn khai mạc
Sochi, xuất hiện trong lễ bế mạc với cái áo t-shirt có logo Olympic 4
vòng tròn. Người xem không khỏi thán phục trình độ vui nhộn của người
Nga, biết xấu hổ và chấp nhận thất bại. Biết được như thế, lần sau
Konstantin sẽ không phạm sai lầm.
Thế vận Sochi là mong ước của Putin muốn cho thế giới biết sức mạnh
của nước Nga đang trỗi dậy. Chi 50 tỷ đô la, ông định dùng tiền như một
miếng võ hiểm judo “quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay chân” đối phương.
Từ thủ tướng thành tổng thống, rồi thủ tướng, rồi quay lại làm tổng
thống, Putin không phải vừa. Nhưng quay lại nhiệm kỳ 3 tổng thống, hình
ảnh Putin đã nhạt đi rất nhiều. Ông thành con rối lật đật trên chính
trường.
Hình như tuổi càng cao, càng nắm quyền lực lâu, ông càng mắc sai lầm. Cho Snowden, một con tốt hủi của nước Mỹ,
vào trú ngụ ở Moscow, Putin đã mất uy tín nghiêm trọng. Chọc được Hoa
Kỳ về chuyện nghe lén, nhưng nước Nga lại bị phản thùng mà không biết và
đau hơn nhiều. Đó là Maidan, nghe na ná như Snowden.
Sochi không có những chính khách lớn tới dự như Tổng thống Mỹ, Thủ
tướng Anh và nhiều tên tuổi chính trị cao cấp khác. Nhưng đó là chuyện
nhỏ.
Thiếu một vòng tròn. Ảnh: internet |
Olympic 1980 Liên Xô dính vào vụ chiến tranh Afganistan, bị cả thế giới tẩy chay. Cho dù màn kết là con gấu Nga bay lên trời, nhưng
sau đó 10 năm, Liên Xô biến khỏi thế giới.
34 năm sau, sự tẩy chay dường như lặp lại, ở mức độ thấp hơn, nhưng
thiệt hại khôn lường. Chọn đúng thời điểm Putin đang mải mê trượt tuyết ở
Sochi, xem chân dài biểu diễn trên băng, phe chống đối Yanukovych ở
Ukraine đã làm nên cuộc cách mạng Cam ở Maidan.
Sợ khủng bố Sochi do người Chesnia sẵn sàng cảm tử, Putin không thể
ngờ hàng trăm ngàn dân Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc đã “khủng bố” cả
nước Nga, tại Kiev cách Sochi gần 1000km.
Vụ trả đũa Snowden này mới thực sự là đòn hiểm của Obama. May mà tổng
thống Hoa Kỳ không đến dự. Chuyện gì sẽ xảy ra khi cả chủ lẫn khách
chào đón nhau, nhưng trên tivi đưa cảnh người biểu tình và an ninh bắn
giết nhau trên quảng trường Maidan, rồi Yanukovych chạy trốn. Hay đây
chính là lý do Obama từ chối vì biết trước kế hoạch của ai đó.
Trong vài tuần, thế vận hội mùa Đông diễn ra bình thường, không có sự
cố nào đáng tiếc. Nhưng để cho biểu tình phế truất tổng thống Ukraine
mới là sự cố đáng nhớ nhất trong cuộc đời làm chính trị của Putin.
Cho dù Crime, Sevastopol, miền đông Ukraine có ly khai, cho dù khí
đốt có bị cắt, giá xăng dầu có tăng lên trên thế giới, thì cái giá
Maidan là chén rượu đắng, khó nuốt trôi.
Thiếu một vòng tròn. Ảnh: internet |
Nhớ lại lễ khai mạc, 5 vòng biểu tượng của Olympic tại Sochi, một
vòng không sáng. Đó là điềm gở mất Ukraine, Putin không thể ngờ tới. Cho
dù trong phiên bế mạc, 5 vòng đã đủ. Nhưng Ukraine hoàn toàn biến khỏi
tầm nhìn của nước Nga.
Putin làm gì trong bối cảnh hiện nay. Hãy biết chấp nhận thất bại như
Konstantin Ernst mặc áo t-shirt 4 vòng tròn. 3 nhiệm kỳ tổng thống, 2
nhiệm kỳ thủ tướng, là quá đủ cho một con lật đật và matryoska.
Nếu định đưa nước Nga thành hùng mạnh, Putin không nên dùng tiền, khí
đốt và dầu mỏ, an ninh, quân đội, làm vũ khí bảo vệ Kremlin và đi
thương lượng quốc tế. Saddam Hussen, Gaddafi, và bao kẻ xứ Arab dùng dầu
mỏ với bạc tỷ đô la, vũ khí đầy người, để ngự trị trên ngai vàng, cuối
cùng vẫn bị treo cổ hay chui ống cống.
Quốc gia dựa vào tài nguyên để phát triển thường xảy ra tham nhũng,
bởi những kẻ quyền thế bỗng nhiên có đống của trong tay. Đất nước không
thể đi lên vì tranh chấp quyền lợi nhóm. Tài nguyên chỉ có hạn, đào đi
bán mãi rồi cũng hết.
Hãy biến nước Nga thành thể chế dân chủ thực sự. Đó mới là tài nguyên
vô giá cùng với khu Siberia rộng lớn giầu có, đưa nước Nga và bạn bè đi
lên trong hào quang và hạnh phúc.
Năm nay ngoài 60 tuổi, Putin vẫn còn thời gian để thay đổi.
HM. 23-2-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét