Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Thứ Hai, 14-10-2013 - Vụ nổ Z121 tại Phú Thọ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Vài Suy Nghĩ Về Ông Giáp (Việt Thức). - Rủ cờ (DLB).
NGƯỜI TRUNG THỰC Ở ĐÂU ? (Nguyễn Trọng Tạo). - Diệt sạch tham nhũng (DLB).
- Mở rộng ngõ 45 – làng Võng Thị (quận Tây Hồ): Đầu tư cho sự lãng phí (LĐ).
- Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội Trần Quang Hùng: Chưa có bằng cấp II, III vẫn tốt nghiệp đại học(?) (LĐ).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường  (CP)

‘Chưa xứng tầm’  (BBC) -  Điếu văn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong lễ truy điệu cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa “thỏa đáng”, chưa “xứng tầm” với vị Đại tướng, theo một số ý kiến quan sát từ trong nước. ( Ý kiến, phê bình của TT NT Vĩnh, GS. NH Chi , TS. NT Giang)
Những điều ít được biết đến về Tướng Giáp  (RFI)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về nơi an nghỉ trong lòng đất mẹ   -(GDVN)   —-Chùm ảnh Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên báo chí quốc tế-(GDVN)    —-Toàn cảnh Lễ tiễn đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp rời Hà Nội-(GDVN)   —-Báo chí quốc tế: Hàng vạn người dân xếp hàng dài 40 km tiễn Đại tướng-(GDVN)   —Quảng Bình: Hàng ngàn người mang di ảnh nức nở gọi tên Đại tướng-(GDVN)   —GS Trần Ngọc Thêm: Đánh giá của Đại tướng về văn hóa Việt vô cùng đúng   -(GDVN)   -Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, nhận định của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm… Mỹ thua ở Việt Nam là thua về văn hóa” là vô cùng đúng.
Đại tướng luôn từ chối đề nghị ra nước ngoài chữa bệnh  (ĐV)  -Bên lề lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế thành viên Ban Tổ chức Lễ tang chia sẻ với Đất Việt.   —-Đừng chỉ nhìn Đại tướng chỉ là một vị tướng…(TNO)
Biểu hiện đầy đủ nhất của lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc  (SGGP)   —-Trận chiến lịch sử  (TT)   —Có công thì dân dựng ‘đền thờ’  (TVN)   —-Ai thực sự vì dân, tất có cả “thiên hạ”  (TVN)
Vì sao VTV không truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ tang Đại tướng?  (TN)  -Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Hà Nam (Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam) giải thích: “Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền hình trực tiếp lễ tang của Đại tướng theo đúng kịch bản, trong đó có những điểm quan trọng trong suốt quá trình diễn ra. Tất cả những gì có trong kịch bản đều đã được thực hiện, truyền tải tới khán giả, chứ không phải do yếu tố kỹ thuật nào”.
Tin khẩn cấp về cơn bão số 11: Đè phòng thủy triều dâng 3-4m  (Infonet)   —Bão rất mạnh sắp vào Quảng Trị – Quảng Ngãi  (TT)   —Đà Nẵng sơ tán 55.000 dân nếu bão số 11 đổ bộ  (TT)
Vụ nổ ở Phú Thọ: Nhiều nạn nhân bị bỏng và sang chấn tinh thần lớn-(GDVN)   —-Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới hiện trường vụ nổ kho pháo hoa-(GDVN)   —- Vụ nổ pháo hoa: san bằng toàn bộ nhà máy  (TT)  —  Nhân chứng kể lại vụ nổ kho thuốc pháo hoa ở Phú Thọ  (NĐT)
Nổ nhà máy pháo hoa do trời mưa ?  (TN) -* 24 người chết, hơn 100 người bị thương   -Trời mưa pháo nổ ?một phát hiện “pha học” mới toanh. hay.- Đúng là tại Ông Trời!!!
Vụ cháy nổ kho pháo hoa ở Phú Thọ: Chỏi nhau số thương vong  (NLĐ)   —Cảnh nhà dân hoang tàn sau vụ nổ thảm khốc  (KT)
VỤ “KÊU OAN RỒI CHẾT TRONG TRẠI GIAM”  : Cho nhận xác mới đúng đạo lý!  -(PLTP)  -Khoản 1 Điều 25 Nghị định 89-1998 của Chính phủ (ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam) quy định: Khi cơ quan điều tra và VKS thống nhất cho chôn cất thì trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại giam làm thủ tục khai tử với chính quyền cơ sở và tổ chức chôn cất. Trường hợp thân nhân người chết làm đơn đề nghị và có xác nhận của chính quyền địa phương thì có thể bàn giao thi hài cho họ…
Tranh chấp đất rừng, một người chết, năm người bị thương  (PLTP)   —-Thủy điện Đồng Nai 2 tích nước, 6 nhà dân bị sập  (ĐV)    ——-Đánh giá tác động môi trường từ những dự án đầu tư  (RFA)    —-Nhiều sự cố vỡ đập, chủ thủy điện nhỏ vẫn làm chiếu lệ  (VnEc)   —Kiểm điểm trách nhiệm vụ kè mới xây đã sạt (PLTP)
Tập đoàn Than Khoáng Sản ‘vứt’ 11,000 tỷ / năm  (NV)   —Thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng  (PLTP)
“Chính quyền thế nào thì doanh nghiệp thế ấy”  (VnEc)    —Dân cạn sức mua, doanh nghiệp kiệt nguồn sống  (VEF)
Nằm viện một nơi, xét nghiệm một nẻo  (TT)
“Ai chịu trách nhiệm quy hoạch cây caosu?”, luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Cty luật TNHH Trường Lộc (Hà Nội): Để xảy ra hậu quả lớn, phải có người chịu trách nhiệm  (LĐ)    —-Cá nhân trong tập thể  (LĐ)
Bằng đại học song ngữ không chứng thực ở Phường  (NĐT)-   Tôi mới gặp như vậy – Tư pháp Quận chứng – Nhưng mấy cái bằng “quan trọng” kìa , chớ cỡ CĐ Tại chức ,CĐ vừa học vừa làm, ĐH tại chức  … thì có gì đâu , hơn nữa chỗ khác tôi không biết chớ chỗ tôi cấp Phường có nhiều Thanh niên trình độ ĐH làm việc , không lẽ mấy chữ trên bằng cấp mà không biết? làm khó thêm cho lớp Tẻ xin việc làm…Còn nếu Bằng giả thì ngó bộ cấp nào cũng chịu chết, trừ chuyên viên giám định.
_________________________________________________________________________________________________________________
Võ Nguyên Giáp và bi kịch thất bại  -(Lê diến Đức -Nguoiviet)
Câu chuyện hai hội nghị ASEAN  -(Lê Phan -Nguoiviet)
Lòng dân ta cũng đang là những “ngọn núi lửa phủ tuyết”   -Mạc Văn Trang – (Boxitvn)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – những góc cạnh và những hình chiếu  -Nguyễn Trung Thành -- (Boxitvn)   —Bái vọng  -Dương Tường- (Boxitvn)
Từ Trại giam số 5 Bộ Công an, Yên Định – Thanh Hóa, TS Cù Huy Hà Vũ viết thư gửi bác Đặng Bích Hà vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp- (Boxitvn)
Điếu văn không gọi Đại tướng là ‘anh hùng’- (Boxitvn)
Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp   -Thục-Quyên- (Boxitvn)
Bài có luận cứ cho người “học cao hiểu rộng” , tôi chả dám xía , nhưng cái dzụ Tôn giáo thì làm sao được? Vì Ông VN Giáp là Đảng viên CS tức là Người CS , theo các Bài viết từ hôm Ông mất tới nay thì “tới đến khi chết Ông vẫn trung thành với ĐCS”- Đề cập Tôn giáo vào đây ngó bộ trái lời “giáo huấn” của Ông Mác?
Rủ cờ   -(DLB)  ====>>>
Tột cùng hỗn láo với dân tộc Việt Nam và Đại tướng Võ
Nguyên Giáp  -(Caunhattan)
Võ Nguyên Giáp – người con của nhân dân (Trần Nguyễn Hoàng)  -(Thongluan)
Đám tang lớn cuối cùng của chế độ. -(Song Chi -RFA)
Và dưới bóng rủ cờ quân đội tiếm danh nhân dân hát bài ca tụng kẻ xâm lược-(DLB)
Ôi! Cái tình hữu nghị hai ngàn năm đẫm máu đào-(DLB)
Diệt sạch tham nhũng-(DLB)
Sự hoảng loạn của ngành công an Việt Nam-(DLB)
Bắt giam ngay tên “sự cố kỹ thuật”!!!-(DLB)
Con trai Đại tướng khiến cộng đồng xúc động »  - -(ĐCV) - Trong giây phút này xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của anh hùng liệt sĩ……
Từ Khanh: Du mục trên đất Ấn »  - -(ĐCV) - Chaungtra! Ngôi làng nhỏ thuộc bang Himachal Pradesh cực bắc Ấn Độ, một chỗ định cư của người tỵ nạn Tây Tạng. Tôi không biết làng này. Chưa nghĩ có ngày sẽ ở…
Khóc cho chính mình  -(DCVOnline)    —-Thủ đoạn không bình thường -(DCVOnline) 
Vài suy nghĩ về ông Giáp (Huỳnh Thục Vy)  -(Thongluan)



KINH TẾ
- Chủ tịch HĐQT TCT CP Bia Sài Gòn (Sabeco) – Phan Đăng Tuất: Bia nội đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt (LĐ).
- “Ai chịu trách nhiệm quy hoạch cây caosu?”, luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Cty luật TNHH Trường Lộc (Hà Nội): Để xảy ra hậu quả lớn, phải có người chịu trách nhiệm (LĐ).
Lộ diện thêm doanh nghiệp Việt bị World Bank “cấm cửa”  (GDVN)
Xuất khẩu tăng “dựa hơi” DN ngoại  (PLTP)   —-Tái cơ cấu ngân hàng: Khi con nợ và chủ nợ là một!  (VnEc)   —-CPI tháng 10 được dự báo tăng khoảng 0,5% – 0,6%  (VnEc)   —-Ba ngày một mẫu ôtô mới, ế vẫn dìm nhau đến chết  (VEF)
Không muốn bị đạp chết, Bầu Đức “tháo chạy” khỏi Việt Nam (VEF)    —-Dự án hoành tráng thành bãi cỏ hoang lớn nhất Mê Linh (VEF)
Doanh nhân thành ông nghị: Niềm vui và những lời than thở (VEF)
Gần 400 dân Mỏ Cày Nam điêu đứng vì vỡ hụi  (TT)    —-Chạy đua đón đầu TPP – Kỳ 4: Nguy cơ mất thị trường thời trang  (TN)
Mùa mía… đắng  (NLĐ)Chỉ mới bước vào đầu niên vụ 2013-2014 nhưng giá mía nguyên liệu tại ĐBSCL khá ảm đạm, nông dân trồng mía chỉ có huề hoặc lỗ vốn
Khoáng sản bị băm nát  (NLĐ)   —  Doanh nhân Việt kiều đóng góp gì cho nền kinh tế Việt?  (NĐT)
Giá vàng tăng chiều mua, giảm chiều bán  (Dân trí) – Sáng nay 14/10, giá vàng tăng nhẹ chiều bán và giảm chiều mua nhằm kích thích nhu cầu đầu tư của người dân. Nhưng khoảng cách chênh lệch so với thế giới ở mức 4,9 triệu đồng/lượng được cho là quá rủi ro nếu người dân bỏ tiền mua vàng lúc này.
Giá vàng SJC hiện đang cao hơn thế giới 4,9 triệu đồng  (TTXVN)    —-Việt Nam lãng phí 444 nghìn tỷ đồng trong 10 năm qua?  (NĐT)
Trung Quốc hứa hẹn hàng năm đều mua gạo Thái Lan  (SM)   —-Mua xe ngoại giao cũ, nộp trước bạ như xe mới  (SM)

VĂN HÓA-THỂ THAO
CHÀO ANH ĐĂNG HẠ (Văn Công Hùng). - Đường về Xẻo Đắng (Nguyễn Ngọc Tư). - CTHÐ đọc GIO-O (Hoàng Hải Thủy).
Ruồi Phật (Đọt chuối non).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Khó khăn tìm cách đánh giá học sinh học ngoại ngữ   (GDVN)   —-Canada rộng cửa cho sinh viên Việt Nam  (PLTP)
GS Nguyễn Khắc Mai: “Cái “neo” để văn hóa không phân ly là lòng dân”   (GDVN) – “Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ. Như hiện tượng đi ngoài đường, chỉ mới va chạm nhau đã dẫn tới những cuộc…
Trao giải 106 đề tài sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc  (PLTP)
Có đồng hành với thời cuộc? (TVN) – Liên hoan phim – Có danh sách 23 phim dự giải.
‘Chất lượng cao’ trong trường công – Kỳ 5: Đi ngược nguyên tắc cơ bản của giáo dục  (TN)    —Đào tạo ngoài chính quy “chết” dần  (NLĐ)

80% SV ĐH Công nghiệp được tuyển dụng ngay khi tốt nghiệp  (NĐT)
Đem vợ cũ làm ‘phần thưởng’ cho Tướng có công  (NĐT)  -Vụ Lý chiêu Hoàng.

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Triệt phá băng nhóm “xã hội đen” Hải Phòng vào TP. HCM “lập nghiệp”  (GDVN)    —-Đôi tình nhân treo cổ trong phòng trọ   (TT)
Phó CA phường bị xem xét trách nhiệm  (PLTP)   — Tạm đình chỉ chức vụ phó CA phường để mại dâm lộng hành  (NĐT)—Phá sòng bài, một người tử vong  (NLĐ)   —Dùng clip sex khống chế, cưỡng dâm bạn gái  (NLĐ)
Bị đánh hội đồng, rút dao đâm chết người  (LĐ)   —Thái Bình: Phát hiện thi thể một sinh viên nổi trên sông  (LĐ)    —-20 năm tra tấn vợ, bắt con ăn cơm vãi của chó  (NĐT)

QUỐC TẾ 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đi tìm tính chính đáng mới  -(RFI)
Đối lập Syria tẩy chay Genève-2-(RFI)   —7 nhân viên cứu trợ bị bắt cóc ở Syria  (VOA)
Malala dạy tổng thống Mỹ về máy bay không người lái-(RFI)Từ Washington, thống tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :
Malala đã chinh phục được trái tim người Mỹ. Đến Hoa Kỳ để quảng bá quyển sách đầu tay « Tôi, Malala », cô nữ sinh 16 tuổi, hiện định cư bên Anh, được hàng loạt đài truyền hình phỏng vấn và đài ABC đã dành cho cô bé một chương trình đặc biệt.
Sau khi được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đón tiếp bằng loạt pháo tay hoan nghênh, Malala thăm và phát biểu tại Ngân hàng Thế giới ngày thứ Sáu và được Tổng thống Mỹ và phu nhân đón tiếp tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng.
Malala cho biết là cô có thiên hướng muốn làm tổng thống Pakistan. Trong phần trao đổi với Tổng thống Obama, cô bé Malala không ngần ngại chia sẻ tâm trạng lo ấu của mình về các vụ máy bay không người láy của Mỹ trang bị rocket tấn công ở Pakistan. Cô nói : « Nhiều nạn nhân vô tội đã chết vì các hoạt động tạo lòng căm phẩn này » . Malala cố vấn tổng thống Mỹ nên tập trung vào giáo dục và hợp tác chặt chẽ hơn với chính phủ Pakistan.
Mỹ: Thượng viện họp giữa lúc ngân sách bế tắc  (VOA)   —-Tấn công nội bộ ở Afghanistan, 1 binh sĩ Mỹ thiệt mạng(VOA)
Mỹ hạ thủy TSB Gerald R. Ford, Trung Quốc kém 40 năm  (GDVN   —-)Lục quân Mỹ muốn phát triển máy bay trực thăng tàng hình siêu thanh  (GDVN)
Biểu tình chống Nga bắt giam thành viên bảo vệ môi trường-(RFI)
Iran đàm phán về hạt nhân, nhưng từ chối đưa uranium ra nước ngoài -(RFI)   —- Iran không chịu đưa vật liệu hạt nhân ra nước ngoài để xử lý  (VOA)
Nam Hàn truy tố 100 người tham nhũng nhà máy điện nguyên tử  (NV)   —Nam Hàn chưa muốn nhận quyền chỉ huy liên quân đồng minh  (NV)
Gần 2 triệu tín đồ Hồi giáo bắt đầu hành hương về Mecca -(RFI)    —-Miến Điện : Huy động nhờ kết nối-(RFI)
14 người chết trong trận bão Phailin ở Ấn Độ  (VOA)   —–Bão Nari ập vào Philippines, giết chết 13 người  (VOA)   —Trung Quốc thu hồi xác 4 công nhân chết trong vụ sập nhà(VOA)
Trung Quốc sẽ cách mạng hóa công tác quản lý đất đai? (ĐBND)    —-Spa kích dục, đặc sản của khách sạn cao cấp tại Trung Quốc  (SM)

 

Lãng - Di sản nào của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?

Lãng Tathy
Sự kiện quan trọng nhất đối với người Việt Nam trong những ngày qua chính là tang lễ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Vừa qua lần sinh nhật thứ 103, ông là người sống vắt ngang hai thế kỷ, một tuổi thọ hiếm thấy với danh tiếng lan rộng trên khắp thế giới. Tên tuổi của ông được báo chí quốc tế đặt ở vị trí trang trọng không kém những sự kiện nổi bật đang diễn ra. Điều đó khẳng định vị thế của ông với tư cách một vĩ nhân, không phải chỉ của người Việt Nam, mà là còn của lịch sử nhân loại.
Trong những ngày này nhiều tranh luận dấy lên về công nghiệp của ông. Nhiều lời ca ngợi ông như một vị tướng kiệt suất. Một sự thật lịch sử. Nhiều ý kiến khác muốn làm lu mờ ông khi nhắc đến cái chết của hàng triệu người lính trong suốt 30 năm chiến tranh. Nhưng dù muốn dù không, không ai có thể phủ nhận thực tiễn ông đã chỉ huy một đội quân trang bị thiếu thốn hàng nghìn lần so với những quân trộng hùng mạnh mà ông và những người lính của mình đã đánh bại. Một so sánh nực cười khi nói đến tổn thất nhân mạng mà không nhìn vào thực tế chênh lệch về trang bị và khí tài của hai bên tham chiến. Anh Lãng sẽ không tốn thời gian để bàn luận nhiều về một sự thật có tính hiển nhiên này.
Hãy nhìn ảnh hưởng của Tướng Giáp, từ những góc nhìn không có gì liên quan đến ông, những số phận tưởng chừng ông chẳng bao giờ có ảnh hưởng. Chiều ngày 9/10 khi ngồi tại nhà hàng gần Vivo city, Singapore, ang Lãng nghe bàn bên có một thằng Mã lai, một thằng Angiery và hai thằng gốc Hoa tán phét với nhau, rất ngạc nhiên là câu chuyện cũng bàn về tướng Giáp. Và theo một thằng Hoa thì ông Giáp chọn đặt mộ tại vùng biển miền Trung là có thâm ý sâu xa về phong thuỷ, thậm chí có liên quan đến vấn đề chủ quyền trong vùng biển Đông. Nghe loáng thoáng vì bọn này nói tiếng Anh khó nghe, hơn nữa kỹ năng ngoại ngữ của anh cũng tồi nốt, nhưng rõ ràng, cụ Giáp có một ảnh hưởng lớn không phải chỉ riêng đối với người Việt.
Nhân nhắc đến câu chuyện về nơi an táng cụ Giáp, anh lại nhớ đến di chúc của ông Hồ, theo đó ông mong ước tro cốt mình được chia làm ba phần, chọn an táng ở ba ngọn đồi đẹp ba miền Bắc, Trung, Nam. Một di chúc đầy ẩn ý về tâm linh và đoàn kết dân tộc. Di chúc ấy chưa bao giờ được thực hiện và phần thân xác của ông, một vĩ nhân kiệt xuất, vẫn ngày ngày được tẩm ướp hoá chất để nằm lặng lẽ với thời gian trên quảng trường Ba Đình. Nếu chúng ta hiểu cái chết là sự khởi đầu cho sự tái sinh, thì đây là một cực hình đày đoạ khiến ông không siêu thoát, cũng đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam mất đi cơ hội tái sinh cho một vĩ nhân kiệt suất. Dù sao đây là một vấn đề thuộc phạm trù tâm linh. Cá nhân anh Lãng luôn mong muốn, một ngày nào đó di chúc của ông Hồ sẽ được thực thi, và Lăng Hồ Chí Minh thay vì bảo quản một thi hài bị rút nội tạng được tẩm hoá chất nằm đày đoạ với thời gian, sẽ là một tượng vàng thật lớn để bày tỏ lòng trân trọng của hậu thế, nhưng để ông Hồ có cơ hội tái sinh. Biết đâu, lịch sử nhờ đó sẽ khác?
Một may mắn lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di chúc của ông được tôn trọng, và chính quyền hiện nay chấp thuận theo mong muốn của ông, đưa di hài của Đại tướng về an táng tại Quảng Bình, thay vì việc nhét ông vào Mai Dịch, nơi an táng dành riêng cho những viên chức cấp cao. Một nơi vốn từ lâu người Việt chẳng mấy đoái hoài và đi qua cũng chẳng bao giờ thèm liếc mắt. Chắc chắn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chẳng thể vui nếu ông nằm cạnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đoàn Khuê ... Và cũng chẳng người Việt Nam yêu mến Đại tướng muốn vị anh hùng dân tộc cuối cùng trong thời đại của ông phải nằm cạnh những người họ chẳng hề kính trọng. Từ những thông tin trên mạng, một vùng núi giáp biển tuyệt đẹp, nhìn ra biển Đông, được gọi là Vũng Chùa sẽ là nơi an giấc ngàn thu của Đại tướng. Chắc chắn rằng Võ Đại tướng, một người có hiểu biết uyên thâm, sống lặng lẽ suốt 30 năm sau hào quang chiến thắng, mọi quyền bính bị tước bỏ nhưng vẫn giữ cái đạo làm người của người quân tử, có thâm ý riêng của mình khi chọn mảnh đất này. Ông sống lặng lẽ nhưng chưa bao giờ thôi quan tâm đến tình hình đất nước. Những năm cuối đời, ông gửi nhiều bức thư góp ý về nhiều chính sách lớn cho quốc gia. Chính phủ chưa bao giờ nghe ông, nhưng nhân dân và lịch sử ghi nhận tất cả. Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp là một minh chứng sống cho luật nhân quả. Đám tang của ông trở thành một sự kiện tầm vóc quốc tế với sự kính trọng của hàng triệu người Việt. Chắc chắn là hầu hết quan chức Việt Nam hiện nay, cũng như mọi đối thủ chính trị từng cố muốn xoá tên ông, không thể ngờ được rằng ảnh hưởng của ông đối với lịch sử và người dân lớn đến mức ấy. Trong hàng triệu người tiễn đưa Võ Đại tướng, có những người lính già vẫn sống trong ký ức và cái bóng của thời gian, nhưng cũng có vô số những người trẻ tuổi sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong bối cảnh tên Đại tướng bị cố ý xoá mờ trong rất nhiều sự kiện, và gồm cả những kẻ thủ đoạn, lạnh lùng như anh Lãng. Đây chính là một phần di sản của Đại tướng Võ nguyên Giáp đối với lịch sử và hậu thế. Một di sản sâu sắc về quy luật nhân quả đối với những nhân vật đi qua thời gian và ghi dấu ấn của mình vào lịch sử.
Muốn đánh giá về di sản của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, cần cắt nghĩa tại sao hàng triệu người Việt Nam lại tự nguyện tiễn đưa ông, điều chắc chắn họ đã và sẽ không làm trong đám tang nhiều ông tai to khác chết trước và sau ông về sau này. Theo anh, Có hai di sản chính mà Đại tướng để lại cho hậu thế. Thế giới biết đến ông với vai trò của một danh tướng. Qua những thông tin lan rộng trên báo chí quốc tế, có thể thấy rằng ông là một danh tướng kiệt suất trong lịch sử. Võ công của ông không chỉ đem lại độc lập cho dân tộc Việt Nam, mà còn cho nhiều dân tộc khác nữa từ Á sang Phi và Mỹ Latinh. Người Việt khóc thương ông trong niềm kính trọng, cũng giống như họ đã kính trọng, biết ơn và sau đó là thần thánh hoá các danh tướng trong lịch sử vệ quốc, giống như danh tướng Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và nhiều vị tiền nhân dựng nước khác. Nhưng còn có một lý do khác, người Việt khóc tiễn đưa ông, vì với họ, ông là phần lương tri cuối cùng còn sót lại trong thế hệ của mình. Sự ra đi của ông, đối lập với sự tồn tại và vinh thân phì gia của một hệ thống toàn trị vô đạo đức đang bóp cổ dân đen, càng khiến người Việt thấy nuối tiếc. Khóc cho ông, cũng đồng thời khóc cho sự cơ cực của người Việt trong bối cảnh đạo đức ngả nghiêng trong xã hội hiện nay. Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ khiến hầu hết người Việt có tri thức và hiểu biết phải bật ra câu hỏi: Họ và con cháu họ sẽ phải tiếp tục sống trong một xã hội mà sự thối nát và bất công lan rộng này đến bao giờ. Theo anh Lãng, đây là một di sản lớn mà sự ra đi của Đại tướng để lại cho tương lai của dân tộc Việt Nam, dù ảnh hưởng của nó đến mức nào sẽ vẫn là một câu hỏi ngỏ.
Trong đám quan chức đông nghẹt đứng trong tang lễ của ông, chắc chắn không ít sẽ phải giật mình khi nghiệm chứng về luật nhân quả. Có bao nhiêu trong số họ sẽ được dù chỉ một phần triệu số người thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tiễn đưa, hay sẽ có vô số người muốn đái lên mồ họ? Sự thức tỉnh về lương tri và sự lo sợ cho cái giá phải trả theo luật nhân quả chắc chắn sẽ là một ám ảnh với không ít trong đám người này.
Một nhân vật lịch sử lớn ra đi bao giờ cũng để lại sau lưng mình nhiều di sản. Một số do họ tự tay tạo nên khi còn sống, nhưng riêng với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, di sản của ông chắc chắn sẽ còn là cả ảnh hưởng xã hội mà sự ra đi của ông đã xới lên mà rồi đây sẽ phản ánh vào những biến thiên của lịch sử. Đối với người Việt Nam, ông không chỉ để lại nỗi tiếc thương, mà còn cả những câu hỏi về đạo đức và lương tri, về một cuộc sống tốt đẹp đáng ra người Việt Nam cần phải có. Đây có lẽ mới là phần chính trong di sản của Đại Tướng mà hiện tại vẫn chưa thể định lượng bằng các thang đo.
Anh Lãng về kịp viếng tang cụ Giáp trong ngày 10 tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu. Anh không xếp hàng mà vào bằng thủ đoạn sau khi đi thẳng từ sân bay (anh xin lỗi hàng vạn đồng bào đứng xếp hàng mà nhiều trong số họ rồi sẽ không được vào vì hết giờ và xin nhận lỗi vì sự thủ đoạn không bao giờ cai được của anh). Trong dòng người đứng lặng lẽ hai bên đường sáng nay cũng có anh, đây là lần duy nhất trong nhiều năm, anh sống với tình cảm thật lòng vì một người không cùng huyết thống.

VN sớm hạ cờ tang để đón thủ tướng TQ

Tang lễ đại tướng Võ Nguyên Giáp kết thúc lúc 17 giờ chiều nay ở Vũng Chùa, Quảng Bình. Nơi an nghỉ cuối cùng của đại tướng được gia đình lựa chọn theo nguyện vọng của chính ông, lúc còn sống. Con gái ông, bà Võ Hạnh Phúc cho biết, cha mình đã lựa chọn nơi này từ nhiều năm trước.
Hàng trăm ngàn người dân Hà Nội đã đổ ra các tuyến phố trên đường đi của xe tang để đưa tiễn vị tướng mà họ yêu mến. Ở quê ông, đám tang cũng diễn ra trong sự tiễn đưa đầy thương tiếc của một biển người. Các nghi lễ quốc gia diễn ra với sự tham gia của nhiều quan chức bộ chính trị.
Điều đáng nói, trong lúc còn chưa dứt đám tang, thì cờ tang ở Hà Nội đã được tháo bỏ để đón thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Cộng đồng mạng đã phản ứng khá gay gắt, thậm chí cho đây là hành vi “hèn nhát”, “nhục” khi những bức công văn với dấu hỏa tốc được truyền đi trên các mạng xã hội. Ban đầu,  có một số nghi vấn, đây là những công văn giả mạo. Nhưng sau đó, công văn này được phát hiện trên trang web của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
ubndtpHN
Công văn do Cụ Lễ Tân bộ Ngoai Giao gửi Ủy Ban Nhân Dân tp. Hà Nội yêu cầu hạ cờ rủ xuống để kịp đón thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Việt Nam.
Thực ra, thời gian quốc tang 2 ngày kết thúc lúc 12 giờ trưa 13/10, nhưng trước đó đã có nhiều ý kiến cho rằng, như vậy không hợp lý vì cờ tang hạ xuống khi đám tang còn chưa kết thúc.

congvan

Xem 2 công văn (1 của Bộ N.G gửi UB ND Tp.HN và 1 của UBND.Tp.HN gửi Sở Ngoại Vụ) tại đây

Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thục-Quyên
Trong những xúc động, xôn xao, lễ lạc, chương trình, bàn cãi,... điểm chính của sự việc vẫn là sự ra đi của một con người. Một người chồng, người cha, người ông, người cụ...
Và dù trong những năm tháng dài sức khỏe cụ xuống dần, dù biết lần ra đi cuối cùng không thể tránh, chắc chắn gia đình cụ đang bồi hồi, thương tiếc. Mong rằng nếu cụ đã tập thiền đều đặn thì không chỉ vì lý do sức khỏe mà như vài bài báo kể lại cụ có nghiên cứu kinh sách đạo Phật, và như vậy có lẽ cụ đã có dịp để quán và dạy cho gia đình về vô thường, một trong ba dấu ấn của Phật giáo.
Trong số vài trăm bài viết tràn ngập các tờ báo giấy cũng như báo mạng kể từ ngày cụ Giáp từ trần, khía cạnh tâm linh của cụ không được nhắc tới nhiều. Phải nói là quá hiếm hoi. Có lẽ vì không phải là khía cạnh nổi của cụ, nhưng có lẽ đồng thời cũng vì không hợp với thị hiếu của đám đông.
“Đại tướng huyền thoại” – đó mới là khía cạnh mọi người muốn nhắc tới.
Tại sao “huyền thoại”? Tại sao một người từ lúc sống đã là một huyền thoại?
Thật ra con người Võ Nguyên Giáp không là một huyền thoại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới là một huyền thoại. Vị Đại tướng mang hào quang đã chiến thắng hai cường quốc Tây phương với tên tuổi gắn liền vào một sự kiện lịch sử, chiến thắng quân sự Điện Biên Phủ.
Mà huyền thoại phải chăng chỉ là một trong những phiên bản của một sự kiện lịch sử? Vì đặc điểm của huyền thoại là dựa trên những lời kể không cần minh chứng.
Theo từ điển văn học (Nhà xuất bản Thế giới, 2004) do bốn giáo sư chủ biên Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Đỗ Đức Hiểu, mục Huyền thoại (trang 668): Nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật huyền thoại: truyện pha trộn cái thực với cái hoang đường, cái hư ảo, cái kỳ diệu, thường bằng phương pháp phóng đại các kích cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật hay sự kiện lịch sử, có khi thần bí hóa nó, nhằm mục đích giải thích một nhân vật kỳ vĩ hoặc tuyên truyền trong đại chúng một tư tưởng nào đó.”
Theo Sigmund Freud huyền thoại là một giấc mơ của tập thể, hay của một cá nhân, nổi lên từ vô thức. (Sometimes myths are public dreams which, like private dreams, emerge from the unconscious mind).
Và Jung đã nhấn mạnh: “Thật vậy, huyền thoại thường bộc lộ các nguyên mẫu của tập thể vô thức (Indeed, myths often reveal the archetypes of the collective unconscious).
Cụ Võ Nguyên Giáp vừa trút hơi thở cuối cùng sau 1559 ngày nằm viện.
Suốt trong 1559 ngày không thấy có ai nhắc tới cụ, chỉ có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện trên báo chí trong quân phục đại lễ gắn đầy huy chương, dù thân thể đã quá suy yếu chỉ còn như một bộ xương đang nằm trên giường bệnh. Nhìn từ một khía cạnh, thì sự ra đi của cụ Giáp chính là sự thăng hoa của vị Đại tướng huyền thoại, từ những từ ngữ đẹp như “thiên tài quân sự”, “đại trí”, “đại nhân”, “đại dũng” tới “hậu duệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông”, “Thánh tướng”... và chưa biết còn gì gì nữa. Đã là huyền thoại thì chẳng cần phải tranh cãi và đòi hỏi chứng minh.
Nhưng một khía cạnh khác quan trọng hơn nhiều và đáng lưu tâm là “giấc mơ của tập thể” như Freud đã nhắc tới.
Nhìn vào hiện tượng Đại tướng huyền thoại những ngày qua và trong những ngày tới để mà nhìn thấy những thèm khát của người dân Việt. Ý thức được sự tụt hậu cả thế kỷ của đất nước đối với thế giới, người dân Việt mơ ước một thiên tài cứu nguy, và cũng chính sự tụt hậu này cũng mới đẩy người Việt tiếp tục bấu víu vào một thiên tài quân sự, không hiểu rằng giải pháp quân sự sẽ không thể đưa Việt Nam thoát cảnh khốn cùng trong thế kỷ thứ 21 này.
Nhưng còn nữa. Vị Đại tướng huyền thoại được khoác áo Đại trí, Đại nhân, Đại dũng vì trong vũng lầy hiện tại chỉ có toàn tiểu nhân, sâu bọ, tham nhũng, trộm cắp. Dân chúng cần một điểm tựa, một hy vọng, cần một vị thánh không tỳ vết với quyền uy siêu phàm để cứu họ, như chiếc phao cuối cùng, như đốm lửa trong đêm tối.
Những dòng nước mắt đang thành suối khóc một vị Đại tướng huyền thoại cũng là để khóc cho huyền thoại Tự do No ấm mà sau Điện Biên Phủ và gần 60 năm xương máu chất chồng vẫn còn là huyền thoại.
Trong Phật giáo có chữ cộng nghiệp. Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh, chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người. Nghiệp có thể tốt hay xấu. Nhìn trong lăng kính của Phật giáo, Điện Biên Phủ hay cuộc Thống nhất đẫm máu tháng 4 năm 1975 là do cộng nghiệp của dân tộc Việt. Cộng nghiệp này đã không nảy sanh được một Gandhi, một Mandela, hay cũng có thể hồn thiêng sông núi đã tụ được những vị Đại nhân nhưng vì cộng nghiệp dân Việt đã không nhận diện được họ?
Nhìn như vậy, nhìn như một hiện tượng tôn giáo, xã hội, thì không có gì phải tranh cãi về vị Đại tướng huyền thoại.
Nhưng những cố gắng biện luận kiểu “Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuy là một thiên tài quân sự kiệt xuất thắng hai cường quốc Tây phương, một đại trí, đại dũng, nhưng vì cô thế nên phải nhẫn nhục trước những tệ đoan, bất công xã hội” là khập khễnh, không đứng vững được với thời gian, khi thế hệ trẻ Việt Nam qua những phương tiện truyền thông có cơ hội so sánh tin tức đa chiều, gạt bỏ thói sùng bái tín điều của những thế kỷ trước.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh tiếng lẫy lừng năm châu bốn bể đúng theo câu “thời thế tạo anh hùng”, vì rõ ràng ông đã chỉ được phong đại tướng theo sự nhận xét và theo cảm tính của một người duy nhất, vì ông đã 8 năm làm đảng viên cộng sản, và cũng chỉ trong điều kiện đặc biệt lúc đó của lịch sử. Được làm vua thua làm giặc, mọi hiển hách, hào quang sau trận Điện Biên Phủ nghiễm nhiên vào tay vị đại tướng. Có những cố gắng của vài cá nhân lý luận đó không phải là công của một đại tướng mà là của nhiều tướng khác và nhất là của toàn dân quyết tâm giành độc lập, trong đó có cả những người yêu nước bị Đảng Cộng sản thủ tiêu. Nhưng đây cũng là lý luận chật hẹp. Nếu lý luận như vậy thì chẳng có Napoléon, chẳng có Hitler. Nhưng cũng như Napoléon hay Hitler, lên voi hay xuống chó là hai mặt của một chiếc mề đay. Không thể chọn mặt này và bỏ mặt kia.
[…]
Có lẽ một mai, lịch sử sẽ phán xét Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách còn nghiêm khắc hơn bình thường. Vì Đại tướng luôn cố gắng và thành công trong việc chứng minh mình không chỉ là một kẻ võ biền mà là một người trí thức. Đại tướng hoàn toàn ý thức cần tuyên bố những câu gì để được sự kính trọng của thế giới. Trong cuộc đối thoại năm 1995 với nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc Namara, chính Đại tướng đã thừa bén nhạy để hiểu khía cạnh tiêu cực của biệt danh “Đại tướng huyền thoại” để phủ nhận nó: “[…] vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ. Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng như người lính là bình đẳng, cho nên tôi rất tôn trọng người lính”.
Đại tướng Giáp thừa ngoại ngữ và phương tiện để theo dõi tình hình quốc tế. Ông thừa biết thời nay chẳng có bạn hay thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh cửu. Ông thừa thông minh để biết mất quyền tự quyết cho ngoại bang là cái chết của dân tộc, chẳng có khác biệt giữa mất cho Pháp, cho Mỹ hay cho Trung Cộng. Nhưng dù có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế, ông chỉ luôn hân hoan nhắc tới chiến lược, tới đại thắng, tới giải phóng mà không chút ngập ngừng.
Thiết nghĩ không ai được quyền lên án cá nhân con người Võ Nguyên Giáp hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hèn nhát khi ông không dấn thân dùng tiếng tăm của mình để nói lớn chí nguyện của dân tộc, dù chỉ một lần:
Không có một chiến thắng nào cả!
Không bảo vệ được đất đai tổ tiên để lại, không xây dựng được một quốc gia tự chủ đúng nghĩa, cho dân và vì dân, thì mọi xương máu hy sinh là uổng phí!
Như tất cả mọi người, cá nhân cụ Giáp có quyền mong được sống yên lành, con cháu không bị khủng bố, cướp đất sống ngay trên quê hương mình.
Đại tướng Giáp cũng đã trung thành với chính mình; mặc dù Đại tướng đã có ra mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa” nhưng Đại tướng cũng có nói: “Kẻ địch mạnh thì ta tránh chúng. Kẻ địch yếu thì ta đánh chúng”. Đó là cách hành xử bình thường, hợp lý, với đôi chút khôn ngoan.
Chỉ một bậc Đại nhân, Đại trí, Đại dũng mới có thể hành xử khác mọi người.
Năm 2007 khi Thiền sư Nhất Hạnh về nước và đi suốt Nam Trung Bắc để làm điều mà trong khả năng một ông thầy tu có thể làm được, điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma mong muốn suốt cuộc đời làm được tại Trung Quốc, là cầu nguyện và cử hành những cuộc “Chẩn tế bình đẳng”. Thầy thân chinh đến thăm Đại tướng để trao tặng ông bức thư pháp chính tay thầy viết:
Bản Môn Xuân Ấy Còn Nguyên Vẹn
Không thấy nhắc bức thư pháp này có được được nằm cạnh chữ “Nhẫn” được kể là treo rất trang trọng trên tường tư gia của Đại tướng hay không. Và cũng không biết khi còn sinh tiền, Đại tướng hiểu chữ “Nhẫn” ra sao và có bao giờ nhìn sâu để tìm lại cái “Tâm ban đầu” của mình cũng như của biết bao triệu người trẻ đã hy sinh tính mạng để tranh đấu cho sự tự do, no ấm, thịnh vượng của dân tộc?
Huy chương, bảng vàng, bia đá rồi cũng tan đi.
Tiếc thay cho Đại tướng đã bỏ lỡ trận đánh tối thượng của đời mình, trận đánh để thấy được cái vô thường, vô ngã, tháo gỡ được những phiền não như tham giận, sợ hãi, kiêu căng...
Thành kính nguyện cầu Hương linh cụ Võ Nguyên Giáp sớm an bình nơi cõi Phật.
T. Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Vài suy nghĩ về ông Giáp (Huỳnh Thục Vy)

“…Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào?...”
 
vonguyengiap25
Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao “giành độc lập” và lý tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đã trở về với cát bụi.

Ông ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã  lặng thinh một cách vô cảm trước biết bao người đã ra đi một cách bi thương  khác.

Là người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua.

Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết gì về độc tài- dân chủ nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?

Lại nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đọa đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng Hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng trăm nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?

Dù họ là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an. Tôi đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng biện bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người còn sống, cho những người  còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát ra.

Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?

Tất nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính  cái quá khứ “oai hùng” và  cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lãnh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền cố vị của họ. Vậy mà, không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói mòn lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước vật vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhân của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Boxite Tây nguyên)

Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắn có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ dân chủ. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi nhưng ông đã để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.

Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông phải đối mặt. Đúng. Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và  mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu nước? Hay như hoàn cảnh gia đình tôi, ba tôi ở tù khi chị em chúng tôi còn thơ dại và mồ côi mẹ; mười mấy năm trời gia đình tôi sống trong cảnh bần hàn, thất học và sự khủng bố của chính quyền. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình huống của ông có khó khăn hơn tình huống của tướng Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!

Ông đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng,  những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên... Nhưng những dòng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với  sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được bình an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người sống với lương tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật. Việt Nam còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông. 
Sài Gòn, ngày 6 tháng 10 năm 2013
Huỳnh Thục Vy
Nguồn:
baotreonline.com

Thủ đoạn không bình thường

Lữ Giang
hr“Khi một chính quyền hay một hệ thống chính trị trở nên một chế độ chuyên chế, lập trường của Giáo Hội và của người Công Giáo như thế nào và phải như thế nào?”
Xuất chiêu không bình thường
Đảng CSVN vốn nổi tiếng về thủ đoạn chính trị, một phần học được từ Liên Sô, một phần từ Trung Quốc và một phần do quá trình hoạt động. Chính nhờ những kinh nghiệm già giặn này, sau khi chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã lần lần thanh toán hay vô hiệu được hầu hết các tổ chức đấu tranh võ trang, chính trị hay tôn giáo chống lại họ. Nhưng trong vụ phản kháng của giáo dân giáo xứ Mỹ Yên thuộc Giáo Phận Vinh, chúng tôi thấy cả chính quyền địa phương lẫn trung ương đều đã hành động rất luộm thuộm. Điều đáng buồn cười là Đảng CSVN đã phải huy động cả nhóm Giao Điểm ở hải ngoại để “trợ chiến”!
Đưa Giao Điểm vào trận
Ngày 20.9.2013, tờ Nhân Dân điện tử, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CSVN, đã cho đăng một cách trình trọng bài “Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc” của Trần Chung Ngọc, thủ lãnh của nhóm Giao Điểm, phê phán các “sự bất lương” của các cơ quan truyền thông tiếng Việt nổi tiếng ở hải ngoại là BBC, VOA, RFA, RFI, và chứng minh “Phật giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc”! Trần Chung Ngọc nói rằng với 80% dân số, Phật Giáo đã tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Đảng Cộng Sản với ngụ ý rằng các tôn giáo khác, nhất là Công Giáo, không “đồng hành” với Đảng Cộng Sản như Phật Giáo nên không phải là “tôn giáo chân chính”!
Trong khi đó, trên website sachhiem.net của nhóm Giao Điểm lại đăng thư ngỏ của một giáo dân xứ Nghệ đề ngày 19.5.2013 gởi Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, giảng dạy tại sao Giáo Phận Vinh phải tôn trọng luật pháp. Tác giả kể lại một số sự kiện đã xảy ra và đặt câu hỏi: “Giả thử họ (chính quyền) nhân nhượng chúng ta thì các tôn giáo khác cũng bắt chước, nhà nước bó tay để xã hội bạo loạn?” Đọc nội dung lá thư này, chúng ta thấy ngay đó là lá thư đã được viết theo sự chỉ đạo của chính quyền.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ nói đến hai vấn đề: (1) Đảng CSVN đã dùng hạ sách khi xử dụng nhóm Giao Điểm ở hải ngoại để đối phó với Giáo Hội Công Giáo. (2) Trong cương vị của một quốc gia, Đảng và chính quyền cần biết phải hành xử như thế nào khi xảy ra những bất đồng vớí những thành viên của một chủ thể vừa là một quốc gia vừa là một tôn giáo như Vatican.
Xử dụng công cụ Giao Điểm
Ở hải ngoại ai cũng biết từ ngày thành lập đến nay, nhóm Giao Điểm có hai chủ trương chính là đánh phá Thiên Chúa Giáo và bênh vực Đảng và nhà cầm quyền CSVN. Mới đây, khi Bùi Hồng Quang, một sáng lập viên của nhóm Giao Điểm, đem báo Giao Điểm về in ở Việt Nam và khi đem ra đã được Tổng Cục An Ninh giới thiệu đây là tạp chí “phục vụ cho việc tuyên truyền vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.
1. Đánh phá Thiên Chúa Giáo
Trong bài “Trừ Tà – Hiển Chánh và Độ Sinh” phổ biến trên sachhiem.net ngày 28.3.2012, Trần Chung Ngọc, cây viết chủ lực của Giao Điểm, đã xác định chủ trương của Giao Điểm như sau:
“Có thể nói, những bài viết về Ki Tô Giáo, đặc biệt là về Công giáo và Tin Lành thuộc mục “Trừ Tà”. Bởi vì những sự kiện lịch sử đã chứng tỏ bản chất của Ki Tô Giáo là một “tà đạo”, và đưa ra những sự thật về bản chất “tà” của Công giáo chính là để “trừ tà”.
Ngoài những bài chống Công Giáo đăng trên sachhiem.net, hàng ngày chúng ta thấy nhóm vệ tinh của Giao Điểm mang những tên như Trần Quang Diệu, Duyên Sinh (cùng vùng Redmond, WA 98052 với TQD), Bảo Quốc Kiếm, Baos Tam tambaos@gmail.com (cùng vùng Finney County, Kansas với BQK), Phạm Hòang Bá tự Phạm Hoàng Vương, Trần Tiên Long (Trần Văn Quý), Giác Hạnh, Hoàng Thục An, v.v…, không ngừng nghĩ viết những bài chống Công Giáo hay mang những bài chống Công Giáo của Giao Điểm tung lên khắp các diễn đàn Internet. Trong vụ Mỹ Yên, Baos Tam tambaos@gmail.com là tên xung kích hàng đầu.
Đây là chủ trương mà Karl Marx đã đưa ra: “Xoá bỏ tôn giáo, coi là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân.” Kể từ cuộc Cách Mạng Tháng 10 cho đến khi các chế độ cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, các đảng cộng sản luôn thực mục tiêu này. Nhưng những tên sát thủ Công Giáo như Karl Mark, Lénine, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều đã qua đi và chủ nghĩa cộng sản cũng đang qua đi, Giao Điểm là cái thá gì mà Đảng CSVN dùng chúng để thực hiện chủ trương của Marx?
2. Đòi tôn giáo phải “đồng hành” với Đảng CSVN
Bài “Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc” của Trần Chung Ngọc được đăng trên tờ Nhân Dân với mục đích kêu gọi Công Giáo phải đi con đường của Phật Giáo là làm công cụ cho Đảng CSVN. Trần Chung Ngọc đã mô tả việc Phật Giáo “đồng hành với dân tộc” như sau:
“Từ xưa tới nay Phật giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu, bảo vệ những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương “thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa…”
Thật ra, Trần Chung Ngọc chỉ lặp lại những sự kể công của một số cao tăng lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đối với Đảng Cộng Sản. Một thí dụng cụ thể là trong lễ ra mắt Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước hôm 7.11.1981 tại Hà Nội, Hoà Thượng Trí Thủ, nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Ấn Quang, đã đọc một bức thư gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau:
“Suốt ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng, nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác Hồ dạy: “Không gì quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”
Nhưng sự “đồng hành” của Phật Giáo với Đảng CSVN thật là thê thảm. Sau khi chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã gọi nhóm Phật Giáo Ấn Quang đi theo họ là “Phật Giáo phản động”, rồi thành lập một Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước gồm khoảng 90% các tổ chức Phật Giáo ở trong nước và đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ Quốc. Nhóm Phật Giáo chống đối bị thanh toán hay vô hiệu hóa.
“Đồng hành với dân tộc” theo kiểu của Phật Giáo Ấn Quang, chắc chắn Giáo Hội Công Giáo của Việt Nam không bao giờ chấp nhận, vì đi với Đảng CSVN là đồng lõa với tộc ác, đưa dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến kéo dài 30 năm với nhiều giết chốc tang thương, sau đó kìm hãm đất nước trong tình trạng lạc hậu. Không có Đảng CSVN, ngày nay ít ra Việt Nam cũng ngang hàng với Thái Lan. Nhưng hiện nay Việt Nam có dân số trên 92 triệu với diện tích 331 698 km², nhưng tổng sản lượng quốc nội (GDP) chỉ khoảng 140 tỷ USD, trong khi Thái Lan có dân số khoảng 68 triệu với diện tích 514.000 km², nhưng GDP lên tới 345 tỷ USD. Đảng CSVN đang áp dụng một chế độ mà đa số người dân trong nước cũng như thế giới đều nguyền rủa. Blogger Người Buôn Gió ở trong nước đã đặt câu hỏi:
“Một bài viết lủng củng, ý tứ đối nghịch nhau, loạn ngôn, giọng điệu hằn học chia rẽ tôn giáo, kích động hận thù của Trần Trung Ngọc lại được báo Nhân Dân đưa lên. Chả lẽ không còn ai viết được hơn nữa sao?”
Đường lối của giáo hội Thiên Chúa giáo
Điều cần phải lưu ý là Vatican vừa là một quốc gia vừa là một giáo hội. Đức Giáo Hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia lãnh đạo chính phủ của Thành Vatican, vừa là giám mục Giáo Phận Rôma, lãnh đạo toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Nhưng Giáo Hội phân biệt giữa tôn giáo và chính trị. Trong buổi tiếp kiến Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), ĐGH Benedict XVI đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Giáo Hội trong việc cổ vỏ công lý, không phải bằng chính trị, nhưng bằng sự rao giảng Tin Mừng và cổ võ các nhân đức như bác ái và đức tin.
1. Đường lối của Giáo Hội
Hôm 19.6.2003, trong một cuộc nói chuyện tại St. John Lateran Convent of the Dominicans, một ký giả đã hỏi HY Lucas Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana ở Cuba:
“Khi một chính quyền hay một hệ thống chính trị trở nên một chế độ chuyên chế, lập trường của Giáo Hội và của người Công Giáo như thế nào và phải như thế nào?”
Hồng Y trả lời:
“Trước những chế độ có thể trở thành toàn trị, chuyên chế hay độc đoán, lập trường của Giáo Hội và của những người Công Giáo phải phù hợp với hoàn cảnh mà chúng ta đã biểu hiện cho toàn thể sứ mạng của Giáo Hội ở đó hôm nay…
“Tôi đã nói lên quan điểm này khi tôi được phỏng vấn ở ngoại quốc, Giáo Hội không có sứ mạng trở thành một đảng chính trị đối lập… Giáo Hội cũng không thể bị đòi hỏi phải ủng hộ một chính phủ cách mạng nào. Trong trường hợp khác, họ phải luôn hiểu điều mà chúng tôi đã nói: Chúng tôi ở đây để rao giảng Nước của Thiên Chúa.
“Thông thường, điều mà chúng tôi phải làm là hiệp thông với mầu nhiệm thánh giá; trong mọi trường hợp, số phận của chúng tôi là chịu đau khổ, và chúng tôi có thể phải chịu đau khổ và chết. Nhưng không chết cho lý do này hay lý do kia, mà chết cho tình yêu, cho phục vụ, cho hòa giải, cho sự tốt lành của nhân loại.”
Công việc dấn thân vào các sinh hoạt chính trị là công việc của người công dân công giáo chứ không phải công việc của Giáo Hội. Nhưng trong những năm qua, thay vì nối gót Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan để giải phóng đất nước, một số linh mục và giáo dân công giáo (thường được chúng tôi gọi là nhóm Giao Điểm Công Giáo) đã dùng “thần học phèng la” hay “thần học ôm bom” để thúc đẩy Giáo Hội phải “tham chiến” như Giáo Hội Ấn Quang đã làm. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn đi theo “Thần học Thập giá” của Thánh Phaolô, đi theo lời Chúa: “Nước ta không thuộc về thế gian này” (Gioan 18, 36) và “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta (…) Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9).
2. Giải quyết các tranh chấp
Chương V, Quyển II của Bộ Giáo Luật đã quy định về sứ mạng của các đại diện của Tòa Thánh tại các quốc gia. Nhiệm vụ của các đại diện này là làm cho sự hợp nhất giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội tại địa phương thêm bền chặt và đắc lực hơn. Ngoài nhiệm vụ này, điều 365 có quy định rằng dựa theo các quy tắc của quốc tế công pháp, đại diện của Tòa Thánh còn có nhiệm vụ: (1) Cổ võ và duy trì mọi liên lạc giữa Tòa Thánh với chính quyền, và (2) dàn xếp mọi vấn đề liên hệ tương quan giữa Giáo Hội với quốc gia.
Tự do tín ngưỡng. Nguồn: elev8.com
Tự do tín ngưỡng. Nguồn: elev8.com
Hiện nay giữa Tòa Thánh và Việt Nam chưa thiết lập bang giao, nhưng với sự đồng ý của chính quyền Việt Nam, Tòa Thánh đã cử  TGM Leopoldo Girelli làm đại diện không thường trú tại Việt Nam. Ngài đã đến thăm các giáo phận tại Việt Nam nhiều lần. Như vậy nhà cầm quyền Việt Nam có thể gặp TGM Girelli để dàn xếp những vấn đề liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam. Việc dùng nhóm Giao Điểm “trợ chiến” là hạ sách.
Hiện nay Tòa Thánh Vatican và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Việt Nam đều biết rằng Đảng CSVN rất sợ “các thế lực thù định” sẽ biến hai giáo phận Kontun và Vinh thành những “điểm nóng” có thể thay thế Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đang suy tàn. Nhưng chúng tôi tin rằng các nhà lãnh đạo hai giáo phận này không bao giờ theo “thần học ôm bom” của nhóm Giao Điểm Công Giáo, không đi vào con đường bi thảm mà Giáo Hội Ấn Quang đã đi.

Sự hoảng loạn của ngành công an Việt Nam

Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Trong những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, hệ thống truyền thông của cộng sản đã tuyên truyền ngày 2/10/2013 là ngày xét xử vụ án trốn thuế của LS Lê Quốc Quân.
Ngành công an Việt Nam thì có nhiệm vụ ngăn chặn hệ thống truyền thông nhân dân hoạt động, đưa tin về phiên tòa. Đầu tiên là công an đi đến từng nhà dân để tuyên truyền và yêu cầu mọi người không nên tập trung đông người tại tòa án.
Nhưng người dân vẫn không tin ông Lê Quốc Quân trốn thuế, họ cho rằng đây là môt vụ án chính trị, họ muốn đến tận tòa án để nghe, để xem bằng chứng về tội trốn thuế của ông Quân.
Sáng 2/10/2013 một đoàn người ủng hộ Luật sự Lê Quốc Quân khoảng hơn 500 người đi bộ từ nhà thờ Thái Hà, qua đường Nguyễn Lương Bằng, đường Xã Đàn, đường Lê Duẩn tiến về khu vực xử án...
Họ mặc áo có in hình luật sư và dòng chữ “tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân”, tay cầm khẩu hiệu đòi tự do cho Lê Quốc Quân và mỗi người cầm một cành vạn tuế, họ đi vui vẻ như là đi lễ hội.
Họ tin tòa án Hà Nội không có hoặc đã mạo danh bằng chứng để kết tội Luật sư, họ tham gia phiên tòa như là như là sự thách thức Hà Nội tuyên án.
Khi đoàn người đang đi trật tự trên vỉa hè thì công an lại cho xe của công an tiếp cận chĩa loa kêu ông ổng để át đi những tiếng nói ôn hòa, đồng thời xua đuổi người dân Hà Nội tiếp cận đoàn người để tìm hiểu thông tin.
Một vùng rộng lớn của Thành phố Hà Nội bị công an phong tỏa, từ ngã tư Quang Trung – Hai Bà Trưng đến ngã từ Quán Sứ- Hai Bà Trưng, hai con phố Triệu Quốc đạt, phố Hỏa lò... bị cấm hoàn toàn mà không có lí do.
Ngoài ra, để ngăn tầm mắt của người Hà Nội lưu thông trên đường phố với các khẩu hiệu, biểu ngữ của đoàn người ủng hộ Luật sư, công an lại môt lần nữa lại phải khoanh vùng cản trở giao thông, họ xuất thần nghĩ ra cách nhốt đoàn người ủng hộ Luật sư vào trong một đoạn đường Lê Duẩn để khuất tầm mắt của người dân Hà Nội.
Một số công an mặc thường phục buộc phải phục tùng một mệnh lệnh rất hoảng loạn, đó là phải đứng thành hàng ngang giữa đường Lê Duẩn để ngăn chặn giao thông.
Những tên an ninh bị lãnh đạo bắt buộc ra đứng hang ngang này trông thật tội nghiệp, nét căng thẳng và hoảng loạn hiện lên trên mỗi khuôn mặt, có tên còn nhắm tít mắt lại trông có vẻ rất đau đớn và nhục nhã... (xem ảnh kèm theo). những gương mặt toát mồ hôi, họ nhắm mắt lại hay nhìn ngang,…họ không chịu nổi sự coi thường, những ánh mắt nhìn thẳng của đoàn giáo dân và của một rừng người Hà Nội đang ngồi trên xe ở phía trước, đó là những ông bà chủ thực sự của họ, đã nộp thuế để nuôi họ hằng ngày.
- Nắm chặt tay nhau đi...
Đó là mệnh lệnh của tên công an chỉ huy ép các chiến sỹ công an đứng chặn đường toát mồ hôi kia phải nắm chặt tay nhau... 

Tiếng của một chị giáo dân xứ nghệ đáp trả lại thể hiện sự đoàn kết:
- Giáo dân xuống đây, xuống đây không đi đâu hết.
Có tiếng của một thanh niên xứ nghệ chì chiết, khinh bỉ cả chủ lẫn tờ của đám công an nhăn nhó nắm tay nhau đứng như vô hồn giữa đường.
Bay mà chống Trung Quốc mà cầm được chặt tay thì tau coi mà hay đi nạ.
Trung Quốc hắn đập ngư dân chết la liệt trên biển đông bay mà cầm được chặt tay rứa thì đạ ngon rồi đó.
Bay thì được cái tài bắt dân thì tài ni nạ
Dịch:
Chúng mày nắm tay nhau để chống Trung Quốc thì bọn tao mới phục
Trung Quốc nó đánh ngư dân chết la liệt trên biển đông mà bọn mày biết cầm tay nhau như thế thì ngon quá.
Chúng mày chỉ được cái tài bắt dân.
Người dân Hà Nội nhẫn nại đứng đằng sau đoàn người biểu tình, một số đem iphone ra chụp ảnh, chỉ cần đoàn người biểu tình nhích ra chừa một lối cho họ tiến lên, họ sẽ sẵn sàng thực hiền quyền giao thông của mình mà phi xe vào hàng công an dở hơi đang cố tình đứng chắn ngang đường phố.
May cho những công an dở hơi này, người biểu quá ôn hòa, đa số là giáo dân Nghệ An và bà con dân oan trên mọi miền đất nước.
Sự hoảng loạn của ngành công an Việt Nam bắt nguồn từ những công việc họ làm mỗi ngày không đúng với nhiệm vụ của họ, công an chỉ có một biện pháp trấn áp tội phạm đem ra áp dụng tứ tung để ngăn chặn truyền thông, họ chặn quyền tham gia giao thông của người dân một khu vực rộng lớn xung quanh phiên tòa, họ lại phải theo lẽo đẽo đoàn giáo dân, dân oan và những người yêu công lý và sự thật để chặn, trong lúc hoảng loạn, nhưng người dân đã đẩy họ vào tình huống phải lột mặt nạ hiện nguyên hình là một tổ chức xã hội đen, họ đẩy chính những thanh niên, con em nhân dân vào phục vụ ngành công an trở nên hoảng loạn.















NGƯỜI TRUNG THỰC Ở ĐÂU ?

THANH THẢO
Nhà thơ Thanh Thảo trao quỹ học bổng “Vì trẻ em Sơn Mỹ” mang tên nhà thơ Thanh Thảo.
Nhà thơ Thanh Thảo trao quỹ học bổng “Vì trẻ em Sơn Mỹ” mang tên nhà thơ Thanh Thảo.
NTT: Tình cờ đọc lại bài viết của nhà thơ Thanh Thảo từ năm 2006, tôi lại cứ ngỡ anh vừa mới viết hôm nay. Hóa ra câu chuyện chống tham nhũng, chống tiêu cực đã bao năm rồi mà vẫn mới như hiện tại! Nếu không tin, bạn cứ đọc lại bài viết đó xem sao:
Cách đây đúng 50 năm, trong một bài thơ của mình, Văn Cao đã viết: “Bây giờ ở đâu cũng có tiếng – Chưa nói lên”. 50 năm sau, chẳng lẽ câu thơ của Văn Cao vẫn còn để ngỏ câu trả lời? Tôi không tin như vậy. Nghĩa là trong xã hội ta bây giờ, vẫn còn rất nhiều người trung thực dám nói lên tiếng nói trung thực của mình, bất chấp hậu quả.
Cách đây 20 năm, khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát động trong toàn xã hội một ý thức và một hành động: hãy nhìn thẳng vào sự thật, hãy nói thẳng nói thật, đã có không ít những tiếng nói trung thực lần đầu tiên được cất lên công khai. Bản thân Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã giữ mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân. Và ngày đó, báo Nhân Dân là một trong vài tờ báo bán chạy nhất trên các sạp báo.
Ngày đó, tôi nhớ, báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam cũng là tờ báo mà bạn đọc ngong ngóng đón chờ ngày báo phát hành mỗi tuần. Nếu không có những người trung thực, nếu không có những tiếng nói trung thực “được nói lên” vào thời điểm ấy, thì sự nghiệp Đổi Mới đất nước sẽ thế nào?
Cách đây mấy ngày, tôi nhận được bức tâm thư của thiếu tướng Lê Ngọc Sanh – nguyên Phó giám đốc chính trị Học viện lục quân Đà Lạt nêu lên trường hợp một cựu chiến binh vì đã “nói thẳng nói thật”, vì hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh viết báo chống tham nhũng mà bị trù dập ngót 20 năm nay. Anh Lê Thanh Sơn, nguyên Phó văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, từ ngày Phú Yên vừa tách tỉnh đã không thể “im lặng” trước việc làm sai trái của một số người lãnh đạo tỉnh hồi đó. Anh Sơn đã viết bài trên báo Đảng bộ Phú Yên và báo Nhân Dân về những biểu hiện của nạn tham nhũng trong hoàn cảnh đầy khó khăn của một tỉnh mới chia tách.
Phải là người trung thực lắm mới dám làm chuyện “vuốt râu hùm” như thế, vì như chúng ta biết, mãi gần đây, khi vụ PMU 18 vỡ lở mà một số “quan chức đảng ủy” của cơ quan này vẫn khăng khăng rằng những Bùi Tiến Dũng… đều là những “đảng viên ưu tú” đó sao! Anh Sơn đã bị cắt lương, bị cho thôi việc, bị “đẩy ra đường” suốt mười mấy năm, và như bức thư của thiếu tướng Lê Ngọc Sanh đã viết: ”Có điều thật đau lòng mà tất cả mọi người đều thấy rõ: là những kẻ thoái hóa biến chất gây tai họa cho dân cho nước lại ngang nhiên cắt lương cắt chế độ chính sách của một thương binh, một cựu chiến binh trung thực trong bao nhiêu năm trời mà các cấp có thẩm quyền cao nhất của Đảng và chính phủ đều đã thấy và đều yêu cầu phải giải quyết trả lại mọi quyền lợi chế độ cho người bị trù dập mà rồi… đâu vẫn hoàn đấy. Như thế, làm gì tham nhũng chẳng hoành hành, chẳng tác oai tác quái”.
Xin cảm ơn tướng Sanh đã lên tiếng bảo vệ một đồng đội trung thực của mình, nhưng tôi lại rất cảm ơn anh Lê Thanh Sơn. Chính những người trung thực và can đảm như anh đã khiến chúng ta còn tin được xã hội này đang phát triển, bất chấp những kẻ tham nhũng, những kẻ hà hiếp bóc lột nhân dân vẫn còn tồn tại và chưa bị tiêu trừ. Chúng ta không thể đòi ngày một ngày hai phải dẹp được “quốc nạn” tham nhũng, vì đòi như thế là không thực tế. Nhưng nếu mỗi người dân bình thường, mỗi cán bộ bình thường đều sống và nói lên tiếng nói trung thực của mình, như anh Lê Thanh Sơn đã nói, không sợ hãi, thì chắc chắn nạn tham nhũng và những tệ nạn khác sẽ bị đẩy lùi nhanh hơn, và không khí xã hội sẽ trong sạch hơn, dễ thở hơn.
Những người trung thực nào ở đâu xa, họ ở quanh ta đó thôi. Và tại sao không, chính ta, chính chúng ta cũng phải, cũng là người trung thực, dám nói lên những tiếng nói trung thực, vì đất nước, vì cộng đồng. Tôi chợt nhớ một câu thơ rất hay của nhà thơ quá cố Trần Vũ Mai trong bản trường ca anh viết ngày mới giải phóng: “Người yêu nước vốn chịu nhiều thua thiệt – Có được chăng những tha thiết tim mình”. Người trung thực chính là người yêu nước, và “cái được” của họ chính là “những tha thiết tim mình” đó – nó là lý tưởng của họ, là khát vọng của họ, là sự trong sáng thanh thản của tâm hồn họ. “Được” như thế là nhiều chứ ạ! So với nó thì những “thua thiệt” kia nào có đáng gì!
Quảng Ngãi, 2006

 Câu chuyện hai hội nghị ASEAN
Lê Phan
Hồi năm 1995, một nhóm khá đông nhà báo thế giới đổ về Brunei để tham dự hội nghị của hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN). Thời đó ASEAN chưa có tầm vóc ngày nay, hội nghị thượng đỉnh ASEAN không phải là đề tài được chú ý đến mấy, nhưng chúng tôi đổ về vì một tin đặc biệt, một hiệp hội mở ra để ngăn chặn làn sóng Cộng sản không cho tràn khắp Ðông Nam Á đã nhận một thành viên mới không những là một quốc gia Cộng sản mà còn là kẻ thù mà họ sợ sẽ xâm lăng họ khi thành lập.
Ra đời năm 1967, ASEAN là một cố gắng của các quốc gia không cộng sản trong vùng Ðông Nam Á họp nhau lại để, như Ngoại Trưởng Thanat Khoman của Thái Lan diễn tả, tạo dựng “một phòng vệ tập thể chính trị.” Không hẳn là những đồng minh tự nhiên, với lãnh thổ tách rời, bao gồm những vùng quần đảo rộng lớn của Tây Thái Bình Dương từ quần đảo Philillines ở phía Bắc xuống đến quần đảo Indonesia ở cực Nam, họ thực sự chỉ thành đồng minh vì lo sợ sự bành trướng của chế độ Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.

Nhưng đến năm 1995 thì ASEAN đã trở thành một “câu lạc bộ” của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng. Với các lãnh tụ của họ đa số là sản phẩm của nền giáo dục Tây phương, đúng hơn là giáo dục Anh trừ một ngoại lệ là Indonesia bị ảnh hưởng của Hòa Lan, các cuộc họp mặt của ASEAN có một bầu không khí thoải mãi của những cuộc gặp gỡ ở các country club. Sau những phiên họp chính thức, các lãnh tụ thể nào cũng phải rủ nhau đi đánh golf và kết thúc khóa họp đều phải là một màn trình diễn văn nghệ tự biên tự diễn.

Thành ra việc ASEAN đột nhiên quyết định mời Việt Nam tham gia cái câu lạc bộ này đã trở thành một đề tài đáng quan tâm cho báo chí thế giới, hay đúng hơn báo chí thế giới qua đại diện vùng. Một số khá lớn phóng viên là phóng viên thường trú ở Hà Nội của các cơ quan thông tấn quốc tế còn đa số còn lại là phóng viên thường trú Ðông Nam Á hay Ðông Á được cử đến. Ðặc biệt nhất có lẽ là số phóng viên từ các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đổ tới để ghi nhận một sự kiện liên quan đến Việt Nam.

Và mặc dầu so với số phóng viên đổ vào các cuộc họp thượng đỉnh khác chắc là cao hơn nhiều, thủ đô Bandar Seri Begawan nhỏ xíu của một quốc gia chỉ có mấy trăm ngàn dân, nằm gọn ở một góc của vùng bờ biển phía Bắc đảo Borneo, đã bị quá tải. Các phóng viên truyền hình Hoa Kỳ nhà giàu, đổ vào các khách sạn năm sao còn đại đa số nhà báo tìm về những “nhà khách” mà chính phủ của tiểu vương quốc đã cố gắng dọn dẹp thu xếp để cho tạm đủ tiêu chuẩn.
Brunei Darrussalam, mà cái tên có nghĩa thật hay, Brunei, Quê Hương của Hòa Bình, tuy nhỏ bé nhưng là một quốc gia rất giàu. Nhưng khác với phung phí cho giai cấp cai trị, nguồn lợi từ dầu lửa đã được tiểu vương chia sẻ cho dân chúng và khôn ngoan đầu tư cho tương lai. Brunei là quốc gia mà một công dân nào nếu có khả năng, muốn đi học, cũng có quyền đi học đến mức nào cao nhất họ muốn, kể cả bậc đại học, ở bất cứ trường đại học nào trên thế giới. Brunei cũng là quốc gia mà y tế, giáo dục hoàn toàn miễn phí. Nhà vua còn xây dựng cả một khu kiểu Disneyland để dân chúng vào vui chơi hoàn toàn không mất tiền.

Trên nguyên tắc Brunei là một chế độ quân chủ lập hiến, nhưng trên thực tế, nhà vua nắm hầu hết quyền hành. Quốc Vương Hassanal Bolkiah vừa làm thủ tướng, kiêm bộ trưởng tài chánh và bộ trưởng quốc phòng. Tuy có một Quốc Hội nhưng nhà vua và hoàng gia được nể trọng vô cùng. Ấy vậy nhưng Sultan Hassanal Bolkiah là một người khá nguyên tắc.

Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Brunei tính chuyện đầu tư vào khai thác dầu ở Việt Nam. Khi chúng tôi tới Brunei thì được nghe kể là nhà vua tức giận, cắt đứt liên hệ, khi các quan chức Việt Nam đòi huê hồng “lại quả.”

Hồi năm 1995, phái đoàn Việt Nam lúc đó quả thật là “nhà quê.” Chưa từng tham gia một tổ chức quốc tế, phái đoàn lúng túng ngay cả đến việc gặp gỡ báo chí. ASEAN đặc biệt là một tổ chức mà các cuộc họp báo rất quan trọng vì đó là cơ hội để các lãnh tụ “đánh tiếng” trước về lập trường của mình. Với nguyên tắc tuyệt đối đồng thuận, việc thông báo trước lập trường giúp tránh những xích mích khi đi đến kết luận vì giúp cho các phe có cơ hội điều đình, trao đổi trước khi đến lúc nhóm họp bỏ phiếu.

Ðám nhà báo chúng tôi đã chực ở phi trường đến khuya thì phi cơ của ngoại trưởng Việt Nam mới đến. Nước chủ nhà đã soạn sẵn phòng họp báo và chúng tôi ngồi chực. Chờ mãi không thấy, mọi người nhìn nhau thì anh bạn đại diện Thông tấn xã AFP ở Hà Nội, có lẽ quá quen thuộc với các viên chức Việt Nam, từ ngoài bước vào bảo với mọi người “họ chicken out rồi!” Té ra phái đoàn Việt Nam đã không dám tiếp xúc với báo chí. Và trong suốt mấy ngày hội nghị, Ngoại Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm từ chối không chịu trả lời báo chí, dầu cả chỉ một vài câu khi họ chặn ông ở ngoài cửa phòng họp. Mãi sau cùng ông mới chịu trả lời một cuộc phỏng vấn duy nhất với đài BBC. Thú thật chưa bao giờ chúng tôi thâu một cuộc phỏng vấn tẻ nhạt đến thế. Cho bất cứ một câu hỏi nào, ông Cầm cũng chỉ đưa ra những câu trả lời công thức.

Ngày nay thì đã khác nhiều. ASEAN ở Brunei 2013 đã trở thành quan trọng. ASEAN mà hồi đó các lãnh tụ còn đang mơ ước một ASEAN 10 quốc gia bao gồm trọn vùng Ðông Nam Á, nay đã là ASEAN 10. Nằm ở khu vực trên thế giới đang có thể có triển vọng trở thành vùng tranh chấp giữa cường quốc duy nhất của thế giới là Hoa Kỳ và một cường quốc đang muốn cạnh tranh là Trung Quốc, ASEAN đã là một nơi được sự chú ý của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc với Ấn Ðộ và Nga cũng muốn tham gia.

Sau 18 năm tham gia chính trị quốc tế, Hà Nội nay đã rành rõi nghề ngoại giao. Khác với ông Cầm, nghe nói ngoại trưởng hiện nay rất hoạt bát. Chính các viên chức Hoa Kỳ cũng công nhận là các nhà ngoại giao của Hà Nội đã chứng tỏ khả năng trong cuộc điều đình về Hiệp định Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Nhưng không phải thay đổi nào cũng tốt. Hồi năm 1995, một số các học giả và chuyên gia trong vùng đã khuyến cáo ASEAN về việc mở rộng khối. Họ bảo là ASEAN mở rộng có thể sẽ không bao giờ là ASEAN sáu quốc gia của thời 1995. Mà quả vậy. Cái nguyên tắc đưa ra lập trường trước để điều đình đã thất bại hoàn toàn trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN năm 2012 ở Phnom Penh. Lần đầu tiên trong lịch sử đầy nhường nhịn của tổ chức, ASEAN đã không đạt được đồng thuận để đưa ra một thông cáo chung. Mà tất cả chỉ vì một thành viên mới, Cambodia, từ chối luật chơi của ASEAN.

Cũng vậy, tuy bề ngoài cởi mở, nhưng Hà Nội cũng vẫn chưa chấp nhận luật chơi của ASEAN. Mới đây, khi Hà Nội bắt một loạt các thanh niên Việt Nam sau khi họ sang Philippines dự một khóa học về xã hội dân sự, một tổ chức dân sự Philippines, Asian Bridge, đã phải lên tiếng chỉ trích, “Hiện nay, cả Philippines và Việt Nam đều là thành viên của ASEAN hoạt động với phương châm 'Một Tầm Nhìn, Một Bản Sắc, Một Cộng Ðồng' vì thế, chính phủ các quốc gia trong khối, trong đó có Việt Nam nên khuyến khích công dân mình tìm hiểu thêm về lịch sử và xã hội của các nước khác, thay vì lo lắng và sợ sệt, và chỉ khi làm được như vậy, thì chúng ta mới hoàn thành được nhiệm vụ của ASEAN.”

Có lẽ cũng như những chính trị gia ASEAN năm 1995, tổ chức dân sự Philippines đã quá không tưởng trong ao ước đó chăng?

NHỮNG ĐIỀU BẠN TƯỞNG BẠN BIẾT VỀ TRUNG QUỐC LÀ SAI LẦM

(Có phải chúng ta quá bị ám ảnh về sự trỗi dậy của TQ trong khi lẽ ra chúng ta phải lo lắng về sự suy sụp của nó)

Minxin PeiForeign Policy29-8-2012
Trần Ngọc Cư dịch

Trong 40 năm qua, người Mỹ thường chậm chạp trong việc nhận ra vận nước đang đi xuống của các đối thủ bên ngoài. Trong thập niên 1970 họ coi Liên Xô cao hơn họ một cái đầu – đang ở thế đi lên, mặc dù nạn tham nhũng và tình trạng thiếu hiệu năng đang phá hủy những cơ quan trọng yếu của một chế độ cộng sản đang suy tàn. Vào cuối thập niên 1980, người Mỹ sợ Nhật Bản đang qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế. Nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism), cơn điên đầu cơ, và nạn lạm quyền chính trị biểu hiện suốt thập niên 1980 đã dẫn đến sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản năm 1991.

Có thể người Mỹ đang mang một bệnh tưởng tương tự khi nghĩ đến Trung Quốc hiện nay chăng? Những tin tức gần đây nhất từ Bắc Kinh cho thấy sự suy yếu của Trung Quốc (TQ): tăng trưởng kinh tế liên tục chậm lại, hàng hóa ứ đọng vì sản xuất ra mà không bán được, số nợ xấu ngân hàng đang gia tăng, bong bóng đầu tư bất động sản đang theo nhau nổ, và một cuộc tranh giành quyền lực thô bạo đang diễn ở chóp bu, cùng với những xì-căng-đan chính trị xảy ra gần như bất tận. Nhiều yếu tố từng thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc, như lợi thế dân số, thái độ coi thường môi trường, lao động siêu rẻ, và khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài gần như bất tận, hoặc đang thu hẹp hoặc đang biến mất.

Nhưng ngay cả các giới chóp bu Mỹ cũng không ghi nhận được thế đi xuống của Trung Quốc, nói chi đến công chúng Mỹ. Chiến lược “xoay trục qua châu Á” (pivot to Asia) của Tổng thống Barack Obama, được công bố vào tháng 11 năm ngoái và thường được đề cao, xây dựng trên tiền đề là Trung Quốc liên tục đi lên. Lầu Năm góc tuyên bố rằng vào trước năm 2020 khoảng 60% hạm đội của Hải quân Mỹ sẽ được đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Washington cũng đang cân nhắc triển khai các hệ thống hải vận chống tên lửa (sea-borne anti-missile sytems) tại Đông Á, một động thái phản ánh những lo lắng của Mỹ về các lực lượng tên lửa đang gia tăng của Trung Quốc.

Trong cuộc vận động dẫn đến ngày bầu cử Tổng thống, 6 tháng 11 sắp đến, cả phe Dân chủ lẫn phe Cộng hòa đều nhấn mạnh sức mạnh bên ngoài của TQ vì những lý do vừa nhân danh an ninh quốc gia vừa tùy tiện chính trị. Phe Dân chủ dùng sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc để kêu gọi Chính phủ đầu tư thêm nữa vào giáo dục và công nghệ môi trường. Vào cuối tháng Tám, Trung tâm Vì tiến bộ Mỹ (the Center for American Progress) và Trung tâm Vì thế hệ mai sau (the Center for the Next Generation), hai cơ quan nghiên cứu chính sách tả khuynh, đã đưa ra một báo cáo tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ có 200 triệu người có trình độ đại học trước năm 2030. Bản báo cáo (cũng dự đoán tiến bộ của Ấn Độ trong việc tạo vốn con người/human capital) đã vẽ một bức tranh ảm đạm về sự suy yếu của Mỹ và đòi hỏi những hành động cương quyết. Phe Cộng hòa thì bênh vực cho việc gia tăng ngân sách quốc phòng trong một thời kỳ mà những con số thâm thủng đã cao ngất trời, một phần bằng cách trích dẫn những tiên đoán cho rằng các khả năng quân sự của Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng khi kinh tế nước này bành trướng. Chương trình tranh cử 2012 của Đảng Cộng hòa, được đưa ra vào cuối tháng 8 tại Đại hội Quốc gia Đảng Cộng hòa, nói: “Đối diện với việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng các lực lượng quân sự, Mỹ và đồng minh phải duy trì các khả năng quân sự thích ứng để ngăn cản hành vi xâm lược và o ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng”.

Sự không ăn nhập (disconnect) vẫn tiếp tục tồn tại, giữa một bên là những rối loạn đang sôi sục tại Trung Quốc và bên kia là cảm thức có vẻ chắc nịch của Mỹ về sức mạnh TQ, mặc dù các phương tiện truyền thông Mỹ mô tả tình hình TQ rất chính xác, nhất là về những suy yếu nội lực của nước này. Một lối giải thích cho sự không ăn nhập này là, giới tinh anh cũng như người dân bình thường tại Mỹ không được thông tin đầy đủ về Trung Quốc và về bản chất của những thách thức kinh tế mà TQ sẽ gặp phải trong những thập kỷ tới. Những tệ nạn kinh tế của Trung Quốc có gốc rễ sâu xa hơn thế nữa: đó là một nhà nước đồ sộ đang phung phí tiền vốn và đang chèn ép để đẩy khu vực tư ra ngoài sinh hoạt kinh tế, đó là sự thiếu hiệu năng và thiếu sáng kiến có tính hệ thống, đó là một giai cấp thống trị ở chóp bu tham lam vô độ chỉ biết vinh thân phì gia và duy trì đặc quyền đặc lợi, đó là một khu vực tài chính kém phát triển đến thảm hại, và đó là những sức ép môi trường và dân số chồng chất lên nhau. Nhưng ngay cả những người có theo dõi tình hình Trung Quốc, tư duy nổi bật vẫn là, mặc dù Trung Quốc đã đi vào một giai đoạn gập ghềnh, những yếu tố kinh tế cơ bản vẫn còn mạnh.

Những cảm thức của người Mỹ về tình hình trong nước mình đã ảnh hưởng cách nhìn của họ đối với các địch thủ bên ngoài. Chẳng phải là một sự trùng hợp tình cờ mà giai đoạn thuộc thập niên 1970 và thập niên 1980, khi người Mỹ không nhận ra những dấu hiệu suy yếu của các nước thù địch, cũng là giai đoạn mà dân Mỹ rất bất mãn với các thành tích của nước mình (chẳng hạn được phản ánh trong “bài diễn văn về căn bệnh của Mỹ” của Tổng thống Jimmy Carter, năm 1979). Ngày nay, một Trung Quốc có mức tăng trưởng kinh tế giảm sút từ 10% xuống 8% một năm (như hiện nay) vẫn còn trông sáng sủa so với một nước Mỹ có mức tăng trưởng èo uột dưới 2% và tỉ số thất nghiệp trên 8%. Trong con mắt của người Mỹ, mặc dù tình hình bên kia có thể xấu đi, nhưng tình hình ở đây còn tồi tệ hơn nhiều.

Sở dĩ những cảm thức về một Trung Quốc hùng cường và hãnh tiến vẫn tồn tại là do các hành vi hiện nay của Bắc Kinh. ĐCSTQ đang cầm quyền tiếp tục khai thác những tình cảm dân tộc chủ nghĩa để nâng cao uy tín của mình như là những chiến sĩ bảo vệ danh dự Tổ quốc. Báo đài nhà nước và sách giáo khoa môn lịch sử đã nhồi nhét vào đầu óc thế hệ trẻ một món ăn tinh thần gồm những sự kiện bị bóp méo nhằm đề cao niềm tự hào dân tộc, những láo khoét trắng trợn, và những huyền thoại về lòng yêu nước, dễ dàng kích động những tình cảm bài phương Tây và bài Nhật. Thậm chí đáng lo ngại hơn nữa là lập trường không khoan nhượng của Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ với các đồng minh chính của Mỹ tại châu Á, như Nhật Bản và Philippines. Một cuộc tranh chấp lãnh hải, đặc biệt tại Biển Đông Việt Nam, có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Đây là một mối nguy đã thực sự khiến nhiều người Mỹ tin rằng họ không thể để mất cảnh giác đối với Trung Quốc.

Điều đáng tiếc là, sự chênh lệch giữa cảm thức của người Mỹ về sức mạnh TQ và hiện thực yếu kém của TQ có những hậu quả tai hại trên thực tế. Bắc Kinh sẽ lợi dụng những luận điệu bài Trung Quốc và sự tăng cường thế phòng thủ của Mỹ tại Đông Á như một bằng chứng hùng hồn về thái độ thù nghịch của Washington. Đảng Cộng sản sẽ đổ lỗi cho Mỹ về những khó khăn kinh tế và thất bại ngoại giao của họ. Óc bài ngoại có thể trở thành một lợi khí cho một chế độ đang vùng vẫy để sống còn trong thời kỳ khó khăn. Nhiều người TQ đã quy trách nhiệm cho Mỹ về những hành động leo thang gần đây trong cuộc tranh chấp Biển Đông, và họ đã cho rằng Mỹ đã xúi giục Hà Nội và Manila lao vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng sai biệt giữa cảm thức và thực tế này là việc Mỹ mất một cơ hội để duyệt xét lại chính sách đối với Trung Quốc và để chuẩn bị cho khả năng, theo đó hướng đi lên của TQ có thể bị gián đoạn trong vòng hai thập niên tới. Cột trụ chính trong chính sách TQ của Washington là duy trì nguyên trạng (the status quo), một thế giới trong đó sự cai trị của ĐCSTQ được giả định là sẽ tồn tại hàng chục năm. Những giả định tương tự đã làm cơ sở cho các chính sách của Washington đối với Liên Xô cũ, với Indonesia dưới thời Suharto, và gần đây với Ai Cập dưới thời Hosni Mubarak và Libya dưới thời Muammar al-Qaddafi. Thái độ coi thường khả năng thay đổi chế độ tại các nước độc tài bề ngoài có vẻ ổn định đã trở thành một lề thói ăn sâu vào não trạng của các quan chức tại Washington.

Mỹ phải đánh giá lại những tiền đề cơ bản trong chính sách Trung Quốc của mình và nghiêm chỉnh cân nhắc một chiến lược thay thế, một chiến lược đặt cơ sở trên giả định về sự suy yếu của Trung Quốc và khả năng ngày một gia tăng về một cuộc chuyển đổi dân chủ bất ngờ trong vòng hai thập niên tới. Nếu một sự thay đổi như thế diễn ra, quan cảnh địa chính trị châu Á sẽ biến chuyển đến mức không thể nhận ra. Chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ một sớm một chiều, và Bản đảo Triều Tiên sẽ được thống nhất. Một làn sóng gồm những chuyển biến dân chủ sẽ cuốn qua khu vực, lật nhào các chế độ cộng sản tại các nước châu Á. Nhưng, ẩn số lớn nhất và quan trọng nhất có liên quan tới bản thân Trung Quốc: Liệu một nước suy yếu hay đang suy yếu với dân số 1,3 tỉ người có thể quản lý một chuyển đổi hoà bình sang chế độ dân chủ hay không?

Hẳn nhiên, vẫn còn quá sớm để ta loại bỏ khả năng thích nghi và đổi mới của ĐCSTQ. Trung Quốc cũng có thể phục hồi mạnh mẽ trong vài năm tới, và Mỹ không nên coi thường khả năng này. Nhưng sự sụp đổ của ĐCSTQ cũng là một khả năng không thể loại trừ, và những dấu hiệu bất ổn hiện nay tại Trung Quốc đang cung cấp những chỉ dấu vô giá về một biến chuyển long trời lở đất rất có thể xảy ra. Những nhà hoạch định chính sách Mỹ chắc chắn sẽ phạm thêm một sai lầm chiến lược có tầm vóc lịch sử nếu họ không đọc được hoặc đọc sai những dấu hiệu này.
 

Rủ cờ

Hạ cờ rủ Quốc tang trên Quảng trường Ba Đình
Sau 2 ngày treo cờ rủ thực hiện Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 12 giờ trưa nay 13/10, tại Quảng trường Ba Đình đã tiến hành lễ hạ cờ rủ và lễ thượng cờ Tổ quốc.
Các tiêu binh gỡ dải băng tang màu đen khỏi quốc kỳ.
Đúng 12 giờ trưa nay 13/10, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đơn vị thực hiện các nghi thức thượng cờ và hạ cờ hằng ngày trên Quảng trường Ba Đình, đã tiến hành nghi thức hạ cờ rủ. 
Lá cờ rủ treo từ 12 giờ trưa ngày 11/10 là đánh dấu thời điểm Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức bắt đầu. 
Cũng trong sáng nay, đoàn rước linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi qua quảng trường Ba Đình lịch sử - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng duyệt binh trong các ngày lễ lớn trong lịch sử. 
Lá cờ trên Quảng trường Ba Đình rộng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em của Tổ quốc Việt Nam. Sau khi thượng cờ, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh lại bay phấp phới trong nắng mùa thu Thủ đô Hà Nội. 
Mặc dù thời tiết giữa trưa nắng gắt song nhiều người dân và du khách nước ngoài đến quảng trường Ba Đình chứng kiến lễ hạ cờ rủ, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với vị Đại tướng huyền thoại vừa mãi mãi về với đất mẹ ở quê hương Quảng Bình. 
Chùm ảnh lễ hạ cờ rủ do phóng viên Báo Người Lao Động thực hiện trưa nay 13/10: 

Cờ rủ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Quảng trường Ba Đình lịch sử 

Đúng 12 giờ kém 5, đội tiêu binh ra làm nhiệm vụ 

3 tiêu binh báo cáo xong bước lên bục 

Thực hiện lễ chào cờ - lá cờ từ từ hạ xuống 

Các tiêu binh gỡ dải băng tang màu đen khỏi quốc kỳ 

Lá quốc kỳ được kéo lên ngay sau khi gỡ dải băng tang 

Lá cờ Tổ quốc lại tung bay trên quảng trường Ba Đình giữa trời thu Hà Nội trong niềm tiếc thương vô hạn của người dân với vị Đại tướng huyền thoại vừa về với đất mẹ vĩnh hằng.
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)
*
Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10. 
Trong ngày, ông Lý cùng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm.
Theo lịch trình, Thủ tướng Trung Quốc cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Đây là chặng cuối trong chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Trung Quốc, sau khi ông đã dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan.
Ông Lý Khắc Cường đến Hà Nội chỉ vài giờ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành lễ truy điệu và đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tỉnh Quảng Bình để tổ chức lễ an táng.
Mặc dù lễ an táng Đại tướng dự kiến kết thúc lúc 17h chiều, nhưng thời gian để Quốc tang tại Việt Nam đã chấm dứt từ 12h trưa.
Dường như đây là nguyên do hai nước đồng ý để Thủ tướng Trung Quốc vẫn đến Hà Nội trong ngày 13/10, chứ không hoãn chuyến thăm sang thứ Hai.
BBC được cho biết trọng tâm chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Trung Quốc là quan hệ hợp tác kinh tế.
Ông Lý Khắc Cường đến Hà Nội lần này sẽ không nhằm bàn về việc xử lý tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành thuộc trong số các quan chức tháp tùng ông Lý.
Đây là lần trao đổi cấp cao thứ ba giữa hai nước trong năm nay.
Hồi tháng Sáu, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Bắc Kinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường khi tới Nam Ninh, Quảng Tây đầu tháng Chín dự một hội chợ thương mại.

Đúng là vô văn hóa!

(PetroTimes) - Không phải chỉ những người nổi tiếng trong giới showbiz chuyển nghề làm MC mới mắc lỗi ngớ ngẩn mà ngay cả các MC chuyên nghiệp cũng khiến công chúng bức xúc vì sự cẩu thả của mình.
Hẳn chúng ta chưa quên một sự cố MC khá nghiêm trọng, một sự cố thể hiện sự thiếu văn hóa của người làm MC khi một biên tập viên của một đài truyền hình lớn đã có thái độ khiếm nhã ngay trên sóng trực tiếp. MC này đã phát ngôn: “cái bọn điên này” trong một bản tin khi bực bội vì một lỗi kỹ thuật.
Và mới đây, ngay trong ngày Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một MC của đài Truyền hình TPHCM, kênh HTV1 cũng đã khiến công chúng hết sức phẫn nộ khi mắc lỗi đặc biệt nghiêm trọng khi dẫn chương trình. MC này đã phát ngôn khi nói về Quốc tang Đại tướng là “Chúc Quốc tang nhiều niềm vui”. Sự cố này đã khiến những người xem trực tiếp chương trình và dư luận lên án quyết liệt bởi nó ít nhiều đã ảnh hưởng tới tâm tư của hàng triệu người dân Việt trong ngày Quốc tang.
MC nam phát ngôn "Chúc Quốc tang nhiều niềm vui" khiến dư luận bức xúc
Dẫu biết chuyện tai nạn nghề nghiệp là điều khó tránh khỏi của mỗi người khi làm nghề nhưng đây là một lỗi không thể chấp nhận, nó còn thể hiện sự “máy móc”, kiểu “đọc vẹt” và phản ánh kỹ năng, trình độ kém cỏi của một MC.
Điều đáng bị chỉ trích nhất của MC nam với phát ngôn “Chúc Quốc tang nhiều niềm vui” này còn là hành động cướp lời của MC nữ sau khi kết thúc bản tin để rồi nói lên lời phản cảm đó, tức là anh ta đã có chủ ý để nói về Quốc tang Đại tướng.
Khỏi phải nói đến việc người MC có một vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào trong một chương trình, bởi họ không chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt chương trình mà còn thể hiện tinh thần, tính văn hóa của chương trình ấy ra sao. Lâu nay, chúng ta đã lên án quá nhiều những trường hợp người nổi tiếng trong giới showbiz sang làm MC. Không ít trong số đó, nếu không có kiểu dẫn chương trình đùa cợt vô duyên, thiếu văn hóa thì họ lại thể hiện sự yếu kém trong ứng xử tình huống, dùng sai từ…
Nhưng đó là ở những MC không chuyên, còn những MC dẫn các chương trình như An toàn giao thông trên HTV1 chắc chắn được đào tạo trường lớp đàng hoàng. Nhưng có lẽ những gì mà anh MC kia học được chỉ là sự “máy móc”, là “con vẹt” không hơn kém… Và anh ta cũng quên luôn một điều là trước khi muốn làm MC thì hãy làm một con người có văn hóa!
Mới đây, cũng viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng tác giả Phan Hoàng đã xúc phạm trầm trọng đến sự tôn kính của Đại tướng. Tác giả này đã dùng ngôn từ chợ búa, vô học khi viết từ “cầm đầu” để nói về sự lãnh đạo của Đại tướng trong quân trường. Một điều rất cơ bản mà bất kỳ ai cũng biết, từ "cầm đầu" xưa nay chỉ dùng để chỉ những tên đứng đầu một thành phần bất hảo nào đó. Không biết tác giả này vì cẩu thả hay vì kém hiểu biết đến độ không hiểu về từ này?!
Điều đáng nói là bài viết này được đăng trên trang web của Hội Nhà văn TPHCM và có lời đồn rằng tác giả này của chính là một nhà văn, nhà thơ. Cụ thể trong bài viết mang tên “Võ Nguyên Giáp - Tướng của các vị tướng”, tác giả Phan Hoàng có đoạn viết: “Mới 37 tuổi, ông đã cầm đầu đội quân non trẻ “đầu trần chân đất” với trang bị vũ khí còn thô sơ, giành nhiều chiến thắng trước đội quân chủ lực thiện chiến của những viên tướng nổi danh nước Pháp”.
Tác giả Phan Hoàng viết về Đại tướng nhưng dùng từ chợ búa "cầm đầu"
Thật không thể tưởng tượng, có một tác giả cộng tác với trang web của Hội Nhà văn TPHCM viết về Đại tướng lại dùng ngôn từ cẩu thả, vô học đến vậy. Và điều càng đáng nói là cả ban biên tập trang web của Hội Nhà văn TPHCM cũng không phát hiện ra lỗi nghiêm trọng này!?
Thử hỏi ngay cả những người làm văn hóa, là đại diện, là tiếng nói của văn hóa còn vô văn hóa đến thế thì trách sao được những MC trẻ như MC của HTV1 vừa qua có thể vô tư phát ngôn rằng: “Chúc Quốc tang nhiều niềm vui”!
T.V

Nhà khoa học: Bộ trưởng Luận có nhận được tài liệu này hay không?

Nhịp sống Xã hộiTrao đổi với báo Người đưa tin, PGS.TS Lê Văn Hưng – nguyên vụ trưởng Bộ Tài chính, là giáo viên hướng dẫn 1 của NCS Hoàng Xuân Quế, băn khoăn: Liệu các văn bản đề nghị của chúng tôi có đến tay bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận?
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từng ngồi trong hội đồng bảo vệ luận án hoặc phản biện luận án tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế kiến nghị báo Người đưa tin chuyển những thông tin này tới bộ trưởng Phạm Vũ Luận.

Các tài liệu mà chuyên gia gửi bộ trưởng Phạm Vũ Luận
 Văn bản xác nhận và đề nghị của tập thể giáo viên hướng dẫn NCS Hoàng Xuân Quế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                
 BẢN XÁC NHẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Chúng tôi là: 1. PGS.,TS. Lê Văn Hưng, nguyên Vụ trưởng, Kho bạc NN, Bộ TC.Hiện là Chủ nhiệm Khoa Tài chính, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;
2. PGS.,TS. Nguyễn Hữu Tài, nguyên chủ nhiệm Khoa Ngân hàng - Tài chính, hiện là giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, xin kính trình Bộ một việc như sau:
Năm học 1998-1999, chúng tôi được Bộ GD&ĐT phân công hướng dẫn NCS Hoàng Xuân Quế  thực hiện Luận án Tiến sỹ với đề tài: “Hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam “. Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước ngày 26/10/ 2003 do GS.,TS. Nguyễn Văn Nam làm chủ tịch. Luận án đã được hôi đồng đánh giá cao và kết quả bảo vệ xếp loại xuất sắc.
Vừa qua chúng tôi nhận được thông tin về việc Luận án TS của Anh Hoàng Xuân Quế có sao chép một phần luận án của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng đã bảo vệ tháng 1 năm 2003 .
Với tư cách tập thể hướng dẫn, chúng tôi xin có ý kiến như sau:
Trong quá trình hướng dẫn NCS Hoàng Xuân Quế, chúng tôi đã thực hiện đúng các quy định của Bộ GD&ĐT về nội dung khoa học của luận án và tiến độ thực hiện. NCS Hoàng Xuân Quế đã tiếp thu và sữa chữa nghiêm túc những vấn đề đã được tập thể hướng dẫn khoa học yêu cầu bổ sung và chỉnh sửa. Những tài liệu này, đặc biệt là bản thảo gần cuối có bút tích sửa chữa của Giáo viên hướng dẫn và bản thảo lần cuối cùng có ý kiến đồng ý của GVHD cho đóng quyển để bảo vệ của NCS vẫn còn được lưu giữ, vì vậy, thông tin cho rằng bản luận án chính thức của Anh Hoàng Xuân Quế được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp nhà nước có sự sao chép y nguyên một phần luận án của Mai Thanh Quế là không có cơ sở.
Một công trình khoa học, dù là của tập thể hay cá nhân, đều có tính kế thừa và bổ sung, sáng tạo. Việc NCS Hoàng Xuân Quế có tham khảo các công trình khoa học thuộc một lĩnh vực nghiên cứu cũng là điều bình thường.
Mặt khác, Luận án đã được thực hiện qua nhiều bước, từ sinh hoạt khoa học, bảo vệ 3 chuyên đề, bảo vệ cấp cơ sở, gửi xin ý kiến nhận xét của phản biện kín. Trước khi bảo vệ, bản tóm tắt luận án còn được gửi đi xin ý kiến nhận xét của hàng chục nhà khoa học và hàng chục cơ sở đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực này. Thông tin về buổi bảo vệ được đăng báo Nhân dân trước ngày bảo vệ 2 tuần, sau khi bảo vệ còn có thêm 3 tháng để tiếp nhận các thông tin về luận án. Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, bao gồm những nhà khoa học đầu ngành, đánh giá kết quả xuất sắc là điều không thể phủ nhận.
Luận án TS của Hoàng Xuân Quế là công sức không chỉ của NCS, mà còn là công sức của tập thể Giáo viên hướng dẫn, của các nhà khoa học tham gia đóng góp ý kiến, của Bộ môn, Hội đồng đánh giá chuyên đề, hội đồng đánh giá cấp cơ sở, Hội đồng đánh giá cấp nhà nước. và của cơ sở đào tạo. Hơn nữa, luận án tiến sỹ của Anh Hoàng Xuân Quế không làm ảnh hưởng hay phương hại đến một ai, dù là tập thể hay cá nhân. Nếu vì một lý do phi khoa học, làm rối loạn vấn đề này, theo chúng tôi là hoàn toàn không nên.
Vì những lý do nói trên, trước hết để bảo vệ uy tín của Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nước, do GS.,TS Nguyễn Văn Nam làm chủ tịch, thứ đến là bảo vệ danh dự và sự đóng góp của NCS Hoàng Xuân Quế (nay là PGS.TS) cho sự nghiệp đào tạo của Viện Ngân hàng Tài chính nói riêng và của Trường Đại học KTQD và của Ngành nói chung, chúng tôi kính đề nghị  lãnh đạo Bộ GD&ĐT xem xét một cách khách quan và giải quyết vấn đề đúng đắn,thấu tình, đạt lý.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn !
                                    Hà Nội,  ngày  14  tháng  9  năm 2013
Người hướng dẫn KH 2                   Người hướng dẫn KH 1
   PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài                        PGS.TS. Lê Văn Hưng
 
* Bản Nhận xét của GS.TS Cao Cự Bội, nguyên ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên trưởng khoa Ngân hàng – Tài chính, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, một trong những Giáo sư đầu tiên của ngành ngân hàng – tài chính VN, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực này, là phản biện 1 của NCS Hoàng Xuân Quế (bảo vệ tháng 10/2003) đồng thời là chủ tịch Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước của NCS Mai Thanh Quế( bảo vệ tháng 1/2003):
“Sau khi đọc toàn văn luận án, đối chiếu với các tài liệu liên quan, tôi có nhận xét phản biện sau đây:
I.1 – Ý nghĩa của đề tài:
Nói đến kinh tế thị trường thì ai cũng biết chính sách tiền tệ là cực kỳ quan trọng trong hệ thống các chính sách vĩ mô. Ấy vậy mà để có được một chính sách tiền tệ khôn ngoan thì lại là vấn đề không phải đơn giản. Nội hàm của nó đòi hỏi là trí tuệ của những bộ óc ưu tú trong vạch và điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời với nó còn đòi hỏi công cụ nào? Có sắc bén hay không trong ứng phó với thời cuộc để đạt tới mục tiêu định giá trị tiền tệ. Tất cả những vấn đề đó luôn luôn được bàn cãi ở mỗi quốc gia trong giới học thuật và cả trong các nhà quản lý vĩ mô.
Riêng với Việt Nam, việc sử dụng và hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ lại càng bức xúc cả về thực tiễn và nhận thức lý thuyết. Vậy là đề tài tự nó đã mang tầm cỡ khoa học rất đáng ghi nhận ở bậc luận án tiến sỹ.
II.2 - Xét về tính trùng lặp của đề tài: Lâu nay không ít công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên với tên đề tài luận án tiến sỹ thì đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp. Vả lại như trên đã nêu bản thân đề tài luận án vẫn còn tiếp tục đòi hỏi tranh luận ở nhiều nội dung ứng dụng và cả nội dung tiếp thu lý thuyết tiền tệ đến mức nào là cận chân lý. Vậy là về căn bản đề tài không thể hiện sự sao chép  các công trình nghiên cứu khác đã có sẵn trong và ngoài nước.
III.3 Tên đề tài và nội dung thể hiện của luận án hoàn toàn thuộc lĩnh vực tài chính – tiền tệ - tín dụng và phù hợp với mã số chuyên ngành 5.02.09”
* Trong văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 19/09/2013, TS Dương Thu Hương, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Ngân sách Quốc hội, nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyên vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã viết:
“ Tháng 08/2003, tôi nhận được đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phản biện kín 01 luận án tiến sỹ với đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt nam”. Sau này, khi anh Hoàng Xuân Quế( Đại học KTQD) đã bảo vệ cấp nhà nước một thời gian, tôi mới biết đó là luận án tiến sỹ của anh Hoàng Xuân Quế. Với tư cách phản biện kín, vả lại đây là lĩnh vực thuộc chuyên môn sâu của tôi( tôi nguyên là phó thống đốc NHNN VN, nguyên là vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ NHNN VN) nên tôi đã đọc rất kỹ bản luận án này và đã có nhận xét đánh giá tốt về chất lượng của luận án. Bản nhận xét của phản biện kín tôi đã gửi cho Bộ GD & ĐT, đề nghị Bộ xem lại bản nhận xét này. Tôi là giáo viên hướng dân 1 của NCS Mai Thanh Quế vừa bảo vệ trước đó mấy tháng. Sau đó lại được Bộ đề nghị là phản biện kín Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế. Sau khi đọc kỹ bản luận án của Anh Hoàng Xuân Quế để phản biện, tôi không thấy có sự trùng lặp, sao chép giữa hai luận án vì đề tài của hai luận án đi hai hướng khác nhau của chính sách tiền tệ.
Do vậy có thông tin cho rằng, luận án tiến sỹ của anh Hoàng Xuân Quế trùng lặp nguyên văn một số phần luận án tiến sỹ của Mai Thanh Quế là không có cơ sở”.
Nhóm phóng viên Ban Giáo dục (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét