Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

So sánh tư duy “giữ nguyên như cũ” của ĐCS Việt Nam với tư duy cải cách đất đai của ĐCS Trung Quốc

Các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước: sẽ “đấm” ai suốt cả thế kỷ này?


Hay: Suy nghĩ về thực chất của nền kinh tế “định hướng” XHCN của VN.

Cách đây vài năm tôi có viết loạt bài “TĐKTNN: Từ đâu ra và đi về đâu?”, trong đó dự đoán chúng sẽ lần lượt kéo nhau đi đến phá sản. Nay, Vinashin đã bị khai tử với món nợ 750 triệu và 600 triệu Đôla để cho chính phủ gánh, thất thoát hơn 3 tỷ đôla còn lại sẽ được “xí xóa” bằng cách chuyển cho các ngân hàng và tập đoàn khác, cho VAMC tạm ghi nợ treo lại bằng “trái phiếu mới”, rồi chính phủ sẽ xóa nợ dần theo chiến thuật để lâu… hóa bùn (bùn này tất nhiên là dành cho... dân đen gánh chịu).

Và cũng đã có cả dãy các tập đoàn, tổng công ty khác theo chân như Vinalines, Agribank, VIDV, EVN,… Tiếp theo sẽ là TKV, Petrolimex, PetroVietnam…? 
Họ là ai? 

Khái niệm các TĐKTNN ở đây xin hiểu rộng hơn là tập đoàn các lực lượng kinh tế nhà nước gồm khoảng trên 4000 các tổng công ty, công ty, liên doanh, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác… có vốn nhà nước là chính (có tài liệu nói hiện nay chỉ còn trên 3000 đơn vị kinh tế nhà nước). Riêng các tổng công ty đầu ngành có gần hai chục (chính xác là 17, thành lập theo nghị định 91/CP năm 1996) – chín tổng công ty đầu ngành lớn nhất trong số đó nay là các Tập đoàn kinh tế, và gần một trăm tổng công ty chuyên nghành (chính xác là 87 Tcty, thành lập theo nghị đinh 90/CP), từ thời TTg Phan văn Khải.

Tóm lại, họ tất cả đều là các đơn vị kinh tế nhà nước lớn – những “quả đấm thép” của đảng, để “đấm đá” khắp nơi trong mọi ngóc ngách của nền kinh tế “định hướng” XHCN này, hòng quyết tâm đưa đất nước đi lên XHCN.

Nhưng cái gọi là XHCN, theo đảng thì đến hết thế kỷ 21 này chưa chắc đã có, nên từ nay đến đó các quả đấm thép của đảng vẫn sẽ phải “đấm” tù mù, “đấm” lung tung, “đấm” không có “định hướng”, như Vinashin thôi. Đấm “mò” thế thì đấm vào ai, sát thương cho ai và gây hậu quả gì, ai chịu? Và đấm “ma” lâu dài như thế thì mệt lắm, ai nuôi cơm, cơm đâu ra, hết “hơi” và hết “cơm” như Vinashin thì sao?

Đó là câu hỏi của tôi, và có lẽ của mọi người dân lo lắng không biết nền kinh tế và cả đất nước này đang được đảng dùng các “võ sĩ” đó “đấm” về đâu?

Đó có lẽ cũng là những câu hỏi tất yếu mà đảng, chính phủ, nhất là trong Hội nghị TW8 (vừa qua), và cả QH XIII kỳ 6 này (đang diễn ra), nên tự đặt ra và tìm câu trả lời, trước khi đưa ra những ràng buộc “định hướng” trong Hiến pháp, những điều luật, chính sách kinh tế “cải tổ”, như những sợi dây buộc chặt các TĐKTNN vào nhau và vào chính phủ và thể chế, ngày càng “chắc” hơn, thô thiển hơn, vô minh hơn.

Họ, đảng và chính phủ, không còn cố gắng làm lãnh đạo kinh tế “vô hình” qua các chính sách nữa, mà là can thiệp trực tiếp vào việc làm kinh tế của các TĐKTNN, để đảm bảo theo “định hướng” không biết về đâu đó. Đó là cách họ học từ bài học sau đám tang Vinashin: họ tỉa cành chết khô và buộc chặt những cành đang bị sâu đục vào gốc, rồi vay tiền mua thêm phân bón... nuôi sâu. Trên mảnh đất XHCN này họ sợ nhất và kiêng kỵ nhất hai việc: phun thuốc trừ sâu và cải tạo giống.
Họ “đấm” ai?
 
Họ, gần 4000 đơn vị kinh-tế-nhà-nước tức là dùng-tiền-thuế-và-vốn-của-dân đó – nói thế cho rõ, chiếm hơn 60% vốn xã hội và chiếm toàn bộ tài nguyên đất nước giàu có này cùng với mọi ưu thế bất công về pháp lý, chính sách, độc quyền thị trường và quyền tiếp cận nguồn vốn (do họ tự chiếm cho mình)… mà vẫn chỉ tạo ra chưa tới 30% sản phẩm (phần lớn là rổm) cho xã hội (GDP), và chỉ tạo ra chưa tới 13% công ăn việc làm cho xã hội – vốn là hai mục tiêu hàng đầu của mọi nền kinh tế mà họ kiên quyết “bỏ qua” vì quyết liệt “định hướng” XHCN – thì họ “đấm” cái gì? Họ “đấm” ai?

Xin thưa, vì mục đích của họ là CNXH nên đối thủ “đấm” của họ nhất định phải là “các thế lực thù địch với CNXH”. Nhưng chính họ cũng không nhìn thấy CNXH là gì suốt hơn nửa thế kỷ nay nên họ cũng chẳng thể nhìn thấy “các thế lực thù địch với CNXH” ở đâu? Làm sao nhìn thấy “ thế lực thù địch” của cái không biết là gì, cái không tồn tại?

Nhưng nhờ đảng lãnh đạo sáng suốt họ vẫn tìm ra những thế lực thù địch đó! Trong nền kinh tế thị trường “định hướng” nước ta có 90 triệu dân thì trừ 3 triệu đảng viên và lãnh đạo rất yêu XNXH rồi, còn khoảng 6-7 triệu là các lực lượng vũ trang, đoàn thể, gia đình, bạn bè của các đảng viên… tóm lại là quần chúng theo đảng - nhất định không có thù oán gì với XHCN, càng không phải là “các thế lực thù địch” được rồi, thì nhất định bọn “các thế lực thù địch với XHCN” phải nằm trong số trên 80 triệu dân Việt còn lại!

Thế là họ có mục tiêu để “đấm” rồi, “đấm” cho đến khi hiện ra XHCN trên đất nước này mới thôi. Họ đã xác định trong cương lĩnh đảng và hiến pháp của Cuốc hội của họ thế rồi, sẽ còn “đấm” chừng gần trăm năm nữa. Vị chi, 4-5 đời con cháu dân Việt Nam sẽ còn bị “đấm” nữa… Một cú đấm thép gỉ Vinashin ăn nhằm gì…
Họ “đấm” thế nào? 

Trên võ đài kinh tế “định hướng” đó, mục tiêu đã rõ rồi, đối thủ cũng đã khoanh vùng trong 80 triệu dân trí còn thấp, lực lượng hùng mạnh trên dưới 4000 đơn vị kinh tế nhà nước mà chủ công là 9 TĐKT và hơn 80 Tổng Công ty đã củng cố rồi, tư tưởng đã “đả thông” ngay từ đầu rồi (làm theo năng lực, hưởng theo khả năng… đấm mõm theo nhóm – gọi là lợi ích nhóm), chỉ còn vấn đề là võ đấm thế nào?

Và đây là năm thế võ đảng truyền của các lực lượng kinh tế nhà nước hiện nay: 1) Độc chiếm toàn bộ tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tài sản của đất nước của dân tộc gìn giữ được sau mấy nghìn năm; 2) Độc chiếm quyền kinh doanh trên thị trường nội địa “tự do” đối với bất kỳ mặt hàng nào họ muốn; 3) Độc chiếm quyền tiếp cận vốn tài chính của quốc gia; 4) Độc chiếm mọi ưu kinh tế, pháp lý bằng chính sách, luật lệ kinh tế bất công đối với các thành phần kinh tế khác… và bẵng can thiệp mọi cách trực tiếp và gián tiếp của chính quyền các cấp; 5) Kinh doanh dựa vào nhà nước, vào các thế lực chính quyền và các lực lượng võ trang trên nguyên tắc “có đi có lại” nuôi nhau. Họ sãn sàng thực hiện và quản lý kinh doanh trong giao dịch với các thành phần kinh tế khác bằng bạo lực - dọa nạt, chấn áp, cướp, thu hồi, phạt, trì hoãn, im lặng không xử theo luật… – bằng cách dùng cả các lực lượng an ninh, vũ trang, “đoàn thể xã hội”, và xã hội đen đỏ… Rất nhiều khi, họ - các lực lượng KTNN chính là chính quyền nhà nước đối với các thành phần kinh tế khác (đá bóng bằng chân và còi)...

Với năm bài võ “đấm định hướng” cơ bản trên của đảng, các lực lượng kinh tế nhà nước đã và đang và luôn luôn làm mưa làm gió trên thị trường trong nước với “định hướng” XHCN của họ.
Họ “đấm” chết ai? 

Ai đã, đang và sẽ gục ngã trước các món võ đảng truyền đó của họ?

Gục ngã đầu tiên chính là các thành phần kinh tế khác ngây thơ tham gia sân chơi “định hướng” của đảng – đó là thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Họ đã bị gục ngã theo hai hướng, tức là chết theo hai cách chính hoàn toàn khác nhau. Cách chết thứ nhất, đơn giản là họ phải phá sản vì cứ cạnh tranh bình đẳng, làm ăn minh bạch và lương thiện bằng tài năng và đạo đức doanh nhân. Đó là cái chết của những doanh nhân đích thực, mới vừa được sinh ra một thế hệ đầu tiên từ sau Đổi mới và Luật doanh nghiệp 1995 đã chết hết, đồng loạt. Đơn giản là vì trên thị trường kinh tế định hướng này thằng “định hướng” đã bóp chết ngay tinh thần doanh nhân và môi trường kinh doanh sáng tạo đích thực, chỉ còn cạnh tranh tham bẩn, tham nhũng và lợi ích nhóm, nên các Doanh nhân (viết hoa) phải chết. Và họ đã chết hết trong khoảng 10 năm qua, cả trong thành phần kinh tế tư nhân lẫn kinh tế có đầu tư nước ngoài.

Ai đó có thể hỏi, còn đó những Đặng Thành Tâm, Đào Nguyên Đức… họ có phải doanh nhân không? Không. Đó là cách “chết” thứ hai. Doanh nhân đã chết, họ chỉ còn là những “ranh nhân”, những kẻ làm maphia kinh tế, ăn chia và rửa tiền cho quan chức và các doanh nghiệp nhà nước, để kiếm lợi cá nhân khổng lồ trong đó (và phá hoại khủng khiếp nền kinh tế và môi trường đất nước, cả cuộc sống dài lâu của nhân dân). Họ sống khỏe nhưng đạo đức con người, đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân của họ đã chết. Còn các sếp trong thành phần kinh tế có đầu tư nước ngoài thì sao? Cũng thế, họ cũng không còn là doanh nhân, nhưng không đáng khinh như các “ranh nhân”. Họ đa số là những người làm thuê cho các ông chủ vô hình là hệ thống đầu tư tài chính toàn cầu, thôi. Những ông chủ cụ thể, nếu có (như các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn quốc, Trung quốc…) thì ở VN họ cũng không còn là doanh nhân nữa, mà chỉ là những “ranh nhân” nước ngoài mà thôi. Ngay cả khi các “ranh nhân” hiện nay vẫn sống khỏe thì mảng kinh tế tư nhân đích thực đã chết. Còn mảng kinh tế tư nhân của các ranh nhân ăn theo (rửa bô cho) chính quyền và các TĐKTNN cũng đang chết theo các ông lớn KTNN đang ngắc ngoải “do thị trường quốc tế có nhều khó khăn khách quan”.

Kẻ gục ngã tiếp theo (sau các Doanh nhân và các thành phần kinh tế phi nhà nước) bởi các võ đấm liên hoàn đảng truyền của các lực lượng KTNN ở VN chính là nền kinh tế quốc dân.

Mảng kinh tế gục ngã thứ hai (sau mảng kinh tế dân doanh) là kinh tế nông nghiệp của lực lượng lao động đông đảo nhất vẫn chiếm trên 60% dân số hiện nay: nông dân. Vâng, nông dân và kinh tế nông nghiệp nước ta đã bị đảng hạ gục hoàn toàn. Họ mất đất, họ thất nghiệp và vô nghề nghiệp, họ thất học, họ nghèo, họ không được hỗ trợ bởi khoa học và kỹ thuật mới, họ đơn độc và mất phương hướng trong những đám đông nông thôn tản mát khắp mọi miền đất nước, họ không có tương lai. Họ như những con khủng long hiền lành, ốm yếu, ngơ ngác, sợ sệt… đang cố sống sót sau nhiều trận đại hồng thủy… mà không biết đại hồng thủy được đảng sẽ dự kiến kéo dài đến hết thể kỷ này!

Trước cả nông nghiệp và nông dân hiện nay đang chết là cả nền công nghiệp cơ khí (cùng với giai cấp công nhân) của đất nước đã chết hẳn, cũng do định hướng của đảng, chỉ là không ai dám hay thèm nói đến thôi. Giai cấp công nhân mà từ đó đảng vĩ đại thoát thai ra, hiện nay đã trở thành những đám người trẻ tuổi không nhà, không tay nghề, ít học yếu sức khỏe vì đói khát, phải làm việc (đi làm thuê ngắn hạn), thường xuyên làm đến 12-14 tiếng mỗi ngày, không có tổ chức, pháp luật nào của đảng quan tâm bảo vệ (còn tổ chức không của đảng thì là “thế lực thù địch rồi”). Mối lo lớn nhất của giai cấp công nhân là mối lo mất việc, nên ân nhân lớn nhất của họ là bọn tư bản thối tha mang việc vào cho họ làm... Còn các doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo công việc cho con cháu và người thân quen. Bằng cách đó tác phong quan lý của họ là thân hữu và độc tài bè nhóm hay gia đình trị, không có tính chuyên nghiệp để cạnh tranh.

Nhờ “định hướng” XHCN, công nghiệp cơ khí và công nghiệp phụ trợ của Việt nam trở về những con số không to “vật vã” mà đảng nhắm mắt làm ngơ. Đảng đã từ bỏ chính sách “công nghiệp nặng là mũi nhọn và then chốt” của nền kinh tế một cách cực đoan (vô trách nhiệm, vô minh), để chỉ tập trung vào công nghiệp khai khoáng – tức là giao cho các tập đoàn KTNN đào bới và băm nát, tận diệt thân thể hình hài đất nước hình chữ S và biển Đông ra mà bán mà ăn ngay.

Việc các TĐKTNN chỉ chủ yếu bám vào tài nguyên đất nước mà ăn sẽ kéo theo cái chết của mảng kinh tế thứ ba, vốn cũng có thế mạnh của đất nước là kinh tế môi trường tự nhiên, du lịch. Thảm họa môi trường ở nước ta, với biết bao nhiêu Vedan và thủy điện dổm lơ lửng, là điều có thể nhìn thấy hôm nay, vốn cũng là kết quả của các hoạt động của các TĐKTNN (nên nhớ đó là trên dưới 4000 doanh nghiệp hại nước, à quên – nhà nước).

Mảng kinh tế tiếp theo, thứ tư và lớn nhất, của VN đã đang và sẽ đi sâu vào “tình trạng lâm sàng” trong thời gian tới sẽ là nguy kịch, là mảng kinh tế dịch vụ. Dịch vụ giao thông vận tải thì đã rõ rồi, với những Vinashin, Vinalines, Đường sắt Vina-railways, Hàng không Vina-airline… Nhưng còn dịch vụ y tế, ngân hàng, giáo dục, thể thao văn hóa và khoa học kỹ thuật… cũng đang “lâm sàng sâu” như thế. Tất cả chỉ vì cái “định hướng” XHCN nó “định hướng” đảng phải ôm hết nền kinh tế dịch vụ vốn sẽ chiếm đến 60% GDP trong tương lai không xa (cho các doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo), không để cho dân tự lo và không có chính sách điều phối công bằng, phù hợp.

Đó là do định hướng của nỗi sợ của đảng: đảng sợ để dân được quyền tự chủ tự làm dịch vụ cho mình (chua chát thế đây: dân xin được tự phục vụ dân mà đảng không cho!) vì đảng sợ không kiểm soát được dân nữa. Nhưng bản chất của dịch vụ (cho con người, vì con người) là phải gắn với không chỉ chất lượng, trình độ mà cả uy tín, tấm lòng, cái tâm và cái tầm của người làm dịch vụ, nên nó chỉ phát triển và phục vụ mục đích của nó được khi nó gắn với con người cụ thể - khi nó chủ yếu là kinh tế tư nhân. Thế mà đảng “ủy thác” những điều đó cho các TĐKTNN “chủ đạo” với “năm bài võ đảng truyền” để hành hạ thay vì phục vụ đối tác như trên thì rõ ràng dịch vụ của đảng chỉ trở thành hại dân, giết dân… khiến dân sẽ không thể chịu được, sẽ phải kêu la rồi tẩy chay dần (như hiện nay chúng ta đang thấy với y tế, giáo dục, an sinh xã hội, giao thông…), và 60% nền kinh tế đất nước sẽ “lâm sàng” mãi mãi là vì vậy.

Thêm vào đó, bằng cách lũng đoạn thị trường dịch vụ tài chính, họ đã “nhân danh đất nước đi vay quốc tố vô tội vạ và giao những số tiền vay mượn đoa cho các TĐKTNN làm “bốc hơi”, như trường hợp Vinashin chỉ “bị lộ” vì không thể che đậy, đẩy tổng nợ quốc gia hiện nay lên đến khoảng 130 tỷ USD (trong đó nợ quốc tế là 67 tỷ USD), so với tổng GDP mới chừng 120 tỷ USD. Số nợ này họ sẽ có muôn vàn cách “đẩy” cho các thế hệ con cháu dân đen Việt trong tương lai gánh chịu. Tức là, họ đã đấm chết cơ hội sống của nhiều thế hệ con cháu dân Việt (dân đen thôi nhé) trong tương lai rồi!

Còn một nạn nhân âm thầm nhưng vô cùng quan trọng đã chết rất đau thương bởi “định hướng” XHCN của đảng mà nếu tôi không nêu ra ở đây thì sẽ là thiếu sót lớn, đó là xã hội dân sự.

Xã hội nào cũng có xã hội dân sự của mình, và xã hội dân sự của Vn từ khi có chế độ cộng sản và “định hướng” XNCH thì bị bức tử hòan toàn, bị ép sống mà thực ra là ép chết vào trong các tổ chức do đảng lạnh đạo trong đó có trên 4000 doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước được đảng giao nhiệm vụ tạo ra và nuôi sống (đài thọ hoạt động) các tổ chức cơ bản làm nên xã hội dân sự là công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, các hội nghề nghiệp… trong và ngoài cơ cấu của của họ. Việc này mâu thuẫn và ảnh hưởng đến chức năng làm kinh doanh của họ nhưng là “nhiệm vụ” đảng giao tạo điều kiện cho họ (và đảng) thêm dễ dàng tham nhũng và có danh lừa thiên hạ (vẫn 80 triệu dân đen). Cái chính là, cùng với chính quyền và các lực lượng vũ trang, các lực lượng KTNN đã tạo nên các cơ cấu xã hội giả dân sự, đã cung cấp tài chính cho nhà nước nuôi các tổ chức giả dân sự khổng lồ đó, trực tiếp thay thế và “đấm” chết hoàn toàn xã hội dân sự nền tảng xã hội vốn là của dân, từ khi đảng cầm quyền đến nay.
Sao cứ “phải” đấm tiếp?
Tại sao họ phải làm thế, dù phải bỏ thêm tiền ra và làm ảnh hưởng kết quả kinh tế khi họ là các tổ chức kinh tế? Họ là tổ chức kinh tế của đảng-do đảng-vì đảng nên họ là một phần của đảng, và điều quan trọng nhất với đảng là phải sống an toàn đã, nên đảng phải kiểm soát tất cả mọi thành phần trong xã hội, nhất là số trên 80 triệu dân “có khả năng chứa chấp” các “thế lực thù địch với XHCN” đó.

Như vậy là rõ quá rồi, “định hướng” XHCN chính là để kiểm soát dân và chính là sự kiểm soát đó!

Kiểm soát để làm gì? Kiểm soát để đảng có thể ngồi mãi trên đầu dân tộc.

Đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi, tại sao dù biết rõ các lực lượng KTNN theo “định hướng” XHCN của đảng sẽ “đấm” ai, “đấm” thế nào, và “đấm” chết ai, mà đảng vẫn quyết bắt toàn dân ta phải đi và “đám” theo “định hướng” XHCN chưa biết là gì đó. “Đấm” để đảng kiểm soát, “đấm” để đảng tồn tại.

Đó là cái cách, cái cớ để đảng vừa kiểm soát được nhân dân hòng bảo toàn vị trí “lãnh đạo” độc tôn của mình, vừa đảm bảo cho mình (3 triệu đảng viên và các lược lượng theo đảng) có cuộc sống ngồi trên đầu hơn 80 triệu dân còn lại (thực ra họ ngồi trên đầu cả các “đồng chí” và “quần chúng” theo họ nữa).

Vì thế, cái cớ của đảng đó phải thật bền vững, dài lâu thì tương lai của đảng, các đảng viên và thế hệ con cháu mới mới cầm quyền và hưởng lộc dài lâu. Đó là lý do tại sao thằng “định hướng” XHCN phải loanh quanh ít nhất đến cuối thế kỷ 21 này mới may ra định vị ra XHCN.

Vậy nên các đồng chí TĐKTNN của đảng cứ yên tâm mà “đấm”… mõm mình đến cuối thế kỷ nhé!

Mơ về “Một cú đấm” tiếp theo
Đảng có thể kiên nhẫn chờ, các TĐKTNN của đảng có thể kiên nhẫn “đấm”, tất nhiên, họ mong được chờ và “đấm” cho đến hết thế kỷ. Nhưng tôi thì không kiên nhẫn thế được, không chỉ vì tôi đang U60 rồi, mà vì lý trí ngu xuẩn nhất của tôi cũng không tin rằng cần phải lâu đến thế để đảng và các lực lượng kinh tế, vũ trang của họ “đấm” chết hết “các lực lượng thù địch XHCN” của họ!

Này nhé, họ đã “đấm” chết giai cấp công nhân, “đấm” chết giai cấp nông dân (hai giai cấp này có tội lỡ sinh ra đảng), họ đã “đấm” chết nền kinh tế công nghiệp, “đấm” cho kinh tế nông nghiệp đang ngắc ngoải, họ đã “đấm” chết nền kinh tế dân doanh cùng các Bạch Thái Bưởi vừa mới sinh ra của đất nước đồng thời “đấm” nát các thế hệ BTB tương lai từ trong trứng nước – thay họ bằng những trùm maphia đỏ, họ sẽ “đấm” chết nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và đuổi hết những Bill Gates hay Steve Jobs đích thực muốn đầu tư làm ăn ở VN, họ đã và đang “đấm” nát nhừ nền kinh tế dịch vụ khổng lồ với bao ngành nghề trụ cột xã hội như y tế, giáo dục, tài chính, giao thông, khoa học kỹ thuật…, họ cùng chính quyền và các lực lượng vụ trang đã “đấm” chết hoàn toàn xã hội dân sự của đất nước từ lâu, và, họ đã “đấm” chết cơ hội ngoi lên của dân Việt trong tương lai bằng các khoản nợ khủng để lại… !

Còn gì nữa trong xã hội và nền kinh tế này cho họ “đấm” nữa đâu?! Cả quá khứ dân tộc và tương lai con cháu họ cũng “đấm” nát hết rồi!

Đó là họ mới “đấm” cỡ chừng hơn chục năm nay mà đất nước ta, nền kinh tế Việt ta đã nát bấy “lâm sàng” thế này! Đất nước ta, nhân dân ta – dù có đến hơn 80 triệu người hiện nay vẫn đang hiền lành nhẫn nhục, và đất nước thì đã gán nợ một phần cho Tàu - liệu có chịu nổi, có tiếp tục hiền lành nhẫn nhục thêm, và có còn gì nữa để hộ “đấm” thêm 10 năm nữa được hay không?

Đảng thì rõ ràng muốn “chơi” đùa dai với dân tộc Việt đau thương này mãi đến hết thể kỷ này rồi.

Nhưng tôi không tin có ai đó sẽ nhìn thấy XNCN trên trái đất này, đơn giản vì nó phi nhân tính.

Tôi tin chính mắt mình (trong đời mình) sẽ nhìn thấy một cú đấm có định hướng của toàn dân tộc Việt. Cú đấm của cả hơn 90 triệu người vào một mục tiêu rất rõ ràng: cái thằng “định hướng” XHCN của đảng, và vào chính đảng cộng sản Việt nam.

Tôi tin ngày đó đã rất gần, vì tôi tin rất nhiều người Việt nghĩ và mong ước như tôi, và sẽ biến ước mơ đó thành hiện thực. Đó chả phải là bản chất và nhiệm vụ “định hướng” của những Ước mơ sao!
Phan Châu Thành
(Dân luận)

Công lý đã được bảo vệ như thế nào (Kỳ 2): Cuộc "trường chinh" kêu oan

(PetroTimes) - Ở trong trại giam, Nguyễn Thanh Chấn vẫn bền bỉ viết đơn kêu oan. Và một lần, khi nghe vợ cho biết gia đình túng quẫn, đơn từ gửi khắp nơi mà chẳng thấy ai trả lời cả, Nguyễn Thanh Chấn trong cơn tuyệt vọng đã tìm đến cái chết! May cho anh là các phạm nhân cùng phòng cứu kịp.

>> Công lý đã được bảo vệ như thế nào? (Kỳ 1)

Nguyễn Thanh Chấn kháng án kêu oan. Ngày 26 và 27/7/2004, Tòa Tối cao mở phiên tòa phúc thẩm do Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm làm chủ tọa. Tại phiên tòa này, đại diện Văn phòng Luật sư Thủy Nguyên tham gia bào chữa cho bị cáo đã đưa ra nhiều chứng cứ quan trọng, đặc biệt là thời gian gây án.

Luật sư đã chứng minh được là trong thời gian xảy ra vụ án thì qua các cuộc gọi điện thoại của bị cáo Chấn cho thấy, Chấn đang ở chỗ khác chứ không phải ở khu vực gây án. Mà cụ thể là Chấn ở chính tại nhà của mình, chứ không phải tại nhà chị Hoan. Luật sư cũng đã vạch ra nhiều mâu thuẫn và khẳng định việc không được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ để kết tội.
Chánh văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trao Quyết định trả tự do cho Nguyễn Thanh Chấn

Chưa hết, luật sư còn có thêm những phân tích sau: “Về hiện trường: Án sơ thẩm nhận định bị cáo không vào nhà chị Hoan nhưng qua lời khai nhận thì bị cáo đã biết rõ, mô tả chi tiết từ cổng hậu sau nhà ra vào đến tủ đựng quần áo, công tắc điện đã tắt, nồi cơm điện còn đèn báo đỏ. Sau khi giết bị cáo còn lấy chiếc gối đậy lên mặt chị Hoan. Hiện trường phù hợp với lời khai bị cáo.

- Thực tế thì nhà Chấn và nhà chị Hoan cách nhau 100m, cùng xóm, cùng bán hàng, Chấn thừa nhận có sang nhà chị Hoan vài lần. Do vậy, việc Chấn mô tả các đồ dùng, vật chứng trong nhà chị Hoan chắc hẳn sẽ không có gì khó khăn.

- Theo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án thì có rất nhiều dấu vết như: nhiều dấu vết chân dưới sàn nhà, dấu tay có vết máu trên cửa và sẽ có vân tay trên chiếc gối đậy mặt chị Hoan, vân tay trên cánh cửa, thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên bàn công tắc điện. Nhưng vân tay, vết chân trên hiện trường với vân tay, vết chân của bị cáo không được đánh giá và kết luận.

Về giám định pháp y: Án sơ thẩm nêu thương tích trên người nạn nhân cơ bản phù hợp với lời khai bị cáo là: Sau khi quật ngã chị Hoan, Chấn rút dao bấm trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào mặt, vào người chị Hoan, sau khi dao gãy, y đút chuôi dao vào túi quần. Khi nhận diện lưỡi dao là tang vật, bị cáo xác nhận là đúng. Chuôi dao Chấn đã rửa sạch máu cất vào tủ. Đến ngày 31/8/2003, Chấn lên nhà anh Phương, chị Thúy chơi rồi vứt chuôi dao vào đống sắt vụn, sắt vụn đã bán nên không thu được chuôi dao.

- Chúng tôi thấy con dao thu ở hiện trường bị cáo nhận dạng là hung khí gây án. Nhưng dấu vết trên dao đâm nạn nhân không được xác định là của ai? Mà chỉ có lời khai nhận của Chấn sau hơn 2 tháng kể từ khi xảy ra vụ án. Ở phiên tòa bị cáo lại không nhận như đã khai trước đó. Chuôi dao nhựa vứt ở đống sắt vụn nhà anh Phương, chị Thúy nhưng cũng không ai biết cụ thể việc Chấn vứt chuôi dao, chuôi dao lại không thu được.

- Những tang vật và đồ dùng thu được trong nhà Chấn có liên quan đến vụ án như xe đạp, thùng nhựa đựng nước, dép nhựa thì lại để ở ngoài nhà chị Hoan. Quần, áo của Chấn thì đã được giặt sạch, thu ở nhà Chấn do chị Chiến vợ Chấn nộp. Do đó, những đồ vật trên không có ý nghĩa quan trọng về pháp lý để buộc tội Chấn.

Về thực nghiệm điều tra: Án sơ thẩm nêu bị cáo đã thực hành tự giác một cách thuần thục với những hành vi đã làm của mình. Vẽ lại chính xác sơ đồ hiện trường nhà chị Hoan cũng như con dao bấm (hung khí gây án). Bị cáo nhận thức được giết người thì phải chịu hình phạt cao nhất.

- Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo khai việc thực nghiệm các hành vi giết chị Hoan là do cán bộ điều tra hướng dẫn và bố trí. Vấn đề này chúng tôi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và đánh giá một cách khách quan và toàn diện.

- Song chúng tôi thấy vụ án xảy ra ngày 15/8/2003. Việc khám nghiệm hiện trường và giám định pháp y được tiến hành ngày 16/8/2003. Cơ quan Công an đã lấy lời khai của Chấn nhiều lần từ 30/8 đến 27/9. Ngày 28/9/2003, Chấn có bản tự thú, sau đó y bị tạm giữ, tạm giam và được lấy lời khai liên tục. Nhưng đến ngày 30/10/2003 Cơ quan Điều tra mới cho thực nghiệm (tức là sau hơn 1 tháng kể từ ngày Chấn tự thú).

Theo chúng tôi, việc thực nghiệm được tiến hành quá muộn. Lẽ ra cần cho bị cáo thực nghiệm điều tra sớm hơn vì các tình tiết của vụ án và điều kiện để thực nghiệm đã có đủ. Nếu thực nghiệm sớm hơn thì việc đánh giá sẽ rất khách quan và sẽ có cơ sở để kết luận chính xác lời khai của bị cáo ở phiên tòa về việc tổ chức và tiến hành thực nghiệm.

Một lý do khác án sơ thẩm nêu: Bị cáo không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh cho hành vi không phạm tội của mình, lời nại của bị cáo tại phiên tòa chỉ nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự.

Chúng tôi thấy lý do trên là không đúng vì: Điều 63 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay không? Ai là người phạm tội?... Như vậy, nghĩa vụ chứng minh không thuộc về bị cáo mà là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tóm lại, với những tình tiết và cơ sở pháp lý, thực tế nêu trên, chúng tôi thấy quyết định của bản án sơ thẩm: Đối với Nguyễn Thanh Chấn về tội giết chị Nguyễn Thị Hoan là chưa có căn cứ vững chắc và chưa có cơ sở thuyết phục. Vì vậy, việc kêu oan của bị cáo cần được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, quyết định có căn cứ và chính xác”.

Ngoài ra, luật sư cũng đưa ra nhiều chứng lý khác thể hiện rõ quá trình điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra là “có vấn đề” và đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử sơ thẩm lại. Nhưng phiên tòa phúc thẩm đã bác tất cả những lời bào chữa của luật sư, bác tất cả những lời kêu oan của Chấn và kể cả những lời anh tố cáo là đã bị bức cung, bị đánh đâp… và vẫn tuyên y án Nguyễn Thanh Chấn phạt tù chung thân, thời điểm chấp hành thời hạn phạt tù được tính từ 28/9/2003.

***

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã giáng xuống gia đình Nguyễn Thanh Chấn một đòn nặng nề.

Ròng rã cả năm trời, một số người thân của gia đình chị Hoan cứ nhè vào lúc gia đình nhà Chấn chuẩn bị ăn cơm là chửi… rằng “con mày ăn gì mà độc ác…!”. Nhưng đâu chỉ có thế, bà con xóm giềng, những người từng bảo vệ Chấn từ phiên tòa sơ thẩm, nay thấy tòa phúc thẩm y án, thì không còn hồ nghi gì nữa, mà chắc chắn Chấn là kẻ phạm tội ác tày trời. Vì thế, mọi người xa lánh, thậm chí họ không ngồi uống nước chung.

Nhà nghèo, biết lấy gì ra để đi khiếu kiện, kêu oan bây giờ. Các con của Nguyễn Thanh Chấn đều ở tuổi mới lớn, chưa hiểu biết gì, vợ là chị Nguyễn Thị Chiến cũng là người hiền lành, trình độ văn hóa thì có hạn... Trong bối cảnh ấy, thật may mắn cho Nguyễn Thanh Chấn lại còn có hai người, đó là chị Thân Thị Hải và anh Thân Ngọc Hoạt.

Thân Ngọc Hoạt là anh em đồng hao với Nguyễn Thanh Chấn. Còn chị Hải thì là người dưng nước lã, nhưng có quan hệ thân thiết với gia đình.

Trong thời kỳ Chấn bị bắt tạm giam, không hiểu có một linh tính gì đó mách bảo với chị Hải rằng, Nguyễn Thanh Chấn không thể là kẻ giết người. Và chị đã nói những uẩn khúc của mình với chồng là anh Nguyễn Văn Ngọc. Niềm tin nội tâm của chị về việc Chấn không phải kẻ gây án cũng rất mơ hồ bởi chị biết Chấn là người rất hiền lành, nhút nhát, thậm chí còn không dám cắt tiết con gà thì làm sao mà có gan cầm dao đâm một người phụ nữ hàng xóm cả chục nhát như thế. Đành rằng con người ta bình thường là người tử tế, nhưng cũng biết đâu vì một phút nông nổi mà thú tính trỗi dậy, dẫn đến những hành động man rợ.

Chị bàn với chồng và tìm cách đưa vợ Nguyễn Thanh Chấn là Nguyễn Thị Chiến và con trai lớn Nguyễn Chí Quyết vào trại giam thăm Chấn.

Cũng phải nói rằng, đây là một việc hết sức khó khăn bởi thời gian này Chấn đang bị tạm giam chưa xét xử nên không được phép gặp người thân. Nhưng rồi nể tình cùng là cán bộ công an với nhau nên một đồng chí trong Ban Chỉ huy trại giam đã đặc cách cho Nguyễn Thanh Chấn được gặp vợ, con.

Chờ cho Chấn gặp vợ và con được một lúc, chị Hải bảo hai người lui ra rồi nói chuyện riêng với Chấn. Chị bảo: “Em ạ, nếu em đã trót dại giết cái Hoan thì em cứ nhận đi, thế nào Tòa cũng cho được hưởng lượng khoan hồng, rồi sau này còn có cơ hội trở lại làm lại cuộc đời”. Nghe chị nói thế, Nguyễn Thanh Chấn quỳ sụp xuống lạy chị và khóc: “Chị ơi, em như thế này mà sao em có thể giết người. Chị hãy cứu em, chứ em ở trong trại thế này, em chết mất”. Chị Hải lại hỏi: “Thế tại sao em lại viết bản tự thú”. Chấn vừa nói vừa khóc: “Em mà không viết thì cán bộ công an cho đầu gấu đánh chết em”. Rồi Chấn kể cho chị nghe những lần bị dựng dậy hỏi cung lúc nửa đêm, bị bọn đầu gấu hành hạ, bị cán bộ hỏi cung dọa nạt...
Chị Nguyễn Thị Chiến, vợ anh Chấn ngất lên ngất xuống khi tới đón chồng về

Sau lần gặp ấy, trở về nhà, chị Hải càng có niềm tin là Nguyễn Thanh Chấn không giết người.

Anh Nguyễn Văn Ngọc là chồng chị cũng nói với chị rằng, nhà Chấn không có người hiểu biết về luật pháp, chẳng quen biết ai để mà nhờ vả, cho nên phải giúp. Cùng niềm tin với chị Hải, anh Ngọc là người anh em đồng hao với Chấn là Thân Ngọc Hoạt.

Và thế là chị Hải cùng những người thân trong gia đình Nguyễn Thanh Chấn là mẹ đẻ Phạm Thị Vì, vợ là Nguyễn Thị Chiến và những người con làm đơn gửi đi khắp nơi, khắp chốn kêu oan.

Đến bây giờ chị Hải không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần cùng bà Vì, chị Chiến, với ông chú ruột của Nguyễn Thanh Chấn là thương binh cụt một chân, cụt một tay đi gửi đơn kêu oan ở bao nhiêu nơi nữa.

Nói đến nỗi nhục nhã khi gửi đơn kêu oan, chị Hải ứa nước mắt: “Có những nơi nhân viên tiếp đơn đuổi thẳng bà Vì về và mắng xơi xơi rằng bà đừng cậy là thân nhân liệt sĩ mà cứ gửi đơn như thế này”. Rồi lại có những nơi khi thấy chị Hải và bà Vì họ lấy cớ bận không tiếp. Có nơi họ bắt chờ hàng tiếng đồng hồ không tiếp. Hàng trăm lá đơn được gửi đi khắp nơi nhưng kết quả đều là vô vọng. Nơi nào tử tế lắm thì có một văn bản thông báo gửi về rằng, đã nhận được đơn và đã chuyển cho cơ quan này, cơ quan kia xem xét nhưng hầu hết là bặt vô âm tín”. Rồi chị bảo rằng, chị giúp ra đình đi gửi đơn từ lúc vé xe buýt Bắc Giang - Hà Nội 10.000 đến nay đã lên 40.000 đồng và cho đến nay chị cũng không biết đã đi bao nhiêu chuyến nữa. Đơn của họ gửi đi khắp nơi... nhưng tuyệt không có hồi âm. Trong những năm tháng này, ở trong tù Nguyễn Thanh Chấn cũng bền bỉ viết đơn kêu oan, hầu như tháng nào cũng có đơn và những lá đơn của Chấn đều được Ban Chỉ huy trại Vĩnh Quang gửi đến đúng địa chỉ nhưng cũng bặt vô âm tín.

Để có tiền làm đơn đi khiếu kiện, anh Thân Đức Hoạt đã phải mang sổ đỏ của gia đình đi vay ngân hàng được 30 triệu đồng, đi vay nặng lãi của một số người với lãi suất 18%, rồi lại mang cái tiền đó đi gửi ngân hàng lấy lãi suất 10%, rồi dùng số tiền đó để mua giấy viết đơn, thuê photo copy, tiền đi xe.

Còn bà Phạm Thị Vì thì không biết đã nắm bao nhiêu nắm cơm, giã bao nhiêu cối muối vừng để cho con dâu và chị Hải lấy cái ăn đường đi nộp đơn kêu oan. Nỗi khổ vật chất một thì nỗi khổ về tinh thần còn gấp cả ngàn lần. Những đứa con của anh Chấn lần lượt bỏ học vì không chịu nổi khi bị bạn bè dè bỉu, chế giễu là “con của thằng hiếp dâm, giết người”.

Bà Vì không dám đi đến bất kỳ đám cưới hỏi, ma chay nào của hàng xóm, láng giềng bởi khi thấy bà, người làng lại bỏ ra chỗ khác.

Hoàn cảnh gia đình túng quẫn đến cùng cực, người con gái thứ ba của Nguyễn Thanh Chấn trong khi đi làm thợ may ở Bắc Giang đã chắt bóp từng đồng đi học tiếng Trung Quốc. Cô đi học chỉ với một quyết tâm cháy bỏng là đi sang Đài Loan làm “ôsin” để kiếm tiền đi kêu oan cho bố. Và rồi cô sang Đài Loan, làm ôsin cho một gia đình ở đây. Thật may mắn cô đã gặp được một gia đình tốt bụng. Khi biết được hoàn cảnh của gia đình cô, ông bà người Đài Loan đã cho cô sử dụng điện thoại của gia đình gọi về Việt Nam bất kỳ lúc nào mà cô muốn, bao lâu cũng được.

Còn ở trong trại giam, Nguyễn Thanh Chấn vẫn bền bỉ viết đơn kêu oan. Và một lần, khi nghe vợ cho biết gia đình túng quẫn, đơn từ gửi khắp nơi mà chẳng thấy ai trả lời cả, Nguyễn Thanh Chấn trong cơn tuyệt vọng đã tìm đến cái chết! May cho anh là các phạm nhân cùng phòng cứu kịp.

Những lá đơn của Chấn đều nói về việc anh bị cán bộ công an hành hạ, bị bức cung, mớm cung, bị công an dùng đầu gấu tra tấn... nhưng chẳng thấy ai trả lời. Và để cứu cho gia đình khỏi vì mình mà tốn kém và cũng là quá tuyệt vọng, Chấn đã một lần cắt mạch máu tự tử, một lần tự thắt cổ nhưng không chết. Và cũng thật là may mắn cho Chấn trong lúc tuyệt vọng, Chấn được những cán bộ quản giáo của trại động viên, an ủi và họ đều nói rằng, sớm muộn thế nào cũng có ngày Chấn sẽ được minh oan nếu Chấn oan thật. Ở bên ngoài, cũng có nhiều người môi giới cho chị Hải, chị Chiến là phải chạy cửa nọ, cửa kia thì mới hy vọng Chấn được giảm án tù nhưng họ đều ra những cái giá với số tiền khổng lồ, nếu có bán cơ nghiệp của mấy gia đình đi cũng chẳng thể nào có đủ số tiền đó được. Cho đến đầu năm 2012, tia hy vọng của gia đình trong việc kêu oan cho Chấn hoàn toàn bị dập tắt bởi bao nhiêu đơn thư mà họ gửi đi, chẳng có ai trả lời và cũng chẳng có ai đến gặp gỡ gia đình để điều tra lại. Đến nước này thì chị Hải chỉ còn mỗi một cách động viên chị Chiến, bà Vì là hy vọng một ngày nào đó kẻ sát nhân do ăn năn hối lỗi, do bị lương tâm cắn rứt... mà tự thú và để mong cho kẻ sát nhân tự thú thì phải đi đến cửa đền, cửa chùa cầu khấn. Thứ nhất, mong trời phật, các vị thần thánh phù hộ cho người ngay và thứ hai, xin thần thánh đánh thức lương tâm kẻ giết người.

Nghe câu chuyện đẫm nước mắt mà chị Hải kể, tôi thấy bàng hoàng và không thể hiểu nổi tại sao người ta lại có thể thờ ơ với một gia đình liệt sĩ đến như vậy. Một bà mẹ là vợ liệt sĩ, suốt ngần ấy năm cùng con dâu, cháu nội… đội đơn đi kêu oan, nhưng tuyệt nhiên không ai giải quyết?

Tại sao lại có chuyện quái gở như vậy?

Tôi đọc một số lá đơn của Chấn, của bà Vì, của chị Chiến… thì phát hiện ra những nguyên nhân quan trọng khiến những lá đơn gửi đi đều rơi tõm vào sự “im lặng đáng sợ” đó.

Trước hết, vụ án đã được xét xử qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Án văn nào cũng nói rằng: “Bị cáo sau khi phạm tội qua đấu tranh đã tự thú khai ra những hành vi phạm tội của mình trước cơ quan điều tra”. Còn bản thân Chấn, vì là con liệt sĩ chống Mỹ, lại chưa có tiền án tiền sự nên: “Xét thấy không cần thiết phải loại bỏ bị cáo ra khỏi cuộc sống xã hội, mà cũng tạo điều kiện cho bị cáo có cơ hội trở về với gia đình và cộng đồng xã hội”.

Một vụ án đã qua hai cấp xét xử, bị cáo lại được thoát án tử hình chỉ nhờ có bố là liệt sĩ, trong quá trình điều tra thì bị cáo “thành khẩn nhận tội”, rồi tự thú… thì còn oan ức nỗi gì?

Thứ nữa là, những lá đơn gửi đi thì nội dung hầu hết giống nhau là kêu oan cho con, cho chồng, cho bố… Rằng bị công an bức cung, dùng nhục hình, nên sợ chết mà phải nhận tội bừa…

Chuyện công an nơi này, nơi khác dùng nhục hình bức cung, mớm cung phạm nhân là có, đặc biệt là với những người phạm tội hình sự hoặc đám lưu manh chuyên nghiệp, đám trộm cướp…Chả thế mà đã có câu “phi đả bất… thành cung!”. Cũng đã có những vụ án mà chính cán bộ điều tra phải ngồi tù vì tội “tẩn” bị can. Nhưng để có được chứng cứ rằng bị công an dùng nhục hình hoặc sử dụng đầu gấu, đại bàng trong trại “ra tay” hộ công an… thì rất không đơn giản. Mà phải thừa nhận rằng, khi cảnh sát điều tra đã “giở võ” với phạm nhân thì họ đủ tài nghệ để che giấu. Hơn nữa, khi bị can, bị cáo kêu rằng “tôi bị đánh đập” thì chả mấy khi “quý Viện, quý Tòa” nghe, bởi lẽ trong thâm tâm của nhiều cán bộ làm công tác xét xử, tố tụng, thì đám tội phạm “đứa nào mà chả kêu oan?”, “ đứa nào chả nói bị đánh đập?”. Nói nôm na là họ ít khi tin vào những lời kêu xin, đặc biệt là những lời kêu xin đó, nếu điều tra lại, hoặc xem xét kỹ, có khi làm thay đổi bản chất vụ án.

Nói chuyện công an “giở võ” với bị can, tôi chợt nhớ tới một câu chuyện mà chả hiểu là bịa hay thật.

Số là ở một đơn vị cảnh sát hình sự của công an một thành phố nọ, có một sĩ quan đánh án hình sự vào loại biệt tài và anh rất giỏi trong việc bắt bọn đầu trộm đuôi cướp khai ra sự thật. Một “ngón võ” rất có hiệu quả của anh là không thuyết phục được bị can thì “hành tiếu pháp”… nghĩa là cù! “Vũ khí” chỉ là vài cái lông gà và… ngón tay trỏ. Bị can thì cứ cười sằng sặc, cười chảy nước mắt nước mũi, cười tưởng như đứt hơi, cười lộn ruột… Rồi chịu không nổi vì… phải cười, nên đành khai nhận. Khi ra tòa, bị cáo tố cáo với Hội đồng xét xử rằng bị cáo bị công an tra tấn nên phải khai nhận cho xong. Thẩm phán hỏi: “Anh bị tra tấn như thế nào?”. Bị cáo khai là do bị cán bộ điều tra… áp dụng võ “hành tiếu pháp”?! Thẩm phán cũng bật cười rồi đập bàn, cố nghiêm giọng: “Đây không phải là nơi anh làm trò cười?!”.

Cho nên, với những lá đơn kêu oan của Chấn và gia đình Chấn nội dung thì quanh quẩn cũng giống nhau và chẳng có tình tiết gì mới, nên các cơ quan có trách nhiệm xem xét đơn thư khiếu tố, khiếu nại, chẳng “mặn mà” gì. Và chắc chắn cũng chẳng ai động lòng trắc ẩn tự hỏi rằng: “Sao gia đình này gửi lắm đơn thế và… dai dẳng thế? Hẳn nội tình phải có uẩn khúc chi đây”. Vì vậy mà “tít mù nó lại vòng quanh”, những lá đơn gửi lên cao, rồi cao chuyển xuống thấp; thấp chuyển xuống… thấp tịt và cuối cùng là xếp kho hoặc vào sọt rác.

Trong lúc hy vọng cứu Nguyễn Thanh Chấn chỉ còn là “một phần nghìn tia hy vọng” thì có một sự việc bất ngờ xảy ra…

Nguyễn Như Phong(NLM số 272)
(Xem tiếp kỳ sau)

So sánh tư duy “giữ nguyên như cũ” của ĐCS Việt Nam với tư duy cải cách đất đai của ĐCS Trung Quốc


Cải cách đất đai là một đề tài quan trọng trong kế hoạch 383 của Nhóm Nghiên cứu đầu não (think tank) của Quốc Vụ Viện (tức là chính phủ trung ương) Trung Quốc. Kế hoạch 383 là đề nghị cải cách của nhóm cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn trong kỳ họp từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 11. Cuộc họp của ĐCS Trung Quốc chỉ có 3 ngày cho nên cơ bản họ đã đạt được đồng thuận trước khi bước chân vào cuộc họp.

Vậy nội dung của đề nghị về cải cách đất đai này là gì? Đề nghị đổi mới này có khác gì với việc đề nghị “giữ nguyên như cũ” của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Vào lúc Trung Quốc họp thì Quốc hội Việt Nam cũng họp để thông qua hay bác bỏ tư duy “giữ nguyên như cũ” của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cho nên cũng cần làm rõ thêm sự khác nhau về chủ trương.

ĐCS Việt Nam đã và vẫn muốn tiếp tục chủ trương đất đai là thuộc “sở hữu toàn dân”. Mà “toàn dân” này có nghĩa là thuộc quyền định đoạt của chính phủ ở mọi cấp.

Theo Hiến pháp của Trung Quốc năm 1982, đất trong hợp tác xã ở nông thôn thuộc “sở hữu toàn dân”. Đất ở thành thị và tài nguyên thiên nhiên như hầm mỏ, rừng núi, bờ biển thuộc sở hữu nhà nước. Chính vì thế mà chính quyền địa phương ở Trung Quốc, giống in hệt ở Việt Nam, đã dùng quyền “sở hữu toàn dân” để thu hồi đất và bán cho tư nhân và thu thặng dư (sự khác biệt giữa giá bán đi và giá đền bù). Vậy bây giờ nhóm 383 đề nghị gì? Họ đơn giản đề nghị là sở hữu đất đai ở nông thôn sẽ thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã, và do đó hợp tác xã có quyền buôn bán đất trên thị trường. Họ cho rằng làm như thế là tạo bình đẳng giữa nông thôn và thành thị. Tại sao họ làm thế? Đơn giản là để nông dân hoặc cả tập thể nông dân có thể bán đất dời vào thành phố. Đây cũng là chính sách nhằm tập trung dân vào thành thị để có đất phát triển nông nghiệp và nhằm giảm sự chống đối của nông dân. Một mũi tên bắn hai con chim.

Cần hiểu là trong kinh tế học, tư nhân bao gồm cá nhân hay tập thể (công ty cổ phần hay hợp tác xã). Do đó tập thể như hợp tác xã chính là tư nhân chứ không phải nhà nước, không phải toàn dân. Do đó chính sách của Trung Quốc cơ bản là cho phép tư hữu đất đai, là xóa cái gọi là “sở hữu toàn dân” đối với đất đai. Như vậy thì dân trong một hợp tác xã nông nghiệp nào đó có thể tự thảo luận để bán một phần đất hay toàn bộ đất theo ý họ muốn, mà chính quyền không còn được phép can thiệp như trước đây. Tiền họ thu được thì họ chia nhau đút túi chứ không để chính quyền địa phương đút túi như trước nữa.

So ra như thế thì Tập Cận Bình đã vác cờ chạy trước. Các bác đàn em Việt Nam nếu không tỉnh táo mà chỉ thích ôm chặt “sở hữu toàn dân” để bảo vệ “xã hội chủ nghĩa” thì phải đợi nhiều năm nữa may ra mới có dịp để thay. Trong thời gian đó, xã hội sẽ tiếp tục hỗn loạn và bất ổn. Tại sao thế thì tôi đã có bài phân tích riêng Sở hữu Đất đai và Ổn Định Xã hội đăng trên tạp chí Diễn Đàn hay trên blog Xuân Diện.
 Vũ Quang Việt

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Phạm Hồng Sơn - Tôi không trách ông Chấn (hay Những khôn ngoan đớn đau)

Dư luận vẫn đang xôn xao về sự kiện ông Nguyễn Thanh Chấn mới được tạm thời trả tự do và hủy án sau 10 năm ngồi tù với án chung thân vì bị kết tội giết người. Hầu hết các báo chí của chính quyền đều bày tỏ vui mừng, xúc động với “niềm vui vỡ òa” của đương sự và thân quyến. Nhưng xin hãy bình tĩnh, dù khả năng ông Nguyễn Thanh Chấn bị tống giam trở lại có thể coi như không còn, nhưng toàn bộ cái cơ chế đã nhục hình và bắt ông Chấn ngồi tù 10 năm, bất chấp các tiếng kêu oan liên tục ngay từ khi ông bị đưa ra tòa, vẫn còn y nguyên đó.

Chúng ta hãy xem lại hành trình tố tụng hiện hành rút gọn dưới đây của Việt Nam:
  1. Bắt giam (khởi tố bị can đồng thời hoặc sau đó) do cơ quan công an hoặc viện kiểm sát tiến hành và đều cần phải có phê duyệt của viện kiểm sát.
  2. Điều tra: đề nghị truy tố hoặc chấm dứt vụ án (đương sự được tự do).
  3. Truy tố: do viện kiểm sát quyết định.
  4. Xét xử: sơ thẩm (bắt buộc), kháng án phúc thẩm (chỉ bắt buộc nếu đương sự yêu cầu và buộc phải đi thi hành án nếu vẫn bị kết án), giám đốc thẩm hay tái thẩm (hoàn toàn tùy thuộc cơ quan tố tụng).
  5. Thi hành án: mọi tù nhân đều bị ép phải thừa nhận tội lỗi (tiêu chuẩn thi đua số 1 trong các nhà tù) nếu không muốn bị xếp loại kém. Loại kém đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách ân giảm án và bị phân biệt đối xử về thụ hưởng điều kiện giam giữ.
Tất cả năm (05) thủ tục (rút gọn) trên đây và cách thực hiện chúng có hai đặc điểm bao trùm: 1. Đều do con người dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thực hiện. 2. Những yếu tố tác động có tính khách quan ngoài cơ quan tố tụng như luật sư, báo chí truyền thông, dư luận xã hội đều đang bị ĐCSVN chỉ đạo, bảo trợ hoặc khống chế nghiêm ngặt.


Tình trạng trên đưa đến một số giả thuyết sau:

- Vì một lý do nào đó ĐCSVN muốn lật ngược vụ trả tự do đang ầm ĩ này, thì có gì bảo đảm điều này không thể xảy ra?

- Nếu bị bắt trở lại thì có gì bảo đảm ông Nguyễn Thanh Chấn không bị tra tấn lại và lại nhận tội trở lại?

- Giới chức và báo chí chính quyền sẽ phản ứng ra sao trước đòi hỏi phải giải quyết các trường hợp “ông Chấn” khác đang còn đầy trong các nhà tù? Vân, vân.

Đó là về lý thuyết. Trên phương diện thực tế, thứ nhất, những gì mà giới truyền thông chính quyền vừa tiết lộ về tình tiết mới (xuất hiện người đầu thú- tự nhận là hung thủ) của vụ án thì đó mới chỉ là thông tin do các cơ quan của ĐCSVN cho phép, không có gì đảm bảo khách quan hơn những thông tin trước đây về vụ án. Thứ hai, ĐCSVN vẫn liên tục dựng ra các “phiên tòa công khai” để đưa vào tù những người họ muốn tống tù thì việc cần thêm một “phiên tòa công khai” như thế với bất kỳ ai cũng sẽ không phải là điều khó. Chưa kể, sự hợp lý cần thiết phải đặt những nghi vấn cho phiên tái thẩm vừa được thực hiện kín (trong một hệ thống luôn bất chấp pháp luật) dành cho ông Nguyễn Thanh Chấn hôm 06/11/2013.

Quan trọng hơn, người dân hiện nay vẫn chưa có một phương tiện gì trong tay để đảm bảo quá trình tố tụng không bị tùy tiện hoặc để giúp những nghi can đang bị giam cầm sẽ không bị đe dọa, tra tấn khi các viên chức tố tụng muốn hợp pháp hóa việc bắt giữ, giống như họ đã từng làm với ông Nguyễn Thanh Chấn (và nhiều người khác).

Với vài câu hỏi hoàn toàn bỏ ngỏ và các điểm cơ bản vừa nêu của thực trạng tố tụng hiện nay tại Việt Nam, chúng ta có thể kết luận: Việc xác định công lý một cách chính thống tại Việt Nam vẫn bị phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của ĐCSVN, chứ không phải vào sự thật khách quan. Nói một cách dân dã: đúng hay sai đều vẫn ở tay thằng Đảng.

Đó cũng là lý do khiến tôi không quá chú ý tới vụ “niềm vui vỡ òa” này. Nhưng tôi có nghe tường thuật rằng ông Nguyễn Thanh Chấn khi được thả đã cất lời:

Ơn Đảng, Chính phủ, tôi đã được trở về với gia đình. Ơn bố, mẹ sinh ra chỉ có một lần nhưng lần này, Đảng và Chính phủ đã sinh ra tôi lần thứ hai.

Lời cảm ơn này làm tôi bật nhớ nhà văn Nam Cao khi ông lột tâm lý của nhân vật Bá Kiến:

Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn.

Viết như thế hẳn Nam Cao phải rất trăn trở trong nhận diện cái Ác và xót xa cho những xảo quyệt, ngây thơ, nhầm lẫn của con người.

Nhưng trích như thế tôi không có ý trách những người như ông Chấn, vì tôi hiểu sức chịu đựng, sự hiểu biết lẫn việc xác định thiên chức của con người không giống nhau và đều có giới hạn. Hơn nữa, sự tiếc thương, kính cẩn mới đây của nhiều trí thức khoa bảng dành cho Tướng Giáp đã cho thấy: cảnh báo trên của Nam Cao, đã hơn 70 năm, vẫn chưa cũ.

Đặc biệt hơn, sự liên tưởng giữa những sự kiện vừa nói còn đưa tôi nhận ra sự tương hợp kỳ lạ giữa nhận định trên của Nam Cao với Tướng Giáp: “Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng” và việc Tướng Giáp chỉ phê Đảng nửa chừng, sau khi Đảng đã thanh trừng Tướng Giáp cũng nửa chừng. Rồi cuối cùng, Tướng Giáp được ra đi trong một quốc tang hoành tráng vào hạng nhất nhì Việt Nam, do chính Đảng tổ chức, để tôn vinh tấm gương lẫm liệt đã suốt đời tận trung với Đảng.

Thật là những “khôn ngoan” y như cái nghĩa trong nhận xét của Nam Cao. Những khôn ngoan đớn đau cho nhân quần.

Tháng 11 9, 2013

Phạm Hồng Sơn
© 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra

Cơn mưa giữa đêm khuya, chợt nhớ căn phòng giam không được cài cửa sổ


Cơn mưa giữa đêm khuya kèm theo gió lốc phút chốc làm cho căn phòng ướt sũng vì tối nay tôi quên gài cửa sổ. Chạm chân xuống nền gạch, đứng lên gài cửa cảm thấy buốt chân và bị nước mưa hắt vào người khiến tôi run lên vì lạnh.
Chợt nhớ đến Thức, nhớ đến dự báo cơn bão số 13 chiều qua làm tôi lo lắng tỉnh ngủ vì em trai tôi cả bốn tháng qua đang bị giam một mình trong căn phòng nhỏ suốt ngày không được cài cửa sổ. Những lúc mưa gió tạt vào phòng như thế này làm sao mà chịu nổi với cái giá lạnh của gió rừng, của áp thấp nhiệt đới gió mạnh đến cấp 7, cấp 8? Làm sao mà chống chọi với cái ướt của từng đợt nước mưa hắt vào phòng mà không có gì che chắn ngoại trừ chiếc mền mỏng manh? Cũng không biết vì lý do gì mà trại giam Xuyên Mộc lại tịch thu áo gió và áo ấm không cho dùng như ở trại giam Xuân Lộc?!

Trại giam đối xử hà khắc như vầy làm gia đình lo cho Thức có thể gặp phải gió độc hay có thể tái phát bệnh suyễn, khó hô hấp và ngạt thở. Trong tình trạng chỉ có một mình, không có bạn bè giúp đỡ thì thật là đáng báo động. Từ nhỏ Thức đã có bệnh suyển giống mẹ và hai mẹ con khi trái gió trở trời thì hay bị “kéo suyễn”, nhất là về đêm.

Ngoài suyễn ra Thức còn bị mấy lần ngất xỉu bất ngờ. Có lần, vào trước 1 ngày cưới vợ, chắc do vội vã dầm mưa, nhịn đói chạy việc cho kịp tiệc cưới mà chú rễ Thức vừa chạy về gần đến nhà thì bất ngờ ngã ra bất tỉnh. May nhờ có người quen xung quanh khiêng Thức vào nhà, giúp cạo gió, đánh lưng một hồi Thức mới tỉnh lại. Còn vài lần nữa nhưng nhà chỉ nghe kể qua bạn bè Thức (chắc sợ nhà lo nên em không kể), và gần đây nhất là bị ngất trong trại giam B34. Trong giây phút thập tử nhất sinh đó, may mà được người bạn chung tù cứu giúp.

Còn bây giờ ở hoàn cảnh bị biệt giam, cửa sổ thậm chì còn không cho cài thì thật nguy hiểm. Những lúc nguy kịch như thế có ai hay biết mà cứu giúp em tôi?!

Cửa phòng giam của chú Hà Vũ chỉ mở vào buổi sáng lúc chú còn ngủ mà chú và gia đình còn phản đối sợ gió độc lùa vào gây nguy hiểm tính mạng. Huống hồ cửa sổ phòng giam em tôi mở suốt hai mươi bốn giờ, mặc cho nắng nóng chiếu vô, mưa lạnh tạt vào không có gì che chắn thế mà Thức vẫn cố chịu đựng không than vãn gì.

Tháng vừa rồi thăm Thức trông em có vẻ xanh gầy, dù tinh thần em vẫn kiên định và cười xua đi vẻ mệt mỏi để cả nhà yên tâm nhưng gia đình vẫn nhận ra sự khác biệt so với mấy tháng trước khi em còn ở Xuân Lộc. Không còn thấy kiểu vừa cười vừa gồng cánh tay cho cơ bắp nổi lên khi được hỏi thăm sức khỏe, không được nghe tiếng cười khà khà thích thú khi nghe được tin vui học hành của con cháu, không thấy kiểu cười nhướng một bên mắt khi nghe điều thú vị và nét mặt vui tươi khi dặn vợ lần sau đem lên những món mình thèm cho cả bốn người bạn nữa chung phòng cùng ăn. Thức có tính thảo ăn giống y như Mẹ. Mấy chị gái và cô em dâu đều biết tính nên có món gì ngon đều chuẩn bị đủ 5 phần; có khi là 5 hộp phở, 5 hộp bánh cuốn hay 5 khúc cá kho, hoặc là 5 ổ bánh mì thịt như trước đây Thức hay ăn hồi còn học cấp ba trước cổng trường Hoàng Hoa Thám…

Từ lúc về trại Xuyên mộc đến giờ Thức không còn dặn vợ chuẩn bị thức ăn cho lần sau nữa, thay vào đó là vẻ trầm ngâm khi nhìn thấy quà thăm nuôi của gia đình. Có lần em bảo gia đình mình đừng vất vả làm thức ăn nữa vì vô trong bị kiểm soát cắt xẻ ra từng chút nên không ăn được gì đâu, cả trái cam mà còn bị xẻ ra nữa là.

Giờ đây gần như ngày nào cũng vậy, em phải ăn cơm khô khốc với duy nhất một món đậu đũa xào còn sần sật chưa chín dù đó là cơm được mua từ căn tin. Thường cơm “nuốt hổng vô” còn có mì gói, đằng này lại không có nước sôi, mà có mua từ căn tin thì cũng chỉ có nước ấm không đủ chín mì.

Nguồn sách báo Thức cũng rất thiếu thốn, khi gia đình gởi vào, trại không cho nhận sách viết bằng Anh ngữ đã đành mà cả những sách về tin học, khoa học hay kinh kệ cũng không cho nốt.

Suốt bốn tháng qua Thức phải chịu đựng mọi thiếu thốn vì sự hà khắc của trại giam hiện tại: đơn độc, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu kiến thức, có nguy cơ trầm cảm giống chú Cường, người bạn tù cũng bị biệt giam như Thức.

Điều lo lắng bức xúc nhất của cả gia đình là Thức thiếu an toàn khi bị giam chỉ một mình trong căn phòng không cho đóng cửa sổ, trong khi thể trạng gầy yếu lại có bệnh suyễn bẩm sinh từ nhỏ!

Thức có đáng bị hành hạ như thế không?!

Chỉ vì có những kế sách muốn đóng góp nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng khó khăn của đất nước mà Trần Huỳnh Duy Thức phải nhận một bản án 16 năm tù. Như thế đã quá tàn khốc với em rồi. Trại giam Xuyên mộc không được lạm quyền đọa đày em thêm nữa.

Còn 3 ngày nữa là giỗ của má rồi. Chắc là Thức cũng đang nhớ tới ngày ấy và đang cầu nguyện cho má vì em có hiếu với má nhất mà.

Thức đang bị oan ức và cam chịu nhiều cực hình lắm má ơi… Má hãy phù hộ cho em nghe má. Thương em con chỉ có khóc và quỳ trước bàn Phật cầu xin phù hộ cho em được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi, mau được về nhà. Má hãy cho Thức nằm mơ thấy má trong giấc ngủ tối nay nghe má.

Rất thương em và nhớ má!

Ngày 7/11/2013 – chị Liên
Chị Liên, chị của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức 
  Theo FB Trần Huỳnh Duy Thức
 

Không ai biết nước Nga hậu Putin liệu có sống sót được không -Vladimir Frolov

Người dân Nga bắt đầu lo lắng khi ngộ ra rằng chế độ Putin đang đưa đất nước vào những gõ cụt trên nhiều phương diện. Họ không biết sau khi Putin ra đi, ông ta để lại một đất nước nhàu nát vì bàn tay sắt thì đất nước ấy liệu có tồn tại được không!

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang muốn theo đuổi mô hình độc đoán của Putin.

Một câu hỏi rất nhiều người muốn hỏi trong cuộc đối thoại trực tuyến gần đây của Vladimir Putin nhưng sợ không dám hỏi: Liệu nước Nga hậu Putin còn có tương lai hay không?

http://www.thedailysheeple.com/wp-content/uploads/2012/08/PUTIN.jpg

Câu hỏi này cứ treo lơ lửng khi Putin đang củng cố quyền lực sau nhiệm kỳ giải lao đươc Dmitry Medvedev giữ ghế giúp, mà nhiều người lầm tưởng rằng đó là một cuộc chuyển giao quyền lực êm xuôi.

Bất chấp những khuyết tật, bộ đôi Medvedev-Putin là một sáng kiến chính trị nhằm tạo ra một cấu trúc quyền lực được phân tán.

Nay hệ thống này được cài đặt lại theo mô hình một kẻ cai trị truyền thống. Tất cả các trung tâm quyền lực thay thế, đặc biệt xung quanh Medvedev đã bị triệt tiêu.

Chế độ cai trị của Putin ngày càng được cá nhân hóa. Lời lẽ và chỉ thị của ông ta được coi như kinh thánh, hoàn toàn không có ai dám phản kháng. Ông ta đang là nguồn duy nhất sản xuất ra các quyết sách, tiêu chí đạo đức và và sự sống quốc gia. Mặt trận Bình dân của ông ta nổi lên như một “Giáo hội Putin”.

Đất nước đang lệ thuộc vào sự may rủi của một cá nhân. Thảo luận tương lai đất nước hậu Putin hiện nay là điều cấm kỵ nghiêm ngặt. Như thế là phạm thượng vì ông ta thống trị toàn bộ nền chính trị Nga và triệt hạ một cách có hệ thông mọi khả năng thay thế có thể dẫn đến sự bất ổn định chính trị đối với quyền lực của ông ta.

Công chúng trong khi đó đang chán ngấy sự lệ thuộc vào Putin. Theo thăm dò gần đây của Trung tâm Levada, 55% người dân muốn một ai đó được bầu thay thế Putin vào năm 2018, trong khi 26% muốn Putin tiếp tục được tái cử. Chỉ có 14% muốn người kế nhiệm Putin tiếp tục chính sách của ông ta, trong khi 41% muốn một lãnh đạo có khả năng đưa ra một chiến lược khác để giải quyết các vấn nạn của nước Nga. Người dân không còn muốn “Chủ nghĩa Ptuin” tiếp tục tồn tại vô thời hạn. Họ đang nghiêm túc tìm một giải pháp khác.

Điều này báo hiệu một điềm xấu cho bất cứ mưu mô hậu Putin nào muốn chuyển giao quyền lực bằng cách chọn sẵn kẻ kế nhiệm. Ngay cả với các ứng viên mị dân như Sergey Shoigu hay Dmitry Rogozin, cái giá chính trị và kinh tế phải trả cho sự áp đặt một Putin khác là đòn nặng.

Cho dù hôm nay Putin được tái cử, những thay đổi này trong tâm thế quần chúng cho thấy ông ta sẽ phải đối mặt với khó khăn năm 2018. Biến Putin thành trung tâm của bầu vũ trụ Nga và coi ông ta là người không thể thiếu được chỉ càng làm cho nhân dân chán ghét, càng cho thấy cá nhân Putin phải chịu trách nhiệm cho những thất bại. Điều này khiến cho sự hạ cánh của ông ta chẳng mấy êm ái.
Vladimir Frolov
Nhất Phương dịch
Nguồn: The Moscow Times
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Trần Thu Dung - Tản mạn bên bát phở

Một lần anh bạn Việt kiều Mỹ qua Paris chơi, rủ nhau đi ăn tiệm. Tôi hỏi anh thích nếm hương vị quê hương hay hương vị Pháp. Anh bạn đề nghị ăn đồ Tây với lý do đến đâu phải nếm đặc sản nước đó, đặc sản Việt Nam: nem, phở, bún, bánh cuốn... bên Mỹ bán đầy khắp. Hóa ra đặc sản Việt Nam bây giờ du lịch khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Mỹ - hai nước có lịch sử liên quan đến Việt Nam. Nhiều người nước ngoài biết đến nem, phở. Điều ngạc nhiên phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam không nằm trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Tết Việt Nam gắn liền với bánh chưng, nem, măng hầm, bóng xào chứ không phải phở.

Phở là món đặc sản truyền thống của Việt Nam. Truyền thống, theo từ điển Pháp định nghĩa là những vật thể và phi vật thể được truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Bánh chưng, nem là những món ăn truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ. Phở cũng là món ăn truyền thống, vì nó đã được nhắc đến trong tùy bút, văn của một số nhà văn thời tiền chiến, như Nguyễn Công Hoan nhắc đến phở từ 1913 *. Nếu tính đến năm nay Phở Việt Nam đã có trên 100 năm, truyền từ đầu thế kỷ 20 sang đến thế kỷ 21. Những món ăn có ghi vào trong từ điển là những món ăn đã nổi tiếng và quen thuộc với dân tộc đó. Phở đã có mặt trong từ điển.
Bàn về phở người ta thường nói đến phở bò Bắc Kỳ. Tên gọi chứng minh thịt bò là nguyên liệu chính.
Trâu bò thường xuyên gắn với đời sống nông nghiệp ở Việt Nam. Người nông dân thường tính gia sản không phải bằng tiền vàng, mà số lượng trâu bò tậu được. Khác với trâu, bò hầu như vắng bóng trong văn hóa Việt Nam. Trâu được nhắc rất nhiều trong đời sống văn hóa Việt xưa. Hình ảnh chú bé chăn trâu đã quen thuộc với người Việt Nam. Đồng tiền Đông Dương do Pháp ấn hành có hình trâu cày. Tranh dân gian hay ca dao, tục ngữ thường chỉ nhắc đến con trâu: con trâu là đầu cơ nghiệp, ruộng sâu trâu nái, con trâu đi trước cái cày đi sau. Con bò vắng bóng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, và tranh dân gian. Lễ hội chọi trâu, đâm trâu là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. Chu kỳ 12 năm trong lịch âm, có năm trâu, không có năm bò, dù bò cũng gắn liền với nghề nông. Truyện cổ tích dân gian kể về sự liên quan mật thiết giữa người và trâu. Cuội đi chăn trâu lừa phú ông. Trí khôn của ta đây ca ngợi sự thông minh của người nông dân điều khiển được trâu cày và lừa được hổ. Sự tích trầu cau để giải thích tục lệ ăn trầu.
Nhiều món dân tộc đã đi vào thành ngữ ca dao tục ngữ: "Ông ăn chả bà ăn nem ”, "Tay cầm bầu rượu nắm nem… mải vui quên hết lời e dặn dò"; "Ra đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"… Nhiều làng đã gắn với tên tuổi của sản phẩm như bánh cuốn Thanh Trì, bánh đúc làng Kẻ, tương Cự Đà, cốm làng Vòng, bánh chưng bánh dầy từ thời Văn Lang… Ca dao truyền khẩu dạy chế biến các món dân gian: "con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng", "Khế xanh nấu với ốc nhồi, Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon".
Điểm qua văn chương cổ không thấy tả vua chúa ăn phở bò, hay tả về món phở bò. Phở chỉ xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, Tú Mỡ, Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan… Bò, phở gần như vắng hoàn toàn trong văn hóa dân gian Việt. Điều này chứng tỏ bò và phở xa lạ với người Việt Nam trước thế kỷ 20. Các sản phẩm từ sữa bò quen thuộc với người châu Âu, xa lạ với người Việt thời đó: sữa tươi, bơ, phô-ma, sữa chua. Chăn nuôi bò là một ngành phát triển mạnh ở Pháp. Pháp nổi tiếng có hơn 100 loại phô-ma khác nhau, hầu như đều là sản phẩm từ sữa bò. Khi người Pháp chiếm Đông Dương, nhu cầu về sữa bò, và phô-ma bơ, thịt bò là nhu cầu thiết yếu của họ. Cà phê sữa, uống sữa là thói quen của người Pháp. Người Việt Nam chỉ uống trà. Quan niệm xưa chung của dân châu Á, ai uống sữa động vật nào là sẽ biến thành con vật đó. Chỉ có tầng lớp nhỏ trung lưu làm việc với Pháp mới biết khẩu vị “Tối rượu sâm-panh, sáng sữa bò”.Trong cuốn “Địa lý về sữa, in 1940, P.Veyrey đã nhận định sữa ở Annam chỉ phục vụ cho một số tầng lớp khá giả. Bò và sản phẩm từ bò không quen thuộc đối với người Đông Dương. Trẻ con ở đây bú mẹ đến 3, 5 tuổi. Dân các nước Đông Nam Á không dùng sữa, bơ. “Dân bơ sữa” là thành ngữ mới, chỉ đám con nhà giàu sang. Việt Nam chỉ nuôi trâu. Trâu khỏe giúp cho cày ruộng. Trâu chết, ốm yếu mới được ăn thịt. Thời trước chỉ có món xáo trâu. Không có món ăn nào của Việt Nam liên quan đến thịt bò được nhắc đến trước thế kỷ 20. Chứng tỏ bò hầu như không có mặt ở Việt Nam.
Bò châu Á là giống bé nhỏ, có bướu và rất ít do không đem nhiều lợi ích trong cuộc sống như trâu. Trâu to và khỏe, sức chịu đựng dẻo dai. Người nông dân Việt trước kia nuôi trâu. Người Pháp khi đến Đông Dương chê bò có bướu châu Á còi cọc, ốm yếu, gầy giơ xương, túi hai bên sườn rỗng, không có thịt. Người Pháp đã quyết định nhập bò sữa từ Normandie, và một số từ Ấn Độ, bò Thụy Sỹ, bò Bretagne và cho lai tạo với hy vọng tạo ra một giống bò mới, to khỏe chịu đựng được khí hậu nhiệt đới, và cho nhiều sữa, thịt. Yersin đã đệ thư xin chính phủ bảo hộ cho nhập bò, gà Thụy Sỹ. Năm 1898, Pháp đã bắt đầu nhập bò vào Việt Nam. Chuyên gia nuôi bò ở Limousin được gửi sang Đông Dương để hướng dẫn cách nuôi. Do chặng đường vận chuyển bằng tàu từ Marseille đến Đông Dương và khí hậu thay đổi hoàn toàn khác, nhiều con đã chết hay kiệt sức trên đường đi. Một số bò được thử thả nuôi, chết vì hổ, voi rừng. Sau đó bò được giao cho nông dân nuôi (có lẽ từ đó người nông dân Việt Nam mới nuôi bò). Người Pháp dạy cho nông dân bản xứ cách nuôi bò, vắt sữa. Sữa và thịt bò chỉ bán trong các thành phố lớn và chỉ có người Pháp tiêu thụ vì giá thành quá cao. 1 cân thịt bò 30 cents. Cũng vì vậy công nghệ làm bơ, phô-ma không thể làm tại địa phương, phải nhập từ mẫu quốc do số lượng người dùng ít. Việc nuôi bò thịt và sữa không đem lại lợi nhuận so với khai thác cà phê, cao xu, mỏ… Chăn nuôi bò gần như không thành công tại Đông Dương.
Như vậy công nghệ chăn nuôi bò lấy thịt và sữa là do người Pháp đem vào. Điều đó khẳng định phở bò chỉ có đầu thế kỷ 20 vì chuyến bò nhập đầu tiên là năm 1898. Bò rất đắt quý, vì vậy mới có thành ngữ ồn ào (cãi nhau) như mổ bò là thành ngữ mới. Mổ bò là ngày hội lớn của làng, phải đem ra bàn bạc ở đình làng Một vài thành ngữ mới xuất hiện đầu thế kỷ 20: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết; Ngu như bò, cùng với trò chơi đấu bò, thi cưỡi bò ở miền Tây. Thời nay phở trở nên món ăn hấp dẫn quen thuộc nên được ví như bồ.
Cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes năm 1651 không có từ phở. Trong bài khảo luận về dân Bắc Kỳ, Tạp chí Đông Dương (15/9/1907), Georges Dumoutier nói về những món ăn phổ biến ở Bắc Kỳ, không điểm danh phở. Khảo sát việc nhập bò, chăn nuôi bò thời Đông Dương chứng minh phở chỉ xuất hiện đầu thế kỷ 20. Phở sớm được ưa thích, nên phở xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, và chỉ hơn chục năm sau, phở có trong từ điển. Từ điển của Gustave Hue (Dictionnaire Annamite-Chinois-Français) xuất bản năm 1937 định nghĩa: “Cháo phở: pot-au-feu”.
Người Pháp dịch phở là pot au feu (pô-tô-phơ). Pot au feu - món súp hầm thịt bò là món ăn truyền thống của Pháp. Phở chính là sự sáng tạo của người Việt khi giao lưu với văn hóa ẩm thực Pháp. Xét về nguyên liệu thì nồi nước súp cổ truyền của người Pháp gần giống nồi nước dùng nấu phở trừ rau củ. Thịt bò toàn những thứ cứng và dai: đuôi, gân, sườn, đùi thăn, dạ dày, bạc nhạc. Tất cả hầm chung với hành củ và quế, hoa hồi, hạt tiêu. Nước dùng được lọc 1 lần cho trong, khi thịt gân mềm cho rau, củ (cà rốt, cần tây, khoai tây). Phở có dùng hành tây nướng, bóc vỏ bỏ vào nước dùng cho thơm. Hành Tây củ chỉ có khi Pháp vào Việt Nam, nên gọi là hành Tây. Anis (hoa hồi) cũng không phải là hương vị quen thuộc của người Việt.
Người Pháp sống ở Đông dương với nỗi nhớ quê hương và các món ăn dân tộc họ. Họ đã bày cho những người đầu bếp Việt Nam nấu món này. Thấy món ăn hấp dẫn dễ ăn, người Việt đã Việt Nam hóa một cách sáng tạo món súp bò của Pháp bằng cách dùng thêm hương liệu Việt Nam có sẵn như gừng nướng, quế và thay thế khoai tây bằng bánh đa tươi thái sợi. Bánh đa, bánh cuốn là bánh có từ lâu đời của người Việt Nam. Nước dùng nấu như pot au feu nhưng không cho rau củ. Người Pháp khi ăn súp này thì vớt thịt miếng to cho vào đĩa sâu, ai ăn thì tự lấy cắt nhỏ ra, rưới thêm nước súp và rau khoai, ăn với bánh mỳ. Người Việt không dùng dao nĩa như người Pháp, mà dùng đũa, nên thịt thái nhỏ theo phong tục thói quen người Việt. Xã hội Việt Nam còn nghèo, miếng thịt to như thế là một thứ xa xỉ phẩm. Nhiều chuyện kể, bố và bạn ngồi nhấm rượu với thịt, vợ con ngồi chờ dưới bếp thập thò hy vọng còn thừa để ăn. Thái thịt chín mỏng là tài nghệ của người đầu bếp. Thịt chín, thịt gân thái mỏng giơ lên thấy cả ánh sáng mặt trời, nhưng không được rách vỡ, miếng gân, ngầu trong vắt, khi rưới nước phở lên, nước dùng thấm xuyên qua miếng thịt, ăn miếng thịt mới cảm thấy đậm đà. Thịt hầm không nát. Gân phải mềm. Người Pháp ăn món súp bò thả hành và rắc rau mùi tây lên trên. Việt Nam, phở bò nguyên gốc Hà Nội cũng chỉ rắc hành và mùi và thịt chín. Thịt bò nạc mềm đắt, nên chỉ dùng nguyên liệu rẻ tiền nhất trong thịt bò. Theo Clotilde Chivas-Baron, Marie-Paule Ha kể các Sơ đầu tiên đến Đông Dương nhận quà tặng là một con bò sữa khi mới thành lập “La Sainte Enfance” ở Sài gòn. Lúc đó ban truyền giáo nghèo, nhà lợp lá, 20/05/1860. Trại có chuồng nuôi gà và một con dê,…”. Bò là món quà tặng quý hiếm lúc đó. Nên mặc dù nguyên liệu nấu phở bò là thứ rẻ tiền nhất, phở thời đó chưa phải là món bình dân như thời nay. Giá một bát phở từ 2 đến 5 xu, tương đương một ngày công lao động vất vả của người công nhân làm cho Pháp.
Phở xuất hiện đầu thế kỷ 20, do đó không có mặt trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Phở là món ăn ảnh hưởng món súp bò của Pháp. Vậy từ phở do chữ “Feu / phơ” mà ra. Tiếng Việt đơn âm, người Việt lúc đó đại đa số không biết tiếng Pháp, do tiếp xúc làm việc phục vụ cho người Pháp, họ nói tiếng Tây bồi, họ thường hay rút ngắn từ tiếng Pháp, nhất là khi nghe không rõ họ hay lấy từ đầu hay cuối cùng để gọi như Galon (phù hiệu quân hàm) gọi đơn giản là lon, biscuit (bánh qui - lấy âm qui đằng sau từ biscuit), chèque (séc), essence (xăng), affaire (phe), démarrer (đề), alcool (cồn), beige (be), dentelle (ren, cartouche (tút)… Chỉ có người Pháp thời đó làm việc quen với mấy người phục vụ mới hiểu được tiếng Tây bồi này. Tiếng bồi này thời đó là oai vì làm việc cho Tây và nói Tây hiểu, dần dần lan ra dân chúng, trở nên ngôn ngữ mới. Hầu như là những từ không có ở Việt Nam, như xăng, cồn, tút, đề…. và các món ăn của Pháp như bơ, phô-ma, biscuit… Riêng sữa có từ ở Việt Nam, nên không vay mượn từ của Pháp kiểu đó. Sự biến từ những từ đa âm thành từ đơn âm là cách Việt hóa các từ Pháp. Người bồi bếp đã đọc chữ cuối feu thành phở. Từ đó có từ phở.
Phở là món ăn của Bắc Kỳ (theo từ điển của Pháp sau này họ dịch là soupe tonkinoise-súp Bắc Kỳ). Điều này khẳng định phở xuất hiện ở miền Bắc.
Người Tàu không có món phở, không có chữ phở. Ở nước ngoài, quán ăn nào của người Tàu có món phở, họ có ghi bằng tiếng Việt: phở bò Việt Nam (Vietnamese Nalle phở noodle soup with sliced rare beef and well done beef brisket).
Trong khi người Tàu thừa nhận phở là đặc sản của Việt Nam, thì một vài người Việt lại loay hoay chứng minh chữ phở là của gốc tiếng Tàu, và món phở từ món ngưu lục phấn của Tàu (mì trâu). Món phở xuất phát từ món súp bò của Pháp. Phở là sự kết hợp thông minh sáng tạo từ món súp bò Pháp với nguyên liệu cổ truyền của Việt Nam. Từ điển do người Pháp soạn cũng ghi phở: món súp Bắc Kỳ. Spagetti của Ý là do Marco Polo mang mỳ từ Tàu về. Sự sáng tạo thông minh của người đầu bếp Ý đã biến món mỳ Tàu thành món spagetti nổi tiếng thế giới. Sushi Nhật bản là từ cơm nắm - món ăn dân dã của nhiều nước châu Á. Không ai nói Spagetti, Sushi của Tầu… Trong khi đó thật đáng buồn, cuốn từ điển Việt-Pháp do Lê Khả Kế và Nguyễn Lân biên soạn, tái bản lần thứ 4, bên trong đề có chỉnh sửa, do nxb Khoa học Xã hội in năm 1997, dịch Phở là soupe chinoise (súp Tàu). Một cuốn từ điển cũng để chứng minh văn hóa dân tộc. Phở là một đặc sản của Việt Nam, vậy mà dịch sang tiếng Pháp là súp Tàu. Nếu người Tàu lấy đó làm bằng chứng phở là đặc sản của họ thì lúc đó ban biên tập nxb Khoa học Xã hội cùng hai tác giả nói gì để tranh cãi. Từ điển là tài liệu sống. Một sự sơ xuất vô tình có khi mất nước. “Bút sa gà chết”. Sự phân chia biên giới Tàu-Việt đã là bài học đau đớn cho sự yếu về quân sự và thiếu tư liệu văn hóa cổ. Một thời kỳ ngớ ngẩn theo Tàu, đã đốt những sách, tư liệu “có hơi chữ Tây” trong đó. Giờ chúng ta lại phải cử người qua Pháp để tìm lại. Ẩm thực cũng là văn hóa của một dân tộc. Khi tranh cãi chủ quyền về văn hóa, về đất đai, người ta luôn đem sách vở, văn chương làm bằng chứng. Để bảo vệ giữ gìn văn hóa cũng như giữ gìn bảo vệ đất nước, những người cầm bút phải có trách nhiệm rất lớn và việc đầu tư cho văn hóa là cần thiết và quan trọng. Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn bao hàm cả mọi vấn đề xã hội. Muốn giữ gìn văn hóa trước hết phải quan tâm đến người làm văn hóa và có những chính sách tài trợ thích đáng để họ bỏ công bỏ sức đi sưu tầm tài liệu.
Phở chính là sự sáng tạo tuyệt vời của những đầu bếp Việt Nam thời đó. Họ đã thả hồn Việt vào trong phở. Giao lưu văn hóa có nhiều cái lợi. Nếu tài giỏi thông minh biết kết hợp cái cổ truyền và cái mới sẽ tạo ra những tuyệt tác mang phong cách và hồn dân tộc. Bắt chước sáng tạo ra cái mới đòi hỏi tài nghệ và thông minh của người sáng tạo. Phở là một vinh danh trong văn hóa ẩm thực Việt trong quá trình giao lưu với văn hóa ẩm thực phương Tây.
(Paris, 07-11-2013)
Trần Thu Dung (ethongluan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét