Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Chúng ta là công dân, không còn là thần dân & VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền?

VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền?

Hội đồng Nhân quyền LHQ
Hội đồng Nhân quyền LHQ được lập từ tháng 3/2006

Có nhiều phản ứng khác nhau sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam tự hào nói Việt Nam "đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng".

Ông Trần Văn Hằng nói: "Khi thế giới hiểu rõ hơn, từ đó họ sẽ có nhận thức, cách nhìn về vấn đề quyền con người ở Việt Nam."

"Trước đây khi chúng ta không là thành viên, họ nói thậm chí họ ra các nghị quyết mà chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta đã có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam."

Ông Hằng cũng tuyên bố đây là "đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta".

Trong khi đó, một nhà quan sát trong nước nói Việt Nam có nhiều việc cấp thiết phải làm để đáp ứng kỳ vọng trong nước cũng như của cộng đồng quốc tế.

Khi đã trở thành thành viên của Hội đồng này, Việt Nam không thể đưa ra những luật riêng của mình quá khác so với chuẩn mực chung LHQ đưa ra, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói với BBC hôm 13/11/2013.

Theo nhà quan sát này, tuy chiếc ghế mới là một tin vui, Việt Nam phải làm ngay các bước để cải thiện tình hình nhân quyền:

"Trước hết, Hiến pháp của Việt Nam phải làm rõ hơn các quyền về con người, cũng như các vấn đề về nhân quyền đã được nêu ở trong Hiến pháp.

"Sau đó, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để làm rõ hơn các quyền của công dân, quyền con người được quy định trong Hiến pháp sẽ thực hiện như thế nào.

"Và thứ ba, về cơ chế thi thành từ luật đến thực hiện như thế nào, đây cũng là việc Việt Nam cũng phải tập trung nhiều nỗ lực."

Một số quyền của công dân Việt Nam mà lâu nay chưa có đủ các cơ sở, điều kiên pháp lý để thực hiện tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, hay quyền biểu tình v.v..., theo bà, phải được luật hóa tốt hơn.

'Thanh sát quốc tế'
"Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam" - Blogger Nguyễn Lân Thắng
Cũng hôm thứ Tư, một blogger vận động cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng với chiếc ghế mới, Việt Nam phải mở cửa cho thanh tra, thanh sát của quốc tế về nhân quyền.

Blogger này nói: "Việt Nam phải chấp nhận cho LHQ cử các đoàn thanh sát về các vấn đề nhân quyền vào Việt Nam thanh sát về nhân quyền bất cứ lúc nào.

"Thứ hai, Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam,

"Và điều thứ ba là Việt Nam phải ngưng ngay các điều về sách nhiễu, theo dõi, cũng như bắt bớ những người hoạt động liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận."

Nhìn nhận chiếc ghế mới của Việt Nam như một cơ hôi "đáng mừng" cho phong trào dân chủ trong nước, ông Lân Thắng nhắc lại đòi hỏi của các nhà vận động yêu cầu chính quyền phải bãi bỏ ngay điều luật 258 để "xứng đáng" với chiếc ghế.

Điều 258 trong bộ luật hình sự của Việt Nam quy định hình phạt về tội mà nhà cầm quyền cho là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Ông Thắng nói chiếc ghế là cơ hội cho những người hoạt động về nhân quyền trong nước "có thêm các khả năng đưa ra những hình thức đấu tranh khác" gây áp lực với chính quyền từ bỏ điều luật này, đồng thời có những hành động khác cải thiện hồ sơ nhân quyền đang gặp nhiều chỉ trích.

Biểu tình ở Việt Nam
Các tổ chức nhân quyền phê Việt Nam nhưng chính phủ nhiều nước bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam tại LHQ

Hôm 13/11, ông Võ Văn Ái, từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris nói với BBC ông coi việc giành ghế của Việt Nam là thắng lợi của Đảng Cộng sản, chứ không phải nhân dân, Việt Nam.

Theo ông Ái, nhà cầm quyền Việt Nam trước hết phải hủy bỏ điều mà ông gọi là sự "bóp họng" tự do ngôn luận tại Việt Nam, cũng như các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng và đặc biệt là tự do báo chí.

Hôm thứ Ba, 12/11, Việt Nam lần đầu tiên giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền của LHQ với kết quả 184 trên 192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.

Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: "Việc Trung Quốc được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ với đa số chứng tỏ cộng đồng quốc tế đánh giá cao tiến bộ của Trung Quốc trong sự nghiệp nhân quyền cũng như việc Trung Quốc chủ động tham gia và xúc tiến hợp tác nhân quyền quốc tế."
(BBC)

Hội đồng Nhân quyền là gì?


Lịch sử hình thành

QĐND - Từ năm 2003, Liên hợp quốc (LHQ) đã triển khai kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tăng hiệu quả, sự minh bạch và dân chủ hóa trong các hoạt động của LHQ. Đáng chú ý là các kế hoạch cải tổ Hội đồng Bảo an và các cơ chế giữ gìn hòa bình, an ninh của LHQ; cải tổ hệ thống phát triển, trong đó có mô hình "Một LHQ"; cải tổ bộ máy nhân quyền LHQ; Ban thư ký… Đến nay, có thể coi việc cải tổ bộ máy nhân quyền với việc thành lập Hội đồng nhân quyền (HĐNQ) để thay thế Ủy ban nhân quyền trước đây (UBNQ) là công tác cải tổ đạt kết quả cụ thể thực chất.

Quá trình thương lượng bắt đầu từ giữa năm 2005, chủ yếu tại Geneva; đầu năm 2006 chuyển dần sang New York và diễn ra dồn dập với nhiều cuộc họp chính thức, không chính thức, vận động hành lang. Ngày 15-3-2006, Đại hội đồng LHQ đã thông qua bằng bỏ phiếu Nghị quyết 60/251, chính thức thành lập Hội đồng nhân quyền với 170 phiếu thuận, 4 phiếu chống (Mỹ, Israel, Marshall, Palau) và 3 phiếu trắng.

Cơ cấu thành viên, tiêu chuẩn bầu chọn thành viên HĐNQ

HĐNQ bao gồm 47 nước thành viên, phân bổ cân bằng theo khu vực địa lý. Cụ thể là: Nhóm châu Á được 13 ghế, Nhóm châu Phi 13 ghế, Nhóm Đông Âu 6 ghế, Nhóm Mỹ La-tinh (MLT) và Caribe 8 ghế, Nhóm Tây Bắc Âu và các nước khác (phương Tây) 7 ghế. Các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, không được tái cử nếu đã qua hai nhiệm kỳ liên tục (đây là điểm mới để hạn chế việc một số nước, nhất là các nước lớn trở thành “thành viên thường trực” trên thực tế như tại HĐBA). HĐNQ bầu Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch nhiệm kỳ một năm dựa trên đề cử của 5 nhóm khu vực và theo nguyên tắc luân phiên giữa các nhóm khu vực. Một Phó chủ tịch sẽ đảm nhiệm vai trò Báo cáo viên của HĐNQ.

Tất cả các nước thành viên LHQ đều có quyền ứng cử vào HĐNQ. Khi bỏ phiếu, các nước thành viên LHQ cần xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này. Đại hội đồng sẽ bầu các thành viên HĐNQ bằng bỏ phiếu kín với đa số thường, đồng thời có thể treo quyền thành viên HĐNQ đối với một nước “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hoặc có hệ thống” bằng đa số 2/3 số nước có mặt bỏ phiếu đồng ý.

Các cơ chế, bộ máy của HĐNQ (theo Nghị quyết A/HRC/5/1)

1. Cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR): Là cơ chế mới và liên chính phủ của HĐNQ, có nhiệm vụ thực hiện kiểm điểm tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, định kỳ 4 năm một lần theo nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa. Mục đích của cơ chế này là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền; tăng cường năng lực thực thi nhân quyền cho các quốc gia thông qua tham vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm.

2. Cơ chế “các thủ tục đặc biệt” (special procedures): Là hệ thống các chuyên gia của LHQ, hoạt động với tư cách cá nhân và “độc lập”, có nhiệm vụ theo dõi, đưa ra các ý kiến tư vấn và có báo cáo công khai về tình hình nhân quyền theo từng lĩnh vực hoặc tại một số nước cụ thể, nhằm hỗ trợ HĐNQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Cơ chế này đã có từ thời kỳ UBNQ trước đây và được HĐNQ tiếp tục duy trì (theo tinh thần NQ 60/251), song có một số điều chỉnh nhất định, đặc biệt trong việc bổ nhiệm và giám sát hoạt động. HĐNQ hiện có 38 thủ tục đặc biệt, gồm: 31 thủ tục theo vấn đề (thematic mandates) và 8 thủ tục về các nước cụ thể (country mandates). Việc thiết lập, gia hạn hoặc chấm dứt một “Thủ tục đặc biệt” phải được thông qua bằng một nghị quyết của HĐNQ.

Văn phòng Cao ủy có nhiệm vụ trợ giúp mandate holders thực hiện nhiệm vụ (cử người giúp việc với tư cách trợ lý, hậu cần và nghiên cứu), phối hợp với đại diện UNDP tại nước sở tại trong các chuyến thăm của mandate holders (country visit) như giúp xây dựng chương trình làm việc, tiếp xúc, lo hậu cần (xe, phiên dịch) và tổ chức họp báo khi kết thúc chuyến thăm...

3. Thủ tục khiếu nại (complaint procedures): Là cơ chế có chức năng xem xét theo quy trình kín các kháng thư của cá nhân hoặc tổ chức tố cáo một quốc gia thành viên LHQ vi phạm nhân quyền “thô bạo, có hệ thống”. Cơ chế này gồm 2 Nhóm làm việc: Nhóm làm việc về Kháng thư (WGC) gồm 5 thành viên là các chuyên gia do Ủy ban Tư vấn của HĐNQ bầu ra và Nhóm làm việc về tình hình (WGS), gồm 5 thành viên là đại diện các quốc gia thành viên HĐNQ, được bầu trên cơ sở cân bằng địa lý. Theo quy trình, khi cá nhân hoặc nhóm tự cho là nạn nhân bị vi phạm nhân quyền gửi kháng thư tới Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, WGC sẽ xem xét kháng thư theo các tiêu chí cụ thể. Các kháng thư được coi là đáp ứng đủ tiêu chí sẽ được gửi tới quốc gia liên quan. Đáng chú ý là Nghị quyết A/HRC/5/1 của HĐNQ quy định, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được kháng thư, quốc gia liên quan cần cung cấp các thông tin trả lời cáo buộc nêu trong kháng thư. Thời hạn này có thể kéo dài thêm nếu quốc gia yêu cầu hoặc do Nhóm làm việc quyết định.

4. Ủy ban Tư vấn (Advisory Committee): Là cơ chế gồm các chuyên gia hoạt động với tư cách cá nhân, do các nước thành viên đề cử và được HĐNQ bầu bằng bỏ phiếu kín trên cơ sở cân bằng địa lý. Nhiệm vụ của Ủy ban Tư vấn là: Cung cấp ý kiến tư vấn hoặc nghiên cứu chuyên đề theo yêu cầu của HĐNQ. Ủy ban tư vấn không có chức năng ra nghị quyết, quyết định hoặc xem xét tình hình nhân quyền tại các nước cụ thể. Trong khi thực hiện chức trách của mình, Ủy ban Tư vấn có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các cơ quan quốc gia về nhân quyền, NGOs. Các nước thành viên và quan sát viên HĐNQ, các tổ chức liên chính phủ, cơ quan nhân quyền quốc gia và NGOs có thể tham gia trực tiếp vào công việc của Ủy ban tư vấn trên cơ sở các quy định trong Nghị quyết 1996/31 của ECOSOC và các tiền lệ tại Ủy ban Nhân quyền trước đây.

5. Nhóm Tư vấn (consultative group): Theo Nghị quyết A/HRC/5/1, khi bắt đầu chu kỳ các khóa họp thường niên của HĐNQ (sau khi có Chủ tịch HĐNQ mới), mỗi Nhóm khu vực sẽ đề cử một đại diện tham gia Nhóm Tư vấn, hoạt động với tư cách cá nhân. Nhóm Tư vấn có nhiệm vụ lập danh sách và trình Chủ tịch HĐNQ các ứng cử viên “phù hợp” cho các chức danh Thủ tục đặc biệt còn trống (do mới thành lập hoặc hết nhiệm kỳ). Nhóm tư vấn sẽ chọn lựa và lập danh sách này từ các ứng cử viên được giới thiệu công khai (trong public list), có tính đến ý kiến của tất cả các bên (stakeholders), bao gồm cả các mandate holders còn tại vị hoặc sắp kết thúc nhiệm kỳ. Danh sách được trình Chủ tịch HĐNQ chậm nhất là một tháng trước khi bắt đầu khóa họp HĐNQ. Trên cơ sở khuyến nghị của Nhóm tư vấn và qua tham vấn rộng rãi, đặc biệt là với Điều phối viên các Nhóm khu vực, Chủ tịch HĐNQ sẽ chọn ứng viên phù hợp và trình HĐNQ thông qua việc bổ nhiệm.
(QĐND)

Lê Thanh Phong - Chúng ta là công dân, không còn là thần dân

Chúng ta là công dân, không còn là thần dân

Ông Hoàng Xuân Quế - giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân - kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra toà - liên quan đến việc ban hành quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông do “đạo văn”.
Chưa bàn đến chuyện lý lẽ sẽ thuộc về ai trong vụ kiện này, điều quan tâm chính là ở chỗ, công dân kiện một ông bộ trưởng ra toà vì đã ban hành một văn bản xâm phạm đến lợi ích của cá nhân mình.

Ý thức về quyền của công dân, nhận thức được pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích của công dân là cơ sở cho một cá nhân trong xã hội tuân thủ pháp luật cũng như đấu tranh cho bản thân và cộng đồng bằng pháp luật.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đối mặt với một vụ kiện và có thể là bên thua cuộc.

Mấy tuần qua, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ doanh nghiệp ở Bình Dương - đã tố cáo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lên tận Thủ tướng.

Cái gan dám kiện lãnh đạo tỉnh khi mình đang làm ăn tại địa phương của ông Dũng đã lay động giới doanh nghiệp. Nếu chủ tịch tỉnh hay quan chức cơ quan công quyền sai thì phải tố cáo, phải kiện, không sợ hãi làm “phận thảo dân” cay đắng cam chịu.

Nói như thế bởi vì, từ trước đến nay, người dân nghe nói tới quan chức là e ngại không dám đụng chạm, cỡ hàm chủ tịch tỉnh, bộ trưởng thì chỉ đứng xa mà nhìn.

Người dân, doanh nghiệp nghĩ phận mình nhỏ nhoi, kiện quan chức tầm lãnh đạo thì chẳng khác gì ''con kiến mà kiện củ khoai''. Dân thường dù không sợ uy quyền thì cũng ngại cửa quan, còn doanh nghiệp sợ bị nguy hiểm đến hoạt động của đơn vị.

Kiện quan đâu không thấy, tan tành sự nghiệp đã là nhãn tiền. Vậy thì, hãy xem những cá nhân, doanh nghiệp biết sử dụng pháp luật để khởi kiện quan chức bằng cái nhìn tích cực.

Ít nhất, hành động của họ tác động đến cộng đồng xã hội, để mọi người dân nhận thức đầy đủ hơn về các quyền của công dân trong một xã hội dân chủ, một đất nước pháp quyền.

Còn nữa, nóng sốt nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn - không phải là chuyện oan sai 10 năm lao lý nữa, mà là chuyện bị bức cung nhục hình trong quá trình điều tra mà ông là nghi can giết người.

Ông Chấn kể với phóng viên báo chí về những hành vi dọa giết, tra tấn tinh thần ông của các điều tra viên.

Thực ra, ông Chấn đã tố cáo hành vi bức cung, nhục hình của cán bộ điều tra trước hai phiên toà, nhưng không được hội đồng xét xử xem xét. Ông Chấn cũng đã tố cáo điều này thông qua nhiều đơn kêu oan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng cũng không được xem xét.
Ông Chấn còn tiếp tục đòi lại công bằng, ông không thể ngồi yên, chờ đợi sự công tâm của ai đó để dẫn dắt công lý đến trả lại công bằng cho ông. Nếu như công lý không lôi những người cố tình gây oan sai ra toà thì ông Chấn phải chủ động đấu tranh.

Một số quan chức có kiểu ứng xử như quan lại phong kiến là vì người dân chưa khai thác hết quyền và nghĩa vụ của công dân trong một xã hội dân chủ. Dân còn sợ quan chức như thảo dân sợ quan lại thời phong kiến thì áp bức bất công còn nhiều! Hãy biết, chúng ta đã và đang là công dân, không còn là thần dân!
Lê Thanh Phong 
Báo Lao Động 

Thiện Tùng - Giải mã “Con người mới Xã hội Chủ nghĩa”

Vừa chiếm được quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội, Đảng CSVN ra oai đưa ngay cụm từ ý thức hệ vào tên nước rồi khẳng định bước đi và đích đến – đi từ Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) để đến đích Cộng sản Chủ nghĩa (CSCN).

Các vị lãnh đạo ngành “tai mắt mũi họng” rao giảng rất bài bản học thuyết Cộng sản với hai tiến trình, nghe mê hồn luôn:

XHCN là bước quá độ (bước đệm) lên CSCN. Phân phối: “Làm theo sức, hưởng theo lao động - làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều, không làm không hưởng.

CSCN là đích đến cuối cùng. Phân phối: “Làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu”- làm tự giác tùy theo sức lực, hưởng cần chi có nấy, người mất sức lao động vẫn được hưởng theo nhu cầu.

Thế rồi, để đi đến “thiên đường” ấy, các vị nêu ra điều kiện tiên quyết: “Muốn xây dựng thành công CNXH phải có con người XHCN” - Con người mới XHCN quyết định thành bại cả tiến trình.


Chủ thuyết CS đã hoang tưởng, các vị còn đưa ra chuẩn chất con người mới XHCN càng hoang tưởng, siêu phàm hơn: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, phải “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.v.v…

Ở thế tục nầy tìm đâu cho ra những “Con người mới XHCN” với chuẩn chất siêu phàm như thế?!. Không tìm ra con người mới XHCN thì cũng có nghĩa là không bao giờ có CNXH hay CNCS gì cả? – “vạn sự khởi đầu nan”, hoang tưởng từ đầu đến cuối? .

Sau khi chiếm Sài Gòn 30/04/1975, tôi tận mắt chứng kiến, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải Miền Nam, Kiến trúc sư Huỳnh Tất Phát, chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN, hai ông cùng vi hành trên đường bỗng dưng dừng lại trỏ tay, lắc đầu ngao ngán trước cảnh chen lấn giành nhà, giành xe… Tôi thoáng nghĩ, là trí thức yêu nước, các ông từng sống ở đô thị, có nhà lầu, xe hơi, bỏ chúng lại phía sau ra chiến khu tham gia kháng chiến vì đại sự, giờ đây thấy những người một thời vào sanh ra tử tranh giành những thứ “lẻ tẻ” đâm ra chướng mắt, ngao ngán.

Cuộc chạy đua vì danh lợi trong cán bộ đảng viên có lẽ bắt đầu từ đó. Đến nay ít nhất đã 38 năm (1975-2013) xây dựng CNXH mà, dầu có cố, cũng không tìm đâu ra “con người mới XHCN” với những chuẩn chất : cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư...”. Ngược lại, chỉ cần hí mắt cũng thấy đầy rẫy tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ… trong giới cầm quyền. Lẽ sống của họ: tôi là trên hết, tiền là tất cả, họ giàu nứt đố đổ vách – Vào mạng Inter gõ <CLB NOKIA .wordpress.com> sẽ thấy tài sản nổi của quan chức. Trước hiện tình ấy, có người thắc mắc: họ giàu quá như vậy sao còn tiếp tục tham? . Tôi nghĩ họ tham như thế chưa quá đâu, hãy ước tính các khoảng cần chi của họ:

Chi cho xây dựng cơ ngơi hiện đại,

Chi cho đi lại cao sang,

Chi cho ăn uống như ông hoàng,

Chi boa cho những cô nàng bồ nhí,

Chi cho cô cậu tí đi học nước ngoài,

Chi cho ngài trị bịnh ngoại quốc,

Chi cho xây cất từ đường,

Chi sắm sẵn hàng rương, nhà mồ,

Chi hối lộ lúc mâm nguy…

Tính lại suy đi biết bao là đủ?

Đôi lời nhắn nhủ: “Hãy tận thu cho đủ để có mà chi”.

Lúc còn kháng chiến, khi chưa cầm quyền, còn nghèo khó, các vị lãnh đạo ghét cai ghét đắng Trí, Phú, Địa, Hào, kêu gọi mọi người hãy “đào tận gốc tróc tận rễ” chúng. Vừa cầm quyền, qua bước cải tạo XHCN Công, Nông, Thương, dường như các vị chẳng những không còn oán Trí, Phú, Địa, Hào mà mơ mình sớm thành ít nhất một trong 4 ấy. Hơn 38 năm qua, là thời gian quá đủ cho cuộc hành trình của quan chức tìm các danh vị Trí, Phú, Địa, Hào. Qua cải tạo chiếm đoạt, họ dễ dàng thành Phú, Địa, Hào, còn muốn trở thànhTrí thì phải học hành, lớn tuổi học khó nhớ mau quên, dùng tiền mua bằng là thượng sách. Vào mạng Inter, ghé thư viện TS Hà Sĩ Phu, tôi gặp bài thơ lục bát châm chích sâu cay :

Bốn anh Trí – Phú – Địa – Hào,

Chỉ thương anh Trí lao đao đến giờ.

Đảng thương anh Trí ngu ngơ,

Cho Công – Nông – Trí chung cờ liên minh.

Trông lên Liềm – Búa hai hình,

Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu!,

Quay sang tìm Phú – Địa – Hào,

Thấy ba bụng phệ… đã vào Đảng ta.

Tham thì có thể bất cứ ai, còn nhũng thì phải là những người có quyền – chống tham nhũng là chống người có quyền, chỉ những người nắm quyền tối thượng mới dám đứng ra thị thiền chống tham nhũng. Hết ông Tổng Bí thư nầy đến ông Tổng Bí thư khác hô hào “đẩy lùi” nó không chịu lùi, “chận đứng” nó chẳng những không chịu đứng lại còn tấn tới, càng chỉnh đốn càng khốn đốn.

Khi nhận ra tham nhũng trở thành quốc nạn, làm phương hại đến tồn vong chế độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng so tay áo nhận lãnh chức Trưởng Ban phòng chống tham nhũng vừa làm trong sạch nội bộ củng cố chế độ, vừa xây dựng con người mới XHCN trong Đảng để làm đầu tàu kéo dân ta lên “thiên đường”. Qua năm lần bảy lượt xua quân tảo trừ tham nhũng, phát hiện ra chúng đông như rươi, che chắn cho nhau không còn kẻ hở, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng uể oải nói: “Tham nhũng lớn cũng có, nhỏ cũng nhiều, như gãy ghẻ ngứa, rất khó chịu!”, “Đến hết thế kỷ nầy không biết có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa !”.

Là Tổng Bí thư đương nhiệm của Đảng đang cầm quyền, là người một thời đứng đầu ngành xây dựng Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng chán nản, chào thua như thế thì còn hy vọng gì về cái thiên đường XHCN hay CSCN nữa hỡi Quốc hội !?. Biết rằng trong bóp (ví) các vị luôn có thẻ đảng và thẻ đại biểu quốc hội, nếu các vị còn có lòng yêu nước, thương dân thì đừng tiêp tục dùng Hiến pháp mang nội dung ý thức hệ Cộng sản buộc dân phải đi vào con đường bất tận, ảo tưởng. Ngược lại, nếu các vị vì Đảng quên Dân thì đừng trách sao dân phàn nàn các vị.
13/11/2013
 Thiện Tùng
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Phạm Gia Minh - Tản mạn chuyện Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam


Phần 1: Chuyện Liên Xô sụp đổ

Kể từ thời điểm Liên Xô và các nước trong phe XHCN ở Đông Âu sụp đổ cách đây hơn hai thập kỷ, cứ đến dịp mồng 7 tháng 11 dương lịch là truyền thông trong nước và quốc tế lại có nhiều bài nhận định, đánh giá về sự kiện lịch sử quan trọng này.

Từng có cơ hội được làm nghiên cứu sinh tại bộ môn Quan hệ Kinh tế Quốc tế của một trong những “lò đào tạo” khoa học Kinh tế hàng đầu của Liên Xô thời đó là Trường Kinh tế Quốc dân mang tên Plekhanov, lại trùng vào giai đoạn giáo sư chủ nhiệm bộ môn là TS Ruslan Imrannovich Khasbulatov - sau này giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Liên Bang Nga, thời xảy ra những biến cố dẫn đến việc Liên Xô tan rã, và kể cả sau khi giáo sư từ bỏ “chính trị bẩn thỉu“ (nguyên văn lời GS Ruslan Khasbulatov) để “về vườn”, tiếp tục dạy học nên tôi có nhiều dịp được trao đổi và tranh luận thẳng thắn, được nghe những ý kiến riêng tư của giáo sư về những vấn đề thời cuộc của nước Nga và quốc tế.

Năm 1993 giáo sư có viết lời tựa đề cho cuốn chuyên khảo của tôi về mô hình phát triển kinh tế Hàn Quốc. [1]

Hơi khác với những đánh giá nghiêng về chính trị, mang mầu sắc của “thuyết âm mưu” có xu hướng kết tội ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô, đứng đầu là TBT Gorbachev đã xa rời các đảng viên trung kiên và quần chúng, thậm chí đã “phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lê v.v… dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống các nước XHCN, Khasbulatov lại cho rằng bên cạnh các lý do trực tiếp liên quan tới sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô thì nguyên nhân sâu xa và bao trùm vẫn chính là những khuyết tật mang tính hệ thống của thể chế chính trị - kinh tế - xã hội Xô Viết.

Điều mà trước đây ít ai ngờ tới là các khẩu hiệu “giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác- Lê nin” và “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” mà ĐCS Liên Xô lấy làm phương châm hành động về thực chất lại che đậy những toan tính chiến lược nhằm xác lập và củng cố vị thế lãnh đạo thế giới của Liên Xô với thành phần nòng cốt là dân tộc Nga. Chậm chân hơn các quốc gia Tây phương trong tiến trình phát triển để vươn lên vị trí toàn cầu, nước Nga đã chọn cho mình một lối đi riêng: lấy chủ nghĩa Mác – Lê làm nền tảng tư tưởng để tập hợp quần chúng vô sản đói khổ đang hình thành đông đảo ngay tại nước Nga Xa Hoàng và trên toàn thế giới khi mà CNTB đang trong thời kỳ tích lũy tham lam nhất của nó. Phong trào cộng sản nhờ đó đã thu hút được hàng triệu quần chúng và trở thành một lực lượng hùng mạnh trong thế kỷ XX.

Quốc hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, cướp lại của cải từ người giàu để tập trung nguồn lực vật chất trong tay nhà nước và thực hiện mô hình XHCN toàn trị (độc đảng chính trị lãnh đạo toàn diện xã hội, kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, phi thị trường …) trong mấy chục năm đầu tiên đã tạo nên bước nhảy vọt ngoạn mục khiến nhiều người cho rằng Liên Xô sẽ vượt Mỹ. Tuy nhiên ngay tại chân đế của tượng đài Xô Viết đã có những vết nứt mang tính cấu trúc cảnh báo một sự sụp đổ khó tránh khỏi.

Bước phát triển vượt bậc của Liên Xô trong mấy chục năm sau Cách mạng tháng 10 có liên quan đến cơ chế huy động mọi nguồn lực xã hội bằng sức mạnh chuyên chính của nhà nước toàn trị đồng thời sử dụng “ lợi thế thông tin” của người đi sau. “Lợi thế“ ở đây chính là thông tin về mô hình chuyên môn hóa sản xuất, phân bổ nguồn lực vào những ngành công nghiệp có năng suất cao nhất mang lại tỷ lệ tăng trưởng cao. Có điều là những thông tin này không bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế Liên Xô mà lại là từ các nước Phương Tây phát triển, nơi mà kinh tế thị trường tự do với tính đa dạng và năng động dưới tác động của quy luật “ bàn tay vô hình” Adam Smith kết hợp với động lực sáng tạo cá nhân theo lý thuyết tiến hóa của Schumpeter hình thành nên.

Kinh tế thị trường (được hiểu như điều kiện đủ) đóng vai trò phòng thí nghiệm khổng lồ nơi mà các phương pháp tổ chức kinh doanh, công nghệ, kỹ năng, trình độ học vấn và hệ thống nghiên cứu & phát triển …(được hiểu như các điều kiện cần) liên tục kết hợp, cạnh tranh khốc liệt để hoàn thiện và cho ra đời những đổi mới cơ bản trong quá trình tiến hóa.

Liên Xô từng tự hào có một nền giáo dục tiên tiến, các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại cùng đội ngũ các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đầu ngành. Tuy nhiên Liên Xô vẫn không tạo ra những đổi mới cơ bản mang tính tiên phong về công nghệ và kinh tế cho dù quốc gia này đã bắt kịp các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến của Phương Tây trong những năm 50- 60 thế kỷ trước. Ngay cả trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng mặc dù đạt được những thành tựu đột phá vượt trội nhưng do thiếu tư duy thị trường nên Liên Xô không thành công trong việc thương mại hóa nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nguyên nhân chủ yếu là Liên Xô thiếu nền kinh tế thị trường ví như thiếu điều kiện đủ trong khi lại đang sở hữu một nguồn dồi dào các điều kiện cần. Kết cục là nền kinh tế Liên Xô muốn phát triển lại phải dựa vào thông tin định hướng từ phương Tây một cách thụ động.

Thái độ thụ động đó có lẽ phần nào giải thích vì sao vào thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX, sau Cách mạng tháng 10, khi mà làn sóng thứ 3 của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Hoa Kỳ và Châu Âu tạo ra “ thời đại của điện và thép” thì Lê nin đã đưa ra công thức bất biến “ CNCS = Chính quyền Xô Viết + Điện khí hóa toàn quốc”

Các lý thuyết gia Xô Viết đã mắc một sai lầm lớn khi họ nhìn nhận rất cứng nhắc về quá trình chuyên môn hóa sản xuất và cho rằng phát triển điện, thép và các ngành công nghiệp nặng là bất biến, vĩnh viễn như một giáo điều. Sự xơ cứng trong tư duy phát triển này cũng là tất yếu khi bản thân Liên Xô không chấp nhận yếu tố thị trường, đồng nghĩa với việc chặn cửa tinh thần sáng tạo công nghệ và động lực kinh doanh làm giàu cho bản thân và xã hội của quảng đại quần chúng.

Cũng cần nhớ lại rằng Microsoft hay Apple khởi đầu từ những chàng trai trẻ rỗng túi nhưng chứa chan tinh thần kinh doanh sáng tạo và quyết tâm chinh phục thế giới chứ không phải là những viện nghiên cứu hay trường Đại học đồ sộ.

Khi tự nền kinh tế Liên Xô không có khả năng nhìn xa và luôn bị lệ thuộc vào thông tin từ Phương Tây thì “lợi thế của người đi sau“ sẽ chấm dứt vào giai đoạn Liên Xô đã bắt kịp thậm chí vượt phương Tây về sản lượng điện, thép và ngũ cốc…

Trong khi Liên Xô vẫn tiếp tục phân bổ nguồn lực vào các ngành công nghiệp nặng truyền thống với điện, thép,… thì phương Tây đã âm thầm thúc đẩy làn sóng thứ 4 của cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra “thời đại của ô tô và hàng không” với các sản phẩm ô tô, Polime hóa dầu, tự động hóa… rồi làn sóng thứ 5 tạo ra “thời đại của thông tin liên lạc” với các thiết bị
điện tử, máy tính, internet và công nghệ sinh học, Nano...

Vào những năm cuối của mình Liên Xô không hề thiếu vốn, số liệu cho thấy vốn cố định tăng trung bình khoảng 7,6% /năm trong thời kỳ 1960-1981, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 3,6% ở Hoa Kỳ và 3,4% ở Anh. Trong giai đoạn 1983-1987 con số này tiếp tục tăng khoảng 5,8% / năm. Tuy nhiên hiệu suất vốn của các ngành kinh tế công nghiệp nặng truyền thống lại giảm liên tục 3,5 % mỗi năm trong giai đoạn 1960-1981 và 3,8% mỗi năm giai đoạn 1983-1987, đó là tốc độ giảm mạnh nhất trong số các nước phát triển khác trong cùng giai đoạn. [2] Nhận định hợp lý ở đây là Liên Xô đã định hướng sai cho các luồng đầu tư do những thất bại của thông tin kinh tế từ trung ương.

Hiệu suất sử dụng vốn giảm dẫn tới sự tụt dốc tỷ lệ tăng trưởng vào cuối những năm 80. Nếu những năm 60 tỷ lệ này là 5,1% thì những năm 70 xuống còn 3,7% ; giảm tiếp 2% trong những năm 80 và vẫn tiếp tục giảm sau đó... [2]

Sự tụt hậu và mất phương hướng của Liên Xô bắt đầu từ khi mà mọi nỗ lực “tái cơ cấu nền kinh tế“ đều thất bại do sự sáng tạo của các cá thể và doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản thúc đẩy năng suất sau hơn 70 năm phát triển phi thị trường đã bị tê liệt. Hơn thế nữa cơ chế giá là biện pháp điều phối duy nhất các nguồn lực lại không được thiết lập theo đúng cơ chế thị trường mà vẫn bị tư duy chính trị và bộ máy hành chính quan liêu, tham nhũng chi phối nặng nề.

Nếu luận điểm của Lê Nin về cuộc chiến ai thắng ai giữa CNXH và CNTB dựa trên cơ sở so sánh năng suất lao động thì xu thế thất bại của Liên Xô đã rõ từ những năm 80.

Thiết nghĩ cũng cần nói thêm ở đây về bộ máy hành chính quan liêu trong nền kinh tế Xô Viết.

Trong nền kinh tế Phương Tây, một cách tự phát đã hình thành hàng trăm năm nay một hệ thống các tổ chức muôn màu, muôn vẻ có chức năng thực hiện những giao dịch phục vụ cho thị trường nhằm hỗ trợ quá trình chuyên môn hóa. Ví dụ như các hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ, hậu cần Logistic, các tổ chức tín dụng, chứng khoán, tư vấn pháp luật, kinh doanh, tư vấn tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng, môi giới thương mại, đăng ký bảo hộ sở hữu tác quyền v.v…Khu vực dịch vụ phục vụ giao dịch thị trường này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn nên được ví như “hạ tầng cơ sở mềm” (Soft Infrastructure) của nền kinh tế thị trường. Tại Hoa Kỳ khu vực này năm 1970 đã chiếm hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội với số việc làm tăng liên tục từ 26% lực lượng lao động vào năm 1940 lên 43% vào năm 1990. Trong khi đó lao động sử dụng trong khu vực dịch vụ của Liên Xô (chủ yếu là y tế, giáo dục và thương nghiệp) chỉ chiếm 10% tổng lao động. [2]

Trong nền kinh tế Xô Viết hoạt động theo kế hoạch tập trung, phi thị trường thì khu vực dịch vụ này có ít cơ hội phát triển. Phần lớn các giao dịch trong nền kinh tế đều thông qua mệnh lệnh chỉ huy phát ra từ các cơ quan hành chính được hình thành theo nguyên tắc ngành và lãnh thổ. Nền kinh tế càng có quy mô lớn với những mối tương tác và giao dịch tăng với cấp số nhân thì bộ máy hành chính điều hành các giao dịch theo phương thức tập trung lại càng cồng kềnh và mang tính quan liêu nặng hơn. Thực tế này chẳng khác gì hình ảnh một tòa lâu đài đồ sộ nhưng lại được xây trên nền móng hẹp, nó khác hẳn với nền kinh tế thị trường phát triển cao ở Phương Tây sở hữu hạ tầng cơ sở mềm vững chắc là khu vực dịch vụ phục vụ thị trường phong phú, đa dạng và hiệu năng cao.

Xét cho cùng thì ngăn cấm thị trường cực đoan kiểu mô hình Xô Viết quan liêu bao cấp là một biểu hiện đặc trưng của chiếm đoạt quyền tự do, dân chủ trong kinh doanh và lựa chọn cơ hội mưu sinh cũng như thể hiện năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân theo nguyên lý tiến hóa. Nếu kết hợp với những nhận định mang mầu sắc chính trị về sự suy thoái của ĐCS Liên Xô do nguyên tắc “tập trung dân chủ” trên thực tế luôn biến tướng thành “có tập trung nhưng mất dân chủ” thì rất tự nhiên một câu hỏi sẽ được nêu ra: “vậy thì phải chăng hệ tư tưởng Mác – Lê, nền tảng của mô hình Xô Viết chính là một khiếm khuyết mang tính hệ thống vì nó mất dân chủ và ngăn cản sự tiến hóa như mọi chế độ toàn trị khác trong lịch sử?”.

Và bánh xe lịch sử vẫn lừng lững đi tới nghiền nát tất cả những vật cản trên con đường tiến hóa của nhân loại.

Thực tế đã cho thấy khi ngọn cờ Mác-Lê và vô sản không còn giúp ích cho Liên Xô và người Nga giành vị thế lãnh đạo thế giới nữa thì những đại diện tinh hoa của họ như Gorbachev, Elxin và Putin đã từ bỏ nó để quay về với chủ nghĩa dân tộc Nga vĩnh hằng và bất biến.

Nói họ đã “phản bội” chủ nghĩa Mác – Lê có lẽ là hơi hồ đồ vì người ta chỉ kết tội phản bội mục tiêu và lý tưởng chứ không ai bị kết tội phản bội cái công cụ để đạt mục tiêu cả.

Thăng long – Hà nội 12/11/2013
Để ghi nhận ngày Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam

Phạm Gia Minh

(còn phần 2 và 3)
____________________________
[1] Phạm Gia Minh, Okrut. Z.M “Mô hình phát triển kinh tế Hàn Quốc“, NXB Tài chính-Thống kê, Moscow 1993. (Tiếng Nga).
[2] Li Tan. “Nghịch lý của chiến lược đuổi kịp. Tư duy lại mô
hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước”. NXB Trẻ 2008.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-11-13

Anh hùng Nguyễn Văn Bé !?

Nguyên Anh (Danlambao) - Anh Nguyễn Văn Bé là một người nổi tiếng… Các danh hiệu anh đạt được trong chiến tranh chống Mỹ với các thành tích vô cùng oanh liệt được đám tuyên giáo từ xửa từ xưa ca tụng cho đến ngày nay, cá biệt còn có nhạc nô chế độ tên Huy Du sáng tác ca khúc Xin khắc tên anh trên vách đá chiến hào, tiếc thay bài hát trên không được ban tuyên láo phổ biến rộng rãi và cấm hát sau đó không lâu!
Trong quân sử của CSVN cũng đầy mâu thuẫn (vì xạo nguyên hệ thống nên mạnh ai nấy láo) cho nên có đến hai giả thuyết về nhân vật này!
Giả thuyết thứ 1: Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang,
Về những chiến công và danh hiệu của dũng sỹ Nguyễn văn Bé đạt được:
- Huân chương chiến công Giải Phóng hạng nhì
- Chiến sỹ thi đua hai năm liền 1965-1966
- Dũng sỹ diệt Mỹ cấp ưu tú
- Huân chương Quân Công Giải Phóng hạng 3
- Anh Hùng lực lượng vũ trang Nhân dân
Sống sau chiến tranh và từ trần ngày 24/3/2002
Giả thuyết thứ 2:
“Theo tuyên truyền từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở Châu Thành, Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961, Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên dương Anh hùng khi làm đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một.

Về qua trình chiến đấu của Nguyễn Văn Bé có nhiều mâu thuẫn. Một nguồn cho rằng năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. [1]
Ở giả thuyết này anh Nguyễn Văn Bé chết ngắc và đã trở thành thương binh liệt sỹ!
Mìn M18A1 [2].
để nhớ ơn anh đảng, chính phủ, quân đội nước thiên đường đã ghi tên anh vào quân sử, ngoài ra tên anh còn được đặt cho một con đường tại thị xã Long Khánh nhưng tiếc thay có lẽ người dân họ biết hết sự thật về anh cho nên đã đổi tên khác, ngoài ra tên anh còn đặt cho một trường học tại Sài Gòn. (!/trường của người hùng chiến tranh/!). Lý lịch anh kể cũng hay, chỉ có những nhân vật hư cấu mới có thể có nhiều nguồn tin khác nhau nói về anh: Chết trong chiến tranh và tin thì nói anh còn sống vì chung quy anh… có thật đâu mà sống với chả chết!
Chúng ta cùng lật lại quân sử về thành tích trước lúc hy sinh của anh ra mổ xẻ xem nào:
Mìn Claymore là một loại mìn cấu tạo được thiết kế đặc biệt dùng để chống các cuộc xâm lấn biển người, được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng trong chiến tranh, thân mìn nhồi thuốc nổ C-4 trong có chứa nhiều viên bi dùng để gây sát thương cao cho quân địch thì ở đâu anh Bé lại có, và điều láo dã man nhất của ban tuyên láo khi cho rằng anh Bé đã dùng mìn Claymore đập xuống đất gây tử thương 69 binh sỹ!
Nguyễn Văn Bé cầm tờ báo Tiền Phong [3].

Tiếc cho ban tuyên láo, quả mìn Claymore chỉ phát nổ khi được kích bằng điện và cho dù có đập, rớt, quăng, liệng nó xuống thì vẫn… không phát nổ! Hãy nhìn cuộn dây điện đính kèm theo hình để xác tín cái láo của bộ máy tuyên truyền CS. Như vậy đã rõ, cái truyền thuyết Nguyễn văn Bé chỉ là một nhân vật hư cấu chủ yếu dùng để tuyên truyền lôi kéo, xách động các chiến sỹ đội mũ tai bèo say máu lập công diệt giặc.
Thế nhưng nói anh Bé là một nhân vật không thật thì lại càng… không khả thi khi nguồn tin từ phía đồi diện, quân đội VNCH cho biết anh đã bị bắt sau đó đầu hàng và không hề có cái chuyện anh đập quả mìn xuống đất tiêu diệt giặc thù (có đâu mà đập!). Sau đó anh tuyên bố trước cơ quan truyền thông miền Nam thời đó về sự đầu hàng của mình!
Như vậy nước Việt Nam chúng ta có bao nhiêu anh hùng Nguyễn Văn Bé nhỉ? Một anh chết già năm 2002 nhưng chôn ở đâu thì không ai biết, một anh hy sinh tại chỗ không tìm được xác vì anh đập mìn thì thịt thà cá mắm văng tung tóe… còn đâu mà tìm, còn một anh Bé tay ôm tờ báo Tiền Phong tại miền Nam xác tín đích thị là mình thì sao?
Nguyễn Văn Bé và gia đình
Với cái cách tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội thì ai cũng biết chuyện tào lao về anh chỉ là láo từ đầu đến cuối, những anh hùng của đảng nhiều lắm, lấy đấu mà đong còn không hết nói gì một anh hùng Nguyễn văn Bé (xạo).
Khả năng cho đến giờ nay anh Bé năm xưa chưa lên tiếng vì có lẽ anh vẫn còn ở trong nước, anh không thể nào cất tiếng nói lên sự thật vì điều đó đồng nghĩa với cái chết bất đắc kỳ tử do các cục, vụ an ninh VN gây ra khi họ cảm thấy anh nguy hiểm cho cái bộ mặt giả dối của mình! Và huyền thoại Nguyễn văn Bé vẫn tiếp tục sống trong một xã hội của sự dối trá lên ngôi, ngôi trường mang tên anh vẫn đông vui nhộn nhịp.
Vì có sao đâu, không tên Bé thì cũng đâu thiếu gì những anh hùng khác của đảng nhảy vào thế mạng, chung quy cũng nhờ cái ơn mưa móc của đảng cho nên người dân chúng ta mới có cái ban tuyên láo, một bộ phận cần thiết của các chế độ độc tài CS. 
Tại đó tất cả chỉ chuyên nói Láo mà không hề biết nói Thật!
Và bọn chúng vẫn nói ra rả hàng ngày về các mệnh đề láo trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng độc quyền nhằm ru ngủ và đầu độc đầu óc người dân về một thiên đàng không bao giờ tới…
Nguyên Anh
  (DLB)
 

Chánh án bị làm nhục ngay tại tòa

Phiên-tòa-xử-Lê-Hiệp

Được chánh án tiếp, giải thích về việc kê biên đất đang tranh chấp nhưng đương sự không đồng tình. Cho rằng chánh án chỉ đạo thẩm phán làm chuyện tiêu cực, đương sự lấy quần trùm lên đầu người có chức vụ cao nhất ở tòa. Sau đó nữ đương sự này lôi ông ra ngoài, hô lớn cho nhiều người xem…

Ngày 7.11, nguồn tin riêng của Báo điện tử Motthegioi.vn cho biết Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định vừa hoàn tất cáo trạng, tống đạt cho bị can Nguyễn Thị Xuân Đào, nhà ở đường Tô Hiến Thành, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định. Bà Đào bị truy tố vì tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự.

Hồ sợ vụ án xác định bà Nguyễn Thị Xuân Đào là đương sự (bị đơn) trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn thụ lý. Trong lúc tòa đang giải quyết thì cuối tháng 8.2013, bà Đào chuyển nhượng đất và nhà cho người khác.

Ngay khi nhận đơn yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản đang tranh chấp.

Do không bán được nhà đất nên bà Đào đến Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn để gặp thẩm phán. Tại đây, do thẩm phán thụ lý vụ việc đi vắng nên bà Đào được ông Trương Quốc Dũng, Chánh án, mời vào phòng làm việc và giải thích về việc kê biên.

Sau đó, cho rằng ông Dũng chỉ đạo cấp dưới làm thiệt hại cho mình, có dấu hiệu tiêu cực nên bà Đào lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án.

Mọi việc trở nên phức tạp hơn khi nữ đương sự này kéo ông Dũng ra ngoài hành lang và la to cho nhiều người nghe thấy.
Theo Motthegioi.vn

Dễ “mù” trước giá mắt kính sỉ, lẻ

SGTT.VN - Hầu hết các cửa hàng mắt kính đều xuất hiện ở những vị trí đắc địa như các ngã tư, những trục đường lớn như Nguyễn Kiệm, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Trường Chinh... Là loại mặt bằng giá cho thuê hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng, nếu kinh doanh không lãi “khủng” thì khó bù chi phí.
Giá bán lẻ gấp hơn chục lần giá mua sỉ là chuyện phổ biến ở thị trường mắt kính.

“Bán lẻ giá sỉ, giảm giá hết cỡ, hàng xịn giá rẻ, không đâu rẻ hơn, ở đâu rẻ hơn trả lại tiền…” là những khẩu hiệu quảng cáo đang ở một số các cửa hàng kính có quy mô lớn. Chủ cửa hàng kính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, bĩu môi: “Bán kính nhiều năm nên tôi biết đó chỉ là khẩu hiệu tiếp thị của một số nơi nhằm thu hút khách. Họ bán một thời gian ngắn rồi chuyển chỗ khác ngay”.

Còn chủ một cửa hàng kính ở đường Cách Mạng Tháng Tám nói: “Kính tiệm của em bán đảm bảo giá thấp, bán theo giá sỉ. Những tiệm khác cũng có kính giống kính tiệm em nhưng là hàng nhái rất nhiều, giá bán thấp hơn, chất lượng gọng và tròng kính sẽ không đảm bảo xài lâu được”. Với cách giải thích như vậy thì sẽ không có chỗ nào “bán rẻ hơn” để phải “trả lại tiền”.

Thử đi chợ kính

“Một triệu thì hơi quá, nhưng chiếc kính này chị mua về rồi bán lại với giá năm bảy trăm ngàn đồng thì em chắc chắn với chị vẫn có người mua”, cô bán hàng ở sạp kính K.C chợ Kim Biên quả quyết như vậy. Đó là chiếc kính thời trang hiệu Chanel, nếu mua sỉ sẽ có giá... 75.000 đồng.

Sẵn vui chuyện, tôi lôi chiếc kính được giới thiệu là hàng của Hàn Quốc, mua với giá 500.000 đồng ở một cửa hàng kính trên đường Cách Mạng Tháng Tám: “Chiếc này ở đây giá bao nhiêu?” Cô liền lục trong đống kính ở sạp một chiếc giống y chang rồi trả lời: “Đúng chiếc này rồi, 60.000 đồng”.

Tưởng tôi là người đi mua kính về bán thật. Cô bán kính lôi ra hàng loạt mẫu kính thời trang, kính thuốc với đủ loại hiệu như Rayban, Gucci, Chanel, Dior… nhiều loại có chữ Trung Quốc rồi giảng giải cho tôi một hồi về cách kinh doanh kính sao cho có lời. “Chị cứ lấy thử mỗi thứ vài mẫu về bán đi. Em bảo đảm những mẫu này là những mẫu đang bán chạy nhất ở những cửa hàng kính trong thành phố. Nhiều tiệm kính lớn hay thương lái ở chợ An Đông đều đến lấy hàng ở đây, chị không lầm đâu”, cô thuyết phục. Chỉ tay hỏi chiếc kính trong hộp có giá 1 triệu đồng hiệu Gucci, made in Italy, tôi hỏi: “Cái này mắc quá mua về bán bao nhiêu thì được em?” Cô cười lém lỉnh rồi nói: “Giá trong hộp là giá bán lẻ nhưng nếu chị mua mười cái trở lên em để giá hữu nghị 110.000 đồng. Có rất nhiều loại, nhiều mẫu mã giá thấp nhất là 13.000 đồng, nếu mua số lượng nhiều có thể giảm nữa”.

Sau 15 phút quan sát ở các sạp kính kế bên, sạp nào cũng đông khách và người nào cũng trên tay vài bịch kính đem về.

Từ giã cô bán kính ở chợ Kim Biên, tôi ghé vào một số hiệu kính trên đường Châu Văn Liêm, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ. Nơi nào nhân viên bán hàng cũng nhiệt tình săn đón, giới thiệu hàng loạt mẫu mã, đủ loại nhãn hiệu, giá nào cũng có từ vài chục ngàn đến chục triệu đồng. Xuất xứ thì cũng rất “tuỳ hứng”. Cũng loại kính na ná nhau về kiểu dáng nhưng có nơi bảo Hàn Quốc, có nơi giới thiệu là Singapore, nơi thì Pháp, nơi thì Ý, Nhật... không biết đâu mà lần. Tuy nhiên, điểm chung là tôi luôn được thuyết phục mua kính thời trang với giá trên 400.000 đồng nhưng trên kính nhiều khi chẳng có tem nhãn, xuất xứ. “Với giá này thì tròng kính trong veo, đeo không nhức mắt, gọng kính chắc chắn, chất lượng tốt”, theo lời một nhân viên bán kính.

Siêu lợi nhuận

Bà Ngô Thị Thu Thuỷ (Ashley Ngo) – nhà phân phối kính AR Group JSC, từng có thâm niên nhiều năm trong ngành kính, cho biết: “Kính nhái hàng hiệu xuất hiện tràn lan trong các cửa hàng lớn, người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với hàng thật, khó mà phân biệt được. Một số cũng có dán tem, nhưng tên tùm lum, không xác định được thật giả. Trong một lần đi khảo sát thực tế, tôi phát hiện một cửa hàng kính trên đường Lê Thánh Tôn, giá thật của chiếc kính chỉ khoảng 100.000 đồng, nhưng người bán niêm yết với giá 2 triệu đồng”. Giá kính vô chừng, giá nào cũng có thể bán được và nếu có giảm 50% vẫn có lời.

Tâm lý người tiêu dùng thích mua kính tại các cửa hàng lớn vì họ nghĩ rằng sẽ mua được đúng hàng, đúng giá nhưng nhiều lúc chỉ mua được sự an tâm về mặt tâm lý. Cũng theo bà Thuỷ, một khách hàng đã mua kính với giá 8 triệu đồng ở một cửa hàng bán kính chính hãng, nơi công ty bà phân phối. Sau một thời gian sử dụng vị khách bị lở loét tai, khi xác minh bà phát hiện tròng kính là hàng của công ty thật nhưng gọng là hàng giả (nhái tem). Vị khách sau đó đã được cửa hàng trả lại tiền với lời năn nỉ đừng làm lớn chuyện. Ngọc Hoài
 

Vai trò của Việt Nam trong khối ASEAN

Vào năm 1988, một năm trước khi khối Liên Xô cũ sụp đổ, Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 đã thông qua nghị quyết “hợp tác, kết giao với nhiều bạn bè và ít kẻ thù hơn”. Chính vì thế trong năm 1992, Việt Nam đã bày tỏ ý định muốn gia nhập khối ASEAN để sau đó chính thức trở thành thành viên của ASEAN vào tháng 7 năm 1995.

BRUNEI ASEAN SUMMIT

Vịệc gia nhập khối ASEAN đã mang ý nghĩa về xã hội, chính trị, kinh tế và an ninh quan trọng đối với Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hoàn thành một khối thống nhất ở khu vực Đông Nam Á và tạo ra một môi trường thuận lợi trong mục tiêu phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc gia nhập ASEAN đã gia tăng vị thế hình ảnh của Việt Nam đối với các nước trên thế giới, dẫn đến tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia hơn, đặc biệt là hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã làm việc chăm chỉ để đảm bảo nền hòa bình, hòa giải giữa các quốc gia Đông Nam Á vốn đã từng bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh.

Việt Nam là quốc gia Đông Dương đầu tiên tham gia khối ASEAN. Bước đi của Việt Nam đã giúp chấm dứt cuộc đối đầu giữa Đông Dương và khối ASEAN. Việt Nam cũng đã giúp các nước trong khối ASEAN trở thành đối tác với các nước lớn ngoài khu vực như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu.

Việt Nam cũng dẫn đầu các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Ngay sau khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt nam đã ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân khu vực châu Á (Treaty on the Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone) và là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum).

Nhưng một trong những bước đi quan trọng của Hà Nội trong việc hướng tới ổn định khu vực xoay quanh vụ tranh chấp Biển Đông. Việt Nam và Philippines đã có những nỗ lực liên tục để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN, bảo đảm các cuộc xung đột được giải quyết trên tinh thần cùng nhau hợp tác và phát triển.

Ngoài ra, Việt Nam đã thể hiện sự hỗ trợ liên tục để xây dựng Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông, Nguyên tắc Sáu điểm của ASEAN về Biển Đông, và sớm đi tới kết luận của Bộ Quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông. Việt Nam kêu gọi giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sơ các công ước luật quốc tế và Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 – bao gồm các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

Từ lúc gia nhập ASEAN cho tới thời điểm hiện tại, mối quan tâm của Việt Nam trong khối đoàn kết khu vực này không chỉ giới hạn ở các vấn đề an ninh, các lãnh đạo đang nỗ lực huớng tới một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community).

Hơn nữa, sau khi gia nhập nhóm trong bối cảnh cuộc khủng hoàng tài chính châu Á, Việt Nam ngay lập tức trở thành một trong những thành viên quan trọng trong các hoạt động kinh tế của tổ chức. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1998, nhấn mạnh các giải pháp cụ thể cho nền kinh tế khu vực đang bị tổn thất nặng nề. Điều quan trọng hơn là ASEAN đã thông qua Kế hoạch Hành động của Hà Nội, trong đó có những đề xuất nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực tiểu vùng.

Trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam một lần nữa xem xét lại và thông qua Tuyên bố của Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuyên bố này khẳng định lại cam kết của ASEAN để đưa Campuchia, Lào, Miến Điện và Việt Nam vào các vai trò kinh tế chính của ASEAN, xác định bốn lĩnh vực ưu tiên cải cách kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thông tin, truyền thông, công nghệ, phái triển nguồn nhân lực và hội nhập kinh tế khu vực.

Bên cạnh các nỗ lực để thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam cũng đã thực hiện những thay đổi quan trọng trong nước để hòa nhập hơn nữa với nhóm các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã từng bước tái cấu trúc bộ máy hành chính để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Một năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã dẹp bỏ và tổ chức lại bộ máy quan liêu bằng cách tạo ra một Ủy ban Quốc gia ASEAN mà đứng đầu là Phó Thủ tướng. Cơ quan này có trách nhiệp phối hợp với tất cả các tổ chức hợp tác với ASEAN và các cơ quan liên kết với ASEAN. Chính phủ cũng đã thành lập Ban ASEAN trong Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Những thành công và nỗ lực trên đã được phản ánh qua các bản báo cáo phát triển thương mại Việt Nam–ASEAN. Louis Taylor, Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartred tại Việt Nam, Lào, Campuchia đã lập luận rằng, “ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, chiếm tới hơn 10% tổng kim cạch xuất khẩu của cả nước và trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai cho đất nước, chiếm tới hơn 20% tổng sản phấm nhập khẩu của quốc gia này”.

Việt Nam vẫn tiếp tục cam kết là thành viên của ASEAN kể từ khi nước này gia nhập vào năm 1995 và ý tưởng về một cộng đồng ASEAN ngày càng được chấp nhận vào từ hệ thống chính trị của Việt Nam. Việt Nam đang bắt đầu tích hợp hơn nữa với cộng đồng quốc tế, và hợp tác với ASEAN sẽ luôn là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này.

Sadhavi Chauhan, EAF
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
* Sadhavi Chauhan là nghiên cứu viên Observer Research Foundation, có trụ sở tại New Delhi.
 
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Hà Tường Cát - Chỗ yếu của công kỹ nghệ Trung Quốc

Trên khắp thế giới hiện nay, hầu hết những món hàng đều thấy hàng chữ “Made in China”. Điều ấy có thể khiến người ta nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ dễ dàng tiếp tục phát triển mạnh và nhanh. Nhận định ấy quá đơn giản bởi vì thực tế Trung Quốc đang phải đương đầu với nhiều vấn đề nảy sinh do từ ngay tình trạng phát triển của họ. 
Những chiếc xe Hyundai xuất xưởng của liên doanh Hyundai/Beijing Automotive Industry ở Bắc Kinh. Kỹ nghệ xe hơi Trung Quốc không tự phát triển được và ngay dân chúng Trung Quốc cũng chỉ ưa chuộng xe của các hãng ngoại quốc. (Hình: Tomohiro Uhsumi/Bloomberg via Getty Images)

Từ 3 thập kỷ vừa qua, khi giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vứt bỏ chủ thuyết Mao để thay thế bằng chủ nghĩa tư bản Tây Phương mà họ gọi một cách hoa mỹ là “chủ nghĩa xã hội theo đường hướng Trung Quốc”, Trung Quốc đã dần dần tiến lên tới vị trí cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới, vượt qua Nhật Bản và chỉ còn kém Hoa Kỳ. 

Bằng hoạt động xuất cảng hay gia công sản phẩm cho những công ty ngoại quốc, Trung Quốc tích lũy được một ngân khoản ngoại tệ khổng lồ và trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ. Qua giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu Hoa Kỳ cũng như Âu Châu phải chật vật mới trở lại được mức tăng trưởng kinh tế khiêm nhượng trên dưới 2.0% thì Trung Quốc vẫn còn duy trì được ở mức 7% dù rằng như thế là đã sút giảm nhiều so với mức trên 10% liền trong hai thập kỷ trước,
Tuy nhiên nhìn kỹ thì thấy nền công kỹ nghệ Trung Quốc dù có thể sản xuất được tất cả mọi thứ, nhưng thiếu sáng tạo được ra nhiều sản phẩm riêng, có giá trị xác định vai trò và vị trí cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế. Công nghiệp Trung Quốc hầu hết mới chỉ là tập hợp của những xưởng lắp ráp cho các công ty nước ngoài hay những sản phẩm sao chép của nước ngoài. Nhiều máy tính bảng iPads của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc nhưng Trung Quốc chưa chế ra được những sản phẩm riêng có tầm mức ảnh hưởng rộng lớn như iPads. Hãng điện tử khổng lồ Lenovo đưa ra những sản phẩm rẻ tiền hơn nhiều hãng khác trên thế giới, nhưng mặt hàng của họ cũng chỉ là desktops, labtops, tablets hay smartphones đã quen thuộc, chưa có sáng kiến mới mẻ độc đáo nào khác.

Yếu kém căn bản ấy kết hợp với những khó khăn nảy sinh từ hoàn cảnh kinh tế xã hội biến chuyển trong cũng như ngoài nước, sẽ tới một lúc là trở lực cho sự phát triển của Trung Quốc khi họ buộc phải có đủ khả năng cạnh tranh với các quốc gia giầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu cũng như những quốc gia đang thăng tiến như Ấn Độ, Brazil. 

Sự cải tổ nền kinh tế Trung Quốc do đó phải bao gồm hai lãnh vực chính: cơ chế hoạt động và sự phát triển sáng tạo. Người ta cho rằng kỳ 3 Đại Hội Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc họp trong 4 ngày từ Thứ Bảy 9 tháng 11 sẽ đưa ra những cải cách về chính trị, xã hội cũng như kinh tế đáp ứng những nhu cầu này. Nhưng như thông lệ của Đại Hội các đảng Cộng Sản, rất khó có thể trông đợi chuyện gì rõ ràng được quyết định qua những sinh hoạt này.

Theo tin của Tân Hoa Xã hôm Thứ Ba, bản thông cáo ngắn ngủi của Đại Hội nói rằng Trung Quốc sẽ cải cách sâu rộng và toàn diện nền kinh tế để bảo đảm là thị trường sẽ đóng một vai trò quyết định trong sự điều phối các nguồn tài nguyên quốc gia. Vai trò của thị trường đã thường được xác định là “căn bản” kể từ khi Trung Quốc quyết định áp dụng chính sách “kinh tế thị trường theo đường hướng xã hội chủ nghĩa” năm 1992 thời Chủ Tịch Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Chu Dung Cơ. 

Ba cải cách có tính “khai thông” là cải tổ thị trường tài chính, thị trường nhân dụng để cải thiện phúc lợi và cải tổ đất đai, đều chưa thấy được đề cập qua bản thông cáo này. Như nhiều quan sát viên đã dự đoán, Chủ Tịch Tập Cận Bình không cố gắng đẩy mạnh cải cách tới một mức có thể là phiêu lưu trong hoàn cảnh Trung Quốc dù có nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng hãy còn tương đối ổn định chưa cần những bước mạo hiểm. Trên tất cả, quyền sở hữu nhà nước vẫn được xác định là trụ cột của nền kinh tế.

Những chi tiết liên quan đến chính sách kinh tế rất hiếm trong bản thông cáo của Đại Hội để có thể giúp người ta hiểu được sẽ có những thay đổi như thế nào. Phóng viên BBC Celia Hatton tại Bắc Kinh nói rằng danh sách đầy đủ hơn về các thay đổi kinh tế và xã hội được dự kiến sẽ công bố trong những ngày tới hoặc tháng hay tuần tới.

Nói cách khác, tiến tới từng bước theo phương cách thực dụng, cuối cùng có lẽ sẽ là đường lối cải cách ở Trung Quốc hiện nay. Ngay cả giai đoạn cải cách của Đặng Tiểu Bình sau Đại Hội kỳ 3 khóa 11 năm 1978, cũng được thi hành theo nguyên tắc tuần tự chứ không phải là triệt để. Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường, khi viện dẫn tinh thần Đặng qua câu “sang sông phải biết đá”, có lẽ muốn xác định rằng cải cách bây giờ nếu không nhanh chóng vẫn sẽ mang đến chuyển biến quan trọng như thời Đặng. 

Riêng về tình hình kinh tế Trung Quốc hiện tại và tương lai, Michael Schuman trong một bài viết trên tạp chí Time số đề ngày 18 tháng 11 cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có 5 vấn đề phải đối phó:

Thứ nhất, lao động không còn rẻ. Dân Trung Quốc già đi nhanh chóng, hậu quả của chính sách gia đình một con, số công nhân chịu làm công việc buồn nản trong các giây chuyền sản xuất giảm xuống và công nhân có chuyên môn đòi hỏi được trả công khá hơn. Lương công nhân Trung Quốc trong 10 năm vừa qua đã tăng lên 5 lần tới khoảng $500 một tháng. Nhiều công ty nước ngoài trước đây tìm đến Trung Quốc để dùng lợi thế nhân công rẻ, bây giờ bắt đầu tìm đường rút đi. Một số công ty Mỹ chuyển sang Ấn Độ, nơi tiền lương công nhân rẻ hơn 75%. Ngay cả công ty Trung Quốc như hãng giầy Huajian cũng tìm đường đầu tư lập xưởng sản xuất ở Ethiopia, Phi Châu. Nhóm tư vấn Boston Consulting Group nhận xét là chi phí sản xuất tại Trung Quốc tới năm 2015 sẽ lên ngang bằng Hoa Kỳ, chưa kể những trở ngại khác về hiệu quả kinh tế như sự thiếu linh động về nguồn cung cấp và cơ hội trên thị trường do nơi sản xuất xa.

Thứ nhì, các công ty Trung Quốc thiếu kỹ năng. Ngoại trừ một số ít như Huawei, công ty sản xuất trang bị viễn thông, có giá trị cạnh tranh toàn cầu, nhiều công ty Trung Quốc không có đủ trình độ chuyên nghiệp. Geely, công ty chế tạo xe hơi ở Hàng Châu năm 2006 đã giới thiệu chiếc xe Trung Quốc đầu tiên tại hội chợ quốc tế xe hơi Bắc Mỹ tại Detroit, nhưng rồi sau đó Geely không thành công trong dự án xuất khẩu xe du lịch ra thị trường quốc tế. Nhà sáng lập công ty Li Shufu nhìn nhận rằng, xe của mình chưa đủ khả năng cạnh tranh với xe Mỹ, Nhật , Nam Hàn vì còn kém nhiều tính năng và vấn đề quản lý công ty không thích ứng với những cải tổ và tiến bộ mới cần phải có kịp thời. Tại Trung Quốc, khách hàng có khả năng mua xe vẫn chuộng các nhãn hiệu quốc tế như Chevy, Volkswagen, Hyundai kể cả xe của những hãng này lắp ráp tại Trung Quốc. Trong ngành đóng tàu biển, Trung Quốc đã vượt qua Nam Hàn tính theo tải trọng, nhưng các hãng Trung Quốc hầu hết đều chỉ chế tạo theo đơn đặt hàng và kiểu mẫu của các công ty ngoại quốc, họ chưa đạt tới trình độ áp dụng được những sáng kiến kỹ thuật mới như Nam Hàn.

Thứ ba, kỹ nghệ Trung Quốc cần có những phát kiến và sản phẩm mới. Việc này không dễ dàng vì đòi hỏi phải có tổ chức nghiên cứu và phát triển. Một trường hợp hiếm hoi như Tancent ở Thẩm Quyến là công ty đã sản xuất được nhiều thiết bị điện tử di động, có hệ chuyển tin WeChat rất phổ thông. Còn Xiaomi có thể cạnh tranh với Apple ở Trung Quốc bằng điện thoại thông minh giá rẻ nhưng thuộc vào thế hệ đã cũ từ 3 năm. Thủ Tướng Ôn Gia Bảo trước kia đã phàn nàn rằng “Sinh viên không chỉ học kiến thức, họ phải học cách hành động và vận dụng bộ não”. Sinh viên Trung Quốc nhiều người rất xuất sắc nhưng không ứng dụng được khả năng của họ vào thực tế. Songukrishnasamy, giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển của Honeywell ở Thượng Hải cho biết các kỹ sư Trung Quốc thường chỉ muốn làm cái gì được yêu cầu, họ không đề ra sáng kiến mới vì ngại nếu không thành công sẽ chịu trách nhiệm. Ông nói: “Sợ thất bại là một phần của văn hóa Trung Hoa”.

Điểm yếu kém thứ tư của kinh tế Trung Quốc là không tạo ra được những thương hiệu có tầm cỡ toàn cầu. Hãng điện tử Lenovo hay hãng sản xuất đồ gia dụng Haier là những tên được cả thế giới biết đến, nhưng thuộc số rất hiếm của Trung Quốc. Chi tiêu vào việc quảng cáo của các công ty Trung Quốc không đủ để thương hiệu của họ trở thành quen thuộc. Hơn nữa cũng do thực tế giới hạn về sáng tạo, Trung Quốc không có nhiều sản phẩm độc đáo hấp dẫn trên thị trường. Các hãng Trung Quốc chú trọng đến sản phẩm của họ hơn tới khách hàng cho nên dù sản phẩm tốt hơn nhưng khách hàng không tăng hơn. P.T. Black, chuyên viên về giới tiêu thụ ở Thượng Hải, nhận định: “Có một điểm yếu kém chung của các công ty mà tôi coi là thuộc về nhân tính, nghĩa là sự chú trọng tới người khác. Nếu không nhắm khách hàng là mục tiêu để hành đông thì không thể nào tạo nên một thương hiệu có giá trị quần chúng”. Dân Trung Quốc vẫn ưa chuộng những thương hiệu nước ngoài, từ giầy Adidas, Nike, thời trang Clairborne, Giovanni, tới cà phê Starbucks.

Cuối cùng là vấn đề quản trị điều hành. Để sửa chữa những khó khăn và yếu kém nói trên, cần tới một hệ thống quản lý điều hành đủ khả năng và linh lợi. Điều này không chỉ thuộc cục bộ các công ty mà còn đòi hỏi sự cải cách trong toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc trong đó các công ty quốc doanh vẫn chiếm phần khống chế khiến cho lãnh vực tư nhân phải cạnh tranh không vượt thoát xa hơn được. Nhân sự có khả năng quản lý điều hành không nhiều, mặc dù người Hoa vẫn có tiếng là giỏi về hoạt động kinh doanh, nhưng trong tình hình cạnh tranh toàn cầu hiện nay, mọi thứ đều thay đổi, sự khôn ngoan và kinh nghiệm cũ hàng trăm năm không đủ bảo đảm thành công.

Hà Tường Cát
(Người Việt) 

Không gian văn hóa tâm linh: Khoảng lặng cần thiết giữa lòng đô thị

Hiện nay ở các khu đô thị mới của Việt Nam hầu như khi quy hoạch đều thiếu hẳn phần không gian cho những kiến trúc tâm linh. Vậy, có nên quy hoạch không gian kiến trúc tâm linh trong các khu đô thị mới?
_D7N6149_resize
Không gian văn hóa tâm linh là nhu cầu không thể thiếu của mọi thời đại

Trước vấn đề này, một số kiến trúc sư và chuyên gia quy hoạch đô thị đã chia sẻ:

1. KTS Lữ Trúc Phương (tác giả của Nhà trăm mái, Trường dòng Don Bosco, quán cà phê Đường lên trăng – Đà Lạt): Nhu cầu không thể thiếu của mọi thời đại

Tôi ủng hộ việc quy hoạch kiến trúc tâm linh ở khu đô thị mới. Đó là một nhu cầu chính đáng của con người. Khi con người ta làm điều gì đó dối trá, độc ác thì trước trời đất, trước đấng tối cao tâm linh họ luôn biết sợ. Tôi thấy hầu hết các đô thị mới hiện nay ở Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn đã không hề có hoặc không để giành đất cho các công trình kiến trúc tâm linh. Tôi thiết nghĩ đó là do tầm nhìn hạn hẹp cũng như tính vị kỷ kinh tế ăn đong của các chủ đầu tư. Tôn giáo tín ngưỡng luôn là nhu cầu không thể thiếu ở mọi thời đại. Một đô thị mới nếu là đô thị giàu tính nhân văn phải giành đất cho nhu cầu này như giành đất xây trường học, siêu thị, nhà hát, sân vận động, vườn hoa…


2. Giáo sư Thái Quang Trung (Thành viên sáng lập Diễn đàn Môi trường Á –Âu của ASEM, Chủ tịch Green Word Holding): Giá trị văn hóa cốt lõi cần được bảo vệ

Gần như trong mỗi nền văn hóa đều có những giá trị cao cả nhất, đó là những giá trị mang tính tâm linh. Từ xưa không gian sống và định cư của mỗi cộng đồng đều mang tính linh thiêng, được chọn để bảo tồn tính hài hòa trong quan hệ giữa con người với thiên nhiên và đặc biệt tôn trọng sự uyên thâm của tạo hóa. Chính vì vậy đã có thuật phong thủy để chọn đất lành, dùng theo hướng gió, dòng nước, địa hình, địa thế, bố cục ngũ hành để có được một không gian sinh mệnh tốt nhất. Tại Việt Nam từ thời vua Hùng, những nguyên lý của phong thủy đã từng định hướng xây dựng các cung điện, đền thờ và qua các thời đại, gần như mọi công trình kiến trúc, đặc biệt kiến trúc tâm linh luôn là trung tâm nguyên lí phong thủy cho toàn vùng.

Nếu chúng ta nghiên cứu không gian sống của người Nhật thì chúng ta thấy ngay người Nhật tiến bộ rất xa về mọi mặt chất lượng sống, kết quả của phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, nhưng họ không thỏa hiệp trong thiết kế không gian sống và bảo quản không gian tôn thờ những giá trị tâm linh của dân tộc Nhật Bản.

Làng Yoshino, một địa danh của Nhật Bản đồng thời là di sản văn hóa thế giới, là một ví dụ điển hình của thiết kế tâm linh nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa cốt lõi của một dân tộc. Thủ đô Nay Phyi Taw của Myanmar cũng được quy hoạch theo những nguyên lý phong thủy đông phương và chùa Vàng Uppatasanti (Hòa Bình) được thiết kế theo đúng những nguyên lý của kiến trúc tâm linh. Đây là một kinh đô hoàn toàn được thiết kế và xây dựng mới trong một quy trình rút ngắn bắt đầu từ tháng 11.2005.

Trước đó kinh đô hành chính của Malaysia với tên Putrajaya cũng được hình thành theo một quy trình quy hoạch, thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc trên mà công trình kiến trúc nhà thờ hồi giáo là một điểm nhấn trung tâm.
Nhat ban
Một ngôi chùa ở làng Yoshino, Nhật Bản
3. KTS Bùi Chí Trung – Công ty TNDecoR, Phú Mỹ Hưng: Nốt lặng trong bản nhạc

Việc quy hoạch kiến trúc đền thờ, chùa, nhà thờ… cho các khu đô thị sẽ như những nốt lặng trong một bản nhạc ồn ã, vô cùng quý giá và nếu đặt đúng chỗ thì sẽ rất “đắt”. Như vậy sẽ làm không gian đô thị cân bằng hơn. Nhìn một cách khách quan không gian tâm linh trong đời sống đô thị, một mặt nó nhằm thỏa mãn nhu cầu đích thực của cư dân đô thị; một mặt nó giúp cân bằng không gian kiến trúc, cảnh quan. Vì vậy ta phải coi nó là thành phần không thể thiếu trong không gian đô thị hiện đại.


4. Trịnh Xuân Hải – Chuyên gia quy hoạch đô thị Đà Nẵng

Tiếp tay cho lòng tham

Đứng ở góc độ làm nghề tôi thấy quy họach kiến trúc tâm linh chùa chiền chỉ mang tính kinh doanh là chính – kiểu kinh doanh Thần thánh, thậm chí người ta còn đưa các tấm gương anh hùng đẩy họ lên như một biểu tượng thần thánh để kinh doanh. Tôi thấy ở nhiều nơi như Tây Tạng, Miến Điện… họ là tâm linh thật sự, ví dụ như trước khi họ đi đâu về nhà, thường ghé chùa để thắp nhang chứ không đi cầu cho ấm bụng mình như ở Việt Nam. Tôi không ủng hộ vấn đề quy hoạch kiến trúc tâm linh trong các đô thị mới, như một cách để tiếp tay cho lòng tham của con người. Họ đi chùa chiền kích thích lòng tham hơn là tin vào Chúa, Phật.


5.Nguyễn Thanh Quang – Nhà quy hoạch đô thị Hội An: Tỷ lệ tội phạm trong xóm đạo ít hơn

Trong lịch sử, có nhiều ngôi chùa, nhà thờ…. tồn tại hàng nghìn năm, qua nhiều triều đại, qua nhiều thể chế chính trị… mở rộng, nâng cấp, phát triển, có nhiều công trình tôn giáo trở thành biểu tượng của một đô thị, có vài không gian đã trở thành không gian mở sinh động nhất trong đô thị như không gian quanh nhà thờ Đức Bà, chùa Một cột, chùa Cầu, Tôi không dám hình dung, các đô thị cũ, nếu thiếu những công trình và không gian này, sẽ như thế nào. Chúng ta có nên để các đô thị mới thiếu những công trình và những không gian như vậy không?

Tôi biết có một số khu đô thị mới, không được cấp phép xây dựng công trình tôn giáo, nhưng các tín đồ vẫn xây dựng với pháp lý của nhà ở, hoặc công trình tư nhân, sau đó dần chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo dưới mọi hình thức. Bạn sẽ tạo điều kiện để chúng ra đời tốt nhất hay chấp nhận công trình ra đời chui lủi mà không thể cưỡng lại được năng lượng phát triển này?

Tôi cũng đã khảo sát sơ bộ an ninh trong cư dân xung quanh một số công trình nhà thờ và chùa chiền, tỉ lệ tội phạm khu vực này rất ít, nhất là các xóm đạo, các xóm đạo hữu…

Khi quy hoạch vị trí các công trình tôn giáo, cần quy định cụ thể về thiết kế đô thị, từ các chi tiết nhỏ nhất như tường rào, đến chiều cao, khối, màu sắc… đặc biệt, nhiều không gian nên có tường rào, tạo những quảng trường văn hóa, là những không gian sẽ hấp dẫn, thu hút và lan tỏa, sẽ là linh hồn của đô thị.
D3T_1261_ok_resize
Khoảng lặng cần thiết giữa lòng đô thị
6.Bà Nguyễn Thị Hạnh – Phó cục trưởng Cục Phát triển Đô thị – Bộ xây dựng: Đã có quy định về bảo tồn công trình văn hóa tâm linh

Công tác quy hoạch đô thị hiện nay đã có công cụ quản lý rất quan trọng là Luật Quy hoạch đô thị 2009, cũng như các Văn bản quy định chi tiết việc thực hiện Luật như Nghị định số 37, Nghị định số 38 về nội dung các đồ án quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị. Trong đó một trong những nội dung của việc tổ chức không gian đô thị là việc xác định vị trí, quy mô các công trình công cộng, các công trình cần bảo tồn, tôn tạo là các di sản đô thị các công trình di tích văn hoá, lịch sử…

Các công trình công cộng trong Quy chuẩn quy hoạch đô thị chưa bao gồm các công trình tâm linh, nhưng trong số các công trình cần được bảo tồn tôn tạo lại bao gồm các công trình tâm linh như đình, đền, chùa, nhà thờ… Như vậy có thể hiểu rằng trong quy hoạch đô thị đối với các khu vực đô thị hiện hữu các công trình tâm linh đã được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên đối với khu vực mở rộng hay hiểu theo cách khác đó là khu vực đô thị hoá từ các khu vực nông thôn thì các công trình tâm linh sẽ được nghiên cứu từ chính mạch nguồn văn hoá của khu vực đó để có cơ sở cho việc bảo tồn, tôn tạo, thậm chí là phục dựng lại hoặc xây dựng mới từ những cội nguồn văn hóa đã được chắt lọc và kết tinh lại mà mọi biến cố thăng trầm của lịch sử cũng không thể mất đi của khu vực đó.

Theo Duyên Dáng Việt Nam – Bài: Xuyến Chi; Ảnh: Nguyên Trương, nhân vật cung cấp, Internet
 

Giáo viên mẫu mực bị công an bắt vì môi giới mãi dâm?

(Kienthuc.net.vn) - Thông tin cô giáo Hoàng Thị Thanh Hằng bị cơ quan công an bắt về hành vi môi giới mại dâm… khiến nhiều người Sóc Trăng ngỡ ngàng.

Trước đó, vào lúc 12h ngày 2/11, các trinh sát Đội phòng, chống Tệ nạn Xã hội-Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sóc Trăng, bất ngờ ập vào nhà trọ 68 (đường Dương Minh Quan, phường 3, TP Sóc Trăng, do Hoàng Thị Thanh Hằng làm chủ), bắt quả tang 2 đôi nam, nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm.
Ngày 8/11, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hoàng Thị Lệ Hằng (41 tuổi, ngụ tại đường Dương Minh Quang, phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) là giáo viên Tiểu học ở TP.Sóc Trăng, về hành vi chứa mại dâm.
Trong ảnh là nhà trọ 68. Tại Cơ quan điều tra, các gái bán dâm khai nhận, mỗi lần khách đến nhà trọ có nhu cầu “vui vẻ” thì Hằng điều gái mại dâm đến “phục vụ”. Vụ việc được cơ quan CSĐT Công an Sóc Trăng điều tra làm rõ.
Cô Dương Thị Ngọc Diệp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, cho biết: “Cả trường chúng tôi rất bất ngờ khi biết thông tin cô Hằng bị công an bắt về hành vi môi giới mua bán dâm. Mấy ngày qua, giáo viên trong trường ai cũng buồn trước sự việc này”.
Theo cô Ngọc Diệp, cô giáo Thanh Hằng đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thể dục thể thao, là Đảng viên, đang làm Tổ trưởng bộ môn gồm các môn Thể dục, Nhạc, Họa với mười mấy giáo viên.
Cô Hằng công tác tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Trong thời gian công tác ở trường, cô Thanh Hằng là một giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, địa phương cũng như các qui định, qui chế của ngành, của đơn vị, liên tục nhiều năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
Không chỉ vậy, cô Hằng còn tham gia rất nhiều hoạt động của trường cũng như của ngành giáo dục như thể dục thể thao, chấm thi Giáo viên giỏi, làm công tác giám khảo tại các cuộc thi thể dục thể thao của ngành, của địa phương.
Trong quan hệ xã hội, theo cô Ngọc Diệp, cô giáo Thanh Hằng rất hòa đồng với mọi người, được anh em đồng nghiệp yêu quí. Cô Diệp nói: “Cô Thanh Hằng là người không thể chê được điều gì, từ chuyên môn tới quan hệ giao tiếp trong trường. Có thể nói cô Hằng là người rất đáng tin cậy. Vì vậy, nghe tin cô bị bắt về hành vi môi giới mua bán dâm, chúng tôi rất bất ngờ, không thể hình dung được”.
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt cũng bày tỏ sự ngạc nhiên, tiếc nuối trước sự việc xẩy ra đối với cô Thanh Hằng. Cô D. Th. Th nói: “Chúng tôi rất bất ngờ khi biết tin dữ này. Lúc đó chúng tôi không tin vì bình thường, cô Thanh Hằng là người rất tốt, trong cuộc sống cũng như công tác ở trường, cô là người chúng tôi rất kính trọng”.
Tìm hiểu về cuộc sống riêng tư của cô Hoàng Thị Thanh Hằng, chúng tôi được biết thêm: Cô Thanh Hằng là người ở phường 3, TP Sóc Trăng. Cô mới lập gia đình cách đây chưa đầy một năm. Chồng của cô là người kinh doanh tự do. Hai vợ chồng chưa có con. Một giáo viên cho biết: “Theo chúng tôi biết, cô Thanh Hằng không thể chủ mưu trong việc môi giới mại dâm. Nhà trọ số 68 nơi công an bắt quả tang hai đôi thanh niên nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm không phải của cô Hằng mà là của bên chồng cô. Vì vậy, nghe nói cô bị bất vì tội môi giới mại dâm chúng tôi rất bất ngờ, không thể tin được”.
Cô Dương Thị Ngọc Diệp cho biết thêm: "Hiện tại, cô Hoàng Thị Thanh Hằng đã bị đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt Đảng. Khi nào có kết luận chính thức từ phía công an thì ngành mới xử lý kỷ luật được. “Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi trường Tiểu học Lý Thường Kiệt là trường có bề dày truyền thống của ngành giáo dục Sóc Trăng. Bây giờ có giáo viên vướng vào vụ này thật là đau lòng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét