Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Ngày 10/11/2013 - Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?

  • Các nước Tân Hưng : Thị trường hạt nhân béo bở (RFI) - Sau thảm họa Fukushima 2011, các cường quốc hạt nhân bị chấn động, phải xem xét biện pháp tìm nguồn năng lượng thay thế cho điện hạt nhân. Thế nhưng, ngược lại với xu thế đó, các nước mới trỗi dậy và đang phát triển lại tăng cường đầu tư cho loại năng lượng này. Báo Le Monde cung cấp cái nhìn tổng quát với bài viết : 'Năng lượng hạt nhân phát triển ở các nước Tân Hưng'.
  • Bắc Kinh khai mạc Hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc (RFI) - Hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh hôm nay 09/11/2013 với hứa hẹn sẽ có những cải cách “vô tiền khoáng hậu”. Diễn ra cho đến thứ Ba tuần tới, Hội nghị trung ương 3 được báo chí Trung Quốc cho là một hội nghị “lịch sử”. Các ủy viên trung ương gồm 376 người họp kín, với mục tiêu ấn định những cải cách kinh tế mới.
  • Lần đầu tiên Vatican trưng bày hài cốt Thánh Phêrô (RFI) - Lần đầu tiên, hài cốt được cho là của Thánh Phêrô sẽ được đưa ra khỏi hầm mộ dưới Đền Thánh Phêrô để được trưng bày cho công chúng vào ngày 24/11/2013, nhân ngày bế mạc << Năm Đức tin >>.
  • Ukraina vẫn bế tắc về vụ Timochenko (RFI) - Hôm qua, 08/11/2013, Quốc hội Ukraina đã không thông qua được một nghị quyết cho phép nhà đối lập đang bị cầm tù Ioula Timochenko ra nước ngoài để được chữa trị, tháo dỡ trở ngại cho việc ký hiệp định thành viên liên kết với Liên hiệp Châu Âu, dự trù vào cuối tháng này.
  • Tuy giảm ngân sách, Mỹ vẫn sản xuất hàng không mẫu hạm thế hệ mới (RFI) - Hôm nay 09/11/2013, Hải quân Mỹ làm lễ đặt tên cho chiếc USS Gerald R. Ford, hàng không mẫu hạm thế hệ mới siêu hiện đại thuộc lớp mới là Ford-class, có trọng tải lên đến 97.000 tấn. Ngân sách dành cho việc đóng chiếc tàu sân bay này đã vượt quá số tiền dự trù ban đầu, trong khi Hải quân Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng ngân sách bị siết chặt.
  • Mỹ hứa đóng góp tài chính trở lại cho UNESCO (RFI) - Hôm nay, 09/11/2013, đại sứ Mỹ bên cạnh tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (Unesco) đã cam kết là Washington sẽ cố gắng hết sức để đóng góp tài chính trở lại cho Unesco, đồng thời để thu hồi lại quyền bỏ phiếu trong tổ chức quốc tế này vừa bị mất.
  • Sotchi : Lần đầu tiên rước đuốc ngoài không gian (RFI) - Ba tháng trước ngày khai mạc Thế Vận Hội mùa đông Sotchi, hôm nay, 09/11/2013, ngọc đuốc Olympic có lửa được các nhà du hành vũ trụ Nga << rước >> từ bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS ra ngoài không gian.
  • 100.000 người Việt Nam sơ tán tránh bão Haiyan (RFI) - Hôm nay 09/11/2013 Việt Nam bắt đầu sơ tán khoảng 100.000 người dân cư ngụ trên đường đi của siêu bão Haiyan (Hải Yến), mà Việt Nam gọi là bão số 14. Cơn bão này sẽ ập vào Việt Nam vào ngày mai, sau khi càn quét miền trung Philippines làm ít nhất 100 người chết.
  • Đàm phán hạt nhân Iran kéo dài thêm một ngày (RFI) - Cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran tại Genève Thụy Sĩ đến đêm qua dường như đã đạt được tiến bộ quan trọng với sự tham gia của Ngoại trưởng các nước Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Tuy nhiên, các cuộc mặc cả vẫn còn chưa đi tới đích. Cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài sang ngày thứ 3, hôm nay 09/11/2013. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tức tốc đến Genève sáng nay tham gia đàm phán.
  • Nổ trong buổi diễn tập nhạc kịch ở Paris : 1 người chết (RFI) - Tối hôm qua, 08/11/2013, một vụ nổ đã xảy ra tại nhà hát Palais des Sports ở Paris, khi các nghệ sĩ đang diễn tập cho vở nhạc kịch << 1789 Les Amants de la Bastille >> (1789 Đôi tình nhân ngục Bastille ), khiến 1 người chết trong số 15 người bị thương.
  • Tranh chấp đền Preah Vihear : Tòa án Liên Hiệp Quốc sắp ra phán quyết (RFI) - Vào đầu tuần tới, tại La Haye, Tòa án quốc tế CIJ, cơ quan tư pháp cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc, sẽ ra phán quyết về tranh chấp lãnh thổ giữa Cam Bốt với Thái Lan liên quan đến Preah Vihear, một ngôi đền có từ thế kỷ 11. Phán quyết này có nguy cơ khơi dậy căng thẳng dân tộc chủ nghĩa giữa hai quốc gia.
  • Pháp bị S&P hạ điểm do thất nghiệp vẫn còn cao (RFI) - Ngày 08/11/2013, công ty thẩm định tài chính Standard & Poor's đã thông báo quyết định hạ điểm tín nhiệm của nước Pháp từ A A + xuống còn A A, một vố đau đối với chính phủ Xã hội của tổng thống François Hollande, vào lúc mà nước Pháp đang gặp căng thẳng xã hội gia tăng.
  • Bão Haiyan làm hàng trăm người Philippines thiệt mạng (RFI) - Haiyan một trong những cơn bão lớn nhất từ nhiều thập kỷ qua đã đổ vào Philippines tối qua gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và về vật chất. Theo thống kê sơ bộ của chính quyền địa phương hôm nay (09/11/2013) đã có hơn một trăm người thiệt mạng chỉ riêng tại một thành phố nơi bão đi qua. Theo thẩm định mới nhất của Hội Chữ thập đỏ Philippines, số nạn nhân lên đến 1200 người.
  • Albert Camus : Sinh nhật lần thứ một trăm rất trầm lắng (RFI) - Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của << Kẻ xa lạ >> tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
  • Diễu quan tài sản phụ ở Thanh Hóa (BBC) - Nhiều người dân kéo tới trụ sở Công an tỉnh Thành phố đòi làm rõ việc 'công an bảo kê' bắt giữ xe chở thủy sản của dân, theo báo VN.
  • Siêu bão đang tấn công Philippines (BBC) - Việt Nam đang chuẩn bị cho trường hợp phải chịu ảnh hưởng của siêu bão Hải Yến hiện đang tàn phá miền Trung Philippines và đã bắt đầu tiến vào Biển Đông.
  • Việt - Nhật 40 năm - bản lĩnh một mối quan hệ (BaoMoi) - TTO - Nhiều vấn đề thiết thực trong quan hệ ngoại giao VN - Nhật Bản được nêu ra tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản diễn ra trong hai ngày 8 và 9-11 tại TP.HCM.
  • Phát hiện 'cá bọc thép' ở Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 9/11, các ngư dân Malaysia đã phát hiện một loại sinh vật biển lạ thường với hình thù gợi nhớ tới sinh vật nào đó thời tiền sử, tạm thời gọi là "cá bọc thép", bởi nó có da được bao phủ bởi một lớp vỏ cứng với gai nhọn tua tủa ở trên lưng và xung quanh miệng.
  • Philippines xây dựng Subic thứ 2 để giám sát Trung Quốc (BaoMoi) - Trung Quốc giúp Hải quân Mỹ trở lại Vịnh Subic? Philippines trang bị những gì chống Trung Quốc chiếm Biển Đông? Tướng Mỹ giúp Philippines bảo đảm tự do hàng hải Biển Đông Thế khó của Philippines cầu ngoại viện tới Biển Đông
  • “Viên ngọc chiến lược” của quan hệ Mỹ - Philippines (BaoMoi) - TT - Chính quyền Philippines đang xây dựng một cảng quân sự mới tại vịnh Oyster để biến nó thành một “vịnh Subic nhỏ” nhằm thúc đẩy sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này. Theo báo Asia Times, vịnh Oyster thuộc đảo Palawan có cảng nước sâu có thể tiếp đón các tàu lớn, bao gồm tàu chiến.
  • Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ (BaoMoi) - Ngày 8-11, tại TPHCM, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 8. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Radha Krishma Mathur đồng chủ trì cuộc đối thoại.
  • Ngày mai, Trung Quốc bắn đạn thật trên Hoa Đông (BaoMoi) - Ngay giữa lúc Nhật Bản vẫn còn đang tổ chức cuộc tập trận quy mô tại cửa ngõ Thái Bình Dương thì Trung Quốc tuyên bố sẽ triển khai bắn đạn thật tại 5 vị trí khác nhau trên biển Hoa Đông vào ngày mai (10/11).

Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?


Quốc hội Việt Nam
Đa số đại biểu Quốc hội Việt Nam là đảng viên đảng cộng sản

Năm 2009, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội Việt nam đã biên soạn cuốn sách: ‘Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới’.

Năm bản hiến pháp được chọn biên dịch và giới thiệu là của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Trung Quốc.

Và ba năm sau đó, Trung tâm này lại giới thiệu Tập 2 của Tuyển tập Hiến pháp. Bốn Hiến pháp được chọn lần này là của Ba Lan, Hàn Quốc, Ý và Tây Ban Nha.

Thử so sánh Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (hay Hiến pháp sửa đổi) vừa được trình Quốc hội xem xét và sẽ thông qua với Hiến pháp của Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc – bốn nước dân chủ và phát triển – để xem có gì khác biệt.

Theo Chỉ số Dân chủ của The Economist Intelligence Unit (Anh), năm 2012 Hàn Quốc, Mỹ và Nhật là những nước ‘dân chủ toàn diện’, trong khi đó Pháp thuộc vào nhóm các nước ‘dân chủ khiếm khuyết’. Còn Chỉ số Tự do của Freedom House năm 2013 đều xếp bốn nước này vào những nước tự do. Do do, có thể nói bốn nước này là những quốc gia dân chủ và tự do.

Về kinh tế, Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn quốc đều là những nước giàu, phát triển. Ba nước đầu thuộc nhóm G8 và Hàn Quốc là thành viên của nhóm G20. Cũng nên nhắc lại rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật là một nước bại trận với một nền kinh tế kiệt quệ. Nam Hàn lúc ấy cũng không phát triển gì, thậm chí được cho rằng còn thua kém miền Nam Việt Nam trong những năm 1950.

Về Hiến pháp, ngoại trừ Mỹ có Hiến pháp lâu đời – được soạn thảo vào năm 1787 và có hiệu lực từ năm 1789 – Hiến pháp hiện hành của Nhật, Hàn Quốc và Pháp tương đối mới.

Hiến pháp Nhật được ban hành năm 1946 và Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua năm 1948.

Riêng Hiến pháp Hàn quốc, từ năm 1948 đến giờ đã được sửa đổi đến tám lần, với lần sửa cuối cùng vào năm 1987. Còn Hiến pháp hiện tại của Pháp, thuộc nền Cộng hòa thứ năm, được thông qua vào năm 1958.

'Thuộc về nhân dân'
"Cả bốn Hiến pháp cũng không nêu cụ thể tên một đảng phái chính trị hay một nhân vật lịch sử nào, hoặc quy định một đảng phái, giai cấp nào đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"
TS Đoàn Xuân Lộc
Dù ra đời vào những thời điểm khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau và nội dung cũng có nhiều điểm khác nhau, Hiến pháp của bốn quốc gia này đều là những Hiến pháp tiến bộ, dân chủ, được soạn thảo (và sửa đổi) nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân và giúp đất nước phát triển, phồn thịnh.

Lướt qua ngôn từ, nội dung hay mục đích của bốn bản Hiến pháp này có thể thấy rõ điều đó.

Lời nói đầu của Hiến pháp Mỹ – một Hiến pháp nổi tiếng, được nhiều quốc gia tham khảo, tiếp thu vì rất khoa học, tiến bộ và nhân bản – thật ngắn gọn nhưng nêu rõ năm mục đích của Hiến pháp, trong đó có việc xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, thúc đẩy sự thịnh vượng và giữ vững nền tự do.

Còn Lời nói đầu của Hiến pháp Pháp nêu rõ rằng nhân dân Pháp ‘thiết tha gắn bó với các quyền con người và các nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân như đã được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789, được khẳng định và bổ sung trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946’.

Tương tự, trong Lời nói đầu của mình, Hiến pháp Nhật cũng ‘khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân ... Chính phủ là nơi nhân dân trao quyền lực của mình, thay mặt cho nhân dân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Đó là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng của bản Hiến pháp này’.

Điều 1 của Hiến pháp Hàn quốc cũng ghi rõ ‘chủ quyền Cộng hòa Hàn Quốc thuộc về nhân dân, và tất cả các quyền lực nhà nước phải được bắt nguồn từ nhân dân’.

Nguyên tắc ‘chủ quyền thuộc về nhân dân’ – một nguyên tắc nền tảng của bốn Hiến pháp trên – còn được thể hiện qua việc Lời mở đầu của bốn Hiến pháp ấy đều được bắt đầu bằng: ‘Chúng ta, nhân dân ...’, hoặc ‘Chúng ta, những người dân ...’, hoặc ‘Chúng tôi, nhân dân ...’ hay ‘Nhân dân ...’.

Điều này cũng chứng tỏ rằng quyền hiến định ở bốn quốc gia đó hoàn toàn thuộc về nhân dân.

Hơn nữa, không một Hiến pháp nào trong bốn Hiến pháp ấy lấy một hệ tư tưởng, chủ nghĩa nào đó làm ‘ánh sáng’ chỉ đường hay làm tư tưởng nền tảng cho mình. Cả bốn Hiến pháp cũng không nêu cụ thể tên một đảng phái chính trị hay một nhân vật lịch sử nào, hoặc quy định một đảng phái, giai cấp nào đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Trong bốn nước này, chỉ có Nhật là một nước có chế độ quân chủ lập hiến. Tuy vậy, Hiến pháp Nhật hiến định rõ Nhật Hoàng chỉ ‘là biểu tượng của quốc gia và cộng đồng dân tộc’ và ‘vị trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân’. Hơn nữa, ‘mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua’.

Một điểm khác đáng lưu ý của bốn Hiến pháp này là chúng được xây dựng trên nguyên tắc – hay theo mô hình – tam quyền phân lập. Nguyên tắc phân quyền này nhằm giúp ba nhánh có thể kiểm, giám sát lẫn nhau, tránh tình trạng một cơ quan hay cá nhân nào nắm quyền lực tuyệt đối trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Việc bộ máy Nhà nước được tổ chức theo mô hình này cũng là một cách để giúp các cơ quan Nhà nước thực sự hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

'Hiến pháp của Đảng?'
Hiến pháp Việt Nam hiện hành
Hiến pháp sửa đổi vẫn khẳng định Đảng Cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

Nếu bốn Hiến pháp trên không nêu tên một đảng phái hay một cá nhân nào, Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam nhắc đến Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS), Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ‘gian khổ’, ‘hy sinh’, ‘thắng lợi’, ‘thành tựu’ của ĐCS và của Hồ Chí Minh ngay trong Lời nói đầu.

Một điểm khác biệt khác nữa là Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi này lại trịnh trọng nhắc đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – được coi là ‘ánh sáng’ chỉ đường hay ‘tư tưởng nền tảng’ cho Việt Nam.

Lời nói đầu của một Hiến pháp thường được coi là điểm cốt lõi của Hiến pháp ấy vì nó diễn tả những nguyên tắc, bản chất, mục đích chính yếu của Hiến pháp đó. Nhận định này rất đúng với bốn bản Hiến pháp trên và cũng đúng với Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam.

Dù Điều 2 của Hiến pháp sửa đổi quy định ‘Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân’, Điều 4 lại nêu rõ ‘Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’.

Điều 4 này còn khẳng định ĐCS là ‘đội tiên phong ... của dân tộc Việt Nam’ và ‘đại biểu trung thành lợi ích của ... cả dân tộc’. Đây là một điều gây nhiều tranh cãi và phản đối trong quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chẳng hạn, kiến nghị của Nhóm 72 nhân sỹ, trí thức hay góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nêu lên những phi lý, bất cập của quy định này.

Quy định đó được coi là nghịch lý vì chỉ với khoảng hơn ba triệu đảng viên – lại lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và không được bầu lên qua một cuộc bầu cử nào – ĐCS khó có thể – nếu không muốn nói là không thể – được xem là ‘đại biểu trung thành lợi ích ... của cả dân tộc’ và ‘là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ trong một đất nước có đến 90 triệu dân, thuộc nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.

Những quy định tương tự như thế đã không được ghi trong bốn Hiến pháp trên và chắc cũng không thể được đưa vào trong bất cứ Hiến pháp của một nước dân chủ nào.

Lời nói đầu của Hiến pháp Ba Lan có đề cập đến di sản Kitô giáo. Nhưng di sản ấy được nhắc đến vì từ bao đời này đa số người dân Ba Lan là Công giáo. Hơn nữa, Lời nói đầu ấy cũng đề cập đến những giá trị phổ quát phát sinh từ những nguồn gốc khác.

'Sao chép Trung Quốc'
"Lời nói đầu... Hiến pháp Trung Quốc cũng liệt kê vô số những hy sinh, công lao, thắng lợi của Đảng CSTQ, của Mao Trạch Đông và khẳng định TQ ‘sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của ĐCS dưới chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông’"
Vì hiến định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, toàn bộ bộ máy Nhà nước – từ Quốc hội, Chính phủ đến Tòa án – hiển nhiên đều phải chịu sự điều khiển, lãnh đạo gián tiếp hay trực tiếp của ĐCS. Đây cũng là một điểm khác biệt lớn nữa giữa Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam và Hiến pháp của các nước dân chủ.

Và cũng vì trao cho Đảng Cộng sản quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lại chọn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, phải chăng bản Hiến pháp sửa đổi này vẫn là một văn bản hiến pháp ‘của’, ‘do’ và ‘vì’ Đảng Cộng sản Việt nam hơn là ‘của’, ‘do’ và ‘vì’ Nhân dân Việt Nam?

Còn có nhiều điểm khác biệt lớn nữa giữa Hiến pháp Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc và Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam hiện hành có rất nhiều điểm tương đồng với Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam và Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1982.

Chẳng hạn, Lời nói đầu dài đến bốn trang của Hiến pháp Trung Quốc cũng liệt kê vô số những hy sinh, công lao, thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung quốc, của Mao Trạch Đông và khẳng định Trung Quốc ‘sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông’.

Và vì vậy, dù đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới (tính theo sản lượng quốc gia), giống như Việt Nam, Trung Quốc vẫn bị The Economist Intelligence Unit liệt vào các nước có chế độ độc đoán khi xếp nước này thứ 142 và Việt Nam thứ 144 trong số 167 nước vào năm 2012.

Còn theo Freedom House năm 2013, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có tự do.

Daniel Webster (1782-1852), một Thượng Nghị sỹ và từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ, đã có câu nói nổi tiếng vào năm 1837: ‘One country, one constitution, one destiny’ (tạm dịch là ‘một đất nước, một hiến pháp, một định mệnh’).

Câu nói ấy có thể đúng vì, như thực tế cho thấy, phần lớn bản chất của Hiến pháp của một quốc gia sẽ quyết định số phận của quốc gia ấy.

Nhờ có một bản Hiến pháp tiến bộ, văn minh và khoa học nước Mỹ thành đã trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, tự do. Từ một quốc gia bại trận, Nhật đã trở thành một cường quốc kinh tế. So với Bắc Hàn, Nam Hàn vượt trội trên tất cả mọi mặt. Có được những thành công như vậy một phần – nếu không muốn nói là phần lớn – cũng vì hai nước này biết xây dựng Hiến pháp của mình trên nền tảng dân chủ, tự do.

Đúng vậy, nếu có một Hiến pháp thực sự khoa học, tiến bộ và nhân bản, chắc chắn quốc gia ấy sớm hay muộn sẽ tiến tới giàu mạnh, tự do, dân chủ.

'Có thực tham khảo?'
Ông Nguyến Sinh Hùng
Quốc hội Việt Nam dự kiến thông qua hiến pháp sửa đổi trong vòng 3 tuần tới

Khi soạn thảo Tuyển tập Hiến pháp, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học muốn cung cấp ‘một tài liệu tham khảo bổ ích cho các độc giả, nhất là các đại biểu Quốc hội phục vụ cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình’.

Đặc biệt, Tập 2 được biên soạn chủ yếu nhằm giúp các các đại biểu Quốc hội, các nhà nghiên cứu và độc giả có một tài liệu để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và sửa đổi Hiến pháp 1992.

Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu đại biểu Quốc hội và bao nhiều người trong Ban soạn thảo Bản sửa đổi Hiến pháp hay trong giới lãnh đạo Việt Nam nói chung thực sự tham khảo các Hiến pháp ấy và đặc biệt dám mạnh dạn tiếp nhận những điểm tiến bộ của chúng?

Xem ra con số đó không nhiều vì hầu như những điểm quan trọng – chẳng hạn Điều 4 hay quy định về sở hữu đất đai – được giới nhân sỹ, trí thức và người dân góp ý, không được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc hay hoàn toàn bị bác bỏ.

Đó cũng là điều làm nhiều người thất vọng và – khác với thời gian đầu – không còn mặn mà với việc Hiến pháp sửa đổi được trình Quốc hội xem xét và thông qua.

Và đâu đó cũng có người cho rằng với tình hình chính trị hiện nay không thể trông chờ vào những người cộng sản tự nguyện xây dựng một Hiến pháp phục vụ lợi ích của toàn dân tộc, mà phải hoàn toàn trông chờ vào người dân Việt Nam. Cũng theo ý kiến này để có một Hiến pháp như vậy phải chờ đến lúc người dân hiểu biết quyền lợi của mình và dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi ấy và đó là một tiến trình rất xa.

Nếu vậy, Việt Nam vẫn còn phải chờ. Có điều thế giới luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh và không ai chờ mình. Nếu giới lãnh đạo và người dân Việt Nam không nắm bắt cơ hội và xây dựng một Hiến pháp như thế lúc này thì Việt Nam vẫn phải chờ và tiếp tục tụt hậu.

TS Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho (BBC) từ London

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và và văn phong của tác giả, hiện là nghiên cứu viên tại Viện Chính sách Toàn cầu ở Anh.

100.000 người Việt Nam sơ tán tránh bão Haiyan

Bão Hải Yến (Haiyan) được Việt Nam gọi là bão số 14 - Reuters
Bão Hải Yến (Haiyan) được Việt Nam gọi là bão số 14 - Reuters

Thụy My (RFI)

Hôm nay 09/11/2013 Việt Nam bắt đầu sơ tán khoảng 100.000 người dân cư ngụ trên đường đi của siêu bão Haiyan (Hải Yến), mà Việt Nam gọi là bão số 14. Cơn bão này sẽ ập vào Việt Nam vào ngày mai, sau khi càn quét miền trung Philippines làm ít nhất 100 người chết.

Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước cho biết cuộc sơ tán đã bắt đầu tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Các trường học đóng cửa, những người dân sống trong những ngôi làng dọc theo bờ biển đã được dời đến những địa điểm tạm cư.

Siêu bão Haiyan (Hải Yến) được coi là trận bão mạnh nhất trong năm 2013 và là một trong những cơn bão mãnh liệt nhất đổ bộ vào đất liền từ nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm bớt cường độ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, trận bão này vẫn được xếp vào loại siêu bão, có khả năng « diễn biến phức tạp » - theo như nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp khẩn hôm qua.

Tại Đà Nẵng, chính quyền cố gắng hoàn tất việc di dời người dân đến nơi an toàn trước 7 giờ tối nay. Qua điện thoại viễn liên, luật sư Đỗ Pháp, một người dân Đà Nẵng cho RFI Việt ngữ biết tình hình hiện tại :
 
 Luật sư Đỗ Pháp : Như mọi người đã biết, đây là một cơn bão theo dự báo là lớn nhất đối với thế giới và cũng là đối với Việt Nam, cho nên việc phòng chống cơn bão này là cực kỳ cấp thiết và căng thẳng. Đến giờ việc chuẩn bị cơ bản hoàn thành rồi, cả thành phố tập trung hết phương tiện.

Nhà nước thì cho loa phóng thanh rao tất cả các ngả đường, rồi đài truyền thanh, truyền hình phát liên tục, cứ cách một giờ lại phát tin về đường đi của bão. Còn dân thì lần đầu tiên tôi chứng kiến mọi người, mọi nhà đều lo hết. Người ta lo chuẩn bị từ sáng, đến giờ tương đối hoàn tất rồi.

Thứ nhất là chằng chống nhà cửa, thứ hai là người ta mua lương thực để tích trữ trong những ngày mưa bão. Thứ ba là việc phòng chống tập trung theo một hướng mới, vì bây giờ xác định là bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng chứ không như trước đây là dự báo nữa.

Dân miền Trung nhất là Đà Nẵng thì cũng có kinh nghiệm về bão nhiều, mà biết đây là một cơn bão quá lớn, cường độ khủng khiếp và có thể nói đây là một cơn bão hủy diệt. Cho nên hiện nay cơ bản là đã chuẩn bị đối phó xong. Nhưng chưa biết mức tàn phá sẽ như thế nào, chuyện này thì không ai lường trước được hết.

Đây không phải là một cuộc tổng diễn tập nữa, mà toàn bộ nhân dân thành phố Đà Nẵng lao vô. Ngay như gia đình tôi trước đây cũng chủ quan nhưng bây giờ cả nhà, con cháu, anh em đều tập trung lo, ý thức rằng mình đang chống chọi lại với một cơn bão quá nguy hiểm. Bây giờ bên cạnh tâm trạng lo lắng, nhưng cũng mong ơn trên phù hộ cho mọi người, mọi nhà qua được cơn bão.

RFI : Thưa anh, những khu nào đã cho dân đi sơ tán ?

LS Đỗ Pháp : Những nơi ven biển như đường Nguyễn Tất Thành, Liên Chiểu rồi bên Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn… những vùng ven biển đều đã sơ tán hết rồi, vì đó là những vùng trực tiếp bị ảnh hưởng. Và theo dự báo, nhà cấp ba, cấp bốn coi như bay hết – nhà bay mất thì dân không thể nào trú ngụ được.

Cho nên toàn bộ khu vực bên kia – có nghĩa là quận 3 gồm Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, và đặc biệt là tuyến đường ven biển – đường Nguyễn Tất Thành và khu vực Xuân Thiều, Liên Chiểu người ta đã sơ tán hết dân về nơi trú ngụ an toàn rồi.

Những nhà kiên cố thì người ta sẵn sàng cho các gia đình cho tạm trú, và cũng có rất nhiều người đã đến ở rồi. Và những trường học kiên cố cũng đã đón những người được chính quyền đưa đi di tản khỏi vùng nguy hiểm của bão.

RFI : Còn tàu bè thì sao thưa anh ?

LS Đỗ Pháp : Tàu bè thì đã vô hết khu Âu thuyền bên Thọ Quang cũng như vịnh Mân Quang. Cách đây năm, mười phút tôi có đi ngang chỗ sông Hàn thì thấy không còn chiếc thuyền nào đậu nữa, mà tập trung hết về khu bên kia. Ở Đà Nẵng có một khu gọi là khu trú bão, là Âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Thái là những nơi trú bão tương đối an toàn, thì tàu thuyền về hết bên đó rồi vì kèm theo bão thì thủy triều lên và sóng sẽ dâng cao.

RFI : Chắc người dân cũng đã lo dự trữ thực phẩm ?

LS Đỗ Pháp : Bây giờ không có nhà nào mà không trữ đồ ăn, vì bão là một việc, nhưng quan trọng nhất là sau bão. Trước hết là điện nước bị cắt, rồi chợ búa chưa kịp nhóm họp, nguồn thực phẩm bị hạn chế, nên người ta luôn luôn dự trữ thực phẩm năm, sáu ngày trở lên.

Phải cập nhật thường xuyên, vừa mở đài truyền hình trung ương và đặc biệt là địa phương để nghe diễn biến từng giờ. Nhưng rất may là bây giờ vẫn còn có điện, chứ tôi nghĩ là khuya nay điện sẽ cúp ở toàn thành phố. Máy điện thoại của tôi và toàn bộ các máy khác trong nhà đã sạc đầy đủ pin cho mấy ngày sẽ cúp điện. Mình biết là sẽ cúp điện dài ngày, vì cơn bão đang tàn phá thì làm thế nào khôi phục nhanh được.

Người dân miền Trung năm nào cũng phải chống chọi với bão… Có một nhà thơ viết mấy câu thơ mà tôi cứ nhớ hoài :

"Bão trước chưa tan tiếp bão sau
Biển ghềnh dằn vặt những thương đau
Nghĩ thương con sóng từ trong trứng
Mới lọt lòng ra đã bạc đầu”

Bão chồng bão, nỗi đau tiếp nỗi đau…Miền Trung nhất là Đà Nẵng, Quảng Nam hứng chịu quá nhiều ảnh hưởng của mưa bão, thiên tai. Nhưng tôi nghĩ thôi thì cuộc sống vốn dĩ đâu có trọn vẹn. Rồi năm này do thời tiết khắc nghiệt, do biến đổi khí hậu, và cũng do con người vô tình góp sức tàn phá thiên nhiên nữa, cho nên bây giờ phải gánh hậu quả. Tuy nhiên cuộc sống không bao giờ dừng lại, phải đi lên, đi tới nữa…
Xin cảm ơn ông Đỗ Pháp ở Đà Nẵng.

Lần đầu tiên Vatican trưng bày hài cốt Thánh Phêrô

Nhân "Năm Đức Tin", hài cốt Thánh Phêrô sẽ được đưa ra khỏi hầm mộ đền Thánh (wikipedia.org)
Nhân "Năm Đức Tin", hài cốt Thánh Phêrô sẽ được đưa ra khỏi hầm mộ đền Thánh (wikipedia.org)

Thanh Phương (RFI)

Lần đầu tiên, hài cốt được cho là của Thánh Phêrô sẽ được đưa ra khỏi hầm mộ dưới Đền Thánh Phêrô để được trưng bày cho công chúng vào ngày 24/11/2013, nhân ngày bế mạc « Năm Đức tin ».

Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về tái truyền giảng Phúc âm, tổng giám mục người Ý Rino Fisichella, đã thông báo tin trên trong số báo ra ngày hôm nay, 09/11/2013, của tờ nhật báo Vatican Observatore Romano.

Hài cốt được cho là của Thánh Phêrô đã được tìm thấy trong một cuộc khai quật khảo cổ vào năm 1940, dưới thời Giáo hoàng Pio XII, trong một hầm mộ nằm dưới Đền Thánh Phêrô, bên cạnh một di tích được xây dựng thế kỷ IV để tôn vinh vị giám mục đầu tiên của thành Roma và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo La Mã đã tử vì đạo.

Thật ra thì các Giáo hoàng cho tới nay vẫn chưa chứng nhận hài cốt này chắc chắn đúng là của thánh Phêrô. Nhưng các cuộc xét nghiệm trong những thập niên 1950 và 1960 đã kết luận rằng rất có nhiều khả năng đấy là di hài của vị thánh tông đồ, mà theo Thánh Kinh đã được Chúa Giêsu giao nhiệm vụ lãnh đạo Giáo hội Công giáo và giữ chìa khóa Nước Trời.

Thánh Phêrô đã bị xử tử bằng cách đóng đinh trên thập giá vào khoảng thời gian năm 64-70 sau Công nguyên, tại hý trường Caligula trên đồi Vatican. Vì cảm thấy mình không xứng đáng được chết như thầy mình là Chúa Giêsu, nên Thánh Phêrô đã yêu cầu được đóng đinh ngược. Hý trường Caligula hiện nằm trong khu vườn của Vatican.

  • Brand China in leading role on Transformers set (Washington Post) - More Chinese brands will feature in the new Transformers movie than in the three previous films in the franchise, a top executive at production company Paramount Pictures said.
  • Registration eased for foreign firms (Washington Post) - Foreign firms in China should see an easing of registration requirements like the ones their Chinese counterparts enjoy, an official said.
  • Vehicle sales still driving fast (Washington Post) - China's passenger vehicle sales continued robust growth in October because of a low base in the corresponding month last year, while Japanese automakers experienced increased growth following a market dive amid the Diaoyu Islands territorial row.
  • Huawei has eye on 5G (Washington Post) - Chinese telecom equipment vendor Huawei Technologies Co Ltd announced on Wednesday that it will invest at least $600 million in research and development of fifth-generation mobile technology by 2018.
  • Bleat of the hybrid ushers in new era (Washington Post) - Transfer technology is producing a type of sheep that flourishes in the harsh conditions of Qinglong county, Guizhou province, while lifting many local farmers out of poverty.
  • Brazil welcomes China's oil investments (Washington Post) - China is beginning to take a larger stake in Brazil's oil industry, a move that the South American nation welcomes, said Brazilian Ambassador to China Valdemar Carneiro Leao.
  • Fair sees nearly 11% slump in deals (Washington Post) - Overseas demand for Chinese goods has yet to fully recover after a dramatic decline in transactions during the fall session of China's largest trade fair, organizers said on Monday.
  • In small-town China, movies are big (Washington Post) - Opinion leaders like critics may have the final say in the appraisal of a film, but it is the young in provincial cities that increasingly determine the box-office results in the Chinese market.
  • A gathering of gourmets (Washington Post) - When one is invited to dine in Beijing with members of the Chaine des Rotisseurs, the oldest international gastronomic society, it's hard not to lick one’s lips in anticipation
  • Beijing Blue, Beijing Gray (Washington Post) - He tasted his first soft French cheese at an orientation party thrown to welcome foreign students to Auvergne.
  • Music that connects (Washington Post) - Almost a decade ago, two French art-lovers discovered a new world of music independent of each other.
  • Both ends of the Heihe River struggle for water (Washington Post) - Zhangye has never been so thirsty for water as it is today. Its fall as a trade and military center came after the Ming Dynasty (1368-1644), when Chinese turned to marine navigation for international trade. Its decline as an agricultural-production base and human habitat is happening now with the shortage of water.
  • Taking risks in a firestorm (Washington Post) - Showbiz sensation Andy Lau is well known for his acting and music career, but he is also an ambitious film producer who is willing to take risks, physical and financial.
  • Watching the water (Washington Post) - When Quzhou lawyer Dong Zheng noticed paddy fields turning barren from the illegal dumping of untreated waste water, he knew something had to be done. He has now become a dedicated environmental crusader.
  • Chinese Americans protest Kimmel joke in NYC (Washington Post) - Approximately 300 protesters gathered outside ABC-TV's headquarters in New York on Friday in response to a segment last month on the late-night television show Jimmy Kimmel Live, in which a young boy joked about killing everyone in China to erase US debt.
  • Envoy seeks path of peace on peninsula (Washington Post) - China's top nuclear envoy continued his shuttle diplomacy on Wednesday with a trip to Pyongyang in the hopes of narrowing the differences among countries for an early resumption of the suspended Six-Party Talks.
  • Govt to focus on better service (Washington Post) - Senior officials are likely to discuss establishing a service-oriented government and giving more rights to the market and society during the Party's plenary session starting on Saturday, analysts say.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét