Ngư dân bị phá tàu, cướp hải sản – báo Dân Việt: “kiểm ngư Trung Quốc”, báo PLTPHCM: “tàu lạ”
Dân Việt06/01/2014 06:46
Dân Việt - Bất ngờ tàu của Kiểm ngư Trung Quốc, với 18-20 người, ập đến. “Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu”…
Ngày 5.1, ông Ngao Văn Hiếu – Phó Đồn biên phòng huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, cho biết vừa tiếp nhận thông tin khai báo từ thuyền trưởng Phạm Quang Thạch (xã An Hải, huyện Lý Sơn) về việc tàu cá bị lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc đập phá và cướp lấy hải sản.
Ngư dân Mai Khắc Vũ (ngụ xã An Hải, Lý Sơn) bàng hoàng kể lại sự việc bị phía Trung Quốc khống chế, đập phá thiết bị trên tàu.
“Hiện chúng tôi đang tiến hành lập biên bản lời khai của thuyền trưởng Thạch và các ngư dân đi cùng để điều tra làm rõ vụ việc” – ông Hiếu nói.
Theo thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh, vào 11 giờ trưa 3.1, khi tàu cá của ông đang bủa lưới cách đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một tàu của lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập đến.
“Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế
tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên
liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2
thúng chai, 200 lít dầu diesel)” – ông Thạch kể lại.Theo
lời những ngư dân đi cùng ông Thạch, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ
máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số
cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung
Quốc. Chỉ tay vào số cá giập nát còn
lại, ngư dân Mai Khắc Vũ (thôn An Hải, huyện Lý Sơn) bần thần nói:
“Nhìn hơn 5 tấn cá ngừ, nục (trị giá 200 triệu đồng) bị cướp trắng trợn,
chúng tôi ai nấy đứt ruột nhưng không biết làm sao. Chúng tôi dự định
sau 2 ngày nữa sẽ vào bờ bán cá, trang trải trong dịp tết năm nay. Nào
ngờ bị họ cướp hết, còn lại một ít cá giập nát, máy móc lại bị đập phá
hư hỏng, ai nấy đều rất lo vì không có tiền trả nợ, trang trải trong dịp
Tết năm nay”. Thuyền trưởng Thạnh ước tính thiệt hại đến 300 triệu đồng…
Được biết, tàu của thuyền trưởng Phạm
Quang Thạnh xuất bến vào ngày 10.12.2013, để ra khơi đánh bắt. Trước khi
đi, 12 ngư dân trên tàu phải vay của đầu nậu 250 triệu đồng. Sau khi bị
cướp, họ chạy về đất liền và đã đến cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn) vào tối 4.1.
Viên Nguyễn
————–
Thứ Hai, ngày 6/1/2014 – 05:05
Trong lúc đánh bắt tại quần đảo Hoàng
Sa, một tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị tàu lạ khống chế,
chặt cột cờ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản.
Dây lặn bị bằm nát từng khúc. Ảnh: TM
Ông Ngô Văn Hiếu, Đồn phó Đồn biên
phòng Lý Sơn, cho biết: “Sáng 5-1, chúng tôi đã tiếp nhận tin báo từ
những thuyền viên trên tàu cá QNg 95739 do ông Phạm Quang Thạch làm
thuyền trưởng về việc tàu bị khống chế, đập phá đồ đạc và cướp đi gần
sáu tấn cá. Hiện chúng tôi đang tiến hành điều tra làm rõ và báo thông
tin trên cho đồn biên phòng tỉnh”.
TRẦN MAI
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa
Người dân đón tiếp các quân nhân trở về sau trận Hải chiến Hoàng Sa
|
Cho nên Hoàng Sa nếu giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền qua pháp lý sẽ không đi đến đâu cả. Nhưng nếu mình làm tốt vấn đề này để cho thế giới thấy rõ ràng sự thật và lẽ phải đang thuộc về ai.
Còn giải quyết vấn đề biển Đông cần phải dựa vào luật biển. Bởi luật biển cho phép đơn phương đưa ra tòa chứ không cần hai bên phải đồng ý. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng nếu giới trẻ Việt Nam ai cũng biết chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa sẽ tạo ra thời cơ cho đất nước. Nếu giới trẻ nhận thức được Hoàng Sa của Việt Nam thì họ sẽ sẵn sàng xây dựng đất nước hùng cường.
Hãnh diện vì được bảo vệ Hoàng Sa
Có ý kiến cho rằng nhà nước phải thay đổi cách nhìn nhận, thậm chí cần vinh danh những người Việt Nam đã ngã xuống trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974, từ đó kết nối toàn dân tộc đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Từ khi có tranh chấp vấn đề Hoàng Sa vào đầu thế kỷ 20, tức là năm 1909, quốc tế quy định một nước có chủ quyền với một vùng đất là phải có tính chiếm hữu mang tính nhà nước và hòa bình liên tục ở trên vùng đất đó. Phía Việt Nam có rất nhiều bằng chứng về sự chiếm hữu thật sự và hòa bình ở quần đảo Hoàng Sa rồi. Nhưng Trung Quốc cố tình không hiểu về tính liên tục. Ví dụ như họ cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 ủng hộ tuyên bố 12 hải lý Trung Quốc chẳng hạn.
Tuy nhiên, Hiệp định Genève quy định rất rõ. Sau năm 1954, lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 thuộc về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, trước đó là chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau đó là chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Mà khi các chính quyền đó có trách nhiệm quản lý thì họ có trách nhiệm bảo vệ. Do đó khi bị xâm lược, chiếm đóng mà chính quyền đó phản đối dù không giành lại được nhưng đã thể hiện ý chí kiên quyết tại thời điểm đó rồi.
Tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng cho thấy sự liên tục về vấn đề thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Có thể nói việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để tranh chấp quần đảo Hoàng Sa đi trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Điều này không thể chấp nhận được.
Tôi đã nói chuyện về Hoàng Sa rất nhiều nơi trong đó có cả hội nghị ở Hội Kỹ thuật biển TP.HCM do chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm tổ chức. Ông Lâm có nói sau khi chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc có về Hải Nam tổ chức liên hoan chào mừng chiến thắng. Họ có mời đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang ở đó tham dự nhưng đoàn Việt Nam từ chối. Nghe được câu chuyện này thực sự tôi rất xúc động. Người Việt Nam có thể khác nhau về yếu tố chính trị, ngoại giao nhưng tấm lòng yêu nước luôn nồng nàn.
Một năm sau thời điểm Hoàng Sa bị mất, tôi có tổ chức triển lãm minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Khi tôi phát biểu xong, nhiều người đã xúc động ôm nhau khóc. Điều này cho thấy dù ở Nam hay Bắc, là người dân hay là trong quân đội, chính quyền thì tinh thần yêu nước đều giống nhau. Mình cần phải nhìn ra sự thật đó.
Đã bao giờ ông tiếp xúc hay trò chuyện với những sỹ quan hay người lính của nước Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 1974 hay chưa? Tâm tư của họ về trận chiến đó như thế nào?
Ở trong nước tôi gặp anh Lữ Công Bảy - thượng sĩ giám lộ trên tàu HQ4, người vẽ bản đồ hải hành trong trận chiến Hoàng Sa - nhiều lần và anh có kể về trận chiến đó. Khi tôi sang California (Mỹ), tôi có gặp anh Vũ Hữu San - hạm trưởng tàu HQ-4. Anh San vừa là người tham gia trực tiếp trận chiến và sau này anh cũng viết rất nhiều sách kể về trận chiến này.
Khi kể về trận chiến, hai người này rất hãnh diện khi được tham gia trận chiến bảo vệ Hoàng Sa. Họ bảo không có gì hối tiếc về những quyết định táo bạo mà họ đưa ra trong trận chiến đó.
Có một chi tiết mà tôi nghĩ rất thú vị. Đó là phi công Nguyễn Thành Trung từng kể với tôi rằng anh là một trong những người đăng ký trong trận chiến quyết tử để chiếm lại Hoàng Sa bằng không quân nhưng sau đó bị hủy bỏ vì không được Mỹ ủng hộ.
Cần xây dựng nội lực
Trở lại vấn đề vinh danh những người Việt Nam ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 để đoàn kết dân tộc đòi lại chủ quyền quần đảo này, theo ông nhà nước mình đã làm tốt điều này hay chưa?
Nếu làm được cái này thì quá tốt. Làm được cái này có hai tác dụng. Đầu tiên là tính pháp lý quốc tế. Dấu ấn của chính quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được quốc tế công nhận từ trước và thời Pháp thuộc cho đến trước 1954. Sau năm 1954, các chính quyền của Việt Nam cũng luôn khẳng định chủ quyền và đấu tranh, hoạt động ở Hoàng Sa. Sự liên tục về dấu ấn chủ quyền của chính quyền Việt Nam ở Hoàng Sa là một thực tế không thể chối cãi.
Tác dụng thứ hai thì dù gì chăng nữa muốn lấy lại Hoàng Sa, Việt Nam phải xây dựng nội lực. Hiện nay Việt Nam có khoảng 4 triệu người sống ở nước ngoài, hơn nửa số đó là người trẻ, lại rất tài giỏi. Tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ ở nước ngoài, tất nhiên cũng có người này người kia nhưng phần đông đều yêu nước.
Nếu nhà nước chính thức công nhận sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ kết nối được tinh thần dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam dù có chính kiến khác nhau nhưng tựu trung đều có tinh thần yêu nước. Chính kiến chỉ là nhất thời, lúc thế này lúc thế kia còn tình yêu Đất nước, Tổ quốc, Quê hương mình mới là mãi mãi.
Tôi đã từng đề nghị cần phải vinh danh những ai hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Bản thân tôi sẽ mãi mãi dõi theo Hoàng Sa. Hoàng Sa là một yết hầu, hệ trọng rất lớn đối với Việt Nam. Hoàng Sa giống như chất men khơi lên lòng yêu nước.
Một số binh sĩ tham gia hải chiến Hoàng Sa bị thương được trực thăng chở về Sài Gòn |
Các quân nhân VNCH trấn đóng cùng nhóm nhân viên Đài Khí Tượng ở Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn công và bắt giữ trái phép, sau đó được trao trả |
Nữ sinh Sài Gòn đón các quân nhân Hoàng Sa trở về (*) |
Lịch sử cho thấy đã có lúc chúng ta bị ngàn năm bắc thuộc nhưng rồi cũng đã giành được quyền tự chủ đó thôi. Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng. Cái gì cũng có thời cơ và anh phải biết nắm bắt thời cơ đó.
Nhân dịp 40 năm hải chiến Hoàng Sa, nếu nhà nước mình thừa nhận một chính quyền đã từng thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của mình theo tôi sẽ rất tuyệt vời. Rồi từ đó người Việt Nam sẽ cùng ngồi lại với nhau xây dựng nội lực cho đất nước.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa với các bạn trẻ tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng |
Tiến sĩ Nguyễn Nhã sinh ngày 14.3.1939 tại Ninh Bình. Năm 1966, ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1975, ông xuất bản Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo Hoàng Sa & Trường Sa và tổ chức triển lãm trưng bày sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM). Hiện nay ông là Trưởng Đề án Bếp Việt (tiền thân là Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam) và Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù & hát thơ Lạc Việt. |
Trung Hiếu
(*) Nguồn ảnh lấy từ tài liệu: “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của VNCH” của Quân đội VNCH năm 1974
(*) Nguồn ảnh lấy từ tài liệu: “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của VNCH” của Quân đội VNCH năm 1974
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 4: Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa
PHÊN GIẬU CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC PHÂN TRANH
Bài đọc liên quan:
+ Thoát Trung luận 1
+ Thoát Trung luận 2
+ Thoát Trung luận 3
+ Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu
+ Bản chất của kinh tế chính trị toàn cầu nửa thế kỷ qua và tương lai
+ Vật thế chấp của các cường quốc
+ Vật thế chấp chính trị
+ Quân bài đã chia - Vấn đề còn lại là ta
Mặc dù lý thuyết cho một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền đặt nền tảng cho chế độ Phong Kiến lui vào quá khứ được ra đời từ cựu lục địa châu Âu vào 1750. Nhưng trong khi châu Âu ngụp lặn với thời kỳ suy tàn của các đế chế đi xâm lược và vơ vét tài nguyên khắp thế giới, thì chỉ 16 năm sau - 1776 - Hoa Kỳ, một tân thế giới đã hình thành một quốc gia non trẻ đầu tiên về một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền hoàn hảo nhất.
+ Thoát Trung luận 1
+ Thoát Trung luận 2
+ Thoát Trung luận 3
+ Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu
+ Bản chất của kinh tế chính trị toàn cầu nửa thế kỷ qua và tương lai
+ Vật thế chấp của các cường quốc
+ Vật thế chấp chính trị
+ Quân bài đã chia - Vấn đề còn lại là ta
Mặc dù lý thuyết cho một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền đặt nền tảng cho chế độ Phong Kiến lui vào quá khứ được ra đời từ cựu lục địa châu Âu vào 1750. Nhưng trong khi châu Âu ngụp lặn với thời kỳ suy tàn của các đế chế đi xâm lược và vơ vét tài nguyên khắp thế giới, thì chỉ 16 năm sau - 1776 - Hoa Kỳ, một tân thế giới đã hình thành một quốc gia non trẻ đầu tiên về một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền hoàn hảo nhất.
Sau Hoa Kỳ 13 năm, mãi đến 1789, Pháp, nơi đã đẻ ra lý thuyết đa nguyên
tản quyền mới có cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở cựu lục địa. Thế nhưng,
vì quyền lợi của giai cấp cầm quyền, Pháp đã đẻ ra một Napoleon
Bonaparte níu kéo quốc gia này trở lại chế độ Phong kiến một lần nữa, và
kinh qua với những cái gọi là các nền Đệ nhất, nhị, tam, tứ Cộng hòa
Pháp, song dưới hình thái xã hội quân chủ phong kiến chuyên quyền, kể cả
đến chính phủ Vichy
do Thống chế Philippe Pétain nắm quyền độc tài từ tháng 7/1940 đến
tháng 8/1944 cũng chưa được xem là một nền chính trị đa nguyên tản
quyền, mặc dù cũng có tam đầu chế - hành pháp, tư pháp và lập pháp nhưng
tất cả các quyền này do Philippe Pétain nắm trọn. Mãi đến khi
tướng Charles de Gaulle nắm quyền thành lập nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, nước
Pháp mới có được hiến pháp 1958, và thực sự là một quốc gia có chế độ
chính trị đa nguyên, tản quyền. Có nghĩa là, châu Âu đi sau Hoa Kỳ đến
những 182 năm về sự tiến hóa về chế độ chính trị, nếu lấy Pháp làm mốc!
Khi chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ đa nguyên tản quyền, các đế
quốc chuyển hình thức đi xâm lược, và bóc lột tài nguyên các thuộc địa
sang hình thức tạo ra phên giậu cho họ. Họ không còn áp đặc con người
của mẫu quốc lên ngay trên thuộc địa của mình, mà họ biến thuộc địa
thành cái gọi là, đồng minh chiến lược. Họ điều khiển các phên giậu của
họ bằng quyền lực mềm - kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị giống hoặc
một kiểu biến thể chính trị của họ.
Sau Thế chiến thứ II, thế giới thành chân vạc tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Trung Hoa và Liên Xô. Nhưng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, 3 quốc gia chính phân tranh vẫn còn, với Nga thay thế Liên Xô cũ. Các phên giậu của 3 cường quốc cũng thay đổi theo thời gian.
Sau Thế chiến thứ II, thế giới thành chân vạc tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Trung Hoa và Liên Xô. Nhưng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, 3 quốc gia chính phân tranh vẫn còn, với Nga thay thế Liên Xô cũ. Các phên giậu của 3 cường quốc cũng thay đổi theo thời gian.
Cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia áp đặt phên giậu rộng khắp thế giới ngay
sau Thế chiến thứ II. Bằng cách tạo ra Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, phên
giậu châu Âu của Hoa Kỳ nhằm canh chừng, và tấn công cộng sản châu Âu
gồm Liên Xô và Đông Âu. Liên Xô cũng không kém cạnh, khi họ lập ra một
phên giậu Đông Âu sau Thế chiến II.
Ở châu Á cũng vậy, Hoa Kỳ thay thế Pháp và miền Nam Việt Nam, Đông Dương
và các quốc gia đồng minh ở Đông Nám Á và Đông Bắc Á, để làm phên giậu
cho mình và thế giới tự do, nhằm ngăn cản sự bành trướng cộng sản từ
Trung Hoa. Trung Hoa cũng không chịu ngồi yên, họ lập ra những phên giậu
cho mình: Bắc Hàn, Bắc Việt, Pakistan và cả Lào lẫn Cambodia, trong khi
khống chế và răn đe Miến Điện. Nhưng chưa bao giờ chế độ quân chủ độc
tài chuyên chế ở Miến Điện chịu khuất phục Trung Hoa, ngay cả trong
những lúc nền kinh tế quốc gia này suy sụp nhất, do cấm vận kinh tế lẫn
chính trị của Hoa Kỳ và phương Tây.
Những lấn chiếm hoặc mua bán, hoặc ra hiến pháp cho phép sáp nhập những vùng phên giậu cho các cường quốc nới rộng lãnh thổ không thiếu những minh chứng trong lịch sử thế giới cận đại. Ví dụ với Hoa Kỳ thì, Texas, New Mexico, v.v... là những phên giậu đã được sáp nhập theo hiến pháp và chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Với Liên Xô thì nhờ vào Thế chiến II mà, họ nắm cả Đông Âu, kể cả một nửa nước Đức, và lấy cả vùng Siberia rộng lớn giàu tài nguyên mà trước đây là Tây Bá Lợi Á của Mông Cổ. Với Trung Hoa, họ chiếm Tây Tạng của người Tây Tạng; chiếm Tân Cương và Nội Mông của Mông Cổ; lấn chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo, đá ngầm Trường Sa của Việt Nam vào lúc Việt Nam yếu thế và cô độc của những năm 1974 từ Việt Nam Cộng Hòa và năm 1988 của Việt Nam Cộng Sản.
Từ những điểm lịch sử trên, ngày nay 2 cường quốc Nga và Trung Hoa có phên giậu yếu thế hơn Hoa Kỳ rất nhiều. Hai cường quốc này chỉ còn sử dụng vũ khí tối tân, và một phần kinh tế, tài nguyên của họ để kiềm chế Hoa Kỳ.
Sau sụp đổ Liên Xô và Đông Âu làm cho nước Nga mất đi hơn 10 quốc gia Đông Âu làm phên giậu cho mình. Nền kinh tế Nga chỉ còn dựa vào bán tài nguyên giàu có nhất thế giới là khí gas và dầu hỏa ở vùng Siberia chiếm từ Mông Cổ, và quốc phòng Nga tiếp nhận sự hùng cường của Liên Xô cũ để răn đe láng giềng - xưa là phên giậu của mình - hòng phòng thủ và tấn công đến Tây Âu khi cần.
Sau khi lên nắm Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có công lớn cho Trung Hoa khi tăng diện tích lãnh thổ nước này gấp 3 lần so với thời nhà Thanh trở về trước, với lấn chiến Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông. Nhưng phên giậu của Trung Hoa chỉ rất ít ỏi, yếu hèn, và nghèo khó: Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Cambodia, và Hồi Quốc - Pakistan. Mặc dù vài thập niên gần đây Trung Hoa cố gắng tạo ra phên giậu cho mình ở các châu lục như, Phi, Mỹ La Tinh, nhưng khả năng kiểm soát các phên giậu này của Trung Hoa là ngoài tầm kiểm soát. Điều này được minh chứng khi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi Trung Đông xảy ra, Trung Hoa đã mất trắng những gì họ đã cố công đầu tư suốt 2 thập niên qua.
Đối với Hoa Kỳ, phên giậu của họ có khắp mọi nơi, và khả năng kiểm soát của họ cũng chưa bao giờ thất bại, nếu họ không muốn từ bỏ phên giậu như đã từ bỏ Việt Nam Cộng Hòa, biến VNCH và Bắc Việt thành vật thế chấp của ngoại gao bóng bàn thông qua Thông Cáo Thượng Hải 1972 và Hiệp Định Paris 1973, để được cái lớn hơn là Trung Đông, và sụp đổ khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu sau đó 17 năm.
Sự khác biệt giữa quyền lực kiểm soát phên giậu của 3 cường quốc - hay nói cách khác là giữa Hoa Kỳ và 2 nước còn lại là Nga và Trung Hoa - là ở quyền lực mềm, và cái cách mà Hoa Kỳ chọn lựa phên giậu trong chiến lược toàn cầu của mình. Nếu Trung Hoa và Nga sử dụng quyền lực mềm là làm sao cho các phên giậu nghèo, hèn, và những lợi ích của chế độ chính trị quay về thời phong kiến, hòng gắn liền với sự ban phát lợi ích cho giai cấp cầm quyền, để ép cho phên giậu trung thành, thì Hoa Kỳ sử dụng tự do, dân chủ và giàu mạnh bằng cách chia bài cho các phên giậu được hưởng, để các phên giậu tự lực tự cường dưới sự bảo trợ an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ.
Hay nói cho dễ hiểu là quyền lực mềm của Hoa Kỳ mang đến cho các phên giậu của mình là cho nhân dân, và cái chung của đất nước đó. Ngược lại quyền lực mềm của Nga và Trung Hoa là mang lại lợi ích cho cái riêng và của giai cấp cầm quyền của quốc gia mà họ chọn làm chư hầu.
Chính vì 2 cách tạo ra phên giậu khác nhau này mà, ngày nay và tương lai xa Hoa Kỳ sẽ ngày càng có nhiều phên giậu đi theo, và sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ là siêu cường số 1 toàn cầu, mà 2 cường quốc còn lại sẽ không thể cạnh tranh. Một minh chừng hùng hồn dễ thấy là, Hoa Kỳ luôn có phên giậu Israel để cai quản Trung Đông Bắc Phi, nhưng ngược lại Trung Hoa trắng tay ở Libya, và Nga cũng khắc khổ với Syria hoặc Ukraina trong hiện tại và tương lai.
Vấn đề đáng lo ngại cho các phên giậu của Nga và Trung Hoa là, 2 cường quốc này sẽ không bao giờ buông các phên giậu ít ỏi của mình, và cũng không bao giờ đủ khả năng tạo điều kiện cho các phên giậu của mình giàu mạnh, mà bòn rút cho các phên giậu thêm nghèo hèn qua chính sách xuất khẩu hàng hóa và vũ khí. Và 2 cường quốc này còn dùng cách làm nghèo kinh tế, và nền chính trị tạo ra lợi ích cho nhóm cầm quyền các phên giậu của mình, để làm cho các phên giậu này không dám bỏ họ. Nhưng khi tức nước vỡ bờ, thì hầu như các phên giậu này phải giải quyết bằng cách các chính khách lấy nhân dân ra làm vật thế chấp chính trị, hoặc đổ máu bằng chính đồng bào của mình như ở Libya hay Syria, mà không thể có cuộc cách mạng êm đẹp như ở Miến Điện hay Nam Phi. Một điều đáng mừng là, Liên Xô cũ đã có một Gorbachev quá nhân bản và xuất chúng, nên phên giậu của Liên Xô đã làm được chuyện thần kỳ trong cuối thập niên 1980s bằng những cuộc cách mạng Hoa Hồng.
Như vậy, trong tương lai gần và xa làm sao những phên giậu của Trung Hoa có thể thoát được Trung Hoa là một vấn đề vô cùng cam go và khó khăn. Vì ba yếu tố, kinh tế nghèo đói, tư tưởng văn hóa lệ thuộc, chế độ chính trị độc tài, và tạo điều kiện cho nhóm cầm quyền giữ súng và nhà tù để kiếm ăn, là ba yếu tố trói buộc phên giậu của Trung Hoa hầu như không có lối thoát.
Lịch sử của Việt Nam đã từng có nhiều lần Thoát Trung Hoa, nhưng cuối cùng cũng phải quay trở lại làm phên giậu cho Trung Hoa. Lần gần đây nhất là từ 1976 đến 1990, Việt Nam đã cố vùng vẫy để Thoát Trung Hoa, nhưng cuối cùng phải chịu làm phên giậu cho Trung Hoa trở lại từ Hội Nghị Thành Đô vào hai ngày 03 và 04/9/1990!
Có chuyên gia cho rằng, muốn thoát Trung Hoa chỉ còn có cách vào đất nước Trung Hoa để đấu tranh, chứ không thể đấu tranh ở tại quốc gia đang là phên giậu của Trung Hoa. Chuyện này còn khó hơn hái sao trên trời!
Sự chập chờn đến độ lụy của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc
Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Ngày 26/12/2013 ông Tập Cận Bình và bầu đoàn lãnh đạo viếng lăng Mao Trạch Đông.
Ngày 23/11/2013 Trung Quốc, trong một động thái chiến lược cấp cao, cho
thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phủ lên vùng đảo Senkaku do
Nhật đang quản lý từ 1890.
Trước đó trong các năm qua, nhất là năm 2013, Trung Quốc tăng tốc các vụ
xâm nhập vào vùng Senkaku bằng ngư dân, công dân, tàu tuần tra, máy bay
có người lái cũng như không có người lái.
Trong khi đó, tất cả hành động của Nhật Bản làm là
- Các phản ứng tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Nhật.
- Để gởi những tín hiệu cảnh báo cho Trung Quốc biết rằng người Nhật sẵn
sàng bảo vệ vùng biển đảo của mình nếu TQ dùng vũ lực để xâm lấn.
Việc Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe viếng đền tử sĩ Yasukuni hôm 26/12/2013
chỉ là một phản ứng ngang tầm và có lẽ ít đe doạ hơn các hành động càng
ngày càng bành trướng bằng sức mạnh cứng của TQ.
Khi viếng đền, trong động thái trấn an đồng minh và tự vệ với TQ, ông
Abe đã nhắc lại cam kết của Nhật là không tiến hành chiến tranh nữa.
Trong khi đó thì chính sách ngoại giao yếu đuối của chính quyền Obama đã
gởi cho các quốc gia đồng minh các tín hiệu của một sự chập chờn yếu
đuối đến độ quỵ luỵ Trung Quốc.
Việc TQ lập ADIZ, các quốc gia trong vùng như Nhật, Nam Hàn, Úc... phản
ứng rõ ràng và dứt khoát là không công nhận và chính quyền các nước này
không khuyên các hãng hàng không dân sự của nước họ tuân thủ.
Trong khi đó, chính quyền Hoa Kỳ đã khuyên các hãng hàng không dân sự HK tuân thủ các quy định ADIZ của TQ.
Chính sách xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương thì HK nói mạnh nhưng làm
còn gượng gạo, khiến các quốc gia trong vùng nghi ngờ quyết tâm của HK
và TT Obama phải gởi ngoại trưởng Kerry đi Brunei trấn an hôm 9/10/2013 ở
Thượng Đỉnh Đông Á.
Lập ADIZ, Trung Quốc đã gài game chia rẽ Hoa Kỳ và Nhật Bản và HK dường
như đang lọt bẫy. Cái game là HK nên đi với TQ để cùng nhau giải quyết
các vấn đề toàn cầu, HK đi với TQ thì HK được hưởng lợi nhiều hơn là
bênh vực Nhật để bảo vệ Senkaku (xem China Brief link bên dưới).
Do đặc tính thực dụng, HK có thể quay lưng với đồng minh của mình trước
các quyền lợi lớn trước mặt, các nước bạn thường lo lắng trong mối bang
giao với HK, trừ khi đã xâm nhập được vào thượng tầng chính trị và kinh
tế tư bản của nước này như dân tộc Do Thái. Đó là lý do mà tại sao Nhật
hốt hoảng và đòi Tòa Bạch Ốc phải cho biết nội dung cuộc nói chuyện
riêng giữa ông Obama và ông Tập khi họ đi bách bộ trong khuôn viên ở
Rancho Mirage, California hôm 8/6/2013 - Họ không muốn HK bán đứng đồng
minh.
Hôm 4/1/2014, Bộ trưởng Quốc phòng HK Chuck Hagel đã thúc giục Nhật cải
thiện quan hệ với TQ, sau sự kiện ông Abe viếng đền và TQ phản ứng mạnh
mẽ.
Trên website của Bộ Quốc phòng HK nói rằng "Bộ trưởng Hagel đã nhấn mạnh
rằng điều rất quan trọng là Nhật Bản phải có những biện pháp để cải
thiện quan hệ với các nước láng giềng và thúc đẩy hợp tác hướng tới mục
đích chung là hòa bình, ổn định khu vực".
HK không khuyên kẻ muốn gây sự là TQ, nhưng khuyên nạn nhân nên nhẫn nhục.
Hôm 4/12/2013 Phó Tổng Thống HK Joe Biden đi Bắc Kinh gặp ông Tập, hy
vọng qua liên hệ thân thiết cá nhân giữa hai người trong quá khứ mà có
thể thuyết phục ông Tập thay đổi ý định về ADIZ. Nhưng qua cuộc họp báo
chung ở Bắc Kinh với những phát biểu của ông Tập và nét mặt bí xị của
ông Biden, thì rõ ràng là một thất bại, và từ đó đến nay HK không còn
đặt vấn đề bỏ ADIZ có phủ Senkaku với TQ nữa.
Muốn thành công trong việc xoay trục, Hoa Kỳ nên coi lại chính sách ngoại giao của mình.
_______________________________
Tham khảo:
Phó Thủ tướng: EVN 'không làm được gì cả'?
(Doanh nghiệp)
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2014, EVN đặt chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 1%. Phó thủ tướng Hoàng
Trung Hải đã không hài lòng với con số này, ông cho biết, chuẩn mực của
thế giới là 7-12% và 1% không làm được gì cả.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
nói: "1% là gì? 1% là không làm được gì cả. Chuẩn mực của thế giới là
7-12%, 7% đã là hết sức khó khăn trong chuyện giao tiếp với ngân hàng
rồi".
Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh lý
giải: "Chỉ đặt thế thôi vì giá điện hiện như thế và năm nay Tập đoàn còn
không biết phát bao nhiêu dầu".
Theo báo cáo mới nhất, doanh thu bán
điện của EVN năm 2012 đạt gần 144.000 tỷ đồng. Tổng số lỗ lũy kế sản
xuất kinh doanh điện và các khoản chi phí chưa hạch toán vào giá bán lẻ
điện đến 31/12/2012 gần 20.000 tỷ đồng. Trong đó, lỗ lũy kế sản xuất
kinh doanh điện hơn 4.700 tỷ đồng. Riêng sản xuất kinh doanh điện của
EVN năm 2012 lãi khoảng 4.404 tỷ đồng.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải không hài lòng với mục tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 1% do EVN đặt ra. |
Phó Thủ tướng cho rằng, với mức lãi do
sản xuất kinh doanh điện hơn 4.000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận của EVN
mới chỉ đạt 2,5%. Cho rằng, mức tỷ suất lợi nhuận này chưa làm EVN phát
triển tốt, Phó Thủ tướng yêu cầu EVN phải cân bằng lại nguồn vốn.
Theo Phó Thủ tướng, vấn đề đặt ra cốt
lõi với EVN là phải phát triển bền vững. "Nếu vận hành trong tình trạng
‘'lỗ thường xuyên', 'lỗ ổn định', tất cả các chuẩn mực của EVN sẽ giảm,
đồng thời, chất lượng quản lý cũng như sản xuất kinh doanh của ngành
điện sẽ bị xói mòn", Phó Thủ tướng nhắc nhở.
Trước đó, đánh giá về mức lãi EVN có
được năm 2012, ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐQT EVN từng cho biết,
mức lãi EVN có được không thể gọi là khủng. "Số lãi này không thể gọi là
khủng... thấp hơn nhiều so với lãi gửi tiết kiệm", ông Vượng nói.
Trong khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu đạt khoảng 3-4% thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị tài sản mà
EVN đang vận hành là 18 tỷ USD, tương đương 360.000 tỷ chỉ đạt khoảng
1,67%.
Thừa nhận giá bán điện hiện nay dù
thấp hơn giá thành nhưng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tái khẳng định,
so với thu nhập của người dân, giá điện không còn rẻ nữa. Lời nhận định
này của Phó thủ tướng từng được đưa ra cách đây một năm kể từ khi EVN
tăng giá điện lên 5% vào cuối năm 2012.
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu, tổng vốn ở mức rất thấp, nói như Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải,
"7% đã là hết sức khó khăn trong chuyện giao tiếp với ngân hàng" nhưng
mới đây, ngày 19/12 EVN lại tiếp tục được vay gần 3.200 tỷ đồng trong
khi đã đứng đầu bảng nợ khi vay 144.000 tỷ đồng từ các ngân hàng trong
nước.
Cho đến nay, Vietcombank cùng các đơn
vị thành viên EVN đã ký các hợp đồng tín dụng để đầu tư vào 17 dự án của
ngành điện trên các lĩnh vực chính là đầu tư nguồn điện và phát điện,
truyền tải điện, phân phối điện… với tổng giá trị đầu tư (bao gồm các
khoản tín dụng đã giải ngân và cam kết cho vay) gần 23.000 tỷ đồng.
Mặc dù kinh doanh có lãi trong năm
2013 vừa qua nhưng EVN và Tập đoàn xăng đầu Petrolimex là 2 doanh nghiệp
nhà nước được miễn nộp cổ tức để bù lỗ trước đó.
Trong khi Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã
đóng góp khoảng 13.700 tỷ đồng, kế đến là Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel) khoảng 4.000 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) nộp
được hơn 1.000 tỷ đồng, Tập đoàn Than- Khoáng sản hơn 400 tỷ đồng…
Cùng với EVN, Petrolimex cũng là tập
đoàn có tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở mức thấp. Cụ thể, lợi nhuận sau
thuế hợp nhất của Petrolimex sau 6 tháng đầu năm 2013 là 681 tỷ đồng.
Nếu tính trên tổng nguồn vốn là 59.928 tỷ đồng thì tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chỉ đạt 1,1%.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với
mức lợi nhuận là1.579 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
60.986 tỷ đồng là 2,5%.
Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam
(Tập đoàn Sông Đà) cũng từng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
năm 2010 chỉ đạt 1,4%, năm 2011 còn thấp hơn, chỉ đạt 0,9%.
Tỷ suất lợi nhuận đạt mức cao hơn nằm ở
các Tập đoàn như Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin) năm 2012, lợi
nhuận của tập đoàn là 2.500 tỷ đồng khi vốn chủ sở hữu tập đoàn là
32.000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 7,8%.
Năm 2013, PVN đạt lợi nhuận sau thuế
41.000 tỷ đồng. Hiện, vốn chủ sở hữu của PVN 304.000 tỷ đồng, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 13,5%.
Viettel đạt lợi nhuận sau thuế khoảng
26.413 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Viettel năm 2013 là 72.247 tỷ, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 36,6%.
Hà Oanh
Đường sắt một mình một chợ, bú sữa nhà nước, trì trệ bẩn thỉu nhất Việt Nam!
Xin cố NS Phan Lạc Hoa tha tội đã dẫn lời nhạc trên cho hình dưới đây:
"Nhớ khi xưa qua đèo qua suối mà lòng ta mơ, tàu qua núi cao. Ngày hôm nay thênh thang con đường lớn Tàu anh đi trong yêu thương chào đón, tha thiết bao niềm vui, theo bánh con tàu đi. Là thương nhau em bắc cầu cho tàu anh tới.."
Nổi ám ảnh cho những ai đã từng đi tàu:
(Thợ cạo)
Ngành Đường sắt... thụt lùi
TP - Mới đây, các chuyên gia và cả những cựu quan chức
ngành đường sắt ngồi lại và mổ xẻ về ngành này. Có hai cái lạ, một không
có báo chí tham dự, và lần đầu tiên, những thông tin “đau lòng” được
tiết lộ, chỉ ra ngành này không chỉ đứng im hàng chục năm qua, mà có
nhiều vấn đề còn thụt lùi...
Có từ hơn 100 năm qua, nhưng ngành đường sắt VN vẫn cực kỳ lạc hậu. |
Vô tình dẫn tới phá hoại
Nhiều người đánh giá, cuộc hội thảo tổ chức phạm vi hẹp
về kinh tế và vận tải đường sắt vừa diễn ra đã chỉ ra sự yếu kém của
ngành đường sắt. Trong đó, ý kiến của nguyên Phó Tổng GĐ Tổng Cty Đường
sắt VN (phụ trách mảng vận tải) Vương Đình Khánh cụ thể và sinh động.
Ông Khánh tiết lộ một con số giật mình: Cuộc cạnh
tranh thị phần vận tải từ năm 2000 đến 2010 liên tục giảm (lượng khách
luân chuyển năm 2000 là 9,9%, nhưng năm 2010 chỉ còn 4,6%; hàng hoá năm
2000 là 3,5%, 2010 chỉ còn 1,8%. Nếu tính xếp dỡ hàng hóa năm 2008 được 9
triệu tấn, năm 2012 chỉ đạt 6 triệu tấn).
Theo tiết lộ của ông Khánh, sau hơn 10 năm, thời gian
chạy tàu Bắc Nam vẫn giữ nguyên. Tàu Thống nhất vẫn chạy 30 giờ, tuyến
Hà Nội-Hải Phòng vẫn mất 2 giờ, Hà Nội-Lào Cai 7 giờ. Phương tiện thông
tin cả thẻ đường (dùng để báo tin) lẫn bán tự động từ đoạn Yên Bái đến
Lào Cai chưa được trang bị thêm.
Cơ khí thì không có sản phẩm mới. Chúng ta đã tăng giá
cước lên mức cao nhất, không thể tăng hơn được nữa, trong khi đó lại
bắt đầu trả các khoản nợ vay sau thời gian ân hạn. Chính vì thế, vận tải
gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình như vậy bắt buộc chúng ta thừa nhận
những sai lầm, dũng cảm thay đổi cơ chế.
Vị lãnh đạo cũ của Tổng Cty Đường sắt VN còn chỉ ra
những bất cập: “Việc tổ chức điều độ hàng hoá, đầu máy, chạy tàu, hành
khách riêng rẽ, trong khi ngành đường sắt vẫn khai thác đường đơn đã cho
thấy những người làm tổ chức hiểu sai về công tác điều hành vận tải.
Chỉ khi nào tổ chức khai thác đường đôi thì mới nên tách công ty vận tải
hành khách và hàng hóa riêng”. Thậm chí, ông Khánh có phần chỉ trích
khi hàm ý nói tổ chức vận tải phải học nếu không muốn làm sai, “vô tình
dẫn tới phá hoại”.
Có chuyên gia tham dự cuộc họp tiết lộ, Cty Vận tải
Hàng hóa (thuộc Tổng Cty Đường sắt VN) làm việc hằng ngày, nhưng không
biết sản xuất được bao nhiêu tấn hàng/km, thu bao nhiêu tiền, phải vài
tháng sau mới biết kết quả sản xuất.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những chuyện kỳ cục như: Không
biết thời gian quay vòng toa xe, xếp dỡ phụ thuộc vào các ga của công
ty khác (Cty Vận tải Hành khách) làm hộ. “Như vậy, lãnh đạo Cty vận tải
Hàng hóa dựa vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật gì để điều hành sản xuất có
hiệu quả?”, vị chuyên gia này nói.
Thậm chí câu chuyện tế nhị về mối liên hệ giữa Cục
Đường sắt (thuộc Bộ GTVT) với Tổng Cty Đường sắt VN cũng được chuyên gia
“đá qua”: “Đã lập ra Cục Đường sắt thì cần gắn kết với doanh nghiệp,
cần có cơ chế phối hợp thật tốt, đừng để như mặt trăng với mặt trời”.
Sau 100 năm, vẫn lạc hậu
Phó Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Bùi Xuân
Phong nêu hiện trạng đường sắt VN: “Đã quá cũ, hầu như các tiêu chuẩn kỹ
thuật, tải trọng, cầu cống, tốc độ chạy tàu, chiều dài sử dụng đường
ga, trọng lượng đoàn tàu và sức kéo đầu máy nhỏ...vẫn duy trì gần như
100 năm trước.
Trong gần 40 năm qua, tuyến đường sắt Việt Nam tuy có
phát triển vài đoạn mới như Kép (Bắc Giang) -Hạ Long (Quảng Ninh) dài
106 Km và Kép-Lưu Xá (Thái Nguyên) dài 55 Km. Cả 2 đoạn này khổ đường
ray rộng 1m435 (thay vì phổ biến khổ 1m trong cả nước), nhưng hoạt động
không hiệu quả”.
Nhiều chuyên gia cho biết, nếu Bộ GTVT không chú trọng
tới ngành đường sắt sẽ dẫn tới sai lầm: Đường bộ bị phá hỏng nhanh. Bởi
vì chỉ có đường sắt mới hiệu quả khi chở hàng nặng, đường dài.
Ông Phong còn nói: “Đường sắt Việt Nam đang trong tình
trạng lạc hậu so với thế giới, năng lực vận chuyển hạn chế, tính cạnh
tranh thấp, nguy cơ mất an toàn trong khai thác cao, tổ chức quản lý còn
bất cập mà nguyên nhân chính là do kết cấu hạ tầng lạc hậu”.
Thải 6,5 tấn phân, 40.000 lít nước tiểu xuống đường mỗi ngày
Theo khảo sát mẫu của Trung tâm Y tế Dự
phòng Đường sắt, số lượng rác thu gom trên một đoàn tàu Thống nhất từ
500 đến 600 kg/chiều (tàu SE); tàu TN là 700 kg. Chỉ tính ngày thường,
10 đôi tàu/ngày thì số rác phải gom từ 5-6 tấn.
Thành phần rác thải trên các đoàn tàu hỗn
hợp giữa chất thải khó phân huỷ và dễ phân huỷ. Đáng ngại nhất là chất
thải sinh học của con người. Nếu tính trên đường sắt Thống nhất với 2
vạn khách đi tàu mỗi ngày sẽ có khoảng 6,5 tấn phân tươi, 40 ngàn lít
nước tiểu xả xuống 2 bên đường sắt.
|
Đình Thắng
_________________
CHÍNH XÁC NHƯ VẬY.
Chính xác là sáng nay xử án vụ lừa đảo khủng, 4000 tỉ do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, mình thì đoán mò một cách chính xác là nhiều tổ chức, ngân hàng luôn sẵn lòng cho Như lừa nhỉ? Và từ vụ án này, cũng đoán mò một cách chính xác là tiền của dân gửi vào ngân hàng cũng bị lừa lấy mất bất cứ lúc nào nhỉ? Còn chính xác là em Như trong thời gian tạm giam đã sinh một con, mang họ Trương, người đàn ông họ Trương này chính xác là chưa đăng ký kết hôn, nên chắc chắn là cũng chưa chắc thành chồng, nhỉ? (http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bi-cao-Huynh-Thi-Huyen-Nhu-da-sinh-con-trong-khi-tam-giam-post136800.gd)
Chính xác là phóng viên báo điện tử Một thế giới đã liên lạc với Ban lãnh đạo tờ tin Nguoiduatin. vn để hỏi về vụ cô Ngọc Hải Dương bị phóng viên báo này bịa đặt cho khả năng hiếp cu ( 30 nhát/ ngày) và đang bị cô Ngọc thuê luật sư kiện ra tòa, nhưng lãnh đạo báo Nguoiduatin không trả lời gì, im lặng, nhưng nếu trả lời thì chắc cũng theo o Tiến nhỉ, đã tìm ra nguyên nhân bịa đặt viết báo là do láu táu, lớp tớp chưa rõ nguyên nhân, nhỉ? (http://motthegioi.vn/tieu-diem/phan-ung-cua-bao-nguoi-dua-tin-khi-bi-kieu-nu-hai-duong-kien-36693.html)
Chính xác là vụ Công an huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Công an xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) tiến hành vây bắt một sòng bạc ở Tân Hòa, xã Bảo Bình và bắn chết một người, nhưng đã được khẳng định chính xác là do súng cướp cò, và chính xác là súng đó bắn chỉ thiên nhưng lại trúng người chết ngay, hóa ra, thế giới cần bổ sung hiệu quả bắn chỉ thiên của súng bộ binh, chỉ thiên nhưng đạn lại trúng người, nhỉ? (http://petrotimes.vn/news/vn/phap-luat/ve-vu-bat-bac-ban-chet-doi-tuong-o-dong-nai-do-sung-cuop-co.html)
Tin chính xác cuối cùng là hóa ra, lâu nay nào là danh hiệu thi đua, nào là sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đa số là biểu diễn thôi nhỉ, được đạo diễn mà có thôi nhỉ, ví dụ như một tay bảo vệ mà cũng có sáng kiến kinh nghiệm để thành chiến sĩ thi đua nhỉ, hóa ra Bộ giáo dục có vẻ giỏi nghề diễn kịch hơn Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nhỉ? (http://tuoitre.vn/Giao-duc/588726/thi-dua-trong-ngành-giáo-dục-thi-dua-dong-kich.html)
----
Ha hả, ta qua phóng đại nhìn cũng oách đấy chứ, hả?
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã sinh con trong khi tạm giam
(GDVN) - Huỳnh Thị Huyền Như khai bị cáo bị bắt giam ngày 30-9-2011 và
trong thời gian tạm giam này đã sinh con tên là Trương Xuân Mai (sinh
tháng 1-2012).
Ngày 6/1, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM khai mạc phiên tòa xét xử vụ "đại án" lừa đảo 5.000 tỉ do Huỳnh Thị Huyền Như chủ mưu.
Theo thông tin trên tờ Thanh niên, do
được đánh giá là một vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, bởi vậy,
Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm có năm thành viên. Phiên tòa do chánh tòa
hình sự, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu làm chủ tọa. Ngoài chủ tọa còn có thẩm
phán Lê Văn Ban và ba hội thẩm nhân dân.
Do phiên tòa kéo dài gần 20 ngày nên Hội
đồng xét xử cũng chuẩn bị một hội thẩm dự khuyết trong trường hợp cần
thiết để tránh không ảnh hưởng, gián đoạn việc xét xử.
Thừa ủy quyền của Viện KSND Tối cao, Viện KSND TP.HCM cũng cử ba kiểm sát viên (trong đó có một kiểm sát viên dự khuyết) giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Thừa ủy quyền của Viện KSND Tối cao, Viện KSND TP.HCM cũng cử ba kiểm sát viên (trong đó có một kiểm sát viên dự khuyết) giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Thôn tin trên tờ Tuổi trẻ cho biết, từ
7g sáng 6/1, hàng trăm người đã có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án lừa
đảo gần 5.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như.
8g 20 phút, HĐXX tuyên bố khai mạc phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa đang tiến hành kiểm
tra nhân thân các bị cáo. Huỳnh Thị Huyền Như khai bị cáo bị bắt giam
ngày 30-9-2011 và trong thời gian tạm giam này đã sinh con tên là Trương
Xuân Mai (sinh tháng 1-2012) nhưng chưa được làm giấy khai sinh bởi
cháu bé được sinh trong thời gian bị tạm giam.
Đồng thời, bị cáo Như cũng chưa đăng ký kết hôn với chồng.Trước đó, từ 7g sáng 6-1, rất đông phóng viên và những người liên quan, bị hại, nguyên đơn dân sự, các bị cáo tại ngoại đã có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo 4.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như - Ảnh: Quang Định |
Thông tin từ HĐXX, bởi đây là vụ án
lừa đảo, chiếm đoạt với số tiền lớn, phức tạp, liên quan đến rất nhiều
người nên số người tham gia tố tụng rất đông.
Theo đó, ngoài 23 bị cáo bị đưa ra xét
xử thì còn có 15 đơn vị cá nhân là nguyên đơn dân sự và bị hại, 79 cá
nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 47 luật sư tham gia bào
chữa cho bị cáo (riêng bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như có đến 3 luật sư bào
chữa); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, bị hại, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Chưa kể đến lực lượng hàng chục bảo vệ
và cảnh sát tư pháp đảm bảo trật tự tại phiên tòa.
Vụ án gồm 23 bị cáo bị xét xử với sáu tội danh (16 bị cáo được tại ngoại). Trong đó Huỳnh Thị Huyền Như (35 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương VN - VietinBank), Võ Anh Tuấn (41 tuổi, nguyên cán bộ văn phòng VietinBank) và bốn bị cáo khác bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Huỳnh Thị Huyền Như còn bị xử thêm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Bị cáo Phạm Anh Tuấn (36 tuổi, giám đốc Công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương) tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Huỳnh Thị Việt Yên (40 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè); Hồ Hải Sỹ (30 tuổi, phó phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè); Lê Thị Ngọc Lợi (27 tuổi, nhân viên phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè) tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
10 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên phòng giao dịch chi nhánh của VietinBank bị truy tố tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn một số bị cáo bị truy tố với tội danh cho vay nặng lãi.
Phiên tòa đang tiếp tục.
Vụ án gồm 23 bị cáo bị xét xử với sáu tội danh (16 bị cáo được tại ngoại). Trong đó Huỳnh Thị Huyền Như (35 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương VN - VietinBank), Võ Anh Tuấn (41 tuổi, nguyên cán bộ văn phòng VietinBank) và bốn bị cáo khác bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Huỳnh Thị Huyền Như còn bị xử thêm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Bị cáo Phạm Anh Tuấn (36 tuổi, giám đốc Công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương) tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Huỳnh Thị Việt Yên (40 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè); Hồ Hải Sỹ (30 tuổi, phó phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè); Lê Thị Ngọc Lợi (27 tuổi, nhân viên phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè) tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
10 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên phòng giao dịch chi nhánh của VietinBank bị truy tố tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn một số bị cáo bị truy tố với tội danh cho vay nặng lãi.
Phiên tòa đang tiếp tục.
Theo bản cáo trạng, từ tháng 3/2010
đến tháng 9/2011, để có tiền trả nợ vay lãi cao, Huyền Như thuê người
làm giả 8 con dấu của các công ty và giả chữ ký, làm giả các giấy tờ,
hợp đồng để chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân hơn 4.911
tỉ đồng.
Sau đó, Như dùng tiền của người sau
trả cho người vay trước đó. Đến ngày vụ án bị phát hiện, Như còn chiếm
đoạt hơn 3.986 tỉ đồng. Sau khi vụ án bị khởi tố, cơ quan điều tra đã
thu hồi được hơn 624 tỉ đồng, 156.610 EUR, 4.629 USD, 920 SGD, 400 HKD.
Chia lô bán nền và… người mẫu
thanh vũ -Thứ Hai, 06/01/2014, 9:38 (GMT+7)
Thông tư liên
tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ cho phép từ
ngày 5/1/2014, các dự án khu đô thị không cần phải bán nhà mà có thể
phân lô bán nền, khiến dư luận vô cùng sửng sốt.
Ảnh minh họa
Bởi lẽ khoản 1 điều 101 Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ “hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai năm 2003” đã ghi rõ rằng các doanh nghiệp sử dụng đất thực hiện
dự án đầu tư kinh doanh nhà ở để bán và cho thuê “Chỉ được phép chuyển
nhượng QSDĐ đối với diện tích đất đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà
ở theo dự án được xét duyệt; Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở có
dự án thành phần thì được phép chuyển nhượng QSDĐ sau khi đã hoàn thành
việc đầu tư theo dự án thành phần của dự án đầu tư được xét duyệt. Không
cho phép chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà
ở”.
Cho phép các doanh nghiệp chia lô bán
nền, thực chất là cho phép các doanh nghiệp buôn bán QSDĐ, dù Nghị định
181/2004/NĐ-CP đã cấm. Việc đó không chỉ vi phạm nghị định trên mà chắc
chắn sẽ khiến nạn đầu cơ gia tăng, bộ mặt của các dự án khu đô thị sẽ
trở nên vô cùng nhếch nhác, thậm chí trở thành bỏ hoang.
Với tâm lý tích đất là tích của, trong
thời buổi lạm phát luôn đe dọa gia tăng này, những người có tiền sẵn
sàng bỏ tiền đầu cơ vào không chỉ một mà nhiều nền nhà, chờ giá cao sẽ
bán, còn xây nhà lúc nào, có xây nhà hay không, là quyền của họ. Thậm
chí con mới hai, ba tuổi, họ cũng sẵn sàng mua nền nhà cho con, chờ đứa
trẻ lớn lên sẽ xây nhà.
Hay trường hợp nhiều người chưa có
nhà ở nhưng chỉ đủ tiền mua nền. Mua xong sẽ để đó chờ có tiền mới xây,
hoặc nhiều người khác chỉ đủ tiền xây một tầng sau khi mua nền, thậm chí
chỉ đủ tiền dúm lên một căn nhà cấp 4 để giải quyết chỗ ở.
Thử hình dung một khu đô thị được quy
hoạch bài bản nhưng nền thì xây, nền thì bỏ hoang thành nơi chứa rác
rưởi. Nhà bốn tầng, nhà một tầng, nhà cấp 4… thì bộ mặt khu đô thị sẽ ra
sao?
Xin lưu ý rằng mới cách đây vài năm,
trước việc các doanh nghiệp tự ý chia lô bán nền tràn lan, khiến hàng
chục dự án khu đô thị trở thành hoang hóa, chính Bộ Xây dựng đã đề xuất
với Thủ tướng Chính phủ: Cấm triệt để việc chia lô bán nền, bán nhà xây
thô trong các dự án xây dựng khu đô thị. Lần này với việc lại cho phép
chia lô bán nền, phải chăng Bộ Xây dựng muốn “cứu” các doanh nghiệp BĐS
trong hoàn cảnh thị trường đóng băng, tức là một biện pháp giải quyết
tình thế?
Nhưng một văn bản quy phạm pháp luật,
liên quan đến một chính sách được ban ra đâu phải chỉ để giải quyết một
tình thế, gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp? Và nếu cứ chạy theo tình
thế như vậy, thì sẽ hết cấm lại cho, hết cho lại cấm… đến bao giờ?
Cùng với sự sửng sốt trước thông tư
liên tịch trên, dư luận cũng sửng sốt bởi những ngày này có rất nhiều xì
căng đan do một số người mẫu tạo ra từ việc cố ý hở chỗ này chỗ nọ của
họ. Trước những xì căng đan đó, có người đã phải kêu lên rằng “Văn hóa
đã chạm đáy rồi”. Còn những người bình tĩnh hơn thì bảo: Việc những
người mẫu cố ý hở này hở nọ cũng chỉ là biện pháp giải quyết tình thế,
khi họ thấy công chúng đã có dấu hiệu quên họ.
Ban Bí thư yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp
(Chinhphu.vn) – Ban Bí thư vừa có Chỉ thị triển khai thi hành Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014.
Hiến pháp là văn kiện đặc biệt quan
trọng, phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tạo cơ sở
chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát
triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ mới. Việc triển
khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn
bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Để việc triển khai thi hành Hiến pháp có
hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và thống nhất, Ban
Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và đoàn thể nhân dân các cấp tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng
Chính phủ, đảng đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, các bộ,
ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc
các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được
giao theo Nghị quyết 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một số điểm thi
hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Kế hoạch tổ
chức triển khai thi hành Hiến pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách, các điều kiện bảo đảm cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.
Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách, các điều kiện bảo đảm cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đưa nội dung
này vào sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể đảng
viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc tôn trọng, tuân thủ
và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trong
việc triển khai thi hành Hiến pháp.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì,
phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và
Truyền thông biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo
chí ở Trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình
thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến sâu rộng tinh
thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của
Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động, lực lượng vũ trang nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài;
nâng cao nhận thức của nhân dân về Hiến pháp, tôn trọng và chấp hành
Hiến pháp, ý thức trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
Yêu cầu các cấp ủy đảng, các tổ chức
đảng cơ sở và từng đảng viên nghiên cứu, học tập các quy định của Hiến
pháp, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thi hành Hiến pháp, đồng thời
gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
3. Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an
Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp
trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân; chỉ đạo chặt chẽ
công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phối hợp với các cơ quan,
tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng
dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta trong quá
trình tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.
4. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng
Chính phủ tăng cường phối hợp, tập trung lãnh đạo việc tổ chức triển
khai thi hành Hiến pháp; chú trọng rà soát, kịp thời sửa đổi, ban hành
mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định mới của Hiến
pháp.
5. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng,
ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức triển
khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và
tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở bộ, ngành, địa
phương mình tổ chức tốt thi hành Hiến pháp. Kịp thời tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạch trong quá trình
tổ chức thi hành Hiến pháp.
Định kỳ sáu tháng, một năm, Đảng đoàn
Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư
tình hình triển khai thi hành Hiến pháp.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính
Trung ương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và báo cáo Bộ Chính trị,
Ban Bí thư về việc thực hiện Chỉ thị.
Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét