UBND TP Hà Nội lươn lẹo để chiếm đất ở của dân
Một số gia đình cụm 2 và cụm 3 phường Nhật Tân (trong đó có nhiều gia
đình chính sách) phản ánh họ bị chính quyền quận và thành phố dùng mọi
thủ đoạn để chiếm đoạt đất ở hợp pháp của công dân. Hiện, đất đai của
các hộ dân này bị UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) phong tỏa không cho chia
tách, giao dịch. Nhiều gia đình có nhu cầu dựng vợ, gả chồng cho con cái
ra ở riêng đang rơi vào cảnh sống dở chết dở vì chính quyền không cho
chia đất, Công an không cho tách hộ khẩu riêng. Được biết, TP Hà Nội
đang thừa rất nhiều nhà khách nhưng vẫn vẽ ra thêm dự án đầu tư xây dựng
nhà khách mới tại phường Nhật Tân để chiếm mảnh đất vàng sát Hồ Tây nơi
có 37 hộ dân đang sinh sống hợp pháp từ lâu đời.
Ngày 30/1/2002, UBND thành phố HN ban hành quyết định số 899/QĐ-UB
“tạm giao” 17340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách
UBND thành phố để lập phương án bồi thường GPMB và chuẩn bị thực hiện dự
án đầu tư. Trong đó, 14979,5 m2 đất do Công ty xây dựng Hồng Hà quản lý
và 2360,5 m2 do Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây thuê của Nhà nước.
Gần 3 năm sau, ngày 28/12/2004, UBND TP Hà Nội mới hợp lý hóa bằng quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà khách.
Việc UBND thành phố ban hành quyết định tạm giao 17340 m2 đất tại
phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố là chưa đúng
với Luật Đất đai 1993 vì trong luật không quy định việc tạm giao đất,
chưa đúng với Thông tư số 207/4/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (nay
là Bộ Tài nguyên- Môi trường) về hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ
sơ xin giao đất, thuê đất đối với tổ chức, cá nhân…
Thay vì hủy bỏ quyết định trái pháp luật trên, ngày 2/3/2006, UBND TP
Hà Nội lại tiếp tục ra Quyết định số 1091/QĐ-UB thu hồi 24137 m2 đất
tại phường Nhật Tân giao Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố để
đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố Hà Nội. Lần này, QĐ thu hồi đất
đã “nở” thêm 6797 m2 và ăn gọn đất ở của 37 hộ dân tại cụm 2 và 3
phường Nhật Tân.
Điều khuất tất là: theo Điều 6 của quyết định này thì sau 12 tháng
nếu Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố Hà Nội chưa thực hiện nội
dung quy định thì UBND quận Tây Hồ phối hợp với Giám đốc Sở Tài nguyên-
Môi trường và Nhà đất lập hồ sơ, trình UBND thành phố thu hồi quyết
định giao đất.
Thế mà hơn 5 năm sau, UBND Thành phố Hà Nội mới có công văn số
4624/UBND-XD ngày 13/6/2011 đồng ý về nguyên tắc để Tập đoàn Thái Bình
và Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội hợp tác liên doanh lập và thực hiện
Dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội tại 584 Lạc Long
Quân, quận Tây Hồ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số
648/KH&ĐT ngày 28/02/2011.
Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đã có tới 3 nhà khách rất lớn tại phố
Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng và Lương Ngọc Quyến. Việc sử dụng
những nhà khách này đang hết sức lãng phí và trái với quy định của pháp
luật. Cụ thể, nhà khách 11-13 Lương Ngọc Quyến mặc dù là tài sản nhà
nước nhưng đã bị UBND TP Hà Nội cho tư nhân thuê lại làm kinh doanh du
lịch và mát-xa. Nhà khách 23 Nguyễn Đình Chiểu thì bị cho thuê để bán
bia hơi và làm quán nhậu. Nhà khách Phan Đình Phùng thì rơi vào tình
trạng sử dụng với công suất cực thấp và nghe nói sắp cho thuê.
Như vậy, sự việc đến đây đã rõ. Dự án đầu tư nhà khách UBND TP Hà Nội
là một liên doanh sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp mà phần vốn chiếm đa
số là của doanh nghiệp tư nhân Thái Bình. Ai cũng biết, UBND TP Hà Nội
đẩy nhà khách và VP thành phố ra làm bình phong nhằm phục vụ việc chiếm
đoạt đất của dân với một quy trình trái pháp luật và hết sức lươn lẹo.
Công an, các cơ quan chức năng khác của quận và thành phố cũng bị buộc
phải vào cuộc để thực hiện “nhiệm vụ chính trị” này.
THEO CẦU NHẬT TÂN
Ông Lê Hoàng Châu BÓC MẼ chuyện bất động sản giảm 40-50%
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho
biết, giá bất động sản thời gian qua đã giảm tuy nhiên mức giảm vẫn đủ
để doanh nghiệp có lãi hoặc hòa vốn. Việc các doanh nghiệp quảng cáo
giảm giá 40-50% chỉ là chiêu quảng cáo tăng giá lên, hạ giá xuống. Và
mặc dù giá đã giảm nhưng vẫn cao hơn thu nhập trung bình của người dân
nên thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm.
“Nói giảm giá 40-50% chưa đúng”
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết,
chưa có dự án nhà ở nào giảm giá trên địa bàn Hà Nội, thông tin giảm
giá chỉ có trên các báo cáo. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh
Đình Dũng phản pháo Chủ tịch Hà Nội, tiếp tục khẳng định các dự án bất
động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, nhiều dự án giảm 50% về mức giá
của năm 2006. Ông bình luận như thế nào về 2 ý kiến trái chiều trên?
Nói giảm giá 40-50% giá là chưa đúng, hiện ở TP.HCM nhiều dự án có
chính sách giá linh hoạt, không phải cứng nhắc là giảm giá 40-50%.
Dự án mà Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề cập giảm giá 40-50% nhưng thực chất
không giảm giá đến 40-50% mà họ có chính sách linh hoạt khi hỗ trợ cho
khách về vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng do đây là dự án cao cấp, không
phải loại dự án quy mô vừa và nhỏ, có giá bán trung bình.
Dự án có 3 phân khu: phân khu nam bán với giá 1.900-2.400 USD/m2 thời
gian vừa rồi, giá có giảm nhưng mức giảm rất thấp, không đáng kể.
Tại phân khu trung tâm, giá được điều chỉnh lại do được thiết kế lại
và khu bắc của dự án cũng được điều chỉnh thiết kế, chia căn hộ nhỏ hơn
và mức độ đầu tư là căn hộ trên trung bình, không phải hạng sang như
trước kia nên việc điều chỉnh giá là đương nhiên.
Giá bán chỉ còn trên 20 triệu đồng/m2, nếu so với giá trước đây thì giá bán thấp hơn do sản phẩm được thiết kế với mức giá đó.
Còn một số doanh nghiệp công bố giảm giá 40% thậm chí 50% nhưng
thực chất từ xưa đến nay không có dự án nào bán với giá 40 triệu
đồng/m2. Doanh nghiệp đó chỉ bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2,
thông báo giảm 40-50% giá chỉ là chiêu PR vì giá bán ra vẫn dao động từ
19-23 triệu/m2.Doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM tại phân khúc nhà ở
quy mô vừa và nhỏ có giá bán trên dưới 15 triệu đồng/m2 thì từ trước đến
nay những doanh nghiệp mà bán sản phẩm ở khu vực giá thành này hay còn
gọi là khu vực đáy của thị trường. Có doanh nghiệp vẫn bán được lãi chút
đỉnh, có doanh nghiệp chấp nhận bán hòa vốn và có doanh nghiệp chấp
nhận bán lỗ để cắt lỗ để giải quyết bài toán thanh khoản của doanh
nghiệp, bài toán nợ xấu của doanh nghiệp. Đây cũng là cách để giải phóng
hàng tồn kho, tìm cơ hội để đầu tư, đây là chiến lược kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp nhất là trong tình hình thị trường bất động sản
cực kỳ khó khăn.
Có doanh nghiệp bán lời trong dự án này nhưng có dự án khác họ phải chấp nhận bán lỗ là chuyện bình thường.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản khủng hoảng từ năm 2008 trở
lại đặc biệt là từ 2011-2013 phải nói rằng đây là cơ hội của người tiêu
dùng khi có 2 quyền năng rất lớn là có quyền được lựa chọn sản phẩm phù
hợp với khả năng của mình, được chủ đầu tư chăm sóc chu đáo về chính
sách giá và phương thức thanh toán…
Không còn tình trạng xếp hàng qua đêm để đặt xuất mua sản phẩm, giá
cũng trở về với khu vực giá thành, khu vực đáy của giá bất động sản.
Về mặt quản lý nhà nước, gói 30.000 tỷ được kỳ vọng như “liều
thuốc” cứu bất động sản, trong suốt quá trình triển khai, Bộ Xây dựng
liên tục đưa ra các đề xuất nới điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng
vay, cho phép chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội… Tuy nhiên, thất
bại của gói 30.000 tỷ đã nhìn thấy rõ. Theo ông, những biện pháp giải
cứu bất động sản năm qua đã thực chất chưa, đã xử lý được vấn đề của bất
động sản Việt Nam chưa?
Gói 30.000 tỷ triển khai quá chậm, ngày 1/6/2013 mới cơ bản hình
thành các thông tư để thực hiện. Sau đó Bộ Xây dựng lại phải ban hành
Thông tư 18 nhưng vẫn có những điểm không hợp lý.
Công tác chuẩn bị và hướng dẫn triển khai quá chậm, kết quả đạt được
quá thấp và không đạt được như kỳ vọng khi mới giải ngân chưa đến 2%.
Theo tôi, mức lãi suất tối đa nên ở khoảng 4,5%-5%/năm là phù hợp,
thấp hơn mức 6% hiện nay. Điều 8 Thông tư 11/2013/TT-NHNN xác định “Lãi
suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thấp hơn lãi
suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là 1,5%/năm tại cùng thời
điểm”.
Có nghĩa là chi phí quản lý của các ngân hàng thương mại là 1,5%
không đổi. Nếu các Ngân hàng thương mại không lấy chi phí quản lý hoặc
chỉ lấy 0,5% thì người vay chỉ phải trả lãi vay từ 4,5% /năm hoặc
5%/năm.
Thời hạn cho vay được điều chỉnh từ 10 năm lên 20 năm đối với cá nhân
vay để giảm mức trả nợ vay và lãi vay hàng tháng phù hợp với khả năng
tài chính của người vay. Với mức vay khoảng 500 triệu đồng trong 10 năm,
hàng tháng người vay phải trả trên dưới 5 triệu đồng, nếu thời hạn vay
20 năm, hàng tháng người vay chỉ phải trả khoảng 2-3 triệu đồng.
Bất động sản 2014 vẫn khó y như 2013
Theo đánh giá của ông, mức giá bất động sản hiện tại đã phù hợp với thu nhập của người dân hay chưa?
Thời gian qua, doanh nghiệp đã hạ giá thành sản phẩm, chấp nhận bán lỗ để giải quyết hàng tồn kho.
Tuy nhiên giá bất động sản vẫn cao so với thu nhập của đông đảo dân
có mức thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại đô thị. Cần nhìn nhận lý
do khiến giá bất động sản hiện nay cao là do cơ cấu giá thành không hợp
lý do những nguyên nhân như chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng,
doanh nghiệp phải mua theo giá thị trường nên giá rất cao.
Chi phí đóng tiền sử dụng đất cho nhà nước theo giá thị trường thành
ra gần như doanh nghiệp phải mua đất 2 lần nên chi phí mua đất hiện nay
doanh nghiệp không được khấu trừ đầy đủ. Đây là chi phí bất hợp lý mà
nhà nước cần điều chỉnh thì mới giảm giá bất động sản được.
Chúng ta mới được hưởng chi phí lãi suất thấp từ năm 2013, còn từ năm
2012 trở về trước, lãi suất ở mức rất cao. Tiếp đến là những bất cập
liên quan đến công tác quản lý thị trường của nhà nước.
Thời gian qua, nhà nước điều chỉnh giá xăng, dầu, điện, than… ở mức
cao ảnh hưởng đến giá bán của sắt, thép, xi măng, giá vật liệu, thiết bị
thi công tăng ảnh hưởng đến giá thành bất động sản nên công tác quản lý
thị trường, điều chỉnh giá của nhà nước cần điều chỉnh lại.
Các loại thuế phí trùng lặp, tận thu cũng đẩy giá bất động sản lên
cao. Ngoài ra do xử lý thủ tục hành chính chậm trễ, trong khi các nước
khác chỉ làm trong vòng vài tháng nhưng ở VN phải làm trong vài năm,
thậm chí hơn 5 năm cũng ảnh hưởng đến giá thành, đẩy giá thành lên cao.
Cuối cùng là những chi phí cực kỳ bất hợp lý hiện doanh nghiệp phải
chịu và người tiêu dùng là người phải chịu cuối cùng như chi phí đầu tư
hệ thống cấp điện, nước khi chủ đầu tư phải đầu tư hệ thống cáp ngầm cao
thế để nối vào lưới điện quốc gia, đầu tư máy biến thế, cáp ngầm hạ thế
và đồng hồ đến từng căn hộ về Luật Điện lực quy định ngành điện phải
đầu tư đến đồng hồ căn hộ nhưng đây chủ đầu tư phải đầu tư toàn bộ sau
đó lại phải bàn giao cho bên điện lực.
Chi phí cấp nước sạch về nguyên tắc công ty phải cấp nước đến từng
căn hộ nhưng doanh nghiệp cũng phải đầu tư toàn bộ sau đó lại phải bàn
giao cho công ty cấp nước.
Chiếu sáng công cộng cũng vậy, DN đầu tư rồi lại phải bàn giao cho
công ty chiếu sáng công cộng biến thành tài sản của các công ty. Hệ
thống thông tin liên lạc và cáp truyền hình, đơn vị tự đầu tư…
Tất cả những chi phí đầu tư tính vào giá thành căn hộ và người dùng
phải gánh chịu. Đáng phê phán nhất là chi phí cấp điện, nước là công ty
kinh doanh không đầu tư nhưng lại thu lợi là điều bất hợp lý.
Xin ông cho biết, kịch bản cho thị trường bất động sản sắp tới sẽ
như thế nào, bất động sản sẽ đổ vỡ rồi phục hồi hay đã chạm đáy rồi
phục hồi dần?
Những khó khăn thách thức của thị trường bất động sản trong năm 2013 về
cơ bản vẫn còn nguyên khi bước vào năm 2014 nên nhiệm vụ trọng tâm vẫn
là thực hiện cho được nghị quyết 02 mà nghị quyết 02 có 2 vấn đề trong
đó có 1 vấn đề quan trọng là giải quyết nhà ở cho người Việt ở nước
ngoài giống như người Việt trong nước, nếu cho Việt kiều mua nhà sẽ giải
phóng được hàng tồn kho ở phân khúc nhà ở cao cấp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đất Việt
Người dân TRẢ quà của Chủ tịch nước vì phải nộp lại 200.000 đồng
Chiều ngày 15/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà đến các
hộ bị thiệt hại nặng trong đợt lũ vào tháng 11/2013 ở xã Đại Hưng.
Sau khi nhận quà của Chủ tịch nước, một số người dân mang
“nộp” lại cho lãnh đạo thôn. Sự việc đang được lãnh đạo địa phương xem
xét kiểm điểm cán bộ thôn.
Ngày 5/1, trao đổi với PV Dân trí về việc người dân mang nộp lại quà
của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng bà con vùng lũ xã Đại Hưng (Đại
Lộc, Quảng Nam) vừa qua, Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng – ông Nguyễn Khắc
Xuyên – cho biết, đã làm việc với Ban dân chính thôn Đại Mỹ về việc thu
tiền và chi sai quy định để trả lại toàn bộ 13 hộ dân có tên trong danh
sách được nhận quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng.
Ngày 15/12/2013 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tặng bà
con vùng rốn lũ xã Đại Hưng 100 suất quà, mỗi suất trị giá 900 ngàn
đồng và 10 con bò. Các hộ trong danh sách nhận quà này chủ yếu là người
nghèo, gia đình chính sách và hộ bị thiệt hại nặng trong đợt lũ tháng
11.
Sau khi nhận quà, lãnh đạo thôn Đại Mỹ “vận động” người dân “tự
nguyện” nộp mỗi hộ 200 ngàn đồng để bắt điện, chi trả tiền điện đường
đón tết và làm quỹ thôn…
Bí thư xã Đại Hưng – ông Nguyễn Khắc Xuyên – khẳng định với PV Dân
trí: “Chúng tôi buộc thôn kiên quyết trả lại cho dân những gì mà Chủ
tịch nước tặng bà con”.
Ngoài ra, lãnh đạo xã Đại Hưng cũng chỉ đạo lãnh đạo thôn Đại Mỹ là
ông Văn Bá Lý làm kiểm điểm về sự việc này. Ông Nguyễn Khắc Xuyên cũng
cho biết, xã không hề chỉ đạo và cũng không biết việc này. Khi người dân
phản ảnh thì xã mới biết và chỉ đạo thôn kiểm điểm và sẽ có hình thức
xử lý đúng người đúng tội.
THEO DÂN TRÍ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét