Vì sao xã hội dân sự Việt Nam yếu: Thiếu tính chuyên nghiệp và sự hợp tác
Dân luận13-11-2103
Nguyễn Văn Thạnh (*)
1. Một cơ hội bị bỏ lỡ
Sau bài viết phản biện lời phát biểu của tổng bí thư hết sức sắc sảo, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã tạo nên một làn sóng ủng hộ anh vượt mọi sự tưởng tượng. Làn sóng đó bùng nổ mạnh mẽ khi anh bị tòa báo sa thải vào ngày hôm sau. Hàng chục ngàn người ký tên ủng hộ anh, thậm chí trên mạng còn lập một fanpage “Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên” với hàng ngàn người Like và thành viên. Một cách nhanh chóng, anh có sự ủng hộ và “quyền lực mềm” mà một người dấn thân tranh đấu phải qua một thời gian dài mới có thế có. Nhưng rồi theo thời gian, vụ việc chìm xuống, tên tuổi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng mất hút trên màn hình rada dân chủ. Vì sao vậy?Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng tôi thấy một số nguyên nhân sau:
Anh Kiên chưa chuẩn bị tâm thế cho một người dấn thân tranh đấu cho dân chủ. Những lời anh viết phản biện có thể là sự nhận thức cá nhân về đúng sai khi nghe lời phát biểu của vị tổng bí thư. Sự tình cờ làm anh nổi tiếng trong khi anh chưa có chuẩn bị cho một sự dấn thân, không làm anh đi xa. (Có thể anh cũng ko muốn dấn thân?)
Anh Kiên chưa nắm được qui luật chuyên nghiệp, hợp tác trên mặt trận dân chủ. Một mảng rất quan trọng trên mặt trận dân chủ là tự do báo chí, tự do cho nhà báo. Lẽ ra anh Kiên nên tập trung vào việc này, nơi anh có thế mạnh nhất. Bản thân anh là một nhà báo có bản lĩnh, lại là một một nạn nhân của nền báo chí chính quyền nuôi. Cần có một người, một phong trào với sự mệnh phá bỏ (hoặc làm suy yếu) thứ báo chí quốc doanh này để mang lại tự do cho đệ tứ quyền lực. Khi nào đệ tứ quyền lực tự do thì dân chủ mới có.
Thay vì tập trung vào lĩnh vực mà mình có thế mạnh, anh Kiên lại mất thời gian vào những việc khác như: viết thơ để kêu gọi sự dấn thân, trăn trở của mọi người (tập thơ Những số không vòng trắng), hoặc viết kế hoạch “Một con đường cải tổ”. Thật sự, trên “thị trường dân chủ”, nhiều tổ chức làm việc này tốt hơn anh Kiên nhiều. Nếu anh Kiên tập trung và kiên trì trong lĩnh vực của mình, có lẽ càng ngày anh càng có sức mạnh.
Anh đã bỏ lỡ vì lạc mất mục tiêu mình nên theo đuổi, thật sự rất tiếc!
(Trên đây là những phân tích, nhận xét mang tính cá nhân của tôi với mục đích duy nhất là rút ra bài học kinh nghiệm cho phong trào dân chủ. Tất cả chí là phỏng đoán cá nhân. Xin lỗi anh Kiên nếu có những điều không phù hợp với những toan tính của anh).
2. Vấn đề các phong trào dân chủ mắc phải
Có câu chuyện vui kể về người VN và người Nhật: “một người Nhật thua một người VN nhưng ba người VN thua một người Nhật”. Câu chuyện trên nói lên rằng, người VN làm việc nhóm, hợp tác nhau rất kém.Xã hội hiện đại, không ai có thể làm hết mọi việc, dù có tài giỏi đến đâu. Mỗi người chỉ có thể làm tốt một việc mà mình có khả năng nhất, điều mà kinh tế học gọi là lợi thế cạnh tranh.
Cũng như thị trường hành hóa, có lúc mặt hàng này được chuộng, có lúc mặt hàng khác lên ngôi, phong trào dân chủ cũng vậy. Có những giai đoạn thì vấn đề này nổi lên; ví dụ có giai đoạn quyền con người được đề cao, có giai đoạn thì xã hội bàn luận về hiến pháp, bàn về lập đảng,… Vấn đề là mỗi cá nhân, mỗi nhóm phải kiên trì làm tốt “sản phẩm” của mình thay vì chạy theo trào lưu và phong trào. Theo quan sát cá nhân tôi, rất ít người tranh đấu chuyên nghiệp trong lĩnh vực mình, phần lớn họ có xu hướng phát động nhiều phong trào mà nội dung lại na ná như nhau, chồng chéo nhau. Thậm chí là ganh tỵ đấu đá nhau,…
Một trong những nguyên nhân nữa là chúng ta thiếu những người dấn thân tranh đấu chuyên nghiệp, xem đó như một sự nghiệp đời mình. Tâm lý phần lớn người dân Việt nam cho rằng chính trị là bẩn thiểu là đấu đá, giành giật,…cho nên nhiều người giữ đạo đức bằng cách…. xa lánh chính trị. Đây là một suy nghĩ, một tìm thức ăn sâu vào cộng đồng, nó cản trở rất lớn cho sự lớn mạnh của XHDS.
3. Giải pháp
Đấu tranh chính trị như hoạt động kinh tế, mỗi người, mỗi nhóm nên xác định một lĩnh vực mà mình có thế mạnh nhất, làm tốt nhất việc đó. Có những giai đoạn, xã hội ủng hộ phong trào này, ko ủng hộ phong trào kia, nhưng theo thời gian, tất cả phong trào đều cần thiết.Ví dụ: nhóm chuyên tấn công về mặt pháp lý của đảng cầm quyền (Nhóm 72), chuyên tập trung vào các vấn đề như hiến pháp, điều 4, vận động thành lập đảng mới.
Nhóm phản bác điều luật phi lý (Mạng lưới blogger) thì đi chuyên nghiệp về lĩnh vực này: tấn công, vận động bãi bỏ những điều luật phi lý. Quá trình vận động cả trong nước và quốc tế.
Nhóm cổ xúy quyền con người thì nên tập trung vào các ‘sản phẩm” về nhân quyền.
Tương tự như vậy đối với các nhóm còn lại như: nhóm lên tiếng cho dân oan, nhóm lên tiếng cho sự vẹn toàn lãnh thổ (NoU), nhóm kêu gọi quan chức từ chức,… Chúng ta cần rất nhiều mũi giáp công trên sân chơi dân chủ.
Bên cạnh tinh thần chuyên nghiệp trong giải pháp mà chúng ta theo đuổi, chúng ta cần có tinh thần hợp tác để thúc đẩy sự nghiệp chung.
Chọn láng giềng hay phương Tây?
"Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà’
Ông
Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar
giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong top 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi... như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong top 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi... như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường
'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập.
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập.
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường
Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng.
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11, Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu..., lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... Những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Chu Công Phùng – Hoàng Hường
Nguồn: vietnamnet.vn
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11, Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu..., lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... Những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Chu Công Phùng – Hoàng Hường
Nguồn: vietnamnet.vn
Lộng giả thành chân
Tue, 11/12/2013 - 15:49 — VietTuSaiGon Tôi nhớ, thời bao cấp, chuyện nhận một lít dầu lửa tem phiếu cho đúng định lượng là một chuyện hết sức khó khăn.Hầu như khi nhận về 1 lít dầu, nếu người nhận đổ số dầu ấy vào chiếc can 1 lít của thời trước năm 1975 thì nó chỉ còn chừng 80% đến 85% can. Nhiều người thắc mắc, mang can chuẩn lên để so sánh thì bị bà lương thực quở mắng, nói rằng đó là can không chuẩn, can đểu, chỉ có can của hợp tác xã, can của nhà nước (XHCN) mới chuẩn.
Dần dần, người ta quên dần cái chuẩn cũ, dựa theo chuẩn nhà nước. Khái niệm đo lường (quốc tế) cũng dần dà không có ý nghĩa gì… Cái đó gọi là lộng giả thành chân. Và câu chuyện của ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan, báo chí đưa tin suốt mấy ngày gần đây khiến tôi thấy lo cho ông, biết đâu, một trò lộng giả thành chân khác sẽ xuất hiện?!
Hiện tại, hầu như những điều tra viên về vụ ông Chấn, hoặc là được thông báo đã chết, hoặc là thuyên chuyển sang một địa bàn khác làm việc, và có một chi tiết đáng sợ nhất là một ông sếp ngành công an tuyên bố thẳng với báo chí (trong nước) rằng ông không bênh cho nhân viên của ông thì bênh cho ai. Điều này được nói ra khi báo chí đặt câu hỏi có liên quan đến vấn đề chậm trễ đưa tội của các nhân viên thuộc cấp ông ta trong vụ ông Chấn ra ánh sáng.
Đến đây thì đã rõ!
Hơn nữa, khi mọi chi tiết được bạch hóa, trình tự điều tra vụ án ông Chấn (cũng do các báo trong nước đăng) đọc đi đọc lại nó chỉ cho thấy rằng kẻ đưa tin đã cố tình chứng minh các điều tra viên đã làm đúng thủ tục, trình tự điều tra và nếu có sai là do sơ xuất nào đó mà họ chưa tìm ra nguyên nhân. Và những chi tiết trên đó đều cho thấy rằng ông Chấn là kẻ phạm tội.
Như vậy, khi một kẻ thứ ba xuất hiện, đầu thú, nhận mọi tội lỗi về mình, đương nhiên là tòa án, viện kiểm sát bắt buộc phải trả tự do và xin lỗi, đền bù thiệt hại cho ông Chấn. Nhưng! Phải cẩn thận, đừng để sự việc rơi vào chỗ nguy hiểm. Vì sau vụ ông Chấn, hàng loạt án oan sai khác được phanh phui, vạch trần và kêu gọi trả tự do, xét xử lại cho người bị oan. Tất cả những trường hợp này đều nằm trong hiệu ứng domino của trường hợp ông Chấn.
Và điều này bất lợi cho nhà nước CSVN, vô hình trung làm họ bẽ mặt từ nhiều khía cạnh. Một mặt phơi ra cho thế giới thấy bộ mặt thật của ngành an ninh CSVN, mặt khác, nó tăng thêm nghi vấn và lời buộc tội của các nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Rất có thể, vụ án oan của ông Chấn trở thành điểm khởi đầu của một cuộc đấu tranh mới ở Việt Nam và là tiêu đề nóng để các nhà bình luận quốc tế xếp Việt Nam vào tình trạng báo động đỏ về nhân quyền. Chỉ bấy nhiêu thôi, mọi tham vọng của nhà nước CS trên chính trường quốc tế có thể bị tiêu tan.
Và không chừng, sự vụ này lại đẩy nhà nước CS vào một thủ đoạn mới: Bằng mọi giá phải ghép tội ông Chấn trở lại! Điều này rất có thể xãy ra, vì ba lý do căn bản: Đe nẹt các tù nhân án oan sai đang có ý định kêu oan; Làm giảm nhiệt trong nhân dân; Củng cố chỗ đứng vốn được xây dựng trên nền tảng nói láo của nhà nước.
Cũng xin nói thêm rằng số người chết trong tay điều tra viên công an ở Việt Nam không phải là ít, tỉ lệ đánh đập, ép cung trong quá trình điều tra hoàn toàn không thấp chút nào, và những người bị chết trong tay công an, sau đó được phù phép thành những hành vi tự tử, điên loạn dẫn đến chết, coi như hết, chẳng kiện tụng gì được ai!
Bây giờ, trong tình hình mấy ngày gần đây, tiếng kêu oan dậy lên khắp nơi, ông Chấn được thả thì hàng ngàn người hy vọng mình cũng được thả. Và nếu như hàng ngàn người được thả vì oan sai, ngành điều tra công an Việt Nam chỉ còn nước trốn khỏi mặt đất. Như vậy hoàn toàn bất lợi cho nhà nước. Và một khi mọi nơi, mọi ngóc ngách đều có dân kêu oan, đó sẽ là bước tích nhiệt cực mạnh cho mọi sự bùng nổ phía sau.
Rất có thể, đó cũng là nguy cơ nhà nước bị vạch trần mọi tội lỗi và thứ tội lỗi ấy được lan truyền rất nhanh trong nhân dân, mọi tuyên truyền nhà nước trước đó hoàn toàn bị sập đổ. Không có thứ nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ này.
Chính vì thế, bây giờ, trong tình hình hiện tại, sẽ có một lựa chọn ngấm ngầm trong ngành an ninh và tòa án CSVN: hoặc là chấp nhận thí ông Chấn (và thí Lý Nguyễn Chung), hoặc là đổ bể, thí hàng ngàn điều tra viên cũng như uy tín (ảo) xây dựng được mấy chục năm nay.
Lựa chọn như thế nào, chắc ai cũng nhìn thấy. Nhưng hành động như thế nào thì khó mà dự đoán. Thử đặt ra vài giả định: Chứng minh qui trình điều tra là đúng, bắt ông Chấn trở lại và minh oan cho các nhân viên điều tra; Chứng minh kẻ vừa đầu thú bị bệnh tâm thần, không làm chủ được hành động.
Hai giả định này tuy hai mà một, có trình tự trước – sau hẳn hoi. Việc đầu tiên là phải hợp thức hóa hồ sơ, chứng minh quá trình điều tra là đúng và công bố nó trên phương tiện truyền thông (hình như họ đang làm như thế!), sau đó, đẩy Lý Nguyễn Chung vào bệnh viện tâm thần, cho biệt giam ở đó, và đưa ra những chứng cứ để cho thấy kẻ phạm tội hoàn toàn vắng mặt lúc xãy ra vụ án.
Chỉ cần hai thao tác này, tình thế thay đổi hoàn toàn. Đương nhiên, với lương tri con người, không ai làm thế. Nhưng với tham vọng bá quyền trên nền tảng nói láo và với một hệ thống chính trị không có lương tri, mọi chuyện đều có thể xãy ra, miễn sao có lợi cho nhà cầm quyền. Lộng giả thành chân, ông Chấn nên cẩn thận!
Đương nhiên, nói thế, vô hình trung người viết đồng lõa với cái ác, đi hù dọa một người vừa được minh oan. Nhưng không, đây là giả định mà ông Chấn cần phải nhìn thấy và bình tĩnh vượt qua mọi cạm bẫy, những người làm việc bảo vệ công lý cần phải đồng hành với ông Chấn, cũng như nhiều người oan sai khác cũng nên đề phòng! Đó là bài viết này chưa muốn đưa ra tiếp một giả định khác: Liệu Lý Nguyễn Chung – thanh niên đầu thú – có thực sự giết người hay đằng sau sự đầu thú này còn một bức màn khác?
công an Việt Nam càng gian ác, càng dễ thăng quan tiến chức
kẻ cướp máy ảnh và đánh vào bụng khi tôi đang mang thai bé Tài (24/3/2012)
cận mặt của hắn
Lúc đó tôi vừa kịp chạy vào trong nhà
khóa cửa lại thì công an phường Hai Bà Trưng ập đến bảo kê cho bọn côn
đồ trấn áp mẹ con tôi.
công an và kẻ cướp bao vây nhà tôi sau khi tôi bị cướp, đánh
từ đó đến nay tôi đã nhiều lần gửi đơn
đến công an, viện kiển sát các cấp yêu cầu điều tra khởi tố kẻ cướp,
đánh mẹ con tôi nhưng họ đã không dám nhận bằng chứng là tấm ảnh và đoạn
video quay mặt kẻ cướp để điều tra, "còn máy ảnh thì công an đã trả lại
cho tôi với kết luận chưa điều tra được ra kẻ cướp nhưng lại có máy ảnh
để trả lại cho tôi?"
tên Phương đang chỉ huy tại phòng tiếp dân tỉnh ngày 21/10/2013
Ngày 21/10/2013 mẹ con tôi đến phòng tiếp dân tỉnh Hà Nam nộp đơn tố cáo yêu cầu giải quyết việc công an, viện kiển sát không nhận bằng chứng để điều tra tội phạm, tại đây tôi bị chính tên Phương "kẻ cầm đầu bọn côn đồ đánh cướp tài sản của mẹ con tôi ngày 24/3/2013" mặc bộ quân phục an ninh đeo non thượng tá, hắn chỉ huy bọn công an mặc sắc phục và bọn côn đồ mặc thường phục bắt, cướp xe máy của mẹ con tôi đưa về đánh đập, giam giữ tại công an phường Lê Hồng Phong tp Phủ Lý, Hà Nam.
Ngày 21/10/2013 mẹ con tôi đến phòng tiếp dân tỉnh Hà Nam nộp đơn tố cáo yêu cầu giải quyết việc công an, viện kiển sát không nhận bằng chứng để điều tra tội phạm, tại đây tôi bị chính tên Phương "kẻ cầm đầu bọn côn đồ đánh cướp tài sản của mẹ con tôi ngày 24/3/2013" mặc bộ quân phục an ninh đeo non thượng tá, hắn chỉ huy bọn công an mặc sắc phục và bọn côn đồ mặc thường phục bắt, cướp xe máy của mẹ con tôi đưa về đánh đập, giam giữ tại công an phường Lê Hồng Phong tp Phủ Lý, Hà Nam.
công an, côn đồ bắt , cướp xe máy của mẹ con tôi.
tại công an phường Lê Hồng Phong khi tôi
đến yêu cầu công an lập biên bản trả xe máy cho tôi thì tên Phương ra
lệnh cho bọn công an không trả mà hắn còn ra lệnh cướp máy ảnh của một
người dân đến xem và cuộc đụng độ đã diễn ra
sáng ngày 11/11/2013 mẹ con tôi đến công an phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý đòi xe, đôi co chán chê cuối cùng công an cũng trả lại xe cho mẹ con tôi nhưng tờ biên bản làm việc đến lúc chót chúng lật mặt ko đưa mỗi bên một bản như lúc đầu giao kèo mà chúng chỉ đưa mẹ con tôi tờ biên bản trả lại tài sản.
Nói việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân được Quốc hội ra nghị quyết miễn nhiệm để sang làm bên mặt trận đã được bầu ông thành Chủ tịch trước đó, và trăm phần trăm ai cũng rành là bác Nhân phải nghỉ chức Phó Thủ tướng, chuyện nó rõ tới mức, nói như fb Nguyễn Thiện là bà bán bún ốc cũng biết, thế mà bà con coi nè, cũng thủ tục ác chiến lắm nha: 1/ Thủ tướng trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm; 2/ Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu (nếu có). 3/ Các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn về tờ trình của Thủ tướng.
4/ Chủ tịch Quốc hội trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận tại các đoàn. 5/ Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng. 6/ Quốc hội thảo luận dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng của ông Nguyễn Thiện Nhân, sau đó bỏ phiếu thông qua nghị quyết này. Nghe thì rất là quy trình và rất là dân chủ, nhưng nó nhiêu khê, tốn kém thời gian, hình thức chủ nghĩa và nói như vài đại biểu quốc hội phát biểu: diễn quá. Mà diễn này không diễn chơi chơi, mỗi ngày họp, chi phí cho Quốc hôi 1 tỷ bạc, chi để mần việc, chứ nước nghèo mà chi ra để diễn với nhau thế này thì đúng là lãng phí, chống lãng phí chỗ này chứ đâu. Nhỉ?
Thiêng liêng thì đôi khi chỉ là tượng gỗ, cũ, thậm chí mốc, vẫn thiêng. Với Đức ngài Trần Nhân Tông thì chỉ có bức tượng rất bé, được làm từ thời Ngài băng hà, mà sao thiêng liêng thế. Ngài là vị Hoàng đế thực sự của muôn dân, vì muôn dân, và sự vĩ đại của Ngài khi vào tuổi 41, rất trẻ, rất sung, Ngài đã tự nguyện trút hoàng bào lên núi, dành ngôi báu cho con mình. Không phải ai cũng làm được thế. Một con người có nhân cách, có lòng tự trọng, có niềm tin vào thế hệ nối tiếp, có cái đức trong sáng mới làm được thế. Nay, với tổng kinh phí trên 750 tỷ đồng, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cao 15m với tổng trọng lượng 150 tấn và được đặt tại núi Yên Tử sẽ khánh thành vào đầu tháng 12/2013. Ừ thì nhà phật đóng góp làm cho Ngài bức tượng lớn, hoành tráng, và các phật tử sẽ rất vui mừng trong ngày khánh thành Tượng Ngài, nhưng nếu Ngài biết phải chi ra một con số khổng lồ như thế chỉ để làm cho cái vỏ ngoài của Ngài to ra, cao hơn, thì e Ngài không hài lòng khi chúng sinh của Ngài vẫn đang muôn phần vất vả. Nhưng biết sao được, đôi khi người ta muốn tượng Ngài thật hùng vĩ như thế để họa may củng cố thêm niềm tin vào cuộc đời thì sao.
Một số tờ báo đưa thông tin rằng, người dân Philippine qua bão, đói, rét, dành nhau, cướp thức ăn trên đường phố, mình không bàn về tính xác thực, mình bàn về tình người. Có một ví dụ chính mình trải nghiệm: Hồi có cơn lũ lịch sử, lũ quét, tràn vào Quảng Trị, quét dọc sông Thạch Hãn, làm tan nát và mất dạng hàng chục xã, hàng chục thôn, mình chứng kiến tận mắt với tư cách một nhà báo. Trên đường theo thuyền đi ngược sông Thạch Hãn để lên Ba Lòng, nơi ấy là rốn lũ, hai bờ sông, trẻ con, người lớn hét gọi xin ăn. Nước chảy xiết, thuyền không thể ghé bờ, bọn mình chỉ có bánh mỳ thôi, và cố gắng hết sức ném từng ổ bánh mỳ vào bờ. Những ổ bánh mỳ cắm xuống bờ sông, cắm trong bùn, trẻ con, người lớn chạy ra lấy, lau vội qua áo và ăn rau ráu. Mình đã chứng kiến một con chó và hai đứa trẻ con dành lấy nhau một ổ mỳ, quật nhau trên bùn để dành lấy cái ăn. Chẳng lẽ lúc ấy lại đưa thông tin, lũ vừa qua Quảng Trị, chó và người dành nhau thức ăn sao? Nó nhẫn tâm. Nó ác. Dù có thể là sự thật. Thì chuyện ở Philippine cũng vậy, đưa tin thiệt hại để kêu gọi giúp đỡ hoặc chia sẻ nhưng đừng " ác" quá khi chọn thông tin.
--------------
Đây là Putin. Đây là một lãnh tụ đúng nghĩa. Một vị Tổng thống được nhận từ vị Tổng thống tiền nhiệm- Enxin, một ông già nát rượu, một nước Nga sụp đổ, một nước Nga khốn khó, một nước Nga mất hết niềm tin, để rồi, từng ngày, ông đã làm tất cả những gì có thể làm, đưa nước Nga trở thành cường quốc. Đúng như Exin đã nói khi giao " chìa khóa" Tổ Quốc cho Putin: Anh hãy cứu lấy nước Nga. Và Putin đã cứu được.
Hết 2 nhiệm kỳ, lại chính ông, yêu cầu thay đổi Hiến Pháp, để rồi sau nhiệm kỳ Thủ tướng, ông lại Tổng thống. Vì ông biết nước Nga đang cần ông. Như thế còn giá trị hơn ngàn lần khi biết nhân dân không cần mình nữa mà mình vẫn cố thủ cho bằng được. Tính cách Nga là thế. Như Enxin, khi ông biết nước Nga không cần không nữa, không cần cái ông già nát rượu như ông làm Tổng thống, Enxin đã làm được điều vĩ đại cuối cùng là đã tìm cho nước Nga một con người vĩ đại: Putin.
Những cuộc tấn công diễn ra trong thời gian gần đây chỉ ra rằng chỉ dùng
đàn áp thì sẽ không thể nào bảo đảm được một tương lai ổn định. Tình
hình bạo lực ở Tân Cương dường như đang xấu đi một cách đáng kể, mặc dù
Bắc Kinh cam kết mạnh mẽ sẽ đổ tiền và nhân lực vào để xây dựng một bộ
máy giám sát toàn diện nhằm chặn rối loạn xã hội. Hiện hằng năm Trung
Quốc chi tới 111 tỉ USD cho lĩnh vực an ninh nội bộ - nhiều gần bằng
ngân sách quốc phòng năm 2013 - khoảng 114 tỉ USD.
Nhưng năm 2013 lại là một trong những năm nhiều bạo lực nhất trong suốt thập kỉ vừa qua ở Tân Cương, một số dữ liệu cho thấy từ tháng 3 tới nay, ít nhất 189 người - chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ - đã thiệt mạng trong các cuộc đối đầu đầy bạo lực với lực lượng của chính phủ, nhiều người khác đã bị thương. Đáng lo ngại hơn, những vấn đề của Tân Cương dường như đang di căn vào những khu vực khác của Trung Quốc, chính quyền đã có những cố gắng rất lớn nhằm ngăn chặn hiện tượng này.
Ngày 28 tháng 10, một chiếc SUV do một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ lái, trong đó có hai người trong gia đình, đã đâm vào đám đông tại Quảng trường Thiên An Môn, giết chết hai khách du lịch. Những người ngồi trong xe sau đó đã châm lửa tự thiêu. Cuộc tấn công tự sát tại Quảng trường Thiên An Môn và làn sóng bạo lực đang dâng lên ở Tân Cương cho thấy rằng, khi đối mặt với kẻ thù đầy quyết tâm, hệ thống giám sát và bộ máy đàn áp được chỉ đạo chặt chẽ và được rót khá nhiều tiền không có hiệu quả trong việc ngăn chặn bạo loạn như Bắc Kinh mong muốn.
Thật vậy, chưa đến một tuần sau vụ khủng bố ở Thiên An Môn, Đảng đã cách chức ủy viên Ủy ban Thường vụ đảng ủy khu vực của tướng Bành Dũng, tư lệnh quân khu Tân Cương, cho thấy Bắc Kinh phải hi sinh quan chức cấp cao vì đã để xảy ra những thất bại nghiêm trọng trong lĩnh vực an ninh. Khủng hoảng lan tràn khắp Tân Cương trong suốt năm nay dường như làm cho địa vị của tướng Bành [Dũng] yếu đi.
Trước khi nghiên cứu những tác động mang tính chiến lược của những hạn chế trong việc giám sát, chúng ta hãy xem qua những thông số của hệ thống hiện thời. Hiện Trung Quốc đang thuê tới hai triệu người theo dõi Internet để trợ giúp các nhân viên kiểm duyệt chính thức. Về mặt vật chất, Trung Quốc có một chương trình quốc gia đáng lo ngại, gọi là “Skynet” (Thiên La) (tên này chắc chắn làm những người hâm mộ phim Terminator phiền lòng) nhằm gia tăng số lượng và khả năng của các camera giám sát.
Bắc Kinh là thành phố đi đầu trong lĩnh vực này. Đối với những người đi bộ hoặc lái xe ở Bắc Kinh (và người như thế trong các thành phố khác của Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng), câu thường được người ta nói là “Cười đi, bạn đang được chụp ảnh đấy!” Theo Wu Hequan, Tổng thư ký của Viện Hàn lâm Công trình Trung Quốc (Chinese Academy of Engneering), Bắc Kinh hiện có ít nhất 800.000 máy camera quan sát. Như vậy, trong mỗi khu vực nhỏ (một chiều khoảng 270 mét, chiều kia 380 mét) ở Thiên An Môn, người có thể lắp trung bình 60 camera quan sát.
Trên thực tế, ở những khu vực chiến lược của thành phố - các đường phố chính, các tòa nhà của chính phủ, và các danh lam thắng cảnh, như Quảng trường Thiên An Môn - mật độ camera giám sát cao hơn rất nhiều. Vì vậy, người Duy Ngô Nhĩ, lái xe vào Quảng trường rồi tự thiêu rất có thể đã đi qua hàng trăm camera quan sát, nếu không nói là nhiều hơn, trong những cây số cuối cùng của cuộc hành trình của họ. Mặc dù đã vượt qua bao nhiêu camera, vượt qua những người theo dõi trên mạng, trên điện thoại và cảnh sát trên đường phố, họ đã không bị phát hiện trước khi tới một trong những vị trí quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cán chết khách tham quan, và đốt chiếc SUV – đấy là chiếc Mercedes Benz màu trắng. Nếu chiếc xe mang thêm chất nổ, hay lao vào khu vực đông người hơn trong thành phố thì tình hình có thể xấu hơn rất nhiều.
Bắc Kinh đương nhiên cho rằng hệ thống giám sát đang phát triển của họ là phương tiện đàn áp hữu hiệu các phong trào ly khai. Tháng 11 năm 2012, báo Telegraph viết rằng các lực lượng an ninh Trung Quốc có ý định sử dụng một mạng lưới các camera giám sát để giúp chấm dứt những vụ tự thiêu của những người biểu tình Tây Tạng và cảnh sát có thể có mặt tại hiện trường trong vòng hai phút sau khi hoạt động không mong muốn được camera quan sát phát hiện. Trong khi khó tìm được những bài tường thuật công khai về cách thức sử dụng công nghệ giám sát bằng camera ở Tân Cương thì chúng ta có thể ghi nhận rằng trong tháng vừa qua chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 139 người ở Tân Cương, cáo buộc họ sử dụng Internet để truyền bá tư tưởng thánh chiến.
Hiện nay, Trung Quốc có thể có 30 triệu camera giám sát, được lắp đặt trên khắp cả nước. Các thành phố dường như đang tìm cách lắp thêm, càng nhanh càng tốt; cùng lúc đó, họ lại đang gia tăng năng lực của những chiếc camera này. Ví dụ, các thành phố của Trung Quốc như Đông Quan đang xây dựng hệ thống gọi là “Smart Skynets” nhằm cải thiện khả năng giám sát.
Những hàm ý chiến lược
Cuộc tấn công ở Thiên An Môn có thể sẽ thúc đẩy các cơ quan an ninh Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận “chiến thuật” và đẩy nhanh việc lắp đặt nhiều camera hơn và nâng cấp công nghệ cũng như khả năng của chúng. Những biện pháp áp dụng có thể sẽ bao gồm đưa thêm vào hệ thống camera phần mềm nhận dạng mặt người cũng như tích hợp những hệ thống này với nhau.
Nhưng, nguy cơ thực sự là tập trung quá nhiều vào các biện pháp an ninh kỹ thuật sẽ không thể tăng cường được an ninh như Bắc Kinh mong muốn. Thực tế là ngay cả trong các nhà tù với mức độ an ninh cao trên thế giới, nơi mà hầu như mọi cử động và hoạt động đều được nhân viên và camera an ninh theo dõi, thế mà ma túy vẫn được đưa vào, vũ khí vẫn được người ta chế tạo, tù nhân vẫn thường xuyên bị tấn công và thậm chí là bị giết. Nói ngắn gọn, muốn là có cách, và những hạn chế của công tác giám sát - công cụ ngăn chặn từ xa – đã nhanh chóng được phơi bày. Ngày càng thấy rõ rằng chính sách “đánh mạnh” của Bắc Kinh ở Tân Cương đã không đập tan được ý chí kháng chiến của người Duy Ngô Nhĩ, và trên thực tế nó có thể thực sự làm gia tăng hàng ngũ những người sẵn sàng công khai thách thức sự thống trị của người Hán trong khu vực này. Bạo lực đang gia tăng ở Tân Cương cho thấy rằng đối với một số người Duy Ngô Nhĩ, những bức tường sợ hãi mà Bắc Kinh đã cố gắng thiết lập trong hơn 20 năm qua có thể đang rạn nứt. Nếu đúng như vậy, đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi vì nó có thể báo trước một vòng xoáy: bạo lực thúc đẩy đàn áp và đàn áp gia tăng thì bạo lực lại gia tăng.
Quân nổi dậy Duy Ngô Nhĩ sẽ không thể tìm được súng từ những nguồn ở trong nước, nhưng Tân Cương giáp giới với một số nước vùng Trung Á, biên giới ở đây lại lỏng lẻo, còn vũ khí thì rất nhiều. Nhưng, một loại vũ khí có khá nhiều trong những khu vực nông nghiệp ở Tân Cương: phân bón ammonium nitrate, có thể được sử dụng để sản xuất các thiết bị nổ tự chế đơn giản, sản xuất tại chỗ, thường được các phiến quân Taliban ở Afghanistan sử dụng. Năng lực của các nước trong khu vực nói chung là thấp, đặc biệt là Afghanistan và Pakistan, những nước này thậm chí không thể quản lý nổi công việc nội trị của mình, chứ chưa nói đến an ninh ở vùng biên giới xa xôi. Kết quả là: Bắc Kinh sẽ buộc phải đầu tư nhiều hơn nhằm đảm bảo an ninh biên giới bên phía Trung Quốc.
Khu vực giàu tài nguyên ở Tân Cương cũng có nguy cơ bị quân nổi dậy tấn công. Quân nổi dậy ở những nước khác như Colombia, Iraq và Yemen có thói quen nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng. Mạng lưới đường sắt ở Tân Cương, số lượng đường ống dẫn dầu và khí đốt đang ngày càng gia tăng, và đường dây chuyển tải điện đường dài nhằm cung cấp điện cho miền Trung và miền Đông Trung Quốc đang được hoạch định, đều là những hạng mục có thể bị tấn công. Nếu quân nổi dậy quyết định tận dụng những vùng sâu vùng xa trong tỉnh và những khó khăn trong việc quan sát thường xuyên hàng trăm cây số những cơ sở hạ tầng quan trọng và bắt đầu tấn công vào đó thì Bắc Kinh có thể sẽ gặp khó khăn thật sự. Những cuộc tấn công như thế sẽ ngày càng làm cho nền kinh tế quốc gia gặp khó khăn hơn vì các nhà cung cấp năng lượng ở Tân Cương ngày càng gắn bó sâu sắc hơn với các hộ tiêu dùng nằm ở miền Đông.
Bắc Kinh sẽ không nới lỏng quyền kiểm soát Tân Cương trong các kịch bản mô tả ở trên, nhưng nguy cơ là họ sẽ phải dành nhiều nhân lực và kinh phí hơn nhằm duy trì an ninh và quyền kiểm soát – một vụ “bùng nổ” kéo dài, sẽ biến thành thách thức đối với nền kinh tế của đất nước. Vì nền kinh tế của đất nước có mức tăng trưởng thấp, dường như Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với không phải là “súng đọ với bơ” mà còn “súng đọ với súng” nữa, đấy là khi các cơ quan an ninh nội bộ tranh giành ngân sách với hoạt động quân sự hướng ngoại.
Sự bất ổn gia tăng ở Tân Cương thật sự có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Trung Quốc có những khu vực biên giới bất ổn khác như Tây Tạng, ít bạo lực hơn Tân Cương, nhưng vẫn buộc người ta phải chú ý và thu hút nhiều nguồn lực của các cơ quan an ninh. Nếu Đạt Lai Lạt Ma mất mà không có người thừa kế thì tình hình có thể trầm trọng thêm. Quan trọng nhất là, vấn đề mà Bắc Kinh phải xử lí là mấy ngàn người ly khai Duy Ngô Nhĩ thực sự sẵn sàng cầm vũ khí có thể tạo ra những khó khăn kinh tế nghiêm trọng trong những tháng và những năm tới, kết quả là có thể tạo ra rối loạn xã hội mà thậm chí bộ máy đàn áp đầy sức mạnh hiện nay cũng không thể ngăn chặn được. Một số sự kiện có thể dự đoán – thí dụ, một cuộc khủng hoảng nợ hoặc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng có thể nhanh chóng làm cho nền kinh tế Trung Quốc phải trả giá. Hơn nữa, một sự kiện nữa có thể dự đoán được là nền kinh tế phức tạp, trị giá hàng ngàn tỷ USD như của Trung Quốc có khả năng tạo ra những sự kiện theo kiểu “thiên nga đen”[1], có ảnh hưởng rất tiêu cực.
Nếu hàng chục ngàn máy camera an ninh, hai triệu màn hình internet, và lực lượng bán quân sự không thể giải quyết và ngăn chặn được những vấn đề ở Tân Cương, làm sao mà họ đối phó được với hàng triệu người tức giận do những vấn đề kinh tế gây ra? Khoảng cách giàu nghèo tạo ra bạo lực ở Tân Cương và những khoảng cách như thế có mặt ở tất cả những địa phương khác ở Trung Quốc, tạo ra lo ngại về những cuộc tấn công trên khắp cả nước. Đấy là những nhóm người bất bình nhưng không có tiếng nói trong lĩnh vực chính trị, họ chuyển sang sử dụng bạo lực, coi đấy là sự xả hơi cho sự tức giận của họ. Thật vậy, ngày 06 Tháng 11, nhiều quả bom đã phát nổ ở trung tâm khai thác than của Thái Nguyên, làm một người chết và ít nhất tám người khác bị thương. Trung Quốc có thể đang nằm trong xu hướng bạo lực di căn có nguồn gốc từ những vùng biên giới, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng lại ảnh hưởng đến lợi ích của người Hán trên khắp cả nước. Nếu Bắc Kinh buộc phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc đi lại của con người, xe cộ, và tiếp cận với hàng hóa sử dụng cho hai mục đích: phân bón chứa nitrat, và “gánh nặng khủng bố” sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc đối thương mại và hoạt động kinh tế.
Ban lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra tháo vát và có năng lực, nhưng các vấn đề có nguồn gốc từ Tân Cương ngày càng cho thấy một tương lai mà chỉ đàn áp không thì không đủ. Dường như giải pháp ngắn hạn của Bắc Kinh là làm mọi việc có thể để khôi phục tăng trưởng, nhưng những biện pháp tài chính và chính sách cần thiết chỉ đơn giản là làm cho tiền đặt cược trong tương lai gia tăng mà thôi. Trung Nam Hải đang phải đối mặt với một gói giải pháp phức tạp và đáng nản khi họ phải vật lộn với tình trạng bất ổn đang gia tăng ở trong nước.
Gabe Collins là người đồng sáng lập website ChinaSign Post và cựu chuyên gia phân tích về đầu tư hàng hóa và cộng tác viên tại US Naval War College's China Maritime Studies Institute.
Gabe Collins
Phạm Nguyên Trường dịch
Theo BVN
Nguồn: The Limits of China’s Surveillance State - Gabe Collins,The Diplomat
Quả thực, thống kê cho thấy tội phạm xã hội chiếm số đông trong các thành phần bỏ học sớm, lười học – những người (kẻ) luôn chịu nhiều áp lực từ các gánh nặng về vật chất, tinh thần. Mặc định của “truyền thống” cho rằng nó đã đúng, y chang như cách Khổng Tử đã từng nói: Ta chưa thấy kẻ tiểu nhân có nghĩa bao giờ.
Thế nhưng, nghịch lý khó tin của xã hội ta ngày nay là ngày càng nhiều
những người có học (thậm chí là học rộng, biết nhiều) phạm tội- có hình,
dáng, hoặc khó nhận dạng, nhưng đủ để tạo ra sự thiên hình vạn trạng
của vô vàn những tội ác đau đớn, xót xa...
Có bao giờ “30% tiến sĩ chưa thực chất” – như lời của ông nguyên Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bành Tiến Long đã nói, thoảng qua ý nghĩ rằng sự khẳng định khó có thể chấp nhận về khoa học và sự thật, được làm mềm hóa, có khi lại góp phần vào sự bất an của xã hội, thậm chí có khi là tội ác?
Tại sao hàng loạt những người có học (có chức, có quyền) có đủ tinh vi để tham nhũng nhưng chẳng có sự… tinh vi hiểu biết nào trị nổi.
Có những cái “nhẹ nhàng” như chuyện “quên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách giáo khoa về lịch sử. Chủ tịch danh dự của Hội Sử học Việt Nam biết rõ mình bị quên mà không hề phản ứng, âu cũng là cái độc đắc, lạ thường của một nhân cách. Dù sao, các nhà sử học, các nhà biên soạn SGK không thể biện minh về sự cố tình quên của họ. Và, dù có sửa sai hay nói cách nào đi nữa, sự dối trá (được ngụy trang bằng “quên”) cũng là một dạng khác khó chấp nhận.
Đã bao giờ ông, bà, bác, chú, anh, chị, bạn... quan sát, lắng nghe một buổi hàn huyên của giới trí thức trong phòng chờ trước giờ lên lớp hay trong một buổi họp? Tuyệt nhiên rất ít nghe nói đến chuyên môn mà quanh đi quẩn lại chỉ nghe bàn đến chuyện... tiền(!) Sắm cái gì, mua cái gì, ví như mới mua ô tô, “chỉ có 500 chơ mấy”... 500 triệu với từ đệm “chơ mấy” cho biết nhiều bậc trí thức thời nay tưởng chừng như không coi trọng đồng tiền nhưng lại chứng tỏ có không ít tiền.
Những cái xác bị lãng quên
Gần 1.000 tờ báo, trang báo dường như đang cố sức “định nghĩa” đúng và đủ về thực chất của văn hóa- đạo đức thời nay. Nếu không phải thế, tại sao vì một cái xác bị bác sĩ ném phi tang xuống sông Hồng lại dẫn đến “kết quả” khủng khiếp là cứ đi dọc theo sông Hồng, còn “tìm thấy” 06 cái xác nữa(!)? Ph.Th.H. là một trong những người phát hiện ra điều chua chát này: Những cái xác đó nhanh chóng bị lãng quên, trở nên “ít quan trọng” hơn cái xác mà cả nước muốn tìm thấy.
Có nghĩa là vì sự tò mò là chính chứ không phải vì thương xót hay đồng cảm, bởi nếu đồng cảm thì cái chết của 06 người kia tại sao lại kém tương đương so với 01 người xấu số hơn?
Chuyện bác sĩ chưa thể yên (vì đến nay xác người chết vẫn chưa nổi) thì đến vụ án động trời liên quan đến nạn nhân là ông Nguyễn Thanh Chấn. Tên của ông như là định mệnh: Chấn động cả nhân gian và làm rung chuyển cả một nền pháp lý.
Tất cả những cán bộ điều tra, xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm đều là trí thức, học hành đầy đủ, nhưng ngay cả cái sự “đầy đủ “ ấy lại đẻ ra muôn vàn cái ác khác: Ép cung, “diễn” cung, chứng minh tội lỗi như diễn kịch; xử rồi quên; sai rồi đổ lỗi cho phúc thẩm, phúc thẩm công nhận tức là sơ thẩm đúng(!)? Cái tư duy lạ đời ấy có lẽ chỉ có ở nước ta: Cấp trên công nhận điều đó có nghĩa là cấp dưới không sai?
Ngay cả Érostrace có sống lại cũng phải chào thua sự ngụy biện nhường ấy.
Nên làm gì?
Đưa con người trở lại với cái “nhân chi sơ” ban đầu, có khó không?
Thứ nhất, phải dạy cho học sinh từ nhỏ việc ghét cái ác, không dung thứ sự dối trá, để sao cho thế hệ mới sau này không lặp lại những sai lầm như cha, anh, chú, bác... Làm sao đứa trẻ lại không “nuôi dưỡng” dối trá khi mà chúng được người lớn “dạy bảo” rằng dù ngoan hay không ngoan, cuối tuần vẫn có phiếu bé ngoan(!) Cái phiếu bé ngoan tưởng chừng như vô hại ấy có khi lại bắt buộc trẻ dối trá, bước khởi đầu của bệnh thành tích.
Thứ hai, một xã hội chấp nhận đạo văn, đạo học vị, học hàm TS, PGS (cả đạo danh hiệu anh hùng) mà nghe cứ như chuyện lá úa trên một bó rau thì làm sao có thể xây dựng, tái lập được các giá trị của phẩm hạnh? Vì vậy, muốn tạo nên một hay nhiều sản phẩm đúng, phải loại bỏ nhanh chóng, dứt khoát, toàn bộ các chi tiết sai – ngược lại, chỉ tạo nên sự sai, hỏng ngày càng trầm trọng hơn, đau đớn hơn.
Thứ ba, tất cả mọi sai phạm phải bị trừng trị thích đáng mà không phải vương lụy bất kỳ một sự nhân nhượng, châm chước nào. Cái tốt phải được nêu gương từ trên.
Thịnh Hà
(VNN)
sáng ngày 11/11/2013 mẹ con tôi đến công an phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý đòi xe, đôi co chán chê cuối cùng công an cũng trả lại xe cho mẹ con tôi nhưng tờ biên bản làm việc đến lúc chót chúng lật mặt ko đưa mỗi bên một bản như lúc đầu giao kèo mà chúng chỉ đưa mẹ con tôi tờ biên bản trả lại tài sản.
Trần Thị Nga
HÔM NAY KHÔNG ĐẶT TIÊU ĐỀ (vẫn là bình và luận)
Tuesday,
Nói việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân được Quốc hội ra nghị quyết miễn nhiệm để sang làm bên mặt trận đã được bầu ông thành Chủ tịch trước đó, và trăm phần trăm ai cũng rành là bác Nhân phải nghỉ chức Phó Thủ tướng, chuyện nó rõ tới mức, nói như fb Nguyễn Thiện là bà bán bún ốc cũng biết, thế mà bà con coi nè, cũng thủ tục ác chiến lắm nha: 1/ Thủ tướng trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm; 2/ Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu (nếu có). 3/ Các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn về tờ trình của Thủ tướng.
4/ Chủ tịch Quốc hội trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận tại các đoàn. 5/ Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng. 6/ Quốc hội thảo luận dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng của ông Nguyễn Thiện Nhân, sau đó bỏ phiếu thông qua nghị quyết này. Nghe thì rất là quy trình và rất là dân chủ, nhưng nó nhiêu khê, tốn kém thời gian, hình thức chủ nghĩa và nói như vài đại biểu quốc hội phát biểu: diễn quá. Mà diễn này không diễn chơi chơi, mỗi ngày họp, chi phí cho Quốc hôi 1 tỷ bạc, chi để mần việc, chứ nước nghèo mà chi ra để diễn với nhau thế này thì đúng là lãng phí, chống lãng phí chỗ này chứ đâu. Nhỉ?
Thiêng liêng thì đôi khi chỉ là tượng gỗ, cũ, thậm chí mốc, vẫn thiêng. Với Đức ngài Trần Nhân Tông thì chỉ có bức tượng rất bé, được làm từ thời Ngài băng hà, mà sao thiêng liêng thế. Ngài là vị Hoàng đế thực sự của muôn dân, vì muôn dân, và sự vĩ đại của Ngài khi vào tuổi 41, rất trẻ, rất sung, Ngài đã tự nguyện trút hoàng bào lên núi, dành ngôi báu cho con mình. Không phải ai cũng làm được thế. Một con người có nhân cách, có lòng tự trọng, có niềm tin vào thế hệ nối tiếp, có cái đức trong sáng mới làm được thế. Nay, với tổng kinh phí trên 750 tỷ đồng, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cao 15m với tổng trọng lượng 150 tấn và được đặt tại núi Yên Tử sẽ khánh thành vào đầu tháng 12/2013. Ừ thì nhà phật đóng góp làm cho Ngài bức tượng lớn, hoành tráng, và các phật tử sẽ rất vui mừng trong ngày khánh thành Tượng Ngài, nhưng nếu Ngài biết phải chi ra một con số khổng lồ như thế chỉ để làm cho cái vỏ ngoài của Ngài to ra, cao hơn, thì e Ngài không hài lòng khi chúng sinh của Ngài vẫn đang muôn phần vất vả. Nhưng biết sao được, đôi khi người ta muốn tượng Ngài thật hùng vĩ như thế để họa may củng cố thêm niềm tin vào cuộc đời thì sao.
Một số tờ báo đưa thông tin rằng, người dân Philippine qua bão, đói, rét, dành nhau, cướp thức ăn trên đường phố, mình không bàn về tính xác thực, mình bàn về tình người. Có một ví dụ chính mình trải nghiệm: Hồi có cơn lũ lịch sử, lũ quét, tràn vào Quảng Trị, quét dọc sông Thạch Hãn, làm tan nát và mất dạng hàng chục xã, hàng chục thôn, mình chứng kiến tận mắt với tư cách một nhà báo. Trên đường theo thuyền đi ngược sông Thạch Hãn để lên Ba Lòng, nơi ấy là rốn lũ, hai bờ sông, trẻ con, người lớn hét gọi xin ăn. Nước chảy xiết, thuyền không thể ghé bờ, bọn mình chỉ có bánh mỳ thôi, và cố gắng hết sức ném từng ổ bánh mỳ vào bờ. Những ổ bánh mỳ cắm xuống bờ sông, cắm trong bùn, trẻ con, người lớn chạy ra lấy, lau vội qua áo và ăn rau ráu. Mình đã chứng kiến một con chó và hai đứa trẻ con dành lấy nhau một ổ mỳ, quật nhau trên bùn để dành lấy cái ăn. Chẳng lẽ lúc ấy lại đưa thông tin, lũ vừa qua Quảng Trị, chó và người dành nhau thức ăn sao? Nó nhẫn tâm. Nó ác. Dù có thể là sự thật. Thì chuyện ở Philippine cũng vậy, đưa tin thiệt hại để kêu gọi giúp đỡ hoặc chia sẻ nhưng đừng " ác" quá khi chọn thông tin.
--------------
Đây là Putin. Đây là một lãnh tụ đúng nghĩa. Một vị Tổng thống được nhận từ vị Tổng thống tiền nhiệm- Enxin, một ông già nát rượu, một nước Nga sụp đổ, một nước Nga khốn khó, một nước Nga mất hết niềm tin, để rồi, từng ngày, ông đã làm tất cả những gì có thể làm, đưa nước Nga trở thành cường quốc. Đúng như Exin đã nói khi giao " chìa khóa" Tổ Quốc cho Putin: Anh hãy cứu lấy nước Nga. Và Putin đã cứu được.
Hết 2 nhiệm kỳ, lại chính ông, yêu cầu thay đổi Hiến Pháp, để rồi sau nhiệm kỳ Thủ tướng, ông lại Tổng thống. Vì ông biết nước Nga đang cần ông. Như thế còn giá trị hơn ngàn lần khi biết nhân dân không cần mình nữa mà mình vẫn cố thủ cho bằng được. Tính cách Nga là thế. Như Enxin, khi ông biết nước Nga không cần không nữa, không cần cái ông già nát rượu như ông làm Tổng thống, Enxin đã làm được điều vĩ đại cuối cùng là đã tìm cho nước Nga một con người vĩ đại: Putin.
Những giới hạn của nhà nước giám sát Trung Quốc
Nhưng năm 2013 lại là một trong những năm nhiều bạo lực nhất trong suốt thập kỉ vừa qua ở Tân Cương, một số dữ liệu cho thấy từ tháng 3 tới nay, ít nhất 189 người - chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ - đã thiệt mạng trong các cuộc đối đầu đầy bạo lực với lực lượng của chính phủ, nhiều người khác đã bị thương. Đáng lo ngại hơn, những vấn đề của Tân Cương dường như đang di căn vào những khu vực khác của Trung Quốc, chính quyền đã có những cố gắng rất lớn nhằm ngăn chặn hiện tượng này.
Ngày 28 tháng 10, một chiếc SUV do một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ lái, trong đó có hai người trong gia đình, đã đâm vào đám đông tại Quảng trường Thiên An Môn, giết chết hai khách du lịch. Những người ngồi trong xe sau đó đã châm lửa tự thiêu. Cuộc tấn công tự sát tại Quảng trường Thiên An Môn và làn sóng bạo lực đang dâng lên ở Tân Cương cho thấy rằng, khi đối mặt với kẻ thù đầy quyết tâm, hệ thống giám sát và bộ máy đàn áp được chỉ đạo chặt chẽ và được rót khá nhiều tiền không có hiệu quả trong việc ngăn chặn bạo loạn như Bắc Kinh mong muốn.
Thật vậy, chưa đến một tuần sau vụ khủng bố ở Thiên An Môn, Đảng đã cách chức ủy viên Ủy ban Thường vụ đảng ủy khu vực của tướng Bành Dũng, tư lệnh quân khu Tân Cương, cho thấy Bắc Kinh phải hi sinh quan chức cấp cao vì đã để xảy ra những thất bại nghiêm trọng trong lĩnh vực an ninh. Khủng hoảng lan tràn khắp Tân Cương trong suốt năm nay dường như làm cho địa vị của tướng Bành [Dũng] yếu đi.
Trước khi nghiên cứu những tác động mang tính chiến lược của những hạn chế trong việc giám sát, chúng ta hãy xem qua những thông số của hệ thống hiện thời. Hiện Trung Quốc đang thuê tới hai triệu người theo dõi Internet để trợ giúp các nhân viên kiểm duyệt chính thức. Về mặt vật chất, Trung Quốc có một chương trình quốc gia đáng lo ngại, gọi là “Skynet” (Thiên La) (tên này chắc chắn làm những người hâm mộ phim Terminator phiền lòng) nhằm gia tăng số lượng và khả năng của các camera giám sát.
Bắc Kinh là thành phố đi đầu trong lĩnh vực này. Đối với những người đi bộ hoặc lái xe ở Bắc Kinh (và người như thế trong các thành phố khác của Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng), câu thường được người ta nói là “Cười đi, bạn đang được chụp ảnh đấy!” Theo Wu Hequan, Tổng thư ký của Viện Hàn lâm Công trình Trung Quốc (Chinese Academy of Engneering), Bắc Kinh hiện có ít nhất 800.000 máy camera quan sát. Như vậy, trong mỗi khu vực nhỏ (một chiều khoảng 270 mét, chiều kia 380 mét) ở Thiên An Môn, người có thể lắp trung bình 60 camera quan sát.
Trên thực tế, ở những khu vực chiến lược của thành phố - các đường phố chính, các tòa nhà của chính phủ, và các danh lam thắng cảnh, như Quảng trường Thiên An Môn - mật độ camera giám sát cao hơn rất nhiều. Vì vậy, người Duy Ngô Nhĩ, lái xe vào Quảng trường rồi tự thiêu rất có thể đã đi qua hàng trăm camera quan sát, nếu không nói là nhiều hơn, trong những cây số cuối cùng của cuộc hành trình của họ. Mặc dù đã vượt qua bao nhiêu camera, vượt qua những người theo dõi trên mạng, trên điện thoại và cảnh sát trên đường phố, họ đã không bị phát hiện trước khi tới một trong những vị trí quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cán chết khách tham quan, và đốt chiếc SUV – đấy là chiếc Mercedes Benz màu trắng. Nếu chiếc xe mang thêm chất nổ, hay lao vào khu vực đông người hơn trong thành phố thì tình hình có thể xấu hơn rất nhiều.
Bắc Kinh đương nhiên cho rằng hệ thống giám sát đang phát triển của họ là phương tiện đàn áp hữu hiệu các phong trào ly khai. Tháng 11 năm 2012, báo Telegraph viết rằng các lực lượng an ninh Trung Quốc có ý định sử dụng một mạng lưới các camera giám sát để giúp chấm dứt những vụ tự thiêu của những người biểu tình Tây Tạng và cảnh sát có thể có mặt tại hiện trường trong vòng hai phút sau khi hoạt động không mong muốn được camera quan sát phát hiện. Trong khi khó tìm được những bài tường thuật công khai về cách thức sử dụng công nghệ giám sát bằng camera ở Tân Cương thì chúng ta có thể ghi nhận rằng trong tháng vừa qua chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 139 người ở Tân Cương, cáo buộc họ sử dụng Internet để truyền bá tư tưởng thánh chiến.
Hiện nay, Trung Quốc có thể có 30 triệu camera giám sát, được lắp đặt trên khắp cả nước. Các thành phố dường như đang tìm cách lắp thêm, càng nhanh càng tốt; cùng lúc đó, họ lại đang gia tăng năng lực của những chiếc camera này. Ví dụ, các thành phố của Trung Quốc như Đông Quan đang xây dựng hệ thống gọi là “Smart Skynets” nhằm cải thiện khả năng giám sát.
Những hàm ý chiến lược
Cuộc tấn công ở Thiên An Môn có thể sẽ thúc đẩy các cơ quan an ninh Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận “chiến thuật” và đẩy nhanh việc lắp đặt nhiều camera hơn và nâng cấp công nghệ cũng như khả năng của chúng. Những biện pháp áp dụng có thể sẽ bao gồm đưa thêm vào hệ thống camera phần mềm nhận dạng mặt người cũng như tích hợp những hệ thống này với nhau.
Nhưng, nguy cơ thực sự là tập trung quá nhiều vào các biện pháp an ninh kỹ thuật sẽ không thể tăng cường được an ninh như Bắc Kinh mong muốn. Thực tế là ngay cả trong các nhà tù với mức độ an ninh cao trên thế giới, nơi mà hầu như mọi cử động và hoạt động đều được nhân viên và camera an ninh theo dõi, thế mà ma túy vẫn được đưa vào, vũ khí vẫn được người ta chế tạo, tù nhân vẫn thường xuyên bị tấn công và thậm chí là bị giết. Nói ngắn gọn, muốn là có cách, và những hạn chế của công tác giám sát - công cụ ngăn chặn từ xa – đã nhanh chóng được phơi bày. Ngày càng thấy rõ rằng chính sách “đánh mạnh” của Bắc Kinh ở Tân Cương đã không đập tan được ý chí kháng chiến của người Duy Ngô Nhĩ, và trên thực tế nó có thể thực sự làm gia tăng hàng ngũ những người sẵn sàng công khai thách thức sự thống trị của người Hán trong khu vực này. Bạo lực đang gia tăng ở Tân Cương cho thấy rằng đối với một số người Duy Ngô Nhĩ, những bức tường sợ hãi mà Bắc Kinh đã cố gắng thiết lập trong hơn 20 năm qua có thể đang rạn nứt. Nếu đúng như vậy, đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi vì nó có thể báo trước một vòng xoáy: bạo lực thúc đẩy đàn áp và đàn áp gia tăng thì bạo lực lại gia tăng.
Quân nổi dậy Duy Ngô Nhĩ sẽ không thể tìm được súng từ những nguồn ở trong nước, nhưng Tân Cương giáp giới với một số nước vùng Trung Á, biên giới ở đây lại lỏng lẻo, còn vũ khí thì rất nhiều. Nhưng, một loại vũ khí có khá nhiều trong những khu vực nông nghiệp ở Tân Cương: phân bón ammonium nitrate, có thể được sử dụng để sản xuất các thiết bị nổ tự chế đơn giản, sản xuất tại chỗ, thường được các phiến quân Taliban ở Afghanistan sử dụng. Năng lực của các nước trong khu vực nói chung là thấp, đặc biệt là Afghanistan và Pakistan, những nước này thậm chí không thể quản lý nổi công việc nội trị của mình, chứ chưa nói đến an ninh ở vùng biên giới xa xôi. Kết quả là: Bắc Kinh sẽ buộc phải đầu tư nhiều hơn nhằm đảm bảo an ninh biên giới bên phía Trung Quốc.
Khu vực giàu tài nguyên ở Tân Cương cũng có nguy cơ bị quân nổi dậy tấn công. Quân nổi dậy ở những nước khác như Colombia, Iraq và Yemen có thói quen nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng. Mạng lưới đường sắt ở Tân Cương, số lượng đường ống dẫn dầu và khí đốt đang ngày càng gia tăng, và đường dây chuyển tải điện đường dài nhằm cung cấp điện cho miền Trung và miền Đông Trung Quốc đang được hoạch định, đều là những hạng mục có thể bị tấn công. Nếu quân nổi dậy quyết định tận dụng những vùng sâu vùng xa trong tỉnh và những khó khăn trong việc quan sát thường xuyên hàng trăm cây số những cơ sở hạ tầng quan trọng và bắt đầu tấn công vào đó thì Bắc Kinh có thể sẽ gặp khó khăn thật sự. Những cuộc tấn công như thế sẽ ngày càng làm cho nền kinh tế quốc gia gặp khó khăn hơn vì các nhà cung cấp năng lượng ở Tân Cương ngày càng gắn bó sâu sắc hơn với các hộ tiêu dùng nằm ở miền Đông.
Bắc Kinh sẽ không nới lỏng quyền kiểm soát Tân Cương trong các kịch bản mô tả ở trên, nhưng nguy cơ là họ sẽ phải dành nhiều nhân lực và kinh phí hơn nhằm duy trì an ninh và quyền kiểm soát – một vụ “bùng nổ” kéo dài, sẽ biến thành thách thức đối với nền kinh tế của đất nước. Vì nền kinh tế của đất nước có mức tăng trưởng thấp, dường như Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với không phải là “súng đọ với bơ” mà còn “súng đọ với súng” nữa, đấy là khi các cơ quan an ninh nội bộ tranh giành ngân sách với hoạt động quân sự hướng ngoại.
Sự bất ổn gia tăng ở Tân Cương thật sự có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Trung Quốc có những khu vực biên giới bất ổn khác như Tây Tạng, ít bạo lực hơn Tân Cương, nhưng vẫn buộc người ta phải chú ý và thu hút nhiều nguồn lực của các cơ quan an ninh. Nếu Đạt Lai Lạt Ma mất mà không có người thừa kế thì tình hình có thể trầm trọng thêm. Quan trọng nhất là, vấn đề mà Bắc Kinh phải xử lí là mấy ngàn người ly khai Duy Ngô Nhĩ thực sự sẵn sàng cầm vũ khí có thể tạo ra những khó khăn kinh tế nghiêm trọng trong những tháng và những năm tới, kết quả là có thể tạo ra rối loạn xã hội mà thậm chí bộ máy đàn áp đầy sức mạnh hiện nay cũng không thể ngăn chặn được. Một số sự kiện có thể dự đoán – thí dụ, một cuộc khủng hoảng nợ hoặc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng có thể nhanh chóng làm cho nền kinh tế Trung Quốc phải trả giá. Hơn nữa, một sự kiện nữa có thể dự đoán được là nền kinh tế phức tạp, trị giá hàng ngàn tỷ USD như của Trung Quốc có khả năng tạo ra những sự kiện theo kiểu “thiên nga đen”[1], có ảnh hưởng rất tiêu cực.
Nếu hàng chục ngàn máy camera an ninh, hai triệu màn hình internet, và lực lượng bán quân sự không thể giải quyết và ngăn chặn được những vấn đề ở Tân Cương, làm sao mà họ đối phó được với hàng triệu người tức giận do những vấn đề kinh tế gây ra? Khoảng cách giàu nghèo tạo ra bạo lực ở Tân Cương và những khoảng cách như thế có mặt ở tất cả những địa phương khác ở Trung Quốc, tạo ra lo ngại về những cuộc tấn công trên khắp cả nước. Đấy là những nhóm người bất bình nhưng không có tiếng nói trong lĩnh vực chính trị, họ chuyển sang sử dụng bạo lực, coi đấy là sự xả hơi cho sự tức giận của họ. Thật vậy, ngày 06 Tháng 11, nhiều quả bom đã phát nổ ở trung tâm khai thác than của Thái Nguyên, làm một người chết và ít nhất tám người khác bị thương. Trung Quốc có thể đang nằm trong xu hướng bạo lực di căn có nguồn gốc từ những vùng biên giới, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng lại ảnh hưởng đến lợi ích của người Hán trên khắp cả nước. Nếu Bắc Kinh buộc phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc đi lại của con người, xe cộ, và tiếp cận với hàng hóa sử dụng cho hai mục đích: phân bón chứa nitrat, và “gánh nặng khủng bố” sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc đối thương mại và hoạt động kinh tế.
Ban lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra tháo vát và có năng lực, nhưng các vấn đề có nguồn gốc từ Tân Cương ngày càng cho thấy một tương lai mà chỉ đàn áp không thì không đủ. Dường như giải pháp ngắn hạn của Bắc Kinh là làm mọi việc có thể để khôi phục tăng trưởng, nhưng những biện pháp tài chính và chính sách cần thiết chỉ đơn giản là làm cho tiền đặt cược trong tương lai gia tăng mà thôi. Trung Nam Hải đang phải đối mặt với một gói giải pháp phức tạp và đáng nản khi họ phải vật lộn với tình trạng bất ổn đang gia tăng ở trong nước.
Gabe Collins là người đồng sáng lập website ChinaSign Post và cựu chuyên gia phân tích về đầu tư hàng hóa và cộng tác viên tại US Naval War College's China Maritime Studies Institute.
Gabe Collins
Phạm Nguyên Trường dịch
Theo BVN
Nguồn: The Limits of China’s Surveillance State - Gabe Collins,The Diplomat
Thịnh Hà - Khi cái ác mang khuôn mặt trí thức
Có một thời, gần như mọi tội ác, sai lầm đều được “bứng” qua cái cõi mù mờ của sự đổ thừa do “ít học, kém hiểu biết”.
Ta chưa thấy kẻ tiểu nhân có nghĩa bao giờ
Ta chưa thấy kẻ tiểu nhân có nghĩa bao giờ
Quả thực, thống kê cho thấy tội phạm xã hội chiếm số đông trong các thành phần bỏ học sớm, lười học – những người (kẻ) luôn chịu nhiều áp lực từ các gánh nặng về vật chất, tinh thần. Mặc định của “truyền thống” cho rằng nó đã đúng, y chang như cách Khổng Tử đã từng nói: Ta chưa thấy kẻ tiểu nhân có nghĩa bao giờ.
| ||
Có bao giờ “30% tiến sĩ chưa thực chất” – như lời của ông nguyên Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bành Tiến Long đã nói, thoảng qua ý nghĩ rằng sự khẳng định khó có thể chấp nhận về khoa học và sự thật, được làm mềm hóa, có khi lại góp phần vào sự bất an của xã hội, thậm chí có khi là tội ác?
Tại sao hàng loạt những người có học (có chức, có quyền) có đủ tinh vi để tham nhũng nhưng chẳng có sự… tinh vi hiểu biết nào trị nổi.
Có những cái “nhẹ nhàng” như chuyện “quên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách giáo khoa về lịch sử. Chủ tịch danh dự của Hội Sử học Việt Nam biết rõ mình bị quên mà không hề phản ứng, âu cũng là cái độc đắc, lạ thường của một nhân cách. Dù sao, các nhà sử học, các nhà biên soạn SGK không thể biện minh về sự cố tình quên của họ. Và, dù có sửa sai hay nói cách nào đi nữa, sự dối trá (được ngụy trang bằng “quên”) cũng là một dạng khác khó chấp nhận.
Đã bao giờ ông, bà, bác, chú, anh, chị, bạn... quan sát, lắng nghe một buổi hàn huyên của giới trí thức trong phòng chờ trước giờ lên lớp hay trong một buổi họp? Tuyệt nhiên rất ít nghe nói đến chuyên môn mà quanh đi quẩn lại chỉ nghe bàn đến chuyện... tiền(!) Sắm cái gì, mua cái gì, ví như mới mua ô tô, “chỉ có 500 chơ mấy”... 500 triệu với từ đệm “chơ mấy” cho biết nhiều bậc trí thức thời nay tưởng chừng như không coi trọng đồng tiền nhưng lại chứng tỏ có không ít tiền.
Những cái xác bị lãng quên
Gần 1.000 tờ báo, trang báo dường như đang cố sức “định nghĩa” đúng và đủ về thực chất của văn hóa- đạo đức thời nay. Nếu không phải thế, tại sao vì một cái xác bị bác sĩ ném phi tang xuống sông Hồng lại dẫn đến “kết quả” khủng khiếp là cứ đi dọc theo sông Hồng, còn “tìm thấy” 06 cái xác nữa(!)? Ph.Th.H. là một trong những người phát hiện ra điều chua chát này: Những cái xác đó nhanh chóng bị lãng quên, trở nên “ít quan trọng” hơn cái xác mà cả nước muốn tìm thấy.
Có nghĩa là vì sự tò mò là chính chứ không phải vì thương xót hay đồng cảm, bởi nếu đồng cảm thì cái chết của 06 người kia tại sao lại kém tương đương so với 01 người xấu số hơn?
Chuyện bác sĩ chưa thể yên (vì đến nay xác người chết vẫn chưa nổi) thì đến vụ án động trời liên quan đến nạn nhân là ông Nguyễn Thanh Chấn. Tên của ông như là định mệnh: Chấn động cả nhân gian và làm rung chuyển cả một nền pháp lý.
Tất cả những cán bộ điều tra, xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm đều là trí thức, học hành đầy đủ, nhưng ngay cả cái sự “đầy đủ “ ấy lại đẻ ra muôn vàn cái ác khác: Ép cung, “diễn” cung, chứng minh tội lỗi như diễn kịch; xử rồi quên; sai rồi đổ lỗi cho phúc thẩm, phúc thẩm công nhận tức là sơ thẩm đúng(!)? Cái tư duy lạ đời ấy có lẽ chỉ có ở nước ta: Cấp trên công nhận điều đó có nghĩa là cấp dưới không sai?
Ngay cả Érostrace có sống lại cũng phải chào thua sự ngụy biện nhường ấy.
Nên làm gì?
Đưa con người trở lại với cái “nhân chi sơ” ban đầu, có khó không?
Thứ nhất, phải dạy cho học sinh từ nhỏ việc ghét cái ác, không dung thứ sự dối trá, để sao cho thế hệ mới sau này không lặp lại những sai lầm như cha, anh, chú, bác... Làm sao đứa trẻ lại không “nuôi dưỡng” dối trá khi mà chúng được người lớn “dạy bảo” rằng dù ngoan hay không ngoan, cuối tuần vẫn có phiếu bé ngoan(!) Cái phiếu bé ngoan tưởng chừng như vô hại ấy có khi lại bắt buộc trẻ dối trá, bước khởi đầu của bệnh thành tích.
Thứ hai, một xã hội chấp nhận đạo văn, đạo học vị, học hàm TS, PGS (cả đạo danh hiệu anh hùng) mà nghe cứ như chuyện lá úa trên một bó rau thì làm sao có thể xây dựng, tái lập được các giá trị của phẩm hạnh? Vì vậy, muốn tạo nên một hay nhiều sản phẩm đúng, phải loại bỏ nhanh chóng, dứt khoát, toàn bộ các chi tiết sai – ngược lại, chỉ tạo nên sự sai, hỏng ngày càng trầm trọng hơn, đau đớn hơn.
Thứ ba, tất cả mọi sai phạm phải bị trừng trị thích đáng mà không phải vương lụy bất kỳ một sự nhân nhượng, châm chước nào. Cái tốt phải được nêu gương từ trên.
Thịnh Hà
(VNN)
Phan Thị Bích Hằng bịa đặt bài thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Nhà ngoại cảm "huyền thoại" Phan Thị Bích Hằng từng nổi như cồn một thời
đang phải đối mặt với rất nhiều những dấu chấm hỏi về khả năng "ngoại
cảm" thực sự của mình trong việc tìm hài cốt liệt sĩ. Cùng với đó là
những cáo buộc lừa đảo gia đình liệt sĩ. Nổi cộm là sự việc tìm thủ cấp
liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Một mâu thuẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là phía gia đình liệt sĩ
thì khẳng định đó là phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Kiên, còn phía
Viện Pháp y Quân đội cùng với VTV thì khẳng định đó là mành sành vụn và
răng lợn sau khi có kết quả giám định ADN.
Nhưng hãy khoan bàn về sự chính xác của cái gọi là "hài cốt" liệt sĩ đó.
Việc đáng nói ở đây là sự hiểu biết "có hạn" của nhà ngoại cảm Phan Thị
Bích Hằng trong việc phát ngôn về hàm của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Tại cuộc Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc
biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên do Liên hiệp
các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm
năng con người, liên hiệp UIA – báo Khoa học & Đời sống tổ chức sáng
6/11, bà Phan Thị Bích Hằng có đoạn nói: "Tháng 3/2008, tôi được đặt
vấn đề là đi tìm thủ cấp của Trung tướng. Trước đây tôi thường đi tìm
hài cốt nguyên vẹn. Bây giờ, là tìm hài cốt của tướng Kiên với một phần
thi thể không nguyên vẹn là thủ cấp. Tôi rất xúc động trước câu chuyện
của những người đồng đội của Trung tướng"!
Phan Thị Bích Hằng phong cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng
Nhưng được biết, ngày 18/12/2007, sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy
Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu 4 đề nghị làm nhà lưu niệm đồng chí
Phùng Chí Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến đồng chí Nông
Đức Mạnh, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương và Đại tướng Phùng
Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thư có đoạn: “(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là một đồng chí tiền bối cách
mạng. Đồng chí tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ rất sớm,
sang Trung Quốc hoạt động từ 1915, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách
mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác cử đi học trường quân sự Hoàng
Phố. Về sau, đồng chí sang Nga học trường Đại học Phương Đông. Trở lại
hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ
nhất của Đảng ở Ma Cao, được bầu vào Trung ương và sau đó được bầu vào
Thường vụ TW Đảng. Năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang
Trung Quốc để gặp Bác. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số
đồng chí. Tôi may mắn cùng ở chung một nhà với anh Phùng Chí Kiên một
thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết. Lúc đó anh phụ trách
chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở
Thúy Hồ. Chuẩn bị về nước, anh được Bác phân công tham gia viết tài liệu
“Con đường giải phóng” để mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước ở
Nậm Quang. Về nước, anh tham gia hội nghị Trung ương VIII tháng 5 năm
1941 đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Anh được phân công
chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một bộ phận
lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng. Trên đường rút lui bị địch
phục kích, Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn
kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng
bố tinh thần quần chúng(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách
mạng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bác và Trung ương phân
công phụ trách quân sự đầu tiên (…) Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định
truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí.
Phan Thị Bích Hằng bịa đặt bài thơ chữ "Nhẫn" của Tướng Giáp.
Như vậy là liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ được biết là người được Chủ tịch
Hồ Chí Minh phong hàm tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn
cấp bậc cụ thể như thế nào thì Bác không ghi rõ. Vậy việc nhà ngoại cảm
Phan Thị Bích Hằng gọi liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng có phải là
bà đã tự phong hàm cho tướng Kiên?
Cũng trong buổi hội thảo, bà Hằng còn nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và bài thơ chữ Nhẫn: "5 năm trôi qua. Khi tôi đi tìm mộ tướng Kiên, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn sống. Khi tôi về, Đại tướng còn bắt tay
hoan nghênh. Hôm nay, Đại tướng không còn, tôi không còn được bắt tay
người và người cũng không còn nghe những báo cáo của tôi về việc tìm mộ
liệt sĩ. Tôi rất đau buồn, đó là nỗi đau chung của dân tộc khi mất đi
Đại tướng. Người đã dạy tôi có chữ nhẫn để yêu thương, có chữ nhẫn để
vẹn toàn…
Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ “Nhẫn” đó trước mặt
mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ “Nhẫn” đó giờ lại
vang lên trong trái tim tôi".
Nhưng được biết, bài thơ mà người ta vẫn lưu truyền có đoạn như thế này:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
Theo nhà báo Đào Tuấn, báo Lao động thì cách đây ít lâu, có người khẳng
định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng
Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng
Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại
tướng. Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người
cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến
chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn”
này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm.
Về việc này, người từng giúp việc cho Đại tướng là Đại tá Nguyễn Huyên cũng khẳng định Đại tướng không có bài thơ Nhẫn nào.
Thoa Nguyễn
(Người Đưa tin)
Nỗi lo trở lại nhà tù của ông Chấn là có thật!
(Dân trí) - Chân lý chỉ có một.
Một vụ án không thể tái thẩm cũng đúng mà giám đốc thẩm cũng… đúng?
Chẳng lẽ không chỉ án dân sự mà cả những vụ án hình sự cũng có tình
trạng như lời Cố Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương là
“xử thế nào cũng được”?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đã
có nhiều ý kiến tranh cãi phải áp dụng thủ tục tái thẩm hay giám đốc
thẩm cho vụ án oan sai ở Bắc Giang mà nổi lên là chủ trương rất
khác nhau của hai chuyên gia đầu ngành, những người đã và đang giữ
trọng trách tại hai cơ quan hàng đầu của đất nước về lập pháp và tư
pháp.
Đó
là quan điểm của ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Quốc hội và ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao.
Trên
báo Sài Gòn Giải phóng ngày 7/11, ông Khiển nói: “Bộ luật Hình sự đã
quy định việc điều tra chứng minh bị can có tội là trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng, nếu không chứng minh được thì phải tuyên bố họ
vô tội. Giờ đã tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan sai rồi thì phải minh
oan cho người ta theo đúng trình tự thủ tục: kháng nghị giám đốc thẩm để
hủy bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm, minh oan và đền bù. “Không thể
gộp 2 vụ làm một để cho rằng đó là tình tiết mới và tiến hành tái thẩm.
Còn nếu đưa ra tái thẩm là các cơ quan tố tụng đang cố tình “lách” để
lấp liếm đi cái sai của mình trước đó”.
Tuy nhiên cũng trên bài báo trên, ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao lại cho rằng việc
xét xử tái thẩm thực hiện khi có tình tiết mới mà tòa không biết, tình
tiết đó làm thay đổi bản chất vụ án. Ở đây, có sự xuất hiện nhân vật Lý
Nguyễn Chung và khả năng phạm tội của Lý Nguyễn Chung - dù tòa chưa
tuyên - là khá rõ ràng. Tình tiết mới này làm thay đổi bản chất vụ án
cho nên phải tái thẩm.
Cùng quan điểm tái thẩm với ông Bình là Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trần Độ.
Như
vậy có thể đặt giả thiết, nếu ông Vũ Đức Khiển được giao nhiệm vụ Viện
trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Chủ nhiệm UB Lập pháp Quốc hội và
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là các chức vụ tương đương) thì vụ án
Nguyễn Thanh Chấn sẽ được đề nghị giám đốc thẩm?
Hiện
tại, ông Chấn đang rất lo lắng cho số phận pháp lý của mình, bởi lẽ
theo kháng nghị bản án đã được hủy nhưng chưa có phán quyết cuối cùng về
việc ông được vô tội.
Trong
khi hiện nay, tất cả các điều tra viên đều không công nhận họ ép cung
như lời tố cáo của ông Chấn. Nếu như việc ép cung đã xảy ra thì việc
“tái dàn dựng” một kịch bản khác cũng có thể xảy ra. Cách đây 10 năm,
khi còn trẻ, chưa có chức, có quyền mà họ còn “dàn dựng” trắng
trợn như thế thì giờ đây đã có tuổi, nhiều kinh nghiệm và trong đó
nhiều người hiện đang có chức, có quyền thì việc “dàn dựng” nếu có, sẽ
tinh vi hơn rất nhiều.
Tuy
nhiên, chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sự giám sát của Quốc hội và của nhân dân,
oan sai không thể một lần nữa đổ lên đầu công dân lương thiện Nguyễn
Thanh Chấn.
Từ diễn đàn này, chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng để đến cùng để bảo vệ chân lý.
Xin ông Chấn hãy yên tâm!
Song
về cá nhân, mình vẫn day dứt một câu hỏi: Vậy thì việc xử giám đốc thẩm
như quan điểm của Nguyên Chủ nhiệm UB Luật pháp Quốc hội là đúng hay xử
tái thẩm theo quan điểm của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
và Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là đúng?
Chân
lý chỉ có một. Một vụ án không thể tái thẩm cũng đúng mà giám đốc thẩm
cũng… đúng? Chẳng lẽ không chỉ án dân sự mà cả những vụ án hình sự cũng
có tình trạng như lời Cố Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng
Dương là “xử thế nào cũng được”?
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét