Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Thứ Ba, 15-10-2013 - CHỮA CHỨNG BỆNH “ÁI QUỐC GIẢ”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
anh-1Triển lãm ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tại kỳ họp Quốc hội (Tin nóng).  - Tiếc thương Đại tướng, giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc (Tin tức). =>
Thành lập Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 Hải quân (NLĐ).
Trung Quốc và Việt Nam lập nhóm thăm dò các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông (SCMP/ DTD). - Việt-Trung lập nhóm thăm dò chung ở Biển Đông (VOA).  - Trung – Việt ‘cùng khai thác biển’ (BBC).  - Không thể né tránh Biển Đông trong nghị trình Đông Nam Á (TQ). - Trung Quốc, Việt Nam sẽ thảo luận về hợp tác phát triển trên biển (RFI).
Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay TQ (DLB).

- Phỏng vấn ông Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam: ‘Quốc tế nên cảnh giác trước những cải cách giả vờ của Việt Nam’ (VOA/DĐXHDS). “…Hà Nội có chủ trương rất rõ ràng là làm sao cho Tây phương thấy có một sự ‘cởi mở’, ‘cải cách’ trong nước, nhưng sự ‘cải cách’ đó chỉ nằm trong bàn tay của đảng cộng sản mà thôi. Trong một giai đoạn nào cần tuyên truyền chính sách ‘cởi mở’ của Hà Nội trên trường quốc tế thì người ta cho mở rộng một chút tiếng nói, một chút phê bình, nhưng sẽ dập tắt tức khắc”.
Trả thù tù chính trị? (RFA).
Công dân Trương Minh Hưởng bị tạm giam bất hợp pháp (Nguyễn Tường Thụy).
- Người Buôn Gió: Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [32] (ĐCV). - Tự truyện của Hoàng Linh Kỳ 3: Khát vọng tự do! (MTG).
CHỮA CHỨNG BỆNH “ÁI QUỐC GIẢ” (ĐHLV).
Cộng sản chỉ giỏi xuất xưởng những tên đồ tể khát máu (DLB).
GS Chu Hảo và Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về Tướng Giáp (TVN/DĐXHDS). Ông Dương Trung Quốc: “…  tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất kể cả trong những chuyện chúng ta bàn liên quan đến Đại tướng, chúng ta có thể có nhiều câu hỏi: Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.” 
Điều đọng lại sau sự ra đi của vị Đại tướng huyền thoại (Lương Kháu Lão). “Không ít vị trong diện sẽ được quốc tang khi chết đi sẽ giật mình khi không biết khi đó có nhân dân nào thương xót đến viếng mình hay không hay họ lại xuống đường nhảy múa mừng vui . Không biết có vị nào dũng cảm xin thôi quốc tang ngay khi còn minh mẫn vì cảm thấy mình không xứng đáng. Chắc chả có đâu vì ở nước ta làm gì có cái văn hóa từ chức, từ chối đặc quyền đặc lợi“. - NƯỚC MẮT CÓ MÀU GÌ? (Đào Hiếu). - Chuyện chưa kể về buổi chiều tiễn đưa Đại tướng (MTG). - Những điều tốt đẹp làm con người tốt đẹp hơn (Diễn ngôn).
- Mạnh Quân: Hai quốc tang (Quê Choa). “Đại diện của Bộ Quốc phòng nói rằng, xác định nguyên nhân ban đầu là do pháo hoa… tự cháy.  Lại là lý do khách quan ư ? Sao ở nhiều nước pháo hoa của họ ko tự cháy ? Mà ở ta, riêng về pháo hoa, có 2 vụ nổ gây chết người thê thảm thế rồi ? Thế sau này nhà máy Điện hạt nhân có gì ko ổn lại bảo do tự cháy, tự nổ à ? Hay bể chứa Bô xít có sự cố thì cũng bảo do bùn nó tự rò rỉ à ?
- Minh Diện: TRÁI TIM TRƯỚC BIỂN (Bùi Văn Bồng). - ĐÊM ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠI TƯỚNG (Nguyễn Duy Xuân). - TIỄN NGƯỜI – thơ Trần Quang Liên. - Phỏng vấn Đại tướng Phạm Văn Trà: Hun đúc lòng yêu nước qua hình tượng Võ Nguyên Giáp (NLĐ).
Thoái thác lời mời VTV1 (Quê Choa). “Nhưng tôi thoái thác vì chuyện VTV đã chọn Hoàng Quang Thuận thay mặt cho các nhà thơ Việt Nam, thay mặt cho nhân dân Quảng bình đọc thơ trong tang lễ Đại tướng.   Tôi bảo tôi và dư luận đang bực, muốn hỏi tới ông Tổng giám đốc Trần Bình Mình sao để quân của ông ta làm ăn như vậy, coi thường dư luận như vậy“. – Võ Văn Tạo: LỘ TẨY “CÓ KỊCH BẢN”… (Bùi Văn Bồng).
Cô Gái Đồ Long – Ký ức về đám tang một trung tướng (Dân Luận). “Bên trong nhà tang lễ, dòng chữ ‘Vô cùng thương tiếc’ đúc sẵn thường thấy trên tường đã bị che bằng vải đen trên đó có mấy chữ bằng giấy trắng dán vội: ‘Lễ tang ông Trần Độ’.”
- Nguyễn Khải: Nói Dối Lì Lợm (Alan Phan). “Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân“. Mời xem lại: Đi tìm cái tôi đã mất (phần 1)   –    Đi tìm cái tôi đã mất (phần 2)   –   Đi tìm cái tôi đã mất (phần 3) (Dân Luận). - Đoàn Khắc Xuyên: Thời của dối gian? (MTG).
Quốc hội VN sắp phê chuẩn phó thủ tướng (BBC).  - Sẽ phê chuẩn người thay ông Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam (TT).
BĂNG NHÓM HOÀNG CÔNG KHÔI TIẾP TỤC LỘNG HÀNH TRONG KHI PHẠM QUANG NGHỊ ĐẤU ĐÁ (Xuân VN).
Đề nghị truy tố Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines (Tin tức).  - Cựu chủ tịch Vinalines bị đề nghị truy tố tội Tham ô tài sản (VNE).  - Sếp Vinalines ‘mua nhà cho tình nhân’ (BBC).
song tranh <- Kết quả rà soát các dự án thủy điện: Chỉ có những mảng sáng? (HQ).  -  Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ QH Khóa XIII: Thảo luận quy hoạch tổng thể về thủy điện (ND).
Cần làm rõ nguồn vốn đầu tư xây đường Hồ Chí Minh (TTXVN).
Hãy cùng nói ‘không’ khi hối lộ núp bóng ‘văn hóa’ (TN).
Toàn cảnh vụ nổ pháo hoa khiến 23 người chết (VNN).
Khoa học xã hội ở ta là thế, làm sao khác được ! (Vương Trí Nhàn).
NÃO MŨI KIM MIỆNG SINH NỌC RẮN (Nguyễn Tường Thụy)
Xin đừng “sống chung với lũ” (Diễn ngôn).
Trung Quốc : Sáu cán bộ đảng bị tù vì tội tra tấn (RFI).
Bắc Triều Tiên bị tố cáo thử nghiệm vũ khí hóa học trên các tù chính trị (RFI). - “Việc nối lại đàm phán 6 bên phụ thuộc vào Triều Tiên” (TTXVN).  - Triều Tiên nhập hơn nửa tỷ USD hàng xa xỉ (VNE).
Âm ỉ nỗi đau Fukushima (NLĐ).  - 40% bộ phận lò hạt nhân không được kiểm tra an toàn (TTXVN).

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Kiên quyết thực hiện Nghị định 72″ (Infonet). Nhưng cũng lại yêu cầu các đơn vị quản lý liên quan cần sớm hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Nghị định 72.” Vậy xin nhắc các “đơn vị” là ra văn bản hướng dẫn sao cho ngon lành, chớ có như Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 97 từ 5 năm trước, khi ra rồi lại bị ông Giám đốc Sở 4T HCM Lê Mạnh Hà mỉa là không khéo lại phải ra văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 07 nữa.
- Kỳ họp thứ 6 QH Khóa XIII: Đề nghị báo cáo vụ án Vinashin, bầu Kiên (TP).
Ngày thứ ba khai quật thuốc trừ sâu: Hố chôn nào cũng có thuốc trừ sâu cực độc (LĐ). Không thể tưởng tượng được, những hố chôn này đáng ra chính là tang vật cho một vụ án hình sự nghiêm trọng về môi trường, thế nhưng lại được cơ quan TNMT khai quật. Liệu đó có trờ thành một hành động phi tang, để đến khi khởi tố (nếu có), tang vật sẽ không còn bao nhiêu nữa? - Bao giờ mới thơm tho? (LĐ).
KINH TẾ
VAMC phát hành trái phiếu mua nợ của SHB, SCB và PGBank  (VnEco).
Rào cản cho vay (NLĐ).  - Tín dụng không tăng, ‘tắc’ ở đâu? (TQ).  - Ngân hàng than xử lý tài sản đảm bảo quá phức tạp (TBKTSG).
Quyết liệt thu nợ thuế (ND).
Gian nan đi đòi nhà dự án (TT).  - Kiến nghị tăng thời hạn vay hỗ trợ nhà ở lên 30 năm (HQ).  -Có thể chuyển nhượng một phần dự án bất động sản (TBKTSG).
“Tối hậu thư” cho các cửa hàng xăng, dầu (ND).
36294f00432c3b13be8347c87a708e72Sóc Trăng: Trúng mùa tôm cũng lo (SGTT). =>
Doanh nghiệp lo ngại về đề xuất siết việc tự in hóa đơn (TBKTSG).
Xe máy “Tàu” ngày ấy, bây giờ: “Quy ẩn” về chốn gian nan (kỳ 2) (VnEco).
Hàng hóa ồ ạt giảm giá (NLĐ).
Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ? (VnEco).  - Lãi to vẫn tăng cước 3G (NLĐ).
Ba người Mỹ nhận giải Nobel kinh tế (BBC).  - Ba người Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 2013 (VOA).  - Nobel Kinh tế cho các phân tích về dự đoán giá (TT). - Giải Nobel kinh tế 2013 được trao cho ba giáo sư Mỹ (RFI).

- Báo cáo của Oxfam: Ai hưởng lợi từ giá gạo tăng?: Chỉ người trồng lúa không lãi (DV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Inrasara: Cham – Sợ, biểu hiện & hóa giải (Inrasara).
“CHÉN BIỆT LY “: HỒN THƠ LUYẾN ÁI TRỮ TÌNH CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN TƯỜNG THỤY (Nguyễn Tường Thụy).
Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVIII (TTXVN).  - Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Đông nhưng có vui? (ND).  - Phim “thảm họa” sắp hết cửa dự liên hoan (VNN).  - “Đừng để yếu tố bạo lực lấn át tính nhân văn” (TQ).  – ĐỀ CỬ NAM DIỄN VIÊN ĐIỆN ẢNH – PHIM TRUYỀN HÌNH: Ít gương mặt vượt trội (NLĐ).
Hàng trăm thí sinh Vietnam Idol chen lấn, xô đổ hàng rào bảo vệ (TN).
Hội họa và phái nữ (kỳ 1) (Da Màu).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bùi Trà My: “Đọc báo tỉnh táo”: Cùng học sinh cấp III phê bình báo chí Việt Nam hiện nay (Soi).
Định kỳ báo cáo về đội ngũ nhà giáo và CBQL (GD&TĐ).
Hắt hiu trường nghề (NLĐ).
875f93bf5e87bede6005d07d6979bcc6_L“Cây lịch sử thông minh” của một học sinh miền núi (ND). =>
- Chậm tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Thiếu quỹ đất và kinh phí (ND).
Quy chế Trường dự bị ĐH sẽ được sửa đổi (GD&TĐ).
Phí dịch vụ sổ liên lạc điện tử không được quá 40.000 đồng (SM).
Gia đình cô giáo tự tử yêu cầu làm rõ cái chết của cô (TT).
TP HCM: Một học sinh bị chém hội đồng (NLĐ).
Đừng chết vì mạng xã hội – Bài 1: Hãy lắng nghe con mình! (PNTP).
Thiên thạch sẽ hủy diệt trái đất năm 2880? (NLĐ).
CFA vs MBA (II) (Giang Lê).
Khoa Học Phương Tây và Triết Học Phương Đông (9) (DCVOnline).

- Vụ “Sạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1”: Nhà xuất bản Giáo Dục nói gì? (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hàng trăm ngàn dân miền Trung sơ tán trước bão Nari (VOA).   - Miền Trung đã sơ tán 122.000 nhân khẩu tránh bão số 11 (VOV).  - Trước bão, hai thiếu niên bị sóng cuốn ra biển (Tin tức).  - 2 tàu cá bị gió lớn đánh chìm (KP).  - Hơn 2000 hành khách bị hủy chuyến bay vì bão (TT).  - Bão số 11 ‘có thể vào Quảng Bình’ (BBC).  - Dân đảo trắng đêm trong bóng tối trốn bão (NLĐ).  - Bão Nari sẽ đưa vàng trắng cao su thành thảm họa? (ĐV).  - Bí thư Đà Nẵng: ‘Ai lơ là chống bão, coi chừng với tôi’ (Zing).
hochua <- Thủ tướng chỉ thị tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa nước (Tin tức).   - Các địa phương phải chấp hành nghiêm quy chế xả lũ (TTXVN).  – Quảng Trị: Cần xả lũ các hồ chứa để đảm bảo an toàn sau bão (Tin tức).  - Thừa Thiên-Huế: Thủy điện chống lệnh xả nước của tỉnh (LĐ).
Tiếng nổ từ lòng đất đẩy bé 8 tuổi xa hàng chục mét (TT).  -  Bé trai tử vong sau tiếng nổ lớn (KP).
Đời thường của những cô gái cung cấp dịch vụ tình dục (VNN).
‘Vớt’ được cả trăm mét khối gỗ lậu trên sông (TN).
- Bán vé tàu tết Giáp Ngọ 2014: Xin đừng bỏ rơi lao động nghèo, ít học (SGTT).
Người tị nạn bị bỏ mặc ở Ý (NLĐ).
Ấn Độ: Tái diễn thảm kịch giẫm đạp (NLĐ).  - 110 người chết trong vụ giẫm đạp ở Ấn Độ (VOA).
17 người thiệt mạng vì bão Phailin tại Ấn Độ (VOA). - Hơn 115 tín đồ Ấn Độ giáo tử vong vì xô đẩy (RFI).
MỘT NGÀY…KHÔNG NHƯ MỌI NGÀY (Alan Phan).

QUỐC TẾ 
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi hòa đàm ‘khẩn cấp’ về Syria (VOA).  - “Không thể có hòa bình nếu không đổi chế độ Syria” (TTXVN).  - Ngoại trưởng Kerry, Đặc sứ Brahimi thảo luận về hòa đàm Syria.  - Syria chính thức là thành viên Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (VOV).  - OPCW kêu gọi ngừng bắn ở Syria (BBC). - Nga kêu gọi Mỹ thuyết phục đối lập Syria tham dự hòa đàm Genève-2 (RFI).
Các cuộc đàm phán mới với Iran có phá vỡ bế tắc? (VOA).  - Iran lạc quan về các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.
Quan chức Pakistan-Mỹ thảo luận tiến trình hòa bình (TTXVN).
Hoa K?: Bi?u tình ph?n d?i vi?c dóng c?a các co quan chính ph?Dân Mỹ biểu tình phản đối việc chính phủ đóng cửa (VOA).  - Các nhà lập pháp Mỹ gặp nhau trong ngày nghỉ lễ liên bang.  - Cuộc chiến nợ công Mỹ: Hệ quả toàn cầu (TQ). =>
Anh sẽ đơn giản hóa visa cho người TQ (BBC).
Dấu hiệu phóng xạ trong quần áo cố Tổng thống Arafat (Tin tức).
Thị trưởng Matxcơva tung chiến dịch bố ráp người nhập cư trên quy mô lớn (RFI). - Chùm ảnh cuộc bạo động hàng nghìn người ở Moskva (TTXVN).
Đảng cực hữu giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử địa phương (RFI). - Tổng thống Pháp viếng thăm chính thức Nam Phi (RFI).
Tòa án Malaysia cấm người Cơ Đốc giáo sử dụng từ ‘Allah’ (VOA).
Na Uy: Thủ tướng đã đệ đơn từ chức của chính phủ (TTXVN).
Anh Quốc đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho du khách Trung Quốc (RFI).
Cảnh sát New York bắt kẻ sát nhân giết bé gái cách đây 22 năm (VOA).
Nhật Bản xuất khẩu linh kiện hạt nhân không kiểm soát an toàn (RFI).

* RFA: Audio:  + Sáng 14-10-2013;  + Tối 14-10-2013 ; Video: +
* RFI: 
* VTV: + Chào buổi sáng – 14/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 14/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 14/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 14/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 14/10/2013;   + Tài chính kinh doanh trưa – 14/10/2013;  + Cải cách hành chính – 14/10/2013;  +Thời sự 12h – 14/10/2013;  + Thời sự 19h – 14/10/2013.

CHỮA CHỨNG BỆNH “ÁI QUỐC GIẢ”

Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta, mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả. Gần mấy năm nay, cuộc Âu châu cũ vừa xong mà cuộc “thế giới đại chiến” mới đã toan gây rối, chủ nghĩa quốc gia toan bành trướng đến cực điểm. Người nước ta bây giờ ngoài thì bị làn song thế giới xô đẩy mà ngủ không thể nào yên; trong thì bị dây sắt cường quyền trói đau, mà sống không thể nào khỏe. Lúc bấy giờ những thiếu niên với phường mới học, cho đến những người ngủ say quá độ, mới đánh thột ở trong giấc chiêm bao, thấy con em mà đau đớn cho kiếp ngựa thân trâu, trông non song mà ngậm ngùi những mây sầu gió thảm.
Tiếng hai chữ “Ái quốc” mới vẳng bên tai người ta, hồn ái quốc tuy còn dở tình dở say, mà bóng “Ái quốc” nửa mờ nửa tỏ; nào là đám truy điệu, nào là tiệc hoan nghênh, nào là kỉ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, nam hát bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền mất nước, biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, biết hồn nước có về thì giang sơn mới sống. Ngòi bút ái quốc cũng đã có một đôi kẻ múa men, tên tờ giấy nhật trình cũng đã tỏ vẻ một vài câu thương nòi thương nước.
Nên những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn, thì giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng, chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay! Khốn khó thay! Người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường chật ngõ, giọt nước mắt khóc nước vẫn đêm ngày chan chứa, mà xem cho kĩ thì rặt là nước mắt gừng, tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi, thi rặt là chuông trống trò hội, ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là ái kim khánh mề đay, khi trước mặt người vẫn ái quốc, mà đến lúc đêm khuya thanh vắng thì tính toan những việc chó săn chim mồi.
Chao ôi! Trời ôi! Ái quốc gì! Ái quốc thế ru?
Treo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ nhân dân, một mặt thì ôm chặt lốt ông Tham bà Đốc.
Ôi các anh em! Ôi các chị em! Người Âu châu, Nhật Bản, ai ái quốc như thế! Ái quốc như thế thà không ai quốc còn hơn: Trá vàng mặt ngoài, làm tai mắt cho những kẻ chuộng vàng, xức mặt đầu môi, làm khổ cực cho những người say mật; vì đá vũ phu mà oan đến ngọc; vì tròng mắt cá mà họa đến châu.
Ôi chứng bệnh quốc gia giả kia, chết nước, chết nòi vì chứng bệnh đó, chứng bệnh đó nếu không trừ khỏi, 25 triệu dân ta chắc chôn sống rày mai. Tôi ngồi sâu, nghĩ lặng, khấn nguyện chín phương trời, ước ao thần hộ Phật phù, cứu khổ, cứu nạn gấp cho tôi vị thuốc để chữa chứng bệnh đó cho người ta, mới được vị thuốc này là “BỤNG NHIỆT THÀNH”
Bụng nhiệt thành đó là gốc ở một tấm lòng đỏ của loài người. Khi mẹ mới hoài thai, thì đã đúc sẵn một hòn máu nóng, đến khi sinh thành trưởng đại, thì hòn máu đó càng nuôi nấng càng lớn lao, càng nấu nung càng tươi thắm; giọt máu đó xối vào sắt, sắt phải tan, giọt máu đó rưới vào ma, ma phải tránh. Người Nhật Bản có câu rằng: “Tinh thành sở chí kim thạch năng khai” nghĩa là tinh thành đã tới nơi dầu đá vàng cũng không nức nở. Ông Khổng Tử có câu rằng: “Thất phu bất khả đạt chí” nghĩa là chí vững bền của một người không ai cướp được. Những câu nói đó đều là vẽ cả nét nhiệt thành người ta; có đầy đủ một tấm nhiệt thành mới trọn vẹn mười phần ái quốc, thành mà không nhiệt thì kém phần nóng sốt, nhiệt mà không thành thì kém sức vững bền, mà cái nhiệt đó dễ lạnh, đã thành lại nhiệt, đã nhiệt lại thành, thời thần quỉ phải kinh, mưa gió chông gai cũng phải dẹp, chỉ có ai sợ ta, mà ta không sợ ai, chỉ có ai ỷ lại vào ta mà ta không ỷ lại vào ai.
Đã biết nước là mẹ, thì dầu hi sinh ta với nước mà ta không quản, trong óc chỉ có nước, ngoài việc nước ta không màng gì lợi, ta không thiết gì danh, nhiệt thành thế này mới là ai quốc, ái quốc thế này mới hay cứu quốc.
Ruột tằm máu quốc thề sống thác với non song, dạ sắt lòng son chẳng lụi sờn vì mưa nắng, nhiệt thành như vậy người ta có khó gì tự lập đâu, vậy nên trong bài tự lập lại cần thứ nhất vị thuốc này:
“BỤNG NHIỆT THÀNH” mười phân luyện chín
———————————————————————————————
Tác giả Phan Bội Châu
Trích đăng từ tập Luân Lý Vấn Đáp – chương 10 Cao Đẳng Quốc Dân
Tập 7 Phan Bội Châu Toàn Tập

Hầu đồng vì sao gây sốt?

(Thethaovanhoa.vn) - Hiếm có liên hoan hội diễn mà người dân ùn ùn đổ tới xem “đông như trẩy hội” như tại Liên hoan Nghi lễ Chầu Văn Hà Nội  trong tuần qua (ngày 4,5/10). Tuy nhiên đều này không gây ngạc nhiên với người trong nghề. Từ vài năm nay, nghi lễ chầu văn (vốn rất gần với khái niệm hầu đồng trong dân gian) luôn ở vào tình trạng "gây sốt" như thế, giữa sự tò mò và háo hức của những cư dân đô thị.
Loại hình diễn xướng nghệ thuật - tâm linh này có sự thăng trầm khá thú vị: phát triển từ thời Lê mạt, lên tới đỉnh cao trong thời Nguyễn, bị ngừng thực hành trong vài chục năm qua vì những biến tướng dị đoan, để rồi dường như đang bắt đầu hành trình trở lại thời hoàng kim của mình trong các đô thị lớn. Điều gì làm nên câu chuyện ấy? Và xa hơn, hầu đồng cần được ứng xử thế nào, khi đi kèm nó là những yếu tố hay - dở luôn đan xen vô cùng phức tạp?

GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng VN, trò chuyện với TT&VH Cuối tuần trong tư cách một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này.
GS Ngô Đức Thịnh
* GS sẽ giải thích thế nào về việc hầu đồng đang “đắt hàng” như hiện nay?
- Trước hết, điều này đến từ bản chất của nó. Quan điểm của cá nhân tôi, thì tín ngưỡng thờ Mẫu - cái gốc của hầu đồng - có lẽ đã xuất hiện ngay từ thời Mạc, tiếp nhận các ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để biến từ việc thờ nữ thần, thờ Mẫu thần thành Đạo Mẫu tam phủ, tứ phủ gắn với các khát vọng về sức khỏe, tài lộc của con người. Với bề dày hàng trăm năm, cộng cùng những hệ giá trị rất độc đáo như thế, hầu đồng và tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút sự quan tâm của nhiều người là dễ hiểu.
Nhưng, điều cốt lõi làm nên sức hấp dẫn của hầu đồng là trạng thái thăng hoa tinh thần mà nó mang tới cho người tham dự. Có thể khẳng định, không một hệ thống tín ngưỡng hay diễn xướng nào của chúng ta có được thế mạnh tuyệt đối như thế. Hầu đồng diễn ra, những người tham dự đều bị cuốn vào và “kéo” về một điểm tâm lý chung: khai mở nhu cầu giao hòa giữa con người với thần linh.
Khoan bàn tới tranh cãi về thực/hư của sự tiếp cận ấy. Nhưng, từ khởi thủy tới nay, tâm lý giao hòa với thần linh luôn là một trong ba nhu cầu cơ bản của con người, bên cạnh nhu cầu giao hòa với thiên nhiên và giao hòa giữa con người với con người. Bởi thế, không có gì lạ khi lên đồng diễn ra, những người tham dự đạt tới sự hưng phấn, giống như tham gia một buổi “trị liệu tâm lý” vậy. Người ta quên hết mọi thứ, rơi vào trạng thái thăng hoa đặc biệt - điều mà chúng ta vẫn thấy trong đời sống thường ngày với những so sánh theo kiểu “hát như lên đồng”, “chơi bóng như lên đồng...”.
 * Cũng còn phải kể tới một yếu tố nữa, đó là hầu đồng một thời gian từng bị cấm thực hành vì những biến tướng liên quan tới dị đoan. Và với tâm lý chung của chúng ta, cái gì càng bị cấm thì càng dễ gây tò mò...
- Chuyện bị cấm là một vấn đề của xã hội giai đoạn đó. Nhưng, từ thời Đổi mới, những hệ thống giá trị tín ngưỡng, tâm linh cũng dần dần được nhìn nhận lại cho hợp lý hơn. Điểm thú vị, theo tôi biết, nằm ở việc không có một văn bản chính thức nào xác nhận hầu đồng được phép vận hành trở lại. Mọi chuyện cứ diễn ra từ từ, khi hầu đồng bắt đầu phát triển như một dòng chảy ngầm, sau thời gian gián đoạn. Tâm lý “nửa kín, nửa hở” ấy càng kích thích đám đông.
Cách đây vài năm, tôi không nhớ chính xác, tỉnh Hải Dương là một trong những địa phương đầu tiên cho phép hầu đồng xuất hiện trong lễ hội đền Kiếp Bạc. Giám đốc ngành văn hóa tại đó kể với tôi: “trình bày với lãnh đạo tỉnh, em phải mang mấy cuốn sách về hầu đồng của thầy để mọi người đọc trước” (cười). Rồi sau đó, tới các địa phương khác. Tại Hà Nội, lần “công khai” đầu tiên là buổi tọa đàm có tên: Lên đồng - Bảo tàng sống của văn hóa Việt vào tối 23/2/2011. Khi đó, báo chí viết khá nhiều về chuyện “vỡ sân” tại đây, khán giả chen vào đông tới mức Ban tổ chức phải đóng cửa sớm vì sợ quá tải.
* Hầu đồng hiện đang “bùng nổ” mạnh nhất ở các đô thị lớn. Phải chăng, nhu cầu giải tỏa căng thẳng trong nhịp sống đô thị hiện đại là lý do dẫn tới điều này?

Một giá đồng tại LH Nghi lễ chầu văn Hà Nội ( 4, 5/10/2013)
- Đó là thực tế. Bởi, những đô thị lớn hiện nay như Hà Nội hay TP.HCM đều đang phát triển với tốc độ cao, thậm chí có lúc trở nên hỗn loạn. Điều ấy dẫn tới những đảo lộn xã hội về nhiều mặt như dịch chuyển dân cư, quá tải kết cấu hạ tầng đô thị, phá vỡ các quan hệ xã hội truyền thống, tạo tâm lý bức xúc, dồn nén trong đời sống văn hóa… Và khi ấy, việc sút giảm niềm tin vào bản thân, vào cộng đồng khiến người ta dễ đi tìm kiếm chỗ dựa và niềm tin tâm linh từ các lực lượng siêu nhiên như trường hợp hầu đồng.
Cũng cần nói thêm, về bản chất, hầu đồng ít nhiều gắn bó chặt với các lực lượng thương nhân hoặc cư dân đô thị. Theo tôi, điều này là có lý do. Khi thương mại phát triển mạnh vào thời Mạc, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng mang đậm màu sắc thương nghiệp, gắn với tầng lớp thương nhân hoặc cư dân đô thị. Thực tế cho thấy, phụ nữ là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động tiểu thương trong thời kỳ này. Và, các đền, phủ thờ Mẫu cũng xuất hiện tập trung dọc theo các trục giao thương cơ bản như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải  Phòng hoặc đường thiên lý Bắc - Nam.
* Sự thực, khi hầu đồng phát triển mạnh như hiện nay, nhiều người cũng lo lắng về việc những biến tướng về dị đoan, thương mại hóa... quanh nó. Chẳng hạn, nhiều thanh đồng hiện nay  phản ứng rất mạnh về dạng “đồng đua”, nghĩa là những người không hiểu, không thạo và không có căn cốt để hầu đồng nhưng lại thích chạy theo loại hình diễn xướng tâm linh này như một thứ mốt. Nghĩa là trong xã hội hiện đại, thì những biến tướng có thể còn diễn ra theo cách... đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với hầu đồng của những năm xưa...
- Hiện giờ hầu đồng phổ biến rất mạnh, nhưng lại tồn tại khá tản mát theo từng đền phủ. Có những bản hội có tới hàng ngàn con nhang, và có những bản hội ít hơn nhiều, nhưng điểm chung của chúng là việc thiếu sự kết nối để tạo thành một cộng đồng thờ Mẫu trên toàn quốc. Vấn đề này, các nhà quản lý cần nghiên cứu và cân nhắc về việc có nên xây dựng một tổ chức xã hội nào đó cho cộng đồng thờ Mẫu không? Bởi, thành lập thì dễ, nhưng việc hoạt động thế nào để tránh đi sự cứng nhắc, thiếu uyển chuyển về hành chính, mới là điều cần bàn.
Cá nhân tôi cho rằng việc vận động và chia sẻ trách nhiệm với những trùm bản hội, những đồng cốt có uy tín, là giải pháp hữu hiệu trước mắt để quản lý tiêu cực và biến tướng. Sự thật, những người như vậy luôn có nhu cầu khẳng định vai trò và sự thành tâm của mình - sau một quãng thời gian rất dài bị cấm hành nghề, bị xã hội chê bai, thiếu tin tưởng hoặc giễu cợt như những năm qua.
* Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này.
   Sơn Tùng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét