Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Tại sao dân khóc ông Giáp? & Tiếng vỗ tay trong một đám tang

James Hookway - Trận chiến mới của Việt Nam về di sản người hùng chiến tranh

Hàng trăm nghìn người đã bày tỏ lòng kính trọng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Lính đứng gác bên cạnh quan tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian quốc tang tại Hà Nội. Ảnh: Reuters
Lính đứng gác bên cạnh quan tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian quốc tang tại Hà Nội. Ảnh: Reuters
Là một người chỉ huy quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tham gia vào các trận chiến lớb dẫn đến sự sụp đổ của thực dân Pháp (năm 1954) và Miền Nam Việt Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn (năm 1975). Hiện nay, một tuần sau khi ông qua đời tại Hà Nội ở tuổi 102, một trận chiến khác đang được tiến hành – lần này là về cách quản lý di sản của người chiến binh tài ba.

Tướng Giáp là một nhân vật mang tính biểu tượng tại Việt Nam và trên thế giới. Chiến thắng của ông chống lại lực lượng Pháp trong trận Điện Biên Phủ vào năm 1954 đã giúp tăng tốc độ suy giảm của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới, và vai trò của ông trong chiến dịch quan trọng chống lại lực lượng quân sự do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã đẩy chế độ Sài Gòn sụp đổ nhanh hơn vào năm 1975. Tin tức về cái chết của ông vào ngày 04 tháng Mười tại bệnh viện Hà Nội đã được nhiều lời tán dương từ chính phủ cũng như truyền thông chính thức của nhà nước. Báo chí nhà nước đã công bố rất nhiều hình ảnh của tướng Giáp từ nhiều mốc thời gian khác nhau trong sự nghiệp quân sự của ông, thường có gắng liền hình ảnh ông bên cạnh nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh. Các buổi nhạc pop và các sự kiện khác đã bị hủy bỏ để đánh dấu lễ tang của ông vào cuối tuần vừa qua, bao gồm buổi quốc tang hôm thứ Bảy tại Hà Nội và đám tang tại tỉnh nhà của ông ở Quảng Bình.

Đối thủ cũ như Thượng Nghị sĩ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh nhiều năm ở Việt Nam, cũng đã bày tỏ sự tôn trọng miễn cưỡng của ông khi nghe tin tướng Giáp qua đời. “Chiến thắng của ông đã đạt được bằng chiến lược mà ông lẫn Hồ Chí Minh tin rằng sẽ thành công – một quyết tâm vững chắc để chịu đựng thương vong lớn và tiêu hủy gần như tất cả đất nước của họ để đánh bại bất kỳ đối thủ nào, dù đối thủ đó có mạnh mẽ đến đâu”, ông McCain viết trên tờ The Wall Street Journal hồi đầu tuần qua. “Người Mỹ mệt mỏi vì sự chết chóc và thương vong trước người Việt Nam. Thật khó để bảo vệ đạo đức của chiến lược này. Nhưng bạn không thể phủ nhận sự thành công của nó”.

Nhưng chủ nghĩa cá nhân của tướng Giáp đôi lúc cũng biến động trước những mâu thuẫn với các đảng viên cộng sản cao cấp khác. Ông mang nhiều ý nghĩa đối với nhiều người, và được xem như một chỗ dựa cho phong trào bảo vệ môi trường và những người cảm thấy bị thiệt thòi bởi ách độc tài tại nước này.

Sau khi chính thức nghỉ hưu vào năm 1991, ông đã viết một loạt các thư ngỏ gửi cho Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh về cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá cũng như vận động chống lại việc nhà nước khai thác bauxite và sản xuất nhôm trong khu vực Tây Nguyên.

Ông cũng là người quan tâm về mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc, và đặc biệt giữa lúc lực lượng quân sự của Bắc Kinh ngày càng tăng trong vùng biển giàu tài nguyên ngoài Biển Đông.

Hơn 150.000 người đã kiên nhẫn xếp hàng đứng chờ vào viếng tướng Giáp tại Hà Nội trong tuần qua để bày tỏ lòng tôn kính của họ. Họ là những người trẻ lẫn cụ già, cựu chiến binh quân đội lẫn học sinh. Một số người còn dẫn theo con cái của họ và chụp ảnh bên cạnh bức chân dung của ông. Vào những lúc cao điểm, dòng người xếp hàng kéo dài hơn một cây số gần đến gần lăng của Hồ Chí Minh. Đối với một số người, tướng Giáp là biểu tượng về cách mà các lãnh đạo hiện nay tại Việt Nam đang vật lộn để đáp ứng các tiêu chuẩn yêu nước được thiết lập bởi các thế hệ trước của họ. Một số ít trong nhóm người xếp hàng trước nhà tướng Giáp cho biết họ đang biểu tình chính trị một cách tinh tế để phản đối các quan chức cấp cao trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người năm ngoái đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì quản lý yếu kém nền kinh tế.

“Những tình cảm được bày tỏ trước sự ra đi của tướng Giáp là bức tranh mà các lãnh đạo hiện tại cần phải tự nhìn mình và suy nghĩ lại”, ông Nguyễn Quang A – kinh tế gia nổi bật và nhà phê bình xã hội tại Việt Nam cho biết. “Họ không thể cứ mãi tận dụng lợi thế của đất nước này cho quyền lợi của riêng họ như thế được nữa”.

Tướng Giáp và gia đình ông cũng đã phá vỡ quy ước bằng cách chọn nơi yên nghỉ cuối cùng của ông tại quê nhà ở Quảng Bình thay vì tại nghĩa trang Mai Dịch ở Hà Nội cùng với các lãnh đạo chính phủ và các nhà cách mạng khác. Mốt số người thân với gia đình cho biết một ngôi mộ còn lại ở Mai Dịch đã được giữ lại cho tướng Giáp.

Có lẽ có vài sự bất ngờ vì chính phủ Việt Nam đã làm tất cả để tiễn tướng Giáp đoạn đường cuối cùng: Đây cũng cơ hội để hình thành di sản của ông.

Một ủy ban giám sát công tác chuẩn bị tang lễ do Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu, và cờ đã được hạ xuống nửa cột nhằm chỉ định “tang lễ quốc gia”. Bộ Ngoại giao Việt Nam dự kiến ​​có từ khoảng 100 nhà ngoại giao quốc tế tham dự buổi lễ hôm thứ Bảy trước khi đoàn xe hộ tống quan tài tướng Giáp qua các đường phố ở Hà Nội đến sân bay hôm Chủ nhật, từ đó được đưa đến nơi chôn cất ở Quảng Bình.

Từ sáng sớm, các sĩ quan quân đội trong đồng phục màu trắng đã đứng nghiêm trang bên cạnh quan tài tướng Giáp, phía trên là tấm chân dung lớn của ông cùng với nhiều huy chương quân sự.

Những gì xảy ra tiếp theo tại Việt Nam hiện vẫn chưa rõ ràng. Sự nhượng bộ của chính phủ đối với những chỉ trích đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là khi nói đến Internet. Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới thì Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng 35 blogger, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới ngoại trừ Trung Quốc. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu hồi phục sau khi chính phủ đưa ra một số các cải cách rất cần thiết. Nếu mức độ thịnh vượng tăng lên thì một số cảm giác lo lắng kèm theo cái chết của tướng Giáp có thể tiêu tan trong những ngày tới.

Các phe phái đối thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có thể sử dụng tướng Giáp cho mục đích riêng của họ trong những năm tới.

Jonathan London, giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông, đã viết trên blog của ông rằng “di sản của tướng Giáp thậm chí được tranh cãi ngay cả trong nội bộ Đảng”.

James Hookway, WSJ
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
 
 ©  Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Tại sao dân khóc ông Giáp?


Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài Gòn, tôi tin chắc bà con ta vì tò mò cũng sẽ đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui".

Tối thứ sáu 04-10-2013, tin ông Võ Nguyên Giáp mất nhanh chóng loan truyền trên facebook, cùng với thông tin là những lời bình luận từ nhiều phía. Một người bạn facebook nhận xét "Ông ấy vừa chết hãy để ông ấy yên". Tôi góp ý bạn tôi: "Chưa chắc họ đã để ông yên". Quả thật ngày hôm sau họ quyết định dành trên một tuần "Quốc Táng" ông.

Tuần qua mỗi lần vào email, vào facebook, lên mạng là y như tôi đã nghĩ: "Không mấy ai chịu để ông yên". Làm chính trị như ông Giáp đương nhiên phải chấp nhận lời khen, chấp nhận tiếng chê, chấp nhận phán đóan của dư luận, và chấp nhận phán xét của lịch sử.

Tôi không xem ông Giáp là một nhà quân sự mà xem ông là một người làm chính trị. Ông là một đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản, ông là một nhà cai trị: từ quản trị quân đội sang quản trị việc đẻ sinh.


Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" vì như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong lòng gia đình những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn sống. Mỗi năm vào ngày Tết trong khi cả nước vui mừng đón xuân thì hằng chục ngàn gia đình Huế vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.

Cũng như ông Hồ cuộc đời ông là cả một huyền thọai gắn liền với các chiến công của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều huyền thọai được guồng máy tuyên truyền cộng sản lập đi lập lại đến mức trong niềm tin của nhiều người các huyền thọai là "sự thực". Lẽ tất nhiên chỉ có những tài liệu lịch sử trung thực mới có thể giải mã được các huyền thọai về vị Đại Tướng Nhân Dân hay Đại Tướng Giết Dân này.

Hôm qua ngày đưa tang ông Giáp 13-10-2014, nhiều người thắc mắc về hiện tượng hàng trăm ngàn người đã đứng dọc theo đường phố Hà Nội để tiễn ông. Nhiều người đã khóc hay rơi nước mắt.

Ít hôm trước trên facebook một vài người cho biết họ đã khóc cho người cộng sản cuối cùng. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ cá nhân về hiện tượng khóc tập thể này.

Đám tang ông Giáp được tổ chức tại Hà Nội. Nơi mà ra đường thường gặp quan hay gia đình quan lớn. Người dân Hà Nội trước 1954 ngày nay lưu lạc tứ xứ. Những người định cư ở Hà Nội sau 1954 đa số đều có những liên hệ trực tiếp với chiến tranh. Tâm lý của họ và của gia đình vẫn còn gắn bó với các huyền thoại thời chiến: chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc.

Nhiều người ngày nay vẫn còn gắn bó, còn mang ơn đảng Cộng sản vì nhờ có “Đảng” họ mới thoát từ miền quê nghèo khó để trở thành dân Thủ Đô với quyền lực và quyền lợi có được.

Bởi thế tâm lý của đám đông: một người khóc, mười người khóc, trăm vạn người khóc, cả tập thể cùng khóc. Mặc dù rất nhiều người cùng khóc cho sự ra đi của ông Giáp nhưng mỗi người có các lý do khác nhau để khóc và đương nhiên sẽ có những người không biết tại sao họ khóc.

Hiện tượng khóc ông Giáp làm tôi nghĩ càng quý trọng các anh chị đang đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội. Các anh chị phải rất cương quyết và vững tâm mới có thể tồn tại giữa một tập thể vẫn còn rẩt quyến luyến với các huyền thọai và ân tình của quá khứ.

Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài Gòn, tôi tin chắc bà con ta vì tò mò cũng sẽ đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui".

Dân Sài Gòn chẳng có mấy gắn bó với ông Giáp, với đảng Cộng sản. Họ bị xem là dân thua cuộc, dân bị trị. Họ chẳng tin vào những huyền thọai, chẳng có những ân tình mà thậm chí ngược lại. Họ sống thực tế với những biến chuyển của đất nước. Nhất là bản tính của người Sài Gòn lại là "ỗng chết rồi thôi để ỗng yên. Tụi nó mới là đám để nguyền rủa".

Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" vì như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong lòng gia đình những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn sống. Mỗi năm vào ngày Tết trong khi cả nước vui mừng đón xuân thì hằng chục ngàn gia đình Huế vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.

Huế, Sài Gòn, Hà Nội, ba thành phố Việt Nam , tâm lý và tâm tình của người Việt vẫn còn phân ly về những gì do cuộc chiến gây ra. Chỉ có sự thực lịch sử mới có thể hàn gắn lại những khác biệt tâm lý chiến tranh. Xét cho cùng đám táng ông cũng chỉ là "Đảng Táng" chứ không phải là "Quốc Táng".

Bế mạc Hội Nghị 8, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị và nguy cơ chiến tranh phải "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha". Ông Giáp là một đảng viên thuần thành của đảng Cộng sản vì thế không lạ gì khi đảng này đã tận tình khai thác đám táng của ông.

Cảnh bà con ta ở Hà Nội khóc thương ông dễ dàng để chúng ta tiên đóan "Chưa chắc họ đã để ông yên".

Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
14-10-2013

Nhà văn Đào Hiếu - Nước mắt có màu gì?

 Trong suốt những ngày qua nhiều nước mắt đã chảy. Đến trước tư gia của tướng Giáp thấy người ta đứng xếp hàng và khóc, mở ti-vi thấy người ta khóc, đọc báo cũng thấy rất nhiều nước mắt.

Người ta bình luận, suy luận và đặt câu hỏi: “Tại sao lại có nhiều người khóc cho cái chết của một vị tướng như vậy?”
Chưa thể cả quyết rằng người ta khóc vì cái gì, nhưng có điều ai cũng thấy rằng quần chúng đã khóc tự nguyện, khóc vì thương tiếc, khóc vì kính phục.

Không có sự bắt buộc, không màu mè, giả dối. Không bị cưỡng ép, đe dọa như ở Bắc Hàn. Chuyện khóc lóc ở Bắc Hàn là một thứ phản xạ có điều kiện, một thứ phản xạ gần giống như bệnh tâm thần.

Trong cái chết của tướng Giáp không có hiện tượng đó.
Vậy người ta khóc vì cái gì?
*
Hãy nêu một giả thiết:
Nếu trước khi chết tướng Giáp là Thủ tướng chính phủ, là Tổng bí thư, là Thống đốc ngân hàng hay Tổng giám đốc EVN… thì quần chúng có xếp hàng dài trước tư gia để khóc như vậy không?
Tôi nghĩ là không, cho dù ông đã từng có một trận Điện Biên Phủ.
Vì sao?
  1. -Vì trước khi xếp hàng viếng tang, họ sẽ nhìn thấy một bóng ma, không phải của tướng Giáp mà của một tài sản hàng trăm ngàn tỉ của Vinashin, Vinalines đang đùn lên, đang tan rã thành cuộn khói đen bốc mùi. Và họ chùn bước, họ quay gót trở về.
  2. -Vì trước khi xếp hàng viếng tang, họ sẽ nhìn thấy hơn một triệu tỉ nợ xấu đang che phủ hệ thống ngân hàng như một đám mây xù xì lông lá, xác thối, rác rưởi và sũng nước cống rãnh tanh tưởi.
  3. -Vì trước khi xếp hàng viếng tang, họ sẽ nhìn thấy những tờ giấy bạc nhàu nhò  trong túi mình đang run rẩy không muốn bị móc ra để trả cho xăng, cho điện, cho thực phẩm tăng giá đều đều.
  4. -Vì trước khi xếp hàng viếng tang, họ sẽ nhìn thấy gương mặt tuyệt vọng của Đoàn Văn Vươn trong tù, họ sẽ nhìn thấy dòng máu đang tuôn chảy từ ngực anh Đặng Ngọc Viết sau phát súng cuối cùng kết liễu đời mình.
  5. Những bóng đen ấy, những rác rưởi ấy, những số phận hẩm hiu ấy sẽ làm mọi người xa lánh tang lễ cho dù người đang nằm trong quan tài là ai.
Chúc mừng tướng Giáp đã chết khi đang đứng ngoài cuộc đỏ đen. Cho dù tướng Giáp có là một đảng viên cộng sản, có từng là phó thủ tướng, có từng là bộ trưởng quốc phòng… thì ông vẫn là một kẻ xa lạ của chế độ, một cái gai trong mắt chế độ. Khi sống, ông đã sống ngoài chế độ, và khi chết – cho dù nhà nước có tổ chức quốc tang – ông cũng đã chết ngoài chế độ. Chính vì thế mà quần chúng thương tiếc ông. Tình cảm ấy quá rõ ràng, không thể đánh tráo được, không ai có thể ăn theo ông được.
Khóc thương tướng Giáp là khóc cho một giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và đẹp của cả dân tộc, của nhiều phong trào kháng chiến yêu nước từ Phan Đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Trương Định, Hàm Nghi, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học… cho đến phong trào Việt Minh, mà trong đó tướng Giáp là người dứt điểm, là cầu thủ mang áo số 10 đã ghi một bàn thắng ngoạn mục, mang tính quyết định.
Khóc thương tướng Giáp là sự bày tỏ tình cảm với một thiên tài quân sự đã “may mắn” đứng ngoài cái guồng máy tham nhũng, thối nát, và giữ được mình trong sạch.
Khóc thương tướng Giáp là cách bày tỏ sự phản kháng chế độ rằng: tuy các người đã cố xóa nhòa một anh hùng, cố phủ nhận công lao của một vị tướng thiên tài, cố làm nhục một biều tượng rực rỡ của phong trào kháng chiến chống ngoại xâm… nhưng chúng tôi vẫn có tiếng nói của chúng tôi, có cách nhìn của chúng tôi, có sự đánh giá của chúng tôi. Chúng tôi phân biệt được chánh-tà.
Khóc thương tướng Giáp là lời nhắc nhở hùng hồn đến giới cầm quyền rằng cái chết sẽ không từ một ai, nếu không thể chết trong sự thương tiếc của mọi người thì cũng đừng để quan tài mình lầm lũi ra đi trong những lời nguyền rủa.
 Nhà văn Đào Hiếu
(Blog Lề trái)

Jonathan Head - Tướng Giáp có ý nghĩa gì với Việt Nam?

Người dân ngồi chờ đoàn xe rước thi hàiTướng Giáp ở Hà Nội
Người người tỏ lòng thương tiếc Tướng Giáp
Khi một anh hùng chiến tranh rất cao niên nằm xuống với những gì hào quang nhất thực ra đã qua đi từ lâu, người ta không ngạc nhiên gì khi thấy những cựu chiến binh lưng đã còng, ngực lấp lánh huy chương tới đưa tiễn.
Cũng là lẽ thường khi có đám tang lớn được tổ chức chính thức cho dù trong trường hợp của ông Võ Nguyên Giáp, Đảng Cộng sản cầm quyền phải mất vài ngày để quyết định sẽ tổ chức đám tang lớn tới đâu.
Sau đó họ đã quyết định tổ chức lễ tang long trọng nhất kể từ khi ông Hồ Chí Minh qua đời.
Điều bất ngờ là những hàng dài thanh niên với nét mặt buồn bã chẳng kém vẻ mặt của các cựu chiến binh. Một số bạn trẻ mặc áo hay đeo những dải băng bày tỏ tình yêu của họ với Tướng Giáp.
Việt Nam là một đất nước trẻ với một nửa dân số ở độ tuổi dưới 25. Họ thậm chí còn chưa chào đời khi ông Võ Nguyên Giáp bị loại khỏi Bộ chính trị hồi năm 1982 và đẩy ra rìa đời sống chính trị.
Những khẩu hiệu Marxist cũ rích vẫn được đảng rao giảng nhưng đã không còn hấp dẫn với thế hệ trẻ, vốn đã biết tới chủ nghĩa tiêu dùng và cơ hội mà kinh tế thị trường mang lại.
Tại trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hàng hóa của những thương hiệu toàn cầu được bày bán như ở bất kỳ thành phố nào khác tại Đông Nam Á.
Nhà lý tưởng Marxist
Nhưng Tướng Giáp đã luôn trung thành với các khẩu hiệu cũ rích đó khi giải thích chiến thắng của ông trước Pháp và Hoa Kỳ.
Ông không bao giờ đi chệch đường lối chính sách hay nói về bất cứ nghi ngờ hay cơn khủng hoảng nào mà ông từng gặp phải trong cuộc chiến trường kỳ mà lực lượng của ông đã thu trong nhiều trận và thương vong vô cùng lớn.
Thay vào đó, ông hùng hồn nói về tất yếu lịch sử là cộng sản phải thắng.
Người đi tiễn đưa ông Võ Nguyên Giáp
Cái chết của ông Giáp đã đoàn kết người dân ở mọi lứa tuổi
Đôi khi ông cũng tự xem mình là người lãng mạn - nhưng ông không lãng mạn về con người, những người mà ông sẵn sàng hy sinh cuộc sống của họ với số lượng lớn, mà là về các ý tưởng ông hấp thụ khi còn là học sinh ở trường Quốc học Huế.
Ông xuất thân từ thế hệ các nhà lý tưởng Marxist. Họ tin tưởng hoàn toàn vào sự đúng đắn và tính tất yếu của cách mạng, bất chấp cái giá phải trả về nhân mạng.
Ông cũng là người cứng rắn. Đủ cứng rắn để ra lệnh giết hàng ngàn người không theo cộng sản hồi năm 1946.
Vậy tại sao giờ ông lại được người người thần tượng?
Câu trả lời tôi nghe được nói lên được nhiều điều.
Phản kháng gián tiếp
Ai cũng nói về cùng những phẩm chất mà họ ngưỡng mộ ở Tướng Giáp.
Ông là người giản dị, lịch thiệp và sống đơn giản, họ nói với tôi.
Và rằng ông là người yêu nước, người dẫn dắt đất nước tới chiến thắng và độc lập cùng với ông Hồ Chí Minh.
Một số người nói rằng không còn những nhà lãnh đạo như thế nữa.
Những phẩm chất họ ngưỡng mộ ở ông cũng chính là điều khiến họ bất bình cực độ với giới lãnh đạo hiện nay, những người đã để tham nhũng và trục lợi cá nhân hoành hành, những người không đủ cứng rắn khi đối phó với Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ và cũng là nước đã từng xâm chiếm Việt Nam trong khi hiện đang thách thức nước này trên Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Một người nói với tôi rằng ông buồn khi Tướng Giáp không còn ở bên để bảo vệ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, cứ như thể một ông cụ 102 tuổi có thể kêu gọi cả nước chống Trung Quốc.
Ngoài tư cách của một người cộng sản trung kiên, ông Võ Nguyên Giáp cũng là người quốc gia chủ nghĩa và tin rằng bất kỳ hy sinh nào cũng đáng để có một Việt Nam độc lập và thống nhất.

Người dân tới viếng Tướng Giáp ở Vũng Chùa
Đông đảo người dân tới viếng Tướng Giáp ở Vũng Chùa, Quảng Trạch, Quảng Bình
Ông hiểu được ý tưởng này mạnh mẽ thế nào tại một đất nước với lịch sử lâu đời chống ách đô hộ ngoại bang. Ông hiểu mình có thể dùng nó để vận động người dân chịu đựng mọi đau khổ vì “Chiến tranh Nhân dân”. Và ông đã chỉ đạo các chiến thắng phi thường trước những đội quân hạng nhất của phương Tây.
Chủ nghĩa dân tộc vẫn là lực đẩy mạnh mẽ ở Việt Nam, nhưng nó cũng là cách để người dân ngầm chỉ trích đảng, mà không bị nguy cơ trừng phạt nếu phê phán trực tiếp.
Một cô gái trẻ, Trịnh Kim Tiến, đã nổi tiếng vì sự nổi bật trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Cô ban đầu tham gia vì phẫn nộ trước cái chết của cha, bị công an đánh chết. Người ta nay gọi cô là “Hoa hậu Biểu tình”.
Dư luận chỉ trích đảng vì tham nhũng và quản lý kinh tế kém gần đây bùng nổ trên internet.
Năm nay còn chứng kiến một cuộc tranh luận chưa từng thấy về hiến pháp, ban đầu được chính đảng khai mào với đề xuất một vài cải tổ nhẹ nhàng.
Một nhóm trí thức và cựu đảng viên nổi tiếng đã hồi âm bằng một đề xuất quyết liệt hơn nhiều, gồm cả đề nghị chấm dứt sự độc quyền quyền lực của Đảng Cộng sản.
Nhà chức trách tiếp tục bắt giam các blogger, nhưng trên thực tế họ đã để mất kiểm soát internet.
Sự tôn thờ Tướng Giáp cần được đặt trong bối cảnh này.
Vì thực ra, ông là người trung thành không suy suyển với Đảng Cộng sản và chỉ đôi ba lần nói điều gì có có thể đe dọa uy tín của Đảng.
Nhưng sau khi chết, ông lại được người dân nhìn nhận như một biểu tượng của tất cả những gì mà các lãnh đạo cộng sản Việt Nam không có: hấp dẫn quần chúng, anh hùng, sống trong sạch và một nhà ái quốc thực thụ.
Chỉ trong vài giờ khi lễ rước linh cữu ông đi qua, đám đông chờ đón để vĩnh biệt ông trên đường phố Hà Nội đã nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Các cặp thanh niên vẫn diện áo cưới để chụp hình như họ vẫn làm mỗi Chủ Nhật tại công viên, hoặc đi lại ngắm các cửa tiệm hào nhoáng bán hàng hiệu.
Các giá trị sống của họ khác của ông Giáp và họ sẽ sống cuộc sống khác.
Nhưng trong một khoảnh khắc, vị anh hùng thời chiến đã chiếm trọn trái tim của cả một dân tộc.

Jonathan Head
(BBC)

Điều đọng lại sau sự ra đi của vị Đại tướng huyền thoại


Trước , trong và sau cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có hàng ngàn bài viết về ông của các cây viết hàng đầu trong nước và quốc tế. Kẻ hèn này cũng muốn múa bút lắm nhưng lực bất tòng tâm . Chỉ chịu khó nghiền ngẫm các bài viết để cùng chia sẻ nỗi đau mất mát lớn lao này
Bây giờ, thi hài ngài Đại tướng đã nằm yên trong lòng đất mẹ, mới dám ngồi viết đôi dòng về ông, về nhân dân vĩ đại , về những cách hành xử thiếu tầm nhìn, thiếu đạo đức, vô tâm hay hữu ý của những người có trách nhiệm .
Trước hết, xin trích đăng những ý kiến về vị đại tướng của nhân dân mà mình tâm đắc nhất :
- Chúng ta đang được chứng kiến những gì đẹp đẽ nhất của lòng dân khi cả dân tộc đang xích lại gần nhau trong một nỗi đau chung. Tướng Giáp sẽ ngậm cười nơi chín suối , khi chính ông một lần nữa chứng minh tinh thần dân tộc nằm trong chính mỗi người Việt nam , một tinh thần dân tộc chỉ có thể nghiêng mình trước một nhân cách lớn chứ không bao giờ quì gối trước bất cứ kẻ thù nào ( câu kết trong một chương trình nói về Đại tướng của VTV)
- Chuyên chính vô sản bản chất là chuyên chính vô học. Người có học và đầy nhân bản như Đại tướng khó hợp với nền chuyên chính đó . Đại tướng là người chiến thắng lẫy lừng trong chiến tranh, nhưng thua cay đắng trong hòa bình ( Nguyễn Tiến Dũng)
- Mở mắt ra những kẻ tị hiềm
Những ngày này cho đến muôn sau
Tướng Giáp đã thành Thánh
Thánh trên Trời
Thánh giữa lòng Dân ( Ngô Minh)
- Trong những công lao vĩ đại của Đại tướng với đất nước còn có công lao này : Người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử ( GS Nguyễn Đình Chú ghi trong sổ tang khi đến viếng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu)
Còn rất nhiều những bài viết , những lời phát biểu đầy hàm xúc nhưng chừng đó có lẽ đủ nói lên tất cả
Người ta chờ đợi một đám tang xứng đáng với một trong những người lập quốc còn sót lại , người ta lo lắng vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã kí một nghị định chỉ tổ chức quốc tang cho bốn vị “tứ trụ triều đình” vậy mà ông Giáp lại không nằm trong bốn chức vụ đó . Rất may, Bộ Chính trị đã còn đủ tỉnh táo để ra quyết định tổ chức đặc cách quốc tang cho vị Đại tướng đầu tiên, vị đại tướng huyền thoại trong lòng dân và bạn bè quốc tế cho dù chỉ treo cờ rủ có hai ngày và không có bắn đại bác khi làm Lễ truy điệu cũng như khi hạ huyệt . Mà cờ rủ cũng không treo đủ 48 giờ mà vội vàng hạ xuống để kịp đón sứ giả Trung Quốc theo một công văn đáng chê trách của Cục Lễ tân . Nhưng cũng không sao, việc đón ông Lý Khắc Cường là việc lãnh đạo Đảng và Nhà nước lo như lâu nay họ từng nói thế khi có chuyện với Trung Quốc, còn nhân dân thì cho đến hôm nay hàng ngàn người vẫn tới Vũng Chùa để thắp hương cho Đại tướng giống như ba ngày trước Tang lễ quốc gia, hàng triệu đồng bào cả nước ngày đêm xếp hàng đến viếng Đại tướng tại tư gia 30 Hoàng Diệu. Và tôi tin rằng, nếu gia đình lại mở của hoặc biến ngôi nhà 30 Hoàng Diệu thành một bảo tàng Võ Nguyên Giáp thì mỗi ngày lại sẽ có từng đoàn người đến viếng Đại tướng kể cả ngành du lịch Hà Nội cũng có thể khai thác nơi đây thành điểm đón du khách quốc tế
Tình cảm của đồng bào cả nước dành cho Đại tướng có lẽ vượt quá sự trông đợi và dự đoán của các vị lãnh đạo đương nhiệm và phải chăng họ bị choáng ? Nhưng đã chót cho tổ chức Quốc tang rồi, đã thành lập ban bệ đầy đủ rồi , vậy phải làm gì đây ? Sự kiện Thiên An Môn và Hồ Diệu Bang là bài học nhãn tiền của người anh em 16 chữ vàng và bốn tốt .
Có thể vì thế Đài Truyền hình Việt nam đã được lệnh phải giảm bớt sức nóng của xa lộ thông tin đang tràn lan trên các trang mạng .
Người dân mong chờ một Tang Lễ hoành tráng ở Nhà Tang lễ quốc gia Trần Thánh Tông . Nhưng người dân đã thất vọng khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư Đảng, Trưởng ban Tang lễ Nhà nước đọc một lời điếu chung chung, công thức , và đọc không một chút biểu cảm, nếu không muốn nói là vô cảm .May mà nhờ bài nói vo đầy xúc động của anh Võ Điện Biên , con trai cả của Đại tướng đã nói lên nỗi đau của gia đình ( Ba của chúng tôi )cũng là nỗi đau của nhân dân ( Đại tướng cuẩ nhân dân )đã làm rơi lệ nhiều người .
Những người lớn tuổi khi dự tang lễ ông Hồ năm 1969 còn được thấy ông Lê Duẩn đọc lời điếu khá xúc động “ Vĩnh biệt Người! Chúng ta thề…” đã có thể so sánh ông Duẩn với hậu sinh là ông Trọng về trình độ cũng như về nhận thức chính trị của người lãnh đạo cao nhất của Đảng
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng, ông đã ít nhất hai lần bị hãm hại bởi chính các đồng chí của mình và cả hai lần ông đều “thoát hiểm”. Cho đến khi từ giã cõi đời, người “dân oan vĩ đại” vẫn chưa được Đảng minh oan . Nhưng nhân dân, hàng triệu người đến viếng ông tại 30 Hoàng Diệu , ở Nhà Tang lễ Quốc gia và trên các trục đường Hà Nội ra sân bay Nội Bài và từ sân bay Đồng Hới về quê hương ông đã là câu trả lời cho Đảng biết rằng ông là con người vĩ đại, là ánh áng mặt trời mà không một thế lực đen tối nào có thể bôi đen được . Những kẻ cố ý hãm hại ông còn sống sờ sờ ra đấy chắc phải rất run sợ . Những kẻ tị hiềm như nhà thơ Ngô Minh đã viết chỉ là những bầy sâu nhầy nhụa dưới chân ông
Viết đến đây , tôi bỗng nảy ra ý nghĩ có lẽ Thủ tướng Chính phủ phải xem xét lại cái nghị định quy định Lễ quốc tang cho bốn vị gọi là “ Tứ trụ triều đình” bởi đó là sản phẩm của tư tưởng phong kiến, bè phái . Không ít vị trong diện sẽ được quốc tang khi chết đi sẽ giật mình khi không biết khi đó có nhân dân nào thương xót đến viếng mình hay không hay họ lại xuống đường nhảy múa mừng vui . Không biết có vị nào dũng cảm xin thôi quốc tang ngay khi còn minh mẫn vì cảm thấy mình không xứng đáng. Chắc chả có đâu vì ở nước ta làm gì có cái văn hóa từ chức , từ chối đặc quyền đặc lợi
Bây giờ không thể không nói đến Đài truyền hình quốc gia do anh Trần Bình Minh là Giám đốc. Là con trai ông Trần Lâm, người cùng hoạt động cách mạng năm 1945 với ông Giáp, những tưởng anh TBM Phải nhân cơ hội này đáp ứng lại lòng mong mỏi của nhân dân cả nước và cả vong linh của người cha đã quá cố. Nhưng thật buồn , theo quy định tại nghị định số 105 /TTg đối với Quốc tang phải truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ hạ huyệt nhưng Đài truyền hình đã lờ tịt ngày nhân dân đến viếng Đại tướng . Đến ngày tổ chức Lễ truy điệu , hàng chục vạn người dân Hà Nội đổ về kín các con đường đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay thì Đài Truyền hình Việt Nam cố ý xây dựng một kịch bản để cho anh MC Quang Minh hỏi hai ông giáo sư và hai ông này nói hoài nói hủy về những chuyện ai cũng biết trong khi cả triệu triệu người trên cả nước dán mắt vào màn hình thì thi thoảng cho thoáng qua vài hình ảnh đoàn linh xa trên đường , cảnh đưa linh cữu lên máy bay cũng không có .Rất nhiều người dân đã văng tục chửi nhà đài khốn nạn. Rất nhiều lời phẫn nộ đã được giãi bày trên các trang mạng . Họ đòi cách chức Trần Bình Minh dù biết rằng có thể anh ta cũng chỉ là nạn nhân khi cấp trên ép phải làm như vậy. Hôm nay trên báo Thanh Niên online, người đại diện của VTV đã thanh minh là làm theo đúng kịch bản – Một kịch bản láo toét , kể cả để cho “nhà thơ thần” Hoàng Minh Thuận lên đọc mấy câu ba láp tại Lễ hạ huyệt ở Vũng Chùa trong khi truyền hình VOV giao thông thì lại được khen là đã đưa được hình ảnh tiễn đưa đại tướng trên đường vớt vát phần nào. Xin nhớ cho khi Lại Văn Sâm tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp đã làm chu đáo rất ít sai sót vậy mà một sự kiện quan trọng như thế này, nhà đài quốc gia lại tỏ ra hoặc cố tình bộc lộ sự non kém về chính trị, sự yếu kém về chuyên môn trong khi hệ thống kĩ thuật được trang bị tới tận răng . Thế mới biết khi lòng người có vấn đề thì biểu hiện ra hành động y như thế. Trong khi khi lòng dân yêu thương Đại tướng thì dù mưa, dù nắng, dù xa xôi cách trỏ người ta cũng cố ra đường để một lần cuối được nhìn thấy Đại tướng dù Người nằm trong quan tài phủ cờ đỏ . Đấy là chưa kể một MC của HTV trong một chương trình về an toàn giao thông đã nói nghịu”Hôm nay là ngày quốc tang Đại tướng Võ nguyên Giáp, chắc chắn nhu cầu của quý vị chúng ta dến viếng đại tướng sẽ có rất nhiều vì vậy chúngta nên nhớ chấp hành đúng luật lệ giao thông cũng như sự điều khiển của lực lượng chức năng để chúng ta có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn”. Thôi thì cứ cho là tai nạn nghề nghiệp và đã xin lỗi thì tha cho nhưng lãnh đạo Đài Truyền hình thì không thể thanh minh qua qúit như vậy được . Thời đại kĩ thuật số và bùng nổ thông tin, khi nhà Đài không làm đủ trách nhiệm của mình thì “Truyền hình nhân dân” bằng các loại máy quay máy chụp khác nhau đã đưa rất nhiều hình ảnh xúc động của người dân tiễn đưa đại tướng , rất nhiều bức ảnh với các góc chụp rất đắt sẽ là những bức ảnh vô giá của nhân dân chứ không phải của nhà Đài ghi lại khoảnh khắc lịch sử có một không hai này. Thời ông Hồ chết cũng không thể có những cảnh quay, những bức ảnh hùng vĩ như thế này . Đó không chỉ nhờ kĩ thuật. Lòng dân phải như thế nào với vị anh hùng của mình mới có được những thước phim những tấm hình như thế.

Lương Kháu Lão
(Blog Lương Kháu Lão

Đại tướng đã biết trước 'ngày ra đi' của mình

Đại tướng tặng hoa cau trong vườn cho thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh biệt chúng ta khi vừa qua tuổi 103. Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Người đã tiên đoán được thời điểm khuất núi từ nhiều năm trước...

Thượng tướng - Viện sĩ - Tiến sĩ khoa học quân sự Nguyễn Huy Hiệu ngẹn ngào kể lại:

"Dịp Tết Nguyên đán năm 2008, cũng vào chiều 29, tôi khi ấy vẫn giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban phối hợp Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga dẫn đoàn đại biểu, có cả các nhà khoa học Nga, vào chúc Tết Đại tướng. Đại tướng rất quý những người bạn Nga, nhất là những nhà khoa học và quân sự. Tôi thay mặt đoàn báo cáo tình hình của Trung tâm và chúc Tết Đại tướng. Tôi chúc Đại tướng sống lâu trăm tuổi. Đại tướng liền giơ tay ra hiệu, tôi hiểu động tác đó tỏ ý chưa hài lòng với lời chúc.

Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một trí thức lớn. Tôi liền chúc lại rằng, chúc Đại tướng sống trên trăm tuổi. Khi đó, Đại tướng mới tỏ vẻ hài lòng, tươi cười nhận bó hoa tôi tặng, rồi Đại tướng cùng chúng tôi chụp một bức ảnh kỷ niệm. Lúc đó, Đại tướng mới ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Có người nói tôi sẽ sống 103 tuổi, đồng chí hãy nghiệm xem có đúng không nhé”.

Sau hôm ấy, tôi đã nhiều lần nói với mọi người về chuyện này. Hôm nay, Đại tướng ra đi đúng tuổi 103. Vẫn biết rằng đời người ai rồi cũng phải kinh qua cái quy luật: Sinh-lão-bệnh-tử, nhưng khi nghe tin Đại tướng về cõi vĩnh hằng, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng xúc động và nhớ thương khôn xiết. Với tài năng, đức độ và thiên tài quân sự, Đại tướng ra đi đã để lại niềm tiếc thương không chỉ cho nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn cho tất cả những ai yêu quý Đại tướng và yêu chuộng hòa bình trên trái đất này."

Lúc về già, Đại tướng chọn cho mình cuộc sống giản dị bên vườn cây. Ông nghiên cứu kinh sách đạo Phật và hành thiền. Trong lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một thánh nhân.

Có người nói rằng, dân đã thờ ai thì không nhầm. Những ngày qua, một “quốc tang trong lòng dân” đang diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam, trong đó có số nhà 30 Hoàng Diệu.

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, gia đình đã mời các sư thầy Chùa Sủi ở thôn Phú Mỹ, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội đến tụng kinh, cầu siêu cho Người. Việc lập ban thờ đã nhanh chóng được hoàn thành để mở cửa cho đồng bào vào thăm viếng Đại tướng.

Theo thông tin từ gia đình Đại tướng, căn phòng hướng Tây ở số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội nhìn ra hồ cá rộng chừng 50 m2 được sử dụng là phòng thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hồ cá do cháu nội Đại tướng thiết kế nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng.
 Hồ cá của Đại tướng, do người cháu nội tặng nhân kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100.

Còn nhớ, năm 2007, trong một lần thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước cũng đến tận tư gia thăm Đại tướng. Khi thiền sư trở về, Đại tướng đã cho người nhà ra vườn hái chùm hoa cau tặng khách. Chùm hoa cau mang dấu ấn của quê hương đã đưa vị tướng huyền thoại và vị thiền sư khi đó từ Pháp trở về hàn gắn vết thương chiến tranh trên dải đất Thăng Long này.

Khi đó, Đại tướng nói rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam, hòa nhập với văn hóa dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời nhà Trần, chính vua Trần Nhân Tông, người khoác áo cà sa tu hành và lập nên một dòng Phật giáo ở Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên Mông, mở mang bờ cõi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã họa tặng lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp bức thư pháp với dòng chữ “Bản môn xuân ấy còn nguyên vẹn”, ý nói con đường ấy, con người ấy, tất cả là chân thật, như mùa xuân chan hòa, ấm áp.

Lúc về già, Đại tướng chọn cho mình cuộc sống giản dị bên vườn cây. Ông rất thích trồng cây và hoa, trong nhà ông có một vườn lan và ông có nhiều kinh nghiệm trồng cây. Ông có nghiên cứu kinh sách đạo Phật và hành thiền.

Sống một cuộc đời phong phú, sự nghiệp hoành tráng và một tài năng kiệt xuất, tuy nhiên sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp tự nhận mình là Đại tướng của Hòa bình. Điều này không chỉ thể hiện rõ bản chất của cách mạng Việt Nam, mà còn thể hiện ông là con người đấu tranh cho Hòa bình. Điều này cũng đúng với triết lý trong Đạo Phật: Muốn xây hòa bình thế giới, trước hết hãy xây cái tâm Hòa bình của mỗi người.

Chứng kiến dòng người nối dài hàng cây số xếp hàng từ 3 – 4 giờ sáng để vào viếng Đại tướng tại tư gia khiến chúng tôi không khỏi xúc động.
Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).

“Gia đình chúng tôi rất cảm động vì tình cảm của nhân dân Khi bắt đầu mở cửa, thấy tình cảm của nhân dân, gia đình rất cảm động khi chứng kiến dòng người đứng xếp hàng. Có nhiều người lính là chiến sĩ cũ của ông, các cựu chiến binh, đủ mọi thành phần lớp nhân dân. Tình cảm của người dân khiến chúng tôi thật xúc động”, bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng chia sẻ.

Có người nói rằng, dân đã thờ ai thì không nhầm. Còn theo lời nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thu phục lòng dân bằng đức độ.

Những ngày qua, một “quốc tang trong lòng dân” đang diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam.

Lịch sử đã có vua Trần Nhân Tông văn võ song toàn, người được nhân dân suy tôn như một vị Phật. Thời đại ngày nay, người Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến một thầy giáo dạy sử vì đất nước lâm nguy đã xả thân vào hai cuộc kháng chiến và làm nên lịch sử.

Trong lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một thánh nhân.
Minh Hà tổng hợp theo TTVN, Infonet

Vụ “chống lệnh Quốc tang” đã có kết luận chính thức

UBND TP Hạ Long đã tiến hành kỷ luật với hình thức khiển trách Giám đốc và Phó GĐ Phòng VHTT&DL Hạ Long, nghiêm khắc phê bình UBND phường Hồng Hải và Hồng Hà…

Theo văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh do ông Đào Xuân Đan, Chủ tịch UBND TP Hạ Long ký về hình thức xử lý việc “chống lệnh Quốc tang”.

Dù Văn phòng TƯ Đảng đã ra thông báo về thời gian Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng tại TP Hạ Long vẫn diễn ra việc diễn tập Đại hội TDTT với cờ hoa, loa đài rộn ràng vào chiều ngày 12/10.
Dù Văn phòng TƯ Đảng đã ra thông báo về thời gian Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng tại TP Hạ Long vẫn diễn ra việc diễn tập Đại hội TDTT với cờ hoa, loa đài rộn ràng vào chiều ngày 11/10.

Theo đó, văn bản ghi “trên địa bàn TP vẫn còn một số đơn vị treo cờ theo quy định và tại nhà thi đấu công ty cổ phần than Núi béo vẫn còn tổ chức tập luyện để chuẩn bị cho khai mạc Đại hội TDTT TP Hạ Long lần thứ VII vào ngày 14/10/2013.”

Theo ông Đan, ngay sau khi có thông tin, TP đã kiểm tra và yêu cầu dừng ngay các hoạt động luyện tập. Các đơn vị chưa thực hiện treo cờ rủ đã được nhắc nhở và khắc phục ngay.

UBND TP đã họp kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan vào sáng ngày 13/10/2013.

Theo đó, kết quả được thông báo: Về mặt cá nhân, ông Phạm Tống, Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bà Phạm Thị Phượng, Phó GĐ Trung tâm Văn hóa, Thể thao cùng bị kỷ luật với hình thức “khiển trách”.

Đối với tập thể: UBND TP Hạ Long đã nghiêm khắc phê bình UBND phường Hồng Hà, Hồng Hải còn để tình trạng một số cơ quan đơn vị trên địa bàn không treo cờ rủ.

Ngay sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí và treo cờ rủ những ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, UBND TP Hạ Long đã ban hành các văn bản chỉ đạo tuyên truyền tại cổng thông tin điện tử TP và đôn đốc phòng Văn hóa thông tin, UBND các phường thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thành phố. Gửi các văn bản và vận động các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và các khu phố trên địa bàn TP để nhân dân và các cơ quan đơn vị ắm được và thực hiện.

Đa số các cơ quan, đơn vị, cán bộ và nhân dân trên địa bàn đều nắm được chủ chương của Đảng và Nhà nước và thực hiện đúng quy định trong Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ và quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Văn bản về việc xử lý cán bộ do ông Đan ký
Văn bản về việc xử lý cán bộ do ông Đan ký
Trước đó, như đã phản ánh, khoảng 14h chiều ngày 11/10 – thời điểm cả nước chính thức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì tại Nhà sinh hoạt văn hóa thể thao công nhân của Công ty Cổ phần than Núi Béo, đóng trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long đã diễn ra hoạt động diễn tập Đại hội TDTT lần thứ VII.

Trên đường phố treo rất nhiều băng rôn đỏ với dòng chữ “Nhiệt liệt chào mừng Đại hội thể dục thể thao Hạ Long lần thứ VII năm 2013”. Tại nơi diễn tập Đại hội thể dục thể thao, băng rôn, hoa “tưng bừng”, loa đài mở rất lớn, nhạc rộn ràng. Ngoài ra hoạt động này còn có sự tham gia của hàng chục đơn vị đoàn thể, cơ quan khác.
  (nguyentandung.org)

Tiếng vỗ tay trong một đám tang

LTS: Nhà văn Hoàng Tiến đã qua đời hôm 01/02/2013 tại Hà Nội ở tuổi tròn 80. Ông từng bị sách nhiễu nhiều năm trước khi mất vì những viết lách của mình. Ông được coi là một trong những trí thức bất đồng chính kiến. Nhiều bài viết của ông vẫn được lưu truyền, đăng lại ngay cả sau khi ông mất.

Một trong những bài đó là “Tiếng vỗ tay trong một đám tang“. Đó tất nhiên không phải là đám tang ông, mà đám tang của một người khác, một vị trung tướng thuộc hàng khai quốc công thần nhưng thất sủng lúc về già. Đó là tướng Trần Độ.

Nhân đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi xin đăng lại bài viết này, để bạn đọc có cơ hội so sánh, nhìn nhận. Hy vọng tới một lúc nào đó, lịch sử sẽ công bắng với ông -trung tướng Trần Độ – và cả với những trí thức phản khác như nhà văn Hoàng Tiến.

——————————————————–

(Tường thuật của nhà văn Hoàng Tiến)

Đám tang ai mà có chuyện lạ vậy? Xin thưa, đó là đám tang tướng quân nhà văn Trần Độ tổ chức ngày 14-8-2002 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông.

Trung tướng Trần Độ là một vị lão thành cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước cũng như trong tổ chức quân đội, những năm cuối Đảng, bị chính quyền coi là phần tử nguy hiểm, và công an gây nhiều phiền hà.

Cho nên đám tang ông khiến mọi người rất quan tâm. Nghĩa tử là nghĩa tận. Người ta chú ý xem lãnh đạo cư xử với đám tang ông ra sao?

- Ông mất từ hôm mồng 9-8, việc đưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi đến ngày 13-8 báo chí mới loan tin, và tối ngày 13-8 cô phát thanh viên trên tivi mới đọc tin tang lễ.

Cô vẫn mặc áo màu hoa đẹp hàng ngày, không mặc áo tang đen. Đưa tin sát ngày như thế, thì người các tỉnh xa, trong đó có nhiều đồng đội, đồng nghiệp, và những người ái mộ ông không thể về kịp, vì ngày mai 14 đã lễ tang rồi.

Ngày 14, từ 8 giờ sáng bắt đầu lễ viếng. Tuy nhiên những người yêu quý ông Độ ở Hà Nội và những tỉnh sát Hà Nội đã về kịp. Họ đi cá nhân, hoặc thành nhóm. Không thấy những viên chức cao cấp đương nhiệm, hoặc các cơ quan đoàn thể đến viếng. Hình như có chỉ thị của Ban Bí Thư (có người nói của Bộ Chính Trị) gửi các cơ quan đoàn thể về tang lễ này, hạn chế sự tham gia.

- Các vòng hoa đề chữ Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ bị ách lại từ ngoài cổng. Phải bỏ chữ Vô cùng thương tiếc và quân hàm trung tướng đi. Thắc mắc thì anh em nhà tang lễ giải thích:“Chúng cháu chỉ biết làm theo lệnh ở trên”(!)

Vòng hoa của đại tướng Võ Nguyên Giáp đề hàng chữ: “Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp” cũng bị ách lại, đưa vào phòng đợi ngoài cổng, và đề nghị sửa (có anh em chuyên môn sửa ngay). Nghĩa là phải bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc, và các quân hàm trung tướng, đại tướng, chỉ còn là ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ. Thư ký của đại tướng là ông Huyên, phản đối. Chuyện đôi co lằng nhằng, hai bên đều phải xin ý kiến cấp trên của mình. Mỗi bên đều xuống thang một chút. Cuối cùng vòng hoa còn là: “Thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Có lẽ (đó) là vòng hoa duy nhất được giữ gần như nguyên vẹn lời viếng. Nhưng khi Ban Tang Lễ gọi loa đọc tên người viếng thì lại gọi là: “Vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ”.

Những người đứng đợi trong sân nhà tang lễ, nghe thấy thế, đều xì xào bàn tán. Ông Kim Sơn, một lão thành cách mạng, tham gia từ hồi quân giải phóng, không chịu nổi đã tiến lên cự nự Ban Tang Lễ. Quân hàm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là do Bác Hồ phong. Ai dám tự ý tước bỏ? Sao các anh làm ăn bậy bạ thế? Vòng hoa vẫn đề chữ đại tướng, mà các anh đọc sai đi là nghĩa sao?

Thì quân hàm trung tướng của ông Trần Độ cũng thế, muốn tước bỏ phải có quyết định của quốc hội hoặc chủ tịch nước. Báo chí vẫn đăng là trung tướng, mà tang lễ lại bỏ đi. Thật chẳng ra làm sao! Rõ là trống đánh xuôi kèn thổi ngược!

Lại nói đến vòng hoa của thượng tướng Lê Ngọc Hiền đề là đồng chí Trần Độ, cũng bị bỏ đi chữ đồng chí. Chắc sự chỉ đạo ở trên cho rằng, ông Trần Độ đã bị khai trừ khỏi Đảng thì không còn gọi là đồng chí nữa. Nhưng họ đã lầm, theo điều lệnh của quân đội, thì từ binh nhì đến tướng lĩnh đều xưng hô với nhau là đồng chí. Ông Lê Ngọc Hiền mặc quân phục, đeo quân hàm thượng tướng trang nghiêm, đến viếng ông Trần Độ, mà cũng chỉ được giới thiệu trên loa là ông Lê Ngọc Hiền đến viếng ông Trần Độ.

Trung tướng Nguyễn Hòa cũng quân phục, quân hàm, huân chương đầy đủ và cũng chịu cảnh ngộ như trên.

Tướng Trần Độ bị tước quân hàm ngay trong đám tang
Tướng Trần Độ bị tước quân hàm ngay trong đám tang, chỉ còn là “ông Trần Độ”
Vòng hoa của anh em dân chủ Hải Phòng đề là “Vô cùng kính phục và thương nhớ bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng” phải sửa thành “Kính viếng bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng”. Vòng hoa cá nhân Vũ Cao Quận, đi cùng đoàn Hải Phòng, đề “Kính viếng lão tướng Trần Độ. Người lính già Vũ Cao Quận” bị giữ lại. Tranh cãi hồi lâu, không có cụm từ vô cùng thương tiếc, không có trung tướng hay đồng chí, lại không có gì sai phạm về ngữ pháp tiếng Việt, vậy cớ gì phải sửa, ai sửa được đúng hơn, xin mời. Mãi rồi cũng được vào.

Những vòng hoa mẫu mực có băng chữ ghi phải là “Vòng hoa của ông Nguyễn Văn An kính viếng ông Trần Độ”, “Vòng hoa của ông Lê Đức Anh kính viếng ông Trần Độ”, “Vòng hoa của Văn phòng Quốc hội kính viếng ông Trần Độ. .v..v.. Không thấy vòng hoa của ông Nông Đức Mạnh.

Chúng tôi để ý thấy nhiều bức trướng chữ vàng trên nền đỏ vẫn đề trung tướng, tướng quân, danh tuớng. .v..v… không thể gỡ bỏ vì đã thêu bằng chỉ vàng bám chắc trên vải. Trong đó nổi bật bức trướng của các cụ dân chủ, trướng dài khổ to sát đất phải có gậy treo lên, thêu tám chữ vàng “Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn”. Bên dưới ghi tên tuổi các vị kính viếng. Trưởng đoàn là cụ Lê Giản, rồi đến các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang. .vv…, hơn hai mươi ông. Mọi người xúm lại xem. Chụp ảnh. Quay phim. Có tiếng gọi bằng máy di động, đề nghị tịch thu. Rồi cũng không thấy gì. Mọi việc vẫn êm trôi. Tịch thu bức trướng trưởng đoàn là cụ Lê Giản thì cũng phiền đấy. Hơn nữa các cụ dân chủ đã đứng vây quanh bức trướng. Công an dùng bạo lực thì lôi thôi to.

Đoàn của các cụ dân chủ chỉ bị kìm lại thôi. Nhiều đoàn đăng ký sau đã vào trước. Ban tang lễ gây khó khăn cho các cụ phải đứng chờ dưới bóng cây, nắng chang chang, nhưng lại có cái hay là nhờ thế, mọi người hết tốp này tốp khác đến chiêm ngưỡng, bàn tán về các bức trướng. Bức trướng của nhà nghiên cứu Trần Khuê bị quản chế từ Sài Gòn gửi ra:

Công thần không làm phách 
Danh toại chẳng cầu nhàn 
Bút thần vung mấy độ 
Ðáng mặt đại nghĩa quân.

(Ta chú ý bài thơ có chữ phách và chữ độ. Tên khai sinh là Tạ Ngọc Phách, tên tham gia cách mạng là Trần Độ).

Bức trướng của nhà thơ Bùi Minh Quốc bị quản chế từ Đà Lạt gửi ra, người anh ruột là cụ Bùi Minh Đức gần 90 tuổi, cựu chiến binh chống Pháp, thay mặt em mang đến:

Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân 
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân.

(Tạm dịch: Người chân chính vì nghĩa lớn, cái thân mình bị mấy lần vùi dập
Viên tướng không còn nguyên giáp, tâm hồn ông vẫn trọn vẹn tình dân).

Bức trướng của tiến sĩ khoa học Hà Sĩ Phu cũng bị quản chế, từ Đà Lạt gửi ra, viết bẵng chữ Hán, do các cụ trong nhóm thư pháp Cảo Thơm thực hiện:

Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm 
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng nhất đan tâm.

(Câu đối vế trên có Trần vế dưới có Độ. Trung tướng phong trần là trung tướng gian nan, lại có thể hiểu là ông Trần được phong trung tướng. Đại quân tế độ là đội quân cứu đời, tức quân giải phóng miền Nam. Đây nhắc đến việc ông Trần Độ là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Vậy câu đối trên có thể tạm dịch là:

Văn võ dọc ngang, ông Trần được phong hàm trung tướng, việc đời hai vai gánh vác hai trách nhiệm lớn;
Nam Bắc vào ra, tướng Ðộ chỉ huy quân giải phóng, cứu nước một gậy trường sơn một trái tim hồng).

Bức trướng của nhóm Cảo Thơm trên nền giấy bồi khổ lớn đề 3 chữ đại tự “Vị dân tâm” (Tấm lòng vì dân), với hàng phụ đề bằng những câu thơ chữ Hán ca ngợi tướng quân Trần Độ. Ông Tú Sót mái đầu bạc phơ, trong nhóm thư pháp Cảo Thơm, luôn miệng giải thích cho mọi người rõ nghĩa:

Vô tình vị tất chân hào kiệt 
Hữu độ phương vi đại trượng phu

(Nghĩa là: Sống vô tình (như chủ nghĩa MACKENO (Mặc-kệ-nó) bây giờ), không phải là người hào kiệt. Có đức độ (vì dân vì nước) mới đáng mặt gọi trượng phu).

- Lại nghe được tin, cụ Độ vừa mất, công an đến đòi khám nhà, không có lệnh. Bà Độ phản đối. Công an đe dọa những người con, bắt hai con trai lên đồn, gây căng thẳng. Cuối cùng gia đình phải nộp 5 thùng sách vở của cụ Độ. Mọi người nghe tin đều phẫn nộ. Quá thể! Gia đình người ta đang tang gia bối rối. Thật nhẫn tâm!

- 12 giờ 15 phút, lễ truy điệu bắt đầu. Giới thiệu vị đại diện Văn phòng Quốc hội là ông Vũ Mão đọc điếu văn. Ông Mão có nhắc đến lý lịch, quê quán, ngày sinh, quá trình tham gia cách mạng và những chức vụ ông Trần Độ đã đảm nhiệm. Phần hai, ông ta nói rất tiếc là ông Trần Độ cuối đời đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng… Phần hai tuy không dài, nhưng cả hội trường lặng đi. Không khí như nén lại, ngột ngạt.

Đến mục gia đình lên đáp từ, người con trưởng cụ Độ là anh Thắng, sau khi kể những tình cảm về người bố, và sau khi cám ơn tất cả các cụ, các ông, bà, chú, bác, các anh chị … đến tham dự tang lễ, lời cuối của bài đáp từ là câu: “Tôi thay mặt gia đình xin phép không tiếp nhận lời điếu của vị đại diện Văn phòng Quốc hội” (Chưa bao giờ lại có chuyện như vậy, tang gia khước từ lời điếu của chủ lễ !!??).

Vỗ tay. Ảnh mang tinh minh họa
Vỗ tay. Ảnh minh họa
Như một kho thuốc nổ được châm ngòi, cả hội trường vỗ tay ran lên tán đồng. Tiếng hoan hô lẫn tiếng vỗ tay nổi lên càng to, kéo dài không ngờ, như hội bắn pháo hoa. Các đợt liên tiếp cao hơn, to hơn, dài hơn, càng âm vang cộng hưởng hết cỡ trong vòm nhà hội trường tang lễ. Có cảm tưởng như nóc hội trường sắp bật tung. Nhiều tiếng hét đến lạc giọng, nghe không rõ. Loáng thoáng những từ hoan hô! phản đối! ngu dốt!, bất nhân!… lẫn trong những tràng vỗ tay rền vang như sấm động.

Những uẩn ức trong lòng mọi người bị dồn nén từ sáng đến giờ được dịp nổ tung. Tôi phải trèo lên chiếc ghế, đưa tay lên vành tai, nghiêng đầu lắng nghe. Một người hét to, giọng như người miền núi, tay giơ lên chỉ chỉ vào chiếc khung đen có hàng chữ Lễ tang ông Trần Độ ở trên cao, dưới là chiếc ảnh bán thân của ông mặc thường phục: “Ai cho phép chúng nó bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc đi. Chúng nó không vô cùng thương tiếc, nhưng chúng tôi vô cùng thương tiếc …”.

- Thật là bọn ăn cháo đá bát. 
- Không có tướng Trần Độ và anh em chúng tôi thì làm sao có chúng nó ngày nay. 
- Nghĩa tử là nghĩa tận, không có ai đi kiểm điểm người chết trước linh cữu cả. 
- Chuyện này cổ kim chưa thấy bao giờ. 
- Mà đã chắc là ai đúng, chắc là ai sai? Quan tòa là nhân dân.
- Chúng nó phỉ báng lên truyền thống dân tộc.

Nơi này, chỗ kia, ầm ầm những tiếng thét, tiếng quát tháo: Bọn phản nhân dân! Phản bội đường lối Hồ Chí Minh! Phản văn hóa! Đề nghị Bộ Chính Trị phải nghiêm trị!

Có ai nói khẽ: “Đây là chỉ đạo của Bộ Chính Trị”.

Tiếng quát to: “Nói láo! Bộ Chính Trị sáng suốt, không làm điều ngu dốt như thế. Nói thế là không đúng”.

Có ai đó lại hô lên: “Trần Độ muôn năm!”.

Nhân viên an ninh mặc thường phục vây quanh những người quá nóng nảy, đề phòng. Có tiếng hỏi: “Vũ Mão đâu? Vũ Mão đâu?”.

“Hắn chạy rồi! Lủi ra xe rồi!” Thật là may cho Vũ Mão. Hắn ta đứng đực ra, mặt chảy xị, tái xám, ngơ ngác. Có ai giục, hắn như chợt tỉnh, vội lách ra phía sau, chuồn mất.

Cũng may cho đám tang nữa. Sự tức giận của khối người đông đảo trong hội trường này, mà túm được Vũ Mão, thì không biết rồi những gì sẽ xảy ra.

Các cụ dân chủ đều biết kìm mình. Trước đám tang vài ngày, cơ quan an ninh đã cử người đến dò la thái độ các cụ. Lo sợ các cụ dân chủ lợi dụng chiếm diễn đàn, cướp mi-crô, gây ra căng thẳng. Các cụ đã tin lại cho công an biết. Chỉ có đầu óc ngu tối mới nghĩ như thế. Những người yêu quý ông Độ, ai lại muốn phá rối đám tang. Chính lúc các cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, bừng bừng nổi giận, thì các ông dân chủ lại bình tĩnh, tìm cách khuyên can, chứ không có thái độ quá khích nào cả.

Toàn là những người hiểu biết. Sự nóng giận liền dịu xuống. Tang lễ lại tiếp tục. Mọi người đều đứng rẽ ra hai bên làm thành một con đường để đội danh dự mặc lễ phục trắng khiêng linh cữu trong nhà tang lễ ra xe ô tô đã đỗ ở giữa sân. Lúc này nắng lắm!

Một số phóng viên người nước ngoài tranh thủ phỏng vấn, ghi âm mấy cụ còn chưa nguôi cơn giận.

Ai cùng đi đến nghĩa trang Hoàn Vũ (hỏa táng) thì lên xe. Tôi chậm chân nên xe tang đã ra ngoài cổng rồi, tôi vẫn còn trong sân để xe đạp xe máy. Gặp chị Ngọc, vợ ông Hoàng Minh Chính, hỏi tôi có đi nghĩa trang? Tôi trả lời sẽ đi bằng xe máy. Chị khuyên tôi nên đi ô tô, đỡ mệt. Các ông ấy đều lên ô tô cả. Tôi chạy vội ra cổng, thì đoàn xe đã đi xa. Lại gặp các cụ dân chủ đứng túm lại ở đầu cổng. Hỏi ra mới rõ, xe còn rộng chỗ lắm, nhưng lái xe không chịu mở cửa cho các cụ lên (đều do công an lái xe). Một cử chỉ nhỏ nhen! Các cụ bèn quyết định thuê tắc-xi đi.

Trên xe, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhận định một cách tổng quát: “Chúng nó đểu một cách rất ngu, và đểu đến từng chi tiết”. Nhà báo đại tá chính ủy Phạm Quế Dương lại cười hề hề: “Trò đùa ấy mà! Có gì đâu!”.

Xe tắc-xi chạy nhanh, bám kịp đoàn xe tang lễ. Quả thật, nhiều xe rất vắng, mang biển số 80B. Biển số này là của công an, nhiều người biết. Hai xe cam-nhông chở đầy vòng hoa viếng, những vòng hoa bên ngoài đều bị bóc hết các băng chữ. Lại nhỏ nhen!

Dự hỏa táng xong, trở về nhà tang lễ Bộ Quốc phòng thì đã gần 3 giờ chiều. Chúng tôi lấy xe ra về, người mệt nhoài, vì nóng, vì nắng. Rủ nhau vào uống giải khát để lấy sức ngày mai còn đưa hài cốt hỏa táng cụ Độ về Thái Bình.

Sẩm tối mới về tới nhà, đã thấy mấy ông bạn cựu chiến binh đón từ đầu đường hỏi về chuyện đám tang ông Trần Độ. Thì ra chuyện ở đám tang trưa nay đã đồn ầm lên trong dân chúng. Giấu làm sao được nhân dân! Che làm sao được miệng thế gian! Và bản tin chiều của hãng BBC mãi tít nước Anh đã đưa tin về đám tang. Có cả tiếng nói của cháu Thắng và tiếng vỗ tay rền vang như sấm. Nhanh thật! Trái đất cùng chung một mái nhà.

- Vài lời kết thúc:

Sáng sớm hôm sau (15-8-2002) chúng tôi tập trung tại 37 Lý Nam Đế, nhà ông Phạm Quế Dương, để di Thái Bình cho trọn tình trọn nghĩa. Công an mật đã đến lởn vởn trước cổng, từ 5 giờ sáng.

Chúng tôi gọi tắc-xi, đúng 6 giờ 30 sáng lên đường. Nhìn sang lịch ta là ngày mồng 7. Ông cha ta dạy: “Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Chúng tôi biết là chuyến đi này sẽ gặp trắc trở đây.

Quả không sai, quãng đường hơn 100 km về quê cụ Độ bị 4 lần ách xe. Công an giao thông kiểm soát giấy tờ lái xe, phương tiện xe cộ có an toàn, để đảm bảo cho khách đi đường được yên tâm. Lại còn điều tra một tai nạn xe cộ, lái xe bỏ chạy, là một trong 300 chiếc tắc-xi của hãng này. Màu sơn này. Nên công an chúng cháu phải làm nhiệm vụ, mong các cụ thông cảm. Lần ách xe ở đất Thái Bình lâu nhất, mất gần 2 giờ đồng hồ. Đến nơi thì đã 1 giờ 30 chiều, tang lễ hạ huyệt đã xong. Tổng cộng mất hơn 7 tiếng đồng hồ mới đi nổi quãng đường hơn 100 km. Mọi người đang ăn cỗ. Phong tục nông thôn bà con xa gần kéo đến rất đông.

Chúng tôi thắp hương, dâng lễ vật ở bàn thờ gia đình và bàn thờ ông Trần Độ. Lại phải ngồi ăn cỗ, thôi thì chiều nay ra mộ thắp hương trước khi về.

Được gặp con cái cụ Độ, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu việc công an định khám nhà và lấy đi 5 thùng sách báo. Các cháu đều trả lời lấp lửng, không rõ ràng, hình như e ngại điều gì. Gặp cháu Thắng, con trai trưởng, người đã nói được câu tuyệt vời hôm qua, thì hôm nay cũng không đậm đà bắt chuyện, muốn lảng tránh câu hỏi. Có thể tối qua cơ quan nơi cháu làm việc họ đã ấn huyệt. Thôi, thông cảm cho các cháu. Các cháu cần làm ăn, cuộc đời các cháu còn dài.

Được biết thêm, có cả thảy 220 vòng hoa tang lễ ở Hà Nội. Các băng chữ bị lấy hết, gia đình chỉ giữ được 7 băng. Gia đình đòi lại được 5 cuốn sổ tang, một số trang bị xé rách.

Toàn là những cử chỉ nhỏ nhen!

Ngôi mộ ông Trần Độ được nằm cạnh ngôi mộ bà mẹ. Đó là ý nguyện của ông. Đây là nghĩa trang xóm làng, mỗi gia đình được một khoanh đất, để chôn cất những người thân trong gia đình. Ông Độ đã trở về với bà con xóm làng. Mộ ông cũng rất bình thường, như mọi ngôi mộ ở đây. Nằm ở đây thì yên ổn rồi, ấm lòng rồi. Chúng tôi tin chắc là ông Trần Độ rất thanh thản. Nhớ đến một đoạn thơ của ai đó:

Sống tranh luồn cúi vào ra, 
Chết còn xí cả (cái) nhà mồ to 
Phải là những bậc anh hào, 
Sống thiêng – chết lại đi vào trong dân, 
Mà to bia nhớn chẳng cần…

Những ngày tang lễ ông Trần Độ
Hà Nội, tháng 8-2002
© Hoàng Tiến
()
Chia sẻ bài viết này :

DHK- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét