Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Bài viết đáng chú ý

Sự thật vô cùng đơn giản

Song Chi.
Trong số những câu nói mà đám an ninh, bồi bút, dư luận viên trên mạng thường xuyên đem ra sử dụng để “dân vận” từ những người đi biểu tình chống TQ, những người viết bài, viết blog “lề trái” cho tới những người hoạt động dân chủ, đó là “Mọi chuyện đã có đảng, có nhà nước lo. Anh hay chị hãy cứ làm tốt những bổn phận công dân của mình đi đã, tức là yêu nước rồi. Đừng quan tâm đến chính trị làm gì”. Hoặc “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc”…Nghe mãi đâm ra thuộc lòng!
Nhưng phải đến khi sống ở nước ngoài, tôi mới thực sự thấm thía cái câu “nhà nước lo, chính phủ lo”. Bởi vì ở các nước tự do, dân chủ, phát triển, đúng là người dân được nhà nước lo mọi thứ thật.
Đẻ con ra thì nhà nước phụ nuôi từ lúc mới sinh cho tới khi 18 tuổi, chuyện học hành hoàn toàn miễn phí, có quốc gia còn lo cả bữa ăn nhẹ ở trường mẫu giáo, cả sách vở miễn phí cho học sinh ở bậc tiểu học, lớn lên một chút đi học đại học thì mượn nợ nhà nước sau này ra đi làm trả lại, bất cứ việc gì lớn trong đời như xây nhà, lập gia đình, mở tiệm kinh doanh…đều có thể vay vốn nhà nước, lúc đau yếu, thất nghiệp, khi già cả…thì nhà nước nuôi. Còn nếu sinh ra đã tàn tật, thiểu năng, chậm phát triển hoặc sau này vì nguyên nhân nào đó mà bị tâm thần, nhà nước cũng sẽ nuôi cả đời.
Tất nhiên, chi phí cho tất cả chính sách an sinh xã hội là do đồng thuế của người dân đóng góp. Nhưng chí ít người dân còn thấy được đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của mình đi về đâu. Và cả cuộc đời, con người bớt đi được nhiều nỗi lo lắng bởi biết chắc rằng, dù có chuyện gì xảy ra với mình, họ cũng sẽ có thể cậy nhờ đến nhà nước, đến chính phủ.
Còn ở VN?
Có bao giờ người dân Việt tự hỏi, tính theo tỷ lệ đồng lương thì tất cả các thứ thuế, phí mà người VN đóng so với các nước khác là nặng hay nhẹ? Và những đồng tiền thuế ấy đi đâu hay nói cách khác, chúng ta còng lưng đóng thuế nuôi nhà nước, nuôi bộ máy quan chức cán bộ đông đảo như bầy sâu kia để được gì, đảng và nhà nước lo được gì cho dân?
Rất nhiều người dân, do quán tính, do bị nhồi sọ bao nhiêu năm cứ mở miệng ra là nhờ ơn đảng, ơn chính phủ, không có đảng, chính phủ nuôi cho ăn học thì…Đảng nào, nhà nước nào nuôi hay ngược lại, dân phải è cổ nuôi đảng, nuôi nhà nước, mà bất cứ chuyện gì dân cũng phải tự lo, phải xòe tiền ra?
Đó là chưa kể mỗi người dân VN đang phải gánh trên lưng món nợ nước ngoài cứ mỗi năm mỗi tăng do cung cách làm ăn kém cỏi, làm thì ít phá thì nhiều, nạn tham nhũng nặng nề, cộng với thói hoang phí, vô trách nhiệm của một đám quan chức cán bộ bất tài kém đức nữa kia.
Rất nhiều người dân cho đến giờ phút này vẫn cứ suy nghĩ “nhờ có đảng cộng sản đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước, mở cửa làm ăn với thế giới chúng ta mới có ngày hôm nay, chứ hồi chiến tranh chống Mỹ hay thời bao cấp còn khổ hơn thế này nhiều…” Nghĩa là lại đi so sánh với chính mình, với cái thời miền Bắc trong chiến tranh và cả nước thời bao cấp để rồi tự an ủi “như thế này đã là may mắn lắm, sung sướng lắm rồi”.
Xin hãy làm ơn so sánh với các nước khác, cùng trong một khoảng thời gian mấy chục năm như vậy, nước người ta đi tới đâu, và VN hiện nay như thế nào so với thế giới, mà không, chưa cần nói đến thế giới, chỉ so với các nước láng giềng chung quanh thôi, ta hiện nay đang cách Thái Lan, Singapore, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc….bao nhiêu năm?
Từ kinh tế, thu nhập đầu người, an sinh xã hội cho tới giáo dục, thành tích văn hóa nghệ thuật, kể cả bóng đá và…thi hoa hậu, có cái gì chúng ta hơn được nước khác không. Trong những bảng đánh giá, xếp hạng toàn cầu về chỉ số tự do dân chủ, tự do ngôn luận, chỉ số phát triển con người, chất lượng cuộc sống…chúng ta đứng ở thứ bậc bao nhiêu, xếp trên tổng số tất cả các quốc gia?
Khi đã nhìn ra được những điều đơn giản như vậy, tâm lý của người dân đối với cái chế độ này, cái đảng, nhà nước này sẽ khác đi nhiều lắm. Sự thay đổi bắt đầu từ những suy nghĩ, lập luận nhỏ nhất là vậy.
Cho đến bây giờ, trừ những người bị tẩy não đến độ không có khả năng tự điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức, những người quá mù quáng hoặc tự lừa dối mình, tôi tin rằng phần đông người Việt đều nhận ra tình trạng tồi tệ trong mọi lĩnh vực của cái xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận nguyên nhân.
Đã qua cái thời để có thể đổ thừa do “tàn dư của chế độ Mỹ ngụy để lại”, do hậu quả chiến tranh kéo dài quá lâu, do đất nước bị cấm vận, lại càng không thể đổ thừa “mọi sự xấu xa là do nền kinh tế thị trường cộng với ảnh hưởng của lối sống tư bản phương Tây tràn vào xã hội”! …Duy nhất cầm quyền trong bao nhiêu năm, đảng và nhà nước cộng sản phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự tồi tệ, trì trệ, lạc hậu, thua kém của VN hiện tại, xuất phát từ một nguyên nhân hết sức đơn giản, rõ ràng: đảng và nhà nước cộng sản VN chưa và không bao giờ đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên hết, chưa và không bao giờ vì dân vì nước.
Chỉ cần thay đổi não trạng, đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên, đặt con người lên trên, mọi sự sẽ thay đổi.
Cứ từ những chuyện nhỏ mà suy ra. Một thẩm phán trước khi quyết định kết án tử hình hoặc chung thân một con người mà chưa thật yên tâm về bằng chứng phạm tội, nếu biết đặt quyền sống của con người lên trên, sẽ tạm trả tự do thay vì kết án, để tránh gây ra một bản án oan khuất.
Một cán bộ y tế nếu biết đặt mạng sống con người lên trên hết sẽ không bao giờ có thể thờ ơ, chậm trễ, quan liêu, tắc trách, dẫn đến những cái chết oan ức, tức tưởi của bệnh nhân.
Một nhà báo, một nhà văn, người nghệ sĩ sáng tác cho tới nhà sản xuất, nếu vì con người, sẽ luôn luôn cân nhắc sản phẩm mà mình tạo ra, dù là sản phẩm tinh thần hay vật chất, hàng hóa… có thực sự phục vụ con người, làm cho xã hội tốt đẹp hơn hay là của giả, của dỏm, hàng độc hại, xả thêm rác rưởi vào xã hội.
Một quan chức, cán bộ lãnh đạo nếu vì dân vì nước, khi nhận ra mình sai trái hoặc bất tài sẽ tự giác từ chức vì như thế là có lợi cho dân cho nước hơn.
Một đảng cầm quyền nếu thật vì dân vì nước sẽ luôn luôn cân nhắc trước khi quyết định bất cứ việc gì có ảnh hưởng tới đất nước, dân tộc, từ quyết định lao vào cuộc chiến tới cùng bất chấp cái giá phải trả hay chấp nhận thống nhất bằng con đường khác, cho tới việc dũng cảm thừa nhận sai lầm, lựa chọn một con đường đi tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc. Từ việc ký một hợp đồng thương mại với nước khác, gật hay lắc với những dự án bauxite Tây Nguyên, điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, soạn thảo một chính sách, cho tới sửa đổi bản Hiến pháp…Tất cả cuối cùng là lợi cho ai? Cho dân, cho nước hay cho chính đảng cầm quyền?
Cho dù còn mê muội đến đâu, nếu một khi đã đặt ra được câu hỏi và tự trả lời, chúng ta sẽ nhận ra bản chất của đảng cầm quyền có thật là ưu việt, vĩ đại, bản chất của chế độ, có thật là một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Có ai đếm được bao nhiêu sai lầm, bao nhiêu cơ hội bị bỏ lỡ của đất nước trong suốt gần bảy thập kỷ qua?
Và mới đây nhất, với việc bỏ qua mọi lời góp ý tâm huyết, mọi lời kêu cứu, ta thán, tức giận của các tầng lớp nhân dân, bỏ qua mọi cơ hội thay đổi nhằm cứu vãn đất nước, tiếp tục giữ nguyên hệ thống mô hình chính trị lạc hậu, thậm chí còn củng cố hơn nữa vị trí độc tôn lãnh đạo trong bản Hiến pháp sắp được thông qua, đảng cộng sản thật sự đã cho thấy sự tê liệt, không có khả năng tự cải cách cũng như chỉ biết có sự tồn vong của chính nó.
Và nếu một khi cái đảng cầm quyền chưa và không bao giờ vì dân vì nước, thậm chí còn là nguyên nhân của mọi sự trì trệ, lạc hậu, là lực cản của đất nước, vậy cái lý do gì người dân lại cứ để cho cái đảng ấy tiếp tục độc quyền lãnh đạo?
Sự thật bao giờ cũng đơn giản.

Những tiếng nổ ở Nội Hán và “Ngàn năm Bắc thuộc”

Bauxite Việt Nam
14-11-2013
Phạm Chí Dũng
Nhân quả
Thiên An Môn năm 2013 đã trở thành nhân quả cho Thiên An Môn năm 1989.
Xích xe tăng tưới máu sinh viên mùa hè năm 1989 đã trở thành tác nhân di chứng chế độ ngay dưới di ảnh Mao Trạch Đông và cuộc cách mạng văn hóa cùng ba chục triệu sinh mạng bị diệt vong của ông ta.
Bây giờ thì chuyện gì có thể xảy ra và sẽ xảy đến với thể chế chính trị Bắc Kinh?
Sau cuộc tấn công bằng xe jeep gây ra nhiều cái chết ở quảng trường Thiên An Môn vào tháng 11/2013 mà giới tuyên giáo Trung Quốc đồng loạt lên án là “khủng bố”, chính thể cầm quyền chuyên chế và độc đoán ở quốc gia bị xem chỉ còn vỏ cộng sản này đã không còn có thể nói đến chuyện an toàn trong bất kỳ căn phòng trú ẩn nào.
Tiếng nổ lan dần và lan nhanh trong lòng Nội Hán. Tiếng nổ đó khởi nguồn từ tiếng lòng bị xét nát của người dân và kết thúc bằng tia xé rách khối không gian u thẫm giữa bốn bức tường tăm tối.
Tiếng nổ đó được kích phát bởi tiếng kêu của quá khứ. Chỉ vài tháng sau khi đại hội lần thứ 18 đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc, đầu năm 2013 đã chứng kiến hành động đánh bom tự sát vào đám đông công quyền gây chấn động quốc gia này. “Thành công rực rỡ của đại hội 18” cũng hầu như gắn liền với tấm màn đen tang tóc ở thành phố Quảng Châu – thủ phủ tỉnh Quảng Đông.
Cách đây không lâu, một vụ đánh bom tự sát khác lại xảy ra, nhưng ngay tại sân bay Bắc Kinh. Dù bị báo đảng định hướng là tâm thần hay bức bối cá nhân, người tự sát cũng đã kịp để lại dấu ấn hằn học trên gương mặt loang lổ của chính thể.
Gần đây nhất vào tháng 11/2013, vụ đánh bom ở thành phố Thái Nguyên của Trung Quốc lại rất trùng hợp về thời điểm với vụ cài mìn xảy ra tại tỉnh Nghệ An ở Việt Nam. Nhưng tính hiệp thông sâu sắc nhất là cả bom và mìn đều nhắm vào trụ sở những cơ quan công quyền mang trên mình sứ mạng chăn dắt dân chúng.
Vụ đánh mìn Nghệ An lại xảy ra không bao lâu sau vụ người nông dân Đặng Ngọc Viết xả đạn vào dàn lãnh đạo của trung tâm quản lý quỹ đất tỉnh Thái Bình.
Chưa kể tiếng nổ của súng hoa cải – một loại vũ khí sát thương được tuồn qua cửa khẩu từ Trung Quốc…
Hàng loạt và hàng loạt tiếng nổ không ngớt ở nông thôn miền Bắc.
Dù không có cơ sở nào cho thấy có mối liên hệ giữa những hoàn cảnh tạo nên tiếng nổ ở Thái Bình và Nghệ An, nhưng khó có thể loại trừ mối liên hệ tâm lý giữa hai vụ địa chấn xã hội này. Tác động về não trạng trong tâm trạng bức xúc và phẫn nộ vượt quá giới hạn vẫn thường là nguồn cơn thúc đẩy người dân hành xử một cách tự phát và phần nào vô thức.
Nhưng vượt trên não trạng tự phát và vô thức trong phản ứng của xã hội Việt Nam, chủ đề này lại đang được cộng hưởng một cách có tổ chức và quy mô bởi những hành động bài bản và có kỷ luật ở Trung Quốc. Với vụ nổ bom ở thủ phủ Thiên An Môn, hẳn nhiên đó là một sự thách thức trực tiếp với lãnh tụ Mao Trạch Đông và bề dày gần bảy chục năm “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc”.
Sâu xa hơn, cho dù bị xem là “khủng bố Tân Cương” thì cũng không thể phủ nhận rằng mối mâu thuẫn sắc tộc giữa dân tộc Duy Ngô Nhĩ với người Hán, và trên hết là với chế độ cầm quyền độc đoán, đã công nhiên vọt thành mối xung đột đối kháng đến mức sẵn lòng lấy mạng đổi mạng.
Đó cũng là nguồn gốc mà có thể sản sinh ra vô số cuộc bạo động, bạo loạn của hoàng hôn lịch sử chưa bao giờ ngưng máu đổ trong lòng dân tộc Trung Hoa.
“Minsky chính thể”
“Minsky chính thể” nên được xem là một khái niệm mới đối với sự vận động không thể coi là toàn vẹn của chế độ chính trị đương nhiệm Trung Quốc và những chính thể phụ thuộc quá sâu đậm vào nó.
Tại thời điểm Minsky, con nợ không còn khả năng thanh toán cho chủ nợ, khiến cho khối u bùng vỡ và màng dịch hôi thối tràn ra.
Ở Việt Nam, thời điểm Minsky dành cho nền kinh tế thực ra đã xuất hiện từ năm 2011, khi có ít nhất 15% số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, tồn kho nhà đất dâng cao như núi kéo theo món nợ truyền kiếp với các ngân hàng. Năm 2013 càng bùng nổ làn sóng siết nợ của các ngân hàng đối với con nợ, trong đó có đến 70% chúa chổm thuộc về thị trường đầu cơ bất động sản.
Nếu không thể thanh toán nợ, hiệu ứng Minsky sẽ lập tức hiện hình và mọi thứ sẽ có thể tung hê. Một sự sụp đổ dữ dội và kéo theo cuộc tháo chạy tán loạn sẽ diễn ra không kém thua gì hình ảnh vụ trường thác loạn và hỗn loạn khi bị cảnh sát đột phá.
Với những gì đã và đang xảy ra, có cơ sở để cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đang phải trả một cái giá không hề rẻ cho những gì mà họ đã siết bức đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ và vùng Tây Tạng.
Nhưng vẫn hầu như chưa có gì được ngộ ra từ giá cả. Dàn đồng ca tuyên giáo mới đây của Bắc Kinh vẫn không bớt hung hăng đe dọa sẽ “dập tắt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma”.
Sau hơn 120 vụ tự thiêu của tu sĩ Tây Tạng để phản kháng chính sách đàn áp của Bắc Kinh, mọi chuyện vẫn đang tự cháy bỏng. Ngọn lửa phản kháng vẫn rừng rực và còn lâu mới bị dập tắt.
Còn lâu mới tái lập được sự ổn định chính trị trong lòng Đại Hán. Thậm chí ngược lại, Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo mới của ông đang phải đối diện với định đề số phận của lịch sử: nhà nước độc đảng Trung Hoa đã tồn tại gần bảy chục năm, và chừng đó là quá đủ để thu xếp cho một sự thay thế khác.
Câu hỏi còn lại chỉ là sự thay thế mới mẻ sẽ diễn ra trong bình an hay được tiếp sức bởi một cuộc tắm máu – di chứng không quá hiếm hoi trong lịch sử nối đuôi toàn trị của các triều đại Trung Quốc.
Hồi tố!
Những tiếng nổ trong lòng Nội Hán đang làm thành chuỗi tần suất ngày càng dày hơn, kiên định hơn và cũng chết chóc hơn. Sau chuỗi thời gian đằng đẵng cam chịu trong vô vàn uất ức, người dân bắt đầu phản ứng theo chủ thuyết “hồi tố”.
“Hồi tố” cũng là hành động đã xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử đầy can qua của Trung Quốc, hay tại một đất nước có truyền thống “ngàn năm Bắc thuộc” như Việt Nam.
Sự phản kháng của người dân với chính quyền không thường được nâng lên tầm tư tưởng vĩ mô về trận chiến nhằm thay đổi một thể chế, mà trước mắt và cận kề nhất là trực chỉ các nhân viên công quyền đang nhởn nhơ ăn tiệc khỏa thân ngay trên nỗi đau ngất trời của dân chúng.
Không thiếu bài học và kinh nghiệm lịch sử cho thấy những cuộc hồi tố tự phát, với quy mô và phạm vi rất nhỏ, vẫn có thể dẫn đến những chiến dịch hồi tố lớn hơn rất nhiều về tầm vóc và lực lượng tham gia.
Bắc Kinh đang và sẽ không còn là nơi yên tĩnh cho giới quan chức chức chính trị cao cấp nghỉ dưỡng và quyết định về tương lai của thế giới. Khái niệm bất an có lẽ sẽ trở thành từ ngữ cửa miệng của chính giới tương lai ngay tại thủ đô Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay tại bất cứ một địa điểm nào có trưng diện ảnh Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và phơi bày bức tranh nhân viên thành quản đánh hội đồng đến chết người dân bán dạo.
Thuốc nổ không thiếu trên phần lớn diện tích Trung Quốc, kể cả một phần chất kích nổ đã được bày bán công khai ở các chợ đầu mối Lạng Sơn ở phía Bắc Việt Nam, nơi được chính thức coi là cửa khẩu chính ngạch tuồn các loại hàng nhạy cảm từ Trung Quốc sang.
Hà Nội lại chẳng xa cách Lạng sơn bao nhiêu…
Không khác mấy Tây Tạng ở Trung Quốc, một số sắc tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam như người H’ Mông, hoặc những tín đồ Phật giáo hòa hảo thuần túy ở An Giang luôn có thể là mối đe dọa với thói kiêu ngạo của an ninh Thủ đô.
Nông thôn miền Bắc cũng đang đầy rẫy cảnh loạn ly bị gây ra bởi cách hành xử ngày càng vô lối và dã man của một số chính quyền địa phương và các tập đoàn lợi ích, cùng thái độ tắc trách đến mức vô đạo của những quan chức trung ương.
Hà Nội, cũng vì thế, sẽ khó có thể yên tĩnh trong một tương lai “Đến hết thế kỷ này không biết đã  chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…” – như ưu tư mới nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
P.C.D.

Vì sao Trung Quốc phải cải cách kinh tế?

Phạm Chí Dũng
Khi được hỏi về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, một nhà kinh doanh người Đức thốt lên: “Thật là ngu ngốc nếu nghĩ rằng Hội nghị trung ương 3 sẽ dọn đường cho sự phát triển kinh tế bền vững hơn thông qua các cải cách sâu rộng chưa từng có!”.

“Cải cách chưa từng có” là một tuyên bố chưa từng có của giới lãnh đạo Bắc Kinh trong hai chục năm qua, kể từ cuộc cải cách năm 1993.

Nhưng thay cho lối tuyên truyền “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” của hệ thống tuyên giáo Bắc Kinh, giới quan sát lại nhận ra nhiều mầm mống bất ổn đang tích tụ ngày càng ồn ã trong hệ thống đảng cầm quyền và ruột thịt nền kinh tế.

Chỉ trước Hội nghị trung ương 3 vài ngày, một số người ủng hộ Bạc Hy Lai đã quyết định thành lập một đảng mới có tên là Chí Hiến - mang hàm ý hiến pháp là thượng tôn. Nếu chính đảng này “được phép” hoạt động, đó sẽ là tổ chức chính trị thứ 9 tồn tại ngoài hệ thống đảng cầm quyền.

Đa nguyên đã trở thành thực tồn trong xã hội Trung Quốc, dù rằng chưa bao giờ được chính thức thừa nhận. Còn bây giờ, một số người đang nói đến đa đảng.

Cuộc tháo chạy tán loạn

Còn nhiều thứ khác đang vượt khỏi vùng kiểm soát của nhà nước Trung Hoa. Nợ và nợ xấu - bất ổn tương tự như Việt Nam - đang gia tăng nhanh chóng và có nguy cơ khiến hệ thống ngân hàng Trung Quốc tụt áp trong khủng hoảng.

Vào giữa năm 2013, một quan chức thống kê cao cấp nhưng đã về hưu của Trung Quốc đã lần đầu tiên tiết lộ khoản nợ của các chính quyền địa phương lên tới 3.300 tỷ USD, gấp đôi so với con số công bố của Ngân hàng trung ương - chỉ khoảng 1.550 tỷ USD. Đáng chú ý, con số tiết lộ trên lại có mối giao lưu tâm đắc với số liệu mà các tổ chức xếp hạng độc lập Fitch Ratings hay Credit Suisse truyền bá từ năm 2011.

Sai số thống kê vẫn là một lỗi lầm chết người ở Trung Quốc, tương tự với căn bệnh giả dối mà hệ thống đảng đã nhồi nhét vào đầu dân chúng suốt từ thời Cách mạng văn hóa đến nay. Vấn nạn này cũng cho thấy tình cảnh nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thể trở nên nan giải đến mức tiệm cận đáy mặt bằng kinh tế thế giới:  nếu không giải quyết được nợ xấu và khối hàng tồn kho bất động sản đang tích tụ như núi tại các địa phương, nhiều khả năng nhiều tỉnh và thành phố sẽ vỡ nợ và kéo theo cảnh tượng bùng nổ dây chuyền đối với ngành ngân hàng.

Sau khi đã diễn ra hiện tượng thoái vốn từ ba ngân hàng lớn của nước ngoài đối với các ngân hàng Trung Quốc vào đầu năm nay, người ta đang chờ đợi đến khi nào ở quốc gia thuộc loại cường ngôn nhất thế giới này sẽ diễn biến một cuộc tháo chạy tán loạn như đã từng xảy ra với ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ vào tháng 10/2007.

Trong khi đó và tất nhiên, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đóng góp một phần rất hiển vinh vào cơ chế sụp đổ trong tương lai không xa, nếu chính nhân tố này không được cải cách triệt để.

Tính độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước từ lâu đã trở thành kiếp nạn đối với toàn bộ nền kinh tế. Không chỉ độc quyền về chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp nhà nước còn sở hữu một khối tài sản khổng lồ và luôn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ phía ngân hàng. Nhưng cũng gần giống như Việt Nam, chỉ số tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn của khối doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc là khá thấp nếu so sánh với khối doanh nghiệp tư nhân. Sự bất cập quá lớn này đang khiến cho Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải nhìn lại sức khoẻ của một thân thể không thể gọi là cường tráng, nếu muốn thực thi chính sách “đập ruồi đánh hổ” dù chỉ với động cơ thanh trừng nội bộ.

Cũng bởi, sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc quyền quốc doanh, nhiều tập đoàn kinh tế tư bản tư nhân với khối ngân hàng đã từ lâu làm nên một hệ trục bền vững và quay quắt đến mức đó sẽ là thách thức vô cùng lớn lao đối với Tập Cận Bình.

Tất cả những móc xích nhà đá như thế đã có tác dụng ghê gớm làm cho hố phân cách thu nhập và bất bình đẳng xã hội ở Trung Quốc ngoác rộng một cách khó tưởng tượng. Vẫn theo con số thống kê chính thức, hệ số bất bình đẳng Gini của Trung Quốc chỉ chưa đầy 0,4, hoàn toàn tương đồng với cảnh sắc tô hồng ở Việt Nam. Song trong thực tế, ai cũng thừa biết rằng Trung Quốc là đất nước có số tỷ phú đô la thuộc hàng cao nhất thế giới, với ít nhất 300 người sở hữu từ 1 tỷ USD trở lên; còn Việt Nam cũng đang có một đoàn người ít nhất 200 nhân mạng với tài sản ít nhất 100 triệu USD theo đầu nhân mạng ấy.

Đáng giễu cợt hơn nữa, Quốc hội Trung Quốc cũng là địa chỉ chứa đựng nhiều đại biểu dân bầu giàu có nhất so với mặt bằng thu nhập bình quân của giới dân biểu ở nhiều nước phát triển.

Nước giàu dân nghèo

“Nước giàu dân nghèo” là một cụm từ đặc trưng mà giới phân tích kinh tế phương Tây dành riêng cho Trung Quốc.

Bất bình đẳng xã hội đã lớn đến mức các tập đoàn được xem là “tư sản đỏ” cùng giai cấp “thái tử đỏ” đã vượt qua vô số giới hạn lũng đoạn để thành công trong trạng thái chủ nghĩa tư bản man rợ, kinh doanh và kiếm lời bất chấp mọi giá trị đạo lý.

Tâm lý thù ghét người giàu cũng vì thế phát sinh đậm đặc trong não trạng giai tầng nghèo khó ở Trung Quốc. Một con số tiết lộ đã cho biết chỉ trong mấy năm qua đã có hàng chục ngàn quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài với số tiền lên đến hàng trăm tỷ USD. Nhưng xem ra, con số này mới chỉ là một góc rất nhỏ của tảng băng chìm. Trong thực tế, giới nhà giàu Trung Quốc đã và đang làm nên những cuộc cách mạng bất động sản cao cấp ở Canada, Mỹ và Anh.

Không chỉ người Hán phải chịu cảnh phân hóa gay gắt với các tầng lớp giàu có, những giai tầng nghèo túng hơn ở Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương đương nhiên phải nằm dưới đáy xã hội. Chính sách hỗ trợ hạ tầng cơ sở của nhà nước trung ương trong những năm qua cho những khu vực được xem là sắc tộc thiểu số này vẫn chưa đem lại hiệu quả mà Bắc Kinh mong muốn. Những cuộc nổi dậy liên tiếp cùng hàng ngàn người chết ở Tân Cương, hơn 120 vụ tự thiêu ở Tây Tạng và làn sóng bạo động chực chờ ở Nội Mông luôn cho thấy các sắc tộc thiểu số muốn làm ngược lại với ý chỉ của Bắc Kinh.

“Voi cưỡi xe đạp” cũng là hình ảnh mà một chuyên gia dành tặng cho nền kinh tế và xã hội Trung Quốc. Sự sụp đổ của một đế chế có đến 3.400 tỷ USD dự trữ ngoại tệ là có thể xảy ra, nếu nó không tự thân cải cách, và hơn nữa còn phải cải cách một cách quyết liệt.

Lần đầu tiên, Trung Quốc có thể phải chấp nhận hình thức sở hữu đất đai tập thể cho các hợp tác xã ở nông thôn. Điều đó cho thấy người nông dân bắt đầu có được quyền sở hữu đất đai, thay vì chỉ là quyền sử dụng như trước đây. Và quy định mới này cũng có thể tái lập một chân lý: không phải các chính quyền địa phương muốn làm càn tùy ý như trước đây, mà từ nay về sau, những cuộc càn quét trưng thu đất đai vô lối và đầy rẫy bất công sẽ có thể được hạn chế hơn.

Làn sóng khiếu kiện đông ngườivề đất đai ở Trung Quốc cũng vì thế có triển vọng được kềm chế. Vào những năm trước, đây là một vấn đề cực nóng ở quốc gia này, mà tiêu điểm là cuộc biểu tình của 13.000 người dân ở làng Ô Khảm ở Quảng Đông - hiển hiện như một cuộc khởi nghĩa nhỏ của nông dân.

Bắt đầu nguy biến

Ở một góc nhìn khác, người ta lại nhận ra hai năm 2012 và 2013 diễn ra quá nhiều các vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Riêng từ đầu năm 2013 đến nay, đã có hàng trăm người bị bắt giữ, đa số liên quan đến quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Thậm chí, chính quyền trung ương còn tung ra chính sách sử dụng đến 2 triệu kiểm soát viên và dư luận viên để theo dõi và siết chặt các trang mạng xã hội đang nở rộ trên mạng Internet.
Kinh tế bất ổn, mâu thuẫn xã hội đang có nguy cơ biến thành xung đột, xung đột sắc tộc cũng ngày càng lộ diện  theo cách mà Bắc Kinh cho là “khủng bố”, tình trạng trấn áp người bất đồng chính kiến tăng vọt… - đó là cái gì, nếu không phải là một nguy cơ rất tiềm tàng đang đe dọa trực tiếp đến quyền lực của một chính thể đang bị coi là ruỗng mục từ trên xuống dưới?

Không đơn giản là các cuộc cải cách ở Trung Quốc tuân theo tính chu kỳ của nó, sau các sự kiện thay đổi lớn vào năm 1978 và 1993. Hai câu hỏi lớn nhất mà thế giới đang nhìn vào quốc gia này là: Liệu trong vài ba năm tới, Trung Quốc có thể trở thành một tác nhân gây khủng hoảng cho hệ thống kinh tế thế giới? Và thiết thực hơn nữa, quyền lực của Trung Nam Hải liệu có kéo dài được chẵn một thập niên nữa?

Chính những câu hỏi nguy biến như thế đã khiến cho giới lãnh đạo mới như Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải tiến hành một “cuộc cải cách chưa từng có”. Thành công hay không từ cuộc cải cách này đương nhiên sẽ quyết định số phận của đảng Cộng sản Trung Quốc .

Tất nhiên, còn lâu mới có việc đảng cầm quyền thừa nhận về cải cách chính trị ở đất nước này. Chỉ có điều, cải cách kinh tế lại thường là tiền thân cho cải cách chính trị. Nếu cải cách kinh tế thất bại hoặc không đạt kết quả mong muốn, nguy cơ nền chính trị “tự diễn biến” sẽ càng lớn hơn.

Còn nếu kinh tế kết tụ những dấu hiệu khủng hoảng, môi trường chính trị ở đất nước này sẽ lập tức xuất hiện xu hướng ly khai - một hiện tượng rất biện chứng nếu so sánh với vô số minh họa trong lịch sử Trung Hoa.

“Môi hở răng lạnh” - triết lý này cũng rất có thể ứng nghiệm với tấm quốc kỳ thêu 16 chữ vàng với Trung Quốc: đất nước hình chữ S và chan chứa bởi dĩ vãng “ngàn năm Bắc thuộc”.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 

Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Sài Gòn.

Hai nền kinh tế song hành ở Việt Nam: “sinh lợi” và “đặc lợi”, ai lấn sân?
 
Phạm Đỗ Chí[1]
 
 
1. Hai nền kinh tế đó là gì?
 
Nhiều chuyên gia ở Việt Nam thường trực theo dõi các nền kinh tế tư bản (hay thị trường) và kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt các biến chuyển lý thuyết, với nhiệm vụ chính là để giữ gìn những đặc trưng cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay được mệnh danh “kinh tế thị trường với định hướng chủ nghĩa xã hội”. Vài chuyên gia này có nhiệm vụ chính là cho ra những cảnh báo chính trị ở cấp cao nhất nếu thấy nền kinh tế thị trường dù chỉ đang phôi thai ở Việt Nam đi “chệch đường” nghĩa là khác đi với các “nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội”.
 
Có quá nhiều giấy mực đã bàn về đề tài trên, nhất là để so sánh những ưu khuyết điểm của kinh tế thị trường và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi không dám mạn bàn thêm các vấn đề to lớn này, nhưng khuôn khổ bài ngắn này sẽ đặt vấn đề một cách khác: muốn ghi lại vài nhận định thiết thực về hai nền kinh tế thực sự đang song hành ở xứ ta: nền kinh tế sinh lợi (dịch từ chữ “profit-making economy”) và nền kinh tế đặc lợi (tạm dịch từ “rent-seeking economy”[2], hay còn có thể hiểu nôm na hơn là “tìm lợi”—hay sát thực tế nhất là “đặc biệt cho nhóm lợi ích”, theo các giải thích dưới đây).
 
Nền kinh tế sinh lợi chính là nền kinh tế được hướng dẫn bởi các nguyên tắc thị trường, kết quả của hơn hai thập kỷ Đổi Mới, nôm na là đang được dẫn đầu bởi giới doanh nhân của nền kinh tế thị trường tìm lợi nhuận (profit) đích thực từ sản xuất bằng cách kiếm được doanh thu (revenue) cao hơn phí sản xuất (cost)—viết theo phép số học đơn giản là: lợi nhuận = doanh thu trừ phí sản xuất. Nền kinh tế này còn bao gồm đại đa số các thành phần cư dân thành thị làm việc trong các hãng xưởng công tư nhằm mục đích sinh lợi nhuận (profit) kinh doanh đích thực như định nghĩa ở trên, người làm việc trong các khu vực sản xuất dịch vụ thật sự theo định nghĩa GDP, hay nông dân ở tất cả các vùng nông thôn tham dự vào việc sản xuất nông sản vốn là trụ đỡ của nền kinh tế cả nước qua các thời đại…
 
Trái lại, nền kinh tế đặc lợi (rent) không cần thiết phải dựa vào sản xuất mà chỉ đơn giản là tiền hay lợi (rent) kiếm được do các đặc quyền kinh tế như thế độc quyền sản xuất (monopoly) hay ưu đãi tín dụng (các công ty nhà nước)…, hay đặc quyền chính trị như ở vị trí chính trị cao có thể ban phát giấy phép hoạt động kinh tế trong một chế độ dựa vào xin-cho, hay đặc quyền thông tin như biết trước những tin tức có lợi cho một hành vi kinh tế hay mua bán (thí dụ biết trước tin qui hoạch một vùng đất nên trực tiếp chạy đi mua hay cho người nhà/đàn em đi mua đất trước để bán lại với giá cao hơn nhiều lần lúc thông tin đó được chính thức công bố cho mọi người biết), hay giản dị nhất là lợi kiếm được nhờ tham nhũng do ở các vị trí chính trị hay hành chính cao có thể ban phát chức tước, lợi lộc kinh tế (cấp phép dự án không thông qua các qui luật thông thường, hay các loại giấy phép xin-cho trong khu vực sản xuất buôn bán v.v…).
Có muôn hình vạn trạng trong xã hội ta bây giờ về cách tìm đặc lợi mà không dựa vào sản xuất. Sự xuất hiện nhan nhản của các “CÒ” kiếm tiền trung gian ở khắp nơi và trong mọi địa hạt từ sinh hoạt kinh tế ở mức phức tạp đến luồn lách pháp luật như “chạy án” hay xin “quotas”, hay để vượt qua vài thủ tục hành chính hay giấy tờ ở cấp thấp, đơn giản nhất như để vượt qua các hàng đuôi chờ dài ở các bến xe rạp hát đông người…
 
Rất khó để định lượng được chính xác tỷ trọng của hai nền kinh tế song hành này trong nền kinh tế tổng thể của Việt nam bây giờ. Nhưng chỉ có thể tạm ước tính vai trò tương đối của cả hai qua những thời kỳ kinh tế chính như từ thời bao cấp (trước 1989), đến 25 năm Đổi Mới thực sự (1991-2006), và sau đó từ 2007 đến nay khi một số nguyên tắc và vận hành căn bản của kinh tế thị trường lại bị thay đổi bởi ảnh hưởng của các nhóm lợi ích quan trọng và chi phối quá lớn nền kinh tế quốc gia, khiến nhiều qui luật thị trường bị thay thế bởi các biện pháp hành chính và sự tái xuất hiện và bùng mạnh thêm của các Tổng công ty với nhiều đặc quyền ưu thế trong sản xuất và hưởng phân bổ tín dụng nhưng lại gây những thất thoát tài chính nghiêm trọng cho quốc gia.
 
Có thể tạm hình dung các hình ảnh cùng tỷ trọng tương đối dưới đây của 2 nền kinh tế trên nhằm mục đích phân tích chính sách, chứ không nhằm định lượng chính xác để hy vọng bài nói chuyện ngắn này không bị chỉ trích là thiếu luận cứ dữ kiện thống kê hay tinh thần khoa học nghiêm túc:
 
·       Trong thời bao cấp trước cải tổ kinh tế: nền kinh tế sinh lợi (hay thị trường) chiếm độ 70-75%, và nền kinh tế đặc lợi 25-30%
·       Trong thời kỳ Đổi Mới, nền kinh tế thị trường dù đang giai đoạn phôi thai đã tăng cường vai trò của các sinh hoạt kinh tế chính thống và nâng tỷ trọng của khu vực kinh tế sinh lợi lên 80-85% và khu vực kinh tế đặc lợi xuống còn 15-20%
·       Trong thời kỳ từ 2007 đến nay, khu vực sinh lợi có thể đã rơi xuống còn 65-70% và khu vực đặc lợi đã chiếm ưu thế mới đến 30-35%.
 
Nhưng nghiêm trọng nhất, bài này không muốn chỉ nói đến vấn đề công bằng hay đạo đức xã hội khi các nhóm lợi ích hay hưởng đặc lợi về chính trị kinh tế đã hưởng lợi quá nhiều trong 5-6 năm qua, mà là trên phương diện hiệu quả chính sách kinh tế--là mục tiêu chính của bài này. Sự thiên vị hay ưu đãi các nhóm lợi ích (interest groups) và nhóm tìm đặc lợi (rent-seekers) đã dẫn dắt đến tình hình kinh tế tài chính khủng hoảng hiện tại với tăng trưởng kinh tế sụt giảm nghiêm trọng (5-6%, mặc dù công bằng cũng phải công nhận là do ảnh hưởng một phần của hai năm suy thoái kinh tế thế giới 2008-09), so với 5 năm 2001-2005 (GDP tăng 7%-8%).
 
Nhưng đáng lo nhất là sự mất cân bằng vĩ mô (macroeconomic disequilibrium) và các mất mát thua lỗ tài chính khổng lồ (colossal financial losses) của khu vực công trong vài năm qua. Hai nguyên nhân chính mới đây đã được các chuyên gia phân tích đầy dủ và sâu sắc:[3]
 
(i) Nhận xét gần đây nhất là của TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), dựa trên khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư quá lớn, cho rằng “tiết kiệm của Việt Nam so với thế giới không hề thấp (khoảng 35%) tuy nhiên tổng đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2011 lại quá lớn, trung bình đều trên 40%; riêng năm 2011, do Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát nên con số này chỉ dừng ở mức 34,6%”. Và “sở dĩ đầu tư của Việt Nam luôn ở mức cao là do mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên mở rộng đầu tư nhưng chất lượng đầu tư ngày càng giảm, năng suất nền kinh tế không được cải thiện.
(ii) Thêm vào đó, Chính phủ lại tập trung vào đầu tư công và cho các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vì hiệu quả đầu tư của khư vực này thấp theo nhiều nghiên cứu khác nhau, kết quả là làm suy giảm toàn bộ năng suất nền kinh tế, điển hình là làm hệ số ICOR tăng nhanh từ 4-5 lên 7-8 trong những năm gần đây.  TS Vũ Thành Tự Anh cũng đã dẫn chứng rằng: “Xét về mức độ phân tán/tập trung của các tập đoàn nhà nước thì Việt Nam cũng xếp vào hàng “vô địch”. Nếu ở Việt Nam, điểm số này là 6,4 thì Hàn Quốc chỉ là 1,7; Indonesia là 2,1; Philippines là 3,1; thậm chí Trung Quốc cũng chỉ mức 2,3.” Cũng theo ông, tỉ lệ doanh số của 10 đại tập đoàn kinh tế Việt Nam trên GDP thuộc loại lớn nhất thế giới. Cụ thể, tỷ lệ này của Việt Nam lên tới 37,3%, chỉ đứng sau Hàn Quốc thời gian trước khủng hoảng, còn lại đều vượt xa các nước khác.Thí dụ để so sánh: Trung Quốc (9,4%), Đài Loan (19%), Indonesia (25%), Brazil (8%), Argentina (11%) và Mexico (10%).[4]
 
Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh nhiều hơn các vấn đề chính sách tương lai trong phần sau, không phải đơn thuần là các chính sách có tính “kỹ trị” như tài khóa ngân sách hay giá cả…theo các thảo luận thông thường, mà là các vấn đề căn bản hơn về thể chế, về tái lập nguyên tắc thị trường, về khu vực kinh tế chủ đạo dẫn dắt mới, nói chung về sự thay đổi triết lý và tư duy kinh tế căn bản để điều hành guồng máy kinh tế mới trong tinh thần một Đổi Mới đợt II (“Economic Renewal” Mark II).
 
2. Vài vấn đề chính sách lớn và khẩn cấp trước mặt
 
a.Vấn đề đặc lợi của một nhóm lợi ích hay đặc quyền nhỏ (thí dụ nhan nhản là Vinashin, EVN, hay các DNNN khác sẽ được điều tra đem ra ánh sáng công luận trong tương lai…) gây nên mất cân bằng vĩ mô căn bản giữa tổng chi tiêu và để dành, phần lớn do khu vực đặc lợi (rent-seeking economy), đã gây nên lạm phát cao ngất ngư trong suốt 6 năm qua (2007-2012) và là một hình thức thuế trá hình được trả bởi đại đa số cư dân thuộc khu vực sinh lợi (profit-making economy). Hình ảnh tiêu biểu đau lòng tương phản giữa các đoàn xe lộng lẫy hay các căn hộ cao cấp luôn tắt đèn bỏ trống sở hữu bởi khu vực đặc lợi, so với một thành phần lớn dân cư đang phải chạy từng bữa cơm bớt dần thịt cá do ảnh hưởng lạm phát và sống lây lất ở các vùng ven đô hay nông thôn.
 
b. Ưu tiên chính sách số một vẫn phải là giảm lạm phát, không phải bằng cách đẩy lãi suất lên cao nữa, mà bằng cách cắt giảm các món chi tiêu công hay bán công khổng lồ vẫn tiếp tục cho các nhóm đặc quyền dưới tên những Tổng công ty ưu đãi, các dự án “khủng” thiếu hiệu quả kinh tế nhưng vẫn được theo đuổi do nhóm lợi ích chi phối chính sách, các chương trình phát triển vùng/cảng/khu chế xuất thiếu hiệu quả kinh tế, tiếp tục được tài trợ hay hưởng ưu đãi tín dụng do “các nhân vật hay người thân đứng sau”.
 
c. Tình trạng đình đốn sản xuất kéo dài từ 3 năm nay đang kéo theo sự phá sản khủng khiếp của nhiều doanh nghiệp, nhất là vừa và nhỏ, và gây khốn đốn cho nhiều doanh gia có tim óc thật sự trong khu vực sinh lợi vì thiếu tiếp cận tín dụng. Dần dà khu vực tư doanh sẽ được thay thế bởi các DNNN vẫn có ưu tiên tín dụng và chúng ta sẽ trở lại thời xưa khi tỷ trọng khu vực nhà nước hay nền kinh tế đặc lợi lại có dịp được phình to hơn với cơ chế xin-cho càng tràn lan thay vì phải thu hẹp dưới Đổi Mới I, bản thân tự nó đang bị lung lay tận gốc rễ vì các cơ chế thị trường tự do như tín dụng ngân hàng, lãi suất hay tỷ giá tự do đang bị thay thế bởi các thị trường chợ đen khác nhau hay biện pháp hành chính thay thế. Ai có thể nói chúng ta vẫn theo hay đang đẩy mạnh Đổi Mới trong 3-4 năm qua với các chính sách hiện hữu?
 
d. Đặc biệt là các chính sách của NHNN hiện nay nhằm mục đích “chữa cháy ngắn hạn” bằng các biện pháp hành chính thêm dồn dập hay đã kéo dài khá lâu, được lầm tưởng là đang có tác động tốt cho bệnh nhân là toàn nền kinh tế hay dân cư được “ngấm thuốc” sẽ khỏi bệnh, chẳng hạn tỷ giá tạm ổn định, lãi suất đang có chiều xuống nhờ “trần lãi suất”, phân bổ tín dụng giữa các ngân hàng do NHNN ấn định để cứu hệ thống ngân hàng hay giúp các “ngân hàng nhỏ”…Thật sự nếu phân tích kỹ thì các dấu hiệu trên chỉ mang tính cách tạm thời thiếu bền vững.
 
(i) Tỷ giá tạm yên năm nay 2013 không phải do “ngấm thuốc” tốt mà thật sự là phản ánh tình trạng đình đốn sản xuất đang rất nguy kịch kéo dài từ quý 2/2011, khi các dữ kiện thống kê cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp và ngay cả nông nghiệp tăng trưởng chậm dần, nhập khẩu sụt giảm hẳn khiến mức nhập siêu hàng năm từ 10-12 tỷ USD từ các năm trước 2011 có lẽ trở thành xuất siêu năm nay.
 
(ii) Các lãi suất chính sách và lãi suất huy động trần được giảm mạnh đang đi đúng hướng theo lý luận trên đây. Nhưng việc tiếp tục duy trì lãi suất trần này cũng như việc phân bổ trực tiếp mức tăng tín dụng (quotas) cho từng ngân hàng đặt ra nhiều dấu hỏi cho các quan sát viên kinh tế cả trong và ngoài nước về hiệu quả thật sự của các cải cách của NHNN. Duy trì lãi suất cho vay trần là tiếp tục “giết” các ngân hàng nhỏ, vì họ khó huy động vốn nơi các trương mục nhỏ lẻ của đa số dân cư. Lại một lần nữa, khu vực kinh tế sinh lợi hay thị trường bị thiệt thòi vì tuân theo luật lệ chính thức được công bố chỉ được trả lãi suất thấp cố định. Còn khu vực đặc lợi tuy số ít nhưng có nhiều tiền bỏ vào ngân hàng hơn vẫn được trả trên mức lãi suất chính thức đó.
 
(iii) Các ngân hàng lớn chỉ phải trả 5-6% cho vốn huy động của đa số dân cư tìm đến ngân hàng lớn cho yên tâm, nhưng lại được thả lỏng để cho vay trong thị trường 1 (tức là với các doanh nghiệp hay tư nhân ngoài hệ thống NH) ở mức thỏa thuận riêng với mức cao khủng cho NIM (net interest margin—mức lợi biên ngân hàng) theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó “nhóm lợi ích” gồm vài ngân hàng to lại đang hưởng lợi ích lớn nữa trên thị trường 2 với các NH khác qua thị trường liên ngân hàng. Khó nói không hề có chuyện nhóm lợi ích trong hệ thống NH hiện nay khi các biện pháp hành chính đã làm nảy sinh vô số rủi ro đạo đức (moral hazards).
 
(iv) Thêm một biện pháp hành chính nữa từ cuối tháng 2/2011 là việc NHNN áp dụng phân bổ tín dụng cho từng ngân hàng theo các tiêu chuẩn "riêng", gây ra những lệch lạc trong thị trường. Một lần nữa, khu vực kinh tế đặc lợi vẫn được hưởng lợi và chịu thiệt hại là khu vực sinh lợi hay thị trường và đa số doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng nên còn nhiều hãng sẽ vẫn tiếp tục phá sản. Đa số dân cư chỉ được lãi suất huy động trần thấp trong khi các NH lớn cho vay ở mức cao trên TT 1 cho các doanh nghiệp cần vốn trong khu vực thị trường sinh lợi đang bàn đến.
 
e. Vấn đề lớn nữa là cần xem lại vai trò của chính sách tài khóa để kích cầu bằng cách bội chi ngân sách và vay ồ ạt qua trái phiếu chính phủ trong năm nay 2013.
 
f. Vấn đề sau nữa cho tái cấu trúc kinh tế và chính sách tài chính công là cần đưa mới vai trò chủ đạo của doanh nghiệp tư nhân thay vì các DNNN. Đây là một quyết định cả chính trị lẫn kinh tế can đảm nhất trong bối cảnh chính trị hiện tại của VN. Sẽ cần giảm cả tỷ lệ thu lẫn chi ngân sách so với GDP trong vài năm tới như kim chỉ nam dẫn đường cho chiến lược kinh tế mới này. Một biện pháp gây sốc nhưng rất quan trọng là giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20% trong bước đầu.
 
g. Sau cùng, cố gắng tạo lối ra cho các thị trường chứng khoán và bất động sản bằng sự cải thiện môi trường vĩ mô bền vững và tìm các nhà đầu tư mới có thể “gây sốc” và tái lập niềm tin lâu dài cho thị trường và người đầu tu. (xem khung 1).
 
   Khung 1. Lối ra cho các TT Chứng Khoán và Bất Động Sản
 
v    Tình hình kinh tế vĩ mô phải có bước ngoặt nhanh chóng để gây lại niềm tin là Chính Phủ thực sự sẽ kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô.
v    Cần giảm lạm phát thêm trong các quý 1-2/2014 và dẫn đến giảm lãi suất cuối quý 2. Thị trường BĐS cũng sẽ phục hồi từ từ sau TTCK khi lãi suất có dấu hiệu giảm thực sự.
v    Giải pháp tối ưu và khả thi hiện tại rõ ràng là phải dùng chính sách tài khóa để hỗ trợ thực sự chính sách tiền tệ nhằm giảm tổng cầu và lạm phát, và từ từ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để giảm lãi suất.
v    Bất động sản: cần các cú sốc từ việc tái cơ cấu nền kinh tế và có mặt các nhà đầu tư mới
v    Sau khi thị trường BĐS được khởi động từ lãi suất, thị trường này chỉ có thể phục hồi nhanh chóng nếu có cú sốc ào ạt từ các nhà đầu tư mới (thí dụ thực tế nhất và “hấp dẫn” nhất là các nhà đầu tư Nhật bản đang tìm cách di dời cư dân và nhiều xưởng hãng từ các vủng bị tsunami và dò rỉ từ trung tâm nguyên tử quanh vùng Tokyo), đây sẽ là điều gây tác động tâm lý mạnh nhất cho BĐS ở Việt Nam. 
v    Ngoài ra các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp sức mạnh mẽ cho nhu cầu BĐS nếu khu vực tư nhân được đóng vai trò chủ đạo trong nỗ lực giảm thật sự đầu tư công và vai trò các doanh nghiệp nhà nước. Việc giảm thuế doanh nghiệp xuống 20% sẽ là bước đầu cho chính sách này.

 
 
KẾT LUẬN NGẮN CÙNG ĐỀ XUẤT ĐỊNH LƯỢNG CHO CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRUNG HẠN ĐẾN 2015
 
(1) Sau các nhận định ngắn gọn và thẳng thắn về thực trạng kinh tế đất nước năm 2013, chúng tôi chỉ muốn đề nghị là nên thay đổi chiến lược căn bản từ cấp chính trị cao nhất về đường hướng và thể chế của nền kinh tế đến áp dụng ngay các biện pháp cấp thiết vĩ mô ngắn và trung hạn đến 2015 để tái lập các cân bằng vĩ mô đã mất trong 6 năm qua từ 2007:
 
(2) Giảm bớt các đặc quyền và ưu đãi hiện có của khu vực kinh tế đặc lợi (rent-seeking economy) và nâng cao vai trò của khu vực doanh nhân tư nhân là đầu máy (locomotive) của khu vực kinh tế thị trường hay sinh lợi (profit-oriented economy)
 
(3) Trong tinh thần trên, tuyên bố chính thức vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế tư nhân thay vì các DNNN là bước sáng kiến thứ nhất
 
(4) Giảm gánh nặng thuế nói chung của nền kinh tế (giảm dần tỷ lệ tổng thu/GDP) và giảm thuế doanh nghiệp nói riêng từ 25% xuống 20% từ năm nay là bước chủ động thứ hai
 
(5) Tập trung việc tái cấu trúc ba ngành kinh tế vào một cơ quan chỉ đạo duy nhất dưới sự đôn đốc trực tiếp và toàn thì của một Phó Thủ Tướng với sự trợ giúp của các chuyên gia trong và ngoài chính phủ, cùng với một thư ký đoàn (secretariat) gồm chuyên viên các bộ liên hệ thuộc loại “trẻ, giỏi” đang có mặt rất nhiều trong các cơ quan hay trên các diễn đàn kinh tế.
 
(6) Công bố chính thức một định hướng bằng số cho các chính sách vĩ mô trung hạn (thí dụ trong bảng kèm dưới đây) để hướng dẫn về định hướng chính sách mới của chính phủ và tái lập niềm tin cho các doanh nhân và giới đầu tư.
 
(7) Cần sự minh bạch thông tin hơn lúc nào hết, các chỉ số suy yếu kinh tế rất rõ ràng từ khu công nghiệp và nhập khẩu như bàn trên, và cần cập nhật hóa số tăng trưởng GDP cho ba năm qua 2011-2013. Tổng cục Thống kê cũng cần giải thích rõ hơn về các tính toán của mình. Ngoài ra thị trường tài chính vẫn đợi sự công bố chính thức các số liệu về khảo sát tiền tệ và dự trữ ngoại hối như NHNN đã hứa trước đây.
 
                 Bảng 1: Vài chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trung hạn cho 2013-2015
 
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tỷ lệ tăng GDP thực (%)
6,8
5,9
 
5,1
 
 
5,0
 
 
5,5
 
 
6,0
 
Lạm phát (tăng %)
11,7
18,2
8,0
6,5
5,0
5,0
Tỷ giá VND/USD*
21.000
21.300
21.500
21.200
22.300
23.000
Bội chi ngân sách (% GDP) **
 
-5,5
 
    -4,9
 
-4,8
 
-5,3
 
-5,0
 
-4,5
 
Đầu tư toàn xã hội (% GDP) ***
 
Đầu tư công/GDP (%)****
41,9
 
18
38
 
15
36
 
14
32
 
13
30
 
11,5
30
 
10
Tổng phương tiện thanh toán (%)
25,3
12
12
13
14
16
Tổng tín dụng trong nước ( %)
29,8
14
15
10
10,5
12,0
 
Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP)
Cán cân thanh toán (tỷ USD)*****
         
-4.4
-3,1
-7.1
2,0
-4.9
5,2
-4.3
9,5
        -3.9
10,9
-3.8
12,7
Dự trữ ngoại hối (tỉ USD)
Dự trữ ngoại hối (tuần nhập khẩu)
14,0
8,6
16,0
7,0
17,6
7,9
28,1
12
38,0
13
50,7
14
Nguồn: Các số liệu 2011-15 dựa trên các tính toán ước tính và dự báo của tác giả.
Ghi chú:
1)      Số liệu 2010 là số thực hiện, 2011 là ước thực hiện, từ 2012-2015 là số mục tiêu
2)      *Tỷ giá tự do vào cuối năm (theo mục tiêu trượt giá 1,5-2% mỗi năm như trong quá khứ)
3)      **Theo cách tính của Việt Nam
4)      *** Chưa tính đầu tư từ tín dụng ngân hàng
5)      **** Chưa tính đầu tư của địa phương, phần không đưa vào cân đối ngân sách.
6)      ***** Cán cân thanh toán tổng thể trong năm 2011-2015 thặng dư  tổng cộng 40,3 tỷ USD
 

[1] Tác giả là chuyên gia kinh tế độc lập.
[2] Chữ “rent” nôm na nhất có thể dịch là “địa tô” trong kinh tế học, thường được nói đến để chỉ thu nhập của những sở hữu chủ đất đai, là một trong các yếu tố đầu vào căn bản của sản xuất như  lao động (labor), tư bản (capital), và đất đai (land).

[3] Xin xem “Vì sao bất ổn vĩ mô của Việt Nam kéo dài?, của Khánh Linh (TTVN) trên mạng cafef.vn, http://cafef.vn/20120321043525142CA33/vi-sao-bat-on-vi-mo-cua-viet-nam-keo-dai.chn, báo cáo về buổi Tọa đàm “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn” (21/3/2012).

[4] Đã dẫn trên ở chú thích 2.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 11-11-13

CHINA'S ECONOMY: A BUBBLE IN PESSIMISM KINH TẾ TRUNG QUỐC: BONG BÓNG TRONG CHỦ NGHĨA BI QUAN

CHINA'S ECONOMY: A BUBBLE IN PESSIMISM
KINH TẾ TRUNG QUỐC: BONG BÓNG TRONG CHỦ NGHĨA BI QUAN
James Miles
James Miles
The Economist
The Economist
Aug 17th 2013
17/8/2013
China’s economy is inefficient, but it is not unstable
Nền kinh tế của Trung Quốc không hiệu quả, nhưng không phải là bất ổn
“JUST the other day we were afraid of the Chinese,” Paul Krugman recently wrote in the New York Times. “Now we’re afraid for them.” He is among a number of prominent commentators contemplating calamity in the world’s second-biggest economy. Three measures seem to encapsulate their fears. Economic growth has slowed to 7.5%, from its earlier double-digit pace. The investment rate remains unsustainably high, at over 48% of GDP. Meanwhile, the debt ratio—ie, what China’s firms, households and government owe—has risen alarmingly, to 200% of GDP, by some estimates.
Paul Krugman gần đây viết trên tờ New York Times. “Chỉ mới đây chúng ta sợ người Trung Quốc. Nhưng giờ đây chúng ta lo cho họ”. Ông nằm trong số những nhà bình luận lỗi lạc dự đoán tai ương trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ba thước đo dường như thâu tóm những nỗi lo ngại của họ. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc còn 7,5% từ nhịp độ tăng trưởng hai con số trước đây của nước này. Tỷ lệ đầu tư vẫn ở mức cao một cách không bền vững, hơn 48% GDP. Trong khi đó, theo một số ước tính, tỷ số nợ – nghĩa là những thứ mà các doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ Trung Quốc nợ – đã tăng một cách báo động, lên tới 200% GDP.

Concerns about the first number were assuaged a little this month, when China reported strong figures for trade and industrial production (which rose by 9.7% in the year to July; see chart). Yet beneath the cyclical ups and downs, China has undoubtedly seen its momentum slowing.
Những quan ngại về con số đầu tiên đã được làm dịu bớt chút ít trong tháng 8/2013, khi mà Trung Quốc báo cáo những con số tích cực về thương mại và sản lượng công nghiệp (tăng 9,7% trong năm tính đến tháng 7). Tuy nhiên, bên dưới sự lên xuống mang tính chu kỳ, Trung Quốc rõ ràng đã nhìn thấy đà phát triển của họ đang chậm lại.
It is the combined productive capacity of China’s workers, capital and know-how that sets a maximum speed for the economy, determining how fast it can grow without inflation. It also decides how fast it must grow to avoid spare capacity and a rise in the numbers without work. The latest figures suggest that the sustainable rate of growth is closer to China’s current pace of 7.5% than to the 10% rate the economy was sizzling along at.
Chính năng lực sản xuất phối hợp của người lao động vốn và bí quyết sản xuất của Trung Quốc thiết lập tốc độ lớn nhất cho nền kinh tếquyết định xem nó có thể tăng trưởng nhanh như thế nào mà không có lạm phát. Nó cũng quyết định xem nền kinh tế phải tăng trưởng nhanh như thế nào nhằm tránh công suất dư thừa và sự tăng lên về số lượng người không có công việc. Những con số gần đây nhất cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng bền vững gần hơn với tốc độ phát triển hiện tại 7,5% của Trung Quốc so với tỷ lệ 10% mà nền kinh tế này từng tăng trưởng sục sôi.
For many economists, this structural slowdown is inevitable and welcome. It marks an evolution in China’s growth model, as it narrows the technological gap with leading economies and shifts more of its resources into services. For Mr Krugman, by contrast, the slowdown threatens China’s growth model with extinction.
Đối với nhiều nhà kinh tế học, sự giảm tốc mang tính cơ cấu này là không thể tránh khỏi và được hoan nghênh. Điều đó đánh dấu một sựtiến triển trong mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, khi nó thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nền kinh tế hàng đầu và chuyển nhiều nguồn tài nguyên của nước này sang các ngành dịch vụ hơn. Ngược lai đối với ông Krugman, sự giảm tốc nay là mối đe dọa tiêu diệt mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.
China, he argues, has run out of “surplus peasants”. Chinese flooding from the countryside into the factories and cities have in the past kept wages low and returns on investment high. The flood has slowed and, in some cases, reversed. So China can no longer grow simply by allocating capital to the new labour arriving from the fields. “Capital widening” must now give way to “capital deepening” (adding more capital to each individual worker). As it does so, investment will suffer “sharply diminishing returns” and “drop drastically”. And since investment is such a big source of demand—accounting for almost half of it—such a drop will be impossible to offset. China will, in effect, hit a “Great Wall”. (The metaphor is so obvious you can see it from space.)
Ông lập luận rằng Trung Quốc đã không còn “những người nông dân dư thừa”. Dòng người Trung Quốc tràn từ vùng nông thôn vào các nhà máy và các thành phố trong quá khứ đã khiến tiền lương duy trì ở mức thấp và lợi nhuận từ vốn đầu tư ở mức cao. Dòng người nay đã chậm lại và trong một số trường hợp, đảo ngược. Vì vậy, Trung Quốc không còn tăng trưởng đơn giản bằng cách phân bổ vốn tới lao động mới đến từ các đồng ruộng. “Đầu tư rộng” giờ đây phải nhường đường cho “đầu tư sâu” (bổ sung thêm vốn cho mỗi một lao động cá nhân). Khi nó làm như vậy, đầu tư sẽ phải chịu “lợi nhuận suy giảm nhanh chóng” và “sụt giảm trầm trọng”. Và vì đầu tư là một nguồn cầu lớn như vậy – chiếm gần một nửa nhu cầu – một sự sụt giảm như vậy sẽ không thể bù đắp được. Trên thực tế, Trung Quốc sẽ đâm phải một “Vạn lý trường thành” (phép ẩn dụ này rõ ràng đến mức bạn có thể nhìn thấy nó từ trên không).
The question is whether Mr Krugman’s concerns are justified. He is right about China running out of “surplus” labour. China’s countryside is no longer so overmanned that people can leave without being missed. Now when they go, the job market tightens and wages rise in the places they leave behind. To tempt them away, wages must rise in the places to which they go.
Vấn đề là liệu những mối quan ngại của ông Krugman có chính đáng. Ông đã đúng về việc Trung Quốc đang cạn kiệt lao động “dư thừa”. Vùng nông thông của Trung Quốc không còn quá dư thừa đến mức người dân có thể bỏ đi mà không bị nhận ra. Giờ đây khi họ đi, thị trường việc làm thắt chặt và tiền lương tăng ở những nơi họ bỏ lại phía sau. Để thu hút họ đi khỏi, tiền lương phải tăng ở những nơi mà họ tới.
Yet Cai Fang of China’s Academy of Social Sciences believes that China ran out of surplus countryside labour as far back as 2003. If the economy were going to run into a wall, it would have done so a decade ago. In fact, the economy has since enjoyed spectacular growth. For some time, the movement of workers from agriculture into industry and services has not been the chief source of China’s success. From 1995 to 2012 this movement added only 1.4 percentage points to China’s annual growth, says Louis Kuijs of the Royal Bank of Scotland. Instead, most recent growth has come from raising the productivity of workers within industry, not moving new ones in. Mr Krugman fears the extinction of a model China is already doing without.
Tuy nhiên Cai Fang thuộc Học viện Khoa học Xã hội của Trung Quốc tin rằng Trung Quốc cạn kiệt lao động nông thôn dư thừa ngay từ năm 2003. Nếu nền kinh tế này sắp sửa đâm vào một bức tường, thì nó đã xẩy ra như vậy từ một thập kỷ trước. Trên thực tế, nền kinh tế này từ đó đã có được tăng trưởng ngoạn mục. Có một thời gian, sự dịch chuyển của người lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ khôngphải là nguồn chính cho thành công của Trung Quốc. Louis Kujis thuộc Ngân hàng Hoàng gia Scotland nói rằng từ năm 1995 tới năm 2012, sự dịch chuyển này chỉ bổ sung thêm 1,4 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc. Thay vào đó, hầu hết tăng trưởng gần đây đến từ việc gia tăng năng suất của người lao động bên trong ngành công nghiệp, chứ không phải là đưa những người mới vào. Ông Krugman lo gại sự chấm dứt của một Trung Quốc kiểu mẫu đã diễn ra mà không có biểu hiện gì.
He and other respected commentators, notably Michael Pettis of Peking University, are certainly right to criticise China’s high investment rate, for it is a source of great inefficiency. Investment should expand an economy’s capacity to meet the needs of its consumers or its export markets. But in China, Mr Krugman argues, much investment spending is Sisyphean: it is simply adding to the economy’s capacity to expand its capacity.
Ông và các nhà bình luận đáng kính khác, đặc biệt là Michael Pettis thuộc trường Đại học Bắc Kinh, chắc chắn đã đúng khi chỉ trích tỷlệ đầu tư cao của Trung Quốc, vì đó là cội nguồn của tính hiệu quả thấp. Đầu tư cần phải mở rộng năng lực của một nền kinh tế đáp ứng những nhưu cầu của người tiêu dùng hoặc các thị trường xuất khẩu của nó. Nhưng ở Trung Quốc ông Kragman lập luận, phần lớn chi tiêu đầu tư là vô ích: nó đơn giản là bổ sung cho năng lực của nền kinh tế nhằm mở rộng năng lực của chính nó.
Yet over-investment is not yet a source of instability, thanks to a system that depends on captive savers. Because the government sets an interest-rate ceiling on deposits, the banks underpay depositors and undercharge corporate borrowers—in effect, a tax on household savers and a subsidy for state business. According to a 2012 paper by Il Houng Lee of the IMF and co-authors, this transfer from households to big borrowers averaged an annual 4% of GDP in 2001-11. The subsidy allows big firms to invest in projects that would otherwise be unviable. The authors reckon China’s investment rate should be closer to 40% than 48%. But the distortion can be sustained while depositors continue to finance it—and, given also China’s controls on capital outflows, they have little choice.
Tuy nhiên đầu tư quá mức chưa phải là nguồn gốc của sự bất ổn, nhờ có một hệ thống dựa vào những người gửi tiết kiệm bất đắc dĩ. Do chính phủ đặt ra mức trần lãi suất dựa trên các khoản tiền gửi, nên các ngân hàng trả lãi thấp cho nhũng người gửi tiền và tính giá thấp đối với các tập đoàn đi vay – trên thực tế, là một gánh nặng cho những người tiết kiệm hộ gia đình và là một khoản trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước. Theo một báo cáo vào năm 2012 của li Houng Lee thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đồng tác giả, sự chuyển đổi từ các hộ gia đình sang những người đi vay lớn này hàng năm đã đạt mức trung bình 4% GDP trong giai đoạn 2001- 2011. Khoản trợ cấp cho phép các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các dự án mà thiếu no thì sẽ không tồn tại được. Các tác giả cho rằng tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc đáng ra phải gần mức 40% hơn là 48%. Nhưng sự bóp méo có thể được kéo dài trong khi những người gửi tiền tiếp tục cấp vốn cho nó – và cũng do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các dòng vốn ra, họ hầu như không có lựa chọn.
It is clear that China should lower its investment rate. But Mr Krugman and others say that a lower investment rate could precipitate a crash. Their concern echoes a 70-year-old model of growth devised by Roy Harrod and Evsey Domar, in which the economy is balanced on a knife-edge between boom and bust.
Rõ ràng là Trung Quốc nên hạ thấp tỷ lệ đầu tư của mình. Nhưng ông Krugman và những người khác nói rằng một tỷ lệ đầu tư thấp hơn có thể đẩy nhanh sự sụp đổ. Mối quan ngại của họ lặp lại một mô hình tăng trưởng có từ 70 năm nay do Roy Harrod và Evsey Domar nghĩ ra, trong đó nền kinh tế được cân bằng một cách mong manh giữa bùng nổ và vỡ nợ.
The model recognises that investment plays a dual role in an economy. It is, as Martin Wolf of the Financial Times puts it, both “a source of extra capacity” and a “source of demand”. Sometimes these two roles work at cross purposes. If growth slows, then the economy will not need to add as much capacity. That implies less investment. But because investment spending is a source of demand, less of it also implies less demand, lowering growth still further. In avoiding excess capacity, the economy ends up creating more of it.
Mô hình này thừa nhận rằng đầu tư đóng vai trò kép trong một nền kinh tế. Như Martin Wolf của tạp chí Financial Times đã gọi, nó vừa là “nguồn năng lực bổ sung” vừa là “nguồn cầu”. Đôi khi hai vai trò này hoạt động tại những mục đích chồng chéo nhau. Nếu tăng trưởng chậm thì khi đó nền kinh tế sẽ không cần thiết phải bổ sung thêm nhiều năng lực như vậy. Điều đó ngụ ý đầu tư ít hơn. Nhưng bởi vì chi tiêu đầu tư là nguồn cầu, đầu tư ít hơn cũng hàm ý rằng ít nhu cầu hơn, tăng trưởng sẽ tiếp tục suy giảm hơn nữa. Trong khi tránh năng lực dư thừa, nền kinh tế cuối cùng đi đến việc tạo ra nhiều năng lực hơn.
But how well does this model fit China? The country has both one of the world’s highest investment rates and one of its most stable growth rates. That is presumably because investment is partly orchestrated by the government, which encourages more capital spending when other sources of demand are weak, and vice versa. China’s state-owned enterprises and local-government investment vehicles may not allocate capital to the right things. But at least they mobilise it at the right moments.
Nhưng mô hình này phù hợp với Trung Quốc tới mức độ nào? Đất nước này có cả một trong những tỷ lệ đầu tư cao nhất thế giới lẫn một trong những mức tăng trưởng ổn định nhất trên thế giới. Điều đó có lẽ bởi đầu tư một phần được chính phủ điều khiển, mà khuyến khích chi tiêu vốn nhiều hơn trong khi các nguồn cầu khác đang yếu kém, và ngược lại. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước và các phương tiện đầu tư địa phương-chính phủ của Trung Quốc có thể không phân bổ vốn đúng chỗ. Nhưng ít nhất là họ huy động nó vào đúng thời điểm.
Indeed, the inefficiency of Chinese investment may be one reason why it will not create great instability. Mr Lee and co-authors point out that China now requires ever higher investment to generate the same rate of growth (its incremental capital-output ratio, as economists call it, is rising). But a corollary is that the same rate of investment is consistent with China’s slowing rate of growth.
Quả thực, tính không hiệu quả trong đầu tư của Trung Quốc có thể là một lý do tại sao nó sẽ không tạo ra sự bất ổn lớn. Ông Lee và các đồng tác giả chỉ ra rằng giờ đây Trung Quốc đòi hỏi đầu tư cao hơn bao giờ hết nhằm tạo ra mức tăng trưởng tương tự (tỷ suất vốn-sản lượng tăng thêm của nước này, như các nhà kinh tế học gọi nó, đang gia tăng). Nhưng một hệ quả là tỷ lệ đầu tư tương tự thì nhất quán với mức tăng trưởng đang chậm lại của Trung Quốc.
Pessimists worry that slower growth will require less investment in capacity, which will, in turn, depress demand. But if the reason for slower growth is a reduction in the efficiency of investment, then slower growth will require just as much of it, precisely because it delivers less bang for the buck.
Những người bi quan lo lắng rằng tăng trưởng chậm hơn sẽ ít đòi hỏi đầu vào năng lực hơn, điều mà đến lượt nó sẽ làm suy giảm cầu. Nhưng nếu nguyên nhân của tăng trưởng chậm hơn là sự suy giảm tính hiệu quả đầu tư, thì tăng trưởng chậm hơn sẽ chỉ đòi hỏi chùng đó, chính xác là bởi nó đem lại ít lợi nhuận hơn.
Critics of China’s high investment worry not just about the redundant capacity it creates, but also about the debts it leaves behind. China as a whole is thrifty: its saving rate is even higher than its investment rate. But savers and investors are not usually the same. Standing between them is China’s financial system, which transfers vast resources from the first to the second. The debts of China’s firms amounted to 142% of GDP last year, according to Goldman Sachs, and investment vehicles sponsored by local governments had debts worth another 22.5% (see chart). Though impossible to calculate accurately, bad debts might amount to the equivalent of a quarter of the country’s GDP.
Những người chỉ trích đầu tư cao của Trung Quốc không chỉ lo lắng về năng lực dư thừa nó tạo ra, mà còn về những khoản nợ nó để lại phía sau. Trung Quốc nói chung thịnh vượng: tỷ lệ tiết kiệm của nước này thậm chí còn cao hơn tỷ lệ đầu tư của nó. Nhưng những người gửi tiết kiệm và các nhà đầu tư thường không giống nhau. Đứng giữa họ là hệ thống tài chính của Trung Quốc mà đang chuyển vô số nguồn lực từ nhóm thứ nhất sang nhóm thứ hai. Theo Goldman Sachs, các khoản nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc lên tới 142% GDP trong năm trước và những phương tiện đầu tư được các chính phủ địa phương bảo trợ có các khoản nợ trị giá 22,5% nữa. Mặc dù không thể tính toán một cách chính xác, nhưng các khoản nợ xấu có thể lên tới mức tương đương 1/4 GDP của nước này.
The fat pipes of the financial system
A similar credit boom preceded America’s crisis in 2008, and Japan’s in the early 1990s. It is therefore natural to fear that China will suffer a similar fate. But a closer examination of their experience suggests that China is unlikely to repeat it.
Những đường ống lớn trong hệ thống tài chính
Một sự bùng nổ tín dụng tương tự đã diễn ra trước cuộc khủng hoảng của Mỹ vào năm 2008, và cuộc khủng hoảng của Nhật Bản vào đầu những năm 1990. Vì vậy, đó là điều tự nhiên khi lo sợ rằng Trung Quốc sẽ chịu số phận tương tự. Nhưng việc xem xét kỹ lưỡng hơn những gì họ đã trải qua trong hai cuộc khủng hoảng cho thấy rằng Trung Quốc không chắc lặp lại điều này.
Economists sometimes divide America’s woes into two phases: first the housing bust and then the Lehman shock. America’s house prices began falling as early as 2006, damaging household wealth. Housebuilding slowed sharply, weighing on growth, and many construction jobs disappeared. But for two years America’s central bank, the Federal Reserve, was able to offset much of the harm to growth, while unemployment rose only modestly.
Các nhà kinh tế học đôi khi chia những tai ương của Mỹ thành hai giai đoạn: đầu tiên là vỡ nợ nhà đất và sau đó là cú sốc Lehman. Giá nhà của Mỹ bắt đầu giảm ngay từ năm 2006, gây thiệt hại tới sự giầu có của hộ gia đình. Việc xây dựng nhà cửa giảm tốc nhanh chóng, đặt gánh nặng lên tăng trưởng, và nhiều công việc xây dựng biến mất. Nhưng trong 2 năm, ngân hàng trung ương Mỹ - Ngân hàng dự trữ liên bang, có khả năng bù đắp phần lớn thiệt hại đối với tăng trưởng, trong khi thất nghiệp chỉ tăng một cách khiêm tốn.
All that changed in September 2008 when Lehman Brothers went bust, triggering acute financial panic. Nobody knew how big the losses from mortgage defaults might be, nor who might end up having to bear them. Creditors, shareholders, marketmakers and traders all rushed to make sure it was not them, by pulling credit lines, demanding collateral and dumping their securities.
Tất cả những điều đó đã thay đổi vào tháng 9/2008, khi Lehman Brothers phá sản, gây ra sự hoảng loạn tài chính sâu sắc. Không ai biết được những thiệt hại từ những vụ vỡ nợ thế chấp có thể lớn đến mức nào, cũng như không biết cuối cùng ai sẽ phải gánh chịu chúng. Các chủ nợ, các cổ đông, các nhà sáng lập thị trường và các thương nhân, tất cả đều vội vã nhằm đảm bảo rằng họ không phải là những người đó, bằng cách thu hẹp giới hạn tín dụng, đòi hỏi thế chấp và bán hạ giá chứng khoán của họ.
In many ways, their dash for the exits proved to be more damaging for the economy as a whole than the danger from which they were seeking to escape. After the Lehman shock, a manageable number of mortgage insolvencies became a catastrophic liquidity problem. The lending mistakes of the past crippled the supply of finance in the present.
Theo nhiều cách, việc họ vội vã lao đi tìm các lối thoát đã tỏ ra gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung nhiều hơn so với mối nguy hiểm mà họ đang tìm cách thoát khỏi. Sau cú sốc Lehman, một số có thể xử lý được các vụ mất khả năng thanh toán thế chấp đã trở thành một vấn đề thảm họa về khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Các sai sót về việc cho vay trong quá khứ đã làm tê liệt cung tài chính ở hiện tại.
China may suffer something like the first phase of America’s slowdown, but it should escape the second.It will not allow any of its big financial intermediaries to go bust. Investors may stop buying the wealth-management products (WMPs) that help to finance China’s so-called shadow banking system. But shadow banking is a smaller source of finance in China than it was in America. And if investors stop buying WMPs, they are likely to shift back into traditional bank deposits instead. The banks should thus be able to resist a credit crunch of the kind that crippled America’s economy. And even then the government has plenty more scope, if need be, for monetary and fiscal stimulus.
Trung Quốc có thể sẽ trải qua điều gì đó giống như giai đoạn đầu giảm tốc của Mỹ, nhưng nước này chắc sẽ tránh được giai đoạn thứ hai. Nước này sẽ không cho phép bất kỳ trung gian tài chính lớn nào của mình phá sản. Các nhà đầu tư có thể ngừng việc mua các sản phẩm quản lý của cải (WMP) mà giúp cấp vốn cho cái gọi là hệ thống ngân hàng ngầm. Nhưng ở Trung Quốc hoạt động ngân hàng ngầm là nguồn tài chính nhỏ hơn so với ở Mỹ. Và nếu các nhà đầu tư ngừng việc mua các WMP, họ có khả năng chuyển sang các khoản tiền gửi ngân hàng truyền thống thay vào đó. Như vậy các ngân hàng hẳn sẽ có khả năng chống cự với kiểu hạn chế tín dụng mà đã làm tê liệt nền kinh tế Mỹ. Và thậm chí sau đó chính phủ có nhiều cơ hội hơn, nếu cần thiết, cho kích thích tiền tệ và tài chính.
Some economists argue that efforts to sustain demand will prove misguided. An unsustainable boom will leave workers stranded in the wrong jobs, making a painful bust necessary to reallocate them. Yet restructuring is not unique to a recession. Even in a steadily growing economy, plenty of upheaval is going on under the surface, as people are hired and fired, and as they hop between jobs of their own volition. Just as busts push workers out of declining industries and into unemployment, so booms pull them out of sunset industries into sunrise ones.
Một số nhà kinh tế học lập luận rằng những nỗ lực nhằm duy trì cầu sẽ tỏ ra lạc hướng. Một sự bùng nổ không bền vững sẽ bỏ mặc người lao động bị kẹt trong những công việc không phù hợp, gây ra một sự phá sản đau đớn trở nên cần thiết để phân bổ lại chúng. Nhưng việc tái cơ cấu không phải chỉ diễn ra trong tình trạng suy thoái. Ngay cả trong một nền kinh tế tăng trưởng đều đặn, nhiều biến động đang diễn ra dưới bề mặt, khi người ta được tuyển dụng và bị sa thải, và khi họ tự ý nhẩy việc. Cũng như các vụ phá sản đẩy những người lao động ra khỏi các ngành công nghiệp đang xuống dốc và lâm vào tình cảnh thất nghiệp, thì những sự bùng nổ lại kéo họ ra khỏi những ngành công nghiệp ở “lúc xế chiều” và đẩy họ vào những ngành công nghiệp đang lên.
China is no stranger to economic restructuring. Over the past decade, the share of workers in agriculture fell from half to about a third. Exports have fallen from 38% of GDP in 2007 to 26% last year, while services now contribute as much to the economy as industry. And this enormous shake-up of employment and production took place in an economy that was growing by about 10% a year. China’s economy can, it seems, evolve and expand at the same time.
Trung Quốc không còn xa lạ gì với việc tái cơ cấu kinh tế. Trong suốt thập kỷ trước, số lượng người lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ một nửa xuống còn khoảng một phần ba. Xuất khâu đã giảm từ 38% GDP vào năm 2007 xuống còn 26% vào năm 2012, trong khi các ngành dịch vụ giờ đây đóng góp cho nền kinh tế nhiều như ngành công nghiệp. Và sự cải tổ đáng kể về công ăn việc làm và sản xuất này diễn ra trong một nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức khoảng 10% một năm. Dường như nền kinh tế Trung Quốc có thể tiến triển và mở rộng cùng lúc.
http://www.economist.com/news/china/21583691-chinas-economy-inefficient-it-not-unstable-bubble-pessimism#

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét