Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Việt Nam sẽ đi về đâu với kinh tế Trọng Thương & Kết luận điều tra vụ án Dương Chí Dũng đã hoàn tất

Đỗ Kim Thêm - Việt Nam sẽ đi về đâu với kinh tế Trọng Thương, tư bản nhà nước và xã hội thị Trường

Việt Nam sẽ đi về đâu? Đó là câu hỏi chung của những người ưu tư thời cuộc khi đất nước đang đối diện với đủ loại thách thức nghiêm trọng và những thành tựu đầy ấn tượng của Đổi Mới không còn nữa. Kinh tế Trọng Thương, tư bản thân tộc và xã hội thị trường là ba đặc thù quen thuộc trong định hướng XHCN làm cho con đường đưa tới thịnh vượng thêm xa, nhưng sẽ tác động đến nhiều chuyển biến mới lạ khó lường cho tương lai bất hạnh của đất nước.
Kinh tế Trọng Thương
"Phi thương bất phú" là một câu nói của người Á Đông mà không hề gây tranh cải. Trong kinh tế học của phương Tây cũng có lý thuyết Trọng Thương của Thomas Mun với lập luận tương tự: „thương mại đem lại thịnh vượng cho đất nước“. Cụ thể là chính quyền phải đẩy mạnh xuất khẩu để thu nhập vàng bạc càng nhiều càng tốt và không coi trọng việc nhập khẩu thương phẩm phục vụ giới tiêu thụ.
Ngược lại, Adam Smith cho rằng không nên lầm lẫn giữa thịnh vượng và tích lũy của cải, vì thịnh vượng còn cần đến nhà cửa, đất đai và hàng tiêu thụ đủ loại cho mọi người. Tích lũy qúy kim cho nhà nước và không nhập khẩu hàng không thể sản xuất được để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ gây bất ổn xã hội.
Ngày nay, chính quyền các nước dân chủ thực tế hơn, cho dù phải bội chi ngân sách và có hậu quả bất lợi kinh tế trong tương lai khi nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhưng cũng là chuyện phải làm vì giới tiêu thụ là người đầu phiếu, nhất là khi muà tranh cử gần kề. Do đó, quan điểm Trọng Thương không còn thuyết phục.
Khác với Trọng Thương là lý thuyết Tự Do kinh tế, mà lập luận chính là thị trường cần có tự do vận hành, nhất là tôn trọng vai trò sáng tạo của doanh giới và quyết định của giới tiêu thụ. Doanh nhân có khả năng huy động tiết kiệm để đầu tư vào thị trường mới và giới tiêu thụ sẽ định đoạt số phận doanh nghiệp. Cả hai làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, vì không ai khác có thể đem lại một không khí năng động cho thị trường và tạo niềm tin thúc đẩy tăng trưởng. Suy luận này xem vai trò điều tiết của chính quyền là một điều xấu xa cần thiết phải có và cần phân biệt với lĩnh vực tư nhân. Chính quyền lo trị an, quốc phòng và đối ngoại trong khi doanh giới đem lại giàu mạnh cho đất nước. Nếu hai cơ chế này hợp tác tốt đẹp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội thì một tình trạng lý tưởng sẽ đạt được.
Sự dị biệt giữa hai chính sách này là Trọng Thương xem xuất khẩu là quan trọng, vì trực tiếp đưa đến toàn dụng nhân công và gián tiếp đẩy mạnh tiêu thụ, trong khi Tự Do kinh tế xem thoả mãn nhu cầu tiêu thụ nội địa và ưu đãi các biện pháp nhập khẩu là cần thiết. Đó là chuyện lý thuyết.
Thực tế thì Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, một mô hình không có trong sách vở mà học giới đến nay cũng chưa thuyết phục được khái niệm này. Đó là một phương cách thực tiễn làm cho đất nước ra khỏi nghèo đói và tụt hậu do đẩy mạnh công nghiệp gia công chế biến và xuất khẩu khi thế giới đang chuyển mình trong cơn lốc toàn cầu hoá. Cơ chế độc đảng có nhiều thuận lợi, vì có ổn định chính trị và quyết tâm cao; các biện pháp kinh tế (kể cả sai lầm) không gặp chống đối. Biện pháp mạnh nên gây thu hút đầu tư quốc tế, vì doanh giới được hổ trợ về luật lệ và thuế khoá. Việt Kiều cũng có lý do đóng góp dù là muốn trực tiếp giúp gia đình hơn.

Thành tích Đổi Mới không thể che dấu thực tại bất công là công nhân và nông nhân, hai thành phần đóng góp trực tiếp, phải chịu cảnh ngày càng nghèo hơn, trong khi doanh nghiệp quốc doanh ngày càng giàu hơn nhờ cơ chế cho phép chiếm lĩnh thị trường không cạnh tranh và tận hưởng mọi ưu đãi thuế khoá. Hiện nay, kinh tế phương Tây chưa ra khỏi suy trầm và phẩm chất hàng hoá Việt xuống thấp nên mở rộng thị trường ngoại thương trong tương lai càng khó khăn hơn.
Dù không minh danh và cổ súy, nhưng Việt Nam đã áp dụng chính sách Trọng Thương trá hình với đặc thù của XHCN. Việt Nam đạt nhiều thành tích xuất khẩu, nhưng không tích luỹ ngoại tệ cho công qũy như thuyết Trọng Thương đề ra, mà ngược lại, doanh thu chia nhau cho thân tộc của lãnh đạo, một đặc thù của tư bản nhà nước.
Sau ngày gia nhập WTO, Việt Nam ý thức việc cắt gảm các biện pháp tài trợ, nhưng WTO cũng không đủ biện pháp kiểm soát các chính sách vĩ mô của Việt Nam, vì doanh nghiệp quốc doanh, dù không hiệu năng, vẫn tiếp tục đứng vai trò anh cả đỏ của chế độ.
Ai thắng và ai thua khi chính sách này tiếp tục? Vì cơ chế không thể cải cách triệt để nên nông nhân và công nhân sẽ mãi là nạn nhân và giới tiêu thụ ngoại quốc, doanh giới quốc tế và thân tộc chế độ tiếp tục thắng, mức độ có thể giảm đi, nhưng thiệt hại kinh tế trong trường kỳ như thế nào sẽ không thể lý giải cụ thể.
Để thế giới tiếp tục hưởng lợi do sản phẩm rẻ trong khi thị trường tiêu thụ nội địa bỏ ngỏ cho người lạ thao túng là một nghịch lý. Đóng góp của tư doanh cho tăng trưởng kinh tế vĩ mô là tiềm năng quan trọng, nhưng không được quan tâm. Mất chủ quyển kiểm soát thị trường nhân dụng và tiếp tục xuất khẩu lao động là hiện tượng không bình thường trong kế hoạch phân công lao động nội điạ. Không nâng cao giáo dục, mà lại kỳ vọng kinh tế chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp có giá trị cao, là nuôi dưỡng một hão huyền khác.
Nền kinh tế với những bất công và nghịch lý không thể có bước đột phá cứu nguy và chưa tạo điều kiện thịnh vượng cho toàn dân vì còn trong cảnh „Trọng Thương bất phú“.

Tư bản nhà nước
Nguyên ủy của thực trạng „Trọng Thương bất phú“ là do sự vận hành của tư bản nhà nước hay tư bản thân tộc, một thể chế mà sách vở phương Tây đã có bàn đến các đặc điểm khi thảo luận về sự đa dạng của các mô hình kinh tế tư bản.
Chủ nghiã tư bản Anh Mỹ cho phép thị trường hoàn toàn tự do, tôn trọng tuyệt đối quyết định của doanh giới và giới tiêu thụ và can thiệp của chính quyền là tối thiểu. Chủ nghiã tư bản châu Âu đặt nặng sự can thiệp trong các chính sách an sinh xã hội và bảo vệ công nhân và nông dân. Chủ nghĩa tư bản châu Á (Nhật và Đại Hàn) hướng về sự hợp tác chặt chẽ của chính quyền, doanh giới và ngân hàng cho nhu cầu phát triển thị trường ngoại thương hơn là nội địa.
Thực ra, không mô hình nào là tối ưu, và những dị biệt về truyền thống văn hoá, lịch sử luật pháp và chính trị là trở ngại chính cho việc áp dụng mô hình mới. Do đó, không có một giải pháp lý tưởng cho các vấn đề kinh tế tư bản ngày càng phức tạp hơn, mà kiểm soát giao lưu tư bản tài chính quốc tế là thí dụ.
Tư bản nhà nước là một suy luận về mô hình tăng trưởng của Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và các nước toàn trị khác. Tiến trình công nghiệp hoá không cần huy động tiết kiệm nội điạ để tư nhân đầu tư, phát triển thị trường là do nhà nước và những định chế quốc tế tài trợ. Du nhập kỹ thuật cho doanh nghiệp quốc doanh cất cánh là một vấn đề đầu tư và tài trợ phân bổ theo kế hoạch không cạnh tranh.
Suy luận chung cho rằng tư bản nhà nước phát sinh trong thời hiện đại sau khi các hình thức chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Đây là một sai lầm. Sách vở văn minh tiền sử Hy Lạp chứng minh ngược lại: tư bản nhà nước là một hiện tượng chính trị có từ thời văn minh đồ Đồng.
Khi thị trường chưa thành hình và tiền tệ chưa là phương tiện trao đổi thì các nhà nước thành phố quanh vùng biển Địa Trung như Knossos, Myceane và Polos đã biết sử dụng quyền lực tư bản nhà nước để điều khiển bộ máy công quyền thô sơ bằng cách đánh thuế nông phẩm, kiểm soát sản xuất và mậu dịch. Mọi trao đổi hàng hoá, nhập và xuất cho nền kinh tế nguyên thủy đều qua biện pháp của nhà nước, một hình thức kinh tế quốc doanh và tư bản nhà nước.
Một thí dụ tương tự khác là trong thời kỳ xây dựng Đế quốc Andean trước khi bị người Tây Ban Nha chinh phục. Chính quyền Incas kiểm soát triệt để hệ thống kinh tế bằng cách xây dựng đường xá, tạo hệ thống thông tin và bưu điện cho cả nước, một hình thức kiểm soát tài nguyên và lao động buổi sơ khai.
Lý giải theo khảo hướng lịch sử, dù cổ thời hay hiện đại, cho thấy có một đặc điểm chung của tư bản nhà nước là lo thu tóm và cũng cố quyền lực chính trị, kể cả phí phạm tài nguyên và hiệu năng kinh tế. Nhà nước, dù sơ khai hay trưởng thành, xem chuyện an ninh xã hội là tiên quyết và hiệu năng kinh tế là thứ yếu, nếu có, thì cũng dùng bạo quyền để kiểm soát các tiềm năng tăng trưởng. Do đó, phát triển dân chủ và tôn trọng pháp quyền không có cơ hội. Sự vận hành không dựa theo tiêu chuẩn khách quan mà „Một người làm quan cả họ được nhờ", một lập luận quen thuộc của người Việt là thí dụ và phân phối theo kiểu „hết trong nhà mới ra ngoài đường“ thuyết phục nhiều hơn. Tư bản thân tộc thành hình và taọ một sân chơi kinh tế thu hẹp tối thiểu.
Kinh tế thị trường, ngược lại, một sân chơi mở rộng, không thể định hình và định hướng, dù vô hình và diễn biến theo tình cờ, nhưng cho phép tạo khích lệ khách quan cho doanh giới mạo hiểm hơn trong cạnh tranh và giới tiêu thụ có nhiều cơ hội hơn để quyết định tối ưu. Muốn vận hành có hiệu năng, kinh tế thị trường đòi hỏi khu vực tư nhân phải mạnh để có đủ khả năng đối trọng với quyền lực chính trị. Mạnh có nghiã là thế lực tài chính, ưu thế kỹ thuật và bình đẳng pháp luật với nhà nước. Vai trò chính của nhà nước là tôn trọng dân chủ và uy lực pháp quyền, nhưng nhà nước toàn trị không có tinh thần này và luôn tỏ ra đề kháng sự du nhập. Nếu tư nhân và chính quyền đều phải tôn trọng pháp luật theo tiêu chuẩn bình đẳng và khách quan, thì qua thời gian tiến bộ này đem lại chuyển biến thuận lợi cho xã hội, từ tổ chức sơ khai sang giai đoạn trưởng thành. Nhờ thế mà nhà nước, xã hội và thị trường trở thành ba tác nhân chính cho sự vận hành kinh tế.
Các thành tựu của tư bản nhà nước gây nhiều ấn tượng lạc quan trong thời kỳ khởi đầu của toàn cầu hoá làm cho các nước dân chủ phương Tây mơ ước noi theo. Vì cơ chế dân chủ đại nghị, tôn trọng pháp quyền, áp lực truyền thông và công luận không cho phép các nước phương Tây đề ra những giải pháp táo bạo mà hiện nay đang cần giải cứu các vấn đề khẩn cấp như suy thoái và nợ công. Nếu những biện pháp mạnh của tư bản nhà nước giải quyết đói nghèo, đem lại ít nhiều hiệu năng kinh tế trong ngắn hạn thì bất công xã hội, thiệt hại môi sinh và bất quân bình cơ cấu trong trường kỳ là hậu quả lan toả trầm trọng hơn.
Chúng ta đang ở đâu? Thị trường đã hình thành nhưng cơ chế nhà nước còn sơ khai nên không theo kịp tốc độ phát triển năng động của thị trường. Thị trường càng sinh lợi nhiều thì thân tộc càng vây chặt để chia quyền lợi. Xung đột quyền lợi xãy ra nên có động loạn xã hội và giảm tăng trưởng là tất yếu. Chính quyền tập trung giải quyết trị an và lo sinh tồn cho chế độ hơn và không còn khả năng để xây dựng một nhà nước trưởng thành và trường cữu. Sự quân bình giữa tư nhân và chính quyền không đạt được vì cả hai chưa có tinh thần trọng pháp. Xã hội dân sự đang hình thành và chưa đủ lực kiểm soát các hoạt động của thị trường và nhà nước. Công luận và phản biện, một sức mạnh chính của xã hội dân sự, chưa thể theo dõi hoạt động công quyền và thị trường là vì chưa có tự do báo chí. Không gian ảo của thế giới mạng đang định hình và khởi đầu gây tác động chuyển biến.
Chúng ta đi về đâu? Trước mắt, thân tộc còn đủ khả năng áp lực lãnh đạo và tư bản nhà nước vẫn chiếm ưu thế để không cải cách theo xu thế thời đại: kinh tế thị trường và dân chủ đại nghị của mô hình phương Tây. Phương Tây không khả năng giải quyết các thách thức mới như nợ công, suy thoái và bất công xã hội, nên chính quyền, ngoàl lý do chính trị, có thêm lý do để không cải cách theo khuôn mẩu này. Dân chúng không quan tâm chính trị, coi cải cách kinh tế và cơm áo gia đình là thực tế, và lo sợ phải đánh đổi một tương lai mờ mịt hơn.
Ngược lại, lãnh đạo tiếp tục bảo vệ chế độ bằng cách mang thành tích tăng trưởng trong thời kỳ trước suy thoái để lập luận và bảo chứng cho tương lai, nhưng không thuyết phục.
Một là nhà nước có thành tích kinh tế. Điều sai lầm. Tư bản nhà nước là một giải pháp kinh tế trong quá khứ chỉ cho thân tộc, không cho toàn dân, chủ yếu là giúp cho chính quyền cũng cố quyền lực. Tư bản nhà nước không nhất thiết sẽ là một sách lược duy nhất tốt đẹp cho tương lai, vì có nhiều mô hình tăng trưởng khác có thể kết hợp tối ưu trong một xã hội đang chuyển mình. Nhận thức tiềm năng tăng trưởng là một khởi điểm cho thay đổi tư duy mà vai trò tư doanh và Việt Kiều trong kinh tế thị trường và tinh thần phản biện trí thức của xã hội dân sự là sức mạnh cần phối hợp.
Hai là khó khăn hiện nay là do tình hình quốc tế mang lại. Đúng một nửa, vì cấu trúc kinh tế nội tại có vấn đề là chính. Tác hại của kinh tế quốc doanh, sai phạm ngân hàng, quốc nạn tham nhũng và vô pháp luật là nguyên nhân đưa tới tình trạng tư bản hoang dã. Tại các nước phương Tây, tiến trình công nghiệp hóa thành hình trước chủ nghiã tư bản ra đời. Ngược lại, tại Việt Nam tư bản nhà nước thành hình mà vẫn chưa có công nghiệp hoá toàn diện và chỉ có công nghiệp xuất khẩu. Tiếp tục nuôi dưõng doanh nghiệp quốc doanh không hiệu năng là một thất sách nghiêm trọng vì không thể tăng năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một tiềm năng to lớn mà không thể phát huy vì thiếu chính sách cần thiết. Chuyển hướng huấn nghệ cho công nhân trẻ sang lĩnh vực công nghiệp thông tin là một mơ ước mà thành công Ấn Độ là một mô hình, nhưng không có điều kiện hổ trợ về chính sách cũng như quốc tế nên không thể thực thi. Không có thế lực thù địch hay tình hình quốc tế chịu trách nhiệm trước các thất sách này.
Ba là cho rằng không tiếp tục bảo vệ chế độ là một biểu hiện suy thoái đạo đức. Khẳng định này chỉ có giá trị phổ quát trong một xã hội sơ khai, khi chưa phân biệt hai phạm vi đạo đức và chính trị. Hiện tại cơ chế công quyền các nước tiên tiến không còn dựa trên đạo đức cá nhân hay xã hội, mà chuẩn mực vận hành phải là tuân thủ uy lực pháp quyền. Nhà nước vi phạm nhân quyền đã không bị trừng phạt mà phải được bảo vệ vì là bổn phận đạo đức, một lập luận không thuyết phục.
Tư bản nhà nước có một chính quyền ích kỷ để bảo vệ quyền lợi thân tộc, thờ ơ trước ý kiến của công luận và xem là thế lực thù địch và u tối vì đã không thể và sẽ không muốn tự khai sáng để tạo niềm tin cho dân chúng về cải cách chính trị và kinh tế. Dân chúng, dù là nạn nhân, vì muốn yên thân mà một xã hội dân sự chưa thành hình. Tất cả đưa đất nước tới một tình trạng xã hội thị trường.
Xã hội thị trường
Thị trường là nơi gặp gở giữa người mua và người bán để trao đổi qua trung gian tiền tệ. Tiền tệ là một phương tiện thanh toán khi thuận mua vừa bán về một mặt hàng. Do đó mà có kinh tế thị trường, một phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất để thoả mãn tối đa nhu cầu cá nhân và xã hội.
Xã hội thị trường có phải là nơi thoả mãn mọi nhu cầu xã hội không? Không, mà đích thực là chúng ta dùng tiền cho những phạm vi không thuộc về thị trường và làm cho của uy lực đồng tiền chế ngự trong tất cả sinh hoạt xã hội. Hậu quả là mọi quan hệ không có đặc tính thị trường được định bằng một trị giá trao đổi. Đời sống gia đình, quan hệ thân thiết, bảo vệ sức khoẻ, cơ hội giáo dục, định mức tội phạm, xác định trình độ và tài nguyên đất nước là chuyện mua bán, mà tiền đâu là đầu tiên.
Chưa có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, mà chúng ta chỉ có kinh tế trọng thương trá hình XNCH. Thay vì dùng tiền để thanh toán cho các trao đổi trong thị trường, chúng ta đi xa hơn bằng cách dùng tiền để mua bán cho toàn bộ hoạt động xã hội. Do đó, xã hội thị trường thành hình và tác hại đến những giá trị cao cả khác là nhân phẩm, tự do và tình liên đới xã hội và độc lập dân tộc. Cuối cùng, tham nhũng lên ngôi thành quốc nạn và đạo đức suy vi tận đáy.
Chúng ta sẽ đi về đâu với xã hội thị trường? Nguy cơ nhất là bất công xã hội. Nhà giàu phô trương thành đạt không gây ảnh hưởng nhiều mà nhà nghèo bị trầm trọng hơn, vì không đủ phương tiện, khi tất cả đều có một cái giá để phải trả, mà giaó dục và y tế là hai mặt hàng chủ yếu. Không đủ tiền cho giới trẻ đi học nên không có khích lệ và cơ hội thăng tiến xã hội. Không đủ tiền cho dịch vụ y tế thì phúc lợi chung cho toàn xã hội không còn, trong khi lực lượng lao động, muốn được khả dụng, cần có trình độ và có sức khoẻ, đó là hai điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng.
Phương Tây đang tranh luận vấn đề tìm một giới hạn đạo đức cho kinh tế thị trường, mà cụ thể là xác định những gì mà tiền không mua được giá trị, một phạm vi thuộc giá trị cá nhân và đạo đức xã hội, một chủ đề do Micheal Sandel cổ súy và dĩ nhiên không đáng cho người Việt đang vật lộn với cuộc sống quan tâm.
Giống như Armatya Sen, Michael Sandel đề cao sự phát triển thị trường trong tinh thần tự do. Mục tiêu theo đuổi trong nền kinh tế thị trường là vấn đề hiệu năng để thoả mãn nhu cầu từ đời sống hàng ngày cho đến sinh hoạt xã hội, nhưng không phục vụ cho lãnh đạo và thân tộc mà toàn dân. Tự do, nhân phẩm và hạnh phúc có thuộc về phạm vi thị trường không? Nếu có, là cứu cánh hay phương tiện? Đó là vấn đề. Khác với Sen, Sandel tìm hiểu có nên dùng tiền cho những phạm vi không thuộc về thị trường không. Những thí dụ của Sandel cho thấy vấn đề hiệu năng kinh tế, giá trị sử dụng, ảnh hưởng tiêu thụ, hạnh phúc đời sống cá nhân, gia đình và đạo đức xã hội liên hệ nhau.
Những thí dụ trọng sĩ diện hão của người Việt là quen thuộc và có thể bổ túc cho lập luận cùa Sandel. Cụ thể là chuyện phải dùng tiền để chạy chức mua quyền tìm hư danh xã hội, nhưng lại không đưọc ai tôn trọng; dùng tiền mua bằng cấp để tiến thân, nhưng không được ai xem là trí thức; mua nhà sang trọng nhưng không đem lại cảm tưởng an toàn; mua đồng hồ đắt tiền nhưng không mua được thời gian đã mất; nằm bịnh viện cao cấp nhưng không mua được sức khỏe suy sụp.
Xã hội thị trường làm cho lãnh thổ, tài nguyên và nhân lực là một món hàng mua bán trong nền kinh tế trọng thương dành riêng cho tư bản thân tộc. Mọi vấn đề tự do, hạnh phúc và độc lập dân tộc không còn nằm trong xã hội dân sự.
Đã đến lúc xã hội dân sự trở thành là một trào lưu đóng góp cho sự thay đổi, mà bổn phận công dân trong đạo đức cá nhân để đem bình an xã hội và thịnh vượng đất nước là nội dung chính. Nhưng khẩn thiết nhất mà xã hội dân sự Việt Nam cần có là một Aung San Suu Kyi và một Tahrir Square.
Đỗ Kim Thêm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Thùng không đáy và niềm vui của các ngân hàng

Với việc nguồn thu ngân sách tính đến tháng 9.2013 chỉ đạt 62,5% kế hoạch năm và kèm theo đó là thâm hụt ngân sách có thể sẽ cao hơn dự báo, có lẽ tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thấm thía phần nào sức ép của việc gánh trên vai trọng trách quản lý túi tiền quốc gia, dù quãng thời gian ông đảm nhận trọng trách này chỉ chưa đầy nửa năm.
Nhưng gánh nặng cân đối thu chi ngân sách của ông Dũng có lẽ sẽ vơi đi ít nhiều nếu sắp tới đây, Quốc hội tiếp tục đồng ý cho Chính phủ phát hành thêm 360.000 tỉ đồng trái phiếu trong 3 năm tới. Hiện tại, hạn mức phát hành đã được thông qua cho 2 năm 2014-2015 chỉ là 75.000 tỉ đồng, tức giá trị vượt định mức có thể lên đến 285.000 tỉ đồng.
Với số tiền này, Chính phủ sẽ dùng để đầu tư vào các dự án công là chủ yếu, đặc biệt là dự án cơ sở hạ tầng, đối ứng vốn trong các dự án ODA (viện trợ phát triển chính thức), PPP (hợp tác công tư).

Xét ở khía cạnh này, việc phát hành thêm có thể xem là hợp lý. Tuy vậy, đằng sau đó là những mối hoài nghi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Đó là khả năng trả nợ. Liệu những năm tới, nền kinh tế có phục hồi với tốc độ đúng như mong muốn để các nhà làm chính sách có lý do để biện hộ rằng “sẽ thu được đủ tiền để trả nợ”? Khả năng này rất mong manh, nhất là khi nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều bất ổn.

Không thể phủ nhận rằng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khó khăn, khi sức cầu của khu vực tư quá yếu ớt thì đầu tư công là một trong những công cụ quan trọng để bù đắp lại. Nhưng điều đáng tiếc là ở Việt Nam, công cụ này vẫn chưa được nhìn nhận đúng giá trị, khi hiệu quả đầu tư công vẫn rất thấp. Thậm chí, việc đầu tư tràn lan đã phần nào biến công cụ đầu tư công trở thành một mục tiêu cần tái cấu trúc.

Dù vậy, vốn đầu tư vẫn luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là lượng vốn lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam, vốn được đánh giá là thuộc hàng yếu kém nhất khu vực. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư công? Vấn đề mấu chốt nằm ở việc quy hoạch.

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam có quá nhiều cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp nhưng lại hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, cần phải quy hoạch, phân loại và nhanh chóng loại bỏ những dự án đầu tư công không khả khi.
  Người đóng thuế phải gánh thêm những khoản nợ do đầu tư công không hiệu quả. Ảnh: Bảo Trọng
Người đóng thuế phải gánh thêm những khoản nợ do đầu tư công không hiệu quả. Ảnh: Bảo Trọng

Một hành động đáng hoan nghênh là việc Bộ Giao thông Vận tải mới đây đề xuất thay đổi quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, các chỉ tiêu về tổng lượng hàng hóa đã được điều chỉnh giảm mạnh so với quy hoạch được thông qua vào năm 2009. Nhưng những hành động tương tự như thế là chưa nhiều.

Khi hiệu quả đầu tư công vẫn chưa được cải thiện, việc đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ với quy mô lớn là điều cần tính toán kỹ lưỡng hơn, để tránh gia tăng sức ép lên vai những doanh nghiệp, những người đóng thuế.

Trên thực tế, nợ công của Việt Nam không phải là nhỏ. Tính đến cuối năm 2012, nợ công/GDP ước khoảng 55,4%. Mặc dù mức này vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép, nhưng nếu tính đủ các khoản nợ, đặc biệt các khoản nợ liên quan đến khối doanh nghiệp nhà nước, tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam sẽ lên đến 95%, tức vượt xa ngưỡng an toàn mà Ngân hàng Thế giới khuyến nghị.

Mới đây, Bộ Tài chính đã đứng ra bảo lãnh để Vinashin thực hiện hoán đổi nợ cho khoản vay cũ 600 triệu USD với các chủ nợ nước ngoài, chính thức biến nợ “tư” của Vinashin trở thành nợ “công”. Liệu sau việc này, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác có bắt chước theo?

Những khoản nợ như thế sẽ là gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra khuyến cáo: “Việt Nam cần phải kiểm soát bội chi nhằm đảo bảm tính bền vững tài khóa về trung hạn”.

Hãy quay trở lại câu chuyện phát hành nợ 360.000 tỉ đồng. Liệu ngoài ngoài Bộ Tài chính, ai sẽ là người vui sướng nếu Quốc hội thông qua kế hoạch phát hành này? Đó là các tổ chức tài chính, vì họ tìm thấy được một kênh đầu tư an toàn và tương đối hấp dẫn trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh khác gặp khó. Đặc biệt, các ngân hàng trong nước sẽ rất hớn hở vì có chỗ để “tiêu” lượng vốn lớn tồn đọng trong ngân hàng mình.

Một thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 77% giá trị trái phiếu được giao dịch trên toàn thị trường thuộc về các tổ chức tài chính trong nước. Trước đó, năm 2012, lượng tiền mà các ngân hàng đổ vào trái phiếu chính phủ đã gấp đến 1,5 lần tổng lượng tiền của 3 năm trước đó cộng lại.

Vì vậy, nếu tính trung bình cho mỗi năm tới, với con số 120.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ được phát hành (xấp xỉ bằng 1/3 tổng lượng tín dụng được dự kiến cho vay ra nền kinh tế trong những năm gần đây), không nghi ngờ gì, các ngân hàng sẽ lại là những người năng động nhất trên thị trường này.

Việc hút vốn mạnh từ khu vực tài chính như thế sẽ khiến lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sẽ không giảm được nhiều. Trong khi đó, mức lãi suất đi vay khoảng 10% như hiện tại, theo Phó Tổng Giám đốc một ngân hàng nước ngoài (không muốn nêu tên), đã là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Lan Hoa
 (Đất Việt)

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Thi cử, mình không giống ai!

images669688_a1_tr7

LTS: Ý tưởng hoặc bỏ kỳ thi tốt nghiệp hoặc kỳ thi đại học và thực hiện kỳ thi duy nhất còn lại như thế nào ngay lập tức nhận được ý kiến của các chuyên gia giáo dục đầu ngành hiện nay.

“Đáng lẽ phải làm sớm hơn”. Đó là chia sẻ của bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội với Một Thế Giới về việc bỏ kỳ thi ĐH và cho biết đây là chủ trương và đề án rất đáng làm. Đương nhiên, cần phải có sự lý giải rõ ràng với học sinh, cha mẹ học sinh.

“Đặc biệt là phải có sự đồng tình của toàn bộ bộ máy giáo dục từ Bộ đến Sở, đến giáo viên. Và hiệu quả cuối cùng của việc bỏ thi đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc triển khai cải cách, đổi mới và chấn chỉnh cách kiểm tra và thi phổ thông” – Bà Ninh nói.
Mình không giống ai
Thực tế ý kiến bỏ kỳ thi vào ĐH đã từng được đề cập ngay tại Quốc hội khóa 11, lúc đó tôi đang là đại biểu Quốc hội, cho nên vấn đề này không phải là vấn đề mới đối với tôi và đối với ngành giáo dục.
Tôi nhớ là trong lúc thảo luận, xu thế chung ủng hộ việc bỏ kỳ thi tuyển sinh. Cái tôi không hiểu là tại sao mãi cho đến bây giờ mới bắt đầu đề nghị chính thức trở lại như vậy.
Trong những nước tôi biết, tôi không thấy nước nào vừa thi tốt nghiệp phổ thông và cả thi đại trà vào ĐH. Thi tốt nghiệp phổ thông là việc tất nhiên nhưng nếu có thi vào ĐH thì chỉ thi vào một số trường rất cao cấp. Như ở bên Pháp nơi chính tôi có thi vào một trong các ĐH phải thi tuyển đầu vào, gọi là Grandes Ecoles. Vì các trường này chỉ lấy một số ít thôi nên họ mới tổ chức thi.
Nhưng tôi chưa thấy tình trạng ai muốn vào ĐH cũng phải thi cả. Điều này bất hợp lý và ở mình không giống ai. Nếu mình không giống ai nhưng cần thiết và phù hợp với Việt Nam thì cũng phải xem xét. Nhưng tôi ở trong nhóm cho rằng điều này không cần thiết và cũng không phù hợp. Và hơn nữa, nó có rất nhiều những hệ lụy bất lợi, thậm chí tiêu cực.
Thi tuyển sinh ĐH không cần thiết là vì sao? Đúng là giữa cái cung và cầu của giáo dục ĐH thì cầu luôn luôn lớn hơn cung, phải chọn lọc. Vấn đề duy nhất là phương pháp để chọn lọc, công cụ để chọn lọc.
Ở các nước họ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc cho nên tham khảo kết quả của kỳ thi phổ thông, điểm đậu thì đã là một thước đo tin cậy. Ở Việt Nam ta thì nói thật thước đo đó chưa thật sự đáng tin cậy.
Chính vì vậy, những người theo trường phái muốn giữ kỳ thi vào ĐH là vì họ cho rằng thước đo của kỳ thi phổ thông là một thước đo không đủ chính xác và đáng tin cậy. Nhưng không phải vì lẽ đó mà lại phải tổ chức một kỳ thi cho mọi người vào ĐH.
Bỏ kỳ thi vào ĐH thì sẽ được mấy cái lợi, một là bớt tốn kém cho Nhà nước. Thứ hai là đảm bảo sức khỏe cho con em mình.
Tôi đã từng so sánh thanh niên Việt Nam vào ĐH và thanh niên các nước vào ĐH thì học ở phổ thông một cách nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, có chú ý đến thể lực, mở mang tầm nhìn và trí tuệ, có chú ý đến hiểu biết văn hóa, xã hội và thưởng thức văn hóa, cho nên khi họ vào ĐH ở tư thế khỏe mạnh, vui khỏe, sẵn sàng cho một cuộc việt dã.
Còn thanh niên ta qua hai kỳ thi sít nhau như vậy thì phải nói rằng những em nào lọt được vào ĐH thì họ rất mệt mỏi. Cho nên tôi cũng có nghe phản ánh tình trạng là học gạo, học kinh khủng và bắt đầu vào ĐH thì năm thứ nhất, năm thứ hai là coi như xả hơi.
Trong khi hoc sinh phổ thông ở các nước, đặc biệt ở các nước phát triển đang “lái xe ở số một” thì khi vào ĐH họ bắt đầu chuyển qua số hai, số ba rất nhanh. Còn ở ta, thanh niên quá mệt mỏi. Và việc thi gần nhau như thế, căng thẳng như thế sẽ khuyến khích thói quen không hay là học gạo, ôn thi, luyện thi như máy và tất cả những hiện tượng mà chúng ta biết.
Thành thử những cái lợi của việc bỏ kỳ thi tuyển sinh là rất rõ ràng rồi. Bây giờ cái cần giải quyết là công cụ để các trường ĐH có thể tuyển sinh viên một cách tin cậy và chính xác.
Hiện nay có một thực trạng là vì có kỳ thi vào ĐH nên giá trị của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông bị hạ thấp. Cho nên có những vùng sâu vùng xa mà tỷ lệ tốt nghiệp là 98% là không tưởng. Giáo viên ở đó cũng thừa biết điều đó không phản ánh thực tế.
Vì vậy cái đầu tiên phải làm là siết chặt kỳ thi phổ thông, không có nghĩa là mình siết như siết kỳ thi vào ĐH. Kỳ thi phổ thông cũng phải đủ rộng rãi để đảm bảo đúng chức năng của loại kỳ thi này.
Chức năng rộng rãi của bằng tốt nghiệp phổ thông là xác nhận học sinh đã được trang bị một vốn kiến thức và kỹ năng nhất định. Ngoài ra kết quả về điểm cần có thang bậc đủ rộng để cho phép tuyển sinh không chỉ cho các trường ĐH, Cao đẳng mà cả cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề.
Không chỉ dựa vào kỳ thi tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông là một kỳ thi toàn quốc. Ở các nước, kỳ thi này được tổ chức rất nghiêm chỉnh, nghiêm ngặt. Vai trò giám sát của Bộ GD-ĐT là ở đó. Một vấn đề nữa là phải có thang bậc từ dễ đến khó. Đồng thời giám khảo phải chấm một cách nghiêm túc, không chạy theo thành tích, chạy theo việc làm hài lòng địa phương một cách thiếu trách nhiệm.
Nếu điểm thi tốt nghiệp phổ thông quá trái ngược với 7 năm học phổ thông thì người ta vẫn không thể chọn. Tôi mà là người của trường ĐH đi tuyển sinh viên thì tôi chắc chắn khôngthể chỉ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp phổ thông vì ở Việt Nam độ tin cậy của kết quả kỳ thi này chưa cao.
Vậy thì để bổ khuyết phải dựa vào toàn bộ quá trình học tập, tức là kết quả các kỳ thi hàng năm phải chính xác. Các kỳ thi giữa các kỳ phải nhiều, không phải nhiều quá để quá căng thẳng, nhưng phải có chứ không nên chỉ có một kỳ thi cuối năm hoặc cuối học kỳ.
Đơn cử, như bên Mỹ họ tổ chức kiểm tra rất thường xuyên trong năm. Nếu mình làm một cách hợp lý, phải chăng thì kiểm tra thường xuyên không phải là công cụ để tạo sức ép mà là cơ hội để học sinh có thể thử sức liên tục. Nếu thấy mình thử sức đầu năm chưa ổn thì phải định hướng phấn đấu nâng kết quả trong các lần thử sức tiếp theo và không thể chỉ dùng kết quả đôi khi có thể “hên xui” của một kỳ thi mà đánh giá thí sinh được.
Do đó, về khoa học mà nói, khi mình đo sáu lần để kiểm nghiệm thì chắc chắn là chính xác hơn đo một lần. Thí sinh và học sinh được kiểm tra sáu lần thì phải coi đó là sáu thử thách và sáu cơ hội, luôn luôn phải thấy đó là cơ hội.
Những nước tiên tiến họ đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này và đã rút ra phương thức hiện đại để đánh giá học sinh được gọi là kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra thường xuyên rồi thì cuối năm chỉ có tham khảo thêm, chứ không phải là định mệnh, được hay không được.
Tôi nghĩ nếu có thể xúc tiến và chuẩn bị kỹ, nói cách khác khi chuẩn bị bỏ kỳ thi ĐH thì phải chuẩn bị đề án về điều chỉnh và chấn chỉnh, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và toàn bộ quy trình thi, kiểm tra ở các bậc phổ thông, trước hết là cấp ba rồi sau đó là triển khai thêm ở cấp 2. Làm cùng lúc được thì quá tốt.
Ngành đặc thù cần đánh giá thêm
Để cho phép các trường ĐH tuyển sinh chính xác hơn, phù hợp với từng trường hơn thì nên cho phép từng trường có thể tổ chức kiểm tra thêm một vài môn hoặc kỹ năng cần thiết.. Chẳng hạn nếu là trường cần về ngoại ngữ thì có thể kiểm tra thêm về ngoại ngữ.
Một cách nữa là xét học bạ. Khi nộp hồ sơ tuyển sinh thì phải nộp cả học bạ chứ không phải chỉ có điểm thi. Trong giai đoạn đầu, khi mình chưa cải cách cách thi và kiểm tra phổ thông thì việc tham khảo học bạ cũng chỉ có giá trị tương đối.
Đoàn Quý ghi
(Một thế giới)

Kết luận điều tra vụ án tham ô tài sản liên quan đến bị can Dương Chí Dũng đã hoàn tất

Kết luận điều tra vụ án tham ô tài sản liên quan đến bị can Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất, hé lộ nhiều tình tiết, thủ đoạn tham ô tinh vi.
 Nguyên Chủ tịch Vinalines vung tiền tham ô nuôi bồ nhí
Dương Chí Dũng - Ảnh: Reuters

Ngày 14.10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Hành vi phạm tội của các bị can có liên quan đến việc mua sắm ụ nổi 83M, một thành phần không thể thiếu trong Nhà máy sửa chữa đóng tàu biển phía nam (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong đó, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (nguyên Tổng giám đốc Vinalines) được xác định là những chủ mưu.

Bỏ ra hàng chục triệu USD để mua sắt vụn

Năm 2007, mặc dù chưa được Chính phủ quy hoạch nhưng Dương Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Vinalines ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng, trong đó có chủ trương mua, lắp đặt một chiếc ụ nổi để phục vụ việc sửa chữa tàu biển. Đến năm 2008, Vinalines mới quyết định đầu tư nhà máy nhưng từ tháng 10.2007, Dương Chí Dũng quyết định phê duyệt dự án mua ụ nổi với tổng mức đầu tư 19,5 triệu USD. Tháng 6.2008, ụ nổi 83M đã được lai dắt từ Nga về cảng Vân Phong, Khánh Hòa.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ, ụ nổi 83M do Nhật Bản sản xuất từ năm 1965, chủ sở hữu là Công ty Nakhodka, Liên bang Nga; tính đến thời điểm Vinalines mua đưa về VN, tháng 6.2008, có tuổi thọ là 43 năm, bị hư hỏng nhiều và không còn hoạt động. Thời điểm mua, Nakhodka bán với giá 2,3 triệu USD (tương đương 37 tỉ đồng theo tỷ giá năm 2008), tuy nhiên Vinalines không mua chiếc ụ nổi này qua Nakhodka mà lòng vòng qua công ty môi giới có tên là AP với giá 9 triệu USD.

Cơ quan chức năng xác định, trong quá trình mua ụ nổi, do ụ nổi được coi như là tàu biển và theo quy định của VN, tàu biển nhập khẩu phải được đăng kiểm xác nhận đủ điều kiện về hàng hải và môi trường nên Vinalines đã thành lập đoàn khảo sát có sự tham gia của Trần Hữu Chiều, Phó tổng giám đốc Vinalines và chuyên gia của Cục Đăng kiểm VN để khảo sát ụ nổi. Tại Liên bang Nga, đoàn khảo sát biết rõ bị hư hỏng nhiều không còn hoạt động và bị cơ quan đăng kiểm Nga ngừng hoạt động từ năm 2006 và giá ụ nổi đưa ra chỉ dưới 5 triệu USD. Sau khi được đoàn khảo sát của Vinalines báo cáo lại, Dương Chí Dũng đã chỉ đạo thuộc cấp phải móc nối với cán bộ của Cục Đăng kiểm VN phản ánh không đúng thực tế ụ nổi nhằm làm “đẹp” hồ sơ để đủ điều kiện nhập khẩu.

 Sau khi nhập khẩu về VN qua cảng Vân Phong, Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa kiểm tra thực tế phát hiện máy móc han gỉ, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng vẫn cho thông quan.

Kể từ khi nhập khẩu về VN cho đến nay, ụ nổi 83M đã được đưa về neo ở Đồng Nai trong tình trạng “đắp chiếu”, dù Vinalines đã bỏ khoản tiền gấp hàng chục lần mua để sửa chữa nhưng ụ nổi không thể đưa vào khai thác.

Theo đánh giá của cơ quan giám định, các thiệt hại trong việc mua ụ nổi 83M là gần 367 tỉ đồng. Tuy nhiên báo cáo của Vinalines cho biết đến tháng 5.2012, tức thời điểm vụ án này bị khởi tố thì tổng chi phí cho chiếc ụ nổi này là trên 525 tỉ đồng, gồm giá mua, thuê tàu vận chuyển về VN, sửa chữa, bảo dưỡng… Sau thời điểm tháng 5.2012, Vinalines vẫn tiếp tục chi trả các khoản lãi suất ngân hàng trong việc vay tiền mua, cho thuê neo đậu, bảo quản, trực sự cố…với số tiền hàng tỉ đồng.

Đến thời điểm hiện nay, Vinalines đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT thanh lý để thu hồi vốn đầu tư nhưng không có đối tác nào chào mua.
 Nguyên Chủ tịch Vinalines vung tiền tham ô nuôi bồ nhí
Ụ nổi 83M - Ảnh: Diệp Đức Minh
Mua nhà cho bồ nhí


10 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án
Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines; Mai Văn Phúc, nguyên Tổng GĐ Vinalines; Trần Hữu Chiều, nguyên Phó tổng GĐ kiêm Trưởng ban Quản lý dự án mua ụ nổi 83M; Bùi Thị Bích Loan, nguyên Kế toán trưởng Vinalines; Lê Văn Dương, đăng kiểm viên; Mai Văn Khang, cán bộ Ban Quản lý dự án Vinalines; Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức, đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa; Trần Hải Sơn, nguyên Tổng GĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines.


Với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng Nga, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lý giải sự lòng vòng trong chuyện mua bán ụ nổi và ăn chia của Vinalines cùng các bên liên quan.

Theo đó, từ ngày 13.8.2008, Vinalines đã thanh toán 9 triệu USD là tiền mua ụ nổi cho Công ty môi giới AP qua tài khoản ngân hàng tại Singapore. 5 ngày sau khi nhận được tiền, Công ty AP đã “lại quả” 1,66 triệu USD vào tài khoản của người nhà bị can Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines và là Phó ban Quản lý dự án. Số tiền này sau đó được quy đổi rút ra chuyển lại cho Sơn tổng cộng hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, Dương Chí Dũng được “hưởng” 10 tỉ đồng, chia ra làm hai lần, mỗi lần 5 tỉ, do Sơn mang đến bằng va li. Mai Văn Phúc cũng được chia 10 tỉ đồng, Trần Hữu Chiều được chia 340 triệu đồng, Trần Hải Sơn chiếm hưởng trên 5,8 tỉ đồng.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng làm rõ, với khoản tiền 9 triệu USD mua ụ nổi trong khi giá thực chất là 2,3 triệu USD, các bị can liên quan đã “nhờ vả” nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia để hợp thức hóa việc mua ụ nổi. Theo đó, các doanh nghiệp cũng được chia phần với những khoản tiền lên tới hàng triệu USD. Hiện Bộ Công an đang tiếp tục hợp tác với các nước liên quan để làm rõ thêm.

Đáng chú ý, trong quá trình điều tra vụ án, bị can Dương Chí Dũng khai nhận đã sử dụng tiền tham ô để mua 2 căn hộ chung cư cao cấp cho bồ nhí, người này đã có con riêng với Dũng. Trong đó, một căn ở tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Cả hai căn hộ này hiện đã bị cơ quan điều tra kê biên.

Diễn biến vụ án
Tháng 1.2012, cơ quan CSĐT (C48) đã xác minh làm rõ dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi 83M, qua đó xác định Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines đã câu kết cùng một số đối tượng lập hợp đồng, chứng từ khống chiếm đoạt 3,3 tỉ đồng.
- Ngày 1.2.2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng.
- Ngày 17.5.2012, C48 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý làm trái...”, bắt tạm giam đối với các bị can: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều nhưng Dương Chí Dũng đã đột ngột bỏ trốn.
- Ngày 18.5, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng và phối hợp với Interpol truy nã quốc tế bị can này. Đến tháng 9.2012, Cơ quan CSĐT bắt giữ được bị can Dũng.
- Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cũng vào cuộc điều tra vụ việc ông Dũng bỏ trốn và bước đầu xác định một trong những nghi phạm chủ chốt tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài là Trần Văn Dũng, một đối tượng giang hồ cộm cán ở Hải Phòng nên đã khởi tố vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định tách vụ án tham ô tài sản có liên quan đến bị can Trần Hải Sơn cùng một số đối tượng liên quan. Cho đến nay, bị can này bị truy tố về hành vi tham ô tài sản trong hai vụ án.
Thái Sơn - Hoàng Trang
(Thanh niên)

Dương Chí Dũng lấy tiền ở đâu để mua nhà cho "bồ"?

Tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng đã khai nhận việc mình có “bồ” và không tiếc tiền cưng phụng cho người phụ nữ này.

Theo thông tin riêng của PetroTimes, đây không phải là người phụ nữ “ngoài luồng” duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của này.
Bên trên cao ốc Skycity, nơi Dương Chí Dũng bỏ tiền mua nhà cho "bồ".

Tuy nhiên, người phụ nữ có tên là PTT được ông cưng phụng nhất. Bằng chứng là khi người phụ nữ này than thở không đủ tiền mua căn hộ chung cư vì “kịch kim” chỉ có 600 triệu đồng thì Dũng mua luôn cho 2 căn hộ thuộc dạng cao cấp nhất nhì Hà Nội.

Đầu tiên là căn hộ 29… nằm ở tầng 29 tòa nhà Skycity, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi căn hộ ở đây được trang bị tiện nghi cực kỳ cao cấp, có giá từ 3-5 tỉ đồng.

Tiếp theo là căn hộ ở tầng 8, tòa nhà chung cư, văn phòng cao cấp Pacific Place, số 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các căn hộ ở đây có thể xếp vào hàng “xa hoa” với giá mỗi m2 lên tới 4.000 USD. Mỗi căn hộ có giá từ 3-5 tỉ đồng.

Để làm vui lòng người tình của mình, cựu Chủ tịch Vinalines đã chi ra tròm trèm chục tỉ. Kết quả là 2 người có quan hệ gần gũi và có con. Đáng nói hơn, ngôi nhà Dương Chí Dũng đang sống với vợ cả cũng nằm ở đường Nguyên Hồng, cách nhà "bồ" chỉ một đoạn đường.

Sau khi Dương Chí Dũng vướng vào vòng lao lý, Cơ quan điều tra đã xác định, căn hộ này mặc dù do bà PTT đứng tên nhưng kỳ thực lại là tiền của Dương Chí Dũng. Vậy nên, cả 2 căn hộ cao cấp này đều bị kê biên.
Cao ốc Skycity

Để có được số tiền nuôi bồ nhí, con riêng, Dũng đã “gật đầu” với những “giao dịch ma” với khoản tiền “hoa hồng” lên tới cả triệu đô la.

Một trong những phi vụ đó là mua sắm ụ nổi 83M gây ra thiệt hại khoảng 335,5 tỉ đồng.

Trong phi vụ này, Dũng đóng vai trò chủ mưu, ký quyết định phê duyệt chủ trương, phê duyệt đầu tư và chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo khảo sát không đúng thực tế để hợp thức thủ thục mua ổ nổi đã hỏng.

Thông qua một công ty môi giới hàng hải, Vinalines đã lập đoàn khảo sát ụ nổi 83M ở Nakhodka, Nga. Các thành viên đoàn khảo sát đều biết việc ụ nổi này được sản xuất năm 1965 ở Nhật Bản, bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp.

Giá ụ nổi được công ty Nakhodka đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu đô la.

Nhằm mục đích tạo ra một “giao dịch ma” rút tiền nhà nước, khi về Việt Nam, Dũng chỉ đạo cấp dưới: Không mua ụ nổi 83M trực tiếp từ Nakhodka mà mua qua công ty môi giới AP.
Tòa nhà Pacific Place.

Giá mua qua AP được hóa phép lên 9 triệu đô la.

Sau đó qua một số thao tác “phù phép” tiền vận chuyển, sửa chữa, lai dắt… số tiền đã lên đến 14,1 rồi 19,5 triệu đô la.

Số tiền mà “đường dây” của Dương Chí Dũng nhận “lại quả” từ công ty AP lên đến 1,66 triệu đô la.

“Đệ tử ruột” của Dũng là Trần Hải Sơn đã nhận tiền từ ông Goh Hoon Seow, Giám đốc AP rồi “kính chuyển” cho “các sếp”.

Nhận được đồng tiền quá dễ dàng nên Dương Chí Dũng cũng khá “rộng tay” với đàn em. Dũng quyết luôn: “Chia theo tỉ lệ 10 tỉ đồng cho anh, 10 tỉ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em (Sơn - PV)”

Xem cái cách mà Sơn chuyển tiền tỉ cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc nhẹ như đưa vài tờ giấy, người ta mới hiểu đồng tiền các “đại gia” Vinalines này kiếm dễ dàng như thế nào...

(Còn tiếp)

H.C.T
  (Petrotimes)

Lê Nguyễn – báo An ninh Thủ đô bịa chuyện được sao?

Tin không Lề FB

Lê Nguyễn – báo An ninh Thủ đô bịa chuyện được sao? Trong bài “Ý kiến của kẻ phá bĩnh”, đăng trên báo An ninh Thủ đô, Nhà báo (?) Lê Nguyễn viết: “Trên trang Tin không lề và sau đó được dẫn lên facebook có một bài viết của một nhân vật có tên Lê Anh Hùng có đưa ý kiến được gắn cho một nhân vật vốn là cựu binh, cựu tù binh Mỹ tại Việt Nam, nay là một nhân vật có vị trí cao trên chính trường Mỹ bình luận: ‘Võ Nguyên Giáp đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng trong một trận đánh’. Ý kiến này sau đó đã được xác minh không phải của chính khách người Mỹ này, tuy nhiên cũng đã dậy sóng với hàng nghìn sự quan tâm, hàng trăm ý kiến bình luận“.
“Tin không lề” xin được trả lời ông (bà) Lê Nguyễn:
1- Đây là không phải là “bài viết của một nhân vật có tên Lê Anh Hùng” như nhà báo Lê Nguyễn viết. Đây là BẢN DỊCH của blogger Lê Anh Hùng. Bài mà blogger Lê Anh Hùng dịch là bài viết của ông John McCain, Thượng Nghị sĩ Mỹ.
2- Bài viết “Võ Nguyên Giáp đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng trong một trận đánh” của Thượng Nghị sĩ John McCain là có thật, được đăng trên báo Wall Street Journal ngày 6/10/2013 (xem ảnh chụp lại), không phải như nhà báo Lê Nguyễn viết “Ý kiến này sau đó đã được xác minh không phải của chính khách người Mỹ này”. Nhà báo Lê Nguyễn không thể đổi trắng thay đen được, hãy xem link bài viết của ông TNS McCain vẫn còn ở đây:
http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304626104579119221395534220.html
Viết như thế, hoặc là nhà báo Lê Nguyễn không biết tiếng Anh để kiểm chứng, rằng bài viết đó của Thượng Nghị sĩ John McCain là có thật, hoặc là nhà báo Lê Nguyễn nghĩ rằng các độc giả trên Facebook không biết tiếng Anh để kiểm chứng thông tin, nên không biết được đâu là sự thật. Nếu nhà báo Lê Nguyễn nghĩ như vậy, xin hãy nghĩ lại, bởi rất nhiều độc giả trên Facebook có thể đọc được tiếng Anh, nhà báo không nên coi thường họ như vậy.
3- Nhà báo Lê Nguyễn viết: “Và ngay trong trang tin này, trước đa số ý kiến chỉ trích sự ngu dốt, thiếu kiến thức khoa học, thiếu hiểu biết lịch sử chiến tranh Việt Nam của bình luận này, cũng đã có lẻ loi vài ý kiến đánh giá vớ vẩn để lộ sự thù địch qua lời lẽ ‘ngây thơ’, giả nai hòng tìm kiếm những lợi ích cá nhân”.
Xin hỏi: Ai kiếm “lợi ích cá nhân” trong chuyện này? Thượng Nghị sĩ John McCain viết bài này, Blogger Lê Anh Hùng tình nguyện dịch bài, trang Tin Không Lề giới thiệu bài này với độc giả, hay nhà báo Lê Nguyễn?
4- Trích “Trên trang Tin không lề và sau đó được dẫn lên facebook”, trang Tin không lề là trang này, chỉ có trên Facebook, mà nhà báo Lê Nguyễn viết “sau đó được dẫn lên facebook” nào nữa? Hay là nhà báo viết bài đó chỉ dựa vào thông tin người khác nói lại, thực tế là nhà báo chưa từng đọc stt đó trên FB Tin Không Lề đăng ngày 7/10/2013 về vụ này?
———
Lê Nguyễn: Ý kiến của kẻ phá bĩnh (ANTĐ).
“Trong khi cả nước đang đau buồn vì sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những người Anh hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam, lòng thương tiếc Đại tướng, một lần nữa chứng minh tinh thần dân tộc bất diệt luôn ấm áp trong tim mỗi người con nước Việt. Vậy mà trên một số trang mạng vẫn lẻ loi những ý kiến lạc lõng, những đánh giá phiến diện, thiếu hiểu biết về Đại tướng. Họ đã kích động thành công, đúng vậy, kích động thành công sự ngờ vực và tức giận của người dân với những trang mạng và cả những phát ngôn bóp méo hình tượng yêu quý, kính trọng của dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trên trang Tin không lề và sau đó được dẫn lên facebook có một bài viết của một nhân vật có tên Lê Anh Hùng có đưa ý kiến được gắn cho một nhân vật vốn là cựu binh, cựu tù binh Mỹ tại Việt Nam, nay là một nhân vật có vị trí cao trên chính trường Mỹ bình luận: ‘Võ Nguyên Giáp đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng trong một trận đánh’. Ý kiến này sau đó đã được xác minh không phải của chính khách người Mỹ này, tuy nhiên cũng đã dậy sóng với hàng nghìn sự quan tâm, hàng trăm ý kiến bình luận. Và ngay trong trang tin này, trước đa số ý kiến chỉ trích sự ngu dốt, thiếu kiến thức khoa học, thiếu hiểu biết lịch sử chiến tranh Việt Nam của bình luận này, cũng đã có lẻ loi vài ý kiến đánh giá vớ vẩn để lộ sự thù địch qua lời lẽ ‘ngây thơ’, giả nai hòng tìm kiếm những lợi ích cá nhân”.
Mời bà con đọc toàn bộ bài viết tại đây:
http://www.anninhthudo.vn/Thoi-su/Y-kien-cua-ke-pha-binh/519758.antd?keyword=+phá+bĩnh
Mời xem lại: John McCain: “Võ Nguyên Giáp đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh”. (Wall Street Journal)
https://www.facebook.com/BasamVN/posts/521297251297383
****************************************************************************************
Chép lại hình trên XHDS rõ hơn :
Nếu cần xem lại thì xem bài viết Bản gốc tiếng Anh và bản tiếng Việt do Lê anh Hùng dịch:
1

Báo Nga: Đánh Mỹ, hải quân TQ sẽ trắng tay

Một bài báo được viết gần đây trên tờ Military-Industrial Corier ở Moscow, Nga cho rằng Trung Quốc sẽ phải “nướng” khoảng 40% hạm đội hải quân của mình trong một cuộc tấn công mới có thể đánh đắm được một siêu tàu sân bay như chiếc USS Gerald Ford sắp được hạ thủy của Mỹ.

Tàu sân bay USS Gerald Ford của Mỹ là loại tàu sân bay hạt nhân được trang bị nhiều loại công nghệ tối tân, nâng cao đáng kể sức mạnh và khả năng phòng thủ so với các tàu sân bay thế hệ cũ. Với khả năng mang theo tới 90 máy bay chiến đấu và đảm bảo 220 lần xuất kích một ngày, đây được coi là chiếc tàu sân bay hiện đại nhất của hải quân Mỹ.

 - 1
Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Georgie Washington của hải quân Mỹ

Còn hải quân Trung Quốc hiện nay sở hữu một số hệ thống vũ khí hiệu khả có thể được sử dụng để chống lại cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và 12 tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường.

Ngoài ra, 2 tàu khu trục Type 051C và 5 tàu Type 052C của hải quân Trung Quốc cũng đều được trang bị các loại tên lửa chống hạm như YJ-83, C-805 và YJ-62, đây được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, mới đây Trung Quốc cũng đã mua thêm 4 tàu khu trục lớp Sovremenny được trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga.

Bên cạnh tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc còn được trang bị 15 tàu khu trục loại nhỏ Type 054A mang theo tên lửa hải đối không HQ-16 có khả năng phóng thẳng đứng. Ngoài khả năng bảo vệ hạm đội Trung Quốc trước các máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu sân bay Mỹ, tàu khu trục Type 054A cũng có thể đánh đắm tàu chiến Mỹ bằng tên lửa chống hạm C-803.

Tuy nhiên đấy là trong trường hợp cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ tiến vào vùng biển gần bờ của Trung Quốc. Trong trường hợp này, hải quân Trung Quốc có thể triển khai 10 tàu hộ tống Type 056 và 40 tàu tên lửa Type 022 để phát động chiến tranh du kích trên biển chống lại tàu chiến Mỹ.

 - 2
Tàu khu trục lớp Sovremenny trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga

Các loại tàu cỡ nhỏ này của Trung Quốc đều có thể phóng tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803, và nếu như các tên lửa này may mắn trúng được tàu sân bay Mỹ thì với mỗi một tàu sân bay bị chìm, hải quân Mỹ sẽ bị tổn thất 10% sức mạnh trong khu vực.

Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng đánh đắm được tàu sân bay Mỹ. Theo tạp chí Forbes, hải quân Mỹ đã phát triển nhiều biện pháp tự vệ để bảo vệ tàu sân bay khỏi các cuộc tiến công kiểu “du kích” như vậy của tàu chiến Trung Quốc. Mỹ có thể cho máy bay không người lái tầm xa bắn tên lửa phá hủy các cơ sở tên lửa của Trung Quốc, đồng thời chiến đấu cơ F-35 với tầm hoạt động từ 200-300 hải lý có thể giúp hải quân Mỹ phát động tấn công mà không cần phải tiến gần vào vùng biển Trung Quốc.

Tờ Military-Industrial Courier ước tính rằng với chiến thuật du kích đó, khoảng 30-40% tiềm lực hải quân của Trung Quốc sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chỉ để tiêu diệt được một tàu sân bay Mỹ, điều đó có nghĩa rằng chỉ với 3 tàu sân bay là Mỹ có thể khiến hải quân Trung Quốc "trắng tay". Với lực lượng tàu hộ tống và tàu khu trục hùng hậu trong đội hình cụm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, những tàu tên lửa của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt ngay sau khi phát động tấn công.

Hiện tại, điểm yếu duy nhất của hải quân Mỹ trong cuộc chiến tranh tiềm tàng với hải quân Trung Quốc là khả năng triển khai toàn bộ 11 tàu sân bay, 88 tàu chiến mặt nước, 55 tàu chiến Littoral và 31 tàu tấn công đổ bộ tới vùng biển tây Thái Bình Dương chỉ trong vòng một thời gian ngắn.

Trí Dũng (Theo China Times)
Chia sẻ bài viết này :

*DHK- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét