Không một cuộc đấu thầu nào cho dự án này được thực hiện, mặc dù
chính phủ cộng sản Việt Nam cam kết tạo ra một sân chơi bình đẳng trong
các dự án công-tư. Các nhà đầu tư nói hợp đồng phi đấu thầu này – và sự
ủng hộ mà WB dành cho nó – đã tạo ra một tiền lệ xấu đối với một đất
nước vẫn đang tìm cách rũ bỏ tai tiếng về nạn tham nhũng, tình trạng
quan liêu và các nhóm lợi ích, những vấn nạn vốn đã bén rễ từ lâu.
Tuy nhiên, sự ủng hộ đó lại được các quan chức WB mô tả như là một
phần trong nỗ lực của Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, nhằm khuyến khích sự
tham gia của khu vực tư nhân vào công cuộc phát triển, đặc biệt là tại
những nước thu nhập trung bình như Việt Nam, trong khi đảm bảo rằng các
biện pháp bảo vệ vẫn hiện hữu.
Tháng trước, khi loan báo chiến lược này, ông Kim nói rằng nếu chỉ sử
dụng ngân sách công thì không thể xoá đói giảm nghèo và đáp ứng nhu cầu
cầu hạ tầng ở các nước đang phát triển.
Các quan chức WB cho biết là chính phủ đã chọn Bitexco xây dựng một
đoạn 100km trong tuyến xa lộ Tp HCM – Phan Thiết sau khi công ty này
thực hiện một nghiên cứu khả thi. Họ nói, các quy định về xã hội và môi
trường của WB sẽ được đáp ứng, và việc chào giá cạnh tranh sẽ được đảm
bảo, khi tiến hành đấu thầu để lựa chọn đối tác thứ hai.
“Cách tiếp cận sáng tạo này sẽ cho phép chúng ta giúp Việt Nam xây
dựng tuyến cao tốc nhanh hơn, đem lại lợi ích từ phát triển kinh tế cho
người dân sớm hơn”, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam Victoria
Kwakwa phát biểu.
WB dành cho chính phủ Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại và
một số khoản vay với lãi suất ưu đãi cho dự án đường bộ này, giá trị của
chúng vẫn chưa được quyết định.
Một số tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức khác đã cảnh báo
rằng chiến lược mới của ông Kim (hợp tác với khu vực tư nhân) ẩn chứa
những rủi ro về quản trị nếu không được thực thi đúng đắn.
“Trong chiến lược này, trọng tâm thực sự là hợp tác với khu vực tư
nhân và chấp nhận rủi ro lớn hơn, với hy vọng là điều đó sẽ đem lại
thành công”, Jessica Evans – nhà vận động kỳ cựu của tổ chức Human
Rights Watch ở Washington – nhận xét.
“Mong muốn của WB đã đặt đúng chỗ. Tuy nhiên, thật không may, chúng
ta lại thiếu những cơ chế nghiêm ngặt để đảm bảo mức độ chuyên tâm thích
đáng như đòi hỏi, đặc biệt là liên quan đến vấn đề nhân quyền.”
Ở Việt Nam, việc thiếu đấu thầu cạnh tranh cho dự án đường bộ này đã bị chỉ trích.
“Tôi rất thất vọng”, một nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến dự án và đề
nghị không nêu tên nhận xét. “Tôi từng kỳ vọng là chính phủ sẽ công
khai dự án này với cơ hội bình đẳng cho tất cả các công ty tư nhân.”
Các quan chức WB nói rằng ngân hàng cho vay đã yêu cầu Bitexco đấu
thầu ra bên ngoài để tìm kiếm một đối tác giúp thực hiện dự án.
“Bitexco chỉ có một số kinh nghiệm thi công, vì thế chúng tôi sẽ tiến
hành đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thứ hai, nhà đầu tư sẽ không chỉ
đem đến nguồn tài chính bổ sung mà còn phải có kinh nghiệm đáng kể, với
chuẩn mực cao”, Mark Moseley – đại diện WB giám sát dự án – cho biết.
Bitexco, vốn nổi tiếng nhờ xây dựng một toà nhà chọc trời mang tính
biểu tượng ở Tp Hồ Chí Minh, đã tổ chức các cuộc triển lãm lưu động ở
một số nước để tìm kiếm đối tác cho dự án đường bộ này.
Hồ sơ vòng sơ loại phải được nộp muộn nhất là ngày 29.11, việc đấu thầu có thể sẽ diễn ra trong năm tới.
Đây không phải là dự án đầu tư đầu tiên mà Bitexco nhận được sự hậu
thuẫn của chính phủ. Công ty này đã tham gia xây dựng 10 nhà máy thuỷ
điện với tổng mức đầu tư 820 triệu USD, phần lớn là từ các khoản vay
ngân hàng do chính phủ bảo lãnh, điều hiếm có đối với một doanh nghiệp
tư nhân ở Việt Nam.
“Bitexco là một trong nhiều công ty ở Việt Nam mang màu sắc chính trị
nhưng do nhiều nhân tố, trong đó có sự tham gia của các tổ chức đa
phương, mà việc quản trị dự án sẽ chịu sự giám sát của nhiều người và
điều đó sẽ giúp chúng ta,” Rodrigo France – chủ tịch Manila North
Tollways, một công ty ở Philippines từng bày tỏ mối quan tâm đến dự án –
nhận xét.
“Chúng tôi đã nghe một số báo cáo về các mối quan hệ chính trị của
Bitexco nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi đang làm ăn với chính phủ Việt
Nam cùng khu vực tư nhân của họ và đó là điều quan trọng với chúng tôi.”
Manila North là một đơn vị của tập đoàn đa ngành Metro Pacific
Investments Corp ở Philippines, công ty này đến lượt lại là một công ty
con của First Pacific Co. ở Hồng Kông.
Các nhà đầu tư khác lại có cảm xúc lẫn lộn về dự án hợp tác công-tư
(PPP) đầu tiên này. Một mặt, đây là một bước nhảy khoáng đạt từ chỗ các
DNNN vốn bóp nghẹt cạnh tranh vẫn được đối xử ưu đãi. Mặt khác, các dự
án PPP, thay vì thế, có thể lại dung dưỡng một thứ văn hoá của chủ nghĩa
tư bản thân hữu (crony capitalism) mà các doanh nghiệp nước ngoài không
thể cạnh tranh nổi.
Tuy nhiên, chính phủ lại nói rằng dự án PPP đầu tiên này là công bằng
và trung thực, mặc dù Bitexco được lựa chọn mà không phải cạnh tranh.
“Đây là một dự án thí điểm”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Đông
phát biểu với Reuters. “Điều này giải thích tại sao nó có những yếu tố
đặc biệt. Chúng tôi không vi phạm bất kỳ quy định nào.”
Kế hoạch PPP bắt đầu được triển khai từ tháng 1.2011 và là một phần
trong “kế hoạch kinh tế tổng thể” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động
nhằm phục hồi nền kinh tế từng một thời là con Hổ đầy triển vọng song
nay đã đánh mất sức sống vì gánh nặng nợ nần và lạm phát (tốc độ tăng
trưởng tổng mức bán lẻ và tín dụng thấp đã đẩy ít nhất 120.000 doanh
nghiệp vào chỗ phá sản kể từ năm 2012).
Kế hoạch nêu rõ rằng các dự án PPP sẽ được dành cho các nhà thầu quốc
tế và quốc nội, đồng thời thủ tục đấu thầu phải “phù hợp với thông lệ
quốc tế và đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế”. Nó không đề cập gì đến bất kỳ hình thức sơ tuyển doanh nghiệp nào.
Mục đích của các dự án PPP là giảm bớt gánh nặng tài chính của nhà
nước dành cho hạ tầng tại một đất nước mà ở đó nợ công, kể cả nợ của các
DNNN luôn thất thoát vốn, tương đương 95% GDP (theo một báo cáo của Uỷ
ban Kinh tế Quốc hội).
Chủ tịch Bitexco Vũ Quang Hội nói, công ty của ông sẽ đóng góp 60%,
hay 90 triệu USD, trong khoản đầu tư tư nhân 150 triệu USD vào dự án xa
lộ.
Khoản 607 triệu USD còn lại sẽ đến từ chính phủ, ông Vũ Quang Hội
nói. Ngân hàng Thế giới cho biết, họ sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự
án cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thông qua một khoản viện trợ không hoàn
lại để chính phủ góp vào dự án và một khoản vay với lãi suất ưu đãi, mà
chính phủ sẽ dùng để cấp tín dụng cho Bitexco.
Ông Hội nói Bitexco ký kết thương vụ này vì phần nền móng họ làm
trước và họ đã từ chối những dự án nhiều lợi nhuận hơn để ký kết hợp
đồng thi công xa lộ này, bởi Việt Nam “cần một công ty tiên phong” có
năng lực thi công.
“Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm xây dựng hạ tầng cho các dự án thuỷ
điện”, ông Hội phát biểu với Reuters trong một cuộc phỏng vấn. “Điều đó
còn khó hơn nhiều so với thi công đường cao tốc.”
Tuy nhiên, dự án này lại không thuyết phục được một số nhà đầu tư
nước ngoài trong thời điểm hệ trọng với Việt Nam, quốc gia đang phải đối
mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các thị trường trong khu vực, khi một
số nước đưa ra những ưu đãi hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp nước
ngoài.
“Chính phủ Việt Nam đang huỷ hoại cơ hội cuối cùng để giành được niềm
tin của các nhà đầu tư nước ngoài”, giám đốc một phòng kinh doanh nước
ngoài ở Tp HCM (người yêu cầu không nêu tên) nhận xét. “Đối với tôi, dự
án này trông giống hình thức hợp tác ‘nhà tài trợ – chiến hữu’ nhiều hơn
là hợp tác ‘công – tư’.”
Tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên cần phải tử hình
Cử tri cho rằng thay đổi mô hình ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng chẳng qua là ” thay đổi màu áo”…
Lập cơ quan độc lập, tăng hình phạt, về hưu cũng phải kê khai tài
sản… sốt ruột trước sự hoành hành của tham nhũng, cử tri cả nước đã gửi
đến Quốc hội nhiều đề nghị cụ thể.
Theo tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp
thứ 5 của Quốc hội, nhân dân đã gửi đến Ủy ban Tư pháp Quốc hội rất
nhiều băn khoăn về tính hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng.
Cử tri các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, Bình Thuận , Ninh Thuận, Bình
Phước cho rằng, trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng
đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo tích cực, nhưng vẫn chưa
đạt hiệu quả như đa số cử tri mong muốn.
Trả lời ý kiến này, Ủy ban Tư pháp đánh giá, trong những năm qua,
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tăng cường và có nhiều cố gắng
trong công tác giám sát phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên kết quả đạt
được mới là bước đầu, chưa phúc đáp đầy đủ nguyện vọng của nhân dân.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Ủy ban Tư pháp “hứa” thời gian tới sẽ
tăng cường giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng và việc phát hiện, xử
lý hành vi tham nhũng, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt
động của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác này; bảo đảm xử lý
nghiêm minh người có hành vi tham nhũng. Đồng thời giám sát việc công
khai kết quả giải quyết các vụ án tham nhũng lớn theo quy định của pháp
luật.
Về giải pháp, cử tri tỉnh An Giang đề nghị Quốc hội nên có một cơ
quan độc lập riêng, không trực thuộc địa phương thì mới làm tốt nhiệm
vụ, nếu không dù giao cho Chủ tịch nước hay Tổng bí thư làm Trưởng ban
thì cũng vậy, bởi những thành viên trong Ban đều là những người kiêm
nhiệm ở các bộ, ngành (ở địa phương cũng tương tự). Như vậy, tình trạng
vừa đá bóng, vừa thổi còi vẫn diễn ra, “chẳng qua thay đổi màu áo”.
Theo hồi âm của Ủy ban Tư pháp, việc thành lập một cơ quan độc lập
trong phòng, chống tham nhũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan
tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Vấn
đề này cần được tổng kết, đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, nghiên
cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà
nước.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ủy ban Tư pháp sẽ kiến nghị Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu
đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Phòng, chống
tham nhũng trong thời gian tới.
Vẫn liên quan đến giải pháp, cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị Quốc
hội xem xét, sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng xử lý tham nhũng căn cứ
theo giá trị tham nhũng. Cụ thể: người tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên
cần phải tử hình, thu hồi tài sản từ tham nhũng mà có; đối với người
tham nhũng dưới 1 tỷ đồng thì tùy mức độ mà áp dụng hình phạt tù tương
xứng. Đồng thời, đối với những người tham nhũng thì không được hưởng các
chính sách hưu trí theo luật bảo hiểm xã hội và các chính sách khác của
Đảng và Nhà nước.
Thời gian tới, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện Bộ luật
Hình sự (sửa đổi), Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý những nội dung này, bảo đảm
chính sách hình sự nghiêm khắc đối với tội phạm tham nhũng, đáp ứng được
yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện
nay, Ủy ban Tư pháp tiếp thu.
Cử tri tỉnh Cà Mau phản ánh, hiện nay có một số cán bộ, công chức sau
khi về hưu hoặc chuyển ngành thì xây dựng nhà hàng tỷ đồng. Kiến nghị
được gửi đến với Quốc hội là bổ sung trong Luật Phòng, chống tham nhũng
về việc cán bộ, công chức về hưu cũng phải kê khai tài sản để làm rõ số
tiền, tài sản trên xuất xứ từ đâu.
Theo Ủy ban Tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng
chống tham nhũng mới được Quốc hội thông qua và đang trong quá trình
triển khai, tổ chức thực hiện. Theo các quy định của Luật thì không loại
trừ việc xử lý đối với những người về hưu mà trong thời gian đương chức
vi phạm pháp luật tham nhũng.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ủy ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội giao cho
Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tổng
kết, đánh giá để sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng trong
thời gian tới đặc biệt về các vấn đề như kiểm soát tài sản tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn ngay
cả trong trường hợp họ đã nghỉ hưu; quy định về bảo vệ người tố cáo tham
nhũng…
Cùng mối quan tâm về kê khai tài sản, cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng
Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay việc kê khai tài sản của người có
trách nhiệm kê khai không trung thực, làm sai lệch hồ sơ quản lý nhưng
cũng chưa bị xử lý.
Còn cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, Luật Phòng chống tham nhũng phải
quy định rõ việc công khai tài sản của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
trước dân.
Ủy ban Tư pháp nêu rõ, điều 44, điều 46a Luật Phòng chống tham nhũng
đã quy định cụ thể trách nhiệm kê khai tài sản, thời hạn, trình tự kê
khai tài sản của cán bộ, công chức trong đó có các cán bộ lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước. Thể chế hóa quy định này, ngày 17/7/2013 Chính phủ đã
ban hành Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản thu nhập trong đó
quy định cụ thể về đối tượng, trình tự, thủ tục, phạm vi công khai bản
kê khai tài sản, thu nhập.
Trả lời cử tri, Ủy ban Tư pháp thể hiện quyết tâm thời gian tới sẽ
tiếp tục giám sát, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tích cực, chủ động,
xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, hạn chế tối
đa việc miễn trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, áp
dụng khung hình phạt sai quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban này sẽ tăng cường giám sát công tác phát hiện và
xử lý người có hành vi tham nhũng, rà soát các trường hợp xử lý kỷ luật
đối với những người có hành vi liên quan đến tham nhũng, tránh bỏ lọt
tội phạm; bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật
THEO VNECONOMY
Hết chịu nổi, ngân hàng PHƠI RA BỘ MẶT THẬT
Khó khăn kéo dài, sức ép tái cơ cấu mạnh mẽ đã khiến các ngân
hàng không thể cố giấu để giữ được mãi hình ảnh đẹp đẽ. Quý III/2013
dường như là thời điểm các ông chủ ngân hàng buông tay, thảy ra bộ mặt
thê thảm với lãi ít, nợ xấu tăng, cắt lương, giảm nhân sự. Nhiều NH
chẳng còn buồn đưa ra một lời giải thích.
Nợ mất vốn tăng mạnh
Là một trong những đơn vị tốt trong hệ thống ngân hàng (NH) nhưng báo
cáo tài chính hợp nhất quý III/2013 của Vietcombank cho một kết quả khá
buồn.
Hầu hết các hoạt động của Vietcombank trong quý III đều ổn nhưng vấn
đề nợ xấu và tín dụng tăng trưởng chậm lại là điểm tối đáng chú ý. Tỷ lệ
nợ xấu của Vietcombank tăng mạnh từ mức 2,4% thời điểm đầu năm 2013 lên
2,98%. Trong đó, đáng chú ý nợ có khả năng mất vốn là 2.683 tỷ đồng,
tăng đến 85% so với hồi đầu năm.
Nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến lợi nhuận sau thuế của
VCB trong quý III giảm 6% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng giảm 10%.
Tuy vậy, nợ xấu của Vietcombank khá thấp nếu so sánh với nhiều NH
khác và vẫn nằm ở ngưỡng an toàn dưới 3%. Trong khi đó, nhiều NH thuộc
tốp đầu khác cũng đang phải đối mặt với hiện tượng nợ xấu, nhất là nợ
xấu có khả năng mất vốn tăng chóng mặt.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2013 của Vietinbank cho thấy, nợ
có khả năng mất vốn của ngân hàng này tính tới cuối tháng 9/2013 tăng
vọt gấp hơn 2 lần, lên 5.431 tỷ đồng. Trong quý này, VietinBank phải bỏ
gần 800 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro, tăng 71% so với cùng kỳ. Đây
là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế giảm 19,2%.
Ngân hàng Quân đội (MB) cũng không thoát khỏi xu hướng chung về nợ
xấu với số lượng tăng gấp rưỡi so với cuối 2012 lên 2.073 tỷ đồng. Tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,85% lên 2,58%. Trong đó, nợ xấu có khả
năng mất vốn chiếm nhiều nhất với 46,9%, tương đương 972 tỷ đồng.
Vietcombank, Sacombank, Vietinbank, BIDV, Eximbank, VAMC, nợ xấu, ngân hàng, tín dụng
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối quý
III/2013 là 3,34% (tăng khá mạnh so với 2,5% thời điểm cách đó 9 tháng)
với 3.491 tỷ đồng. Trong khi đó, Eximbank cũng chứng kiến nợ xấu tại
thời điểm 30/9 tăng vọt, gấp rưỡi so với cuối 2012 lên 1.457 tỷ đồng.
Lợi nhuận tụt giảm mạnh
Không chỉ tốp đầu, nhiều ngân hàng ở tốp dưới cũng đang chìm ngập
trong nợ xấu. SHB cho biết nợ xấu có khả năng mất vốn tại thời điểm cuối
quý III/2013 tăng 74% so với cuối năm ngoái và chiếm 71% trong tổng nợ
xấu 5.072 tỷ đồng (tương đương 7,74% dư nợ).
SouthernBank cũng có nợ xấu tăng mạnh từ 1.317 tỷ đồng thời điểm đầu
năm lên 1.651 tỷ đồng, chiếm 3,79% trên tổng dư nợ. DongABank chứng kiến
nợ xấu giảm nhưng vẫn còn 1.503 tỷ vào cuối tháng 9.
Dù chưa công bố thông tin chính thức, nhưng thông tin từ Masan cho
biết ngân hàng này có lãi thuần quý III/2013 giảm tới 84% so với cùng
kỳ; lũy kế 9 tháng sụt giảm 66,4%.
OceanBank cũng chứng kiến lợi nhuận thuần âm và có lãi nhờ…được hoàn
nhập dự phòng. Lợi nhuận của DongABank trong quý III cũng giảm 38,7% so
với cùng kỳ, còn SouthernBank cũng giảm khá mạnh.
Đi cùng với đó, nhiều ngân hàng báo cáo quy mô tài sản giảm mạnh như:
Eximbank bốc hơi 15.600 tỷ đồng; ACB giảm 15.830 tỷ hay 9% so với cuối
năm 2012…
Nhiều ngân hàng chứng kiến tín dụng giảm mạnh và khó đạt được mục
tiêu 15% như kế hoạch. Cho tới nay, chỉ có một vài ngân hàng có tăng
trưởng tương đối tốt như SHB, STB, BIDV… còn lại đều rất thấp như VCB
(+3,4% vào cuối tháng 9), DAB (1,2%), OceanBank (-5,2%); Navibank
(-21,4%); Saigonbank (-1,4%)…
Khó khăn chồng chất cũng khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh tiết giảm chi
phí, trong đó có cắt giảm nhân sự. Các báo cáo cho thấy, trong 9 tháng
ACB cắt giảm 1.300 nhân sự; Eximbank lên kế hoạch giảm 1.000 nhân sự.
SHB, BIDV, CTG… cũng cắt giảm khá mạnh trong 9 tháng qua.
Với những báo cáo quý III được các ngân hàng lớn nhỏ ồ ạt đưa ra
trong một hai ngày qua, có thể thấy, tình hình hoạt động của đa số các
ngân hàng nhìn chung còn rất khó khăn. Điều này trái ngược với bức tranh
lãi khủng, tín dụng tăng mạnh, tài sản bùng nổ trong các năm 2010-2011
và đầu năm 2012. Thực tế đáng buồn này được giải thích do lãi suất cho
vay sụt giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và trích lập dự phòng cao.
Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa có lẽ nằm ở chỗ hệ thống NH phụ thuộc quá
nhiều vào hoạt động tín dụng, các sản phẩm, dịch vụ khác đóng góp một
tỷ trọng không lớn trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng. Một khi lãi
suất giảm, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm theo.
Điều đáng lưu ý còn ở chỗ, vì phụ thuộc vào mảng tín dụng với lợi
nhuận cao, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay trong một thời gian dài
với sự kiểm soát không chặt chẽ hoặc đã đẩy DN vào chỗ khó. Tốc độ tăng
trưởng tín dụng thấp trong vài quý gần đây có lẽ phần nào phản ánh nỗi
sợ nợ xấu của nhiều ngân hàng.
Có thể thấy, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang được kỳ
vọng rất lớn. Hàng loạt ngân hàng yếu kém đã được chỉ mặt đặt tên và đã
tự nguyện tái cấu trúc. Hàng loạt các ngân hàng khác không nằm trong
danh sách cũng đã tìm cách tái cơ cấu. Nhiều ngân hàng tìm cách chuyển
nợ xấu sang VAMC để phục vụ mục đích này. Đây là những tín hiệu rất tốt.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi không chỉ nằm ở chỗ phơi bày ra những điểm
xấu rồi tìm cách xử lý, làm đẹp nó, mà ở phải tìm ra được nguyên nhân
của những yếu kém đó để chúng không xuất hiện trở lại
THEO VEF
Màu của niềm tin
Sức khỏe của nền kinh tế đang cần được nhìn nhận đúng thực
chất và được cụ thể hóa bằng giải pháp thích đáng mới tránh được vòng
xoáy bất ổn vĩ mô mới.
“Lúc này, niềm tin là điều quan trọng và chúng ta cần phải xây dựng
niềm tin để vươn tới. Đấy là một điều rất quan trọng. Chúng ta không tô
hồng cũng không bôi đen”, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
nói với giọng da diết. Ông đang cố thuyết phục các đại biểu Quốc hội là
kinh tế đang trên đà phục hồi, nhất là khi Phó trưởng đoàn chuyên trách
đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền bày tỏ nghi ngờ về
điều này: “Nghe báo cáo của Chính phủ thấy màu hồng, nhưng nghe báo cáo
của Ủy ban Tài chính – Ngân sách thấy màu xám, còn nhân dân thì nói là
màu tối”.
Một điều hiển nhiên, cứ khi nào niềm tin được động viên hay kêu gọi thì hơn lúc nào hết, nó đã trở nên mong manh nhất.
Từ những chiếc ví lép…
Vào tháng 9, ngay trước kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Trưởng ban Nội
chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã làm một việc bất đắc dĩ khi quay trở
lại quê nhà Đà Nẵng: ghi vài chữ xin việc cho một cử nhân. Người hàm ơn
ông Thanh, cử nhân Phan Thị Trang Nhung, đã là người may mắn có được
việc làm đúng chuyên môn sau khi phải trải qua đủ công việc như công
nhân, bảo vệ và dạy thêm vì không thể xin đúng việc.
Nhưng không ít cử nhân như cô ở khắp Việt Nam đã không được số phận
mỉm cười như vậy. Ngay tại Đà Nẵng, chỉ tính riêng Công ty Điện tử
Poster có tới 1.000 trên tổng số 16.000 công nhân là cử nhân. Có người
giữ 2 bằng đại học, có gia đình cả hai vợ chồng đều là cử nhân đang làm
công nhân để mưu sinh. “Con số công nhân có bằng đại học công khai đăng
ký trong hồ sơ nhân sự cả hàng ngàn người”, Giám đốc nhân sự Lê Duy
Lương nói. Câu chuyện ở Đà Nẵng không chỉ là cá biệt. Nó đã lan ra toàn
quốc khi mà những thanh niên đầy nhiệt huyết đã không thể tìm được việc
làm do suy giảm kinh tế triền miên.
Khỏi phải nói, đời sống công nhân đã trở nên khó khăn như thế nào.
“Hàng ngày, tiêu chuẩn mỗi người chỉ 20.000 đồng tiền ăn. Thú thật, đến
những loại sữa bột rẻ tiền cũng chẳng mua được cho các cháu uống nói gì
đến quần áo mới. Mình lớn thì sao cũng được, nhưng nghĩ đến con lại thấy
xót lòng”, chị Nguyễn Thị Nga, công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Thăng
Long (Hà Nội) kể.
Những câu chuyện trên đây không phải là cá biệt, khi có rất nhiều
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên suy kiệt. Thứ trưởng Bộ Tài
chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận, có tới 66% trong tổng số khoảng
450.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam báo cáo hoạt động sản
xuất kinh doanh bị lỗ trong năm 2013. Dù tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ năm
nay đã giảm so với tỷ lệ 69% hồi năm ngoái, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn phải
thừa nhận, đó vẫn là tỷ lệ “quá lớn”.
Tình trạng của nền kinh tế thể hiện rõ nhất qua sức khỏe của các
doanh nghiệp. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ trong 9
tháng đầu năm có tới 42.000 doanh nghiệp giải thể. Con số này là 54.000
năm 2012, 53.000 năm 2011 và 43.000 năm 2010, như là hệ quả của vòng
xoáy bất ổn vĩ mô khởi đầu từ cuối năm 2007. Nhưng vấn đề chưa phải đã
hết. Ngay cả những doanh nghiệp còn tồn tại cũng đã phải giảm quy mô sản
xuất. Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) Phạm Chi Lan nói: “Điều đáng lo ngại là số doanh nghiệp còn hoạt
động phải giảm mạnh công suất tới 30-50%”.
Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên tính toán, trong giai
đoạn từ 2011 – 2013, có khoảng 150.000 doanh nghiệp đóng cửa và 450.000
doanh nghiệp đang hoạt động giảm ít nhất 30% công suất, tức tương đương
150.000 doanh nghiệp đóng cửa. Với ước tính mỗi doanh nghiệp có 20 lao
động, như các chỉ số của VCCI đưa ra, thì có tới 6 triệu người mất việc
làm. Kỷ lục lạm phát của Việt Nam đã vượt qua tất cả các quốc gia trong
khu vực. Mức lạm phát của Việt Nam lên tới hơn 18% năm 2011 và 6,8% năm
2012, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 3% của các nước như:
Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Quốc gia có lạm phát cao
nhất trong hai năm qua là Indonesia, song mức lạm phát của họ cũng chỉ
3,8-5%, thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Những con số trên cho thấy, mức
sống của phần lớn người dân Việt Nam đã giảm mạnh như thế nào.
… cho tới ngân sách thâm thủng
Bằng thời điểm này năm ngoái, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức một cuộc
họp kín với sự có mặt của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt
Nam. Họ chỉ đặt ra một câu hỏi duy nhất để thảo luận: “Kinh tế Việt Nam
có sụp đổ trong vòng 12 – 24 tháng tới”. Dù câu trả lời của tất cả mọi
người là không và nền kinh tế chỉ loanh quanh thế này, nhưng việc nhà
tài trợ đa phương hàng đầu đặt ra câu hỏi đó cho thấy, quốc tế đã lo
ngại về tình hình kinh tế của Việt Nam đến mức nào!
Một năm sau, tình hình thực tế diễn ra đúng như đã được dự báo. Kinh
tế vẫn tăng trưởng loanh quanh, lãi suất đã về mức của năm 2006. Song,
có những điều xấu đi không thể phủ nhận được. Bộ trưởng Vinh đã đọc tờ
trình Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành bổ sung 170.000 tỉ đồng
vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016. Còn Bộ trưởng Tài chính
mới nhậm chức Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị Quốc hội nâng trần bội chi
ngân sách lên mức 5,3% GDP, từ mức 4,8% GDP từng được thông qua. Mức
chênh lệch này tương đương với khoảng 20.000 tỉ đồng. Lý do cơ bản nhất,
theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2013, thu ngân sách dự kiến sẽ
giảm gần 64.000 tỉ đồng so với dự toán.
Những con số nâng trần bội chi và phát hành thêm trái phiếu Chính phủ
nhằm giúp vực nền kinh tế suy kiệt và duy trì bộ máy nhà nước. Nhưng
liệu một vòng xoáy bất ổn vĩ mô mới có hình thành từ đó hay không là
điều không thể không lưu tâm.
Đến nay thì cả nhà nước và người dân đều lâm vào cảnh khó. Song những
vấn đề nền tảng dẫn đến yếu kém của nền kinh tế vẫn chưa được giải
quyết như sở hữu đất đai, doanh nghiệp nhà nước. Chương trình tái cơ cấu
kinh tế với ba lĩnh vực là ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp nhà
nước vẫn bị ca thán là không có tiến triển sau hơn 2 năm thực hiện. Một
khi nguồn lực kinh tế bị phân bổ lệch lạc, cạnh tranh không công bằng
vẫn còn ngự trị, thì mong ước “bằng Nhật Bản, bằng Hàn Quốc”, như Bộ
trưởng Vinh khao khát một cách rất chính đáng, chắc chắn còn ngoài tầm
với.
Ngân sách thâm hụt
Bộ Tài chính đề nghị Quốc hội nâng trần
bội chi lên mức 5,3% GDP, từ mức 4,8% GDP đã từng được thông qua. Mức
chênh lệch này tương đương với khoảng 20.000 tỉ đồng. Lý do cơ bản nhất,
theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2013 thu ngân sách dự kiến sẽ
giảm gần 64.000 tỉ đồng so với dự toán.
THEO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
Lương tiền tỷ, còn nhiều sếp DNNN chưa bị lộ
Sau sự kiện lãnh đạo bốn DN công ích ở TP. Hồ Chí Minh có thu
nhập tiền tỷ bị xử lý, lại đến lãnh đạo một tổng công ty xây dựng có
lương tưởng cả tỷ đồng khi DN kinh doanh khó khăn còn công nhân thị bị
nợ lương, bảo hiểm… Xem ra, các sếp DNNN có lương thưởng tiền tỷ mỗi năm
còn nhiều nhưng chưa lộ diện.
Chia sẻ mới đây về quanh kế quả thanh tra Tập đoàn điện lực Việt Nam,
ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam tiết lộ,
những chuyên gia cao cấp nước ngoài, đến từ Nhật, Mỹ, Đức… đang làm việc
tại các dự án nhiệt điện ở Việt Nam có thể được chi trả mức lương
khoảng 25.000-30.000 USD/tháng, tương ứng 500- 600 triệu đồng. Chưa kể,
họ còn được hưởng chế độ như ở nhà biệt thự, tiêu chuẩn khách sạn 5 sao,
cấp xe ô tô riêng, có thư ký phục vụ. Và tất nhiên, mỗi dự án điện cũng
chỉ có một vài vị chuyên gia như vậy.
Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, chức danh tổng giám đốc hay phó Tổng
giám đốc tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn lương được trả cũng
khoảng 200 triệu đồng/tháng. Tại những công ty dân doanh, giám đốc khu
vực, giám đốc bộ phận… cũng có thể ở hưởng mức 4.000-5000 USD/tháng
(khoảng 100 triệu đồng)
Tại Việt Nam, lương tiền tỷ là không còn là chuyện lạ. Nhất là ở thời
buổi cạnh tranh kinh doanh khốc liệt, vấn đề nhân sự chất lương cao,
làm quản lý luôn là bài toán đau đầu cho các ông chủ. Chính sách lương,
thưởng để thu hút nhân tài ngày ngày càng được chú trọng.
Ngược lại, khi không hoàn thành công việc, những nhân sự cấp cao kia
có thể bị đuổi việc, cách chức tức thì. Lương- thưởng tiền tỷ được thỏa
thuận một cách sòng phẳng và minh bạch.
Gần đây, một vài cuộc thanh tra, kiểm toán những DNNN, Tập đoàn kinh
tế lớn, lại hé lộ ra rằng, nhiều nhân sự lãnh đạo cũng đang hưởng lương,
thưởng tiền tỷ.
Nóng ran dư luận gần đây nhất là vụ 4 doanh nghiệp công ích ở Tp HCM,
lương một vị giám đốc lên tới hơn 2 tỷ/năm. Ví dụ như tại Công ty TNHH
một thành viên Thoát nước đô thị TPHCM, ông giám đốc được duyệt lương
2,6 tỷ đồng/năm, tương đương trên 200 triệu đồng/tháng. Vị chủ tịch HĐTV
và kế toán trưởng tại đây có lương hơn 1,6 tỷ đồng/năm. Tại công ty
TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TPHCM, lương giám đốc hơn 2,2
tỷ đồng/năm, chủ tịch 2,4 tỷ đồng/năm, phó giám đốc 1,9 tỷ đồng/năm và
kế toán trưởng hơn 1,7 tỷ đồng/năm…
Trong khi đó, khảo sát của Bộ lao động và thương binh xã hội cho
biết, đối với các lãnh đạo ở DNNN nói chung, mức tiền lương bình quân
cho viên chức quản lý năm 2011 chỉ khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Trong
đó, chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, giám đốc khoảng 30-35 triệu
đồng/tháng. Thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc, Phó giám
đốc, kế toán trưởng khoảng 20-28 triệu đồng/tháng. Tính theo năm, mỗi
‘viên chức’ này chỉ hưởng lương từ 240 đến 420 triệu đồng/năm.
Ở 32 công ty mẹ, lương bình quân của các vị lãnh đạo năm 2011 lên tới
khoảng 40 triệu đồng/tháng, đối với một số DN có lợi thế, độc quyền thì
có tiền lương bình quân lên tới 60-70 triệu đồng/tháng. Như vậy, tính
theo năm, mức lương của khu vực này chỉ từ 480 triệu đến cao nhất là 840
triệu đồng/năm.
So sánh ra, mức lương lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích đã gấp tới 5-6 lần, thậm chí chục lần so với mức bình quân chung.
Theo chính sách hiện nay về cơ chế tiền lương, thưởng đối với lãnh
đạo các DN 100% vốn Nhà nước, lương, thưởng cũng được trả theo hiệu quả
công việc. Tuy nhiên, hiệu quả của một doanh nghiệp công ích không phải
tính bằng chuyện lãi- lỗ, mà được xét trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà
Nhà nước giao. Thành tích công ty sẽ được đo đếm bằng tổng khối lượng
sản phẩm, dịch vụ, hạng mục hoàn thành. Cùng đó, vốn đầu tư cũng là được
lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đến khi hiệu quả hoạt động không đạt mong đợi, cả tập thể công ty
cùng gánh chịu. Các lý do đưa ra thì nhiều vô kể đều là nguyên nhân
khách quan… mà ít thấy nguyên nhân từ năng lực quản lý lãnh đạo. Vì thế,
chưa nói đến các sai phạm cụ thể thì mức ‘lương’ tiền tỷ cũng đã trở
thành điều vô lý.
Vụ lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích nhận lương tiền tỷ không phải là…
cá biệt. Một thống kê mới đây của cơ quan quản lý còn cho thấy, ‘lương’
tiền tỷ (theo nghĩa tổng thu nhập), vẫn còn nhiều sếp chưa lộ. Những
con chim đầu đàn của ngành dầu khí, dệt may, cao su, lương thực… đều chi
thu nhập cho các chủ tịch, Tổng giám đốc trên 100 triệu đồng/tháng,
trên 1 tỷ đồng/năm.
Dù cho, nằm trong số đó, có những Tập đoàn thường xuyên kêu khó khăn,
thua lỗ, nợ nần chồng chất, đầu tư ngành ngoài kém hiệu quả, sai phạm
trong tài chính không ít. Nhiều chuyên gia kinh tế bình luận, trên sổ
sách, lương của một vị lãnh đạo các tập đoàn kinh tế vẫn nằm trong khung
cho phép, chỉ 50-60 triệu đồng/năm, nhưng phần ‘thưởng” khác thì khó mà
đếm được.
THEO VIETNAMNET
Đảng loan kết quả thanh tra tham nhũng
Kết luận đánh giá của bảy đoàn đoàn giám sát án tham nhũng
của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy việc phát hiện, xử lý án tham nhũng
‘tích cực hơn’ mặc dù tham nhũng phát hiện qua thanh tra ‘còn thấp,’
theo Ban Nội chính Trung ương Đảng.
Hôm thứ Bảy, trang thông tin điện tử của
Ban Nội chính
trích dẫn đánh giá tổng kết của Tổng bí thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng
kết luận chủ trương lập bảy đoàn giám sát là ‘đúng đắn, kịp thời’ và các
kết quả từ các đợt thanh tra, giám sát đã tạo ‘chuyển biến tích cực’.
“Việc tổ chức 7 đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo là chủ trương
đúng đắn, kịp thời, có tác dụng tốt; các cấp uỷ, tổ chức đảng được kiểm
tra, giám sát nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, 70 cơ quan, đơn vị
chức năng được kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm, hạn chế, ý thức rõ
hơn về trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng,” ông Trọng được dẫn
lời nhấn mạnh tại cuộc họp hôm 15/11/2013 của Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương Đảng CS về phòng, chống tham nhũng.
“Những kết quả này đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công
tác phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng.”
‘Tham nhũng VN, chỉ bắt được chuột nhắt’
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng do sách lược chưa căn bản, chống tham nhũng ở VN chỉ bắt được ‘chuột nhắt’ và sẽ còn kéo dài bất tận.
Nghemp3
Bình luận về đánh giá nói trên của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản, một
nhà quan sát từ trong nước cho rằng nhiều người dân, kể cả các đại biểu
quốc hội hiện ‘không hài lòng’ với các kết quả chống tham nhũng.
Hôm 16/11/2013, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu thành viên Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ nói với BBC:
“Từ khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Ban phòng chống tham
nhũng đã được chuyển từ ông Thủ tướng Chính phủ sang Tổng bí thư, người
dân rất mong đợi là sẽ có những chuyển biến tích cực,
“Tuy vậy, qua điều tra của các tổ chức xã hội, cũng như qua các cuộc
thảo luận tại Quốc hội, người dân thấy là còn hết sức không hài lòng và
nhiều Đại biểu Quốc hội cũng thấy không hài lòng với những kết quả chống
tham nhũng.”
‘Đẩy nhanh xét xử’
“Những kết quả này đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công
tác phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng”
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
Trang tin của Ban Nội chính cũng cho hay ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng
Ban Nội chính Trung ương đã báo cáo ông Trọng tại cuộc họp về tiến độ
‘thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử’ và ‘những khó khăn, vướng mắc’
trong quá trình xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc tham nhũng ‘nghiêm trọng, phức
tạp’ mà Ban Chỉ đạo mà ông là thành viên đang theo dõi, chỉ đạo.
Tờ Pháp luật hôm thứ Bảy cho hay cuộc họp đánh giá các vụ việc trên ‘không có vướng mắc gì’:
“Thường trực Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo về tình hình xử lý với tám
vụ án, hai vụ, việc mà Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp theo dõi, đôn
đốc. Theo đó, về cơ bản không có vướng mắc gì…” tờ báo viết.
Tuy nhiên, tờ
Công an Nhân dân cùng ngày dẫn thông tin từ cuộc họp cho hay ông Trọng đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử với các vụ này.
“Về việc thực hiện kết luận tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng đối với 8 vụ án, 2 vụ việc, đồng chí
Tổng Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục theo dõi, đôn đốc
các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét
xử,” tờ báo của ngành công an Việt Nam cho biết thêm.
Mới đây, một phiên tòa ở Việt Nam đã tuyên hai án tử hình cho hai một
vụ án tham nhũng ‘gây hiệu quả nghiêm trọng’ liên quan một công ty cho
thuê tài chính thuộc một Ngân hàng quốc doanh.
Hai án tử hình được tuyên trong vụ án ‘tham nhũng’ liên quan tới một công ty cho thuê tài chính nhà nước
Phiên tòa sơ thẩm hôm thứ Sáu đã tuyên phạt các ông Vũ Quốc Hảo,
nguyên Tổng Giám đốc Công ty ALCII thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam và ông Đặng Văn Hai, nguyên Chủ tịch Hội đồng
thành viên Công ty TNHH và Xây dựng Quang Vinh mức án tử hình với các
cáo buộc phạm tội “tham ô tài sản”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Còn chưa căn bản
Tuần này, một văn bản của Tòa án Nhân dân Tối cao dưới dạng nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán đã đưa ra quy định mới cho việc áp dụng án
treo trong xét xử ở toàn bộ hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam.
Theo Nghị quyết số 01/2013, kể từ ngày 15/12/2013, sẽ không áp dụng hình phạt này đối với các tội phạm tham nhũng, chức vụ.
“Nếu phòng chống tham nhũng để người ta không thể tham
nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng, như nghị quyết Đại
hội ĐCSVN đã nêu lên, thì tôi nghĩ VN còn phải làm rất nhiều”
“Không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm
mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục
vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và
phòng, chống tham nhũng nói riêng,” nghị quyết của Tòa án Nhân dân tối
cao viết.
Trở lại với kết luận thanh tra, giám sát của bảy đoàn kiểm tra án
tham nhũng được tổng kết trong cuộc họp hôm thứ Bảy do Tổng bí thư Phú
Trọng chủ trì, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, TS Lê
Đăng Doanh nêu quan điểm, cho rằng công cuộc phòng chống tham nhũng của
Việt Nam chưa đi vào những vấn đề cơ bản.
Ông nói: “Nếu phòng chống tham nhũng chỉ nhằm để phát hiện, trừng phạt, có lẽ sẽ còn phải làm rất lâu, rất nhiều.
“Nếu phòng chống tham nhũng để người ta không thể tham nhũng, không
dám tham nhũng và không cần tham nhũng, như nghị quyết Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam đã nêu lên, thì tôi nghĩ Việt Nam còn phải làm rất nhiều,”
TS Doanh nói với BBC.
Cuối năm ngoái, Việt Nam được tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng mức
độ tham nhũng ở vị trí 123 trong số các quốc gia được đánh giá, một vị
trí cao hơn và đồng thời có nghĩa là tham nhũng nghiêm trọng hơn một số
quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Trung Quốc.
THEO BBC
Chống tham nhũng, nói ra chỉ để mà nói
Hội nghị lần thứ 6, quốc hội khoá 13 của CHXHCN Việt Nam
lại có vẻ sôi động và nóng với chủ đề chống tham nhũng. Nhiều giải pháp
được đưa ra như tập trung chiến dịch “bắt hổ”, đánh thẳng vào “tử huyệt”
của tham nhũng, trao “bảo kiếm” cho cơ quan chuyên trách…
Thế nhưng chuyện bàn để mà bàn, nói để mà nói, hệ thống chính trị
Việt Nam đã bất khả kháng với căn bệnh ung thư và nan giải này.
“Chúng ta dường như quá kỳ vọng vào tự chống, tự phát hiện tự thân
của mỗi cơ quan, tổ chức và còn nặng về hô hào. Các phong trào kiểu như
“nói không với phong bì”, “nói không với tiêu cực” là ví dụ rất điển
hình. Rồi tư duy theo cách đặt kỳ vọng vào thanh tra phát hiện tham
nhũng. Thanh tra là tai mắt của thủ trưởng thì chỉ nên đặt vào nó trách
nhiệm như một công cụ phục vụ quản lý nhà nước thôi. Thanh tra để thủ
trưởng chấn chỉnh kỷ luật nội bộ chứ đừng hy vọng ông thủ trưởng đẩy
mạnh thanh tra tìm ra khuyết điểm trong quản lý của mình để rồi công bố
công khai ra ngoài. Và liệu thủ trưởng có quyết liệt chống tham nhũng
nội bộ không, khi mà treo trên đó là trách nhiệm người đứng đầu?”.
“Tư pháp với hành chính lại gắn với nhau, lệ thuộc với nhau như thế
thì làm sao phát hiện được tham nhũng. Cứ nhìn vào các vụ tham nhũng lẽ
ra thuộc thẩm quyền của công an tỉnh mà cơ quan điều tra Bộ Công an
phải rút lên thụ lý là thấy rõ điều đó”.
“Thiết chế chống tham nhũng bằng hệ thống tư pháp, còn phát hiện
qua thanh tra thì có lẽ nên tổ chức một hệ thống cơ quan thanh tra quốc
hội”.
Bà Nga cho rằng, muốn đấu tranh tham nhũng chuyển biến thì phải có
tính minh bạch công khai. “Thế nhưng, toàn bộ quy trình tố tụng lại được
đóng dấu mật. Điều này khiến cho một lực lượng đấu tranh tham nhũng rất
hiệu quả là báo chí bị hạn chế, thậm chí, “dấu mật dễ dàng đưa phóng
viên vào tội làm lộ tài liệu mật”.
Ông Lê Nam, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Thanh Hóa nói:
“Phải tập trung vào chiến dịch “bắt hổ”, cơ quan thanh tra, điều
tra, kiểm toán… phải đi vào chỗ nhiều tiền, nhiều quyền lực vì chỉ vài
vụ này đã bằng hàng ngàn vụ tham nhũng vặt. Cán bộ, thủ quỹ, nhân viên
xã/phường chỉ có 3-5 triệu đồng thôi phải đứng vành móng ngựa, trong khi
cả một tình trạng tham nhũng lớn gây nhức nhối như thế thì xử lý không
được bao nhiêu. Cần tập trung vào người lắm tiền, sử dụng và quản lý
ngân sách, có hưởng lạc, tư lợi không”.
Nhưng làm sao có thể bắt được “hổ”? Các vụ tham nhũng ở Việt Nam
thông thường chỉ tóm được”mèo” và nếu có tóm được thì bí bát lắm cũng
được xử lý bằng bản án nào đó cho hợp lý nhưng sau đó ân xá giảm án.
“Do sợ liên đới trách nhiệm của người đứng đầu khi có người trong
cơ quan bị phát hiện tham nhũng, nên có tâm lý “muốn đóng cửa bảo nhau”,
nhiều bộ, địa phương, thậm chí ra văn bản xin “xử lý nội bộ”, ông Tiến
nói.
Trong khi đó đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) nói: “Nhất là
trong xét xử, án treo cao, xử đúng thì không sao, nhưng có vụ dư luận
lên án: từ huyện, tỉnh rồi đến giám đốc thẩm, phúc thẩm… thì quay lại
bản án ban đầu… làm mất lòng tin của dân”. Bà Sinh dẫn chứng: qua vụ án
“Vườn mít”, quay đi quay lại mà thẩm phán trước xử sai có bị xử đâu?!
Có thể nêu một ví dụ điển hình gần đây. Từ ngày 21/10 đến 1/11, Tòa
án tỉnh An Giang xét xử 23 bị cáo về tội đã tự ý san lấp ruộng để thành
lập 7 khu dân cư tại thành phố Long Xuyên rồi phân lô, bán nền lấy tiền
chia nhau, gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 20 tỷ đồng. Phát quyết
cuối cùng là miễn trách nhiệm hình sự cho 6 bị cáo, 3 bị cáo được hưởng
hình phạt cải tạo không giam giữ (nghĩa là… tự cải tạo tại gia), 6 bị
cáo được hưởng án treo, 7 bị cáo mức án vừa đúng thời hạn tạm giam để
được trả tự do ngay tại tòa. Chỉ một bị cáo (Giám đốc Văn phòng Ðăng ký
quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên) được xem như chủ mưu bị phạt… ba
năm tù.
Theo
báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh
Phong Tranh, tình trạng tham nhũng trong năm 2013 đã gây thiệt hại
khoảng 9.260 tỷ đồng cùng 51.000 lượng vàng SJC, nhưng trong số đó chỉ
thu được 900 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Ủy ban Tư pháp cũng thừa
nhận, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân
hàng nhưng vẫn bị đình chỉ điều tra, hoặc tội phạm chỉ bị xử lý kỷ luật
hành chính. Có những vụ án xảy ra từ năm 2000 nhưng đến năm 2012 mới
được xét xử (vụ Hoàng Đình Dung, giám đốc Chi nhánh Centrime 3).
Theo thống kê từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2013 Viện Kiểm sát Nhân
dân Tối cao đã đình chỉ 4 vụ với 27 bị can và đình chỉ 11 bị can trong
các vụ tham nhũng khác. Bản báo cáo đã cho thấy một vài con số khá nhạt
nhòa như: 07 vụ, 06 bị can được đình chỉ điều tra, 09 vụ, 23 bị can tạm
đình chỉ, thậm chí có đến 19 vụ, 30 bị can được đình chỉ điều tra trong
giai đoạn tố tụng. Trong đó đã có 30% bị cáo chỉ bị áp dụng hình phạt
nhẹ, phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, án treo, hoặc cải tạo
không giam giữ. Số “người đứng đầu” bị xử lý hình sự cũng chỉ đạt tỷ lệ
4/41 người.
Như vậy tổng số tiền tham nhũng (được biết đến) trong năm 2013 là
90.000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) chỉ thu hồi được 900 tỷ, tức là
0,01%!
Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International -TI)
Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, trong năm 2011 có điểm
số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.
Năm 2013, Tố chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam đã làm một cuộc
khảo sát và cho biết, số người cho rằng chống tham nhũng không hiệu quả
chiếm đến 60% vào năm 2013, tăng mạnh so với 35% của năm 2010.
“So với năm 2010, kết quả khảo sát năm 2013 cho thấy sự mất lòng
tin đáng kể của người dân đô thị về việc chống tham nhũng. Năm 2010, cư
dân đô thị thể hiện quan điểm cân bằng về những nỗ lực của Chính phủ
chống tham nhũng thì năm 2013, họ lại nhìn nhận tiêu cực hơn nhiều”,
Giám đốc TI tại Việt Nam, cho biết.
Khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng
(Cecodes) và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện, với sự hỗ trợ của Liên
hiệp quốc, lấy ý kiến của gần 14.000 người dân, chọn ngẫu nhiên tại 63
tỉnh thành, công bố ngày 14/5/2013, cho thấy tình trạng chạy chọt xin
việc, cũng như phải đưa hối lộ để được giải quyết thủ tục giấy tờ, đã
tăng gấp rưỡi năm ngoái.
Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế cũng
tăng từ 31% lên 42%, hay phải lót tay mới có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tăng từ 21% lên 32%.
Có đến 72,88% người được hỏi tin rằng tố cáo cũng không mang lại
lợi ích gì, 24% cho rằng, chính quyền các tỉnh, thành phố đã không
nghiêm túc trong xử lý những vụ việc tham nhũng đã phát hiện được.
Như vậy tham nhũng đã trở nên hiện tượng phổ cập, biến thành một
thứ văn hoá sinh hoạt trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội Việt Nam.
Hệ thống chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tạo
ra những đặc quyền, đặc lợi cho các phe nhóm lợi ích và tạo điều kiện
cho các quan chức kiếm chác. Mọi thứ xảy ra đều chịu trách nhiệm trước
đảng, còn đảng thì không chịu trách nhiệm với ai. Nếu đảng có sai lầm
thì sửa, lỡ có trói chặt quá thì “cởi trói”, “đổi mới”. Tóm lại đảng là
toàn diện. Đảng đứng trên tất cả. Hiến pháp mà đảng tạo ra đã mặc nhiên
cho ĐCSVN quyền lực như thế. Khi nắm quyền lực tuyệt đối con người luôn
luôn có xu hướng dẫn tới lạm quyền và lộng quyền.
Quốc gia nào cũng có tệ nạn tham nhũng, chỉ vấn đề là ít hay nhiều
mà thôi, nhưng quan trọng hơn là các định chế của xã hội nhằm ngăn ngừa
và chống tham nhũng ra sao.
Trước hết trong một quốc hội đa đảng, các đảng đối lập là lực lượng
luôn luôn kiểm soát, xem xét chính sách của đảng cầm quyền và sẵn sàng
đưa ra ánh sáng các hiện tượng tham nhũng khi thấy có tín hiệu.
Thứ nhì, báo chí tự do là phương tiện hiệu quả nhất, lành mạnh hoá
xã hội thông qua thông tin đa chiều, minh bạch. Trong các nước dân chủ,
báo chí tự do góp phần tích cực đưa các vụ tham nhũng ra trước công
luận, chứ không phải cảnh sát hay các cơ quan chức năng khác.
Điều tiên quyết cuối cùng là ngành tư pháp phải hoàn toàn độc lập,
không là công cụ của đảng cầm quyền. Như thế các vụ án mới có thể được
điều tra, xét xử công bằng.
Theo như phát biểu của bà Lê Thị Nga thì bà ta biết cả đấy! Tất cả
ba điều cơ bản nhất cho việc chống tham nhũng đều không có trong hệ
thống chính trị hiện tại của ĐCSVN. Làm sao mà chống? Nói ra chỉ cốt xoa
dịu dư luận mà thôi. Có lẽ câu ngạn ngữ “vừa ăn cướp, vừa la làng” là
chuẩn nhất!
THEO RFA BLOG
EVN Hà Nội BỊT KẼ HỞ hở biên lai TỰ CHẾ: XIN THÔNG CẢM!
Trước nguy cơ chuyển đổi hóa đơn tiền điện tại TCty Điện lực
Hà Nội (EVN Hà Nội) có kẽ hở cho đối tượng xấu lợi dụng để giả mạo chứng
từ thanh toán, nhằm lừa đảo người dùng điện, mới đây EVN Hà Nội đã
“bịt” kẽ hở này.
Tạm yên tâm…
Cuối tháng 9/2013, sau khi EVN Hà Nội ra thông báo về chủ trương thí
điểm chuyển đổi hóa đơn thanh toán tiền điện từ dạng giấy truyền thống
sang hóa đơn điện tử tại hai quận Cầu Giấy và Hoàn Kiếm, Báo PLVN đã có
loạt bài nói rõ những điểm bất hợp lý của quá trình tổ chức thực hiện
chủ trương này, vì nó mang tính áp đặt, không thăm dò, thỏa thuận với
khách hàng.
Hơn nữa, công tác tuyên truyền, chuẩn bị chưa chu đáo, thậm chí tờ
Biên nhận thanh toán tiền điện mà EVN Hà Nội trả cho người dùng điện
thay cho tờ hóa đơn giá trị gia tăng trước đây được cắt xén tiết kiệm
đến mức nhỏ hơn cả tờ biên lai thanh toán trong các siêu thị.
Điều đáng nói, hình thức thể hiện và cách in ấn cũng khá sơ sài,
không có chi tiết chống làm giả nên tiềm ẩn nguy cơ kẻ gian lợi dụng vào
đó nhái biên nhận thanh toán để lừa đảo người tiêu dùng.
Thế nhưng, lúc đó trả lời PLVN, bà Nguyễn Hoàng Anh – Phó Chánh Văn
phòng EVN Hà Nội – vẫn chủ quan: “Không thể giả được! Khách hàng dùng
điện nhiều nơi “nhẵn” mặt nhân viên thu ngân của ngành Điện ở khu phố
mình thì khó có chuyện kẻ gian lợi dụng làm giả giấy tờ rồi mang đến nhà
khách hàng để lừa thanh toán”.
Chúng tôi sau đó đã dẫn chứng tình trạng lừa đảo trong hoạt động thu
lệ phí môi trường, vì có nơi kẻ gian đã dùng biên lai tự “chế” mang đi
thu tiền “thay” nhân viên doanh nghiệp môi trường đô thị ngay tại địa
bàn Hà Nội… Sau đó, dường như nhận thấy rõ những nguy cơ tiềm ẩn nói
trên nên từ tháng 11/2013, trong tất cả các tờ Biên nhận thanh toán tiền
điện giao cho khách hàng, EVN Hà Nội đã xử lý vần đề mà trước đó PLVN
từng cảnh báo.
Cụ thể, mặt trước tờ Biên nhận thanh toán tiền điện hiện nay có in
(chìm) thêm biểu trưng (3 màu: xanh, đỏ, vàng) của EVN Hà Nội, mép bên
phải mỗi tờ Biên nhận chạy thêm 3 dòng chữ “EVNHanoi – Tổng Công ty Điện
lực TP.Hà Nội”; mặt sau các tờ Biên nhận, EVN Hà Nội cho bổ sung thêm
một loạt địa chỉ và số điện thoại liên lạc, giải đáp thắc mắc của Phòng
Giao dịch khách hàng (thuộc Cty Điện lực các quận) và Phòng Giao dịch
Khách hàng thuộc các Đội Quản lý điện của Cty Điện lực quận Cầu Giấy và
Hoàn Kiếm. Sự thay đổi này phần nào giúp khách hàng thấy yên tâm hơn
trước mối lo trả tiền nhầm cho người không phải là nhân viên ngành Điện…
Xin “thông cảm”!
Tuy nhiên, những thắc mắc, kiến nghị xung quanh câu chuyện quyền lợi
người dùng điện bị ảnh hưởng, trong khi ngành Điện lại có thêm bộn tiền
từ chủ trương này thì chẳng thấy EVN Hà Nội có giải pháp nào cụ thể nhằm
chia sẻ với khách hàng ngoài hai chữ xin “thông cảm”. Thực tế, nếu giúp
ngành Điện hiện thực hóa chủ trương này, khách hàng nhiều nơi sẽ phải
mất thêm chi phí mua máy vi tính, kết nối Internet để tra cứu hoặc tải
hóa đơn tiền điện giá trị gia tăng từ mạng Internet…
EVN Hà Nội đang có tham vọng nhân rộng mô hình hóa đơn điện tử ra
khắp các địa bàn thuộc thành phố. Nhưng với thực tế đầy bất cập sau 2
tháng thí điểm tại 2 quận nội thành cộng với những khó khăn về cơ sở vật
chất, sự đồng thuận của người dân… tại các huyện ngoại thành, chủ
trương này liệu có thành công hay chỉ dừng ở mức thí điểm?
EVN Hà Nội được bao nhiêu từ 2.000.000 khách hàng?
Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng ban Kinh doanh của
EVN Hà Nội – nói, việc chuyển đổi hóa đơn tiền điện từ giấy sang hình
thức điện tử được thí điểm tại 2 quận Cầu Giấy, Hoàn Kiếm đến ngày
31/12/2013, sau đó EVN Hà Nội sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm. Ông này cũng
nhấn mạnh việc thành, bại của chủ trương trên phụ thuộc rất lớn vào sự
đồng thuận của người dùng điện. “Nếu được áp dụng rộng rãi, ngành Điện
mỗi tháng sẽ cắt giảm được một khoản chi phí tương đối” – ông Thắng nói.
Tuy người phụ trách mảng kinh doanh của DN này không tiết lộ con số
cụ thể của khoản chi phí được cắt giảm nhưng cứ tạm nhẩm, với hơn
2.000.000 khách hàng hiện tại, chủ trương này nếu thực hiện, mỗi tháng
EVN không phải chi ra mà lại được bỏ vào “túi” mình tiền tỷ?
THEO BÁO PHÁP LUẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét