Phạm Đình Trọng - Hồi tưởng về sự kiện 7.1.1979
7.1.2014. Ngày này 35 năm trước quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào
Phnôm Pênh chấm dứt 3 năm, 8 tháng 20 ngày cầm quyền đẫm máu của chính
quyền Khmer Đỏ.
Trong 3 năm, 8 tháng, 20 ngày cầm quyền ở Campuchia, Khmer Đỏ đã giết
hơn 3 triệu người, gần nửa dân số Campuchia. Và cái chết vẫn đang treo
trên đầu, có thể ập xuống bất cứ lúc nào với gần 4 triệu người còn lại
đang sống vật vờ trong đói khát, bệnh tật, tuyệt vọng, trong lao động
khổ sai kiệt sức dưới họng súng sẵn sàng khạc đạn, dưới lưỡi cuốc sẵn
sàng đập chết người của lính Khmer Đỏ. Vì thế bộ đội Việt Nam tiêu diệt
Khmer Đỏ đã thực sự giải phóng cho nhân dân Campuchia khỏi họa diệt
chủng.
7.1.2014. Ngày này 35 năm trước, từ bộ Tư lệnh Hải quân ở số 3 Bạch
Đằng, nay là đường Tôn Đức Thắng, Sài Gòn, tôi đeo ba lô xuống chiếc tàu
chiến nhỏ của vùng 5 hải quân đậu ở bến Bạch Đằng chạy ra đảo Phú Quốc.
Rồi từ Phú Quốc tôi lại theo chiếc tàu của lữ đoàn 125 hải quân đổ bộ
lên cảng Sihanoukville của Campuchia với tư cách nhà văn quân đội đi
chiến dịch giải phóng Campuchia.
Con người, sự việc và không khí cuộc chiến ở cảng Sihanoukville 35
năm trước tôi đã kể trong bài kí sự Vơi Đầy Với Campuchia nhân một dịp
tôi trở lại Campuchia năm 2012.
35 Năm đã qua. Mấy thế hệ trẻ đã lớn lên trong bình yên không biết gì
về sự kiện lịch sử viết bằng máu của cả hai dân tộc Việt Nam và
Campuchia, không biết có dòng máu của những người lính Việt Nam đã hòa
vào dòng máu của những người dân Campuchia trong cuộc chiến đấu giành
lại sự sống cho dân tộc Campuchia, mang lại sự hồi sinh cho đất nước
Campuchia. Đoạn hồi tưởng về sự kiện 7.1.1979 trong bài kí sự Vơi Đầy
Với Campuchia của tôi viết dành cho những người lính cùng thế hệ với tôi
và cũng dành cho những thế hệ trẻ sinh sau ngày 7.1.1979.
Bài viết có thể chưa hay nhưng chân thực. Đó là sự chân thực đối với máu của đồng đội tôi.
Nhà văn Phạm Đình Trọng |
KHÚC HỒI TƯỞNG
KHÚC HỒI TƯỞNG CỦA MỘT NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA
Đưa chúng tôi đi trên những nẻo đường của đất nước mình, người chủ nhà
Campuchia, ông Ym Na Toly, người đàn ông năm mươi tuổi, kể về gia đình
ông trong tai họa Khmer Đỏ.
Ba mẹ Toly đều là giáo viên sống ở Phnom Penh. Khmer Đỏ vào Phnom Penh
sáng ngày mười bảy tháng tư năm 1975, chỉ ba giờ sau họ gọi loa thúc các
gia đình mang theo ba ngày lương thực đến ngôi chùa gần nhất tập trung
học tập làm công dân mới của nước Campuchia Dân chủ. Những tên lính
Khmer Đỏ mang súng AK Trung Hoa đến từng nhà lùa dân ra khỏi nhà và chỉ
đường đến chùa. Đến các ngôi chùa lại có những họng súng AK chặn cổng
chùa, lùa dân ra đường. Trên đường, những họng súng AK lùa dân đi về một
hướng ra ngoại thành.
Nhìn về phía sau dòng người nối dài như vô tận, nhìn về phía trước cũng
nhấp nhô vô tận dòng người trên đường số Năm đi về phía Tây, ba Toly
hiểu rằng đây chỉ là cú lừa đầu tiên của Khmer Đỏ. Họ bảo dân mang ba
ngày gạo đến ngôi chùa gần nhà nhất để dân yên tâm là chỉ tạm rời nhà ba
ngày rồi lại trở về sống yên ổn nên cứ để lại nhà tất cả của cải quí
giá cho quân Khmer Đỏ đến vơ vét. Họ đã lệnh ra khỏi nhà, không ra cũng
không được. Dưới họng súng của họ, đến chùa hay đến đâu cũng vậy thôi.
Cú lừa này người dân dù mất sạch của cải, tài sản quí giá nhưng vẫn còn
giữ được mạng sống. Rồi sẽ còn nhiều cú lừa làm mất cả mạng sống nữa.
Phải giấu mình thật kĩ để họ không biết mình là ai và chớ có tin những
điều họ nói. Rút ra cách ứng xử đó với Khmer Đỏ, ba Toly liền đổi tên
của ba, mẹ và bảo ba anh em Toly phải quên tên cũ của ba mẹ đi, phải nhớ
tên mới của ba mẹ mà gọi. Để nhắc nhở ba đứa con còn quá nhỏ, ba mẹ
Toly luôn thì thầm gọi nhau bằng tên mới. Tiếng gọi nhỏ nhẹ chỉ đủ để
anh em Toly nghe được.
Nhìn thấy một người cao gày từ phía sau đi lên đến ngay bên cạnh, ba
Toly nhận ra đó là thầy giáo trẻ cùng trường. Thầy giáo đó cũng vừa nhìn
thấy ba Toly, ba Toly vội nhìn lảng đi như không hề quen biết rồi ba
kéo cả gia đình đi tụt lại phía sau, lẩn trốn.
Không tin điều Khmer Đỏ nói, nhiều lần Khmer Đỏ thông báo rằng ai làm gì
trong chế độ cũ thì khai báo để Khmer Đỏ sắp xếp về làm công việc cũ,
ba Toly đều không khai báo. Khmer Đỏ hỏi, ba Toly cũng nói rằng không có
nghề nghiệp gì, chỉ mang sức đi làm mướn kiếm sống. Nhờ thế ba Toly mới
sống sót đến ngày trốn vào rừng. Tin lời Khmer Đỏ, thầy giáo trẻ cao
gày cùng trường với ba Toly đã khai với Khmer Đỏ nghề nghiệp dạy học của
thầy và xin trở về trường cũ liền bị Khmer Đỏ đưa đi mất tích và bị thủ
tiêu ở đâu đó, không bao giờ ba Toly còn gặp lại thầy nữa.
Trong không khí ảm đạm, não nề, thỉnh thoảng lại đột ngột rộ lên tiếng
súng lính Khmer Đỏ bắn chết người chạy trốn, bắn chết người vốn là dân
thành phố không quen đi bộ, bây giờ chân đau, không lê chân nổi nữa, bắn
chết người trái ý Khmer Đỏ. Trong hốt hoảng, náo loạn, hai đứa em trai
của Toly, đứa tám tuổi, đứa sáu tuổi bị lạc và cũng đã chết đói chết
khát ở đâu đó không bao giờ trở về nữa. Không được đi tìm con, mẹ Toly
chỉ dấm dứt khóc cũng bị lính Khmer Đỏ dí súng vào sườn không cho khóc.
Đến điểm dừng, một cánh đồng bỏ hoang đã lâu, các gia đình đều bị xé ra,
đều bị xóa sổ, không có đơn vị gia đình nữa, chỉ có những đơn vị là đội
sản xuất. Ba Toly về đội đàn ông. Mẹ Toly về đội đàn bà. Toly mười ba
tuổi về đội trẻ con đi chăn bò. Mười bốn tuổi, Toly được chuyển lên đội
người lớn phải làm ruộng nặng nhọc hơn nhưng Toly mừng lắm vì là người
lớn, Toly có thể được tuyển vào lính Khmer Đỏ, được ăn cơm no, còn chăn
bò hay làm ruộng đều chỉ được ngày hai bữa cháo, đói lả vẫn phải làm đủ
định mức. Mong trở thành lính Khmer Đỏ chỉ để được ăn no chứ Toly không
thể ác, không thể bắn giết dân như những tên lính ác ôn áo đen mù chữ.
Ở đội chăn bò hay đội sản xuất, luôn có những người bị Khmer Đỏ đưa đi
mất tích. Đứa bạn của Toly làm mất một con bò, liền bị Khmer Đỏ gọi đi
không bao giờ trở về nữa. Ở đội sản xuất có ông trắng trẻo, bị cận thị
nặng mà không dám mang kính, ông chỉ nói là bị đau mắt. Mang kính trắng
ắt hẳn là trí thức sẽ bị Khmer Đỏ lôi đi thủ tiêu ngay. Năm giờ sáng báo
thức, ông cáo bệnh không dậy được, lính Khmer Đỏ cho ông nằm lại lán.
Hôm sau lính Khmer Đỏ đưa ông đi khám bệnh và ông biến luôn khỏi cõi đời
từ đó.
Toly chưa được ăn bữa cơm nào của Khmer Đỏ vì Toly chưa trở thành lính
Khmer Đỏ thì quân đội Việt Nam đến, quân Khmer Đỏ diệt chủng tháo chạy
đến tận biên giới Thái Lan. Toly đến đội phụ nữ tìm mẹ. Hai mẹ con Toly
về nhà ở Phnôm Pênh hôm trước thì hôm sau ba Toly cũng về. Ba trốn vào
rừng tham gia kháng chiến chống Khmer Đỏ nay cùng đội quân cách mạng trở
về giải phóng Phnôm Pênh. Nhưng ở đoạn phố nhà Toly có rất nhiều nhà
không còn người nào sống sót trở về. Trước tháng tư năm 1975, Campuchia
có bảy triệu dân. Thống kê dân số sau khi Campuchia thoát khỏi tai họa
Khmer Đỏ, Campuchia chỉ còn hơn ba triệu dân. Chỉ ba năm rưỡi dưới họng
súng Khmer Đỏ, hơn ba triệu dân Campuchia đã bị giết.
KHÚC HỒI TƯỞNG CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM
Trong chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng Pôl Pốt, tháng
giêng năm 1979, Tổng cục Chính trị cử tôi thuộc tạp chí Văn nghệ Quân
đội và hai họa sĩ của xưởng Mĩ thuật Quân đội, trung úy họa sĩ Nguyễn
Cương và trung úy họa sĩ Đỗ Sơn đi với mũi tiến quân của Hải quân đánh
chiếm cảng Sihanoukville.
Chở hết lực lượng chiến đấu tập kết ở đảo Phú Quốc rồi một chiếc tàu
chiến nhỏ mới chở ba chúng tôi đi từ bến Bạch Đằng ở Sài Gòn. Chiều
7.1.1979 chúng tôi đến quân cảng An Thới ở phía nam đảo Phú Quốc. Tôi
nhận ra ba chiếc tàu của đoàn tàu không số chở vũ khí vào miền Nam thời
chiến tranh Nam – Bắc đang ăn hàng ở cầu cảng. Những người đàn ông dân
sự cởi trần vác những bao gạo, những hòm đạn từ những chiếc ô tô vận tải
cũng của dân sự, chạy rầm rập xuống tàu. Ở cầu cảng bên cạnh, mấy chiếc
tàu chiến neo đậu. Tôi chú ý đến chiếc tàu 215 vì ở mũi tàu có vết đạn
xuyên thủng toác và những vết đạn nhỏ đục lấm chấm trên thành tàu.
Cuộc chiến đấu trên đất Kampong Som nơi có cảng Sihanoukville đang diễn
ra ác liệt. Nhưng chưa có tàu sang vùng đất chiến sự, chúng tôi phải về
Bộ tư lệnh vùng Năm Hải quân trên đảo Phú Quốc chờ đợi. Ba ngày ở lại Bộ
tư lệnh vùng Năm tôi đã gặp thượng tá Tuấn, Phó tư lệnh vùng Năm nắm
bắt diễn biến chiến sự. Khi biết tàu 215 vừa tham chiến trở về tôi liền
xuống tàu gặp những người lính biển vừa đọ sức với tàu chiến hiện đại
của Trung Hoa trang bị cho Khmer Đỏ.
Thuyền phó, trung úy Nguyễn Hồng Sâm sau khi kể lại trận đánh nhiều mất
mát của tàu 215 đã giữ tôi ở lại bằng được ăn với những người lính sống
sót trên tàu một bữa cơm cho bữa cơm trên tàu đỡ vắng. Trung úy Sâm nói
rằng anh vẫn chưa quen được sự trống hụt quá nhiều vị trí trên tàu. Đến
bữa cơm, cả tàu quây quần, sự trống hụt càng lớn nên anh cứ thấy trống
chếnh, dù đói cũng không muốn ăn. Bốn người hi sinh đã đưa lên nghĩa
trang An Thới. Năm người bị thương nặng, cả thuyền trưởng, thuyền phó
thứ nhất, chính trị viên, ngành trưởng cơ điện, đều bị thương đã chuyển
lên viện quân y vùng Năm. Cơm nóng thơm mùi gạo mới. Cá thu kho với hạt
tiêu xanh để cả chùm cũng thơm lừng nhưng bữa ăn lặng lẽ và kết thúc
nhanh chóng. Tôi muốn mở lời xóa đi không khí nặng trịch mà không mở lời
nổi. Bữa cơm trên tàu 215 đã cho tôi cảm nhận được sự ác liệt của mặt
trận Sihanoukville.
Hôm sau chúng tôi mới đi theo chiếc tàu chở đạn sang Sihanoukville đã thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Việt Nam.
Phía ngoài cảng biển Sihanoukville là chuỗi đảo san sát, nhấp nhô. Màu
xanh lá cây của đảo nối liền thành vệt dài làm cho cảng biển
Sihanoukville như một cảng sông kín đáo và phẳng lặng. Trên cảng, mặt bê
tông của cầu cảng rộng dài còn mới nguyên, sạch bong, không một vết
bụi. Bộ chỉ huy tiền phương của Hải quân Việt Nam đặt trên chiếc tàu vận
tải lớn HQ501 neo ở cầu cảng. Trên cột cờ cao nhất giữa tàu, phần phật
bay lá cờ đỏ có hình năm ngọn tháp vàng. Chúng tôi đeo ba lô về ở với bộ
sậu đông đảo giúp việc Bộ chỉ huy tiền Phương là các cơ quan tham mưu,
chính trị, hậu cần ở cả trong nhà kho mới xây rộng mênh mông trên cảng.
Những túm sợi bông trắng phau vương tung tóe trong nhà kho. Một nửa nhà
kho chất đầy những bao bông nén thành khối đợi xuống tàu xuất khẩu. Trên
bãi cảng thênh thang, quân Khmer Đỏ còn để lại những chiếc xe tăng mới
nguyên, những khẩu pháo lớn còn phủ lớp mỡ dày mới bốc từ dưới tàu lên.
Trên tăng, trên pháo đều in rõ những hàng chữ Hán. Cảng Sihanoukville
như vừa được xây mới hoàn toàn cho những con tàu lớn chở vũ khí viện trợ
của Trung Hoa cấp tập cập cảng.
Tuy đã làm chủ được Sihanoukville nhưng một không khí âm thầm lặng lẽ
bao trùm Bộ chỉ huy tiền phương Hải quân. Trận đánh vào Sihanoukville,
Hải quân Việt Nam bị tổn thất lớn. Thượng tá Luật, chính ủy lữ đoàn lính
thủy đánh bộ 126 và nhiều sĩ quan, chiến sĩ Hải quân đang còn mất tích,
thất lạc trong rừng. Bộ chỉ huy tiền phương đang tổ chức nhiều mũi
chiến đấu thọc sâu vào rừng tìm kiếm. Quân Khmer Đỏ chỉ bị đánh bật khỏi
Sihanoukville, bị đánh bật khỏi những căn cứ tập trung, chúng chỉ tan
rã chứ chưa bị tiêu diệt. Dải rừng bạt ngàn hai bên đường số Bốn, bao
quanh Sihanoukville vẫn là đất của chúng. Những mũi chiến đấu nhỏ lẻ
thọc sâu trong rừng, thọc sâu vào nơi quân Khmer Đỏ lẩn trốn, thực sự là
những mũi cảm tử. Ở Bộ chỉ huy, những đài vô tuyến điện giữ liên lạc
với các mũi cảm tử luôn phải nín thở lắng nghe và nét mặt từ quan đến
lính ở Bộ chỉ huy đều lộ rõ sự căng thẳng. Tuy vậy thượng tá Phó Chủ
nhiệm chính trị quân chủng Hải quân Lê Văn Xuân cũng dành thời gian cho
tôi được hỏi ông nhiều điều.
Từ cảng Sihanoukville, chiếc xe jeep của trung đoàn 66 đưa tôi vào thị
xã Kampong Som, đến sư đoàn 304. Đại úy Điều, trưởng ban Tuyên huấn sư
đoàn kể với tôi chặng đường đến Sihanoukville của sư đoàn.
Ngày 20.12.1978, từ Đà Nẵng, sư đoàn đi theo hai ngả. Ngả đường không:
Máy bay AN26 đưa sư đoàn bộ và trung đoàn 9 từ Đà Nẵng vào Cần Thơ. Ô tô
của quân khu 9 đưa tiếp vào Ba Chúc, Bảy Núi. Ngả đường bộ: Ô tô tải
của sư đoàn chở trung đoàn 24, trung đoàn 66, trung đoàn pháo, tiểu đoàn
thông tin, tiểu đoàn công binh, theo đường số Một bon bon về phía Nam.
Ngày 26.12.1978, sư đoàn có mặt đầy đủ ở Ba Chúc. Ngày 1.1.1979 sư đoàn
nổ súng đánh Khmer Đỏ ở chân núi Tượng sát biên giới. Ngày 9.1.1979 vào
Sihanoukville.
Những thông tin xác thực từ thượng tá Tuấn, thượng tá Xuân, đại úy Điều,
chuyện kể của trung úy, thuyền phó Nguyễn Hồng Sâm tàu 215 đã cho tôi
hình dung được đầy đủ, chân thực trận đánh khó khăn, nhiều mất mát để
giành Sihanoukville từ tay Khmer Đỏ.
Đêm 6.1.1979, mở màn chiến dịch đánh Sihanoukville bằng tiếng bộc phá
của đại đội đặc công đánh chiếm trận địa pháo bảo vệ bờ biển của Khmer
Đỏ và tiếng nổ của pháo 130 nòng dài từ bắc đảo Phú Quốc bắn sang những
căn cứ Khmer Đỏ ở Kampong Som. Ngoài biển, lực lượng tàu chiến đấu tạo
thành vành đai ngăn chặn tàu Khmer Đỏ từ quân cảng Ream, từ cảng
Sihanoukville đánh ra, bảo vệ bãi đổ quân của lữ đoàn 126 và lữ đoàn 101
lính thủy đánh bộ. Tàu 215 và tàu 203 chốt chặn hướng chủ yếu. Tàu 199
và tàu 613 còn là đài trinh sát pháo binh, quan sát điểm rơi của đạn
pháo để trận địa pháo trên đảo Phú Quốc điều chỉnh tầm bắn. Tàu HQ05
chốt ở ngoài cùng.
Sự cố xảy ra khi mới đổ được ba tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng một số
xe tăng, xe lội nước lên chân núi Bokor thì nước triều lên ngập bãi đổ
quân, tàu đổ quân đành rút ra. Còn lữ đoàn 101, ba tiểu đoàn của lữ đoàn
126 và số lớn xe, pháo, ô tô chở quân chưa lên được.
Cuộc đổ quân đang diễn ra thì cuộc đụng độ trên biển bắt đầu. 22 giờ 30,
kì hạm 203 chỉ thị mục tiêu và tàu 215 cũng phát hiện bốn tàu Khmer Đỏ
từ hướng quân cảng Ream lao đến. Nhìn hướng tiến, biết chúng có ý định
đột phá vào khoảng giữa tàu 215 và kì hạm 203 để vào bãi đổ bộ của lực
lượng lính thủy đánh bộ Việt Nam. Đến cự li tầm bắn có hiệu quả, chiếc
đi đầu xối xả nã đạn về phía tàu 215 và tàu 203. Kì hạm 203 lệnh cho tàu
215 di chuyển để lưới lửa của tàu 203 và tàu 215 đan chéo cánh xẻ vào
chiếc tàu Khmer Đỏ đi đầu. Một loạt đạn 37 li của tàu 215 quất trúng mục
tiêu, chiếc tàu Khmer Đỏ chạy chậm lại và không ổn định hướng rồi chìm
nghỉm. Ba chiếc còn lại quay đầu tháo chạy.
Gần sáng ngày 7.1.1979, nhiều tiếng nổ dữ dội ở hướng tàu HQ05 chốt
chặn. Kì hạm 203 lệnh cho tàu 215 cùng tiến về phía tiếng súng. Trời
sáng rõ, tàu 215 nhận ra bốn tàu 100 tấn cao tốc của Khmer Đỏ quây đánh
tàu HQ05. Tàu cao tốc của Khmer Đỏ có tốc độ 38 hải lí giờ, gần gấp đôi
tốc độ tàu HQ05 của Việt Nam chỉ 20 hải lí giờ. Tàu 215 và 203 cùng nổ
súng thu hút tàu Khmer Đỏ. Bị đánh trả từ hai hướng, tàu Khmer Đỏ không
còn ở thế chủ động tấn công, tốc độ cao không còn là ưu thế nữa. Bây giờ
hỏa lực sẽ quyết định mà hỏa lực thì các tàu Hải quân Việt Nam áp đảo.
Hai tàu Khmer Đỏ bị trúng đạn bỏ chạy, hai chiếc còn lại phải chạy theo.
Kì hạm 203 lệnh cho 215 truy kích. Đang tăng tốc đuổi theo chiếc tàu
Khmer Đỏ dính đạn chạy sau thì tàu 215 chết máy khựng lại. Lập tức, hai
tàu Khmer Đỏ quay lại quây đánh tàu 215. Khi tàu 203 giải cứu, đánh đuổi
tàu Khmer Đỏ thì tàu 215 đã bị thương tích nặng nề. Hai pháo thủ của
khẩu 37 li, một hàng hải và một cơ điện hi sinh. Thuyền trưởng Nguyễn
Thiện Doanh, thuyền phó Đỗ Văn Thành, chính trị viên Lê Đình Khuyến, hai
cơ điện Tạ Văn Chương, Lê Hồng Quyên bị thương nặng.
Nhưng thương vong nặng nhất lại là cuộc chiến trên đất bằng. Ba tiểu
đoàn của lữ đoàn 126 cùng một phần sở chỉ huy lữ đoàn vừa đổ bộ lên chân
núi Bokor, chưa kịp tập hợp đội hình thì pháo Khmer Đỏ dập xuống. Từ
trong bóng đêm của dải rừng bao quanh, những tên lính áo đen của man rợ,
của chết chóc, như từ bóng đêm trung cổ ào ra. Thiếu tá tham mưu trưởng
lữ đoàn, đại úy trưởng ban tác chiến, trung úy Vũ Hiến phóng viên báo
Hải quân hi sinh. Cả tổ đài thông tin vô tuyến điện của sở chỉ huy đều
bị thương vong. Thượng tá Luật chính ủy lữ đoàn 126 bị thương được những
người lính thân cận bên ông dìu chạy vào rừng.
Trong tình thế nếu cứ chôn chân ở chân núi Bokor đợi đổ xong quân, đợi
xe pháo, đợi có chỉ huy thì sẽ là tấm bia sống cho những nòng súng Khmer
Đỏ, vì thế rạng sáng ngày 7.1.1979, một tiểu đoàn trưởng của lữ đoàn
126 đã đưa quân lên 12 xe tăng và xe bọc thép đơn độc tiến đánh
Sihanoukville. Một ngày một đêm chiến đấu, chỉ còn vài người sống sót
chạy vào rừng, tiểu đoàn bị xóa sổ.
Theo phương án tác chiến, lực lượng mạnh của Hải quân gồm lữ đoàn 126 và
lữ đoàn 101 lính thủy đánh bộ từ chân núi Bokor theo con đường số Ba
ven biển đánh chiếm Veal Renh rồi theo đường số Bốn đánh vào cảng
Sihanoukville và quân cảng Ream. Nay cuộc chiến đang quyết liệt mà lực
lượng Hải quân Việt Nam tham chiến vẫn chưa đổ bộ xong quân mà lại phải
chia lực lượng đi tìm quân thương vong tan tác trong rừng, lại không còn
nắm thế chủ động nữa! Sư đoàn bộ binh 304 được tung vào trận đánh
Sihanoukville trong tình thế đó.
Trong đội hình Quân đoàn 2 ở hướng thứ yếu, sư đoàn 304 là lực lượng dự
bị chiến dịch. Sư đoàn sẽ là lực lượng đánh vào Phnom Penh trong đợt
hai, đợt ba, nếu cuộc chiến ở Phnom Penh phải kéo dài. Trước sức tấn
công của các sư đoàn thiện chiến Việt Nam, quân Khmer Đỏ ở hướng phòng
thủ phía Đông nhanh chóng vỡ trận, Quân đoàn 4 Việt Nam tiến rất nhanh
vào Phnom Penh. Ngày 7.1.1979 Quân đoàn 4 đã làm chủ Phnom Penh. Sư đoàn
304 liền được điều đi chi viện cho mặt trận Kampong Som. Ngày 8.1.1979
trung đoàn bộ binh 9 cùng lữ đoàn xe tăng 203 giải phóng Ream. Ngày
9.1.1979, trung đoàn bộ binh 66 cùng với Hải quân đánh chiếm xong
Sihanoukville. Ngày hôm sau, 10.1.1979, chiếc xe jeep của trung đoàn 66
đã đưa tôi từ Sihanoukville lên sở chỉ huy sư đoàn 304 ở thị xã Kampong
Som.
Hai ông bạn họa sĩ cùng đi chiến dịch với tôi đã về Sài Gòn trước rồi.
Tối 30.1.1979, tôi đeo ba lô xuống tàu 683 khi những người lính vẫn đang
hối hả chuyển những hòm đạn từ tàu lên cảng. Bốc hết đạn lúc nào, tàu
sẽ nhổ neo về Sài Gòn lúc đó. Đến nửa đêm, còn gần 100 tấn đạn dưới tàu
nhưng tàu được lệnh dừng bốc đạn để đưa thi thể thượng tá chính ủy Luật
về nước ngay trong đêm. Thi thể thượng tá Luật cùng thi thể hai chiến sĩ
được bọc trong nhiều lớp túi ni lông đặt ở mũi tàu. 1 giờ 30 đêm, tàu
rời cảng Sihanoukville. Chiều hôm trước, 29.1.1979, mũi xục xạo trong
rừng của trung tá Trịch tìm thấy nhóm người đi với thượng tá Luật nhưng
thượng tá Luật đã chết trước đó mười ngày, từ ngày 19.1.1979.
Tàu không về Sài Gòn mà về Phú Quốc. Nằm trong buồng hàng hải trên tàu,
tôi đã thức trọn đêm. Gió biển ù ù vật vã thổi vào căn buồng hẹp tôi nằm
đưa tôi trở về với tiếng gió ù ù thổi trong câu thơ Chinh phụ ngâm, ù ù
thổi trong lịch sử Việt Nam: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi / Mặt chinh phu
trăng dõi dõi soi. Tự nhiên tôi thấy cay cay nơi sống mũi và nước mắt
lấp xấp ướt mi. Những người lính Việt Nam thời Chinh Phụ Ngâm đổ máu để
giữ gìn mảnh đất Việt Nam yêu thương. Những người lính Việt Nam hôm nay
còn đổ máu vì sự bình yên của cây thốt nốt, vì những giá trị của sử thi
đá thăm thẳm ở đền đài Angkor.
Mờ sáng, tôi lại nhìn thấy cảng An Thới nhưng không thấy con tàu 215
thương tích đầy mình ở cầu cảng nữa. Ba người lính hi sinh được đưa lên
bờ khâm liệm nhưng chỉ có thượng tá Luật trong chiếc quan tài mộc không
sơn vẽ, còn tươi màu gỗ rừng Phú Quốc cùng về Sài Gòn với chúng tôi
trong chuyến máy bay lên thẳng bay từ sân bay dã chiến An Thới về sân
bay Tân Sơn Nhất.
Phạm Đình Trọng(FB. Phạm Đình Trọng)
Thưa anh Tư sâu, chúng tôi không tán thành
Nguyên Anh (Danlambao) -
Sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hunxen, các biến động chính trị
tại đất nước Chùa Tháp đã nâng căng thẳng lên tầm cao mới khi lực lượng
hành pháp bắn thẳng vào người biểu tình đa số là công nhân ngành dệt may
làm cho nhiều người chết và bị thương, điều đó cho thấy Hunxen một tên
Thủ Tướng do nhà cầm quyền csvn dựng lên đã nhận được chỉ thị và đang
dùng chính sách bàn tay sắt đàn áp chính người dân của mình với sự làm
ngơ của đức vua Norodom Sihamoni.
Và qua đó cũng cho thấy sự hậu thuẫn về quân sự và tình báo của nhà cầm
quyền Hà Nội nhằm kéo dài sự tồn tại của tên Thủ tướng bù nhìn do Việt
Nam dựng lên.
HengSonrin và Trương Tấn Sang |
Tiếp ngay sau đó không hiểu Hunxen đã nói gì sau khi về nước mà ngay lập
tức một quan chức thân cộng VN là HengSamRin, (cựu chủ tịch nước do
CSVN dựng lên) chủ tịch quốc hội Campuchia (CPC) ngày nay đã có chuyến
công du Việt Nam, dự lễ kỷ niệm và cũng như HunXen hắn lại tiếp tục ca
ngợi, tri ân quân tình nguyện Việt Nam đã có công giúp họ cho nến mới có
được hôm nay, và lễ kỷ niệm được tổ chức tại Hà Nội có mặt các giới
chức CPC đã nói lên điều gì?
Vẫn chưa hết, nhà đạo diễn Lê Phong Lan, một con gà mái dầu của trưởng
ban tuyên láo Đinh Thế Huynh đã làm một bộ phim về cuộc chiến 1979 có
tựa đề: Tây Nam-cuộc chiến bắt buộc, được quảng cáo ì xèo trên hệ thống
truyền hình nhà đảng cố tình nhồi nhét vào đầu người dân những luận điệu
tuyên truyền nhưng ai cũng biết là láo toét giống như bản chất của nàng
đạo diễn đã từng bốc mùi thối khắm với cuốn phim lật ngược lịch sử, bao
che cho quân giải phóng miền Nam về cái tội giết 7000 người dân Huế vô
tội năm 1968.
Đạo diễn mắm thối Lê Phong Lan - Nguồn internet
Tại sao HunXen, HengSamRin không vinh danh ca ngợi Việt Nam sớm hơn, sự
tri ân của họ chỉ là những lời nói đầu môi chót lưỡi không hề có gì là
cụ thể ngoài những thông tin bà con kiều bào Việt Nam nghèo khó tư bươn
tự chải tại vùng Biển Hồ, từ những sòng bạc mọc lên sát biên giới VN và
đám cò cờ bạc lan tỏa về vùng nông thôn lôi kéo giới trẻ sát phạt để rồi
sau đó phải cầm nhà bán ruộng nếu không muốn bị thủ tiêu!
Từ năm 1989 sau khi quân đội csvn rút hết về nước thì chỉ là sự im lặng
mãi cho đến hôm nay khi mà đất nước CPC đang bất ổn với đảng đối lập Cứu
nguy dân tộc (CNRP) của SamRainy đang được sự ủng hộ của người dân mạnh
mẽ?
Lật lại lịch sử để thấy cả quân đội ba nước gồm CSVN, Ponpot Iêng Sary
và ngay kẻ ăn theo nói leo nhỏ téo sát nách là Lào với lực lượng Phathet
chỉ là ba đội quân của Tàu khựa nặn ra theo kịch bản, cả ba đều nhận
được sự hậu thuẫn và giúp đỡ về khí tài lương thực để quấy phá, đáng
chiếm và lật đổ các chính quyền dân sự tự do do người dân bầu ra mà ngày
17/4/1975 đánh dấu chấm hết cho chính quyền LonNon thân Mỹ.
Trích cổng thông tin Bộ Ngoại giao (CSVN):
"- Ngày 18/3/1970, Lôn Nôn - Xi-ríc Ma-tắc (Lon Nol - Siric Matak),
được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính Xi-ha-núc, thành lập “Cộng hoà Khmer”
(10/1970). Xi-ha-núc và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó
thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc Campuchia (FUNK) và Chính phủ Đoàn
kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh.
- Ngày 17/4/1975, Pôn Pốt (Pol Pot) lật đổ chế độ Cộng hòa của Lôn
Nôn, thành lập nước “Campuchia dân chủ”, thực hiện chế độ diệt chủng tàn
khốc nhất trong lịch sử của Campuchia.
- Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông
Hêng Xom-rin (Heng Samrin) làm Chủ tịch. Ngày 07/1/1979, với sự giúp đỡ
của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ
chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xary (Pol Pot – Yeng Sari), thành lập
nước “Cộng hòa Nhân dân Campuchia”, năm 1989 đổi thành “Nhà nước
Campuchia” (SOC)". [1]
Chính lực lượng Khờ Me đỏ đã cùng sát cánh hậu thuẫn cho CSVN trong cuộc
Nam Bắc chiến tranh với hàng lang đường mòn HCM với nhiều đoạn lấn sâu
vào vùng đất Cao Miên, còn lực lượng Phathet Lào là đơn vị sát cánh cùng
đàn anh CS tại các chiến trường với quân đội VNCH ở miền Trung thuở
trước, ngoài ra Phathet Lào còn là đơn vị trung thành đánh chặn và tiêu
diệt các chí nguyện quân của cựu Đề Đốc VNCH Hoàng Cơ Minh trên đường
xâm nhập Việt Nam.
Và đám đàn em của Tàu khựa luôn có một quy tắc hành động chung, chúng
luôn thích thảm sát thường dân bằng cuốc, từ những cái sọ vỡ toác của
người dân Huế cho đến một Cánh đồng chết đều cùng chung một công thức!
Những sọ người bị thảm sát bằng cuốc năm 1968 tại Huế nguồn internet
Di sản của Khờ Me đỏ tại Ba Chúc [2]
Quá khứ thì như vậy và người CS đặt tên cho điều đó dưới mỹ từ tinh thần
vô sản quốc tế đoàn kết lại để cùng nhau chiến đấu thế nhưng sự thật
cho thấy cả ba nước đều là các con rối của Bắc Kinh, họ tính được cuộc
chiến nhuộm đỏ Đông Dương nhưng không ngờ sau khi con hổ đã thành công
thì lại trở mặt, và cuộc chiến Tây Nam 1979 cũng là kịch bản xuất phát
từ những cái đấu Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình đóng vai đạo diễn.
Cuộc chiến tranh quá khứ tưởng không cần phải nhắc lại vết thương trong
lòng người dân Việt khi số thương vong, bị loại ra khỏi vòng chiến với
số lượng cao khủng khiếp trên cả hai mặt trận, Việt Nam-CPC và Việt
Nam-TQ!
Về phía quân đội CSVN một tướng lĩnh đã chết khi giải phóng CPC!
"Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng Kim Tuấn di chuyển Bộ chỉ huy Quân
đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân
Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau,
ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40 km về hướng
bắc Battambang, đoàn xe của ông bị Khmer Đỏ phục kích. Chiếc com-măng-ca
thứ 3 có Tư lệnh Kim Tuấn ngồi bên cạnh người lái xe bị trúng đạn M79
khiến ông bị thương nặng vùng cột sống và mất ngày hôm sau, ngày 17
tháng 3. Ông là sỹ quan cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hy
sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân
đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc
với Trung Quốc". [3]
Đặng Tiểu Bình đã thực hiện được lời hứa Dạy cho Việt Nam một bài học
kéo đến cuộc mật nghị Thành Đô dẫn tới việc nước Việt Nam mất hàng chục
ngàn km đường bộ biên giới Việt Trung và ngày nay là cả thềm lục địa.
Đổi vào đó VN chỉ chiếm được một số đất đai biên giới CPC nhỏ nhoi và
đang bị Chủ tịch đảng cứu nguy Dân Tộc CPC là SamRainy lên án.
Nhìn lại mọi việc để người dân Việt Nam hiểu rõ, cuộc chiến Tây Nam,
biên giới phía Bắc chỉ là sự cuộc chiến với thằng bạn vàng khốn nạn mà
Nguyễn Phú Trọng vinh danh là 4 tốt, trong đó một thế hệ tuổi trẻ VN đã
phải hy sinh máu xương của mình và đau đớn thay họ không được vinh danh
tưởng nhớ ngoài những mỹ từ sáo rỗng trong các ngày kỷ niệm, thân xác
của họ nằm lại trong cánh rừng già, trong chiến dịch mùa khô 1984 đánh
qua Thái tiêu diệt hành lang Khờ Me đỏ, chết vì khát trên con đường hành
quân tại xứ người, thân xác thành phù du khi lãnh nguyên trái hỏa tiến
chống tăng B41 của các tên Khờ Me đỏ, để cho những thằng hèn nhát như Lê
Thanh Hải, Lê Tấn Hùng trốn chui trốn nhủi trong lực lượng Thanh niên
xung phong chui sâu và trèo cao cho đến khi lột xác thành các tên tham
quan ngày hôm nay.
Tất cả cái được gọi là cuộc chiến biên giới Tây Nam đều thiếu một điều tối quan trọng: Chính danh!
VN không có tư cách gì để đem quân đội nước mình chiếm đóng một quốc gia
nhược tiểu dù đó được gọi bằng mỹ từ: nghĩa vụ quốc tế vì không một
quốc gia văn minh nào chấp nhận điều đó(nếu có chỉ là sự đẩy lui khỏi
biên giới và chấm hết)kéo theo đó là sự bao vây cấm vận của thế giới dẫn
đến nước Việt Nam hôm nay trở thành một quốc gia tụt hậu hàng trăm năm
so với khu vực.
Bài viết này chỉ nhằm nêu lên một sự thực cho tất cả người dân được hiểu
trước chuyến thăm cầu viện của những tên quan chức nước láng giếng CPC,
thông qua đó tự trang bị cho mình nhận thức nếu chúng yêu cầu nước Việt
Nam hỗ trợ một lần nữa.
Công dân Việt Nam không có nghĩa vụ phải làm một tên lính đánh thuê cho
những trò chính trị bẩn thỉu, những vận động hành lang đen tối. Quân
nhân tại ngũ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam có
hình thù hình chữ S khởi đầu từ Ải Nam Quan và kết thúc tại mủi Cà Mau.
Nếu nhà cầm quyền CSVN vì quyền lợi của mình mà động viên con em người
dân trong nước tham chiến tại chiến trường CPC để bảo vệ cho các tên
chính trị gia thân cộng thì chúng ta có quyền từ chối vì đó không phải
là nhiệm vụ chính đáng, nếu có thì hãy dành cho những đứa con của đám
đảng viên công thần tham gia, từ Nông quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị cho
đến Lê Trương Hải Hiếu…
Thế kỷ 21 này không phải là một kỷ nguyên u muội để cho nhà cầm quyền
muốn làm gì thì làm và đảng nên nhớ kỹ Tổ Quốc Việt Nam này là của tất
cả toàn dân chứ không phải chỉ dành riêng cho đảng, đừng hòng bịp bợm
người dân với những mệnh đề láo toét!
Cuối cùng xin mời mọi người hãy nghe lại câu phát biểu của Trương Tấn Sang trước khi kết thúc bài viết:
“Chiến thắng lịch sử này là chiến thắng chung, là niềm vui chung của
nhân dân hai nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của Campuchia và Việt Nam, khép lại một trang sử đen tối nhất của
đất nước Campuchia, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt
chủng, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và phát triển
của nhân dân Campuchia”
Thưa anh Tư Sâu,
Cái đó là do anh nói chứ nếu có hỏi thì toàn dân Việt Nam không ai ủng
hộ cuộc chiến tranh Tây nam đâu thưa anh, nước Việt Nam không có lý do
gì để phải bảo vệ Campuchia từ xa xưa cho đến ngày nay trong bối cảnh
độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại nghiêm trọng và nếu lịch
sử có lập lại một lần nữa thì xin thưa với anh, anh cứ kêu gọi động viên
con cháu nhà đảng viên các anh đi mà chiến, chúng tôi người dân Việt
Nam không tán thành cho con em của mình phải gia nhập quân đội trở thành
tên lính đánh thuê và hy sinh mạng sống cho một quốc gia xa lạ với
những cái chết vô nghĩa thưa anh!
_________________________________
Chú thích:
[2]. http://vtc. vn/394-432650/phong-su-kham-pha/chuyen-chua-biet-o-noi-bi-tap-doan-ac-thu-tan-sat. htm
Kinh tế 2013: Những nghịch lý và cải cách bị bỏ lỡ |
||||||
Lê Đăng Doanh | ||||||
|
||||||
|
|
Trung Quốc vật lộn với con đường cải cách phía trước
Mặc dù
đã có rất nhiều tin xoay quanh việc kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu
tăng trương chậm lại, chỉ số GDP lại cho thấy tốc độ tăng trưởng trong
quý 3 năm 2013 lần đầu tiên có dấu hiệu khả quan với 7.8%, tăng 0.3% so
với dự đoán của các chuyên gia kinh tế là 7.5%. Sản lượng công nghiệp
đạt 10.2% và doanh số bản lẻ tăng 13.3% so với cùng kỳ năng ngoái.
Như Wang Jiao đã từng cảnh báo, “ Trong khi có các cam kết rõ ràng trong các chương trình cải cách, tốc độ cải cách sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế đã có trước đó, những nhà quan sát kinh tế Trung Quốc không nên ngạc nhiên hay chỉ trích vội vàng nếu cải cách đi ngược hoặc làm trì trệ nền kinh tế. Bởi vì, những chỉ số tăng trưởng mạnh và dài hạn cần những chiến lược cải cách táo bạo”.
Để đạt được mức phát triển và bền vững, về cơ bản thì Trung Quốc đã đạt được điểm quan trọng trong những cải cách cơ bản thị trường. Trong đó, cải cách nền tài chính là trung tâm của chính sách cải cách mới. Sự biến dạng trong lãi suất dài hạn đã gây ra những vấn đề lớn như phân bổ sai nguồn vốn, giảm quyền hạn các doanh nghiệp nhà nước và tạo ra các hàng rào bảo vệ lĩnh vực ngân hàng khi nhu cầu cần được xây dựng một năng lực quản lí rủi ro tốt hơn.
Chính vì vậy, tự do hóa tài khoản vốn và đồng nhân dân tệ quốc tế là những việc cần phải tiến hành cùng một lúc. Ở đây, hạn chế về dòng chảy ngắn hạn của đồng nhân dân tệ qua biên giới là những trở ngại chính cho việc di chuyển vốn. Nếu không có một bộ khung tỉ giá hối đoái linh hoạt hay một đồng nhân dan tệ mạnh hơn thì việc hạn chế các tài khỏan vốn sẽ gây ra sự bất ổn định không mong muốn trong nền tài chính. Đồng nhân dân tệ chi có thể trở thành một loại tiền tệ có giá trị cao trong khu vực hoặc quốc tế nếu theo một chế độ tài khoản chuyển đổi vốn linh hoạt, những nhu cầu tiên quyết này là một hệ quả của các khoản thanh toán thương mại và đầu tư xuyên biên giới khổng lồ của Trung Quốc. Nhưng các tiến bộ đạt được trong thực tế về chuyển đổi tài khoản và tiền tệ toàn cầu cũng kết nối chặt chẽ với khả năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.
Hội nghị Trung Ương III diễn ra hồi tháng trước đã thảo luận về việc triển khai các chính sách có thể tạm thời làm tổn thương nền kinh tế trong khi mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra các giá trị lâu dài. Hội nghị Trung Ương III gồm có Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, các Bộ trưởng và các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng. Đây là cụôc họp quan trọng và đáng ghi nhớ, đặc biệt khi nhìn lại phiên họp diễn ra hồi năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình và những người ủng hộ ông thi hành một loạt các chính sách mở cửa Trung Quốc với giới đầu tư và thương mại nước ngòai, đồng thời nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế.
Những thách thức cách cải phải đối mặt với các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đang đúng với những gì mà thời Chung Dung Cơ phải đối mặt trong những năm 1990 khi Trung Quốc chuẩn bị gia nhập WTO, Chung Dung Cơ phải đưa Trung Quốc hội nhập thị trường hàng hóa của Trung Quốc với thị trường hàng hóa quốc tế. Nhưng thách thức hiện nay lại ở một mức độ lớn hơn – hội nhập thị trường vốn đầu tư của Trung Quốc với thị trường vốn quốc tế. Thậm chí cho dù có đưa ra những chính sách mạnh mẽ, thì đó là một tham vọng không dễ gì đạt được ở thời điểm hiện tại. Nó không chỉ là thách thức về khả năng lãnh đạo kinh tế mà hội nhập thị trường vốn của Trung Quốc vào quốc tế sẽ đòi hỏi nhiều hơn về sự mở cửa và minh bạch của thế chế chính trị cộng sản này.
Việc công bố cái gọi là Khu Thương mại Tự do Thượng Hải (Shanghai Free Trade Zone) để thử nghiệm những cải cách một cách thận trong sẽ giải thích phần nào cho những khó khăn trong những cải cách quốc gia trong thời gian tới. Việc thành lập Khu Thương mại Tự do Thượng Hải là “một phần trong những loại các cải cách do Thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra, trong đó tập trung vào tỷ phần nợ vốn vay, giảm hỗ trợ tài chính và nâng cấp cơ sở hạ tầng trong công nghiệp để phân bổ nguồn lực tốt hơn thông qua cơ chế thị trường”. Nhiều học giả đã so sánh Khu Thương mại Tự do Thượng Hải với Thẩm Quyến năm 1979 khi Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm với các chính sách kinh tế tự do.
Việc thử nghiệm các chính sách ở Thượng Hải là tiền đề để Trung Quốc chuẩn bị cho việc tham gia vào các Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và nhấn mạnh bốn mục tiêu chính của họ như: miễn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng hóa, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, và đảm bảo thị trường lao động, điều kiện môi trường và an ninh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường sự công bằng kinh tế và pháp lý và minh bạch, loại bỏ các khoản trợ cấp và hỗ trợ ưu đãi cho các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước; hoàn toàn tự do hóa các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính và mở cửa tài khoản vốn để tạo điều kiện chuyển đổi miễn phí tiền tệ và chuyển động vốn .
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những thành tựu trên có thể không chính xác như những gì mà Khu Thương mại Tự do Thượng Hải sẽ đạt được trong thời gian tới. Có một vấn đề ở đây rằng liệu việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ có thể dự đóan những hiệu quả trên cả nước hay không trong khi nó chỉ mới áp dụng cho một khu vực nhỏ? Chính vì thế, những việc xảy ra ở Khu Thương mại Tự do Thượng Hải đối với việc thay đổi lãi suất cơ bản, tỷ giá và tài khoản vốn sẽ khó có liệu nó có mang lại hiệu quả thực sự ở tầm quốc gia hay không.
Khó có thể giải thích và hiểu được liệu Khu Thương mại Tự do Thượng Hải sẽ hoạt động như thế nào. Việc tham gia tự do hóa lãi suất là một ví dụ, liệu Khu Thương mại Tự do Thượng Hải có thể tạo ra tỷ lệ lãi suất lớn trong thị trường hay không khi nó chỉ có một chục ngân hàng, doanh nghiệp và chưa hề có sự chuẩn bị cho lãi suất phi rủi ro? Làm thế nào để Khu Thương mại Tự do Thượng Hải kiểm soát đầu vào và đầu ra của dòng vốn? Liệu Khu Thương mại Tự do Thượng Hải sẽ thiết lập một hạn ngạch nghiêm ngặt đối với tất cả các tổ chức? Cũng vì thế, các câu hỏi này cũng được đặt ra trong các ngành công nghiệp dịch vụ khác. Liệu một công ty viễn thông mới thành lập bên trong Khu Thương mại Tự do Thượng Hải có phục vụ các khách hàng bên ngoài hay không? Nếu câu trả lời là không thì sẽ không có công ty nào chịu hoạt động trong Khu Thương mại Tự do Thượng Hải. Nếu câu trả lời là có thì có nghĩa rằng tự do hóa đang đến trên toàn quốc.
Tất cả các câu hỏi lớn trên sẽ thách thức các lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và các ủy viên trong buổi họp Hội nghị Trung ương III vừa qua.
Peter Drysdale, EAF
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét