Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Tin Chủ Nhật, 05-01-2014 - EVN lại đề nghị tăng giá điện

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 4: Lệnh khai hỏa (TT). - Diễn biến trận hải chiến Hoàng Sa 1974 (MTG).
Danh, phận (TP).
- BOM PHẠM DŨNG (Văn Công Hùng).
- Trung Quốc: Quan chức & lệnh cấm (TP).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Truyện ngắn của Vũ Công Hoan dịch: QUY CHẾ (Vũ Nho).
- Về Tố Hữu: CÁI TÊN CỦA NHÀ THƠ (Lê Nhật).
- Họ đã nói 67 (Inrasara).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Về quyền được có cha của 2 đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng người cha đã chết: Hạnh phúc, có thật không? (DCCT).
QUỐC TẾ 

Từ đám cưới Thanh Bùi, điểm mặt đại gia đỏ.

Ông Bút (Danlambao) - Cộng Sản gọi người Bắc 54, ở miền Nam là thành phần bị “Mỹ Diệm cưỡng bức di cư”, tiếp theo sau 30/4 /1975 người dân ào ạt vượt biên, vượt biển, CS đặt tên mới: “Thành phần chay lười lao động, thèm bơ thừa, sửa cặn.” Thế nhưng hiện nay, khi viết về thành phần này, họ không còn chữ nghĩa nào để gán ghép, chỉ viết đơn sơ: Gia đình ông bà X, Y đến Úc, Mỹ, Canada, Pháp... năm... đảng CSVN không dám nói lý do, nguyên nhân nào những gia đình kia, có mặt ở các quốc gia tự do. Về phía người tỵ nạn, nếu cơ hội làm ăn trong nước khấm khá, họ cũng muốn lơ cái nguồn cơn năm xưa!
Ba mẹ của ca nhạc sĩ Thanh Bùi, cũng tương tự, đến Úc năm 1982, sau đó mới sinh ra Thanh Bùi, lớn lên về Việt Nam nổi tiếng và giàu có, vừa qua cưới được con gái đại gia đỏ. Đám cưới tổ chức khá bí mật, trong vòng đai an ninh dày đặc.
Bí mật, theo cách nghĩ cá nhân Thanh Bùi, không muốn rình rang? Vốn con người anh xưa nay kín tiếng? Thực tế chỉ đúng phần nhỏ, phần lớn còn lại tứ thân phụ mẫu của Thanh Bùi không thể lộ diện tông tích, bởi nhiều tấm hình đám cưới được tung lên mạng, chỉ duy nhất một tấm có hình mẹ vợ Thanh Bùi, theo đạo lý người Việt, mà chính Thanh Bùi từng trân trọng đề cao, đám cưới là ngày trọng đại, sự hiếu hỷ phải chú trọng, thế nhưng hình chỉ có Thanh Bùi với vợ, với học trò, tuyệt đối không có ba mẹ Thanh Bùi, và ba của cô dâu?

Đại Gia Đỏ là gì?

Sau 30/4/1975 Cộng Sản đánh Tư Bản miền Nam đến kiệt quệ, mười năm sau họ kêu gào “đổi mới” giai đoạn này có tính dọ dẫm, xem chừng, đảng còn canh gác rất nghiệm ngặt, mười năm sau nữa, tức 1995 mới thực sự dễ thở, điều kiện bi đát như vậy, hiếm có ai vực dậy trong một giai đoạn ngắn trở thành đại gia, với số vốn hàng tỷ đôla. Chỉ có CS cướp của dân, đưa cho bà con của dòng họ làm vốn kinh doanh. Có người ngang nhiên như Lê Duẩn, con Lê Kiến Thành, Nguyễn Tấn Dũng, con gái Nguyễn Thị Thanh Phượng, Nguyễn Bá Thanh em ruột Nguyễn Bá Bình, em kết nghĩa Nguyễn Vọng, số khác e dè hơn, đưa tiền ăn cướp của dân cho người thân làm bình phong. Hầu hết những đại gia đỏ, được báo chí CS tung hê, đều nằm trong diện này:

Đại gia đỏ Bầu Đức
Trích: Xuất thân từ thợ mộc, Bầu Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ vào năm 1991 có tên xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Kể từ năm 1991 đến nay, doanh nghiệp của ông Đức đã phất lên như diều gặp gió. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc đến bóng đá...

Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá.

Từ năm 2001 đến nay, cái tên Bầu Đức càng nổi như cồn sau những sự kiện làm nên các “ tít” lớn trên hầu hết các báo Việt Nam và cả trên thế giới như: việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002; hợp tác với câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Anh Arsernal để mở học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG vào năm 2007... Tính đến thời điểm 31/1/2008 tổng giá trị tài sản ròng của HAGL Group đã đạt 25.576 tỷ đồng,
Có thể sau 1991 Đức đào được “mạch đỏ” phất lên tới trời.
Đại gia đỏ Lê Ân,
Tay này mới đặc biệt, ở tù nhiều lần, có lần ở tù chung thân, ra tù vào tù như cóc bỏ dĩa, thế nhưng không thấy bị oan ức gì ráo? Ra tù làm giàu dễ ẹt, ông nổi tiếng vì ngoài bảy chục tuổi, cưới cô vợ mới đôi mươi, sinh viên vừa ra trường, và tậu chiếc giường 6 tỷ, được mấy tay nhà báo trong nước, ca ngợi từng chiếc chân giường, tới từng sợi màng, ra sức bảo vệ phẩm hạnh của ông, biện hộ “hoàn cảnh đưa đẩy” phải bỏ 5 bà trước.
Đại gia đỏ Dũng lò vôi:
Trích: Huỳnh Phi Dũng chưa từng có một sản phẩm nào xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ về, thậm chí một vài sản phẩm chất lượng cao bán nội địa cũng không. Cái tài của Huỳnh Phi Dũng là lanh lẹ lắt léo lách luật và bám riết vào các mối quan hệ với “một bộ phận không nhỏ có chức có quyền” để làm giàu từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có sự thỏa thuận ăn chia, nghĩa là 'chia chác kế”.

Năm 1990 - 1993, ông Dũng đã làm dự án và xin được thực hiện thí điểm, xây dựng Khu công nghiệp Bình Đường. Tiếp theo, tháng 9-1995 Huỳnh Phi Dũng mở tiếp khu Sóng Thần 1 với điên tích 178 ha và cho thuê ngay sau đó đạt tỷ lệ một trăm lẻ bốn phần trăm, gia đình Dũng được chia hơn một trăm tỷ tiền lời.

Có lẽ thấy hình thức liên doanh phức tạp lại phải chia chác lợi nhuận nên khi mở khu công nghiệp Sóng Thần 2 diện tích 279 ha và Sóng thần 3 diện tích 533 ha, rồi đến khu du lịch sinh thái diên tích 467 ha Huỳnh Phi Dũng dành trọn quyền đầu tư cho các công ty của mình là Hoàng Gia, Đại Nam. Huỳnh Phi Dũng còn có hơn 455 ha ở khu trung tâm hành chính Dĩ An và hàng trăm hec ta cao su ở Bến Cát, Mỹ Phước v.v.

Tính ra, Phi Dũng đã ôm được gần 2.000 ha đất ở Sóng Thần và Thủ Dầu Một, chưa kể hàng nghìn ha cao su. Từng vùng dân cư cũng như đất nông nghiệp của dân đã được “quy hoạch” cho Huỳnh Phi Dũng dễ như trở bàn tay. Người ta nói đất Bình Dương chỗ nào ngon nhất đều đã về tay Huỳnh Phi Dũng! Biết bao gia đình phải lặng lẽ gạt nước mắt ra đi từ bỏ vườn tược, ruộng đồng của mình vì cái “vòi bạch tuộc” ấy. Hàng đống tiền Huỳnh Phi Dũng thu về từ đất và đó chính là mồ hôi nước mắt và máu của dân.
Đại gia đỏ Trầm Bê
Trích: Từ năm 1991 - 1994 Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp là Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh. Từ năm1995 - 2001 ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh.

Nam 1999 ông tham gia vào thị trường bất động sản, đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị. Đây là thời kỳ BCCI đang rất phát triển. Năm 2001, Trầm Bê cùng với bác sĩ Nguyễn Hải Nam và Lâm Trung Lương góp vốn để xây dựng bệnh viện Triều An [1].

Từ năm 2002 - 2004 Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị chiếm lĩnh toàn bộ thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam, đây là điều kiện cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm để được phép xuất khẩu trái thanh long. Mãi cho đến năm 2009, thế độc quyền này mới mất đi khi có nhà máy chiếu xạ thanh long thứ hai do Công ty Cổ phần An Phú đầu tư. Ông Nguyễn Thuận, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long Hàm Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận nhận xét về công ty Sơn Sơn của ông Trầm Bê vào cuối năm 2008, khi công ty này vẫn còn độc quyền về chiếu xạ thanh long:

Hầu hết đại giả đỏ, xuất thần từ lò vôi, thợ mộc, thợ hồ. Nhưng có điểm chung giàu phất lên nhờ “bất động sản.” Đảng CSVN cướp đất của dân lành, “đem gởi” cho những tên này để biến thành đại gia đỏ. Công ty nọ, công ty kia chỉ là nhãn hiệu trá hình, khuôn khổ một bài viết, chỉ điểm mặt vài ba tên đại gia đỏ, cùng cường quyền CS hà hiếp, cướp bóc người dân, để có cơ đồ, đồ sộ tha hồ hưởng thụ, đại gia đỏ vừa có tiền, vừa có quyền, cỡ tỉnh ủy cũng phải kiêng.

Trầm Bê có sừng tê giác, là sự thách thức cả quốc gia,

Dũng lò vôi, đụng với tỉnh ủy Bình Dương, báo đăng bài và hình, “Sự thật dinh thự khủng và 100 ha cao su của Chủ tịch Bình Dương”. Ông chín Cung chủ tịch tỉnh Bình Dương, lạy Dũng lò vôi sói trán.
Đại gia đỏ, dòng họ bên vợ của Thanh Bùi.
Lý lịch của lãnh đạo chóp bu, đại gia đỏ viết rất vắn tắt, vừa khai vừa sợ người ta biết, nên rất hạn chế, riêng dòng họ bên vợ Thanh Bùi, thuộc dạng “bí mật nhà nước”, kiếm không ra một dòng. Mới đầu có sự lầm lẫn, mẹ vợ Thanh Bùi là bà Trương Mỹ Lan, sau căn cứ thiệp cưới, mới biết cha mẹ vợ chú rể: ông bà Trương chí Trung, Lâm Thị Hòa. Nhờ sự lầm lẫn này, có thể đoán Trương Chí Trung, Trương Mỹ Lan có sự liên hệ khắng khít.

Bà Trương Mỹ Lan, có chồng người Tàu đi buôn kẹp tóc, năm 1992 lập công ty Vạn Thịnh Phát, chuyên thương mại, nhà hàng, khách sạn, về sau chuyển qua “địa ốc, bất động sản” dòng họ rất kín tiếng, không tiếp xúc báo chí, có vốn điều lệ tới 12.800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng và Hoàng Anh Gia Lai (bầu Đức).

Thanh Bùi, được báo chí ca ngợi “Một người Úc gốc Việt, thành đạt trên quê hương,” song cũng đừng quên rằng, hàng vạn kẻ khác kém may, từng bỏ của chạy lấy người, ngậm đắng nuốt cay, mất tiền còn tan nát gia đình, không cần dẫn chứng đâu xa. Hãy xem vụ kiện năm 2007, bà Trương Mỹ Lan, nhận 6 triệu USD của ông Ted, hứa cho hùn vốn đầu tư, sau đó bà Lan “quên,” ông Ted đâm đơn kiện, cho đến nay vẫn không được gì, chứng tỏ bà Lan gốc rễ ăn thông tận Hà Nội, (Xem bài trầy trật vụ án 6 triệu USD).
Kết luận: Tập đoàn CSVN bán nước, còn sản sinh ra lực lượng hùng hậu “đại gia đỏ,” ăn tàn mạt tài nguyên quốc gia, tàn phá môi trường không thương tiếc, cướp bóc đất ruộng của người lương dân, làm giàu trên xương máu đồng bào, sự tham tàn của chúng không thể kéo dài hơn nữa. Ngày cùng, tháng tận của Cộng Sản sắp điểm, những nhà tranh đấu, sớm lên kế hoạch, không cho chúng tẩu tán và tẩu thoát.

EVN lại đề nghị tăng giá điện

Sau năm 2012 và 2013 đều có lãi lớn, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu năm 2014 tiếp tục có lãi, đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho điều chỉnh giá bán điện.

 EVN
Giá điện năm 2014 tiếp tục tăng thêm ít nhất 34 đồng/kWh - Ảnh: Ngọc Thắng
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh 2013 ngày 4.1.
Giá điện 2014 tăng lên 1.533,09 đồng/kWh
Giá bán điện bình quân toàn EVN năm 2013 ước đạt 1.498,8 đồng/kWh, tăng 134,5 đồng/kWh so với năm 2012. Trong đó, giá bán bình quân của 5 tổng công ty điện lực là 1.497,32 đồng/kWh, tăng 6,22 đồng/kWh so với kế hoạch điều chỉnh của năm 2013 (1.491 đồng/kWh). Theo EVN, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở 179 xã, bán điện trực tiếp đến hơn 200.000 hộ, giá bán điện bình quân tăng từng khu vực từ 200 - 300 đồng/kWh đã đóng góp nâng giá bán điện bình quân của toàn tập đoàn này. Kết quả là doanh thu bán điện EVN năm 2013 ước đạt 172.000 tỉ đồng, tăng 19,85% so với năm 2012.
 

Giá bán điện bình quân các thành phần trong năm 2013: nông nghiệp: 1.299,11 đồng/kWh; công nghiệp xây dựng 1.354,23 đồng/kWh; thương mại dịch vụ 2.343,29 đồng/kWh; quản lý tiêu dùng 1.587,45 đồng/kWh; các thành phần khác 1.645 đồng/kWh.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia, nếu xét trên yếu tố lượng khách hàng phát triển mới của EVN trong năm 2013 tăng không cao (3,82% so với năm 2012), điện thương phẩm cũng tăng thấp hơn dự kiến (tăng 9,1%) thì việc giá bán điện thực tế của EVN tăng gần 9% so với năm 2012 có phần không nhỏ nhờ tăng giá bán điện. Nếu tính trên tổng lượng điện thương phẩm của năm 2013 đạt 115,069 tỉ kWh, việc giá điện năm 2013 tăng thêm 134,5 đồng/kWh so với giá bán năm 2012 đã giúp EVN có thêm 15.476 tỉ đồng tiền bán điện.
Đáng chú ý, EVN đặt mục tiêu toàn tập đoàn sản xuất kinh doanh điện có lãi và giá bán điện bình quân năm 2014 tăng lên 1.533,09 đồng/kWh. Như vậy, giá điện năm 2014 sẽ tăng thêm ít nhất 34 đồng/kWh để đảm bảo các mục tiêu trên. Nếu tính trên tổng sản lượng điện thương phẩm trong năm 2014 dự kiến đạt 126,5 tỉ kWh, EVN sẽ có thêm hơn 4.300 tỉ đồng doanh thu nhờ việc tăng giá điện này. Mặt khác, EVN cũng đặt mục tiêu trả nợ gốc và lãi vay gần 33.000 tỉ đồng trong năm 2014.
Trước kiến nghị tăng giá điện của EVN, tại buổi tổng kết ngày 4.1, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 69 cho phép điều chỉnh giá điện theo thị trường. Nhưng ông cũng nhắc EVN phải công khai, minh bạch toàn bộ số liệu đến với người tiêu dùng. “Vừa rồi Hội Bảo vệ người tiêu dùng nói số liệu công bố toàn của EVN. Bộ Công thương phải giải thích rõ, toàn bộ số liệu phải của kiểm toán, nếu Bộ Công thương nghi ngờ có quyền giao một kiểm toán độc lập khác nữa kiểm tra. Người tiêu dùng có quyền được biết các số liệu minh bạch”, Phó thủ tướng nói.
Nguy cơ mất an toàn hệ thống
Cũng theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, không chỉ về giá điện, người dân còn quan tâm đến dịch vụ và chất lượng điện, nhưng chất lượng điện hiện vẫn chưa đáp ứng được, điện áp không ổn định. Bản thân EVN cũng thừa nhận, tại một số khu vực có phụ tải tập trung cao ở miền Bắc và miền Nam vẫn chưa khắc phục được tình trạng quá tải cục bộ đường dây và trạm biến áp. Khu vực dùng điện mua Trung Quốc chất lượng điện áp không ổn định (trong mục tiêu năm 2014, EVN vẫn đưa ra kế hoạch mua điện Trung Quốc là 2,46 tỉ kWh). Tổn thất điện năng trên lưới truyền tải tăng cao hơn so với năm trước (tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống ước 8,9%, cao hơn kế hoạch 0,1%, trong đó tổn thất trên lưới truyền tải là 2,72% cao hơn kế hoạch tới 0,42%).
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT), cho rằng cần tăng giá truyền tải. Vì giá truyền tải thấp, khả năng tự đầu tư của NPT không có. Ông Hùng cũng đề nghị có cơ chế để duy tu sửa chữa, đặc biệt là ngưng sử dụng các dự án đã hết hạn sử dụng. “Vì sự cố truyền tải nguy hại hơn sự cố nguồn. Một sự cố cành cây va vào đường dây cũng gây mất điện cho 22 tỉnh, cho thấy lưới điện hiện rất yếu, hệ thống điện yếu. Trong khi đó hiện nay không có tiền và cũng không có cơ chế duy tu sửa chữa, cắt điện để xây dựng mới”, ông Hùng nói. Đồng ý kiến nghị này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN tăng giá truyền tải, cũng như dồn vốn cho truyền tải, không bao giờ để thiếu vốn cho truyền tải, do đây là lĩnh vực độc quyền nhà nước.
Giá điện gánh áp lực trả nợ của EVN
Trước đó, Chính phủ đã cho phép hạch toán vào giá thành và xử lý khoản lỗ 38.000 tỉ đồng nợ treo chênh lệch tỷ giá và khoản lỗ năm 2010 - 2011 bằng các khoản lãi kinh doanh của các năm sau đó. Để đảm bảo cho EVN có lãi sau khi trích hàng nghìn tỉ đồng để bù lỗ, giá điện đã phải gánh thêm rất nhiều áp lực, và thực tế EVN đã có lãi cao hơn nhiều so với các con số công bố. Năm 2012, dù công bố lãi 6.000 tỉ đồng, nhưng EVN cũng đã bù lỗ được 18.200 tỉ đồng cho khoản lỗ trên. Năm 2013, số lãi theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, chỉ khiêm tốn 120 tỉ đồng, nhưng EVN cũng đã kịp lấy lãi bù lỗ cho khoảng 4.000 tỉ đồng. Với 16.000 tỉ đồng nợ treo còn lại được chia cho 2 năm 2014, 2015, giá thành điện mỗi năm sẽ phải gánh thêm 8.000 tỉ đồng nợ treo này của EVN.
Mai Hà

Cô gái “cưỡng dâm hàng trăm tài xế taxi” kiện báo Người Đưa Tin

Cô gái “cưỡng dâm hàng trăm tài xế taxi” kiện báo Người Đưa Tin
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị báo Người Đưa Tin bêu rếu đã cưỡng dâm 100 tài xế taxi tại Hải Dương (ảnh do nhân vật cung cấp).
Ngày 5.1, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, luật sư Hoàng Cao Sang (Văn phòng Hoàng Việt Luật) cho biết bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị gọi là "kiều nữ Hải Dương", hiện đang ở Mỹ đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện và sẽ về nước trong vài ngày tới để đưa vụ việc ra trước pháp luật nhằm bảo vệ danh dự.

Luật sư Sang cho biết, ông sẽ đại diện cho bà Ngọc để gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan bảo vệ pháp luật để yêu cầu làm rõ về vụ việc, theo ông Sang, là có dấu hiệu của tội "làm nhục" và "vu khống người khác".

"Chúng tôi sẽ yêu cầu những người tự xưng là 'nạn nhân' bao gồm những tài xế taxi và một phóng viên của báo Người Đưa Tin chứng minh được họ đã bị chị Ngọc xâm hại, nếu không thì đây có dấu hiệu của một vụ vu khống", luật sư Sang, nói "Với các cơ quan báo chí, cụ thể ở đây là tờ Người Đưa Tin, chúng tôi sẽ yêu cầu phải bồi thường danh dự và đăng đính chính, việc làm của họ vừa qua có dấu hiệu của tội làm nhục người khác".

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc gần đây được biết đến với tên gọi "kiều nữ Hải Dương", với "khả năng cưỡng hiếp" hàng loạt tài xế taxi và có tài xế "bị hiếp" đến 30 lần trong 2 ngày.

Ông Hoàng Cao Sang khẳng định tờ Người Đưa Tin và nhóm Giám đốc taxi Mai Linh tại Hải Dương là những đối tượng chính để yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự cho bà Ngọc.

Theo luật sư Sang, lẽ ra bà Ngọc đã về nước từ trước tết Dương lịch để trực tiếp làm việc với ông nhưng do bận công việc nên dời lại. Hiện nay bà Ngọc đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ các quyền lợi của mình. Bà Ngọc sẽ về nước trong vài ngày tới.

Trong một email gửi cho luật sư Sang, bà Ngọc cho biết bà đã "hoàn toàn suy sụp về sức khỏe và tinh thần!". Bà Ngọc khẳng định những phóng viên của báo Người Đưa Tin "chưa bao giờ gặp tôi và biết tôi là ai mà họ đã phỉ báng, sỉ nhục tôi bằng bài viết về tôi". Bà Ngọc cũng "không hiểu vì sao và từ đâu mà trở thành nạn nhân của những người làm báo nguoiduatin đó!".

Một Thế Giới sẽ tiếp cận bà Ngọc ngay khi bà này về nước để tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin về vụ việc.

Trung Bảo
  (Một thế giới)

"Kiều nữ" Hải Dương sẽ về nước trong vài ngày tới

Hiện nay, bà Ngọc đã ủy quyền cho luật sư Sang làm người đại diện pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ các quyền lợi của mình. Bà sẽ về nước trong vài ngày tới.
Ngày 5.1, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, luật sư Cao Hoàng Sang (Văn phòng Hoàng Việt Luật) cho biết bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị gọi là "kiều nữ Hải Dương", hiện đang ở Mỹ đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện và sẽ về nước trong vài ngày tới để đưa vụ việc ra trước pháp luật nhằm bảo vệ danh dự.

Luật sư Sang cho biết, ông sẽ đại diện cho bà Ngọc để gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan bảo vệ pháp luật để yêu cầu làm rõ về vụ việc, theo ông Sang, là có dấu hiệu của tội "làm nhục" và "vu khống người khác".

"Chúng tôi sẽ yêu cầu những người tự xưng là 'nạn nhân' bao gồm những tài xế taxi và một phóng viên của báo Người Đưa Tin chứng minh được họ đã bị chị Ngọc xâm hại, nếu không thì đây có dấu hiệu của một vụ vu khống", luật sư Sang, nói "Với các cơ quan báo chí, cụ thể ở đây là tờ Người Đưa Tin, chúng tôi sẽ yêu cầu phải bồi thường danh dự và đăng đính chính, việc làm của họ vừa qua có dấu hiệu của tội làm nhục người khác".

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc gần đây được biết đến với tên gọi "kiều nữ Hải Dương", với "khả năng cưỡng hiếp" hàng loạt tài xế taxi và có tài xế "bị hiếp" đến 30 lần trong 2 ngày.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị báo Người Đưa Tin bêu rếu đã cưỡng dâm 100 tài xế taxi tại Hải Dương (ảnh do nhân vật cung cấp).
Ông Cao Hoàng Sang khẳng định tờ Người Đưa Tin và nhóm Giám đốc taxi Mai Linh tại Hải Dương là những đối tượng chính để yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự cho bà Ngọc.
Theo luật sư Sang, lẽ ra bà Ngọc đã về nước từ trước tết Dương lịch để trực tiếp làm việc với ông nhưng do bận công việc nên dời lại. Hiện nay bà Ngọc đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ các quyền lợi của mình. Bà Ngọc sẽ về nước trong vài ngày tới.
Trong một email gửi cho luật sư Sang, bà Ngọc cho biết bà đã "hoàn toàn suy sụp về sức khỏe và tinh thần!". Bà Ngọc khẳng định những phóng viên của báo Người Đưa Tin "chưa bao giờ gặp tôi và biết tôi là ai mà họ đã phỉ báng, sỉ nhục tôi bằng bài viết về tôi". Bà Ngọc cũng "không hiểu vì sao và từ đâu mà trở thành nạn nhân của những người làm báo nguoiduatin đó!".PV sẽ tiếp cận bà Ngọc ngay khi bà này về nước để tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin về vụ việc.
(Soha)

Kinh hãi "ma" lởn vởn bên sông Thames đêm Giao thừa

(ĐSPL) – Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sửng sốt khi nhận thấy bức ảnh ông chụp trong đêm Giao thừa xuất hiện một "bóng ma".

Trước đó, nhiếp ảnh gia Jules Annan đến khu vực tòa nhà Quốc hội Anh để chụp ảnh trong đêm Giao thừa. Mãi đến khi về nhà xem lại bức ảnh ông mới nhận ra sự việc kỳ quặc này. Một trong những bức hình Jules chụp được xuất hiện một người đàn ông mặc trang phục hiện đại đứng nhìn về phía tòa nhà Quốc hội Anh bên bờ sông Thames gần cầu Westminster.

“Trước đây tôi chưa bao giờ gặp chuyện kỳ lạ như vậy. Tôi không thể lý giải được. Lúc tôi chụp ảnh ở đó không có ai cả. Tôi đã đưa bức ảnh cho 5, 6 người xem và họ cũng không thể hiểu nổi”, Jules cho biết.
Kinh hãi
Bức ảnh mà nhiếp ảnh gia chụp được xuất hiện... bóng ma.

Chuyên gia về những điều huyền bí Lee Roberts, người từng được xem bức ảnh này, nhận định: “Bức hình không hề qua chỉnh sửa. Do vậy, theo tôi, đây là bằng chứng xác thực chứng minh sự tồn tại của người âm”.
Kinh hãi
"Bóng ma" đứng nhìn về phía tòa nhà Quốc hội Anh đêm Giao thừa.

Song Tú (Theo Dailymail)
Báo Đời SốngPháp Luật

Vợ Thủ Tướng Hun Sen Cho Bắn Cô Bồ Tài Tử Của Chồng

Tuần báo Pháp L’Express chính thức công bố hồ sơ tố cáo
Tuần báo L’Express xuất bản tại Paris, số đề ngày 7-10-99, vừa công khai tố cáo trước dư luận thế giới: hung thủ vụ ám sát nữ tài tử Pilika hôm 6 tháng 7 1999 vừa qua là phu nhân đương kim Thủ Tướng Hun Sen. Tên thực bà Hun Sen là Bun Ranny, được người bạc mệnh cẩn thận ghi đậm nét vào những trang nhựt ký và nói cho đứa cháu gái nghe đó là kẻ đã ám hại nàng.
Piseth Pilika bị bắn hạ sáng ngày 6-799. Trên đường được chở tới nhà thương, nạn nhân thì thào với đứa cháu gái, tên hung thủ đã bắn nàng.
Nội vụ còn được Piseth Pilika tỉ mỉ ghi lại trong quyển nhật ký của nàng. Và tài liệu mật này ngày nay đã được cất giữ an toàn tại ngoại quốc. Cả đứa cháu gái và chị của nàng cũng đã trốn ra được ngoại quốc. Vì thế âm mưu ám hại Piseth Pilika mới được phơi bày ra ánh sáng.
Bà Bun Ranny Hun Sen (ngồi thứ 2 bên trái)
ĐÁM TANG LỚN NHẤT Ở NAM VANG
Giữa tháng 7/99, hàng vạn dân Miên đã thương khóc tiễn đưa nữ minh tinh Piseth Pilika. Đám tang của nàng đã làm những người ngưỡng mộ nàng xúc động và đồng thời, biểu lộ sự căm thù bạo lực, quan tài được những người thương tiếc kê vai khiêng đến trường Mỹ nghệ nơi nàng dạy vũ, trước khi đến nơi hỏa táng.
Trưởng nữ của vua Sihanouk, công chúa Bolpha Devi, đã không kềm được sự xúc động: “Pilika là một tài tử lớn tiêu biểu cho văn hóa Cao Miên. Cùng với gia đình này tôi cầu nguyện cho nàng được siêu thoát. Tôi đòi hỏi kẻ sát nhân phải bị bắt giữ và công lý phải được thực hiện.”
Một bà bán rau cải và trái cây đến thắp cho nàng một nén hương và nói, “có một lần nàng đến mua mấy trái cam. Tôi đã sửng sờ vì sắc đẹp kiều diễm của nàng. Nàng rất dễ thương. Từ đó hình ảnh của nàng cứ bám theo tôi mãi.”
Đám tang nữ tài tử Pilika được dân chúng coi như một quốc táng. Nếu có người Việt Nam Sài Gòn dự đám tang chắc chắn sẽ không thể không so sánh với đám tang của Thanh Nga trước kia. Hai kẻ tài hoa cùng một số mệnh!
Để có thể tham dự đám tang, hầu như tất cả cửa hàng ở Nam Vang đều đóng cửa. Trái lại, các ban nhạc, báo chí, đài phát thanh, đủ các làn sóng nỗ lực tăng cường hoạt dộng dể ca ngợi tài hoa của Pilika và thương tiếc số phận bạc mệnh của nàng. Nhưng không ai dám đề cập đến hung thủ. Sau cũng có vài tờ báo bắt đầu nói đến thủ phạm phải là người có chức quyền cao.
Tờ “Tiếng nói thanh niên Khờ-me” tường thuật một vài luận điệu nghe được theo đó sở dĩ nữ tài tử Pilika bị ám sát vì muốn tránh một vụ Xì-căn-đan “Kiểu Lewinsky”. Và tờ báo đã đăng hình vợ chồng T.T. Clinton bên cạnh vợ chồng Thủ Tướng Hun Sen.
TÀI HOA MỆNH BẠC
Piseth Pilika sanh trưởng tại Soài Riêng, sát biên giới Việt Nam, trong một gia đình nghèo. Nàng mồ côi cha mẹ năm 13 tuổi, chết vì đói và bệnh tật dưới thời Pol Pot. Nàng có chồng nhưng sau đó, chồng nàng có vợ khác và hiện sống ở Úc với đứa con trai của nàng. Hôm đám tang, chồng nàng có trở về Nam Vang dự tang vợ cũ.
Cho đến hôm nay, sau 3 tháng trôi qua, chưa có ai cung cấp cho tin tức xác thực về cái chết oan ức của nữ tài tử Pilika. Những nhân chứng của vụ thảm sát vẫn chưa được cảnh sát thẩm vấn để làm sáng tỏ công lý. Tất cả mọi người đều né tránh vì sợ bị liên lụy đến thân.
DIỄN TIẾN VỤ ÁM SÁT
Vụ ám sát nữ tài tử Pilika xảy ra tại một con đường chánh, buôn bán tấp nập nên phải có đông người có mặt lúc ấy và đã trông thấy nội vụ xảy ra. Thế mà tất cả đều núp sau sự im lặng.
Sáng hôm 6 tháng 7, Piseth Pilika cùng đi với hai người chị và hai đứa cháu đến tiệm bán xe đạp Derong trong khu phố cổ O’Russei của Nam Vang để chọn mua một chiếc xe đạp tặng cho đứa cháu trai 12 tuổi vừa thi đậu.
Mọi người vừa bước vào trong tiệm thì một người đàn ông vào trạc ba mươi bước theo vào, thái độ rất ung dung. Bỗng người đàn ông này chìa khẩu súng lục và trút hết băng đạn vào người Piseth Pilika.
Cháu gái của nàng, tên Sereimean, đứng gần nên bị thương. Sau đó, hai mẹ con may mắn trốn thoát được khỏi Cao-Miên qua ngã Thái Lan. Ký giả Nain Louyot của tuần báo L’Express vừa gặp được hai người cách đây một tuần, ở một nơi tại Âu Châu.
Cháu gái Sereimean thuật lại: “Khi ông ấy bắn phát đầu tiên, cháu tưởng đâu có một bánh xe nào đó nổ. Dì cháu té xuống vừa kêu lên “Cứu tôi!” Và cháu nhào xuống đất bên cạnh dì. Lúc đó, cháu rất đau đớn.”
Bé Sereimean đã bị thương. Hung thủ rất bình tĩnh lúc hoàn tất công việc được giao phó, hắn nhảy lên xe motô ngồi phía sau tên đồng lõa vụt chạy.
Nạn nhân được hai người chị và hai đứa cháu chở ở băng sau xe đến nhà thương và qua đời tại nhà thương một tuần sau đó.
Bé gái Sereimean thuật lại: “Lúc tỉnh dậy, dì cháu nói rõ là bà Hun Sen làm chuyện này.” Chị của Pilika được nàng cho biết mối liên hệ của nàng với Hun Sen nên xác nhận lời của bé Sereimean là đáng tin cậy.
Trên xe đến bệnh viện, Pilika biết sẽ được đưa đến Caloatte nơi các giới chức quyền của Miến điều trị, nàng đã muốn được chở đi đến nơi khác vì sợ sẽ bị ám hại thêm một lần nữa. Và chỉ một tuần sau, Pilica chết.
Từ hai tháng trước, nạn nhân đã ghi trong quyển nhật ký như sau: Ngày thứ hai, 10 tháng 5 năm 1999, nàng viết: “Ông Hok Lundy, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, kêu tôi tới gặp ông vì ông có chuyện quan trọng muốn cho tôi biết. Ông gởi hai cận vệ của ông đến tìm tôi. Tôi nhờ chị tôi đi theo tôi. Tôi đã gặp ông Hok Lundy trong một nhà hàng kín đáo của khu phố Kieu Svay. Ông Hok Lundy khuyên tôi nên đi tạm lánh mặt ở một nơi nào đó vì bà Bun Ranny Hun Sen giận dữ vì ghen với tôi và muốn giết tôi... Tôi không biết họ tha tôi hay giết tôi bởi họ hiện là chủ nhân của xứ này... Chỉ có Trời mới cứu được tôi...”
Ông Hok Lundy, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, đã đánh bạo cho nữ tài tử Pilika biết sự nguy hiểm chết người đang chờ nàng vì cũng như bao nhiêu người Miên khác, ông là người ái mộ nàng, và biết đâu cũng là người si mê nàng. Ngoài ra, ông còn là người cũng quê Soài-Riêng với nàng.
Nàng Pilika chưa kịp lánh nạn thì tai họa bắt dầu. Hun Sen ngưng liên hệ với Pilika viø bà vợ đã khám phá ra sự thầm lén này.
Mối tình bất hạnh của Pilika với đương kim thủ tướng Cam Bốt được nàng ghi rõ trong nhật ký và được báo l’Express phổ biến.
Tin Mai Liên (Theo L’Express, Paris)

Số tới: nhật ký người tình của Thủ Tướng Cam Bốt
(Việt báo) 

Phạm Ngọc Thái với tập "Phê Bình & Tiểu Luận Thi Ca"

Đó là tác phẩm thuộc loại phê bình văn học của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã chính thức ra mắt bạn đọc - Nxb Văn hoá Thông tin 2013, dày gần 300 trang với 49 bài viết - kể cả những bài bình trong chùm. Tập sách gồm hai phần:

- PHẦN I : Phạm Ngọc Thái bình thơ & tiểu luận.
- PHẦN II: Thơ Phạm Ngọc Thái với lời bình

Dẫu tôi đã đọc khá nhiều thơ và những bài bình của ông đăng trên văn đàn mạng từ mấy năm nay, thế mà khi cầm quyển sách ông tặng, tôi cứ lan man đọc hết trang này đến trang khác một cách say mê, cuốn hút. Một tập phê bình và tiểu luận thi ca sâu sắc, thực hay. Kể cả mảng ông bình thơ các thi nhân xưa - nay, cũng như thơ của chính ông đã được chọn lọc qua những bài bình từ các văn nghệ sĩ, nhà giáo cùng các trí thức khác. Đúng theo lời nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc đánh giá:

" Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đã đạt độ viên mãn về ý tưởng nhân văn cũng như ngôn ngữ nghệ thuật là rất nhiều. Mức độ hay của mỗi bài khác nhau, song những tình thi đó đều có thể làm rung cảm trái tim ta... Chưa từng có thi nhân nào sáng tác được nhiều thơ tình hay đến thế!... Rồi mai sau ông sẽ có cả trăm bài thơ tình đứng trường cửu với đời và nền văn học nước nhà".

Hoặc nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh - Anh Trần trong "Lời nói đầu" tác phẩm, đã viết:

- Dù đó là bài ông bình cho đời hay đời bình thơ của ông, đều hiện lên một thi nhân Phạm Ngọc Thái tài hoa. Không chỉ sáng tác được nhiều thơ hay, ông còn là một tay bút bình luận thi ca sắc sảo. Văn của ông súc tích cũng như thơ ông, nó có hồn và giàu cảm xúc để lôi cuốn lòng người. Bạn sẽ thấy cả một thế giới thơ huyền diệu với những lời bình sắc sảo đã được chau chuốt, gọt giũa rất đáng chiêm ngưỡng.

Nói riêng về mảng thơ hay Phạm Ngọc Thái được nhiều tác giả bình, như:

Nguyễn Đình Chúc bình Váy Thiếu Nữ Bay, là bài thơ mang tính nhân loại có phong cách rất Hồ Xuân Hương, với một bài bình luận về chân dung thi nhân rất nổi tiếng của anh, tiêu đề "Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình lớn của dân tộc". Cả hai bài ấy đều được in trong tập sách này.

Đến những tác giả khác bình đăng trên các trang mạng Việt toàn cầu trong mấy năm qua:

Hoàng Thị Thảo - Cảm nhận về một bài thơ tình hay "Anh vẫn ở bên hồ Tây"; Nhà giáo Đình Bồng - Phạm Ngọc Thái với chùm thơ áo trắng; Chuyên viên Trần Tứ Đức - Phạm Ngọc Thái với chùm thơ hay về tình yêu & đàn bà. Trong đó tác giả đánh giá Người Đàn Bà Trắng là một đỉnh cao thi ca; NS.Anh Trần - Xem Tranh Bán Loã Thể, một kỳ tác thi ca! Trần Việt Thịnh - Phạm Ngọc Thái người hai lần thi sĩ...

Riêng tôi cũng đã bình hai bài thơ hay của ông: "Cảm xúc về Con Đường Phượng Đỏ" và "Em ơi! Thành phố lại mưa", mà tôi cho rằng tình thơ hay vào hàng tuyệt tác. Bởi vậy, cũng nghệ sĩ Anh Trần mới có nhận xét trong bài viết giới thiệu tập sách, rằng:

- Đọc tập "Phê bình & tiểu luận thi ca", tác phẩm sẽ mở ra cánh cửa để bạn đọc có dịp khám phá một tâm hồn sâu sắc, một trí tuệ tài năng và mang đến cho mọi người sự đam mê, hấp dẫn trên từng trang sách...

Tuy nhiên, ở mảng thơ của thi nhân với lời bình qua nhiều tác giả - Có tới vài ba chục bài bình chưa hề xuất hiện trên văn đàn các trang mạng. Phần lớn tiểu phẩm của những tác giả ấy chỉ đăng trên báo, tạp chí hoặc in trong một tuyển văn thơ nào đó.

Thí dụ, Tạp chí Tháp Bút Thủ đô, Sông Hương, Hồn Việt, tạp chí Nhà văn, báo Người Hà Nội... cùng các trang văn học trong cả nước. Những bài bình hay đã được nhà thơ chọn lọc cho in vào tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" vừa xuất bản này. Chẳng hạn:

Nhà thơ Trúc Thông bình Chiều Hoàng Hôn của Phạm Ngọc Thái đăng trên báo Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời in trong Tuyển "100 bài thơ hay có lời bình", Nxb Thanh niên; Phương Tuấn bình Em Về Biển; Hoàng Ngọc - Cô Quét Lá Đêm Hồ; Tuyết Thuý - Sáng Thu Vàng; Xuân Hùng - Biển Hát; Phạm Thành Công - Tiếng Hát Đời Thường; Trần Ngọc - Em Bán Xoài; Trương Vũ Tiến - Trước Núi Mỹ Nhân; Như Ý - Một Góc Hồ Tây; Ngọc Trâm - Thông Và Biển; v.v...

Trong bài giới thiệu ở đây, tôi xin trích từ trong tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" hai bài bình thơ: một bài thơ đời, một thơ tình... của hai tác giả - Đó là nữ nhà giáo Diễm Loan và nhà văn Đào Viết Minh, để bạn đọc bốn phương thưởng lãm thêm cái hay cùng sự phong phú, sâu sắc trong bàu trời thi ca Phạm Ngọc Thái.

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

1- Trước hết nói về thơ Đời - Một bài thơ khóc tang sâu sắc:

LÀM MA EM VỢ
Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du

Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi " kiếp" !
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-phật!

Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”!
Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.

Phạm Ngọc Thái
(Trích tập Rung Động Trái Tim)

(*) Ý câu thơ dựa theo thuyết bản mệnh ở Phật giáo - Trong tác phẩm Kiều của Nguyễn Du: Nàng Kiều trẫm mình trên dòng sông Tiền Đường muốn quyên sinh nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu. Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời!

Lời bình ĐÀO VIẾT MINH:

"Làm ma em vợ" là một bài thơ khóc. Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ trên bờ bến nhân gian, với tâm khảm xót xa một người em vợ, nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này:

Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...

Hai câu mở đầu cách thức cảm xúc của tác giả, giọng điệu tựa như những lời khóc van khi đưa đám trong dân gian. Ta xem trong câu hai, nửa vế đầu viết: " Chết thật hèn", nửa vế sau lại nói:"... nhưng sống thế càng ôi" - Như thế là ngay trong một câu thơ đã đưa ra hai nhận định về cả lẽ sống và cái chết của người em vợ. Chết như nó thì dở, thì hèn - Còn sống mà sống kém, sống tệ như vậy cũng…? Bởi đây là bài thơ khóc trước vong linh em, có thể trách nó về sự chết uổng, chết phí... thì còn được, nhưng nếu đem cả cách sống tệ ra trách móc trước mồ mả em, e sẽ trở thành bất nhẫn?

Tôi xin trích những lời của Hoài Thanh khi nói về cái chết của Hàn Mặc Tử trong Thi Nhân Việt Nam, ông đã viết: " Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ chết rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn".

Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ - Thế là lòng nhà thơ mâu thuẫn. Muốn viết một bài thơ khóc tang sâu sắc thì phải nói đến cả nghĩa sống và cái chết. Huống hồ tính nhân bản trong thi ca, nó đòi hỏi phải đặt ra một giác độ nhìn nhận trách nhiệm của một con người trước xã hội cũng như cộng đồng, mà ở đoạn cuối tác giả có nói:

Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi...

Bởi vậy để đỡ cho hai câu thơ khóc rất thật đầu tiên ấy, nghĩa tử là nghĩa tận, lệ của nhà thơ đã nhỏ xuống, anh xót xa thắp nén hương lòng khấn cầu cho vong hồn em sớm được siêu thoát:

Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di...phật!

Trách là trách những người thân đang sống quanh không cứu vớt được nó? Trách thực tế cộng đồng không đủ sự nhân ái cần thiết đưa nó ra khỏi bờ vực thẳm? Nhưng thôi, dù sao thì em cũng đã chết rồi! Hãy để cho vong hồn em được an ủi, yên nghỉ nơi suối vàng. Nhưng ý tưởng bao trùm tình thi đã được tác giả khai phá ngay từ câu thơ đầu. Tôi quay lại để bình xét về câu thứ nhất ấy:

Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !

Ba chữ "tự giải thoát" là tiếng kêu trong trời đất và xã hội, từ dưới đáy hạ tầng của lớp chúng sinh. Cuộc đời đến mức phải tự kết liễu để giải thoát mình ra khỏi "kiếp sống", thật là bi thương. Nhìn theo quan điểm nhân đạo, suy cho cùng nó cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương của xã hội mà thôi. Tiếng kêu chúng sinh đó đòi hỏi, thậm chí chất vấn...cả thượng tầng kiến trúc kia?

Đến câu thơ thứ chín, ta thấy nhà thơ còn nhắc lại chữ "kiếp" ấy một lần nữa:

Em ơi: Chữ “kiếp” trước chữ “người”!

Huống hồ cảnh đời còn bao thương tâm, oan nghiệt, phi lý, bất công vẫn đè nặng lên lớp nhân quần lương thiện. Chữ "kiếp" đã được vọt trào ra chính vì nỗi đau đời đó! Tôi bình sang đoạn thơ hai:

Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này

Cái lời tiễn người đã chết ở đây nó ngược cảnh: đầu bạc lại làm ma mái đầu xanh, nghe rền rĩ như tiếng kèn đám ma. Đó là sự bi ai của cuộc sống. Trong dân gian lắm khi cảnh gia đình lục đục, cha mẹ già hay ông bà tính khí trái nắng giở giời...thường rít lên rỉa rói con cháu: Đến con giun, con dế nó còn muốn sống nữa là con người? Tâm lý cảnh đời thường ấy đã được tác giả vận vào hai câu sau của đoạn thơ hai, để nói lên nỗi xót xa đối với người em:

Mẹ, cha...queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

Quay là quay lơ, lăn ra chết... đi liền với "nhởn thanh xuân" (nhởn nhơ tuổi thanh xuân): nghĩa thơ có ý trào lộng. Ngôn ngữ, nhịp điệu hợp với sự cúng điếu của cảnh khóc tang. Lời than ấy giống như những người đi theo xe tang khóc viếng, đưa linh hồn kẻ chết về nơi chín suối. Nghĩa là, một cái chết tội tình đáng thương thay! Mẹ, cha đã phải chịu đựng bao nhiêu khốn khổ, tủi nhục, đắng cay mà vẫn sống đó? Em còn trẻ, dù có cảnh đời thế nào đi nữa, cũng việc gì phải phẫn chí tìm cách quyên sinh!

Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng, nhuốm đầm sắc thái theo quan điểm của nỗi kiếp đoạn trường, nơi bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du. Cho nên tác giả đã kết:

Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Anh ở vì chưng trả nợ đời.

Để cho rõ ý nghĩa hàm súc của hai câu cuối đó, xin liên hệ đôi nét về thân phận nàng Kiều: trải qua bao khổ ải, nhục nhã ê chề phải trẫm mình xuống dòng sông Tiền Đường để chết, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời! Như thế món nợ Kiếp của Kiều, dù đã phải trải qua hai lần thanh lâu, mấy lần muốn tự vẫn không thành:

Làm cho sống đoạ thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
( Kiều )

Còn cái việc nàng đã được cụ Nguyễn Du cho tái hợp lại với chàng Kim Trọng để cuộc đời bi thảm của Kiều có phần kết hậu, âu đó cũng chỉ là món nợ đời cuối cùng mà nàng phải trả nốt đó thôi: món nợ tình! Bởi 15 năm khổ ải định chết, chết không xong. Tới khi được Giác Duyên cứu sống lại rồi, Kiều chỉ muốn đem tấm thân đã "dơ" của mình:

Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?

Để mà yên thân nơi cửa chùa:

Đã đem mình bỏ am mây...
Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng

Thế mà phận cũng có được yên đâu? Khi Kiều từ chối duyên tái hợp với chàng Kim kia, từng thốt ra than:

Nói chi kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột mà nhơ cả đời...

Thế mà Vương Ông vẫn còn trì triết , mắng con gái rằng:

Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?

Vì "hiếu" đã phải bán cả tấm thân trong trắng, ngà ngọc của mình để chuộc cha. Với "tình" lòng vẫn thuỷ chung son sắt, cũng đành phải dứt duyên nhờ em là Thuý Vân thay mình!... Hiếu, tình sâu nặng đến thế, mà vẫn chưa đủ trả? Cuối cùng Kiều vẫn cứ phải đem cái tấm thân mình, như nàng đã nói:

Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa...

Để mà đền nốt cho chàng Kim. "Món nợ kiếp người" tưởng cũng chỉ khổ đến thế là cùng. Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ, câu thứ ba của đoạn thơ này:

Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...

Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm bể ải trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm trong thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!

Vì muốn nó cũng có sống lại được nữa đâu? đồng thời đó cũng là lời an ủi, xoa bớt nỗi đau cho vong hồn người em nơi chín suối. Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời đại hiện đại này!

Ta trở lại với câu thơ đầu tiên:

Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !

Lời khóc tang của bài Làm Ma Em Vợ này là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp nhân gian:

Anh ở vì chưng trả nợ đời.

Anh còn phải sống tiếp, cũng chả sung sướng gì đâu? Bao khổ nạn ê chề, chẳng qua vì đời chưa hết nợ, trả hết nợ rồi anh cũng đi thôi. Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật, để thắp cho đứa em tội nghiệp cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi sống trần ai, một nén nhang đời!

ĐVM.
Trích "Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái"


2- Một bài thơ tình khúc triết:

KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC

Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.

Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...(*)
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con.

Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...

Phạm Ngọc Thái
Hồ Núi Cốc – Đêm 9/7/1997

(*) Huyền thoại kể: Nàng Công (con gái quan lang dân tộc) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết. Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi), thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ - nên mới có tên gọi: Hồ Núi Cốc!


Lời bình DIỄM LOAN:

Tác giả kể lại: Vào một đêm mưa gió, không gian hồ núi huyền thẳm, hoang dại và vô tận. Con người cô đơn! Từng làn gió rít vút qua ngàn, mưa táp trên mặt hồ nước mênh mang màu xanh thẫm. Niềm hạnh phúc lớn nhất của đời anh là được sống bên nàng, một niềm đam mê man dại. Có phải chăng con người sinh ra trên thế gian này, chỉ có tình yêu gái trai là bất diệt? Toà Thượng Đài ngự trị cả trên triết học và chính trị. Tâm hồn và thể xác hoà quyện nhau đưa anh về cõi cực lạc vô biên. Bài thơ Khóc Bên Hồ Núi Cốc được dựng bên câu chuyện tình cổ của nàng Công, chàng Cốc bất hủ trong truyền thuyết vọng về - Chính giữa đêm mưa gió, tình thi diễm lệ ấy đã ra đời!

Gọi là Khóc Bên Hồ Núi Cốc nhưng bài thơ không phải là tiếng khóc, nó là một khúc tình ca. Nhà thơ viết thế cho có vẻ đượm màu sắc lâm ly mà thôi:

Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...

Hồn chàng theo dòng nước cuốn đến với nàng. Thiên nhiên đang bao trùm sự lạnh lẽo, hoang vắng. Giờ anh đứng đây nhìn ra dòng nước mênh mang trôi dạt kia, chỉ còn lại một thế giới trong anh vô vi và trống rỗng. Mà cái "thây" nó cũng đang trôi về phía vĩnh cửu đấy chứ? Biểu tượng "trôi thây" đã dược thăng hoa từ trong cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, để mở đầu cho bản tình luyến ái gái trai ngàn năm vô bến, vô bờ. Xin bình tiếp câu ba:

Gió gào thét trong lặng chìm tim óc

Trong cái tiếng gió mưa cào xé đất trời kia (bên ngoài) , lại đang bao bọc cả một thế giới tĩnh lặng đến rùng mình của tim óc con người (bên trong), cùng chứa đựng một khát vọng mãnh liệt tột cùng cả thể xác và tâm hồn tình yêu trong nó. Đẩy nỗi thơ đi đến điểm cực đại, mà bắn vọt ra một bức tranh hoành tráng, hoàn bích nhất về nàng:

Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay...

Ta chạnh nhớ tấm thân nàng Kiều được Nguyễn Du mô tả:

Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên.

Nhưng bức tranh Nguyễn Du mô tả là bức tranh mĩ miều có thật của Kiều đang khoả thân trong khi tắm, còn bức tranh khoả thân của Khóc Bên Hồ Núi Cốc chỉ là bức tranh ảo, bởi ấn tượng từ kí ức, sự cồn cào trong trái tim nhà thơ mà bật ùa ra. Ta thấy tác giả không tả một nét gì trên thân thể, thế mà nàng vẫn hiển hiện lên vẻ đẹp không kém kiêu sa. Tình thơ tuy có bạo loạn nhưng trong sáng. Rõ ràng đây là một khúc tình ca chứ đâu phải là một bi kịch tình?


Những yếu tố cảm xúc của bài thơ này đều theo thi pháp dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, nhưng đã được hoà phối với dòng thơ lãng mạn, để hình ảnh ngôn ngữ, ý tình được hàm súc, cô đọng. Không viết chảy tràn theo tình cảm như các thi nhân trong phong trào "thơ mới" thời tiền chiến ở nước ta đã viết.

Sang đoạn thơ hai là sự gắn bó giữa câu chuyện huyền thoại xưa với câu chuyện tình nay, nói về cái chết chung tình của một đôi trai gái:

Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...

Mối tình đôi trai gái ấy đã bị các quan lại và lễ giáo phong kiến ngăn cấm. Họ quyết quyên sinh để giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son. Nàng thì biến ra hồ nước, còn chàng lại hoá thành non. Không có tình yêu tất cả trở nên vô nghĩa. Tình yêu là nơi trú ngụ, ý nghĩa tồn tại của đời ta:

Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con!

Ba chữ "khoảng đời con" ở đây mang theo ý ẩn dụ. Nói rằng, không có sự ấm áp trong tình yêu của người đàn bà mang lại cho những "khoảng đời con" ấy, thì thử hỏi: Sự sống tồn tại trên trái đất này để làm gì? Không có sáng tạo hay tiến bộ xã hội nữa. Không có ý nghĩa của cái "khoảng đời con" thì cũng không có những vĩ đại. Cho dù tác giả có đặt câu hỏi:

Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?

Chẳng qua là người than cho câu chuyện tình của nàng Công, chàng Cốc trong trời đất và cũng than cho chính mình. Mượn người xưa để nói nỗi đời nay, ý tình cứ rền xiết lên nhau như hai câu trong đoạn thơ cuối đã viết:

Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm

Cảm xúc thơ tràn ứa mà đẫm lệ. Tôi bình sang đoạn ba, là đoạn thơ máu thịt nhất của bài:

Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

Khi mưa gió phủ táp xuống miền hồ núi, ta nghe như tiếng câu chuyện tình xưa nghiền xé vang lên: Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ /- Tình đời là một dải băng tang trắng ư? Tình yêu gái trai cho ta nguồn suối yêu thương hạnh phúc, song cũng gieo lên cuộc đời những bất hạnh đớn đau.

Nghĩa là, trời đất cũng để tang cho những linh hồn và trái tim son sắt của tình yêu! Nói về thủ pháp nghệ thuật sáng tác của tác giả trong đoạn thơ ba này, lấy ba câu thơ ảo (câu 1-3 và 4) là thơ trừu tượng, để nuôi một câu thơ thật, thật và rất đời. Chính là câu thơ hai trong đoạn:

Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!

"máu ta đổ đầy..." là biểu tượng nói về tình yêu. Thơ ngả sang màu siêu thực. Cái bóng xanh rì muôn thuở của non ngàn, với "bức phù điêu" đã được tạc trong thiên nhiên kì vĩ kia, là bởi máu và nước mắt tình của những đôi trai gái tắm vào trong nó. Nghĩa là cả trong bất hạnh đau thương tình yêu cũng tô đẹp, là bản tình ca bất hủ trong vũ trụ cũng như cuộc sống con người. Đoạn thơ ba như một bức hoạ dựng sững giữa trời.

Bằng một cách định nghĩa thi ca Chế Lan Viên đã viết:

Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia đấy
Bờ bên kia hư ảo - Bờ thơ.
(trích di cảo CLV - Bờ bên kia )

Nhưng sự hư ảo ở đây phải là cái hư ảo thấm đầy huyết, đầy hồn, đầy sự sống và ma lực trong thế giới thơ của nó.

Xin trở lại để nói tiếp về câu thơ hai trong đoạn. Nếu không có "vú người yêu" thì thử hỏi: Hồ núi có xanh thắm hơn thế nữa, thiên nhiên có đẹp hơn thế nữa, để làm gì? Cả chiến tranh và hoà bình trong thế giới này, nếu không có vú người yêu thì loài người gây ra nó cũng để làm gì? "cắn vú người yêu" là một hình tượng rất đời được đưa vào trong thơ, hình ảnh thơ đọc vẫn không thô, không sượng. Viết được câu thơ như thế là một thành công trong thi ca, đưa bài thơ đi xa trên bến-bờ-thi...

Đến đây tôi chỉ xin nói thêm một chút nữa về câu thơ cuối cùng của bài:

Mai chết rồi làm nước tắm cho em...

Xuân Diệu thì nói rằng:

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc

Còn đây, tác giả lại viết: "mai chết rồi…" - Phải, con người có thể làm bao chuyện phi thường, lên cả vũ trụ mà chinh phục sao Hoả, sao Kim, sáng tạo những phát minh khoa học vĩ đại, chế ra cả tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân để tiêu huỷ hoàn cầu v.v... Ấy thế mà, liệu còn gì có thể cao xa hơn là làm một dòng suối mát, một hồ nước xanh, hay chỉ là một bồn nước trong nho nhỏ tắm cho cuộc đời và thân thể của người yêu?

Đấy, nhà thơ của bài Khóc Bên Hồ Núi Cốc này chỉ muốn kết tình thơ ở đó, để cho đời suy ngẫm?

DL.
Trích "Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái"



    Hà Nội, tháng 1 - 2014
    Nguyễn Thị Hoàng
    Cô giáo ĐH Sư phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét