Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

…Rồi chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp như thế nào?

vng“Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu!” vậy mà Ông Võ Nguyên Giáp theo âm lịch đã vượt quá 102 tuổi, để trở thành danh tướng sống lâu nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên Ông đã nằm liệt trên giường bệnh viện cả năm nay và không còn nhiều sinh khí. Ông có thể ra đi bất cứ lúc nào theo luật của Tạo Hoá. Đảng Cộng Sản VN chắc đã có những quyết định liên quan đến tang lễ của Ông, một biến cố có thể gây nhiều chú ý trong và ngoài Việt Nam : quốc táng hay không quôc táng? Sẽ truy tặng Nguyên Soái Việt Nam cho Ông như “tội phạm” Cù Huy Hà Vũ đề nghị trước đây hay một danh hiệu độc đáo nào khác? Bộ máy thông tin, tuyên truyền của Đảng CS sẽ phải tận dụng cơ hội thế nào để vực dậy uy tín của chế độ vốn đã suy sụp quá thấp vì nạn tham nhũng, bất lực, lạm quyền, sa đoạ… đồng thời phải cố gắng giảm thiểu thế nào những tác hại do những “phản tuyên truyền” của những “thế lực thù địch” sẽ không bỏ lỡ dịp mà cáo giác nhóm  Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản VN hiện tại bất xứng vì đã phản bội lý tưởng và công nghiệp của đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, vị đệ nhất khai quốc công thần.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu được kể là một thành phần của “thế lực thù địch” nói trên – thực ra lại là một người Việt Nam rất đáng kính trọng, một bậc sĩ phu đích thực của thời đại – đã viết một bài thơ hay cách đây hơn 2 năm vào ngày 23/08/2010 mừng thọ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tròn một trăm tuổi:
Trăm Năm Nguyên Giáp
Tính sổ Trời cho đã bách niên
Thử cân hạnh phúc với ưu phiền
Tiếc trang ĐỘC LẬP còn dang dở
Thương chữ QUYỀN DÂN chửa đáp đền
Một trận ĐIỆN BIÊN vang quốc sử
Ba thư “BÔ XÍT” động Dân quyền
Một đời ái quốc, VĂN thành VÕ
Chưa cởi chiến bào GIÁP vẫn NGUYÊN
Bài thơ không được phổ biến rộng rãi ở trong nước vì thuộc loại “văn thơ quốc cấm” gần giống như số phận ba thư “Bô Xít” cũng bị hạn chế lưu hành của chính Đại Tướng Giáp. Không ai biết chính xác Ông Giáp đã tiếp nhận bài thơ với cảm nghĩ như thế nào, rất có thể Ông mong đợi một “luồng” dư luận như vậy và cũng rất có thể Ông cũng có ấn tượng tốt với nội dung mới mẻ, sâu sắc của bài thơ mà tác giả là một người trí thức “đặc biệt” hơn là với những văn thơ ca ngợi đã trở thành nhàm như  “anh Văn- đại tướng Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự, người học trò xuất sắc của Bác Hồ ” hay “đại tướng Võ Nguyên Giáp đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ…”"
Bài thơ ngoài việc biểu lộ sự khâm phục thành thực của tác giả đối với ông Võ Nguyên Giáp còn là một tác phẩm văn chưong cổ động việc tranh đấu bảo vệ Tổ Quốc trước sự uy hiếp của nước láng giềng phương Bắc vừa đòi hỏi Dân Chủ Tự Do nên đã nêu lên những thắc mắc khá tự nhiên đối với một số người đã đọc và suy nghĩ về nó: Con người thực của nhân vật lịch sử  nổi tiếng Võ Nguyên Giáp là ai? Có sự mâu thuẫn nào giữa một Võ Nguyên Giáp Cộng Sản và một Võ Nguyên Giáp yêu nước theo Dân Tộc Chủ Nghĩa?  Ông Giáp còn có những “ưu phiền” nào quan trọng hơn ngoài vụ chính quyền Cộng Sản VN cho Tầu khai thác mỏ Bô xít ở Cao Nguyên Trung Phần? Đảng Cộng Sản thực sự trọng đãi hay bạc đãi  Ông Giáp? Khi phú quý, công danh đã trở thành hư ảo, khi sự sống là ngọn đèn trước gió Ông Giáp muốn lịch sử phán xét Ông thế nào? Và chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp thế nào?
CÂY THÔNG TRĂM TUỔI ĐỨNG VỮNG GIỮA TUYẾT SƯƠNG, GIÔNG BÃO?  (lời tựa bài thơ của Hà Sĩ Phu mừng thọ Đại Tướng VNG)
Về Ông Võ Nguyên Giáp những ghi nhận sau đây là sự thực hoặc rất gần với sự thực:
- Nếu Ông Hồ Chí Minh là hoàng đế trong nước VNCS thì Ông Giáp là đệ nhất khai quốc  công thần.
- Ông Giáp được sự uỷ nhiệm của Ông Hồ đứng ra thành lập đơn vị quân đội đầu tiên của Việt Minh ngày 22/12/1944 – Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – nên được coi là người sáng lập ra “Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” ngày nay. Trong thời gian 10 năm Ông xây dựng, tổ chức, huấn luyện, phát triển tập thể quân đội ấy từ mấy chục người thành một lực lượng hữu hiệu mấy trăm ngàn chiến binh. Chính Ông Giáp đã đào tạo, trực tiếp chỉ huy hàng chục tướng lãnh xuất sắc có tên tuổi trong đó nhiều người gốc nông dân, công nhân như Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Cầm, Vương Thừa Vũ…
- Không phải trải qua các cấp bậc quân hàm Ông Giáp được phong đại tướng vào tháng 5/1948, vị đại tướng đầu tiên của quân đội CSVN.
- Dưới sự lãnh đạo tổng quát của Ông Hồ và Bộ Chính Trị , Ông Giáp điều khiển thắng lợi cuộc chiến đấu quân sự chống Pháp 1945-1954 với  cương vị Tổng Tư Lệnh kiêm Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương.
- Ông Giáp tiếp tục làm Tổng Tư Lệnh, Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương cho tới năm 1975, tổng cộng 30 năm bao gồm cả cuộc chiến tranh chống Mỹ và thôn tính miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà) thống nhất đất nước bằng vũ lực.
- Trên mặt nổi thời kỳ vẻ vang nhất của Ông Giáp là 30 năm nói trên (1945-1975) vì kèm với chức vụ Tổng Tư Lệnh, Bí Thư Quân Uỷ Trung  Ương Ông còn là Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Uỷ Viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN và chức Uỷ Viên Bộ Chính Trị là quan trọng nhất.
- Trong thực tế tột đỉnh danh vọng và quyền lực của Ông Giáp là chiến thắng Điện Biên Phủ và thời kỳ vàng son nhất của Ông Giáp chỉ kéo dài thêm được vài năm sau đó với một cao điểm khác là ngày 29/10/1956 khi Ông Giáp thay mặt Ông Hồ Chí Minh đọc báo cáo của Hội Nghị khoá 10 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CS tại Hà Nội nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm trong Cuộc Cải Cách Ruộng Đất và xin lỗi đồng bào. Chính ở thời điểm này có nhiều dự đoán Ông Giáp sẽ lên thay Trường Chinh làm Tổng Bí Thư  Đảng nhưng chỉ vài tháng sau chức vụ quan trọng này lại rơi vào tay Lê Duẩn, một người rất ít được biết đến vào lúc đó.
- Mặc dù dư luận chung vẫn xem Võ Nguyên Giáp là Đệ Nhất Công Thần của chế độ nhưng  trong cơ quan quyền lưc tối cao là Bộ Chính Trị Ông Giáp thường chỉ được sắp hạng 6 hay hạng 7 không những đứng sau Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mà sau cả Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, chỉ trên Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng.
- Ngôi sao Võ Nguyên Giáp lu mờ hẳn sau chiến thắng 30/04/1975 của đảng CSVN. Trong khi những người khác thăng quan, tiến chức thì Ông Giáp lại bị hạ bệ dần: mất chức Bí Thư Tổng Quân Uỷ năm 1977, phải bàn giao chức Bộ Trưởng Quốc Phòng cho Văn Tiến Dũng năm 1980, bị loại khỏi Bộ Chính Trị năm 1982 trong khi Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng vẫn tiếp tục ngôi vị của mình. Không có một lời giải thích chính thức nào về cái lý do của sự hạ bệ trắng trợn này. Mất căn bản quyền lực là Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Ông Giáp vẫn còn chức “ngồi chơi xơi nước” là Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa Học, Kỹ Thuật kiêm Chủ Tịch Uỷ Ban Dân số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch cho đến 1991 mới chính thức nghỉ hưu. Không ai nghe Ông Giáp than phiền vì bị đối xử bất công nhưng cũng không ai ghi nhận được với Ông Giáp nước Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể nào về Khoa Học, Kỹ Thuật hay Sinh Đẻ Có Kế Hoạch. Người ta chỉ nghe truyền miệng câu ca dao thời đại nửa bi, nửa hài:
Ngày xưa Đại Tướng cầm quân
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!
- Không ai có thể phủ nhận đươc vai trò trội yếu của Ông Giáp trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Mặc dù phải tham khảo, thảo luận thường xuyên với Ông Hồ và Bộ Chính Trị, Ông được nhiều tự do hành động, trực tiếp điều binh, khiển tướng quần thảo với địch quân trên khắp chiến trường chính ở Bắc Việt trong suốt 8,9 năm, chủ động tung ra  rất nhiều chiến dịch : Việt Bắc 1947, Biên Giới 1950, Trung Du 1950, Đông Bắc 1951, Đồng Bằng 1951, Hoà Bình 1951, Tây Bắc 1952, Thượng Lào 1953, Điện Biên Phủ 1954. Tài năng quân sự của Ông Giáp quả thực không thua kém gì đệ nhất danh tướng của Pháp lúc bấy giờ là Đại Tướng De Lattre de Tassigny. Chiến thắng vang dội tại Điện Biên Phủ đã gắn liền với tên tuổi Võ Nguyên Giáp.Tuy không thể so sánh- về qui mô và cường độ – với những trận đánh lớn có trăm sư đoàn, hàng triệu quân tham dự trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, Điện Biên Phủ vẫn được coi là một trận đánh rất quan trọng trong thế kỷ 20 vì đã thúc đẩy và rút ngắn sự cáo chung chủ nghĩa Thực Dân của các đế quốc Âu Châu vốn đã suy yếu nhiều sau thế chiến thứ hai.
- Khi ca tụng hay phải ca tụng tài năng, thành tích của Ông Giáp báo chí, sử sách của người Cộng Sản rất ít khi thiếu vắng cụm từ : “đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Bác Hồ…”. Nhưng nhấn mạnh quá như thế để làm gì? Muốn trả lời phải nhìn lại những sự kiện và diễn biến lịch sử : Ông Hồ Chí Minh, sinh năm 1890, hơn Ông Giáp khoảng 20 tuổi, nên về tuổi tác cũng đáng bậc tôn trưởng của Ông Giáp. Ông Hồ sáng lập ra cả một triều đại tất nhiên phải là người làm chính trị xuất sắc, có tài năng và những đức tính cần thiết. Ông khôn ngoan, lão luyện, nhậy bén, mưu cơ, biến báo, biết nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Nga, Hoa, Anh vì mấy chục năm lăn lộn ở nước ngoài, và mặc dù chưa có công lao gì với phong trào Cộng Sản trong nước Ông được tôn ngay làm lãnh tụ vì Ông đáng mặt lãnh tụ, quan trọng hơn nữa, vì có chỉ thị từ “trên” đưa xuống – Ông là người về từ “thánh địa Mạc Tư Khoa”, Ông là đại diện của Cộng Sản Quốc Tế đặc trách Việt Nam ! Mặt khác, Ông chưa học hết trung học đệ nhất cấp. Ông không tốt nghiệp trường học, Ông chỉ tốt nghiệp trường đời; tư tưởng của Ông cũng không có gì đặc biệt hay sâu sắc ngoài những nguyên tắc giản dị về tổ chức và hành động. Quả thực Ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Ông Võ Nguyên Giáp, là người trọng dụng Ông Võ Nguyên Giáp nhưng Ông không phải là sư phụ của Ông  Võ Nguyên Giáp. Lúc gặp Ông Hồ lần đầu tiên năm 1939 trên đất Trung Hoa Ông Giáp đã gần 30, có bằng Cử Nhân Luật Khoa và Kinh Tế Chính Trị Học (1937) -rất hiếm hoi vào lúc bấy giờ – và còn là Giáo Sư dậy sử ở Hà Nội, nổi tiếng về những bài giảng về chiến tranh, sách lược và chiến lược, đã gia nhập đảng Cộng Sản sau khi đã thấm nhuần lý thuyết Cộng Sản, đã hoạt động Cộng Sản gần mười năm, đã nếm mùi nhà tù Thực Dân, đã làm báo tiếng Việt, tiếng Pháp, đã viết sách cùng với Trường Chinh ( đồng tác giả cuốn sách “Vấn Đề Dân Cầy” đặt nền tảng dù là sơ lược cho cuộc cách mạng Cộng Sản ở Việt Nam ) Với trình độ và căn bản như thế Ông Giáp có cần Ông Hồ “dìu dắt” nữa không? Ông Giáp có thể học thêm đuợc gì ở Ông Hồ về chủ nghĩa Cộng Sản? Về kiến thức quân sự? Cho nên nói Ông Giáp là học trò của Ông Hồ cũng phi lý như nói Hàn Tín là học trò của Lưu Bang! Tóm tắt chỉ có thể giải thích: Sau Điện Biên Phủ, Đảng Cộng Sản VN thấy có nhu cầu đưa Ông Hồ lên cao hơn nữa và kéo Ông Giáp đang nổi tiếng lừng lẫy xuống thấp hơn. Tất nhiên Ông Hồ đồng ý với …sáng kiến của chính mình vì học trò phải kém hơn thầy, phải phục tùng thầy và nhất là không bao giờ được phản thầy theo như đạo lý của người Việt Nam. Từ đây danh hiệu “người học trò xuất sắc của Bác Hồ” là vòng kim cô của Đường Tam Tạng tròng vào đầu Tôn Hành Giả. Ông Giáp đành tự nguyện chấp nhận danh hiệu vì không có chọn lựa nào khác vả lại, có thể Ông hi vọng, tuy dưới một người nhưng lại trên mọi người. Hy vọng đã sớm thành ảo vọng.
- Tại Việt Nam, người ta không so sánh Võ Nguyên Giáp với Trần Hưng Đạo dù công nghiệp quân sự của hai danh tướng ở hai thời đại cách nhau hơn 6 trăm năm có nhiều điểm tương đồng,  bản thân Ông Giáp cũng cố gắng tránh tự so sánh với Trần Hưng Đạo vì nhiều lý do nhưng lý do chính là Ông Hồ đã so sánh chính mình , bác bác tôi tôi, với bậc tổ tiên anh hùng của chính Ông và của dân tộc Việt Nam trước đó mất rồi !
Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi nay đánh Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng sắp thành công
Bài thơ làm trong lúc cao hứng đã rọi ít nhất một tia sáng vào con người thực của Ông Hồ Chí Minh và mang một thông điệp mà Ông Võ Nguyên Giáp phải hiểu rõ hơn ai hết!
- Tuyệt đại đa số nhân dân trong những nước Cộng Sản độc tài toàn trị đều khốn khổ  vì nghèo, vì áp bức nhưng “chính trị cung đình” triều đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam quả thực không đến nỗi máu me lênh láng như triều đại Stalin ở Liên Sô hay triều đại Mao Trạch Đông ở Trung Hoa. Tuy vậy theo thói đời sự đoàn kết thường chỉ có trong buổi hoạn nạn, hàn vi, còn vinh quang, quyền lực không ai dễ nhường ai cho nên trong triều đình của Ông Hồ Chí Minh cũng không hề thiếu những “ma nớp” trong bóng tối, không thiếu những tranh dành ngôi thứ mà người bị thiệt thòi nhất là Ông Giáp. Như đã nói Ông Hồ trọng dụng Ông Giáp : “Việc quân sự thì giao cho chú Văn ! ” vì “chú Văn” là người có trình độ nhất, có tầm nhìn chiến lược cao nhất, có nhiều năng khiếu quân sự nhất. Nhưng chính Ông Hồ cũng là người tìm cách kiềm chế Ông Giáp khi Ông cảm thấy uy tín của Ông Giáp lên quá cao và có thể trở nên nguy hiểm. Vòng “kim cô” chưa đủ làm Ông an tâm. Là một kịch sĩ đại tài, trong khi vẫn tỏ ra ưu ái, nâng đỡ, che chở “người học trò xuất sắc” Ông phó thác công việc kiềm chế, đè nén Ông Giáp cho các Uỷ Viên khác của Bộ Chính Trị là những người có mặc cảm thua kém Ông Giáp về trí thức, ghen tức về hào quang Ông Giáp được hưởng sau chiến thắng Điện Biên Phủ và lo lắng một ngày nào đó Ông Giáp có thể vượt qua họ, lấy mất chức vụ cao cấp của họ trên đường tiến dần đến vị trí tối cao. Phải chăng đó là lý do chính khiến Ông Giáp, người có uy tín thứ hai của chế độ sau Ông Hồ- cái uy tín có được chủ yếu do công lao chiến trận chứ không phải do kết quả của tuyên truyền phóng đại- cứ phải lẹt đẹt mãi gần cuối danh sách Uỷ Viên Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản VN? Phải chăng đó cũng là lý do Nguyễn Chí Thanh, một Uỷ viên khác của Bộ Chính Trị, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị của Quân Đội Nhân Dân VN cũng được phong đại tướng (1959) để làm đối trọng ngang ngửa với Đại Tướng Giáp trong quân đội? Cũng như trường hợp của Văn Tiến Dũng sau này? Phải chăng đó cũng là lý do Ông Hồ đã chọn Lê Duẩn, một người từ trong bóng tối, thay Trường Chinh làm Tổng Bí Thư của Đảng thay vì chọn Võ Nguyên Giáp như mọi người chờ đợi vào lúc bấy giờ? Phải chăng Ông Hồ đã sử dụng tuyệt hảo kỹ thuật “balance and check” để duy trì ngôi vị độc tôn?
- Ông Hồ Chí Minh càng già yếu, cuộc chiến tranh chống Mỹ “giải phóng miền Nam” càng khốc liệt, quyền hành của Lê Duẩn càng gia tăng. Sau khi Ông Hồ Chí Minh mất tháng 9/1969 Lê Duẩn từng bước thu tóm trọn quyền hành và trở nên Tổng Bí Thư mạnh nhất, quyết đoán nhất trong lịch sử của Đảng Cộng Sản VN với sự phụ tá đắc lực của Lê Đức Thọ. Ông Giáp phải làm việc với ông chủ mới khó tính, thiếu thiện cảm, đầy ngờ vực và rất nhiều thành kiến.  Nỗi Ưu phiền càng thêm chồng chất . Cặp bài trùng Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vì nhiều lý do khác nhau vẫn giữ Ông Giáp trong các chức vụ  Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng, Bí Thư Tổng Quân Uỷ, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh nhưng chỉ trên giấy tờ hình thức, quyền hành thực sự của Ông Giáp hoàn toàn khác thời chiến tranh chống Pháp. Trái với những biểu hiện bề ngoài, sự đóng góp thực tế của Ông Giáp rất mờ nhạt trong thời kỳ này. Trong quân đội Ông phải san sẻ quyền hành với Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng trước kia là đàn em của Ông  nhưng bây giờ đã chuyển sự trung thành sang phía Lê Duẩn và được cất nhắc lên ngang với Ông Giáp trong Bộ Chính Trị và sau cùng sẽ thay Ông Giáp trong cương vị Bộ Trưởng Quốc phòng năm 1980 như đã nói. Ông Giáp được ngồi hay bị ngồi ở Hà Nội- quá xa chiến trường chính ở miền Nam VN, lại không quen thuộc với địa thế, nhân tình người dân Miền Nam bằng chính Lê Duẩn và những cán bộ cao cấp khác. Người điều khiển thực sự cuộc chiến đấu tại chỗ lúc đầu là Nguyễn Chí Thanh ( chết năm 1967 ) sau là Phạm Hùng. Cả hai đều cùng đẳng cấp với Võ Nguyên Giáp trong Bộ Chính Trị, nhận lệnh của Lê Duẩn, không nhận lệnh của Võ Nguyên Giáp. Chức Tổng Tư Lệnh của Ông Giáp có tiếng mà không có miếng, ngay cả chức Bí Thư Quân Uỷ Trung Ưong cũng vậy. “Đại Thắng Mùa Xuân” tháng 4/1975 là quân công của Văn Tiến Dũng, không phải của Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp rút cục chỉ là một trong những phụ tá của Lê Duẩn, một phụ tá bất đắc dĩ, một phụ tá không được tin dùng. Thảm kịch là vòng lẩn quẩn: không được tin dùng thì khó có đóng góp xuất sắc, không có đóng góp xuất sắc thì càng không được tin dùng. Trong triều đại Lê Duẩn Ông Giáp bị dồn vào vị trí của kẻ hàng thần lơ láo, rồi bị liên tiếp hạ tầng công tác kể từ 1977 trở về sau. Điều này có nghĩa ban Lãnh Đạo Đảng đánh giá công lao của Ông Giáp kém hơn các “đồng chí” khác trong các cuộc chiến tranh chống Mỹ, chống Pol Pot (1978-1979) và chống quân xâm lược Tầu năm 1979. Khi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ có đủ tự tin về quyền lực của mình thì họ đã làm nhục, tước binh quyền, gạt bỏ Ông Giáp một cách thô bạo mà không chịu một phản ứng bất lợi nào.
- Lê Duẩn chết tháng 6/1986, Trường Chinh trở lại làm Tổng Bí Thư, Phạm Văn Đồng vẫn làm thủ tướng nhưng Ông Giáp, dù còn khoẻ mạnh, minh mẫn vẫn “ngồi chơi, xơi nước”. Sau này các đồng liêu, đồng chí, địch thủ cùng thế hệ của Ông trong Đảng đã lần lượt chết hết, Ông Giáp, “cây thông trăm tuổi đứng giữa tuyết sương”, trở thành hiếm quý, được ca tụng nhiều hơn và có vẻ được đối xử tử tế hơn. Các lãnh tụ cao cấp nhất của chế độ gồm các Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Công An, Bộ Trưởng Quốc Phòng…thường xuyên đến vấn an, chúc Tết, mừng sinh nhật, tặng quà, tặng hoa, luôn luôn cung kính…Họ cung kính là phải: lúc đại tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp đánh tan quân Pháp tại Điện Biên Phủ thì Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu (nhiệm kỳ 1997-2001) mới là chính uỷ cấp đại đội và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là đứa bé con 5 tuổi. Ông Giáp luôn giữ vẻ lịch sự, bình thản với những màn trình diễn để quay phim, chụp hình như thế. Ông giữ kín những ý nghĩ thực của mình vì Ông biết đằng sau bức màn cung kính vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm chết người – mỗi thời đều có nguy hiểm riêng của nó.
BÍ QUYẾT CỦA ĐẠI TƯỚNG TỔNG TƯ LỆNH
Vị trí đặc biệt độc nhất vô nhị của Võ Nguyên Giáp trong nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa buộc Ông phải hết sức cẩn thận trong mọi hành động, cử chỉ và lời nói.  Cơ bản Ông là chiến lược gia. Trong nghịch cảnh, bí quyết để tồn tại của Võ Nguyên Giáp là: biết mình, biết người!
Mặc dù quyết định của Ông Hồ Chí Minh chọn Lê Duẩn thay Trường Chinh (1957) làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản VN là căn nguyên làm suy sụp sự nghiệp chính trị của Võ Nguyên Giáp sau này, Ông Giáp đối với Ông Hồ vẫn ơn nhiều hơn oán và trước sau vẫn giữ phận bề tôi trung thành. Tương quan Lê Duẩn-Võ Nguyên Giáp thì khác hẳn, họ là địch thủ từ lúc khởi đầu, có phần tương tự như sự cạnh tranh quyền lực giữa Stalin và Trostky, một người nắm bộ máy Đảng, một người nắm Quân Đội. Điều khác biệt là Ông Giáp chịu thua ngay. Các sử gia về sau có thể ngạc nhiên tại sao Ông Giáp chịu thua dễ dàng như thế. Lý do thực chỉ mình Ông Giáp biết rõ: Ông không muốn mất mạng như  bộ trưởng quốc phòng, nguyên soái Bành Đức Hoài ở Tầu, không muốn bị thanh trừng như bộ trưởng quốc phòng, nguyên soái Zhukov ở Nga? Lê Duẩn lợi hại, sắc bén gấp mấy lần Tào Sảng trong Tam Quốc Chí mà Ông thì không bằng Tư Mã Ý ?  Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã nắm chặt guồng máy Đảng, an ninh, tình báo có mặt khắp nơi, bên quân đội thì Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng đã là người của “phía bên kia”…? Là chiến lược gia kiêm thầy giáo dậy sử, Ông Giáp phải đã nghiên cứu cuộc đảo chính ngoạn mục của Khrushchev/ Zhukov loại trừ Beria, cuộc đảo chính của Hoa Quốc Phong/ Diệp Kiếm Anh bắt Tứ Nhân Bang nhưng địch thủ của Ông cũng rút tỉa kinh nghiệm từ những biến cố chấn động này tại hai nước Cộng Sản đàn anh để phòng vệ cẩn thận rồi? Ông  Giáp đầu hàng thực sự, “nín thở qua sông”, cố gắng chăm chỉ làm công việc chuyên môn quân sự của mình, không phe phái, không bè đảng, không đàn anh, đàn em, không chiêu hiền, đãi sĩ, nêu gưong đảng viên kỷ luật, trong sạch, gưong mẫu, chí công vô tư, chấp hành nghiêm chỉnh mọi quyết định của thượng cấp, cố gắng loại trừ mọi lý do để có thể bị hãm hại. Tuy vậy Ông Giáp biết rõ  Ông vẫn bị ghét, bị ghen tức vì là “người Việt Nam số 2 sau Bác Hồ”, bị ngờ vực, bị theo dõi nhất cử, nhất động… Ông tập thiền để bớt căng thẳng, để bình tĩnh sáng suốt, để nhẫn nhục, chịu đựng. Khi nghỉ hưu Ông vẫn làm việc, luôn luôn đọc sách, báo, tài liệu, xem tin tức trong nước, ngoài nước, viết ra những kinh nghiệm, những suy nghĩ. Ông ăn ngủ  rất điều độ, tập thể dục đều đặn… Và đặc biệt hơn nữa, một tờ báo trong nước, tờ ww.vietnam.net ngày 25/08/2012 trong một bài về Ông Giáp vô tình tiết lộ “bí mật” của Ông Giáp như sau : theo lời của Bác Sĩ riêng trong suốt 30 năm (1965-1995) của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là Đại Tá Phạm Văn Ngà, năm nay 90 tuổi, thì Ông là người được Đại Tướng Giáp tin tưởng tuyệt đối và “Đại Tướng có một nguyên tắc bất di bất dịch không bao giờ uống thuốc của ai đưa, kể cả con cái, trừ Bác Sĩ Ngà”. Phải chăng Ông Giáp bị ám ảnh bởi hàng trăm những vụ ám sát chính trị khắp hai miền Nam, Bắc mà Đảng Cộng Sản VN thực hiện trong suốt 30 năm máu lửa chiến tranh, bị ám ảnh với cái chết mờ ám, bất đắc kỳ tử của Đại Tướng Hoàng Văn Thái, một người thân cận? Hay Ông Giáp cũng bị ám ảnh với cái chết do thuốc độc nhưng được…quốc táng mà Hitler dành riêng cho  Nguyên Soái Rommel tại Đức Quốc Xă?
Lê Duẩn chết, Ông Giáp như được giải thoát. Đến nay, Ông đă sống thêm 25 năm không có Lê Duẩn trong cuộc đời. Trong guồng máy quyền lực hậu Lê Duẩn không ai coi Ông Võ Nguyên Giáp là địch thủ. Ông đã quá già để có thể cạnh tranh quyền lực với họ. Các Uỷ Viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, nhất là những người thuộc thế hệ sau sẵn lòng kính trọng Ông Giáp như một bậc nguyên lão đệ nhất khai quốc công thần. Bởi vì Ông Giáp còn sống và Bác Hồ đã chết là bông hoa, là chậu kiểng của chế độ, là lý do “chính đáng” cho họ, “hậu duệ của các bậc tiền bối anh hùng”, được tiếp tục làm “vua tập thể” của 85 triệu người Việt Nam. Họ không những kính trọng mà còn hậu đãi Ông Giáp- dinh thự, xe cộ, vệ sĩ, giúp việc, phụ tá, nhân viên văn phòng, bác si, y tá thường trực và mọi thứ bổng lộc, phụ cấp…và có thể còn hứa hẹn làm quốc táng cho Ông với điều kiện: Ông không được can thiệp vào việc cai trị đất nước của họ. Cờ đến tay ai, người ấy phất, thời của Ông đã qua rồi, bây giờ là thời của họ, ngay cả Bác Hồ sống lại họ cũng không nhường quyền huống chi Ông Giáp! Trước đây, họ đã mời Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Đỗ Mười làm cố vấn chính thức của của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng nhưng không bao giờ “dại dột” mời Võ Nguyên Giáp. Họ không muốn, không cần ý kiến của Ông Giáp. Ông càng ít ý kiến họ càng “dễ làm việc”. Họ muốn Ông Giáp làm tượng gỗ cho họ “cung kính” ngay khi Ông còn sống. Sự việc như vậy rất giản dị: Ông muốn uống rượu mời hay rượu phạt?
Đối với Ông Giáp, sự chọn lựa tưởng như dễ dàng, thực ra lại rất khó khăn. Một chút suy nghĩ, phân tích khách quan cũng có thể hiểu được nỗi “ưu phiền” của Ông Giáp. Ông nhìn xuyên qua được những cung kính giả dối. Cuộc đời, sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp không có chỗ cho những tính toán vật chất. Ông không thể bị mua chuộc- với một giá rẻ mạt so với những tài sản triệu triệu hay tỉ tỉ đô la của bọn tham nhũng. Chắc chắn Ông không ưa đám người cầm quyền hiện thời, thậm chí có thể rất khinh bỉ.- Một bọn quyền gian làm việc thoán đoạt, một bầy sâu (dùng chữ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang) khổng lồ đục ruỗng đất nước, một xã hội truỵ lạc, hèn yếu trước hiểm hoạ bị ngoại bang thôn tính. Ông đánh trận Điện Biên Phủ chấn động thế giới chấm dứt “một trăm năm nô lệ giặc Tây” đâu phải để ngồi nhìn lịch sử “một ngàn năm nô lệ giặc Tầu” đang từng bước, từng bước lập lại?! Ông Giáp không phải không biết rất nhiều người Việt Nam, trong nước, ngoài nước đủ mọi tầng lớp- cựu chiến binh, trí thức, văn nghệ si, nông dân nghèo khổ, công nhân bị bóc lột, tù nhân chính trị, những người tranh đấu… trông đợi ở Ông như nắng hạn mong mưa rào. Nhưng Ông phải cân nhắc kỹ-  luôn luôn như một chiến lược gia “biết mình, biết người”: nếu Ông lên tiếng đáp ứng một người, Ông sẽ phải đáp ứng nhiều người và sẽ bị cuốn vào cơn gió lốc chính trị mới…rồi trở thành kẻ thù của những kẻ cầm quyền nguy hiểm. Rồi an toàn của Ông, an toàn của con cháu Ông…”Cuộc cách mạng có thể phải làm lại” nhưng đó là việc của người khác, Ông Giáp không muốn làm chính trị nữa. Bởi thế Ông đã không lên tiếng khi chính quyền đàn áp rất thô bạo người dân Việt Nam biểu tình chống Tầu lấn chiếm Biển Đông, không lên tiếng khi tham nhũng lan tràn thành quốc nạn, im lặng trước “vấn đề dân cầy mất ruộng”, chỉ gửi vòng hoa phúng viếng tỏ lòng thương tiếc khi Trung Tướng Trần Độ đã qua đời, Ông không biết, không nghe, không bình luận vụ án nổi tiếng “hai bao cao su đã qua xử dụng” Cù Huy Hà Vũ và Ông cũng “quên”cảm ơn Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã tặng Ông một bài thơ mừng thọ thật hay. Ông rất tiếc nhưng mọi người nên thông cảm! Một cụ già  99 tuổi chỉ có thể làm được đến thế !
Nói cho công bằng, Ông Võ Nguyên Giáp cũng không khuất phục hoàn toàn trước quyền lực của đám hậu sinh như Ông đã làm trong thời Lê Duẩn- nhân danh sự trung thành với Đảng. Bằng cớ là Ông đã gửi công khai và liên tiếp 3 lá thư cho “đồng chí thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Quốc Hội trong năm 2009 yêu cầu ngưng việc cho người Tầu khai thác mỏ bô xít ở  Tây Nguyên vì việc ấy có hại cho quyền lợi quốc gia. Lời lẽ trong thư rõ ràng, đĩnh đạc như văn phong của một bậc lão thần, một bậc trưởng thượng trình lên ấu chúa. Ba lá thư làm sôi nổi dư luận một thời gian, dấy lên bao hi vọng. Bộ Chính Trị dĩ nhiên bác bỏ quan điểm của Đại Tướng Giáp nhưng không coi Ông là “thế lực thù địch”. Như thế là nhà chiến lược đã đạt mục đích:  Trước công luận Ông không phải là tượng gỗ. Ông vẫn chú tâm, lo lắng cho đất nước. Ông không thể bị đồng nhất với cái chế độ xấu xa mà Ông có những bất đồng. Mặt khác Ông chọn vấn đề khai thác Bô Xít là một đề tài vừa phải, trung bình không nặng ký, không nhậy cảm như vấn đề tham nhũng chẳng hạn là một vấn đề có thể làm các Uỷ Viên Bộ Chính Trị mất mặt rồi sinh căm thù. Ngoài ra, Ông đã ngừng lại đúng lúc. Rất nhiều người lại thất vọng nhưng ai nỡ trách Ông “đánh trống, bỏ dùi”? Khi thời gian còn lại đếm từng tháng, từng ngày thì cái quan trọng nhất là chỗ đứng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử. Ông muốn được nhớ đến như một anh hùng dân tộc có công dành độc lập và suốt đời vì dân vì nước nhưng lịch sử lại có những tiêu chuẩn khách quan riêng. …và chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét Ông Võ Nguyên Giáp thế nào ???
© Cao Tuấn

Hơi tiếc cho ông Võ Điện Biên và lời nhắn ông Lý Khắc Cường ( Trung Quốc)

Võ Hiếu
Ông Võ Điện Biên đáp lễ
Dân gian có câu “ma chê, cưới trách”, trong hai việc hiếu và việc hỷ, dù cẩn trọng chu đáo đến đâu cũng không sao tránh khỏi những khiếm khuyết đáng tiếc. Hơn nữa, lễ tang đại tướng lại ở tầm quốc gia. Dù có đội ngũ giúp việc khá hùng hậu thì cũng khó tránh được thiếu sót. 

Bài điếu văn do ông TBT đọc không gây ấn tượng gì. Nó chai lì, khô cứng như các bài diễn văn khác trong các kì đại hội, toàn những điều “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” không giúp ích gì cho người nghe, làm mất thì giờ. Tuy nhiên nó cũng hoàn thành xuất sắc phần nghi lễ không thể thiếu trong  lễ quốc tang ( Không có câu dở là may).
Chỉ đáng tiếc rằng trong bài phát biểu đáp lễ, ông Võ Điện Biên đã quên một lời cảm ơn đối với bà con mấy ngày nay rồng rắn xếp hàng chờ đợi cả đêm lẫn ngày để được vào viếng bố mình ở nhà riêng ( phố Hoàng Diệu, Hà Nội) và hàng vạn, hàng triệu triệu người cả nước đã đến các địa điểm tập trung ở các địa phương để phúng viếng đại tướng. Rồi các thân bằng cố hữu gần xa cũng phải được nhắc đến. Và phải có thêm một lời xin lỗi “trong tang gia bối rối, gia đình có điều gì khiếm khuyết, xin được mọi người lượng thứ”
Dẫu là quốc tang đi nữa thì người dân cũng không có nghĩa vụ phải đến nhà riêng để phúng viếng bố ông, ông Võ Điện Biên ạ.
Nói ra để mà nói thôi, chứ ông Võ Điện Biên làm gì còn có cơ hội nào  nữa để mà rút kinh nghiệm?
Tôi vẫn nghĩ là ông Võ Điện Biên nói vo mà thiếu sự chuẩn bị. Theo dõi truyền hình trực tiếp tôi thấy khi ông Nguyễn Phú Trọng đang đọc điếu văn có ai đó đã dúi vào tay ông Biên một mảnh giấy. Ông Biên vội vàng lấy bút ghi ghi chép chép. Tôi đoán là ghi những ý chính trong bài phát biểu. Nếu đúng như vậy thì ông quả là người thông minh. Lẽ ra, ông phải nhờ ai đó viết hộ. Trong mấy ngày tang gia bối rối, bận trăm công ngàn việc, nghĩ sao làm sao cho chu đáo mọi việc. Nhờ ông thư kí riêng của bố ông là không thể được, hỗn! Bởi vì người ta sẽ nghĩ, tôi thư kí cho bố ông chứ đâu có thư kí cho ông!
------------------------------------------------
Mấy lời nhắn gửi ông Lý Khắc Cường (Trung Quốc)
Nghe nói tiên sinh Lý (đã, sẽ, sắp) tới thăm Việt Nam. Người Việt không nghĩ rằng ông phải có trách nhiệm đến thăm viếng ông Võ Nguyên Giáp. Nhưng nếu ông biết một phép lịch sự tối thiểu là bay vào Quảng Bình thắp cho cụ Võ chúng tôi một nén nhang theo nghi lễ truyền thống của người Việt (bởi nhập gia tùy tục mà lị) thì người dân Việt Nam sẽ kính nể ông. Còn nếu không thì ngược lại!
 Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 
(Trả lời bác  luôn là tay đó ko có tý lịch sự nào đâu, khổ nỗi chắc 1 phần cũng do chủ nhà cũng hơi bị có văn hóa nữa mà, sick)

TẠI SAO PHẢI GẤP GÁP HẠ CỜ TANG?

* BÙI VĂN BỒNG
BVB - Sáng nay, mới 5 giờ sáng, Đại tá Nguyễn Chót từ Thủ Đức, gọi điện cho tôi: “Ông xem, khi linh xa của Đại tướng vừa rời Hà Nội, người ta đã vội ‘ra lệnh’ cho nhân dân Hà Nội hạ cờ tang, trong khi đó vẫn đang ngày Quốc tang”. Một lúc sau, thầy giáo POTF Lê Thuấn ở Long Thành, Đống Nai (cũng qua điện thoại), gay gắt: “Làm cái gì mà ns lại trơ mặt làm ái huyện thất đức, bất nhân vậy?”.
Mở máy, tôi nhận ngay được mộ số thư thư điện tử của bạn đọc gửi đến phan rứng về chuyenẹ này. Và theo E.Mai của bạn đọc gửi từ noreply-comment@...com – (04:41 Ngày 14 tháng 10 năm 2013): “MỌI NGƯỜI HÃY XEM HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TA LUÔN ĐI NGƯỢC LỜI NÓI: buổi sáng 13/10 vừa giả vờ điếu văn khóc than đại tướng nhưng ngay từ ngày 10/10 đã có công văn hoả tốc đề nghị Hà nội và các cơ quan nhà nước sau 12 h trưa ngày 13/10, đúng lúc đang di quan Đại Tướng ở Quảng Bình, xem http://caunhattan.wordpress.com/
Tôi theo dẫn LINK đó, mở trang mạng Cầu Nhatạ Tân, thấy bài: “Tột cùng hỗn láo với dân tộc VN và Đại tướng VNG”   .
: Bài báo cung cấp thông tin: “Ngay khi cả nước còn đang chìm trong tang thương của ngày Quốc tang thứ 2, ngay khi chiếc xe cuối cùng rước linh cữu Đại tướng vừa khuất bóng khỏi nội thành Thủ đô, loa phường tại nhiều địa bàn trọng điểm Hà Nội đã ra rả yêu cầu các hộ gia đình khẩn trương hạ cờ rủ. Các công sở nhanh chóng đồng loạt trút bỏ quốc kỳ băng đen khi linh cữu Đại tướng chưa ra khỏi địa bàn Thủ đô. Công an và cán bộ cơ sở đi từng nhà yêu cầu mọi người dân triệt để chấp hành lệnh của UBND Thành phố. Nhân dân vô cùng ngỡ ngàng tưởng đã có một cuộc lật đổ chính quyền vừa xảy ra tại Thủ đô. Nhiều cụ già, nhiều cựu chiến binh cự lại thì bị đe dọa cưỡng chế. “Chúng ta đang để tang cụ Đại tướng theo nghi thức Quốc tang cơ mà. Phải để chúng tôi khóc Đại tướng tới lúc an táng Người xong cho trọn đạo. Các anh còn có lương tâm con người hay không?”
Cách đó hơn nửa giờ, ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy) còn rập đầu trước anh linh của Đại tướng thề bồi này kia. Ngay khi quan chức và Công an Hà Nội đang dọa cưỡng chế nhân dân bắt hạ cờ rủ không cho để tang Đại tướng tới lúc an táng xong cho Người thì ông quan đầu tỉnh Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vẫn đang vác bộ mặt vờ vĩnh, tháp tùng linh cữu Đại tướng ra sân bay và theo vào tận nơi an táng Đại tướng tại Quảng Bình.
Dưới đây là lý do để chính quyền Hà Nội cùng Bộ Ngoại giao bắt các cơ quan phải bỏ tang sớm đồng thời dọa cưỡng chế nhân dân không cho để tang Đại tướng tới lúc an táng xong cho Người. Việc bắt công sở và nhân dân hạ cờ rủ được thực hiện ráo riết ngay tại Thủ đô Hà Nội khi linh cữu Đại tướng chưa ra tới sân bay Nội Bài, VTV1 vẫn đang truyền hình trực tiếp lễ Quốc tang Người và hàng chục triệu nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài vẫn đang khóc Đại tướng”…
Theo E,Mail, bạn đọc từ địa chỉ E.Mail noreply.comment@...tỏ ra bức xúc: Lý do “Để dón tiếp ông Lý Khắc Cường, 'Tể tướng' Tàu. Hèn gì mà NT Dũng sau lễ tại Nhà Lễ tang đã không đi theo đoàn xe ra sân bay Nội Bài mà lẻn về để đi đón anh bạn vàng của mình!!!
“Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, chưa có một Quốc tang nào bị hạ cờ giữa chừng như vậy. Hành động vô lương tâm này của chính phủ Việt Nam (dưới sức ép của Bắc Kinh) không còn là sự hỗn láo đơn thuần mà nghiêm trọng hơn là sự thách thức ý chí độc lập, lòng tự trọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam, thách thức chủ quyền của đất nước Việt Nam trong giờ phút đau thương, ngặt nghèo nhấ”t. 
               Ý kiến của những bạn đọc tỏ thái độ như thế, ai cùng hiểu môtj việc làm đụng đến vong linh Đại tướng, xúc phạm người dân, vi phạm nhana quyền, trái vơi squy định về Lễ tang do Nhà nước đã công bố. Tôi thiết nghĩ, đó là cách làm vội vàng hồ đồ, hấp tập nhất là từ một ý định : (có lẽ) …Đón ông Lý Khắc Cường không thể để …cờ tang (!?).
 Lễ tang, chia buồn, bình luận, bày tỏ tâm slòng trước sự ra đi vĩnh viễn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những trong nước mà cả thế giới. Ngay cả ở đảo quốc Malta của châu Âu giữa Địa Trung Hải, báo Malta Today cũng có bài và ảnh về lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Biên tập viên của báo mở đầu bài bằng hình ảnh “hàng trăm ngàn người tập hợp bên ngoài ngôi nhà của Tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội và tại các doanh trại quân đội trên khắp cả nước để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đại tướng”.
Chính ở Trung Quốc, Hãng tin Tân Hoa xã cũng ghi lại những hình ảnh cảm động trong sáng 12-8 khi hàng trăm nghìn người dân tỉnh Quảng Bình, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới viếng ông tại địa điểm tổ chức tang lễ, bất chấp trời mưa lớn. Và Tân Hoa Xã đã dành vị trí trang trọng để đăng tải chùm ảnh về lễ viếng Đại tướng diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia, nêu rõ: Việt Nam tổ chức Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự trang nghiêm cao nhất. Tân Hoa xã đã dành những.
Quan điểm, nhận thức, trình độ và động thái ngoại giao đâu phải thế? Việc để tang của nhâa dân trong ngày Quốc tang là bình thường, Khách bên Tàu, hay bất cứ nước nào, họ  đều có đủ văn hoá để hiểu rằng: ‘‘nước ngươi ta đang có tang thì treo cờ tang” …có sao đâu! Chẳng nhẽ mọi sự liên quan đến Trung Quốc đều phải e dè, sợ sệt đến mức tự vứt bỏ cả quyền chủ, hèn nhát co lại cái lối ‘nhược tiểu’, phải “cẩn tắc vô áy náy” đến mức ấy ? Tại sao phải ‘dùng chính quyền, bắt người dân phải hạ cờ tang ngay trong ngày Đại tang, khi mà chưa an táng thi hài Đại tướng đã được Nhà nước quy định? Một việc làm thiếu cân nhắc và  kém ý thức chính trị-xã hội. Không biết đàng sau đó có động cơ, tư tưởng gì mà Bộ ngoại giao và Chính quyền Hà Nội lại làm như vậy?
BVB

Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu nói gì về việc hạ cờ rủ ngay ngày quốc tang

- A lô xin thưa có phải đây là số máy của thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn (0913 309 336) không ạ?
- Vâng đúng rồi, có gì không anh? Anh ở đâu đấy
- Dạ thưa thiếu tướng chúng tôi hiện đang ở nước ngoài và quan tâm đến đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp 
- Đám tang đã xong và...
- Thưa thiếu tướng việc hạ cờ rủ khi quốc tang chưa chấm dứt thì sao vậy?
- Không quốc tang 2 ngày từ lúc 12 giờ ngày 11 tháng 10 đến 12 giờ ngày 13 tháng 10 như vậy là đầy đủ chứ không có vội vàng gì. Chúng tôi làm đủ đúng 2 ngày.
- Thưa ông trong đám tang thì đoàn Lào và Campuchia được nhắc đến nhưng không nghe gì về đoàn Trung Quốc.
- Đây là hai đoàn cấp cao nhất từ đảng lãnh đạo của họ tham gia.
- Thế đoàn Trung Quốc không tham dự đám tang sao?
- Có, đoàn Trung Quốc có tham gia đám tang ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Thưa ông tại sao nhà của đại tướng ở đường Hoàng Diệu, đại sứ quán của Trung Quốc cũng ở đường Hoàng Diệu ngay tại Hà Nội mà họ phải vào tới thành phố HCM dể viếng đám tang?
- Có nhiều đoàn đại sứ đi viếng đám tang.
- Nhân tiện dây cho chúng tôi hỏi ông là phía quân đội Việt Nam gần dây tỏ vẻ nhún nhường trước quân đội Trung Quốc vì sao thế?
- Không, chúng tôi dùng luật pháp quốc tế và tuân thủ đúng luật quốc tế trong tranh chấp các xung đột.
- Chúng tôi rất quan ngại.
- Không có gì đâu mà quan ngại, anh cứ nói bà con kiều bào đừng quan ngại gì và hãy tin ở sức mạnh quân đội Việt Nam. Thế nhé.
- Cám ơn ông vì cuộc nói chuyện này.

Govapha - Vết thương sưng tấy mãi chưa lành

Govapha, thành viên Dân Luận
Nguồn: Quán nước Dân Luận
Cái chết của ông Võ Nguyên Giáp quả là một sự kiện "nổi", lấn át mọi tin tức đang "hot" trong tháng. Thấy em Chip hôi vừa khóc rưng rức tưởng nhớ Đại tướng vừa thở phào nhẹ nhỏm nhờ đá thôi rơi vì các chiến binh chém "nổ" còn bận xếp hàng đi viếng tang (đùa tí). Bản thân tôi ngày đêm tối tăm mặt mày vì chạy gạo, chân kề bên mép vực, gượng giỏi phải khoe, không thì đã nhào xuống hố nằm trước cả Đại tướng ấy chứ. Ê thằng kia, mầy là thằng dân đen, mầy chết thì kệ mẹ mầy. Sao dám bố láo đi so với Đại tướng hả mậy? Ấy ấy khoan ấy, bày tỏ cảm xúc là tùy mỗi cá nhân. Chứ cảm tính đâu thể nào che đậy, thay thế được cho chân tướng hay sự thật. Rõ ràng là thế, nên việc tôi than cứ than, chứ chuyện xuống hố thì trước sau gì cũng xuống, là thiệt. Cứ nhìn hình ảnh người lính Phàng Sao Vàng đi hàng trăm km để xuống viếng đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bên cạnh, cũng hình ảnh người lính Phàng Sao Vàng đó đi đòi công lý ở những vỉa hè thủ đô và “kêu oan 24 năm chưa được bồi thường”. Ông Vàng trong bộ đồ lính bày tỏ tình cảm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng đâu vì tình cảm đó mà xóa đi được sự thật từ cái bảng khẩu hiệu mà ông Vàng đeo nơi cổ suốt 24 năm qua.
Lời khen lời chê tới ông Đại tướng có đầy qua phương tiện truyền thông, tôi tự quản lý thông tin. Bên cạnh, không vì sự khác biệt mà tôi chướng tai gay mắt với những quan điểm khác. Với một người có sức ảnh hưởng như vậy, cũng phải để cho dư luận "rộng đường" mà "phân" với "ưu". Tôi kính trọng người già, lại là một người sống thọ như ông. Tôi cũng kính trọng ông từng là một người lính, nhưng tình cảm là một chuyện. Ít nhiều gì khi đối diện với cái chết của một nhân vật như ông, là gợi nhớ lại một trang lịch sử đã đi qua, và suy ngẫm tới kịch bản thảm họa hiện tại, lê thê kéo theo những cơn ác mộng dai dẳng. Nên không thể "tử" rồi thì thôi "tận" đi. Số phận của mỗi người dân phải đối mặt trong tình hình đất nước hiện nay, đâu thể một sớm một chiều được thay đổi qua việc dựng lên một tượng đài để tự hào, khoác lên một chiếc áo huyền thoại để tiếp tục tự hào là xong. Món ăn "vĩ đại" bất khả chiến bại, một tài sản mạnh nhất không lo bị lỗi thời, ấy là chúng nó nghĩ thế. Chúng nó là cái lũ mưu cầu lợi ích riêng, mập thân béo gia, lũ hèn với giặc ác với dân.
Những huân chương trên ngực áo một người lính, một huy hiệu phát sáng của danh dự. Không dễ dàng để có, nhưng buồn mà nói, thực tế, có những tấm huân chương có được từ sự hoạt động chính trị bẩn thỉu của bọn lãnh đạo, những kẻ nói dối vô lại. Đổi lấy một chủ nghĩa không thích hợp, đã bị thời đại văn minh đào thải. Một chế độ độc tài bạo lực du côn, đưa đất nước dân tộc chìm trong bóng tối bằng chính máu của những người lính chân chất, của những người dân lành đã chảy trong suốt chiều dài lịch sử của cuộc chiến. Những kẻ chuyên lợi dụng xác chết khi đã cố tình coi rẻ, bỏ quên lúc còn sống. Những lời tung hô khen ngợi chót lưỡi đầu môi, giữ chặt riêng hai chữ anh hùng với những chiến công hết "phi thường" đến "vĩ đại". Chúng nó chỉ muốn người dân còn tiếp tục tin tưởng, chịu lắng nghe chúng nó nói. Lời nói từ những kẻ tích cực cướp đoạt quyền tự do của dân và ăn cướp tài sản của dân. Dù biết rõ dân đã, đang mất lòng tin vào bộ mặt xấu xí thối tha của chế độ, những tên hề vẫn trơ trẽn đóng kịch đánh trống khua chiêng rình rang, rêu rao thắng cuộc từ quá khứ để muốn dân quên đi sự ung thối của hiện tại. Chúng nó rất muốn định hướng xác chết trở thành hình mẫu vú em, cố nhét lấy nhét để hai đầu vú teo réo vào miệng những dân đen đến trợn mắt nghẹt thở. Cái chết của Đại tướng qua bàn tay lưu manh của chế độ độc tài không làm cho Đại tướng trở nên đặc biệt được đâu. Ông may mắn khi được nhiều người dân tỏ lòng tiếc thương cho sự ra đi của ông. Điều này mới làm nên sự đặc biệt nơi ông.
Khi tôi về già, nếu tôi có kể với con cháu của tôi về nhân vật lịch sử này. Tôi sẽ nói về sự đặc biệt của ông. Còn những gì có tên gọi nhân vật huyền thoại hay vĩ đại từ "cờ in máu chiến thắng" tôi đã quẳng vào sọt rác từ lâu, ông Hồ cũng không ngoại lệ. Tôi có thằng bạn phán một câu xanh lè "nhìn cảnh nhiều người dân khóc lóc trước cái chết của ông Giáp, tao nghĩ chế độ này còn sống dai lắm đó mầy". Mỗi người mỗi ý, biết đâu đó cũng là một phần của sự thật. Tình cảm là tình cảm, sự thật là sự thật. Vì vậy, không thể ngăn được phải thảng thốt kêu lên, ôi sự thật.
Đất nước ngàn năm chinh chiến trải
Máu xương hòa lẫn núi rừng hoang
Trái tim Mẹ ngàn năm thổn thức
Vết thương sưng tấy mãi chưa lành
Vinh quang chẳng thiếu cờ xung trận
Rộn nhịp quân hành réo tiếng loa
Cũng chẳng thiếu nỗi niềm ô nhục
Ngọn lửa hờn, xáo thịt nồi da
Một rẻo sông buồn muôn vạn thuở
Một nhịp cầu đeo tủi hổ trơ
Tay Việt siết cò xuyên trán Việt
Dáng núi ngồi đau, Mẹ thẫn thờ
Thống nhất buồn, mây xám xịt bay
Con bồ câu trắng chết không hay
Nửa đêm hộc máu ngoài khơi lặng
Những chiếc thuyền câm kiếp đọa đày
Hòa bình tê điếng màu bầm đỏ
Nửa nước chìm trôi nửa nước say
Ngộ nhận, mơ hồ, lăng mạ cứ...
Diễn ra đằng đẵng suốt đêm ngày
Người với người sống để yêu nhau
Ra rả đầu môi chót lưỡi, ôi
Tay lận dao găm mài sắc lẻm
Người đày người, ngạ quỉ lên ngôi
Súng đạn im lìm mấy chục năm
Dòng máu quê hương cứ tím bầm
Dối lừa, gạt gẫm thành cơm bữa
Môi mép tanh òm mớ đại ngôn
Kẻ thắng người thua - ranh giới ảo
Mà đau đáu mãi vết trăm năm
Đầu xanh đầu bạc lô nhô sóng
Gươm giáo trong lòng mở hé nanh
Móng vuốt cào hoài tim Mẹ ta
Những dòng máu nóng cứ trào ra
Kìa xương kìa thịt tan trong đất
Mà đám cây còi, chửa nở hoa....
Những đồng chí của ông, có người sẵn sàng chia sẻ với ông, cục đường cắn chung. Cũng như có người sẵn sàng dối gạt ông, dối gạt lẫn nhau, với mục đích bảo vệ quyền lực quyền lợi riêng. Còn tôi chỉ là một thằng dân đen, trên răng dưới khoe cả dái, không cần đóng kịch với ông, không cần dối gạt ông. Cũng như có những người dân khóc ông, xếp hàng chờ viếng tang ông, tôi tin, họ không đóng kịch với ông, dối gạt ông. Đó là niềm an ủi nhất cho người đã chết.
Dù chỉ trong nghi lễ của một đoạn văn, tôi xin thành kính đưa tiễn ông một đoạn đường.
Vĩnh việt ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

LỘ TẨY “CÓ KỊCH BẢN”…

 * VÕ VĂN TẠO
Nửa ngày sau khi tướng Giáp yên nghỉ dưới lòng đất mẹ quê nhà trên núi Thọ Sơn (khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến - Quảng Bình), Báo Thanh Niên onlines có bài “Vì sao VTV không truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ tang Đại tướng?”. Đây cũng là thắc mắc, thất vọng và bức xúc của đông đảo người dân chăm chú theo dõi lễ tang Đại tướng qua màn ảnh nhỏ.
Trong bài báo của Thanh Niên, ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam - biện bạch: “Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền hình trực tiếp lễ tang của Đại tướng theo đúng kịch bản, trong đó có những điểm quan trọng trong suốt quá trình diễn ra. Tất cả những gì có trong kịch bản đều đã được thực hiện, truyền tải tới khán giả, chứ không phải do yếu tố kỹ thuật nào”. Và Báo Thanh Niên bình luận: “Trong khi đó, kênh truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV Giao thông) được đông đảo người xem đánh giá cao vì đưa những hình ảnh đưa tiễn Đại tướng  ”.
*
Dù bị hầu hết mọi người đánh giá là công thức, tẻ nhạt, sáo rỗng và vô cảm, không xứng tầm, điếu văn do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc trong lễ truy điệu cũng có được câu đánh giá chí lý “(tướng Giáp) là vị tướng của nhân dân”.
Theo thiển ý người viết bài này, khi nói tướng Giáp là Đại tướng của nhân dân, nên hiểu cả 2 hướng.
Thứ nhất, do công lao, nhân cách và số phận hết sức đặc biệt, Đại tướng được tuyệt đại đa số người dân Việt Nam kính trọng và yêu mến. 
Thứ hai, chính tính mạng, xương máu và nguồn tài lực to lớn của nhân dân trong các cuộc kháng chiến mới là yếu tố quyết định làm nên tuổi vị Đại tướng lừng danh.
Nhiều biểu hiện nhà nước, điển hình như VTV, chỉ "làm theo chức phận" (!?). Truyền hinh trực tiếp mà có chỉ đạo sẵn, quay ở đâu? Cắt chỗ nào? Khi nào dừng...cuộc phát hình ?! Tất nhiên, về chuyên môn thì ai cũng hiểu là chương trình nào cũng có kịch bản nghề nghiệp, nhưng cái "kịch ban" phía sau: Ai không cho quay, phát  cảnh hàng chục nghìn người dân dự Lễ tang thì còn nhiều khuất tất!
*
Trở lại chuyện VTV1 tường thuật lễ tang. Ngay trong buổi sáng 12-10, rất nhiều báo nhà nước onlines đăng thông tin bạn đọc điện thoại, email về thắc mắc không thấy VTV1 tường thuật trực tiếp đầy đủ lễ viếng như thông báo trước đó của Ban tổ chức tang lễ. Sáng 13-10, thê thê hàng chục phút trước khi lễ truy điệu được khai mạc, trên màn hình của VTV1 chỉ loanh quanh cảnh xe cộ, bộ phận nhân lực phục vụ nghi lễ trước sân nhà tang lễ. Tuyệt nhiên không thấy hình ảnh hùng vĩ và bi tráng của người dân các tuyến phố Hà Nội, dọc đường lên sân bay Nội Bài, ở Quảng Bình đã tề tựu từ sáng sớm, chờ giây phút cảm động tiễn biệt Đại tướng, như nhiều tờ báo trong và ngoài nước đã mô tả.
Khi linh xa rời khỏi nhà tang lễ, VTV1 chỉ đưa loáng thoáng vài khung hình tại một số điểm trên  phố, không thấy cảnh linh xa dừng trước nhà Đại tướng, không thấy được toàn cảnh, quy mô và những chi tiết đặc sắc phản ánh tâm trạng, tình cảm nhân dân trong giờ phút cảm động bái biệt Đại tướng… Trong khi đó, VTV1 lại chiếu cảnh nhà đài tổ chức “hoạt cảnh” mời mấy nhân vật bình luận, chẳng khác giờ nghỉ giữa 2 tăng của một trận bóng đá! Trước “kịch bản” quá tệ hại ấy, rất nhiều người không nén nổi cảm giác giận dữ.
Rất có thể, “kịch bản” của VTV1 phải tuân thủ nghiêm ngặt ý đồ của ai đó (chẳng ai tin VTV1 lại “nghiệp dư”, “bã đậu” đến vậy), nhưng lại hoàn toàn đi ngược lòng dân. Phải chăng, cung cách ấy cũng là lý do để “các thế lực thù địch” có cơ sở mà bình luận: Hà Nội làm tang tướng Giáp rình rang nhằm lợi dụng danh tiếng của ông để đánh bóng thể chế?

V.V.T.
----------------
(Bản thảo tác giả gửi BVB
đầu đề là : "Đại tướng của Nhà nước, Đại tướng của nhân dan")

FB - Pham Nguyen Truong

Người ta nói: Cái quan định luận. Bây giờ ông Võ Nguyên Giáp đã mồ yên mả đẹp rồi, có nghị luận ngang dọc thế nào ông cũng chẳng bận tâm, nhưng mỗ nghĩ nghị luận là để rút ra bài học cho chúng ta và cho hậu thế. Nếu các bạn đồng ý như thế thì mỗ đề nghị mỗi người chúng ta cùng suy nghĩ ba vấn đề sau đây:
1. Ông Võ Nguyên Giáp có biết những người như Nguyễn Mạnh Tường, Vũ Đình Huỳnh… và nhiều người khác nữa là bị oan hay không? Nếu biết thì vì sao ông không lên tiếng? Biết người ngay bị oan mà không lên tiếng thì có phải là người Nhân hay không?
2. Ông Võ Nguyên Giáp có biết giá trị của chế độ dân chủ pháp quyền (các nhà trí thức châu Âu và những vị khai quốc công thần Mĩ đã biết cách đây 2-3 thế kỉ) hay không? Nếu không biết thì có thể gọi là người Trí hay không?
3. Ông Võ Nguyên Giáp có biết những cộng sự gần gũi với mình như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Chu Văn Tấn và nhiều sĩ quan trong Bộ tổng tham mưu bị oan hay không? Khi tay chân của mình bi người ta đối xử bất công mà mình không dám đứng lên bảo vệ thì có phải là người Dũng hay không?
Xin bạn hãy tự trả lời. Viết ra hay không không phải là điều quan trọng. Mỗ nghĩ đây là một bài tập tốt cho trí não.
 

Bài thơ ông Hoàng Quang Thuận đọc trên ti vi trong lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Blog Nguyễn Tường Thụy)

.
Trong bài Bao nhiêu cảm động và một điều muốn ói ở blog quê choa có đăng một cái ảnh
hqt
và kèm theo lời chú:
“Tay Hoàng Quang Thuận đã kịp mò ra Vũng Chủa nhảy lên ti vi đọc thơ rồi. Thật tởm!
Người Quảng Bình vẫn còn những kẻ tởm lợm như thế này đây.”
Tôi không xem ti vi nên không biết, nhưng dòng tin Hoàng Quang Thuận đọc thơ trên ti vi làm tôi tò mò muốn biết bài thơ ông Thuận đọc trên ti vi nó như thế nào.
hoangquangthuanviengvonguyengiap2
với lời chú:
“GS.TS Hoàng Quang Thuận cùng các đồng chí lãnh đạo tiễn đưa Đại tướng về lòng đất mẹ”
Và viết tiếp:
“Trước đó, khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi đi xa, những vần thơ viết năm nào tặng vị tướng của thời đại lại cháy lên trong lòng GS.TS Hoàng Quang Thuận, như da diết của nỗi nhớ, như lắng đọng của tình cảm kính yêu. “Ánh nhân từ/ Mắt Bác phủ mênh mông/ Bác Văn ơi/ Con nhớ mãi chiều xuân…”

Nhớ mãi chiều xuân

                                                                              Hoàng Quang Thuận
Có phải người thật đó bác Văn
Thật hay mơ
Con người huyền thoại
Thật hay mơ
Chiều xuân nay nhớ mãi
Giọng Quảng Bình
Bác nói ấm không gian
Ngoài hiên xuân
Dưới ánh nắng vàng
Đôi chim nhỏ chuyền cành
Ca hát mãi
Quảng Bình ơi
Một người con huyền thoại
Đã đi vào lịch sử hành tinh
Quảng Bình ơi
Mảnh đất anh linh
Kiến Giang ơi
Dòng sông xanh mát
Hãy lắng nghe lòng ta ca hát
Một chiều xuân gặp Bác
Sao nghe lòng
Thổn thức rưng rưng
Thật hay mơ
Ta gặp vị anh hùng
Tóc bạc trắng
Một thời binh lửa
Thật hay mơ
Lòng ta không biết nữa
Ánh nhân từ
Mắt Bác phủ mênh mông
Bác Văn ơi
Con nhớ mãi chiều xuân”
Không thấy trang hoangquangthuan.info nói bài thơ này đã đọc trên ti vi. Nhưng bài thơ đã đọc trên ti vi phải chăng là bài thơ trên (như đã nói tôi không xem chương trình này). Nếu vậy thì liệu nó có xứng để đọc trên chương trình truyền hình trực tiếp lễ an táng Đại tướng VNG hay không, vì những bài thơ tầm này nhan nhản khắp nơi.
Định dừng ở đây thì tôi đọc được bài ÂM BINH NƠI HUYỆT MỘ ĐẠI TƯỚNG? ở blog ngominh có nói bài thơ trên được chọn phát trực tiếp chiều 13/10, kèm theo một câu bỏ ngỏ của Đặng Ngọc Thăng:
Bạn nghĩ gì khi một bài thơ “xuất chúng” đến như thế được đọc tại thời khắc linh thiêng và tang tóc, mà VTV THTT???”.
Có lẽ, cũng không nên đòi hỏi ở ông Hoàng Quang Thuận nhiều hơn vì thơ ông và nhân cách của ông, mọi người đã biết tới trong vụ thơ thiền – đường luật. Phía đáng nói tới là nhà đài VTV kia, vì ông HQT chỉ có một nhưng VTV thì thiếu gì người tài giỏi và đầy kinh nghiệm làm truyền thông.
Có lẽ cũng vì thế mà blog ngominh thảng thốt kêu lên VTV ƠI sao lại thế?
14/10/2013
NTT

ÂM BINH NƠI HUYỆT MỘ ĐẠI TƯỚNG ?


         Bạn đọc thân mến. Lúc sắp sửa buổi tường thuật trực tiếp Lễ an táng Đạitướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa VTV1, tôi đã kẹt xe ở ngã ba Ba Đồn. Vợ tôi từ nhà ở Huế điện cho biết:" Sắp lễ an táng rồi. Có ông  tên là Hoàng Quang Thuận đang đọc thơ". Cả đoàn nhà văn xôn xao . Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật bức xúc điện thoại khắp nơi để hỏi kỹ sự việc . Hoàng Quang Thuận thì giới văn chương ai còn lạ gì nữa. Năm ngoái "nhà thơ thần Yên Tử" lừa Phật này đã bị bao nhiêu học giả vạch trần . Nhà văn Tô Nhuận Vỹ điện cho nhà văn Y Ban. Y Ban bảo:" Ôi, em đang lộn tiết lên đây. Khốn nạn. Em cứ vái cụ Giáp, cụ ơi đừng tin thằng này...". Nghe chuyện nhà thơ Võ Quê cười bảo :" Trong quan niệm của người Huế, trong các đám tang bao giờ cũng có âm binh. Đó là bọn cơ hội, lợi dụng đám tang để kiếm chác. Có lẽ ông Th ấy là âm binh trước huyệt mộ cụ Giáp đấy. Nếu  vía cụ Giáp lớn thì âm binh chẳng làm gì được đâu, yên tâm...". Rồi bây giờ đọc trang Nguyên Hùng, thấy được cả ảnh, đọc được cả thơ  ông ta rồi. Đúng là "thơ thẩn". Quechoa viết :"Tay Hoàng Quang Thuận đã kịp mò ra Vũng Chủa nhảy lên ti vi đọc thơ rồi.Thật tởm! Người Quảng Bình vẫn còn những kẻ tởm lợm như thế này đây".

             Đúng là âm binh rồi. Xim mời bạn đọc cùng bàn luận.


Chiều nay trong chương trình VTV truyền hình trực tiếp Lễ An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bất ngờ mình nhìn thấy một gương mặt vốn rất quen với nhiều bạn đọc vnweblogs.com. Nhưng điều bất ngờ và đáng nói hơn chính là người này đã được VTV chọn mời đọc thơ về Đại tướng, một nhân cách sáng ngời khiến hàng triệu con tim nức nở, ngay trước giờ phút Lễ An táng Người được bắt đầu. Và không chỉ thế, hàng triệu khán giả truyền hình còn có thể nhìn thấy "gương mặt quen" đứng ở hàng đầu, bên cạnh các nhà lãnh đạo cao nhất trong giờ phút tưởng niệm người Anh hùng Dân tộc.

Các bạn xem hình và thử nhớ xem "gương mặt quen" này là ai nhé:


alt
"Một người con của Quảng Bình đọc thơ kính viếng Đại tướng"

alt
"Người con QB" đứng giữa các ông Tô Huy Rứa và Uông Chung Lưu.

Dù đang đau buồn trước sự ra đi của Đại tướng, nhưng cũng không thể không đưa ra một câu hỏi dành cho VTV: sao lại thế?

______

PHỤ LỤC - Bài thơ được VTV chọn phát trực tiếp trước Lễ An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(14-10-2013)- CBTT xin chép bài thơ của được VTV chọn phát trực tiếp chiều hôm qua từ trang FB của anh Thạch Cầu cùng câu hỏi của anh:


Bạn nghĩ gì khi một bài thơ "xuất chúng" đến như thế được đọc tại thời khắc linh thiêng và tang tóc, mà VTV THTT??? (Đặng Ngọc Thăng)

Nhớ mãi chiều xuân
Hoàng Quang Thuận

Có phải người thật đó bác Văn
Thật hay mơ
Con người huyền thoại
Thật hay mơ
Chiều xuân nay nhớ mãi
Giọng Quảng Bình
Bác nói ấm không gian
Ngoài hiên xuân
Dưới ánh nắng vàng
Đôi chim nhỏ chuyền cành
Ca hát mãi
Quảng Bình ơi
Một người con huyền thoại
Đã đi vào lịch sử hành tinh
Quảng Bình ơi
Mảnh đất anh linh
Kiến Giang ơi
Dòng sông xanh mát
Hãy lắng nghe lòng ta ca hát
Một chiều xuân gặp Bác
Sao nghe lòng
Thổn thức rưng rưng
Thật hay mơ
Ta gặp vị anh hùng
Tóc bạc trắng
Một thời binh lửa
Thật hay mơ
Lòng ta không biết nữa
Ánh nhân từ
Mắt Bác phủ mênh mông
Bác Văn ơi
Con nhớ mãi chiều xuân.

 

"THÁNH THƠ", CHÍNH ỦY VÀ CÔ "SINH VIÊN SƯ PHẠM... ĐỒ SƠN"?.

Đào Tuấn - Mình bắt đầu thấy ngưỡng mộ “Thánh thi” Hoàng Quang Thuận.

Không phải ở chỗ, anh í trong 4 tiếng của cõi trần “nhập đồng”, chắp bút cho tiền nhân viết ra 121 bài “thần thơ”.

Cũng không phải ở bài, chắc cũng "thần thơ", mà chiều qua anh đọc trên đảo Yến, có những câu: "Quảng Bình ơi/Mảnh đất anh linh/ Kiến Giang ơi/ Dòng sông xanh mát/ Hãy lắng nghe lòng ta ca hát"...

Ngưỡng mộ vì sau khi gửi thơ dự giải Nobel, chả hiểu bằng cách nào, anh có thể đọc thơ trực tiếp trên Truyền hình Quốc gia, trong một lễ Quốc tang.

Đem nổi thần thơ vào đám tang để PR- Phải là thần thánh, chứ phàm trần làm sao nghĩ nổi, làm nổi.

Trong khi đó, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng, Trung tướng Lê Thanh Bình nói với Lao Động “Nguyên nhân vụ nổ là do thuốc pháo hoa tự bốc cháy, gây cháy kho dẫn tới nổ lan sang xưởng sản xuất”.

Đứng trên kho bãi, bị san phẳng vì vụ nổ, mà vẫn biết được nổ là do pháo hoa tự bốc cháy.

Không thánh thần, thì cũng phải thánh nhập mới biết được.

Người có thể so đọ được với 2 anh, chỉ có thể là một cute girl Thúy Vy nào đó.

Cô ấy, thật cảm đảm, viết rằng: "Tui luôn hát về lòng tôn trọng, nhưng cái gì làm ảnh hưởng, mất thời gian vs vô bổ với tui, thì đéo hơi đâu mà tôn trọng nhé. Đúng là ông có nhiều công cho đất nước, nhưng khi ông chết cũng xuống mồ như bao người khác thôi. Mắc gì cả nước sồn sồn lên, rồi làm này làm nọ…Bạn cũng chẳng có lý do gì mà giận tôi. Bạn là người giả tạo hay nhu nhược!"..

Thúy Vy là một sinh viên của Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Cô ấy thật can đảm và rất xứng là thần tượng, là cô giáo của những người đang nhìn nước mắt đồng bào, mà bảo đó là “tâm lý chó đàn”.

Có một cách không mất thời gian mà cũng không vô bổ, là ra Đồ Sơn và chỉ việc “nằm ngửa và dạng chân ra”.
---------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt

 

BĂNG NHÓM HOÀNG CÔNG KHÔI TIẾP TỤC LỘNG HÀNH TRONG KHI PHẠM QUANG NGHỊ ĐẤU ĐÁ

Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam
bị bí thư quận ủy Hoàng Công Khôi lừa
Theo tin từ báo “Kinh tế & Đô thị”
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc quận Hoàn Kiếm về công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo tồn đọng, theo Nghị quyết 22/2009/NQ – HĐND TP (gọi tắt là Nghị quyết 22).
Vụ 18 Ngô Quyền chưa giải quyết xong, chính Khôi vừa lết tới xin lỗi ông Trịnh Tuấn Tòng.
Vụ Trịnh Hoàng Anh Nguyễn Minh Thanh xây dựng không phép, đập tường chịu lực, lấn chiếm đất công tại biệt thự 11A Tông Đản chưa có kết quả tiếp tố của Thanh tra TP HN trả lời nguyên đơn mặc dầu quá thời hạn. Hiện hồ sơ kết luận đang trên bàn Nguyễn Văn Tuấn Dũng.
Vụ tố cáo phó CT phường Tràng Tiền Nguyễn Minh Thanh khai man lý lịch ứng cử HĐND, cử tri vẫn đang gửi đơn lần thứ 8 tới các cơ quan TW, Quốc hội, Thành phố và báo chí.
Bà Nguyễn Ngọc Dung ở 16 Lê Phụng Hiểu, phường Tràng Tiền đang kiện chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Vũ Văn Viện ở Tòa án nhân dân quận, bí thư Khôi đã chỉ đạo TAND quận gây trở ngại để không thụ lý đơn của bà Dung, bao che cho các sai phạm của thuộc cấp.
Vụ ĐH Tổng hợp HN báo chí tố cáo băng nhóm Khôi – Viện – Hoa phá di sản
Băng nhóm Hoàng Công Khôi cấp phép xây dựng trên đất vườn hoa của di sản khu phố tây mà không cần biết là xây mấy tầng. Xem Nguyễn Quốc Hoa – kẻ chuyên báo cáo láo và sử dụng chữ ký giả, trả lời phỏng vấn báo chí tại đây là có cấp phép xây trong vườn hoa nhưng không biết mấy tầng???
http://photos.wikimapia.org/p/00/00/97/88/45_big.jpg
Bí thư Khôi điêu toa như kẻ chợ.
__________________________
TIN NÓNG BÁO ĐẢNG
Báo Tổ quốc cho biết người dân phố cổ Hoàn Kiếm chưa hề nhận được thông báo từ cơ quan chức năng của Hà Nội cho một dự án lớn liên quan mật thiết tới đời sống của dân.
Báo Quân đội nhân dân: Bức xúc về giáo dục Hà Nội
Báo Người đưa tin: Cũng bức xúc về giáo dục Hà Nội
UBND TP Hà Nội vi phạm NGHỊ ĐỊNH 90/2010/NĐ-CP trốn trả lời báo chí
http://nld.com.vn/ban-doc/vu-phoi-tran-thong-tin-ca-nhan-co-dau-hieu-trai-luat-20131004103810336.htm
http://nld.com.vn/ban-doc/phoi-tran-thong-tin-ca-nhan-20131003093312524.htm
Triển lãm ở 42 Yết Kiêu về phá quy hoạch kiến trúc phố cổ
quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
ĐH Mỹ thuật Việt Nam đã mở triển lãm tại 42 Yết Kiêu trưng bày các bức ảnh do KTS Nguyễn Thế Sơn và nhóm cộng sự về đề tài đình, chùa, miếu bị xâm hại nghiêm trọng.
http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/tac-gia-nguyen-the-son-soc-vi-dinh-lang-thanh-nha-nghi-giua-pho-co-n20130923044441855.htm
Báo Giáo dục: Ngán ngẩm vì Hà nội cấp phép láo phá di sản
http://www.gdtd.vn/channel/2776/201310/doi-thoai-voi-dinh-lang-1973697/
Những bức ảnh trưng bày tại triển lãm, cho thấy rõ tội ác của băng nhóm “Hoàng Kiếm” do tên Bí thư quận ủy Hoàng Công Khôi cầm đầu – chỉ trong một nhiệm kỳ, Khôi – Viện – Hoa và bè lũđã phá hỏng kiến trúc nhiều ngôi đình cổ:
- Đình Du Vũ, 42 Hàng Da giờ thành quán cà phê
- Đình Cổ Tân, 166 Trần Quang Khải giờ thành ngân hàng
- Đình Hoa Thị, 90B Hàng Đào thờ Tổ nghề Nhuộm giờ thành shop thời trangchỉ còn một dấu tích duy nhất còn sót lại là dòng Hán tự.
- Đình Hàng Quạt, số 4 Hàng Quạt, thờ Tổ nghề Quạt và Thành Hoàng nay thành... nhà nghỉ
- Đình Kiếm Hồ, số 7 Hàng Vôi nơi thờ Tổ nghề Vôi và thờ vọng Lê Lợi nay là một ngôi nhà hiện đại cao hơn 10 tầng.
- Đình Tử Dương ở số 8 Hàng Buồm nay biến thành quán bar.
- Đền Vũ Thạch bị biến thành trạm tế để Khôi bán rẻ như cho trạm y tế phường Tràng tiền cho bạn gái là Bùi Kim Lan. Sau đó bảo kê cho Lan xây 4 tầng không phép và bán lại 1 tầng thu hồi vốn. Việc bán công sản này không qua đấu thầu.
Điều đặc biệt, phường Tràng Tiền rất cần Trạm y tế nhưng phường + quận lại bàn giao lại trụ sở này cho UBND TP HN để hóa giá. Người được ‘chỉ định mua’ là Bùi Kim Lan bạn gái Hoàng Công Khôi. Vì cần Trạm y tế, nên phường Tràng Tiền lấy luôn đền Vũ Thạch – di tích được xếp hạng để thay thế. Xem Chuyện tình Lan và Khôi:
http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/chuyen-tinh-lan-va-khoi.html
Không chỉ ăn chia kiếm chác và vô văn hóa không coi trọng di sản, mà đây là âm mưu trấn yểm của Hoàng Công Khôi qua việc phá hỏng kiến trúc khu phố cổ trung tâm Thủ đô Thăng Long
Các điểm kinh doanh trên đất của Thần Thánh trong quận đều do bà Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch Nguyễn Thị Minh Yến – vợ bí thư Hoàng Công Khôi cấp phép.
__________________________

12 nhận xét:

  1. Nặc danh18:55 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
    tất cả đều do Vũ Hồng Khanh. Dùng luật rừng công văn chỉ đạo cấp dưới vô hiệu hóa văn bản quy phạm pháp luật để cướp bóc hại dân.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Xem Vũ Hồng Khanh lộng hành ở Thủ đô22:45 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
      Vũ Hồng Khanh – trùm tội phạm ăn đất
      Sau màn dùng loa đe dọa cưỡng chế, phường Trần Phú lại "đánh đố" người dân
      http://danoan2012.blogspot.com/2013/10/vu-hong-khanh-chinh-la-trum-toi-pham-at_2.html

      Vũ Hồng Khanh tiếp tay cho HUD cướp đất của dân Hoàng Mai Hà nội
      http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/vu-hong-khanh-tiep-tay-cho-hud-cuop-at.html

      Bọn tham nhũng cướp đất công để trả ơn cho nhau!
      http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/bon-tham-nhung-cuop-at-cong-e-tra-on.html?showComment=1378195530429#c6698276908648347986

      Xem Vũ Hồng Khanh lộng hành ở Thủ đô ra sao.
      http://danoan2012.blogspot.com/2013/08/xem-vu-hong-khanh-long-hanh-o-thu-o-ra.html
    2. Vụ kiện từ 2005 - KHÔI ĐIÊU QUÁ, LỪA CẢ HĐND TP22:48 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
      Vụ kiện từ 2005 vụ bà Mai Thị Nhật 188 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân.
      Bản án có hiệu lực mà 8 năm quận Hoàn Kiếm không thi hành.
      Xem đơn bà Nhật gửi Nguyễn Thế Thảo ở đây:
      http://danoan2012.blogspot.com/2013/07/bi-thu-hoang-kiem-lam-giau-tu-au.html
    3. Đả đảo Phạm Quang Nghị22:52 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
      Tất cả đều do Phạm Quang Nghị xử dụng bọn cán bộ đểu, bọn ăn cướp và có tiền sự ăn cắp
      Có ông Trần Trọng Dực là người tử tế nhưng không làm gì được.
  2. Vụ kiện 38 phố Hàng Giầy - KHÔI ĐIÊU QUÁ, LỪA CẢ HĐND TP22:49 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
    Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng đã tồn tại nhiều năm ở 38 phố Hàng Giầy, UBND TP. Hà Nội tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo quận Hoàn Kiếm xem xét, xử lý dứt điểm sai phạm theo đúng quy định pháp luật.

    http://dantri.com.vn/ban-doc.htm

    http://dantri.com.vn/ban-doc/thanh-pho-ha-noi-tiep-tuc-chi-dao-xu-ly-sai-pham-o-38-hang-giay-789579.htm

    Trả lời
  3. CHUYÊN ĐỀ VỀ QUẬN HOÀN KIẾM23:06 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
    Kỳ 17 Thứ sáu, ngày 05/7/2013
    Bí thư “Hoàn Kiếm” làm giàu từ đâu ?
    Bản án có hiệu lực mà 8 năm quận Hoàn Kiếm không thi hành.
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/07/bi-thu-hoang-kiem-lam-giau-tu-au.html

    Kỳ 18 Thứ sáu, ngày 19/7/2013
    Sau 6 năm, TP. Hà Nội chưa chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/07/tin-tiep-theo-ve-bang-nhom-hoang-kiem.html?showComment=1374217836976#c4411248126155480416

    Kỳ 19 Thứ hai ngày 02/9/2013
    Chuyện tình Lan và Khôi
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/chuyen-tinh-lan-va-khoi.html

    Kỳ 20 Thứ ba ngày 03/9/2013
    Bọn tham nhũng cướp đất công để trả ơn cho nhau!
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/bon-tham-nhung-cuop-at-cong-e-tra-on.html?showComment=1378195530429#c6698276908648347986

    Kỳ 21 Thứ tư ngày 18/9/2013
    QUẬN HOÀN KIẾM – BIỆT ĐỊA VÔ CHÍNH PHỦ TRONG LÒNG NƯỚC
    CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/quan-hoan-kiem-biet-ia-vo-chinh-phu.html

    Kỳ 22 Thứ năm ngày 26/9/2013
    Dự án Văn Cao - Hồ Tây - nhà Vũ Hồng Khanh lòi ra mặt đường.
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/du-van-cao-ho-tay-nha-vu-hong-khanh-loi.html?showComment=1380187472345#c4662464067707874092

    Kỳ 23 Thứ sáu, ngày 27/9/2013
    CÁN BỘ HÀ NỘI NÔ NỨC SAI PHẠM ĐỂ ĐƯỢC THĂNG CHỨC
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/09/can-bo-ha-noi-no-nuc-sai-pham-e-uoc.html
    http://thinhoi001-thinhoi001.blogspot.com/2013/09/can-bo-ha-noi-no-nuc-sai-pham-e-uoc.html
    http://www.namviet.net/showthread.php?t=6522

    Kỳ 24 Thứ tư, ngày 02/10/2013
    Vũ Hồng Khanh – trùm tội phạm ăn đất
    Sau màn dùng loa đe dọa cưỡng chế, phường Trần Phú lại "đánh đố" người dân
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/10/vu-hong-khanh-chinh-la-trum-toi-pham-at_2.html

    Kỳ 25 Thứ hai, ngày 07/10/2013
    LỢI DỤNG MỘT CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG ĐỂ THAM NHŨNG
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/10/dan-pho-co-nho-ang-tai-tham-nhung-lien.html?showComment=1381130388258#c4892980435507846263

    Kỳ 26 Thứ bảy, ngày 12/10/2013
    Tiếp theo vụ Hoàng Công Khôi và băng nhóm Hoàng kiếm.
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/10/tiep-theo-vu-hoang-cong-khoi-va-bang.html?showComment=1381573294578#c3590219282953024198

    Kỳ 27 Thứ hai, ngày 14/10/2013
    BĂNG NHÓM HOÀNG CÔNG KHÔI TIẾP TỤC LỘNG HÀNH
    TRONG KHI PHẠM QUANG NGHỊ ĐẤU ĐÁ
    http://danoan2012.blogspot.com/2013/10/bang-nhom-hoang-cong-khoi-tiep-tuc-long.html
    Trả lời
  4. MỘT NGUỒN THAM NHŨNG LỚN CỦA NGHỊ - THẢO VÀ BĂNG NHÓM01:15 Ngày 15 tháng 10 năm 2013
    Thuế cho thuê nhà trọ bị “băm đôi”

    http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Thue-cho-thue-nha-tro-bi-bam-doi/142652.bld

    Theo báo Lao động, Số 235 - Thứ hai 14/10/2013 Trên địa bàn Hà Nội hiện có hàng vạn hộ kinh doanh nhà trọ, với doanh thu hàng năm lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Điều đáng ngạc nhiên là cho dù đã hoạt động trong lĩnh vực này được hàng chục năm nay, nhưng đối tượng kinh doanh nhà trọ chưa bao giờ phải đóng một đồng tiền thuế nào cho ngân sách nhà nước, hằng năm ngân sách nhà nước đã bị thất thu hàng trăm tỉ đồng.
    Việc này nở rộ và duy trì trong nhiệm kỳ của Phạm Quang Nghị
    Trả lời
    Trả lời
    1. Hồng Kỳ - Thanh tra là ra ngay12:24 Ngày 15 tháng 10 năm 2013
      Phường Tràng Tiền có nhiều hộ cho thuê nhà được Đặng Đình Bằng bảo kê chia đôi ví dụ: Trịnh Doanh + Trịnh Cương ở số 11 A Tông Đản.
  5. Trưởng ban pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam và báo Kinh tế và Đô thị bảo kê cho Hoàng Công Khôi báo cáo láo12:27 Ngày 15 tháng 10 năm 2013
    Quyết định 1818 của TP. Hà Nội ban hành năm 2008 về 38 Hàng Giầy bị Hoàng Công Khôi “đá vào dĩ vãng”.

    Thành phố Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm sai phạm ở 38 Hàng Giầy
    http://dantri.com.vn/ban-doc/thanh-pho-ha-noi-chi-dao-xu-ly-dut-diem-sai-pham-o-38-hang-giay-766732.htm

    Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin: Ngang nhiên vi phạm xây dựng ở phố cổ
    VOV.VN -Trong khi đang thực thi Quyết định của UBND thành phố Hà Nội chủ đầu tư đã tự ý cải tạo sửa chữa không phép
    http://vov.vn/Xa-hoi/Ngang-nhien-vi-pham-xay-dung-o-pho-co/275645.vov
    Trả lời
  6. bê bối kéo dài tại quận HK mag bí thư dám báo cáo láo cho đăng báo Kinh tế đô thị là giải quyết xong khiếu kiện12:31 Ngày 15 tháng 10 năm 2013
    Xem vụ việc 38 Hàng Giầy trên Youtube:
    http://www.youtube.com/watch?v=tLygPfV1KGA

    Sở Xây dựng yêu cầu trả lại nguyên hiện trạng nhà 38 Hàng Giầy:
    http://dantri.com.vn/ban-doc/so-xay-dung-yeu-cau-tra-lai-nguyen-hien-trang-nha-38-hang-giay-784304.htm

    Báo Phụ nữ lên tiếng nhưng vô vọng:
    http://phunuviet.com.vn/thanh-pho-ha-noi-chi-dao-xu-ly-dut-diem-sai-pham-o-38-hang-giay-41010.html

    Báo Hà nội mới của Thành ủy không có tác dụng gì với vợ chồng Khôi:
    http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Quy-hoach/611868/cai-tao-nha-khong-phep-lan-chiem-san-chung-o-hang-buom

    Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng đã tồn tại nhiều năm ở 38 phố Hàng Giầy, UBND TP. Hà Nội tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo quận Hoàn Kiếm xem xét, xử lý dứt điểm sai phạm theo đúng quy định pháp luật.
    http://dantri.com.vn/ban-doc.htm

    http://dantri.com.vn/ban-doc/thanh-pho-ha-noi-tiep-tuc-chi-dao-xu-ly-sai-pham-o-38-hang-giay-789579.htm

    Thanh tra TP Hà Nội là cơ quan chỉ ngang cấp quận, làm gì được Khôi?
    Trả lời
  7. TBT Nông Đức Mạnh bị Khôi vứt vào sọt rác12:34 Ngày 15 tháng 10 năm 2013
    Trong hai năm 2003 - 2004, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và UBND TP. Hà Nội đã nhiều lần có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, báo kết quả giải quyết vụ việc nhà số 38 phố Hàng Giầy. Tuy nhiên, sai phạm của Công ty Dịch vụ ăn uống Hoàn Kiếm vẫn không bị xử lý, dù đã có một số đoàn kiểm tra đến làm việc, thẩm định.

    Cty Dịch vụ ăn uống Hoàn Kiếm ở 38 Hàng Giầy là sân sau của Nguyễn Thị Minh Yến – Trường phòng Kinh tế quận HK – vợ của Bí thư quận ủy Hoàng Công Khôi.

    Yến là đầu nậu rượu ngoại lậu và thuốc lá lậu toàn quận. Trước năm 2012, Yến cạnh tranh ác liệt với siêu thị Minh Hoa - Thái Hà của GĐ công an HN Nguyễn Đức Chung. Hoàng Công Khôi không trúng Thường vụ Thành ủy, không vào được Ban Nội chính chống tham nhũng Thành ủy HN còn do vụ việc mua chuộc nhân viên siêu thị Minh Hoa đánh tráo rượu rởm để hạ độc thủ Nguyễn Đức Chung nhưng bị bại lộ (nhân viên siêu thị tự khai).

    Quyết định 1818 của TP. Hà Nội ban hành năm 2008 về 38 Hàng Giầy bị Hoàng Công Khôi “đá vào dĩ vãng”.
    Trả lời
  8. Danh sách của Sở kế hoạch đầu tư về doanh nghiệp Hà Nội bỏ trốn12:56 Ngày 15 tháng 10 năm 2013
    Danh sách của Sở kế hoạch đầu tư về doanh nghiệp Hà Nội bỏ trốn xem ở đây này:

    http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=2&ved=0CDAQFjAB&url=http%3A%2F%2Fwww.hapi.gov.vn%2FDesktopModules%2FDnnForge%2520-%2520NewsArticles%2FDownloadFile.aspx%3FFileID%3D1749&ei=DdhcUrOuE8j_iAe_uoGwDg&usg=AFQjCNHI1sidgBpVqPdWkfv0BXvMkiSA4w&sig2=V3Bk5H-xtqwpfChQP_eNIw&bvm=bv.53899372,d.aGc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét