- Con số thiệt hại do bão Haiyan gây ra ở Philippines, ít nhất 10.000 người chết: Philippine super typhoon kills at least 10,000; towns left completely cut off (dnaindia). - SUPER TYPHOON HAIYAN: At least 10,000 people killed, official says (NST). - 10.000 người Philippines chết vì bão Haiyan (TP).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trông đợi gì vào chuyến thăm VN của Tổng thống Putin? (RFA).
- Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị (QĐND/DĐXHDS).
- Chị Liên, chị của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức : Cơn mưa giữa đêm khuya, chợt nhớ căn phòng giam không được cài cửa sổ (Dân Luận). “Chỉ vì có những kế sách muốn đóng góp nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng khó khăn của đất nước mà Trần Huỳnh Duy Thức phải nhận một bản án 16 năm tù. Như thế đã quá tàn khốc với em rồi. Trại giam Xuyên mộc không được lạm quyền đọa đày em thêm nữa“.
<- Đinh Nhật Uy kể chuyện trong trại giam (Cùi Các).
- Những vần thơ yêu nước của Phan Huy (DĐXHDS).
- Bác Hồ không còn ở trong lăng? (DLB).
- Phan Chu Trinh – Pháp – Việt Liên Hiệp Hậu Chi Tân Việt Nam (1) (Dân Luận).
- Đào Thanh Hương – Vài từ ngữ đắc dụng một thời, nay thành chướng tai (Dân Luận). “CS Việt Nam đang áp dụng chuyên chính ở miền Bắc và sử dụng bạo lực ở miền Nam nên được Trung Quốc thừa nhận là ‘chân chính’. Từ ngữ này rất đắc dụng thời đó, đảng nói không biết chán… Chỉ sợ không được coi là ‘chân chính’. Nhưng rồi biết bao thay đổi tiếp theo: VN bỏ Trung Quốc để theo Liên Xô; Liên Xô sụp đổ, mở đầu thoái trào CS… Cái nhóm từ ‘chủ nghĩa Mác-Lênin chân chính’ trở thành vô duyên, phản cảm“.
- Vì sao đảng cố giữ điều 4 hiến pháp (DLB). - Không để Trọng lú cầm tay ấn nút thông qua hiến pháp thổ tả do ông ta thảo ra! (DLB).
- Đại biểu Quốc hội lo lắng về Hiến pháp (BBC). – Audio phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Đài: ‘Hiến pháp sắp thông qua chỉ như HP cũ’ (BBC). ”nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả”. – TS Đoàn Xuân Lộc: Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
- Nợ xấu lòng tin, tồn đọng trách nhiệm (ĐT).
- Phan Châu Thành – Các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước: sẽ “đấm” ai suốt cả thế kỷ này? (Dân Luận). “Và đây là năm thế võ đảng truyền của các lực lượng kinh tế nhà nước hiện nay: 1) Độc chiếm toàn bộ tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tài sản của đất nước của dân tộc gìn giữ được sau mấy nghìn năm; 2) Độc chiếm quyền kinh doanh trên thị trường nội địa “tự do” đối với bất kỳ mặt hàng nào họ muốn; 3) Độc chiếm quyền tiếp cận vốn tài chính của quốc gia; 4) Độc chiếm mọi ưu kinh tế, pháp lý bằng chính sách, luật lệ kinh tế bất công đối với các thành phần kinh tế khác…“. - Khai tử Vinashin, bình mới rượu cũ? (DNSG). – Tái cấu trúc Vinashin: Bài cuối: Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào? (LĐ).
- Nhắn bọn khát tiền (FB ĐN Đỗ Đức). “Hỡi bọn người khát tiền/ Bay sống được bao nhiêu năm/ Nuốt nổi được bao nhiêu miếng?/ Mà nỡ đẩy dân tộc vào lầm than/ Mà nỡ lột da đất nước/ Mà nỡ moi mề móc ruột quê hương... Bay sống một đời chưa đầy trăm tuổi/ Nhưng lời nguyền rủa bay sẽ dài đến ngàn năm/ Hãy tỉnh ngộ khi còn chưa muộn“. - Bài đầu tiên thầy dạy: hãy biết nhục (Nguyễn Hoa Lư).
- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: CUỘC “CHẠY TỘI” BẮT ĐẦU (Tân Châu). - Ôi mồ hôi của nửa triệu đồng bào(Đào Tuấn). “Và bởi ‘một bộ phận không nhỏ’ giờ đây đã trở thành một thành ngữ dân gian để chỉ những người nào đó ‘ở nơi khác, cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác’. Khác là ở đâu? Xin hỏi ‘một bộ phận không nhỏ‘.” - Chống tham nhũng: con cáo mắc đuôi (Nguyễn Tiến Dũng). - Video: Bằng chứng bác sĩ bệnh viện mắt TW nhận phong bì người bệnh (DLB).
- Không nên lấy lý do quá tải để trì hoãn việc cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế(ĐBND). - Tìm giải pháp quản lý thuốc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- LẤY LÀM TIẾC…CHO TRẺ EM UỐNG SỮA VỚI THUỐC TRÁNH THAI…. (những bình luận lai rai….) (Nguyễn Quang Vinh). Uống sữa với thuốc tránh thai, cho nên MẸ EM SINH RA EM KHI MẸ 8 TUỔI, BỐ 12 TUỔI (Tễu).
- Ân Xá Quốc Tế kêu gọi VN không xử bắn tử tội (RFA).
- Hành trình gần 30 năm đi tìm công lý của một gia đình liệt sĩ: Một bản kháng nghị bất thường (PL&XH). -Con đường gian nan của người thương binh suốt 17 năm quyết đạp xe đi tìm hài cốt liệt sĩ (GĐ).
- Sự thật về hệ thống tư pháp CSVN qua những bản án oan (DLB). - TOÀ XỬ SAI, AI XỬ TOÀ ? (Bùi Văn Bồng). - Không chỉ phá án rất nhanh… (Đinh Tấn Lực). “Không chỉ phá án rất nhanh, Chúng nó phá mọi thứ rất nhanh, kể cả nhân phẩm và tính người“.
- Tám điều tra viên vụ án oan 10 năm đang viết tường trình (VNN). - Những cán bộ điều tra vụ ông Chấn hiện giữ nhiều cương vị lãnh đạo (PL&XH). - Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: “Khi tôi khai trước tòa người dân cứ cười ầm lên” (Infonet). - Quãng đời khủng khiếp của cô gái bị tù oan 4 năm (VNN). - Luật sư Trần Đình Triển: Oan cũng nhiều, sai lại càng nhiều (ĐSPL).
- Tước quân tịch thượng sĩ công an đòi… gái gọi (TP).
- Một cơ hội bị bỏ lỡ – Chiến dịch OSS năm 1945 (RFA).
- Trách nhiệm của Hoa Kỳ và đảng CSVN trong việc truy tìm hài cốt binh sĩ hy sinh trong chiến tranh (Kỳ I) (DLB). - Hình xưa : Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH (Nam Ròm).
- Phòng không Trung Quốc tập trận “vùng cấm sinh mệnh” (KT).
- Bắc Kinh khai mạc Hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc (RFI). - Tầm quan trọng của Hội nghị TƯ 3 (BBC). - Giới lãnh đạo Trung Quốc họp cải cách kinh tế (VOA).
- Tổng thống Obama: Mỹ cần cập nhật chính sách về Cuba (VOA). - Cuba ưu đãi cho Trung Quốc vào đầu tư (BBC). - Thế giới quan tâm tới hội nghị đảng CS Trung Quốc (TBKTSG).
- Binh lực hùng hậu mà giặc tham nhũng chưa bị sát thương (PLTP). - Dặn dò ra Quốc hội… (DV).
- Chi phí lợi ích (TN). - Lãng phí và nước mắt người dân (ANTĐ).
- “Vụ án oan nghiệt của ông Chấn có sự vô cảm của cơ quan chức năng”? (GDVN). - Vụ 10 năm oan sai: Gia đình nạn nhân chưa được nhận đồng nào theo bản án của tòa (LĐ).
- Trung Quốc: Gian nan đánh hổ, đập ruồi (TP). - Trung Quốc đón gió cải cách (TN).
- Bộ đội trên nhà giàn DK1 chủ động đối phó với siêu bão Haiyan (QĐND/Infonet).
- TQ có chế tàu sân bay mới cũng không thể “thắng” được Nhật, Hàn (GDVN). - “Thám tử” 107 Nhật Bản có năng lực tấn công rất mạnh. - Trung Quốc không thể tấn công tàu chiến Nhật Bản ở vùng biển quốc tế. - Tăng cường khả năng đổ bộ, Nhật gửi thông điệp tới Trung Quốc (TP).
- Vũ Quang Việt: So sánh tư duy “giữ nguyên như cũ” của ĐCS Việt Nam với tư duy cải cách đất đai của ĐCS Trung Quốc (Boxitvn).
- Hồ Ngọc Nhuận: Chuyện về những người siêu phàm (Boxitvn). - Nhà Ma học Vũ Thế Khanh tuyên bố phanh thây hài cốt liệt sĩ là… nhân văn (Chu Mộng Long).
- Phạm Hồng Sơn: Tôi không trách ông Chấn (hay Những khôn ngoan đớn đau) (pro&contra). “Thi
hành án: mọi tù nhân đều bị ép phải thừa nhận tội lỗi (tiêu chuẩn thi
đua số 1 trong các nhà tù) nếu không muốn bị xếp loại kém. Loại kém đồng
nghĩa với việc loại khỏi danh sách ân giảm án và bị phân biệt đối xử về
thụ hưởng điều kiện giam giữ“. - Hội chứng tự xử và tù oan (kỳ 1) (NB Viễn Đông). - “VŨ ĐIỆU” TÒA ÁN VÀ BỨC TRANH “Công Lý ở Việt Nam “ (Bùi Hằng).
- Vụ “án oan 10 năm”: Ban chuyên án sai sót hướng điều tra? (DV). - Bức cung, dùng nhục hình: tội “giết người”! (NLĐ). - Làm thế nào để chống bức cung? (TT). – - Cần đặt camera tại phòng hỏi cung để “loại” án oan (Soha).
- 6 điều tra viên cùng phủ nhận đánh đập, ép cung ông Chấn (NLĐ). - Xử phạt 7 công an điều tra trong vụ án oan 10 năm (ĐS&PL).
Một cái tựa có 2 điều không ổn! Chuyện “xử phạt” hay không mới chỉ là
lời hứa và phỏng đoán. Nếu phát hiện phạm tội (mà gần như là chắc chắn),
thì “xử tù” chứ không thể dùng từ “xử phạt” như thể trò “vẽ đường hươu
chạy” để chạy tội, nhận một hình thức kỷ luật nào đó.
- Bộ trưởng Đinh La Thăng thăm nạn nhân tai nạn giao thông cũng
được Tuổi trẻ đưa tin trang trọng. Không biết báo này có tìm hiểu, có
thể bữa qua – ngày Pháp luật VN, cũng có sự kiện Bộ trưởng Tư pháp tới
thăm “nạn nhân tai nạn … pháp luật” – như ông Nguyễn Thanh Chấn chẳng
hạn?
- Dự án mở rộng QL1 đoạn Hà Nam – Thanh Hóa: Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu xử lý hàng loạt tập thể, cá nhân (DV).
- MỘT MẨU CHUYỆN CỦA ÔNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP (Lê Nhật).
- Biết và nói! (ND).
- Lê Diễn Đức: Sự lựa chọn hiển nhiên (Blog RFA). “Sự
chủ quan, coi thường địch thủ là nguyên nhân thất bại của nghị viên
Hoàng Duy Hùng, nhưng nguyên nhân chính lại là thái độ chính trị của ông
Hùng. Những phát biểu của ông Hùng trong và sau chuyến về Việt Nam đã
làm thất vọng cộng đồng người Việt ở đây… Thất bại của ông Hoàng Duy
Hùng cho thấy, mọi sự mệt mỏi, nản chí, khiếp sợ trước ‘thành luỹ’ của
ĐCSVN dẫn đến thái độ nhân nhượng, thoả hiệp, là hoàn toàn sai lầm“.
- GS TS Nguyễn Đình Cống: Một số nhầm lẫn của Mác (Boxitvn).
KINH TẾ- Có luật, doanh nghiệp vẫn hoạt động chui (ĐT). =>
- Vàng sẽ tiếp tục “rơi” (TBNH). - Giá vàng tuần tới: Rủi ro dưới mốc 1.300 USD/oz (VnEco).
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khốn khổ với quy định mới (VNE).
- Ba Luật thuế sửa đổi bổ sung tác động đến TTCK thời gian tới (CafeF).
- Cà phê: Ai dám ép giá xuống? (TBKTSG).
- Lập lờ thực phẩm chức năng (NLĐ).
- Ma trận khuyến mãi, giảm giá (HQ).
- Gánh thuế và phí, thịt bò Úc vẫn rẻ hơn bò Việt (VTV).
- Quỹ SAC Capital Advisors thú nhận sai phạm trước tòa (VOA).
- Thị trường lao động Mỹ bất ngờ tăng mạnh trong tháng 10 (VOA).
- Pháp bị S&P hạ điểm do thất nghiệp vẫn còn cao (RFI).
- Không tạo kẽ hở để tội phạm tín dụng đen chiếm đoạt tài sản (ANTĐ). - Những thủ đoạn trộm tiền tinh vi của nhân viên ngân hàng (GDVN).
- Câu chuyện kinh doanh: Lạc lõng trên sân nhà (TT).
- Kinh tế khó khăn, nhiều đại gia vẫn nổi (ĐS&PL).
- Lại thêm sản phẩm thịt bò khô bị nghi là hàng rởm (Soha). - Sản xuất bim bim thịt bò từ nilon: Bất ngờ dừng sản xuất, phi tang xóa dấu vết? (ĐS&PL).
- Lãi suất huy động lặng lẽ tăng (TT). - Lãi suất huy động đảo chiều đi lên (SM).
- Đối thoại và… chờ (Thanh tra).
- Ngân hàng Nhà nước thúc cho vay về nhà ở (VOV). - ‘Thúc’ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng (VTC). - “Nới điều kiện mua nhà chưa đủ hâm nóng thị trường ” (Tầm nhìn). - Nhu cầu nhà ở xã hội chưa được đáp ứng đủ (TN).
- Cơ hội sinh tồn (DĐDN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Ngàn năm áo mũ (RFA).
- UNESCO vinh danh đại thi hào Nguyễn Du (ND).
<- Sắp khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (TTXVN).
- Vụ tượng cổ bị đóng đinh: Sở VHTTDL Hà Nội nói gì? (KT).
- Giáo sư Huệ Chi “đạo văn” hay là… nhà phê bình Nguyễn Hoà vu khống? (Diễn Đàn). Vài dòng liên quan Nhà phê bình Nguyễn Hòa:
Năm 2005, GS Lê Xuân Khoa có bài viết trên BBC thu hút dư luận rất mạnh: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? Liền đó, Nguyễn Hòa có bài viết trên báo Nhân dân “Gọi tên cuộc chiến” hay xuyên tạc sự thật?, có
vẻ như là sản phẩm “chào hàng” sau khi ông từ Tạp chí Văn nghệ Quân đội
chuyển sang báo Nhân dân. Tiếp tục, trên talawas cũng đã có một số bài
trao đổi về chủ đề này.
Ngoài ra, Nguyễn Hòa từng có nhiều bài viết về nạn đạo văn, đã được in thành sách “Bàn phím và cây búa“. Ông cũng có một “tác phẩm” khác, được dư luận chú ý, là cậu con trai với cuốn tiểu thuyết đầu tay khi mới 10 tuổi.
Ngoài những lời khen trên báo nhà nước, trên
văn đàn, trên mạng cũng có một số bài, nhận xét không tốt, một số thông
tin liên quan bút danh khác của Nguyễn Hòa. Nặng nhất là có một thư nặc
danh rất khủng khiếp tố cáo về đời tư của ông. Riêng về bức thư này,
chúng tôi đã được thấy từ nhiều năm trước, nhưng cho rằng không nên
khuyến khích dạng nặc danh nhưng lại như kết án bằng một “bản án tử hình
về nhân cách” như vậy, khi không trưng ra được một chút bằng chứng nào.
Nó lẫn lộn giữa sự thực phản ánh một chân tướng, với hành động vu cáo
hoặc “ăn theo” thông tin chưa rõ ràng, từ những cá nhân bị “đánh” mà tức
tối tìm cách phản công.
Là con
người tạm gọi là kiêu ngạo, “gai góc”, sắc sảo vượt trội so với các cây
viết ẩn hiện bị cư dân mạng cho là “Dư luận viên”, có đánh giá cho ông
là loại “cơ hội chính trị”, Nguyễn Hòa không thể không có những người
yêu, kẻ ghét. Nhưng trong “văn hóa tranh luận”, thiết nghĩ cần cố gắng
công minh. Tiếc rằng đó là thứ sa xỉ với nơi mà hiện Nguyễn Hòa đang
thăng tiến chính trị – báo Nhân dân, với một cương vị ngang cấp vụ, và
có lẽ đây là thông tin thuận lợi nhất để từ đó đánh giá một con người.
- Hồi ức về những con đường đất tôi đã đi qua (33) (Diễn Đàn).- Truyện cực ngắn. Tiểu đồ đệ của một cao tăng (Nguyễn Hoa Lư).
- BA THÁNG QUA CA HUẾ THÍNH PHÒNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ CÓ HIỆU QUẢ ĐÁNG GHI NHẬN (Võ Quê).
- Thị trường tranh Việt Nam – Bao giờ khởi sắc? (SGGP).
- Sân khấu học đường cần có định hướng (PLTP).
- Nghệ sỹ đương đại với đời sống xã hội (ĐBND).
- Hồng Thanh Quang “lên đời thơ” (PNTP).
- Nhà văn Đỗ Bích Thúy – “Muốn sục sạo thế giới bằng đôi mắt cô thợ giặt là” (SGGP).
- Hà Okio – cú hích và gánh nặng (NLĐ).
- Show âm nhạc giá rẻ- hướng đi mới? (TQ).
- Diễn viên hài Thổ Nhĩ Kỳ và câu chuyện âm nhạc bằng tiếng Việt (TP).
- OUTLINE OF AMERICAN HISTORY LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ – P7 (Gốc Sân).
- Cổ kính chùa Âng (DV). - Bi – hài trộm cổ vật đình chùa (ANTĐ).
- Viết và đọc (PLTP).
- Tiếng vỗ tay (TN).
- Khi nhà thơ chơi “phây” (TP).
- Showbiz Việt: Cát-sê cũng ảo (PT).
- Trên đe dưới búa (PLTP).
- Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nặng 138 tấn (VNN). - Đại lễ khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ngày 3/12 (TP).
- Tính cách dân tộc qua truyện trạng (VHNA).
- Ký ức năm hào (Quê Choa).
- HỎI MƯA (Hợp Lưu).
- Tản mạn bên bát phở (Trần Thu Dung) (Thông Luận).
- Thu vàng xứ cờ hoa (Hiệu Minh).
- Aladin để tóc… đuôi sam! (LĐ).
- Nguyễn Đình Toán bày ảnh về Văn Cao (TTVH).
- Đến lượt điện ảnh nhắc nhở về bản quyền phim (TTVH). - Đạo diễn Trần Anh Hùng: Nghề chính của tôi là… chờ đợi (TT).
- Hiện tượng lạ của năm 2013: Bùng nổ phim tôn vinh người da màu (TTVH). - Điện ảnh Mexico dần lấy lại ánh hào quang xưa. - Phim tuổi mới lớn được yêu thích nhất.
- Ngỡ ngàng trước tranh vẽ chì màu đẹp như thật (DT). - Choáng với nghệ thuật từ mẫu khỏa thân (VNN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Sử dụng công nghệ điện tử trong dạy học: Cần lộ trình và sự cân nhắc kỹ lưỡng (ĐBND).
- Hà Tĩnh: Phụ huynh “hoảng loạn” vì nhà trường “loạn thu” (NB&CL). =>
- Sinh viên “chạy đua vũ trang” với mốt chụp ảnh kỷ yếu (DV).
- Bí quyết hòa nhập (NLĐ).
- Những câu chuyện có thật về thai giáo (Trần Văn Khê).
- Video: Xây dựng nông thôn mới – 9/11/2013: Những vấn đề đặt ra khi ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất (VTV).
- Quan tâm đến từng học sinh để duy trì sĩ số (GD&TĐ).
- Hoàng Hưng: Một tủ sách tâm lý học giáo dục cho công cuộc cải tổ lớn của giáo dục Việt Nam (Boxitvn).
- Học vì ngày mai (GD&TĐ).
- Thầy giáo xác nhận lời phê “xì tin” khiến dân mạng “sốt” (TTT/DV). - Đề Toán giải tích 12 ‘bá đạo’ xôn xao dân mạng (TP).
- Lấy vợ giáo viên (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Trường Sa Lớn bám trụ đến cùng trước bão Haiyan (NĐT). - Tiếp nhận tàu cá và 10 ngư dân bị nạn trên vùng biển Trường Sa (BP).
- Siêu bão Haiyan áp sát miền Trung VN (BBC). - Bão Haiyan vào VN sau khi tàn phá Philippines. -Phòng, chống siêu bão Hải Yến: Xử lý nghiêm tỉnh, thành chủ quan gây thiệt hại (TN). - Ảnh hưởng của siêu bão Hải Yến sẽ lan ra miền Bắc. - Siêu bão Hải Yến chưa đổ bộ đã có 2 người chết. - Quảng Nam: 2 người chết, 30 người bị thương (TT). - Siêu bão quét vào đảo Lý Sơn, dốc toàn lực ứng phó (VNN). -Chuyên gia quân sự chỉ cách sống sót khi siêu bão ập đến (TN).
- Ồ ạt di dời dân né bão Haiyan (TBKTSG). - Sơ tán khẩn cấp trên 680.000 người (NLĐ). - Nhiều hồ đập bị đe dọa khi bão đổ bộ. - Sản phụ miền Trung đua nhau sinh chạy bão (TT). – Video: Chương trình đặc biệt về siêu bão số 14 – Phần 1 (VTV). - Làng miền Trung trong mùa mưa bão. - Quảng Nam đào hầm tránh bão – 9/11/2013. - 100.000 người Việt Nam sơ tán tránh bão Haiyan (VNN).
<- Quảng Bình: Kè hàng chục tỉ bị “Hà bá” nuốt chửng (GĐ).
- Nhiều phòng khám tư nhân sai phạm (NLĐ).
- Bán vé tàu hỏa: Nhiều vi phạm (NLĐ).
- Gia đình phản ánh con gái bị chồng Trung Quốc đánh đập (TT).
- Lật xe khách, 5 người bị thương (NLĐ). - Xe tải lao xuống vực sâu 70m, lái và phụ xe thoát chết (TTXVN).
- Đắc Lắc: Hai học sinh chết đuối do bơi thuyền ra hồ chơi (LĐ).
- Một vụ thách nhau “huyết chiến” rùng rợn (TT).
- Philippines: hàng trăm người chết vì bão (BBC). – Ảnh: Bão Haiyan tàn phá miền trung Philippines, ít nhất 100 người chết (VOA). - Ước tính 1.200 người Philippines thiệt mạng vì siêu bão (VNN). - 1.200 người chết vì bão Haiyan ở Philippines (RFA). - Một thị trấn ở Philippines có tới 1.000 người chết vì bão Haiyan (TTXVN). - Philippines hoang tàn, thương vong la liệt (NLĐ).
- Trực thăng rơi ở Indonesia, 13 người thiệt mạng (TT).
- LHQ tịch thu ma túy viên, tinh thể lên đến mức kỷ lục ở châu Á (VOA).
- Giật mình ‘chợ tử thần’ ở Hà Nội (VNN).
- Tâm bão không đâm thẳng vào các tỉnh miền Trung (TN). - Ứng phó siêu bão như thời chiến (TN). - Cuộc chạy bão lớn nhất lịch sử (PLTP).
- Thảm khốc Haiyan: Hơn 1.200 người Philippines chết, thành phố thành bình địa (TT). - Quân đội xác nhận 100 người chết (PLTP).
- Mỹ lo “đảo rác” tấn công (PLVN).
- Xây khách sạn 80 cây vàng cho người vô gia cư ở (Dòng đời/Infonet).
- Tăng cường kiểm tra xử lý xe 2 bánh chạy điện (TN).
Cái xe nó tội tình gì mà phải bị “xử lý”? Có muốn “xử lý” thì trước
tiên hãy nhắm vào các cơ quan chức năng, kém trách nhiệm lẫn năng lực
quản lý, ban hành văn bản pháp luật, để rồi cứ chạy theo sau thực tế
cuộc sống để đối phó, làm khó cho dân, cho doanh nghiệp … Lại còn “bắt”
Thủ tướng phải ra chỉ thị nữa, nghe sao hài quá!
- Gió mạnh đang cày xới đảo Cù Lao Chàm (Tt). - Dân miền Trung đào hàng ngàn hầm tránh siêu bão(TT). - Hình ảnh Việt Nam chuẩn bị đón siêu bão trên báo Anh (GD&TĐ). - Nữ phóng viên tử nạn trên đường tác nghiệp về bão Haiyan (DT). - Bão Haiyan cách bờ 190km: 6 người chết, 3 người bị thương(TT). - Diễn biến mới nhất của bão số 14: 6 người chết, hơn 30 người bị thương (GDVN).
- Lý Sơn: Người dân vẫn ở lại điểm sơ tán (TP). - Thanh Hóa di dời gần 45.000 người tránh siêu bão (TP).
- Thoát siêu bão, dân miền Trung khăn gói về nhà (VNN). - Quảng Nam: Người dân tránh bão bắt đầu trở về nơi ở cũ (TP).
- Philippines: 10.000 người ở một tỉnh có thể đã thiệt mạng vì bão Haiyan (DT). - LHQ: Số người chết vì bão Haiyan ở Philippines còn tăng (TTXVN). - Người Philippines và nỗi ám ảnh kinh hoàng: Bất lực nhìn con chết trong bão (TTVH). - Những cảnh tượng kinh hoàng sau khi siêu bão Hải Yến đi qua (TN). - Những thảm cảnh sau siêu bão Hải Yến ở Philippines. - Philippines: Biển lửa nối tiếp biển nước sau bão Haiyan(LĐ). - Chỉ mong tìm được thi thể người thân sau siêu bão (TP).
QUỐC TẾ - Những chuyện kể từ Syria – Kỳ 2: Sống trong sợ hãi (TT). - Phe nổi dậy Syria chiếm lại được một căn cứ trọng yếu (VOA). - Phiến quân Syria phản công, chiếm lại căn cứ ở Aleppo (Tin tức). - Đối lập Syria họp tại Istanbul để cố thống nhất lập trường (RFI).
- Đàm phán hạt nhân Iran kéo dài thêm một ngày (RFI). - Anh, Pháp nói còn nhiều việc cần phải làm trong đàm phán hạt nhân với Iran (VOA). - Ngoại trưởng Kerry: Vẫn còn ‘cách biệt quan trọng’ trong đàm phán hạt nhân với Iran
- Điều tra viên Palestine: ‘Israel là nghi can duy nhất về cái chết của ông Arafat’ (VOA).
- Quân đội Afghanistan có hiệu qủa nhưng cần giúp đỡ (VOA).
- Mỹ điều tra 2 đô đốc nghi dính bê bối “đổi tình” lấy thông tin mật (TN). - Không xuất hiện ở Moscow, Snowden vẫn có tác động lớn trên thế giới (VOA). - Snowden “lừa” đồng nghiệp cũ để lấy tài liệu mật(KP).
- Tổng thống Obama vinh danh cựu chiến binh Hoa Kỳ (VOA).
- TT Obama xin lỗi lần nữa những trục trặc về bảo hiểm y tế (VOA). - TT Obama bị cáo buộc nói dối dân Mỹ về bảo hểm y tế. - Tổng thống Obama đang thất bại thảm hại? (VnM).
- Mỹ hứa đóng góp tài chính trở lại cho UNESCO (RFI).
- Mỹ “rửa tội” siêu tàu sân bay tối tân nhất (NLĐ). - Tuy giảm ngân sách, Mỹ vẫn sản xuất hàng không mẫu hạm thế hệ mới (RFI).
- Venezuela bắt giữ một phóng viên Mỹ (TN).
- Ukraina vẫn bế tắc về vụ Timochenko (RFI). =>
- Biên giới Thái Lan – Campuchia lại “nóng” trước ngày phán quyết (DV).
- Thượng viện Thái Lan họp về dự luật ân xá: Vì sao thất bại? (VOV). - Thái Lan hủy bỏ dự luật ân xá nếu bị Thượng viện bác (TTXVN). - Phe “Áo đỏ” Thái Lan dọa biểu tình (NLĐ). - Bên bờ khủng hoảng mới(ĐBND).
- Tranh chấp đền Preah Vihear : Tòa án Liên Hiệp Quốc sắp ra phán quyết (RFI).
- Lần đầu tiên Vatican trưng bày hài cốt Thánh Phêrô (RFI).
- Nga đề nghị “họp nháp” Hội nghị Geneve 2 về Syria (PLVN). - “Quân nổi dậy Syria giành lại Căn cứ 80 ở Aleppo” (TTXVN).
- Hi vọng cho thỏa thuận hạt nhân Iran (TT). - Đàm phán hạt nhân Iran: Có tiến triển, nhưng còn khác biệt (VOV). - Các nhà ngoại giao “vật lộn” cứu thỏa thuận hạt nhân Iran (PNTP). - Ngày 10-11, IAEA sẽ ký hiệp định khung với Iran (PLTP).
- Sức mạnh “bảo bối” của các tay súng thiện xạ Mỹ (VNN). - Người Mỹ lạc quan về nữ Tổng thống đầu tiên (ANTĐ).
13h45′:
- Syria: Quân chính phủ tấn công, quân nổi dậy thiệt hại nặng (KT). - Phe đối lập lưu vong Syria không tin tưởng Hội nghị Geneva 2 (VOV). - Video: Giao tranh ác liệt trên nóc nhà ở ngoại ô Damascus, Syria(GDVN). - Mỹ rút dần tàu chiến khỏi Đông Địa Trung Hải (PT).
- Mỹ-Trung giành giật bầu trời (SM).
- Mỹ: 34 năm ngồi tù oan (PT).
* RFA: Audio: Tối 08-11-2013
00:00
00:00
00:00
00:00
00:00
00:00
00:00
00:00
* VTV: + Chào buổi sáng – 09/11/2013; + Điểm báo sáng – 09/11/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 09/11/2013; + 360 độ Thể thao – 09/11/2013; + Tài chính tiêu dùng – 09/11/2013; + Bản tin chính buổi sáng – 9/11/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 08/11/2013; + Sự kiện và bình luận: Tinh thần thượng tôn pháp luật; + Thời sự 12h – 09/11/2013; + Thời sự 19h – 09/11/2013.
2099. TRUNG QUỐC: BONG BÓNG TRONG CHỦ NGHĨA BI QUAN
Thứ Năm, ngày 07/11/2013
(Tạp chí Economist)
Paul Krugman gần đây viết trên tờ New York Times’. “Chỉ mới đây chúng ta e ngại người Trung Quốc. Nhưng giờ đây chúng ta lo sợ cho họ”. Ông nằm trong số những nhà bình luận lỗi lạc dự đoán tai ương trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ba thước đo dường như thâu tóm những nỗi lo ngại của họ. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc còn 7,5% từ nhịp độ tăng trưởng hai con số trước đây của nước này. Tỷ lệ đầu tư vẫn ở mức cao một cách không bền vững, hơn 48% GDP. Trong khi đó, theo một số ước tính, tỷ số nợ – nghĩa là những thứ mà các doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ Trung Quốc nợ – đã tăng một cách báo động, lên tới 200% GDP.
Những mối quan ngại về con số đầu tiên đã được làm dịu bớt chút ít trong tháng 8/2013, khi mà Trung Quốc báo cáo những con số tích cực về thương mại và sản lượng công nghiệp (tăng 9,7% trong năm tính đến tháng 7). Tuy nhiên, bên dưới sự lên xuống mang tính chu kỳ, Trung Quốc rõ ràng đã nhìn thấy đà phát triển của họ đang chậm lại.
Chính năng lực sản xuất phối hợp của người lao động vốn và bí quyết sản xuất của Trung Quốc thiết lập tốc độ lớn nhất cho nền kinh tếquyết định xem nó có thể tăng trưởng nhanh như thế nào mà không có lạm phát. Nó cũng quyết định xem nền kinh tế phải tăng trưởng nhanh như thế nào nhằm tránh công suất dư thừa và sự tăng lên về số lượng người không có công việc. Những con số gần đây nhất cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng bền vững gần hơn với tốc độ phát triển hiện tại 7,5% của Trung Quốc so với tỷ lệ 10% mà nền kinh tế này từng tăng trưởng sục sôi.
Đối với nhiều nhà kinh tế học, sự giảm tốc mang tính cơ cấu này là không thể tránh khỏi và được hoan nghênh. Điều đó đánh dấu một sựtiến triển trong mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, khi nó thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nền kinh tế hàng đầu và chuyển nhiều nguồn tài nguyên của nước này sang các ngành dịch vụ hơn. Ngược lai đối với ông Krugman, sự giảm tốc nay là mối đe dọa tiêu diệt mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.
Ông lập luận rằng Trung Quốc đã không còn “những người nông dân dư thừa”. Dòng người Trung Quốc tràn từ vùng nông thôn vào các nhà máy và các thành phố trong quá khứ đã khiến tiền lương duy trì ở mức thấp và lợi nhuận từ vốn đầu tư ở mức cao. Dòng người nay đã chậm lại và trong một số trường hợp, đảo ngược. Vì vậy, Trung Quốc không còn tăng trưởng đơn giản bằng cách phân bổ vốn tới lao động mới đến từ các đồng ruộng. “Đầu tư rộng” giờ đây phải nhường đường cho “đầu tư sâu” (bổ sung thêm vốn cho mỗi một lao động cá nhân). Khi nó làm như vậy, đầu tư sẽ phải chịu “lợi nhuận suy giảm nhanh chóng” và “sụt giảm trầm trọng”. Và vì đầu tư là một nguồn cầu lớn như vậy – chiếm gần một nửa nhu cầu – một sự sụt giảm như vậy sẽ không thể bù đắp được. Trên thực tế, Trung Quốc sẽ đâm phải một “Vạn lý trường thành” (phép ẩn dụ này rõ ràng đến mức bạn có thể nhìn thấy nó từ trên không).
Vấn đề là liệu những mối quan ngại của ông Krugman có chính đáng. Ông đã đúng về việc Trung Quốc đang cạn kiệt lao động “dư thừa”. Vùng nông thông của Trung Quốc không còn quá dư thừa đến mức người dân có thể bỏ đi mà không bị nhận ra. Giờ đây khi họ đi, thị trường việc làm thắt chặt và tiền lương tăng ở những nơi họ bỏ lại phía sau. Để thu hút họ đi khỏi, tiền lương phải tăng ở những nơi mà họ tới.
Tuy nhiên Cai Fang thuộc Học viện Khoa học Xã hội của Trung Quốc tin rằng Trung Quốc cạn kiệt lao động nông thôn dư thừa ngay từ năm 2003. Nếu nền kinh tế này sắp sửa đâm vào một bức tường, thì nó đã xẩy ra như vậy từ một thập kỷ trước. Trên thực tế, nền kinh tế này từ đó đã có được tăng trưởng ngoạn mục. Có một thời gian, sự dịch chuyển của người lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ khôngphải là nguồn chính cho thành công của Trung Quốc. Louis Kujis thuộc Ngân hàng Hoàng gia Scotland nói rằng từ năm 1995 tới năm 2012, sự dịch chuyển này chỉ bổ sung thêm 1,4 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc. Thay vào đó, hầu hết tăng trưởng gần đây đến từ việc gia tăng năng suất của người lao động bên trong ngành công nghiệp, chứ không phải là đưa những người mới vào. Ông Krugman lo gại sự chấm dứt của một Trung Quốc kiểu mẫu đã diễn ra mà không có biểu hiện gì.
Ông và các nhà bình luận đáng kính khác, đặc biệt là Michael Pettis thuộc trường Đại học Bắc Kinh, chắc chắn đã đúng khi chỉ trích tỷlệ đầu tư cao của Trung Quốc, vì đó là cội nguồn của tính hiệu quả thấp. Đầu tư cần phải mở rộng năng lực của một nền kinh tế đáp ứng những nhưu cầu của người tiêu dùng hoặc các thị trường xuất khẩu của nó. Nhưng ở Trung Quốc ông Kragman lập luận, phần lớn chi tiêu đầu tư là vô ích: nó đơn giản là bổ sung cho năng lực của nền kinh tế nhằm mở rộng năng lực của chính nó.
Tuy nhiên đầu tư quá mức chưa phải là nguồn gốc của sự bất ổn, nhờ có một hệ thống dựa vào những người gửi tiết kiệm bất đắc dĩ. Do chính phủ đặt ra mức trần lãi suất dựa trên các khoản tiền gửi, nên các ngân hàng trả lãi thấp cho nhũng người gửi tiền và tính giá thấp đối với các tập đoàn đi vay – trên thực tế, là một gánh nặng cho những người tiết kiệm hộ gia đình và là một khoản trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước. Theo một báo cáo vào năm 2012 của li Houng Lee thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đồng tác giả, sự chuyển đổi từ các hộ gia đình sang những người đi vay lớn này hàng năm đã đạt mức trung bình 4% GDP trong giai đoạn 2001- 2011. Khoản trợ cấp cho phép các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các dự án mà thiếu no thì sẽ không tồn tại được. Các tác giả cho rằng tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc đáng ra phải gần mức 40% hơn là 48%. Nhưng sự bóp méo có thể được kéo dài trong khi những người gửi tiền tiếp tục cấp vốn cho nó – và cũng do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các dòng vốn ra, họ hầu như không có lựa chọn.
Rõ ràng là Trung Quốc nên hạ thấp tỷ lệ đầu tư của mình. Nhưng ông Krugman và những người khác nói rằng một tỷ lệ đầu tư thấp hơn có thể đẩy nhanh sự sụp đổ. Mối quan ngại của họ lặp lại một mô hình tăng trưởng có từ 70 năm nay do Roy Harrod và Evsey Domar nghĩ ra, trong đó nền kinh tế được cân bằng một cách mong manh giữa bùng nổ và vỡ nợ.
Mô hình này thừa nhận rằng đầu tư đóng vai trò kép trong một nền kinh tế. Như Martin Wolf của tạp chí Financial Times đã gọi, nó vừa là “nguồn năng lực bổ sung” vừa là “nguồn cầu”. Đôi khi hai vai trò này hoạt động tại những mục đích chồng chéo nhau. Nếu tăng trưởng chậm thì khi đó nền kinh tế sẽ không cần thiết phải bổ sung thêm nhiều năng lực như vậy. Điều đó ngụ ý đầu tư ít hơn. Nhưng bởi vì chi tiêu đầu tư là nguồn cầu, đầu tư ít hơn cũng hàm ý rằng ít nhu cầu hơn, tăng trưởng sẽ tiếp tục suy giảm hơn nữa. Trong khi tránh năng lực dư thừa, nền kinh tế cuối cùng đi đến việc tạo ra nhiều năng lực hơn.
Nhưng mô hình này phù hợp với Trung Quốc tới mức độ nào? Đất nước này có cả một trong những tỷ lệ đầu tư cao nhất thế giới lẫn một trong những mức tăng trưởng ổn định nhất trên thế giới. Điều đó có lẽ bởi đầu tư một phần được chính phủ điều khiển, mà khuyến khích chi tiêu vốn nhiều hơn trong khi các nguồn cầu khác đang yếu kém, và ngược lại. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước và các phương tiện đầu tư địa phương-chính phủ của Trung Quốc có thể không phân bổ vốn đúng chỗ. Nhưng ít nhất là họ huy động nó vào đúng thời điểm.
Quả thực, tính không hiệu quả trong đầu tư của Trung Quốc có thể là một lý do tại sao nó sẽ không tạo ra sự bất ổn lớn. Ông Lee và các đồng tác giả chỉ ra rằng giờ đây Trung Quốc đòi hỏi đầu tư cao hơn bao giờ hết nhằm tạo ra mức tăng trưởng tương tự (tỷ suất vốn-sản lượng tăng thêm của nước này, như các nhà kinh tế học gọi nó, đang gia tăng). Nhưng một hệ quả là tỷ lệ đầu tư tương tự thì nhất quán với mức tăng trưởng đang chậm lại của Trung Quốc.
Những người bi quan lo lắng rằng tăng trưởng chậm hơn sẽ ít đòi hỏi đầu vào năng lực hơn, điều mà đến lượt nó sẽ làm suy giảm cầu. Nhưng nếu nguyên nhân của tăng trưởng chậm hơn là sự suy giảm tính hiệu quả đầu tư, thì tăng trưởng chậm hơn sẽ chỉ đòi hỏi chùng đó, chính xác là bởi nó đem lại ít lợi nhuận hơn.
Những người chỉ trích đầu tư cao của Trung Quốc không chỉ lo lắng về năng lực dư thừa nó tạo ra, mà còn về những khoản nợ nó để lại phía sau. Trung Quốc nói chung thịnh vượng: tỷ lệ tiết kiệm của nước này thậm chí còn cao hơn tỷ lệ đầu tư của nó. Nhưng những người gửi tiết kiệm và các nhà đầu tư thường không giống nhau. Đứng giữa họ là hệ thống tài chính của Trung Quốc mà đang chuyển vô số nguồn lực từ nhóm thứ nhất sang nhóm thứ hai. Theo Goldman Sachs, các khoản nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc lên tới 142% GDP trong năm trước và những phương tiện đầu tư được các chính phủ địa phương bảo trợ có các khoản nợ trị giá 22,5% nữa. Mặc dù không thể tính toán một cách chính xác, nhưng các khoản nợ xấu có thể lên tới mức tương đương 1/4 GDP của nước này.
Những đường ống lớn trong hệ thống tài chính
Một sự bùng nổ tín dụng tương tự đã diễn ra trước cuộc khủng hoảng của Mỹ vào năm 2008, và cuộc khủng hoảng của Nhật Bản vào đầu những năm 1990. Vì vậy, đó là điều tự nhiên khi lo sợ rằng Trung Quốc sẽ chịu số phận tương tự. Nhưng việc xem xét kỹ lưỡng hơn những gì họ đã trải qua trong hai cuộc khủng hoảng cho thấy rằng Trung Quốc không chắc lặp lại điều này.
Các nhà kinh tế học đôi khi chia những tai ương của Mỹ thành hai giai đoạn: đầu tiên là vỡ nợ nhà đất và sau đó là cú sốc Lehman. Giá nhà của Mỹ bắt đầu giảm ngay từ năm 2006, gây thiệt hại tới sự giầu có của hộ gia đình. Việc xây dựng nhà cửa giảm tốc nhanh chóng, đặt gánh nặng lên tăng trưởng, và nhiều công việc xây dựng biến mất. Nhưng trong 2 năm, ngân hàng trung ương Mỹ - Ngân hàng dự trữ liên bang, có khả năng bù đắp phần lớn thiệt hại đối với tăng trưởng, trong khi thất nghiệp chỉ tăng một cách khiêm tốn.
Tất cả những điều đó đã thay đổi vào tháng 9/2008, khi Lehman Brothers phá sản, gây ra sự hoảng loạn tài chính sâu sắc. Không ai biết được những thiệt hại từ những vụ vỡ nợ thế chấp có thể lớn đến mức nào, cũng như không biết cuối cùng ai sẽ phải gánh chịu chúng. Các chủ nợ, các cổ đông, các nhà sáng lập thị trường và các thương nhân, tất cả đều vội vã nhằm đảm bảo rằng họ không phải là những người đó, bằng cách thu hẹp giới hạn tín dụng, đòi hỏi thế chấp và bán hạ giá chứng khoán của họ.
Theo nhiều cách, việc họ vội vã lao đi tìm các lối thoát đã tỏ ra gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung nhiều hơn so với mối nguy hiểm mà họ đang tìm cách thoát khỏi. Sau cú sốc Lehman, một số có thể xử lý được các vụ mất khả năng thanh toán thế chấp đã trở thành một vấn đề thảm họa về khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Các sai sót về việc cho vay trong quá khứ đã làm tê liệt cung tài chính ở hiện tại.
Trung Quốc có thể sẽ trải qua điều gì đó giống như giai đoạn đầu giảm tốc của Mỹ, nhưng nước này chắc sẽ tránh được giai đoạn thứ hai. Nước này sẽ không cho phép bất kỳ trung gian tài chính lớn nào của mình phá sản. Các nhà đầu tư có thể ngừng việc mua các sản phẩm quản lý của cải (WMP) mà giúp cấp vốn cho cái gọi là hệ thống ngân hàng ngầm. Nhưng ở Trung Quốc hoạt động ngân hàng ngầm là nguồn tài chính nhỏ hơn so với ở Mỹ. Và nếu các nhà đầu tư ngừng việc mua các WMP, họ có khả năng chuyển sang các khoản tiền gửi ngân hàng truyền thống thay vào đó. Như vậy các ngân hàng hẳn sẽ có khả năng chống cự với kiểu hạn chế tín dụng mà đã làm tê liệt nền kinh tế Mỹ. Và thậm chí sau đó chính phủ có nhiều cơ hội hơn, nếu cần thiết, cho kích thích tiền tệ và tài chính.
Một số nhà kinh tế học lập luận rằng những nỗ lực nhằm duy trì cầu sẽ tỏ ra lạc hướng. Một sự bùng nổ không bền vững sẽ bỏ mặc người lao động bị kẹt trong những công việc không phù hợp, gây ra một sự phá sản đau đớn trở nên cần thiết để phân bổ lại chúng. Nhưng việc tái cơ cấu không phải chỉ diễn ra trong tình trạng suy thoái. Ngay cả trong một nền kinh tế tăng trưởng đều đặn, nhiều biến động đang diễn ra dưới bề mặt, khi người ta được tuyển dụng và bị sa thải, và khi họ tự ý nhẩy việc. Cũng như các vụ phá sản đẩy những người lao động ra khỏi các ngành công nghiệp đang xuống dốc và lâm vào tình cảnh thất nghiệp, thì những sự bùng nổ lại kéo họ ra khỏi những ngành công nghiệp ở “lúc xế chiều” và đẩy họ vào những ngành công nghiệp đang lên.
Trung Quốc không còn xa lạ gì với việc tái cơ cấu kinh tế. Trong suốt thập kỷ trước, số lượng người lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ một nửa xuống còn khoảng một phần ba. Xuất khâu đã giảm từ 38% GDP vào năm 2007 xuống còn 26% vào năm 2012, trong khi các ngành dịch vụ giờ đây đóng góp cho nền kinh tế nhiều như ngành công nghiệp. Và sự cải tổ đáng kể về công ăn việc làm và sản xuất này diễn ra trong một nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức khoảng 10% một năm. Dường như nền kinh tế Trung Quốc có thể tiến triển và mở rộng cùng lúc./.
TOÀ XỬ SAI, AI XỬ TOÀ ?
Nhân ngày đầu tiên “NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11”
* BÙI VĂN BỒNG
Trong chuyên mục ‘Blog 24/7’ của báo Dân trí điện tù ngày 5/11 mới đây có bài "Chân lý mù mờ
nhưng trời xanh có mắt” của tác giả Lê Chân Nhân: Trong chuyên mục ‘Blog 24/7’ của báo Dân trí điện tù ngày 5/11 mới đây có bài "Chân lý mù mờ nhưng trời xanh có mắt” của tác giả Lê Chân Nhân:
>10 năm trước, Nguyễn Thanh Chấn bị bắt tạm giam
vì tội danh giết người. Nạn nhân là người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hoan ở xã Nghĩa
Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị nhiều vết thương, mất máu dẫn đến tử
vong, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thanh Chấn là hung thủ.
Năm 2004, các phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc
Giang và TANDTC đều tuyên bị cáo tội giết người và chịu hình phạt chung thân.
Mọi
lời kêu oan của Nguyễn Thanh Chấn đều vô nghĩa. Công lý mù lòa trước một công
dân.
> Án oan sai và nghiệp vụ đỉnh cao
> Án oan sai và nghiệp vụ đỉnh cao
Hãy hình dung, một tù nhân bị bản án chung thân vì tội
giết người phải chịu nỗi oan suốt 10 năm. Với ngần ấy thời gian, bốn bức tường
trại giam đủ sức giết chết mọi ý chí và sức khỏe của con người. Khó ai đủ sức
để chịu đựng điều này, nếu không tự sát thì cũng bị tâm thần.
Nguyễn Thanh Chấn đã bị tước đoạt 10 năm của một đời
người, khoảng thời gian ở độ tuổi sung sức (từ 42 – 52 tuổi), độ tuổi chín muồi
để làm việc, xây dựng cuộc sống cho riêng mình và gia đình. Nhưng thời gian đó
ông phải gặm nhấm nỗi đau khổ vì oan khuất trong song sắt nhà tù. Có tội ác nào
hơn tội ác gây ra oan sai cho người vô tội?
Mà có phải một mình ông Chấn bị hủy hoại cuộc đời đâu,
từ ngày ông bị kết án chung thân vì tội giết người, bốn đứa con của ông phải bỏ
học vì không chịu nổi áp lực của dư luận. Các cháu không thể đến trường khi bị
bạn bè dè bỉu là con của kẻ giết người. Trái tim của các cháu mách bảo rằng cha
mình bị oan, cha mình không thể là kẻ giết người. Nhưng trái tim của các em
không là gì so với các tòa án uy nghi với các vị thẩm phán mũ cao áo
dài, học rộng hiểu nhiều, cho nên niềm hy vọng trong trái tim đó hoàn toàn bị
đóng cửa.
Người vợ của ông Chấn, biết chồng bị oan nên gõ cửa
kêu cứu suốt 8 năm dằng dặc, đủ để tuyệt vọng và trở thành bệnh nhân tâm thần.
Sức chịu đựng của người phụ nữ có hạn, bà không gánh nỗi một thân nuôi chồng tù
tội, nuôi bốn đứa con, và càng không đủ sức gánh vác nỗi oan khiên cao thấu
trời xanh này. Còn nữa, miệng tiếng cuộc đời đã đánh gục bà trước khi chồng bà
được giải oan.
Và ngày đó đã đến – công lý mù lòa nhưng trời xanh có
mắt – ngày 25.10.2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện
hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan mười năm trước để cướp tài sản.
Ngày 4.11, VKSNDTC đã công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm
nhân Nguyễn Thanh Chấn
Cho
nên, đất nước cần có nhiều người chấp pháp phẩm hạnh cao quý, tinh thông pháp
luật để hạn chế những nỗi đau, những mất mát, những oan khiên do án oan sai gây
ra…
Bạn đọc Nguyễn Hữu Bình: “Thật là oan nghiệt! Theo tôi
nên xử tử hình những người đã xử tù ông Chấn, như thế mới là công bằng và răn
đe những người làm sai pháp luật - kể cả họ là những người đại diện pháp luật.
Không thể chỉ là đền bù tiền bạc, vật chất được, về nối đau tâm hồn, sự tủi
nhục của 10 năm ròng rã của cả gia đình ai đền?”. Bạn đọc Phạm Văn Nghị: “Thật
là đau khổ cho người dân bị những người được nhân dân giao cho trọng trách thực
thi pháp luật của nước ta. Giam cầm một người dân vô tội những 10 năm trời mới
được tha. Cần phải nghiêm trị những kẻ làm liều ép cung người vô tội rồi để đưa
họ vào tù. Yêu cầu phải bồi thường thỏa đáng cho người vô tội và gia đình họ
mới an lòng dân được. Thật là chua xót cho gia đình anh chấn. Cần phải nghiêm
trị những người được nhân dân giao cho cái quyền phán quyết kia. vì làm bậy bạ
mà dẫn đến một con người vô tội phải ngồi tù 10 năm trời. cần phải bồi thường
thỏa đáng về vật chất và tinh thần cho người oan sai và gia đình họ”. Bạn Lam
Giang: “Mọi việc đều xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là: "CON NGƯỜI".
Con người tốt thì xã hội tốt lên, con người xấu thì xã hội xấu đi. Người thi
hành pháp luật mà trình độ yếu kém, phẩm chất đạo đức suy đồi, vì đồng tiền vùi
dập công lý, thái độ vô cảm,…, mù lòa trước công lý, giữ các chức vụ có thẩm
quyền định đoạt số phận của người khác thì còn biết bao nhiêu số phận tương tự
sẽ xẩy ra. Mong rằng Đảng và Nhà nước kịp thời chấn chỉnh hoạt động của bộ máy
công quyền để không xảy ra nhũng vụ án oan sai như vậy nữa!”. Một bạn đọc
khác viết: “Đúng là những mất mát mà bản thân và gia đình Ông Chấn phải gánh
chịu hậu quả là quá lớn mà không gì có thể bù đắp được. Vì sao mà ông Chấn bị
oan? Ai là người gây ra nổi oan cho ông Chấn, và họ có phải chịu hậu quả do
trình độ nghiệp vụ của họ gây ra nổi oan cho ông Chấn khi mà ông Chấn được giải
oan không?”. Bạn Nguyễn Văn Quốc viết: “Rất đau lòng cho những đau thương và
mất mát không những cho anh Chấn mà cả gia đình anh cùng phải gánh chịu nỗi đau
của bản án oan sai này! Đây là bài học mà cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm
sát và các vị quan tòa cần phải học và nhớ đời, khắc ghi trong tim, trong cốt
của mình để thực thi pháp luật sao cho đúng người, đúng tội. Vật chất bị thiệt
hại có thể đền bù được, nhưng về mặt giá trị tinh thần của bao nhiêu con người
trong gia đình ấy các ông, các bà không thể nào bù đắp được cho hết cả cuộc
đời. Hãy luận tội các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đã lập nên hồ sơ ngày
ấy để buộc Ông Chấn phải chịu án tù chung thân và đã ngồi tù trong suốt 10 năm? Hãy
xem xét nguyên nhân từ đâu, vì nhận tiền hối lộ hay vì động cơ cá nhân nào khác
để ngụy tạo nên chứng cứ hồ sơ và buộc ông Chấn phải ngồi tù, gia đình ông đã
phải gánh chịu bao nhiêu đau khổ, mất mát khác nữa, ai bồi thường và bồi thường
bao nhiêu cho đủ?” …
Bức xúc về vụ oan ấn đau lòng này, bạn đọc Lê
Thắng viết: “Oan khuất ở nước ta chắc chắn đang còn nhiều khi công lý bị
mù lòa. Nhiều người vô tội đã bị tù tội, thậm chí có người đã chết mà không
được giải oan. Trường hợp của anh Chấn là hy hữu thôi. Mong rằng từ nay trở đi
đừng có ai như thế nữa. Nếu có đơn kêu oan thì chắc chắn phải điều tra lại.
Pháp luật nên quy định người thi hành pháp luật phải chịu trách nhiệm vật chất
nếu vụ việc bị oan sai cụ thể cho từng hành vi, đối tượng. Cứ kiểu này lấy
tiền của dân đi trả cho những việc làm sai của các quan công lý là không chấp
nhận được”.
Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Nhà nước phải bỏ tiền ra để bồi thường oan sai,
nhưng có thể bồi thường 10 năm của một kiếp người trong tù tội được không? Có
thể bồi thường cuộc đời của bốn đứa trẻ phải thất học và bị tổn thương tâm lý
cho đến suốt đời được không? Có thể bồi thường lại sức khỏe của người phụ nữ bị
mắc bệnh tâm thần là vợ ông Chấn được không?" Bài viết hay quá, xúc động
quá! Sự oan sai của anh Chấn là cả một tập thể yếu kém về điều tra pháp lý nên
đã buộc tội một công dân lương thiện phải ngồi tù 10 năm tù. Giả sử nếu kẻ giết
người chưa đầu thú thì án của anh sẽ còn đến bao giờ??? Ai rồi cũng về già, tôi
nghĩ rồi họ cũng phải suy nghĩ sám hối vì những điều chính họ gây ra cho gia
đình anh Chấn? Những người điều tra, thụ lý vụ án và xư án sai như vậy có phải
phạm pháp không? Vì đã đẩy một gia đình vào tình trạng bi đát như vậy. Họ
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và coi như một tội phạm: Vi phạm thân thể
con người, vi phạm quyền con người... Toà án NDTC, Viện kiểm sát NDTC nên truy
tố những người trước đây đã thụ án và phán quyết sai để làm gương cho những
người khác.
Đúng
thế, như yêu cầu của nhiều bạn đọc: Chuyện tòa án xử sai, làm mất danh dự, mất
tự do của người ta hơn 10 năm vậy, giờ bù đắp sao đây? Chuyện tòa xử án còn
nhiều vấn đề,..., người dân có tội tòa xử, vậy tòa sai, ai xử? ...
Để tránh đến mức thấp nhất nguy cơ xuất hiện những
trường hợp như vậy, nền tư pháp của Việt Nam cần phải có những thay đổi căn bản
như đã nói ở trên, trước hết là phải cảm nhận được những phận người đằng sau
mỗi dòng hồ sơ án. Cải cách tư pháp, cải cách pháp luật hay cải cách gì nữa mà
vẫn để vị đắng chát đó đọng lại trên những gương mặt khắc khổ, đau đớn của mỗi
phận người như trường hợp của ông Chấn thì những cuộc cải cách như vậy vẫn chưa
thể gọi là thành công.
Sau 10 năm thụ án oan, người tù ở Bắc Giang được tự do
về với mái ấm đã tan tác sau những chuỗi ngày lao lý. Còn biết bao thân phận
con người đã và có thể sẽ bị dập vùi bởi những án oan được tuyên sai nghiệt
ngã. Bất công và tai họa giáng xuống gia đình ông Chấn cũng có nguy cơ xảy đến
với bất kỳ ai trong xã hội này. Vì vậy, muốn tránh những tai họa ấy, chúng ta
cần phải làm gì?
Nên đưa ra danh sách những điều tra viên, công tố
viên, tham gia trực tiếp và gián tiếp điều tra, xét xử vụ án đó để nhân dân
thấy mặt. Như đề xuất của bạn đọc Lê Oanh: “Cần phải cho đi tù những kẻ đã kết
án sai cho ông Chấn. Pháp luật phải nghiêm minh với tất cả mọi người. Người thi
hành luật pháp sai thì cũng phải chịu tội như những người dân thường. Không thể
cứ im ỉm rồi cho qua được. Bồi thường, xin lỗi công khai người bị hại là chuyện
đương nhiên phải làm. Ngoài ra phải có chính sách với con em họ để phần nào bù
đắp những oan sai mà nhà nước đã gây ra với gia đình họ”.
Xử oan sai, làm thiệt hại đến đời sống và danh dự của
người khác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải bị nghiêm trị. Tại sao
không? Chẳng lẽ nhà nước chỉ bỏ ra ít tiền bồi thường là coi như đó là “xong vụ
việc? Là công bằng và công lý? Những cán bộ, công chức đại
diện nhà nước điều tra, thẩm định, xét xử các vụ án, dù bất cứ lý do gì mà vô
trách nhiệm hoặc cố tình làm sai pháp luật, vùi dập công lý, bẻ cong sự thật,
vu tội, vu khống, đẩy người vô tội vào các hình phạt, tù tội, thậm chí xử tử
hình, cần phải có pháp luật trừng trị, tại sao không?
BVB LẤY LÀM TIẾC...CHO TRẺ EM UỐNG SỮA VỚI THUỐC TRÁNH THAI.... (những bình luận lai rai....)
Điều đáng tiếc nhất chính là phát biểu của lãnh đạo công an tỉnh Bắc Giang về vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn khi cho rằng "lấy làm tiếc". Cái kiểu nói " tôi rất lấy làm tiếc", "thật đáng tiếc" là thuật dùng từ của ngoại giao thôi, còn ở trường hợp này, đáng ra, chính những người của ngành công an Bắc Giang cần phải nhìn xoáy vào "tâm bão" vụ án ngang ngược và "giẻ rách" nhất về nghiệp vụ
làm án để nói với nhân dân một cách chân thành về sai phạm của mình, về sự thiếu trách nhiệm và chắc chắn cả phần ngu ngốc trong điều tra của ngành mình chứ không thể " lấy làm tiếc" được. Và từ Viện kiểm sát tối cao trở xuống, khi người ta bày ra việc xử tái thẩm là cách theo đánh giá của chuyên gia luật, thì đó là cách giúp nhau né trách nhiệm. Tới lúc cái vụ việc nó bục một phát làm choáng váng cả xã hội thế này mà vẫn ngồi với nhau cốt để giúp nhau né trách nhiệm thì đừng có bàn nhiều về cải cách tư pháp tư phiếc mất thời gian, hãy cải cách cái tâm, cái chí, cái đầu của anh đi đã. Phải khởi tố ngay lập tức những ai đã gây ra án oan này, khởi tố vụ án này, rồi xem xét cá nhân tiếp tục khởi tố bị can. Phải như rứa, không chỉ là vụ ông Chấn, mà nhân đây, làm gương cho nhiều vụ khác, khởi tố vụ gây ra án oan cũng là khởi tố cái thói làm việc thiếu trách nhiệm, áp đặt, duy ý chí và chà đạp luật pháp đang có nguy cơ lây lan ở nhiều cấp, nhiều ngành. Rứa đó.
Sáng 8/11, Đội 6 thuộc Cảnh sát Môi trường Công an TP. Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 1, số 16 và Công an P. Hàng Buồm tiến hành kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu, hươn liệu dùng trong chế biến thức phẩm tại khu phố cổ này. “Về mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em đều không rõ nguồn gốc, được đóng trong các túi nhỏ bày bán trên thị trường, nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe rất cao và thường đã hết hạn sử dụng. Người kinh doanh còn đưa cả thuốc dùng để tránh thai trộn vào với sữa bột nhằm giúp trẻ tăng cân nhanh hơn do trong thuốc tránh thai có thành phần các chất gây tích nước cho cơ thể”...Nếu việc kiểm tra, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, quản lý sản xuất không chặt chẽ, buông lõng như lâu nay thì không chỉ sữa trẻ con bị trộn thuốc tránh thai như vừa bị phát hiện, mà còn nhiều thứ nữa trộn với nhau dưới bàn tay vô nhân tính và những kẻ hở hoặc mềm yếu của pháp luật.
Điều đáng ghi nhận hôm nay nhất là ý thức phòng chống bão 14 của cán bộ, nhân dân nhiều tỉnh thành. Và phải công nhận, nhờ ý thức đó mà thiệt hại giảm đi rất lớn. Nhưng lại phải nói rằng, sau bão, lũ, công tác cứu trợ của một seri các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tỉnh, huyện, xã là vô cùng chậm chạp. Đau nhất là tiền trong tay, hàng trong tay mà cứ như gà mắc tóc, kiểm mãi, báo mãi, cáo mãi, thống mãi, kê mãi mà tiền và hàng cứu trợ về nhân dân vô cùng ít ỏi, ít và chậm chạp. Có lẽ phải trao nhiệm vụ cứu trợ cho lực lượng nào đó mạnh hơn, nhanh hơn, dứt khoát hơn chứ cứu trợ vẫn theo cách hành chính thế này thì cả tháng sau bão lũ hàng, tiền mới đủng đỉnh về, mà lại về tới nơi thì chia bình quân ra hết, ai cũng phải có, nhà nào cũng phải có một tí, với cái lý của nhà nước, nhà ông có, nhà tôi không thể không có....Mà nếu chia bình quân như thế thì cả ngàn tấn gạo cũng như muối bỏ bể mà thôi. Có gia đình cầm gói mỳ tôm về cho cả nhà ăn qua bữa đói, nhưng sẽ có nhiều gia đình cầm gói mỳ cười phớ lớ và vứt vào một góc. Rứa đó.
-------------------
Các cháu sẽ khóc nữa khi bão lại sắp vào, và lũ, và lũ quét, và những trang chữ thân yêu của các cháu bị nhàu nát trong bùn. Trong cái hậu quả tàn ác của thiên tai, chắc chắn có đóng góp của nhân tai, với thói khai thác tài nguyên chụp giật, với việc bảo vệ " lợi ích nhóm" ở các công trình thủy điện, với mê man những công trình hạ tầng thi công ẩu, tham nhũng đã cộng vào thêm với sự phá hoại của thiên tai gây tai họa cho nhân dân.
Thư giãn cuối tuần: MẸ EM SINH RA EM KHI MẸ 8 TUỔI, BỐ 12 TUỔI
Đáng lẽ các giáo sư soạn sách giáo khoa phải hỏi:
- Mẹ em sinh ra em khi mẹ bao nhiêu tuổi? Và khi ấy bố em bao nhiêu tuổi?
Các bác cho biết đây là SGK do Giáo sư nào soạn vậy, để Tễu nọc ra đánh cho mấy roi vào đít!
Tiên sư bố mày, bố không biết chữ thì làm sao ghi được là "Không biết chữ" !?
Pa nô ở trường Đại học Hà Nội - nơi Trung cộng đặt Học viện Khổng Tử
Không chỉ phá án rất nhanh…
VnExpress.net:“So sánh với quốc tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”.Đinh Tấn Lực:
Không chỉ phá án rất nhanh,
Chúng nó phá mọi thứ rất nhanh, kể cả nhân phẩm và tính người.
Luật sư Trần Đình Triển: Oan cũng nhiều, sai lại càng nhiều
Nhân
Lễ công bố ngày “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (9/11), Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần
Đình Triển một số vấn đề liên quan đến việc xử án oan, sai, cũng như xây
dựng và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Vp Luật sư Vì Dân (đoàn Luật sư Tp. Hà Nội)
Nhiều quy định triệt tiêu hiệu lực của nhau
PV:
Hoạt động xây dựng pháp luật của chúng ta thời gian qua đã đạt những
kết quả to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều điểm bất cập.
Ông có nhận xét gì về điều này?
- Ngày Pháp luật Việt Nam là cơ hội tốt để chúng ta nhìn lại và đánh giá chặng đường xây dựng pháp luật Việt Nam.
Kể
từ sau khi giành độc lập năm 1945, Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch luôn
quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Và cho đến nay, trải qua nhiều
giai đoạn phát triển đất nước, pháp luật Việt Nam đã điều chỉnh được mối
quan hệ đặc thù của từng thời kỳ.
Tôi
đánh giá cao pháp luật hình sự nước ta, đó là hệ thống hợp lý và ổn
định nhất, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Tuy
nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là đội ngũ cán bộ chưa đủ trình
độ để theo kịp công việc và thực tiễn thay đổi của xã hội.
Có
thể ví dụ, những năm 90 là sự đổ vỡ hệ thống tín dụng, rồi cách đây 5-
6 năm là thị trường chứng khoán chứng kiến sự biến động chóng mặt, hay
thời điểm này là thị trường bất động sản.
Điều
này một phần phụ thuộc vào tình hình thế giới nói chung, nhưng rõ ràng
chúng ta chưa có sự nhạy cảm, để kịp thời bổ sung văn bản pháp luật phù
hợp với tình hình thực tiễn. Do đó đã gây ra hậu quả kinh tế, xã hội
không nhỏ.
Như vậy, đòi hỏi các
nhà làm luật phải căn cứ vào các điều kiện kinh tế, xã hội, đi từ thực
tiễn để rút ra những vấn đề có tính quy luật để kịp thời điều chỉnh, bổ
sung.
Lâu nay chúng ta tồn tại
nhiều văn bản pháp lý mâu thuẫn với nhau, chưa tổng kết đúng thực tiễn,
hôm nay làm, ngày mai có thể đã lạc hậu.
Nhiều
quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, triệt tiêu hiệu lực của nhau. Không
ít quy định mới chỉ dừng ở việc phản ánh lợi ích cục bộ của ngành, của
nhóm lợi ích mà chưa mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội. Tính ổn định,
tính minh bạch (rõ ràng), tính dễ tiên liệu của các quy định pháp luật
còn hạn chế
Nói gọn lại, chất
lượng của pháp luật - sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật, về
nhiều mặt, chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường
mở cửa, hội nhập, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, chưa đạt được các “chuẩn” của hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuyên truyền pháp luật lâu nay bị lãng quên
PV:
Một ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam là tuyên truyền, phổ biến pháp
luật đến mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội, góp phần quan trọng tạo
nên sự vững bền của kỷ cương, phép nước. Phải chăng, thời gian qua dường
như việc này chưa được chú trọng đúng mức?
-
Đúng vậy. Trong Hiến pháp đã viết và khẩu hiệu chúng ta đã nói: Sống và
làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Mà muốn làm việc theo pháp luật
thì trước hết thì phải nắm được, hiểu được pháp luật.
Tủ sách pháp luật rất nhiều nơi chỉ để trưng bày, không phát huy hiệu quả
Tuy
nhiên, lâu nay việc tuyên truyền pháp luật của chúng ta bị lãng quên.
Nếu pháp luật chỉ nằm trên sách vở, hay chỉ những người làm luật biết mà
người dân không biết thì đó là thiếu sót lớn.
Mặc
dù đã có những chương trình phổ biến kiến thức pháp luật, đưa sách vở
về pháp luật về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.... nhưng thực sự vẫn rất
kém hiệu quả, thậm chí chỉ mang tính hình thức.
Bởi
lẽ, những đơn vị in tài liệu, sách liên quan đến pháp luật thì không đủ
kinh phí làm, hạch toán toàn lỗ. Người dân không có nơi để đọc, hoặc có
nơi đọc thì cũng chỉ là những tài liệu cũ, không cập nhật. Cũng chẳng
ai giảng dạy, giải thích cho họ về pháp luật, nên thậm chí có đọc cũng
khó mà hiểu được.
Các luật liên
quan đến quyền lợi thiết thực của người dân như đất đai, thuế khóa, hộ
khẩu... không được phổ biến. Đấy là chưa nói đến việc muốn người dân
hiểu luật, còn cần kết hợp với hình thức tuyên truyền sinh động, dễ
hiểu, dễ nhớ, chứ không phải chỉ là chuyện phát miễn phí những văn bản
khô cứng.
Mạnh ai nấy làm
PV: Tuyên truyền đã vậy, còn vấn đề tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật ra sao, thưa luật sư?
-
Chúng ta đã chứng kiến nhiều khi có đạo luật ra đời hàng năm trời
nhưng lại chưa có giá trị trên thực tế, bởi cứ phải chờ Nghị định, Thông
tư hướng dẫn. Hoặc giữa luật và các văn bản hướng dẫn lại mâu thuẫn,
không trùng khớp, vướng cho tổ chức thực hiện
Vấn đề này lâu nay đã bàn rất nhiều, nói rất nhiều nhưng vẫn tồn tại.
Việc
đưa luật vào triển khai trong cuộc sống đòi hỏi sự đồng bộ giữa các ban
ngành nhưng lâu nay vẫn mạnh ai nấy làm, không có kế hoạch chung. Ví
dụ, văn bản về vấn đề tài chính, tiền tệ, ngân hàng thì chỉ cán bộ ngân
hàng biết, người ngoài lĩnh vực khác không biết. Hay xuất nhập khẩu thì
hầu như chỉ có bộ ngành công thương biết. Như vậy, văn bản pháp luật lại
mang tính đơn lẻ, theo từng ngành, chứ không phổ biến chung, ngành nào
biết ngành đó, thì nói gì đến người dân biết.
Do đó, việc vi phạm pháp luật do không nắm được luật, chưa nói đến hiểu luật đã và đang xảy ra.
PV:
Có một thực tế là một doanh nghiệp, không dưới 1 đơn vị có thể vào kiểm
tra được từ: công an, thanh tra thuế, thanh tra chuyên ngành... Đây có
phải là sự chồng chéo?
-
Đúng vậy. Rất nhiều cơ quan có thể vào doanh nghiệp kiểm tra, nhưng
không cơ quan nào chịu trách nhiệm. Thế mới lạ! Đó là cái tồn tại. Đó là
sự trùng dẫm.
Đáng nói nữa là, trong ý thức người thực thi pháp luật là ý thức người có quyền chứ không phải là người đi xử lý theo pháp luật.
Do
đó mới xảy ra chuyện, cùng vụ việc, nơi này thì bảo khởi tố vụ án, nơi
kia thì bảo xử lý hành chính, nơi này thì thu giấy phép, nơi khác thì
không thu...cho nên tạo sự bất bình đẳng trong việc thực thi pháp luật.
Oan cũng nhiều, mà sai lại càng nhiều
PV:
Vì người thi hành pháp luật lại mang ý thức của người có quyền nên mới
xảy ra nhiều vụ án oan sai nghiêm trọng, như vụ của ông Nguyễn Thanh
Chấn chẳng hạn?
- Khách quan
mà nói, nếu về oan sai trong tố tụng thì không chỉ Việt Nam mới có oan
sai. Các nước khác cũng có oan sai. Và ở Việt Nam, trường hợp của ông
Chấn cũng phải là điển hình. Trước đây đã có nhiều trường hợp oan sai ở
mức độ rất nghiêm trọng
Việc oan sai của ông Chấn là quá rõ ràng, vì vậy chúng ta đặt ra cơ chế về mặt tố tụng trong hình sự cần sửa đổi thế nào?
Như
đã biết, việc tìm ra oan sai của ông Chấn không phải do cơ quan tiến
hành tố tụng, mà đó là vợ ông Chấn và một số người thân của ông. Nói đơn
giản thế này, cũng giống như kỳ án hiếp dâm mà bị cáo là 3 chàng trai ở
Dương Nội, Hà Tây cũ. Rõ ràng, cơ quan tố tụng không đủ bằng chứng để
buộc tội, nhưng vì không tìm được đối tượng nào khác, nên buộc tội họ.
Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan tù chung thân và ngồi tù oan 10 năm (ảnh internet)
Rất nhiều vụ việc chúng tôi làm, bị can, bị cáo ra tòa nói bị bức cung, mớm cung.
Oan cũng nhiều, mà sai lại càng nhiều
Có
thể khách quan, chính xác đến đâu khi trong Luật thì điều tra viên là
độc lập, nhưng sau khi điều tra phải báo cáo, rồi họp hành rồi mới đưa
ra kết luận điều tra. Như vậy, giả sử có oan sai, nhưng đã được họp
hành, thống nhất, sai là lỗi tập thể, vậy ai chịu trách nhiệm?
Giải
quyết oan sai, bồi thường đã có Luật Bồi thường Nhà nước. Luật bồi
thường Nhà nước thể hiện tính nhân văn, văn hóa lớn, thể hiện quyền và
nghĩa vụ của nhà nước với công dân, công dân với nhà nước
Nhưng dù sao, nếu không đổi mới tư pháp thì tình trạng giải quyết các vụ án oan sai cũng khó mà làm được, thậm chí sẽ bế tắc.
Tôi
cho rằng, Luật sửa đổi, cần bổ sung đối với việc hỏi cung, là người bị
bắt có quyền im lặng, từ chối trả lời vì lời khai của họ không phải là
chứng cứ kết tội duy nhất để buộc tội. Thứ 2, quyền phải có luật sư, chỉ
phát biểu khi có luật sư bên cạnh trong suốt quá trình tố tụng, từ điều
tra, xét hỏi đến lúc ra tòa. Như vậy mới tránh được tình trạng bức
cung, mớm cung, oan sai.
Thảo Nguyên (thực hiện)
Ngày
Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật,
đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền,
giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Tổ chức Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đối với mỗi công dân, Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách, đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật… Ngày Pháp luật còn nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh; kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính. Từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động KTXH và sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. |
Quãng đời khủng khiếp của cô gái bị tù oan 4 năm
- Gần 3 năm trôi qua kể từ ngày Trương Thị Kim Hoàn - cô gái từng ngồi tù oan hơn 4 năm được TAND quận 1 (TP.HCM) công khai xin lỗi. Thế nhưng, khi nhắc lại, Hoàn vẫn còn nguyên xúc động "đó là những ngày tháng khủng khiếp nhất đời em".Hơn 4 năm hàm oan
Lần theo con hẻm 100 đường Cô Bắc, tôi tìm lại nhà Trương Thị Kim Hoàn (SN 1984, ngụ P.Cô Giang, quận 1, TP.HCM). Không phải lần đầu tiên đến đây nhưng tôi vẫn phải hỏi thăm mới tới được căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo.
Căn nhà chừng 8m2 được ngăn thành nhiều tầng bởi những chiếc cầu thang gỗ là nơi cư ngụ của một gia đình gồm ba thế hệ với 10 nhân khẩu.
Khi nhắc lại quãng thời gian oan khuất của mình, Hoàn vẫn còn nguyên xúc động "đó là những ngày tháng khủng khiếp nhất đời em".
Trương Thị Kim Hoàn - người từng ngồi tù oan hơn 4 năm và con gái 16 tháng tuổi trong hiện tại |
Đó là hồi cuối tháng 5/2004, Công an quận 1 (TP.HCM) bắt giữ nhiều con nghiện và những kẻ mua heroin tại khu vực Cô Bắc - Đề Thám. Trong đó, có 5 người trong gia đình Nguyễn Thị Ngọc Lý.
Từ lời khai của những người trong gia đình này, Trương Thị Kim Hoàn bị khởi tố về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Mặc dù khi khám xét nhà Hoàn, công an không thu giữ được gì, Hoàn cũng kêu oan nhưng từ lời khai đầy mâu thuẫn của chị em Lý, TAND quận 1 kết án Hoàn 10 năm tù.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần đầu, Hoàn không nhận tội và cho biết bị Lý vu oan do nghi ngờ Hoàn có quan hệ với chồng của Lý. Những lời khai, kêu oan ấy không hề được để ý. Để rồi, xử sơ thẩm lần 2, mức án 10 năm tù vẫn được giữ nguyên.
"Em thất vọng lắm! Em kêu oan hoài nhưng người ta không để ý. Khi điều tra viên lấy lời khai, những gì em khai họ cũng không ghi theo ý mình.
Em nói em không mua bán ma túy, cũng không có bằng chứng nhưng điều tra viên còn nói giờ không cần bằng chứng, chỉ cần có người chỉ thôi. Em khai gì kệ em còn ổng ghi theo ý ổng thôi à. Họ còn dọa dẫm, gây áp lực khiến em rất hoang mang” - Hoàn kể lại.
Nhớ lại quãng thời gian đó, Hoàn bùi ngùi: “Sau hai phiên tòa sơ thẩm, TAND quận 1 vẫn tuyên em 10 năm tù. Em định làm đơn chống án thì ông phó trại bảo "mày cứ viết đi, viết đi rồi người ta xử cho mày mười lăm, hai chục năm".
Em lúc đó mới mười mấy tuổi, có biết gì về luật pháp đâu nên sợ quá đâu dám viết. Thế nhưng, má em thấy em nói bị oan, má viết đơn cho em".
Cứ đi rồi sẽ đến, sau hành trình kêu oan không ngừng của người mẹ, ngày 14/1/2009, sau hơn 4 năm ngồi tù, Hoàn được tại ngoại. Ngày 6/1/2010, TAND quận 1 tổ chức công khai xin lỗi và bồi thường cho cô hơn 140 triệu đồng.
Hành trình đi tìm công lý
Nói về hiện tại, cặp mắt rưng rưng của Hoàn sáng lên. Sau khi được xin lỗi, cô được một đơn vị nhận vào làm tạp vụ. Gần một năm sau, Hoàn lập gia đình.
Hiện nay, vợ chồng cô đã có một “công chúa” gần 16 tháng tuổi. Do sinh con, hoàn cảnh, Hoàn nghỉ làm luôn chỗ cũ để ở nhà phụ mẹ chăm con và người chị gái bệnh tật, buổi chiều cô đi phụ quán ăn kiếm thêm thu nhập.
Cuộc sống hiện tại dù còn khó khăn nhưng vì đã trải qua những ngày tháng oan khiên nên Hoàn hài lòng với hiện tại. Hoàn có ngày hôm nay không thể không nhắc đến công ơn của người mẹ - bà Nguyễn Thị Nở (SN 1950).
Trong một lần tâm sự về hành trình kêu oan cho con gái, bà Nở không nén được xúc động, nước mắt trào ra: “Tôi mừng lắm cô ạ, không bõ công tôi bao nhiêu năm đi khắp nơi để kêu oan cho con.”
Chia sẻ về động lực kêu oan thay con suốt bốn năm ròng, bà bảo: “Ngày ấy con tôi mới 20 tuổi, cả đời nó có xa ba mẹ bao giờ đâu? Dù nhà nghèo khổ, đói rách nhưng tôi có thể làm đủ mọi nghề để nuôi con, miễn là làm ăn lương thiện.
Nhiều đêm thức trắng nghĩ dại hay con mình buôn ma túy thật nhưng lại thấy tiền nó không có một đồng, điện thoại nó không dùng. Họ bảo con tôi là đầu nậu buôn ma túy mà không dùng điện thoại sao được. Hỏi con thì kiên quyết nói không, nên tôi tin…”
Thế là, với trình độ chưa hết tiểu học, bà đã lên phường mượn cuốn sách Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự về đọc và nghiền ngẫm thay con. Mỗi lần bà mượn về đọc hai tuần, ngày thì đi kêu oan, đi liên hệ thăm nuôi con, đêm về lại đọc, không dám đọc ban ngày vì vừa bận, vừa ồn ào lại sợ mấy đứa cháu đòi nghịch làm hư sách.
Có lần không có tiền đi xe buýt bà đi bộ hàng chục cây số để gõ cửa các cơ quan công quyền, vừa đi vừa khóc vì thương đứa con gái út tội nghiệp.
Đọc mãi, đi mãi, thành ra giờ bà đọc thông viết thạo, thuộc lòng cả một số điều luật. Thuộc lòng cả tên, địa chỉ và một số cá nhân tại các cơ quan liên quan đến pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, một số cơ quan báo chí...
Bà nhắc đi, nhắc lại những cái tên vẻ hàm ơn với những người đã từng lưu tâm, lắng nghe chia sẻ của bà như ông Bùi Hoàng Danh - Chánh án TAND TP.HCM, luật sư Trịnh Thanh - Văn phòng luật sư Người Nghèo.
Thế nhưng, trên hành trình đầy mồ hôi, nước mắt ấy của người mẹ cũng gặp không ít những cá nhân ở cơ quan công quyền tỏ ra lạnh lùng, khinh miệt. Họ cho rằng bà là người mẹ nghèo ít học nhưng nhiều chuyện, phiền phức...
Thế mới biết để tìm lại sự thật trong những vụ án oan sai không phải dễ dàng. Người ta chỉ tìm ra nó khi làm việc bằng cả trái tim và lý trí.
• M.Phượng
Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục – 1984
VRNs (10.11.2013)
– New York, USA - Ngày 07.11.2013, phái đoàn thường trực của Việt Nam
tại Liên Hiệp Quốc ra thông cáo báo chí cho biết Việt Nam đã trở thành
thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những
hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).
Công ước UNCAT được Ðại hội đồng Liên
Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1984. Tính đến nay đã có
154 quốc gia phê chuẩn.
VRNs giới thiệu nguyên văn Công ước UNCAT này.
—
CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC TRỪNG PHẠT HAY ĐỐI XỬ TÀN ÁC, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC HẠ NHỤC – 1984
(UNCAT được Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc thông qua ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết 39/46. Có hiệu lực từ
ngày 26/6/1987, theo Điều 27, 1)
Các Quốc gia thành viên Công ước này,
Xét rằng, theo những nguyên tắc được
tuyên bố trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, việc công nhận các quyền bình
đẳng và không thể chuyển nhượng của mọi thành viên trong gia đình nhân
loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới,
Thừa nhận rằng, những quyền đó xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người,
Xét nghĩa vụ của các quốc gia theo Hiến
chương, cụ thể theo Điều 55, là thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung
các quyền và tự do cơ bản của con người,
Xét Điều 5 của Tuyên ngôn Toàn thế giới
về Quyền con người và Điều 7 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị, trong đó cả hai điều đều quy định rằng, không ai phải chịu
tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân
phẩm.
Cũng xét đến Tuyên bố về bảo vệ mọi
người không bị tra tấn, đối xử hay hình phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ
thấp nhân phẩm, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày
9/12/1975,
Mong muốn cuộc đấu tranh chống tra tấn và đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm được hiệu quả hơn,
Đã thoả thuận như sau:
PHẦN I
Điều 1.
1. Theo mục đích của Công ước này, thuật
ngữ “tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ
đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục
đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ
ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ
ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc
người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự
phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do
một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây
ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Khái
niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn
liền với, hoặc có liên quan đến, các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
2. Quy định trong điều này không làm phương hại tới bất kỳ văn kiện quốc tế hay pháp luật quốc gia nào có hay có thể có các điều khoản có mức độ áp dụng rộng rãi hơn.
Điều 2.
2. Quy định trong điều này không làm phương hại tới bất kỳ văn kiện quốc tế hay pháp luật quốc gia nào có hay có thể có các điều khoản có mức độ áp dụng rộng rãi hơn.
Điều 2.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực
hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoặc các biện pháp hiệu
quả khác để ngăn chặn các hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực lãnh thổ
nào thuộc quyền tài phán của mình.
2. Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.
3. Mệnh lệnh của quan chức hay của cơ quan có thẩm quyền cấp trên không thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.
Điều 3.
2. Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.
3. Mệnh lệnh của quan chức hay của cơ quan có thẩm quyền cấp trên không thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.
Điều 3.
1. Không một Quốc gia thành viên nào
được trục xuất, hay trả về hoặc dẫn độ một người cho một quốc gia khác,
nơi có nhiều lý do thực tế để tin rằng người đó có nguy cơ bị tra tấn.
2. Để xác định xem có những lý do đó hay không, các nhà chức trách có thẩm quyền phải xem xét mọi yếu tố có liên quan, bao gồm sự tồn tại của một mô hình vi phạm các quyền con người một cách thô bạo, trắng trợn và phổ biến ở quốc gia liên quan, nếu có.
Điều 4.
2. Để xác định xem có những lý do đó hay không, các nhà chức trách có thẩm quyền phải xem xét mọi yếu tố có liên quan, bao gồm sự tồn tại của một mô hình vi phạm các quyền con người một cách thô bạo, trắng trợn và phổ biến ở quốc gia liên quan, nếu có.
Điều 4.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của
nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện
việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng loã hoặc tham gia
việc tra tấn.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải trừng
trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với
tính chất nghiêm trọng của chúng.
Điều 5.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải tiến
hành những biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán đối với những
hành vi phạm tội nêu ở Điều 4, trong các trường hợp sau:
a. Khi hành vi phạm tội được thực hiện
trên bất kỳ vùng lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của quốc gia hay trên
tàu thủy hoặc máy bay đăng ký ở quốc gia đó.
b. Khi người bị tình nghi phạm tội là công dân của quốc gia đó.
c. Khi nạn nhân là công dân của quốc gia đó nếu quốc gia đó thấy thích đáng.
2. Mỗi Quốc gia thành viên cũng phải
tiến hành những biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình
đối với những hành vi phạm tội này trong trường hợp người bị tình nghi
phạm tội đang có mặt ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của
mình và quốc gia đó không dẫn độ người bị tình nghi theo Điều 8 đến bất
kỳ quốc gia nào nói ở khoản 1 điều này.
3. Công ước này không loại trừ bất kỳ quyền tài phán hình sự nào được thực thi theo pháp luật quốc gia.
Điều 6.
1. Sau khi kiểm tra thông tin có được,
nếu thấy rằng hoàn cảnh yêu cầu, bất kỳ Quốc gia thành viên nào mà trên
lãnh thổ của mình người bị nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội nêu tại
Điều 4 đang có mặt, phải bắt giam người đó hoặc tiến hành những biện
pháp pháp lý khác để bảo đảm sự hiện diện của người đó. Việc giam giữ và
các biện pháp pháp lý khác phải tuân theo các quy định pháp luật của
quốc gia đó nhưng chỉ có thể được duy trì trong một thời gian cần thiết
để tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng hay dẫn độ nào.
2. Quốc gia nêu trên phải tiến hành ngay viềc điều tra sơ bộ sự việc.
3. Bất kỳ ai bị giam giữ theo khoản 1
điều này phải được giúp đỡ liên hệ ngay với đại diện thích hợp gần nhất
của quốc gia mà người đó là công dân, hoặc, nếu người đó là người không
quốc tịch, với đại diện của quốc gia nơi người đó thường trú.
4. Khi một quốc gia bắt giữ một người
theo quy định tại điều này, quốc gia đó phải thông báo ngay cho quốc gia
nói tại khoản 1 Điều 5 về việc người đó bị bắt giữ, và hoàn cảnh đòi
hỏi phải bắt giữ người đó. Quốc gia tiến hành điều tra sơ bộ nói ở khoản
2 điều này phải nhanh chóng thông báo kết quả điều tra của mình cho các
quốc gia nói trên và cho biết có dự định thực thi quyền tài phán hay
không.
Điều 7.
1. Quốc gia mà trên lãnh thổ thuộc quyền
tài phán của mình phát hiện người được cho là đã thực hiện hành vi phạm
tội nêu tại Điều 4, sẽ phải chuyển vụ việc lên cơ quan thẩm quyền của
quốc gia đó để truy tố, trong các trường hợp nêu tại Điều 5, nếu quốc
gia đó không dẫn độ người bị tình nghi.
2. Những cơ quan thẩm quyền này phải
quyết định tương tự như trường hợp của bất kỳ hành vi phạm tội thông
thường nào có tính chất nghiêm trọng theo pháp luật của quốc gia đó.
Trong các trường hợp nói ở khoản 2 Điều 5, tiêu chuẩn về chứng cứ cần
thiết để truy tố và kết tội phải không kém nghiêm ngặt hơn những tiêu
chuẩn áp dụng cho các trường hợp nói tại khoản 1 Điều 5.
3. Bất kỳ người nào đang là đối tượng
của quá trình tố tụng vì bất kỳ hành vi phạm tội nào nói tại Điều 4 phải
được bảo đảm đối xử công bằng trong mọi giai đoạn tố tụng.
Điều 8.
1. Những hành vi phạm tội nói tại Điều 4
phải được coi là các tội có thể dẫn độ theo bất kỳ điều ước quốc tế về
dẫn độ nào nếu có giữa các Quốc gia thành viên. Các Quốc gia thành viên
cam kết đưa những hành vi phạm tội này vào danh mục các tội có thể dẫn
độ trong các điều ước quốc tế về dẫn độ sẽ được ký kết giữa họ với nhau.
2. Nếu một Quốc gia thành viên chỉ cho
phép dẫn độ khi có điều ước quốc tế về dẫn độ mà nhận được yêu cầu dẫn
độ của một Quốc gia thành viên khác không có điều ước quốc tế về dẫn độ
với mình thì quốc gia đó có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho
việc dẫn độ đối với những hành vi phạm tội này. Việc dẫn độ sẽ phải tuân
thủ những điều kiện khác do pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ
quy định.
3. Các Quốc gia thành viên không đặt
điều kiện dẫn độ bằng việc có điều ước quốc tế về dẫn độ phải công nhận
những hành vi phạm tội này là tội có thể dẫn độ giữa họ với nhau, theo
những điều kiện do pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ quy định.
4. Những hành vi phạm tội này phải được
xử lý, vì mục đích dẫn độ giữa các Quốc gia thành viên, như thể chúng
được thực hiện không chỉ tại nơi xảy ra tội phạm, mà cả trên lãnh thổ
của các quốc gia được yêu cầu xác lập quyền tài phán của mình theo khoản
1 Điều 5.
Điều 9.
1. Các Quốc gia thành viên phải hỗ trợ
lẫn nhau một cách tối đa về các thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với
những hành vi phạm tội nói tại Điều 4, kể cả việc cung cấp bằng chứng
cần thiết mà họ có được cho việc tiến hành tố tụng.
2. Các Quốc gia thành viên phải thực
hiện nghĩa vụ của mình theo khoản 1 điều này phù hợp với bất kỳ điều ước
quốc tế nào về tương trợ tư pháp có thể có giữa các quốc gia này.
Điều 10.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng giáo dục và tuyên truyền về nghiêm cấm hành động tra tấn được đưa
đầy đủ vào chương trình đào tạo các quan chức thực thi pháp luật, các
nhân viên dân sự, quân sự, y tế, công chức và những người khác mà có thể
liên quan đến việc giam giữ, thẩm vấn hoặc đối xử với bất kỳ cá nhân
nào bị bắt, giam giữ hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải đưa việc
nghiêm cấm này vào các quy tắc hoặc hướng dẫn được ban hành về nhiệm vụ
và chức năng của tất cả những đối tượng kể trên.
Điều 11.
Mỗi Quốc gia thành viên phải rà soát một
cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn, phương pháp và thực tiễn thẩm
vấn cũng như các cơ chế giam giữ và đối xử với những người bị bắt, giam
giữ, cầm tù dưới mọi hình thức, ở bất kỳ lãnh thổ nào thuộc quyền tài
phán của mình, nhằm mục đích ngăn chặn mọi vụ việc tra tấn.
Điều 12.
Mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng các cơ quan có thẩm quyền của mình sẽ tiến hành điều tra khẩn
trương và khách quan mỗi khi có cơ sở hợp lý để tin rằng việc tra tấn đã
xảy ra trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình.
Điều 13.
Mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng bất kỳ cá nhân nào cho rằng họ bị tra tấn trên lãnh thổ thuộc quyền
tài phán của mình đều có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền của
nước đó và được những cơ quan này xem xét một cách khẩn trương và khách
quan. Quốc gia đó cũng phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm rằng
người khiếu nại và nhân chứng được bảo vệ tránh sự ngược đãi hay hăm dọa
như là hậu quả của việc khiếu nại hoặc cung cấp bằng chứng.
Điều 14.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm
trong hệ thống pháp luật của mình rằng các nạn nhân của hành động tra
tấn sẽ được cứu chữa và có quyền khả thi được bồi thường công bằng và
thoả đáng, kể cả được cung cấp những điều kiện để phục hồi một cách đầy
đủ đến mức có thể. Trường hợp nạn nhân chết do bị tra tấn, những người
phụ thuộc vào người đó có quyền hưởng bồi thường.
2. Không một quy định nào trong điều này
ảnh hưởng tới bất kỳ quyền được bồi thường nào của nạn nhân hay của
người khác có thể có theo pháp luật quốc gia.
Điều 15.
Mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng bất kỳ phát ngôn nào được đưa ra như là kết quả của sự tra tấn sẽ
không được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ tiến trình tố tụng nào,
trừ khi để làm bằng chứng chống lại một người bị cáo buộc là đã thực
hiện hành động tra tấn để có lời khai người đó.
Điều 16.
1. Mỗi Quốc gia thành viên cam kết ngăn
ngừa trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình những hành vi đối xử
hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm khác mà không
giống với tra tấn như định nghĩa ở Điều 1, khi những hành vi này do một
công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức thực hiện,
hoặc do xúi giục, đồng tình hay ưng thuận. Cụ thể là những nghĩa vụ quy
định tại các Điều 10, 11, 12 và 13 sẽ được áp dụng, trong đó các dẫn
chiếu về hành động tra tấn sẽ được thay thế bằng các dẫn chiếu về các
hình thức đối xử và trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân
phẩm.
2. Các quy định của Công ước này sẽ
không làm phương hại tới các quy định của bất kỳ văn kiện nào khác trong
pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia mà nghiêm cấm các hành động
đối xử và trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm, hoặc
liên quan đến các vấn đề dẫn độ hay trục xuất.
PHẦN II
Điều 17.
1. Thành lập một Ủy ban chống tra tấn
(sau đây gọi tắt là Ủy ban) có những chức năng được quy định dưới đây.
Ủy ban bao gồm 10 chuyên gia được thừa nhận là có đạo đức cao và có năng
lực trong lĩnh vực quyền con người, làm việc với tư cách cá nhân. Các
chuyên gia phải được các Quốc gia thành viên bầu, có tính tới sự phân bổ
công bằng về địa lý và lợi ích của sự tham gia của những người có kinh
nghiệm pháp luật.
2. Các thành viên Ủy ban sẽ được bầu
bằng bỏ phiếu kín trên cơ sở danh sách đề cử của các Quốc gia thành
viên. Mỗi quốc gia có thể đề cử một công dân nước mình. Các Quốc gia
thành viên cần chú ý đến lợi ích của việc đề cử những người cũng là
thành viên của Ủy ban Quyền con người được thành lập theo Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị và những người sẵn sàng làm việc
trong Ủy ban chống tra tấn.
3. Việc bầu các thành viên Ủy ban sẽ
được tiến hành tại cuộc họp toàn thể các nước thành viên tổ chức hai năm
một lần do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc triệu tập. Tại các cuộc họp này,
với điều kiện phải có sự hiện diện của ít nhất 2/3 số Quốc gia thành
viên, những người được bầu vào Ủy ban là những ứng cử viên có số phiếu
cao nhất và chiếm đa số tuyệt đối phiếu bầu của đại diện các quốc gia có
mặt và bỏ phiếu.
4. Lần bầu cử đầu tiên tổ chức không
muộn hơn sáu tháng sau ngày Công ước này có hiệu lực. Ít nhất bốn tháng
trước ngày bầu cử, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư cho các Quốc gia
thành viên yêu cầu họ gửi danh sách đề cử trong vòng ba tháng. Tổng thư
ký sẽ chuẩn bị một danh sách những người được đề cử xếp theo thứ tự
trong bảng chữ cái Latinh, có ghi rõ quốc gia đề cử, và gửi cho các Quốc
gia thành viên.
5. Các thành viên của Ủy ban được bầu
với nhiệm kỳ bốn năm. Họ có thể được bầu lại nếu được đề cử. Tuy nhiên,
nhiệm kỳ của năm thành viên trong cuộc bầu cử đầu tiên sẽ chấm dứt sau
hai năm. Ngay sau lần bầu cử đầu tiên, tên của năm thành viên này sẽ do
chủ toạ của cuộc họp nói tại khoản 3 điều này chọn bằng rút thăm.
6. Nếu một thành viên Ủy ban chết hoặc
từ chức hoặc vì bất kỳ lý do nào khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ
của mình, Quốc gia thành viên đã đề cử người đó sẽ bổ nhiệm một chuyên
gia khác là công dân nước mình làm việc nốt thời gian còn lại của nhiệm
kỳ, với điều kiện được sự chấp thuận của đa số các Quốc gia thành viên.
Sự chấp thuận được coi là đạt được khi có hơn một nửa số quốc gia trả
lời đồng ý trong vòng sáu tuần sau khi được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
thông báo về việc bổ nhiệm đó.
7. Các Quốc gia thành viên phải chịu chi phí cho các thành viên Ủy ban khi họ thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.
Điều 18.
1. Ủy ban sẽ bầu các quan chức của mình với nhiệm kỳ hai năm. Họ cũng có thể được bầu lại.
2. Ủy ban sẽ đặt ra các quy tắc về thủ
tục của mình, những quy tắc này, không kể những nội dung khác, sẽ bao
gồm những quy định sau:
a. Ủy ban sẽ chỉ họp khi có ít nhất là sáu thành viên tham gia.
b. Các quyết định của Ủy ban phải được thông qua bằng đa số phiếu của những thành viên có mặt.
3. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp
đầy đủ nhân sự và phương tiện để Ủy ban thực hiện hiệu quả chức năng
của mình theo quy định của Công ước này.
4. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu
tập cuộc họp đầu tiên của Ủy ban. Sau cuộc họp đầu tiên, Ủy ban sẽ họp
theo lịch trình quy định trong quy tắc về thủ tục của mình.
5. Các Quốc gia thành viên chịu các phí
tổn về tổ chức các cuộc họp của Quốc gia thành viên và của Ủy ban, kể cả
việc hoàn lại cho Liên Hợp Quốc các chi phí về nhân sự và phương tiện
mà Liên Hợp Quốc đã chi theo khoản 3 điều này.
Điều 19.
1. Các Quốc gia thành viên phải trình
lên Ủy ban, qua Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, báo cáo về các biện pháp họ
đã tiến hành để thực hiện cam kết theo Công ước này trong vòng một năm
sau khi Công ước có hiệu lực với các Quốc gia thành viên đó. Sau đó, các
quốc gia phải trình báo cáo bổ sung bốn năm một lần về bất kỳ biện pháp
mới nào được tiến hành và các báo cáo khác mỗi khi Ủy ban có yêu cầu.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các báo cáo tới tất cả các Quốc gia thành viên.
3. Mọi báo cáo sẽ được Ủy ban xem xét,
Ủy ban có thể đưa ra nhận xét về các báo cáo nếu thấy phù hợp và gửi các
nhận xét đó cho Quốc gia thành viên liên quan. Quốc gia thành viên đó
có thể gửi ý kiến trả lời của mình cho Ủy ban.
4. Ủy ban có thể tuỳ ý quyết định đưa
nhận xét của mình theo khoản 3 điều này, cùng với những ý kiến nhận được
sau đó từ Quốc gia thành viên liên quan, vào báo cáo thường niên của
mình theo quy định tại Điều 24. Nếu Quốc gia thành viên liên quan yêu
cầu, Ủy ban cũng có thể đưa bản sao của báo cáo được đệ trình theo khoản
1 điều này vào báo cáo thường niên của Ủy ban.
Điều 20.
1. Nếu Ủy ban nhận được thông tin đáng
tin cậy chứa đựng những dấu hiệu có cơ sở là việc tra tấn đang được tiến
hành một cách có hệ thống trên lãnh thổ của một Quốc gia thành viên, Ủy
ban sẽ mời Quốc gia thành viên đó hợp tác trong việc kiểm tra thông tin
và vì mục đích này, đưa ra ý kiến về những thông tin liên quan đó.
2. Xem xét mọi ý kiến mà Quốc gia thành
viên liên quan có thể đưa ra, cũng như bất kỳ thông tin liên quan nào
khác có được, Ủy ban có thể, nếu thấy cần thiết, cử một hay nhiều ủy
viên tiến hành một cuộc điều tra kín và khẩn trương báo cáo kết quả với
Ủy ban.
3. Khi tiến hành một cuộc điều tra theo
khoản 2 điều này, Ủy ban phải tìm kiếm sự hợp tác của Quốc gia thành
viên liên quan. Theo thoả thuận với Quốc gia thành viên liên quan, cuộc
điều tra có thể bao gồm một chuyến thăm viếng lãnh thổ của quốc gia đó.
4. Sau khi xem xét kết quả điều tra do
một hay nhiều thành viên của mình đưa ra theo khoản 2 điều này, Ủy ban
sẽ chuyển kết quả điều tra này cho Quốc gia thành viên cùng những nhận
xét hay khuyến nghị mà Ủy ban cho là thích hợp về vụ việc.
5. Mọi trình tự hoạt động của Ủy ban đề
cập tại các khoản từ 1 đến 4 của điều này sẽ được giữ kín, và tại mọi
giai đoạn, Ủy ban phải tìm kiếm sự hợp tác của Quốc gia thành viên liên
quan. Sau khi những trình tự liên quan tới một cuộc điều tra theo khoản 2
điều này kết thúc, Ủy ban có thể, sau khi tham khảo ý kiến của Quốc gia
thành viên liên quan, quyết định đưa vào báo cáo thường niên của mình
theo Điều 24 bản tóm lược kết quả quá trình điều tra.
Điều 21.
1. Quốc gia thành viên Công ước này có
thể, vào bất cứ lúc nào, tuyên bố theo điều này rằng quốc gia đã công
nhận quyền của Ủy ban được tiếp nhận và xem xét các thông cáo theo đó
một Quốc gia thành viên khiếu nại một Quốc gia thành viên khác không
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Công ước này. Chỉ những thông cáo do
một Quốc gia thành viên đã tuyên bố công nhận quyền hạn của Ủy ban về
việc này trình lên mới được tiếp nhận và xem xét. Ủy ban sẽ không xem
xét bất kỳ thông cáo nào theo điều này nếu nó liên quan đến một Quốc gia
thành viên chưa có tuyên bố như vậy. Các thông cáo được tiếp nhận theo
điều này sẽ được giải quyết theo trình tự như sau:
a. Nếu một Quốc gia thành viên cho rằng
một Quốc gia thành viên khác không thực hiện các quy định của Công ước
này thì có thể gửi một thông cáo bằng văn bản, lưu ý quốc gia kia về vấn
đề đó. Trong vòng 3 tháng sau khi nhận được thông cáo, quốc gia nhận
được thông cáo phải đưa ra lời giải thích hoặc bất kỳ hình thức tuyên bố
nào khác bằng văn bản cho quốc gia gửi thông cáo để làm sáng tỏ vấn đề,
trong đó cần đề cập đến, trong chừng mực có thể và thích hợp, những thủ
tục trong nước cùng những biện pháp khắc phục đã, đang hoặc sẵn sàng
tiến hành để giải quyết vấn đề.
b. Nếu vấn đề không được giải quyết một
cách thỏa đáng với cả hai Quốc gia thành viên liên quan trong vòng sáu
tháng sau khi nhận được thông cáo đầu tiên, một trong hai quốc gia đó có
quyền đưa vấn đề này ra Ủy ban bằng cách gửi thông báo cho Ủy ban và
cho quốc gia kia;
c. Ủy ban chỉ xem xét vấn đề theo điều
này sau khi đã chắc chắn rằng mọi biện pháp khắc phục trong nước đều đã
được áp dụng triệt để, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận chung
của luật pháp quốc tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp việc
tiến hành những biện pháp khắc phục bị kéo dài một cách vô lý hoặc
không có khả năng đem lại sự cứu giúp hiệu quả cho nạn nhân của việc vi
phạm Công ước này;
d. Ủy ban sẽ họp kín khi xem xét những thông cáo theo điều này;
e. Với các quy định tại mục (c), Ủy ban
sẽ giúp đỡ các Quốc gia thành viên liên quan giải quyết vấn đề một cách
thân thiện trên cơ sở tôn trọng các nghĩa vụ theo Công ước này. Vì mục
tiêu đó, Ủy ban có thể, nếu thích hợp, thành lập một Ủy ban hoà giải lâm
thời;
f. Khi xem xét bất kỳ vấn đề nào được
chuyển đến, Ủy ban có thể yêu cầu các Quốc gia thành viên liên quan nêu
tại mục (b) cung cấp bất kỳ thông tin liên quan nào;
g. Các Quốc gia thành viên liên quan nêu
tại mục (b) sẽ có quyền có mặt khi vấn đề được đem ra xem xét tại Ủy
ban và trình bày quan điểm bằng miệng và/hoặc bằng văn bản;
h. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo theo mục (b), Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo:
i. Nếu đạt được một giải pháp theo quy
định tại mục (e), Ủy ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt
về sự việc và giải pháp đã đạt được;
ii. Nếu không đạt được một giải pháp
theo quy định tại mục (e), Ủy ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố
vắn tắt về sự việc; các ý kiến bằng văn bản và biên bản ghi những lời
phát biểu do các Quốc gia thành viên liên quan đưa ra sẽ được đính kèm
báo cáo. Trong mọi trường hợp, báo cáo sẽ được gửi cho các Quốc gia
thành viên liên quan.
2. Quy định của điều này sẽ có hiệu lực
khi có năm Quốc gia thành viên Công ước ra tuyên bố theo khoản 1 điều
này. Những tuyên bố đó sẽ được các Quốc gia thành viên nộp lưu chiểu cho
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi các bản
sao cho các Quốc gia thành viên khác. Tuyên bố có thể được rút lại bất
kỳ lúc nào bằng việc thông báo cho Tổng thư ký. Việc rút lại tuyên bố
như vậy sẽ không cản trở việc xem xét bất kỳ vấn đề nào nêu trong thông
cáo đã được chuyển cho Ủy ban theo điều này; không một thông cáo nào của
bất kỳ Quốc gia thành viên nào được tiếp nhận theo điều này sau khi
Tổng thư ký đã nhận được thông báo rút lại tuyên bố nói trên, trừ khi
Quốc gia thành viên liên quan đưa ra tuyên bố mới.
Điều 22.
1. Các Quốc gia thành viên Công ước này
có thể vào bất cứ lúc nào tuyên bố theo điều này rằng quốc gia đó công
nhận thẩm quyền của Ủy ban được tiếp nhận và xem xét thông cáo từ các cá
nhân hay từ đại diện của các cá nhân thuộc quyền tài phán của quốc gia
đã khiếu nại rằng họ là nạn nhân của sự vi phạm các điều khoản của Công
ước thực hiện bởi Quốc gia thành viên đó. Ủy ban sẽ không nhận những
thông cáo liên quan tới một Quốc gia thành viên không ra một tuyên bố
như vậy.
2. Ủy ban sẽ không chấp nhận theo điều
này bất kỳ thông cáo nặc danh nào, hoặc những thông cáo bị coi là lạm
dụng quyền đệ trình những thông cáo như thế, hoặc không phù hợp với
những quy định của Công ước.
3. Phù hợp với các quy định tại khoản 2
điều này, Ủy ban sẽ lưu ý các Quốc gia thành viên Công ước đã có tuyên
bố theo khoản 1 và bị cho là vi phạm quy định của Công ước về bất kỳ
thông cáo nào mà Ủy ban nhận được theo điều này. Trong vòng sáu tháng,
quốc gia nhận được thông cáo phải gửi văn bản giải thích cho Ủy ban để
làm sáng tỏ vấn đề và nêu ra những giải pháp pháp lý, nếu có, mà quốc
gia đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
4. Ủy ban sẽ xem xét những thông cáo
nhận được theo điều này dựa vào mọi thông tin có được từ các cá nhân hay
đại diện của họ và từ Quốc gia thành viên liên quan.
5. Ủy ban sẽ không xem xét bất kỳ thông cáo nào của cá nhân theo điều này trừ khi tin chắc rằng:
a. Vấn đề đó chưa được xem xét, và không
thuộc vào các vấn đề đang được xem xét, theo các thủ tục điều tra hoặc
giải quyết quốc tế khác.
b. Cá nhân gửi thông cáo đã vận dụng hết
những biện pháp pháp lý sẵn có ở quốc gia; quy định này sẽ không áp
dụng với trường hợp việc tiến hành các giải pháp quốc gia bị kéo dài một
cách vô lý, hoặc không có khả năng đem lại sự cứu giúp hiệu quả cho nạn
nhân của việc vi phạm Công ước này.
6. Ủy ban sẽ họp kín khi xem xét thông cáo theo điều này.
7. Ủy ban sẽ gửi ý kiến của mình tới Quốc gia thành viên và cá nhân có liên quan.
8. Các quy định của điều này sẽ chỉ có
hiệu lực khi có ít nhất năm Quốc gia thành viên Công ước ra tuyên bố
theo khoản 1 điều này. Những quốc gia ra những tuyên bố như vậy sẽ nộp
lưu chiểu với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký sẽ chuyển các bản
sao cho các Quốc gia thành viên khác. Tuyên bố có thể được rút lại bất
kỳ lúc nào bằng cách gửi văn bản thông báo cho Tổng thư ký. Việc rút lại
tuyên bố sẽ không làm phương hại đến việc xem xét nội dung của những
thông cáo đã được gửi tới Ủy ban theo điều này; sẽ không một thông cáo
nào của cá nhân hay đại diện cho họ khiếu nại về một quốc gia thành viên
được tiếp nhận theo điều này sau khi Tổng thư ký đã nhận được thông báo
rút lại tuyên bố như nêu trên của Quốc gia thành viên có liên quan, trừ
khi Quốc gia thành viên đã đưa ra một tuyên bố mới.
Điều 23.
Điều 23.
Các ủy viên của Ủy ban và của các Ủy ban
hoà giải lâm thời được bổ nhiệm theo Điều 21, khoản 1 (e), sẽ có quyền
hưởng các điều kiện thuận lợi, các ưu đãi và miễn trừ dành cho những
chuyên gia đang thực thi nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, như quy định tại
các mục liên quan trong Công ước về Đặc quyền, ưu đãi và miễn trừ của
Liên Hợp Quốc.
Điều 24.
Điều 24.
Ủy ban sẽ trình báo thường niên về hoạt
động của mình theo Công ước này cho các Quốc gia thành viên và cho Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc.
PHẦN III
Điều 25.
1. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia ký.
2. Công ước này phải được phê chuẩn. Văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 26.
Điều 26.
Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc
gia gia nhập. Việc gia nhập được thực hiện bằng cách nộp lưu chiểu văn
kiện gia nhập cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 27.
Điều 27.
1. Công ước này có hiệu lực vào ngày thứ
30 sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20 được nộp lưu chiểu
cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
2. Đối với các quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước này sau khi Công ước đã có hiệu lực, Công ước sẽ có hiệu lực với quốc gia đó sau 30 ngày kể từ khi văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của quốc gia đó được lưu chiểu.
Điều 28.
2. Đối với các quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước này sau khi Công ước đã có hiệu lực, Công ước sẽ có hiệu lực với quốc gia đó sau 30 ngày kể từ khi văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của quốc gia đó được lưu chiểu.
Điều 28.
1. Mỗi Quốc gia thành viên có thể, tại
thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, tuyên bố quốc gia đó
không công nhận thẩm quyền của Ủy ban nói ở Điều 20.
2. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đã đưa
ra bảo lưu theo khoản 1 điều này, vào bất cứ lúc nào, đều có thể rút
bảo lưu bằng cách thông báo với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 29.
1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào của
Công ước này cũng có thể đề xuất bổ sung hay sửa đổi Công ước với Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký sẽ thông báo về đề xuất đó cho các
Quốc gia thành viên, yêu cầu họ cho ý kiến xem có ủng hộ việc triệu tập
một hội nghị các Quốc gia thành viên để xem xét và bỏ phiếu về đề xuất
đó không. Trong vòng bốn tháng kể từ ngày Tổng thư ký gửi thông báo cho
các Quốc gia thành viên, nếu ít nhất một phần ba số Quốc gia thành viên
ủng hộ việc triệu tập hội nghị, thì Tổng thư ký sẽ triệu tập một hội
nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ sự sửa đổi nào được đa số
Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu thông qua tại hội nghị sẽ được
Tổng thư ký gửi cho tất cả các Quốc gia thành viên để chấp thuận.
2. Mọi sửa đổi được thông qua theo khoản
1 điều này sẽ có hiệu lực khi được 2/3 Quốc gia thành viên Công ước này
thông báo với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng họ chấp thuận sửa đổi đó
theo trình tự pháp luật tương ứng của họ.
3. Khi sửa đổi có hiệu lực, nó sẽ ràng
buộc các Quốc gia thành viên đã chấp thuận sửa đổi đó, các Quốc gia
thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi các quy định của Công ước này và
bất kỳ sửa đổi nào mà họ đã chấp thuận trước đây.
Điều 30.
1. Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều
Quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước
này mà không thể giải quyết bằng thương lượng sẽ được đưa ra trọng tài
theo yêu cầu của một trong số các Quốc gia thành viên đó. Nếu trong vòng
6 tháng kể từ ngày yêu cầu đưa ra trọng tài mà các bên vẫn không thể
thoả thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đề
nghị đưa tranh chấp ra Toà án Công lý quốc tế, phù hợp với quy chế của
Toà.
2. Mỗi quốc gia có thể, vào lúc ký, phê
chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, tuyên bố rằng quốc gia đó không bị
ràng buộc bởi khoản 1 điều này. Các Quốc gia thành viên khác sẽ không bị
ràng buộc bởi khoản 1 điều này đối với các Quốc gia thành viên có tuyên
bố như vậy.
3. Quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu
theo khoản 2 điều này có thể tuyên bố vào bất cứ lúc nào việc rút bảo
lưu đó bằng cách thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 31.
1. Quốc gia thành viên có thể rút khỏi
Công ước này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc. Việc bãi ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc nhận được thông báo.
2. Việc bãi ước như vậy không miễn cho
Quốc gia thành viên liên quan các nghĩa vụ theo Công ước này đối với bất
kỳ hành động hoặc không hành động nào xảy ra trước ngày bãi ước có hiệu
lực, cũng như không ảnh hưởng tới việc tiếp tục xem xét những vấn đề
đang được Ủy ban xem xét trước ngày bãi ước có hiệu lực.
3. Từ ngày tuyên bố bãi ước của một Quốc
gia thành viên có hiệu lực, Ủy ban sẽ ngừng xem xét bất kỳ một thông
cáo mới nào liên quan tới quốc gia ấy.
Điều 32.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo
cho tất cả các Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và tất cả các quốc gia
đã ký hoặc gia nhập Công ước này những vấn đề sau:
1. Việc ký, phê chuẩn và gia nhập theo Điều 25 và 26.
2. Ngày Công ước có hiệu lực theo Điều 27 và ngày những sửa đổi có hiệu lực theo Điều 29.
3. Việc bãi ước theo Điều 31.
Điều 31.
1. Công ước này được làm bằng tiếng
Ả-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây
Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và sẽ được nộp lưu chiểu
cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có chứng thực của công ước tới tất cả các quốc gia.
Hội chứng tự xử và tù oan (kỳ 1)
(VienDongDaily.Com - 09/11/2013)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Vài năm gần đây, ở VN thường có hiện
tượng người dân đứng ra tự xử những sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng
nề tới đời sống người dân. Những sự việc lẽ ra chính quyền có bổn phận
phải giải quyết nhưng chờ đợi “mòn răng” cũng chẳng cơ quan nào chịu ngó
tới. Thế nên họ phải đứng ra “tự xử,” bởi tự xử là tự cứu mình. Hiểu
theo nghĩa mạnh hơn là không tự cứu là tự tử. Người ta không thể đứng
nhìn quyền lợi của mình từ tinh thần đến miếng ăn, bỗng dưng bị cướp
đoạt mà không ai can thiệp. Sống như thế khác gì thú rừng, kẻ mạnh cứ
việc ăn thịt kẻ yếu. Sống trong xã hội loài người, có tổ chức, có pháp
luật, vậy mà pháp luật ngó lơ hay xử theo kiểu muốn xử sao cũng được,
như thế người dân gọi là “luật rừng” chẳng sai tí nào.
Chờ được vạ má đã sưng
Vì chà đạp, vì phẫn nộ, người dân phải
cùng nhau đứng lên tự bảo vệ mình, bất cần tới pháp luật, bởi họ chẳng
thể tin vào cái gì bảo vệ cho mình nữa. Ăn cướp của họ thì họ giết, xử
oan cho họ thì họ trả thù, đánh họ thì họ đánh lại. Họ thừa biết như thế
là phạm pháp, nhưng họ vẫn phải làm. Họ sẵn sàng đứng trước pháp luật
nói rằng chúng tôi đã làm đúng. Từ đời ông cha chúng ta đã có câu “chờ
được vạ má đã sưng,” nếu cứ để kẻ cắp xông vào nhà không kháng cự, chờ
tới lúc quan đến thì đã mất mạng rồi. Tình thế đó buộc họ phải làm như
vậy. Nếu pháp luật nghiêm minh, các ông được gọi là cơ quan công quyền
chịu khó đến gần dân hơn, giải quyết kịp thời từ việc nhỏ đến việc lớn
thì chuyện “tự xử” đã không xảy ra. Và ngày càng nhiều nơi người dân tự
xử càng lan rộng. Người dân hết đường rồi, buộc phải cùng nhau giải
quyết một sự việc nào đó có liên quan tới cuộc sống thiết thân của mình.
Từ một việc nhỏ
Một sự việc rất nhỏ như mất trộm một
con chó, chủ nhà gửi đơn đến thưa Ủy Ban Nhân Dân phường, xã, nhưng Ủy
Ban coi đây là chuyện thường ngày, chẳng thèm để ý đến. Từ một việc nhỏ
không thèm giải quyết, nạn trộm chó lan ra khắp làng, khắp xã. Mười nhà
có chó thì đến 7-8 nhà bị bọn “đạo chó” đánh bả và cướp mất tăm. Bọn này
rất nhanh, chỉ trong vài phút là chú chó khôn tới đâu cũng nằm gọn
trong bao đưa về quán “Cày tơ 7 món” ngay. Những con chó ở vùng nông
thôn thường được coi như một vật nuôi trong nhà, không khác gì người
thân. Một nhà xót xa rồi đến trăm nhà xót xa, chính quyền vẫn “trơ như
đá vũng như đồng.” Người dân phẫn chí, bèn tự tổ chức “đôi quân chống
giặc trộm chó.” Họ mai phục theo kiểu đánh du kích, chờ chú trộm vào
cuộc là nhảy ra bắt, trộm chạy khó thoát với cả làng cả xóm bao vây. Có
người mất chú chó quá tinh khôn, quá thân thuộc nên không nén được tức
giận, cầm gậy phang tới tấp. Một người đánh rồi cả làng cùng xúm lại đấm
đá tơi bời cho hả giận.
Như ở Nghệ An,bắt được chú trộm chó, dân không đợi chính quyền đến xử mà họ tự xử bằng cách đốt xe của chú trộm và đánh chết luôn. Khi công an vào cuộc, cả 300 người cùng ký đơn nhận tội. “Cả làng tôi có tội giết người đấy, các ông có bỏ tù thì cho cả làng tôi cùng đi tù.”
Chính quyền sẽ xử ra sao? Và lỗi tại ai mới xảy ra cớ sự này? Những anh già lẩm cẩm như tôi không trả lời được. Có lẽ phải nhờ đến “ba tòa quan lớn” VN trả lời giùm.
Như ở Nghệ An,bắt được chú trộm chó, dân không đợi chính quyền đến xử mà họ tự xử bằng cách đốt xe của chú trộm và đánh chết luôn. Khi công an vào cuộc, cả 300 người cùng ký đơn nhận tội. “Cả làng tôi có tội giết người đấy, các ông có bỏ tù thì cho cả làng tôi cùng đi tù.”
Chính quyền sẽ xử ra sao? Và lỗi tại ai mới xảy ra cớ sự này? Những anh già lẩm cẩm như tôi không trả lời được. Có lẽ phải nhờ đến “ba tòa quan lớn” VN trả lời giùm.
Đến chuyện lớn
Chiều 29/10 vừa qua, thảo luận về công
tác phòng chống vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng dẫn lại
vụ nhà máy thuốc sâu chôn chất độc xuống lòng đất của Công ty Nicotex
(Thanh Hóa) và cho rằng, không thể nói chính quyền, công an không biết
bởi nhiều lần thanh tra, kiểm tra nhưng kết quả vẫn bảo đảm an toàn. Còn
người dân đã thưa gửi nhiều năm, phản ánh lên nhiều cấp nhưng đều không
được giải quyết. (Tôi đã tường thuật với bạn đọc chi tiết sự “vô cảm”
này trong bài viết ngày 20-9-2013).
Ông Hồng nói, “Đây là một vụ việc điển hình, nhiều nơi khác đang diễn ra những sự việc tương tự. Những vi phạm trong khai thác khoáng sản, vàng... rõ ràng có sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý. Hoặc họ thờ ơ, sợ va chạm nên không phát hiện hoặc nếu có thì cũng không xử lýnghiêm,”
Ông kết luận “Tất cả đều dẫn đến hệ lụy niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngày càng suy giảm. Từ đó, dẫn đến việc người dân tự xử trong một số vụ vi phạm pháp luật mà không để chính quyền, công an xét xử.”
Ông Hồng nói, “Đây là một vụ việc điển hình, nhiều nơi khác đang diễn ra những sự việc tương tự. Những vi phạm trong khai thác khoáng sản, vàng... rõ ràng có sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý. Hoặc họ thờ ơ, sợ va chạm nên không phát hiện hoặc nếu có thì cũng không xử lýnghiêm,”
Ông kết luận “Tất cả đều dẫn đến hệ lụy niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngày càng suy giảm. Từ đó, dẫn đến việc người dân tự xử trong một số vụ vi phạm pháp luật mà không để chính quyền, công an xét xử.”
Không chỉ bao che mà còn là hợp tác
Ông Hồng đã nói đúng về sự bao che,
tiếp tay của chính quyền địa phương. Hãy nhìn vào vụ án Dương Chí Dũng
thì đủ rõ. Sau khi tham nhũng bị lộ, Dương Chí Dũng được những quan có
đầy đủ quyền hành và giang hồ “có số có má” tại TP Hải Phòng tổ chức cho
Dương Chí Dũng đi trốn. Đó là sự liên kết của “xã hội đen” với các quan
to.
Từ vụ án này, ai cũng thấy được rất rõ “đường dây” liên hệ mật thiết giữa những người có quyền và bọn cầm đầu đám du đãng, ma cô, đầu gấu, buôn lậu ma túy... gọi chung là “xã hội đen.” Giữa “xã hội nhà quan” và “xã hội đen” có mối liên kết chặt chẽ, cứu giúp nhau tận tình. Nhiều chuyện làm ăn phi pháp có “bảo kê” vững chắc phía sau. Nhìn lại vụ án Năm Cam hơn 10 năm trước sẽ thấy cụ thể hơn.
Với sự hợp tác kín đáo, có tổ chức, có quyền hành như thế thì đừng hỏi tại sao dân đi thưa mà các quan làm ngơ. Chẳng phải chỉ có ở Hải Phòng, đó chỉ là đám bèo nổi qua một vụ án, còn cả một tảng băng dầy đang trôi ngầm từ tỉnh này sang thành phố khác. Chỉ có anh dân đen là chịu thiệt. Không “tự xử” thì làm cách nào đây? Cho nên nhận xét của ông đại biểu Nguyễn Thanh Hồng là hoàn toàn đúng.
Từ vụ án này, ai cũng thấy được rất rõ “đường dây” liên hệ mật thiết giữa những người có quyền và bọn cầm đầu đám du đãng, ma cô, đầu gấu, buôn lậu ma túy... gọi chung là “xã hội đen.” Giữa “xã hội nhà quan” và “xã hội đen” có mối liên kết chặt chẽ, cứu giúp nhau tận tình. Nhiều chuyện làm ăn phi pháp có “bảo kê” vững chắc phía sau. Nhìn lại vụ án Năm Cam hơn 10 năm trước sẽ thấy cụ thể hơn.
Với sự hợp tác kín đáo, có tổ chức, có quyền hành như thế thì đừng hỏi tại sao dân đi thưa mà các quan làm ngơ. Chẳng phải chỉ có ở Hải Phòng, đó chỉ là đám bèo nổi qua một vụ án, còn cả một tảng băng dầy đang trôi ngầm từ tỉnh này sang thành phố khác. Chỉ có anh dân đen là chịu thiệt. Không “tự xử” thì làm cách nào đây? Cho nên nhận xét của ông đại biểu Nguyễn Thanh Hồng là hoàn toàn đúng.
Đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công
Chính vì những nhận xét này mà phiên
thảo luận những vấn đề kinh tế - xã hội ngày 30-10 đã nóng hẳn lên. Các
ông đại biểu Quốc Hội bày tỏ lo lắng trước tình trạng người dân “tự xử”
thay cơ quan thực thi pháp luật đã và đang xảy ra khắp nơi, mà nguyên
nhân không nhỏ xuất phát từ sự thiếu niềm tin vào chính quyền sở tại.
Vài ngày trước phiên họp ngày 30-10 của Quốc hội, hàng ngàn người dân đã tập trung trước cổng UBND huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) để phản đối việc nạo hút cát gây nên tình trạng sạt lở khiến tuyến Quốc lộ 1A bị kẹt trong nhiều giờ.
Kêu ca, đề nghị, khiếu kiện nhiều song không được chính quyền nơi đó giải quyết thỏa đáng đã dẫn tới việc người dân một số địa phương ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa... dựng lều lán phong tỏa đường ra vào của các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nói: Thực trạng dân “tự xử” ngày càng nhiều và trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận này phải thốt lên rằng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công. “Đó là tâm trạng bất an và suy giảm niềm tin của người dân với những cán bộ nhà nước mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử.”
Vài ngày trước phiên họp ngày 30-10 của Quốc hội, hàng ngàn người dân đã tập trung trước cổng UBND huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) để phản đối việc nạo hút cát gây nên tình trạng sạt lở khiến tuyến Quốc lộ 1A bị kẹt trong nhiều giờ.
Kêu ca, đề nghị, khiếu kiện nhiều song không được chính quyền nơi đó giải quyết thỏa đáng đã dẫn tới việc người dân một số địa phương ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa... dựng lều lán phong tỏa đường ra vào của các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nói: Thực trạng dân “tự xử” ngày càng nhiều và trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận này phải thốt lên rằng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công. “Đó là tâm trạng bất an và suy giảm niềm tin của người dân với những cán bộ nhà nước mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử.”
Tại sao lòng dân không yên
Theo ông Bùi Văn Phương, Phó trưởng
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, kẽ hở của pháp luật đang khiến
“lòng dân không yên.” Ông Phương lấy ví dụ tình hình tội phạm băng nhóm,
đâm thuê chém mướn phát triển mạnh trong thời gian qua gây bức xúc dư
luận có liên quan đến câu chuyện cho vay nặng lãi, cá độ. Tuy nhiên,
pháp luật hiện nay chưa xem xét đằng sau của câu chuyện đó là gì, kịp
thời phát hiện để điều chỉnh. Tình trạng cho vay nặng lãi, cầm đồ hiện
nay khi xảy ra tranh chấp, đưa nhau ra tòa vẫn được coi là tranh chấp
dân sự chứ chưa phải hình sự.
Ông Phương nói, “Nếu cứ nhìn nhận dưới góc độ dân sự thì cực kỳ phức tạp, không răn đe được, của đau con xót sẽ nảy sinh việc thuê người đòi nợ và chuyện băng nhóm xã hội đen tự xử nhau. Nhiều chuyên gia luật và cá nhân tôi cũng cho rằng phải sửa cái này đi, phải hình sự nó để tránh những vấn đề phức tạp.”
Nói thẳng ra, đã từng có rất nhiều vụ nhà các ông được gọi là “lãnh đạo” bị ném đá, bị đốt, bị phá phách và cũng không ít trụ sở bị “kẻ xấu” xông vào đập phá, thậm chí hành hung. Chẳng người dân nào bỗng dưng muốn gây sự với các quan cả. Tất nhiên phải có những nguyên nhân sâu xa, bị chèn ép, bị đè đầu cưỡi cổ, uất ức quá nên đành phải liều “tự xử” thôi.
Ông Phương nói, “Nếu cứ nhìn nhận dưới góc độ dân sự thì cực kỳ phức tạp, không răn đe được, của đau con xót sẽ nảy sinh việc thuê người đòi nợ và chuyện băng nhóm xã hội đen tự xử nhau. Nhiều chuyên gia luật và cá nhân tôi cũng cho rằng phải sửa cái này đi, phải hình sự nó để tránh những vấn đề phức tạp.”
Nói thẳng ra, đã từng có rất nhiều vụ nhà các ông được gọi là “lãnh đạo” bị ném đá, bị đốt, bị phá phách và cũng không ít trụ sở bị “kẻ xấu” xông vào đập phá, thậm chí hành hung. Chẳng người dân nào bỗng dưng muốn gây sự với các quan cả. Tất nhiên phải có những nguyên nhân sâu xa, bị chèn ép, bị đè đầu cưỡi cổ, uất ức quá nên đành phải liều “tự xử” thôi.
Trách nhiệm của Quốc Hội đến đâu?
Thật ra trong những phiên thảo luận
vừa qua của các ông bà đại biểu quốc hội VN đã chỉ ra hàng loạt điểm yếu
kém trong bộ máy hành pháp, có cả những lời chỉ trích rất gay gắt với
những tội tham nhũng, cồng kềnh, trì trệ... Nhưng cũng có người bàn rằng
có làm thì có sai, những ông không làm chỉ đứng ngó thì chẳng có gì sai
cả.” Điều đó cũng đúng. Nhưng ông đai biểu Dương Trung Quốc lại có một ý
kiến khác. Ông nói, “Lâu nay, mọi thất thoát lãng phí hay tham ô ngân
sách của nhà nước chỉ dồn hết trách nhiệm vào Chính phủ, Quốc hội và đại
biểu Quốc hội luôn tự cho mình vô can trong những sai phạm của bộ máy
hành pháp.”
Ông Quốc nhấn mạnh đến trách nhiệm của Quốc Hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được ủy thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội.
Đó là lời “nhận lỗi” của ông Dương Trung Quốc. Cho nên các đại biểu không phải chỉ nói “cho sướng miệng,” nói để lấy điểm với nhân dân rồi lại cho qua, mọi thứ vẫn y như cũ. Quốc Hội cũng phải chịu trách nhiệm về mọi tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra.
Nhưng còn nhiều vụ dân muốn “tự xử” cũng không được, bởi bị kết án nằm trong tù rồi, làm sao tự xử được! Phải nhờ công lý xử cho mình. Vác đơn đi kiện như kiện củ khoai, từ đó xảy ra nhiều vụ án oan sai rất đau lòng. Một vụ án oan hiện đang làm chấn động dư luận cả nước, người dân hết dám tin vào công lý.
(Đọc tiếp kỳ 2 đăng thứ Hai, 11/11/2013)
Ông Quốc nhấn mạnh đến trách nhiệm của Quốc Hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được ủy thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội.
Đó là lời “nhận lỗi” của ông Dương Trung Quốc. Cho nên các đại biểu không phải chỉ nói “cho sướng miệng,” nói để lấy điểm với nhân dân rồi lại cho qua, mọi thứ vẫn y như cũ. Quốc Hội cũng phải chịu trách nhiệm về mọi tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra.
Nhưng còn nhiều vụ dân muốn “tự xử” cũng không được, bởi bị kết án nằm trong tù rồi, làm sao tự xử được! Phải nhờ công lý xử cho mình. Vác đơn đi kiện như kiện củ khoai, từ đó xảy ra nhiều vụ án oan sai rất đau lòng. Một vụ án oan hiện đang làm chấn động dư luận cả nước, người dân hết dám tin vào công lý.
(Đọc tiếp kỳ 2 đăng thứ Hai, 11/11/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét