Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Hai nền kinh tế song hành ở Việt Nam: “sinh lợi” và “đặc lợi”, ai lấn sân? & Hàng loạt ngân hàng dính nghi vấn THỔI PHỒNG tài sản

Hai nền kinh tế song hành ở Việt Nam: “sinh lợi” và “đặc lợi”, ai lấn sân?


Hai nền kinh tế đó là gì? 



Nhiều chuyên gia ở Việt Nam thường trực theo dõi các nền kinh tế tư bản (hay thị trường) và kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt các biến chuyển lý thuyết, với nhiệm vụ chính là để giữ gìn những đặc trưng cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay được mệnh danh “kinh tế thị trường với định hướng chủ nghĩa xã hội”. Vài chuyên gia này có nhiệm vụ chính là cho ra những cảnh báo chính trị ở cấp cao nhất nếu thấy nền kinh tế thị trường dù chỉ đang phôi thai ở Việt Nam đi “chệch đường” nghĩa là khác đi với các “nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội”.
Có quá nhiều giấy mực đã bàn về đề tài trên, nhất là để so sánh những ưu khuyết điểm của kinh tế thị trường và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi không dám mạn bàn thêm các vấn đề to lớn này, nhưng khuôn khổ bài ngắn này sẽ đặt vấn đề một cách khác: muốn ghi lại vài nhận định thiết thực về hai nền kinh tế thực sự đang song hành ở xứ ta: nền kinh tế sinh lợi (dịch từ chữ “profit-making economy”) và nền kinh tế đặc lợi (tạm dịch từ “rent-seeking economy”[2], hay còn có thể hiểu nôm na hơn là “tìm lợi”—hay sát thực tế nhất là “đặc biệt cho nhóm lợi ích”, theo các giải thích dưới đây).
Nền kinh tế sinh lợi chính là nền kinh tế được hướng dẫn bởi các nguyên tắc thị trường, kết quả của hơn hai thập kỷ Đổi Mới, nôm na là đang được dẫn đầu bởi giới doanh nhân của nền kinh tế thị trường tìm lợi nhuận (profit) đích thực từ sản xuất bằng cách kiếm được doanh thu (revenue) cao hơn phí sản xuất (cost)—viết theo phép số học đơn giản là: lợi nhuận = doanh thu trừ phí sản xuất. Nền kinh tế này còn bao gồm đại đa số các thành phần cư dân thành thị làm việc trong các hãng xưởng công tư nhằm mục đích sinh lợi nhuận (profit) kinh doanh đích thực như định nghĩa ở trên, người làm việc trong các khu vực sản xuất dịch vụ thật sự theo định nghĩa GDP, hay nông dân ở tất cả các vùng nông thôn tham dự vào việc sản xuất nông sản vốn là trụ đỡ của nền kinh tế cả nước qua các thời đại…
Trái lại, nền kinh tế đặc lợi (rent) không cần thiết phải dựa vào sản xuất mà chỉ đơn giản là tiền hay lợi (rent) kiếm được do các đặc quyền kinh tế như thế độc quyền sản xuất (monopoly) hay ưu đãi tín dụng (các công ty nhà nước)…, hay đặc quyền chính trị như ở vị trí chính trị cao có thể ban phát giấy phép hoạt động kinh tế trong một chế độ dựa vào xin-cho, hay đặc quyền thông tin như biết trước những tin tức có lợi cho một hành vi kinh tế hay mua bán (thí dụ biết trước tin qui hoạch một vùng đất nên trực tiếp chạy đi mua hay cho người nhà/đàn em đi mua đất trước để bán lại với giá cao hơn nhiều lần lúc thông tin đó được chính thức công bố cho mọi người biết), hay giản dị nhất là lợi kiếm được nhờ tham nhũng do ở các vị trí chính trị hay hành chính cao có thể ban phát chức tước, lợi lộc kinh tế (cấp phép dự án không thông qua các qui luật thông thường, hay các loại giấy phép xin-cho trong khu vực sản xuất buôn bán v.v…).
Có muôn hình vạn trạng trong xã hội ta bây giờ về cách tìm đặc lợi mà không dựa vào sản xuất. Sự xuất hiện nhan nhản của các “CÒ” kiếm tiền trung gian ở khắp nơi và trong mọi địa hạt từ sinh hoạt kinh tế ở mức phức tạp đến luồn lách pháp luật như “chạy án” hay xin “quotas”, hay để vượt qua vài thủ tục hành chính hay giấy tờ ở cấp thấp, đơn giản nhất như để vượt qua các hàng đuôi chờ dài ở các bến xe rạp hát đông người…
Rất khó để định lượng được chính xác tỷ trọng của hai nền kinh tế song hành này trong nền kinh tế tổng thể của Việt nam bây giờ. Nhưng chỉ có thể tạm ước tính vai trò tương đối của cả hai qua những thời kỳ kinh tế chính như từ thời bao cấp (trước 1989), đến 25 năm Đổi Mới thực sự (1991-2006), và sau đó từ 2007 đến nay khi một số nguyên tắc và vận hành căn bản của kinh tế thị trường lại bị thay đổi bởi ảnh hưởng của các nhóm lợi ích quan trọng và chi phối quá lớn nền kinh tế quốc gia, khiến nhiều qui luật thị trường bị thay thế bởi các biện pháp hành chính và sự tái xuất hiện và bùng mạnh thêm của các Tổng công ty với nhiều đặc quyền ưu thế trong sản xuất và hưởng phân bổ tín dụng nhưng lại gây những thất thoát tài chính nghiêm trọng cho quốc gia.
Có thể tạm hình dung các hình ảnh cùng tỷ trọng tương đối dưới đây của 2 nền kinh tế trên nhằm mục đích phân tích chính sách, chứ không nhằm định lượng chính xác để hy vọng bài nói chuyện ngắn này không bị chỉ trích là thiếu luận cứ dữ kiện thống kê hay tinh thần khoa học nghiêm túc:
·       Trong thời bao cấp trước cải tổ kinh tế: nền kinh tế sinh lợi (hay thị trường) chiếm độ 70-75%, và nền kinh tế đặc lợi 25-30%
·       Trong thời kỳ Đổi Mới, nền kinh tế thị trường dù đang giai đoạn phôi thai đã tăng cường vai trò của các sinh hoạt kinh tế chính thống và nâng tỷ trọng của khu vực kinh tế sinh lợi lên 80-85% và khu vực kinh tế đặc lợi xuống còn 15-20%
·       Trong thời kỳ từ 2007 đến nay, khu vực sinh lợi có thể đã rơi xuống còn 65-70% và khu vực đặc lợi đã chiếm ưu thế mới đến 30-35%.
Nhưng nghiêm trọng nhất, bài này không muốn chỉ nói đến vấn đề công bằng hay đạo đức xã hội khi các nhóm lợi ích hay hưởng đặc lợi về chính trị kinh tế đã hưởng lợi quá nhiều trong 5-6 năm qua, mà là trên phương diện hiệu quả chính sách kinh tế--là mục tiêu chính của bài này. Sự thiên vị hay ưu đãi các nhóm lợi ích (interest groups) và nhóm tìm đặc lợi (rent-seekers) đã dẫn dắt đến tình hình kinh tế tài chính khủng hoảng hiện tại với tăng trưởng kinh tế sụt giảm nghiêm trọng (5-6%, mặc dù công bằng cũng phải công nhận là do ảnh hưởng một phần của hai năm suy thoái kinh tế thế giới 2008-09), so với 5 năm 2001-2005 (GDP tăng 7%-8%).
Nhưng đáng lo nhất là sự mất cân bằng vĩ mô (macroeconomic disequilibrium) và các mất mát thua lỗ tài chính khổng lồ (colossal financial losses) của khu vực công trong vài năm qua. Hai nguyên nhân chính mới đây đã được các chuyên gia phân tích đầy dủ và sâu sắc:[3]
(i) Nhận xét gần đây nhất là của TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), dựa trên khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư quá lớn, cho rằng “tiết kiệm của Việt Nam so với thế giới không hề thấp (khoảng 35%) tuy nhiên tổng đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2011 lại quá lớn, trung bình đều trên 40%; riêng năm 2011, do Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát nên con số này chỉ dừng ở mức 34,6%”. Và “sở dĩ đầu tư của Việt Nam luôn ở mức cao là do mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên mở rộng đầu tư nhưng chất lượng đầu tư ngày càng giảm, năng suất nền kinh tế không được cải thiện.
(ii) Thêm vào đó, Chính phủ lại tập trung vào đầu tư công và cho các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vì hiệu quả đầu tư của khư vực này thấp theo nhiều nghiên cứu khác nhau, kết quả là làm suy giảm toàn bộ năng suất nền kinh tế, điển hình là làm hệ số ICOR tăng nhanh từ 4-5 lên 7-8 trong những năm gần đây.  TS Vũ Thành Tự Anh cũng đã dẫn chứng rằng: “Xét về mức độ phân tán/tập trung của các tập đoàn nhà nước thì Việt Nam cũng xếp vào hàng “vô địch”. Nếu ở Việt Nam, điểm số này là 6,4 thì Hàn Quốc chỉ là 1,7; Indonesia là 2,1; Philippines là 3,1; thậm chí Trung Quốc cũng chỉ mức 2,3.” Cũng theo ông, tỉ lệ doanh số của 10 đại tập đoàn kinh tế Việt Nam trên GDP thuộc loại lớn nhất thế giới. Cụ thể, tỷ lệ này của Việt Nam lên tới 37,3%, chỉ đứng sau Hàn Quốc thời gian trước khủng hoảng, còn lại đều vượt xa các nước khác.Thí dụ để so sánh: Trung Quốc (9,4%), Đài Loan (19%), Indonesia (25%), Brazil (8%), Argentina (11%) và Mexico (10%).[4]
Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh nhiều hơn các vấn đề chính sách tương lai trong phần sau, không phải đơn thuần là các chính sách có tính “kỹ trị” như tài khóa ngân sách hay giá cả…theo các thảo luận thông thường, mà là các vấn đề căn bản hơn về thể chế, về tái lập nguyên tắc thị trường, về khu vực kinh tế chủ đạo dẫn dắt mới, nói chung về sự thay đổi triết lý và tư duy kinh tế căn bản để điều hành guồng máy kinh tế mới trong tinh thần một Đổi Mới đợt II (“Economic Renewal” Mark II).
 
2. Vài vấn đề chính sách lớn và khẩn cấp trước mặt
 
a.Vấn đề đặc lợi của một nhóm lợi ích hay đặc quyền nhỏ (thí dụ nhan nhản là Vinashin, EVN, hay các DNNN khác sẽ được điều tra đem ra ánh sáng công luận trong tương lai…) gây nên mất cân bằng vĩ mô căn bản giữa tổng chi tiêu và để dành, phần lớn do khu vực đặc lợi (rent-seeking economy), đã gây nên lạm phát cao ngất ngư trong suốt 6 năm qua (2007-2012) và là một hình thức thuế trá hình được trả bởi đại đa số cư dân thuộc khu vực sinh lợi (profit-making economy). Hình ảnh tiêu biểu đau lòng tương phản giữa các đoàn xe lộng lẫy hay các căn hộ cao cấp luôn tắt đèn bỏ trống sở hữu bởi khu vực đặc lợi, so với một thành phần lớn dân cư đang phải chạy từng bữa cơm bớt dần thịt cá do ảnh hưởng lạm phát và sống lây lất ở các vùng ven đô hay nông thôn.
b. Ưu tiên chính sách số một vẫn phải là giảm lạm phát, không phải bằng cách đẩy lãi suất lên cao nữa, mà bằng cách cắt giảm các món chi tiêu công hay bán công khổng lồ vẫn tiếp tục cho các nhóm đặc quyền dưới tên những Tổng công ty ưu đãi, các dự án “khủng” thiếu hiệu quả kinh tế nhưng vẫn được theo đuổi do nhóm lợi ích chi phối chính sách, các chương trình phát triển vùng/cảng/khu chế xuất thiếu hiệu quả kinh tế, tiếp tục được tài trợ hay hưởng ưu đãi tín dụng do “các nhân vật hay người thân đứng sau”.
c. Tình trạng đình đốn sản xuất kéo dài từ 3 năm nay đang kéo theo sự phá sản khủng khiếp của nhiều doanh nghiệp, nhất là vừa và nhỏ, và gây khốn đốn cho nhiều doanh gia có tim óc thật sự trong khu vực sinh lợi vì thiếu tiếp cận tín dụng. Dần dà khu vực tư doanh sẽ được thay thế bởi các DNNN vẫn có ưu tiên tín dụng và chúng ta sẽ trở lại thời xưa khi tỷ trọng khu vực nhà nước hay nền kinh tế đặc lợi lại có dịp được phình to hơn với cơ chế xin-cho càng tràn lan thay vì phải thu hẹp dưới Đổi Mới I, bản thân tự nó đang bị lung lay tận gốc rễ vì các cơ chế thị trường tự do như tín dụng ngân hàng, lãi suất hay tỷ giá tự do đang bị thay thế bởi các thị trường chợ đen khác nhau hay biện pháp hành chính thay thế. Ai có thể nói chúng ta vẫn theo hay đang đẩy mạnh Đổi Mới trong 3-4 năm qua với các chính sách hiện hữu?
d. Đặc biệt là các chính sách của NHNN hiện nay nhằm mục đích “chữa cháy ngắn hạn” bằng các biện pháp hành chính thêm dồn dập hay đã kéo dài khá lâu, được lầm tưởng là đang có tác động tốt cho bệnh nhân là toàn nền kinh tế hay dân cư được “ngấm thuốc” sẽ khỏi bệnh, chẳng hạn tỷ giá tạm ổn định, lãi suất đang có chiều xuống nhờ “trần lãi suất”, phân bổ tín dụng giữa các ngân hàng do NHNN ấn định để cứu hệ thống ngân hàng hay giúp các “ngân hàng nhỏ”…Thật sự nếu phân tích kỹ thì các dấu hiệu trên chỉ mang tính cách tạm thời thiếu bền vững.
(i) Tỷ giá tạm yên năm nay 2013 không phải do “ngấm thuốc” tốt mà thật sự là phản ánh tình trạng đình đốn sản xuất đang rất nguy kịch kéo dài từ quý 2/2011, khi các dữ kiện thống kê cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp và ngay cả nông nghiệp tăng trưởng chậm dần, nhập khẩu sụt giảm hẳn khiến mức nhập siêu hàng năm từ 10-12 tỷ USD từ các năm trước 2011 có lẽ trở thành xuất siêu năm nay.
(ii) Các lãi suất chính sách và lãi suất huy động trần được giảm mạnh đang đi đúng hướng theo lý luận trên đây. Nhưng việc tiếp tục duy trì lãi suất trần này cũng như việc phân bổ trực tiếp mức tăng tín dụng (quotas) cho từng ngân hàng đặt ra nhiều dấu hỏi cho các quan sát viên kinh tế cả trong và ngoài nước về hiệu quả thật sự của các cải cách của NHNN. Duy trì lãi suất cho vay trần là tiếp tục “giết” các ngân hàng nhỏ, vì họ khó huy động vốn nơi các trương mục nhỏ lẻ của đa số dân cư. Lại một lần nữa, khu vực kinh tế sinh lợi hay thị trường bị thiệt thòi vì tuân theo luật lệ chính thức được công bố chỉ được trả lãi suất thấp cố định. Còn khu vực đặc lợi tuy số ít nhưng có nhiều tiền bỏ vào ngân hàng hơn vẫn được trả trên mức lãi suất chính thức đó.
(iii) Các ngân hàng lớn chỉ phải trả 5-6% cho vốn huy động của đa số dân cư tìm đến ngân hàng lớn cho yên tâm, nhưng lại được thả lỏng để cho vay trong thị trường 1 (tức là với các doanh nghiệp hay tư nhân ngoài hệ thống NH) ở mức thỏa thuận riêng với mức cao khủng cho NIM (net interest margin—mức lợi biên ngân hàng) theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó “nhóm lợi ích” gồm vài ngân hàng to lại đang hưởng lợi ích lớn nữa trên thị trường 2 với các NH khác qua thị trường liên ngân hàng. Khó nói không hề có chuyện nhóm lợi ích trong hệ thống NH hiện nay khi các biện pháp hành chính đã làm nảy sinh vô số rủi ro đạo đức (moral hazards).
(iv) Thêm một biện pháp hành chính nữa từ cuối tháng 2/2011 là việc NHNN áp dụng phân bổ tín dụng cho từng ngân hàng theo các tiêu chuẩn "riêng", gây ra những lệch lạc trong thị trường. Một lần nữa, khu vực kinh tế đặc lợi vẫn được hưởng lợi và chịu thiệt hại là khu vực sinh lợi hay thị trường và đa số doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng nên còn nhiều hãng sẽ vẫn tiếp tục phá sản. Đa số dân cư chỉ được lãi suất huy động trần thấp trong khi các NH lớn cho vay ở mức cao trên TT 1 cho các doanh nghiệp cần vốn trong khu vực thị trường sinh lợi đang bàn đến.
e. Vấn đề lớn nữa là cần xem lại vai trò của chính sách tài khóa để kích cầu bằng cách bội chi ngân sách và vay ồ ạt qua trái phiếu chính phủ trong năm nay 2013.
 
f. Vấn đề sau nữa cho tái cấu trúc kinh tế và chính sách tài chính công là cần đưa mới vai trò chủ đạo của doanh nghiệp tư nhân thay vì các DNNN. Đây là một quyết định cả chính trị lẫn kinh tế can đảm nhất trong bối cảnh chính trị hiện tại của VN. Sẽ cần giảm cả tỷ lệ thu lẫn chi ngân sách so với GDP trong vài năm tới như kim chỉ nam dẫn đường cho chiến lược kinh tế mới này. Một biện pháp gây sốc nhưng rất quan trọng là giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20% trong bước đầu.
 
g. Sau cùng, cố gắng tạo lối ra cho các thị trường chứng khoán và bất động sản bằng sự cải thiện môi trường vĩ mô bền vững và tìm các nhà đầu tư mới có thể “gây sốc” và tái lập niềm tin lâu dài cho thị trường và người đầu tu. (xem khung 1).
   Khung 1. Lối ra cho các TT Chứng Khoán và Bất Động Sản
v    Tình hình kinh tế vĩ mô phải có bước ngoặt nhanh chóng để gây lại niềm tin là Chính Phủ thực sự sẽ kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô.
v    Cần giảm lạm phát thêm trong các quý 1-2/2014 và dẫn đến giảm lãi suất cuối quý 2. Thị trường BĐS cũng sẽ phục hồi từ từ sau TTCK khi lãi suất có dấu hiệu giảm thực sự.
v    Giải pháp tối ưu và khả thi hiện tại rõ ràng là phải dùng chính sách tài khóa để hỗ trợ thực sự chính sách tiền tệ nhằm giảm tổng cầu và lạm phát, và từ từ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để giảm lãi suất.
v    Bất động sản: cần các cú sốc từ việc tái cơ cấu nền kinh tế và có mặt các nhà đầu tư mới
v    Sau khi thị trường BĐS được khởi động từ lãi suất, thị trường này chỉ có thể phục hồi nhanh chóng nếu có cú sốc ào ạt từ các nhà đầu tư mới (thí dụ thực tế nhất và “hấp dẫn” nhất là các nhà đầu tư Nhật bản đang tìm cách di dời cư dân và nhiều xưởng hãng từ các vủng bị tsunami và dò rỉ từ trung tâm nguyên tử quanh vùng Tokyo), đây sẽ là điều gây tác động tâm lý mạnh nhất cho BĐS ở Việt Nam. 
v    Ngoài ra các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp sức mạnh mẽ cho nhu cầu BĐS nếu khu vực tư nhân được đóng vai trò chủ đạo trong nỗ lực giảm thật sự đầu tư công và vai trò các doanh nghiệp nhà nước. Việc giảm thuế doanh nghiệp xuống 20% sẽ là bước đầu cho chính sách này.

 
KẾT LUẬN NGẮN CÙNG ĐỀ XUẤT ĐỊNH LƯỢNG CHO CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRUNG HẠN ĐẾN 2015
 
(1) Sau các nhận định ngắn gọn và thẳng thắn về thực trạng kinh tế đất nước năm 2013, chúng tôi chỉ muốn đề nghị là nên thay đổi chiến lược căn bản từ cấp chính trị cao nhất về đường hướng và thể chế của nền kinh tế đến áp dụng ngay các biện pháp cấp thiết vĩ mô ngắn và trung hạn đến 2015 để tái lập các cân bằng vĩ mô đã mất trong 6 năm qua từ 2007:
(2) Giảm bớt các đặc quyền và ưu đãi hiện có của khu vực kinh tế đặc lợi (rent-seeking economy) và nâng cao vai trò của khu vực doanh nhân tư nhân là đầu máy (locomotive) của khu vực kinh tế thị trường hay sinh lợi (profit-oriented economy)
(3) Trong tinh thần trên, tuyên bố chính thức vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế tư nhân thay vì các DNNN là bước sáng kiến thứ nhất
(4) Giảm gánh nặng thuế nói chung của nền kinh tế (giảm dần tỷ lệ tổng thu/GDP) và giảm thuế doanh nghiệp nói riêng từ 25% xuống 20% từ năm nay là bước chủ động thứ hai
(5) Tập trung việc tái cấu trúc ba ngành kinh tế vào một cơ quan chỉ đạo duy nhất dưới sự đôn đốc trực tiếp và toàn thì của một Phó Thủ Tướng với sự trợ giúp của các chuyên gia trong và ngoài chính phủ, cùng với một thư ký đoàn (secretariat) gồm chuyên viên các bộ liên hệ thuộc loại “trẻ, giỏi” đang có mặt rất nhiều trong các cơ quan hay trên các diễn đàn kinh tế.
(6) Công bố chính thức một định hướng bằng số cho các chính sách vĩ mô trung hạn (thí dụ trong bảng kèm dưới đây) để hướng dẫn về định hướng chính sách mới của chính phủ và tái lập niềm tin cho các doanh nhân và giới đầu tư.
(7) Cần sự minh bạch thông tin hơn lúc nào hết, các chỉ số suy yếu kinh tế rất rõ ràng từ khu công nghiệp và nhập khẩu như bàn trên, và cần cập nhật hóa số tăng trưởng GDP cho ba năm qua 2011-2013. Tổng cục Thống kê cũng cần giải thích rõ hơn về các tính toán của mình. Ngoài ra thị trường tài chính vẫn đợi sự công bố chính thức các số liệu về khảo sát tiền tệ và dự trữ ngoại hối như NHNN đã hứa trước đây.
                 Bảng 1: Vài chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trung hạn cho 2013-2015
 
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tỷ lệ tăng GDP thực (%)
6,8
5,9
 
5,1
 
 
5,0
 
 
5,5
 
 
6,0
 
Lạm phát (tăng %)
11,7
18,2
8,0
6,5
5,0
5,0
Tỷ giá VND/USD*
21.000
21.300
21.500
21.200
22.300
23.000
Bội chi ngân sách (% GDP) **
 
-5,5
 
    -4,9
 
-4,8
 
-5,3
 
-5,0
 
-4,5
 
Đầu tư toàn xã hội (% GDP) ***
 
Đầu tư công/GDP (%)****
41,9
 
18
38
 
15
36
 
14
32
 
13
30
 
11,5
30
 
10
Tổng phương tiện thanh toán (%)
25,3
12
12
13
14
16
Tổng tín dụng trong nước ( %)
29,8
14
15
10
10,5
12,0
 
Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP)
Cán cân thanh toán (tỷ USD)*****
         
-4.4
-3,1
-7.1
2,0
-4.9
5,2
-4.3
9,5
        -3.9
10,9
-3.8
12,7
Dự trữ ngoại hối (tỉ USD)
Dự trữ ngoại hối (tuần nhập khẩu)
14,0
8,6
16,0
7,0
17,6
7,9
28,1
12
38,0
13
50,7
14
Nguồn: Các số liệu 2011-15 dựa trên các tính toán ước tính và dự báo của tác giả.

-------------------------- Ghi chú:
1)      Số liệu 2010 là số thực hiện, 2011 là ước thực hiện, từ 2012-2015 là số mục tiêu
2)      *Tỷ giá tự do vào cuối năm (theo mục tiêu trượt giá 1,5-2% mỗi năm như trong quá khứ)
3)      **Theo cách tính của Việt Nam
4)      *** Chưa tính đầu tư từ tín dụng ngân hàng
5)      **** Chưa tính đầu tư của địa phương, phần không đưa vào cân đối ngân sách.
6)      ***** Cán cân thanh toán tổng thể trong năm 2011-2015 thặng dư  tổng cộng 40,3 tỷ USD
 

[1] Tác giả là chuyên gia kinh tế độc lập.
[2] Chữ “rent” nôm na nhất có thể dịch là “địa tô” trong kinh tế học, thường được nói đến để chỉ thu nhập của những sở hữu chủ đất đai, là một trong các yếu tố đầu vào căn bản của sản xuất như  lao động (labor), tư bản (capital), và đất đai (land).

[3] Xin xem “Vì sao bất ổn vĩ mô của Việt Nam kéo dài?, của Khánh Linh (TTVN) trên mạng cafef.vn, http://cafef.vn/20120321043525142CA33/vi-sao-bat-on-vi-mo-cua-viet-nam-keo-dai.chn, báo cáo về buổi Tọa đàm “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn” (21/3/2012).

[4] Đã dẫn trên ở chú thích 2.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 11-11-13

Tiền lương và tăng trưởng kinh tế: ‘Miếng bánh’ teo dần

Phần mà người lao động được hưởng đang ngày càng giảm xuống. Và, giải pháp đúng đắn nhất là giúp đỡ người lao động chứ không phải trừng phạt các doanh nghiệp.
Hãy tưởng tượng sản lượng kinh tế như một miếng bánh, được phân chia thành tiền lương mà người lao động kiếm được và lợi nhuận mà các công ty thu về. Cho tới đầu những năm 1980, quy mô của từng miếng bánh vẫn ổn định đến mức đã trở thành một quy luật kinh tế. Kinh tế học vĩ mô hiện đại cũng đưa ra những kết luận tương tự, lập nên mối quan hệ giữa sản lượng và thịnh vượng. Nếu người lao động luôn luôn nhận được những “miếng bánh” giống nhau, sản lượng bình quân tăng lên (nhân tố thúc đẩy tăng trưởng) sẽ khiến lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dường như các sách giáo khoa kinh tế là nơi duy nhất mà miếng bánh thu nhập của người lao động được giữ ổn định. 30 năm qua, trên phạm vi toàn cầu, phần mà người lao động kiếm được đang ngày càng thu hẹp.
Ở Mỹ, lương của người lao động đóng góp 64% GDP trong khi tỷ lệ trước đó là 70%. Ở Na Uy, tỷ lệ giảm từ 64% trong năm 1980 xuống chỉ còn 55%. Ở Thụy Sĩ giảm từ 74% xuống còn 65%. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á.
Sự sụt giảm ngày càng đáng chú ý và kéo theo những hệ lụy xấu. Bởi vì vốn thuộc về những hộ gia đình giàu có hơn, tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên tồi tệ. Ở một số nước, khoảng cách giữa người có thu nhập cao và bộ phận còn lại cũng tăng lên, tạo nên hiệu ứng kép. Ví dụ như ở Mỹ, trong những năm 1980, nhóm 99% nghèo nhất sở hữu 60% tổng thu nhập quốc gia. Ngày nay, tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 50%. Khi tăng trưởng trì trệ (như hiện nay), sự chuyển dịch này có nghĩa là hầu hết người lao động được hưởng “miếng bánh” ngày càng nhỏ đi.
Về mặt chính trị, đây là điều rất nguy hiểm và đã gây nên nhiều tranh cãi dẫn đến tình trạng phân cực. Cánh tả đổi tội cho các doanh nghiệp lớn và công đoàn yếu kém. Trong khi đó, cánh hữu cho rằng lỗi thuộc về “chính phủ lớn” và mức thuế cao.
Tuy nhiên, tất cả những lời giải thích này đều trở nên đuối lý trước thực trạng là xu hướng trên xuất hiện ở rất nhiều nước, với những chính phủ có quy mô khác nhau và công đoàn cũng hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng những điều mà các chính trị gia đang tranh cãi không có nhiều ý nghĩa. Các lực đẩy lớn trên toàn cầu mới là nhân tố quan trọng. Cải tiến – đặc biệt là về công nghệ thông tin – đã khiến lương tăng lên nhanh chóng đối với những người có đủ kỹ năng để bắt kịp nhưng cũng gây tổn hại đối với bộ phận yếu thế hơn. Các doanh nghiệp dùng máy móc thay cho người lao động. Một số chuyên gia kinh tế cũng nhấn mạnh vai trò của toàn cầu hóa, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tất cả những điểm này nằm trong phạm trù mà các nhà hoạch định chính sách có thể giải quyết. Họ nên tập trung vào việc cải thiện triển vọng của các lao động thiếu kỹ năng và được trả lương ở mức thấp.
Mục tiêu là củng cố thêm sức mạnh của người lao động mà không ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Tăng trưởng – chứ không phải bảo vệ thị trường lao động – mới là mục tiêu hàng đầu. Nhiều việc làm hơn có nghĩa là một thị trường lao động khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, kể cả trong một nền kinh tế đang tăng trưởng, rõ ràng là người lao động khó có thể cạnh tranh được với máy móc. Bởi vậy, giáo dục và đào tạo cũng cần được cải tổ: tập trung hơn vào các môn kỹ thuật, từ toán học cho đến cơ khí, sẽ giúp đảm bảo chắc chắn người lao động không thể bị thay thế bởi máy móc. Họ sẽ thiết kế và vận hành máy móc.
Những cải cách khác có vẻ nhạy cảm hơn. Giảm thuế doanh nghiệp là một trong số đó. Biện pháp này sẽ giảm bớt chênh lệch giữa thuế đánh vào thu nhập từ vốn và thu nhập của người lao động, đem đến một hệ thống hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm.
Các nhà hoạch định chính sách cũng nên nghĩ về việc mở rộng quyền sở hữu vốn (bằng cách cải tổ chế độ lương hưu hoặc tư nhân hóa mạnh mẽ hơn).
Theo Trí Thức Trẻ/Economist

Đừng để người dân khổ vì quy hoạch nữa


Quy hoạch treo đã và đang khiến hàng chục ngàn người dân đi không được, ở không xong, xây nhà thì bị tháo dỡ nên buộc phải tiếp tục chui rúc trong những căn nhà tạm bợ, không bảo đảm đảm an toàn khiến Đại biểu tỉnh Quảng Nam, ông Trần Xuân Vinh lên tiếng: “Đừng để người dân khổ vì quy hoạch nữa” khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi.
Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng trình Quốc hội cho ý kiến đã dành hẳn một chương với 26 điều để quy định cụ thể về quy hoạch vùng; đô thị; khu chức năng đặc thù (khu kinh tế; khu công nghiệp, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; sân bay, cảng biển…) và quy hoạch nông thôn.
“Quy định về quy hoạch khá “đồ sộ”, nhưng nghiên cứu kỹ cả 26 điều sẽ thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân và Nhà nước không tương xứng. Đây là nguyên nhân khiến khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực xây dựng chỉ đứng sau lĩnh vực đất đai”, ông Vinh phân tích.
“Đọc kỹ lại 26 điều quy định về quy hoạch trong Dự thảo Luật Xây dựng, tôi thấy không bảo đảm, thậm chí khó hạn chế được tình trạng tiêu cực trong xây dựng quy hoạch”, Đại biểu Võ Thị Dung nhận định.
Theo bà Dung, Luật Xây dựng chỉ nên điều chỉnh những gì liên quan đến xây dựng để chống thất thoát, lãng phí, tham ô, tiêu cực, còn phần liên quan đến quy hoạch thì phải ban hành Luật Quy hoạch xây dựng để điều chỉnh.
Xây dựng và đất đai là 2 lĩnh vực có mối liên hệ không tách rời. Trong khi Luật Đất đai hiện hành và cả Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thảo luận quy định rất rõ 10 quyền của người sử dụng đất thì Dự thảo Luật Xây dựng quy định về quyền của người sử dụng đất đối với diện tích đất trong quy hoạch chung chung, mờ nhạt. Chính điều này khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại.
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng với diện tích hàng chục hec-ta đất. Nhưng đã 17 năm trôi qua, dự án vẫn… chỉ là dự án, khiến người dân trong vùng quy hoạch đi không được, ở không xong, xây nhà không được cấp phép và buộc phải sống trong những ngôi nhà không ra nhà.
“Tôi đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý, nhưng đến nay chưa một lần nhận được hồi âm. Người dân sống trong vùng quy hoạch Làng Đại học Đà Nẵng sống quá cực khổ rồi, đừng bắt họ khổ hơn nữa”, ông Vinh lên tiếng.
Tại các khu đô thị, theo nhiều đại biểu Quốc hội, hộ gia đình nào “vướng” vào quy hoạch thì tương lai trở nên mờ mịt.
“Đất đai của người ta có “sổ đỏ”, họ đã sống nhiều đời, khi con cái trưởng thành, lập gia đình riêng, có nhu cầu tách hộ, xây nhà trên chính mảnh đất của cha ông nhưng không thể thực hiện được, nên 3-4 thế hệ với hàng chục nhân khẩu đành phải sống chui rúc trong những ngôi nhà chật hẹp, ẩm ướt; họ muốn bán không được, thế chấp vay vốn cũng không xong… chỉ vì vướng quy hoạch treo kéo dài cả chục năm và chưa biết bao giờ mới kết thúc”, ông Vinh bức xúc.
Theo ông Vinh, nếu sửa đổi Luật Xây dựng lần này mà không quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan xây dựng quy hoạch thì “chúng ta đang bần cùng hóa một bộ phận người dân”.
“Luật phải quy định, người dân nằm trong quy hoạch 5 năm, 10 năm có quyền làm gì mà không phải “xin” bất cứ cơ quan nào”, ông Vinh kiến nghị.
Để tạo điều kiện cho người dân, một số địa phương đã cho phép người dân được “xây nhà tạm” đối với diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch 5 năm, 10 năm.
“Phải luật hóa quyền của người dân xây dựng nhà tạm trong vùng quy hoạch thì mới góp phần giải quyết nhà nhu cầu nhà ở cho người dân”, Đại biểu Lê Trọng Sang kiến nghị.
“Anh cho phép người dân xây dựng nhà tạm ở vùng quy hoạch có thời gian 10-15 năm, người ta đều xây dựng nhà 1 trệt 2 lầu trở lên, nhưng mới được 3-4 năm anh thu hồi thì anh phải có trách nhiệm bồi thường cho người dân theo giá thị trường”, ông Sang tiếp tục kiến nghị.
Theo ông Sang, chính sách cho người dân xây nhà tạm trong vùng quy hoạch phù hợp với lòng dân, tạo điều kiện cho người dân không phải sống trong những ngôi nhà quá chật hẹp, ẩm thấp và có nguy cơ đổ bất cứ lúc nào, nhưng luật pháp phải sằng phẳng: người dân xây dựng nhà tạm sai (xây không phép) thì không được bồi thường khi thu hồi đất; ngược lại, Nhà nước sai (thu hồi đất trước thời hạn) thì phải bồi thường.
“Nói là nhà tạm nhưng người dân đều xây “một trệt, hai lầu”. Đây là tài sản cả đời tích cóp của người dân mà không đền bù khi Nhà nước sai là không hợp lý, sẽ khiến nhiều gia đình bị bần cùng hóa”, ông Sang phát biểu.
THEO BÁO ĐẦU TƯ

Thư gửi Đoàn đại biểu Quốc Hội TP Hồ Chí Minh đang tham dự kỳ họp Quốc Hội lần thứ 6


  • Kính thưa quý‎ vị đại biểu!
Chúng tôi, một số trí thức, nhân sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi đến quý vị kiến nghị sau đây:

1. Qua theo dõi thông tin về kỳ họp Quôc hội với những trao đổi thảo luận và những ý kiến phát biểu tại diễn đàn cũng như một số kết luận của đoàn chủ tịch về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, chúng tôi biết được rằng, một số đại biểu của thành phố ta đã có cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố, chúng tôi đánh giá cao những cố gắng đó mà phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm là những ví dụ cụ thể.

Tuy nhiên còn quá nhiều ý kiến bức xúc của cử tri thành phố, trong đó có ý kiến của chúng tôi được thể hiện trong Kiến Nghị về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gửi đến Quốc hội ngày 19.1.2013 [ thường được gọi tắt là "Kiến nghị 72"] tập trung vào 7 điểm rất cụ thể với sự nghiêm túc, có trách nhiệm và xây dựng, đã không được Ban soạn thảo để ý đến. Vì vậy bản Dự thảo được đưa ra Quốc hội thảo luận đã không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, của đông đảo cử tri, trong đó có chúng tôi.

Trên thực tế, bằng những điều đã làm, các vị đã không chấp hành Nghị quyết của Quốc hội về Sửa đổi Hiến pháp ban hành ngày 23.11.2012, trong đó ghi rõ phải tạo được sự đồng thuận xã hội, tập hợp đầy đủ ‎ ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, giải trình đầy đủ và công khai những điểm đã tiếp thu đưa vào Dự thảo Sửa đổi và những điểm không tiếp nhận với l‎í do rõ ràng, minh bạch.

Ấy thế mà, những nhà lãnh đạo Đảng, Quốc hội và cả hệ thống báo chí và truyền thông Nhà nước vẫn nói rằng bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất Đai đã được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình, nhất trí và quyết định cho biểu quyết để thông qua bằng được Bản Hiến pháp và Luật Đất đai trong kỳ họp này, bất chấp những ý kiến của nhiều đại biểu, quay lưng lại với đòi hỏi của đông đảo cử tri trong cả nước. Nếu vội vã thông qua Hiến pháp và Luật Đất đai khi còn quá nhiều điều bất cập thì đó là một sai lầm mà cái giá nhân dân ta phải trả là quá lớn, đất nước sẽ lại phải lún sâu vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng lòng tin.

2. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định thành lập một nhóm đại biểu cử tri của tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội gặp đoàn đại biểu Quốc Hội của thành phố ta để trực tiếp trình bày kiến nghị, bày tỏ ý chí nguyện vọng và thái độ của cử tri thành phố. Chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại đến Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu QH thành phố, nhưng cuối cùng thì nhận được lời khuyên là đoàn đại biểu cử tri chúng tôi không nên ra Hà Nội vì sẽ không thể giải quyết được gì đâu! Những gì cần làm thì các đại biểu QH của thành phố đã làm, nhưng những gì đã quyết định sẽ không thay đổi được.

Quả đúng là “sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc” như đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu trước Quốc hôi.

3. Để hậu thế có cứ liệu mà đánh giá một cách chuẩn xác và nghiêm minh, chúng tôi Kiến nghị các đại biểu Quốc hội của thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ đi trước một bước, công khai danh tính gắn liền với quyết định bấm nút biểu quyết thông qua hay phủ quyết bản Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai. Làm như thế, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ phải đối diện với chính mình, đối diện với ”sự nghiêm túc tự vấn lương tâm và trách nhiệm“ như đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phát biểu trong phiên thảo luận ngày 24.10.2013, trước khi đối diện với sự thẩm định của cử tri, sự phán xét của lịch sử.

4. Vì không đến gặp được đoàn đại biểu QH thành phố, chúng tôi kiến nghị qúy vị trình bày trước Quốc hội kiến nghị của chúng tôi yêu cầu Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp và lãnh đạo Quốc hội trả lời rõ lí‎ do không chấp nhận 7 điểm mà chúng tôi đã nêu lên trong “Kiến nghị 72″ gửi đến QH này 19.1.2013. Nếu không công khai và minh bạch điều này tức là không tuân thủ Nghị quyết của Quốc hội ngày 23.11.2012 nêu ở trên, cũng có nghĩa là không có đủ cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, không thể đưa ra biểu quyết thông qua Hiến pháp được.

Xin gửi đến quí‎ vị đại biểu lời chào trân trọng và kính chúc qu‎í vị dồi dào sức khỏe để tiếp tục nhẫn nại hoàn thành sứ mệnh cao cả mà cử tri thành phố đã trao cho quí vị.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 11.11.2013

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ:

1. Bùi Tiến An cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
2. Huỳnh Kim Báu nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
3. Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
4. Hoàng Dũng PGS TS, Đại họ Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
5. Phạm Chí Dũng nhà báo, TP HCM
6. Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
7. Lê Công Giàu nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
8. Hà Thúc Huy PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
9. Lê Phú Khải Nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói VN thường trú tại Miền Nam, TP HCM
10. Tương Lai nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
11. Cao Lập cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
12. Lương Văn Liệt nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
13. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết) nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
14. Huỳnh Tấn Mẫm bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
15.. GB Huỳnh Công Minh linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
16. Kha Lương Ngãi nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
17. Hạ Đình Nguyên cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
18. Mai Oanh. Chuyên viên Phát triển nông thôn. TP Hồ Chí Minh
19. Nguyễn Kiến Phước nhà báo, nguyên Đại diện báo Nhân Dân ở phía Nam, TP HCM
20. Tô Lê Sơn kỹ sư, TP HCM
21. Trần Công Thạch hưu trí, TP HCM
22. Lê Thân cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
23. Võ Văn Thôn nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
24. Phan Văn Thuận giám đốc doanh nghiệp, TP HCM
25. Trần Quốc Thuận luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
26. Nguyễn Thị Khánh Trâm nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
27.. Phạm Đình Trọng nhà văn, TP HCM
28. Võ Thị Bạch Tuyết hưu trí, TP HCM
29. Lưu Trọng Văn nhà báo, TP HCM

(ABS)

Hiệp hội Xăng dầu vẫn QUYẾT ĐẤU với Bộ Tài chính

Nguồn tin của chúng tôi cho hay, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam lại vừa có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xem xét giải quyết việc truy thu thuế nhập khẩu xăng dầu năm 2012 của Bộ Tài chính.
Vụ việc lùm xùm này đã kéo dài cả năm qua. Cụ thể, Bộ Tài chính đã quyết định truy thu đối với các “đại gia” xăng dầu đầu mối số tiền thuế lên tới gần 500 tỷ đồng liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu năm 2012.
Trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 170 tỷ đồng, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) là 66 tỷ đồng, Xăng dầu Đồng Tháp (Petimex) là 56,5 tỷ đồng, Lọc hóa dầu Nam Việt (NamViet Oil) là 26 tỷ đồng, Xăng dầu quân đội 19,7 tỷ đồng…
“Mặc dù việc quyết định truy thu thuế của các Chi cục Hải quan tỉnh/thành phố theo Thông báo số 17060/BTC-VP của Bộ Tài chính không đủ căn cứ pháp lý, nhưng với ý thức tôn trọng quyết định của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đầu mối, một mặt vẫn nộp thuế, mặt khác, các doanh nghiệp này vẫn gửi nhiều công văn kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan chức năng và Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.” – ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội trình bày.
Theo ông Ruệ, bất bình trước Thông báo số 17060 (do Chánh Văn phòng Bộ Tài chính ký ngày 7/12/2012), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã đề nghị Cục Kiểm tra VBQPPL của Bộ Tư pháp vào cuộc để kiểm tra căn cứ pháp lý của việc truy thu thuế.
Hồi tháng 7 vừa qua, Cục Kiểm tra VBQPPL đã có công văn gửi Bộ Tài chính khẳng định nội dung Thông báo số 17060 là không phù hợp với luật định hiện hành và đề nghị Bộ Tài chính phải hủy thông báo này. Tuy nhiên, phía Bộ Tài chính vẫn một mực khẳng định đã làm đúng.
“Về căn cứ pháp lý của thủ tục hải quan và chính sách thuế, Bộ Tài chính không đưa ra được một căn cứ pháp lý nào chứng minh cho quyết định truy thu thuế của mình là đúng với quy định của Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
Thông báo số 1760/BTC-VP yêu cầu Tổng cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải thay tờ khai hải quan mới để xác định thời điểm tính thuế đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất hết chuyển sang tiêu thụ nội địa… yêu cầu phải thay tờ khai hải quan là trái với Khoản 9 Điều 10 và Điểm b.3 Khoản 2 Điều 18 Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính…” – văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Xăng dầu một lần nữa khẳng định.
Vì vậy, bằng bản kiến nghị vừa trình lên Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Xăng dầu tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính thu hồi Thông báo 17060. Đồng thời, số tiền truy thu thuế mà các doanh nghiệp xăng dầu đã nộp sẽ được khấu trừ cho các doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
THEO Pháp luật Việt Nam

Hàng loạt ngân hàng dính nghi vấn THỔI PHỒNG tài sản

Liệu các ngân hàng này có đang sử dụng hoạt động liên ngân hàng để vay nợ và “thổi phồng” tổng tài sản tăng cao, khi hạch toán tăng cả nguồn vốn lẫn tài sản?
Thực tế trên thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam, ngoài “vấn nạn” sở hữu chéo, nhiều chuyên gia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về hiện tượng gia tăng tài sản ảo của các ngân hàng thương mại bằng nhiều thủ thuật khác nhau, trong đó có nghiệp vụ liên ngân hàng.
Giai đoạn cuối năm 2011, hầu hết các ngân hàng vừa và nhỏ gặp khó khăn do thiếu hụt thanh khoản. Điều này đã khiến hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nở rộ trong giai đoạn này và được thể hiện khá rõ trong báo cáo tài chính những năm 2011 – 2012.
Thống kê bên dưới cho thấy các khoản mục liên ngân hàng gia tăng khá mạnh trong cơ cấu tài sản/nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trong năm 2011.
Có thể thấy, hầu hết các “ông lớn” đều có số dư cho vay liên ngân hàng (tài sản) lớn nhờ dư thừa thanh khoản. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những trường hợp có số dư vay ngược trở lại (nợ) trên thị trường này khá lớn, chẳng hạn như EIB, VCB, ACB, BID hay MBB, LPB (LienVietPostBank)…

Hàng loạt ngân hàng dính nghi vấn 'thổi phồng' tài sản (1)

Năm 2012, tình hình huy động vốn được cải thiện trở lại vào giai đoạn cuối năm và quy mô hoạt động liên ngân hàng đã giảm nhiệt. Bên cạnh đó, việc NHNN ban hành Thông tư 21/2012/TT-NHNN nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường liên ngân hàng càng khiến cho các nghiệp vụ này trở nên trầm lắng hơn.
Do đó, không quá khó hiểu khi khoản mục liên ngân hàng vào cuối năm 2012 đã giảm mạnh về quy mô lẫn tỷ trọng. Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, một số ngoại lệ là EIB, MBB, BID, LPB và VCB vẫn còn quy mô hoạt động liên ngân hàng khá lớn.

Hàng loạt ngân hàng dính nghi vấn 'thổi phồng' tài sản (2)

Năm 2013, hoạt động liên ngân hàng trầm lắng khi huy động vốn từ thị trường 1 vẫn được duy trì khá tích cực bất chấp lãi suất huy động sụt giảm.
Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn tiếp tục có hoạt động liên ngân hàng cao đáng chú ý, nổi bật nhất có lẽ là EIB và LPB.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính 6T/2013 (các ngân hàng này chưa công bố BCTC 9T/2013), khoản mục Tiền vàng gửi và cho vay các TCTD khác của EIB và LPB chiếm tỷ lệ khá cao trong Tổng tài sản, lần lượt ở mức 31,1% và 15,1%.
Ở chiều ngược lại, khoản mục Tiền gửi và vay các TCTD khác chiếm tỷ lệ tương ứng 32,5% và 18,2% trong Tổng nguồn vốn của các ngân hàng này.
Hàng loạt ngân hàng dính nghi vấn 'thổi phồng' tài sản (3)

Điểm đáng lưu ý trong hoạt động liên ngân hàng của EIB và LPB
1) Khoản mục Tiền gửi và cho vay các TCTD khác và khoản mục Tiền gửi và vay các TCTD khác khá cân bằng. Trong khi về mặt lý thuyết, các ngân hàng thường chỉ tìm đến thị trường liên ngân hàng khi có sự thiếu hụt hoặc dư thừa về thanh khoản.
(2) Các ngân hàng này luôn duy trì hoạt động liên ngân hàng với tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản/nguồn vốn liên tục qua các năm.
Câu hỏi đặt ra là liệu các ngân hàng này có đang sử dụng hoạt động liên ngân hàng để vay nợ và cũng qua thị trường này “thổi phồng” tổng tài sản tăng cao khi hạch toán tăng cả nguồn vốn lẫn tài sản?
Nếu cấn trừ các hoạt động cho vay và vay nợ trên thị trường liên ngân hàng thì lượng tài sản của EIB và LBB sẽ sụt giảm một cách đáng kể.
Theo Công Lý

Giá nhà đất ở Hà nội đắt thứ 3 thế giới


Tuy nhiên giá nhà đất trung bình của Việt Nam vẫn rẻ so với khu vực, do phần lớn người dân vẫn sinh sống ở nông thôn.

Giá nhà đất Việt Nam đang ở mức nào?

Trang web Numbeo, một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia trên thế giới thông qua các cuộc khảo sát cho thấy phần nào mức độ đắt đỏ của giá nhà ở Việt Nam. Có nhiều tiêu chí để đo lường mức độ đắt đỏ của giá nhà. Trong đó, tiêu chí, giá nhà đất trung bình của một căn hộ chuẩn so với thu nhập ròng của một gia đình (Price to income ratio) được xem là một tiêu chi chuẩn.
Xét ở tiêu chí đó theo số liệu của Numbeo.com ta thấy chỉ số giá nhà trên thu nhập của Việt Nam là 13,77 lần. Trong đó, giá nhà được tính là trung bình một căn hộ 90 m2 tại ở trung tâm đô thị và vùng ngoại ô. Thu nhập được tính là thu nhập của một của hộ gia đình được tính bằng 1,5 lần thu nhập ròng (thu nhập sau thuế và phí) của một người lao động. Việt Nam chỉ đứng thứ 31 về mức độ đắt đỏ trong số 103 quốc gia được xếp hạng trên Numbeo.
Giá nhà đất Việt Nam rẻ hơn một cách tương đối so với tại Campuchia (36 lần), Singapore (25,38 lần), thậm chí còn rẻ hơn so với Trung Quốc, Hongkong, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan…
Số liệu thống kê này cho thấy giá nhà ở Việt Nam không phải đắt nhất thế giới như nhiều người vẫn hay nghĩ. Nguyên nhân là người ta hay nhìn giá nhà ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp HCM để so sánh. Trong khi đó phần lớn dân số vẫn Việt Nam vẫn sống ở các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ giá nhà cũng không thật sự cao.

Giá nhà tại Hà Nội đắt thứ 3 thế giới

Thống kê mới nhất của Numbeo cho thấy chỉ số giá nhà trên thu nhập tại Hà Nội lên đến 34,59 lần, đứng thứ 4 trong số gần 400 thành phố trang web này khảo sát. Giá nhà Hà Nội chỉ thấp hơn Phnom Penh của Campuchia (45,45), Tbilisi của Georgia (45,33) và Thẩm Quyến của Trung Quốc (35,14).
Theo thống kê này thì giá nhà đất tại Hà Nội hiện tại cao hơn nhiều tại HongKong, Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok khi so với thu nhập trung bình. Giá nhà đất tại Hà Nội vượt xa giá nhà tại Tp HCM trung bình chỉ 11,02 lần.
Về phương pháp luận, cũng tương tự như trình bày ở trên giá nhà được tính trung bình tại căn hộ 90m2, còn thu nhập tính theo thu nhập ròng một hộ gia đình. Cũng theo khảo sát của Numbeo, mức thu nhập ròng trung bình của hộ gia đình tại Hà Nội vào khoảng 9 triệu đồng/tháng. Giá nhà tại trung tâm thành phố vào khoảng 45 triệu đồng/m2, ngoại ô là 18 triệu đồng/m2.
Một chỉ số khác cũng đáng được lưu ý là nếu ước tính một gia đình tại Hà Nội vay ngân hàng với lãi suất 12% /năm và trong vòng 20 năm thì hàng tháng họ phải trả tới gần 5 lần thu nhập của họ. Có lẽ với mức giá này thì ít gia đình có thể tự mua được nhà.
Ở đây cũng cần lưu ý là nếu so sánh con số tuyệt đối thì giá nhà ở Hà Nội vẫn thấp hơn rất nhiều thành phố khác ở các nước trong khu vực.

Bất động sản Việt Nam về đâu?

Kể từ năm 2008 tới nay giá nhà đất Việt Nam không ngừng đi xuống và xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Giá nhà đất đi ngược chiều so với hầu hết các hàng hóa khác trong nền kinh tế. Nguyên nhân, bong bóng bất động sản lúc trước đã được đẩy lên quá cao vượt xa giá trị thật của nó. Do vậy, việc giảm giá như là một quy luật tất yếu.
Tuy nhiên, liệu giá nhà đất có tiếp tục giảm hay không? Kết quả khảo sát của Numbeo dù không phải là số liệu hoàn toàn đáng tin cậy nhưng nó cũng là một con số tham khảo rất có giá trị. Thứ hạng của Việt Nam đứng 31 thế giới cho thấy giá nhà Việt Nam không phải là quá đắt đỏ. Chỉ có Hà Nội sau một số cơn sốt đất đã làm cho mặt bằng giá trở nên quá cao nhưng vẫn được duy trì khá cao. Tại Tp HCM giá nhà đất đã giảm khá mạnh tại các dự án mới. Đây là một dấu hiệu khá tích cực bởi sự linh hoạt này sẽ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường nhà đất tại đây.
Với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay thì thị trường nhà đất rất khó phục hồi. Thậm chí, tại Hà Nội hay một vài thành phố khác giá nhà đất phải tiếp tục giảm xuống mức hợp lý. Tại Tp HCM một thị trường lớn nhất cả nước nhiều khả năng đã đi vào vùng đáy sau khi liên tục điều chỉnh.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam thường bất ngờ và khó đoán. Nhiều người thường nói “có ai sống bằng lương đâu”. Câu này có thể ứng nghiệm ở những địa phương như Hà Nội. Do vậy, khảo sát của Numbeo cũng chỉ cho kết quả tương đối. Giá nhà Hà Nội cũng khó giải thích như thu nhập của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam.
Theo Báo Xây Dựng

Được trả tự do sau 3 năm tù vì tuyên truyền chống Nhà nước


Anh Nguyễn Văn Thanh (bên phải) lúc Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An, bắt và khởi tố vào ngày 5-2-2011 (Báo Nghệ An)

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-11-12

Một tù nhân phải thụ án tù 3 năm về tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước vừa được mãn hạn và ra tù vào ngày hôm qua 11 tháng 10. Đó là anh Nguyễn Văn Thanh, 29 tuổi, thuộc địa phận Vinh.

Gia Minh hỏi chuyện anh này sau khi từ trại tù Phú Xuân 4, Thái Nguyên, về đến nhà tại Nghệ An. Trước hết anh cho biết.

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Thanh: Mình làm thì mình nhận những hành vi của mình, nhưng mình làm đúng theo lương tâm của mình.

Gia Minh: Anh nói hành động theo tiếng nói của lương tâm, được biết trong đó có việc đi rải truyền đơn phải không?

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Thanh: Đúng rồi, họ quy cho mình tội rải truyền đơn.

Gia Minh: Nội dung truyền đơn đó thế nào  và anh thực hiện việc đó với ai?

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Thanh: ‘Cầu nguyện cho Tam Tòa, giáo xứ Cồn Dầu’, ’16 điều dối trá của đảng Cộng sản, những bất công đối với dân’. Cũng có mấy người trong xóm đi làm nhưng tôi nhận nên mấy người đó không liên quan. Họ có đưa những người đó ra tòa mà không xử.

Gia Minh: Anh bị xử bao nhiêu năm tù và bị giam tại những trại tù nào?

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Thanh: Tôi bị 36 tháng tù, không có thời gian quản chế. Đầu tiên bị giam tại Trại giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An. Sau khi xử xong họ đưa lên trại giam Phú Xuân 4, tỉnh Thái Nguyên.

Gia Minh: Tại trại Phú Xuân 4, tỉnh Thái Nguyên anh có được gặp những bạn tù nào cùng quê và có những hoạt động tương tự không?

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Thanh: Có, một là anh Trần Hữu Đức, hai là anh Chu Mạnh Sơn, ba là Trần Minh Nhật, bốn là Hồ Văn Oanh. Trong đó cũng có một số anh em ở Tây Nguyên về vụ bauxite và những vụ trước. Họ bị vu cho tội ‘phá hoại chính sách đoàn kết’. Trước đây có 24 người ( Tây Nguyên), nay còn có 21 người thôi.

Gia Minh: Trong thời gian ở tù, những người mà anh vừa nói có cơ hội nào được gặp nhau không và có trao đổi với nhau gì không?

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Thanh: Có. Anh em ở chung buồng, trong một chỗ và gặp nhau hằng ngày. Anh em thứ nhất giúp nhau trong cuộc sống thiếu thốn hằng ngày; thứ hai đấu tranh về những chế độ chính sách của trại mà họ không đáp ứng thì đấu tranh hằng ngày.

Gia Minh: Và việc đối xử với những tù nhân bất đồng chính kiến như các anh trong tù thì ra sao?

Cựu tù Nguyễn Văn Thanh: Các chế độ đối với anh em họ đều làm không đúng. Đồ ăn thiu, thịt nhiều lông, đen ăn đau bụng, cơm nửa sống nửa chín, rau có thời điểm có cát…

Gia Minh: Việc đấu tranh thế nào?

Cựu tù Nguyễn Văn Thanh: Anh em viết đơn kiến nghị hằng ngày; thế nhưng nếu có giải quyết chỉ giải quyết phần ào chiếu lệ thôi, chứ họ không đáp ứng cho mình.

Gia Minh: Trong tù anh có biết trường hợp bị biệt giam nào không?

Cựu tù Nguyễn Văn Thanh: Chỉ có anh Trần Hữu Đức bị biệt giam 10 ngày.

Gia Minh: Chúng tôi nghe thân nhân của những người bị tù tại trại Phú Xuân, Thái Nguyên về nói có người tuyệt thực, vậy anh có biết gì về trường hợp đó?

Cựu tù Nguyễn Văn Thanh: Về vấn đề tuyệt thực, nếu tôi nhớ không nhầm vào ngày 26 tháng 7, anh (Trần Hữu) Đức đi gặp gia đình lúc 2:15 phút chiều; thường theo qui định họ cho gặp 1 tiếng. Chờ qua một tiếng thấy anh Đức không về chúng tôi anh em Nghệ An có hỏi cán bộ quản giáo vì sao anh Đức không về. Cán bộ nói đang làm việc có gì tôi chịu trách nhiệm. Mại đến 5 giờ cũng không thấy về, đến giờ ăn cơm cũng không thấy về; đến giờ điểm buồng chúng tôi quyết định không vào buồng. Tôi và anh Hồ Văn Oanh ở buồng 1, anh Trần Minh Nhật và Chu Mạnh Sơn ở buồng 2, chúng tôi quyết định không vào buồng. Họ cho người gọi vào nhưng chúng tôi không vào và hỏi tại sao anh Đức chưa về, yêu cầu giải thích rõ ràng.

Sau đó quản giáo vào giải thích nói là anh Đức ra gặp gia đình mà có mang theo một số tài liệu, vi phạm đang xử lý kỷ luật, có gì mai gặp cán bộ giải quyết. Khi biết được thế chúng tôi mới quyết định vào buồng. Ngày mai chúng tôi tuyệt thực 4 ngày đòi hỏi Ban Giám thị vào giải quyết vấn đề anh Đức; thế nhưng Ban Giám thị không vào và nói vấn đề của anh Đức không phải của các anh, nếu ‘loằng ngoằng’ chi đi kỷ luật luôn.

Gia Minh: Anh nói làm theo lương tâm, nhưng cuộc sống có khó khăn mà trong thời gian sắp tới anh có tiếp tục những việc làm trước đây không?

Cựu tù Nguyễn Văn Thanh: Nói thật, mình tùy cơ ứng biến, đúng trường hợp mình thì làm. Mình luôn luôn ủng hộ công lý, đúng sự thật thì làm.

Nhưng nói thật gia đình bây giờ cực kỳ khó khăn, nhà cửa chưa được ổn định, mưa gió dột. Tôi là trụ cột gia đình, vợ con thì ốm đau suốt. Tất nhiên mình có gánh nặng vợ con; nhưng nếu các vấn đề về sự thật, bất bình, bất đồng chính kiến…; nếu không làm được ít nhiều, thì mình tạo điều kiện bằng cách động viên cho anh em.

Gia Minh: Cám ơn anh Nguyễn Văn Thanh.

Bất an Quinvaxem

Vừa được đưa trở lại chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc không bao lâu, vắc-xin Quinvaxem lại khiến người ta phải giật mình bất an bởi hàng loạt phản ứng và nghi tai biến sau tiêm.
Mới đây nhất, một bé trai 3 tháng tuổi ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã tử vong ngày 10-11 sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem. Dù kết quả pháp y sau đó cho thấy trẻ tử vong do viêm phổi để đi đến kết luận rằng vắc-xin Quinvaxem “vô can” trong trường hợp tử vong này song nó vẫn khiến dấy lên những nghi ngại. Đó là trẻ bị viêm phổi trước hay sau khi tiêm? Nếu trước, sao không phát hiện lúc tiêm? Nếu sau thì việc tiêm vắc-xin có ảnh hưởng gì không, vì trẻ có biểu hiện sốt, quấy khóc, bỏ bú chỉ 16 giờ sau đó?…
Vụ bé trai 3 tháng tuổi ở Hướng Hóa tử vong sau tiêm Quinvaxem xảy ra giữa lúc có hàng loạt ca phản ứng khi sử dụng loại vắc-xin này. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 80 ca phản ứng với mức độ khác nhau kể từ khi vắc-xin Quinvaxem được sử dụng trở lại từ tháng 10 vừa qua.
Trước đó, vắc-xin này đã bị tạm dừng từ tháng 5-2013 khi xảy ra 5 trường hợp trẻ em tử vong sau tiêm. Trong kết luận đưa ra sau đó, Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin cho rằng 4 trong 5 trường hợp tử vong này không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc-xin; 1 trường hợp chưa chẩn đoán được nguyên nhân tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thông báo kết quả kiểm nghiệm các lô vắc-xin Việt Nam gửi đến kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Từ những đánh giá này, Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc tiếp tục sử dụng vắc-xin Quinvaxem trong dự án tiêm chủng mở rộng. Ngành y cũng đã thắt chặt cả quy trình và tập huấn cho nhân lực thực hiện chương trình tnày.
Song, khó có thể nói rằng các gia đình có con nhỏ đã hoàn toàn an tâm khi đưa con mình đi tiêm vắc-xin Quinvaxem dù các quan chức có trách nhiệm của Bộ Y tế khẳng định phần lớn những phản ứng sau tiêm đều nhẹ, phản ứng nặng chỉ là hãn hữu. Tuy nhiên, liên quan tới sức khỏe và tính mạng của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, thì không thể xem nhẹ dù chỉ là “phản ứng thông thường” như đánh giá của các quan chức ngành y.
Phòng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh, gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan B, vắc-xin Quinvaxem có vai trò quan trọng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Thế nhưng, vấn đề an toàn cũng quan trọng không kém. Bởi thế, rất cần sự cẩn trọng tối đa trong việc xem xét, đánh giá cũng như thực hiện tiêm phòng vắc-xin. Đừng để nỗi bất an với Quinvaxem, nhất là tai biến sau tiêm loại vắc-xin này, cứ nối dài.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG


Nỗi đau từ rượu



Có thể nói, tôi có một tuổi thơ êm ả như bất cứ một đứa trẻ miền quê nghèo ở miền Bắc. Tôi sẽ chẳng nghĩ đến rượu nhiều cho đến khi bố tôi ra khỏi quân đội và chuyển ngành về sống với gia đình.

Bình thường, bố tôi rất ít nói, nhưng khi có rượu vào, ông là người khác hẳn, nói nhiều và trở nên hung hãn. Ông nói về những thất vọng về người xung quanh như cha mẹ, vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, lãnh đạo…
Nhưng cha mẹ thì chẳng còn, đồng nghiệp, lãnh đạo thì không ở cùng, vợ con là những người lãnh đủ những trận võ mồm của ông…ngày nọ qua ngày kia, không khí gia đình tôi nặng nề, oi nồng bởi mùi rượu và những lời nói cay nghiêt….
Tôi là con gái, ít bị đánh hơn, nhưng khổ nhất là anh và em trai của tôi. Tuổi mới lớn, lại ham chơi nên trở thành tâm điểm của những trận đòn roi như thời trung cổ.
Bố tôi dùng cả dây diện để đánh anh trai tôi chỉ vì anh ấy đi chơi về muộn. Em trai tôi, lúc đó mới 6-7 tuổi không biết bao nhiêu lần đã ngã dúi khi bố tôi đi đôi dày nhà binh đá con không thương tiếc …Còn mẹ tôi, mặt mày thỉnh thoảng lại sưng lên vì bị “ngã xe”.
Giá rượu thì không đắt đỏ, nhưng nếu mang tiền đi mua rượu cho bố mà dùng vào việc khác thì mẹ tôi không phải suốt ngày cháy nắng đi bán hàng, còn tôi, không phải một buổi đi học, một buổi đi làm. Mẹ con tôi, vốn đã quen làm từ trước, chưa bao giờ phải hỏi tiền của bố, nhưng chẳng bao giờ bố đưa tiền cho mẹ với lý do…phải để lo việc lớn.

Rượu quê tôi

Quê tôi, nổi tiếng là vùng đất nấu rượu ngon. Nhưng chắc chưa có ai thống kê những mất mát do cái tiếng tăm đó mang lại.
Người làng tôi vô số người biết nấu rượu, và ai cũng biết uống rượu, già trẻ, gái trai…một người ở quê tôi cho biết, bây giờ đến chơi nhà, mọi người lấy rượu mời thay nước, thay trà…
Nhưng có lẽ, chẳng có ai trong làng tôi đếm nổi số người chết do rượu hoặc liên quan đến rượu, mà điển hình nhất là những người đi thoát ly (chủ yếu là bộ đội, công an, hoặc công chức)…có ít tiền lương, nghỉ hưu, về nhà nướng cho những quán rượu.
Nào là xơ gan cổ chướng, nào là ngã xe do tai nạn, say rượu rồi ngã chết…
Điều mà chưa ai nói đến là phụ nữ, trẻ con làng tôi khổ thế nào vì rượu.
Làm ăn đầu tắt mặt tối, về nhà không cẩn thận chồng sẽ đánh, bỏ quê hương đi làm thuê xứ khác để nuôi con, nuôi chồng và làm đầy những chai rượu của chồng. Những ông bố ngất ngư bên chai rượu không còn thời gian dạy con, hoặc chỉ biết dạy con cách uống rượu…

Nhìn về rượu

Văn hóa là một cái gì đẹp, có ích, nhưng có nhiều lúc, những thứ không đẹp, không có ích cũng được coi là văn hóa. Rượu là một ví dụ.
Rượu đi vào thơ ca như một thú chơi tao nhã, rượu có mặt ở các bàn tiệc như một phương tiện để giao lưu, kết nối xã hội, rượu cũng được nhìn như một công cụ đo bản lĩnh của người đàn ông.
Rượu tại tiệc mừng ở Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí MinhRượu xuất hiện tại nhiều sự kiện xã hội

Nhưng có lẽ, chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc rằng rượu là một chất gây nghiện, có tác dụng không chỉ đối với người sử dụng mà đối với những người sống xung quanh người đó ở góc độ sức khỏe, bạo lực, kinh tế, và phát triển xã hội.
Tác động của rượu đến sức khỏe …mọi người sẽ có câu trả lời rất nhanh khi gõ vào google với từ khóa tác động của rượu.
Đối với gia đình, xã hội, rượu là một tác nhân gây bạo lực gia đình, và bất ổn trong xã hội.
Về góc độ kinh tế, rượu gây ra thiếu thốn tiền bạc, hao hụt sức lao động. Đối với sự phát triển xã hội, rượu kéo con người vào vòng xoáy của bệnh tật, thất vọng, và lộn xộn.
Ấy thế mà, ít người nói đến nói một cách nghiêm túc, quan trọng hơn, chẳng ai nói phải làm gì với nó.

Rượu và nghề

Trong một khóa học được lựa chọn ở chương trình sau đại học tại Hoa Kỳ, tôi chọn khóa học về tư vấn cai nghiện.
Nhưng thực tình, đến đó để giải quyết vấn đề cá nhân của mình, tôi khóc, chia sẻ những ám ảnh tuổi thơ sống chung với một người cha nghiện rượu.
Cô giáo của tôi, cũng là người đã giúp trị liệu cho tôi dặn tôi “không thay đổi được quá khứ đâu, việc có thể làm là cố gắng đừng để quá khứ …ảnh hưởng đến cuộc sống của mình”.
“Tôi nói với bố mình những gì đã được học, đưa ông đi cai nghiện, và áp dụng nhiều biện pháp “ngăn cản” không cho ông có cơ hội tiếp xúc với rượu. “
Tôi đi làm, tranh thủ học về vấn đề nghiện, và nghiện rượu.
Những nước tiên tiến như Úc, Hoa Kỳ…hay kể cả những nước rất gần Việt Nam (Indonexia, Thái Lan)..người ta đã đặt rượu vào đúng ví trị của nó.
Một chất gây nghiện có tác hại cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống, cần có chương trình điều tổng thể từ y tế, tâm lý, xã hội đối với người cai nghiện.
Người ta áp dụng chương trình cắt cơn tập trung cho người nghiện rượu, nhưng quan trọng hơn, là sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, giúp cho những người nghiện rượu nhận ra tác hại của rượu đối với bản thân và người khác, học về những cách ứng phó có lợi, và rèn luyện những thói quen tích cực cho bản thân.
Tôi nói với bố mình những gì đã được học, đưa ông đi cai nghiện, và áp dụng nhiều biện pháp “ngăn cản” không cho ông có cơ hội tiếp xúc với rượu.
Việc ông ấy nhận thức được vấn đề của mình, không còn cho đó là “chuyện bình thường”, phần nào hợp tác với gia đình để chữa trị bệnh…đã giúp tôi tự tin và nghĩ xa hơn về việc điều trị cho những người nghiện rượu ở xung quanh tôi.
THEO BBC

Trở lại Liên bang Soviet (kỳ 1)

TTXVA
Đó là tên một bài hát của nhóm The Beatles, ra đời năm 1968. Dự định ban đầu, BBT TTXVA đặt tiêu đề là Liên bang Soviet : Những góc nhìn rất khác, nhưng suy cho cùng, “khác” thế nào là tùy cách nhìn của mỗi người. Chúng tôi đành mượn bảo bối Doraemon để đưa quý độc giả trở về nước Nga của cái thời “Vô sản toàn thế giới…” vậy. Mọi quan điểm trái chiều, mong quý vị comment lịch thiệp dưới bài viết, BBT TTXVA trân trọng và sẵn lòng hầu chuyện !
 Soviet train poster
Ca khúc Địa chỉ của tôi : Liên bang Soviet (Мой адрес – Советский Союз) do nhóm Samotsvety hát năm 1978, Liên bang Soviet được ví như một đoàn tàu tốc hành hùng dũng lao về phía trước. Tuy nhiên, “đoàn tàu” đã vĩnh viễn dừng bánh tại một ga xép nhỏ, sau đó 13 năm.
Liên bang Soviet (СССР, tên gọi tắt là Liên Xô) được thành lập ngày 30 tháng 12 năm 1922 và giải thể ngày 25 tháng 12 năm 1991. Nó kế thừa hầu hết lãnh thổ và di sản chính trị – văn hóa của Đế quốc Nga (Российская империя), sau khi giải thể, lãnh thổ bị phân chia thành 15 quốc gia độc lập nhưng chỉ có Liên bang Nga (quốc gia rộng nhất) kế thừa các di sản chính trị của Liên Xô. Sau hai thập niên từ chính biến 1991, những tranh cãi về di sản Liên bang Soviet cũng như việc bảo tồn giá trị nhân văn – tân tiến của cựu chính thể này vẫn là vấn đề nhức nhối ở Nga.

☭ KỲ I : LENIN VÀ STALIN

CungdienMuaDong-CMT10

Liên bang Soviet tuy thành lập vào năm 1922, nhưng quá trình hình thành đã có từ trước. Các sử gia thường lấy mốc là sự kiện Cách mạng Tháng Mười, nó diễn ra trong thời điểm 7 và 8 tháng 11 năm 1917. Đảng Bolshevik đã tận dụng được sự bất mãn trong dân chúng về chiến tranh và nạn đói, họ huy động công nhân và thủy thủ Petrograd nổi dậy lật đổ chính phủ lâm thời Cộng hòa Nga (thành lập từ sự kiện Cách mạng Tháng Hai cùng năm). Hệ quả trực tiếp của cuộc chính biến này là khiến nước Nga rút khỏi Đệ nhất Thế chiến mà không phải chịu nhiều tổn thất, nhưng đồng thời đặt nước Nga ở nguy cơ bùng nổ nội chiến. Trong suốt thời kỳ Soviet, Cách mạng Tháng Mười được coi là ngày lễ trọng đại nhất, có duyệt binh và nghỉ công sở. Đến khi chính thể này tan vỡ, ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười bị phế bỏ, sau đó được thay bằng Ngày hòa giải và hòa hợp (4 tháng 11) ; khi ông Dmitry Medvedev đắc cử Tổng thống, Cách mạng Tháng Mười được khôi phục với tư cách ngày kỷ niệm (tức là không có nghỉ công sở). Năm 2013, một dự luật mới được đệ trình lên Tổng thống Vladimir Putin, theo đó, rất có thể Cách mạng Tháng Hai và Cách mạng Tháng Mười được gọi chung là Cách mạng Nga vĩ đại – với ý nghĩa, hai sự kiện này góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nước Nga. Những ảnh thực về diễn biến Cách mạng Tháng Mười dĩ nhiên không tồn tại, nó chỉ được phục dựng bằng âm nhạc, mĩ thuật, điện ảnh… nguồn tư liệu xác tín nhất là cuốn sách Mười ngày rung chuyển thế giới (Ten days that shook the world) của John Reed, ngoài ra còn có một số sách báo do Đảng Bolshevik phát hành. Mặc dù có tầm quan trọng đối với lịch sử nước Nga, nhưng đây là sự kiện diễn ra trên quy mô nhỏ (nội đô Petrograd), những cuộc đụng độ vũ trang cũng không gây thiệt hại bao nhiêu.
NoichienNga
Ngày 7 tháng 11 cũng là thời điểm bùng nổ cuộc Nội chiến Nga và kéo dài cho đến cuối năm 1922. Trong khoảng 100 năm trước đó, nước Nga chưa từng chứng kiến cuộc chiến nào sôi động và thảm khốc đến thế, khắp lãnh thổ đều vang tiếng súng, các bên tham chiến đối xử với nhau rất tàn nhẫn. Những người thuộc chính phủ Cộng hòa bị lật đổ đã phát tín hiệu cầu cứu khối Hiệp Ước, đáp lại là cuộc can thiệp của 14 nước. Tuy nhiên, nguyên cớ xung đột không đơn thuần như vậy : đó là mâu thuẫn giữa phái Bolshevik (chủ trương Leninism) và phái Menshevik (chủ trương dân chủ xã hội), giữa cộng sản và bảo hoàng, giữa nông dân và chính phủ, giữa người Chính thống giáo và chính quyền mới (phủ nhận tôn giáo), giữa sắc dân thiểu số với dân tộc Nga… Nền công – thương nghiệp vốn đã kém cỏi của Nga bị chiến tranh phá nát, nông nghiệp đình đốn khiến nạn khan hiếm thực phẩm trở nên nghiêm trọng.
III Всероссийский съезд Советов
Đại hội Soviet toàn Nga lần III (III Всероссийский съезд Советов) tổ chức từ 23 đến 31 tháng 1 năm 1918 đã quyết định dời đô từ Petrograd về Moskva (do Petrograd nằm sát biên giới Nga – Phần Lan, vị trí khó phòng thủ trong điều kiện chiến tranh). Vladimir I.Lenin vẫn được tín nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Dân ủy của nước Cộng hòa – chức vụ này cũng đồng nghĩa với vai trò lãnh đạo cao nhất của Đảng Bolshevik. Quốc danh là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet Liên bang Nga (Российская Советская Федеративная Социалистическая Республика). Cho đến năm 1922, chính thể này chỉ được duy nhất Ireland công nhận tính hợp pháp.
HoangthatNga
Với quân lực ít mà phải dàn trải tứ phía, chính quyền Soviet không ngại sử dụng những biện pháp khốc liệt nhất. Sự kiện đầu tiên là ngày 17 tháng 7 năm 1918, gia đình Sa hoàng Nikolai II bị sĩ quan Cheka (cơ quan mật vụ) sát hại bằng súng lục. Feliks Dzerzhinsky (giám đốc Cheka) từng tuyên bố trên báo New Life : “Chúng tôi hiện thân là sự khiếp sợ được tổ chức – điều này cần phải được nói rất rõ ràng – sự khiếp sợ như vậy là rất cần thiết đối với điều kiện cuộc sống của chúng ta hiện nay trong thời gian cách mạng“. Cheka đề ra chính sách được gọi là Khủng bố Đỏ (Красный террор), dùng mọi thủ đoạn từ bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu cho đến hành quyết, thảm sát đối với mọi phần tử đối kháng chính quyền Soviet. Những hành vi này được công khai chụp ảnh, quay phim chứ không mấy khi che giấu.
Обложка_Конституции_РСФСР_1918_года
Ngày 7 tháng 10 năm 1918, bản Hiến pháp nước Nga Soviet (Конституция РСФСР 1918 года) được công bố. Nội dung chính của nó bao gồm : Giai cấp công nhân là lực lượng cầm quyền duy nhất, dựa trên nguyên tắc chuyên chính vô sản ; công nhân phải thiết lập được liên minh chính trị với nông dân, đảm bảo quyền lợi công bằng ; tầng lớp trung lưu, thượng lưu, những người bảo hoàng và ủng hộ Bạch vệ binh không được tham gia tuyển cử cũng như nắm giữ chức vụ trong hệ thống công quyền ; cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội Soviet toàn Nga (tương tự quốc hội), mỗi địa phương phải cử ra đại biểu Soviet cho mình, mọi quyết định chính trị được thông qua bởi các kỳ họp Đại hội. Bên cạnh đó, bản Hiến pháp cũng xác định các thành phần cơ bản của xã hội Nga là : công nhân (trí thức được xếp vào nhóm này), nông dân, Hồng quân, người Kazakh. Từ lúc này, chủ nghĩa Marx (Marxism) cùng những quan điểm chính trị – xã hội của Vladimir I.Lenin (gọi chung là Marxism-Leninism) được xem là triết lý kiến thiết nước Nga.
nghidinhruongdat
Trong giai đoạn kiến tạo nhà nước Soviet, hai văn kiện quan trọng nhất là Nghị định hòa bình (Декрет о мире) và Nghị định đất đai (Декрет о земле), cùng được ban hành ngày 8 tháng 11 năm 1917. Nội dung chủ yếu của bản Nghị định hòa bình là đưa nước Nga đơn phương rút khỏi cuộc Đệ nhất Thế chiến, chấp nhận mất một phần lãnh thổ cho Đế quốc Phổ và bồi thường chiến phí. Bản Nghị định đất đai nhằm xác lập lại vai trò của bất động sản trong xã hội Nga (thành phần chủ yếu là nông dân lĩnh canh), nó quy định rằng : đất đai (bao gồm đất hoang, đất canh tác, nhà ở và công trình kiến trúc), nông cụ, gia súc thuộc sở hữu của toàn dân (tức là giao cho các Soviet địa phương quản lý) ; việc sản xuất và tiêu dùng phải được tập thể hóa triệt để ; trách nhiệm phân phối nông phẩm và cung cấp tư liệu sản xuất thuộc về Nhà nước. Thực chất, bằng cách này chính quyền Soviet đã xóa bỏ quyền tư hữu của cải (những thứ do người dân tự làm ra), mọi tư liệu sản xuất bị trưng thu cưỡng bức và không bồi thường ; chính sách này cũng đồng thời gây hệ lụy sút giảm năng suất lao động và sự phẫn nộ trong quần chúng lao động. Ngày 19 tháng 2 năm 1918, Nghị định đất đai được kiện toàn hóa bởi Luật cơ bản về xã hội hóa đất đai (Основной закон о социализации земли) ; ngày 1 tháng 12 năm 1922, Luật đất đai (Земельный кодекс) chính thức được ban hành.
Расстрел-тамбовского-восстания1
Chính sách trưng thu lương thực để phục vụ chiến tranh và tập thể hóa đất đai đã giáng đòn mạnh vào đời sống nông dân Nga, bắt đầu từ năm 1919,  tình trạng mất mùa và nạn đói trở nên phổ biến khắp nước. Ngày 15 tháng 8 năm 1920, nông dân một số huyện trong tỉnh Tambov căm phẫn đã vùng lên chống đối chính quyền Soviet. Chỉ đến ngày 19 tháng 8 thì cuộc nổi dậy lan ra khắp tỉnh. Điều đáng chú ý, Tambov được xem là vựa lúa của nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười. Đáp trả, chính quyền đã cử tướng Mikhail Tukhachevsky (1893 – 1937) đem khoảng 55 ngàn Hồng quân tới dẹp loạn. Những người nông dân đã tự vũ trang thành quân đội, khoảng 50 ngàn quân nổi dậy chống lại quân chính phủ có pháo binh, tàu bọc thép, phi cơ yểm trợ. Cuộc phản kháng kéo dài đến tháng 6 năm 1921 thì bị dập tắt. Hồng quân đã sử dụng mọi vũ khí tối tân có được, thậm chí là vũ khí hóa học để hạ gục đối phương. Sau khi quân nổi dậy bị đánh tan, quân chính phủ xộc vào những ngôi làng có dính líu tới cuộc nổi dậy và lùa dân ra bãi đất trống xử tử. Ước khoảng 240 ngàn thường dân bị thảm sát, nhiều ngôi làng bị thiêu trụi. Ảnh chụp về cuộc nổi dậy hầu như ở tình trạng không hoàn hảo, ảnh trên trích từ bộ phim Ngày xửa ngày xưa có một bà (Жила-была одна баба), truyền hình Nga sản xuất năm 2011.
Budyonovka
Chiếc mũ budyonovka (Будёновка) – kỷ vật đặc trưng của thời Nội chiến Nga. Nó được đặt theo tên của danh tướng Semyon Budyonny (1883 – 1973), họa sĩ Viktor Vasnetsov (1848 – 1926) đã thiết kế chiếc mũ này phỏng theo mũ chiến binh Nga cổ xưa. Đây là loại mũ chỉ dành cho kị binh và có vành che tai để dễ dàng đi lại trên thảo nguyên gió rét.
Hongquan1918
Bởi chính sách tổng động viên gắt gao và cưỡng bách, lực lượng Hồng quân lên tới 5 triệu người, trong đó có cả trẻ em, phụ nữ và người già. Con số này gấp 3/2 lần tổng quân số Bạch vệ, Kazakh và 14 nước đồng minh. Với quân lực vượt trội và chất lượng vũ khí không hề kém cạnh, Hồng quân Nga Soviet đã mau chóng đánh tan mọi sứ quân khác và đẩy họ ra khỏi biên thùy. Trong cuộc truy kích về hướng Tây khoảng đầu năm 1921, Hồng quân Soviet đã tiến đến gần Warsaw (thủ đô Ba Lan), mưu toan nhuộm đỏ cả Âu châu, thậm chí đã tính đến việc kêu gọi công nhân Đức nổi dậy lập chính quyền vô sản. Tuy nhiên, liên quân Ba Lan – Ukraina dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Józef Piłsudski (1867 – 1935) đã đánh bại cuộc xâm lăng bất ngờ của binh đoàn Đỏ. Hồng quân Soviet phải tháo chạy khỏi Ba Lan và đến ngày 18 tháng 3 năm 1921 thì Hòa ước Riga được ký kết. Về căn bản, cuộc Nội chiến Nga xem như đã kết thúc, phía Soviet vẫn được coi là kẻ thắng thế vì bảo vệ được chính quyền và lãnh thổ.
soviet3
Thời điểm sau Cách mạng Tháng Hai, chính phủ lâm thời Cộng hòa Nga ra tuyên bố trao quyền tự quyết cho các lãnh thổ từng bị Sa hoàng cưỡng chiếm. Phần Lan, ba nước Baltic, Belarus, Ukraina, Moldova, các nước Ngoại Kavkaz và Trung Á đều độc lập, tự xây dựng chính quyền riêng. Nhưng trong cuộc Nội chiến Nga, Đảng Bolshevik đã tiến hành xâm lược và sáp nhập trở lại đối với Belarus, Ukraina, Moldova, Ngoại Kavkaz và Trung Á. Tại những khu vực này, chính quyền Soviet địa phương được dựng lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét