Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Ngày 14/11/2013 - Vào Hội đồng Nhân quyền, liệu Việt Nam cởi mở hơn ? & WWF : Nhìn thấy Sao La ở Việt Nam

  • Trung Quốc : Mở cửa kinh tế, siết chặt chính trị (RFI) - Hai sự kiện lớn liên quan đến thời sự tại Châu Á vẫn chiếm nhiều trang trên các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay là cơn bão Haiyan tàn phá Philippines và dư âm của Hội nghị Trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa khép lại vào hôm qua.
  • WWF : Nhìn thấy Sao La ở Việt Nam (RFI) - Theo hãng tin AFP, lần đầu tiên từ một thập niên qua, Sao La, một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, đã được nhìn thấy, tại vuờn quốc gia Vũ ...
  • 2013: Khí hậu diễn biến khắc nghiệt (RFI) - Hôm nay, 13/11/2013, Liên Hiệp Quốc công bố bản báo cáo về tình hình thời tiết trong năm với những cảnh báo nghiêm trọng về khí hậu thế giới, theo đó, 2013 là một năm chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường và khắc nghiệt cực độ, mực nước biển dâng cao kỷ lục.
  • Vào Hội đồng Nhân quyền, liệu Việt Nam cởi mở hơn ? (RFI) - Hôm qua 12/11/2013 Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) cùng với Trung Quốc, Nga, Cuba, Ả Rập Xê Út, cho dù nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu thêm 14 ghế trong số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm kỳ ba năm, và không thể được bầu lại ngay sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.
  • Tư lệnh Quân đội Pakistan sắp về hưu (VOA) - Chỉ huy quân sự hàng đầu của Pakistan, Đại tướng Ashfaq Parvez Kayani, sẽ nghỉ hưu trong tháng 11 sau 6 năm lãnh đạo định chế có nhiều quyền lực nhất nước
  • Video gió bão tấn công Philippines (BBC) - Cảnh lúc Bão Haiyan vào khu nghỉ mát Leyte Park, bờ biển gần Tacloban ở Philippines được người quay phim Jim Edds ghi lại và gửi cho BBC.
  • Nông dân Văn Giang 'được thả' (BBC) - Nhiều nước trợ giá bảo vệ nông thôn còn ở Việt Nam nông dân làm việc kiệt sức mà nghèo và thua thiệt.
  • Nỗi đau từ rượu (BBC) - Chuyện một người chọn học tư vấn cai nghiện để xóa bớt nỗi đau mà rượu gây ra cho gia đình.
  • 13 nhà hoạt động Hong Kong đi Trường Sa để… ‘đánh cá’? (BaoMoi) - Ngày 13/11, một nhóm gồm 13 người Hong Kong tự xưng là “các nhà hoạt động” và 2 nhà báo đã rời cảng bắt đầu chuyến hành trình đi về hướng quần đảo Trường Sa của Việt Nam với lý do… đi đánh cá. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là “bổn cũ soạn lại” giống như những gì họ đã từng làm ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
  • Biển Đông: Hợp tác mới phát triển (BaoMoi) - Trong 2 ngày hội thảo, các chuyên gia Biển Đông đã cố gắng tìm lời giải cho câu hỏi: Chuyển từ thế đối đầu sang đối thoại cùng chia sẻ lợi ích hay tiếp tục đối đầu?
  • Đường 9 đoạn của Trung Quốc gây bất ổn khu vực (BaoMoi) - Yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông bị cho là vẫn còn mù mờ và gây bất ổn trong khu vực, theo nhận định của một số học giả tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa diễn ra tại Hà Nội.
  • “Chiếc cốc lòng tin đã đầy một nửa” (BaoMoi) - Ngày 12/11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 tại Hà Nội đã bế mạc sau 9 phiên thảo luận sôi nổi với nhiều vấn đề nóng, được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm. Các đại biểu đều khẳng định, việc xây dựng lòng tin giữa ASEAN - Trung Quốc trên Biển Đông đang tiến triển tích cực và đây sẽ là tiền để mang lại nhiều hòa bình, hợp tác hơn trong vấn đề Biển Đông.
  • Bảo vệ chủ quyền là mục tiêu thiêng liêng (BaoMoi) - TPO-Trao đổi với báo chí ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao, ông Phạm Bình Minh khẳng định 'Chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng của đất nước'.
  • Kho tàng của “mọt sách” Nguyễn Thanh Thuận (BaoMoi) - Người ta gọi Thuận là “mọt sách”, bởi suốt ngày, Thuận ăn ngủ với sách, đến nỗi hôm nào mà không “ngửi” được mùi sách là tưởng như không thể sống được. Mới 25 tuổi, nhưng Thuận đã trở thành một “nhà sưu tập” khi sở hữu hơn 2.000 đầu sách cổ có giá trị. Đặc biệt, Thuận chính là chủ nhân của tấm bản đồ cổ in hình lãnh thổ Trung Quốc đầu thế kỷ 20, trên đó thể hiện rất rõ không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam…
  • ASEAN nên nhặt từng “thỏa thuận” bỏ vào giỏ (BaoMoi) - SGTT.VN - Bên lề hội thảo biển Đông đang diễn ra tại Hà Nội, giáo sư Carl Thayer, học viện Quốc phòng Australia trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ASEAN cần nâng cấp nhóm làm việc về COC với Trung Quốc.
  • Êdốp chịu thua (BaoMoi) - SGTT.VN - Nhà kể chuyện ngụ ngôn người Hy Lạp Êdốp sau khi chết được đưa lên đỉnh Olympus kể chuyện cho thần Zeus nghe. Kể mãi cũng chán nên 2.500 năm sau, Êdốp xin hạ sơn dạo chơi cho khuây khỏa. Tới một xứ bên bờ Biển Đông, Êdốp vỗ ngực xưng tên nhưng chẳng ai biết, đành trổ tài:
  • Phê phán dùng vũ lực cưỡng ép nước khác (BaoMoi) - TT - Ngày 12-11, Hội thảo quốc tế về biển Đông lần 5 đã bế mạc. Trước việc nhiều đại biểu đến từ Trung Quốc giơ tay phát biểu phản ứng khuyến nghị đầu tiên của hội thảo nêu “đường chín đoạn của Trung Quốc mập mờ và thiếu cơ sở pháp lý”... đồng thời đề nghị xóa khuyến nghị này, ông Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao, đã giải thích đây không phải tuyên bố chung mà là tổng hợp các ý kiến thảo luận.
  • “Trung Quốc cũng bối rối trong việc giải thích yêu sách của mình” (BaoMoi) - Một nguyên tắc được các học giả đưa ra trong Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển” đó là trao đổi thẳng thắn trên tinh thần khoa học và cơ sở pháp lý. Với tinh thần đó, Giáo sư Robert Beckman - Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Wilfrido Villacorta đến từ Philippines đã thẳng thắn trao đổi với báo chí về những vấn đề nóng về Biển Đông bên lề hội nghị này.
  • Tranh chấp biển Đông: Trung Quốc đã "nghĩ lại" (BaoMoi) - Những chuyển biến của ASEAN đã khiến Bắc Kinh suy nghĩ lại về cách tiếp cận vấn đề Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc đồng ý thảo luận với ASEAN về COC, trước đó họ vẫn giữ lập trường không công nhận.

Vào Hội đồng Nhân quyền, liệu Việt Nam cởi mở hơn ?

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ
Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ (@wikimedia)

Thụy My (RFI)

Hôm qua 12/11/2013 Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) cùng với Trung Quốc, Nga, Cuba, Ả Rập Xê Út, cho dù nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu thêm 14 ghế trong số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm kỳ ba năm, và không thể được bầu lại ngay sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Lần này Việt Nam đã được bầu với 184/192 phiếu cùng với Trung Quốc, Cuba, Nga, Ả Rập Xê Út, Pháp, Anh, Nam Phi, Algérie, Maroc, Namibia, Maldives, Macedonia và Mehico.

Hội đồng Nhân quyền sẽ hoạt động từ ngày 1 tháng Giêng năm tới, sẽ là một trong những Hội đồng chia rẽ nhất kể từ khi tổ chức này được thành lập vào tháng 3/2006. Mục đích của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là « đề cập đến tình hình vi phạm nhân quyền và đưa ra những khuyến cáo ».

Bà Peggy Hicks thuộc tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh : « Với sự trở lại của Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út và Cuba, những người bảo vệ nhân quyền tại Hội đồng năm tới sẽ có nhiều việc phải làm. Những nước thực sự quan tâm đến việc thúc đẩy nhân quyền sẽ phải tăng gấp đôi nỗ lực ».

Richard Gown, giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế của New York University nhận định : « Từ khi thành lập, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã tiếp nhận khá nhiều chế độ trấn áp. Cách đây vài năm, không ai quan tâm đến các cuộc bầu cử này. Nhưng Hội đồng Nhân quyền đã tỏ ra tích cực một cách bất thường trong phong trào Mùa xuân Ả Rập, và đã thông qua một loạt các nghị quyết lên án chế độ Syria, trong khi Hội đồng Bảo an bị Nga và Trung Quốc trói tay ».

Matxcơva và Bắc Kinh đã ba lần sử dụng quyền phủ quyết trước các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria.

Ông nhấn mạnh, Nga ,Trung Quốc cùng với Cuba và Việt Nam có thể sử dụng chiếc ghế ở Hội đồng Nhân quyền để phản đối lại các nghị quyết mới chỉ trích Bachar Al Assad. Ngược lại, Ả Rập Xê Út « muốn đả kích Syria gay gắt hơn ».

Không có quốc gia nào có quyền phủ quyết tại Hội đồng Nhân quyền, một đa số « có thể đạt đến những kết quả cụ thể » ở Genève – bà Peggy Hicks nhấn mạnh. Còn đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Gérard Araud cho biết : « Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để Hội đồng Nhân quyền quan tâm đến những cuộc khủng hoảng hiện nay, nhất là ở Syria, Trung Phi, để xúc tiến và bảo vệ nhân quyền ».

Đối với Việt Nam, việc trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ có tác động như thế nào ? RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

∇ Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - Saigon

RFI : Thưa anh, việc Việt Nam vào được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, theo anh là một tín hiệu lạc quan hay bi quan ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Tất nhiên là lạc quan đối với Nhà nước Việt Nam rồi. Tôi nghĩ là Nhà nước không mấy hy vọng được lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, với tỉ lệ rất cao như vậy : 184/192 quốc gia đồng ý. Một tỉ lệ chỉ có thể so sánh với việc bầu bán trong Quốc hội hoặc Chính phủ Việt Nam mà thôi.

Chắc chắn là Nhà nước Việt Nam sẽ coi đây là một thắng lợi chính trị, thắng lợi ngoại giao trên trường quốc tế, điều mà Việt Nam chưa từng đạt được từ năm 2006 khi thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Còn bi quan là chắc chắn, đối với những tổ chức quốc tế hoạt động về nhân quyền. Chẳng hạn như tổ chức Nhân quyền Quốc tế HRW, tổ chức Ân xá Quốc tế và một số tổ chức khác, kể cả Văn bút Quốc tế mà báo Nhân Dân vừa phê phán trong bài nhận định hôm qua và hôm nay.

Đó là những tổ chức đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, nhưng cuối cùng thì họ thất vọng. Lãnh đạo một tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đánh giá đây là một cú giáng nặng đối với vấn đề nhân quyền.

RFI : Còn đối với những người đấu tranh đòi dân chủ trong nước thì tình hình sẽ như thế nào theo anh ?

Theo cảm nhận của tôi thì đây là một điểm mốc liên quan tới vấn đề dân chủ và nhân quyền của Việt Nam. Một điểm mốc với một độ mở chính trị, độ mở dân chủ, được tác động bởi quốc tế chứ không phải do chính các lực lượng dân chủ trong nước quyết định. Đây là một tín hiệu hé mở sự lạc quan, và độ mở ở đây tôi nghĩ là sẽ thêm được khoảng mười phần trăm nữa, cho một lộ trình dân chủ nào đó.

Độ mở đầu tiên vào lúc cuộc gặp của ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt Nam với Tổng thống Barack Obama vào tháng 7/2013. Sau đó như mọi người đều biết, đã diễn ra hai sự kiện nho nhỏ : thả hai blogger Phương Uyên và Đinh Nhật Uy – cả hai đều nhận án treo. Nhưng điều đó cũng chưa nói lên được điều gì lớn.

Vấn đề lớn nhất là chỉ năm ngày trước khi đưa lên bàn bỏ phiếu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Nhà nước Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức đặt bút ký tên vào Công ước quốc tế về chống tra tấn. Đó là một Công ước mà Nhà nước Việt Nam đã nhiều năm không thấy mình có liên quan, và mặc dù được sự thúc giục, nhắc nhở của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như Liên Hiệp Quốc nhưng Việt Nam vẫn lần lữa trong việc ký tên.

Kỳ này Việt Nam đã chính thức ký. Điều đó cho thấy dù sao, trong chừng mực nào đó Nhà nước Việt Nam vẫn thấy mình có trách nhiệm tuân thủ những Công ước quốc tế, sau khi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ký từ năm 1982 thực tế chưa có nhiều nội dung được tuân thủ.

Thậm chí tôi còn nghĩ nếu sớm là năm 2014 và chậm nhất là đến năm 2015 sẽ có những nhân vật đấu tranh dân chủ người Việt ở hải ngoại có thể trở về nước một cách bình yên. Kể cả những nhân vật bị Nhà nước Việt Nam coi là « chống Cộng » vẫn có thể trở về Việt Nam để sinh hoạt với những người thân của mình.

RFI : Như vậy anh cho là Nhà nước Việt Nam sẽ nới tay hơn với những người đối lập ?

Tôi cho là sẽ ít hoặc không có sự bắt bớ. Rất hạn chế bắt giam những nhân vật đối lập mới, nếu có chăng nữa thì sẽ chỉ diễn ra như vào tháng 10 và tháng 11 năm nay thôi. Tức là câu lưu một số nhân vật mà Nhà nước cho là quá khích, nhưng chỉ trong vòng 24 tới 36 tiếng đồng hồ rồi sau đó thả ra, chứ không phải bắt giam rồi đưa vào quá trình tố tụng hình sự rồi xét xử như đã liên tục xảy ra đối với các nhân vật đối lập trong năm 2011 và 2012.

Theo tôi đó là một tín hiệu có sự tác động của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Hoa Kỳ, của phương Tây, tất nhiên là cũng kèm theo những điều kiện của nó. Khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền rồi thì cánh cửa cũng đang mở ra rất lớn đối với Việt Nam trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, vấn đề là có tận dụng được hay không.

RFI : Phản ứng trong nước ra sao, đặc biệt giới nhân sĩ trí thức đón nhận cái tin này như thế nào ?

Vẫn tương đối im ắng. Tôi chưa nhận ra một phản ứng tích cực đặc biệt nào, cũng chưa thấy những sắc thái hồ hởi trên khuôn mặt của những người vẫn lo nghĩ về vận mệnh, tương lai của đất nước và với tiến trình dân chủ. Có lẽ họ vẫn còn hoài nghi.

Họ cho là nếu như từ năm 1982 Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và gần như không làm gì cả, thì việc ký kết Công ước quốc tế chống tra tấn gần đây và tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chẳng qua là hoạt động mang tính chất hình thức mà thôi. Ký là một chuyện, còn làm là một chuyện khác.

Nhiều người nghi ngờ rằng tình hình sắp tới vẫn chưa có gì thay đổi cả. Nhưng riêng cá nhân tôi thì vẫn cảm nhận là có một sự thay đổi thầm kín trong đó, và dù sao cũng có một độ mở nhất định, ít nhất là sẽ ít có hoặc là không có bắt bớ. Và những người hoạt động dân chủ vẫn có thể làm được một cái gì đó mà không đến mức chịu rủi ro cao như những năm trước.
RFI : Xin cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

WWF : Nhìn thấy Sao La ở Việt Nam

Sao La chụp được tại Việt Nam, hồi tháng Chín 2013
Sao La chụp được tại Việt Nam, hồi tháng Chín 2013 (REUTERS)

Thanh Phương (RFI)

Theo hãng tin AFP, lần đầu tiên từ một thập niên qua, Sao La, một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, đã được nhìn thấy, tại vuờn quốc gia Vũ Quang, miền trung Việt Nam. Điều này làm sống lại hy vọng phục hồi được con thú bí ẩn này. Đó là thông báo của các nhà bảo tồn thiên nhiên hôm nay, 13/11/2013.

Còn được gọi là « Kỳ Lân Châu Á » vì rất hiếm khi được nhìn thấy, con Sao La này đã được chụp ảnh vào tháng 9 vừa qua từ một bẫy ảnh do tổ chức Quỹ Động vật hoang dã thế giới WWF lắp đặt.

Sao La, được phát hiện vào năm 1992, là một loài trên đầu có hai sừng song song nhọn dần về phía cuối. Chiều dài hai sừng này có thể lên tới 50 cm. Lần cuối cùng một cá thể Sao La được nhìn thấy trong tự nhiên là ở Lào năm 2010, nhưng con Sao La này đã chết vài ngày sau khi bị dân làng bắt.

Còn ở Việt Nam, lần cuối cùng một cá thể Sao La được nhìn thấy trong tự nhiên là vào năm 1998, theo lời ông Đặng Đình Nguyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, kiêm Giám đốc Khu Bảo tồn Sao La Quảng Nam. Đối với ông Nguyên, việc nhìn thấy Sao La là một « thời điểm lịch sử » và cho thấy là những nỗ lực bảo tồn sinh cảnh của Sao La đã có hiệu quả.

AFP trích lời tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt Nam nói : “Khi lần đầu tiên nhìn vào các bức ảnh, chúng tôi không thể tin vào mắt mình. Sao La được những nhà bảo tồn Đông Nam Á coi là một “báu vật”, nên chúng tôi rất phấn khích về sự kiện này ». Theo lời ông Thịnh, phát hiện này làm sống lại hy vọng về sự phục hồi quần thể của loài này.

Các nhà bảo tồn ước tính rằng có thể chỉ còn khoảng một chục Sao La sống hoang dã. Con số thẩm định cao nhất được đưa ra cho đến nay là khoảng vài trăm con.

Tại khu vực Sao La được nhìn thấy, tổ chức WWF tiến hành một chương trình thực thi pháp luật, với việc tuyển dụng các đội tuần tra bảo vệ rừng từ cộng đồng địa phương để ngăn chận việc săn bắt trái phép.

  • ICBC 'too big to fail' (Washington Post) - Institution joins list of powerful global financial organizations
  • Online shopping gala sets records (Washington Post) - China's major e-commerce providers have posted record sales from the Nov 11 "Singles' Day" 24-hour online shopping blowout.
  • Launch zone challenges (Washington Post) - Acollection of warehouse developments facing the breeze of the East China Sea might seem an unlikely symbol of China's future.
  • 'Singles Day' has shoppers ready to spend big (Washington Post) - Chinese consumers will spend on average 1,800 yuan ($295) per person during Double Eleven Shopping Festival, according to an independent digital marketing data analysis.
  • SOE reforms to be launched after plenum (Washington Post) - Major steps to reform State-owned enterprises will be taken after the four-day Third Plenum of the Communist Party of China's 18th Central Committee.
  • Brand China in leading role on Transformers set (Washington Post) - More Chinese brands will feature in the new Transformers movie than in the three previous films in the franchise, a top executive at production company Paramount Pictures said.
  • Gaga for Luo (Washington Post) - Lady Gaga is well-known for her outrageous outfits and unique style. Now the pop queen has her sights set on the work of a young Chinese designer.
  • A hair's breadth from utopia (Washington Post) - I was still trying to resolve my feelings about the three hairy crabs I'd eaten for lunch - ridiculously rich and sumptuous.
  • They don't make things like they used to (Washington Post) - There is a Broadway tune titled Everything Old is New Again which could summarize the many ways vintage objects get "a new lease on life". With a retail concept not yet experienced in Asia and rarely seen in the West, seasoned retailer and successful fashion e-tailer Adrienne Ma is breathing a second life into collectibles. Think 1950s-Louis Vuitton cases turned mahjong set holders or iPod docks, Goyard suitcases becoming dressing tables or portable whiskey bars (hanging against a wall, no less) or rock crystal from a 1930s chandelier that formerly hung in the palace of an Italian nobleman now dangling as a glamorous handbag hook.
  • At home with change (Washington Post) - An innovative project fusing the private, government and NGO sectors aims to go beyond restoring ancient Pingyao's major structures to include its residences, as they contain the town's most important heritage - its people. Sun Yuanqing reports.
  • Evergrande makes history in Guangzhou (Washington Post) - Chinese Evergrande rewrote China's soccer history in more than a decade by claiming the title of AFC Champions League on Saturday in Guangzhou.
  • All-round reform (Washington Post) - Much has come from the third plenum regarding the management of State-owned assets, particularly State-owned enterprises. The reforms are not going to wipe SOEs out of existence, however.
  • Leadership charts path, new group (Washington Post) - China is to commission a specialized high-level group to design and coordinate the country's "great revolution" of reform and opening-up. The move comes 10 years after the ministry-level economic reform commission was merged with the former State planning commission into the National Development and Reform Commission.
  • Thousands rally over Kimmel show remark (Washington Post) - Chinese-American anger over the Jimmy Kimmel show is not an overreaction and their protest raises concern about discrimination against Chinese and other minorities in the United States, analysts said on Sunday.
  • Chinese Americans protest Kimmel joke in NYC (Washington Post) - Approximately 300 protesters gathered outside ABC-TV's headquarters in New York on Friday in response to a segment last month on the late-night television show Jimmy Kimmel Live, in which a young boy joked about killing everyone in China to erase US debt.

Tới luôn, cược hết gia tài vào vụ này đi bác

Giới thiệu của người dịch

Có thể nói vui rằng trong 35 năm qua, Trung Quốc có hai ông Bình đáng kể, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình, và có hai Hội nghị Trung ương 3 đáng kể, một diễn ra năm 1978 và một diễn ra từ ngày 9-12/11/2013.

Ông Tiểu Bình đã mở cửa Trung Quốc, ông Cận Bình đang sửa sang nhà cửa xuống cấp nghiêm trọng. Ông Tiểu Bình năm 1979 xua quân “dạy cho Việt Nam một bài học” và học được một bài học từ Việt Nam; đến năm 1989, sinh viên đòi dân chủ giận dữ đập nát những cái chai nhỏ (tiểu bình) ở Thiên An Môn, ít lâu sau ông cho xe tăng đè bẹp sinh viên. Ông Cận Bình thì chưa thấy dạy ai bài học nào, cũng chưa bị ai… đập chai.

Cũng có thể nói vui rằng nếu quan hệ Việt-Trung là “môi hở răng lạnh”, thì Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang lèo lái con thuyền đất nước bằng “kính chiếu hậu”: Trung làm gì thì Việt làm nấy, cho an toàn (và nếu làm mà vẫn an toàn): Trung bàn về hiến pháp, thì Việt cũng hiến pháp bàn về; Trung tìm cách kiềm chế những doanh nghiệp nhà nước lộng hành, chống tham nhũng, giải quyết nạn đền bù đất đai như cướp, cấm bất đồng chính kiến trên mạng, thì Việt cũng lộng hành, tham nhũng, đền bù như cướp và bất đồng trên mạng. Chưa hết, Trung đấu đá quyền lực chóp bu, thì Việt cũng chóp bu đấu đá.

Khi Hội nghị Trung ương 3 ở bên kia họp kín thì ở bên này, tại Việt Nam, cũng đang diễn ra Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, từ 21/10-30/11, với toan tính vội vã thông qua dự thảo Hiến pháp.

Thực ra, chuyện xem thường Hiến pháp cũng không lạ. Chính quyền Trung Quốc cũng chẳng coi Hiến pháp ra gì, thậm chí không hề có điều lệ nào trong Hiến pháp nhắc đến Đảng Cộng sản Trung Quốc – Đảng và vai trò lãnh đạo chỉ được nhắc tới trong “Lời mở đầu” dông dài của Hiến pháp mà thôi. Tờ Nhân dân Nhật báo tháng 8 vừa qua cũng chạy ba bài xã luận trên trang nhất phản bác ý kiến của giới trí thức cho rằng Đảng cần nằm dưới luật. Tờ báo chê đó là ý tưởng điên rồ, chẳng khác nào đòi “leo cây bắt cá”. Tờ báo còn lu loa rằng chủ trương đề cao Hiến pháp chẳng qua chỉ là một đòn diễn biến hòa bình của các cơ quan tình báo Mỹ.[i]

Cũng dễ đoán là với tinh thần đi tới bằng cách nhìn chiếu hậu nói trên, Quốc hội Việt Nam sẽ bất chấp dư luận và thông qua dự thảo Hiến pháp có sửa mà không hề đổi. Trừ khi quá nửa các đại biểu dũng cảm tỉnh ngủ, vứt Đảng, chấm dứt nhìn ra sau hay nhìn qua vai trước khi nói điều gì lương tâm mách bảo.

Một lĩnh vực nữa cho thấy “Việt soi bóng Trung” là lãnh đạo của cả hai nước đều bị giới trí thức chỉ trích gay gắt là họ quan tâm bảo vệ quyền lực chính trị của chính mình hơn quyền lợi đất nước.

Nhưng, không biết may hay rủi, Việt lại khác Trung ở khoản này, xin trích:

“Ở Trung Quốc, sự thất sủng của Bạc Hy Lai, một lãnh tụ địa phương đầy tham vọng, là dịp hiếm hoi hé mở cho quần chúng thấy cuộc đấu đá khốc liệt trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu. Ở Việt Nam cũng thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như đang là mục tiêu của một chiến dịch đấu đá do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một lãnh tụ bảo thủ hơn, cầm đầu. Sự khác biệt của hai nước nằm ở chỗ: Tại Trung Quốc, đấu đá nội bộ đã ngã ngũ với một kẻ thắng cuộc thấy rõ là ông Tập Cận Bình, lãnh tụ Đảng. Còn ở Việt Nam, một phần của bài toán hóc búa nằm ở chỗ dường như không có ai đang thực sự nắm quyền.”[ii]

Hóa ra lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm không điều hành đất nước dựa trên các Chủ nghĩa Mác, Mao, Minh, Xã hội hay Tư bản, mà là đang áp dụng rất sáng tạo… chủ nghĩa sinh tồn thú vật.

Cũng không khó để vẽ ra bức biếm họa: Một chiếc tầu chở 90 triệu dân nheo nhóc, sóng gió hãi hùng đang ập tới, nhưng trên phòng lái, bánh lái không ai cầm, cứ xoay qua trái rồi bật ngược qua phải. Tầu chao đảo, ai nấy ói mửa. Thực ra không phải phòng lái không có người, mà là có ông Nũng, ông Nang, ông Nùng, ông Nọng nào đó đang đứng cạnh bánh lái, nhưng thay vì cầm lái, mỗi ông đều hai tay hai súng chĩa vào đầu hai ông còn lại, hóa ra bất động, tạm gọi là “bất lực bên bánh lái”. Con tàu thì cứ ngụp xuống, ngoi lên, vật vã. Dưới bức biếm họa có dòng chữ nhỏ: “Ai cho chúng nó đứng đó nhỉ?”

Đó là câu hỏi đáng suy nghĩ. Thực vậy, theo lời giáo sư luật Hạ Vệ Phương thuộc Đại học Bắc Kinh thì ngay cả Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng là một đảng phi pháp. Ông nói: “Với tư cách là một tổ chức, Đảng đang ngồi ngoài và ngồi trên pháp luật. Lẽ ra đảng phải có một tư cách pháp nhân, hay nói cách khác, có ai đó để bị kiện ra tòa, nhưng Đảng chưa bao giờ đăng ký như là một tổ chức. Đảng hoàn toàn đứng ngoài vòng pháp luật.”[iii]

Có phải chính vì tính “phi pháp” vừa kể, cộng thói quen hoạt động bí mật trước khi nắm chính quyền và truyền thống ngàn năm “con trời” cai trị, đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc mỗi lần họp là mỗi lần bí mật? Lần này cũng như bao lần trước, Hội nghị Trung ương 3 được báo chí tiết lộ là họp tại khách sạn Kinh Tây, do quân đội quản lý, nội bất xuất, ngoại bất nhập, chỉ được báo trước ít ngày, hoàn toàn không có tiếp xúc với báo giới trong hay ngoài nước, họ bàn gì cũng chẳng ai biết, có tranh cãi lớn hay không cũng không ai rõ. Kết thúc hội nghị sẽ chỉ có một thông báo chung chung, đến tháng 12 sẽ có hai hội nghị triển khai, cũng tại khách sạn Kinh Tây và cũng kín đáo nốt.[iv]

Kể cũng lạ, đường đường cũng là một đảng “quang vinh”, đưa kinh tế Trung Quốc lên hàng thứ hai thế giới, mà lại họp kín như một băng tội phạm, cứ như chung quanh họ tràn ngập những ‘thế lực thù địch’. Chẳng lẽ thế lực thù địch ở đây không ai xa lạ, mà chính là nhân dân?

Có lẽ ông Tập Cận Bình đủ sáng suốt để hiểu rõ ông không thể coi thường nhân dân, nhất là nông dân, nếu ông và Đảng của ông muốn sống còn, vì vậy tờ The Economist mới khuyên ông hãy “cược cả gia tài” vào việc cải tổ nông thôn và doanh nghiệp nhà nước. Bằng không thì rất có thể một ngày nào đó nông dân Trung Quốc sẽ lại mang chai ra đập, hoặc dân Việt sẽ gọi ông là “bình vôi” và hát chọc quê ông bằng câu thơ cũ “càng sống càng tồi, càng sống càng bé lại”.

____________

Tại hội nghị quan trọng này, lãnh đạo Trung Quốc phải thúc đẩy cho được những thay đổi rốt ráo, nhất là với nông thôn.

Nếu có ai càm ràm với bạn rằng hội họp chẳng ích lợi gì, hãy khóa miệng họ lại bằng tám chữ chì nặng ký: “Hội nghị Trung ương 3, Khóa 11”. Thực vậy, hội nghị năm ngày này của Đảng Cộng sản diễn ra vào tháng 12, 1978 đã thay đổi hẳn Trung Quốc. Hai năm sau ngày Mao Trạch Đông chết, Hội nghị đã đưa Đặng Tiểu Bình, người bị trừ khử đến ba lần, vào vị trí cầm quyền, đưa nhân sinh lên tầm quan trọng hơn đấu tranh giai cấp, nới lỏng kiểm soát nhà nước, và mở cửa Trung Quốc cho nước ngoài buôn bán, đầu tư. Cuộc mạo hiểm tả khuynh đã mở ra những “công xã nhân dân” ở nông thôn, dẫn đến nạn chết đói khủng khiếp dưới thời Mao Trạch Đông, nhưng dưới thời Đặng Tiểu Bình công xã bắt đầu được tháo bỏ. Kết quả của những biện pháp vừa kể ảnh hưởng đến một số đông nhân loại. Thu nhập đầu người ở Trung Quốc lúc đó chỉ có 200$ một năm, nay con số này lên tới 6.000$. Đối với phần còn lại của thế giới, thành quả của Hội nghị kia có thể được tóm gọn vào mấy chữ “Trung Quốc trỗi dậy”.

Vào ngày 9 tháng 11, 2013, Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình triệu tập một mật nghị khác tại Bắc Kinh, lần này là Hội nghị Trung ương 3, Khóa 18 (những hội nghị trung ương diễn ra ít nhất mỗi năm một lần, trong khi Ủy ban Trung ương, gồm hơn 370 đảng viên lãnh đạo, được Đại hội Đảng bầu ra mỗi năm năm; Đại hội Đảng gần đây nhất diễn ra năm 2012). Cuộc họp lần này, tại một khách sạn do quân đội điều hành ở thủ đô, sẽ tiếp tục diễn ra trong vòng bí mật, như vẫn bí mật từ trước đến nay. Cũng giống như Hội nghị năm 1978, phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, trước khi người ngoài biết được đầy đủ nội dung của nó. Tuy vậy, ông Tập đã cho các lãnh tụ nước ngoài biết rằng Hội nghị lần này là Hội nghị quan trọng nhất của Trung Quốc kể từ năm 1978, báo hiệu những thay đổi chấn động có thể diễn ra. Đúng vậy, Hội nghị chắc chắn sẽ gây chấn động nếu ông Tập thực sự cấp tiến trong hai lãnh vực đang rất cần được cải tổ, đó là: vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cùng hệ thống tài chính đi kèm; và vấn đề nông thôn, nơi nông dân vẫn chưa có quyền hạn rõ ràng với đất đai của họ.

Khi bạn muốn làm cách mạng

Công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình – và những cải cách khác năm 1993 giúp đưa Trung Quốc vào WTO – là những cải cách mạnh mẽ, nhưng chúng cũng đã đến hồi hết hơi. Trung Quốc không còn là nước có lao động giá rẻ có thể khai thác bất tận nữa. Những doanh nghiệp nhà nước tuy lớn nhưng không hiệu quả đang bóp nghẹt cuộc cạnh tranh lành mạnh và hút cạn các nguồn tài chánh. Sai lầm lớn trong phân bổ vốn đã đẩy giới kinh doanh tư nhân và người dân bình thường chăm chỉ tiết kiệm vào thế kẹt.

Điều vừa kể cũng làm nghẽn mức phát triển kinh tế vốn khỏe khoắn của Trung Quốc. Đó là mối nguy không thể bỏ qua đối với một Đảng mà, kể từ năm 1978, tính chính danh còn hay mất hoàn toàn lệ thuộc vào việc Đảng có làm kinh tế phát triển hay không. Vì vậy, khi ông Tập nói về một “kế hoạch chủ đạo” cho công cuộc cải cách, và một cuộc “cách mạng sâu rộng” thì có vẻ ông đã nói một cách rất nghiêm túc. Ông cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tụ họp được một nhóm rất đáng kể những nhà cố vấn có khuynh hướng thân thiện với kinh tế thị trường. Thêm vào đó, sau khi đã đè bẹp được thế lực của Bạc Hy Lai, một đối thủ (tả khuynh) có tham vọng quyền lực lớn giờ đang ngồi bóc lịch trong tù, hiện nay có thể coi ông Tập Cận Bình là nhân vật có quyền lực lớn hơn bất cứ lãnh tụ tối cao nào, kể từ thời Đặng Tiểu Bình.

Về vấn đề các doanh nghiệp nhà nước, việc tư hữu hóa, tiếc thay, sẽ chưa diễn ra. Tuy vậy, ông Tập sẽ làm cho chúng có tính thương mại hơn và phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Giải pháp tốt nhất có thể là trao quyền sở hữu các doanh nghiệp nhà nước cho Quỹ An sinh Xã hội Quốc gia, được thành lập để đáp ứng nhu cầu của một xã hội đang già đi nhanh chóng. Quỹ này có thể bổ nhiệm tổng giám đốc để điều hành các doanh nghiệp nhà nước, nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người hưởng lương hưu trong tương lai. Ông cũng có thể thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn bằng cách cắt các khoản vốn vay dễ dãi đang được ưu tiên dành cho doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh việc cắt bỏ đặc quyền của những đơn vị kinh tế này, ông Tập cũng nên có những bước cương quyết hơn nhằm thả lỏng lãi suất, tỉ giá hối đoái và dòng chảy vốn. Điều này cuối cùng sẽ dọn đường giúp đồng tiền Trung Quốc trở nên hoán đổi được – rất quan trọng để Trung Quốc trở thành một nền kinh tế trưởng thành.

Lĩnh vực lớn thứ hai trong cuộc cải cách sâu rộng – vấn đề nông thôn – lại còn quan trọng hơn nhiều về lâu về dài. Quan trọng, một phần vì gần nửa dân số 1 tỷ 400 triệu người dân Trung Quốc hiện sống ở nông thôn. Nhưng vấn đề trước mắt nằm ở chỗ nông thôn chưa được cải cách lại là hậu quả của cuộc khủng hoảng xoay vốn của chính quyền địa phương. Chính quyền trung ương đã buộc các chính quyền địa phương chịu thêm trách nhiệm về chi thu tại địa phương, nhất là sau khi gói kích thích tài chính khổng lồ được trên lệnh xuống năm 2008 để xoa dịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu [gói kích cầu 2008 trị giá 586 tỉ đô-la, nhưng chính quyền trung ương chỉ cấp 30% con số này, các chính quyền địa phương và doanh nghiệp phải nộp gần 30% khác, và hơn 30% còn lại đến từ các ngân hàng][v]. Nhưng chính quyền địa phương chỉ có những phương tiện lẻ để nâng số thu. Từ đó đẻ ra một loại thuế bất động sản để tạo nguồn thu ổn định.

Từ lâu lắm rồi, lãnh đạo tỉnh đã kiếm tiền cho địa phương mình – và cho túi riêng mình – bằng cách tịch thu đất đai của nông dân rồi bán lại cho các công ty phát triển dự án. Tác dụng tích cực của tình trạng này (chẳng hạn như số nông dân rời nông thôn đến thành phố kiếm sống tăng vọt) đã không bù lỗ được những tiêu cực nó gây ra. Công nhân gốc nông dân trong các đô thị bị đối xử như những công dân hạng hai, họ phải làm những công việc nguy hiểm bậc nhất mà lại không được hưởng các quyền hạn về nơi ăn ở tươm tất, được đi học hoặc được chăm sóc y tế. Nông dân ở lại với đất đai thì lại bị cường hào ác bá lãnh đạo địa phương hành hạ. Đền bù không tương xứng và không được sở hữu đất đai một cách rành mạch chính là lời oán thán lớn nhất của nông dân.

Tính sao cho khéo với các tỉnh

Ông Tập Cận Bình nên cho nông dân Trung Quốc những quyền tự do mà người cộng sản đã nêu cao như ngọn cờ để chiến đấu và làm cách mạng. Cải cách ruộng đất sau Hội nghị 1978 đã giải thoát nông dân khỏi những công xã nhưng không cho họ những quyền tự do khác. Nông dân vẫn không thể bán ruộng đất, trừ khi bán cho người trong làng, cũng không được bán nhà. Họ cũng không được thế chấp ruộng đất hay nhà cửa. Trong khi đó, người dân thành phố đã có thể đường đường chính chính trở thành chủ sở hữu căn nhà họ ở, nhờ kế hoạch tư hữu hóa nhà đô thị diễn ra rộng khắp vào cuối thập niên 1990.

Cho nông dân đầy đủ quyền hạn với đất đai và nhà cửa sẽ mang lại những tác dụng tích cực rất lớn. Người dân sẽ dọn lên thành phố nhiều hơn – nhất là khi các ràng buộc về hộ khẩu ở thành phố được hủy bỏ – góp phần chuyển đổi nền kinh tế nặng về đầu tư thành một nền kinh tế thiên về tiêu thụ. Người ở lại nông thôn cũng sẽ được hưởng những tự do tương đối, như dân thành phố đang được hưởng, đời sống hàng ngày của họ sẽ không bị các ông lớn địa phương quấy nhiễu nữa.

Đó là sẽ một cuộc cách mạng sâu rộng và được nhân dân ủng hộ, nhưng liệu ông Tập có thể đương đầu với phe chống đối hay không? Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã vượt qua được những tay bảo thủ chủ trương kinh tế chỉ huy bằng cách biến các tỉnh trở thành những ngôi sao trong phát triển kinh tế. Tản quyền cũng gây ra những vấn đề ở địa phương hiện nay, gồm cả mớ bòng bong tài chính. Vì vậy, ông Tập Cận Bình sẽ không được các tỉnh ủng hộ nếu ông không miễn trách, rốt ráo tha nợ cho các tỉnh. Tuy nhiên, làm được vậy chăng nữa, thành phần chống đối ông hiện vẫn rất mạnh, trong số có cả những ông trùm của các doanh nghiệp nhà nước và đám con cháu tham nhũng của rất nhiều những gia đình cộng sản quyền lực nhất nước. Nhưng làm gì thì làm, ông Tập Cận Bình phải triệt hạ bằng được những thành phần chống đối này, nếu ông và Hội nghị của ông không muốn bị lịch sử luận tội, thay vì được ghi công.
 
Tháng 11 13, 2013

Phan Trinh dịch và giới thiệu
 
Nguồn: The Economist, “Go on, bet the farm”, số ra ngày 2/11/2013

Bản tiếng Việt © 2013 Phan Trinh & pro&contra

Ghi chú của người dịch

[i] The Ecomomist, “Climbing trees to catch fish”, số ra ngày 17/8/2013

[ii]The Economist, “Across the party wall”, số ra ngày 26/10/2013

[iii] Richard McGregor, The Party, The Secret World of China’s Communist Rulers, NXB Harper Collins, 2010. Tr. 22

[iv]The Economist, “Behind closed doors”, số ra ngày 8/11/2013

[v]Economist Intelligence Unit 2009, “China’s stimulus package – A six-month report card”

Một nhóm dân tộc cực đoan Hồng Kông đi « đánh cá » tại Trường Sa

Tàu cá "Kai Fung 2" (G) chuẩn bị đến những quần đảo có tranh chấp chủ quyền, Hồng Kông, 13/11/2013
Tàu cá "Kai Fung 2" (G) chuẩn bị đến những quần đảo có tranh chấp chủ quyền, Hồng Kông, 13/11/2013 (REUTERS/Tyrone Siu)

Anh Vũ (RFI)

Theo AFP, hôm nay, 13/11/2013, một nhóm những người có tư tưởng dân tộc cực đoan ở Hồng Kông bắt đầu một hoạt động mà họ gọi là « ra khơi đánh cá » tại khu vực quanh các đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa. Đây là một hành động nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp trong Biển Đông.

Người tổ chức chuyến ra khơi này không tiết lộ với AFP về hành trình của chuyến đi, nhưng cho biết nhóm của họ gồm 13 người, trong đó có 2 nhà báo. Nhóm này dự kiến sẽ tiến về vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và nhiều nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam.

Một trong số người tham gia tổ chức chuyến ra khơi đánh cá này giải thích, « ở Nam Sa không còn cá nữa nên chúng tôi sẽ đến bất cứ nơi đâu trong lãnh thổ Trung Quốc có cá để đánh bắt ».

Tháng Tám năm nay, vẫn nhóm người có tư tưởng dân tộc cực đoan này đã tổ chức chuyến đổ bộ từ tàu cá lên một hòn đảo trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Họ đã mang cờ Trung Quốc lên đảo cắm trước khi bị lực lượng tuần duyên Nhật bắt giữ.

AFP cho biết, giờ khởi hành của con tàu đánh cá của những nhà hoạt động Hồng Kông sáng hôm nay đã phải chậm lại ít giờ vì bị chính chính quyền lên kiểm tra tàu.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét