VN: Hạ cờ rủ quốc tang để đổi lấy Đường sắt cao tốc
Về lý thì 12h00 ngày 13.10.2013 là đúng thời điểm kết thúc hai ngày quốc tang và sau 2 ngày treo cờ rủ thực hiện Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì việc hạ cờ rủ là theo đúng thông báo của chính quyền trước đó. Tuy nhiên về mặt tình thì vào thời điểm đó linh cữu của Đai tướng Võ Nguyên Giáp còn đang bay trên đường đến sân bay Đồng Hới, trước khi di chuyển về chôn cất tại an táng ở Vũng Chùa - đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch - Quảng bình. Và theo kế hoạch thì đúng 16 giờ cùng ngày, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu đến 17 giờ, thủ tục lấp mộ hoàn tất. Có nghĩa là việc hạ cờ đã hoàn tất khi lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa kết thúc, hay nói một cách khác là việc tổ chức quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa trọn vẹn theo tinh thần "Nghĩa tử là nghĩa tận".
Tuy nhiên cần phải hiểu việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10 là việc đã được hai nhà nước hoạch định từ lâu và là chuyến thăm cao cấp của lãnh đạo Trung quốc. Được biết chuyên cơ của Thủ tướng Trung quốc đến Nội bài lúc 12h50 sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Thái lan và chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lần này là khép lại vòng công du Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với các nước Asean. Do vậy phương án thay đổi là hoàn toàn bất khả thi, kể cả việc đón một nhân vật cao cấp trong hoàn cảnh treo cờ tang là điều không cho phép. Tuy nhiên trong công tác lễ tân của ngành Ngoại giao thì người ta còn có thể có những giải pháp chữa cháy hợp tình và đẹp lý cả hai bên là điều là hoàn toàn có thể.
Vậy tại sao phía nhà nước Việt nam không áp dụng các biện pháp này?
Theo đánh giá của các nhà ngoại giao phương tây và Trung quốc cho biết đến Việt Nam lần này, dù không nêu ra tuyên bố gì, ông Lý Khắc Cường sẽ tập trung vào nguyên tắc cùng khai thác Biển Đông với chính quyền nước chủ nhà Việt nam và để đổi lại chính quyền Trung quốc sẽ cho Việt nam các khoản vay nợ với số tiền nhiều tỷ đô la. Đặc biệt là trong đó có khoản vay để khỏi động lại Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, việc này phía Trung quốc đã đạt được thỏa thuận với Thái lan trong Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong gói 70 tỷ đô la. Ngoài ra 2 bên còn ký kết các văn bản hợp tác “Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại nước này tại nước kia”; “Bản ghi nhớ về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới”; “Hiệp định về việc xây dựng cầu đường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu” và Nghị định thư kèm theo; “Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ”; “Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang”; “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội”.v.v...
Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách, nền kinh tế lỗ lã thì đây là món quá mà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ban lãnh đạo đảng CSVN khó có thể từ chối được, không những thế họ sẽ cố gắng làm được bằng mọi giá. Qua đó phần nào thấy được lý do vì sao phải bất chấp chuyện tình trong việc hạ cờ rủ quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi ông Giáp được chôn cất xong. Đổi lại chúng ta sẽ sắp bắt đầu khỏi động lại Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam với sự tài trợ của Trung quốc.
Wathnachai Ploenchit - Chanel 7 TV
Quốc Cường TTHN dịch
Tột cùng hỗn láo với dân tộc Việt Nam và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Caunhattan
Ngay khi cả nước còn đang chìm trong tang thương của ngày Quốc tang thứ 2, ngay khi chiếc xe cuối cùng rước linh cữu Đại tướng vừa khuất bóng khỏi nội thành Thủ đô, loa phường tại nhiều địa bàn trọng điểm Hà Nội đã ra rả yêu cầu các hộ gia đình khẩn trương hạ cờ rủ. Các công sở nhanh chóng đồng loạt trút bỏ quốc kỳ băng đen khi linh cữu Đại tướng chưa ra khỏi địa bàn Thủ đô. Công an và cán bộ cơ sở đi từng nhà yêu cầu mọi người dân triệt để chấp hành lệnh của UBND Thành phố. Nhân dân vô cùng ngỡ ngàng tưởng đã có một cuộc lật đổ chính quyền vừa xảy ra tại Thủ đô. Nhiều cụ già, nhiều cựu chiến binh cự lại thì bị đe dọa cưỡng chế. “Chúng ta đang để tang cụ Đại tướng theo nghi thức Quốc tang cơ mà. Phải để chúng tôi khóc Đại tướng tới lúc an táng Người xong cho trọn đạo. Các anh còn có lương tâm con người hay không?”Cách đó hơn nửa giờ, ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy) còn rập đầu trước anh linh của Đại tướng thề bồi này kia. Ngay khi quan chức và Công an Hà Nội đang dọa cưỡng chế nhân dân bắt hạ cờ rủ không cho để tang Đại tướng tới lúc an táng xong cho Người thì ông quan đầu tỉnh Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vẫn đang vác bộ mặt vờ vĩnh, tháp tùng linh cữu Đại tướng ra sân bay và theo vào tận nơi an táng Đại tướng tại Quảng Bình.
Dưới đây là lý do để chính quyền Hà Nội cùng Bộ Ngoại giao bắt các cơ quan phải bỏ tang sớm đồng thời dọa cưỡng chế nhân dân không cho để tang Đại tướng tới lúc an táng xong cho Người. Việc bắt công sở và nhân dân hạ cờ rủ được thực hiện ráo riết ngay tại Thủ đô Hà Nội khi linh cữu Đại tướng chưa ra tới sân bay Nội Bài, VTV1 vẫn đang truyền hình trực tiếp lễ Quốc tang Người và hàng chục triệu nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài vẫn đang khóc Đại tướng.
.
.
Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, chưa có một Quốc tang nào bị “xén” kiểu như vậy. Hành động vô lương tâm này của Bộ Ngoại giao và Thành phố Hà Nội, sự đớn hèn của Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (chỉ biết cúi đầu vâng theo chỉ bảo của Bắc Kinh) không còn là sự hỗn láo đơn thuần, mà nguy hiểm hơn, là sự thách thức nghiêm trọng ý chí độc lập, lòng tự trọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam, thách thức chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam trong giờ phút đau thương, ngặt nghèo nhất.
Đạp xe 1.300 km dâng Đại tướng 10 gói đất nghĩa trang
Những thanh niên này đã vượt hàng ngàn cây số để mang 10 gói đất dâng Đại tướng
Quốc nghẹn ngào nói: Đất chúng em lấy ở một số nghĩa trang, trong đó có nghĩa trang Quảng Trị, Khánh Hòa, Quảng Bình… Đây là những nơi bị chiến tranh tàn phá ác liệt. Hàng vạn người đã ngã xuống, trong đó có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí của Đại tướng. Chúng em lấy một chút đất dâng lên Đại tướng để người được ấm lòng nơi đất mẹ.
"Chúng em lấy một chút đất dâng lên Đại tướng để người được ấm lòng nơi đất mẹ"
Để có thể gom được 10 gói đất thuộc 10 nghĩa trang, đoàn của Bùi Kim Quốc đã đi xe đạp, vượt quãng đường gần 1.300 km từ TP HCM ra Quảng Bình. Suốt chuyến đi, các bạn tự túc lo cho mình từ ăn uống cho đến ngủ nghỉ.
“Đoàn chúng em có người bị sốt, ốm nặng do thể lực yếu vì không tập luyện trước. Sau một ngày nghỉ lại ở Khánh Hòa, đoàn lại tiếp tục lên đường để cố gắng ra đúng ngày viếng Đại tướng” – Vương Văn Toản chia sẻ.
10 gói đất từ nghĩa trang các tỉnh bị chiến tranh tàn phá ác liệt
Cũng theo các thành viên trong đoàn, dù trên đường đi gặp rất nhiều sự cố xe hỏng, ốm… nhưng đoàn vẫn cố gắng hết mình vì ước nguyện được làm điều gì đó, dù là nhỏ nhất để kính dâng lên Đại tướng.
Sau khi dâng 10 gói đất cho lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đoàn của Bùi Kim Quốc lại đạp xe đạp vượt quãng đường hơn 60 km về Vũng Chùa – Đảo Yến để được nhìn linh cữu Đại tướng lần cuối.
Tin-ảnh: Tuấn Minh
(Người Lao động)
Trung – Việt ‘cùng khai thác biển’
Báo TQ nói hai bên sẽ cùng khai thác cửa Vịnh Bắc Bộ |
Trước khi sang Hà Nội vào đúng ngày chính quyền sớm chấm dứt lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lý đã thăm Thái Lan và Brunei.
Giúp gạo Thái Lan
Tại Thái Lan, phát biểu trước
nghị viện ở Bangkok, Lý Thủ tướng cam kết giúp chính quyền
của bà Yingluck Shinawatra giải quyết vấn nạn ế gạo.
Theo AP hôm 12/10 từ Bangkok, ông Lý Khắc Cường cam kết thúc đẩy giao thương hai bên lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Một trong các biện pháp đó là Trung Quốc sẽ mua 1 triệu tấn gạo từ Thái Lan và cũng sẽ nhập nhiều hơn cao su Thái.
Ế gạo là một vấn đề cho chính quyền Thái Lan vì một chính sách gây nhiều tranh cãi của bà Yingluck: thu mua gạo từ nông dân nhằm giành sự ủng hộ của cử tri nông thôn, tương tự như chính sách bán bảo hiểm cho nông dân của anh bà, ông Thaksin Shinawatra đã bị phế truất.
Nhưng hàng triệu tấn gạo nằm trong kho ở Thái Lan cũng gây gánh nặng cho ngân sách.
Chính quyền đã lỗ chừng 4,46 tỷ USD từ khi áp dụng chính sách này năm 2011, theo AP.
Với bên ngoài, thị trường gạo Thái bị đầy khiến các nước Ấn Độ và Việt Nam tăng giá trị gạo xuất khẩu của mình.
Hiện chưa rõ với sự giúp đỡ của Trung Quốc theo những gì Lý Thủ tướng tuyên bố, thị trường gạo Thái Lan sẽ chuyển động ra sao và điều này có tác động thế nào đến gạo Việt Nam.
Về phía mình, Trung Quốc cũng đang mời gọi Thái Lan mua công nghệ đường sắt cao tốc tuy chưa rõ hợp đồng đó là bao nhiêu.
Theo AP hôm 12/10 từ Bangkok, ông Lý Khắc Cường cam kết thúc đẩy giao thương hai bên lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Một trong các biện pháp đó là Trung Quốc sẽ mua 1 triệu tấn gạo từ Thái Lan và cũng sẽ nhập nhiều hơn cao su Thái.
Ế gạo là một vấn đề cho chính quyền Thái Lan vì một chính sách gây nhiều tranh cãi của bà Yingluck: thu mua gạo từ nông dân nhằm giành sự ủng hộ của cử tri nông thôn, tương tự như chính sách bán bảo hiểm cho nông dân của anh bà, ông Thaksin Shinawatra đã bị phế truất.
Nhưng hàng triệu tấn gạo nằm trong kho ở Thái Lan cũng gây gánh nặng cho ngân sách.
Chính quyền đã lỗ chừng 4,46 tỷ USD từ khi áp dụng chính sách này năm 2011, theo AP.
Với bên ngoài, thị trường gạo Thái bị đầy khiến các nước Ấn Độ và Việt Nam tăng giá trị gạo xuất khẩu của mình.
Hiện chưa rõ với sự giúp đỡ của Trung Quốc theo những gì Lý Thủ tướng tuyên bố, thị trường gạo Thái Lan sẽ chuyển động ra sao và điều này có tác động thế nào đến gạo Việt Nam.
Về phía mình, Trung Quốc cũng đang mời gọi Thái Lan mua công nghệ đường sắt cao tốc tuy chưa rõ hợp đồng đó là bao nhiêu.
Cùng khai thác
Trước khi sang Việt Nam, Thủ tướng Lý Khắc
Cường cũng đã thăm Brunei, nước hoàn tất một nhiệm kỳ chủ
tịch Asean.
Tại đây, ông nói Trung Quốc muốn chuyển từ “thập niên vàng” trong quan hệ với Asean lên thành “thập niên kim cương”.
Nhưng chuyến đi cũng không tránh khỏi vấn đề biển đảo.
Theo báo Singapore, tờ The Strait Times, thì các chuyến thăm nhộn nhịp của lãnh đạo Trung Quốc – Chủ tịch Tập Cận Bình vừa thăm Malaysia và Indonesia – có mục tiêu “trấn an nỗi lo sợ về sức mạnh quân sự ngày một tăng và thái độ mạnh mẽ của Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Nam Trung Hoa”.
Đến Việt Nam, dù không nêu ra tuyên bố gì, ông Lý Khắc Cường sẽ tập trung vào nguyên tắc cùng khai thác Biển Đông với chính quyền nước chủ nhà.
Theo tờ China Daily hôm 13/10/2013 trong bài về chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Trung Quốc thì hai bên sẽ bàn về “bước sơ khởi của các chương trình hiện đã tiến hành tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”.
Bài báo của phía Trung Quốc nói rõ đây là “dấu hiệu tích cực” và cũng cho hay đây chính là khu vực “đường phân định ranh giới còn đang tiếp tục trong quá trình đàm phán”.
China Daily cũng nói ngoài việc thúc đẩy thương mại hai bên lên 60 tỷ USD vào năm 2015, từ 50 tỷ năm 2012, hai bên sẽ “bàn việc thúc đẩy an ninh hàng hải”.
Trang web này cũng nhắc lại rằng tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hồi tháng 6 sang thăm Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường đã nói lãnh đạo hai bên cần chọn cách giải quyết chuẩn xác, để “ngăn [vấn đề biển đảo] biến thành điều đẩy quan hệ Việt – Trung khỏi lộ trình đúng đắn”.
Về thương mại, báo Trung Quốc không nói hiện Việt Nam bị thâm hụt trong cán cân thương mại với Trung Quốc bao nhiêu và các biện pháp giải quyết vấn đề này là gì.
Việt Nam hạ cờ rủ và làm lễ để đón LýThủ tướng của Trung Quốc |
Nhưng chuyến đi cũng không tránh khỏi vấn đề biển đảo.
Theo báo Singapore, tờ The Strait Times, thì các chuyến thăm nhộn nhịp của lãnh đạo Trung Quốc – Chủ tịch Tập Cận Bình vừa thăm Malaysia và Indonesia – có mục tiêu “trấn an nỗi lo sợ về sức mạnh quân sự ngày một tăng và thái độ mạnh mẽ của Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Nam Trung Hoa”.
Đến Việt Nam, dù không nêu ra tuyên bố gì, ông Lý Khắc Cường sẽ tập trung vào nguyên tắc cùng khai thác Biển Đông với chính quyền nước chủ nhà.
Theo tờ China Daily hôm 13/10/2013 trong bài về chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Trung Quốc thì hai bên sẽ bàn về “bước sơ khởi của các chương trình hiện đã tiến hành tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”.
Bài báo của phía Trung Quốc nói rõ đây là “dấu hiệu tích cực” và cũng cho hay đây chính là khu vực “đường phân định ranh giới còn đang tiếp tục trong quá trình đàm phán”.
China Daily cũng nói ngoài việc thúc đẩy thương mại hai bên lên 60 tỷ USD vào năm 2015, từ 50 tỷ năm 2012, hai bên sẽ “bàn việc thúc đẩy an ninh hàng hải”.
Trang web này cũng nhắc lại rằng tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hồi tháng 6 sang thăm Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường đã nói lãnh đạo hai bên cần chọn cách giải quyết chuẩn xác, để “ngăn [vấn đề biển đảo] biến thành điều đẩy quan hệ Việt – Trung khỏi lộ trình đúng đắn”.
Về thương mại, báo Trung Quốc không nói hiện Việt Nam bị thâm hụt trong cán cân thương mại với Trung Quốc bao nhiêu và các biện pháp giải quyết vấn đề này là gì.
(BBC)
Mùa Nobel và tiếng thở dài của con ốc
....cc : Mấy cái No -ben hay Yét-ben có gì đâu so với khoa học kỷ thuật của ta , tại Thế giới họ “choáng” nên không thấy đấy – Đến nỗi “phát minh” ra “máy bay không người lái” mà Truyền thông thế giới còn nể mà. – Sao lại nên kinh tế chưa định hướng? đã có “nền kinh tế thì trường định hướng XHCN” rồi mà , đấy, như cái này tại sao No-ben không thấy phát minh “thực tế” vĩ đại về kinh tế mà trao cho ta-
Nói túm lại , là ta làm những chuyện vĩ đại lý tưởng to tát, còn người khác làm chuyện “trần gian” cho nên không bằng ta đâu- Sắp lên thiên đường rồi thì còn đòi gì nữa , CHXHCN VN ta là nhất , tất cả những cái nhất. Cho nên Nhất Định tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên tới nơi rồi. Ba con Ốc , cái Ron cao su …là nhỏ mọn ta biết từ đời tám hoánh, không thèm làm.
Đào Tuấn
Nobel y học năm nay đã được trao cho 3 nhà khoa học với công trình giải mã những bí ẩn về cách thức các tế bào tổ chức hệ thống vận chuyển. Trong khi đó, giải Nobel Vật lý được trao cho công trình nghiên cứu “hạt của Chúa” của hai nhà khoa học đã ngoại 80. Suốt từ năm 1964, họ đã đeo đuổi nghiên cứu hạt Higgs bonson và sau gần 50 năm, tới tháng 7.2012 nghiên cứu mới được xác nhận bởi một máy gia tốc hiện đại.
Nói chuyện Nobel ở Việt Nam, có cảm giác y như kể chuyện hài. Bởi trong khi Nobel y học nhìn vào thẳm sâu những bí ẩn trong cơ thể con người, trong khi Nobel vật lý dõi mắt vào sự bao la của vũ trụ thì ở ta, cái gọi là “nghiên cứu”, hay “khoa học”, “công nghệ” dường như vẫn là một điều gì đó đang ở đâu đó trong rào lũy các thư viện. Trong khi hiệu quả thực tế tròn trĩnh dưới hình thù của một con số 0, chẳng hạn như chuyện thời sự liên quan đến những con ốc.
Trên VietNamNet, chuyện những con ốc, cái vít được nhắc tới qua lời than vãn của đại diện Toyota sau bao lần đỏ mắt tìm kiếm một doanh nghiệp Việt dù chỉ để “chế tạo” một con ốc, hay “sản xuất” một cái gioăng cao su. Còn Canon Việt Nam, không biết đây đã là lần thứ bao nhiêu họ trải thảm đỏ tìm kiếm các DN Việt có thể cung cấp được linh kiện điện tử mà vẫn bóng chim tăm cá, cho dù điện tử là lĩnh vực có tên trong hầu hết các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nhiều năm qua.
Không lẽ cách thức chế tạo một cái gioăng cao su lại còn bí ẩn hơn cách thức tổ chức vận chuyển của tế bào! Không lẽ một con vít thép trừu tượng khó kiếm như “hạt của Chúa”!
Cũng là một “con ốc”, nhưng là loại nhuyễn thể mang tên ốc bươu vàng. đang gây ra chiến tranh ngầm ở ngay chính Thủ đô khi xã hội đen xuất hiện trong các cuộc giành giật thu mua loài sinh vật từng khiến cả nước khốn đốn. Chuyện áo cơm đã khiến người ta quên khuấy sự thật, rằng kể từ khi con ốc đầu tiên được mang về năm 1985, đến giờ, ốc bươu vàng vẫn là loài sinh vật gây hại nhất cho nền nông nghiệp. Đã quên rồi, ốc bươu vàng là loài có “chu kỳ phát dục” chỉ 3 ngày, tốc độ nhanh đến mức một con ốc con vừa sinh ra ngay lập tức đã thành một con ốc mẹ.
20 năm sau khi ngành công nghiệp ô tô chào đời, một con ốc còn chưa làm nổi.
Hơn 3 thập niên sau khi anh Phạm Tuân mang bèo dâu vào vũ trụ, ngay cả một giống lúa ra hồn lúa vẫn chưa có, nói gì đến việc hiện đại hóa nông nghiệp hay tranh luận chuyển đổi nền kinh tế theo hướng iPhone hay Ai lúa.
Hôm qua, trong thông cáo Hội nghị TƯ 8, đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế được nhìn nhận là “chưa thực sự định hướng được cho việc tái cấu trúc các ngành, các vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ”.
Chưa thực sự định hướng thì làm sao có thể tái cấu trúc?
Một cách lạc quan, có thể cái nhìn thẳng thắn vào thực tế, một lần nữa thành một cái cớ để kỳ vọng đến một lúc nào đó Toyota hết kêu chuyện con ốc. Còn nông dân, sẽ có một chỉ hướng là nuôi con gì, thay cho ốc bươu vàng, để đỡ khổ mỗi khi…được mùa lúa. Chỉ là đừng sau 2-3 thập kỷ nữa vẫn sẽ lại phải nói chuyện những con ốc.
Dân cạn sức mua, doanh nghiệp kiệt nguồn sống
Theo Bộ Công thương, tính đến ngày 1/9/2013, chỉ số tồn kho
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số tồn kho giảm liên tục trong 7 tháng đầu năm đang nhích dần lên
trong tháng 8 và 9, nhiều ngành sản xuất vẫn có chỉ số tồn kho tăng cao.
Tiêu thụ chậm, tồn kho tăng… cho thấy nhiều DN vẫn đang trong vòng bế
tắc và suy kiệt.
Tắc đầu ra lấy đâu hồi phục?
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ xã hội 9 tháng đầu năm 2013 đạt 1.932.012 tỷ đồng, tăng 12,5% so với
cùng kỳ năm 2012, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, chỉ tăng 5,3%. Mức này
tuy có cao hơn so với tháng 7 về trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với
mọi năm.
Các năm trước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ so với
cùng kỳ thường tăng từ 20-24%, đến năm 2012 tăng 18% và 9 tháng đầu năm
2013 chỉ còn tăng 12,5%.
Chỉ số CPI tháng 8 và 9 tăng cao, nhưng
tăng mạnh ở nhóm dịch vụ ytế và giáo dục, cộng với tăng giá xăng dầu,
điện thời gian trước, trong khi thu nhập không tăng, lại càng làm cho
người tiêu dùng phải tiết kiệm chi tiêu, khiến cho nhiều mặt hàng không
thiết yếu ngày càng khó tiêu thụ.
Ông
Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Công ty bánh kẹo Bibica cho biết từ
đầu năm đến nay song song với việc giữ mức giá ổn định công ty còn liên
tục tung ra nhiều chương trình khuyến mại để có thể kích thích sức mua
của người tiêu dùng. Tuy nhiên sức mua vẫn còn khá yếu.
Bà Thu
Trang, Phó Giám đốc siêu thị Maximart (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, thời
gian qua sức mua giảm khá nhiều và tình hình rất khó khăn. Mặc dù tháng
nào siêu thị cũng kết hợp với các nhà phân phối đưa ra những chương
trình khuyến mại nhằm tăng lực cầu, nhưng xem ra mọi thứ vẫn như đang
mắc kẹt.
Điển hình nhất có lẽ là các siêu thị, trung tâm điện
máy, trong thời gian qua liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại,
giảm giá nhằm thu hút sự quan tâm, mua sắm của người tiêu dùng, vậy
nhưng sức tiêu thụ quá yếu, khiến nhiều siêu thị lao đao, thua lỗ phải
cửa, phá sản.
Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ là mục tiêu của
đầu tư, sản xuất, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tiêu thụ giảm
mạnh sẽ tác động tiêu cực, khiến cho đầu ra của các DN gặp khó khăn, tồn
kho tăng cao, phải giảm hoặc ngừng sản xuất. Trong khi đó kinh tế phát
triển được lại dựa chủ yếu vào các DN. DN bị co hẹp sản xuất, chắc chắn
sẽ tác động không tốt tới tăng trưởng kinh tế.
Theo các chuyên
gia, hiện các DN của Việt Nam và những người làm công ăn lương đang bước
vào một thời kỳ khá khó khăn bởi các điều kiện chủ quan và khách quan
đều trở nên căng thẳng hơn. Công ăn việc làm giảm, sức mua yếu hơn, nhu
cầu đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng sản xuất giảm sút mạnh.
Giờ thì các DN đã kiệt sức rồi, nền kinh tế đang tụt dần và khoảng cách so với các nước trong khu vực đang doãng ra bất lợi, ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiêp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam đã thốt lên như vậy, khi bàn về sức khỏe nền kinh tế sau nửa chặng đường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015.
Trong cộng đồng DN Việt Nam, DNNVV là loại hình chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, đóng vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Ngoài ra, DNNVV đã tạo ra 40% cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư tham gia đầu tư, huy động các khoản tiền đang phân tán, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Nhưng
thực tế, khối DN này đang đang đối mặt với hàng loạt khó khăn thách
thức. Từ 2010 đến nay có khoảng 250.000 DN giải thể, ngừng hoạt động, số
còn lại có đến 69% báo cáo thua lỗ, số thuế DN nợ Nhà nước tăng cao,
phải giảm mạnh công suất từ 30%-50%. Điều này làm hàng triệu người mất
việc làm.
Theo tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với 250.000 DN đóng cửa và cắt giảm công suất, mỗi DN trung bình 20 lao động, kéo theo ít nhất 5 triệu người mất việc, cộng với mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mới tham gia thị trường lao động khiến cho việc làm đang gặp khó khăn và thu nhập giảm hoặc không có.
Đối với nhóm hàng nông sản, do giá các mặt hàng thực phẩm liên tục giảm sâu trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6, giá lương thực cũng giảm sâu từ tháng 4 đến tháng 7 đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của đại bộ phận người nông dân.
Thu nhập giảm hoặc không có đã khiến cho chi tiêu bị thắt chặt, làm cho cầu yếu, gây ra khó khăn cho các DN, phải ngừng sản xuất, phá sản, dẫn đến nhiều lao động mất việc làm và thu nhập giảm. Thu nhập giảm lại tác động làm cho tổng cầu suy giảm, cứ diễn ra liên tiếp chưa thoát ra được. Các dự báo cho biết, cuối năm nhu cầu tiêu dùng có tăng, nhưng không nhiều, dự kiến tổng mức bán lẻ năm 2013 tăng khoảng 13-14% so với năm 2012, tức là vẫn rất thấp.
Trần Thủy
(VNN)
QH sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP của ông Vũ Đức Đam
Tại kỳ họp tới đây, QH sẽ miễn nhiệm chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ đối với ông Vũ Đức Đam và chức vụ Phó thủ tướng với ông Nguyễn
Thiện Nhân.
Đó là kế hoạch chương trình do Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc trình bày với TVQH sáng 14/10 về kế hoạch làm việc của kỳ họp thứ 6, QH khóa 13.
Đó là kế hoạch chương trình do Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc trình bày với TVQH sáng 14/10 về kế hoạch làm việc của kỳ họp thứ 6, QH khóa 13.
QH sẽ miễn nhiệm chức Chủ nhiệm VPCP với ông Vũ Đức Đam |
Theo Theo kế hoạch, ngày 12/11 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Dự kiến hai ông sẽ phát biểu ý kiến.
Sau đó Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Cuối giờ chiều cùng ngày, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Sáng ngày 13/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Quốc hội bầu Ban kiểm phiếu, Trưởng Ban kiểm phiếu phổ biến quy định về bỏ phiếu, và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Ngay sau đó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Chiều cùng ngày Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 14/11 QH sẽ bỏ phiếu, phê chuẩn các chức vụ Phó Thủ tướng và Chủ nhiệm VPCP.
(Infonet)
Vụ án Vinalines: Dương Chí Dũng tham ô 1,6 triệu USD để mua nhà cho "bồ nhí"
Sáng 14.10, nguồn tin riêng của Lao Động xác nhận với PV Báo Lao Động về
việc cơ quan này đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) truy tố các bị can trong vụ án tham nhũng
trong việc mua ụ nổi 83M tại Vinalines.
Theo đó, Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã câu
kết cùng với Mai Văn Phúc, TGĐ và các cá nhân khác làm cố ý làm trái
trong việc đầu tư, tổ chức đấu thầu, thanh toán trong việc mua ụ nổi
83M, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 400 tỉ đồng. Trong vụ án này, Dương
Chí Dũng đã chỉ đạo các đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô
1,6 triệu USD.
Lần theo số tiền này, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã sử
dụng số tiền tham ô để mua cho “bồ nhí” - người đã có con riêng với
Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa
nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường
Kiệt, Hà Nội.
Thông tin chi tiết về vụ án mời bạn đọc báo Lao Động số ra ngày 15.10.
(Lao Động)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng
tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét