Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Ngày 15/10/2013 - Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  • Giải Nobel kinh tế 2013 được trao cho ba giáo sư Mỹ (RFI) - Vào trưa ngày 14/10/2013 Giải thưởng Nobel kinh tế vừa được trao tặng cho ba nhà nghiên cứu người Mỹ. Hai chuyên gia Eugene Fama và Lars Peter Hansen thuộc đại học Chicago. Người thứ ba là giáo sư Robert Shiller, giảng dậy tại đại học Yale.
  • Châu Âu bất lực trước thảm kịch Lampedusa (RFI) - Hơn 300 thi thể của vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampédusa của Ý, xảy ra hôm thứ Năm 03/10 vừa qua chưa kịp ấm mồ ấm mả, thì một thảm kịch đắm tàu khác lại tiếp nối ngoài khơi đảo Malte, cướp đi sự sống của ít nhất 33 nhân mạng.
  • « A lô, Giáo hoàng Phanxicô ở đầu dây… » (RFI) - << Tôi là Giáo hoàng Phanxicô đây, chúng ta có thể xưng hô thân mật >>. Thêm một lần nữa, vị Giáo hoàng người Achentina nhấc máy điện thoại để gọi cho một tín đồ đã viết thư cho ngài.
  • Đảng cực hữu giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử địa phương (RFI) - Ứng cử viên Mặt trận Quốc gia, đảng cực hữu tại Pháp, hôm qua, 13/10/2013, đã giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử bổ sung hội đồng tổng ở Brignoles, thuộc tỉnh Var, miền Nam nước Pháp, một cuộc bầu cử mang tính chất trắc nghiệm trong khi chỉ còn năm tháng nữa là đến kỳ bầu cử hội đồng thành phố tháng 03/2014.
  • OPCW kêu gọi ngừng bắn ở Syria (BBC) - Tổ chức có nhiệm vụ tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria nói giao tranh đang cản trở việc tiếp cận một số địa điểm của phe nổi dậy.
  • Trung – Việt ‘cùng khai thác biển’ (BBC) - Thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Khắc Cường muốn thúc đẩy quan hệ của TQ với Asean và nói Việt Nam 'không quốc tế hóa' vấn đề biển đảo.
  • Hợp tác trên biển Việt – Trung đạt đột phá (BaoMoi) - (Petrotimes) – Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được “một bước đột phá” trong việc tăng cường “quan hệ đối tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau” bằng cách thiết lập ba Nhóm công tác liên hợp trên biển, trên bộ và tài chính.
  • Kéo dài Chiến dịch "Kết nối Biển Đông" thêm 1 tháng (BaoMoi) - ICTnews - Sau 1 tháng triển khai, Chiến dịch "Kết nối Biển Đông" đã vận động cộng đồng ủng hộ 10 tỷ đồng để mua thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ ngư dân. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chỉ đạo kéo dài thời gian triển khai Chiến dịch này thêm 1 tháng nữa.
  • Nỗi oan của gái đẹp (BaoMoi) - Người ta cứ nghĩ oan cho gái xinh, gái đẹp đấy! Yêu em không tốn kém đâu!
  • Trung Quốc dồn dập tăng sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải (BaoMoi) - Song song với chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Đông Nam Á, Trung Quốc đã liên tiếp bổ sung các loại tàu hộ vệ cho Hạm đội Nam Hải – đơn vị thường xuyên tập trận uy hiếp và có các động thái khó lường trên Biển Đông.
  • Nhật Bản cử tàu tuần tra khủng 3.100 tấn ra Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã đưa tàu Okinawa nặng 3.100 tấn nhằm tăng cường năng lực của hạm đội tàu tuần tra gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bùng nổ một cuộc chiến quân sự với Trung Quốc.
  • Hoạt động nổi bật của lãnh đạo Chính phủ trong tuần (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Trang trọng tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những phát biểu quan trọng tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế, chỉ đạo các phương án ứng phó, cứu hộ khẩn cấp một số sự cố, thiên tai… là những hoạt động nổi bật của lãnh đạo Chính phủ trong tuần qua (7-13/10).

Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


(Trang boxit có bỏ một đọan của bài viết. Sau đây là bản đầy đủ:) 

Trong những xúc động, xôn xao, lễ lạc, chương trình, bàn cãi,..... điểm chính của sự việc vẫn là sự ra đi của một con người. Một người chồng, người cha , người ông, người cụ....
Và dù trong những năm tháng dài sức khỏe xuống dần, dù biết lần ra đi cuối cùng không thể tránh, chắc chắn gia đình cụ đang bồi hồi ,thương tiếc. Mong rằng nếu cụ đã tập thiền đều đặn thì không chỉ vì lý do sức khỏe mà như vài bài báo kể lại cụ có nghiên cứu kinh sách đạo Phật , và như vậy có lẽ cụ đã có dịp để qúan và dạy cho gia đình về vô thường, một trong ba dấu ấn của Phật giáo.
Trong số vài trăm bài viết tràn ngập các tờ báo giấy cũng như báo mạng kể từ ngày cụ Giáp từ trần,khía cạnh tâm linh của cụ không được nhắc tới nhiều. Phải nói là qúa hiếm hoi. Có lẽ vì không phải là khía cạnh nổi của cụ, nhưng có lẽ đồng thời cũng vì không hợp với thị hiếu của đám đông.
"Đại Tướng Huyền Thọai ". Đó mới là khía cạnh mọi người muốn nhắc tới.
Tại sao "Huyền thoại "? Tại sao một người từ lúc sống đã là một huyền thọai?
Thật ra con người Võ Nguyên Giáp không là một huyền thọai. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới là một huyền thọai. Vị Đại tướng mang hào quang đã chiến thắng hai cường quốc Tây phương với tên tuổi gắn liền vào một sự kiện lịch sử,chiến thắng quân sự Điện Biên Phủ.
Mà Huyền thọai phải chăng chỉ là một trong những phiên bản của một sự kiện lịch sử? Vì đặc điểm của Huyền thọai là dựa trên những lời kể không cần minh chứng.
Theo từ điển văn học (Nhà xuất bản Thế giới, 2004)do 4 giáo sư chủ biên Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Đỗ Đức Hiếu, Mục Huyền thoại (trang 668):........... Nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật huyền thoại: truyện pha trộn cái thực với cái hoang đường, cái hư ảo, cái kỳ diệu, thường bằng phương pháp phóng đại các kích cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật hay sự kiện lịch sử, có khi thần bí hóa nó, nhằm mục đích giải thích một nhân vật kỳ vĩ hoặc tuyên truyền trong đại chúng một tư tưởng nào đó.
Theo Sigmund Freud huyền thọai là một giấc mơ của tập thể, hay của một cá nhân, nổi lên từ vô thức. (Sometimes myths are public dreams which, like private dreams, emerge from the unconscious mind)
Và Jung đã nhấn mạnh "Thật vậy, huyền thọai thường bộc lộ các nguyên mẫu của tập thể vô thức.(Indeed, myths often reveal the archetypes of the collective unconscious. )
Cụ Võ Nguyên Giáp vừa trút hơi thở cuối cùng sau 1559 ngày nằm viện. Suốt trong 1559 ngày không thấy có ai nhắc tới cụ, chỉ có lần Đại Tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện trên báo chí trong quân phục đại lễ gắn đầy huy chương, dù thân thể đã qúa suy yếu chỉ còn như một bộ xương đang nằm trên giường bệnh. Nhìn từ một khía cạnh, thì sự ra đi của cụ Giáp chính là sự thăng hoa của vị Đại tướng Huyền thoại. Từ những từ ngữ đẹp như thiên tài quân sự, đại trí, đại nhân, đại dũng từ từ lên tới Hậu duệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thánh tướng..... và chưa biết còn gì gì nữa. Mà đã là huyền thọai thì chẳng cần phải tranh cãi và đòi hỏi chứng minh.
Nhưng một khía cạnh khác quan trọng hơn nhiều và đáng lưu tâm là "giấc mơ của tập thể“ như Freud đã nhắc tới.
Nhìn vào hiện tượng Đại tướng Huyền thọai những ngày qua và trong những ngày tới để mà nhìn thấy những thèm khát của người dân Việt. Ý thức được sự tụt hậu cả thế kỷ của đất nước đối với thế giới, người dân Việt mơ ước một thiên tài cứu nguy, và cũng chính sự tụt hậu này cũng mới đẩy người Việt tiếp tục bấu víu vào một thiên tài quân sự, không hiểu rằng giải pháp quân sự sẽ không thể đưa Việt Nam thoát cảnh khốn cùng trong thế kỷ thứ 21 này.
Nhưng còn nữa. Vị Đại tướng Huyền thọai được khóac áo Đại trí, Đại nhân, Đại dũng vì trong vũng lầy hiện tại chỉ có toàn tiểu nhân , sâu bọ , tham nhũng, trộm cắp. Dân chúng cần một điểm tựa, một hy vọng, cần một vị thánh không tỳ vết với quyền uy siêu phàm để cứu họ, như chiếc phao cuối cùng, như đốm lửa trong đêm tối.
Những dòng nước mắt đang thành suối khóc một vị Đại tướng Huyền thoại cũng là để khóc cho huyền thọai Tự do 
No ấm mà sau Điện Biên Phủ và gần 60 năm xương máu chất chồng vẫn còn là huyền thọai.
Trong Phật giáo có chữ cộng nghiệp. Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh ,chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người. Nghiệp có thể tốt hay xấu. Nhìn trong lăng kính của Phật giáo, Điện Biên Phủ hay cuộc Thống nhất đẫm máu tháng 4 năm 1975 là do cộng nghiệp của dân tộc Việt. Cộng nghiệp này đã không nảy sanh được một Gandhi, một Mandela, hay cũng có thể hồn thiêng sông núi đã tụ được những vị Đại nhân nhưng vì cộng nghiệp dân Việt đã không nhận diện được họ?
Nhìn như vậy, nhìn như một hiện tượng tôn giáo, xã hội, thì không có gì phải tranh cãi về vị Đại tướng Huyền thọai.
Nhưng những cố gắng biện luận "Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuy là một thiên tài quân sự kiệt xuất thắng hai cường quốc Tây phương, một đại trí, đại dũng , nhưng vì cô thế nên phải nhẫn nhục trước những tệ đoan, bất công xã hội" là lập luận khập khễnh, không đứng vững được với thời gian, khi thế hệ trẻ Việt Nam qua những phương tiện truyền thông có cơ hội so sánh tin tức đa chiều, gạt bỏ thói sùng bái tín điều của những thế kỷ trước.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh tiếng lẫy lừng năm châu bốn bể đúng theo câu "Thời thế tạo anh hùng", vì rõ ràng ông đã chỉ được phong đại tướng theo sự nhận xét và theo cảm tính của một người duy nhất, vì ông đã 8 năm làm đảng viên cộng sản, và cũng chỉ trong điều kiện đặc biệt lúc đó của lịch sử. Được làm vua thua làm giặc, mọi hiển hách, hào quang sau trận Điện Biên Phủ nghiễm nhiên vào tay vị đại tướng . Có những cố gắng của vài cá nhân lý luận đó không phải là công của một đại tướng mà là của nhiều tướng khác và nhất là của toàn dân quyết tâm dành độc lập, trong đó có cả những người yêu nước bị đảng cộng sản thủ tiêu. Nhưng đây cũng là lý luận chật hẹp. Nếu lý luận như vậy thì chẳng có Napoleon, không có Hitler. Nhưng cũng như Napoleon hay Hitler ,lên voi hay xuống chó là hai mặt của một chiếc mề đai. Không thể chọn mặt này và bỏ mặt kia.
Nhất là Đại tướng Giáp không chỉ là người của quân đội. Ông có mặt trong những chính phủ dân sự ở những chức vị quan trọng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (cho đến khi về hưu). Nghĩa là ông tham dự hoàn tòan trong vị thế cầm quyền vào những dối trá chính trị đưa đến những thanh tóan đẫm máu tại miền Bắc sau Điện Biên Phủ và miền Nam sau Tháng 4/1975, cả trong những khoảng thời gian không chiến tranh.Không thể không nhận phần trách nhiệm của mình trong cả qúa trình đưa dân tộc vào tình trạng suy sụp ngày hôm nay. Kẻ sĩ không tìm cách nhận công mà chối tội.
Có lẽ một mai, lịch sử sẽ phán xét Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách còn nghiêm khắc hơn bình thường. Vì Đại tướng luôn cố gắng và thành công trong việc chứng minh mình không chỉ là một kẻ võ biền mà là một người trí thức. Đại tướng hoàn toàn ý thức cần tuyên bố những câu gì để được sự kính trọng của thế giới. Trong cuộc đối thoại năm 1995 với nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc Namara, chính Đại tướng đã thừa bén nhậy để hiểu khía cạnh tiêu cực của biệt danh "Đại tướng huyền thọai" để phủ nhận nó :
..vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ. Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng như người lính là bình đẳng, cho nên tôi rất tôn trọng người lính...
Đại tướng Giáp thừa ngọai ngữ và phương tiện để theo dõi tình hình quốc tế. Ông thừa biết thời nay chẳng có bạn hay thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh cửu. Ông thừa thông minh để biết mất quyền tự quyết cho ngọai bang là cái chết của dân tộc, chẳng có khác biệt giữa mất cho Pháp, cho Mỹ hay cho Trung Cộng. Nhưng dù có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế, ông chỉ luôn hân hoan nhắc tới chiến lược, tới đại thắng, tới giải phóng mà không chút ngập ngừng.
Thiết nghĩ không ai được quyền lên án cá nhân con người Võ Nguyên Giáp hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hèn nhát khi ông không dấn thân dùng tiếng tăm của mình để nói lớn chí nguyện của dân tộc, dù chỉ một lần:
Không có một chiến thắng nào cả!
Không bảo vệ được đất đai tổ tiên để lại, không xây dựng được một quốc gia tự chủ đúng nghĩa, cho dân và vì dân, thì mọi xương máu hy sinh là uổng phí!
Như tất cả mọi người, cá nhân cụ Giáp có quyền mong được sống yên lành, con cháu không bị khủng bố, cướp đất sống ngay trên quê hương mình.
Đại tướng Giáp cũng đã trung thành với chính mình. Mặc dù Đại tướng đã có ra mệnh lệnh
" Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa....."
nhưng Đại tướng cũng có nói
" Kẻ địch mạnh thì ta tránh chúng. Kẻ địch yếu thì ta đánh chúng....."
Âu cũng là cách hành xử bình thường, hợp lý,với đôi chút khôn ngoan.
Phải là một bậc Đại nhân, Đại trí, Đại dũng mới có thể hành xử khác mọi người.
Năm 2007 khi Thiền Sư Nhất Hạnh về nước và đi suốt Nam Trung Bắc để làm điều mà trong khả năng một ông thầy tu có thể làm được, điều mà Đức Đa Lai La Ma suốt cuộc đời mong muốn làm được tại Trung quốc, là cầu nguyện và cử hành những cuộc "Chẩn tế bình đẳng", thầy thân chinh đến thăm Đại tướng để trao tặng ông bức thư pháp chính tay thầy viết:
"Bản Môn Xuân Ấy Còn Nguyên Vẹn"
Không thấy nhắc bức thư pháp này có được được nằm cạnh chữ "Nhẫn" được kể là treo rất trang trọng trên tường tư gia của Đại tướng hay không. Và cũng không biết khi còn sinh tiền Đại tướng hiểu chữ "Nhẫn" ra sao và có bao giờ nhìn sâu để tìm lại cái "Tâm ban đầu" của mình cũng như của biết bao triệu người trẻ đã hy sinh tính mạng để tranh đấu cho sự tự do ,no ấm,thịnh vượng của dân tộc?
Huy chương ,bảng vàng, bia đá rồi cũng tan đi.
Tiếc thay cho Đại tướng đã bỏ lỡ trận đánh tối thượng của đời mình, trận đánh để thấy được cái vô thường ,vô ngã, tháo gỡ được những phiền não như tham giận,sợ hãi, kiêu căng....
Thành kính nguyện cầu Hương linh cụ Võ Nguyên Giáp sớm an bình nơi cõi Phật.
Thục-Quyên

Bắc Triều Tiên bị tố cáo thử nghiệm vũ khí hóa học trên các tù chính trị

Ảnh một nhà tù tại Bắc triều Tiên
Ảnh một nhà tù tại Bắc triều Tiên (REUTERS)

Một bản báo cáo được đăng trên trang web 38 North của học viện Mỹ -Hàn tại trường đại học Johns Hopkins đưa ra lời cáo buộc nói trên. Văn bản này căn cứ trên lời chứng của nhiều tù nhân chính trị và nhân viên cai ngục đã đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên tác giả nhìn nhận là rất khó kiếm chứng những lời khai của các nhân chứng cáo buộc Bắc Triều Tiên dùng các tù chính trị làm « vật thí nghiệm ».

Theo tiết lộ của báo cáo được đăng trên trang mạng 38 North, trong quá khứ, từ những năm 1990, Bình Nhưỡng từng cung cấp vũ khí hóa học hoặc kỹ thuật chế tạo vũ khí hóa học cho các quốc gia như Ai Cập, Syria, Libya và Iran. Vẫn theo văn bản này, Bắc Triều Tiên có khả năng chế tạo hàng năm khoảng 4.500 tấn hóa chất độc hại và khả năng sản xuất đó có thể được nâng lên thành 12. 000 tấn trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Trong số những loại vũ khí hóa học Bắc Triều Tiên sản xuất, gồm có khí độc sarin, các loại ga như cyanure, chlorine …

Bài viết được đăng trên trang mạng 38 North của học viện Mỹ Hàn thuộc trường đại học Johns Hopkins trích lại lời kể của một trong những nhân chứng lấy bí danh là Kwon Kyok. Nhân vật này từng là nhân viên bảo vệ phục vụ tại nhà tù số 22 của Bắc Triều Tiên. Ông mô tả cảnh những tù nhân Bắc Triều Tiên khỏe mạnh được đưa vào một căn phòng kín có bơm hơi ngạt. Các chuyên viên kỹ thuật đứng ngoài căn phòng có hơi độc đó để quan sát tác động của hóa chất độc hại đối với cơ thể con người và họ nghiên cứu cái chết của từng tù nhân.

Ông Kyok đã từng tận mắt chứng kiến cái chết như vậy của cả một gia đình gồm hai vợ chồng và hai đứa con, một trai, một gái. Hai người lớn thì nôn mửa cho đến chết nhưng cho đến phút cuối cùng họ vẫn cố gắng truyền hơi cho các con. Một nhân chứng khác, từng phục vụ cho quân đội Bắc Triều Tiên cũng đã kể lại với chuyên gia của học viện Mỹ Hàn một cuộc thử nghiệm tương tự đã được tiến hành tại một hòn đảo ở phía tây Bắc Triều Tiên.

Trước đây vào tháng 6/2013 một tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Seoul cũng đã tố cáo Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hóa học và sinh học trên trẻ em tại tỉnh Nam Hamgyong.
Thanh Hà (RFI)


 Bản tin tiếng Anh

  • Riding the wave of big bargain buy-ups (Washington Post) - Weetabix cereal, MG3 hatchbacks, London black cabs, the Lloyds of London building, red wine from Bordeaux and Danish audio equipment maker Bang & Olufsen: They do have some things in common. All were cash-strapped and are now enjoying a fresh lease of life, thanks to Chinese companies.
  • Going green can make good money sense (Washington Post) - Government, financial and business leaders are out to convince the world that good climate policy can contribute to strong economic growth.
  • Q3 figures expected to help foreign trade hit growth targets (Washington Post) - Thanks to a recovery in both exports and imports in the third quarter, China's foreign trade is likely to register an increase of up to 8 percent in 2013, achieving full-year trade growth target set by the government, analysts said.
  • Alibaba calls off HK listing plans (Washington Post) - The largest e-commerce company on the Chinese mainland said that it has abandoned its plans to launch an initial public offering in Hong Kong.
  • September vehicle sales race to robust increase (Washington Post) - Vehicle sales in China showed unexpectedly robust growth in September as Japanese producers continued to recover from anti-Japanese sentiment last year, which was tied to a territorial dispute between the two countries.
  • IMF chief issues warning over DC debt limit drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders are voicing deep concern about the drama unfolding in the United States over an increase in the country's debt ceiling, a government shutdown and the possible tapering of quantitative easing.
  • China Telecom likes US 'niche' (Washington Post) - Dozens of IT representatives from American and Chinese companies got together this week in Chicago to hear what a Chinese telecommunications giant can do for them.
  • Bank head assesses risk, opportunity ahead (Washington Post) - "Most of us will never forget the week of Sept 15, 2008," recalled Richard Neiman, who was superintendent of banks at the New York State Banking Department at the time.
  • Xiaomi's Barra ready for Beijing (Washington Post) - As Hugo Barra heads to China to oversee the global expansion of smartphone firm Xiaomi, Silicon Valley's relationship with the world's largest smartphone market is growing ever tighter.
  • Rhinestones deliver all the bling for less (Washington Post) - Diamonds are a girl's best friend, but what about cheaper crystals? Nathalie Colin, creative director of consumer-goods business department at Swarovski, says rhinestones and fine cut glass offer a lot of freedom for designers.
  • The game's afoot (Washington Post) - How does an independent niche brand stand out and not ship out in today's retail environment of mega brands and monolithic flagship stores? London-based shoe designer Rupert Sanderson has managed to keep his 12-year-old eponymous label profitable while maintaining creativity. He describes his business as "a cross between art and commerce".
  • The genius of Da Vinci on display (Washington Post) - Leonardo da Vinci is best known in China as an artist for his masterpiece Mona Lisa, but an exhibition at the Shanghai Science and Technology Museum shows he is also a genius in math, mechanics, biology, astronomy and many other domains.
  • Pure Mongolian pleasures (Washington Post) - It would be very hard to tempt me with lamb, I told myself at the end of six days in Inner Mongolia. As delicious as the lamb here was, I had just about reached my quota for the month, maybe the year. And then Chef Luo Gang came in bearing a platter of lamb breast.
  • Mo Yan's Nobel win brings village a change of plot (Washington Post) - Chinese people had never paid more attention to the annual Nobel literature award — which on Thursday went to Canadian writer Alice Munro — than they did last year when Mo Yan became China's first winner of the prize.
  • Shaolin kung fu dazzles the UN (Washington Post) - Shi Yongxin, the 30th-generation abbot of the legendary Shaolin Temple, led a cultural delegation to perform kung fu at United Nations headquarters on Oct 9.
  • Pop idol grows up (Washington Post) - Aska Yang has started a new chapter of his music career, as the halo surrounding him from his successful stint in TV singing competitions fades away.
  • Chinese professor funds Myanmar university students (Washington Post) - China's Myanmar-language professor Su Xiuyu has provided stipends for 27 poor and outstanding Myanmar students to pursue university education under the name of the Professor Su-Xiuyu Fund.
  • Fresh start for ancient village (Washington Post) - Decades of logging left the people of Boduoluo village battling natural disasters brought about by deforestation. Now, a shift toward eco-tourism is reviving the remote area's fortunes.
  • Chinese education for Thai students (Washington Post) - If I had not been to the Chongfha Sin Seng School on Sunday to cover Premier Li Keqiang's visit, I would never have imagined students in another country could get a traditional Chinese education, an opportunity that has almost disappeared in China itself.
  • Working group to discuss sea issues (Washington Post) - China and Vietnam will establish a bilateral working group to discuss joint maritime development, a move analysts said is a "breakthrough" for the neighbors to peacefully handle disputes.
  • Peace forum could pave the way to breakthrough (Washington Post) - The First Cross-Straits Peace Forum involving think tanks from the Chinese mainland and Taiwan has broken the ice in grassroots political dialogue. Participants hoped the forum will influence policymaking and consultation.
  • China, Thailand eye waiving visas (Washington Post) - Neither Thai nor Chinese tourist operators were surprised at the two governments' decision to discuss waiving visas for both sides' visitors.
  • Yuan clearing bank in sight (Washington Post) - China is considering setting up a yuan clearing bank in Thailand to meet demand for currency settlement between the two countries, Premier Li Keqiang said on Friday.
  • Asian 'safety net' stressed (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Southeast and East Asia to improve the regional financial firewall on Thursday by better using a regional foreign exchange fund, among other measures.
  • IMF cautions over DC drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders voiced their deep concerns over the drama unfolding in the US over the raising of its debt ceiling, government shutdown and the possible tapering of quantitative easing (QE) policies.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét