'Quốc tế nên cảnh giác trước những cải cách giả vờ của Việt Nam'
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam Võ Văn Ái phát biểu tại một cuộc họp báo tại Geneva.
Cập nhật: 14.10.2013 12:01
Một nhà hoạt động gốc Việt được nhiều người biết đến kêu gọi thế giới
cảnh giác, chớ bị đánh lừa trước những cải cách giả vờ của Việt Nam.
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo quốc tế bằng Anh Ngữ The Wall Street Journal mới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, cho rằng Hà Nội có chủ ý khi tăng cường cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trong nước song hành với cơn lốc ngoại giao con thoi với hàng chục chuyến công du của lãnh đạo cấp cao ra nước ngoài thời gian gần đây. Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Võ Văn Ái, nhấn mạnh:
Ông Võ Văn Ái: Chính sách 2 mặt của Việt Nam là với quốc tế luôn nói tôn trọng nhân quyền-dân chủ nhưng trong nước vẫn tiếp tục cuộc đàn áp khốc liệt. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói tại Đan Mạch rằng có những khuyết điểm của chế độ này và hứa sẽ cải cách. Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi, không có một sự cải cách thật sự nào. Vấn đề quan trọng nhất của người dân Việt hiện nay là nói lên ngưỡng vọng của mình để xây dựng đất nước, thế mà tự do ngôn luận lại bị đàn áp phũ phàng. Nghị định 72 của chính phủ chứng tỏ thêm là không có sự liên hệ nào với những gì Hà Nội hứa hẹn thay đổi với các nước viện trợ Tây phương. Chính vì vậy, tôi đã viết bài xã luận đăng trên tờ The Wall Street Journal.
VOA: Việt Nam tăng cường chiến dịch ngoại giao với quốc tế cùng lúc tăng cường chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nước. Theo ông, sự song hành này là ngẫu nhiên hay có chủ ý?
Ông Võ Văn Ái: Đây là một chủ trương có hệ thống, chứ không phải xảy ra ngẫu nhiên. Điều này đã diễn ra hàng chục năm nay rồi. Ví dụ, trước khi cựu Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush sang Hà Nội dự thượng đỉnh APEC cuối năm 2006, Hà Nội cho một sự bùng vỡ thông tin với rất đông những lời tố cáo, rồi cho 3 đảng chính trị không phải cộng sản được ra đời trong thời gian đó. Khi ông Bush trở về Mỹ, tháng 3/2007, tất cả những lãnh đạo của 3 đảng chính trị đó đã bị bắt, những người phê phán chính phủ bị cầm tù hết. Điều đó chứng tỏ rằng Hà Nội có chủ trương rất rõ ràng là làm sao cho Tây phương thấy có một sự ‘cởi mở’, ‘cải cách’ trong nước, nhưng sự ‘cải cách’ đó chỉ nằm trong bàn tay của đảng cộng sản mà thôi. Trong một giai đoạn nào cần tuyên truyền chính sách ‘cởi mở’ của Hà Nội trên trường quốc tế thì người ta cho mở rộng một chút tiếng nói, một chút phê bình, nhưng sẽ dập tắt tức khắc. Trong năm nay, 51 nhà hoạt động tại Việt Nam đã bị bắt. Sắp tới đây, số này còn tăng cao hơn nữa.
VOA: Có ý kiến cho rằng Hà Nội đang vận động ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về nhiều mặt, mà lại tăng cường trấn áp, bắt bớ những tiếng nói bất đồng trong nước. Liệu chăng nó chỉ đem lại tác dụng ngược, càng dễ bị quốc tế chú ý hơn đến tình hình nhân quyền Việt Nam, càng bị tăng áp lực, đâu có lợi gì? Ý kiến ông ra sao?
Ông Võ Văn Ái: Hiển nhiện nó làm cho thế giới thấy rõ những vụ án vừa qua, nhưng chúng tôi rất buồn vì quốc tế chỉ nhắm tới trước nhất là các vấn đề buôn bán, kinh tế, kinh doanh, hay chiến lược của Á Châu. Người ta đã lơ là với sự khủng bố ở trong nước Việt Nam. Vì vậy, cần phải làm sao cho các cơ quan truyền thông nói lên rõ ràng, sâu xa hơn về sự đàn áp này. Nếu người Việt không nói lên, các cơ quan truyền thông quốc tế không giúp đỡ để nói lên những tiếng nói đó, thì chắc chắn các nước sẽ quên lơ việc đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam mà cứ tiếp tục làm ăn như lâu nay. Đây là điều chúng tôi rất quan tâm.
VOA: Như ông vừa nói, giữa các nhu cầu gia tăng không ngừng về hợp tác, đối tác quốc tế vì lợi ích chung, liệu các nhu cầu đó có thể lấn át các áp lực của quốc tế đối với nhân quyền Việt Nam về lâu về dài?
Ông Võ Văn Ái: Những áp lực quốc tế, đặc biệt thông tin và truyền thông, là rất quan trọng. Nó sẽ làm cho các nước quan tâm hơn, đặt nặng hơn vấn đề áp lực trong các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Hà Nội. Nếu không có đủ thông tin, các nước sẽ xem vấn đề nhân quyền là thứ yếu. Đã nhiều lần, mỗi khi có một áp lực quốc tế lớn, Hà Nội phải thay đổi. Nhưng áp lực đó chưa đủ để Hà Nội phải thay đổi như mong mỏi của người Việt và của thế giới. Cho nên, trong bài xã luận của mình, tôi có nói khi viện trợ cho Việt Nam, các nước hãy đặt điều kiện về cải cách thật sự, chứ không phải là một sự cải cách giả vờ.
VOA: Chính phủ Việt Nam cần thế giới hỗ trợ họ về kinh tế, chính trị giữa tình hình kinh tế hiện nay và giữa tình hình Biển Đông, còn người dân Việt cần qucố tế đặt điều kiện nhân quyền cho sự hỗ trợ đó, như ông nêu lên trong bài viết của mình. Đối với quốc tế, đáp ứng nhu cầu nào sẽ có lợi hơn cho họ?
Ông Võ Văn Ái: Nếu họ hỗ trợ cho người dân Việt nghĩa là đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Nếu Việt Nam có một chính phủ dân chủ thật sự, đa đảng-đa nguyên, thì việc làm ăn của quốc tế sẽ có lợi hơn rất nhiều lần hiện nay. Tất cả nhà đầu tư quốc tế đều thấy rõ Việt Nam hiện nay không có luật lệ, cho nên muốn phát triển làm ăn chỉ có thể bằng phương pháp hối lộ, đào sâu quốc nạn tham nhũng của Việt Nam. Nếu quốc tế ủng hộ cho người dân Việt để có một chính phủ dân chủ, đa nguyên, theo luật lệ, thì các nước sẽ có quyền lợi kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn là làm ăn với những người không biết luật lệ. Hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người chúng tôi hướng tới những nơi có đông đảo chính phủ trên thế giới như tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hay các cuộc điều trần ở Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Mỹ. Đầu năm tới, Việt Nam phải trình bày vấn đề thi hành Công ước Quốc tế về Dân quyền tại Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện ở Liên hiệp quốc 4 năm một lần. Chúng tôi cũng sẽ có mặt để trình bày. Nếu tất cả những người đấu tranh trong nước cùng với những người hoạt động ở nước ngoài kết hợp với nhau làm việc, hiệu quả sẽ tăng lên lớn hơn nhiều.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trà Mi-VOA
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo quốc tế bằng Anh Ngữ The Wall Street Journal mới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, cho rằng Hà Nội có chủ ý khi tăng cường cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trong nước song hành với cơn lốc ngoại giao con thoi với hàng chục chuyến công du của lãnh đạo cấp cao ra nước ngoài thời gian gần đây. Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Võ Văn Ái, nhấn mạnh:
Ông Võ Văn Ái: Chính sách 2 mặt của Việt Nam là với quốc tế luôn nói tôn trọng nhân quyền-dân chủ nhưng trong nước vẫn tiếp tục cuộc đàn áp khốc liệt. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói tại Đan Mạch rằng có những khuyết điểm của chế độ này và hứa sẽ cải cách. Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi, không có một sự cải cách thật sự nào. Vấn đề quan trọng nhất của người dân Việt hiện nay là nói lên ngưỡng vọng của mình để xây dựng đất nước, thế mà tự do ngôn luận lại bị đàn áp phũ phàng. Nghị định 72 của chính phủ chứng tỏ thêm là không có sự liên hệ nào với những gì Hà Nội hứa hẹn thay đổi với các nước viện trợ Tây phương. Chính vì vậy, tôi đã viết bài xã luận đăng trên tờ The Wall Street Journal.
VOA: Việt Nam tăng cường chiến dịch ngoại giao với quốc tế cùng lúc tăng cường chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nước. Theo ông, sự song hành này là ngẫu nhiên hay có chủ ý?
Ông Võ Văn Ái: Đây là một chủ trương có hệ thống, chứ không phải xảy ra ngẫu nhiên. Điều này đã diễn ra hàng chục năm nay rồi. Ví dụ, trước khi cựu Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush sang Hà Nội dự thượng đỉnh APEC cuối năm 2006, Hà Nội cho một sự bùng vỡ thông tin với rất đông những lời tố cáo, rồi cho 3 đảng chính trị không phải cộng sản được ra đời trong thời gian đó. Khi ông Bush trở về Mỹ, tháng 3/2007, tất cả những lãnh đạo của 3 đảng chính trị đó đã bị bắt, những người phê phán chính phủ bị cầm tù hết. Điều đó chứng tỏ rằng Hà Nội có chủ trương rất rõ ràng là làm sao cho Tây phương thấy có một sự ‘cởi mở’, ‘cải cách’ trong nước, nhưng sự ‘cải cách’ đó chỉ nằm trong bàn tay của đảng cộng sản mà thôi. Trong một giai đoạn nào cần tuyên truyền chính sách ‘cởi mở’ của Hà Nội trên trường quốc tế thì người ta cho mở rộng một chút tiếng nói, một chút phê bình, nhưng sẽ dập tắt tức khắc. Trong năm nay, 51 nhà hoạt động tại Việt Nam đã bị bắt. Sắp tới đây, số này còn tăng cao hơn nữa.
VOA: Có ý kiến cho rằng Hà Nội đang vận động ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về nhiều mặt, mà lại tăng cường trấn áp, bắt bớ những tiếng nói bất đồng trong nước. Liệu chăng nó chỉ đem lại tác dụng ngược, càng dễ bị quốc tế chú ý hơn đến tình hình nhân quyền Việt Nam, càng bị tăng áp lực, đâu có lợi gì? Ý kiến ông ra sao?
Ông Võ Văn Ái: Hiển nhiện nó làm cho thế giới thấy rõ những vụ án vừa qua, nhưng chúng tôi rất buồn vì quốc tế chỉ nhắm tới trước nhất là các vấn đề buôn bán, kinh tế, kinh doanh, hay chiến lược của Á Châu. Người ta đã lơ là với sự khủng bố ở trong nước Việt Nam. Vì vậy, cần phải làm sao cho các cơ quan truyền thông nói lên rõ ràng, sâu xa hơn về sự đàn áp này. Nếu người Việt không nói lên, các cơ quan truyền thông quốc tế không giúp đỡ để nói lên những tiếng nói đó, thì chắc chắn các nước sẽ quên lơ việc đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam mà cứ tiếp tục làm ăn như lâu nay. Đây là điều chúng tôi rất quan tâm.
VOA: Như ông vừa nói, giữa các nhu cầu gia tăng không ngừng về hợp tác, đối tác quốc tế vì lợi ích chung, liệu các nhu cầu đó có thể lấn át các áp lực của quốc tế đối với nhân quyền Việt Nam về lâu về dài?
Ông Võ Văn Ái: Những áp lực quốc tế, đặc biệt thông tin và truyền thông, là rất quan trọng. Nó sẽ làm cho các nước quan tâm hơn, đặt nặng hơn vấn đề áp lực trong các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Hà Nội. Nếu không có đủ thông tin, các nước sẽ xem vấn đề nhân quyền là thứ yếu. Đã nhiều lần, mỗi khi có một áp lực quốc tế lớn, Hà Nội phải thay đổi. Nhưng áp lực đó chưa đủ để Hà Nội phải thay đổi như mong mỏi của người Việt và của thế giới. Cho nên, trong bài xã luận của mình, tôi có nói khi viện trợ cho Việt Nam, các nước hãy đặt điều kiện về cải cách thật sự, chứ không phải là một sự cải cách giả vờ.
VOA: Chính phủ Việt Nam cần thế giới hỗ trợ họ về kinh tế, chính trị giữa tình hình kinh tế hiện nay và giữa tình hình Biển Đông, còn người dân Việt cần qucố tế đặt điều kiện nhân quyền cho sự hỗ trợ đó, như ông nêu lên trong bài viết của mình. Đối với quốc tế, đáp ứng nhu cầu nào sẽ có lợi hơn cho họ?
Ông Võ Văn Ái: Nếu họ hỗ trợ cho người dân Việt nghĩa là đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Nếu Việt Nam có một chính phủ dân chủ thật sự, đa đảng-đa nguyên, thì việc làm ăn của quốc tế sẽ có lợi hơn rất nhiều lần hiện nay. Tất cả nhà đầu tư quốc tế đều thấy rõ Việt Nam hiện nay không có luật lệ, cho nên muốn phát triển làm ăn chỉ có thể bằng phương pháp hối lộ, đào sâu quốc nạn tham nhũng của Việt Nam. Nếu quốc tế ủng hộ cho người dân Việt để có một chính phủ dân chủ, đa nguyên, theo luật lệ, thì các nước sẽ có quyền lợi kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn là làm ăn với những người không biết luật lệ. Hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người chúng tôi hướng tới những nơi có đông đảo chính phủ trên thế giới như tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hay các cuộc điều trần ở Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Mỹ. Đầu năm tới, Việt Nam phải trình bày vấn đề thi hành Công ước Quốc tế về Dân quyền tại Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện ở Liên hiệp quốc 4 năm một lần. Chúng tôi cũng sẽ có mặt để trình bày. Nếu tất cả những người đấu tranh trong nước cùng với những người hoạt động ở nước ngoài kết hợp với nhau làm việc, hiệu quả sẽ tăng lên lớn hơn nhiều.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trà Mi-VOA
Trả thù tù chính trị?
Những tù nhân lương tâm tại Việt Nam do không chịu nhận tội từ phía nhà
nước qui kết tiếp tục chịu bao biện pháp hà khắc mà theo họ đó là sự trả
thù.
Chuyển trại
Thông tin về hai nữ tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung bị chuyển
trại từ K5 Xuân Lộc Đồng Nai ra đến tận trại Thanh Xuân ở Hà Nội được
gia đình ngỡ ngàng cho biết vì họ không hề được cơ quan chức năng thông
báo; chỉ đến khi đến trại năm nuôi theo định kỳ hằng tháng họ mới rõ.
Tình trạng này cũng tương tự đối với gia đình tù nhân nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vào dịp thăm nuôi hôm 12 tháng 10 tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An.
Bà Nguyễn thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết về điều đó:
Tôi rất buồn nói với họ rằng chồng tôi đang bệnh tật, trước đây nửa tháng chồng tôi có gọi điện về đang làm đơn xin trại đi mổ khối u tiền liệt tuyến. Tôi cũng đã làm đơn gửi cho trại nửa tháng nay cũng không thấy hồi âm. Tôi biết rằng chỉ việc chồng tôi đưa tin Điếu Cày tuyệt thực ra thôi mà các anh đẩy anh đi xa thật xa để đày ải thật khổ.
Tôi nói với họ như thế, thì họ nói thừa lệnh trên, làm theo lệnh trên.
Trong kỳ thăm nuôi tháng trước về bà Nguyễn Thị Nga từng thông báo cho biết một tù hình sự khác bị phạm tội làm gián điện cho Trung Quốc đã được phân vào ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và hành hung ông này cũng như đe dọa bằng lời không để ông Nghĩa toàn mạng trước khi mãn án.
Tôi với chị Nga, vợ anh Nghĩa ở Hải Phòng đi thăm, một cuộc hành trình rất vất vả: tôi phải thức từ 3 giờ sáng, đi xe máy ra Hà Nội, 7 giờ kém 15 lên xe, đến 3 giờ chiều đến trại. Tôi và chị Nga nội giấy chứng minh thư vào thăm gặp thì chị Nga được họ thông báo anh Nghĩa chuyển đi Quảng Nam- Đà Nẵng, còn tôi không được gặp anh Nhàn, chỉ được gửi quà thôi vì trong hồ sơ của anh Nhàn không có tên của tôi, họ không cho gặp.
Ở tất cả các trại tôi đều được gặp, thăm nuôi, đến trại này thì họ sinh sự ra như vậy. Tôi có trình bày thì người gác ở cổng nói chỉ tiếp cận, điền tên và các anh ở trong ra. Họ chỉ nói là thi hành công vụ.
Lý do theo tôi vì ở ngoài chúng tôi đấu tranh và ở trong đó các anh cũng đấu tranh cho quyền con người. Anh Nhàn họ còn lấy lý do trong thời gian bị kỷ luật nên họ lục hồ sơ ra và có quyết định như thế.
Bác Ty gặp Hạnh hơn một tiếng đồng hồ, sức khỏe của Hạnh tốt hơn. Sau khi gặp Hạnh, bác Ty nắm một số thông tin, nhưng có một thông tin rất quan trọng là trong quá trình chuyển tù họ còng tay, còng chân tù nhân trên xe. Đỗ thị Minh Hạnh không đi cùng chuyến xe với Mai thị Dung, có lúc Đỗ thị Minh Hạnh xỉu trên xe thùng.
Ý kiến
Ông Võ Văn Bửu cho biết tình trạng của vợ sau lần gặp 10 phút vào ngày 14 tháng 10 như sau:
Lúc đầu vào thì mấy viên công an trại giam ra nói theo luật đã thăm cách đây mấy bữa rồi, họ không cho thăm tiếp. Tôi có ý kiến rằng chắc người nhà tôi có vấn đề gì nên các ông không cho tôi gặp mặt. Cuối cùng họ chấp nhận nhưng chỉ giải quyết cho thăm 10 phút thôi. Tôi ngồi đợi 10 phút thì có một người ‘kè’ Dung ra. Sức khỏe Dung thì có tiến triển hơn so với ngày 10 khi tôi vào thăm. Lý do: sau khi được đưa đi khám bệnh về, hôm nay Dung bắt đầu húp nước cháo lại, bệnh xá của trại giam cũng truyền đạm, truyền nước biển cho Dung.
Theo lời Dung kể lại do thương lượng giữa ông Cường bên Tổng cục Bảo vệ Chính trị. Hôm ngày 10 tháng 10 khi tôi ra thăm nuôi cũng có viên an ninh này ở đó và cũng động viên tôi yêu cầu Dung ăn lại, ông nói muốn trị bệnh phải có sức khỏe mới trị được; họ vào thương lượng với Dung yêu cầu ăn lại rồi họ sẽ đưa đi khám bệnh, rồi điều trị bằng phác đồ của bệnh viện. Nếu sau này mà bệnh không có tiến triển thì sẽ tính những bước tiếp theo. Họ nói thế thôi, nhưng những bước tiếp theo họ có tính hay không thì mình chưa khẳng định được.
Blogger Người Buôn Gió ngay sau khi nghe tin một số tù nhân lương tâm bị chuyển trại tù người thì từ nam ra bắc, người thì từ bắc vào trung, đã có bài viết cho rằng hành vi chuyển trại như thế phải lên án.
Blogger này viết rằng ‘Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hình vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng.’
Những hành vi chuyển phạm nhân đến nơi chấp hành án phạt tù xa xôi như thế này không những cần phải lên án về mặt pháp lý theo Pháp luật thi hành án phạt tù mà ngay cả về mặt lương tâm cũng cần phải lên án.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-14
Chuyển trại
Thông tin về hai nữ tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung bị chuyển
trại từ K5 Xuân Lộc Đồng Nai ra đến tận trại Thanh Xuân ở Hà Nội được
gia đình ngỡ ngàng cho biết vì họ không hề được cơ quan chức năng thông
báo; chỉ đến khi đến trại năm nuôi theo định kỳ hằng tháng họ mới rõ.Tình trạng này cũng tương tự đối với gia đình tù nhân nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vào dịp thăm nuôi hôm 12 tháng 10 tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An.
Bà Nguyễn thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết về điều đó:
Tôi biết rằng chỉ việc chồng tôi đưa tin Điếu Cày tuyệt thực ra thôi mà các anh đẩy anh đi xa thật xa để đày ải thật khổ. Tôi nói với họ như thế, thì họ nói thừa lệnh trên, làm theo lệnh trên.Thường thì vào mồng 5 hoặc mồng 7, nhưng tháng này gia đình đi muộn hơn mấy ngày. Lặn lội đến nơi vào khoảng 4 giờ chiều làm thủ tục thăm gặp xong, một viên công an từ trong đó ra báo anh ấy đã chuyển trại đi ngày hôm trước. Tôi bức xúc nói rằng các anh thật tệ, các anh biết rằng từ Hải Phòng vào trong này 400-500 cây số, tôi còn hàng hóa mang vào cho chồng tôi mà các anh chuyển không có thông báo gì cho gia đình biết. Họ nói mới chuyển hôm qua, nhưng chắc họ nói dối thôi. Họ không có trách nhiệm. Họ đầy đọa vào trong ấy rồi mới báo cho biết chuyển vào trại An Điềm, Đà Nẵng. Họ nói có thông báo về cho gia đình nhưng chắc gia đình chưa nhận được.
- Bà Nguyễn thị Nga
Tôi rất buồn nói với họ rằng chồng tôi đang bệnh tật, trước đây nửa tháng chồng tôi có gọi điện về đang làm đơn xin trại đi mổ khối u tiền liệt tuyến. Tôi cũng đã làm đơn gửi cho trại nửa tháng nay cũng không thấy hồi âm. Tôi biết rằng chỉ việc chồng tôi đưa tin Điếu Cày tuyệt thực ra thôi mà các anh đẩy anh đi xa thật xa để đày ải thật khổ.
Tôi nói với họ như thế, thì họ nói thừa lệnh trên, làm theo lệnh trên.
Trong kỳ thăm nuôi tháng trước về bà Nguyễn Thị Nga từng thông báo cho biết một tù hình sự khác bị phạm tội làm gián điện cho Trung Quốc đã được phân vào ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và hành hung ông này cũng như đe dọa bằng lời không để ông Nghĩa toàn mạng trước khi mãn án.
Không cho thăm gặp
Một tù nhân khác cũng bị giam tại Trại Thanh Chương là ông Nguyễn Kim Nhàn, do cùng các tù nhân chính trị khác như ông Điếu Cày Nguyễn văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi khác của tù nhân trong nhà giam nay bị cắt thăm nuôi. Bà Ngô thị Lộc, vợ không hôn thú của ông này cho biết:Tôi với chị Nga, vợ anh Nghĩa ở Hải Phòng đi thăm, một cuộc hành trình rất vất vả: tôi phải thức từ 3 giờ sáng, đi xe máy ra Hà Nội, 7 giờ kém 15 lên xe, đến 3 giờ chiều đến trại. Tôi và chị Nga nội giấy chứng minh thư vào thăm gặp thì chị Nga được họ thông báo anh Nghĩa chuyển đi Quảng Nam- Đà Nẵng, còn tôi không được gặp anh Nhàn, chỉ được gửi quà thôi vì trong hồ sơ của anh Nhàn không có tên của tôi, họ không cho gặp.
Ở tất cả các trại tôi đều được gặp, thăm nuôi, đến trại này thì họ sinh sự ra như vậy. Tôi có trình bày thì người gác ở cổng nói chỉ tiếp cận, điền tên và các anh ở trong ra. Họ chỉ nói là thi hành công vụ.
Lý do theo tôi vì ở ngoài chúng tôi đấu tranh và ở trong đó các anh cũng đấu tranh cho quyền con người. Anh Nhàn họ còn lấy lý do trong thời gian bị kỷ luật nên họ lục hồ sơ ra và có quyết định như thế.
Ở tất cả các trại tôi đều được gặp, thăm nuôi, đến trại này thì họ sinh sự ra như vậy. Tôi có trình bày thì người gác ở cổng nói chỉ tiếp cận, điền tên và các anh ở trong ra. Họ chỉ nói là thi hành công vụ.Bà Bùi Thị Minh Hằng, người giúp đỡ cho hai ông Nguyễn Văn Bửu, chồng tù nhân Mai thị Dung và ông Đỗ Ty, cha cô Đỗ thị Minh Hạnh, đi thăm người thân tại trại mới Thanh Xuân chia xẻ lại thông tin mà gia đình được hai tù nhân này cho biết xảy ra khi chuyển trại:
- Bà Ngô thị Lộc
Bác Ty gặp Hạnh hơn một tiếng đồng hồ, sức khỏe của Hạnh tốt hơn. Sau khi gặp Hạnh, bác Ty nắm một số thông tin, nhưng có một thông tin rất quan trọng là trong quá trình chuyển tù họ còng tay, còng chân tù nhân trên xe. Đỗ thị Minh Hạnh không đi cùng chuyến xe với Mai thị Dung, có lúc Đỗ thị Minh Hạnh xỉu trên xe thùng.
Ý kiến
Ông Võ Văn Bửu cho biết tình trạng của vợ sau lần gặp 10 phút vào ngày 14 tháng 10 như sau:Lúc đầu vào thì mấy viên công an trại giam ra nói theo luật đã thăm cách đây mấy bữa rồi, họ không cho thăm tiếp. Tôi có ý kiến rằng chắc người nhà tôi có vấn đề gì nên các ông không cho tôi gặp mặt. Cuối cùng họ chấp nhận nhưng chỉ giải quyết cho thăm 10 phút thôi. Tôi ngồi đợi 10 phút thì có một người ‘kè’ Dung ra. Sức khỏe Dung thì có tiến triển hơn so với ngày 10 khi tôi vào thăm. Lý do: sau khi được đưa đi khám bệnh về, hôm nay Dung bắt đầu húp nước cháo lại, bệnh xá của trại giam cũng truyền đạm, truyền nước biển cho Dung.
Theo lời Dung kể lại do thương lượng giữa ông Cường bên Tổng cục Bảo vệ Chính trị. Hôm ngày 10 tháng 10 khi tôi ra thăm nuôi cũng có viên an ninh này ở đó và cũng động viên tôi yêu cầu Dung ăn lại, ông nói muốn trị bệnh phải có sức khỏe mới trị được; họ vào thương lượng với Dung yêu cầu ăn lại rồi họ sẽ đưa đi khám bệnh, rồi điều trị bằng phác đồ của bệnh viện. Nếu sau này mà bệnh không có tiến triển thì sẽ tính những bước tiếp theo. Họ nói thế thôi, nhưng những bước tiếp theo họ có tính hay không thì mình chưa khẳng định được.
Blogger Người Buôn Gió ngay sau khi nghe tin một số tù nhân lương tâm bị chuyển trại tù người thì từ nam ra bắc, người thì từ bắc vào trung, đã có bài viết cho rằng hành vi chuyển trại như thế phải lên án.
Blogger này viết rằng ‘Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hình vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng.’
Những hành vi chuyển phạm nhân đến nơi chấp hành án phạt tù xa xôi như thế này không những cần phải lên án về mặt pháp lý theo Pháp luật thi hành án phạt tù mà ngay cả về mặt lương tâm cũng cần phải lên án.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-14
Nhà văn Nguyễn Khải - Nói Dối Lì Lợm
(Rút từ hồi ký “Đi tìm cái tôi đã mất” của Nhà văn Nguyễn Khải. Đầu đề do nhà văn Nguyễn Quang Lập đặt.)
Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình,
vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt
đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ.
Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au
conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có
thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho
nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có,
khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực
trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống
và môi trường xã hội.
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc
thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước
ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp
bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo
vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói
của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.
Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức
nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô
cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả
buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào.
Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm,
báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ
rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao
nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được
đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết
rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng
vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập
trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm
quyền chỉ là nô bộc của nhân dân.
Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả
quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói
dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe
không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải
thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được
phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ
mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng
cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp
đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm
người lại không nói.
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân
dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm
quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối.
Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả
nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và
mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền
hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt
động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái
thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp
của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có
tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng
cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có
đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là
ai mà truy cứu.
Nhà văn Nguyễn Khải(Blog Góc nhìn Alan)
*DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét