Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Ngày 13/11/2013 - Việt - Nga 'chưa đủ mức chiến lược'?

  • Giải thưởng văn học Médicis về tay Marie Darrieussecq (RFI) - 'Il faut beaucoup aimer les hommes - Phải thương đàn ông nhiều lắm' của nhà văn nữ Marie Darrieussecq vừa đoạt giải văn học Médicis 2013. Đây là tác phẩm nói về nỗi đam mê giữa hai tình nhân. Chính xác hơn là giữa một phụ nữ da trắng với một người đàn ông da đen.
  • Liệu Tập Cận Bình có thể thay đổi Trung Quốc ? (RFI) - Trở thành người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc cách đây một năm, Tập Cận Bình kể từ giờ áp đặt dấu ấn của ông. Ông đã từng hứa hẹn những cải cách đầy tham vọng để tái thúc đẩy cường quốc kinh tế thứ hai. Thế nhưng, liệu ông Tập Cận Bình có thể đáp ứng được những mong đợi đó của người dân hay không ?
  • Pháp tổ chức hội nghị chống thất nghiệp (RFI) - Đẩy lui thất nghiệp, tạo việc làm cho giới trẻ là mục tiêu cuộc họp hôm nay (12/11/2013) tại Paris. Đây là cuộc họp thứ nhì liên quan đến chủ đề này. Liên Hiệp Châu Âu dự trù một ngân sách 45 tỷ euro trong ba năm để đảo ngược tình thế. Tạo công việc làm cho giới trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình vận động tranh cử của ông Hollande.
  • Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ chấp nhận Việt Nam? (RFI) - Việt Nam hiện đang là ứng cử viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khóa 2014-2016, và cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày hôm nay 12/11/2013. Hiện đã có những kháng thư của các nhà hoạt động và tổ chức bảo vệ nhân quyền của nhiều nước gởi đến các đại diện của Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi phản đối một số ứng viên trong đó có Việt Nam vì không đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ nhân quyền.
  • Bế mạc Hội nghị trung ương Đảng, Trung Quốc cam kết đẩy mạnh cải tổ (RFI) - Hôm nay, 12/11/2013, sau bốn ngày là việc, Hội nghị trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc với một thỏa thuận về việc đẩy mạnh toàn diện cải tổ. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 đã khai mạc từ hôm 09/11 với mục tiêu là bàn về những cải tổ kinh tế và xã hội mang tính << lịch sử >>.
  • Nhật Bản – Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác quân sự (RFI) - Theo tờ báo kinh tế Nikkei số đề ngày hôm nay 12/11/2013, qua trung gian nhiều tập đoàn công nghiệp nặng Nhật sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực quân sự. Cụ thể hơn tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries đang nghiên cứu khả năng thành lập một hãng liên doanh với đối tác Thổ nhĩ Lỳ để sản xuất động cơ xe tăng. Lộ trình cụ thể hơn sẽ được công bố vào cuối năm nay.
  • Cam Bốt : Một người biểu tình bị bắn chết (RFI) - Hôm nay, 12/11/2013, một phụ nữ đã bị bắn chết trong một cuộc biểu tình của công nhân ngành dệt may tại Cam Bốt, theo nguồn tin từ gia đình của nạn nhân và từ một tổ chức phi chính phủ.
  • Khuyến khích cán bộ địa phương giải quyết khiếu kiện thay vì bắt bớ (RFI) - Kể từ nay chính quyền trung ương ở Bắc Kinh sẽ không đánh giá các cán bộ địa phương dựa trên số người khiếu kiện nữa, nhằm khuyến khích họ giải quyết các tố cáo hơn là bắt giam những người khiếu kiện. Đó là thông tin được báo chí chính thức Trung Quốc loan tải hôm nay, 12/11/2013.
  • Thái Lan lún sâu thêm vào khủng hoảng chính trị (RFI) - Thượng viện Thái Lan bác bỏ dự luật ân xá nhưng vẫn chưa xoa dịu được dư luận. Toàn bộ 141 thượng nghị sĩ Thái Lan đã bỏ phiếu chống lại dự luật này. Theo nguồn tin cảnh sát, có tới 50 000 người tiếp tục biểu tình tại Bangkok vào hôm qua 11/11/2013.
  • Anh, Mỹ điều tàu chiến tới Philippines cứu hộ nạn nhân bão Haiyan (RFI) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo thiệt hại nhân mạng do bão Haiyan có thể lên tới 10 000 người chỉ riêng tại thành phố Tacloban tỉnh Leyte, miền trung Philippines. Hàng không mẫu hạm Mỹ, USS George Washington đang hiện diện tại Hồng Kông đã được lệnh tới hiện trường. Khu trục hạm HMS Daring của Anh quốc đang từ Singapore đã được cấp tốc điều tới Philippines.
  • Philippines tăng cường lính bảo vệ hàng cứu trợ (RFI) - Thuốc men và hàng cứu trợ được vận chuyễn một cách vất vã đến Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte, nơi bị bão Hayan tàn phá. Một phần vì sự bất bình của dân chúng bị đói lạnh, phần khác là là do nạn cướp bóc. Chính phủ Manila phải đưa lực lượng đặc biệt tiếp sức với cảnh sát địa phương.
  • Thượng viện Thái bác dự luật ân xá (VOA) - Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật tổng ân xá, là dự luật đã làm bùng ra những vụ biểu tình mới nhất chống lại chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra
  • Video gió bão tấn công Philippines (BBC) - Cảnh lúc Bão Haiyan vào khu nghỉ mát Leyte Park, bờ biển gần Tacloban ở Philippines được người quay phim Jim Edds ghi lại và gửi cho BBC.
  • Tiếng nói bất đồng trong doanh nhân TQ (BBC) - Giới doanh nhân TQ muốn có tiếng nói về việc điều hành xã hội chứ không muốn bị dùng làm nguồn tạo công ăn việc làm và nguồn thu thuế.
  • Philippines tan hoang sau bão Haiyan (BBC) - Bão Haiyan khiến Philippines bị tàn phá nặng nề, công tác cứu hộ gặp khó khăn do đường sá, sân bay bị hư hại nặng.
  • Nỗi đau từ rượu (BBC) - Chuyện một người chọn học tư vấn cai nghiện để xóa bớt nỗi đau mà rượu gây ra cho gia đình.
  • ASEM nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển khu vực (BaoMoi) - QĐND - Ngày 12-11, tại thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 tiếp tục ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày làm việc cuối cùng. Hội nghị tiến hành họp hẹp, trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải nhằm phục hồi kinh tế và ứng phó với các thách thức toàn cầu; ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
  • Yêu cầu rõ ràng để khai thác chung biển Đông (BaoMoi) - TPO- Tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 5 về biển Đông, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, yêu sách "Đường chín đoạn" của Trung Quốc mập mờ và thiếu cơ sở pháp lý.
  • Cần tuân thủ Luật pháp quốc tế trên Biển Đông (BaoMoi) - Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông hôm nay bế mạc với các ý kiến đề xuất của chuyên gia về việc tuân thủ luật pháp quốc tế và tăng cường hợp tác trong khu vực để giải quyết tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
  • Tham vọng cường quốc biển của Trung Quốc (BaoMoi) - Thời gian gần đây, Trung Quốc tỏ ra “ôn hòa” hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông, song trên thực tế họ vẫn đang tiếp tục triển khai chính sách cứng rắn trên vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông với những biện pháp và cách làm tinh vi hơn, xảo quyệt hơn.
  • “Đường chín đoạn” của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý (BaoMoi) - Tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ năm về Biển Đông do Học viện ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, vào ngày 11-12/11, nhiều học giả là luật sư uy tín quốc tế cho rằng yêu sách “Đường chín đoạn” của Trung Quốc mập mờ và thiếu cơ sở pháp lý.
  • Một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông là cần thiết (BaoMoi) - QĐND - Ngày 12-11-2013, ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu tham dự tiếp tục trao đổi, chia sẻ những ý kiến tâm huyết, nhằm đóng góp thiết thực hơn vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định ở khu vực này, trong đó, tập trung đánh giá Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
  • "5 đồng thuận” vì hòa bình, ổn định trong khu vực (BaoMoi) - QĐND Online - Sau hai ngày làm việc tích cực với gần 40 tham luận và gần 100 ý kiến thảo luận, chiều 12-11, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 5 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã thành công tốt đẹp.
  • ‘Trung Quốc không thể áp dụng luật riêng trên Biển Đông’ (BaoMoi) - Ngày 12/11, Hội thảo quốc tế về Biển Đông khép lại sau 2 ngày làm việc. Tại đây, nhiều học giả quốc tế cho rằng Trung Quốc đang “một mình một hướng” khi không thể đưa ra các bằng chứng minh bạch cho sự hiện diện của mình trên Biển Đông, mà lại vẫn “dây dưa” không rõ ràng về sự ra đời của Bộ Quy tắc Ứng xử COC.
  • Biển Đông: Nhiều điểm sáng trong giải quyết tranh chấp (BaoMoi) - Sáng 11-11, tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” (Hà Nội), nhiều học giả cho rằng: Các bên có lợi ích ở Biển Đông đã, đang nỗ lực vì an ninh và phát triển trong khu vực.
  • Yêu sách “lưỡi bò” của Trung Quốc rất mập mờ (BaoMoi) - Trao đổi với PV Lao Động sáng 11.11 bên lề Hội thảo quốc tế lần thứ năm “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, Giáo sư Clive Summons - Trường Luật Trinity, Đại học Dublin - nhận định: “Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc rất mập mờ và có thể gây ra nhiều vấn đề nếu xem xét dưới góc độ luật pháp quốc tế”.
  • Hợp tác Biển Đông vì an ninh và phát triển (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 11-11, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 5 “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Hơn 200 đại biểu là các học giả, chuyên gia, quan chức chính phủ trong nước và quốc tế, cùng đại diện các ngoại giao đoàn tại Việt Nam tham dự Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (11, 12-11).
  • Biển Đông vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột (BaoMoi) - TP - Tình hình biển Đông 5 năm qua có nhiều thay đổi vừa tích cực vừa tiêu cực, và trong 5 năm tới vẫn sẽ là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới với nguy cơ bùng phát xung đột. Quá trình tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) đã bắt đầu, nhưng chưa thực chất.
    Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Trúc Quỳnh.
  • Nga chờ đợi trở lại cảng Cam Ranh (BaoMoi) - Chuyện Cam Ranh: Kỳ vọng của Nga trong quan hệ với VN Tình hình Biển Đông: Báo TQ sợ Cam Ranh cắt 'lưỡi bò' Bộ trưởng Quốc phòng nói về Cam Ranh trước khi sang Nga
  • Thử đề xuất một hiệp ước hàng hải cho Đông Nam Á (BaoMoi) - Tình hình an ninh biển Đông đang tiếp tục phức tạp, lẫn trên bàn đàm phán pháp lý, lẫn các sự kiện diễn ra trên thực địa ngoài biển. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia phân tích, đặc biệt là giáo sư Carl Thayer đã đưa ra ý kiến về một Hiệp ước hàng hải Đông Nam Á, vốn có tính ràng buộc cao hơn DOC, bao quát hơn COC và dễ dàng thực hiện hơn UNCLOS với nhiều hứa hẹn về lợi ích.
  • Tranh chấp biển Đông: Có nước chỉ tính lợi ích trước mắt (BaoMoi) - “Một số bên liên quan đến tranh chấp vẫn theo đuổi các lợi ích trước mắt của mình ở biển Đông mà chưa tính đến lợi ích các nước khác trong khu vực và lợi ích chung”, ông Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý phát biểu trong phiên khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 5 về biển Đông khai mạc tại Hà Nội sáng 11/11.
  • Căng thẳng ở biển Đông có hại cho tất cả (BaoMoi) - Các bên còn theo đuổi lợi ích trước mắt, diễn giải khác nhau về luật quốc tế và trì hoãn việc xây dựng cơ chế hợp tác để quản lý tranh chấp, ngăn ngừa xung đột trên biển Đông.
  • Không loại trừ bùng nổ xung đột (BaoMoi) - TT - Không những cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là mập mờ, các học giả dự hội thảo quốc tế về biển Đông lần 5 còn đề nghị Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế... Nhiều học giả đánh giá biển Đông sẽ vẫn là nơi có tranh chấp phức tạp nhất thế giới.

Việt - Nga 'chưa đủ mức chiến lược'?


Tổng thống Putin gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến thăm đến Hà Nội một ngày.

Chuyến thăm ngày 12/11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là chuyến thăm chính thức lần thứ 3 của Putin tới Việt Nam.

Việt Nam cũng là quốc gia thứ hai ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà ông viếng thăm sau khi quay lại làm chủ điện Kremlin trong vai trò tổng thống vào tháng 3 năm ngoái. Chuyến thăm này một lần nữa cho thấy mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” ngày càng chín muồi giữa hai nước.

Mối quan hệ mật thiết của Việt Nam với Liên Xô và ngày nay là Liên bang Nga có gốc rễ từ những thập niên đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ này đã được tăng cường những năm 1960 và 1970, đánh dấu bằng đỉnh cao là Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Việt Xô năm 1978, vốn mang tính chất gần như là một hiệp ước đồng minh chiến lược.

Sau một giai đoạn trầm lắng thời kỳ những năm 1990 chủ yếu do các vấn đề nội bộ của Nga sau khi Liên Xô tan rã và việc Kremlin tái định hướng chính sách đối ngoại hướng sang phương Tây, quan hệ hai nước đã lấy lại động lực vốn có với việc Nga trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam vào năm 2001. Năm ngoái, quan hệ đối tác này được nâng cấp lên tầm “chiến lược toàn diện” nhằm phản ánh sự phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu của mối quan hệ trong thời gian gần đây.

Mối quan hệ đối tác song phương giờ đây bao gồm các cơ chế được thể chế hóa nhằm thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực. Đáng chú ý nhất là việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, cuộc họp thường niên của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học và công nghệ, tham vấn chính trị và đối thoại chiến lược, cũng như việc phối hợp thường xuyên trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế.

Khía cạnh nổi bật nhất của mối quan hệ ngày càng chín muồi này chính là lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Nga hiện nay là nguồn cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự chính cho Việt Nam, chiến hơn 80% giá trị vũ khí và thiết bị quân sự mà Việt Nam đã nhập khẩu trong giai đoạn 1990-2010.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nga hồi tháng Năm

Chỉ năm ngày trước chuyến thăm của Putin, Nga đã bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Việt Nam. Đây là chiếc đầu tiên trong số 6 chiến tàu ngầm lớp Kilo trị giá khoảng 2 tỉ đô la mà Việt Nam đã đặt mua từ Nga năm 2009. Một số đơn hàng vũ khí đáng chú ý khác mà Nga đã chuyển giao cho Việt Nam gần đây còn bao gồm 20 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK (thêm 12 chiếc được chuyển giao giai đoạn 2014-15), 2 tàu hộ vệ lớp Gepard-3 (thêm 2 chiếc sẽ được chuyển giao năm 2014-16), và hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.

Nga và Việt Nam cũng được cho là đang hoàn thiện một hiệp định hợp tác quân sự nhằm chính thức hóa mối hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Bên cạnh quan hệ quân sự, hai nước cũng đang thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác, như thăm dò và khai thác dầu khí cũng như năng lượng hạt nhân. Ví dụ, Nga đã được Việt Nam chọn làm đối tác cung cấp các khoản vay cũng như công nghệ nhằm giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận trong thời gian tới.

Đối tác chủ chốt

Một số yếu tố thuận lợi đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt – Nga thời gian qua. Thứ nhất, nền tảng vững chắc và lâu dài của mối quan hệ từ thời Chiến tranh Lạnh đã mang lại một mức độ tin cậy lẫn nhau cao giữa hai nước. Trong khi Việt Nam coi Nga là một cường quốc lớn trong một thế giới đa cực và là một đối tác ngoại giao quan trọng, thì Nga với chiến lược “xoay trục”sang châu Á của riêng mình cũng coi Việt Nam là một đối tác chủ chốt nhằm mở rộng tầm với của mình tại khu vực Đông Nam Á.


Tượng Lenin ở Hà Nội nhắc nhở quá khứ hữu nghị thời Liên Xô cũ

Khuôn khổ của quan hệ song phương được thiết lập trong thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng giúp tạo thuận lợi cho hợp tác giữa hai nước hiện nay cũng như trong tương lai. Ví dụ, quan hệ hợp tác quân sự truyền thống, đặc biệt là số vũ khí Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam cũng như sự quen thuộc của Việt Nam với công nghệ quân sự của Nga, đã khuyến khích Việt Nam chọn Nga làm nguồn cung cấp vũ khí chính. Tương tự, các liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí bắt đầu từ những năm 1970 đã tiếp tục phát triển và gặt hái thành công ngay cả sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Thứ hai, do một phần lớn các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở nhiều bộ ngành khác nhau của Việt Nam hiện nay từng được đào tạo tại Liên Xô những năm 1980, sự gắn kết cá nhân này có xu hướng khiến họ có thiện cảm với Nga cũng như vai trò quốc tế của nước này, qua đó khuyến khích họ coi Nga như một đối tác quan trọng được yêu thích của Việt Nam.
"Nền tảng kinh tế yếu của mối quan hệ cho thấy quan hệ song phương vẫn còn khập khiễng và chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa chiến lược thực sự của mối quan hệ này đối với cả hai nước."
Cuối cùng, không giống các cường quốc khác như Trung Quốc vốn có tranh chấp Biển Đông lâu dài với Việt Nam hay Mỹ vốn thường xuyên chỉ trích Hà Nội về vấn đề nhân quyền, Nga hầu như không có vấn đề gai góc nổi bật nào trong quan hệ với Việt Nam. Ngược lại, bản chất chuyên chế ngày càng tăng của hệ thống chính trị Nga dưới thời Putin-Medvedev có xu hướng tạo thuận lợi cho quan hệ song phương khi sự tương đồng về chính trị ngày càng gia tăng sẽ tạo ra những điểm đồng lớn hơn nữa giữa chính phủ hai nước.

Chính vì vậy, quan hệ Việt – Nga nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Mặc dù hợp tác chính trị và quân sự vẫn sẽ là điểm nhấn chủ yếu của mối quan hệ, chính lĩnh vực kinh tế mới là nơi nhiều khả năng chứng kiến những bước phát triển mạnh nhất trong tương lai. Hiện nay, quan hệ kinh tế song phương không đáng kể vẫn là một sự thất vọng lớn đối với cả hai bên. Ví dụ, năm 2012, thương mại hai chiều mới đạt 2,45 tỉ đôla, trong khi tổng vốn FDI đăng ký của Nga tại Việt Nam đến năm ngoái mới chỉ đạt hơn 1 tỉ đôla.

Hiện chính phủ hai nước đã cam kết nỗ lực đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 7 tỉ đôla năm 2015 và 10 tỉ đôla vào năm 2020. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Liên minh Thuế quan Belarus, Kazakhstan và Nga gần đây đã khởi động đàm phán một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Nếu thành công, hiệp định này sẽ đóng góp không nhỏ cho việc đạt được các mục tiêu trên cũng như góp phần thúc đẩy các mối quan hệ đầu tư song phương.

Quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Việt Nam và Nga sẽ tiếp tục phát triển, mà chuyến thăm của ông Putin tới Hà Nội sắp tới chỉ là một trong nhiều minh chứng. Tuy nhiên, nền tảng kinh tế yếu của mối quan hệ cho thấy quan hệ song phương vẫn còn khập khiễng và chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa chiến lược thực sự của mối quan hệ này đối với cả hai nước.

Lê Hồng Hiệp là giảng viên tại khoa Quan hệ quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.

Lê Hồng Hiệp
Nghiên cứu sinh Tiến sỹ
(BBC)

Phạm Chí Dũng - Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ chấp nhận Việt Nam?

Trụ sở văn phòng Liên hiệp Quốc tại Genève - DR
Trụ sở văn phòng Liên hiệp Quốc tại Genève - DR

Thụy My (RFI)

Việt Nam hiện đang là ứng cử viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khóa 2014-2016, và cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày hôm nay 12/11/2013. Hiện đã có những kháng thư của các nhà hoạt động và tổ chức bảo vệ nhân quyền của nhiều nước gởi đến các đại diện của Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi phản đối một số ứng viên trong đó có Việt Nam vì không đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ nhân quyền.

∇ Nghe Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh nhận xét thế nào về việc Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhất là đang có những kháng thư phản đối ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Theo tôi là tất nhiên phải có sự phản đối của dư luận quốc tế ở đây. Vì Việt Nam đang đứng gần như chót bảng theo xếp hạng của tổ chức Ân xá Quốc tế về vấn đề nhân quyền và dân chủ, cho nên tất nhiên phải có sự phản kháng, mà thậm chí phản kháng quyết liệt. Người ta không cho là Việt Nam xứng đáng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Cho nên bây giờ đánh giá việc Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là có hợp lý hay không, và có được thông qua hay không, thì đây là một ẩn số. Hiện nay cũng có mấy luồng quan điểm. Luồng quan điểm thông thường cho là Việt Nam không nên và không xứng đáng được vào. Còn một luồng quan điểm khác, dĩ nhiên là từ Nhà nước Việt Nam và một số « dư luận viên » nào đó thì cho là Việt Nam hoàn toàn xứng đáng. Chúng ta có thể đọc trên một số tờ báo Đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Saigon Giải phóng mấy ngày gần đây thì có thể thấy « Việt Nam đã tôn trọng nhân quyền và dân chủ quốc tế » như thế nào trong những năm qua.

Điều đó dẫn tới có một tín hiệu là vừa qua, ngày 7/11 diễn ra việc Việt Nam chính thức tham gia vào Công ước quốc tế chống tra tấn. Theo đánh giá của tôi, đây là một sự việc bất ngờ ! Bất ngờ không hẳn đối với dư luận quốc tế, mà đối với chính dư luận trong nước. Vì sao ? Đó là vì gần như trong nước không hề được thông tin về Công ước quốc tế chống tra tấn và việc Việt Nam tham gia ký kết Công ước này. Ký ngày 7/11 nhưng cho tới nay, theo tôi biết, hầu như không có thông tin trên mặt báo Đảng, trên báo chí trong nước.

Điều này cho thấy hoặc là Việt Nam không thừa nhận việc mình làm, hoặc là có thái độ như thế nào đó – tôi cho là xấu hổ - về việc Nhà nước Việt Nam lại đi tham gia ký kết một Công ước có phần nào đó không phù hợp với những điều mà họ đã làm từ trước tới nay. Có phải là như vậy hay không ? Nhưng dù sao đó cũng là một sự bất ngờ, và thực ra nếu xét theo lộ trình quốc tế thì không phải bất ngờ.

Đó là vì vào ngày 27/08/2013 vừa qua, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã chính thức công bố 14 cam kết về nhân quyền của chính phủ Việt Nam trước chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong đó có mấy nội dung quan trọng nhất là : thông qua các chính sách và biện pháp để đảm bảo tốt hơn tất cả các quyền căn bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị theo thông lệ quốc tế đã công nhận. Và lời cam kết số 13 là hoàn thành thủ tục nhanh chóng tham gia Công ước chống tra tấn.

Lời cam kết này khá thú vị, nội dung của nó cho thấy chính quốc tế đã và đang thúc giục Việt Nam phải nhanh chóng làm thủ tục tham gia vào Công ước chống tra tấn của quốc tế, chứ không phải là Việt Nam chủ động muốn tham gia vào việc này.

Và theo tôi được biết, việc quốc tế thúc giục cũng đã diễn ra từ lâu, nhưng Nhà nước Việt Nam vì nhiều lý do, đã có nhiều sự lần lữa. Thành thử cho tới trước ngày 7/11 đã không góp mặt trong bản Công ước này, mà chỉ chờ có một tác động, một tín hiệu, động thái nào đó từ phía quốc tế thì Việt Nam mới ký kết. Ký chỉ có năm ngày trước khi Việt Nam chính thức lên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để có thể xét việc được thông qua hay không thông qua vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Tôi cho là Việt Nam tham gia ký kết Công ước chống tra tấn là một tín hiệu vừa bất ngờ lại vừa không bất ngờ, là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng đang đặt một chân vào vòng chung kết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

RFI : Theo anh thì tại sao Việt Nam phải lần khân như thế, có phải vì gần đây xảy ra hiện tượng người bị bắt « tự chết » trong đồn công an ?

Chuyện « tự chết » trong đồn công an đã xảy ra từ năm 2010 tới giờ, một cách tương đối phổ biến và tần suất cao. Đặc biệt là từ những năm 2011 khi tình hình kinh tế suy thoái thì cũng đồng thời xảy ra một số cái chết dồn dập trong đồn công an và nạn bạo hành trong các trại giam, chứ không phải là trước đây không có.

Vấn đề trước đây cũng đã đặt ra nhưng Việt Nam không tham gia ký kết, gần đây mới ký thì theo tôi không phải là việc xảy ra những chuyện dồn dập như trên và do áp lực của dư luận trong nước.
Thực ra trong nước cũng có áp lực - báo chí có nêu ra vấn đề này như là một vấn nạn, nhưng không đủ lớn, mà cái này là chính từ tác động của quốc tế, từ Mỹ và các nước phương Tây. Điều này lại liên quan tới một số vấn đề về ngoại giao, đối ngoại, chính trị và kinh tế mà Nhà nước Việt Nam không thể bỏ qua được. Do vậy mới có chuyện mà, tôi nhắc lại, tháng Tám vừa rồi Việt Nam đã chính thức đưa ra 14 lời cam kết trước Liên Hiệp Quốc.

Nhưng cũng rất đáng lưu ý là 14 lời cam kết này hoàn toàn không được thông tin cho báo chí trong nước. Cho tới giờ người dân trong nước tuyệt đại đa số vẫn không biết Công ước chống tra tấn là cái gì, không biết 14 lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là gì. Thậm chí Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1982, cho tới nay tôi đoan chắc cũng rất nhiều người không biết đó là cái gì cả.

Cho nên tôi cho là chủ yếu đây là tác động quốc tế, và tác động này liên quan đến quyền lợi trực tiếp của Nhà nước Việt Nam. Liên quan đến những vấn đề kinh tế - chẳng hạn như là hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, hay là vai trò của người Mỹ ở khu vực Biển Đông, thì Nhà nước Việt Nam mới có thể tham gia ký kết một cách nhanh chóng như vậy.

Và điều này cũng khá là logic với một số sự kiện khác, nếu chúng ta chịu khó nhìn lại. Đó là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào tháng 4/2013. Sau khi cuộc đối thoại vào tháng 12/2012 đã bị phía Mỹ đột ngột ngưng lại thì đến tháng Tư tái lập trở lại, và sau đó ba tháng đã diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trong một cuộc gặp với một viên chức chính trị Hoa Kỳ gần đây, tôi cũng được nghe viên chức đó nói với tôi rằng ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết với Tổng thống Barack Obama về một số nội dung nhân quyền mà Việt Nam phải bảo đảm.

Có thể nói là chuyến đi sang Việt Nam vừa rồi của Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby, tôi cho thực chất là một chuyến đi « đòi nợ ». Tức là những gì mà Nhà nước Việt Nam đã hứa với chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền và dân chủ nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoặc khá chậm trễ. Gần như là người Mỹ đang phải hối thúc Nhà nước Việt Nam phải thúc đẩy nhiều hơn nữa tiến độ thực hiện một số vấn đề về nhân quyền, về dân chủ.

Từ giữa năm nay đến giờ nếu coi việc bắt giữ là một biểu hiện rõ rệt nhất để đánh giá vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thì không thấy bắt giam thêm một trường hợp nào nữa mà chỉ câu lưu trong vòng 24 hoặc 36 tiếng đồng hồ, sau đó thả ra.

Như vậy có thể thấy là Nhà nước Việt Nam đang quan tâm tới vấn đề vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc như thế nào. Khi tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dĩ nhiên Nhà nước Việt Nam họ có mục đích của họ : để khôi phục vị thế đối ngoại và ngoại giao trên trường quốc tế hoặc là muốn phục hồi lại lòng tin của dân chúng. Mà lòng tin của dân thì vốn đã suy giảm trầm trọng trong những năm qua, đặc biệt kể cả lòng tin của cán bộ và đảng viên đối với Đảng.

Một mục tiêu không kém quan trọng nữa là phải bằng mọi cách phục hồi nền kinh tế, vốn đã bị suy giảm quá trầm trọng và đặt một chân vào hố khủng hoảng như hiện nay.

RFI : Lúc nãy anh có nói Việt Nam có lẽ đã đặt một chân vào vòng chung kết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, như vậy theo anh có những kịch bản nào cho Việt Nam lần này ?

Những kịch bản đó chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của Mỹ và phương Tây, trong việc đánh giá Việt Nam có thể vào được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hay không.

Tôi muốn nhắc lại sự kiện gần đây nhất là đầu tháng 11 ông Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã đến Việt Nam làm việc với một số quan chức Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Có vẻ như là sau cuộc gặp này thì ông Busby đã không hoàn toàn hài lòng, hoặc là không hài lòng. Theo tôi cảm nhận thì mọi chuyện vẫn gần như là không có chuyển biến gì từ sau cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Mỹ Barack Obama, về những cam kết về dân chủ và nhân quyền.

Trong quan điểm của người Mỹ, thì tôi nghĩ là họ không quên Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1982 mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết đâu ! Vì sau Công ước đó thì tình hình Việt Nam cũng không có gì chuyển biến, và thực chất chỉ đến năm 1995, tức là 13 năm sau thì quan hệ giữa hai Nhà nước cựu thù mới được tái lập. Nhưng mà cũng phải đến 5 năm sau thì Hiệp định song phương Việt-Mỹ mới được ký kết, và 6 năm sau nữa tức là đến năm 2006, thì cánh cửa Nhà Trắng lần đầu tiên mới mở ra cho một nguyên thủ quốc gia Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết.

Và bài học nữa mà người Mỹ họ không quên và các nước phương Tây cũng vậy, là việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Trước đó Việt Nam đã có sự vận động rốt ráo đối với một số tổ chức quốc tế và các Nhà nước trên thế giới để có thể tham gia vào WTO. Do vậy người Mỹ đã nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC). Nhưng sau khi được ra khỏi danh sách này và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, thì Việt Nam bị các nước phương Tây đánh giá là bất nhất về mặt chính trị. Đến mức mà sau đó họ bắt giữ một loạt các nhân vật lãnh đạo các tổ chức đối lập đã hình thành trước năm 2006, chẳng hạn như là khối 8406.

Như vậy lịch sử cũng có thể dẫn tới hiện tại. Có thể sẽ không có gì thay đổi nếu như lần này Việt Nam được thỏa mãn một số điều kiện về chiếc ghế ở trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và kể cả trở thành một thành viên mới của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Như vậy quan điểm của người Mỹ như thế nào ? Tôi cho là người Mỹ vẫn còn rất dè dặt trong vấn đề Hội đồng Nhân quyền. Cũng cần phải nói thêm là cho tới nay, trong số 14 lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì vẫn có những lời hứa có thể nói hoàn toàn còn mơ màng, và những lời hứa vẫn chưa thực hiện.

Chẳng hạn tôi có thể liệt kê, đó là những cam kết « tiếp tục cải thiện hệ thống luật pháp và tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn các thiết chế trong nước và bảo vệ nhân quyền, bao gồm việc có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia ». Thực ra trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội trong kỳ họp lần này hoàn toàn không có Nhà nước pháp quyền. Trong kế hoạch - ít nhất là đưa ra công khai trên mặt báo - cũng chưa có thông tin nào về một cơ quan nhân quyền quốc gia.

Thứ hai nữa là lời cam kết tiếp tục thực hiện những khuyến nghị Việt Nam đã chấp nhận trong việc kiểm điểm định kỳ năm 2009, thì cho tới nay cũng chưa thấy thông tin nào cả. Dường như Nhà nước Việt Nam tỏ ra « bẽn lẽn », « xấu hổ » sao đó mà họ không công bố những thông tin này trên báo chí.

Còn một thông tin khác là tăng cường dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch, thực thi chính sách cải thiện sự gắn kết của Việt Nam với các tổ chức chính trị xã hội làm việc trong lãnh vực nhân quyền. Thực chất đây chính là vấn đề xã hội dân sự để Việt Nam tham gia, và các Nhà nước phương Tây đang thúc đẩy.

Một nội dung nữa là tăng cường hợp tác và đối thoại với các cơ chế nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đặc biệt với các ủy ban Công ước và văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Các thủ tục đặc biệt bao gồm việc có thể mời thêm chuyên gia đến thăm Việt Nam. « Chuyên gia đến thăm Việt Nam » chúng ta có thể hiểu là thăm về vấn đề nhân quyền và dân chủ - có nghĩa là thăm các trại giam. Vấn đề là như vậy !

Đây có lẽ chính là những vấn đề mà người Mỹ đang rất băn khoăn.

Khả năng vào được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/11 theo tôi là nhỉnh hơn khả năng ra một chút. Tức là Việt Nam vẫn có khả năng vào, nhưng vào một cách khó khăn.

Ngoài ra còn có kịch bản khác là đa số các nước trong Liên Hiệp Quốc không đồng ý. Điều đó đã diễn ra trong quá khứ rồi. Có nghĩa là đưa ra chỉ có một trường hợp (ứng viên) thôi nhưng các nước khác không chịu, họ tỏ ra cứng rắn và yêu cầu phải đưa ra một ứng cử viên khác. Thì cũng không loại trừ trong trường hợp này Việt Nam bị loại, và Liên Hiệp Quốc sẽ đề nghị khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra một ứng cử viên khác ngoài Việt Nam.

Trong trường hợp đó, Nhà nước Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cần phải có một thời gian, được coi là « thời gian thử thách ».

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Bế mạc Hội nghị trung ương Đảng, Trung Quốc cam kết đẩy mạnh cải tổ


REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Thanh Phương (RFI)

Hôm nay, 12/11/2013, sau bốn ngày là việc, Hội nghị trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc với một thỏa thuận về việc đẩy mạnh toàn diện cải tổ. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 đã khai mạc từ hôm 09/11 với mục tiêu là bàn về những cải tổ kinh tế và xã hội mang tính « lịch sử ».

Hội nghị đã nghe « báo cáo công tác » của chủ tịch kiêm tổng bí thư Đảng Tập Cận Bình. Theo những thông tin ban đầu do Tân Hoa Xã loan tải, các ủy viên ban chấp hành trung ương đã quyết định là Trung Quốc sẽ dựa nhiều hơn vào sự vận hành của thị trường và chính thị trường sẽ đóng « vai trò quyết định » trong việc phân bổ các nguồn lực, còn chính phủ sẽ đóng vai trò tốt hơn.

Một tiểu ban lãnh đạo sẽ được thành lập để « làm sâu sắc toàn diện các cải tổ », cụ thể là sẽ phối hợp, thực hiện và giám sát các cải tổ đó. Bản thông cáo của hội nghị nêu rõ : « Các khu vực kinh tế do Nhà nước kiểm soát cũng như các khu vực không do Nhà nước kiểm soát đều là « những thành tố quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. »

Tân Hoa Xã cho biết thêm là hội nghị trung ương còn quyết định sẽ thành lập một ủy ban đặc trách an ninh Nhà nước, để « hoàn thiện cơ chế và chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia, nhưng không nói rõ chi tiết về ủy ban mới này.

Như thường lệ, hai hội nghị đầu tiên của trung ương khóa 18 chỉ là nhằm để chỉ định ban lãnh đạo mới cho Đảng và Nhà nước, còn hội nghị lần thứ ba này nhằm vạch ra những đường lối mới về chính trị và kinh tế cho Trung Quốc. Từ hôm thứ bảy, tờ Hoàn cầu Thời báo đã báo trước là hội nghị trung ương 3 sẽ vạch ra những đường lối cải tổ mang tính chất quyết định cho sức cạnh tranh của Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Theo tờ báo này, các cải tổ mới sẽ mở cửa cho cạnh trạnh những lĩnh vực mà cho tới nay vẫn do các tập đoàn Nhà nước nắm độc quyền ở Trung Quốc, từ đường sắt, tài chính, năng lượng, cho đến giao thông hàng không và viễn thông. Báo chí Trung Quốc trong những ngày qua cũng đã nói nhiều đến khả năng hội nghị trung ương 3 sẽ cải tổ quyền sở hữu đất nông nghiệp hay chế độ hộ khẩu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán là hội nghị lần sẽ chỉ đề ra một « lộ đồ » chung chung, còn những chi tiết và lịch trình thực hiện sẽ được xác định sau và những cải tổ này sẽ được thực hiện từng bước.

  • Online shopping gala sets records (Washington Post) - China's major e-commerce providers have posted record sales from the Nov 11 "Singles' Day" 24-hour online shopping blowout.
  • Launch zone challenges (Washington Post) - Acollection of warehouse developments facing the breeze of the East China Sea might seem an unlikely symbol of China's future.
  • 'Singles Day' has shoppers ready to spend big (Washington Post) - Chinese consumers will spend on average 1,800 yuan ($295) per person during Double Eleven Shopping Festival, according to an independent digital marketing data analysis.
  • SOE reforms to be launched after plenum (Washington Post) - Major steps to reform State-owned enterprises will be taken after the four-day Third Plenum of the Communist Party of China's 18th Central Committee.
  • October trade figures beat estimates (Washington Post) - China's exports and imports regained momentum in October as global conditions improved and domestic demand remained steady.
  • Brand China in leading role on Transformers set (Washington Post) - More Chinese brands will feature in the new Transformers movie than in the three previous films in the franchise, a top executive at production company Paramount Pictures said.
  • Vehicle sales still driving fast (Washington Post) - China's passenger vehicle sales continued robust growth in October because of a low base in the corresponding month last year, while Japanese automakers experienced increased growth following a market dive amid the Diaoyu Islands territorial row.
  • A hair's breadth from utopia (Washington Post) - I was still trying to resolve my feelings about the three hairy crabs I'd eaten for lunch - ridiculously rich and sumptuous.
  • They don't make things like they used to (Washington Post) - There is a Broadway tune titled Everything Old is New Again which could summarize the many ways vintage objects get "a new lease on life". With a retail concept not yet experienced in Asia and rarely seen in the West, seasoned retailer and successful fashion e-tailer Adrienne Ma is breathing a second life into collectibles. Think 1950s-Louis Vuitton cases turned mahjong set holders or iPod docks, Goyard suitcases becoming dressing tables or portable whiskey bars (hanging against a wall, no less) or rock crystal from a 1930s chandelier that formerly hung in the palace of an Italian nobleman now dangling as a glamorous handbag hook.
  • At home with change (Washington Post) - An innovative project fusing the private, government and NGO sectors aims to go beyond restoring ancient Pingyao's major structures to include its residences, as they contain the town's most important heritage - its people. Sun Yuanqing reports.
  • Evergrande makes history in Guangzhou (Washington Post) - Chinese Evergrande rewrote China's soccer history in more than a decade by claiming the title of AFC Champions League on Saturday in Guangzhou.
  • In small-town China, movies are big (Washington Post) - Opinion leaders like critics may have the final say in the appraisal of a film, but it is the young in provincial cities that increasingly determine the box-office results in the Chinese market.
  • A gathering of gourmets (Washington Post) - When one is invited to dine in Beijing with members of the Chaine des Rotisseurs, the oldest international gastronomic society, it's hard not to lick one’s lips in anticipation
  • Beijing Blue, Beijing Gray (Washington Post) - He tasted his first soft French cheese at an orientation party thrown to welcome foreign students to Auvergne.
  • Thousands rally over Kimmel show remark (Washington Post) - Chinese-American anger over the Jimmy Kimmel show is not an overreaction and their protest raises concern about discrimination against Chinese and other minorities in the United States, analysts said on Sunday.
  • Li appoints advisers to key govt think tank (Washington Post) - Premier Li Keqiang on Friday issued letters of appointment to new members of a key government advisory body, including former World Bank chief economist Justin Yifu Lin.
  • Chinese Americans protest Kimmel joke in NYC (Washington Post) - Approximately 300 protesters gathered outside ABC-TV's headquarters in New York on Friday in response to a segment last month on the late-night television show Jimmy Kimmel Live, in which a young boy joked about killing everyone in China to erase US debt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét