Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Vụ xả lũ miền Trung và Tây nguyên- Đường miền núi mà ngập thì hoạ tới rồi - Ai gây nên đó chính là bọn phản quốc!

Bàn luận cuối tuần: Nhân quyền há phải đồ trang sức

Phạm Toàn

Ngẫm đi nghĩ lại, thấy cái lý luận của chàng nào đó thật là hay: “Đụng vào đâu cũng chặt cũng chém cũng xử, cũng bỏ không bầu thì rồi lấy ai ra làm việc?”.
Phát ngôn đó thật chân tình. Nó mang tính lý luận theo cái dòng suy lý được tổng kết từ một thực tại là tay anh nào chị nào cũng dính chàm cả rồi! Cái nhà lý luận đó thực sự là một kiểu nhà lý luận nằm trong chăn. Khái quát hóa cho vui, đó là một nhà lý luận của chăn, trong chăn và vì chăn. Dĩ nhiên trong chăn ngoài vài ba thứ cần khám phá khác không mang tính lý luận, còn có rận. Từ đó suy ra, chúng ta đã gặp được kiểu nhà lý luận từ trong chăn mà ra, nhà lý luận của rận, do rận và vì rận.
Từ hình thù một quốc gia phóng chiếu thành một thế giới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thì cũng vậy thôi. Là muốn nói đến chính cái Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ vài ba năm vừa được bầu ra ấy. Ông Ban Ki Mun không phải hạng người vô học nên ông không lý luận kiểu “Đụng vào đâu cũng chặt cũng chém cũng xử, cũng bỏ không bầu thì rồi lấy ai ra làm việc?”. Ông Ban Ki Mun với nụ cười hiền như người mẹ hiền chỉ gửi một thông điệp ngầm qua nụ cười hiền: “Nhớn rồi, phải tự xử lý mọi việc, không được có cái thói mếu máo chạy về, vừa sờ ti vừa mách mẹ!”.
Giới trẻ nước nhà, may sao, đã không muốn có thói xấu sờ ti mách mẹ đó. Họ làm ăn rất đàng hoàng. Họ sẽ cùng mọi người in ra những bản Tuyên ngôn Quyền Làm Người để nội dung cao quý đó được lan truyền trong khắp đất nước. Vì đất nước mình còn quá nhiều người không biết hoặc không nhớ ra rằng mình đúng là Người. Thế nên mới có những người đã tìm mọi cách để được lẻn vào trong một cái Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và họ vẫn ngỡ rằng một lần nữa họ lại thêm một cơ hội dùng những thiết chế dân chủ như những món trang sức. Nhưng người dân thì đã dần dần hiểu, và nhờ hoạt động của các bạn trẻ, họ sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về các quyền làm người của mình – vì những quyền ấy thật thiết thân, trước hết là quyền được sống và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Và sống, và được sống hạnh phúc hoàn toàn không mang tính trang sức.
Như cái quyền Đoàn Văn Vươn từng thực hiện: lấn biển, nuôi thủy sản, giành giật với bão với lụt, giành giật có khi không nổi với nước đến độ phải hy sinh con gái mới tám tuổi đầu của mình cho nước. Một cô giáo khi nghĩ đến lớp Hai lớp Ba mình đang dạy bỗng hụt đi một em bé dễ thương đến thế, có khi chỉ mới thấy cái “sĩ số” hụt di vài phần trăm – nhưng với vợ chồng anh Vươn, với họ hàng nhà ấy, với làng xóm ấy, với cái lòng mưu cầu hạnh phúc ấy, đó là mất đi một trăm phần trăm hy vọng không bao giờ cứu vãn nổi.
Thật lạ kỳ, một dân tộc đã sẵn lòng hy sinh nhiều triệu người để có Dân chủ và Tự do, bỗng lại rơi vào thảm cảnh những Tự do và Dân chủ trở thành những đồ trang sức. Tội nặng phải đổ lên đầu giới trí thức, không nên đổ cho kẻ khác. Vì giới trí thức chưa làm cho toàn dân tộc hành động cho đúng thực chất các khái niệm – khiến cho Tự do và Dân chủ từ chỗ là những nguyên lý của sự sinh tồn và sung túc trong hài hòa, thì lại trở thành những hột trai giả lấp lánh trên ngực những ông nghị ba hoa những bà nghị nói leo trong một hệ thống ấn nút vô duyên và vô trách nhiệm – trên cái cân Công lý giả của những tòa án xử oan dân mà không mảy may biết thẹn biết nhục – trên những bàn tay đặt trên ngực nghe đọc lời thề Hippocrate giả cốt lấy được mảnh bằng để rồi theo kịp vết lăn của những kẻ hành hạ sức khỏe người dân…
Thế nhưng, cuộc sống dạy ta điều này: đồ vật có nguyên vẹn giá trị tự nó của đồ vật, và tùy theo trình độ con người mà giá trị của đồ vật được tôn lên hoặc bị vùi dập đi. Có thấy chị Dương Thị Tân vượt cả ngàn cây số đi thăm nuôi anh Hải Điếu Cày mới thấy hết giá trị anh Hải trong mắt Dương Thị Tân – và cả trong con mắt những ai biết nhìn nhận thấu giá trị của Nguyễn Văn Hải – như trường hợp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chẳng hạn. Nào, ngoài Nguyễn Văn Hải Điếu Cày ra, ai được đích thân Barack Obama nêu tên đích danh, xin hãy giơ tay lên cho coi?
Nhân quyền, quyền của con người, quyền được làm người, nếu Hồ Xuân Hương còn sống, hẳn Nàng sẽ viết thế này: Nhân quyền há phải đồ trang sức, Bá ngọ các anh chớ có nhầm!
Hãy mở to mắt nhìn vào lịch sử chừng dăm bảy năm gần đây thôi, chẳng cần phải nghĩ xa xôi đến thời Kiệt Trụ vớ vẩn nào, và sẽ thấy cái nhầm của anh nào đó đã dẫn đường cho anh ta chui vào ống cống. Tổng thống Gaddaffi được Hiến pháp suy tôn tổng thống suốt đời đó. Bá ngọ anh! Bá ngọ cả nút các anh!

P. T.

Phận người vận nước

RFA Đài Á Châu Tự Do
Mặc Lâm, biên tập viên RFA phỏng vấn Nhà văn Phan Nhật Namb
15-11-2013
Download: maclam11152013.mp3
Nhà văn Phan Nhật Nam tác giả của “Mùa Hè Đò Lửa” vừa cho ra mắt tác phẩm mới nhất của ông mang tên “Phận Người Vận Nước”, viết về một quãng thời gian dài từ năm 1945 tới nay, trong đó những sự kiện lịch sử hòa lẫn, quyện chặt với thân phận người dân Việt Nam tạo nên một dòng chảy đặc quánh những bi thương thống khổ.

Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được Tuần Báo Sống biên tập và phát hành.
Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.

Những chặng đường lịch sử

Nhà văn Phan Nhật Nam dành cho Mặc Lâm cuộc trao đổi ngắn về tác phẩm này trước nhất ông cho biết:
Phan Nhật Nam: Đây không phải là một cuốn sách mà nó là một hệ thống sách viết từ năm 1968 cho tới giờ này là 45 năm. Tôi chọn lọc những bài để đăng trên báo Sống trong suốt hai năm qua. Tôi viết những biến cố xảy ra từ năm 1945, đầu tiên là viết cho chương trình Lịch sử Việt Nam Cận đại của đài SBTN rồi viết cho chương trình “Sống cùng mệnh nước nổi trôi” cũng của đài này.
cKhởi đầu từ biến cố năm 1945, năm 1954 rồi 1968 và 1972-75 và cả hiện tại nữa. Cuốn sách chia làm 3 phần. Phần thứ nhất biến cố theo thời đoạn mà tôi vừa nói, phần thứ hai là về con người, những vị tướng như Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Quang Hiếu hay Trương Quang Ân và kể cả anh lính biệt kích Nguyễn Công Thành bị cùm kiêm giam từ năm 1964 đến năm 1979 tôi đã nghe tiếng của anh và lúc đó anh vẫn kiên giam suốt 15 năm.
Mặc Lâm: Đó là việc xảy ra khá lâu từ trước còn những việc hiện đại thì chi tiết nào nhà văn chọn mang vào Phận người vận nước thưa ông?
Phan Nhật Nam: Những việc hiện đại như cái chết của Cao Xuân Huy, một người lính thủy quân lục chiến hoặc là chính bản thân tôi đã chứng kiến những sự việc như trường hợp Mậu Thân.
Đạo diễn Lê Công Lan bên Việt Nam bảo rằng đã thu thập trong mười năm, nói chuyện với Stanley Karnow để dựng lại sự thật về Mậu Thân Huế với kết luận là ở Huế không có ai giết ai hết. Năm ngàn người chết ở Huế là do bom đạn của Mỹ dội xuống rồi quân đội giải phóng, bộ đội miền Bắc thương tình đem đi chôn, nghĩa là cộng sản hoàn toàn vô can đối với 5.000 người chết, bị chôn sống ở Huế.
Vâng! thưa anh do những yếu tố đó thứ nhất là những yếu tố lịch sử thứ hai là những yếu tố của con người cần phải nói lại, thứ ba là những yếu tố về những sự kiện phải được nói lại một cách thật hơn, trung thực hơn nó góp chung trong một cuốn sách 400 trang mà thật ra nếu in thì cũng phải vài ngàn trang mới đủ.
Mặc Lâm: Trong Phận người vận nước chúng tôi thấy có một truyện tên là “Huế trong lửa mùa dxuân” khiến chúng tôi liên tưởng ngay đến tác phẩm Mùa hè đỏ lửa của ông. Xin hỏi nhà văn sự kiện mùa hè 72 được ghi lại trong cuốn này chủ yếu là gì?
Phan Nhật Nam: Vâng có chứ anh. Trong cuốn này tôi đặt nặng trong chương viết về tướng Ngô Quang Trưởng với ba lần giữ nước. Ở miền Nam chúng ta biết rằng đó là một vị danh tướng. Năm 1965 ông đã giữ nước lần thứ nhất khi dùng tiểu đoàn 5, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 3 nhảy dù đánh vào mật khu Hắc Dịch trên con đường 15 từ Sài Gòn về Vũng Tàu. Nhờ trận đánh này nên cộng sản không tấn công miền Nam ở mặt quốc lộ 15 trong năm 1965. Trận đánh đó năm 1975 đã lập lại cũng đúng trên địa điểm đó, đúng trên cái quảng đường của quốc lộ 15 đó.
Trung tướng Ngô Quang Trưởng với lần giữ nước thứ hai là Mậu Thân Huế năm 1968 và lần thứ ba là năm 1972 thành thử tôi có thể lấy sự kiện đó cộng với yếu tố con người để viết nên cuốn sách này. Tôi không bỏ một biến cố nào hết từ 45-54-72.
Xin mở ngoặc đơn, cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 tôi có một chương rất đầy đủ là “Phương Nam nghìn dặm ra đi” nhưng yêu cầu của cuốn sách nó không thể vượt được 4-5 trăm trang cho nên tôi phải bỏ đi cái biến cố 1954 để nhảy sang biến cố 68 rồi hòa bình hiệp định Paris năm 1973 chẳng hạn.

Trả lại sự thật

Mặc Lâm: Chúng tôi chú ý đến những chi tiết ông ghi trong biến cố Mậu Thân thì thấy đây là những tư liệu rất sống động từ bản thân cũng như từ người thân, bạn bè của ông kể lại. Xin được hỏi hình như ông chú ý đến mảng đề tài này nhất trong cuốn sách, tại sao?
Phan Nhật Nam: Vâng thưa anh. Cuốn sách sách này có hai yếu tố chủ quan và khách quan cần phải thành lập. Yếu tố thứ nhất là yếu tố khách quan. Nó khai sinh từ chương trình “ Sống cùng mệnh nước nổi trôi” trên SBTN và “Lịch sử Việt Nam cận đại” kéo dài từ năm 2009 đến năm 2011.
Khi chuyển qua thành những bài viết có khác nhau vì văn mà đọc trên SBTN là văn speaking còn văn này là văn reading nó khác. Khi viết ra và in hai năm trên báo Sống thì các bạn trẻ của tờ báo nói rằng nên in thành cuốn sách vì người ta đọc báo rồi thì người ta vất đi. Đó là ý niệm khách quan đầu tiên.
eĐây là yếu tố chủ quan. Tôi xin lập lại, chúng ta biết rằng kỷ niệm 45 năm Mậu thân Huế thì ở Việt Nam đang phổ biến một bộ phim nhiều tập của đạo diễn Lê Phong Lan bảo rằng đã làm trong 10 năm, nghiên cứu rất cẩn thận, đã phỏng vấn những nhân vật Mỹ và Việt Nam, điễn hình là đã phỏng vấn với Stanley Karnow người viết Vietnam History.
Tuy nhiên tôi không hiểu rằng người đạo diễn Lê Phong Lan kia có đủ tất cả tính chất tối thiểu của người làm văn hóa hay không, vì trong bộ phim đó bảo rằng ám sát Mậu thân ở Huế không có ai giết ai hết. Bây giờ những người như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh vẫn còn đó. Họ là những người đã nhuốm máu đồng bào xứ Huế.
Chính mắt tôi đã chứng kiến, chính gia đình tôi đã chịu đựng. Vì sao? Vì tôi thuộc Tiểu đoàn 9 Nhảy dù đã đánh trong mặt trận ở Tây Lộc và Mậu Thân Huế, bên cạnh ở số 3 đường Tô Hiến Thành, Huế. Nội cái xóm nhà tôi thôi, nhà số 1 là ông Phan Bản Soạn, chú họ của tôi chỉ là người thợ may làm thêm chức Liên gia trưởng để ghi các hộ tịch cũng bị chôn sống. Ông Phan Văn Cần, chú họ tôi là một cảnh sát đứng chỉ đường cũng bị chôn sống. Đằng xa kia là chị Tâm Túy cũng ở trên  đường Tô Hiến Thành của tôi thôi cũng bị bắn chết. Hay như thầy dạy tôi là giáo sư Trần Điền, niên trưởng Hướng Đạo và là nhà hùng biện…
Những con người đó là những con người có thật, những người bị chôn sống, bị trói vào tay. Hơn nữa, có thêm lời của anh Phan Văn Tuấn hiện tại đang ở Úc nói chuyện cùng nhà văn Ca Dao kể lại những lúc mà giáo sư Tôn Thất Dương Tiền bị xử bắn những người ở tại Chợ  sách ở Huế. Vâng, không phải một người chết, không phải vài chục người, không phải vài trăm người mà đến cả mấy ngàn người. Sự thật như vậy, từ 68 đến giờ này đã bị người cộng sản lật ngược hết. Vì vậy chúng tôi bắt buộc phải viết lại vì không viết thì có tội với người sống cũng như với người chết.
Mặc Lâm: Trong toàn bộ “Phận người vận nước” chúng tôi nhận thấy rất nhiều chi tiết có tính tài fliệu rất cao qua lời kể của nhân chứng cũng như chính ông tận mắt chia sẻ. Ông có nghĩ rằng quyển sách sẽ góp một phần cho những ai cần tra cứu thêm về những biến cố trong sách và những chứng cứ này có khả tín lắm hay không?
Phan Nhật Nam: Tôi đã đến cái tuổi 70, cái tuổi không thể cho mình làm sai được vì không còn thì giờ để điều chỉnh. Tôi trở lại câu chuyện về bộ phim của Lê Phong Lan. Những cái lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan chối tội trên các diễn đàn văn học chẳng hạn. Thưa rằng những điều đó không được. Đây không phải là vấn đề tài liệu nhưng ở đây là những chứng cớ của lịch sử. Chứng cớ đó không phải là của riêng một số cá nhân, của một số tập thể người Huế mà là của toàn dân tộc này.
Chúng ta phải trả lại sự thật cho lịch sử. Tuy nhiên, vừa rồi anh có hỏi là có thể dùng làm tài liệu thì xin thưa tôi có nhận ý kiến của những người trẻ tuổi người ta bảo là nếu đọc một tài liệu không thôi thì nó nặng nề và nó nhàm chán, vì nó vô hình. Nếu đọc sách của tôi (vì tôi có chọn lọc: trong 10 điều thì tôi chỉ viết ra những điều thật cụ thể) với văn phong giản dị sau 45 năm cầm bút thì tôi không chỉ nhắm vào thế hệ thứ nhất, thế hệ của chúng ta mà còn nhắm vào những thế hệ mai sau, những thế hệ trẻ hơn, thế hệ con cháu của chúng ta. Họ đọc và hiểu ra rằng tội ác đó có thật, đã xảy ra ở Huế, ở Sài Gòn trên quê hương Việt Nam.
Tôi xin mở ngoặc đơn ra một chút nói về người ở đất DC bị hàm oan cho đến ngày chết đó là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông đã bắn anh đặc công Bảy Lốp hay Ba Lém. Điều này rất cụ thể. Thứ nhất đây là chiến địa, chiến trận đang tiếp diễn. Không phải là có quyền giết người nhưng với một người mà đã chắc chắn là đã giết cả gia đình của trung tá Tuấn thiết giáp ở Gò Vấp trong đó có cả trẻ con.
Nếu thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan có cái hành động đó về mặt pháp lý thì không được nhưng  đứng về quân sự thì cũng hợp lý mà thôi vì đây là chiến địa. Tuy nhiên,  mấy mươi năm trên báo chí Mỹ bảo anh là kẻ sát nhân. Vì vậy thưa với quí vị cùng anh Mặc Lâm, chúng ta phải trả lại sự thật cho lịch sử trả lại sự thật cho mỗi con người.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Phan Nhật Nam.

Nguy hiểm vờ tỏ ra ngu xuẩn!

a
Đôi lời:  “Thành ngữ hiện đại” có câu Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm. Nhưng với quan chức thời nay, lại khác, họ sống với phương châm Nguy hiểm vờ tỏ ra ngu xuẩn!  Đó là trường hợp ông Bộ trưởng Công thương trước Quốc hội.
Họ đang tàn phá đất nước, hy sinh môi trường, đời sống nông dân, nông thôn, dân nghèo, … bất chấp tất cả, chỉ với mục tiêu tạo ra một bộ mặt “phồn vinh giả tạo” nơi đô thị, trong chỉ số GDP, để cố níu giữ sự ổn định xã hội, đồng thời toa rập với các “nhóm lợi ích” tranh thủ vơ vét và chia chác.
Khi có duy nhất, hiếm hoi một dịp phải đối mặt trực tiếp trước công luận là diễn đàn Quốc hội, một trong những chiêu tránh búa rìu dư luận là vờ tỏ ra ngô ngọng, nói ra những câu như mê sảng.
Một trò vờ ngô ngọng nữa, là vẽ ra những luật có cũng như không, rồi vờ quên cả nó đi. Họ cho làm thủy điện bừa bãi, tàn phá rừng vô độ, rồi bão lũ đến, những ông chủ thủy điện lợi dụng quy định mập mờ của pháp luật, xả lũ “sai quy trình” giết hại bao dân nghèo (đã có 31 người trong đợt lũ lịch sử này), tàn phá ruộng đồng, đời sống bình yên hàng triệu dân lành, thì không thấy đem luật ra xử.
Với những bản chất đó, họ thực sự là những phần tử nguy hiểm cho xã hội.
Nhỡ mà dân có ngang bướng, chịu hết nổi, đem những vụ này ra kiện, thì với hệ thống tòa án của họ, dân cũng sẽ thua. Nhưng không còn cách nào khác, phải kiện!
BT
——
Lao động
b

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu nhưng nhân dân hiểu

Thứ bảy 16/11/2013 18:49
Lê Thanh Phong
Đại biểu Ngô Văn Minh không thể hiểu câu nói sau của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương… Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Không phải một mình ông Minh không hiểu, mà hình như khó có ai hiểu nổi ông Vũ Huy Hoàng nói gì giữa chốn nghị trường.
Còn nhân dân ư! Tất cả  đều hiểu một điều rất rõ khi cơn lũ hung hãn đang quét qua các tỉnh miền Trung. Hàng vạn người dân đang chống chọi với những con nước điên cuồng từ thượng nguồn đổ về. Lũ lên nhanh ngoài  sức tưởng tượng của con người nên không kịp ứng phó. 
Đến trưa 16.11, đã có 18 người chết, mất tích.Nhân dân hiểu rằng, nước lũ tràn về là do các công trình thủy điện mọc lên khắp các tỉnh miền Trung,. Để có những dự án này, hàng vạn hec ta rừng bị phá hủy một cách hợp pháp. Chưa ai biết số gỗ phá rừng để làm thủy điện đi đâu, về đâu?
Nhân dân hiểu làm thủy điện là làm giàu cho một số nhóm lợi ích. Họ bán rừng trước khi bán điện.
Nhân dân biết tỏng tòng tong, tiền bán điện có thể giải quyết được tình trạng thiếu điện nhưng sự trả giá có khi còn lớn hơn.
Và hôm nay đây, những cơn lũ ống, lũ quét không còn bị rừng ngăn cản đã trở thành hỗn hào hơn bao giờ hết. Cùng với nước từ thượng nguồn, hàng triệu khối nước từ các hồ chứa đập thủy điện Sông Bung, Sông Tranh 2, Đắk Mi 4…xả ra, tấn công vào miền hạ du, đổ lên đầu nhân dân, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân.
Kèm theo là hủy hoại nhiều công trình cầu đường, công trình công cộng, thiệt hại vô cùng lớn.
Xin hãy thận trọng và nhìn xa khi tính đến việc ký duyệt các dự án thủy điện. Cái lợi mà các công trình thủy điện này mang lại không đủ bù một phần tỉ thiệt hại do chính các dự án này gây ra. Nhãn tiền là nhân dân miền Trung đang ngập ngụa, đang kêu cứu, đang đói khát, đang dành giật sinh mạng trong nước lũ.
Những người đặt bút ký duyệt các  dự án thủy điện giờ đây đang ngồi trong phòng máy lạnh mát rượi hay lò sưởi ấm áp đọc báo sẽ nghĩ gì khi đọc tin về những thảm cảnh mà nhân dân miền Trung đang gánh chịu.

LẦN ĐẦU TIÊN TẮC ĐƯỜNG 19 VÌ LŨ- NÓI ĐỂ MÀ NÓI THÔI

Trong lịch sử, chỉ trừ chiến tranh và những trường hợp bất khả kháng, đường 19 nối Pleiku với Bình Định chưa bao giờ bị tắc vì lũ. Thế mà hôm qua, chuyện ấy đã xảy ra, đường 19 tắc đã cắt đứt hoàn toàn sự thông thương từ Cao Nguyên xuống đồng bằng.

Sự kiện hy hữu này xảy ra là điều đã được tiên lượng trước. Ấy là hệ quả của việc phá rừng và thủy điện. Phá rừng đầu nguồn thì Miền Trung hưởng lụt, mà hiện tại thì Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đang lóp ngóp trong nước, suốt đêm qua dân và các lực lượng cứu hộ đã thức trắng để chạy, chống và cứu người.

Thủy điện thì mấy năm nay đã bộc lộ tất cả những gì đã được cảnh báo. Bỏ qua việc phá rừng, việc tàn phá môi trường, cả tự nhiên và văn hóa, việc sinh ra hàng loạt những khu tái định cư như ấp chiến lược xưa... thì chỉ việc xả lũ mấy năm nay đã khiến dân rất khốn khổ, đã khiến mối quan hệ giữa chính quyền tỉnh Gia Lai với ngành điện khá căng thẳng...

Khi tôi viết những dòng này thì mới chỉ tìm được xác của 1 cô giáo ở huyện K'bang, còn một cô nữa dù gia đình và chính quyền rất cố gắng nhưng vẫn chưa tìm ra. Chết đã kinh hoàng rồi, nhưng chết mà tìm chưa ra xác còn kinh hoàng hơn. Chừng nào chưa tìm được xác thì nỗi kinh hoàng ấy còn tiếp tục kinh hoàng. Cả 2 cô giáo đều còn rất trẻ, dẫu mưa gió nhưng vẫn đi vào trường dạy, và nước xả từ thủy điện An Khê Ka Nak ào ào xả xuống, họ đã không kịp chạy khi đanh đi trên đường. Chính ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường đã khẳng định: xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp. Ngoài 2 cô giáo chết tức tưởi như trên thì rất nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước, không kể hoa màu lúa má...

Sáng đọc báo thấy bộ trưởng KHĐT khẳng định: Việc dừng mấy trăm dự án thủy điện không ảnh hưởng đến vốn của nhà đầu tư, trừ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo đâu thì khoảng chục tỉ vốn đã đổ vào để chuẩn bị. Nhưng nghe "dư âm" bên ngoài thì số vốn của chủ đầu tư bỏ ra đã vượt xa con số ấy. Cũng trong lúc ấy, một ĐBQH khác, ông Nguyễn Đình Xuân thì nói: Thủy điện đã vượt tầm kiểm soát. "Phong trào làm thủy điện rầm rộ 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, chúng ta không phủ nhận những mặt có lợi của nó. Tuy nhiên tác hại của nó, đặc biệt là mất rừng ở thượng nguồn làm gia tăng lũ lụt, hạn hán bất thường ở hạ nguồn đã diễn ra nhiều hơn. Hiện nay, các công trình thủy điện đã vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước, nhiều công trình kém chất lượng, hồ đập không an toàn.

Tôi cho rằng chúng ta phải rà soát lại xem phải làm gì để bớt đi những rủi ro đối với những đập thủy điện đã làm rồi. Vì một công trình thủy điện chỉ có tuổi thọ nhất định, thường là 50 năm. Trên thế giới có những công trình thủy điện đã phải tháo dỡ trước hạn để trả lại đất rừng và sự thông suốt cho dòng sông...

Vừa rồi xảy ra việc thủy điện chỉ có ôtô đâm vào mà đã nứt vỡ, chứng tỏ thiết kế và thi công rất kém. Cũng may là đã được phát hiện kịp thời, chứ nếu không có thể sẽ là một quả bom nước. Rõ ràng tính rủi ro rất lớn và điều này cần phải tính trong đánh giá chi phí lợi ích của quốc gia khi thực hiện các công trình thủy điện. Vừa qua, một số thủy điện đã gây tác động xấu như mùa khô thì không xả nước khiến đồng bằng thiếu nước, ngược lại mùa lũ thì xả ồ ạt khiến người dân không kịp đối phó... Lưu ý là có nhiều công trình thủy điện lẽ ra thuộc thẩm quyền của Quốc hội chứ không phải là của các cơ quan khác. Tuy nhiên bằng cách nào đó, chủ đầu tư đã lách luật để dự án của họ không đưa ra Quốc hội. Do đó, Quốc hội cần lắng nghe ý kiến cử tri, các nhà khoa học đối với những sự việc như vậy.".
Lại nhớ đến phong trào làm xi măng lò đứng, phong trào mía đường... dạo nào, rồi cũng huề cả làng. Tôi nhớ có mấy ông bảo: biết là nó vớ vẩn, nhưng phong trào thế, tỉnh người ta làm được chả lẽ mình lại kém miếng. Ai cũng biết phía sau những dự án ấy là gì, không ai tay trắng mà ký những cái vớ vẩn ấy cả. Biết nhưng đành tặc lưỡi. Cũng như ông Nguyễn Đình Xuân nói, người ta đã lách để các dự án thủy điện không phải đưa ra quốc hội...

Chao ơi, sẽ còn nhiều hệ lụy nặng nề đến từ cái thói vô trách nhiệm, thói vì miếng ăn trước mắt mà quên ngày mai, thói chỉ biết mình mà quên nhân dân. Tin mới nhất, quốc lộ 1 đoạn qua cầu Bà Gi, ngã ba lên Tây Nguyên theo đường 19 vẫn tắc trầm trọng, xe nằm hàng đoàn dài từ 1h30 tối đến giờ vẫn chưa  đi được.

Và đèo An Khê vẫn tắc.

Và còn một cô giáo ở huyện K'bang vẫn chưa tìm thấy xác, còn một cô giáo thì gia đình đã đưa về an táng.

Và không ai dám nói là sang năm sẽ không, ít nhất là như năm nay, nếu không muốn nói nó sẽ nặng hơn. Bởi mấy năm nay toàn thế, lũ lụt năm sau bao giờ cũng lớn hơn, tàn khốc hơn năm trước. Nó có vẻ tỉ lệ nghịch với vài thứ nằm trong tiến độ phát triển...
Và thực ra, nói để mà nói thôi, mọi sự thì đã rồi, và sẽ đã rồi. 

(Nói thêm: Báo Thanh Niên đưa tin: 15 thủy điện ở MTTN đang đồng loạt xả lũ. Huhu, thế thì bằng giết người hàng loạt rồi, ác như phát xít rồi).

Thông tin mới nhất lúc 20h tối nay mà truyền hình Gia Lai vừa đưa, từ khi thủy điện An Khê Ka Nác thông báo xả lũ đến khi chính thức xả lũ chỉ có... 10 phút. Mình mà là dân An Khê, Ia Pa, Ayun Pa... mình đến bắt mấy thằng vận hành, bỏ rọ, để bên vệ đường, cho nước nó dâng lên. 10 phút thì làm được cái gì, mặc quần vào (nếu đang tắm) cũng không kịp nữa.

Trằn lưng ra làm, com cóp mấy năm trời, bọn vô lương ấy nó ấn nút một cái, đi hết, còn mỗi cái mạng người trần trụi. Lấy gì mà sống? Mà người chết thì cũng chưa tìm thấy xác, thấy xác thì không có chỗ chôn...


Còn Bình Định, bà chị mình vừa gọi, lút bum hết. Nhà bà này rất cao, mà nước cũng tràn vào nhà, gần đầu gối, còn các nhà khác, thấy loi thoi nóc. Mà lại cắt điện, quá bằng vỡ đê năm 45 nhé...


Đến bao giờ dân mới hết khổ, bọn ngu và tham mới thức tỉnh?
 

Đường miền núi mà ngập thì hoạ tới rồi - Ai gây nên đó chính là bọn phản quốc!

Quan chức các cấp đã tiếp tay cho các tập đoàn cá mập tàn phá rừng, làm thuỷ điện gây sạt lở, ngập lụt tắc đường Hồ Chí Minh, Tây Nguyên thì tới hồi đại hoạ cho dân Việt rồi ! - Chớ đổ thừa do ông trời hoặc khí hậu toàn cầu nóng lên, chúng chính là những kẻ bán nước, phản quốc .
Điểm vài tin giật mình:
Mưa lũ gây ngập cầu sông Ba, quốc lộ 19 bị chia cắt hoàn toàn


Do mưa lũ, đường Hồ Chí Minh tại miền trung bị tắc hoàn toàn


Mưa lũ ách tắc nhiều tuyến đường ở Sơn La

25 người chết trong lũ, một loạt thủy điện miền Trung – Tây Nguyên xả nước tự do

CỨ XẢ HẾT VÀO NHÂN DÂN ĐI



Từ Huế vào Bình Định ngập trắng trong lũ.
Lũ trời 1, lũ do xả nước từ các đập thủy điện lên 2, 3.
Thủy điện là của ai? Của các doanh nghiệp.
Khi phát điện thu tiền từ ai? Từ nhân dân.
Tới khi lũ thì xả nguy hiểm về a? Về nhân dân.
Xả đồng loạt cả 15 đập thủy điện, xả hết lên đầu nhân dân 15 mối nguy hại, mặc người chết, mặc nhà trôi, nhà ngập, mặc cầu gãy, đường đứt. mặc mùa màng.
Mấy năm qua, 15 nhà máy thủy điện này thu lợi nhuận không bằng tí ti cái mất mát vô cùng vô tận của nhân dân, của nhà nước.
Nhưng cái lợi nhuận ấy là của chúng nó- nhóm lợi ích.
Mất mát to lớn là của nhân dân.
Vài lời như thế để thấy, hậu quả của chúng nó vẫn sẽ tiếp tục xả vào nhiều năm nữa, nhiều thế hệ nữa.
Cho nên, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã không thể trả lời một cách rõ ràng những chất vấn của đại biểu về các dự án thủy điện đã được chính Bộ này cấp phép hoặc duyệt cấp phép, khiến đại biểu quốc hội đã phải kêu lên: Tôi không hiểu Bộ trưởng nói gì. Không hiểu vì Bộ trưởng sẽ nói gì khi vây quanh ông là những nhóm lợi ích, vây quanh ông là những hồ sơ dự án thủy điện, mà hồ sơ nào cũng rành rọt, thảnh thót, toen hoét, nhoen nhoét những trang đánh giá tác hại môi trường và cấp thẩm định của các Bộ, trong đó có Bộ ông đều phê chuẩn: Tốt tốt tốt.
Tốt như thế, mạ mình ngày xưa hay nói lái: Tốt làm là táp....L.
Bực và căm phẫn.
--------------------------
Một nhân dân bé nhỏ, chỉ còn tài sản này đây, con chó nhỏ, những kẻ nằm trong " phe thủy điện" sẽ nghĩ sao?








Vanconghung

LẦN ĐẦU TIÊN TẮC ĐƯỜNG 19 VÌ LŨ- NÓI ĐỂ MÀ NÓI THÔI

Trong lịch sử, chỉ trừ chiến tranh và những trường hợp bất khả kháng, đường 19 nối Pleiku với Bình Định chưa bao giờ bị tắc vì lũ. Thế mà hôm qua, chuyện ấy đã xảy ra, đường 19 tắc đã cắt đứt hoàn toàn sự thông thương từ Cao Nguyên xuống đồng bằng.

Sự kiện hy hữu này xảy ra là điều đã được tiên lượng trước. Ấy là hệ quả của việc phá rừng và thủy điện. Phá rừng đầu nguồn thì Miền Trung hưởng lụt, mà hiện tại thì Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đang lóp ngóp trong nước, suốt đêm qua dân và các lực lượng cứu hộ đã thức trắng để chạy, chống và cứu người.

Thủy điện thì mấy năm nay đã bộc lộ tất cả những gì đã được cảnh báo. Bỏ qua việc phá rừng, việc tàn phá môi trường, cả tự nhiên và văn hóa, việc sinh ra hàng loạt những khu tái định cư như ấp chiến lược xưa... thì chỉ việc xả lũ mấy năm nay đã khiến dân rất khốn khổ, đã khiến mối quan hệ giữa chính quyền tỉnh Gia Lai với ngành điện khá căng thẳng...

Khi tôi viết những dòng này thì mới chỉ tìm được xác của 1 cô giáo ở huyện K'bang, còn một cô nữa dù gia đình và chính quyền rất cố gắng nhưng vẫn chưa tìm ra. Chết đã kinh hoàng rồi, nhưng chết mà tìm chưa ra xác còn kinh hoàng hơn. Chừng nào chưa tìm được xác thì nỗi kinh hoàng ấy còn tiếp tục kinh hoàng. Cả 2 cô giáo đều còn rất trẻ, dẫu mưa gió nhưng vẫn đi vào trường dạy, và nước xả từ thủy điện An Khê Ka Nak ào ào xả xuống, họ đã không kịp chạy khi đanh đi trên đường. Chính ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường đã khẳng định: xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp. Ngoài 2 cô giáo chết tức tưởi như trên thì rất nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước, không kể hoa màu lúa má...

Sáng đọc báo thấy bộ trưởng KHĐT khẳng định: Việc dừng mấy trăm dự án thủy điện không ảnh hưởng đến vốn của nhà đầu tư, trừ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo đâu thì khoảng chục tỉ vốn đã đổ vào để chuẩn bị. Nhưng nghe "dư âm" bên ngoài thì số vốn của chủ đầu tư bỏ ra đã vượt xa con số ấy. Cũng trong lúc ấy, một ĐBQH khác, ông Nguyễn Đình Xuân thì nói: Thủy điện đã vượt tầm kiểm soát. "Phong trào làm thủy điện rầm rộ 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, chúng ta không phủ nhận những mặt có lợi của nó. Tuy nhiên tác hại của nó, đặc biệt là mất rừng ở thượng nguồn làm gia tăng lũ lụt, hạn hán bất thường ở hạ nguồn đã diễn ra nhiều hơn. Hiện nay, các công trình thủy điện đã vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước, nhiều công trình kém chất lượng, hồ đập không an toàn.

Tôi cho rằng chúng ta phải rà soát lại xem phải làm gì để bớt đi những rủi ro đối với những đập thủy điện đã làm rồi. Vì một công trình thủy điện chỉ có tuổi thọ nhất định, thường là 50 năm. Trên thế giới có những công trình thủy điện đã phải tháo dỡ trước hạn để trả lại đất rừng và sự thông suốt cho dòng sông...

Vừa rồi xảy ra việc thủy điện chỉ có ôtô đâm vào mà đã nứt vỡ, chứng tỏ thiết kế và thi công rất kém. Cũng may là đã được phát hiện kịp thời, chứ nếu không có thể sẽ là một quả bom nước. Rõ ràng tính rủi ro rất lớn và điều này cần phải tính trong đánh giá chi phí lợi ích của quốc gia khi thực hiện các công trình thủy điện. Vừa qua, một số thủy điện đã gây tác động xấu như mùa khô thì không xả nước khiến đồng bằng thiếu nước, ngược lại mùa lũ thì xả ồ ạt khiến người dân không kịp đối phó... Lưu ý là có nhiều công trình thủy điện lẽ ra thuộc thẩm quyền của Quốc hội chứ không phải là của các cơ quan khác. Tuy nhiên bằng cách nào đó, chủ đầu tư đã lách luật để dự án của họ không đưa ra Quốc hội. Do đó, Quốc hội cần lắng nghe ý kiến cử tri, các nhà khoa học đối với những sự việc như vậy.".
Lại nhớ đến phong trào làm xi măng lò đứng, phong trào mía đường... dạo nào, rồi cũng huề cả làng. Tôi nhớ có mấy ông bảo: biết là nó vớ vẩn, nhưng phong trào thế, tỉnh người ta làm được chả lẽ mình lại kém miếng. Ai cũng biết phía sau những dự án ấy là gì, không ai tay trắng mà ký những cái vớ vẩn ấy cả. Biết nhưng đành tặc lưỡi. Cũng như ông Nguyễn Đình Xuân nói, người ta đã lách để các dự án thủy điện không phải đưa ra quốc hội...

Chao ơi, sẽ còn nhiều hệ lụy nặng nề đến từ cái thói vô trách nhiệm, thói vì miếng ăn trước mắt mà quên ngày mai, thói chỉ biết mình mà quên nhân dân. Tin mới nhất, quốc lộ 1 đoạn qua cầu Bà Gi, ngã ba lên Tây Nguyên theo đường 19 vẫn tắc trầm trọng, xe nằm hàng đoàn dài từ 1h30 tối đến giờ vẫn chưa  đi được.

Và đèo An Khê vẫn tắc.

Và còn một cô giáo ở huyện K'bang vẫn chưa tìm thấy xác, còn một cô giáo thì gia đình đã đưa về an táng.

Và không ai dám nói là sang năm sẽ không, ít nhất là như năm nay, nếu không muốn nói nó sẽ nặng hơn. Bởi mấy năm nay toàn thế, lũ lụt năm sau bao giờ cũng lớn hơn, tàn khốc hơn năm trước. Nó có vẻ tỉ lệ nghịch với vài thứ nằm trong tiến độ phát triển...
Và thực ra, nói để mà nói thôi, mọi sự thì đã rồi, và sẽ đã rồi. 

(Nói thêm: Báo Thanh Niên đưa tin: 15 thủy điện ở MTTN đang đồng loạt xả lũ. Huhu, thế thì bằng giết người hàng loạt rồi, ác như phát xít rồi).

Địa chỉ lãng phí

Vĩnh Nguyên

Báo Thanh niên ngày 20/9/2013, ngay trang đầu có tít bài in chữ đậm “Dân mình nghèo, sao xây trụ sở to thế”, và, dưới tít bài in ảnh hai vị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước và Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông Ksor Phước nói: “Tôi đi nhiều nơi thấy nhiều tỉnh nghiêm túc trong xây trụ sở, nhưng không ít tỉnh xây trụ sở như cung điện. Dân mình đang nghèo tại sao mình làm to như thế!” Tôi xin trả lời ông: Đó là do chủ trương (có từ lâu) của Chính phủ, mỗi công trình xây dựng được trích lại 10% cho bên A (như là lại quả, khuyến khích). Vì 10% ấy, nên các cơ quan, xí nghiệp, dù rất ít người nhưng xây nhà càng bự để hưởng lợi. Ngày nay, nhiều thành phố, nhiều cơ quan còn xây trụ sở 2. Trụ sở 1 xây lâu rồi, mẫu mã lạc hậu. Xây trụ sở 2, thêm tầng, thêm cầu thang điện như cung điện… (như ông nói) mà số người vẫn không tăng. Đó là một địa chỉ lãng phí từ chủ trương sai! Vừa lãng phí vừa hình thành nhóm lợi ích (!). Nhân dân, quân đội ta đổ biết bao xương máu để giành độc lập thống nhất non sông, nay đang nai lưng đóng thuế cho một nhóm người hưởng lợi hay sao? Quốc hội nên bàn việc này và ra quyết định bỏ hẳn ngay.
Mươi mười lăm năm trở lại đây, người dân thường mỉa mai “Tư duy nhiệm kỳ – tư duy dự án”. Nghĩa là ông, bà nào lên chức lên quyền đều lo hai việc: chiếc ghế của mình và kiếm vài dự án để làm giàu. Vì vậy dự án tràn lan: sân gôn, đô thị nông thôn, bất động sản, đất rừng, đất ven biển, Vinashin, Vinalines, ụ nổi, đập thủy điện lớn và nhỏ, v.v… Chính phủ đã không quản lý được, không điều hành được. Đó là do trình độ, do năng lực kém (như bà Phó Chủ tịch QH nêu). Ti vi truyền hình trực tiếp hai kỳ họp Quốc hội, công chúng đã thấy, đã nghe rất rõ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hai lần thú nhận trước Quốc dân đồng bào là Chính phủ lãnh đạo quá yếu kém. Thông thường, trên chính trường Quốc tế, người thú nhận yếu kém phải đi đôi với việc từ chức. Nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu có gợi ý Thủ tướng nên từ chức. Nhưng người đã nhận yếu kém vẫn không chịu từ chức. Như vậy người có năng lực hơn, anh minh hơn (nếu được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, đề cử hoặc dân lựa chọn bầu) không được nắm cương vị này. Thì đây là địa chỉ lãng phí trí tuệ công dân!
     Địa chỉ lãng phí thứ ba: Kê khai tài sản cán bộ lãnh đạo. Việc này công bố rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa thi hành được. Vì sao? Dân ta thông minh lắm đã biết tỏng, nhiều vị lắm nhà, nhiều đất chưa “ém nhẹm” xong!? Có không? “Nước Việt Nam nhỏ có thủ đô to, giữa thủ đô to có nhiều con đường nhỏ”… Việc mở rộng thủ đô Hà Nội đáng ra QH phải đầu phiếu bằng phiếu kín, sao QH đầu phiếu bằng giơ tay? Người dân nghi vấn nên mới đặt vè, đặt đồng dao… Hiện nhiều người dân không có đất ở, đất sản xuất, các vị chiếm nhiều đất là sao? Đây thuộc lãng phí đất đai chưa minh bạch ở địa chỉ người lãnh đạo (có cả những vị đã hết chức).
Địa chỉ lãng phí thứ tư (lâu rồi nhưng cần nhắc lại), là chủ trương cho cơ quan Tỉnh ủy làm kinh tế. Vì không am tường lĩnh vực này nên chẳng được bao lâu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều đổ bể hoàn toàn, lãng phí tiền của của nhân dân đóng thuế biết bao nhiêu đã có ai liệt kê? Tỉnh ủy làm kinh tế, thì phải lập Ban kinh tế Trung ương để chỉ đạo. Dưới đổ bể thì Ban trên đương nhiên giải tán. Tại sao, bây giờ thành lập trở lại Ban này để làm gì? Hay bởi nhóm lợi ích? Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước, vừa có bài: “Phải xóa bỏ nhóm lợi ích” đã phản đối gay gắt về việc này. Lập lại Ban kinh tế Trung ương là không cần thiết, bởi nó thành địa chỉ lãng phí cơ quan!
Địa chỉ lãng phí thứ năm là các dự án khu công nghiệp trên cả nước đã đổ bể trên 50%. Xin chọn một dự án mà tôi được chính kiến: Đó là dự án “Khu công nghiệp tây bắc Quán Hàu” (tỉnh Quảng Bình). Dự án này, báo Văn nghệ trẻ đăng liên tiếp ba bài phân tích rất chí lý chí tình.
Bài thứ nhất, số 8 ngày 19/2/2012, tựa đề: Quảng Bình dự án “đầu voi đuôi chuột”?
Bài thứ hai, số 16 ngày 15/4/2012, tựa đề: Quảng Bình “Mổ xẻ” dự án “Đầu voi đuôi chuột
Bài thứ ba, số 52 ngày 23/12/ 2012, tựa đề “Dân không đồng thuận”.
Tóm tắt ba bài báo, ý nói: Dự án thiếu khoa học, không thuyết phục lòng dân, không công khai bản vẽ, không có tên nhà máy nên người dân không biết sản phẩm làm ra là thứ gì? Môi trường xử lý ra sao? Dân chỉ biết người ta đóng cọc tiêu vào lăng tẩm của năm dòng họ cũ và tám dòng họ tái chế ở đồi Lùm Đại mà UB xã Vĩnh Ninh đã quy hoạch khu mộ này đến 3 lần sau chiến tranh cho làng Vĩnh Tuy. Khu mộ đã ổn định, giờ con đường rộng 32m (chưa tính hành lang) chạy thẳng vào lăng tẩm, có nghĩa là xúc hết mồ mả ở đây vào nghĩa trang “Lòi Cặc Chó” mới của dự án. Rồi lấy quyền lãnh đạo để ép dân. Vậy nên, đại diện 5 dòng họ cũ và những người khác ký tên vào bản kiến nghị để phản đối. Bài báo thứ hai nói việc ông Hoàng Xuân Đẩu – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Ninh, trả lời vu vơ về bản kiến nghị và cố tình lờ đi về ô nhiễm môi trường cũng như không nói rõ công nghiệp là nhà máy gì, làm ra mặt hàng gì? Còn bày trò các cuộc họp rất ma giáo rồi nói bừa “Dự án đã thông qua dân và chính quyền địa phương” để đánh lừa dân cùng công luận. Đặc biệt bài “Dân không đồng thuận”, nói về nghĩa trang mới “ Lòi Cặc Chó” (nằm trong dự án), chiếm 6 ha đất đồi, thiết kế 10.000 ngôi mộ, đã xây móng bao, xây cổng nghĩa trang, nhưng gần 300 lăng mộ táng từ trước lúc chiến tranh ác liệt, nay xã có thể đã “đi đêm” với dự án đã ra lệnh (miệng) dời ra để thi công, nhưng dân đã xây trước nên kiên quyết không dời. Và dự án đã thất bại. Khu nghĩa trang mới lại quá gần nhà dân (100m), gần đường tàu (50m) thì gây ô nhiễm nặng và đường tàu Bắc Nam (Quốc hội đang bàn thảo mở rộng đường sắt) thì, nếu phóng tiêu để tránh bớt đường cong, có thể “xé đôi” nghĩa trang này. Một dự án rất liều!
Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Địa thế ở đây, xây tuyến đường thẳng từ đường tránh TP Đồng Hới (đoạn Quán Hàu) lên phía Bắc ga Lệ Kỳ khoảng 700m gặp đường mòn Hồ Chí Minh là tránh được khu dân cư và mồ mả của hai làng Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ (Bài báo 2 “mổ xẻ” nói rất kỹ).
Ngày 29/11/2012, Đoàn Quốc hội tỉnh Quảng Bình tiếp xúc cử tri điểm huyện Quảng Ninh, tại hội trường UBND xã Vĩnh Ninh, có trên 100 đại biểu của các huyện về dự. Ông Lương Ngọc Bính – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh bận việc, ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn. Cuộc tiếp xúc cử tri này, nhiều cán bộ cũ huyện Quảng Ninh và xã Vĩnh Ninh đã phát biểu phê phán thẳng thừng dự án: “Người làm dự án không biết dựa vào dân, không khảo sát thực địa. Là một công trình kinh tế dân sự chứ đâu phải bí mật an ninh quốc phòng mà không minh bạch trước dân. Vị thế chợ, công viên, nghĩa trang, trục đường 32m xuyên qua khu nghĩa địa đã ổn định mà không được cho dân bàn bạc là một dự án kém, thiếu ân nghĩa”…
Tối hôm đó, Đài phát thanh và truyền hình Quảng Bình phát bản tin đặc biệt về cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Quốc hội, nhấn mạnh: “Dự án khu công nghiệp tây bắc Quán Hàu thiếu khoa học nên nhân dân xã Vĩnh Ninh và nhất là dân làng Vĩnh Tuy không đồng thuận”.
Một tuần sau bản báo của Đài Quảng Bình, công nhân, máy móc, xe cộ, lán trại của dự án này đã cuốn gói!
Lạ thay, công trường vắng lặng từ đầu năm, giữa tháng 9/2013 bỗng công nhân, máy móc, xe ủi, xe múc… tập kết trở lại, dựng lán trại hai bên trục đường dự án “ăn mồ mả” cũ. Nhiều người dân hai làng Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ tới “thăm hỏi” thì được trả lời: “Người ta bảo chúng tôi tới đây làm thì chúng tôi làm còn dự án của ai thì không biết”. Dần dần cũng đã “bật mí”. Họ đang đóng cọc, chăng dây, đào móng để xây nhà máy gạch ngói và nhà máy gỗ (Lại nghe đâu nhà máy gỗ liên kết với Hoàng Anh Gia Lai). Dân hai làng lại xôn xao: Hay người ta đã bán dự án sang tay chủ khác? Tên chủ cũ là:“Ban quản lý dự án xây dựng huyện Quảng Ninh”.
Theo cổng thông tin kinh tế của Chính phủ, công nghiệp Quảng Bình không có gì đáng kể. Chỉ có cảng biển trung chuyển Hòn La là Trung ương đầu tư. Mấy trận bão sóng đánh hư hại sửa chữa đã quá tốn kém. Cũng theo cổng thông tin này, các báo Kinh doanh, Dân trí ngày 18/2/2012 đưa tin: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ cấp trung ương cho đến địa phương đều thống nhất quan điểm sẽ không phát triển thêm khu kinh tế mới mà tập trung cơ chế, chính sách, nguồn lực để nâng cao hiệu quả các khu kinh tế đã thành lập”.
Vậy thì, “khu kinh tế tây bắc Quán Hàu” chưa hình thành, nhiều bất cập chưa được hóa giải, thì, chẳng hiểu chủ đầu tư cũ (hoặc có thể chủ mới) nào đó đã “chạy” cửa nào trên Trung ương mới tái thiết một dự án phi khoa học như vậy? Hay là có một khoản tiền khổng lồ nào đó từ trên trời rót xuống “o bế” cho công trình dự án này?
Người viết bài này xin cảnh báo: Nhiều nơi đã xây chợ nhưng vắng khách ăn chợ, xây công viên không mấy người tới chơi thì lãng phí công của lắm lắm… Dự án này, xây các công trình này theo trục đường Lùm Đại (ngày xưa là rừng núi hoang vu) là lặp lại sự lãng phí! Còn thân phận dân làng Vĩnh Tuy thì, khi có người chết, UB xã không cho an táng vào khu nghĩa địa Lùm Đại cũ (lệnh miệng) mà buộc phải chôn ở nghĩa trang đang xây dở Lòi Cặc Chó “Hôn ám không táng mộ” (di ngôn – có tích chuyện), thì con cháu người ta, họ mạc người ta sẽ khiêng quan tài đến trước sân Ủy ban xã thì phiền toái quá, nó gần như chuyện “quan tài diễu phố” tỉnh Vĩnh Phúc!
Còn rất nhiều địa chỉ lãng phí nhưng bài đã dài. Tôi mong nhiều người đưa tin tiếp ngỏ hầu hai vị lãnh đạo Quốc hội đã gợi ý trên quý báo Thanh niên, hy vọng có cả triệu trang sách kinh điển về chủ đề tham nhũng – lãng phí dựng ở thư viện Quốc gia cho con cháu đời sau được biết, vậy.

Huế, 23/9/2013
V.N.
CLB Nhà báo cao tuổi TT-Huế
22b Lê Lợi, TP Huế
Tel: 0126 2566 822
 Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Bần tiện với Philippines, Bắc Kinh bỏ lỡ cơ hội "quyền lực mềm" ở Đông Nam Á

Thành phố Tacloban sau trận bão Haiyan - REUTERS /R. Ranoco
Thành phố Tacloban sau trận bão Haiyan - REUTERS /R. Ranoco

Thụy My
Lúng túng vì bị chỉ trích do số tiền hỗ trợ thảm hại dành cho nạn nhân bão Haiyan (Hải Yến) ở Philippines, Bắc Kinh mới đây loan báo sẽ tăng thêm viện trợ. Theo các nhà phân tích, cách xử sự này cho thấy những yếu kém của một nền ngoại giao còn hằn vết lịch sử, thiên về khuynh hướng « ăn miếng trả miếng » thay vì quyền lực mềm.

Trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc hay Na Uy đều hứa sẽ tặng hàng chục triệu đô la, riêng Anh vừa tuyên bố sẽ viện trợ thêm 48 triệu đô la sau trận bão, Bắc Kinh vào đầu tuần thông báo chỉ giúp Manila có…100.000 đô la ! Bằng đúng số tiền của một nước nghèo và cũng bị ảnh hưởng bão Haiyan như Việt Nam. Trong khi đó một nước châu Á khác cũng thường bị thiên tai là Indonesia hỗ trợ đến một triệu đô la.
Tạp chí uy tín Time của Mỹ đã phẫn nộ chạy tựa « Nền kinh tế thứ nhì thế giới tống bớt tiền lẻ cho đảo quốc bị bão tàn phá », cho đây là một số tiền « đáng sỉ nhục », đả kích sự « bủn xỉn » của Bắc Kinh.
Bị kẻ chê người cười, rốt cuộc bốn ngày sau Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng viện trợ lên 10 triệu nhân dân tệ (1,8 triệu đô la) bằng mền, lều bạt và các hiện vật khác.
Ông Mark Beeson, giáo sư dạy môn chính trị của trường đại học Murdoch ở Perth (Úc) ghi nhận : « Chắc chắn là có những quan chức Trung Quốc, chẳng hạn trong quân đội, không ưa Philippines do tranh chấp lãnh thổ trên biển ». Bãi cạn Scarborough chỉ cách duyên hải Philippines có 200 km đã bị Trung Quốc chiếm năm ngoái, gây căng thẳng trong quan hệ đôi bên.
Bắc Kinh cải chính mọi liên hệ giữa việc xung đột biển đảo với số tiền viện trợ quá ít ỏi. Nhưng các cư dân mạng có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa không ngần ngại gắn liền hai việc này. Trên mạng Vi Bác, có những ý kiến cho rằng : « Đó là một nước thù địch, chúng ta chẳng nên cho họ một xu nào ».
Sự thay đổi thái độ của Bắc Kinh cũng do sự tích cực của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai quốc gia này đều điều quân đội đến những vùng bị bão Haiyan tàn phá. Gần 70 năm sau khi đối đầu tại Philippines trong những trận chiến đẫm máu vào cuối Đệ nhị Thế chiến, nay quân đội Mỹ và Nhật lại tay trong tay hợp sức làm công tác nhân đạo.
Tờ Global Times, một nhật báo chính thức có khuynh hướng cực đoan, cho rằng Washington và Tokyo « có thể có những mục đích khác phía sau », và tìm cách mở rộng vùng ảnh hưởng.Thậm chí tờ báo này còn đề xuất là Trung Quốc cũng nên gởi chiến hạm đến Philippines « để giúp đỡ » các nạn nhân của trận bão.
Ông Jim Schoff, chuyên gia Quỹ Carnegie vì hòa bình nhắc nhở : « Người Trung Quốc thích kêu rêu về não trạng chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ mỗi khi người Mỹ tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh, trong khi chính Bắc Kinh lại tiếp tục chia châu Á ra thành những vùng ảnh hưởng của mình » - một quan niệm theo ông là « đã lỗi thời ».
Chuyên gia này nhận định : « Họ đi từ quan niệm Trung Quốc cũng là một đại cường » mạnh ngang với Hoa Kỳ, nhưng « Bắc Kinh hoàn toàn không chứng tỏ được điều đó. Trung Quốc không phải là cột trụ của khu vực. Đó là một thất bại của họ ».

Theo ông, ngành ngoại giao Trung Quốc « vẫn còn trong tư duy theo kiểu mình cũng là một nước đang phát triển và cũng bị nhiều thiên tai, dẫn đến thái độ bủn xỉn khi viện trợ cho các nước khác ». Dù đã tăng thêm số tiền, nhưng hỗ trợ của Bắc Kinh quá thảm hại so với 85 triệu đô la viện trợ của Anh quốc, 30 triệu đô la của Nhật Bản, thậm chí so với tấm ngân phiếu 2,7 triệu đô la của công ty Thụy Điển Ikea.
Giáo sư Mark Beeson nhấn mạnh, nếu Bắc Kinh thường thẳng tay đánh vào kinh tế của các đối thủ sau mỗi cuộc khủng hoảng ngoại giao, thì việc chính trị hóa viện trợ nhân đạo lại trở nên phản tác dụng. Ông nói : « Trước những thảm họa như thế, người ta chờ đợi một kiểu tính toán khác, thậm chí không nên tính toán một chút nào ! ». Thái độ tiểu nhân của Bắc Kinh đã gây ra những phản ứng quốc tế bất lợi cho chính họ.
Đối với nhà nghiên cứu Bạc Trí Dược (Bo Zhiyue) của trường đại học quốc gia Singapore, Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội xúc tiến « quyền lực mềm » của mình tại Đông Nam Á.
Ông giải thích : « Đó là một cơ hội tuyệt vời để chơi cái trò mà người ta gọi là ngoại giao đô la : bạn cho thêm một ít tiền, và sau đó bạn sẽ thấy được những phản hồi tích cực. Ngược lại, nếu bạn chỉ hỗ trợ lấy lệ, cuối cùng bạn sẽ thất bại vì bị coi là vạn bất đắc dĩ mới giúp ».

MƠ LÀM TƯỚNG

Là người lính mấy ai không mơ được làm tướng?

Sáng nay tôi uống trà với một CCB thấy truyền hình phát "Lễ kỷ niệm ngày 20/11 vinh danh nhà giáo vùng cao" đến chương trình phát biểu của cấp cao thấy ông phó thủ tướng (không tiện nêu tên) dán mắt đọc bài diễn văn, ông CCB bảo: làm tướng thích nhỉ, đọc diễn văn, đọc nguyên như văn bản, chắc có thằng nào viết cho nên không dám rời mắt khỏi văn bản?
Ông lại phát: Làm PTT mà đến hội nghị chỉ dán mắt đọc văn bản thế này thì đến hội nghị làm đ ... gì, phát m... nó vào băng để phát lại còn hơn có mặt, đỡ tốn tiền thuế của Dân. 

Tôi nghĩ ông này chẳng hiểu về việc Quan ở Ta, tôi không đáp vì không có sự biết và sự can đảm như ông. 

Thế mà lúc ông làm Tá không dám mơ làm Tướng vì ông bảo tao thấy ít Tài.


Về tra trên mạng:

Vừa qua Ta tăng thêm một PTT nữa là 5, Dân đồn PTT tướng ở Ta nhiều cỡ nhất thế giới?

Nền kinh tế Ta đứng thứ bao nhiêu ở thế giới này?


2h45 phút sáng nay (1/11), Việt Nam đã đón công dân thứ 90 triệu tại bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Được biết, bé gái là công dân thứ 90 triệu này là con của anh Nguyễn Văn Dũng (31 tuổi) và chị Lê Thị Duyên (26 tuổi) ở Hoàng Xá, Nam Chính, Nam Sách, Hải Dương. - Kenh14.vn:


Bánh pía thông thường chỉ nặng 200 gram nhưng một doanh nghiệp ở Sóc Trăng vừa sản xuất chiếc bánh nặng đến 306 kg để đăng ký kỷ lục Việt Nam.

banh-pia-6327-1384522119.jpg

Liệu có ngày Ta có chiếc tăm xỉa răng to, dài kỷ lục?
Ta nhiều kỷ lục thật kể cả kỷ lục Tướng?

Tào lao thiên hạ sự.


Trong mấy ngày qua, những tin tức về trận bão Haiyan đã tàn phá Philippine làm cho cả chục nghìn người bị chết và cả triệu người dân Phi sống trong cảnh màn trời chiếu đất hẳn đã làm cho mọi người chúng ta xúc động và rơi lệ. Bên cạnh đó, những tin tức thời sự khác cũng làm cho chúng ta cảm thấy...bực mình không ít.

Việc đầu tiên là hai thằng Trung Cộng và Việt Cộng được vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đây quả là một điều làm cho thế giới phải cười không ít. Hai thằng Trung Cộng và Việt Cộng này là hai thằng chuyên môn chà đạp nhân quyền người dân trong nước của chúng một cách thậm tệ mà lại được bầu làm ủy viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc quả là một tin tức thuộc loại trời ơi đất hỡi. Hai thằng này thuộc vào dạng “chó ngáp phải ruồi” chứ chẳng có ngon lành con khỉ khô gì sất. Cũng bởi lẽ Hội Đồng Nhân Quyền phải lấy cho đủ số lượng ủy viên mà số nước ghi tên để được bầu chọn lại ít, thêm nước Jordan vào giờ phút chót lại rút tên thành thử ra hai thằng vị phạm nhân quyền trầm trọng nhất mà lại được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền thì quả thật là chuyện trớ trêu tréo cẳng ngỗng.


Chuyện khác nữa là tổng thống Putin, một cựu trùm KGB của Liên Xô cũ đã sang thăm Việt Nam Cộng Sản. Đây là lần thứ ba mà Putin sang thăm nước Việt Nam Cộng Sản này. Hóa ra mấy tay Cộng Sản Việt Nam cũng biết cách chơi. Sống gần bên thằng bành trướng bá quyền Trung Cộng cứ chuyên môn tìm cách lấn áp, hà hiếp, phải nhún nhường hắn một bước, đồng thời thì Cộng Sản Việt Nam cũng hợp tác toàn diện với vô số nước từ Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ...cho đến anh chàng đồng minh cũ là Nga. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, Nga còn là nước cung cấp vũ khí cho Cộng Sản Việt Nam nhiều nhất. Những chiếc tàu ngầm hạng Kilo của Nga đã sản xuất để cung cấp cho Cộng Sản Việt Nam. Đây là những chiếc tàu ngầm thuộc loại hiện đại. Sau khi Cộng Sản Việt Nam trang bị những tàu ngầm này thì cũng có thể dễ dàng hơn khi...ăn nói với thiên hạ (Trung Cộng).
Còn chuyện nữa là sau khi Philippine bị cơn bão Haiyan tàn phá thì quốc tế đã ùn ùn viện trợ giúp đỡ cho Philippine mà đứng đầu ở mọi nơi mọi lúc vẫn là Hoa Kỳ. Trung Cộng là nước có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới chỉ cho vỏn vẹn có một trăm nghìn dollars. Bị thế giới mai mỉa là “thằng bần tiện”, bị chính những người dân trong nước Trung Cộng chế nhạo nên hắn ta mới “mở hầu bao” cho thêm một triệu sáu trăm nghìn dollars nữa nhưng lại quy thành hàng hóa để viện trợ chứ không viện trợ bằng tiền mặt. Hóa ra bị chính người dân của chính nước hắn “chọc quê” cho nên hắn mới viện trợ thêm. Thôi như vậy cũng được, không đến nỗi tệ lắm.

Phi Vũ

Ngày 16 tháng 11 năm 2013.

India's approach to Asia Pacific CÁCH ẤN ĐỘ TIẾP CẬN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

India's approach to Asia Pacific
CÁCH ẤN ĐỘ TIẾP CẬN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Arvind Gupta
IDSA
September 19, 2013
Arvind Gupta
IDSA (Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ)
19/9/2013
Several political, security, economic and socio-cultural factors are at play making Asia Pacific a highly dynamic region. India needs to have a long term strategy to make use of the opportunities arising in the Asia-Pacific while keeping in view the security challenges. The Asia-Pacific is marked by the following key trends: rise of China; the rebalancing strategy of the US; a regional architecture underpinned by centrality of ASEAN; the growing importance of the Indian Ocean region and maritime issues; the growing salience of non-traditional security threats.
Nhiều nhân tố chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội đang biến châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thành một khu vực năng động. Ấn Độ cần có một chiến lược dài hạn để tận dụng những cơ hội đang nổi lên tại CA-TBD trong khi xem xét những thách thức về an ninh. CA-TBD hiện được đánh dấu bởi những xu hướng chính sau đây: Sự nổi lên của Trung Quốc; chiến lược tái cân bằng của Mỹ; một cấu trúc khu vực, với ASEAN là trung tâm; tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương và các vấn đề hàng hải; những mối đe dọa an ninh không truyền thống ngày càng tăng.

This policy brief discusses some of the key trends in the Asia Pacific and sets out a long-term approach for India so as to maximise its security and developmental opportunities. The focus is on Indo-ASEAN relations while other countries are discussed in brief.
Bài phân tích chính sách này sẽ thảo luận về các xu hướng chính trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và đưa ra một cách tiếp cận dài hạn giúp Ấn Độ tối đa hóa an ninh và cơ hội phát triển. Bài viết tập trung vào các mối quan hệ Ấn Độ-ASEAN trong khi các quốc gia khác sẽ được thảo luận vắn tắt.
Rise of China
China's rise has created a flux. An economic giant, with a GDP of USD 7.3 trillion (2011-World Bank) & an annual military expenditure of Yuan 650 billion (approx USD 103 billion) in 2012, China has overtaken Japan in economic and military terms and may overtake the US’ economy in the next 10-20 years depending upon the growth rate differential between the two countries.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Sự nổi lên của Trung Quốc đã tạo nên sự thay đổi. Là một nền kinh tế khổng lồ, với GDP 7.300 nghìn tỷ USD (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2011) và chi tiêu quân sự hàng năm xấp xỉ 103 tỷ USD trong năm 2012, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về kinh tế, quân sự, và có thể vượt Mỹ về kinh tế trong 10-20 năm, tùy thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng giữa hai nước trong những năm tới.
China’s rise is altering the balance of power globally & regionally. The confidence in China's peaceful rise and peaceful development has been seriously dented due to rising tensions in South China Sea and in East China Sea. The new leadership is nationalistic & sharply focused on China’s ‘core’ interests.
Sự nổi lên của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân lực lượng khu vực và toàn cầu. Lòng tin về sự nổi lên và phát triên hòa bình của Trung Quốc đã bị sút mẻ nghiêm trọng do căng thẳng ngày càng tăng tại biển Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa Đông. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc và kiên quyết tập trung vào những lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc.
China's rapid military modernisation and projection of its power beyond immediate neighbourhood and in the West Pacific, has raised apprehensions among its neighbours. It has developed a powerful navy – with aircraft carriers, submarines, anti-ship missiles – which is rivalling that of Japan and the US. China is following Anti Access Anti-Denial (A2D) strategy to deter the US from entering the island chain in the area of Chinese influence.
Tiến trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc và ý đồ thể hiện sức mạnh đối với những nơi xa hơn các nước láng giềng liền kề và tại khu vực Tây Thái Bình Dương, đã gây lo ngại cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã phát triển một lực lượng hải quân hùng mạnh, với các tàu sân bay, tàu ngầm, tên lửa chống tàu chiến. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) để ngăn chặn Mỹ vào các khu vực hải đảo nằm trong ảnh hưởng của Trung Quốc.
The rising tide of nationalism in China has caused anxieties among neighbours. China’s formulations on ‘core’ interests with attendant focus on sovereignty, has created doubts in the minds of the neighbouring countries about China’s intentions. China regards the South China Sea as its internal waters. This will have major impact not only in the neighbourhood but also for international shipping.
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên tại Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước láng giềng. Công thức về nhũng lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc, với trọng tâm là chủ quyền lãnh thổ, đã khiến các nước láng giềng nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh. Trung Quốc coi Biển Đông như vùng biển của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các nước láng giềng mà còn ảnh hưởng đến hàng hải quốc tế.
On the flip side, it must also be recognized that China’s rise has also benefited the neighbours, particularly in the economic field. For most countries, China is number one trading partner. China-ASEAN trade is $ 380 billion. The ASEAN economies have got integrated with that of China. People-to-people contacts between China and its neighbours have also deepened with greater connectivity, openness and transparency.
Phải thừa nhận rằng sự nổi lên của Trung Quốc cũng có lợi cho các nước láng giềng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế. Đối với hầu hết các nước láng giềng, Trung Quốc là đối tác thương mại số một. Kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN đã lên tới 380 tỷ USD; các mối tiếp xúc nhân dân giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng trở nên sâu sắc với sự kết nối, cởi mở và minh bạch hơn.
China is getting integrated with the regional architectures. This has increased China’s role in regional stability. For instance, China has an FTA with ASEAN. The ASEAN countries are part of a global supply chain which passes through China to global markets. Thus the economic and social interdependence has increased. China is participating in RCEP negotiations. RECP will bring about a higher level of economic integration between the ASEAN, China, Japan, Australia and India.
Trung Quốc đang có sự liên kết với các cấu trúc khu vực và điều này đã tăng cường vai trò của Trung Quốc trong sự ổn định khu vực. Chẳng hạn, Trung Quốc đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN. Các nước ASEAN là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu đi qua Trung Quốc để tới các thị trường trên thế giới, do đó, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và xã hội tăng lên. Trung Quốc đang tham gia các cuộc thương lượng về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định này sẽ mang lại mức độ liên kết kinh tế cao hơn giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
The future is uncertain. China’s economic performance is suspect and riddled with many problems. How long will China maintain its growth and what will be the impact of the slow-down of Chinese economy in the region will be worth studying? China presents a complex picture. The talk of containment of China is problematic given the growing interdependence between China and most major economies of the region.
Tương lai là không chắc chắn. Thành tích kinh tế của Trung Quốc đáng nghi ngờ và khó hiểu với nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng được bao lâu và những gì sẽ bị tác động bởi sụt giảm kinh tế Trung Quốc trong khu vực này có đáng nghiên cứu không? Trung Quốc thể hiện một bức tranh phức tạp. Câu chuyện ngăn chặn Trung Quốc là có vấn đề khi xét đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn nhất của khu vực.
US rebalancing strategy
The US has been a key player in the security and economic architecture of the region. The biggest challenge before the US is to adjust to the rise of China. Having got entrapped in the highly expensive wars in Afghanistan and Iraq and having been affected by the economic slowdown, the US is in a perilous condition. The US has been compelled to reduce its defence budget due to lack of resources.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ
Mỹ là một “bên tham gia” chính trong cấu trúc an ninh và kinh tế của khu vực CA-TBD. Thách thức lớn nhất đối với Mỹ là điều chỉnh sự nổi lên của Trung Quốc. Bị kẹt trong các cuộc chiến tranh tốn kém tại Afghanistan, Iraq và ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kinh tế, Mỹ buộc phải giảm ngân sách quốc phòng do thiếu nguồn.
Many analysts believe that the US is declining vis-à-vis China although it will remain a military and economic power in the foreseeable future. The US also has the ability to bounce back due to its vast capabilities in innovation. Yet, according to some conjectures China will overtake the US as number one economy in the next two decades. That will be an important psychological moment for the world.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ đang sa sút so với Trung Quốc mặc dù vẫn là một thế lực về kinh tế và quân sự đứng đầu trong tương lai gần. Mỹ cũng có khả năng bật dậy trở lại nhờ khả năng to lớn trong lĩnh vực sáng tạo. Thế nhưng theo một số phỏng đoán, Trung Quốc sẽ soán ngôi “quán quân” của Mỹ về kinh tế trong hại thập niên tới và điều đó sẽ là động lực tâm lý quan trọng đối với thế giới.
Beset by fundamental changes in the international order, the US has signalled a shift in its policies towards Asia. Doubts have arisen among the US allies in its ability to shore up its key military alliances in the region, for instance, with Japan, South Korea, the Philippines, Australia and Thailand. Faced with a rising China and a declining US, many countries are adopting hedging strategies vis-à-vis China. Essentially most of the countries are seeking greater engagement with China, while being on guard against its assertiveness.
Bị bao vây bởi nhũng thay đổi cơ bản trong trật tự quốc tế, Mỹ đã bật tín hiệu thay đổi các chính sách đối với châu Á. Những hoài nghi đã nổi lên trong các đồng minh của Mỹ về khả năng Washington sẽ nâng đỡ được các đồng minh quân sự chủ chốt trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và Thái Lan. Đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên và một nước Mỹ đang suy thoái, nhiều nước áp dụng các chiến lược nước đối với Trung Quốc. Hầu hết các nước đang tìm kiếm sự can dự lớn hơn với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách bảo vệ mình trước sự quyết đoán của Trung Quốc.
The US has declared a policy of rebalancing and pivoting to Asia. The policy is imprecise and created considerable confusion. Did the US ever leave Asia? If not, why is this talk of return to Asia? What will be the nature of the US defence postures? Will the 60:40 ratio in military deployments between Asia and the rest of the world be sufficient to strengthen the US defence in Asia Pacific?
Mỹ đã tuyên bố chính sách tái cân bằng và xoay trục sang châu Á. Song chính sách này vẫn mơ hồ và tạo nên sự lộn xộn đáng kể. Đã bao giờ Mỹ rời châu Á? Nếu chưa, tại sao lại nói đến chuyện quay lại? Điều gì sẽ là bản chất tình hình quốc phòng của Mỹ? Liệu tỷ lệ 60:40 lực lượng quân sự Mỹ triển khai tại châu Á và những nơi khác trên thế giới có đủ để tăng cường vị thế quốc phòng của Mỹ tại CA-TBD?
In recent times the rebalancing strategy has been further elaborated by officials in Obama 2 administration. Economic and cultural dimensions of the strategy have been elaborated. The aim of rebalancing strategy has been defined to be the strengthening of the existing alliances, searching for new partners (India, Indonesia), forging economic partnerships (TPP) and achieving a constructive relationship with China.
Trong thời gian gần đây, chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã được các quan chức trong Chính quyền Obama nhiệm kỳ thứ hai thảo luận tỉ mỉ hơn, trong đó có cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Mục đích của chiến lược tái cân bằng đã được xác định nhằm tăng cường các đồng minh hiện hành và tìm kiếm thêm các đối tác mới (Ấn Độ, Indonesia), thiết lập các đối tác kinh tế và đạt được mối quan hệ có tính chất xây dựng với Trung Quốc.
But, Beijing has taken rebalancing as an attempt to contain China. It clearly is suspicious of the US partnerships especially the one with India. The Chinese are developing their own A2D strategies to prevent the US from coming too close to the Chinese shores. The Chinese assertiveness in South China Sea, East China Sea and other areas are part of its strategy to keep the US away and to signal Chinese area of influence.
Nhưng Bắc Kinh coi chính sách tái cân bằng của Mỹ như một âm mưu kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc đang phát triển các chiến lược A2/AD để ngăn chặn Mỹ tiến quá gần tới các bờ biển Trung Quốc. Hành động hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông, biển Hoa Đông và các khu vực khác là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn Mỹ và để gửi đi tín hiệu rằng đây là khu vực nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
The US is concerned about China but it has to avoid open confrontation. The US statements on China indicate the US’ desire to engage with China as deeply as practical. The strategic and economic dialogue between the two countries has been institutionalised. Yet, the relationship between the two countries is far from smooth. Elements of competition and confrontation are manifest in the US-China relations. The rest of the world is also unsure about the direction in which the US-China relationship is proceeding.
Mỹ quan ngại về Trung Quốc, song tránh đối đầu công khai. Các tuyên bố của Mỹ về Trung Quốc chứng tỏ nguyện vọng của Washington muốn can dự với Bắc Kinh sâu hơn. Đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước đã được thể chế hóa, song quan hệ song phương còn lâu mới suôn sẻ. Các yếu tố cạnh tranh và đối đầu là rõ ràng nhất trong quan hệ Mỹ- Trung. Các nước khác trên thế giới không dám chắc về khuynh hướng tiến triển của quan hệ Mỹ-Trung.
How other countries are readjusting?
It is in this shifting background that other countries are adjusting their policies.
The ASEAN Region, traditionally a region divided by numerous internal fault lines, has sought to put its act together particularly since the 1997 Asian financial crisis. ASEAN countries have sought to resolve their disputes through consensus and dialogue. They have engaged with the outside world while emphasising the ASEAN centrality in so far as their region is concerned. With a combined GDP of over $ 2 trillion (2011) and total trade of $ 2.4 trillion (2011), ASEAN has emerged as a formidable economic force. Yet stability in ASEAN is crucially dependent upon internal as well as external factors. China and the US factors have brought ASEAN to a crossroads. ASEAN unity is under strain. Vietnam and the Philippines are directly affected by China's rise. The South China Sea is a hotspot of tension and is likely to remain so. The mistrust between China and ASEAN is increasing because of South China Sea issues.
Các quốc gia khác điều chỉnh như thế nào?
Chính trên bối cảnh chuyển đổi này mà các nước khác cũng đang điều chỉnh chính sách của mình .
Khu vực ASEAN, mà theo truyền thống vốn là khu vực bị phân chia bởi nhiều đường đứt gãy nội bộ, đã tìm cách hành động cùng nhau đặc biệt là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Các nước ASEAN đã tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua sự đồng thuận và đối thoại. Họ đã tham gia với thế giới bên ngoài trong khi nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN cho đến nay khi khu vực của họ có liên quan. Với GDP kết hợp đạt hơn 2 nghìn tỷ đô-la (năm 2011) và tổng kim ngạch thương mại là $2,4 nghìn tỷ đô-la (năm 2011) , ASEAN đã nổi lên như một lực lượng kinh tế đáng gờm. Tuy nhiên, sự ổn định trong ASEAN phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố nội bộ cũng như bên ngoài. Các yếu tố Trung Quốc và Mỹ đã đưa ASEAN đến ngã ba đường. Đoàn kết của ASEAN bị căng thẳng. Việt Nam và Philippines bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Biển Đông là một điểm nóng căng thẳng và có thể sẽ vẫn như vậy. Sự thiếu tin cậy giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng tăng vì vùng biển Đông .
The ASEAN is trying to forge an economic union by 2015. ASEAN+6 have Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) even as the US is pushing for a Trans-Pacific Partnership (TPP) which excludes China. Some countries like Myanmar, Laos, Cambodia and Indonesia have doubts about joining the TPP negotiations.
ASEAN đang cố gắng để tạo thành một liên minh kinh tế vào năm 2015. ASEAN +6 có quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP ) ngay cả khi Hoa Kỳ đang thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không bao gồm Trung Quốc. Một số quốc gia như Myanmar, Lào, Campuchia và Indonesia có ý nghi ngờ về việc tham gia các cuộc đàm phán TPP .
Japan
Japan is getting revitalised. Prime Minister Abe is determined to restore Japan’s primacy. Japan’s New Defence Policy guidelines indicate that Japan is likely to devote increasing attention to recrafting its military strategy and enhancing its defence postures. China’s assertiveness and North Korea’s nuclear programme are serious security concerns for Japan. In the altered scenarios, Japan is focusing on India as a security partner. Prime Minister Manmohan Singh’s visit to Japan got worldwide headlines as it signalled deepening of India-Japan strategic and security partnership. Prime Minister Abe is reported to have proposed “a strategy whereby Australia, India, Japan and the US state of Hawaii form a diamond to safeguard the maritime commons stretching from the Indian Ocean region to the Western Pacific… I am prepared to invest to the greater possible extent, Japan’s capabilities in this security diamond.” The Indian Prime Minister spoke of India and Japan as “natural and indispensable partners for…a peaceful, stable, cooperative and prosperous future for the Asia Pacific and Indian Ocean regions.” Clearly, India-Japan relations are important in the context of peace and stability in Asia Pacific.
Nhật Bản
Nhật Bản đang được hồi sinh. Thủ tướng Abe quyết tâm khôi phục lại tính ưu việt của Nhật Bản. Hướng dẫn chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản cho thấy Nhật Bản có thể dành nhiều sự quan tâm đến tái thiết chiến lược quân sự của mình và tăng cường tư thế phòng thủ. Sự quyết đoán của Trung Quốc và chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là mối quan tâm an ninh nghiêm trọng đối với Nhật Bản. Trong các kịch bản đã thay đổi, Nhật Bản đang tập trung vào Ấn Độ như là một đối tác an ninh. Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản được các báo trên toàn thế giới đề cập khi nó báo hiệu quan hệ đối tác chiến lược và an ninh của Ấn Độ - Nhật Bản đã sâu sắc hơn. Thủ tướng Abe được cho là đã đề xuất "một chiến lược theo đó Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và tiểu bang Hawaii tạo thành một chuỗi đảo để bảo vệ các vùng biển chung kéo dài từ khu vực Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương... Tôi sẵn sàng đầu tư đến mức độ lớn hơn có thể, các khả năng của Nhật Bản vào chuỗi đảo an ninh này." Thủ tướng Ấn Độ nói về Ấn Độ và Nhật Bản như là "đối tác tự nhiên và không thể thiếu vì một tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương. "Rõ ràng, quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản rất quan trọng trong bối cảnh hòa bình và ổn định ở châu Á Thái Bình Dương.
Australia
It would be useful to see how Australia is adjusting to the rise of China. Australia sees opportunities for itself in the so-called “Asian Century”. It welcomes the rise of China and accepts its military growth as “natural”. Australia is pulling out all stops to deepen its relations with China at every level. At the same time, Australia is also hedging against China by building its own defence capabilities and supporting US rebalancing & pivoting to the Asia Pacific. It is seeking partnerships with India, Japan and South Korea. In particular, Australia takes note of India’s growing strategic weight in the region and assigns special importance to India in the context of “Indo-Pacific”. It regards Indian and pacific oceans as “one strategic arch”. India needs to deepen its relations with Australia, particularly in the context of Australia’s emergence as a major supplier of coal and possibly uranium in the future. Australia is also helping India in education and skill developments.
Úc
Sẽ là hữu ích khi xem xét cách Úc đang điều chỉnh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Úc nhìn thấy cơ hội cho mình trong cái gọi là "thế kỷ châu Á". Úc hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc và chấp nhận tăng trưởng quân sự của nước này là "tự nhiên". Úc được có mặt ở tất cả các điểm dừng để làm sâu sắc hơn quan hệ với Trung Quốc ở mọi cấp độ. Đồng thời, Úc cũng bảo hiểm rủi ro đối với Trung Quốc bằng cách xây dựng khả năng phòng thủ của mình và hỗ trợ Mỹ tái cân bằng và xoay trục đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Úc đang tìm kiếm quan hệ đối tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Úc lưu ý đến sức nặng chiến lược đang gia tăng của Ấn Độ trong khu vực và nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của Ấn Độ trong bối cảnh "Ấn Độ- Thái Bình Dương". Úc co Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là "một vòng cung chiến lược". Ấn Độ cần phải làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Úc, đặc biệt là trong bối cảnh Úc xuất hiện như một nhà cung cấp chính về than và urani có thể trong tương lai. Úc cũng giúp Ấn Độ trong phát triển giáo dục và kỹ năng.
South Korea
South Korea faces a volatile security environment, particularly in the context of North Korea’s nuclear and missile programme and its unpredictable behaviour. South Koreans pay major emphasis on the protection of the sea lanes of communication in the East Asian region and seek cooperation with India in this regard. They also take note of Chinese hegemonic outlook in the region. While maintaining close ties with India, the Cheonan incident and Yeon Pyieng Island shelling in 2010 have highlighted the increasing military trend in that area. The RoK relies heavily on international maritime lanes and shipping. In recent track-2 level discussions, South Koreans have underscored desirability of a cooperative mechanism and dialogue between RoK and the Indian navy; institutionalising an official bilateral mechanism for planning and coordination of maritime issues on the lines of an annual maritime dialogue. The South Koreans also want maritime cooperation with India such as joint naval exercises.
Hàn Quốc
Hàn Quốc phải đối mặt với một môi trường an ninh không ổn định, đặc biệt trong bối cảnh của chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên và hành vi không thể đoán trước của quốc gia này. Hàn Quốc đặt trọng tâm vào bảo vệ các tuyến giao thông đường biển trong khu vực Đông Á và tìm kiếm sự hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực này. Họ cũng lưu ý triển vọng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi duy trì quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ, sự cố Cheonan và pháo kích đảo Yeon Pyieng trong năm 2010 đã cho thấy xu hướng quân sự ngày càng gia tăng trong khu vực này. Hàn quốc phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến đường hàng hải và vận chuyển quốc tế. Trong các cuộc thảo luận cấp tuyến 2 gần đây, Hàn Quốc đã nhấn mạnh mong muốn có một cơ chế hợp tác và đối thoại giữa Hải quân Hàn Quốc và Ấn Độ, thể chế hóa cơ chế song phương chính thức để lập kế hoạch và điều phối các vấn đề trên biển trên các tuyến hàng hải củatrong cuộc đối thoại hàng năm. Hàn Quốc cũng muốn hợp tác trên biển với Ấn Độ như tập trận hải quân chung.
Opportunities for India
The PM’s visit to Japan in May 2013 has been commented upon widely. Strong strategic relationship with Japan is in India’s favour. India has strategic partnerships with the US, Japan, South Korea and Australia. These countries want to have closer security cooperation particularly in the maritime sector. India-Japan-US trilateral dialogue should focus on Asia-Pacific issues including security cooperation. These partnerships would promote stability in the region. China should realise that India has legitimate interests in the region.
Những cơ hội của Ấn Độ
Chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh tới Nhật Bản hồi tháng 5/2013 đã được dư luận quan tâm rộng rãi. Quan hệ chiến lược mạnh mẽ với Nhật Bản sẽ cố lợi cho Ấn Độ. Ấn Độ đã có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Những nước này muốn có quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Cuộc đối thoại ba bên Ấn-Nhật-Mỹ tập trung vào những vấn đề của CA-TBD, trong đó có hợp tác an ninh. Những mối quan hệ đối tác này sẽ thúc đẩy ổn định trong khu vực. Trung Quốc phải nhận thấy rằng Ấn Độ có lợi ích hợp pháp trong khu vực.
What should be India’s long term strategy in Asia-Pacific? With the shift of centre of gravity to the Asia-Pacific region, India must seek a role in the shaping of political, economic, social and security process in the region. Not doing so could adversely affect India’s interests. India’s strategy should be to seek deeper engagement & economic integration with the Asia-Pacific region. India should be particularly engaged in the security dialogues and processes in the region.
Chiến lược dài hạn của Ấn Độ tại CA-TBD là gì? Với sự chuyển đổi trọng tâm của khu vực CA-TBD, Ấn Độ phải tìm kiếm một vai trò định hình tiến trình chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh trong khu vực. Không làm như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Ấn Độ. Chiến lược của Ấn Độ phải tìm cách can dự và liên kết kinh tế sâu hơn với khu vực CA- TBD. Đặc biệt, Ấn Độ phải tham gia các cuộc đối thoại an ninh và các tiến trình trong khu vực. Ấn Độ có uy tín cao trong ASEAN và khu vực Đông Á. Ấn Độ và ASEAN đã nâng quan hệ đối tác lên mức chiến lược, song cần làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
India enjoys high credibility in ASEAN and East Asia. India and ASEAN have raised their partnership to strategic level. The challenge is to deepen it further.
Ấn Độ có uy tín cao trong khối ASEAN và Đông Á. Ấn Độ và ASEAN đã nâng quan hệ đối tác lên mức độ chiến lược. Thách thức là phải làm sâu sắc hơn nữa quan hệ này.
The ASEAN-India Commemorate Summit Vision Statement has identified a number of projects for cooperation in the fields of political and security, economic, socio-cultural and developmental, connectivity in regional architecture. Earlier, the ASEAN-India Eminent Persons Report (2013) had identified even a larger spread of projects for cooperation. Thus, there is no dearth of ideas. However, what is required is the identification of resources, establishment of institutional framework, monitoring mechanisms, coordination etc. to ensure a timely implementation of these projects.
Tuyên bố “Tầm nhìn” ASEAN-Ấn Độ được đưa ra tại hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Ấn Độ ở New Delhi tháng 12/2012 đã xác định một số dự án họp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, phát triển và kết nối trong cấu trúc khu vực. Trước đó, Báo cáo nhân vật nổi tiếng ASEAN-Ấn Độ (2013) đã xác định ngay cả một sự mở rộng lớn hơn các dự án hợp tác. Do đó, không có sự thiếu hụt các ý tưởng. Tuy nhiên phải xác định nguồn, thiết lập khuôn khổ thể chế, các cơ chế giám sát, phối hợp… để bảo đảm triển khai thực hiện các dự án này đúng tiến độ.
The next big trend in ASEAN region will be ASEAN economic union & RCEP. This will open up opportunities for India. The success of ASEAN-India cooperation will depend upon how rapidly the two sides move towards economic integration through FTA in services and in future through RCEP. India has yet to weigh the costs & benefits of joining the RCEP. The connectivity between ASEAN and India has been talked about for a long time but the progress has been slow. Similarly, the regional cooperation, particularly within the framework of BIMSTEC and Ganga-Mekong Cooperation, the Trilateral Highway etc. has also been slow. The two sides need to focus on implementation issues.
Xu hướng lớn tiếp theo của khu vực ASEAN sẽ là Liên minh kinh tế ASEAN và RCEP. Điều này sẽ mở ra những cơ hội cho Ấn Độ. Thành công của quan hệ hợp tác ASEAN-Ấn Độ phụ thuộc vào việc hai bên sẽ tiến nhanh như thế nào để liên kết kinh tế thông qua FTA về dịch vụ và trong tương lai sẽ thông qua RCEP. Sự kết nối giữa ASEAN và Ấn Độ đã được nói đến nhiều từ lâu nhưng tiến bộ vẫn chậm chạp. Tương tự như vậy, hợp tác khu vực, đặc biệt trong khuôn khổ sáng kiến Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa phương (BIMSTEC), hợp tác khu vực Ganga- Mekong, xây dựng đường cao tốc ba bên… cũng được triển khai chậm chạp. Hai bên cần tập trung thúc đẩy triển khai thực hiện những dự án này.
One of the weaknesses of India’s Look East Policy has been the relatively less involvement of India’s North East in it. This lacuna must be addressed urgently. The benefits of the Look East Policy, particularly, the increased trade, better connectivity, greater socio-cultural links, cooperation in the area of capacity building, education, youth etc. must be felt by the people of North East, who are otherwise sceptical of the LEP. Therefore, it is essential that the governments in the North East and the social and cultural institutions in the region should be involved in the formulation and implementation of India-ASEAN policies.
Một trong những điểm yếu trong chính sách “Hướng Đông” (LEP) của Ấn Độ là sự tham gia khá ít của khu vực Đông Bắc Ấn Độ trong việc triển khai thực hiện chính sách này. Đây là thiếu sót cần khắc phục ngay. Lợi ích của chính sách “Hướng Đông”, đặc biệt trong thương mại, kết nối, liên kết văn hóa-xã hội, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng năng lực, giáo dục… phải được nhân dân khu vực Đông Bắc Ấn Độ, vốn đang hoài nghi về LEP, nhận thấy. Do đó, điều quan trọng là các chính quyền khu vực Đông Bắc và các thể chế văn hóa-xã hội trong khu vực này phải tham gia việc hình thành và thực hiện các chính sách Ấn Độ-ASEAN.
Of the numerous activities outlined in the Vision Statement, some should be based in the North Eastern states. For instance, an India-ASEAN cultural centre could be set up in Guwahati. Similarly, Imphal could host an India-ASEAN sports academy. A study of local cultures can be undertaken through an NE university. A special programme can be designed for capacity building targeting the youth of the North-East. Trade facilitation centres encouraging trade between the North-East and the South-East Asia could be set up in the North-East. The government could also consider setting up the branches of these institutions in the North-East.
Trong vô số các hoạt động được nêu trong Tuyên bố Tầm nhìn, một số nên được đặt tại các bang Đông Bắc. Ví dụ, một trung tâm văn hóa Ấn Độ - ASEAN có thể được thiết lập tại Guwahati. Tương tự như vậy, Imphal có thể thiết lập một học viện thể thao Ấn Độ - ASEAN. Một nghiên cứu vê các nền văn hóa địa phương có thể được thực hiện thông qua một trường đại học miền Đông Bắc. Một chương trình đặc biệt có thể được thiết kế để nâng cao năng lực nhắm mục tiêu là các thanh niên ở Đông Bắc. Các trung tâm xúc tiến thương mại khuyến khích thương mại giữa Đông Bắc và Đông Nam Á có thể được thiết lập ở miền Đông Bắc. Chính phủ cũng có thể xem xét việc thiết lập các chi nhánh của các tổ chức này ở miền Đông Bắc.
The Vision Statement talks about security cooperation between India and ASEAN. An institutional framework needs to be set up for this purpose. For instance, the India-Japan security statement of 2008 could be adopted for India-ASEAN security dialogue and cooperation. This will help set up a broad-based security dialogue between the Indian and ASEAN institutions. India-ASEAN counter-terrorism dialogue should be stepped up & information sharing should be facilitated. Mutual legal assistance treaties and extradition treaties should be set up. Maritime security dialogue should be initiated
Tuyên bố Tầm nhìn bàn về hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN. Một khuôn khổ thể chế cần phải được thiết lập cho mục đích này. Ví dụ, báo cáo an ninh Ấn Độ - Nhật Bản năm 2008 có thể được áp dụng cho đối thoại an ninh và hợp tác Ấn Độ - ASEAN. Điều này sẽ giúp thiết lập một cuộc đối thoại an ninh trên diện rộng giữa Ấn Độ và các tổ chức ASEAN. Đối thoại chống khủng bố Ấn Độ - ASEAN cần được tăng cường và chia sẻ thông tin cần được tạo điều kiện. Hiệp định tương trợ tư pháp và các hiệp ước dẫn độ phải được thiết lập. Đối thoại an ninh hàng hải nên được bắt đầu
Andaman and Nicobar Islands should be brought into the framework of India-ASEAN relations. Giving due consideration to the concerns of the tribes, it is possible to develop some of the islands, particularly, in Nicobar, for tourism. Nicobari youth are keen to take to modernism. Scholarships for A&N youth could be provided to make them a stakeholder.
Các đảo Andaman và Nicobar nên được đưa vào khuôn khổ quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Xem xét những mối quan tâm của các bộ lạc ở đây, có thể phát triển một số hòn đảo, đặc biệt là Nicobar, để phục vụ du lịch. Giới trẻ Nicobari đều mong muốn tiến đến hiện đại. Học bổng cho giới trẻ hai vùng đảo này có thể được cấp để làm cho họ trở thành đối tác có lợi ích.
In terms of trade linkages the Dawei port offers numerous opportunities. During the Thai Prime Minister’s visit, India and Thailand agreed to develop Chennai-Dawei corridor project. Dawei is a city in southeastern Myanmar and is capital of Tanintharyi Region. Myanmar government has already approved plans to develop a large port and industrial estate in Dawei with the Italian-Thai Development Public Company Limited (ITD) as a major contractor. The entire project estimated to be at least US$58 billion. In November 2010, ITD signed a 60-year framework agreement with the Myanmar Port Authority to build a port and industrial estate on 250 square kilometres of land in Dawei. This is likely to transform Thailand into a major transit hub within the East-West Economic Corridor. Japan is also keen to invest in the Dawei project. India must invest in Dawei project and also works on the Chennai-Dawei corridor.
Xét về các liên kết thương mại, cảng Dawei cung cấp nhiều cơ hội. Trong khi Thủ tướng Thái Lan viếng thăm Ấn Độ, Ấn Độ và Thái Lan đã đồng ý phát triển các dự án hành lang Chennai - Dawei. Dawei là một thành phố ở đông nam Myanmar và là thủ phủ của khu vực Tanintharyi. Chính phủ Myanmar đã phê duyệt kế hoạch phát triển một cảng lớn và khu công nghiệp tại Dawei với công ty TNHH phát triển công cộng Ý - Thái (ITD ) là nhà thầu chính. Toàn bộ dự án ước tính có giá trị ít nhất 58 tỷ USD. Trong tháng 11 năm 2010, ITD đã ký một thỏa thuận khung 60 năm với Cảng vụ Myanmar xây dựng cảng và khu công nghiệp trên 250 km vuông đất ở Dawei. Điều này có khả năng biến Thái Lan thành một trung tâm trung chuyển lớn trong hành lang kinh tế Đông-Tây. Nhật Bản cũng muốn đầu tư vào dự án Dawei. Ấn Độ phải đầu tư vào dự án Dawei cũng như các công trình trên hành lang Chennai - Dawei.
People-to-people connectivity needs to be improved. But this will require liberations of the visa regime between India & ASEAN countries.
Kết nối người với người cần phải được cải thiện. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi giải phóng chế độ thị thực nhập cảnh giữa các quốc gia Ấn Độ và ASEAN .
India needs to pay special attention to Myanmar, Thailand, Vietnam, Indonesia and Singapore on bilateral level. These countries can help India in raising Indian regional profile.
Ấn Độ cần phải đặc biệt chú ý đến Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Singapore ở cấp độ song phương. Các quốc gia này có thể giúp Ấn Độ trong việc nâng vị thế của Ấn Độ trong khu vực.
Additionally, India needs to focus on Indian Ocean issues and those of Ocean governance. India needs to take active role in the shaping of the agenda of IOR-ARC. In recent times the Australians and the Japanese have talked about the concept of Indo-Pacific.
Ngoài ra, Ấn Độ cần tập trung vào các vấn đề của Ấn Độ Dương; cần đóng vai trò tích cực trong việc định hình chương trình nghị sự của Hiệp hội hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC). Trong thời gian gần đây Australia và Nhật Bản đã thảo luận về khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

COMPETITIVE DIPLOMACY IN SOUTHEAST ASIA NGOẠI GIAO CẠNH TRANH Ở ĐÔNG NAM Á

COMPETITIVE DIPLOMACY IN SOUTHEAST ASIA
NGOẠI GIAO CẠNH TRANH Ở ĐÔNG NAM Á
Fortuna's Corner
IISS
Fortuna's Corner
IISS (Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế)
October 22, 2013
22/10 2013
A recent flurry of diplomatic activity by Japan and China in Southeast Asia has underlined their increasing competition for regional influence. While there is inherent strategic value to the promotion of ties with Southeast Asia’s dynamic economies, the growing power of China and the increasing concern of Japan about its position are encouraging the two countries to attempt to develop new relationships or strengthen old ones. In particular, Japan’s building of ties with countries that share concerns about China’s maritime assertiveness is reinforcing within Beijing the fear of encirclement by US allies in the region.
Hàng loạt hoạt động ngoại giao gần đây của Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy sự tranh giành anh hưởng trong khu vực giữa hai nước này ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc và sự lo ngại của Nhật Bản về vị thế của Tokyo khiến hai nước này phải phát triển các mối quan hệ mới hoặc củng cố các mối quan hệ cũ, trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Đặc biệt, việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước có chung mối quan ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải khiến cho Bắc Kinh lo ngại rằng nước này đang bị các đồng minh của Mỹ trong khu vực bao vây.

On 11 October, China and Brunei released a joint statement that they would seek closer maritime energy cooperation after a meeting between Premier Li Keqiang and Sultan Hassanal Bolkiah. Two days earlier, Japanese Prime Minister Shinzo Abe and the sultan reached an agreement on closer energy cooperation. That these diplomatic manoeuvres focused on ASEAN’s smallest state was no coincidence: Brunei is currently chair of the organisation and has been vocal in pushing for a Code of Conduct on the South China Sea.
Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường và Quốc vương Hassanal Bolkiah ngày 11/10 vừa qua, Trung Quốc và Brunei đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu rõ hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Trước đó hai ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Quốc vương Hassanal Bolkiah cũng đã đạt được thỏa thuận về việc thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng. Những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc và Nhật Bản tập trung vào nước nhỏ nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên: Brunei hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và nước này cũng đã lên tiếng yêu cầu thúc đẩy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Such moves have come at a time of political disruption in the United States over the budget and debt ceiling, which forced President Barack Obama to cancel a trip to Asia for an Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) summit. While the US was represented by Secretary of State John Kerry, Obama’s absence was a symbolic reminder of the difficulties Washington may face in pursuing its much-vaunted ‘rebalance’ to Asia.
Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ phải đối mặt với tình trạng chia rẽ chính trị về vấn đề ngân sách và trần nợ công, khiến Tổng thống Barack Obama phải hủy chuyến công du tới châu Á để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerryđược cử tham dự hội nghị này nhưng sự vắng mặt của ông Obama cho thấy những khó khăn mà Mỹ có thể phải đối mặt khi theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á.
Competitive diplomacy
Held in Bali, Indonesia, between 5 and 7 October, the APEC summit attracted 13 heads of state and government, many of whom chose to visit other countries en route. Making his first trip to Southeast Asia since assuming his role as president and chair of the Central Military Commission in March 2013, Xi Jinping visited Malaysia, while Premier Li attended an ASEAN summit and an East Asian Summit in Brunei before heading to Thailand and Vietnam. In Hanoi, he agreed to set up three parallel working groups on maritime, infrastructural and financial cooperation.
Ngoại giao cạnh tranh
Được tổ chức tại Bali, Indonesia, từ ngày 5 đến 7/10, Hội nghị thượng đỉnh APEC có sự tham gia của 13 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo đã kết hợp tới thăm một số nước trong khu vực. Trong chuyến công du đầu tiên tới Đông Nam Á kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương hồi tháng 3 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã tới thăm Malaysia, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tham dự một hội nghị của ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ở Brunei trước khi sang thăm Thái Lan và Việt Nam. Tại Hà Nội, lãnh đạo hai nước đã nhất trí thành lập ba nhóm công tác về hợp tác cùng phát triển trên biển, cơ sở hạ tầng và tài chính.
This burst of Chinese regional diplomacy could be viewed simply as a by-product of the summits, or as indicative of the region’s importance to Beijing from an economic and strategic standpoint. There have been other signs of a concerted effort by Beijing to improve relations with its southern neighbours after several years in which relations have been punctuated by bouts of tension.
Bùng nổ này của ngoại giao khu vực của Trung Quốc có thể được xem như chỉ đơn giản là một sản phẩm phụ của hội nghị thượng đỉnh, hoặc là chỉ cho thấy tầm quan trọng của khu vực đối với Bắc Kinh từ quan điểm kinh tế và chiến lược. Đã có những dấu hiệu khác của một nỗ lực phối hợp của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng phía Nam của mình sau nhiều năm, trong đó các mối quan hệ đã bị ngắt quãng bởi những cơn căng thẳng.
In September, China and ASEAN began formal consultations on a Code of Conduct for the South China Sea. While China’s foreign minister, Wang Yi, has previously indicated that a process of consultation and eventual negotiation could be a lengthy one, stating in August that parties should have ‘realistic expectations’ and take a ‘gradual approach’, the decision to open consultations is still indicative of improving ties between China and ASEAN.
Hồi tháng 9 vừa qua, Trung Quốc và ASEAN chính thức bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn về COC. Mặc dù trước đó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng tiến trình tham vấn và đàm phán sau đó có thể kéo dài, nhưng quyết định tiến hành các cuộc tham vấn đã cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đang được cải thiện.
To some extent, the improvement in relations could be credited to the appointment of Wang. A veteran of the Asian Affairs department in China’s Ministry of Foreign Affairs – having previously worked there in a number of roles between 1982–89 and 1994–98 – Wang was instrumental in the forging of positive relations between Beijing and ASEAN in the late 1990s that saw China become the first non-ASEAN state to sign the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia in 2003. That period of relative warmth was followed during the mid-2000s by a deterioration in China’s relations with a number of ASEAN states. This was the result of Chinese suspicion of Vietnamese and Philippine exploration in the South China Sea, and Southeast Asian concerns over a newly assertive and powerful China. Now, Wang appears to be attempting to recover some of Beijing’s influence to its south.
Trong chừng mực nào đó, sự cải thiện trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN có thể nhờ vào việc bổ nhiệm ông Vương Nghị vào ghế Bộ trưởng Ngoại giao. Từng làm việc tại Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã có công lớn trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Bắc Kinh và ASEAN trong những năm cuối của thập kỷ 90, mà đã chứng kiến Trung Quốc là nước đầu tiên ngoài khu vực ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN. Tuy nhiên, sau giai đoạn quan hệ nồng ấm này thì quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia thành viên ASEAN trở nên xấu đi do những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và các nước Đông Nam Á lo ngại về một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán và hùng mạnh hơn. Và hiện nay, có vẻ như Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đang cố gắng phục hồi những ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực phía nam.
While the new foreign minister may be the vehicle through which this policy is being carried out, it is not solely Wang’s initiative. Beijing appears to have recognised the damage done to its relations by a stand-off with the Philippines over Scarborough Shoal in April 2012, and its sponsorship of Cambodia’s destructive handling of the ASEAN chairmanship in 2012, when an ASEAN ministerial meeting failed for the first time to issue a joint communiqué as a result of disagreements over the South China Sea.
Trong khi vị bộ trưởng ngoại giao mới có thể là phương tiện mà qua đó chính sách này được thực hiện, nó không phải là hoàn toàn là sáng kiến của Vương. Bắc Kinh dường như đã nhận ra những thiệt hại cho các mối quan hệ của mình bằng đối đầu với Philippines trên bãi cạn Scarborough vào tháng Tư năm 2012, và tài trợ cho việc hành vi phá hoại của Campuchia là Chủ tịch ASEAN trong năm 2012, khi một hội nghị bộ trưởng ASEAN lần đầu tiên đã không thể đưa ra một thông cáo chung do bất đồng về Biển Đông.
Beijing’s realisation of its worsened situation in Southeast Asia is also being driven, in part, by Japan’s newfound diplomatic activity in the region. Japanese Prime Minister Shinzo Abe also took the opportunity to visit Brunei and Indonesia for the two summits. In comparison to the two Chinese politicians, Abe is already a seasoned visitor to Southeast Asia in this, his second term as prime minister. When he visits Cambodia and Laos in mid-November, he will become the first Japanese prime minister to call on all ten ASEAN states within the first year of his term.
Bắc Kinh nhận ra vị thế của mình ở Đông Nam Á đang bị giảm sút một phần vì Nhật Bản tích cực đẩy mạnh các hoạt động trong khu vực thời gian gần đây. Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC và EAS, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã tới thăm chính thức Indonesia và Brunei. So với hai nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Abe đến thăm nhiều nước Đông Nam Á hơn trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của mình. Theo kế hoạch, ông Abe sẽ sang thăm Campuchia và Lào vào giữa tháng 11 tới và sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản đầu tiên công du tới cả 10 nước thành viên ASEAN ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ.
This reflects the Abe administration’s zeal for building closer ties with states on China’s periphery, particularly those who share similar concerns over Beijing’s assertiveness in the maritime domain. In July, Tokyo agreed to provide ten vessels to the Philippine Coast Guard, while Vietnam has also expressed an interest in acquiring Japanese vessels and establishing closer maritime security cooperation.
Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản xây dựng quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là với các nước có chung mối lo ngại về sự quyết đoán của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải. Tháng 7 vừa qua, Tokyo đã nhất trí cung cấp 10 tàu chiến cho Lực lượng tuần duyên Philippines, trong khi Việt Nam cũng đang muốn mua tàu chiến của Nhật Bản và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với nước này.
This push by Tokyo for stronger relations has extended beyond Southeast Asia. In 2012, Japan held its first joint maritime exercises with India: a bilateral Maritime Affairs Dialogue was launched in January 2013, and the two prime ministers issued a joint statement in May that expressed their expectations to ‘further promote bilateral and multilateral cooperation on maritime issues’. Nonetheless, it is in Southeast Asia that Japan’s newly active diplomacy has most demonstrably invigorated China’s own diplomacy.
Nỗ lực thúc đẩy quan hệ của Tokyo còn vươn ra khỏi khu vực Đông Nam Á. Năm 2012, Nhật Bản đã tổ chức cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên với Ấn Độ. Hồi tháng 1/2013, lần đầu tiên hai nước tổ chức Đối thoại các sự vụ trên biển và tháng 5/2013, thủ tướng Nhật Bản và Ẩn Độ ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh mong muốn “tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong các vấn đề liên quan đến biển”, Tuy nhiên, chính các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á mới khiến cho Trung Quốc phải đẩy mạnh hơn các nỗ lực ngoại giao của nước này.
US on the sidelines
While these efforts by Beijing and Tokyo have been under way, the US has also attempted to re-emphasise its interest in, commitment to and diplomacy with Southeast Asia.
Mỹ vẫn đứng bên lề
Trong khi Bắc Kinh và Tokyo đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao ở Đông Nam Á thì Mỹ cũng quan tâm và gia tăng các cam kết và hoạt động ngoại giao trong khu vực này.
Washington first announced its rebalance to Asia in late 2011/early 2012. Its initial emphasis was on planning for a more dispersed US defence posture in Asia. While the movement of actual military assets was rather modest, it was underpinned by new military thinking, namely the Air-Sea Battle Concept, under which air- and sea-focused military strategies would take precedence over land-based ones, and the overarching Joint Operational Access Concept, which described how joint forces would ‘operate in response to emerging anti-access and area-denial security challenges’. These two concepts, with their focus on anti-access/area-denial capabilities, seemed to emphasise China as a potential military rival and sought to find ways to overcome its denial strategy.
Washington đầu tiên công bố tái cân bằng tới châu Á vào cuối 2011/ đầu 2012. Nhấn mạnh ban đầu của nó là lập kế hoạch cho một tư thế phòng thủ của Mỹ ở châu Á phân tán hơn. Trong khi  di chuyển các tài sản quân sự thực tế là khá khiêm tốn, nó đã được củng cố bằng tư duy quân sự mới, cụ thể là Khái niệm trận chiến Hải-Không, theo đó các chiến lược quân sự tập trung vào vùng trời và biển sẽ được ưu tiên hơn những cơ sở trên mặt đất, và Khái niệm Tiếp cận hoạt động hỗn hợp bao quát, trong đó mô tả cách các lực lượng phối hợp sẽ 'hoạt động để đáp ứng với các thách thức an ninh chống tiếp cận và phong tỏa khu vực đang nổi lên. Hai khái niệm này, với tập trung vào khả năng chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực, dường như để nhấn mạnh Trung Quốc như là một đối thủ quân sự tiềm năng và tìm cách tìm cách để vượt qua chiến lược chống tiếp cận.
But in 2013, rather than focusing on military strategy, Washington has attempted to ‘rebalance the rebalance’ so as to focus on its economic and diplomatic elements. Central to the economic track are the negotiations on the Trans-Pacific Partnership, a possible trade agreement between the US and 11 Pacific Rim nations but not China. On the diplomatic front, Washington would send top officials on regular visits to the region and increase US engagement with Asia’s political architecture.
Nhưng trong năm 2013, thay vì tập trung vào chiến lược quân sự, Washington đã cố gắng "cân bằng lại cân bằng" để tập trung vào các yếu tố kinh tế và ngoại giao của mình. Trung tâm của trục kinh tế là những cuộc đàm phán về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại có thể có giữa Mỹ và 11 quốc gia vành đai TBD nhưng không có Trung Quốc. Trên mặt trận ngoại giao, Washington đã phái các quan chức hàng đầu  thường xuyên đến khu vực và tăng cường sự tham gia của Mỹ với kiến ​​trúc chính trị của châu Á.
However, Obama’s absence at the recent APEC and ASEAN meetings underlined the challenges the US was facing in its rebalance. Given fiscal austerity at home and continuing commitments in the Middle East, the US is limited in its ability to shift significant military resources to the Asia-Pacific region. It may also, therefore, find itself hampered in its desire to reassert influence among those Southeast Asian states that are wary of angering their increasingly powerful neighbour, China.
Tuy nhiên, việc ông Obama vắng mặt ở các hội nghị APEC và ASEAN gần đây cho thấy những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt trong quá trình theo đuổi chiến lược tái cân bằng ở châu Á. Trong bối cảnh phải thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ở trong nước và tiếp tục các cam kết ở Trung Đông, Mỹ đang bị hạn chế trong việc chuyển dịch các nguồn lực quân sự đáng kể sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, Washington cũng có thể gặp nhiều rào cản trong việc giành lại ảnh hưởng ở các nước Đông Nam Á, vốn đang lo ngại về sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc.
A less-discussed aspect of the rebalance is Washington’s desire to initiate a shift in the burden of defence towards US allies, as well as a reform of the post-war alliance system. Washington is urging South Korea to take over operational control of allied forces in the peninsula during wartime and encouraging Japan to develop closer military-to-military relations with other allies such as South Korea and Australia.
Một khía cạnh ít được thảo luận tới trong chiến lược tái cân bằng đó là mong muốn của Mỹ chuyển bớt gánh nặng quốc phòng sang các đồng minh của nước này cũng như cải cách lại hệ thống đồng minh thời hậu chiến. Washington hiện đang hối thúc Hàn Quốc đảm nhận quyền chỉ huy lực lượng liên quân đóng ở nước này và kêu gọi Nhật Bản thúc đẩy quan hệ quân sự với các nước đồng minh khác như Hàn Quốc và Australia.
Japan’s more active diplomacy is thus to some extent a symptom of the US pivot, as well as of domestic politics and concern over China’s rise. A complex dynamic has emerged, whereby China’s rise and perceived assertiveness among US allies has – at least in part and in combination with the natural inclination of the US to focus on the world’s fastest-growing region after disengagement from lengthy deployments to Iraq and Afghanistan – encouraged a reaction from the US in the form of its rebalance. Yet, as a result of its inherent limitations the rebalance is also encouraging remilitarisation within Japan as it pursues more active diplomacy overseas. Both the American and Japanese reactions are unsettling for Beijing, which perceives a form of encirclement or containment developing among the US and its allies in the region.
Trong chừng mực nào đó, những nỗ lực ngoại giao năng động hơn của Nhật Bản được coi là dấu hiệu cho thấy chiến lược tái cân bằng của Mỹ và sự lo ngại của Tokyo về sự nổi lên của Trung Quốc. Sau nhiều năm tập trung vào hai cuộc chiến ở Iraq vàAfghanistan, giờ đây Mỹ đang phải chuyển trọng tâm sang khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, do những hạn chế vốn có, chiến lược tái cân bằng của Mỹ cũng đang khuyến khích việc trang bị lại thiết bị quân sự cho đồng minh Nhật Bản. Những phản ứng của Mỹ và Nhật Bản đang khiến cho Trung Quốc lo lắng bởi nước này nhận thức được rằng Washington và các đồng minh trong khu vực đang âm thầm tiến hành chính sách bao vây, ngăn chặn đối với Bắc Kinh.
National rejuvenation
The recent diplomatic commotion in Southeast Asia is, therefore, indicative of much broader trends in the region. Japan’s active diplomacy reflects the country’s declared rejuvenation under Abe. Combined with Japan’s expansive monetary policy and fiscal stimulation – known as ‘Abenomics’ – and the probability in the coming year of a reinterpretation of the constitution to allow for collective self-defence, the Abe government is undertaking a revitalisation of Japan’s position in Asia and a ‘normalisation’ of its status.
Phục hưng đất nước
Chiến dịch ngoại giao gần đây ở Đông Nam Á cho thấy xu hướng rộng lớn hơn trong khu vực. Ngoại giao chủ động của Nhật Bản phản ánh quyết tâm phục hưng đất nước của Chính quyền Abe. Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, thúc đẩy chi tiêu và tăng trưởng kinh tế sâu rộng – được biết đến như là chính sách ‘Abenomics’ – và khả năng sửa đổi hiến pháp trong năm tới cho phép nước này có quyền phòng vệ tập thể, chính phủ của ông Abe đang nỗ lực phục hồi vị thế của Nhật Bản ở châu Á và “bình thường hóa” thân phận của nước này.
Abe’s policy of rejuvenation has much support among Japanese conservatives and feeds into a perception of the country as unfairly constrained since the end of the Second World War. In this way, the strategy resembles Xi Jinping’s own ‘China dream’, which has been defined as ‘national rejuvenation, improvement of people’s livelihoods, prosperity, construction of a better society and military strengthening’. The shared goal of national rejuvenation in both Tokyo and Beijing, achieved through economic growth supporting military development, suggests that there is both a Japanese and Chinese dream, even if Japan’s military normalisation will be limited for the foreseeable future.
Chính sách phục hưng đất nước của ông Abe đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người theo đường lối bảo thủ ở Nhật Bản và khiến cho người dân nước này nhận thức rõ hơn rằng Nhật Bản đã bị kiềm chế một cách bất công từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc. Theo cách này, chiến lược của ông Abe có- sự tương đồng với “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình, với các mục tiêu “phục hưng đất nước, cải thiện dân sinh, phát triển thịnh vượng, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và củng cố quân sự”. Mục tiêu phục hưng đất nước của Tokyo và Bắc Kinh, đạt được thông qua tăng trưởng kinh tế và phát triển quân sự, cho thấy cả giấc mơ của Nhật Bản và Trung Quốc ngay cả khi Nhật Bản bình thường hóa quân sự sẽ có nhiều hạn chế trong tương lai.
The interplay between the two policies is likely to produce more rather than less competition. Currently, it is relatively restrained and restricted to the diplomatic arena, as both countries seek to gain influence in Southeast Asia. Regional perceptions of China are positive in terms of its position as ASEAN’s largest trade partner, but its assertive posture on the South China Sea could easily undermine this; Japan is regarded as a useful counterbalance to Chinese influence by some ASEAN states, but it has a considerable amount of historical baggage and has struggled to be seen as anything other than a US proxy.
Sự tác động lẫn nhau giữa hai chính sách này có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn là kiềm chế nhau. Hiện tại, sự cạnh tranh mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngoại giao khi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm cách giành ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc hiện là đổi tác thương mại lớn nhất của ASEAN, nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể dễ dàng phá hủy thành quả này. Trong khi đó, một số nước ASEAN coi Nhật Bản là một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều vấn đền liên quan đến lịch sử và nước này cũng đang phải vật lộn để được thừa nhận nhiều hơn là một nước được Mỹ ủy nhiệm.
For ASEAN states, this competition may be seen as positive in the medium term, perhaps encouraging a less assertive policy from China on the South China Sea and the development of negotiations on a Code of Conduct, while also inspiring a more engaged Japan to invest in the region. However, in the longer term the implicit military competition that is developing between China and Japan could bring negative consequences for Southeast Asian states, as the broader rivalry exacerbates regional tensions.
Đối với các nước ASEAN, sự cạnh tranh này có thể được coilà tích cực trong trung hạn, buộc Trung Quốc phải có chính sách hợp lý hơn ở Biển Đông và thúc đẩy việc đàm phán về COC, trong khi khuyến khích Nhật Bản quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vậy trong dài hạn, sự cạnh tranh quân sự ngấm ngầm giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể mang lại những hậu quả tiêu cực đối với các nước Đông Nam Á vì điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
 

Niềm vui 60 tỷ USD: Việt Nam được bao nhiêu?

- Việt Nam - Trung Quốc vừa cam kết nâng mức kim ngạch buôn bán hai chiều lên 60 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, nghịch lý là kim ngạch càng tăng thâm hụt của Việt Nam càng lún sâu.

Trong quan hệ thương mại với toàn cầu của Việt Nam, chưa thị trường nào có kim ngạch hai chiều tăng mạnh như thế.
Lần thứ nhất, năm 2000, hai nước Việt - Trung đặt mốc kim ngạch 2 tỷ USD, nhưng ngay năm ấy mậu dịch song phương đã đạt 2,5 tỷ USD.
Lần thứ hai, mục tiêu được nâng lên 5 tỷ USD vào năm 2005, nhưng ngay 2004 đã đạt 7,2 tỷ USD. Cũng từ đây, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - chiếm 14.8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Mức này được nâng lên 20 tỷ USD vào năm 2010, nhưng năm 2008 đã đạt 20,18. Đây là lần vượt thứ ba.
Do sự phát triển mạnh mẽ đó, hai bên ký cam kết tới năm 2015 nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên 60 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch càng tăng thâm hụt của Việt Nam càng lún sâu.
Nói Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thực ra đây là “lò” nhập khẩu số một của Việt Nam và cũng là thị trường ta nhập siêu nhiều nhất. Điều đáng quan tâm là xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đứng thứ tư, sau Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. 10 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng gần 55% xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ (cùng thời điểm).
Trung Quốc, kim ngạch buôn bán hai chiều, xuất nhập khẩu, nhập siêu, kim ngạch, hội nhập
Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hoạt động buôn bán, kinh doanh giữa hai nước luôn diễn ra nhộn nhịp (ảnh paroramio)
Trung Quốc mua gạo của Việt Nam. Họ nhập mủ cao su để bán lại cho ta săm lốp. Họ mua than, mua quặng của ta để rồi ta lại sang đấy tải sắt thép về.
Trung Quốc đầu tư vào các mỏ, đưa quặng giá rẻ về nước; đầu tư vào các dự án điện, chủ yếu là thủy điện nhỏ và vừa; vào sản xuất linh kiện ô tô, lắp ráp xe máy, chế biến thức ăn gia súc... Nhưng, cùng với đó, các doanh nghiệp bạn lại đưa vào máy móc kỹ nghệ thấp, thải loại gây ô nhiễm môi trường và kèm theo đó là hàng nghìn lao động vào nước ta.
Còn nhập khẩu, nhập siêu của Việt Nam lớn nhất từ Trung Quốc, lớn hơn từ tất cả các thị trường, với tốc độ “phi mã”. Năm 2001, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là 200 triệu USD, 10 tháng năm 2013 lên 19,7 tỷ USD, gấp 98 lần.
Chính vì thế mà ra ngõ gặp... hàng Tàu, cần bao nhiêu cũng có, từ thượng vàng hạ cám: loại không cần mác như hóa chất tăng trọng, gia vị siêu tốc, chất bảo quản siêu hạn, rồi thủ thuật hô biến hàng Tàu thành hàng ta... Nhiều thiết bị điện tử, mỹ phẩm, may mặc và hàng tiêu dùng khác có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được Việt hóa. Việc hàng loạt sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc bị phát hiện kém chất lượng, chứa chất độc hại có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe đã được cảnh báo nhưng đến nay nhiều tiểu thương, người tiêu dùng vẫn chưa giác ngộ.
Đến nay, có tới hơn 40 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, với kim ngạch đáng kể. Trong đó, có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, gồm: máy móc, dụng cụ và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đều đạt kim ngạch từ vài chục đến vài trăm triệu USD/nhóm hàng.
Trong khi đó, các gian hàng Việt Nam tham gia triển lãm tại Trung Quốc lọt thỏm trong mênh mông hội chợ của họ. Ngược lại, chỉ cần các doanh nghiệp từ một tỉnh của họ cũng đủ bày biện hoành tráng ngay tại nhiều hội chợ ở các thành phố lớn.
Để thúc đẩy nhanh việc thực hiện cam kết 60 tỷ trên, hai bên mới ký các hiệp định về việc thành lập văn phòng xúc tiến thương mại tại mỗi nước; bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung; bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam. Nhưng trong cuộc chơi này, họ đang tận dụng hết thảy mọi lợi thế, còn ở chiều ngược lại với ta dường như còn chậm chạp.
Tựu chung, nếu chiêm nghiệm qua năm các năm 2011, 2012 và 10 tháng năm 2013, tỷ lệ tương quan thương mại Việt Nam/Trung Quốc bình quân là 1/2,5 ước đoán trong gói cam kết 60 tỷ USD, phần Việt Nam đạt 17-18 tỷ USD là “kịch kim đồng hồ”, còn lại thuộc về bạn.
Biết vậy, nhưng hội nhập là cuộc chơi toàn cầu, giao thương thế giới là tất yếu.
Nguyễn Duy Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét