Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Ngài Tổng bí Thư! Thế nào là sự lãnh đạo tuyệt đối? & Ai hưởng lợi từ giá lúa gạo?

Ai hưởng lợi từ giá lúa gạo?

Phân tích của nhiều chuyên gia và điều tra thực tế của TTCT đăng tải trước đây đã liệt kê những gánh nặng thuế, phí, tình trạng đói vốn sản xuất triền miên của nông dân và sự loay hoay của chiến lược xuất khẩu gạo...
Chuyên đề kỳ này là một cái nhìn cận cảnh hơn vào những chi phí đầu vào của sản xuất lúa gạo, sự hưởng lợi của khâu trung gian và việc thiếu vắng tiếng nói của nông dân trong quá trình ban hành chính sách liên quan.



Phát hiện lúa bị lem lét hạt, ông Trương Văn Thước, xã Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) chạy vạy quanh xóm mượn tiền để mua thuốc. Đến đại lý vật tư nông nghiệp, ông hỏi mua mấy chai Amistar Top, mỗi chai giá 285.000 đồng.

Dù người bán khuyên ruộng mới nhiễm bệnh thì chỉ nên dùng loại thuốc khác có giá mỗi chai 130.000 đồng cho đỡ tốn kém, bởi hai loại thuốc đều cùng thành phần, hàm lượng hóa học, nhưng giải thích thế nào ông Thước vẫn nhất quyết chọn mua Amistar Top. “Lâu nay cánh nông dân tụi tui quen xài nó rồi, loại thuốc khác chưa từng xài qua chưa biết thế nào” - ông Thước nói.

Xài “hàng hiệu”

Tương tự, lúa bị bệnh đạo ôn dù được chỉ dẫn chỉ cần dùng thuốc Beam của Công ty TNHH Á Châu với giá 38.000 đồng/thẻ, nhưng bà Lê Thị Bích (xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vẫn mua chục thẻ thuốc Beam của Công ty Dupont (Mỹ) giá tới 90.000 đồng/thẻ kèm vài thứ thuốc khác cùng phòng trị bệnh này. Bà bảo lúa nhiễm bệnh thì đằng nào cũng tốn tiền, thà xài “hàng hiệu” và kèm thêm vài thứ thuốc nữa cho chắc ăn.

“Nông dân tụi tui thấy trên đài nói nhiều về lúa bị bệnh nào thì sử dụng thuốc gì nên cứ nghe theo đó mà mua thôi” - bà Bích chân chất giải thích.

Nhiều cán bộ khuyến nông cho biết hiện nay kinh nghiệm và kiến thức của nông dân đủ khả năng xác định đúng lúa đang bị nhiễm loại sâu bệnh nào, nhưng điều trị và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vẫn rất mù mờ. Phần lớn bà con không để ý phân biệt thành phần hóa học trong sản phẩm, thường tự chọn mua sản phẩm nào quảng cáo nhiều trên các đài phát thanh, truyền hình hay được giới thiệu qua các tờ rơi, tài liệu quảng cáo.

Vấn đề là các công ty lớn thì quảng bá sản phẩm thuốc BVTV của họ trên các phương tiện truyền thông ra rả hằng ngày, liên tục tổ chức hội thảo hướng dẫn sử dụng thuốc của đơn vị mình sản xuất, thậm chí còn đưa nhân viên xuống tận đồng ruộng tiếp thị bán hàng.

Qua nhiều năm, thói quen xài “hàng hiệu” theo quảng cáo đã ăn sâu, dù “hàng ngoại” luôn có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm có cùng thành phần/chức năng của những công ty “thường thường bậc trung” trong nước sản xuất.

Không nhiều đại lý vật tư nông nghiệp “có lòng” tư vấn thiệt thà như chủ đại lý mà ông Thước đến mua, tại nhiều đại lý thường thấy chuyện người bán mạnh tay “bốc” những thứ thuốc BVTV của những công ty lớn có tên tuổi. Ngay cả khi lúa mới nhiễm một loại bệnh thông thường, họ cũng nài bà con xài sản phẩm khá mắc tiền của mấy đơn vị này.

Một số cán bộ nông nghiệp tiết lộ sở dĩ như vậy là vì ngoài tâm lý nông dân xài theo quảng cáo thì các đại lý cố gắng đẩy hàng ra cho đạt chỉ tiêu doanh số đã đăng ký với các công ty.

“Tỉ lệ chiết khấu hoa hồng tùy theo doanh số, doanh số cao thì được hưởng chiết khấu cao hơn. Vì áp lực đó, lỡ đã ôm hàng vô, buộc đại lý phải cố bán cho hết, nên cách duy nhất là dụ bà con xài những loại thuốc mắc tiền” - ông Châu Văn Thi, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành (An Giang), giải thích.

Chỉ có những chủ đại lý vật tư nông nghiệp có trồng lúa diện tích lớn mới thấu hiểu chuyện này. Nhiều người cho hay trước kia thường bán và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp tên tuổi, nhưng khi bán những sản phẩm của công ty “thường thường bậc trung” trong nước, họ đều sử dụng khảo nghiệm trên ruộng nhà. Thấy các loại thuốc này điều trị bệnh hiệu quả, chi phí thấp nên họ chỉ dẫn cho nông dân dùng.

“Nếu nắm vững kỹ thuật, biết sử dụng thuốc có chất lượng do những công ty trong nước sản xuất sẽ giảm được 40% chi phí về thuốc BVTV, nhưng phần lớn nông dân chưa biết được điều này mà cứ thấy hàng nào quảng cáo nhiều trên tivi, đài là dùng” - ông Lê Văn Nghiêm, chủ đại lý ở Bình Mỹ, Châu Phú (An Giang), nói.

Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân của chuỗi giá trị xuất khẩu năm 2012:
Tác nhân
Tổng chi phí VND/kg
Chi phí gia tăng VND/kg (%)
Giá bán  VND/kg
Lợi nhuận  VND/kg (%)
Lượng trung bình (tấn)
Tổng lợi nhuận 000/VND
Nông dân
3.800
3.800
63%
4.850
1.050
55%
26
27.300
Thương lái
4.900
1.100
18%
5.500
600
32%
500
300.000
DN xuất khẩu
6.000
1.100
18%
6.250
250
13%
100.000
25.000.000
Mua thuốc, gánh luôn... chi phí quảng cáo
Trong những năm như 2008, 2011, 2012, khi giá lúa gạo ở mức cao nhất, các tính toán cụ thể cho thấy nông dân lại hưởng lợi ít nhất. Phân tích của nhiều chuyên gia và điều tra thực tế của TTCT đăng tải trước đây đã liệt kê những gánh nặng thuế, phí, tình trạng đói vốn sản xuất triền miên của nông dân và sự loay hoay của chiến lược xuất khẩu gạo... Chuyên đề kỳ này là một cái nhìn cận cảnh hơn vào những chi phí đầu vào của sản xuất lúa gạo, sự hưởng lợi của khâu trung gian và việc thiếu vắng tiếng nói của nông dân trong quá trình ban hành chính sách liên quan.

Nhiều nông dân kể cách đây bốn năm giá lúa thường trên 5.000 đồng/kg, giá phân bón trung bình ngoài 200.000 đồng/bao nên trồng lúa có lợi nhuận từ 3 triệu đồng mỗi công (1.000m2).

Mấy năm gần đây, giá lúa nhiều lần xuống dưới 4.000 đồng/kg nhưng giá phân bón thường trên 500.000 đồng/bao, bên cạnh đó giá thuốc BVTV, dầu, điện đều tăng cao làm chi phí trong sản xuất, thu hoạch đều đội lên khiến thu nhập của họ giảm mạnh, nhiều vụ lúa rớt giá khiến nông dân gánh chịu thua lỗ.

Theo TS Lê Văn Bảnh - viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, để đảm bảo an ninh lương thực và để có lượng lớn gạo phục vụ xuất khẩu, việc phát triển trồng lúa ở ĐBSCL tập trung theo hướng tăng năng suất, sản lượng nên cần phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc BVTV.

Gần đây do tăng vụ, gối vụ khiến cỏ dại và sâu bệnh có điều kiện phát triển, nông dân phải tăng lượng phân bón, thuốc đáng kể. Dùng càng nhiều phân bón, thuốc hóa học, càng kích thích sâu bệnh phát triển, dẫn tới càng phải dùng lượng thuốc BVTV nhiều hơn.

“Trong đà tăng giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục, nông dân kẹt cứng trong cái vòng luẩn quẩn ấy” - ông Bảnh nhận định.

Chính việc dùng nhiều thuốc BVTV không đúng chỉ định cũng làm tăng giá thành trong sản xuất lúa. Theo một số kỹ sư nông nghiệp, để phòng trị mỗi thứ bệnh, thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc BVTV của các công ty khác nhau với giá bán chênh lệch khá xa. Các sản phẩm ấy có cùng nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu, các công ty chỉ gia công sang chiết đóng gói, vô chai để làm ra từng loại thành phẩm có thành phần, hàm lượng hóa chất giống nhau nên chất lượng, công hiệu hơn kém nhau chẳng bao nhiêu.

Những công ty trong nước nhập nguyên liệu trực tiếp để sản xuất rồi bán hàng thẳng xuống đại lý luôn có giá bán rẻ hơn, tuy nhiên do khâu quảng cáo tiếp thị hạn chế nên nông dân chưa sử dụng sản phẩm của họ rộng rãi. Trong khi đó những công ty tên tuổi luôn mạnh tay chi cho việc phát triển thị trường nên chiếm được thị phần lớn.

“Có thể nói các doanh nghiệp tầm cỡ chi cho khâu quảng cáo, tiếp thị rất lớn và nông dân mình mua sản phẩm giá cao bởi gánh luôn khoản chi phí này”- ông Huỳnh Văn Gần, giám đốc Sở Công thương Kiên Giang, nhận định.

Cả nước hiện có khoảng 300 công ty cung ứng, sản xuất, phân phối thuốc BVTV với trên 3.500 tên thuốc thương mại được lưu hành. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), có tới 99% thuốc BVTV (gồm nguyên liệu và thành phẩm) sử dụng trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài, mà phần lớn từ Trung Quốc. Chỉ riêng trong năm 2012, số lượng nhập khẩu hơn 103.000 tấn với giá trị khoảng 700 triệu USD.

Thường doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu về để gia công sang chiết, đóng gói thành những chai gói nhỏ rồi gắn tên thương mại của đơn vị mình để đưa ra thị trường, bán cho nông dân sử dụng. Từ đó giá sản phẩm hoàn toàn do các công ty định đoạt, mặc sức thao túng, khó có thể kiểm soát.

Giá thuốc BVTV cao còn vì công ty lớn lấy lý do phải mua quyền phát minh sáng chế hoạt chất của nhà cung cấp nguyên liệu. Đơn cử, trước kia sản phẩm Chess trị rầy của Syngenta (do Công ty BVTV An Giang phân phối) đăng ký bảo hộ độc quyền năm năm nên lúc đầu đưa ra thị trường giá tới 36.000 đồng/thẻ. Lợi dụng việc “một mình một chợ” này, vào những lúc có dịch bệnh, nhà phân phối cung ứng hàng nhỏ giọt tạo ra những đợt hút hàng.

Nhiều đại lý kể để mua được thuốc, họ bị ép phải mua kèm vài thứ thuốc khác, chẳng hạn mua năm thùng Chess phải mua kèm một thùng Cruiser (dùng ngâm lúa giống) và một thùng Sofit (trừ cỏ dại). Từ đó giá bán sản phẩm bị đẩy gấp đôi. Sau năm năm, các công ty khác cũng mua được hoạt chất này để làm ra nhiều sản phẩm tương tự, giá bán của Chess xuống còn 22.000 đồng/thẻ.

“Ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai”


Tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), thu hoạch xong lúa vụ thu đông, chờ mãi mà không thấy thương lái đến mua, nông dân đành phải thuê xe công nông chở lúa về nhà phơi rồi trữ lại, hơn nửa tháng sau mới bán được cho hàng xáo với giá lúa khô 4.400 đồng/kg. Mức giá này đã không có lãi, nếu trừ thêm các khoản hao hụt, chi phí chuyên chở về nhà thì hoàn toàn lỗ.

Còn ở những cánh đồng vừa thu hoạch mới đây, nhằm lúc giá lúa tăng trở lại, nông dân may mắn kêu được bạn hàng xuống mua lúa tươi ngay tận ruộng lúc vừa gặt xong, được giá 4.500 đồng/kg.

“Từ hồi nào đến giờ dân trồng lúa tụi tui bán lúa chỉ biết trông mỗi vào cánh thương lái thôi, giá cả bao nhiêu đều do họ đưa ra, giá thấp thua lỗ cũng phải bán. Mình làm ra hạt lúa nhưng mọi thứ đều do người khác định đoạt” - bà Bùi Thị Hoài, xã Đông Thạnh A, nói.

Lúa mua ở những cánh đồng trên địa bàn huyện Tân Hiệp, thương lái thường đưa về xay ở những nhà máy xay xát nằm dọc bờ kênh Cái Sắn, loại gạo xô thu được lại đem bán cho doanh nghiệp chế biến ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Tại đây, gạo xô qua công đoạn chà, lau bóng để thành gạo thành phẩm rồi phân loại, cho vô bao 50kg đem lưu kho một thời gian, sau đó chuyển lên sà lan giao cho đơn vị xuất khẩu gạo ở TP.HCM.

“Những doanh nghiệp chế biến như chúng tôi chỉ làm trung gian, đảm nhận khâu gia công cho đầu mối xuất khẩu” - ông Lê Văn Thành, chủ doanh nghiệp chế biến lương thực ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, nói.

Cánh thương lái thì lại nói tuy họ mua lúa trực tiếp từ nông dân nhưng giá cả vẫn do các doanh nghiệp quyết định. Quy trình thu mua được họ khái quát như sau: sau khi có hợp đồng xuất khẩu, gần đến đợt giao hàng, đơn vị xuất khẩu hợp đồng với một số doanh nghiệp chế biến lương thực cung ứng gạo thành phẩm cho họ.

Căn cứ số lượng và mức giá từ đơn vị xuất khẩu đưa ra, nhóm doanh nghiệp chế biến đặt hàng một số cơ sở xay xát cung cấp gạo xô (gạo nguyên liệu), sau đó những cơ sở này lại đặt hàng với thương lái. Cuối cùng, các hàng xáo rảo đi thu mua lúa khắp nơi đem về xay xát để giao gạo xô cho họ. Dựa vào mức giá gạo xô do cơ sở gia công đưa ra, sau khi trừ các khoản chi phí đi lại, vận chuyển, bốc vác..., hàng xáo đưa ra giá thu mua lúa của nông dân tại ruộng.

Trong chuỗi thu mua ấy, mỗi công đoạn thu mua chế biến đều hưởng lợi một khoản đáng kể. Cụ thể lúc này tại đồng bằng sông Cửu Long, giá mỗi ký gạo thành phẩm chưa vô bao tại mạn loại 5% tấm là 7.950 đồng, loại 15% tấm là 7.600 đồng, loại 25% tấm là 7.400 đồng; còn giá gạo xô loại làm ra gạo 5% tấm là 7.150 đồng, loại làm gạo 25% tấm giá từ 6.900-7.000 đồng.

Từ mức giá này nếu quy ra giá lúa khô sẽ từ 6.000 đồng/kg, nhưng thực tế giá thu mua lúa khô tại một số tỉnh trong vùng chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, còn lúa tươi tại ruộng chỉ 4.400-4.500 đồng/kg. Như vậy, khâu trung gian đã hưởng trên mỗi ký lúa gần 1.000 đồng, trong khi cả một mùa vụ ròng rã hơn ba tháng làm lụng vất vả, nông dân chỉ lãi vài trăm đồng.

Mà “đó là nhằm lúc lúa được giá, lúc tiêu thụ khó khăn mức lãi của nông dân thấp hơn nhiều, thua lỗ cũng nhiều” - ông Nguyễn Minh Nghĩa, phó Phòng NN&PTNT huyện Tân Hiệp, Kiên Giang, cho hay.

“Trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, phần được hưởng lợi nhiều nhất thuộc về những đơn vị cung ứng phân phối phân bón, thuốc BVTV, tiếp đến là đầu mối xuất khẩu gạo, sau đó là các doanh nghiệp thu mua chế biến và thương lái. Họ chỉ kinh doanh đã kiếm lời trên 70%, còn nông dân được hưởng lợi thường không tới 30%” - GS.TS Võ Tòng Xuân đúc kết.
ĐỨC VỊNH
(VnEconomy)

Nguyễn Mộng Hoài - Ngài Tổng bí Thư! Thế nào là sự lãnh đạo tuyệt đối?

Tôi mừng vì tôi là người Hưng Yên, quê xứ nhãn và ngày gần đây tôi cũng mừng vì có tin Ngài Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã chiếu cố về thăm xã Nhân Hòa và có đi thăm một số gia đình trong sự canh gác, kiểm soát nghiêm ngặt của lực lượng bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Trong lúc nói chuyện với những đảng viên địa phương có mặt được nghe Ngài nói tới "bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng".
Tôi đã tám mươi tuổi, có 40 năm tham gia làm lính cụ Hồ và công tác Nhà nước và cũng đã về hưu mấy chục năm, được hưởng lộc Đảng, Nhà nước và lộc Trời cũng khá rồi, chắc chẳng phải có gì ân hận nếu có nhắm mắt xuôi tay ! Đã được học và đã được nghe không phải chỉ một lần mà hàng trăm lần về sự "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng" đối với Nhà nước và xã hội ta, đất nước ta và nhân dân ta. Lịch sử đã ghi công và tôn vinh công lao lãnh đạo nhiều năm, tạo nên nhiều bước ngoặt lịch sử của dân tộc, đã chứng kiến cái đúng và cái sai trong suốt quá trình lãnh đạo ấy.
Cái được vĩ đại nhất là tập hợp và tổ chức động viên nhân dân hai miền Nam Bắc hi sinh hàng chục triệu người, trong đó có một số đảng viên của Đảng để giành về độc lập tự do, thống nhất nước nhà, hòa bình cho nhân dân và có phần cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những cái sai của sự lãnh đạo ấy cũng phải trả giá bằng nhiều nghìn người Việt Nam, trong đó có đến gần chục nghìn đảng viên Đảng của Ngài trong Cải cách ruộng đất. Đau hơn nữa, tôi nhớ lại gần như không một đại hội Đảng nào không có "đồng chí" chết bí ẩn. Điều này thì giải thích như thế nào trước lịch sử dân tộc ?
Tôi vinh dự, hồi còn trẻ, được tham gia một lớp học chính trị-triết học-nghiệp vụ bốn năm cũng biết sơ sơ như thế nào là "tuyệt đối" và như thế nào là "tương đối". Khi phong trào cộng sản và công nhân thế giới đang lên như diều gặp gió đã xảy ra nhiều luồng lý thuyết về thuyết "tuyệt đối" và thuyết"tương đối". Cuối cùng thì thuyết "tương đối" đã thắng thế và ngay cả những nhà lý luận bậc thày của chủ nghĩa cộng sản, kể cả thế giới, cũng phải thừa nhận sức sống của chủ thuyết "tương đối" và không hề có cái gì tuyệt đối trên đời này.
Nếu có chỉ là sự mơ tưởng và người ta cần nhấn mạnh một mục đích nào đó có lợi cho phong trào mà thôi. Càng về già, tôi càng hiểu sâu sắc thêm "thuyết tương đối" và trong thực tế cuộc sông hằng ngày mà tôi được sống cùng cộng đồng, tôi càng thấy thuyết "tương đối" đúng đắn hơn cả. Đó mới là thực tế và sự sinh động của cuộc sống. Cứ ngồi rung đùi nghe người ta tung hô "Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng" chỉ là một sự mơ hồ, thiếu nhựa sống vì nó không phù hợp với tiến triển của cả thế giới lẫn của cả nước ta.
Cho nên, Ngài hay động viên các đảng viên của Ngài và dân chúng "cuồng tín" là phải bào đảm sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Thật ra, suốt 83 năm qua kể từ khi có Đảng, chưa bao giờ Đảng không lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nhân dân và đất nước Việt nam. Nhưng thực chất sự lãnh đạo tuyệt đối ấy chỉ thấy trong văn kiện và trong giáo huấn của Ngài chứ trong cuộc sống thực tế càng ngày càng thấy chẳng có cái gì tuyệt đối cả và càng không đúng khi người ta nói "Đường lối chính sách của Đảng là tuyệt đối đúng"
Thưa Ngài, chắc Ngài đã đỗ đến Bằng Tiến sĩ lý luận Mac-Lenin, ngài hiểu sâu sắc hơn tất cả mọi người, kể cả một lão già lẩm cẩm 80 như tôi. Nếu đường lối chính sách của Đảng là tuyệt đối đúng thì vì sao, ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương sau đó là Đảng Cộng sản Việt nam, rồi Đảng Lao động Việt Nam được thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chúng ta đã mắc những sai lầm "chết người" mà lịch sử Đảng của Ngài cũng đã thừa nhận trong các giáo trình giảng dạy về lịch sử Đảng trong các trường chính trị. Đó là cuộc cách mạng nông dân mang tên Xô viết Nghệ Tĩnh là một cuộc "khởi nghĩa" non, bị thực dân đế quốc dìm nhân dân, trong đó có nhiều đảng viên trong biển máu.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 cũng có yếu tố "non" chưa chín mùi. do vậy thiệt hại không phải nhỏ. Từ những kinh nghiệm "non" ấy chúng ta mới "cân thận" hơn trong việc chớp thời cơ làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công như lịch sử đã ghi nhận. Tuy nhiên, cục diện sau này, thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phong trào cộng sản và công nhân thế giới cũng có những chuyển biến mau lẹ. Quốc tế cộng sản chia rẽ thành Đệ Tam, Đệ nhị. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, thế giới hình thành "phe xã hội chủ nghĩa" gồm mười mấy nước trong số 205 nước và vùng lãnh thổ, do Liên Xồ vừa đứng đầu vừa là thành trì của thế giới xã hội chủ nghĩa. Ta là nước cộng sản đầu tiên lập chính quyền công nông ở vùng Đông Nam Châu Á. và bằng những cuộc cách mạng long trời lở đất của mình là là nới gióng lên những hồi chuông cáo chung chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cũng là nơi làm mồ chôn chủ nghĩa thực dân mới. Điều này thế giới đã công nhận và lịch sử đã ghi công.
Thế nhưng trước sự biến đổi chính trị trên bàn cờ thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã không theo kịp trào lưu của thế giới, dẫn đến những tụt hậu xa, ngày càng xa so với bánh xe lịch sử tiến hóa của nhân loại. Ấy là chưa kể trong từng giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng mà chúng ta vẫn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng sau khi hòa bình lập lại năm 1954 ở miền Bắc. Đó là các cuộc cải tạo tư sản mại bản, công tư hợp doanh, chống nhân văn giai phẩm, quản lý hộ tịch hộ khẩu trong các thành phố mới giải phóng.
Tiếp đó là sai lầm nghiêm trọng trong giảm tô, cải cách ruộng đất đợt cuối ở miền Bắc đã xử trí oan chết người đối với nhiều nghìn đảng viên Đảng Lao động, trong đó phần lớn đã có công lao trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh "chống bọn phản động Nhân Văn Giai Phẩm" đã làm thui chột không biết bao nhiều tài năng về văn hóa văn nghệ của đất nước, mãi cho đến bốn năm chục năm sau, chính Đảng và Nhà nước phải thừa nhận những văn nghệ sĩ trong "Nhân Văn Giai Phẩm" là những người thực sự có tài và sản phẩm tinh thần của họ để lại xứng tầm lịch sử và họ đều được giải thưởng lớn quốc gia. Chỉ tiếc rằng hầu hết những người này đã chết vì già yếu, vì bị đối xử tàn tệ và bị "kết án" không án suốt nửa thế kỷ...
Nếu như Đảng lãnh đạo tuyệt đối đúng trong tất cả mọi trường hợp, mọi lĩnh vực thì nhân dân ta đâu phải chịu nỗi oan khốc nặng nề như cải cách ruộng đất ở miền Bắc 1956 ? Nếu đường lỗi hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng tuyệt đối đúng thì làm sao chúng ta lại có được "Chỉ thị 100 TƯ" làm sáo có được "Khoán 10" như là một sự sửa sai của đường lối hợp tác hóa nông nghiệp không xuất phát từ đặc điểm dân tộc và giai cấp ở Việt Nam mà lại đi áp dụng triệt để cái của người khác vào đất nước mình mới có sai lầm như vậy. Nếu không có "đổi mới" năm 1986 mà thực chất là trở lại mầu sắc của "chủ nghĩa tư bản thời sơ khai" thì làm sao chúng ta có được 45 triệu tấn thóc không những đủ ăn cho 90 triệu dân mà còn có dư để xuất khẩu gạo đứng thứ nhất thứ nhì thế giới ? Nếu sự lãnh đạo của Đảng tuyệt đối và toàn diên, nhất là đường lối của Đảng chính sách của đảng bao giờ cùng tuyệt đối đúng thì làm sao nhân dân ta lại bị nhiều oan trái như vậy?
Rồi những năm gần đây, do suy thoái về chính trị tư tưởng, do hoạt động dữ dội của các nhóm lợi ích vừa hữu hình vừa vô hình, đã để xảy ra "một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tham nhũng, lãnh phí quan liêu xa dân và ức hiếp dân, làm xói mòn có thể làm đổ vớ lòng tin của dân chúng đối với Đảng. Nhiều vị lãnh đạo cao của Đảng trong đó có Ngài Tổng Bí thư cũng đã dũng cảm thừa nhân "tham nhũng như bầy sâu", "nhìn vào đâu cũng thất tiêu cực" và Bà Phó Chủ tịch nước đã cay đắng nói rằng " người ta "ăn" không từ một cái gì !" ...Vậy thì tại sao lại có việc bằng giả bằng thật, mua quan bán chức, hố sâu ngăn cách giầu nghèo. Cùng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng, mà sao lại có những đảng viên có tiền triệu đô la mua nhà sang "tặng bồ"?
Phải chăng, các sếp lớn nhỏ của Đảng hiện nay việc "cặp bồ" là thói chơi thời thượng mà khi còn sống Bác Hồ của chúng ta vô cùng căm ghét thói "hủ hóa" trong cán bộ đảng viên. Không phải ngấu nhiên mà những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp Bác Hồ phải thức trắng đêm trước khi ký y án tử hình Trần Dụ Châu, một cán bộ hậu cần quân đội thoái hóa biến chất dẫn đến sa đọa cùng cực làm hại chiến sĩ. Ngày nay, tham nhũng nhan nhản như "quân Nguyên" mà ban bệ bài binh bố trận rất hùng hậu, cuối cùng chưa có diệt được "con sâu bự nào !" mà chỉ mới bắt được một vài mèo con hoặc là chuột nhắt. Chưa thấy vị lãnh đạo cao nào của chúng ta thừa nhận sai lầm và dũng cảm từ chức cho dân nhờ !
Cho nên hiểu như thế nào cho đúng lời huấn thị của Ngài Tổng Bí thư về bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ? Theo tôi được biết thì chỗ nào cũng có Đảng lãnh đạo thì tại làm sao lại có mấy chục vạn nữ thanh niên bỏ ra nước ngoài tìm chồng rồi trong số đó phải làm dâu làm vợ những ông già thần kinh và hầu hạ những kẻ ốm yếu không quen biết đã gần đất xa trời, làm sao đất nước lại có đến hơn 30 vạn "gái làm tiền" do đâu, do hoàn cảnh đưa đẩy hay do chị em thích cái trò khỉ ấy ? Con người sinh ra đâu phải để làm cái trò tệ hại ấy ? để rồi bị liệt vào "tệ nạn xã hội" và bị chống lại và "ăn chia" không ít với họ
Thưa Ngài Tổng Bí thư, dư luận đang xôn xao về một số vụ án oan sai, có vụ oan 10 năm bị giam cầm khổ ải, có vụ bị oan có thể dẫn đến tử hình (may mà chưa thi hành án). Hàng nghìn vụ án oan khác nữa chứng tỏ nền tư pháp của ta chưa trong sáng, chưa có luật pháp thật công bằng và nhất là coi mạng người như con sâu cái kiến. Vậy Đảng lãnh đạo tuyệt đối sao không lãnh đạo việc này cho minh bạch, không để oan sai một trường hợp nào. Rồi việc xác định sở hữu đất đai thuộc toàn dân đã gây ra không biết bao nhiều đau khổ thất cơ lơ vận vì đất thậm chí đổ máu vì đất...Bao giờ thì lòng dân mới yên ?
Nếu còn Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì chúng tôi sắp sửa về với Tổ tiên của mình chỉ mong Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đúng đắn và không bỏ sót một người nào, một lĩnh vực nào không được hưởng ân huệ từ sự lãnh đạo của Đảng, để ít thập kỷ nữa, cùng lắm là một thế kỷ nữa ta có thể theo kịp một số nước bầu bạn trong khu vực chứ chưa nói đến các nước hiện đại trên thế giới, phải không Ngài Tổng Bí thư ? Mong lắm thay ! Dân Việt chúng tôi quen sống bằng cơm gạo và nước uống hằng ngày không quen sống bằng những khẩu hiệu với những ngôn ngữ hùng hồn và hoa mỹ !
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê Choa)

Liệu Tập Cận Bình có thể thay đổi Trung Quốc ?

Trở thành người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc cách đây một năm, Tập Cận Bình kể từ giờ áp đặt dấu ấn của ông. Ông đã từng hứa hẹn những cải cách đầy tham vọng để tái thúc đẩy cường quốc kinh tế thứ hai. Thế nhưng, liệu ông Tập Cận Bình có thể đáp ứng được những mong đợi đó của người dân hay không ?
Về chủ đề này, nhật báo Le Figaro số ra sáng nay, 12/11/2013, có bài giải mã đề tựa « Một năm sau khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình có thể thay đổi được Trung Quốc hay không ? ». Theo tờ báo, Hội nghị Trung ương 3 năm nay là cơ hội để Tập Cận Bình khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.
Tập Cận Bình thuộc xu hướng nào?
Vào thời điểm lên lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã làm lóe lên nhiều hy vọng lớn lao cho những người ủng hộ tự do. Họ hy vọng trong vòng ba thập niên sẽ có những thay đổi hoàn toàn về kinh tế, ông Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt đất nước vào một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên của sự tự do hóa chính trị. Sự hy vọng đó là có cơ sở.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (REUTERS)

Bởi vì, Tập Trọng Huân, cha của ông là một gương mặt tiêu biểu của cách mạng : Từng nắm giữ chức vụ cao trong quân đội, bị đi đày dưới thời Mao Trạch Đông, chỉ vì nổi tiếng có xu hướng ôn hòa, và từng lãnh đạo thành phố chiến lược Quảng Đông dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông cũng là người góp phần biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế chỉ trong vòng 30 năm.
Niềm hy vọng còn được nuôi dưỡng bởi chính những lời hô hào tôn trọng Hiến pháp của Tập Cận Bình. Điều cơ bản nhất của giới chủ trương tự do trong một đất nước mà Hiến pháp đã nhường chỗ cho sự độc đoán. Nhất là ông kêu gọi « sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật », « đảm bảo tự do » và từng khẳng định rằng « không ai được phép đứng trên Hiến pháp ».
Trung Quốc thật sự tiến hành cải cách, từ khi ông Tập lên cầm quyền ?
Về điểm này, Le Figaro cho rằng ông Tập Cận Bình đã làm lụi tàn niềm hy vọng mở cửa chính trị khi cho làm hồi sinh « chủ nghĩa Mao ». Một loạt các giá trị phổ quát đã bị bác bỏ như nhân quyền, sự minh bạch và tính chất đại diện dân chủ, tự do ngôn luận và báo chí, những giá trị nền tảng hiện nay tại các quốc gia phương Tây. Nhiều biện pháp kiểm soát mạng Internet được đưa ra. Nhiều vụ bắt bớ những tiếng nói đối lập, hay bất bình đã diễn ra. Đáng ngạc nhiên hơn, Tập Cận Bình có những khẩu hiệu đậm chất « chủ nghĩa Mao ». Ông làm sống lại bầu không khí Mao khi cho tiến hành các chương trình « phê và tự phê ».
Để chinh phục lại niềm tin của dân chúng vào một đảng Cộng sản bị nạn tham nhũng gậm nhấm , Tập Cận Bình tung ra chiến dịch chống tham nhũng, diệt từ con « ruồi » cho đến con « hổ ». Thế nhưng, đối với Le Figaro, cuộc săn lùng những kẻ tham nhũng chỉ là cơ hội cho phép ông Tập Cận Bình làm suy yếu các đối thủ của mình và lấy lại quyền lực.
Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc thực tâm cải tổ hay không ?
Ông Hứa Yếu Đồng, giáo sư về quản trị công tại Viện Hành chính công (thân chính quyền) cho rằng : « Để cải tổ, cần phải có ổn định chính trị . Nếu không, cải cách không thể tiến hành được. Chẳng phải là Đặng Tiểu Bình cũng phải kiểm soát tiếng nói đối lập khi thực hiện các chính sách cải cách ? Kết quả là chính nền tảng dân chủ xã hội đã được củng cố cùng với sự phát triển kinh tế. Tập Cận Bình không thể vội vã đẩy xã hội theo hướng dân chủ. Cần phải tiến lên một cách cẩn trọng, sao cho không gây ra những bất ổn ».
Thế nhưng, Le Figaro lại không có cùng cách nhìn với vị giáo sư trên. Dĩ nhiên là mô hình kinh tế của Trung Quốc, được kích thích với những hoạt động đầu tư ồ ạt và nhanh chóng, đã đưa đất nước lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai. Nhưng mặt khác sự phát triển nhanh chóng đó đã để lại những hậu quả khôn lường về môi trường, khả năng sản xuất dôi thừa và một khoản nợ khổng lồ.
Duy có một điểm đáng khích lệ, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường có một quan điểm khá khiêm tốn về tăng trưởng của Trung Quốc. Theo hai ông, mức tăng trưởng hiện nay là 7,2% là đủ để đảm bảo bình ổn thị trường lao động.
Hội nghị Trung ương 3 sẽ có tác động như thế nào ?
Theo nhận định của Lí Tích Căn (Xigen Li), giáo sư đại học Hồng Kông, « Hội nghị Trung ương 3 là lúc để ta biết được ai mới là nhà lãnh đạo mới và đường lối chính sách của họ là gì ».
Lần này, những nhà chủ trương cải cách theo xu hướng tự do đòi hỏi mở cạnh tranh trong mọi lãnh vực, chấm dứt thế độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh. Không ai thật sự tin rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ quyền kiểm soát các tập đoàn Nhà nước, vốn thống lĩnh nền kinh tế đất nước từ tài chính cho đến năng lượng. Nhưng người dân có thể trông đợi vào những cải cách về ngân sách và đất đai, cũng như xem xét lại chính sách hộ khẩu, đang gây cản trở cho hàng triệu người dân đến sinh sống tại các thành phố.
Giới quan sát cũng nhận thấy chính quyền không hé một lời nào về cải cách hành chính công, cơ chế ấn định giá nguyên vật liệu, tiến triển của hệ thống an sinh xã hội hay mở cửa những lãnh vực cho đến giờ vẫn được bao bọc trước cạnh tranh tư nhân và đầu tư nước ngoài.
(RFI)

Hồ Chí Minh báo mộng

“Con đã thấy chưa, vì lợi ích của bọn Mafia trong ĐCSVN chúng có thể làm mọi thứ kể cả giết ta...”

- Trời! Cha! Tôi kinh ngạc khi bỗng nhiên một ông già xuất hiện ngay trước mặt. Cha có phải Hồ Chí Minh không?

- Đúng, ta là Hồ Chí Minh đây, ông già nghiêm nghị trả lời. Có phải suốt mấy tuần qua con đang vật vã vì ĐCSVN ngoan cố không nghe lời góp ý của nhân dân phải không?

- Vâng, thưa cha. Con sẽ nói hết các ưu tư của con và muốn hỏi cha nhiều điều... May quá, gặp cha ở đây.

Hồ Chí Minh mỉm cười, vuốt râu rồi thanh thản nói:

- Ta biết con định hỏi về vấn đề gì rồi. Đừng ngại. Trở về bên kia thế giới, ta được những thầy của một nền văn minh ngoài Trái đất và mạnh hơn nền văn minh Trái đất rất nhiều lần dạy giỗ, ta đã ngộ ra nhiều điều...

- Thưa cha, con xin lỗi đã ngắt lời cha nhưng con nóng lòng qua muốn hỏi cha ngay. Con đã chứng minh học thuyết Mác - Lênin sai lầm từ cấp độ các tiên đề sao cha lại cùng với các đồng chí của cha mang nó vào Việt Nam?

Hồ Chí Minh mỉm cười độ lượng và pha chút tinh quái:

- Cha muốn kiểm tra kiến thức của con nên con hãy chưng minh cho cha một cách ngắn gọn học thuyết Mác - Lênin sai xem sao...

- Thưa cha, con sẽ chứng minh một cách ngắn gọn thế này. Bất cứ học thuyết nào cũng có một số hữu hạn các tiên đề. Những tiên đề này chính là các huyệt đạo của học thuyết đó. Để chứng minh một học thuyết sai ta chỉ cần chứng minh một tiên đề của học thuyết đó sai là đủ đánh gục học thuyết đó !Học thuyết Mác-Lênin cũng như vậy, con chỉ cần chứng minh Quy luật Giá Trị Thặng Dư (xin được viết tắt như sau QLGTTD) của Mác là sai thì toàn bộ học thuyết của ông ta bị đổ nhào! Con nói thế có đúng không thưa cha?

- Hoàn toàn chính xác! Để bác bỏ Mác chỉ cần đánh tan huyệt đạo đó - Quy luật Giá Trị Thặng Dư chứ đâu cần đọc 56 cuốn sách Mác - Lênin toàn tập, HCM mỉm cười hài lòng.

- Vâng, cảm ơn cha, con xin tiếp tục. Trong quyển Tư Bản nổi tiếng của Mác, ông ta trình bầy QLGTTD mà có thể tóm tắt như sau:

T – H – T’

Trong đó T là lượng tiền mà nhà Tư Sản dùng để mua máy móc, mua nguyên vật liệu, thuê công nhân... để làm ra một lượng hàng hóa H. Nhà Tư Sản bán lượng hàng hóa H được một lượng tiền nào đó. Sau khi nộp tiền thuế, tiền khấu hao thiết bị, tiền lương Công Nhân... nhà Tư Sản còn lại lượng tiền T’ > T. Hiệu số T’-T được Mác gọi là Giá trị Thăng Dư (GTTD).

Mác đặt câu hỏi: “Tại sao lại có tiền dôi ra (GTTD) như vậy?” và Mác tự trả lời là: “GTTD mà nhà Tư Sản có được là do bóc lột sức lao động của Công Nhân mà có”. Từ đó Mác kêu gọi giai cấp Công Nhân vùng lên đánh đổ giai cấp Tư Sản...

Ngay sau đây con sẽ chỉ ra cái sai chết người của Mác:

Mác rút ra Quy luật GTTD khi coi LOÀI NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ NHƯ NHAU! Hay nói cách khác là Mác coi loài người là các con Rô-bốt được sản xuất cùng một lò!

Thực tế đã chứng minh rằng sự phân bố trí tuệ ở loài người là không đồng đều. Trong Xã hội có người giỏi cái này, có người giỏi cái kia.

Mác đã rút ra Quy luật GTTD khi không tính đến TÀI NĂNG của nhà Tư Sản. Đó là tài năng Quản Lý, tài năng Tổ Chức, tài năng Công Nghệ... của ông chủ Tư Sản đã góp vào một phần rất lớn để sinh ra GTTD đó. Ví dụ nhà tỷ phú Bin-ghết có tài năng Công Nghệ Thông tin và tài năng quản lý mà hàng triệu người mới có 1. Chính tài năng này đã góp chủ yếu để tạo nên GTTD chứ không phải ông ta hoàn toàn bóc lột nhân viên hãng Microsoft.

Ở Việt Nam trong dân gian cũng có câu: “Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại” hay “Một người lo bằng kho người làm” để nói lên vai trò to lớn của trí tuệ trong việc sản xuất ra của cải vật chất!

Tóm lại Quy Luật GTTD của Mác hoàn toàn sai do đó mọi luận thuyết rút ra từ quy luật này như Đấu tranh Giai Cấp, Chuyên chính Vô Sản, Cải cách ruộng đất, Đánh tư sản, Cải tạo Công thương nghiệp v.v... đều vất vào sọt rác!

Thưa cha, con đã chứng minh xong.

Hồ Chí Minh gật gù, thong thả nói:

- Con chứng minh QLGTTD sai như vừa trình bầy là hoàn toàn chính xác và do vậy đã đánh gục được CN Mác-Lênin.

- Thế tại sao cha còn mang nó vào Việt Nam? Cha có biết không, chúng con phải chiến đấu vô cùng gian khổ mà cho đến nay vẫn chưa loại bỏ được nó. Bọn mafia VN dùng nó để viết Hiến Pháp, dùng nó để mê hoặc quân đội, công an, dùng nó để vơ vét tiền của của nhân dân vào túi...

- Câm mồm ngay!

Một tiếng hét rất to. Cả tôi và HCM đều quay lại phía tiếng hét. TBT Nguyễn Phú Trọng cùng một viên sỹ quan cấp tướng, hai tay cầm hai quả trùy tiến đến ngay sát chỗ chúng tôi. Nguyễn Phú Trọng chỉ tay vào mặt tôi và nói:

– Thằng này thoái hóa tư tưởng! Mày đã ký cả vào bản Kiến Nghị 72 và vào Lời Tuyên Bố của các công dân tự do!!! Thưa Bác, sao Bác lại gặp nó! Nó là một thằng đặc biệt nguy hiểm, nhỡ nó ám sát Bác thì sao?

- Ông Trọng ạ, tôi ôn tồn nói, vừa rồi tôi đã chứng minh cho HCM nghe rằng: Chủ Nghĩa Mác - Lênin đã sai từ các tiên đề cơ bản nhất...

- Chúng tao nghe thấy hết rồi, Nguyễn Phú Trọng cắt ngang lời tôi. Mày bây giờ lại làm cho Vị Cha Già HCM cũng “tự diễn biến” phải không?

- Ông hãy tỉnh ngộ đi ông Trọng, tôi hét lên, cái CN Mác-Lê đã sai lè lè ra rồi sao các ông còn giữ lại làm gì? Hãy vất bỏ nó đi và đi theo nhân dân Việt Nam đi! Tôi quay sang phía viên sỹ quan và nói - Tôi không sợ chết nên tôi phải nói thật với ông rằng Quân đội Nhân dân VN chỉ Trung với Nước Hiếu với Dân chứ không phải Trung với Đảng ông hiểu chưa!!! Ông thử hỏi Hồ Chí Minh xem!

Nguyễn Phú Trọng liếc mắt nhìn Hồ Chí Minh một cách nham hiểm rồi ra lệnh cho viên tướng:

- Hãy giết cả hai! Trọng hét lên.

Viên sỹ quan chần chừ hất đầu về phía Hồ Chí Minh như muốn hỏi Trọng: “Đây là Hồ Chí Minh cơ mà?”. Trọng hiểu ý và nói đanh thép:

- Hồ Chí Minh mà thoái hóa tư tưởng cũng phải giết. Chúng ta sẽ vu cho Đỗ Xuân Thọ giết ông ta rồi tự sát!!!
....

Viên sỹ quan vung trùy lên...

Quả trùy bên tay phải của viên sỹ quan giáng vào đâu Hồ Chí Minh, quả bên tay trái giáng vào đầu tôi với sức mạnh của hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cộng lại
...

Tôi choàng tỉnh, người vã hết mồ hôi... Trời vẫn tối đen như mực nhưng phía trời Đông bình minh đang lên...

Văng vẳng bên tai tôi lời của Hồ Chí Minh từ cõi xa xăm: “Con đã thấy chưa, vì lợi ích của bọn Mafia trong ĐCSVN chúng có thể làm mọi thứ kể cả giết ta...”

Hà Nội, 5 giờ sáng ngày 24/3/2013
 
Đỗ Xuân Thọ 
(Dân luận)

Cảng Oyster – ‘viên ngọc trai quân sự’ của Mỹ,Philippines tại Trường Sa

Trước tình trạng cảng Subic của Philippines có dấu hiệu quá tải, kế hoạch phát triển cảng nước sâu Oyster (thuộc tỉnh Palawan), nơi chỉ cách Trường Sa 160km, có thể giúp Mỹ “canh chừng” Trung Quốc với các hoạt động ngày càng gấp rút tại Biển Đông.
Vị trí cảng Oyster ở phía nam Biển Đông, gần như đối diện với cảng Cam Ranh, ở giữa là quần đảo Trường Sa. Ảnh: Wikimap
Với khoản đầu tư phân bổ 12 triệu USD vào nền tảng hạ tầng tại Oyster, Chính phủ Tổng thống Benigno Aquino hy vọng đến năm 2016, khu vực này sẽ thành quân cảng hiện đại. Đây cũng là thời điểm ông Aquino tròn 6 năm nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa tại Biển Đông.
 
Căng thẳng leo thang trước Trung Quốc đã giúp ông Aquino tìm được sự ủng hộ trong việc phê chuẩn chương trình hiện đại hóa quân đội 1,8 tỷ USD bao gồm cả kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ Hải-Không quân và nâng cấp căn cứ Hải quân ở Subic. Đồng thời, thỏa thuận chiến lược song phương với Washington nếu hoàn thiện sẽ cho phép Mỹ triển khai quân đội luân phiên, mà Oyster chắc chắn sẽ là điểm đến thứ 2 sau Subic, vốn rất náo nhiệt. Trung bình trong 6 tháng đầu năm, tại đây đã có 72 tàu chiến và tàu ngầm Mỹ đến và đi. Trong khi cả năm 2012 mới có 88 tàu chiến, hay con số chỉ dừng lại ở 51 trong năm 2010.
 
Oyster được coi là một “mini-Subic”, cách Manila 550km. Việc hồi sinh Oyster đáng nhẽ sẽ là một chủ đề quan trọng giữa Tổng thống Philippines và Tổng thống Mỹ trong tháng 10 vừa qua.Tuy nhiên, ông Obama đã khiến Philippines hụt hẫng khi cắt giảm chuyến công du châu Á do kế hoạch tài chính của chính phủ ngưng trệ.
 
Theo đánh giá của ông Al Labita - phóng viên thường trú của tờ Asia Times tại Philippines - Vịnh Oyster chính là điểm chốt của Mỹ - Philippines nhằm canh chừng các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc. Việc xúc tiến hoạt động quân sự trong khu vực này không hề đơn giản khi các nhà hoạt động môi trường và nhóm cực tả tại Palawan không muốn các tàu chiến của Mỹ phá hoại các rặng san hô nguyên sơ hay biến nhóm đảo này thành một Okinawa (Nhật Bản) thứ hai. Nhưng theo nhận định của ông Zachary Keck trên tờ tạp chí Diplomat, sau khi Hải quân Hoàng gia Malaysia thành lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Bintulu (cách bãi ngầm James hơn 100km, điểm xa nhất trong vạch 10 đoạn lưỡi bò của Trung Quốc) thì việc hình thành các căn cứ Hải quân tại Vịnh Oyster của Philippines hay như Việt Nam đang mở rộng căn cứ Hải quân tại Vịnh Cam Ranh là điều hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là khi Trung Quốc ngày càng khó lường tại Biển Đông.
 
Nguyễn Minh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét