Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

(ĐBQH tẩy chay Quốc hội?) 202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn & Cái chân hương lý, cái ghế nhân quyền

Giáo sư Hoàng Tụy: Phải quyết liệt!

Ngày 7/11, trong cuộc trao đổi với phóng viên VTV về đề án đổi mới của ngành giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã thể hiện quyết tâm rất cao trong việc mà ông coi là “một trận đánh lớn” nhằm đổi mới toàn diện và cơ bản nền giáo dục Việt Nam. Theo Bộ trưởng, giáo dục nước nhà đang đứng trước một công cuộc đổi mới được đánh giá là quy mô và sâu rộng nhất kể từ hàng thập niên qua.


Nghe những điều người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam trình bày, tôi bỗng nhớ tới cuộc trò chuyện với giáo sư Hoàng Tụy, một học giả ở đội ngũ hàng đầu của nền khoa học và giáo dục nước nhà, một nhà toán học lừng danh. Những ý kiến của ông, theo cá nhân tôi, cho tới hôm nay vẫn có thể giúp chúng ta nhận thức được rõ hơn nhiều vấn đề cần giải quyết để nền giáo dục nước nhà thực sự có thể “chuyển từ việc dạy và học truyền thụ một chiều sang phương pháp giáo dục mới nhằm hình thành năng lực và phẩm chất con người lao động mới…”.  

Trước khi gặp Giáo sư (GS) Hoàng Tụy, tôi đã từng đọc nhiều bài viết của ông và về ông nên đã biết rõ tính cách thẳng thắn, không khoan nhượng của ông trong mọi chuyện, dù đó là những lĩnh vực liên quan tới toán học, chuyên ngành mà ông đã có những thành tựu ở tầm thế giới, cũng như ở trong các vấn đề kinh tế - xã hội mà ông luôn rất quan tâm với suy tư náo động của một con dân nước Việt yêu đời, yêu người. Tuy nhiên, khi được trực tiếp gặp ông, nói thực là tôi vẫn cảm thấy bất ngờ với phong thái trò chuyện của GS Hoàng Tụy: tuổi đã cao (ông sinh năm 1927), tai đã hơi nghễnh ngãng, nhưng ông vẫn giữ nguyên trong mình những bức xúc rất thanh niên. Ông nói lúc nào cũng dào dạt, say mê, quả quyết... Ta có thể đồng tình hay chưa hẳn đã hiểu hết được những suy tư của ông, nhưng ta luôn cảm nhận được rất rõ ràng rằng, đây là một con người tốt, có tâm huyết với quốc gia đại sự.

GS Hoàng Tụy là cháu nội của em ruột Tổng đốc Hoàng Diệu, vị Tổng đốc chống xâm lược gắn bó bền lâu với kinh thành Thăng Long. Ông quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. GS Hoàng Tụy là một trong những người có công lớn trong việc thành lập Viện Toán học Việt Nam và Hội Toán học Việt Nam. Ông cũng là người đặt nền móng cho chuyên ngành lý thuyết mới: Tối ưu toàn cục...

Quan trọng là năng lực

- Hồng Thanh Quang: Thưa GS,  Thủ tướng Chính phủ từng có công văn nêu rõ rằng, không được viện bất cứ lý do gì, kể cả lý do không tìm được người kế nhiệm thích ứng để kéo dài thời gian công tác của những cán bộ đã đến tuổi về hưu. Điều này là cực kỳ đúng, nhưng đôi khi cái đúng đối với tuyệt đại đa số thì trong một số trường hợp cá biệt, lại có thể chưa chắc đã hợp lý. Thí dụ như một số nhà khoa học lỗi lạc cũng như một số chính trị gia xuất sắc... Nếu cứ buộc họ tới tuổi 60 là phải về hưu tất cả thì đôi khi, chúng ta có thể bị mất những trí tuệ lớn đang còn hữu dụng... GS nghĩ thế nào về chuyện này? Nên chăng chính thức hóa một số ngoại lệ?

- GS Hoàng Tụy: Tôi nghĩ, đã là quy định của pháp luật thì không nên có ngoại lệ... Nhưng theo những gì tôi biết, ở Mỹ và Canada chẳng hạn (tôi từng nhiều lần sang công tác ở đó), các GS không phải về hưu. Tuy nhiên, những GS nào muốn về hưu vì các lý do cá nhân thì cũng được về hưu. Lãnh đạo các cơ quan không được phép tự ý cho các GS về hưu, trừ trường hợp không còn khả năng làm việc nữa...

- Nhưng ai sẽ là người xác định rằng, vị GS này hay vị GS khác không còn khả năng làm việc nữa?

- Xác định dễ lắm, thí dụ như họ bị ốm đau bệnh tật không thể làm khoa học được nữa, không giảng dạy được, hoặc trong thời gian vài năm không có nghiên cứu gì... Thêm vào đó, đã là GS hay các nhà khoa học lớn thì họ đều là những người tự trọng. Một khi người ta thấy mình không còn làm việc được nữa thì họ xin nghỉ ngay, chưa đến tuổi hưu trí cũng xin nghỉ... Tất nhiên, tôi cũng biết ở nước mình có không ít người tới cơ quan đều đặn mà hầu như chẳng làm việc gì cả. Nhưng ở các nước phát triển, không thể sống như vậy được. Và những người tự trọng cũng không bao giờ chấp nhận như vậy.

- Nói như GS thì liệu chúng ta có ảo tưởng quá không khi cho rằng, hễ cứ là GS thì ai cũng tự trọng?

- Tất nhiên! Nhưng nếu anh không tự trọng và không biết tự rút lui thì lúc đó cơ quan có biện pháp xử lý. Và anh có quyền đi kiện nếu anh cảm thấy quyết định đó không đúng. Luật pháp cho phép làm như thế. Và khi ra tòa, anh phải chứng minh được rằng anh vẫn có năng lực làm việc tiếp tục với cương vị GS nếu không anh tự bêu riếu mình.

- Tôi lắm lúc cứ vân vi tự nghĩ, liệu chúng ta, với tâm tính cực kỳ Á Đông của mình, có bao giờ nói được với một đồng nghiệp lớn tuổi, hay một GS cấp trên của mình rằng, anh nên rút lui thôi vì anh không còn đủ năng lực sáng tạo nữa?

- Tôi nghĩ, ở nước mình thì còn nhiều vấn đề phức tạp lắm... Phức tạp vì câu chuyện này chủ yếu đụng chạm tới một số cán bộ có chức, mà các vị này có nhiều bổng lộc có tên và không tên, về hưu thì mất hết. Chứ GS thì mất cái gì? Trên cũng “mở” một số ngoại lệ cho giới khoa học nhưng cần cụ thể chứ cứ chung chung thì rất khó cho từng cơ quan thực hiện.

- Thực tế cho thấy, nếu chúng ta cho phép tồn tại những ngoại lệ thì lắm khi các ngoại lệ này lại được phân bổ không hẳn đã đúng đối tượng... Có ngoại lệ là dễ bị lợi dụng làm những chuyện không đúng người, đúng việc lắm.

- Đúng vậy, đó là cái khó. Nhưng nói như thế thì nhiều bộ luật của chúng ta đều có thể “lách” được... Muốn gì thì gì, khi xem xét cán bộ thì yếu tố cần phải được quan tâm hơn hết vẫn là năng lực. Có thể anh ở quá độ tuổi về hưu rồi nhưng vẫn có thể làm tổng thống hay thủ tướng giỏi. Nền chính trị thế giới chẳng từng có những người trên 70 tuổi rồi mà vẫn đắc cử tổng thống hay sao. Ông Ronald Reagan ở Mỹ là một thí dụ. Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng tại nhiệm khi tuổi đã trên 70, có sao đâu... Nhưng ngược lại, nước Mỹ cũng từng có Tổng thống John Kennedy, mới trên dưới 40 đã vào được Nhà Trắng, nước Pháp từng có Thủ tướng Fabius mới 37 tuổi khi nhậm chức... Còn về giới khoa học thì tùy theo hoàn cảnh của từng nước. Tại Bắc Mỹ thì đối với GS không có quy định tuổi về hưu. Bên Nhật thì khoảng 65 tuổi về hưu nhưng lại được mời tiếp tục làm việc ở các trường tư. Đối với những nhà khoa học lỗi lạc, khi về hưu rồi thường vẫn được quyền sử dụng những phương tiện và điều kiện cần thiết để tiếp tục nghiên cứu các công trình mà mình thấy có triển vọng, thí dụ như phòng thí nghiệm chẳng hạn... 

Giáo sư là một chỗ làm, với nhiệm vụ cụ thể

- Tại các nước phát triển, một GS có đặc quyền gì so với các nhà khoa học bình thường khác thưa GS?

- GS ở các nước phát triển có nhiệm vụ giảng dạy và/hoặc nghiên cứu. Nhưng họ được quyền lựa chọn đề tài nghiên cứu và nội dung môn học mà họ muốn giảng dạy cho sinh viên, chứ không phải tuân thủ theo một lịch trình nào đó từ trên ấn xuống. Đã là GS thì họ có quyền nghiên cứu và giảng dạy những nội dung mà họ cảm thấy cần thiết. Khi về hưu rồi thì các GS không còn được quyền, hay nói theo một cách khác, không còn nhiệm vụ giảng dạy nữa, tuy vẫn có thể được tiếp tục mời tham gia giảng dạy...

- Vậy nên, trong khoa học, các học hàm học vị là tiêu chí để xác định nhiệm vụ, chứ không nên là đồ trang sức để thỏa mãn tính háo danh của cá nhân mình...

- Đúng thế. Tức là GS cũng như một trưởng phòng hay hiệu trưởng, phải có nhiệm vụ kèm theo... Tại những quốc gia phát triển mà tôi từng có dịp tới công tác, các GS có quyền độc lập công tác rất lớn. Tất nhiên, đó không phải là sự tự do vô hạn độ. Thí dụ, nếu năm nay tôi muốn giảng dạy một giáo trình mà tôi thấy cần thiết thì tôi chỉ cần đưa ra thảo luận trong khoa, trong tổ chuyên môn của tôi thôi, chứ tôi không phải làm theo chỉ thị của một cấp trên nào...

Không quýt làm cam chịu

- Công việc nghiên cứu khoa học ở các nước phát triển cũng khác với ở nước mình...

- Khác thế nào ạ, thưa GS?

- Ở ta, nếu muốn có kinh phí khoa học thì anh phải thuộc biên chế của một trường, một viện nào đó, rồi anh phải đăng ký đề tài, rồi đề tài ấy phải đưa lên cấp này cấp nọ xét duyệt... Không ở trong cơ quan nhà nước thì không thể nào có kinh phí. Còn tại nhiều nước khác, bất cứ ai muốn nghiên cứu khoa học cũng được khuyến khích nghiên cứu. Và có nhiều cách để tìm ra nguồn kinh phí. Thí dụ, nếu đề tài nghiên cứu của anh khiến cho các công ty quan tâm thì họ sẽ cấp cho anh kinh phí. Còn nếu đó là những nghiên cứu mang tính lý thuyết nền tảng thì anh có thể đăng ký xin nhà nước tài trợ. Có những hội đồng của nhà nước xem xét tài trợ cho các nghiên cứu như thế. Thẩm định của những hội đồng này theo một cơ chế khách quan, chứ không như ở ta...

- Không như ở ta nghĩa là thế nào?

- Khâu xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học để cấp kinh phí ở ta chưa chặt. Lắm khi chúng ta làm rất tùy tiện, cả khâu duyệt đề tài lẫn khâu nghiệm thu, cứ nể nang nhau nên đề tài nào cũng qua hết, mà phần lớn là được nghiệm thu “xuất sắc” (cười)... Tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, hoặc treo đầu dê bán thịt chó khá phổ biến.

- Đó là nhận xét rút ra từ thực tiễn hoạt động khoa học của GS hay chỉ là những điều GS “nghe nói” thế? Tôi rất xin lỗi GS nhưng tôi cũng phải nói rằng, từ lâu tôi đã nhận thấy một điều, không ít trí thức ở ta thường đưa ra những nhận định tổng quát rất cả quyết nhưng lại không kèm theo bất cứ một minh chứng cụ thể nào... Cá nhân GS có thể đưa ra những thí dụ cụ thể để chứng minh nhận xét vừa rồi không?

- Nhiều chứ, nhưng tôi không quan tâm đến việc chứng minh, vì những cái chứng minh ấy, người ta đã đưa lên báo cả  rồi... Cái khó ở nước mình là hoạt động trong một số lĩnh vực không được minh bạch, không được công khai cho nên nhiều khi chỉ nghe râm ran dư luận, chứ ai có thì giờ đâu, công đâu mà đi lùng sục để tìm chứng cớ. Đó là việc của cơ quan quản lý. Nếu thấy không đúng thì cơ quan quản lý phải cải chính, phải giải thích. Các nhà khoa học nghiêm túc, không mấy ai nói bừa đâu... Tôi biết có những đề tài gọi là nghiên cứu khoa học nhưng thực ra lại chẳng có gì đáng gọi là nghiên cứu  khoa học cả, nhất là trong các môn khoa học xã hội, vậy mà vẫn được cấp kinh phí nhiều tỉ đồng...

- Tôi vẫn rất muốn được GS dẫn ra những ví dụ cụ thể...

- Đây cũng là việc mà tôi nghe nói thôi... Thí dụ, có GS nói với tôi rằng có một đề tài rất mông lung là nghiên cứu về “con người” được cấp kinh phí tới 25 tỉ đồng... Tôi ngạc nhiên lắm. Vì sao? Vì trong các môn khoa học tự nhiên, có những đề tài nghiên cứu quan trọng của những nhà khoa học hàng đầu quốc gia hẳn hoi, nhưng xin được kinh phí năm bảy chục triệu một năm thì cũng cực kỳ gian khó. Vậy mà ở đây, 25 tỉ?!

Có lần phóng viên của Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam đến phỏng vấn tôi về các đề tài khoa học. Họ đưa cho tôi kỷ yếu những đề tài khoa học Hà Nội trong 5 năm, 2 quyển dày! Tôi xem danh sách các đề tài ghi thì thấy tối thiểu phải đến 2/3 số đề tài mà ở các nước khác rất khó có thể được coi là đề tài khoa học...

- GS có thể nói cụ thể hơn được không?

- Thí dụ, có đề tài là Nghiên cứu những biện pháp chống ách tắc giao thông trong thành phố. Tôi không bảo là việc nghiên cứu những biện pháp như thế là không cần thiết, thậm chí có thể bảo đấy là việc rất bức thiết hiện nay, nhưng không nên gọi đó là đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là công việc nằm trong chức phận của Sở Giao thông - Công chính, để cho các viên chức của cơ quan đó thực thi. Đã là công trình nghiên cứu khoa học thì phải đưa ra cái gì mới, trong khoa học chưa có, chưa biết và phải vận dụng nhiều hiểu biết khoa học chứ không phải chỉ nói chung tăng cường cái nọ, ngăn cản cái kia, v.v...

- Thế phải có công trình nghiên cứu khoa học như thế thì người ta mới tìm ra được lý luận khoa học để chống kẹt xe chứ sao...

- (Cười): Hay là còn có đề tài nghiên cứu khoa học này nữa là chống... lấn đường! Kết luận của đề tài nghiên cứu khoa học này là, muốn chống lấn đường là phải đề ra những biện pháp tăng cường lãnh đạo giáo dục nhân dân... (cười to)

- (Cũng cười to):...

- Tôi xin nhắc lại là tôi không phản bác những chủ đề như thế nhưng đừng có gọi đó là các công trình nghiên cứu khoa học. Cam thì phải gọi là cam, quýt thì phải gọi là quýt...

- Lại càng không nên để cho quýt làm cam chịu...

- (Cười): Đừng nghĩ rằng cứ dán cái nhãn nghiên cứu khoa học cho những việc như thế thì sẽ trở nên sang trọng hơn... Mà có khi tác dụng ngược lại.

- Sang trọng thì có thể không sang trọng hơn nhưng kinh phí được cấp chắc chắn sẽ nhiều hơn...

- Tôi cũng hiểu là tiền lương thấp thì phải vẽ ra như thế để bổ sung thu nhập và tôi rất thông cảm. Nhưng về quản lý mà để như vậy thì không tốt. Trong nghiên cứu khoa học đã vậy, trong giáo dục cũng có không ít việc được vẽ ra để tiêu hết kinh phí...

- Tức là chúng ta dù không “thừa giấy” nhưng vẫn “vẽ voi”, thậm chí vẽ rất nhiều voi...

- Mà toàn voi dữ. Đó là điều rất đáng lo ngại... Tôi muốn nói thêm điều này nữa...

- Xin mời GS!

- Chúng ta đều biết rằng, đất nước còn nghèo, giải thưởng ở tầm cỡ cao nhất quốc gia là giải thưởng Hồ Chí Minh dành cho thành tựu một đời người thì ở đợt 1 cũng chỉ kèm theo 25 triệu đồng. Bây giờ, tình hình đất nước khá hơn thì giải thưởng đó cũng chỉ 50-60 triệu đồng. Thế mà, theo tin đăng trên các báo, khi có một nhóm sinh viên trẻ được giải thưởng trong cuộc thi về robot giữa các nước Đông Nam Á thì được Bộ Khoa học và Công nghệ thưởng cho tới nửa tỷ.

- Tôi thiết nghĩ, nếu thế hệ đi sau được thưởng nhiều tiền hơn chúng ta thì chúng ta nên mừng mới phải chứ?

- Chúng ta rất mừng vì không như vậy thì xã hội không tiến được. Nhưng ở đây, những nhà khoa học cảm thấy buồn cười vì như vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đâu có thiếu tiền. Không có nhà khoa học nào lại không ủng hộ việc khuyến khích thanh niên, nhất là trong các cuộc đua tài quốc tế. Nhưng ở đây không phải vấn đề tiền, mà đằng sau đó có chuyện đánh giá. Dù có nửa tỉ, một tỉ cũng không phải là nhiều, nhưng trong lúc ta tiêu tiền khá thoải mái thì lại để cho nhiều nhà khoa học lương không đủ sống, phải làm việc 20 năm không tiêu pha gì mới được khoản tiền ấy. Hóa ra chất xám nghiêm túc lại rẻ mạt quá trong con mắt các nhà quản lý.

- Tôi xin phép được thử “phản biện” lại ý kiến của GS. Thực ra, trong nền văn minh hiện đại, lắm khi cái giá trả cho các sự việc không hẳn ở giá trị tuyệt đối của nó mà ở hiệu ứng xã hội mà sự việc đó gây ra. Cấp nhiều kinh phí cho một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và dài lâu có khi không được mấy người biết tới. Nhưng thưởng 500 triệu đồng cho một thành công trong cuộc thi robot quốc tế của các bạn trẻ thì có thể tạo nên ấn tượng rất mạnh về việc mình dường như rất quan tâm tới lớp trẻ, tới tương lai... Tư duy viên chức thường chọn cách ứng xử như thế... Nhưng có gì không phải ở đây?

- Thôi, tôi biết tất cả những chuyện như thế rồi. Tôi cũng hiểu rằng, như thế thì dễ gây ảnh hưởng trong dư luận, dễ gây ấn tượng là ta rất chú ý phát triển khoa học. Nhưng một khi chúng ta luôn luôn nhấn mạnh tới hiệu quả đầu tư cho khoa học thì chúng ta cũng cần suy nghĩ. Ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thường vẫn nhắc nhở chúng tôi là phải biết quý trọng đồng tiền của dân, người ta phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được.

- Trong khi đó, nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa của nó thường là sự hy sinh thầm lặng. Nếu chúng ta không hiểu như thế thì chúng ta không thể có sự đầu tư đúng mức đối với khoa học...

- Thì thế... Điều nhiều người lo ngại là những việc này thể hiện một quan niệm về khoa học ngày càng làm chúng ta xa rời các chuẩn mực quốc tế và khó hội nhập. Rõ ràng là chúng ta nói quan tâm đến đầu tư cho khoa học, nhưng chỉ mới là hình thức... Có lẽ những người làm công tác quản lý khoa học chưa hiểu hết công việc thực sự của mình...

Không “duy tâm” về mức lương

- GS có cảm thấy mình có trách nhiệm trong những hiện tượng như thế không? GS cũng là một người có uy tín lớn trong khoa học, trong toán học...

- Khi thực tế như vậy mà bảo rằng các nhà khoa học vô can là không đúng. Nhưng nếu đổ hết trách nhiệm cho các nhà khoa học thì lại càng không đúng. Cũng như trong giáo dục. Hôm vừa rồi tôi có nghe thấy ai đó nói rằng, đạo đức các thầy cô giáo bây giờ bị suy giảm, xuống cấp, nhưng không thể đổ thừa cho đồng lương thấp... Nói thế, theo tôi, là chưa hiểu về giáo dục, về đội ngũ giáo viên ở ta. Nói thế là quan liêu. Lương, theo quan niệm đúng đắn là gì? Đó là tiền chi trả cho người ta làm công việc chính ở mức độ đảm bảo cho người ta có thể sống được bằng mức lương ấy và làm tốt việc ấy. Còn ở ta, ai cũng kêu là lương thấp nhưng hầu như ai cũng sống được đàng hoàng. Đó là vì sao? Đó không phải nhờ lương mà nhờ thu nhập, cả từ lương lẫn từ các nguồn khác. Lương lắm khi chỉ là một phần ba, một phần tư, có khi một phần mười mức thu nhập hàng tháng. Một khi anh trả người ta mức lương thấp thì người ta phải xoay xở thêm nhiều việc khác để có mức thu nhập đủ dùng. Còn đâu thì giờ và tâm trí lo cho việc chính. Hơn nữa khi xoay xở những việc khác ấy thì rất dễ nảy sinh tiêu cực... Ngoài xã hội là như thế và trong ngành Giáo dục cũng là như thế. Không thể duy tâm trong chế độ lương bổng này, một chế độ lương bổng sở dĩ cứ duy trì mãi là vì nó có lợi cho một số “quan tham”...

- Xin được nói thật, về chuyện này, tôi đã biết rõ quan điểm của GS, vì GS đã không chỉ một lần đề cập tới. Thậm chí có lần ông còn gọi cách trả lương cho các nhà khoa học như hiện nay là “kỳ quặc”.

- Đúng là “kỳ quặc”, không có gì biện minh được. Vì với cách trả lương hiện nay, nhà khoa học chỉ có thể dùng một phần nhỏ thời gian và tâm trí để làm khoa học theo đúng trách nhiệm, còn lại phải làm những việc khác, tuy không đúng với năng lực, sở trường và trách nhiệm, nhưng đem lại phần lớn thu nhập cho họ. Và rốt cuộc, tổng số tiền của xã hội đầu tư cho khoa học dù còn ít nhưng không nhỏ đối với chúng ta (kể cả công quỹ và mọi nguồn khác), thế mà sau hàng chục năm, khoa học vẫn “còi cọc”. Và như thế là dễ có đất để phát triển những thói xấu như: sự gian dối, làm láo báo cáo hay, thậm chí, “treo đầu dê bán thịt chó”... Nói cho cùng, xã hội rốt cuộc vẫn tốn từng ấy tiền của nhưng hiệu quả lại ngược lại với điều chúng ta mong muốn. Đơn giản là vì chúng ta không quản lý tốt nguồn lực nên không có được một cơ chế phân phối hợp lý và đầy đủ. Điều đáng ngạc nhiên là việc cải cách tiền lương một cách cơ bản đã được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội 9, nhưng 5 năm rồi vẫn chưa  thực hiện được.

- Tôi rất đồng tình với GS. Nhưng tôi nghĩ rằng, không phải chúng ta không muốn làm như thế mà do hệ lụy nhiều năm từ quá khứ để lại nên không thể ngay một lúc mà cải thiện được tình hình như chúng ta hằng mong muốn. Vậy nên chăng cần kiên nhẫn hơn và nhìn hiện trạng xã hội ở góc độ thân thiện hơn chăng?

- Tôi hỏi anh nhé, bây giờ anh có thái độ đối với tham nhũng như thế nào? Cũng phải kiên nhẫn thêm, phải chờ đợi thêm?

- (Cười): Cần chống quyết liệt và đồng bộ, không chỉ bằng những biện pháp thanh trừng mà bằng cả những biện pháp mang tính tổ chức và xây dựng, để người làm tốt có thể sống tốt mà không cần tới những việc “ngoài luồng”.

- Thế chống tham nhũng phải thế nào? Anh có thấy phải quyết liệt chống tham nhũng không?

- Phải quyết liệt, nhưng chống để xây, chứ không phải chống để phá nền móng ổn định mà chúng ta đang có...

- Vâng, chống để xây, và ở đây chống là xây, còn không chống, do dự, dung túng, chính là phá và phá một cách hữu hiệu nhất. Từ hơn 20 năm nay tôi đã nhiều lần nêu ý kiến như thế với cấp trên, nếu ta để một bộ phận viên chức nào còn túng thiếu thì tất yếu bộ phận đó sẽ dính líu tới tiêu cực (khi đó chưa dùng từ tham nhũng mà mới chỉ nói là có tiêu cực thôi), điều đó là không tránh khỏi, đó là quy luật. Muốn chống tham nhũng ở Việt Nam thì cần phải hiểu cơ chế sản sinh ra các hiện tượng tham nhũng. Nếu chúng ta không có biện pháp quản lý thu nhập của viên chức, nếu chúng ta không xây dựng hoàn chỉnh cơ chế quản lý xã hội một cách công khai và minh bạch thì rất khó chống tham nhũng. Theo cá nhân tôi, cho tới hôm nay, những biện pháp mà chúng ta đã đề ra để chống tham nhũng vẫn còn chưa đủ. Luật Chống tham nhũng như đã soạn thảo cũng chưa đủ...

- “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”... Goethe đã từng nói thế rồi. Cái gì chưa đủ thì sẽ bổ sung... Theo tôi, quan trọng là có quyết tâm, muốn làm và dám làm...

- Tôi vẫn nghĩ rằng, cơ bản là phải đảm bảo cho người ta sống được bằng tiền lương. Lúc bấy giờ, anh có thể trị được các hiện tượng tiêu cực vì thứ nhất là anh có luật pháp; thứ hai, anh có đạo lý. Chứ anh để cho người ta đói thì kiểu gì người ra cũng dễ làm bậy và khi anh trị kẻ làm bậy do họ bị anh để cho đói thì về mặt đạo lý cũng không ổn... Tôi nhớ, có một số lần được tiếp xúc cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tôi cũng đã nói ý như vậy. Tôi bảo rằng, bây giờ mình cũng phải làm như thế nào để cho đồng lương trở lại bình thường đúng với ý nghĩa của nó; dĩ nhiên, mình còn nghèo thì lương không thể cao được, nhưng mức lương phải công bằng, phải đúng với năng suất của mỗi người và phải đủ cho người ta tái sản xuất sức lao động mà điều này đâu phải không làm được. “Cụ” Phạm Văn Đồng đã bảo với tôi rằng: “Anh nói đúng rồi, cơ chế sinh ra tiêu cực... “Cụ” còn bảo: “Phật mà ngồi trên đống bạc thì bạc cũng dính Phật...” (cười).

- Vâng, cái đó thì hoàn toàn đúng nhưng cũng không nên đổ riết cho cơ chế...

- Bây giờ tôi biết có người đổ lỗi cho cơ chế để phủi hết trách nhiệm, nhưng cơ chế là do ai làm? Có phải do đế quốc xâm lược nào áp đặt cho ta đâu? Muốn chống tham nhũng phải phân tích cho rõ cơ chế sinh ra nó. Nếu xác định nó là căn bệnh trọng phải uống thuốc đắng, thì đắng mấy cũng phải uống. Chỉ có thuốc đắng mới dã được tật thôi! Tôi nói về lĩnh vực giáo dục nhé. Thử nhìn xem cả xã hội người ta đều than phiền về sách giáo khoa và tiền tiêu cho sách giáo khoa rất nhiều. Mỗi năm, Nhà xuất bản Giáo dục lãi mấy chục tỷ. Họ bảo rằng, họ không hưởng mấy chục tỷ ấy. Được rồi, cứ cho là như thế. Nhưng tại sao lại không công khai ra, không minh bạch ra mấy chục tỷ ấy đã được Bộ Giáo dục sử dụng vào những việc gì? Có dùng để bổ sung thu nhập cho cơ quan Bộ không? (nhất là theo quy định “thoáng” của Bộ Tài chính về sử dụng tài chính ở các cơ quan sự nghiệp có thu!). Tại sao năm nào cũng sửa sách giáo khoa, mỗi năm sửa một tí rồi bắt học sinh mua? Tôi cũng đã từng phụ trách làm sách giáo khoa, hồi năm 1955-1956. Chúng tôi đã phải hợp nhất sách giáo khoa dùng trong vùng tạm chiến với sách giáo khoa ở vùng tự do thành một bộ thống nhất cho hệ 10 năm. Tháng 3 bắt đầu làm, tới tháng 9 đưa vào sử dụng. Tất cả học sinh đều có sách. Tất nhiên, bộ sách giáo khoa ấy bây giờ không còn dùng được nữa vì tình hình đã khác.

- Đúng thế, mỗi thời mỗi khác...

- Chúng ta đầu tư cho giáo dục rất nhiều chứ không ít đâu. Nhưng nhiều khoản chi tiêu rất trời ơi... Một lần nữa tôi xin nói là, không thể đổ lỗi hết cho đội ngũ giáo viên về tình trạng suy đồi đạo đức của nền giáo dục hiện nay. Tôi không nghĩ rằng tình trạng suy đồi đạo đức đó là do phẩm chất thầy cô giáo. Tôi không thấy phẩm chất họ kém hơn công chức các ngành khác, vì dù sao họ còn làm việc khá nặng nhọc, và công lao động của họ xứng với thu nhập của họ – mặc dù nguồn thu nhập này dựa vào những hoạt động ngoài nhiệm vụ chính. Thậm chí, tôi dám nói rằng, trong ngành giáo dục chỉ trừ một số ít “con sâu làm rầu nồi canh”, còn lại phải nói, các giáo viên phần lớn đều rất đáng kính trọng, nhiều người trong họ là những anh hùng vô danh. Trong tình trạng quản lý như thế này, nếu như rơi vào nước khác thì chất lượng giáo dục còn xuống nữa, chứ giữ được thế này đã là giỏi lắm rồi! Chỉ bao giờ chúng ta chịu suy nghĩ như vậy thì mới cứu được giáo dục.
- Xin cảm ơn GS!
(CAND) 
 

Cấm xe máy vào các thành phố có khả thi hay không?

Giao thông giờ tan sở ở Hà Nội tháng 2, 2013
Giao thông giờ tan sở ở Hà Nội tháng 2, 2013
AFP
Nghe bài này

Cấm xe máy vào hai thành phố lớn của Việt Nam được ngành chức năng đề xướng như là một biện pháp nhằm giải quyết nạn ùn tắt giao thông lâu nay.

Tuy nhiên theo nhiều người dân Việt Nam thì ý tưởng đó khó khả thi vì một  biện pháp như thế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc của hàng triệu người dân đang sử dụng xe máy làm phương tiện lưu thông và mưu sinh.

Lỗi ở xe máy?

Theo nghị quyết số 88/NQ-CP, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012. Vào ngày 4/11/13 Ông Nguyễn Hoàng Hiệp Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết trên VTC News rằng Nhà nước đã có chủ trương lộ trình, hạn chế cấm xe máy vào các thành phố lớn, Ông cho biết thêm: “xe máy cũng chính là “thủ phạm” gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc vì người đi xe gắn máy không có gì bảo vệ ngoài mũ bảo hiểm. Đương nhiên, cả ô tô cũng là tác nhân gây tai nạn, ùn tắc, nhưng “tội” của xe máy nhiều hơn.” Chị Phạm Thị Thanh Phó chủ nhiệm một hợp tác xã xe buýt trong Thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng ý với đánh giá đó cho rằng đa số những vụ tai nạn giao thông trong thành phố là do xe máy gây ra:

“Thật tế ở Việt Nam, những người điều khiển xe gắn máy là người gây ra tai nạn chính cho xe ô tô tại họ lái tự do không tuân thủ theo luật quy định, cứ biết chạy là ra chạy, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều người từ các nơi các tỉnh về, nhận thức họ về an tòan giao thông rất là thấp. Đường dành cho ô tô, ở ngoài đường họ cứ chạy vèo vèo, chạy nhanh hơn cả xe ô tô , nên khi xảy ra tai nạn lỗi ở xe máy rất là nhiều”

Tuy nhiên đối với kế hoạch cấm xe máy tại các thành phố lớn, anh Ngô Nhật Đăng đang cư ngụ tại Hà Nội cho rằng đó là điều không thể thực hiện được:

“Cấm xe máy là điều bất khả thi, ai cũng hiểu mức độ xe máy không lưu thông trong thành phố thì nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về ùn tắc giao thông, về mặt kinh tế xã hội phát triển, nhưng nó sẽ đòi hỏi nhà nước phải phát triển các bước như là hạ tầng, rồi các chính sách. Nói gì thì nói xe máy cũng là một tài sản đáng kể trong nhà, xe máy là một phương tiện để kiếm sống, trong khi chúng ta chưa tính đến sự hơn thiệt mà chúng ta đưa ra những chính sách vội vàng, nó sẽ phản tác dụng, lòng dân không yên, xáo trộn trong xã hội.”

Giao thông trên đường phố ở TPHCM, tháng 2, 2013. AFP
Giao thông trên đường phố ở TPHCM, tháng 2, 2013. AFP
Chính quyền xem thường người dân?

Khi so sánh phương tiện giao thông công cộng tại những thành phố lớn ở Việt Nam với các thành phố Bangkok của Thái lan, Kuala Lumpur của Malaysia, hay Singapore ..thì Việt Nam thua kém nhiều. Các thành phố lớn vẫn chưa có hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, phương tiện vận tải công cộng chủ yếu là xe buýt. Thế nhưng xe buýt thì không đủ để phục vụ người dân, các tuyến đường dành cho xe buýt thì bị hạn chế , các vấn nạn như trộm cắp trên xe buýt, người bán vé đánh hành khách… vẫn phổ biến. Anh An đang là quản lý một đội ngũ xe ôm tại Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết sự bất tiện của giao thông công cộng:

“Đi xe bus, thì thời gian nó sẽ chậm đi, công việc của anh nó cũng sẽ chậm đi, nếu như là anh đi taxi thì chi phí anh bỏ ra nó cao hơn là cái mức bình thường rồi. Giao thông của Thailand phát triển mà nó rất là chuyên nghiệp, con người của nó  phát triển, cái văn hóa giao thông của nó rất là tốt chứ không giống như Việt Nam của mình.”

Chị Phạm Thị Thanh bi quan cho việc phát triển xe búyt công cộng tại các thành phố lớn ở Việt Nam trong tương lai:

“Xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong ngành rất muốn phát triển xe búyt công cộng, nhưng bên cạnh đó bị hạn chế rất là nhiều, về phương tiện cá nhân phát triển quá nhanh, bên mình ( Việt Nam ) chưa có cái để hạn chế phương tiện này, đường chạy dành cho xe búyt thì chưa có, và hiện giờ đang họat động chung với phương tiện cá nhân này, mà để thu hút cho hành khách đi với loại cộng cộng này đó thì nó chưa được cao.”

Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân trong xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Nhưng chính quyền đã không thực hiện đúng, không quản lý xã hội theo khoa học mà mọi quyết định được dựa theo cảm tính của các cá nhân lãnh đạo, vì thế đã ban ra các nghị quyết, nghị định mà không bao giờ hỏi ý kiến người dân, Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, hiệu phó trường Đại học Hùng Vương cho chúng tôi biết trong tâm trạng bức xúc:

“Cấm đóan là biện pháp dễ nhất và cũng là biện pháp tầm bậy nhất, bởi vì luật pháp VN đâu có cấm đóan người dân di chuyển bằng cái này, cái kia đâu. Các Anh làm không được thì các Anh cấm, theo tôi nghĩ các Anh phát triển giao thông thật tốt, ví dụ có những phương tiện đi lại thật tốt, thì người dân tội gì họ đi lại bằng phương tiện không tốt bằng, thế thì chuyện cấm là không được. Luật pháp đâu cho phép làm các chuyện đó, nhưng tôi nghĩ là: Ông đòi cấm xe máy, không biết Ông ở đâu ra có học hành gì không? Tôi cho là cách làm như vậy là không được và sẽ bị người dân phản đối.”

Anh Ngô Nhật Đăng nói về thái độ của người dân Việt Nam đối với chính quyền: “ Hiếm có một người dân nào trên thế giới tốt như dân Việt Nam, đáng lẽ ra chính phủ mình phải cảm thấy hạnh phúc với một nhân dân như thế, nhưng người dân tốt quá thành ra nó lại không hay”.

Giáo sư Nguyễn Mộng Giao tiếp tục cho biết cách khắc phục việc tắt nghẽn giao thông đường bộ là phải phát triển đồng bộ tại Việt Nam:

“Ở Việt Nam, đáng nhẽ ra giao thông đường thủy là cực kì quan trọng. Ngày xưa ông bà ta chỉ có đi lại bằng đường thủy thôi, thế nhưng mà đường thủy thì hầu như là không phát triển, không đầu tư, không nạo vét thành thử ra không phát triển được đường thủy. Cái việc chuyên chở, việc đầu tiên an toàn giao thông, đầu tiên việc giao thông vận tải, người ta phải phát triển giao thông đường thủy và để cho các vật liệu hàng hóa phần lớn nó chở trên đường thủy; thế còn đường bộ thì để ô tô xe máy nó chạy, phương tiện đi lại thì nó đỡ hơn rất nhiều, nhưng bây giờ thì cái gì cũng lên đường bộ đi hết."

Những người ban hành luật cứ nói rằng xe máy là nguyên nhân làm ùn tắt giao thông nhưng họ lại không bao giờ tìm hiểu nguồn gốc vì sao giao thông đường bộ tại Việt Nam dẫn đến tình trạng như ngày hôm nay?
 
An Nhiên, thông tín viên RFA, Bangkok
2013-11-17

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Cái chân hương lý, cái ghế nhân quyền

Chuyện chiếc ghế nhân quyền
Dường như đã thành lệ, mỗi lần nói đến Việt Nam hội nhập quốc tế, bang giao hoặc làm ăn, thì các nước phươngTây luôn luôn đặt vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và coi đó là cản trở cho quá trình làm ăn, bang giao, cải thiện quan hệ hợp tác…
Không chỉ có thế, hàng năm các nước còn đưa ra các nghị quyết, các văn bản về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam… Mỗi lần Mỹ ra bản Báo cáo nhân quyền hàng năm, thì y như rằng cái băng cát sét được đưa ra xài lại là: “Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam và đưa ra những nhận xét không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam”.
Theo nhà nước Việt Nam thì tất cả đều do “không đủ thông tin” hoặc “không khách quan” thậm chí là “có ác ý, áp đặt” đối với Việt Nam. Và phản hồi đầu tiên là cái băng cassete lại được mở ra, rằng thì là “Dự Luật Nhân quyền Việt Nam” đi ngược lại quan hệ Việt-Mỹ”. Cứ năm này qua năm khác, nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, nội dung cái băng này không mấy khi thay đổi, nếu có chỉ là vài từ ngữ thêm, bớt cho đỡ quá nhàm. Hầu hết phản ứng của Việt Nam cũng chỉ có vài lời tuyên bố suông lấy lệ như thế. Vì thế đã có lần tôi phải hiến một kế với nhà nước là “Cần thông qua một dự luật về Nhân quyền ở Mỹ”.
Mặc dù Việt Nam đã từng ký công ước Quốc tế về Nhân quyền, nhưng cách thực thi nhân quyền của Việt Nam chẳng giống ai trên thế giới, may chăng, chỉ có giống vài ba nước trong cái mồ ma “anh em trong Phe Xã hội chủ nghĩa” còn sót lại như Trung Quốc, Bắc Hàn.
Minh họa 1 cho bài - Cái chân hương lý, cái ghế nhân quyền.

Để giải thích điều đó, nhà nước Việt Nam cho rằng “nhân quyền là vấn đề rất nhạy cảm và hết sức phức tạp, vì nó gắn liền với bản chất chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Như vậy, bản chất chính trị xã hội Việt Nam là độc tài Cộng sản, thì nhân quyền đi kèm hẳn sẽ khác với nhân quyền của chế độ Tư bản giãy chết? Thậm chí nó khác đến mức: Người dân Việt Nam đem phổ biến bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã trịnh trọng ký vào, một công việc lẽ ra nhà nước phải làm để người dân hiểu. Ngược lại người dân đã bị ngăn chặn, cấm cản bằng cảnh sát, bằng công an và các lực lượng hùng hậu.
Báo chí, quan chức Việt Nam đưa ra những con số nhằm chứng minh nhân quyền Việt Nam được tôn trọng, rằng “Những tiến bộ quan trọng trong các lĩnh vực như xóa đói, giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Việt Nam cũng đã được ghi nhận…”. Thế nhưng, báo chí Việt Nam trong khi đưa ra những thành quả, con số xóa đói, giảm nghèo để so sánh với thế kỷ trước, thì họ lại quên rằng đi cùng với con số ấy, quyền lợi người dân Việt Nam cũng được “đảm bảo” ngược lại khi mà nợ nần ngày càng chồng chất, tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt, đời sống nhân dân ngày càng điêu đứng…
Tình trạng nhân quyền Việt Nam, nếu xét theo những tiêu chí và ngôn từ của Đảng CSVN và nhà nước Việt Nam, thì quả là tuyệt vời “gấp vạn lần ở các nước tư sản nhưng ở trình độ cao hơn”. Thậm chí, ông thầy chùa Thích Thanh Quyết còn lớn tiếng giải thích “Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia”. Chẳng biết “Cái nhân quyền” của ông Quyết có mấy góc và ông muốn người ta của ông theo góc nào? Nhưng nếu xét theo bản Tuyên ngôn nhân quyề Quốc tế thì vô cùng tệ hại. Tiếc rằng nhà nước VN lại ký vào bản Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế mà đã không buộc các nước Liên hiệp Quốc ký đồng ý vào bản giải thích về nhân quyền của Việt Nam.Do vậy mới có chuyện tréo ngoe nói trên về nhân quyền.
Chuyện nhân quyền phương Tây khác nhân quyền Việt Nam, chuyện các nước can thiệp nội bộ khi yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền vẫn chưa có hồi kết. Những ngôn từ lỳ lợm, bất chấp thực tế, nói lấy được vẫn cứ ra rả được đưa ra giải thích mỗi khi Việt Nam bị lên án vi phạm nhân quyền, thì ngày 12/11/2013, Đại Hộ đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐLHQ) bầu VN vào ghế Chủ tịch HĐ Nhân quyền.
Khỏi phải nói nhà nước, qua hệ thống báo chí Việt Nam sung sướng đến thế nào. Chừng như việc được bước chân vào HĐNQ này của Việt Nam, không làm gì hơn là chỉ để cho hả hê, để “các thế lực thù địch” trong nhân dân biết tay.
Báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân… liệt kê một loạt các cơ quan truyền thông quốc tế có uy tín, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các nghị sĩ, những chính khách… đều lên án Việt Nam vi phạm trầm trọng quyền con người và yêu cầu Việt Nam cải thiện điều kiện về nhân quyền. Những tớ báo đảng say sưa chiến thắng, say sưa kể lể, kết tội, lên án mà không hề biết rằng câu hỏi lộ ra rất rõ đằng sau sự liệt kê đó là: “Vì sao, các tổ chức quốc tế, các chính phủ, chính khách, các hãng truyền thông uy tín, lớn lao kia đã không nói về ai, mà đồng loạt tố cáo VN vi phạm nhân quyền? Phải chăng, khói đã từ không mà ra chứ không hề có lửa?” Lẽ đời, khi bị một, hai hoặc ba người lên án chưa chắc đã khẳng định là anh có lỗi. Nhưng, khi mọi người đều phản đối và nghỉ chơi với anh, thì anh không bị lậu cũng giang mai.
Có lẽ vì mải mê chống “Diễn biến hòa bình” nên nhà nước VN quên rằng việc vào HĐNQ của LHQ được xác định là một nghĩa vụ nhằm thúc quyền con người trên thế giới tốt hơn nữa, chứ không phải chỉ là một cái biển tên nhằm trang trí, che đậy cho anh những tội ác phía sau.
Bởi, chiếc áo không làm nên thầy tu.
Chuyện cái chân hương lý

Nhân chuyện VN vào HĐNQ của ĐHĐLHQ, bỗng nhớ câu chuyện vui dân gian, dù có những lời lẽ hơi tục, nhưng nội dung như sau:

Một tên nông dân bao đời bị khinh rẻ, coi thường vì dốt nát nghèo kiết. Vừa dịp có chút tiền dành dụm được, làng đang thiếu chút tiền sửa lại mái tam quan và khuyết một chân hương lý, thế là hắn bỏ tiền ra mua và bỗng nhiên thành hương lý làng.

Hắn soạn một bộ quần dài khăn đóng chĩnh chiện rồi đi ra đi vào tự ngắm mình và bắt vợ con ngắm để khen hắn. Chán, hắn đi ra bến đò cho ra vẻ ông hương lý. Một lúc sau, hắn trở về gọi vợ từ ngoài cổng:

- Mẹ nó ơi, tao mới làm hương lý mà oai lắm rồi nhé, đi qua đò, thằng lái đó chưa kịp ghé đò vào, tao chửi nó mà nó không dám nói lại câu nào nhé.

- Vậy à, anh chửi nó thế nào mà nó im?

- Thì tao chửi: Mày như con cặc tao.

Chị vợ tưởnng bỏ tiền làm hương lý thì ông chồng sẽ khác đi, nhưng vẫn là giọng vũ phu thất học, bèn lu loa:

- Ối giời đất ơi, sao ông ngu thế, nói thế thì thành ra nó ngủ với tôi à?

- Ừ nhỉ.

Hắn không nói gì và đi ra. Một lát sau chạy về hớn hở:

- Xong rồi nhé, tao chửi lại rồi mà nó cũng cấm dám cãi lời nào.

- Xong là xong thế nào?

- Thì, tao ra sông gọi nó và bảo: Lúc nãy tao chửi sai, giờ tao chửi lại nhé: Tao như cặc mày.

- Ồi giờ đất ơi, vậy ra là anh ngủ với vợ nó?

Hắn hoảng, thấy vợ nổ cơn tam bành hắn bỏ chạy. Một lúc lâu lâu sau hắn lại chạy về:

- Này, giờ thì ổn nhé, không việc gì phải lo nghĩ nhé.

- Ổn là ổn thế nào?

- Thì tao ra sông, nó chèo đò sang tận bên kia, tao gọi với theo và bảo nó: “Lúc nãy tao chửi vẫn sai, giờ tao chửi lại nhé: Cặc mày là cặc mày, cặc tao là cặc tao”. Thế mà nó vẫn im cấm cãi lời nào mẹ nó ạ.

Bà vợ ngao ngán:

- Thế thì lại vẫn như ban đầu thôi.
Lời bàn
Khi Việt Nam được bầu vào chân HĐNQ của Liên Hợp Quốc, cũng là lúc Quốc Hội Việt Nam của Đảng CS đang hối hả để thông qua một cái gọi là “Hiến Pháp”. Ở đó, quyền được bình đẳng, được tự lựa chọn thể chế chính trị, tư tưởng, quyền sở hữu bị tước đoạt không thương tiếc, ý kiến, nguyện vọng của người dân không được đếm xỉa.
Khi Việt Nam được bầu, cũng là lúc tại Hà Nội, hàng đoàn dân oan do mất đất mất đai và bị chèn ép, đàn áp đang kéo về thủ đô khiếu kiện tập thể. Họ bị đối xử tàn tệ bằng công an, côn đồ…
Khi Việt Nam được bầu vào ghế HĐNQ, cũng là lúc Việt Nam vừa phải thả bớt hàng chục ngàn tù nhân bằng cái gọi là “đặc xá” không phải vì cải tạo tốt lên mà chỉ vì nhà tù không đủ chỗ để chứa tội phạm.
Khi nhà tù không đủ chỗ để chứa tội phạm, thì tỉ lệ oan sai trong bắt bớ, tố tụng, xét xử là hơn 10% vẫn chưa có một sự thay đổi nào. Nghĩa là vẫn cứ có hàng chục ngàn công dân chịu tù đày, bắt bớ, giam cầm oan ức. Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị tuyên án chung thân đã ngồi tù hơn 10 năm, giờ hung thủ thú tội thì mới công nhận ông bị oan là vụ án gần nhất. Trong khi đó một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vẫn chọc tức dân chúng bằng một câu ráo hoảnh: “cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”. Thậm chí chừng như sự chọc tức đó chưa đủ, một ông thầy chùa còn lên báo chí ca ngợi “các đồng chí” công an của ông là “đã khám phá rất nhanh, phát hiện nhanh nhạy, điều tra, làm rõ được hành vi phạm pháp của từng đối tượng…” Kể ra, tìm được một đồng chí tu hành như vậy cũng không dễ dàng.
Khi VN được bầu vào ghế HĐNQ của LHQ, thì trong trại tù, hàng chục nhân sĩ, trí thức đang bị giam cầm bởi đã dám nói lên nguyện vọng của mình, cất tiếng nói của mình ngược với ý đảng.
Khi VN được bầu vào HĐNQ, thì người dân Việt Nam ước mơ được cái quyền ghi từ lâu đời trong cái gọi là Hiến Pháp là quyền bình đẳng của các công dân trước pháp luật. Để không có cảnh anh em Đoàn Văn Vươn nổ súng hoa cải thì đi tù. Còn đám công an dùng súng trường, mìn vào phá nhà, bắt người, cướp tài sản, xương máu của ông ta thì bình yên vô sự.
Tất cả những điều trên, nguyên nhân sâu xa nhất của nó, cũng bắt đầu từ chế độ độc tài, độc trị của Đảng CS trên mọi lĩnh vực đời sống với phương châm “Lãnh đạo tuyệt đối”. Và hẳn nhiên là sẽ dẫn tới sa đọa, tha hóa tuyệt đối.
Vậy người ta hi vọng gì ở việc VN được bầu vào ghế HĐNQ của LHQ?
Hẳn nhiên, nếu có hi vọng, chắc chỉ có điều này: Khi đã ngồi vào chân Hương lý trong làng, lão nông dân cũng phải căng tai, gài mắt lên mà xem cái luật chơi của làng, cái quan niệm của làng nó ra sao chứ không bịt tai nhắm mắt cố tình nói bừa như ở nhà với vợ con.
Và ở đây, chắc đã đến lúc những giọng lưỡi như của ông Thầy chùa Thích Thanh Quyết rằng “Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam…” nhằm giải thích cho tình trạng nhân quyền tồi tệ sẽ không ai còn đủ sự trơ trẽn để thốt ra nữa.
Vâng, chỉ hi vọng có vậy, liệu có quá lớn không?
Hà Nội, ngày 16/11/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

(ĐBQH tẩy chay Quốc hội?) 202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn

202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn
Thủ tướng và 4 vị bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội này.

Có đến 202 đại biểu đã không có chính kiến trong việc chọn người cho các phiên chất vấn trực tiếp ở kỳ họp Quốc hội thứ sáu này.

Sau 5 ngày gửi văn bản xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về danh sách dự kiến người trả lời chất vấn và nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ sáu, chiều nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo nội dung này.

Theo đó, đến chiều ngày 13/11/ 2013, có 296 đại biểu Quốc hội gửi lại ý kiến. Như vậy là có đến 202 vị đại biểu đã không tham gia chọn người chất vấn.

Bên cạnh một số vị có thể không nhận được phiếu xin ý kiến vì lý do khách quan, có nguyên nhân rất đáng chú ý được chính  một số vị đại biểu lý giải. Đó là việc danh sách đưa 5 người dự kiến trả lời chất vấn để chọn 4, và không có mục để đề xuất thêm.

Tập hợp từ 296 phiếu có hồi âm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được 213 vị đồng ý chọn trả lời chất vấn. Con số tương tự của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là 243, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là 233, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là 226, và thấp nhất là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với 170 vị đề nghị.

Ngoài ra, có một số đại biểu đề nghị các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác trả lời chất vấn trực tiếp như: Bộ trưởng Bộ Y tế (28 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Công Thương (17 ý kiến); các bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng có từ 1 đến 3 đại biểu đề nghị.

Bình luận về những con số này, một số vị đại biểu có kinh nghiệm hoạt động nghị trường cho rằng, do phiếu xin ý kiến không có mục đề xuất thêm người khác nên nhiều vị đại biểu hiểu rằng chỉ được (nên) chọn trong danh sách in sẵn trên phiếu.

Cũng có vị cho rằng, có đề xuất thêm cũng vẫn chỉ nhận được câu trả lời “xin tiếp thu nhưng xin cho giữ nguyên như dự thảo” giống như ở nhiều nội dung khác, nên không thể hiện chính kiến.

Theo báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp xem xét và tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đề nghị Quốc hội cho tiến hành chất vấn đối với 4 vị là: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, sau đó Thủ tướng sẽ báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung và kết hợp trả lời chất vấn trực tiếp.

Đề nghị này được đưa ra trên cơ sở tổng hợp nội dung chất vấn từ đầu kỳ họp, tham khảo ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, kết hợp với việc xem xét ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và những vấn đề nổi lên được dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời cân nhắc đến các vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa được bố trí trả lời chất vấn trực tiếp từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay và bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, tư pháp, báo cáo nêu rõ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông tin thêm, trong số những bộ trưởng có nhiều chất vấn tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhận được 20 văn bản chất vấn và 17 ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp.

Do vào thời gian tổ chức hoạt động chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương được bố trí tham gia đoàn lãnh đạo cấp cao đi công tác nước ngoài, vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép Bộ trưởng trả lời chất vấn trực tiếp vào lần sau.

Các nhóm vấn đề chất vấn và dự kiến các vị tư lệnh ở danh sách “chia lửa” cũng đã được chốt.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tập trung trả lời các nhóm vấn đề: việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng đến việc chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, chuyển đổi giống cây trồng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo, tạm trữ cà phê;

Nội dung tiếp theo là trách nhiệm trong việc chậm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng.

Bộ trưởng các bộ: Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Các nhóm vấn đề dành chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình là giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm… để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội.

Ở danh sách tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan có bộ trưởng các bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp.

Lần đầu tiên đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son sẽ tập trung trả lời về trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng trước tình hình an ninh văn hóa diễn biến phức tạp.

Nhóm vấn đề thứ hai là giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online).

Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động cũng là nội dung chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Bộ trưởng các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Với Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, các vấn đề sẽ phải trả lời khi đăng đàn là trách nhiệm của Tòa án Nhân dân Tối cao trong hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử, giám đốc việc xét xử của tòa án các cấp; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giải pháp để nâng cao chất lượng ngành tòa án; nâng cao chất lượng xét xử, tránh để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật cũng là vấn đề dành cho Chánh án Trương Hòa Bình.

Sẵn sàng bên cạnh Chánh án là bộ trưởng các bộ: Tư pháp, Công an; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng thanh tra Chính phủ.

Theo chương trình chi tiết các phiên chất vấn thì vào cuối chiều ngày 21/11, sau khi báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội. Và thời gian đối thoại trực tiếp này dự kiến là 55 phút, từ 15h50 đến 16h45.
(VnEconomy)

Phạm Duy - Ai cũng cần một người thầy

Khi tôi bắt đầu bước vào nghề sọan nhạc, tôi mới 22 tuổi. Tôi đã từng đọc những vở kịch thơ của thời đó như Anh Nga, Tiếng Địch Sông Ô của Phạm Huy Thông, Trầu Cau, Lý Chiêu Hoàng, Phạm Thái của Phan Khắc Khoan, Vân Muội của Vũ Hoàng Chương... rồi đem ra so sánh với những vở kịch thơ của Hoàng Cầm như Hận Nam Quan (1944), Kiều Loan, Cô Gái Điên, Lên Đường (1945), Cô Gái Nước Tần (1946) và nhất là Kiều Loan, Cô Gái Điên.




Khi đó, tôi đã thấy ngay rằng những tác phẩm của Hoàng Cầm hay hơn những tác phẩm của người khác vì hai yếu tố kịch tính, lời thơ, nghĩa là hai mặt nội dung hình thức đều rất là xuất sắc.

     Chẳng hạn vở Kiều Loan, Cô Gái Điên, có nhiều tình tiết, với những nhân vật và hoàn cảnh đặc thù như người điên, người què, người say nằm chung trong ngục tối với mưu đồ phục hồi triều Lê trong thời đại Tây Sơn… 
     Trong màn đầu tiên của vở kịch thơ này, Hoàng Cầm đưa ra môt nhân vật phụ nữ, “điên thật” hay “giả vờ điên”, tay cầm một cành hoa, miệng cười ha hả… cất tiếng ngâm nga, chất vấn Tần Thủy Hoàng :
Hôm nay mới gặp Tần Thủy Hoàng
Bạo chúa như ông sướng hay khổ
Trời đã sang Thu, lá đã vàng
Ông cười hay khóc trong nấm mộ ? 
    
Có lẽ trên đời này, chỉ có một mình thi sĩ Hoàng Cầm băn

khoăn về niềm vui sướng hay nỗi đau khổ của những bạo chúa thời xưa hay thời nay ! Trên thế giới, tôi chưa thấy ai viết thư cho Staline hay Hitler để hỏi hai bạo chúa này vui hay buồn trong việc giết và cầm tù hàng triệu sinh linh ?!
Tôi bèn mua vé đi coi Kịch Thơ Cô Gái Điên… và học được nhiều điều của một người trong thời bình an. 
Riêng tôi coi Hoàng Cầm như ông thầy dậy tôi yêu nước vậy!
*
Trước đây, tôi chỉ mới được làm quen được với hai thi nhân là Nguyễn Bính với Cô Hái Mơ và Lưu Trọng Lư với Tiếng Thu … thì chẳng học được gì ngoài những tình cảm thông thường của những người trong thời bình an. 
1 Những bài ca yêu nước
Bây giờ tôi nỗ lực tìm hiểu về tình yêu nước qua những bài như  Đêm Liên Hoan, Bên Kia Sông Đuống, Tâm Sự Đêm Giao Thừa mà anh ta cho tôi ngâm chung trên sân khấu nay… Trong hai năm, tôi được Hoàng Cầm hướng dẫn tôi vào tình yêu nước tức là yêu người Vệ Quốc Quân, yêu cảnh vật VN... Sau khi rời anh ra đi, tôi đã có một vốn liếng  về những bài ca yêu nước như Tình Ca, Tình Hoài Hương…
2 Những câu chuyện vui về tôi

Có một lần, ngồi nói chuyện với Hoàng Cầm về Lưu Trọng Lư, tôi được nghe anh ngâm mấy câu thơ rất lãng mạn của “thi sĩ con nai vàng” :
Tiếng hát lẳng lơ
Một đoàn gái tơ
Nằm mơ trên bờ cỏ mởn
Một đàn nai tung tăng đùa rỡn
Theo điệu hát dòn ở cạnh sườn non.
Ai có nghe tiếng hát chị đò đưa
Mà không nhớ thương người quả phụ
Nằm ấp bóng trăng thưa
Luồn qua song cửa sổ...
     Những câu thơ này hấp dẫn tôi đến độ vào nằm sâu trong tiềm thức của tôi, để một ngày nào đó, bật ra thành câu hát Nhớ Người Ra Đi :
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người mẹ già
Ch ờ con lúc đêm khuya
Người con đã ra vì nước…
Trong kỳ lưu diễn ở miền Cao-Bắc-Lạng này, tôi soạn thêm được nhiều bài dân ca khác trong đó có bài Nương Chiều :
Chiều ơi... Lúc chiều về mọc ánh trăng tơ
Cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều.
Chiều ơi... Mái nhà sàn thở khói âm u
Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều...

Đây là một bài dân ca loại mới và có sự tiến bộ về phần nhạc thuật vì nó không còn đơn sơ như những bài tôi đã soạn ra trước đây, chẳng hạn Ru Con, Dặn Dò... Chính trong chuyến đi hát ở vùng này mà tôi thấy tôi đi đúng con đường thăng hoa dân ca. Một buổi nọ, sau khi trình diễn cho đồng bào thưởng thức những màn ca-vũ-kịch -- Văn Chung cũng đã đưa ra một màn múa, diễn tả các động tác của nhà nông gọi là nông tác vũ -- một bà mẹ quê xin ra hát tặng anh chị em trong đoàn văn nghệ một bài hát cổ truyền. Chúng tôi vỗ tay hoan nghênh. Bà mẹ đằng hắng, lấy giọng, rồi hát :
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người mẹ già...

Đó là bài Nhớ Người Ra Đi của tôi. Nhưng bây giờ nó không còn là của tôi nữa. Nó là của dân chúng rồi. Tôi cảm động, muốn khóc oà lên... Vào lúc này, Hoàng Cầm vẫn còn nuôi mộng xây dựng một sân khấu kịch thơ sau khi vở Kiều Loan đã không có may mắn được sống trong công chúng. Nó rất muốn dựng những vở kịch thơ trong kháng chiến nhưng với một đội văn nghệ ít người và với đối tượng chính là Vệ Quốc Quân, bây giờ nó chỉ có thể soạn những bài thơ cho một hoặc hai người ngâm trên một thứ sân khấu ngoài trời mà thôi.
3 Những cuộc vui chơi
     Trong kháng chiến, đội văn công của chúng tôi luôn luôn xê dịch trong ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn. Đi từ địa điểm này tới địa điểm khác, toàn đi bằng xe lô ca chân.
     Cứ cách dăm ba ngày lại chuyển quân, vác ba lô, vác đàn và vác gạo, mỗi ngày đi bộ trên dưới 40 cây số đường rừng, đường núi... 
     Khi đi lưu diễn, chúng tôi thường đi trên đường đá, trong sương mù. Cảnh thì thật là đẹp, người miền núi thật đáng yêu, nhưng có khi đi nửa ngày mới gặp một cái bản, một cái thôn. Gặp một cái chợ thì như gặp cõi thiên đàng. Vì nhân viên trong đội toàn là văn nghệ sĩ cho nên chúng tôi bầy đặt chuyện vừa đi vừa làm thơ cho đỡ buồn và cho đỡ mệt. Nhưng phải là thơ đặc biệt, chẳng hạn như khi đang đi thì thấy đội viên nhạc sĩ Văn Chung bực mình thốt lên :
Đường đá đưa đoàn đến đếch đâu ? 
     Thế là chúng tôi bỗng tìm ra cái thú làm thêm những câu thơ tiếp tục, những câu thơ hợp tình, hợp cảnh và theo một vần. Một câu thơ như vậy, cần phải đi dăm bẩy cây số mới có được một câu mà toàn đội đồng ý. Tôi đã tung ra ngay câu thứ hai :
Xa xa xam xám xuống sương sầu
 
      Câu thứ ba là của Ngọc Hiền :
Mịt mù mê mải mưa mưa mãi 
      Câu thứ tư chắc chắn phải là của Ngọc Bích, vì ngoài ba lô ra, anh ta còn phải đeo thêm cây đàn :
Đàn địch đem đi đến đớn đau...
      Ít lâu sau, có thêm một cuộc làm thơ như thế, tôi xin kể ra đây :
      … Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn. Chúng tôi cắm cổ ra đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan... mà vẫn chưa gặp một cái quán nào để dừng chân, uống một cốc cà phê, lau khô cái đầu cái cổ, nắn bóp cái tay cái chân. Mãi cho tới khi mặt trời đã khuất dần sau rặng núi, trời còn đang chạng vạng tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết là sắp tới chợ rồi. Chúng tôi reo mừng lên : ''Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây.''  Và chúng tôi bước mau...

     ... Nhưng niềm hi vọng đó tiêu tan ngay khi chúng tôi tiến vào mảnh đất được gọi là cái chợ. Chỉ có ba túp nhà tranh vách nứa ọp ẹp nằm cách nhau khoảng chục thước. Nhà đầu trống không. Nhà thứ hai chỉ có treo lủng lẳng vài miếng thịt ôi. Tới nhà thứ ba thì... cả đội sững sờ, đứng lại trố mắt nhìn vào rồi thét lên vì kinh ngạc : Trời Đất, Cha Mẹ, Đồng Bào, Đồng Chí ơi ! Không thể tưởng tượng được, nào là chè lam, kẹo vừng, kẹo lạc..., nào là cà phê, sữa đặc (mới kháng chiến chưa tới một năm thôi mà)...

     Và quá sức tưởng tượng hơn nữa là bà chủ quán, một thiếu phụ ngoài hai mươi tuổi, người Hà Nội, rất đẹp, cùng với đứa hai con nhỏ theo chồng đi kháng chiến, chồng đi Vệ Quốc Quân ở đâu không biết, nàng mở quán cà phê ở đây, trong một cái chợ không có cả cái tên. Và cái lũ văn nghệ sĩ kháng chiến này có lẽ cũng là những lữ khách hiếm hoi của chủ quán đây.

     Thật là vui hơn Tết, vui hơn cả ngày trọng đại Cách Mạng Thành Công. Trong khi bà chủ quán giết gà làm thịt, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Văn Chung ngồi nhắm rượu xuông. Tôi và Ngọc Bích thì tự pha cà phê để uống. Cả bọn bỗng nổi hứng lên, giở trò làm thơ như lúc đi trên đường đá.

     Văn Chung, dù có vợ kè kè bên cạnh, cũng nhăn nhó đưa ra câu đầu :
Mệt mỏi mà mơ mộng mỹ miều... 
     Chẳng cần phải đợi lâu, và vì cũng đọc được ý tình trong mắt của bà chủ quán, tôi tuôn ra câu thứ hai :
Ấy ai âu yếm ỡm ờ yêu... 
     Kịch sĩ Trúc Lâm, người chuyên đóng vai hài hước trong đội, nhìn thấy trên cái giường nứa độc nhất trong quán, nơi ăn ngủ của bà chủ và hai đứa con, nay có mấy anh văn nghệ sĩ ngồi dựa vào các loại ba lô đủ kiểu, ngất ngưởng uống rượu chờ gà... anh ta bèn đưa câu thơ thứ ba :
Chung chăn chung chiếu chung chè chén...
     Cả bọn khoái chí, vỗ tay, hò la, tán thưởng câu thơ vui nhộn đó. Nhưng chúng tôi bỗng ý thức ngay được sự thô lỗ của mình và tất cả đồng ý là phải chữa lại cái lỗi này bằng một câu kết cho thật hay. Trò chơi ồn ào bỗng trở nên trầm lặng. Mặt anh nào cũng nghệt ra vì phải suy nghĩ. Lâu lâu lại có một anh đưa ra một câu bị mọi người chê ngay. Gà đã làm xong, bà chủ bưng ra, hơi nóng bốc lên cùng với hơi gà làm miệng người nào cũng có nước dãi, nhưng không anh nào dám đụng vào đĩa thịt gà khi câu thơ chưa làm xong... 
     ... Tới lúc Hoàng Cầm, sau khi rung đùi một lúc, đứng lên đưa ra câu thơ thứ tư thì ta mới thấy con người của ông hiện ra, thật là bình dị nhưng sâu sắc, thật là thơ mộng nhưng cũng rất tình người.

       Người bạn thơ của tôi có đôi mắt sắc long lanh, có cái mũi dọc dừa và cái miệng lúc nào cũng như đang ngâm nga một câu thơ hay... bây giờ ông trịnh trọng đứng lên đọc câu thơ kết thúc cho bài thơ đặc biệt này. Đó là câu :
Cháu trẻ chờ cha chốn chợ chiều. 
    Lúc đó, trời đã về khuya, trăng đã lên khỏi đầu núi, cả bọn xúm nhau lại, lấy giấy bút ra ghi bốn câu thơ đó rồi dán ngay lên trên vách nứa với sự chứng kiến rất thân mật của bà chủ và hai đứa con nhỏ. Tôi không kịp tìm hiểu xem bà chủ quán vui hay buồn sau khi chúng làm xong bốn câu thơ đó, bởi vì tôi còn mải lấy đàn ra để phổ nhạc và hát ầm ỹ lên. 
Phạm Duy
(Diễn đàn Thế kỷ) 

Câu chuyện khiến ông Nguyễn Thiện Nhân ‘lặng người xấu hổ'

Sau khi kể lại câu chuyện về việc dạy thêm, học thêm khiến mình 'lặng người và xấu hổ', Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã bày tỏ mong muốn các thầy cô hãy biết dấn thân.

Nhà giáo phải biết dấn thân

Sáng nay (17/11), tại Lễ tuyên dương 160 giáo viên tiêu biểu, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có bài phát biểu nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định vai trò quan trọng của nghề giáo: “Trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục, Bác Hồ đã khẳng định nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng. Vì theo Bác, trách nhiệm của ngành giáo dục là nhằm đào tạo những người thế tục, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta.

Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, một đất nước không thể phát triển nếu không có những công dân sáng tạo. Đây phải là sản phẩm của một nền giáo dục tiên tiến, có chất lượng, được đảm bảo bởi đội ngũ nhà giáo mẫu mực về đạo đức, tâm huyết với ngành, có tri thức và kỹ năng, không ngừng được đổi mới”.

Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013 sáng 17/11.

Ông nhìn nhận: “Nhà giáo cũng như mọi nghề nghiệp khác phải sống được để theo nghề, yêu nghề. Thế nhưng nhà giáo có sự tôn vinh đặc biệt của xã hội bởi sản phẩm của nhà giáo là con người, có hiếu với mẹ cha, có ích với Tổ quốc, biết dấn thân, xả thân khi Tổ quốc yêu cầu.

Để làm được điều đó, mỗi nhà giáo, mỗi ngày, mỗi tháng mỗi năm cũng phải dấn thân ít nhiều. 160 thầy giáo, cô giáo được tuyên dương hôm nay chính là những tấm gương tiêu biểu, ưu tú của một đội ngũ nhà giáo đã yêu nghề, dấn thân với nghề”.

Vị tân Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kể lại câu chuyện giáo dục:

“Cách đây hơn 2 tháng tôi có gặp một người mẹ có hai con đang học tiểu học và THCS ở Hà Nội. Chị nói: “Thầy ạ, con em đang học lớp 7, hầu như cả lớp phải học thêm ba môn Văn, Toán, Tiếng Anh, mỗi tháng đóng 900.000 đồng. Em còn một cháu học tiểu học nữa, khó quá thầy ạ”.

Tháng vừa rồi chị gặp tôi lại nói: “Từ tháng 10 là đóng 950.000 đồng thầy ạ”. Tôi lặng người, không nói nên lời, cảm thấy xấu hổ.

Ông thể hiện mong muốn: “Các thầy, cô hiệu trưởng các trường phổ thông mãi mãi là tấm gương dấn thân trong sự nghiệp giáo dục”.

Giáo dục là sáng tạo, không bế tắc

Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận: “Chúng ta có nguồn lực to lớn, không tốn tiền để ngành giáo dục phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn mà vừa qua chưa được phát huy đầy đủ. Đó chính là các tấm gương các nhà trường, các thầy cô giáo có cách làm hay, có giải pháp tốt ở mỗi địa phương và trong toàn ngành. Những thầy cô giáo đó, tập thể đó đã được tuyên dương là anh hùng lao động, là đơn vị anh hùng, giáo viên xuất sắc, nhà trường xuất sắc”.

Nhưng ông cũng chỉ ra một thực tế: “Ngày nay, bao nhiêu người chúng ta biết được tên các trường đại học, các trường phổ thông đã được tuyên dương anh hùng lao động trong 10 năm qua. Nhớ lại giai đoạn chống Mỹ, chỉ nghe những tên như Nguyễn Viết Xuân, Lê Mã Lương, Phạm Ngọc Lan là mỗi người thanh niên đều hiểu được họ là ai, họ đã làm gì và họ là tấm gương cho mình để sẵn sàng lên đường chiến đấu, bảo vệ tổ quốc”.
GS Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho nhà giáo tiêu biểu.

Từ đó, ông chia sẻ: “Ngày nay, mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn ngành giáo dục vẫn có rất nhiều điển hình tiên tiến nhưng chúng ta chưa hiểu sâu sắc, chưa học tập sâu sắc để biến những bài học về đạo đức về sáng tạo của các anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo tiêu biểu, nhà trường xuất sắc trở thành công cụ để đổi mới giáo dục tại mỗi cơ sở giáo dục, mỗi địa phương và trong toàn ngành.

Chúng tôi rất mong trong hội nghị này ngành giáo dục sẽ trao đổi sâu hơn để làm sao hình thành một phong trào học tập, thi đua cùng các điển hình tiên tiến của ngành giáo dục. Để làm sao nói về ngành giáo dục là nói đến sáng tạo, là không bế tắc, là phát triển không ngừng chính từ nội lực”.

Tại lễ tuyên dương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, tất cả những nhà giáo được tuyên dương lần này đều có những hoàn cảnh, thời gian công tác và cuộc sống thường ngày nhưng họ đều có điểm chung là trung thành với Tổ quốc, phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò và đào tạo, bồi dưỡng được nhiều học sinh, sinh viên giỏi, tài năng; có nhiều sáng kiến trong nghiên cứu, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và quản lý; được học trò, đồng nghiệp và nhân dân tôn vinh.

Nhân dịp này, Bộ GD-ĐT đã biểu dương 160 gương mặt thầy, cô giáo điển hình đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT. Ví dụ như cô giáo người H’Mông Vàng Thị Ghếnh, trường Mầm non xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, dạy trẻ lớp 5 tuổi xa trung tâm, nơi có 100% hộ nghèo nhưng đã khắc phục mọi khó khăn, tìm mọi cách để vận động 100% trẻ ra lớp, duy trì sĩ số và giảng dạy đảm bảo chất lượng...
 

Bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đạp vỡ tim

Ngày 17-11, cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết đang tạm giữ hình sự nghi can Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, quê huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ; tạm trú tổ 9, KP 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức) để điều tra, làm rõ về hành vi “giết người”.

Theo cơ quan điều tra, Nhờ thuê trọ tại địa chỉ trên ở cùng chồng là P.T.S. (22 tuổi) và con nhỏ 2 tuổi. Hàng ngày Nhờ ở nhà trông con và nhận chăm nuôi bé Đ.N.L. (18 tháng tuổi), con chị V.T.H. (24 tuổi, quê Nghệ An) với giá 1,5 triệu đồng/tháng.
672435

Khoảng 7g sáng 16-11, chị V.T.H. chở bé L. đến giao cho Nhờ như thường lệ, sau đó Nhờ cho bé L. ăn sáng. Trong lúc cho ăn do cháu L. khóc nên Nhờ đã cầm tay chân bé xách ngược lên để dọa cho bé nín nhưng tuột tay làm bé L. té xuống nền nhà.

Bị té xuống đất bé L. vẫn nằm khóc, tức giận Nhờ dùng chân đạp mạnh một cái lên ngực và một cái lên bụng bé, sau đó bỏ đi vệ sinh. Khoảng 20 phút sau Nhờ quay ra thì thấy bé L. nằm bất động trên nền nhà nên ấn tay lên ngực bé để cấp cứu nhưng bé vẫn không cử động.

Hoảng hốt, Nhờ gọi người dân xung quanh chở bé đi cấp cứu tại bệnh viện Quân Dân Miền Đông nhưng bé L. đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện. Ngay sau đó Nhờ bị Công an Q.Thủ Đức bắt giữ, tại cơ quan điều tra, Nhờ đã khai nhận hành vi phạm tội như trên.

Khám nghiệm tử thi của bé L. cho kết quả tụ máu ở vùng cổ, xưng màng sụn thanh khí quản. Hai phổi bị dập, bầm tụ máu vùng trung thất trước. Đặc biệt, bé L. bị Nhờ đánh đến rách màng ngoài tim bên phải, vỡ tiểu nhĩ phải, rách gan.

Được biết mẹ bé L. là công nhân ở khu công nghệ cao, bố bé làm nghề sửa chữa điện tử.

Theo Tuổi Trẻ
Ảnh: Chân dung bảo mẫu Nhờ tại nhà tạm giam Công an Q.Thủ Đức
  (Một Thế giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét