Thế nhưng chuyện bàn để mà bàn, nói để mà nói, hệ thống chính trị Việt Nam đã bất khả kháng với căn bệnh ung thư và nan giải này.
Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thừa nhận "tham nhũng là vấn nạn, là giặc nội xâm, là đe dọa đến sự tồn vong của chế độ" nhưng chống nó thì "quá nhiều kỳ vọng không thực tế".
"Chúng ta dường như quá kỳ vọng vào tự chống, tự phát hiện tự thân của mỗi cơ quan, tổ chức và còn nặng về hô hào. Các phong trào kiểu như “nói không với phong bì”, “nói không với tiêu cực” là ví dụ rất điển hình. Rồi tư duy theo cách đặt kỳ vọng vào thanh tra phát hiện tham nhũng. Thanh tra là tai mắt của thủ trưởng thì chỉ nên đặt vào nó trách nhiệm như một công cụ phục vụ quản lý nhà nước thôi. Thanh tra để thủ trưởng chấn chỉnh kỷ luật nội bộ chứ đừng hy vọng ông thủ trưởng đẩy mạnh thanh tra tìm ra khuyết điểm trong quản lý của mình để rồi công bố công khai ra ngoài. Và liệu thủ trưởng có quyết liệt chống tham nhũng nội bộ không, khi mà treo trên đó là trách nhiệm người đứng đầu?".
"Tư pháp với hành chính lại gắn với nhau, lệ thuộc với nhau như thế thì làm sao phát hiện được tham nhũng. Cứ nhìn vào các vụ tham nhũng lẽ ra thuộc thẩm quyền của công an tỉnh mà cơ quan điều tra Bộ Công an phải rút lên thụ lý là thấy rõ điều đó".
"Thiết chế chống tham nhũng bằng hệ thống tư pháp, còn phát hiện qua thanh tra thì có lẽ nên tổ chức một hệ thống cơ quan thanh tra quốc hội".
Bà Nga cho rằng, muốn đấu tranh tham nhũng chuyển biến thì phải có tính minh bạch công khai. “Thế nhưng, toàn bộ quy trình tố tụng lại được đóng dấu mật. Điều này khiến cho một lực lượng đấu tranh tham nhũng rất hiệu quả là báo chí bị hạn chế, thậm chí, “dấu mật dễ dàng đưa phóng viên vào tội làm lộ tài liệu mật”.
Ông Lê Nam, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Thanh Hóa nói:
"Phải tập trung vào chiến dịch “bắt hổ”, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán... phải đi vào chỗ nhiều tiền, nhiều quyền lực vì chỉ vài vụ này đã bằng hàng ngàn vụ tham nhũng vặt. Cán bộ, thủ quỹ, nhân viên xã/phường chỉ có 3-5 triệu đồng thôi phải đứng vành móng ngựa, trong khi cả một tình trạng tham nhũng lớn gây nhức nhối như thế thì xử lý không được bao nhiêu. Cần tập trung vào người lắm tiền, sử dụng và quản lý ngân sách, có hưởng lạc, tư lợi không".
Nhưng làm sao có thể bắt được "hổ"? Các vụ tham nhũng ở Việt Nam thông thường chỉ tóm được"mèo" và nếu có tóm được thì bí bát lắm cũng được xử lý bằng bản án nào đó cho hợp lý nhưng sau đó ân xá giảm án.
Chính vì thế, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị), tâm sự rằng, "nhiều người khuyên ông đừng nói về tham nhũng".
"Do sợ liên đới trách nhiệm của người đứng đầu khi có người trong cơ quan bị phát hiện tham nhũng, nên có tâm lý “muốn đóng cửa bảo nhau”, nhiều bộ, địa phương, thậm chí ra văn bản xin “xử lý nội bộ”, ông Tiến nói.
Trong khi đó đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) nói: “Nhất là trong xét xử, án treo cao, xử đúng thì không sao, nhưng có vụ dư luận lên án: từ huyện, tỉnh rồi đến giám đốc thẩm, phúc thẩm… thì quay lại bản án ban đầu… làm mất lòng tin của dân”. Bà Sinh dẫn chứng: qua vụ án “Vườn mít”, quay đi quay lại mà thẩm phán trước xử sai có bị xử đâu?!
Có thể nêu một ví dụ điển hình gần đây. Từ ngày 21/10 đến 1/11, Tòa án tỉnh An Giang xét xử 23 bị cáo về tội đã tự ý san lấp ruộng để thành lập 7 khu dân cư tại thành phố Long Xuyên rồi phân lô, bán nền lấy tiền chia nhau, gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 20 tỷ đồng. Phát quyết cuối cùng là miễn trách nhiệm hình sự cho 6 bị cáo, 3 bị cáo được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ (nghĩa là... tự cải tạo tại gia), 6 bị cáo được hưởng án treo, 7 bị cáo mức án vừa đúng thời hạn tạm giam để được trả tự do ngay tại tòa. Chỉ một bị cáo (Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên) được xem như chủ mưu bị phạt... ba năm tù.
Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, tình trạng tham nhũng trong năm 2013 đã gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng cùng 51.000 lượng vàng SJC, nhưng trong số đó chỉ thu được 900 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Ủy ban Tư pháp cũng thừa nhận, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn bị đình chỉ điều tra, hoặc tội phạm chỉ bị xử lý kỷ luật hành chính. Có những vụ án xảy ra từ năm 2000 nhưng đến năm 2012 mới được xét xử (vụ Hoàng Đình Dung, giám đốc Chi nhánh Centrime 3).
Theo thống kê từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2013 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đình chỉ 4 vụ với 27 bị can và đình chỉ 11 bị can trong các vụ tham nhũng khác. Bản báo cáo đã cho thấy một vài con số khá nhạt nhòa như: 07 vụ, 06 bị can được đình chỉ điều tra, 09 vụ, 23 bị can tạm đình chỉ, thậm chí có đến 19 vụ, 30 bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng.
Trong đó đã có 30% bị cáo chỉ bị áp dụng hình phạt nhẹ, phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, án treo, hoặc cải tạo không giam giữ. Số “người đứng đầu” bị xử lý hình sự cũng chỉ đạt tỷ lệ 4/41 người.
Như vậy tổng số tiền tham nhũng (được biết đến) trong năm 2013 là 90.000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) chỉ thu hồi được 900 tỷ, tức là 0,01%!
Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International -TI) Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, trong năm 2011 có điểm số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.
Năm 2013, Tố chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát và cho biết, số người cho rằng chống tham nhũng không hiệu quả chiếm đến 60% vào năm 2013, tăng mạnh so với 35% của năm 2010.
“So với năm 2010, kết quả khảo sát năm 2013 cho thấy sự mất lòng tin đáng kể của người dân đô thị về việc chống tham nhũng. Năm 2010, cư dân đô thị thể hiện quan điểm cân bằng về những nỗ lực của Chính phủ chống tham nhũng thì năm 2013, họ lại nhìn nhận tiêu cực hơn nhiều”, Giám đốc TI tại Việt Nam, cho biết.
Khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (Cecodes) và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện, với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, lấy ý kiến của gần 14.000 người dân, chọn ngẫu nhiên tại 63 tỉnh thành, công bố ngày 14/5/2013, cho thấy tình trạng chạy chọt xin việc, cũng như phải đưa hối lộ để được giải quyết thủ tục giấy tờ, đã tăng gấp rưỡi năm ngoái. Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế cũng tăng từ 31% lên 42%, hay phải lót tay mới có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng từ 21% lên 32%.
Có đến 72,88% người được hỏi tin rằng tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì, 24% cho rằng, chính quyền các tỉnh, thành phố đã không nghiêm túc trong xử lý những vụ việc tham nhũng đã phát hiện được.
Như vậy tham nhũng đã trở nên hiện tượng phổ cập, biến thành một thứ văn hoá sinh hoạt trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội Việt Nam.
Hệ thống chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tạo ra những đặc quyền, đặc lợi cho các phe nhóm lợi ích và tạo điều kiện cho các quan chức kiếm chác. Mọi thứ xảy ra đều chịu trách nhiệm trước đảng, còn đảng thì không chịu trách nhiệm với ai. Nếu đảng có sai lầm thì sửa, lỡ có trói chặt quá thì "cởi trói", "đổi mới". Tóm lại đảng là toàn diện. Đảng đứng trên tất cả. Hiến pháp mà đảng tạo ra đã mặc nhiên cho ĐCSVN quyền lực như thế. Khi nắm quyền lực tuyệt đối con người luôn luôn có xu hướng dẫn tới lạm quyền và lộng quyền.
Quốc gia nào cũng có tệ nạn tham nhũng, chỉ vấn đề là ít hay nhiều mà thôi, nhưng quan trọng hơn là các định chế của xã hội nằm ngăn ngừa và chống tham nhũng ra sao.
Trước hết trong một quốc hội đa đảng, các đảng đối lập là lực lượng luôn luôn kiểm soát, xem xét chính sách của đảng cầm quyền và sẵn sàng đưa ra ánh sáng các hiện tượng tham nhũng khi thấy có tín hiệu.
Thứ nhì, báo chí tự do là phương tiện hiệu quả nhất, lành mạnh hoá xã hội thông qua thông tin đa chiều, minh bạch. Trong các nước dân chủ, báo chí tự do góp phần tích cực đưa các vụ tham nhũng ra trước công luận, chứ không phải cảnh sát hay các cơ quan chức năng khác.
Điều tiên quyết cuối cùng là ngành tư pháp phải hoàn toàn độc lập, không là công cụ của đảng cầm quyền. Như thế các vụ án mới có thể được điều tra, xét xử công bằng.
Theo như phát biểu của bà Lê Thị Nga thì bà ta biết cả đấy! Tất cả ba điều cơ bản nhất cho việc chống tham nhũng đều không có trong hệ thống chính trị hiện tại của ĐCSVN. Làm sao mà chống? Nói ra chỉ cốt xoa dịu dư luận mà thôi. Có lẽ câu ngạn ngữ "vừa ăn cướp, vừa la làng" là chuẩn nhất!
*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.
Án oan 10 năm: Công an Bắc Giang không nhận ép cung
Trước những lời kể của ông
Nguyễn Thanh Chấn - người vừa được trả tự do sau khi ngồi tù oan 10 năm
cho rằng một số điều tra viên tỉnh Bắc Giang đã bức cung, gây áp lực tâm
lý, khống chế tinh thần để bị can hoảng loạn mà nhận tội, một số công
an trên địa bàn tỉnh đều phủ nhận hành động này.
Ngày 7/11, trao đổi với Đất Việt về vụ
án oan khiến ông Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Nghĩa Chung, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), lĩnh án chung thân và thụ án được hơn 10 năm,
ông Nguyễn Văn Phượng, Trưởng Công an huyện Tân Yên cho biết: "Tôi biết
vụ việc này rồi nổi tiếng cả tỉnh Bắc Giang, bên cạnh đó nghe Quốc hội
nói cũng nhiều lắm rồi".
Khi được hỏi về thông tin ông Chấn cho
biết, từng bị cán bộ điều tra ép cung, bắt tập và diễn cảnh thực nghiệm
hiện trường, ông Phượng nói: "Chuyện này vẫn chưa có kết luận chính xác
công an có tiến hành ép cung hay không. Chưa ai kết luận hành động này,
mà tôi nghĩ là sẽ không có chuyện đó, còn chuyện này cơ quan chức năng
sẽ có trách nhiệm".
Bên cạnh đó, ông Phượng cho biết thêm:
"Đây mới chỉ là dư luận báo chí thế thôi chứ ai sai ai đúng thì chính
quyền sẽ xem xét, còn cán bộ trong ngành của tôi dĩ nhiên tôi phải bênh,
nhưng bênh thì lại bảo không đúng, nhưng đúng thì phải bảo là đúng
chứ?".
Ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày trở về |
Còn theo quan điểm của ông Phượng, nếu
quả thực có chuyện ép cung phạm nhân để lấy lời khai thì có làm thì
phải chịu trách nhiệm, sai thì phải sửa.
Trước đó, ngày 6/11, trao đổi với báo
chí, Đại tá Nguyễn Văn Chức – Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang cho
biết: “Sau khi có nội dung vụ án, Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang đã
chỉ đạo Tổ làm án, cơ quan Cảnh sát điều tra hiện nay phải báo cáo lại
xem lại việc, trong quá trình điều tra vụ án có vấn đề gì không".
Nói về việc cán bộ bức cung ông Chấn,
Đại tá Nguyễn Văn Chức khẳng định: “Không ai cho phép làm việc đó. Ai
làm việc đó là sai. Thế nhưng việc người ta có làm việc đó hay không thì
phải điều tra, xác minh”.
Về việc xử lý các cán bộ từng tham gia
điều tra vụ ông Chấn, Đại tá Nguyễn Văn Chức cho biết: “Việc xem xét
trách nhiệm phải chờ chỉ đạo của cấp trên. Một là, nếu anh vi phạm về
mặt pháp luật và hoạt động tư pháp thì thẩm quyền thuộc về VKSND Tối
cao, họ sẽ chỉ đạo giải thích. Hai là về quản lý nhà nước, xử lý cán bộ,
thẩm quyền thuộc về Bộ Công an. Đến thời điểm này, tôi chưa nhận được
văn bản nào từ cấp trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh phải xem xét, xác
minh, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan”.
Trong ngày 6/11, sau khi Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao mở phiên tòa theo trình tự tái thẩm xem xét kháng
nghị ngày 4/11 của Viện trưởng VKSND Tối cao về bản án đối với ông
Nguyễn Thanh Chấn - người bị kết án oan tù chung thân về tội danh giết
người, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn cho biết: "Hội đồng Thẩm phán TAND
Tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, tuyên
hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại vụ án".
Thanh Huyền
(Đất Việt)
Báo Úc nói về huyền thoại Võ Nguyên Giáp
CUỘC CHIẾN VIỆT NAM: Huyền thoại Võ Nguyên GiápCựu tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) thường được cho là một tay đánh bại Pháp và Mỹ. Thật không? Các sử gia đã thu thập nhiều dữ kiện trái ngược với huyền thoại này.
|
Sự thật là trong khi Sàigòn được yểm trợ bởi 1 cường quốc, là Hoa Kỳ, thì Hà Nội được 2 cường quốc yểm trợ - Sô Viết và Trung Quốc.
Gần cuối Cuộc Chiến Việt Nam, trong khi kho đạn của Sàigòn bắt đầu vơi vì Hoa Kỳ cắt viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế, thì các đồng minh của Hà Nội vẫn tiếp tục đổ đầy súng đạn vô.
Từ 1965 đến Tháng Tư 1975, Moscow viện trợ cho Hà Nội ít nhất 1 tỉ Mỹ Kim mỗi năm, cả viện trợ quân sự lẫn những viện trợ kinh tế liên quan trực tiếp đến chiến tranh. Năm 2001, khi Moscow muốn được tiếp tục dùng Cảng Cam Ranh, thì một trong những yêu cầu của Hà Nội là xin xóa món nợ viện trợ đó. Moscow không chấp nhận cái giá quá cao này, và rút lui khỏi Cam Ranh.
Trung Quốc cũng viện trợ cho Bắc Việt từ 15 đến 20 tỉ MK. Không phải chỉ viện trợ vũ khí mà cả từ giầy sandal cho lính Bắc Việt mang chân đến cái tăm họ xỉa răng sau bữa ăn. Từ năm 1964, Trung Quốc đưa 300.000 quân lính và các nhân sự khác vô Việt Nam, để làm việc trong ngành phòng không, quân nhu, làm đường rầy, v.v.
Ngay từ năm 1950, Bắc Kinh đã gởi một số tướng cao cấp nhất đến Việt Nam, chẳng hạn Chen Geng. Các tướng Trung Quốc này giúp Việt Minh xây dựng lượng quân đội chính quy. Rập khuôn hệ thống của Trung Quốc, họ cài chi bộ Đảng CS trong mỗi đơn vị quân đội để giám sát cũng như để nhồi tư tưởng Đảng vô quân đội. Họ huấn luyện Bắc Việt về phương pháp vận động dân chúng cũng như phương pháp tiêu diệt các nhóm chống đối.
Cũng rập khuôn Trung Quốc, Hồ Chí Minh đưa ra vụ cải cách ruộng đất để trong xã hội mỗi người đều nghi kỵ mọi người do đó dân không nổi dậy chống lại Đảng CS được. Ở các làng xã khắp miền Bắc hàng chục ngàn người đã bị xử tử chính vì Đảng CS ép nông dân trả thù địa chủ, ép hàng xóm xử tử nhau, ép con cái điềm chỉ cha mẹ.
Cứ theo huyền thoại thì tài ba của tướng Giáp đã làm cho Việt Nam đánh bại Pháp ở trận Điện Biên Phủ năm 1954. Huyền thoại này luôn luôn bỏ quên vai trò đáng kể của Trung Quốc. Lính của ông Giáp dùng vũ khí do Trung Quốc cung cấp. Các cố vấn quân sự của Trung Quốc sánh vai làm việc cùng ông Giáp hàng ngày cả về chiến lược cũng như chiến thuật. Các cố vấn này nhận chỉ thị trực tiếp từ Bắc Kinh.
Trong khi ngày nay không sử gia nào không biết về những sự thật trên đây, thì ở nhiều trường học Tây Phương các học trò vẫn không được cho biết sự thật. Phần lớn các cuốn sách giáo khoa chỉ cho các em biết nhiều về vai trò của Mỹ, nhưng vai trò của Trung Quốc và Sô Viết thì chỉ nói lướt qua.
Và, nếu ta hỏi một học sinh trung học tiêu biểu, thì gần như chắc chắn là em biết lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hoà giết dân, có lẽ các em đã thấy tấm hình cuộc thảm sát Mỹ Lai trong sách giáo khoa. Nhưng gần như không em nào được cho biết về việc các đội khủng bố Cộng Sản gần như hàng ngày giật mìn xe đò hoặc đặt mìn trong chợ đông người để giết thường dân, cũng như các khủng bố trong vụ Mậu Thân 1968.
Qua cái chết của tướng Giáp, người ta nên đưa ra ánh sáng mọi sự thật về Cuộc Chiến Việt Nam, hơn là nhai đi nhai lại các huyền thoại méo mó.
News Weekly là báo ở Úc, phát hành cả báo giấy lẫn online. Số 09/11/2013 đăng bài dưới đây của Bác sĩ Bùi Trọng Cường, OAM MD, và ông Đoàn Việt Trung, hai cựu Chủ Tịch Liên Bang của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường, OAM MD, và ông Đoàn Việt Trung
Chợ vũ khí nóng ở Lào Cai
Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ, và có vẻ như không bao giờ cho phép
người dân sở hữu vũ khí. Thế nhưng, tình hình mua bán vũ khí nóng diễn
ra tràn lan ở khắp các chợ cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc
trong vài năm trở lại đây đã khiến cho an ninh quốc gia trở nên phức tạp
và hỗn loạn. Tình hình mua bán vũ khí ở chợ Cốc Lếu, Lào Cai diễn ra
khá nhộn nhịp trong một đường dây ngầm mà nếu như chịu khó theo dõi, nó
chẳng ngầm một chút nào, nếu không nói là công khai.
Giới giang hồ chia vũ khí thành hai nhóm: vũ khí nóng và vũ khí lạnh. Vũ khí nóng gồm các loại súng, lựu đạn, bình xịt hơi cay, roi điện và thậm chí bom, mìn. Vũ khí lạnh gồm dao lê, mã tấu, kiếm, nhị khúc sắt và một số loại dao có móc đuôi dây.
Mua súng dễ như mua cá
Giới giang hồ chia vũ khí thành hai nhóm: vũ khí nóng và vũ khí lạnh. Vũ khí nóng gồm các loại súng, lựu đạn, bình xịt hơi cay, roi điện và thậm chí bom, mìn. Vũ khí lạnh gồm dao lê, mã tấu, kiếm, nhị khúc sắt và một số loại dao có móc đuôi dây.
Một tay anh chị chuyên môi giới mua bán vũ khí từ khu vực đền Trần đến chợ Cốc Lếu cho chúng tôi biết:
“Hàng cấm cũng có, chỉ cần bắt mối liên lạc với một người trong đường dây này, việc lực chọn, mua một khẩu súng hoa cải hay súng ngắn các loại, bình xịt hơi cay hay roi điện… diễn ra khá đơn giản, dễ dàng.”
Hàng cấm cũng có, chỉ cần bắt mối liên lạc với một người trong đường dây này, việc lực chọn, mua một khẩu súng hoa cải hay súng ngắn các loại, bình xịt hơi cay hay roi điện… diễn ra khá đơn giản, dễ dàng. -Một người môi giớiMột người bán hàng điện tử trong chợ Cốc Lếu, giới thiệu anh tên là Phong, nhưng theo chúng tôi đoán anh ta không phải tên này, đã cho chúng tôi xem hàng loạt bình xịt hơi cay lớn, nhỏ khác nhau với nhiều mức giá khá hấp dẫn. Và anh này nói trước điều kiện là không được chụp hình các loại vũ khí cũng như quầy hàng của anh dù bằng điện thoại hay máy ảnh du lịch.
Anh này nói rằng việc mua súng ở đây có hai cách, hoặc là mua và mang về trực tiếp, hoặc là mua và đóng thêm tiền vận chuyển, để lại địa chỉ, sẽ có người mang đến tận nhà, dù ở cách chợ cả ngàn cây số cũng không thành vấn đề. Ví dụ như chuyển về Hà Nội, phí vận chuyển là một triệu đồng cho một khẩu súng, cứ như thế mà nhân lên theo số lượng. Riêng các loại bình hơi cay thì họ không vận chuyển riêng lẻ mà vận chuyển theo lô, cứ mười bình được vận chuyển về Hà Nội với giá một triệu hai trăm ngàn đồng.
Trường hợp vận chuyển xa hơn vào các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai, hoặc miền Tây Nam Bộ thì mỗi khẩu súng được nhân 150% giá gốc. Nghĩa là một khẩu súng hoa cải với giá 5 triệu đồng tại chợ, sẽ được tính với giá 7,5 triệu đồng nếu như vận chuyển vào các tỉnh phía Nam. Với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, giá vận chuyển cũng giữ mức giống như giá ở Sài Gòn, không thay đổi. Sở dĩ có chuyện đi xa hơn nhưng không thay đổi giá vì yếu tố cạnh tranh giữa tư thương phía Bắc với tư thương ở các cửa khẩu Việt – Lào, Việt – Campodia. Hiện tại giá súng hoa cải ở các cửa khẩu phía Nam là 6 triệu, 7 triệu đồng trên mỗi khẩu. Nhưng vì đảm bảo bí mật, những tay súng phía Nam chạy ra phía Bắc mua nhằm tránh sự theo dõi của an ninh.
Một phụ nữ tên Lý, người gốc Trung Quốc, bán hàng tại Cốc Lếu, Lào
Cai, giới thiệu cho chúng tôi xem hàng loạt roi điện, có chiếc chỉ tốn
ba trăm ngàn đồng là sở hữu nó, cũng có chiếc lên đến hai triệu đồng,
loại thượng hạng lên đến năm triệu đồng. Chị này giới thiệu thêm về tính
năng của loại roi điện giá năm triệu đồng rằng nó có cường độ dòng điện
cao gấp sáu lần những chiếc bình thường. Nghĩa là một con trâu đực khỏe
mạnh, nếu dùng roi điện loại này nhắm bấm một phát vào bất kì phần nào
trên cơ thể nó, nó sẽ ngã lăn đùng ra tức thì và mười phút sau mới cựa
quậy lại được. Với trâu là thế, với người, phải hai chục phút sau mới
hồi tỉnh và cả tháng sau mới bình phục, mới lặn được vết bầm cho tia
điện gây ra.
Ngoài vũ khí nóng, bà Lý còn bán thêm vũ khí lạnh và một số loại súng săn có độ chính xác gần như tuyệt đối. Nếu như khách muốn thử độ chính xác cỡ nào, bà Lý hẹn sẽ dắt ra một điểm vắng ven rừng dọc bờ sông Nậm Thi, đoạn xuôi về Bắc Hà để thử súng. Thử xong, nếu mua thì bà miễn phí cho viên đạn thử, trường hợp không mua thì khách phải trả 200 ngàn phí xăng cộ cho bà và 500 ngàn tiền viên đạn, vị chi 800 ngàn đồng.
Vũ khí về đâu?
Ngoài vũ khí nóng, bà Lý còn bán thêm vũ khí lạnh và một số loại súng săn có độ chính xác gần như tuyệt đối. Nếu như khách muốn thử độ chính xác cỡ nào, bà Lý hẹn sẽ dắt ra một điểm vắng ven rừng dọc bờ sông Nậm Thi, đoạn xuôi về Bắc Hà để thử súng. Thử xong, nếu mua thì bà miễn phí cho viên đạn thử, trường hợp không mua thì khách phải trả 200 ngàn phí xăng cộ cho bà và 500 ngàn tiền viên đạn, vị chi 800 ngàn đồng.
Theo như người dẫn đường cho chúng tôi biết thì lượng súng vào Việt Nam, chỉ riêng cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai, mỗi năm đã có thể lên đến trên mười ngàn khẩu, đó là chưa nói đến một số loại vũ khí khác như bình xịt hơi cay, roi điện, dao lê, mã tấu, kiếm… Và còn một đường chuyển súng nữa mà theo anh ta nhận xét là nó cực kì an toàn, khó kiểm soát, vì cửa kiểm soát duy nhất là công an cửa khẩu. Nhưng ở đơn vị kiểm soát này, mọi chuyện được qui ra tiền, nó cũng giống như nhiều đơn vị kiểm soát khác ở các cửa khẩu trên khắp ba miền đất nước. Đó là đường xe tải, một số vũ khí được giấu trong các lô hàng và chuyển vào Việt Nam.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như công an cấp Bộ xuống kiểm tra hoặc có chỉ thị càn quét, làm sạch của cấp Bộ, một số tài xế không may mắn sẽ bị bắt, bị tịch thu và phạt tù nếu như vận chuyển về đúng thời điểm này. Nhưng chuyện này hiếm xãy ra, nên việc lưu thông vũ khí ở Cốc Lếu vẫn diễn ra như cơm bữa. Không có gì thay đổi.
Một người tên Huy, không phải là thương lái hay tư thương trong chợ
Cốc Lếu, anh Huy làm bốc vác kiêm hướng dẫn mua bán vũ khí ở chợ Cốc Lếu
và đã nghỉ việc cách đây hai tháng, lui về Bắc Hà trồng mận, trồng đào
và táo mèo, chia sẻ với chúng tôi rằng theo chỗ anh thấy, toàn bộ số
lượng vũ khí bán ở Cốc Lếu được đổ về Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam
Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tỉnh và Sài Gòn,
Biên Hòa – Đồng Nai ở phía Nam. Và đương nhiên, chủ nhân của các loại vũ
khí này đều thuộc thành phần anh chị, mua để cung cấp cho đàn em hành
nghề, bảo kê, đâm thuê chém mướn.
Và một số vũ khí khi về đến các địa phương sẽ bán lại cho các tay bắt chó trộm, phần đông bọn họ dùng bình xịt hơi cay, roi điện, cũng có một số tay bắt chó trộm ở Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa thời gian gần đây còn thủ cả súng trong người để đối phó với người dân sau khi các vụ đốt xe, đánh chết người, đốt xác của các tập thể người dân bị mất chó.
Ngoài ra, nhiều cán bộ có tiền, có quyền, có đường dây làm ăn lớn nhưng với chức vụ hiện tại, không được nhà nước cấp súng, họ cũng tự chủ động tìm mua vũ khí để trong nhà, từ bình xịt hơi cay cho đến súng ngắn. Lượng vũ khí bán cho các loại đối tượng này mỗi năm không phải là ít.
Và cũng theo anh Huy, việc kiểm soát súng ở Việt Nam hiện tại vô cùng khó, nếu có kiểm soát được chăng là nhờ vào sự xếp đặt, tôn ti trật tự trong giới giang hồ, các đàn anh đàn chị tự thu xếp, thỏa thuận với nhau về địa bàn làm ăn và phương cách hoạt động để tránh các đàn em đụng chạm nhau. Chứ nếu như sự việc đi đến chỗ va chạm, chắc chắn sẽ có những vụ nổ súng ở mức độ trầm trọng, khó lường.
Anh Huy cười chua chát, nói thêm với chúng tôi rằng một người nông dân chân chất làm ăn, hiền lành và chưa hề va chạm với ai như Đoàn Văn Vươn còn chủ động mua súng hoa cải, thủ trong người để phòng khi có biến, thì huống hồ gì hàng chục triệu tay giang hồ hảo hớn, hàng triệu tay cán bộ có tiền của nhưng không được nhà nước cấp súng, chắc chắn họ phải thủ súng trong nhà. Đó là chuyện không thể chối cãi.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
(RFA) Và một số vũ khí khi về đến các địa phương sẽ bán lại cho các tay bắt chó trộm, phần đông bọn họ dùng bình xịt hơi cay, roi điện, cũng có một số tay bắt chó trộm ở Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa thời gian gần đây còn thủ cả súng trong người để đối phó với người dân sau khi các vụ đốt xe, đánh chết người, đốt xác của các tập thể người dân bị mất chó.
Ngoài ra, nhiều cán bộ có tiền, có quyền, có đường dây làm ăn lớn nhưng với chức vụ hiện tại, không được nhà nước cấp súng, họ cũng tự chủ động tìm mua vũ khí để trong nhà, từ bình xịt hơi cay cho đến súng ngắn. Lượng vũ khí bán cho các loại đối tượng này mỗi năm không phải là ít.
Và cũng theo anh Huy, việc kiểm soát súng ở Việt Nam hiện tại vô cùng khó, nếu có kiểm soát được chăng là nhờ vào sự xếp đặt, tôn ti trật tự trong giới giang hồ, các đàn anh đàn chị tự thu xếp, thỏa thuận với nhau về địa bàn làm ăn và phương cách hoạt động để tránh các đàn em đụng chạm nhau. Chứ nếu như sự việc đi đến chỗ va chạm, chắc chắn sẽ có những vụ nổ súng ở mức độ trầm trọng, khó lường.
Anh Huy cười chua chát, nói thêm với chúng tôi rằng một người nông dân chân chất làm ăn, hiền lành và chưa hề va chạm với ai như Đoàn Văn Vươn còn chủ động mua súng hoa cải, thủ trong người để phòng khi có biến, thì huống hồ gì hàng chục triệu tay giang hồ hảo hớn, hàng triệu tay cán bộ có tiền của nhưng không được nhà nước cấp súng, chắc chắn họ phải thủ súng trong nhà. Đó là chuyện không thể chối cãi.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Hồ sơ tai tiếng của “Ông hoàng scandal” Đàm Vĩnh Hưng
Hai năm liên tiếp dường như “vận đen” vẫn chưa thôi buông tha nam ca sĩ 42 tuổi.
Trong showbiz Việt, Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ liên tục khiến khán giả
ngỡ ngàng xen lẫn ngạc nhiên vì độ phủ trên báo chí từ sự nghiệp ca hát
cho đến những chuyện bên lề.
Với sự nghiệp, anh từng ghi được nhiều dấu ấn với khán giả qua những
ca khúc ăn khách và tạo được những cú hit lớn cho sự nghiệp như Tình ơi xin ngủ yên, Bình minh sẽ mang em đi, Góc phố rêu xanh, Giọt nước mắt cho đời… Nhưng với những chuyện ngoài âm nhạc thì anh lại là một trong những nhân vật có số lượng scandal nhiều nhất Việt Nam.
Nếu như những năm đầu sau nổi tiếng, số lượng scandal chỉ xuất hiện ở
mức độ rải rác thì 2 năm gần đây số lượng lại tăng lên đáng kể với mức
độ ngày càng lớn hơn. Có vẻ như Đàm Vĩnh Hưng là người rất có duyên với
các scandal với đủ các thể loại khác nhau. Từ chuyên môn cho đến đồng
nghiệp và cả những vấn đề vốn chẳng liên quan đến anh. Thậm chí đến khi
xuất ngoại đi hát thì scandal vẫn theo Đàm Vĩnh Hưng sát gót.
Scandal với sản phẩm
Bản thân là một ca sĩ hát khá nhiều loại nhạc và có thừa kinh nghiệm
nhưng đã có không ít lần Đàm Vĩnh Hưng gặp rắc rối. Khi phát hành album Tình ca 50, Đàm Vĩnh Hưng bị vướng ca khúc Phố đêm
– vốn chưa được cấp phép lưu hành. Việc này anh bị phạt 30 triệu, công
ty phát hành bị phạt 23,75 triệu và thu hồi đĩa trên toàn quốc.
Việc ghi sai tên tác giả trong các sản phẩm của Đàm Vĩnh Hưng cũng diễn ra với các ca khúc: Em đã quên một dòng sông, Bạc tình… và luôn là đề tài bàn tán của nhiều người khi album được ra mắt. Mới nhất là vụ kiện của nhạc sĩ Trường Nhân cùng ca khúc Chút tình trong album Góc khuất.
Scandal với đồng nghiệp
Với cá tính khá “ngông” và “không biết sợ là gì”, Đàm Vĩnh Hưng đã
tạo nên không ít những mâu thuẫn lớn với đồng nghiệp. Tính đến thời điểm
này thì cũng đã có ít nhất 4 cái tên từng khiến Đàm Vĩnh Hưng gặp sóng
gió với dư luận là Phương Thanh, Thanh Lam, Bảo Yến và nhạc sĩ Nguyễn
Ánh 9. Trong đó, việc rạn nứt mối quan hệ với Phương Thanh là điều khiến
công chúng ngỡ ngàng nhất. Vì trước đó cả hai là những người bạn rất
thân của nhau.
Trong khi đó, với Thanh Lam, Bảo Yến và nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì lại
khiến Đàm Vĩnh Hưng khó chịu ra mặt khi có những nhận xét về chuyên môn
ca hát của anh. Đỉnh điểm là sự cố với Nguyễn Ánh 9 đã khiến tên tuổi
của Đàm Vĩnh Hưng rơi rụng rất nhiều.
Scandal với xã hội
Trong số các scandal mà Đàm Vĩnh Hưng vướng vào thì 2 sự việc liên
quan đến các vấn đề xã hội là khiến tên tuổi của giọng ca này bị ảnh
hưởng nặng nề nhất.
Vụ đầu tiên là chuyện “hôn nhà sư” trong buổi đấu giá gây quỹ từ
thiện cho ca sĩ Wanbi Tuấn Anh chữa bệnh vào năm 2012. Đàm Vĩnh Hưng đã
bị phạt 5 triệu về chuyện này. Dù đã đưa ra lời xin lỗi gửi đến công
chúng và các tăng ni nhưng hình ảnh đẹp ngày xưa của anh trong lòng công
chúng đã gần như mất hẳn.
Tiếp đến là những ồn ào xung quanh việc Đàm Vĩnh Hưng có mặt tại đám
tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 2013. Trong khi cả ngàn người
dân Việt Nam xếp hàng chờ thì anh ngang nhiên đi vào với lý do được
người nhà sắp xếp trước. Hành động này đã khiến rất nhiều người phẫn nộ
và cho rằng đó là sự “vô lễ” không đáng có của một người nổi tiếng.
Và các sự cố nơi đất khách
Tháng 7.2010, Đàm Vĩnh Hưng bị một người đàn ông giả gái là Lý Tống
tấn công tại sân khấu Trung tâm Hội nghị Santa Clara, California, Mỹ.
Đây là sự cố hiếm hoi mà trong đó Đàm Vĩnh Hưng là nạn nhân. Lý Tống sau
đó đã bị xử phạt sáu tháng tù và ba năm quản chế.
Cũng trong năm 2010, sau sự việc Lý Tống, một lá đơn tố cáo Đàm Vĩnh Hưng tội trốn thuế và nghi ngờ kết hôn giả đã được rất nhiều người truyền nhau. Đàm Vĩnh Hưng ngay sau đó đã có những chia sẻ phủ nhận chuyện này. Đến nay, câu chuyện này vẫn chưa được sáng tỏ và vẫn là một trong những “tin đồn” khá ấn tượng về cái tên Đàm Vĩnh Hưng.
Huỳnh Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét