Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Đảng có bịt miệng Quốc hội? & Thiên tai hay Địch hoạ - Lúc này Tàu đánh Ta liệu có đỡ được không?

Đảng có bịt miệng Quốc hội?

 Nguyễn Quang A
Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa tinbỏ phiên thảo luận ở hội trườngngày mai 18-11-2013 về dự thảo hiến pháp.
Đầu phiên họp Quốc hội đã thông qua chương trình nghị sự, theo đó 18-11 sẽ là phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo hiến pháp. Chắc hẳn đó đã là một nghị quyết. Không rõ Quốc hội đã có nghị quyết khác thay đổi chương trình nghị sự hay chưa? Nếu chưa, thì có ai đó đã lạm quyền khi quyết định bỏ và sự thay đổi phiên thảo luận ở hội trường liệu có hợp pháp? Chỉ có các đại biểu quốc hội mới biết kỹ và có thể trả lời những câu hỏi này.

Hãy bỏ qua những câu hỏi về thủ tục nêu trên và xem cái gì có thể đứng sau quyết định thay đổi như vậy. Đấy liệu có phải là mánh khoé để bịt miệng các đại biểu Quốc hội hay không? Chắc vài vị lãnh đạo chóp bu, những người  muốn để lại “dấu ấn” của mình (dù có ông đã nói toẹt ra mong muốn đó, còn ông khác bảo không muốn tạo dấu ấn nào) trong việc thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi, đã rút kinh nghiệm vụ Đường sắt cao tốc (khi ý định của họ đã bị Quốc hội bác bỏ), và kinh nghiệm của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khi Trung ương bác đề xuất kỷ luật của Bộ Chính trị), nên họ đã quyết định bỏ phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo hiến pháp. E rằng nếu để cho thảo luận ở hội trường thì sẽ không thể kiểm soát được, cho nên để chắc ăn họ dùng lại ngón bài kinh điển của các chế độ toàn trị: không cho các chiếc đũa hợp thành bó, xé bó đũa ra thành từng chiếc lẻ để dễ bề kiểm soát.
Nếu đúng thế thì đây đích thực là việc bịt miệng các “đại biểu của nhân dân” một cách tinh vi. Các đại biểu quốc hội có cảm thấy vậy không hay họ thỏa mãn với “tính dân chủ” này trong hoạt động quốc hội, thỏa mãn với việc góp ý riêng lẻ bằng văn bản cho các vấn đề khác nhau của dự thảo và phó mặc cho “ban soạn thảo” tùy ý tổng hợp ý kiến của các đại biểu hệt như đã tổng hợp “hàng chục triệu ý kiến của nhân dân” trong thời gian qua thay cho việc thảo luận tại hội trường? Các vị dân biểu có thấy nhục khi bị đối xử như vậy hay vẫn rất tự hào?
Trớ trêu thay, chính ông thầy lỗi lạc của mấy vị chóp bu ấy đã dạy họ điều quan trọng sau mà có lẽ họ đã mau quên. Đó là châm ngôn của Lênin, rất quen thuộc đối với những người cộng sản: chế độ không thể cai trị lâu thêm nữa theo những cách cũ, nhưng nó không biết làm thế nào để thay đổi chúng; còn nhân dân thì không muốn sống theo những cách cũ, và họ không còn sợ nữa để thử những cách mới.
Khi những dấu hiệu ấy trở nên phổ biến, đấy là lúc có những biến đổi lớn (chẳng hạn cách mạng) sắp xảy ra. Tôi ghét tất cả các cuộc cách mạng được hiểu theo nghĩa hẹp là lật đổ, xóa sổ một chế độ cũ để xây một chế độ mới; tất cả những cuộc cách mạng như vậy đều thay chế độ độc tài này bằng chế độ độc tài khác và đi liền với sự đổ máu, với sự tàn phá nền kinh tế và cơ sở xã hội. Những biến đổi lớn có thể xảy ra mà không cần đến cách mạng bạo lực, và đấy là cái chúng ta nên phấn đấu để đạt được.
Những dấu hiệu mà đã xuất hiện trong hội nghị trung ương, trong vụ đường sắt, và vụ bỏ phiên thảo luận ngày mai về dự thảo hiến pháp và bao nhiêu dấu hiệu khác trong việc ứng phó lúng túng với vô vàn vấn đề xã hội-kinh tế và chính trị trong nước, rõ ràng là những dấu hiệu mà người thầy của những người cộng sản đã nhắc đến. Các ông ấy sợ không thể kiểm soát được Quốc hội nơi họ có tuyệt tuyệt đại đa số, nơi họ “không thể cai trị lâu thêm nữa theo những cách cũ”. Và đấy là dấu hiệu nhỏ nhưng vô cùng quan trọng!
Các đại biểu quốc hội nghĩ gì? Họ sợ, cam chịu hay dám vượt qua nỗi sợ. Hãy cùng nhân dân vượt qua nỗi sợ và dũng cảm đòi thực hiện chính nghị quyết về chương trình nghị sự mà họ vừa bỏ phiếu thông qua lúc đầu kỳ họp và hãy “thử những cách mới” trong hoạt động quốc hội cùng với nhân dân “thử những cách mới” trong mọi lĩnh vực của đời sống!
————
Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Bỏ phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Hiến pháp

M.D
Thứ Năm,  14/11/2013, 20:49 (GMT+7)
(TBKTSG Online) – Thay vì thảo luận ở hội trường về chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu Quốc hội sẽ góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.
Văn phòng Quốc hội vừa thông báo về chương trình mới của kỳ họp thứ 6, trong đó có một vài thay đổi so với ban đầu.
Liên quan đến việc thảo luận và cho ý kiến về dự thảo hiến pháp 1992 sửa đổi, theo chương trình nghị sự cũ đã được thông qua ở đầu kỳ họp, vào sáng ngày 18-11, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). Sau đó Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về việc chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Tuy nhiên, theo chương trình mới, Quốc hội sẽ không thảo luận ở hội trường nữa, thay vào đó, đại biểu Quốc hội góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.
Ngày thông qua dự thảo hiến pháp không thay đổi. Theo đúng kế hoạch đã đề ra, vào sáng 28-11, sau khi ông Phan Trung Lý trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định rằng để việc thông qua Hiến pháp đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra.
Một số thay đổi đáng chú ý khác- Quốc hội sẽ bế mạc vào chiều 29-11, thay vì sáng 30-11 (sớm hơn một ngày). - Hai dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được rút khỏi chương trình thảo luận.
- Tăng thêm một buổi thảo luận tại hội trường vào chiều 22-11 đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Áp đặt quốc hội thông qua hiến pháp là biểu hiện của sự suy yếu và cho thấy ngày tàn của chế độ này không còn xa

b
a17/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) – Ngày 28/11 sắp tới kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII sẽ tiến hành thủ tục thông qua bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013. Trước đó, cũng theo chương trình nghị sự, trong phiên họp toàn thể ngày mai 18/11, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, theo dự trù phiên họp này sẽ được tường thuật trực tiếp trên truyền hình và truyền thanh.


Nhưng đột ngột, ngày 16/11 Văn phòng Quốc hội ra thông báo cho biết phiên họp tại hội trường ngày 18/11 để thảo luận công khai về dự thảo Hiến pháp đã bị hủy bỏ, các đại biểu QH phải góp ý bằng văn bản. Sự kiện này đã khiến nhiều người trong nước đặt câu hỏi Đảng đang bịt miệng Quốc hội?

Ngày 15/11, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đồng loạt phát đi Lời kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) với 165 người ký tên gửi đến các đại biểu Quốc hội. (DĐVN21 đã đưa tin 11/11).
Cũng buổi sáng 15/11 TS Nguyễn Quang A đã thay mặt 165 người ký tên gửi đến ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng toàn văn Lời kêu gọi kèm theo đầy đủ danh sách, để ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kịp thời thông báo tới tất cả các vị đại biểu Quốc hội đang họp tại Hà Nội. (*)
7 giờ sáng Chủ nhật 17/11/2013, trang mạng Anh Ba Sam thăm dò dư luận về Lời kêu gọi này. Đến 15 giờ đã có 843 ngưới tán thành Lời kêu gọi chiếm tỷ lệ 96,12%. (**) 
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người ký tên vào Lời kêu gọi đã có nhận định trên trong cuộc trao đổi dài 27 phút với nhà báo Trần Quang Thành sau đây:
Download: ts-nguyen-quang-a_f.mp3

Thiên tai hay Địch hoạ - Lúc này Tàu đánh Ta liệu có đỡ được không?

Giả như siêu bão Haiyan vừa rồi quất thẳng vào, quét dọc miền Trung ra Bắc. Tình hình VN chắc chắn sẽ thê thảm hơn bạn Phi rất nhiều, hàng loạt đập thuỷ điện bị vỡ, các tuyến đường huyết mạch nối liền các tỉnh thành, liên huyện, liên xã bị chia cắt cô lập.
VN lấy đâu ra nhiều máy bay để ứng cứu tiếp tế, tập trung nhân vật lực để giải quyết cho một tỉnh chưa xong nói chi nửa nước! Tưởng tượng hình dung ôi kinh hoàng! đất nước tan hoang, thây người rải khắp, đói khát cướp bóc nổi lên khắp nơi.

VN tuyên bố tình trạng khẩn cấp nửa nước, lúc đó ai sẽ cứu ta kịp thời nhất?.
Không ai ở gần và đủ năng lực hơn cái nước láng giềng hơn 1 tỷ dân kia ở phía Bắc. Vì mạng sống của mình, buột phải đập đầu mà xin nó cứu, nó nói bảo gì cũng nghe, gía nào cũng cược tuốt. Bạn vàng đồng chí, kẻ thù truyền thông và cũng là đối tượng sẵn sàng tác chiến của Quân đội ta ở hiện tại và trong tương lai.
Nó đưa quân cứu hộ vào, trong lúc rối tinh rối mù, tha hồ mà chụp ảnh, quay phim, đánh dấu những gì ta gọi là bí mật quân sự sẽ bật mí hết trơn và qua khủng hoảng Trung Quốc có cơ hội đánh giá đầy đủ khả năng điều binh khiển tướng của Việt Nam trong tình trạng khẩn cấp.

Chỉ là ảnh hưởng do hoàng lưu bão mà các tuyến đường chiến lược bị sạt lở, ngập lụt làm giao thông tắc nghẽn, dân chết rải rác nhiều nơi. Đường 1A huyết mạch đứt từng đoạn, đường Hồ Chí Minh chiến lược quốc phòng te tua tơi tả, đường 19 Tây Nguyên gãy xương bầm dập, các quốc lộ khác không ít thì nhiều đều bị sự cố. Đường quốc lộ ở miền núi mà ngập thì hoạ tới cho nước Việt rồi!

Ngay từ bây giờ dứt khoát phải chỉ mặt gọi đích danh Tham nhũng và Nhóm lợi ích là những tên giặc nội xâm, phản quốc - Những kẻ âm thầm bòn rút tài nguyên quốc gia, mồ hôi xương máu của nhân dân. Chúng là sâu bọ, mối mọt, vi trùng đã và đang từng ngày gặm nhắm đục khoét ăn rỗng ruột đất nước quê hương. Dù vô tình hay cố ý chúng đã và đang tiếp tay cho thế lực ngoại bang xâm lược - Bất chiến tự nhiên thành.
Như lúc này đây, Thợ cạo nghĩ: Tàu nó oánh thì Vịt sẽ khóc ròng! các chuyên gia quân sư quốc phòng liệu có tự tin lạc quan?


Kạo tui đã giã từ vũ khí làm dân ngu khu đen đã lâu nhưng hay tin lũ lụt thiệt hại kinh quá! bỗng dưng lo chiện thiên cơ, nghẹn đắng lòng, không khỏi lăn tăn suy nghĩ: đảng, chính phủ, quốc hội nhìn xa trông rộng tới đâu? Đã có đảng và nhà nước lo nhưng lo tới đâu, sao mờ mịt quá !?
Những người còn có lương tri với dân, tâm huyết với nước, với tiền đồ dân tộc, xin các vị hãy nói KHÔNG dứt khoát mạnh mẽ, coi chúng là KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG.
Đất nước còn có cơ may, dân muôn đời biết ơn, chế độ sẽ ổn định, lương tâm các vị sẽ thanh thản, lịch sử sẽ ghi công các vị.
Mô Phật, lạy Chúa, Thánh thần, Tiên tổ, Hồn Việt linh thiêng cho chúng con được thấy như vậy!
___________________
Bình Định; cầu; lũ; cuốn trôi
quoc-lo-24-bi-sat-lo-5238-1384570816.jpg

nuoc-lu-tran-cau-song-Ba-9420-1384570816




Năm 2009 ở Kon Tum, sau lụt hàng vạn m3 gỗ từ đầu nguồn trôi về, người dân đi trên gỗ như thế này đây:

091006160817-571-715-(1).jpg
*****

Quy trình đẻ ra án oan và cơ chế minh oan cho người vô tội

  Một Thế Giới

Theo Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 , hệ thống tòa án ở nước ta thực hiện chế độ hai cấp xét xử: tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án lần đầu và đưa ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Bản án sơ hoặc quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa thoát khỏi “ách” bị can?
Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật khi bị kháng cáo, kháng nghị.
Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử, mà là những thủ tục tố tụng đặc biệt để xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ cho rằng cần phải áp dụng thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm theo quy định vủa Bộ luật Tố tụng hình sự.
Căn cứ để giám đốc thẩm
Theo Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự, tính chất của giám đốc thẩm là “xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án”.
Giám đốc thẩm thực chất là một thủ tục nhằm hủy bỏ một bản án hoặc một quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì sao phải hủy bỏ? Vì bản án hoặc quyết định đó đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Vậy vi phạm đến mức nào thì gọi là nghiêm trọng? Nếu nói rộng ra thì có vẻ hơi trừu tượng, nhưng đi vào cụ thể từng vụ việc thì “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự được thể hiện ở việc các cơ quan và người tiến hành tố tụng tiến hành tác nghiệp không theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong việc điều tra (khởi tố, khám nghiệm…, thu thập chứng cứ, bắt tạm giam), truy tố, xét xử.
Thông thường, các biểu hiện vi phạm pháp luật rõ nhất là ở biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung bị can, kết quả giám định… nên đã không phản ánh thực tế khách quan của vụ án, dẫn đến kết quả giải quyết vụ án sai hoặc kết án oan người vô tội.
Phiên tòa phúc thẩm hời hợt, không quan tâm đến những lời kêu oan, không kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tính có căn cứ của bản án sơ thẩm sẽ dẫn đến kết cục y án sơ thẩm.
Nếu những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình điều tra không được viện kiểm sát phát hiện để khắc phục sẽ dẫn đến việc lập cáo trạng truy tố theo đúng nội dung kết luận điều tra không khách quan của cơ quan điều tra.
Khi tòa án thụ lý vụ án, trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thẩm phán nghiên cứu hồ sơ cũng không phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong hồ sơ vụ án tất yếu sẽ dẫn đến việc xét xử đúng như cáo trạng truy tố. Phiên tòa phúc thẩm hời hợt, không quan tâm đến những lời kêu oan, không kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tính có căn cứ của bản án sơ thẩm sẽ dẫn đến kết cục y án sơ thẩm.
Quy trình của một vụ án oan được khép kín từ giai đoạn điều tra đến khi kết thúc việc xét xử phúc thẩm.
Theo Điều 273 thì các căn cứ để xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng là:
1.    Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2.    Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3.    Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4.    Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
Các quy định trên cho thấy chỉ cần có một trong bốn căn cứ nêu trên thì chánh án Tòa án nhân dân Tối cao hoặc viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thẩm quyền kháng nghị thuộc cả hai chủ thể tiến hành tố tụng là chánh án tòa án và viện trưởng viện kiểm sát có ý nghĩa quan trọng trong việc nhanh chóng, kịp thời “phá án” minh oan cho người vô tội nếu xác định người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội.
Sau khi có kháng nghị giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ đưa ra một trong ba quyết định:
1.    Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2.    Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án ;
3.    Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Điều 286 Bộ luật Tố tụng hình sự diễn giải việc Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của luật này.
Điều 107 quy định những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự là:
1.    Không có sự việc phạm tội;
2.    Hành vi không cấu thành tội phạm;
3.    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4.    Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5.    Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6.    Tội phạm đã được đại xá;
7.    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Điều 287 diễn giải việc Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 273 nêu trên.
Điều 286 và 287 Bộ luật Tố tụng hình sự là những quy định (có tính diễn giải) để người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ vào đó đưa ra quyết định đúng đắn và chính xác.
Căn cứ để tái thẩm
Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Điều 291 luật này quy định những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
1.    Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2.    Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
3.    Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4.    Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
Những tình tiết được xác định là tình tiết mới phải nằm trong tổng thể các tình tiết có liên quan đến người đã bị kết án, làm thay đổi căn bản nội dung vụ án và phản ánh sự thật khách quan của vụ án.
Trong vụ án hình sự, nguồn chứng cứ có được từ: lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch (nếu có), vật chứng, biên bản điều tra…, các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án là một trong những căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án.
Tình tiết mới được xác định khi kiểm tra các nguồn chứng cứ nêu trên phát hiện đó không phải là chứng cứ của vụ án để xác định tội phạm, nhưng trước đó điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã sử dụng để kết tội người bị kết án mà sau này phát hiện có những tình tiết khác (liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi bị coi là tội phạm của người bị kết án) phủ nhận những tình tiết dùng làm chứng cứ buộc tội trước đó. Hoặc chính những tình tiết đó qua phân tích đã bộc lộ là không đúng với thực tế khách quan của vụ án nhưng đã được sử dụng làm chứng cứ để buộc tội người bị kết án thì đó là tình tiết mới.
Những tình tiết được xác định là tình tiết mới phải nằm trong tổng thể các tình tiết có liên quan đến người đã bị kết án, làm thay đổi căn bản nội dung vụ án và phản ánh sự thật khách quan của vụ án. Ví dụ: tình tiết mới xác định người bị kết án phạm tội “cố ý gây thương tích” chứ không phải tội “giết người”, hoặc người bị kết án thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng, hoặc hành vi “vô ý làm chết người”… thì đó là tình tiết mới làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Xuất phát từ tính chất của tái thẩm là xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, nên mục đích chính của thủ tục này là để hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại.
Vì vậy, theo Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự, người có quyền kháng nghị chỉ giới hạn là viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Khác với thủ tục giám đốc thẩm là chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và viện trưởng Viện kiểm sát  nhân dân từ cấp tỉnh, cấp quân khu đến cấp Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Giám đốc thẩm hay tái thẩm?
Trường hợp các tình tiết được phát hiện là chứng cứ chứng minh một người khác phạm tội chứ không phải là người bị kết án phạm tội mà các tình tiết được coi là chứng cứ kết tội người bị kết án là không có thực, người bị kết án hoàn toàn không hay biết gì về sự việc phạm tội đã xảy ra thì đó không phải là tình tiết mới.
Trong trường hợp này, phải khẳng định là “không có sự việc phạm tội” như quy định tại Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự, nên bản án có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án đó phải được xử lý theo thủ tục giám đốc thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm sẽ căn cứ vào Khoản 1 Điều 107 ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ vụ án và tuyên bố người bị kết án không phạm tội.
Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải căn cứ vào hồ sơ vụ án để tìm và xác định những vi phạm pháp luật nghiêm trong trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử.
Trong trường hợp người bị kết án không phải là người thực hiện hành vi phạm tội thì chánh án Tòa án nhân dân Tối cao hoặc viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ vụ án và tuyên bố người bị kết án không phạm tội. Cho dù chưa tìm và xác định được người phạm tội thì quy trình này vẫn phải được thực hiện để minh oan cho người vô tội.
Luật sư, thạc sĩ Trịnh Minh Tân
(* Tít bài do tòa soạn đặt)

Học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị gì nữa

Học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị gì nữa
Karl Marx

Sau khi áp dụng hoàn toàn thất bại trong gần 2/3 thế kỷ, tại những nước được coi là cái nôi của nó như Đông Đức, quê của Karl Marx, như ở Nga Sô, quê của Lénine, chủ thuyết Mác Lê theo nguyên tắc là không còn giá trị gì nữa. Tuy nhiên vẫn còn có những người mù quáng bám vào chủ thuyết này, cho rằng nó vẫn còn có giá trị hiện đại, chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn cắt nghĩa rõ hơn rằng lý thuyết của Marx đã bị các nước Tây Âu chối bỏ từ đầu, lý thuyết của Lénine chủ trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra.
Lý thuyết của Marx bị giai tầng sĩ phu, trí thức Tây Âu chối bỏ, tiêu biểu là quê hương của Marx, vùng Trèves, bị bạn của Marx chỉ trích, tiêu biểu là ông J. Pierre Joseph Proudhon
Chủ thuyết hay chủ nghĩa là những tư tưởng về xã hội, lịch sử, chính trị, tôn giáo, dựa trên một nền tảng lý thuyết có tính cách hợp lý, nhưng không nhất thiết là đúng.
Chữ Pháp chủ nghĩa có nghĩa là “doctrine” , là toàn thể những ý niệm, ý tưởng, tư tưởng, mà người ta cho rằng, giả thuyết rằng là đúng, nhưng đối với người khác chưa chắc đã đúng, để hướng dẫn hành động và cắt nghĩa những sự kiện lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, triết học.
Định nghĩa như vậy, thì lý thuyết Mác Lê được coi như một chủ thuyết, một chủ nghĩa. Tuy nhiên nó không nhất thiết là đúng; vì lý thuyết của Marx đã bị những người cùng thời chỉ trích nặng nề, chẳng hạn như Proudhon, Lassalle, Bernstein và ngay cả những người cùng quê quán của ông chối bỏ.
Thật vậy, Marx sinh trưởng trong một gia đình trí thức Do Thái, ở vùng Trèves, Đức, gần biên giới với Pháp. Ông cố, ông kỉnh của Marx đã bao đời làm mục sư Do Thái giáo. Ngay ở vùng này, người ta thấy có tượng của Marx, với hàng chữ ở dưới : “Marx sinh trưởng ở đây, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của Marx.” Thật vậy dân Đức nói chung không tôn thờ Marx, như những nước Nga Sô, trước đây và Trung Cộng, Việt Nam hiện nay, mà họ tôn thờ những người như Kant, Goethe. Chúng ta thấy ở Đức có 13 và khắp nơi trên thế giới có gần 100 trường dạy sinh ngữ đức mang tên cuả Goethe (Goethe Institut), Viện Goeth, chứ không có Viện Marx.
Pierre Joseph Proudhon (1809-1865), nhà xã hội Pháp, có thể nói là cùng thời với Karl Marx (1818-1883), đã được Marx khen là người có những chỉ trích về kinh tế và chủ nghĩa tư bản rất là sắc bén, đã cùng bút chiến với Marx, khi ông viết quyển La Philosophie de la Misère ou Système des Contradictions économiques (Triết lý về sự Nghèo khổ hay Hệ thống của sự Mâu thuẫn kinh tế), xuất bản năm 1846; và Marx đã trả lời thẳng lại bằng cách viết bằng tiếng Pháp quyển Misère de la Philosophie (Sự Nghèo nàn của Triết học). Điều này chứng tỏ hai người rất hiểu tư tưởng của nhau. Nhưng sau đó cuối đời Proudhon có nói về lý thuyết của Marx : “Nếu lý thuyết này được thực hiện, thì nó sẽ trở thành con sán lãi (le ténia) của xã hội.”
Ai cũng biết bệnh sán lãi là bệnh có những con giun ở trong bao tử và ruột, chúng hút hết chất bổ của người bị bệnh, làm cho bệnh nhân to bụng, da vàng, không tăng trưởng được. Không cần đi vào sâu xa, chi tiết, người ta chỉ cần quan sát ở những nước cộng sản, áp dụng lý thuyết của Marx và Lénine, chúng ta thấy có 2 chính quyền ăn lương, từ thuế của dân, một chính thức, một là đảng cộng sản. Điều này chứng tỏ lời tiên đoán của Proudhon là đúng.
Không nói đâu xa, ngay chính một người con gái của Marx, ngày xưa đi theo tư tưởng của cha, nhưng sau thấy không tưởng, sai lầm, nên đã bỏ và trở về đạo Do Thái giáo, đạo gốc của gia đình.
Paul Lafargue, con rể của Marx, người đã giúp ông rất nhiều trong việc quảng bá tư tưởng của ông tại Pháp, sau đó cũng bỏ đi theo chủ nghĩa vô trị (l’anarchisme), làm cho Marx phải than : “Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng trên thế giới này đi theo chủ nghĩa vô trị.” Đây cũng là lý do làm cho Marx chuyển trụ sở của của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng sản, lúc đầu ở Luân Đôn, về Thụy Sĩ, sau đó chuyển sang Hoa kỳ, rồi bị giải tán, vì tổ chức này bị ảnh hưởng mạnh bởi những người theo chủ nghĩa Vô trị của Proudhon, Pháp, và của Bakounine (1814-1876), Nga.
Ngay cả đồ đệ của Marx, và chính Engels (1820-1895),
“Vào cuối đời, năm 1895, nhận thấy tình trạng trưởng thành của những phong trào thợ thuyền và xã hội, đã đưa ra giả thuyết, theo đó một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do, chính là con đường tốt nhất để giúp những người lao động, trong công cuộc đấu tranh của mình đi đến chỗ thoát khỏi sự áp bức của tư bản.” (Manifeste du Parti Communiste – dẫn nhập bởi Lire le Manifeste của Claude Mazairic – trang 9 – nhà xuất bản www.Librio.net)
Tuy nhiên lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế này, 34 năm sau khi Marx chết và chỉ có 22 năm sau khi Engels chết, lại được Lénine lượm về, dùng quyền lực chính trị áp dụng, cộng thêm tư tưởng độc đảng, độc tài của Lénine.
Quan niệm độc đảng, độc tài của Lénine bị bạn của mình là bà Rosa Luxembourg và những người như Kautski, Bernstein chỉ trích
Khi Lénine được Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thụy Sĩ về Nga, giúp đỡ, cướp chính quyền, thì những người trong Đệ Nhị Quốc Tế Cộng sản như Bernstein, Kautski, bạn của Lénine, đã cho rằng cuộc cách mạng do Lénine làm là cuộc “Cách mạng đẻ non, sớm muộn sẽ hoài thai”, vì nước Nga chưa đủ điều kiện để làm cách mạng cộng sản.
Bà Rosa Luxemboug, cũng là bạn của Lénine, mặc dầu ngồi trong tù, nhưng theo dõi rất kỹ những hành động bên ngoài, trước khi chết, có viết thư cho Lénine trong nhật ký của bà:
“Cái đảng và nhà nước độc tài mà anh xây dựng lên, anh bảo là nó phục vụ cho thợ thuyền và nhân dân. Nhưng trên thực tế nó chẳng phục vị một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội đó là tôn trọng tự do và dân chủ.”
Hậu quả của 2/3 thế kỷ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê: hơn 100 triệu người chết, tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu. Bởi lẽ đó chủ thuyết Mác-Lê không còn một chút gì là giá trị hiện tại.
Lý thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại. Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ chấp nhận cả Nhật hoàng.

Phản biện bài viết “Học Thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị”

Phản biện bài viết “Học Thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị”
Karl Marx

Bản thân tôi vốn dĩ không thích tư duy từ chương và thiếu khoa học của những người nghiên cứu cũng như áp dụng chủ nghĩa Marx nhưng tôi thấy khá khó hiểu về một bài viết phê bình chủ nghĩa Marx mới đăng trên đây (“Học Thuyết Mác – Lê Đã Không Còn Giá Trị Gì Nữa“).
Tôi không rõ bài viết nhằm mục đích học thuật hay giải trí nhưng tiêu đề tạo cho tôi hướng đến một bài phê bình khoa học nghiêm túc. Bài viết nhìn chung nhắm vào mối tương quan giữa Karl Marx, Lenin và những người xung quanh nhiều hơn là phân tích các quan điểm của học thuyết Marx – Lenin như tác giả đưa ra.
Mở đầu tác giả bài viết lập luận rằng: “lý thuyết của Lénine chủ trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra.” và “lý thuyết của Marx đã bị những người cùng thời chỉ trích nặng nề, chẳng hạn như Proudhon, Lassalle, Bernstein và ngay cả những người cùng quê quán của ông chối bỏ.” và rất nhiều đoạn tương tự như vậy. Và dẫn chứng của tác giả cũng khá quen thuộc như bao vị ngoài đường và trong quán vẫn thường hay đàm tiếu: “hơn 100 triệu người chết, tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu. Bởi lẽ đó chủ thuyết Mác-Lê không còn một chút gì là giá trị hiện tại.” và “Lý thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại. Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ chấp nhận cả Nhật hoàng.”
Xin nêu vài lỗi của tác giả trong bài viết này. Đây là ý kiến chủ quan của tôi nên sẽ có không ít sai sót.
- Về mặt từ ngữ và thuật ngữ: tác giả đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản khi trích dẫn từ có gốc tiếng Pháp để chú dẫn cho lý thuyết của Marx  trong đoạn sau đây: “Chữ Pháp chủ nghĩa có nghĩa là “doctrine” , là toàn thể những ý niệm, ý tưởng, tư tưởng, mà người ta cho rằng, giả thuyết rằng là đúng, nhưng đối với người khác chưa chắc đã đúng, để hướng dẫn hành động và cắt nghĩa những sự kiện lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, triết học. Định nghĩa như vậy, thì lý thuyết Mác Lê được coi như một chủ thuyết, một chủ nghĩa. Tuy nhiên nó không nhất thiết là đúng”. Tác giả đã làm lệch khung ngôn ngữ. Trong khi tác giả không đưa được dẫn chứng Karl Marx đã thể hiện quan điểm của mình như một hệ thống lý luận, hệ tư tưởng hay học thuyết mà ngay từ đầu đã áp đặt đó là “học thuyết”.
Tác giả tự mâu thuẫn với chính mình khi ở trên nói rằng: “Chủ thuyết hay chủ nghĩa là những tư tưởng….” nhưng vừa xuống dưới tác giả đã biến nó thành “học thuyết”. Phải chăng theo định nghĩa của tác giả “chủ nghĩa” tương tự với “học thuyết”?
Có một số thuật ngữ tác giả dường như không nắm nhưng vẫn cố dịch. Do Thái giáo không có chức vị tư tế nào gọi là “mục sư”. Chức vị tư tế của Do Thái tiếng Pháp (vì tác giả hay trích Pháp) là Rabbin nghĩa gốc tiếng Do Thái là thầy dạy hay thầy giảng. Cũng xin nói thêm thân phụ của Karl Marx đã từ bỏ Do Thái giáo để chuyển sang Tin Lành Luther và các con ông (trong đó có Karl Marx) cũng là người Tin Lành chứ không phải như tác giả đề cập: “Không nói đâu xa, ngay chính một người con gái của Marx, ngày xưa đi theo tư tưởng của cha, nhưng sau thấy không tưởng, sai lầm, nên đã bỏ và trở về đạo Do Thái giáo, đạo gốc của gia đình.” Tác giả có thể đọc thêm các sách của giáo sư sử học Mỹ Jonathan Sperber nghiên cứu khá kĩ lưỡng và sâu sắc về Marx như: Karl Marx: His Life and Environment, Karl Marx: A Nineteenth-Century Life…
Khi dùng thuật ngữ “giai tầng sĩ phu, trí thức” tác giả đang muốn nói đến “giai cấp trí thức” chăng? Xin thưa “trí thức” được gọi là “bộ phận” hay “tầng lớp” hay “đội ngũ” chứ không phải “giai cấp”. Nếu đang diễn đạt về lập trường của Marx – Lenin thì đây là điều tối thiểu cần biết.
“L’anarchisme” hay “chủ nghĩa vô chính phủ” (“vô trị”) phủ nhận mọi chính quyền nhà nước và mọi quyền lực chính trị khác, không thừa nhận một trật tự chung đối với tất cả mọi người trong quan hệ giữa người với người, tuyên truyền sự tự do vô hạn của cá nhân. Chủ nghĩa này là một cơn giông tai hại cho thế giới tư bản Tây Âu cuối thế kỉ XIX. Không rõ tác giả muốn nói gì khi đề cập đến Paul Lafargue và chủ nghĩa vô chính phủ của ông. Phải chăng muốn nói rằng do Marx mà Paul Lafargue trở nên tệ hại? Vậy Paul Lafargue chỉ là một con lừa học vẹt theo những điều “xấu xa” từ Marx hay đã “diễn dịch” một cách mù quáng học thuyết của Marx?
Đó là một số lỗi từ chính. Bên cạnh đó có thể thấy sự thiếu thống nhất trong tên riêng như lúc dùng Mác, lúc dùng Marx hay Lenin  và Lenine
- Về mặt phương pháp và lập luận: tác giả chủ yếu dựa vào quan hệ nguyên nhân – hệ quả.
Tác giả cho rằng “một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do” là một “lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế”. Vậy các nước tư bản phương Tây đang làm gì? Quân chủ và bầu phiếu không phổ thông sao?
Một lập luận khá phổ biến khi nói về một tư tưởng của ai đó: phần đông chúng ta (quá khứ lẫn hiện tại) không chấp nhận tư tưởng ai đó suy ra nó là sai lầm. Lỗi mắc phải ở đây là đang khái quát hóa một hệ tư tưởng khổng lồ của Marx về: thế giới quan, tư duy – nhận thức, hình thái chính trị, kinh tế, xã hội… mà không suy xét từng khía cạnh cụ thể. Về khía canh học thuật sự tranh cãi hệ tư tưởng của bất kì một triết gia nào vẫn đang diễn ra hàng ngày không chỉ Marx – Lenin mà cả các tiền bối và hậu sinh người Đức của các ông như: Kant, Hegel, Nietzsche, Wittgenstein, Marcuse… và tất nhiên không ai dám khẳng định các triết gia (kể cả Marx) đúng hay sai hoàn toàn. Lỗi này lại tiếp tục cho đến cuối cùng: “Lý thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại. Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ chấp nhận cả Nhật hoàng.”???? Tác giả có thực sự hiểu họ đang làm gì không?
“Chúng ta thấy ở Đức có 13 và khắp nơi trên thế giới có gần 100 trường dạy sinh ngữ đức mang tên cuả Goethe (Goethe Institut), Viện Goeth, chứ không có Viện Marx.”
Nước Đức không thiếu những danh nhân có tầm quốc tế: Otto von Bismarck, Ludwig van Beethoven, Immanuel Kant, Albert Einstein… Việc đặt tên là Viện Goeth nhằm tưởng nhớ Johann Wolfgang von Goethe người đầu tiên đã mang những “giá trị Đức” đến với nhân loại, phù hợp với mục đích của Viện.
Vấn đề “đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội đó là tôn trọng tự do và dân chủ” và “hơn 100 triệu người chết, tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu.” của việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước khác có thể đúng là đã xảy ra nhưng theo logic có thể có 2 kết luận: chủ nghĩa cộng sản mà những nước đó triển khai là sai về bản chất lý luận hoặc thực tiễn áp dụng. Nếu chỉ đơn thuần lập luận nhận thức xác thực bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm hay kết quả thực nghiệm thì tác giả đang rơi vào chủ nghĩa thực chứng chứ không phải là quan điểm của Marx. Ý kiến của bà Rosa Luxembourg: “Cái đảng và nhà nước độc tài mà anh xây dựng lên” rõ ràng đang hướng đến thực thể chính trị chứ không phải là “học thuyết” mà tác giả đề cập.
Tóm lại, tác giả đã hoàn toàn không đưa ra một bằng chứng thống kê xã hội nào, cũng không đưa ra bất kì một phản biện nào về mặt tư tưởng và lý thuyết của chủ nghĩa Marx – Lenin. Bài viết dường như đang khuyên mọi người nhắm đôi mắt tư duy để suy xét toàn diện về chủ nghĩa Marx – Lenin hơn là chủ trương “để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra” của tác giả.

“Siêu bão” Cộng Sản.


Có một bạn trẻ của tôi trong Facebook, Ion Sp đã có một comment trong bài viết của tôi “Cơn thịnh nộ của thiên nhiên từ bàn tay con người” mà tôi cảm thấy rất là thích comment này: “Không có bão nào bằng siêu bão Cộng Sản tháng 4 năm 1975”. Một câu dường như đơn giản nhưng lại chứa đựng cả sức mạnh nghìn cân, đã đè nặng lên người dân Việt Nam trong ngót nghét cũng đã hơn 70 năm rồi. Câu ấy làm cho người Việt Nam của chúng ta liên tưởng đến những thảm nạn mà Cộng Sản Việt Nam đã gieo rắc trên quê hương Việt Nam trong suốt một quãng thời gian cũng đã quá dài: miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến nay và miền Nam Việt Nam từ năm 1975 đến nay.

Một cơn bão dẫu cho có tàn phá khủng khiếp lắm như cơn bão Haiyan tàn phá Philippine vừa qua cũng chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó và chắc chắn rồi trong một thời gian ngắn với sự trợ giúp của quốc tế, những khó khăn hiện tại sẽ qua đi và đất nước cũng như người dân Philippine cũng sẽ trở lại bình thường như xưa. Thế nhưng ở trên đất nước Việt Nam của chúng ta, cơn “siêu bão Cộng Sản” đã tàn phá đất nước Việt Nam trong một khoảng thời gian quá dài với số lượng những nạn nhân Cộng Sản bị chết của cả hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Cộng Sản Việt Nam đã phát động lên đến mấy triệu người, một con số thật sự làm cho những người có lương tri cảm thấy kinh hoàng. Cũng trong thời gian đó, Cộng Sản Việt Nam phát động cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc làm cho mấy trăm nghìn người mà chúng gán cho là địa chủ phải bị chết dưới bàn tay ma quỷ của chúng một cách tức tưởi. Chưa hết đâu, năm 1957, cơn siêu bão Cộng Sản này cũng đã làm cho những văn nhân nghệ sĩ trí thức ở miền Bắc phải một phen kinh hoàng. Biết bao nhiêu án tù một cách oan ức, bất công giáng vào những người cầm bút làm cho những người này phải thân bại danh liệt, kể cả những người đã từng xả thân vì chúng để đem đến sự thắng lợi của chúng trên một nửa miền đất nước.


Sau tháng 4 năm 1975, khi Cộng Sản Việt Nam đã hoàn thành việc nhuộm đỏ hoàn toàn miền Nam đúng theo ước nguyện của tên cán bộ quốc tế Cộng Sản Hồ Chí Minh, thì đây là thời điểm mà người dân miền Nam “nếm đòn” của cơn “siêu bão Cộng Sản”. Những sĩ quan, công nhân viên chức của Việt Nam Cộng Hòa được chúng ra lệnh đem theo lương thực đủ 10 ngày để “tập huấn”, sau đó sẽ trở về lại với gia đình. Đây chỉ là những lời lừa dối: đa số công nhân viên chức , sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đã vào trại tù của chúng “mút mùa lệ thủy”. Ở tù ở đâu chứ ở tù với Cộng Sản thì khỏi phải nói. Chúng cho ăn đói nhưng bắt làm trối chết. Biết bao nhiêu sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa phải bỏ mạng trong trại tù của chúng ở miền Nam và miền Bắc. Có một số người chịu đựng không nổi bỏ trốn, khi chúng bắt lại được thì chúng đã giam cầm gông cùm hành hạ hoặc đem xử bắn. Có nhiều người chịu đựng với chúng không nổi chống lại chúng thì chúng cũng đem xử bắn.

Còn những người thân nhân gia đình sĩ quan viên chức Việt Nam Cộng Hòa còn lại cũng chịu những số phận nghiệt ngã. Chúng ép buộc và lùa tất cả vào những khu Kinh Tế Mới nơi rừng sâu núi thẳm, chim kêu vượn hú như là một hình thức lưu đày. Những khu Kinh Tế Mới này cũng bị thất bại vì người ta chịu không nổi cũng lần lần trốn chạy trở về thành phố.

Đến thời điểm hiện tại thì là thời điểm căng thẳng nhất của xã hội Việt Nam. Những thành phần chóp bu Cộng Sản bây giờ đã là những tên tư bản đỏ giàu sụ. Gia sản của chúng vàng có thể tính bằng tấn, tiền thì hàng cả mấy tỉ dollars. Chúng xây những căn biệt thự cho gia đình của chúng sinh sống thì nguy nga tráng lệ mà ngay cả những người đứng đầu của các nước tư bản phương Tây giàu có cũng không thể có được như chúng. Đến bây giờ hố sâu ngăn cách giàu nghèo ở xã hội Việt Nam là một cái hố vừa dài, vừa rộng và vừa sâu. Những dân oan bị chúng dùng điều luật của chúng tự “đẻ” ra: “Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý” để ăn cướp đất đai tài sản mồ hôi nước mắt mà họ đã bao đời tạo dựng nên. Tiếng than oán của người dân thấp cổ bé miệng đã dâng ngập cả đất trời.

Thấy chưa, cơn “siêu bão Cộng Sản” hoành hành triền miên tàn phá đất nước và dân tộc Việt Nam đã hơn 70 năm rồi và sẽ còn kéo dài mãi thêm nữa. Thật là đau thương cho đất nước và người dân Việt Nam!

Phi Vũ

Phan Châu Thành - Nước Nga sụp đổ vì không thể tiếp tục dối mình và dối người, thưa ông Lê Văn Cương!

Phan Châu Thành
Tác giả gửi tới Dân Luận

Đọc bài “Cận cảnh” nguyên nhân Liên xô tan rã của tướng công an Lê Văn Cương, tôi thấy có ba cảm giác khác nhau lẫn lộn: buồn cười cho cái nhìn cận cảnh của một nhà chiến lược công an (!), mừng và lo cho tương lai gần của đất nước đau thương này quá!

Tại sao buồn cười?

Buồn cười, là vì cách treo đầu dê bán thịt chó của bài viết. Nói là “cận cảnh nguyên nhân”, được hiểu là “nhìn cận cảnh” sự kiện để rút ra nguyên nhân của nó, nhưng lại chả có một bức tranh cận cảnh nào cả! Và vì thế, các nguyên nhân tướng Cương rút ra đều chung chung và là cái nhìn từ xa, cả về khảng cách và thời gian, theo cách nhìn xoi mói của một công an điều tra có nhiệm vụ phải tìm ra thủ phạm vụ án. Và tướng Cương có ngay kết luận chắc chắn: “À đây rồi! Thủ phạm chính là Gorbachov và Bộ chính trị đảng CSLX!” Và nguyên nhân là: “Suy thoái đạo đức!”, “Thiếu dân chủ trong đảng”, “Có thế lực thù địch!”… vẫn những bài ca cũ rất quen.
Điều này làm chúng ta liên tưởng đến cách điều tra án mạng của công an Bắc Giang ở làng Me với thủ phạm được kết án là Nguyên Thanh Chấn!
Để chứng minh Gorbachov và hàng chục triệu đảng viên đã chấp nhận giải thể đảng CSLX bị tương Cương “kết án oan”, tôi sẽ xin trình bầy một cái nhìn cận cảnh Liên xô những ngày sắp tan rã của tôi và xin đưa ra nguyên nhân sự đổ vỡ đó, theo quan điểm của cá nhân, ở phần sau.

Tại sao mừng?

Mừng, vì một vị tướng viện trưởng Viện Chiến lược Bộ công an và đã có đến 22 năm để suy ngẫm rồi, mà vẫn không thể nhìn ra một chút nào nguyên nhân thực sự làm Liên xô tan rã, thì chắc cả đảng cộng sản Việt nam hiện nay cũng vậy thôi? Tôi suy luận và hy vọng thế!
Tại sao tôi lại mừng? Vì khi đảng CSVN không nhìn ra nguyên nhân Liên xô tan rã thì họ không học được bài học nào cho mình cả, và họ sẽ không chuẩn bị được gì cho ngày chết (à quên: tan rã) của mình. Kết quả là họ cũng sẽ tan rã nhanh và bất ngờ như đảng CSLX vậy! Và đó sẽ là sự kiện đáng mừng lớn lao cho cả dân tộc ta!

Và tại sao lo?

Tôi cũng rất lo. Lo, vì dù không nhìn ra các nguyên nhân sâu xa đích thực của sự kiện, ông Cương vẫn đưa ra ba nguyên nhân chính, theo ông, và dường như đó cũng là quan điểm chính thống của đảng CSVN. Điều đáng lo là từ đó. Các nguyên nhân trên đều tập trung đổ tội cho sai lầm của con người cộng sản (đạo đức và cách làm việc của họ), chứ không phải sai lầm trong hệ tư tưởng và cấu trúc hệ thống cộng sản. Điều đó có nghĩa là để giảm thiểu các nguyên nhân đó đảng ta sẽ tập trung “quyết liệt” vào việc kiểm soát con người.
Và đó đúng là điều đảng đã và đang làm hiện nay, quyết liệt trong và ngoài đảng: các phong trào học tập đạo đức tư tưởng HCM liên miên, các đợt đấu tranh phê và tự phê của đảng, việc siết chặt “tự do” của công dân bằng luật pháp, vũ lực chống các “thế lực thù địch”, và cả cố gắng gia cố hiến pháp của đảng để kiểm soát dân chặt chẽ hơn.

Một cái nhìn cận cảnh Liên xô tháng 8 năm 1990, vài tháng trước khi tan rã

Khoảng tháng 8 năm 1990 tôi có tham gia một đoàn doanh nhân đi công tác dài ngày một số nước Châu Âu (bao gồm cả Nga, Balan, Tây Đức, Pháp), liên quan một công trình dầu khí rất lớn trong nước. Chúng tôi ở Nga làm việc ba tuần với các đối tác. Cảm nhận của tôi khi quay trở lại nước Nga sau 10 năm (lần trước là 1980, trong thời gian Olimpics Moscow) thật là hoàn toàn trái ngược với những gì trước đó.
Thứ nhất, chúng tôi được chứng kiến một nước Nga loạn lạc và mất an ninh khắp nơi. Chúng tôi được khuyến cáo không nên ra khỏi khách sạn buổi tối và không đi một mình, không đi qua công viên dù giữa ban ngày để tránh bị cướp bóc. Không có những buổi chiều đi dạo công viên Moscow với mùa thu Levital mà thời sinh viên tôi yêu thích nữa… Nhân viên khách sạn (người Nga) còn dặn chúng tôi đừng nói chuyện và tin bất kỳ người Nga ngoài phố bởi nếu không chúng tôi sẽ bị lừa hết sạch tiền bạc…
Thứ hai, chúng tôi chứng kiến một nước Nga rất đói nghèo và khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đồng rúp mất giá hàng ngày (hôm nay nước Nga đã phái cắt đi ba bốn số không sau đồng Rúp cũ, từ những ngày lạm phát đó). Các siêu thị trống rỗng, một số nơi có hàng hóa trên kệ thì đó chỉ là hai thứ: rượu votka và dưa chuột muối. Mọi thứ đầu đắt đỏ và phải mua ở chợ giời – bằng tiền đô, có thể mua mọi thứ.
Thứ ba, về văn hóa, tôi vô cùng ngạc nhiên vì chỉ sau 10 năm tôi đã thấy văn hóa và đạo đức người Nga xuống cấp khủng khiếp, không ai còn tin ai điều gì và tất cả chỉ có tiền mới giải quyết được. Một buổi chiều sẩm tối, một thanh niên Nga khôi ngô và một cô gái Nga trẻ măng và tuyệt đẹp, có lẽ chừng 16-17 tuổi, gõ cửa vào phòng tôi và sếp (chúng tôi ở phòng đôi). Vì cả tôi và sếp đều nói tiếng Nga tốt nên chúng tôi nói chuyện với họ vui vẻ xem họ cần gì. Tôi ngỡ ngàng khi biết mục đích viếng thăm của họ là: chúng tôi có muốn vui vẻ với cô gái đó không thì có bé sẽ “chiều” cả hai, hoặc anh chàng kia sẽ dẫn thêm cô gái khác nữa, và chúng tôi sẽ phải trả thêm tiền để họ được vào khách sạn… Tôi còn đang bàng hoàng vì sự thật phũ phàng về dân tộc Nga mà tôi vốn luôn thần tượng, thì sếp tôi trêu: “Thế nào, cậu có muốn trả thù dân tộc không?” Tôi chống chế: “Nhưng em có mối thù dân tộc nào với chúng nó đâu?!”
Thứ tư, chúng tôi cùng chứng kiến một nước Nga vô cũng lạc hậu trong kinh doanh. Ở đó, giữa Moscow, cuối năm 1990, trong những tòa nhà thương mại to lớn của họ mà chúng tôi không tìm được một cái máy fax để liên lạc, hay máy tính nào để làm văn bản. Cả cơ quan chỉ có 1 máy tính để ở phòng riêng và chỉ sếp lớn mới có có chìa khóa. Sau 1 ngày mới mượn được khóa phòng đó thì khi mở ra chúng tôi thấy một chiếc thùng gỗ to rất đẹp như chiếc tủ lùn giữa phòng, có khóa kín. Lúc đó họ mới thú nhận không ai được dùng máy tính nên sếp cho đóng tủ khóa lại, và giờ không có cô thư ký… Còn Ngân hàng Narodnui Bank (NH Quốc gia LX) thì không có tiền để chúng tôi rút từ thẻ hay tài khoản quốc tế, và để có tiền sống và làm việc chúng tôi phải chuyển tiền qua ngân hàng Suez từ Pháp sang, có lẽ là ngân hàng hiếm hoi còn hoạt động chút ít…
Thứ năm, về thái độ chính trị của người dân. Nếu chúng tôi chỉ nói tiếng Anh với họ, họ sẽ tưởng chúng tôi đến từ các nước tư bản và họ sẽ vô cùng yêu quí, giúp đỡ (với hy vọng được bo tiền đô). Nếu chúng tôi nói mình là người Việt và biết tiếng Nga thì họ sẽ khinh rẻ, chửi rủa bỏ đi, và chửi rủa luôn cả hệ thống XHCN của Nga và Việt nam nữa. Khắp nơi, họ công khai chửi rủa cán bộ cộng sản tham nhũng, ăn cướp, công khai căm thù tất cả những gì là cộng sản kể cả khi họ chính là cộng sản!
Tóm lại, cái nhìn cận cảnh nước Nga hay Liên xô của cá nhân tôi lúc đó là: đó là một cường quốc đã tự sụp đổ hoàn toàn về mọi mặt, chỉ còn cái xác vô hồn. Liên xô năm 1990 thua xa Việt Nam năm 1990 về mọi mặt, trừ kích cỡ. Tôi đã cảm thấy thương hại cho dân tộc khổng lồ một thời đang tan rã đó.
Câu hỏi ở đây là, tại sao họ đã “xuống” nhanh thế?

Và nguyên nhân đích thực làm Liên Xô tan rã

Câu trả lời là: trước đó, những năm 1980, họ không phải là cường quốc kinh tế (chỉ mạnh về quân sự thôi). Nói Liên xô sụp đổ khi đang trên đỉnh cao tăng trưởng kinh tế là không chính xác! Họ đã thổi phồng và nói dối về tất cả mọi thành tựu “cường quốc kinh tế và chính trị” của mình - sự lừa dối tích tụ mấy chục năm. Và họ đã gồng mình lên mấy chục năm cho giống với hình ảnh cường quốc chính trị, kinh tế đó. Đến cuối những năm 80s, với những biến cố ở Đông Âu mà họ đã không thể làm gì được nữa (ngoài giải pháp can thiệp quân sự bị loại bỏ), họ đơn giản là buông xuôi và chấp nhận sự thật mình chỉ là con hổ giấy. Họ không lừa dối nhau và chính mình nữa, từ dân đến các đảng viên, đến lãnh đạo tối cao của đảng đều bắt đầu phải nhìn nhận sự thật. Họ là dân tộc có văn hóa, có liêm sỉ, có tự trọng, họ bắt đầu nhìn thẳng vào, nhìn kỹ lại hệ tư tưởng và thể chế chính trị cộng sản của mình…
Chính hệ tư tưởng (Mác-Lenin) sai lầm từ trong giả thuyết sau 74 năm cố áp dụng đã làm đạo đức con người băng hoại, làm các dân tộc trong Liên bang Sô viết suy vong, làm cuôc sống người Nga bị bần cùng…
Trong những ngày tháng 8/1990 tôi đã nghe được những phát biểu của công khai của Vasiliev, Elsin, Gorbachov…- các ủy viên Bộ chính trị đảng CSLX lúc đó – tất cả đều một tinh thần: “Đủ rồi! Khvachit! Chúng ta sống giả dối thế đủ rồi!” Khi người Nga đã nói “Khvachit! Đủ rồi!” đó là họ tuyên bố mạnh mẽ nhất rằng họ sẽ hành động thay đổi hay sẽ lật đổ, đánh đuổi ai đó hoàn toàn! Họ không chịu đựng được chế độ cộng sản nữa, cả dân tộc đã đồng thanh như thế…
Trong bối cảnh như thế, họ chọn ra ban lãnh đạo đảng với Gorbachov đứng đầu. Trong bối cảnh đạo đức xã hội (thực sự hối cải) đó Gorbachov tuyên bố giải tán đảng cộng sản. Và trong bối cảnh đó hàng chục triệu đảng viên đảng CSLX đi đầu là Elsin chấp nhận tuyên bố giải tán đảng của TBT của mình như một điều nên làm và hợp lý nhất, đúng đắn nhất.
Đó là kết thúc tất yếu của cái xấu được giả dối thành cái tốt. Hệ tư tưởng sai có thể đánh lừa được một vài, được hàng chục dân tộc, kể cả dân tộc vĩ đại như dân tộc Nga, và sự lừa dối có thể kéo dài đến gần cả thế kỷ - như 74 năm cộng sản của nước Nga, nhưng không thể lừa tất cả mọi người hoặc lừa người Nga mãi mãi.
Đảng CSLX đã nhận ra sai lầm của mình, và dừng “thí nghiệm XHCN” lại từ 22 năm trước, vì dân tộc họ.
Nhưng đến hôm nay dường như đảng cộng sản VN vẫn cố tình không được bài học Nước Nga đó, và vẫn đang cố ép buộc dân tộc Việt Nam đi theo con đường sai lầm đó.
Cố tình ép buộc nhân dân đi theo con đường sai lầm là tội ác đối với dân tộc, độc ác hơn nhiều khi 68 năm trước đảng vô tình dẫn dân tộc vào con đường bế tắc này.
PCT

VNPT dùng thủ đoạn can thiệp, chuyển hướng các truy cập đối với Dân Làm Báo

Các bạn thân mến,
Bắt đầu từ trưa hôm nay, 17/11/2013, nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã sử dụng nhiều biện pháp để can thiệp kỹ thuật, cố tình chuyển hướng các truy cập Dân Làm Báo dẫn sang một trang web khác. Hành vi trên đã bị phát hiện khi nhiều bạn đọc truy cập vào Dân Làm Báo thì bất ngờ trình duyệt bị chuyển sang trang vnexpress.net.
Cụ thể: Khi bạn đọc truy cập vào tên miền chính thức của Dân Làm Báo tại địa chỉ http://danlambaovn.blogspot.com, máy chủ của VNPT sẽ lập tức ngăn chặn, đồng thời tự ý dùng kỹ thuật để can thiệp và chuyển hướng. Trình duyệt của bạn đọc sau đó sẽ tự động bị chuyển đến trang web VNExpress mà không phải địa chỉ của Dân Làm Báo như lúc đầu.

Lúc 14 giờ chiều cùng ngày, bạn đọc Dân Làm Báo sử dụng thuê bao internet của VNPT tại nhiều khu vực khác nhau đã xác nhận về sự cố trên. Các cuộc thử nghiệm do CTV Danlambao thực hiện cũng gặp phải tình trạng tương tự, mặc dù máy tính đã chuyển sang DNS của Google.
Để vượt thoát khỏi hành vi can thiệp của VNPT, bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm vượt tường lửa như Ultrasurf, Hotspot Shield... để truy cập Dân Làm Báo. 
Có thể nói, đây là một thủ đoạn cực kỳ tinh vi của VNPT nhằm mục đích ngăn chặn người dân tiếp nhận các thông tin tự do trên Dân Làm Báo và trên Internet.
Hành vi tự tiện chuyển hướng các truy cập cho thấy VNPT đã can thiệp thô bạo vào máy tính người dùng, đặc biệt là đối với bạn đọc Dân Làm Báo.
Thêm vào đó, việc VNPT can thiệp kỹ thuật một cách lén lút, cố tình chuyển hướng truy cập sang một trang web khác khi không được sự đồng ý của người dùng cũng chính là hành vi lừa đảo.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một doanh nghiệp lớn với 100% vốn nhà nước, có thị phần internet chiếm 62,82% tổng số các thuê bao internet tại Việt Nam. Từ cuối năm 2010, VNPT đã chính thức chặn tường đối với Danlambao. Các năm tiếp theo, doanh nghiệp này cũng gia tăng các biện pháp kỹ thuật nhằm 'chặn triệt để' việc truy cập của người dân vào Dân Làm Báo.
Chưa đầy một tuần sau khi lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhà cầm quyền VN thông qua tập đoàn VNPT đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng những điều đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Ðiều 19, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nêu rõ: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới."
Hành vi dùng thủ đoạn để can thiệp kỹ thuật, ngăn chặn và chuyển hướng truy cập diễn ra ngay sau khi Dân Làm Báo cho đăng tải bản Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. 
Video ghi lại thủ đoạn mới của VNPT: Các truy cập đến Dân Làm Báo đều bị chuyển hướng sang trang web VNExpress.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét