Tuy nhiên, làm thế nào để biến các nghị quyết thành một bản khế ước
thật sự, theo đó cả hai phía Quốc hội và Chính phủ đều phải chịu trách
nhiệm tương đương nhau trước các quyết sách quan trọng liên quan đến túi
tiền quốc gia?
Trước khi Quốc hội ấn nút biểu quyết, các đại biểu Quốc hội đã nhận
được báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện ngân
sách nhà nước năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và Dự thảo
Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm
2013, dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Ủy
ban thường vụ Quốc hội lập.
Đọc kỹ báo cáo này, có thể thấy các đề xuất của Chính phủ đã nhận
được sự đồng thuận khá lớn từ các đại biểu trong quá trình thảo luận
trước đó, nhưng dường như là sự đồng thuận đến từ tình thế bắt buộc.
Lấy ví dụ, về thu ngân sách, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị
làm rõ nguyên nhân năm 2013 hụt thu ngân sách nhà nước lớn (63.630 tỷ
đồng); trong đó có nguyên nhân chủ quan trong quản lý, điều hành ngân
sách nhà nước.
Thừa nhận các “nguyên nhân chủ quan trong quản lý điều hành”, song Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng các nguyên nhân khách quan đóng
vai trò rất quan trọng, nhất là vì tăng trưởng kinh tế năm 2013 dự báo
không đạt như dự kiến; hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm
của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp kê khai lỗ
lớn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản…
Mặt khác, việc thực hiện miễn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước.
Trước những ý kiến cho rằng chính sách miễn, giảm thuế chưa hợp lý
dẫn đến tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giảm sút, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho rằng chủ trương khoan sức dân và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp nên trong thời gian qua, các chính sách miễn, giảm,
giãn thuế đã được thực hiện khá tích cực, có tác động và hiệu quả nhất
định đối với sản xuất, kinh doanh, giảm bớt một phần khó khăn về vốn và
tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất, kinh
doanh.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính sách miễn, giảm thuế đã làm giảm thu
ngân sách nhà nước, việc gia hạn thuế làm chậm dòng tiền vào ngân sách
nhà nước.
Đặc biệt, về bội chi ngân sách nhà nước và nợ công, nhiều ý kiến đề
nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn trước Quốc hội về vấn đề nợ công, cách
tính nợ công, tỷ lệ nợ phải trả so với tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ
lệ trả nợ trên tổng chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng theo chiến lược quản lý
nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, thì mức trần nợ công
không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP.
Với phương án dự toán năm 2014 như Chính phủ trình Quốc hội, các chỉ
tiêu nợ vẫn trong giới hạn cho phép nhưng có xu hướng tăng lên, dư nợ
công ước đến 31/12/2013 khoảng 56,2% GDP, đến hết năm 2014, tính cả
khoản trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành 100.000 tỷ đồng, dư nợ công
ước khoảng 59,8% GDP; nợ Chính phủ ước khoảng 46,2% GDP.
Những con số này rất đáng chú ý trong bối cảnh nợ công đã tăng nhanh;
xuất hiện nhiều khó khăn trong vay và trả nợ, nhiều khoản vay (cả vay
trong nước và vay ngoài nước) đến hạn thanh toán, tăng áp lực chi trả nợ
cao… Tuy nhiên, trước phương án của Chính phủ, yêu cầu của Quốc hội lại
khá chung chung.
”Việc tăng cường quản lý nợ công và bảo đảm an ninh tài chính quốc
gia là hết sức cần thiết và là một nhiệm vụ quan trọng mà Ủy ban Thường
vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải đặc biệt quan tâm trong thời gian
tới”, báo cáo viết.
Trao đổi với VnEconomy bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung
Quốc bày tỏ sự lo lắng về cơ chế “trình và duyệt” mà Chính phủ và Quốc
hội đang tiến hành hiện nay.
Theo ông Quốc, đúng là tình thế bắt buộc thì phải tăng bội chi, nhưng
cách thức hiện nay thì chưa rõ trách nhiệm của các bên như thế nào
trong trường hợp các mục tiêu chính sách đề ra không đạt được như mong
muốn.
Đại biểu này lưu ý rằng trong năm tới, khi đánh giá lại các chính
sách đã được hiện thực hóa trong các nghị quyết này, nếu không đạt được
thì người dân nên quy trách nhiệm cho ai?
“Xu hướng chung là vì Chính phủ trình, nếu làm không đạt thì phải
chịu trách nhiệm. Nhưng tôi nghĩ, vì Quốc hội bấm nút, nên Quốc hội cũng
phải chịu trách nhiệm tương xứng mới đúng. Chính vì thế, làm thế nào để
biến các nghị quyết thành “khế ước” thật sự, có “chế tài” hẳn hoi cho
các bên là yêu cầu bức thiết hiện nay”, ông Quốc phân tích.
Một đại biểu giấu tên khác thừa nhận, quy trình “trình và duyệt” ngân
sách giữa Chính phủ và Quốc hội chưa có gì mới so với những năm trước.
Nhưng nếu không có cơ chế xác lập trách nhiệm cụ thể, rất khó hy vọng
những thay đổi căn bản trong cách xây dựng bài toán thu chi của túi tiền
quốc gia.
In giấy đổi tiền, đại gia sang tay ngàn tỷ
Lo sợ trước khối nợ ngàn tỷ, ưu tiên số một của nhiều đại gia
bây giờ là trả nợ. Dồn tiền trả nợ, bán tài sản trả nợ, xin hoãn nợ…
thậm chí phát hành cổ phiếu để cấn nợ. Và xem ra chiêu bán lấy tính tiền
trừ nợ rất có hiệu quả khi nhanh chóng biến chủ nợ thành cổ đông và cấn
trừ được món nợ lớn cả ngàn tỷ.
Chia sẻ tài sản để trả nợ
Ngày 4/11, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia
Đặng Thành Tâm bắt đầu lấy ý kiếncổ đông bằng văn bản và biên bản kiểm
phiếu với kết quyết định chào bán 100 triệu cổ phiếu giá tối thiểu
10.000 đồng/cp với mục đích hoán đổi (cấn trừ) công nợ và bổ sung nguồn
vốn lưu động.
Theo đó, 100 triệu cổ phiếu phát hành thêm sẽ được chào bán riêng lẻ
cho các nhà đầu tư và các chủ nợ của KBC với giá có thể thấp hơn giá trị
sổ sách. Theo đánh giá của KBC, việc hoán đổi công nợ bằng cổ phần là
một bước quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nguồn vốn nhằm mục đích
giúp DN giảm đáng kể các khoản nợ phải trả.
Mức giá tối thiểu 10.000 đồng/cp dự kiến phát hành cao hơn so với giá
cổ phiếu KBC vào thời điểm công bố có lẽ là một tin vui đối với các cổ
đông trong bối cảnh DN đang ngập trong nợ nần và cạn doanh thu. Tuy
nhiên, nó cũng phần nào cho thấy một thực tại là Kinh Bắc đang nằm trong
đống nợ và biện pháp “chia sẻ tài sản” là một lựa chọn bất đắc dĩ. Với
100 triệu cổ phiếu phát hành thêm, tương đương tối thiểu 1.000 tỷ đồng,
chiếm 34,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của KBC trên thị trường, rủi
ro pha loãng cổ phiếu là tất yếu.
Bán nợ, Masan, MSN, cổ đông, lợi nhuận, lợi ích
In cổ phiếu, đổi chủ nợ thành cổ đông là biện pháp thoái nợ hiệu quả.
Trước đó, một DN khác của ông Đặng Thành Tâm là Công ty Cổ phần Đầu
tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) cũng đã liên tục phát hành thêm, pha
loãng cổ phiếu thông qua các hình thức cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng
cổ phiếu, phát hành thêm (116 triệu cổ phiếu)… với nhiều mục tiêu trong
đó có cấn trừ công nợ.
Nhờ đó, ITA đã cấn trừ nợ được cho rất nhiều DN có liên quan như: Đại
học Tân Tạo, Delta miền Nam, Truyền thông Giải trí và Sản xuất Media
Ban Mai và Quỹ ITA. Tới cuối tháng 6/2013, ITA đã giảm được khoản nợ lớn
gần 1.000 tỷ đồng xuống còn 3.062 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2012.
Ngày 8/11/2013 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) có
công văn nhắc nhở Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (MSN) về việc chậm
công bố thông tin kết quả chào bán cổ phần riêng lẻ. Theo đó, MSN gửi
báo cáo kết quả cho UBCK vào ngày 31/10 nhưng tới 7/11 mới gửi cho HOSE
để công bố ra công chúng.
Nguồn tin từ nhiều công ty chứng khoán cho biết, toàn bộ cổ phiếu
được phát hành lần này (30/10) không thu tiền mặt mà nhằm tất toán nghĩa
vụ của DN theo các thỏa thuận hiện tại với Vietnam Resource Investments
(Cayman) Limited (VRICL) với giá bán 65.915 đồng/cp, thấp hơn khá nhiều
so với mức 81.500 đồng/cp trên thị trường hôm 30/10 và mức 79.500
đồng/cp sáng 12/11.
Theo phương án phát hành đăng ký với UBCK, MSN đăng ký bán gần 38,8
triệu cổ phiếu làm hai lần tách biệt, trong đó gần 30 triệu cổ phiếu cho
VRICL và/hoặc các công ty liên kết của VRICL và lần hai 9 triệu cổ
phiếu cho Jade Dragon (Mauritius) Limited (JDML) và/hoặc các công ty
liên kết của JDML.
Bán nỗi sợ hãi
|
In cổ phiếu, đổi chủ nợ thành cổ đông là biện pháp thoái nợ hiệu quả. |
Trước đó, giới đầu tư còn chứng kiến rất nhiều vụ phát hành cổ phiếu
để cấn trừ nợ, chuyển nghĩa vụ trả nợ như tại HQC, CII, HT1, MLG…
Với HQC, DN này hồi tháng 7/2013 đã phát thành công 18 triệu cổ phiếu
riêng lẻ, với giá 10.000 đồng/cp (cao hơn nhiều nhiều so với thị giá
thời điểm tháng 6,7/2013 xung quanh 7.000 đồng/cp) cho 2 NĐT tổ chức.
Trên thực tế, vụ phát hành này là để cấn trừ công nợ, chuyển một phần
nghĩa vụ trả nợ hiện tại cho hai công ty liên kết: Tư vấn thương mại
dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Mê Kông (17,25 triệu cp) và Việt Kiến Trúc.
Trong trường hợp Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1), hồi tháng 8, đại hội cổ
đông bất thường của DN này đã thống nhất phương án phát hành 120 triệu
cp để tất toán và cấn trừ nợ dài hạn cho Tổng Công ty Công nghiệp Xi
măng Việt Nam (Vicem). Nếu thành công, tỷ lệ nắm giữ HT1 của Vicem sẽ
tăng từ 67,38% lên mức 79,69%.
Quyết định này có lẽ cũng khó khăn với nhiều cổ đông của DN nhưng
trên thực tế lại là lựa chọn tốt nhất để HT1 thoát khỏi áp lực chi phí
tài chính để có thể vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phương án
phát hành thêm từ thặng dư hoặc lợi nhuận lũy kế, chào bán cho cổ đông
hiện hữu và đối tác chiến lược… đều không khả thi bởi vốn chủ sở hữu của
HT1 thấp hơn vốn điều lệ và giá cổ phiếu thấp, xoay quanh 5.000
đòng/cp.
Cũng gây sốc cho giới đầu tư, hồi cuối tháng 6/2013 Tập đoàn Mai Linh
(MLG) cũng đã thông qua việc phát hành 100 triệu cổ phần cho cổ đông
chiến lược để tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng để thanh toán nợ vay
ngắn hạn và dùng cho đầu tư phát triển.
Quyết định khó khăn được đưa ra trong bối cảnh những năm gần đây MLG
thường xuyên thua lỗ, lợi nhuận chưa phân phối âm hơn 120 tỷ đồng, còn
nợ phải trả tới cuối tháng 6 ở mức gần 2.200 tỷ đồng, cao gấp khoảng 3
lần vốn điều lệ.
Có thể thấy, việc chia sẻ tài sản xây dựng trong nhiều năm là rất khó
khăn. Tuy nhiên, đây dương như là một giải pháp tốt nhất trong bối cảnh
hiện tại đối với rất nhiều DN đang ngập đầu trong nợ. Có nợ mới biết
sợ, bán đi nỗi lo sợ để cứu DN thoát khỏi nợ hẳn là một phương án tối
ưu. Dẫu biết rằng phát hành đồng nghĩa với việc pha loãng cổ phiếu. Số
lượng cổ phiếu tăng lên, tiền chưa chắc đã tăng khiến lợi nhuận/cổ phiếu
sẽ thấp đi. Dù vậy, việc bán đi gánh nặng, nỗi lo có lẽ là cần thiết.
THEO VEF
Ngân hàng đòi nợ nhau: Ầm ĩ đến Bộ trưởng, Tòa án tối cao
Tổng Cục Thi hành án Dân sự vừa có báo cáo gửi Bộ trưởng Tư
pháp Hà Hùng Cường, về việc hai chi nhánh Agribank chây ì nghĩa vụ trả
nợ gần trăm tỉ đồng mặc dù tòa các cấp đã tuyên án và Cục THADS TP.HCM
đã áp dụng nhiều nghiệp vụ cần thiết. Trong ngày 12/11, bộ này sẽ chủ
trì cuộc họp với hai cơ quan tư pháp là TAND và Viện KSND tối cao để tìm
cách tháo gỡ.
Cuộc tranh cãi quanh món nợ 100 tỷ
Sự việc liên quan đến hai chi nhánh An Sương và Phú Mỹ Hưng của
Agribank, trong việc ra các chứng thư bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
cho các DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Vietbank, với số tiền tổng
cộng lên tới gần 100 tỷ đồng.
Theo đó, vừa qua, Tổng cục THADS đã nhận được công văn của Agribank
và Agribank Chi nhánh Phú Mỹ Hưng về việc đề nghị tạm dừng quyết định
phong tỏa tài khoản của ngân hàng này. Đồng thời, Tổng cục cũng đang xử
lý khiếu nại của Agribank chi nhánh An Sương về quyết định giải quyết
khiếu nại của Cục trưởng Cục THADS TP.HCM liên quan đến việc thi hành
hai bản án mà TAND tối cao đã tuyên phúc thẩm. Hai chi nhánh này của
Agribank là bên phải thi hành án, buộc phải trả số tiền tổng cộng gần 97
tỷ đồng.
Ngoài ra, Tổng cục THADS cũng nhận được đơn khiếu nại của bên được
thi hành án là Vietbank, với nội dung khiếu nại chấp hành viên Cục THADS
TP.HCM, về việc chậm tổ chức thi hành bản án có hiệu lực, trong khi bên
phải thi hành án có điều kiện thi hành.
Các khiếu nại này của hai bên khá căng thẳng, và đã được Ủy ban Kiểm
tra – BCH Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cơ
quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN) chỉ đạo xem xét và tổ chức thi
hành đúng pháp luật.
Trước diễn tiến giằng co của vụ việc, Tổng cục đã trực tiếp chỉ đạo
Cục THADS TP.HCM kiểm tra, giải quyết đồng thời mời các ngân hàng liên
quan làm việc, tổ chức họp liên ngành để thống nhất quan điểm và xử lý.
Vụ việc phức tạp “đau đầu” nói trên bắt nguồn từ các chứng thư bảo lãnh của Agribank các chi nhánh An Sương và Phú Mỹ Hưng.
Cụ thể, ngày 17/12/2012, Tòa phúc thẩm – TAND tối cao tại TP.HCM đã
tuyên buộc Cty CP Giấy Minh Thắng trả nợ cho Vietbank gần 100 tỷ đồng cả
vốn lẫn lãi, trong đó Agribank CN Phú Mỹ Hưng đã phát hành 2 thư bảo
lãnh với trị giá 50 tỷ đồng. Vì vậy,tòa đã tuyên Agribank Phú Mỹ Hưng
phải trả nợ thay cho Cty Minh Thắng 50 tỉ đồng cho Vietbank.
Bản án có hiệu lực, Cục THADS đã dùng nhiều biện pháp để buộc
Agribank thực hiện nghĩa vụ, nhưng ngân hàng này đã không thực hiện.
CụcTHADS TP.HCM đã có công văn đề nghị NHNN hỗ trợ việc thi hành án,
nhưng đến nay Agribank vẫn một mực không thực hiện, thay vào đó là hàng
loạt đơn kiến nghị và khiếu nại gửi khắp nơi.
Cùng kịch bản, Agribank chi nhánh An Sương cũng phát hành các thư bảo
lãnh cho một công ty khác, để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay của
công ty TNHH Đức Hòa tại Vietbank.
Tòa phúc thẩm – TAND tối cao tại TP.HCM thông qua bản án ngày
14/12/2012 đã tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nợ của Vietbank đối với công
ty Đức Hòa với số tiền hơn 141 tỷ đồng và hơn 666.000 USD, trong đó
Agribank CN An Sương phải có trách nhiệm trả nợ thay gần 47 tỉ đồng.
Sự việc đến nay đã kéo dài hàng năm, với 2 bản án có hiệu lực của
TAND tối cao kèm hàng loạt chỉ đạo, yêu cầu của các cơ quan Đảng, nhà
nước nhưng việc thi hành vẫn… dẫm chân tại chỗ. Thậm chí, vì tính chất
phức tạp trong việc thi hành án và Agribank là đơn vị lớn có 100% vốn
nhà nước, Tổng cục THADS đã phải “cầu cứu” Bộ trưởng Bộ tư pháp đích
thân chỉ đạo việc thi hành dù khẳng định việc thi hành án là hoàn toàn
đúng pháp luật.
Về phía Agribank, đơn vị này đưa ra khá nhiều khiếu nại, kiến nghị
với mục đích trì hoãn việc thi hành án. Còn phía Vietbank cũng liên tục
yêu cầu cơ quan thi hành án phải thực thi ngay các bản án, thậm chí kiến
nghị kê biên trụ sở Agribank để đảm bảo việc thi hành.
Ranh giới “luật” và “lệ”
Trong vụ án kéo dài này, có một tình tiết có vẻ như đã chạm vào giới
hạn giữa luật và “lệ” trong việc thi hành án. Đó là việc Vietbank yêu
cầu kê biên, phát mại trụ sở của Agribank để thực hiện nghĩa vụ trả nợ
của ngân hàng này.
Theo nhận định của giới làm luật, đây là việc làm đúng luật, bởi theo
Điều 45 Luật Thi hành án dân sự, sau khi bản án có hiệu lực, thời hạn
tự nguyên thi hành án là 15 ngày. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người
phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành
án thì bị cưỡng chế.
Thực tế, thời hạn tự nguyện của Agribank đã hết từ lâu, và Cục THADS
TP.HCM cũng đã có rất nhiều công văn yêu cầu Agribank thực hiện nghĩa vụ
nhưng bị phớt lờ. Do đó, theo luật thì cơ quan thi hành án hoàn toàn có
quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án.
Tuy nhiên, theo Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật Thiên
Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội), việc kê biên trụ sở Agribank thực tế là việc
khó xảy ra, bởi Agribank là ngân hàng lớn, có 100% vốn nhà nước, nên
mọi tài sản của NH này thuộc quyền sở hữu của nhà nước. “Theo hồ sơ vụ
việc và các thông tin mà báo chí phản ánh, có thể thấy việc giải quyết
vụ việc này không khó về luật, nhưng gặp rất nhiều cản trở rất điển hình
trong việc thực thi các bản án dân sự. Cách giải quyết sự việc cụ thể
này sẽ phản ánh đúng quyết tâm, thực trạng và thách thức của việc thực
thi Luật Dân sự vốn còn quá nhiều vấn đề hiện nay”, ông Diện nhận định.
Ngoài ra, cũng theo các luật sư, việc chây ì không thực hiện nghĩa vụ
thi hành bản án đã có hiệu lực có thể được xem xét dưới góc độ pháp
luật hình sự tội danh “Không chấp hành án” quy định tại Điều 304, Bộ
luật Hình sự. Theo đó, “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết
định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc
phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
“Trước hết, cơ quan thi hành án cùng với các đơn vị liên quan như Bộ
Tư pháp, NHNN… cần làm hết trách nhiệm, áp dụng đúng các quy định và
quyền hạn được pháp luật cho phép để thi hành bản án. Việc để chậm trễ
hoặc dùng dằng các bản án dân sự lớn có ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin
của xã hội vào việc hành pháp, cũng như môi trường kinh doanh”, ông
Diện nói.
Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát họp xử lý
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tư pháp, sáng 12/11 cơ quan này sẽ chủ
trì cuộc họp với hai cơ quan tư pháp là TAND và Viện KSND tối cao để tìm
cách tháo gỡ vụ “kì án nợ trăm tỉ” của Agribank.
Nội dung cuộc họp chính là bàn bạc giải pháp tổ chức thi hành hai bản
án đã được Tòa phúc thẩm – TAND tối cao tại TP.HCM tuyên vào các ngày
14 và 17/12/2012, trong đó tuyên Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng và An
Sương phải trả các khoản vay của 2 DN đối với Vietbank mà Agribank đã
phát hành thư bảo lãnh.
Cuộc họp này được tiến hành sau khi Tổng cục THADS nỗ lực bất thành trong việc thi hành án đối với Agribank.
Mặc dù các bản án có hiệu lực pháp luật, và Cục THADS TP.HCM cũng như
Tổng cục đã dùng các biện pháp được pháp luật quy định nhưng không thể
buộc Agribank thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trước đó, sau khi bị bên được thi hành án là Vietbank kiến nghị yêu
cầu thực hiện việc thi hành án, đồng thời bị Agribank… khiếu nại nhằm
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, và nhận nhiều công văn chỉ đạo từ các
cơ quan chức trách của Đảng và Nhà nước như Ủy ban Kiểm tra – BCH Trung
ương Đảng, Văn phòng Chính phủ…, Tổng cục THADS đã có báo cáo gửi Bộ
trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và đề nghị Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo.
Theo VietNamNet
VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền
Việt Nam lần đầu tiên có ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu hôm 12/11.
Việt Nam nhận được 184 trên 192 phiếu bầu.
Phát biểu sau khi có kết quả, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt
Nam sẽ “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành
viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc”.
Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Cuba cũng được bỏ phiếu bất chấp chỉ trích của các nhóm nhân quyền.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong hôm thứ Ba đã bầu 14 thành
viên mới vào cơ quan gồm 47 đại diện đặt tại Geneva, là cơ quan
theo dõi về tình trạng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết,
nếu cần.
Hội đồng Nhân quyền cũng có các giám sát viên đặc biệt
chuyên theo dõi tình hình và các vấn đề lớn tại các nước, từ
việc thi hành án tử hình tới việc tiến hành các cuộc tấn
công bằng máy bay không người lái.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở chính tại
New York, chỉ ra rằng năm ứng viên, gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập
Saudi, Việt Nam và Algeria, đã khước từ việc để các giám sát
viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới thăm và điều tra về các vụ
bị cho là có tình trạng lạm dụng.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội có chân trong Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 2006.
Đại diện theo khu vực
Các vị trí trong Hội đồng được phân bổ theo khu vực, và các
nước trong những khu vực đó chọn lựa ứng viên vào vị trí đại
diện cho vùng. Có khi việc bầu chọn có tính cạnh tranh cao,
có khi không.
Toàn bộ 193 thành viên Đại hội đồng sẽ bỏ phiếu trong hôm thứ Ba.
Khối châu Á có các ứng viên không bị phản đối cho bốn ghế, là Trung Quốc, Maldives, Ả rập Saudi, và Việt Nam.
14 thành viên mới
- Việt Nam
-
Algeria
-
Anh
- Ả rập Saudi
- Cuba
-
Maldives
-
Macedonia
-
Mexico
-
Morocco
-
Namibia
-
Nam Phi
- Nga
-
Pháp
- Trung Quốc
Ả rập Saudi có lúc được cho là sẽ gặp khó khăn trong quá trình
bỏ phiếu tại Đại hội đồng sau khi đã được bỏ phiếu thuận,
nhưng một ngày sau lại khước từ vị trí trong Hội đồng Bảo an
cho nhiệm kỳ 2014-2015, một diễn biến chưa từng xảy ra trước
đây.
Cho tới cuối tuần trước, Jordan vẫn là một ứng viên đại
diện cho khối Á châu, nhưng sau bị rớt khỏi cuộc đua vào Hội
đồng Nhân quyền, mở đường cho Ả rập Saudi vào vị thế không bị
phản đối.
Jordan nay đang muốn hướng tới việc thế chỗ Ả rập Saudi tại Hội đồng Bảo an.
“Việc Jordan rời khỏi nhóm ứng viên Á châu là một cú đánh
lớn, bởi việc thiếu cạnh tranh cũng có nghĩa là các nước như
Ả rập Saudi có thể được bầu chọn vào hội đồng mà không bị
sờ tới hồ sơ nhân quyền,” bà Peggy Hicks từ Human Rights Watch
nói.
“Các nước như Trung Quốc và Việt Nam cần phải bị đặt câu
hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền, bắt giữ các nhà hoạt
động, và cần bị áp lực phải đưa ra cam kết có tiến trình cải
thiện rõ ràng nếu khi muốn được bầu chọn vào hội đồng.”
“Không có cạnh tranh thì các mục tiêu cao quý của nghị quyết
thành lập Hội đồng Nhân quyền, theo đó nói các thành viên sẽ
duy trì ‘những tiêu chuẩn cao nhất’ về nhân quyền sẽ trở thành
những lời hùng biện không khả thi,” bà nói.
Bên cạnh các ứng viên đại diện cho châu Á là các ứng viên đại diện các khu vực khác, gồm:
- Nhóm châu Phi có năm ứng viên cho bốn ghế: Algeria, Morocco, Namibia, Nam Phi, và Nam Sudan.
- Nhóm Đông Âu, gồm Nga và Macedonia, không vấp phải phản đối nào cho hai ghế.
- Nhóm Tây Âu và các nhóm khác, gồm Pháp và Nga, không vấp phải phản đối nào cho hai ghế.
Hiện Hoa Kỳ đang là thành viên của hội đồng này, với nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào năm 2015.
THEO BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét