- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 82 – 13/10/2013 (Thành). =>
- Đài Loan tuyên bố Trung Quốc tung “tin vịt”, TQ thêm tàu khủng (PNT). - Sự nguy hiểm của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông (ĐV).
- Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam (BBC). - Việt-Trung tăng cường hợp tác hàng hải, trên bờ và tài chính (VOA). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (CP). “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông”.
- Chuyển trại tù – Hành vi cần phải lên án (Người Buôn Gió). “Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hành vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng. Trái với những chủ trương nhân đạo của pháp luật là tạo điều kiện cho phạm nhân có hoàn cảnh tốt để yên tâm cải tạo, chấp hành án phạt tù“.
- Từ Trại giam số 5 Bộ Công an, Yên Định Thanh Hóa, Ts Cù Huy Hà Vũ đã viết thư gửi bác Đặng Bích Hà vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (CHHV).
- Tột cùng hỗn láo với dân tộc Việt Nam và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Cầu Nhật Tân). Không phải vì chúng ta căm phẫn bọn bành trướng Bắc Kinh và nhiều kẻ cam tâm tiếp tay cho chúng mà có thể cường điệu những gì được cho là khuất tất liên quan tới mối tình “4 tốt” đó. Thời gian của lễ Quốc tang đã được thông báo là từ 12h trưa thứ Sáu 11/10 đến 12h trưa Chủ nhật 13/10. Dù đại diện cho những kẻ chuyên xâm lăng gây hấn kia có tới ngay sau lễ Quốc tang, chúng ta vẫn có thể lịch sự mà đối xử niềm nở theo thông lệ quốc tế được. “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn” là vậy. Thêm nữa, người làm báo tự do rất không nên “học” những thói xấu của báo nhà nước CS.
Đêm qua chúng tôi cũng đã nhận được bản sao của công văn này, được gửi từ một địa chỉ “vô danh”, nhưng đã không sử dụng.
- Thục Quyên: Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Boxitvn). – Nguyễn Trung Thành: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – những góc cạnh và những hình chiếu. – Dương Tường: bái vọng.
- Hà Nội: nhanh chóng Hạ cờ rũ quốc tang xuống, hấp tấp Thượng kỳ hân hoan nghênh đón Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường (Trần Hoàng).
- Ý kiến của kẻ phá bĩnh (ANTĐ/DĐXHDS). ”Trong khi cả nước đang đau buồn vì sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những người Anh hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam… Vậy mà trên một số trang mạng vẫn lẻ loi những ý kiến lạc lõng, những đánh giá phiến diện, thiếu hiểu biết về Đại tướng…“ - Lê Nguyễn – báo An ninh Thủ đô bịa chuyện được sao? (FB Tin không lề/DĐXHDS).
- Bao nhiêu cảm động và một điều muốn ói (Quê Choa). “Tay Hoàng Quang Thuận đã kịp mò ra Vũng Chủa nhảy lên ti vi đọc thơ rồi. Thật tởm! Người Quảng Bình vẫn còn những kẻ tởm lợm như thế này đây“.
- Báo chí và Đại tướng (VQHN). - TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP: BÌNH LUẬN VIÊN QUỐC TANG VÀ NỤ CƯỜI CỦA VỊ GIÁO SƯ SỬ HỌC ! (Sao Hồng). - HTV xin lỗi sự cố người dẫn chương trình lỡ lời (TT). - Khi nhà đài xin lỗi (PNO).
- Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer: Những điều ít được biết đến về Tướng Giáp (RFI/DĐXHDS). - Tương Lai: CON ĐƯỜNG ĐIỆN BIÊN – CON ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU (DĐXHDS).
- VÕ NGUYÊN GIÁP: MỘT VỊ TƯỚNG, MỘT LUẬT GIA CỦA NHÂN DÂN (Nguyễn Minh Tuấn). - Việt Nam : Hàng trăm nghìn người tiễn đưa Tướng Giáp (RFI). - Người đến chết vẫn nghĩ về Tổ Quốc (Quê choa). - Tiễn đưa tướng Giáp trên sân bay Nội Bài (Hiệu Minh). - Về với quê hương (Lê Mai).
- Video: Đảng ‘nương nhờ hào quang Tướng Giáp’ (BBC). - Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Điếu văn không gọi Đại tướng là ‘anh hùng’. - Đại Tướng Võ Nguyên Giáp được an táng tại Quảng Bình (VOA). - Hàng trăm ngàn người đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFA). - Đại tướng đã yên giấc ngàn thu(VNN). - Đêm yên nghỉ đầu tiên của Đại tướng (TT). - Anh hùng La Văn Cầu lặng chờ viếng Đại tướng (VNN). - Rừng người khóc đón Đại tướng về đất mẹ (VNN). - Người mẹ tuyệt vời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT). – Video: Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phần 1. - Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phần 2. - Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Tổng bí thư xúc động đọc lời điếu truy điệu Đại tướng. - Con trai Đại tướng nghẹn lời trong Lễ truy điệu. - Người dân Quảng Bình vĩnh biệt Đại tướng. - Đừng chỉ nhìn Đại tướng chỉ là một vị tướng… (TN). – Phỏng vấn GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khơi dậy sức mạnh lòng dân (NLĐ).
- Đám tang lớn cuối cùng của chế độ (Blog RFA).
- Mạc Văn Trang: Lòng dân ta cũng đang là những “ngọn núi lửa phủ tuyết” (Boxitvn).
- Nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 24): ĐỐI THOẠI ĐỂ HỢP NHẤT (Nhật Tuấn).
- Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực (NCQT).
<- Nhiều sự cố vỡ đập, chủ thủy điện nhỏ vẫn làm chiếu lệ (VnEco). - 6 nhà dân cạnh Thủy điện Đồng Nai 2 bị sập (TT). -Kiểm điểm trách nhiệm vụ kè mới xây đã sạt (PLTP).
- ’24 người chết vì nổ kho thuốc pháo’ (BBC). - Việt Nam: 24 người chết, nhiều người bị thương trong vụ nổ kho pháo hoa(VOA). - Vụ nổ kinh hoàng tại Phú Thọ: Đã có 121 người thương vong (Soha). - Chỏi nhau số thương vong (NLĐ). - Vụ nổ ở nhà máy Z121: Huấn luyện tốt nên mới thiệt hại như vậy. - Thông tin tiếp về vụ nổ kho pháo hoa ở Phú Thọ (VOV). - Vụ nổ tại nhà máy pháo hoa là do sự cố kỹ thuật (TN). - Hàng nghìn m2 tan hoang sau vụ nổ ở Phú Thọ (VNE). - Thiệt hại 52 tỷ đồng trong vụ nổ kho pháo hoa. - Người dân về dọn nhà đổ nát sau vụ nổ ở Phú Thọ (NS). - Hình ảnh trước và sau vụ nổ ở phân xưởng pháo hoa (LĐ). - Danh sách các nạn nhân tử vong trong vụ nổ pháo hoa ở Phú Thọ (DV). Một vụ việc nghiêm trọng, phá hủy toàn bộ nhà máy, số thương vong lớn như vậy, thế mà tối qua, trên VTV, đã nghe bên quân đội giải thích ngay lý do “sự cố kỹ thuật”. Phải chăng đó cũng là cách dọn đường cho ém nhẹm thông tin trong thời gian tới?
- Mùa Nobel và tiếng thở dài của con ốc (Đào Tuấn).
- Đánh giá tác động môi trường từ những dự án đầu tư (RFA).
- Quan xã “giữ hộ” tiền chính sách! (NLĐ).
- Miến Điện : Huy động nhờ kết nối (RFI).
- Trung Quốc sẽ cách mạng hóa công tác quản lý đất đai? (ĐBND).
- Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức nước ta (TN). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc (SGGP). - Tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (TT).
- Thông tấn Pháp đặc tả hành trình Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đất mẹ (Infonet). - Biểu hiện đầy đủ nhất của lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc (SGGP). - Đại tướng vĩ đại và Nhân dân vĩ đại (Soha). - Daily Beast viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến thắng khối óc, con tim quan trọng hơn các cuộc chạm súng (TTVH).
- Bậc thầy khai thác mâu thuẫn của kẻ xâm lược – Bài 2: Tướng Giáp và cuộc chiến tranh chống Mỹ (TP).
- Bùi Hoàng Tám: Con đường nào sẽ được mang tên Đại tướng? (DT).
- MC lỡ lời “chúc Quốc tang vui vẻ”: Chỉ mong mọi người tha thứ (GDVN). - HTV xin lỗi sự cố người dẫn chương trình lỡ lời (VOV).
- VỤ “KÊU OAN RỒI CHẾT TRONG TRẠI GIAM”: Cho nhận xác mới đúng đạo lý! (PLTP).
- Phó CA phường bị xem xét trách nhiệm (PLTP).
- Nổ nhà máy pháo hoa do trời mưa ? (TN). - Vụ nổ kho pháo hoa tại Phú Thọ: 24 người chết, 71 người bị thương (PLTP). - Công nhân vụ nổ kho pháo hoa được Bảo Việt bảo hiểm (VOV). - Cảnh nhà dân hoang tàn sau vụ nổ thảm khốc (KT).
- Thiếu văn bản hướng dẫn trong thực hiện Luật: “Khoảng trống” chưa được lấp (ANTĐ).
KINH TẾ- Doanh nhân và Tổ quốc (VnEco). - “Doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh”.
- Phỏng vấn TS.Bùi Kiến Thành: VAMC làm gì để xử lý số nợ đã mua? (HQ).
- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
- Tái cấu trúc ngân hàng: Làm gì để nhanh hơn? (HQ).
- 432 loại phí ‘đè’ doanh nghiệp, người dân (VOV).
- Việt Nam tiêu thụ 3,5 tỉ đô la trang sức mỗi năm (TBKTSG).
- Ách tắc ở Tân Thanh, xuất khẩu thanh long thiệt hại nặng (TBKTSG).
- Mùa mía… đắng (NLĐ). =>
- Xuất siêu – tín hiệu khả quan cho nền kinh tế (GD&TĐ).
- Cước 3G sẽ tăng từ ngày 16-10 (TBKTSG). - Mobifone, Viettel tăng 40% cước 3G, vượt phê duyệt của Bộ (ĐV).
- Khoáng sản bị băm nát (NLĐ).
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đi tìm tính chính đáng mới (RFI).
- VAMC và nỗi lo hậu mua nợ xấu (LĐ).
- Vững tay chèo vượt khủng hoảng (PLTP). - Vốn cho sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm (TN).
- “Chính quyền thế nào thì doanh nghiệp thế ấy” (VnEco). - Khách mua nhà lại dọa kiện “đại gia điếu cày” (Infonet).
- “Vàng trắng” ở An Thạnh Đông (PLVN).
- Xuất khẩu tăng “dựa hơi” DN ngoại (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (PBVH).
- CHÉN BIỆT LY (Nguyễn Tường Thụy).
<- Phường rối nước Bồ Dương thăng trầm cùng năm tháng (PL&XH).
- Vĩnh biệt nghệ nhân dân gian Bạch Huệ (NLĐ).
- Bậc thầy truyện ngắn đương đại (NLĐ).
- Tượng đồng ngoài trời của Henry Moore bị đánh cắp (TTXVN).
- Rồng thiêng quần tụ phía bờ đông (TP).
-Điện ảnh VN: Có đồng hành với thời cuộc? (VNN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đào tạo ngoài chính quy “chết” dần (NLĐ).
- “Gương xấu” không giấu lại còn phô (PL&XH).
- Bắc Ninh: Bắt phó hiệu trưởng lập hồ sơ khống lấy tiền Nhà nước (CATP). - Đà Nẵng: Thêm cán bộ, giáo viên lộ diện tố Hiệu trưởng Trần Cao Vân (Infonet). =>
- Nghịch lý xếp hạng giáo dục Anh (TQ).
- Từ đam mê đồng nát đến máy làm bánh hỏi (TT).
- “Nhảy đầm” với những con số về chiều cao (Nguyễn Văn Tuấn).
- Nơi lý tưởng cho sự sống ngoài trái đất (NLĐ).
- Thổi xôi là gì? (TT).
- Sức lan tỏa từ một cuộc thi… (SGGP).
- Bức xúc nhà vệ sinh (SGGP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Nhà thầu ì ạch, bệnh nhân khổ sở (NLĐ).
- CÙNG EM VƯỢT LŨ TỚI TRƯỜNG – CÁC VĂN BẢN & THIẾT KẾ SƠ BỘ (Thành).
- Giấc mơ được ngủ trong nhà của những đứa trẻ lang thang (DT).
- Lâm Đồng: Nứt đất bất thường “xé” nhiều nhà dân (TTXVN). - Sụt lún, nứt đất bất thường (TN).
- Bình Phước: Ba mẹ con bị chết cháy (PNO).
<- Người đàn ông hơn 30 năm làm mai táng “miễn phí” cho người nghèo (Kênh 14).
- Nhà hàng Trung Quốc bỏ thuốc phiện vào thức ăn để giữ khách (TN).
- Hơn 50 người chết trong vụ giẫm đạp tại một lễ hội ở Ấn Độ (VOA). - Ấn Độ: Giẫm đạp trên cầu, 160 người thương vong(NLĐ).
- Mali: Tàu chìm, hàng trăm người mất tích (NLĐ). - Mali: Số người thiệt mạng trong vụ chìm tàu lên 32 người (VOV).
- Trung Quốc thu hồi xác 4 công nhân chết trong vụ sập nhà (VOA).
- Gần 2 triệu tín đồ Hồi giáo bắt đầu hành hương về Mecca (RFI).
- Tệ buôn bán ngược đãi lao động trên các các tàu cá Thái Lan (RFI).
- Thảm họa Lampédusa: Ý thành lập lực lượng nhân đạo trên Địa Trung Hải (RFI).
- Đà Nẵng sơ tán 55.000 dân trước khi bão số 11 vào (TTXVN). - Bão lốc Phailin rời khỏi Ấn Độ (VOA). - Bão Nari ập vào Philippines, giết chết 13 người.
- Ô nhiễm “liên tỉnh” (PT).
- Đi xe đò từ miền Tây ra Thủ đô viếng Đại tướng (VNN). – Ngày chưa từng có tiền lệ tại Nội Bài (TP). - “Đại tướng, Đại tướng, Đại tướng về rồi…” (TP). - Đẫm lệ một sáng thu Hà Nội (TP).
- Đôi nam nữ chết bí ẩn trong nhà trọ (PLTP).
- Thuốc lá lậu chưa tới hồi kết (HQ).
- Dễ như làm giả thực phẩm chức năng (ANTĐ).
QUỐC TẾ - Đối lập Syria tẩy chay Genève-2 (RFI). - OIAC : Chỉ mừng Nobel Hòa bình khi hoàn thành sứ mạng tại Syria (RFI).
- Iran không chịu đưa vật liệu hạt nhân ra nước ngoài để xử lý (VOA). - Cựu NT Clinton dè dặt đối với các cuộc đàm phán của Iran. - Iran đàm phán về hạt nhân, nhưng từ chối đưa uranium ra nước ngoài (RFI).
- Quân đội Israel phát hiện đường hầm nối từ Dải Gaza (TTXVN). =>
- Bom xe tại Iraq giết chết 14 người (VOA).
- Tấn công nội bộ ở Afghanistan, 1 binh sĩ Mỹ thiệt mạng (VOA). - Washington và Kabul chưa đạt được hiệp ước an ninh sau 2014 (RFI).
- Tổng thư ký NATO: Đừng lo về hợp tác quân sự Trung – Thổ (ANTĐ).
- TT Karzai và NT Kerry tiến gần đến thỏa thuận về binh sĩ Mỹ (VOA).
- Malala dạy tổng thống Mỹ về máy bay không người lái (RFI).
- Thượng Viện Mỹ triệu tập phiên họp hiếm có vào Chủ nhật (VOA). - Kế hoạch Thượng viện chấm dứt khủng hoảng ngân sách thu hút sự chú ý. - IMF cảnh báo hậu quả của vấn đề trần nợ công ở Mỹ (TTXVN). - Khủng hoảng ngân sách Mỹ kéo dài sang tuần tới (RFI). - Thế giới 24h: Mỹ sắp tới phút “cực nguy hiểm” (VNN). - Mỹ chỉ còn 3 ngày (NLĐ). – Khủng hoảng ngân sách ở Mỹ: Thỏa hiệp vào phút chót? (ĐBND).
- Trung Quốc sợ Mỹ vỡ nợ (RFI).
- Một số cấp chỉ huy lực lượng hạt nhân Mỹ bị điều tra (VOA).
- Hàng triệu người Hồi giáo đổ về Mecca dự lễ hội Hajj (VOA).
- Biểu tình chống [việc] Nga bắt giam thành viên bảo vệ môi trường (RFI).
- Nhật phát triển radar theo dõi chiến đấu cơ tàng hình (TN).
- ĐẰNG SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG SYRIA: Qassem Suleimani – Tướng quân trong bóng tối (PT). - Syria: Đánh bom kép ở Thủ đô Damascus (VOV).
- Mỹ tiến sát ‘thảm họa’ vỡ nợ (TN). - Viện trợ quân sự mang lợi gì về cho Mỹ? (VNN). - Trung Quốc “đặc biệt quan ngại” về vấn đề nợ trần của Mỹ (PT).
* RFA: Audio: + Sáng 13-10-2013; + Tối 13-10-2013 ; Video: +* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 13/10/2013; + Cuộc sống thường ngày – 13/10/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 13/10/2013; +Toàn cảnh thế giới – 13/10/2013; + Thời sự 12h – 13/10/2013; + Thời sự 19h – 13/10/2013.
2066. XUNG QUANH VIỆC CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA
Thứ Năm, ngày 10/10/2013
TTXVN (Pretoria 7/10)
Ngày 1/10/2013, nước Mỹ bắt đầu năm tài khóa mới. Xung quanh sự kiện Chính phủ Mỹ đóng cửa, mạng “Tin toàn cầu” ngày 3/10 có một số phân tích như sau.
Năm tài khóa mới – không thông qua ngân sách
Sự kiện quan trọng nhất khởi đầu năm tài khóa mới là Mỹ không thông qua được kế hoạch chi tiêu ngân sách nhà nước 2014. Đây là kết quả của sự mâu thuẫn nghiêm trọng về các điều khoản ngân sách chủ chốt giữa Quốc hội và Tổng thống và bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Những tranh luận diễn ra vài tháng trước đây về kế hoạch ngân sách đã không đi đến đâu khi dự luật ngân sách đã không được Quốc hội thông qua. Căn cứ vào hiệu lực lập pháp từ thế kỷ 19, mỗi điều khoản trong Dự luật ngân sách cần phải được Quốc hội thông qua thành luật. Chính phủ không thể tiêu một đồng nào nếu không có được dự luật này. Các cơ quan chính phủ phải đóng cửa từ ngày 1/10. Tổng thống Barack Obama đã có bài phát biểu trên truyền hình với các binh lính và nhân viên dân sự Bộ Quốc phòng. Ông Obama bày tỏ sự thất vọng về việc chính phủ đóng cửa: “Thật không may, Quốc hội đã không hoàn thành trách nhiệm của mình. Quốc hội đã không thông qua được ngân sách và dẫn đến kết quả nhiều cơ quan trong chính phủ phải đóng cửa cho đến khi Quốc hội có sự đồng thuận. Mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của chúng ta vẫn còn đó và chúng tôi cần các bạn sẵn sàng cho mọi bất ngờ. Chúng tôi sẽ đảm bảo các bạn có những gì các bạn cần để hoàn thành sứ mệnh của mình”. Ông Obama cũng cam kết: “Sẽ tiếp tục tìm cách đế hối thúc Quốc hội tái mở cửa chính phủ và đưa các bạn trở lại làm việc càng sớm càng tốt”. Những binh lính chính quy sẽ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhân viên dân sự trong Bộ Quốc phòng phải tạm nghỉ việc. Tổng thống Obama cũng cho rằng: “Tôi biết những ngày sắp tới sẽ còn tiếp tục bất ổn, thậm chí là cả việc sẽ phải nghỉ phép. Bạn và gia đình của các bạn xứng đáng hơn sự rối loạn mà chúng ta đang phải chứng kiến tại Quốc hội”.
Ước tính có khoảng 2,1 triệu nhân viên đang làm việc cho chính phủ liên bang. Khoảng 800.000 người (hay 1 triệu nhân viên theo số liệu của một số nguồn tin Mỹ) được đánh giá là không quan trọng, được cho nghỉ việc không lương sau khi chính phủ đóng cửa. Bên cạnh các cơ quan liên bang (trong đó có cả Đại diện Lầu Năm Góc và Đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài), một số cơ quan chính phủ các cấp khác cũng bị đóng cửa. Sẽ không có bất kỳ khoản thanh toán an sinh xã hội nào được chi trả. Các doanh nghiệp nhỏ cũng sẽ không nhận được khoản vay từ chính phủ. Bảo tàng quốc gia, công viên bị đóng cửa. Cảnh sát, lính cứu hỏa chỉ thực thi nhiệm vụ trong những trường hợp rất khẩn cấp. Trong trường hợp ngân sách liên bang tiếp tục bị trì hoãn thì khả năng nhiều trường học cũng sẽ phải đóng cửa. Tỷ lệ thất nghiệp ước tính dao động xung quanh con số 13 triệu nhưng chỉ 1,7 triệu người đủ điều kiện được tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp việc chính phủ đóng cửa còn kéo dài thì khả năng những người trên cũng không còn được nhà nước hỗ trợ.
Chi tiêu xã hội giảm, nợ ngân sách nhà nước tăng
Phe cứng rắn trong Quốc hội Mỹ kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình rằng Luật chăm sóc sức khỏe theo sáng kiến của Tổng thống Obama (Obamacare) đề ra năm 2009 cần phải hủy bỏ, đó là trở ngại chính dẫn đến bất đồng khiến ngân sách không được thông qua. Lợi dụng thời điểm này, Tổng thống Obama cố gắng bảo vệ dự luật Obamacare đã được thông qua năm 2010 với các điều khoản chính không bị sửa đổi, Sau đó, quá trình mâu thuẫn này bắt đầu bùng phát. Phe Cộng hòa cố gắng khoảng 40 lần ngăn chặn Quốc hội thông qua. Với sự kiên định nhất quán, Tổng thống Obama kiên quyết bảo vệ dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe bất chấp cả các chương trình an sinh khác. Ví dụ, vài năm trước, chính phủ đã nhận trách nhiệm giải cứu một số thành phố khỏi bị phá sản. Chương trình này đã dần giảm xuống trong hai năm qua, để mặc cho các thành phố đó tự xoay xở, dẫn đến việc các thành phố này chết dần chết mòn. Ước tính 250 khu đô thị sầm uất trước đây đã trở thành các thành phố ma. Chính quyền Obama tìm kiếm cơ hội mới để cắt giảm chi tiêu xã hội. Thời điểm để dễ dàng thanh toán trợ cấp thất nghiệp đã biến mất. Ngày nay, có rất nhiều rào cản phức tạp đặt ra với quá trình thanh toán trợ cấp thất nghiệp. Một trong những cách để đạt được “tối ưu hóa” là mở rộng chương trình tem phiếu thực phẩm, vốn rẻ hơn nhiều so với việc trao tiền cho người nghèo. Chương trình tem phiếu lương thực đã được đưa ra cách đây 40 năm nhưng nó chỉ giới hạn trong phạm vi khi nào xảy ra khủng hoảng. Đỉnh điểm là trong cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, khiến số người thất nghiệp nhận trợ cấp tem phiếu lên đến 28 triệu người. Tháng 10/2012, chương trình này đã phổ cập đến 47,7 triệu người dân. Mỹ bắt đầu được gọi là đất nước của chủ nghĩa tư bản SNAP (Chương trình trợ cấp bổ sung dinh dưỡng hay còn gọi là tem phiếu thực phẩm). Như con số ước tính nêu trên, sự cắt giảm quyết liệt đã giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 1.000 tỷ USD (chiếm hơn 5% GDP). Chắc chắn Washington sẽ tô vẽ đây là một thành tích tuyệt vời. Cho dù có được con số như vậy nhưng thâm hụt quốc gia Mỹ thậm chí vẫn còn rất cao, ngay cả khi so sánh với Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và nợ nần. Chỉ số nợ Mỹ đã tăng 1000 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua, làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề khác mà Mỹ đang phải gánh chịu.
Tình trạng nước Mỹ tại “điểm nóng” tháng 10
Nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ trong những ngày tới. Bộ trưởng Tài chínhJacob Lew cho biết chính phủ sẽ hết quyền được vay vào ngày 17/10. Chính phủ Mỹ chỉ còn 30 tỷ USD tiền mặt để chi trả cho các hóa đơn của mình. Trong một lá thư gửi đến các nhân vật lãnh đạo hàng đầu Quốc hội, Lew cảnh báo việc lặp lại tình trạng bên miệng hố chiến tranh nợ nần năm 2011 có thể gây thiệt lại lớn cho nền kinh tế và “nếu chính phủ không thể chi trả cho các hoạt động của mình thì kết quả sẽ là thảm họa”. Theo ước tính của công ty tài chính IHS Inc, có trụ sở tại Lexington, bang Massachusetts, việc chính phủ đóng cửa một phần sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 300 triệu USD/ngày. Dù con số này là rất nhỏ so với quy mô 15.700 tỷ USD của nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng tác động của nó có thể tăng cao nếu việc tiếp tục đóng cửa làm suy giảm niềm tin và chi tiêu của người dân cũng như các doanh nghiệp. IHS ước tính tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 4, đạt khoảng 2,2% sẽ bị giảm xuống chỉ còn 2% nếu chính phủ đóng cửa 1 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài 21 ngày như từng xảy ra năm 1995-1996, dự báo tăng trưởng có thể sụt mất 0,9%, xuống còn 1,3%.
Mức trần nợ công của Chính phủ Mỹ đã đạt 16.700 tỷ USD. Kể từ đó đến nay, Chính quyền Obama đã và đang làm hết sức mình để thuyết phục Quốc hội Mỹ nâng trần nợ công thêm một lần nữa. Đảng Cộng hòa kiên quyết phản đối biện pháp này, cho rằng giải pháp thích hợp là cắt giảm chi tiêu chính phủ mà trước tiên là Obamacare. Theo đảng Cộng hòa, chương trình Obamacare đã giúp Tổng thống Obama tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Đặc biệt đảng Cộng hòa khẳng định phần đa người dân Mỹ không tán thành cách thức thực hiện chương trình trên. Một số chính trị gia, chuyên gia kinh tế, doanh nhân phản ứng khá bình tĩnh trước cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Họ đã lường trước được tình huống mà nước Mỹ đang phải đối mặt, đó là “vỡ nợ mặc định”. Mọi trò chơi đều có cái kết theo một kịch bản giống nhau, đó là sự nổi lên của “trần nợ công”. Từ năm 1960 đến nay, hạn mức nợ quốc gia đã được sửa đổi 78 lần. Sự kiện nổi bật nhất trong số đó diễn ra hai năm trước: Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 100% GDP, cán mốc 103% GDP. Thông thường chỉ số này thấp hơn trong trường hợp các nước thành viên Liên minh châu Âu với mức độ nợ công dưới 100% GDP. Tuy nhiên, giới truyền thông và Quỹ Tiền tệ quốc tế liên tục tuyên bố các nước châu Âu đã vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng nhất trong khi Mỹ vẫn được xem có “nguy cơ cao” về nợ công.
Ngày càng khó có thể che đậy thực trạng nội bộ Mỹ qua mỗi năm. Tất cả các cơ quan xếp hạng kinh tế lớn trên thế giới bị chỉ trích gay gắt và phê phán kịch liệt vì đã không công bố chính xác thực trạng nền kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới này. Giờ đây, các cơ quan đánh giá tín dụng buộc phải khách quan hơn với Mỹ. Năm 2011, một lần nữa đảng Cộng hòa và Dân chủ đã tranh cãi kịch liệt về trần nợ công. Cả hai đã vạch trần trước dư luận sự thật tình hình thực tại túng quẫn của nền kinh tế Mỹ. Không cơ quan đánh giá tín dụng nào dám nhắm mắt làm ngơ trước sự thật này. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, các cơ quan đánh giá tín dụng đã hạ chỉ số xếp hạng nước Mỹ từ vị trí đầu bảng “AAA” xuống còn “AA+”. Đầu tháng 8/2011, nước Mỹ trên bờ vực giới hạn mong manh của tình trạng vỡ nợ. Mười hai tiếng trước thời hạn, hai đảng đã đạt thỏa thuận cho phép nâng trần nợ công lên 2.500 tỷ USD. Đáng chú ý là thỏa thuận trên chỉ đạt được khi Tổng thống Obama phải cam kết cắt giảm 2.000 tỷ USD chi tiêu chính phủ.
Thỏa thuận trên chỉ kéo dài thêm tình hình được hai năm. Obama rất cần nâng trần nợ lên một lần nữa. Đảng Cộng hòa chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng Obama nên nhớ thực hiện cam kết năm 2011 là cắt giảm chi tiêu ngân sách. Các chuyên gia phân tích dự báo chỉ số tín dụng của Mỹ chắc chắn sẽ tụt thêm bậc nữa vào giữa tháng 10. Đây là một cú đấm thực sự vào các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân bởi vì tác động của chỉ số xếp hạng ảnh hưởng đến lãi suất và giá trị các công cụ tài chính (trong đó có cả trái phiếu). Hành động của Quốc hội Mỹ vừa qua chẳng khác những gì mà thế giới từng chứng kiến trong năm 2011./.
Bao nhiêu cảm động và một điều muốn ói
Và bao nhiêu cảm động
Dân lập bàn thờ
Dân Quảng Bình chưa khi nào tự nguyện chào đón ai đông đến thế này. Dân
ở Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh đổ về, dân Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị trào ra.
Toàn tỉnh Quảng Binh các nhà khách đều chật cứng. Khách từ xa về phải ở
trọ nhà dân. Rõ là lịch sử có một không hai
Còn có những cựu chiến binh cụt chân đứng chờ đón Đại tướng suốt ngày
nay. Còn cả vạn vạn người dân trào ra đường đón Đại tướng thì dù chương
trình truyền hình trực tiếp bị hạn chế, chị băm vụn cũng chẳng ai có thể
ngăn được lòng tôn kính của dân đối với Đại tướng.Chớ có đố kị nhỏ
nhen, dân biết hết đấy, bàn tay không che nổi mặt trời đâu!
Tay Hoàng Quang Thuận đã kịp mò ra Vũng Chủa nhảy lên ti vi đọc thơ rồi.Thật tởm!
Người Quảng Bình vẫn còn những kẻ tởm lợm như thế này đây
#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực
Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Anarchic Orders and Balances of Power” (Chapter 6) in K. N. Waltz,Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 102-128.Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh
Download: Cau truc vo chinh phu & can bang quyen luc.pdf
Chúng ta còn hai việc phải làm: một là nghiên cứu các đặc tính của vô chính phủ và các dự tính về kết cục của những thể chế vô chính phủ; hai là nghiên cứu xem những dự tính này thay đổi như thế nào khi cấu trúc của một hệ thống vô chính phủ thay đổi thông qua những thay đổi trong cán cân sức mạnh giữa các quốc gia. Nhiệm vụ thứ hai, mà tôi giải quyết ở chương 7, 8 và 9, đòi hỏi việc so sánh nhiều hệ thống quốc tế khác nhau. Nhiệm vụ thứ nhất, sẽ được tôi tập trung giải quyết ngay bây giờ, được thực hiện tốt nhất bằng cách so sánh giữa hành vi và kết quả trong các môi trường vô chính phủ và có thứ bậc.
I
1. Bạo lực trong và ngoài nước
Người ta vẫn thường nói, một quốc gia giải quyết công việc cùng với các quốc gia khác trong sự ám ảnh về bạo lực. Bởi vì có một vài quốc gia nào đó có thể sử dụng vũ lực bất kì lúc nào, nên mọi quốc gia đều phải chuẩn bị sử dụng bạo lực – hoặc là phải phó mặc số phận của mình cho những người láng giềng ngày càng mạnh hơn về mặt quân sự. Giữa các quốc gia, tình trạng tự nhiên là tình trạng chiến tranh. Người ta có thể thấy rõ điều này không chỉ từ việc chiến tranh xảy ra liên miên mà còn từ thực tế là nếu mỗi quốc gia có thể tự quyết định việc có sử dụng vũ lực hay không thì hệ quả là chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Dù là trong khuôn khổ gia đình, cộng đồng, hay trên toàn thế giới nói chung, tương tác mà không thi thoảng xảy ra xung đột là chuyện không tưởng, và niềm hi vọng rằng khi thiếu vắng một cơ quan để kiểm soát hay điều khiển các bên xung đột, người ta sẽ luôn luôn tránh việc sử dụng vũ lực trên thực tế là một ý kiến không thể chấp nhận. Giữa con người với nhau cũng như giữa các quốc gia, tình trạng vô chính phủ luôn đi kèm với sự hiện diện của bạo lực.
Mối đe dọa bạo lực và việc sử dụng bạo lực thường xuyên được coi là đặc điểm để phân biệt quan hệ quốc tế với chính trị nội bộ. Nhưng trong lịch sử thế giới chắc chắn là phần lớn các nhà cầm quyền đã phải ghi nhớ rằng công dân của mình cũng có thể sử dụng vũ lực để chống lại hay lật đổ họ. Nếu tình trạng không có chính phủ đi kèm với mối đe dọa bạo lực, thì sự tồn tại của chính phủ cũng vậy. Một danh sách ngẫu nhiên những thảm kịch ở các quốc gia cũng có thể minh họa rõ nét điểm này. Những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong hàng trăm năm sau khi Napoleon bị đánh bại không diễn ra giữa các quốc gia mà lại ở trong lòng chúng. Ước tính số người chết trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc, bắt đầu năm 1851 và kéo dài trong 13 năm, là khoảng 20 triệu người. Trong nội chiến Mỹ khoảng 600 ngàn người đã mất mạng. Trong lịch sử hiện đại, quá trình tập thể hóa và thanh trừng của Stalin đã xóa sổ 5 triệu người Nga, và Hitler đã giết hại 6 triệu người Do Thái. Ở một số quốc gia Mỹ Latinh, các cuộc đảo chính và nổi dậy đã trở thành đặc trưng trong đời sống đất nước. Ví dụ, từ năm 1948 đến 1957, 200 ngàn người Colombia đã bị giết hại trong nội chiến. Vào giữa những năm 1970, phần lớn người Idi Amin ở Uganda hẳn là phải cảm thấy cuộc đời họ trở nên xấu xa, tàn bạo và ngắn ngủi giống như tình trạng tự nhiên mà Thomas Hobbes mô tả. Nếu những ví dụ trên chỉ là ngoại lệ, thì đó chính là những ngoại lệ phổ biến đến mức khó chịu. Chúng ta có thể dễ dàng quên mất sự thật rằng đấu tranh để giành và giữ quyền lực, để thiết lập trật tự, và để thực thi một kiểu công lý trong các quốc gia, có lẽ còn đẫm máu hơn chiến tranh giữa chúng với nhau.
Nếu vô chính phủ được định nghĩa là hỗn loạn, phá hủy, và chết chóc, thì sự phân biệt vô chính phủ với có chính phủ gần như chẳng nói lên điều gì. Cái nào bất ổn định hơn: đời sống của một quốc gia giữa các quốc gia khác, hay của một chính phủ trong quan hệ với các công dân của mình? Câu trả lời thay đổi tùy vào thời gian và không gian. Đôi khi, khả năng có bạo lực tiềm tàng hay trên thực tế giữa một vài quốc gia tại một vài thời điểm là khá thấp. Nhưng có lúc, khả năng này ở bên trong một vài quốc gia lại khá cao. Việc sử dụng vũ lực, hay nỗi sợ thường trực đối với việc này, không phải là nền tảng hiệu quả để phân biệt các mối quan hệ quốc tế với công việc quốc gia. Nếu việc sử dụng vũ lực tiềm tàng và trên thực tế tác động lên cả trật tự quốc gia và quốc tế, thì người ta sẽ chẳng rút ra được sự khác biệt đáng kể nào giữa hai địa hạt này trên phương diện sử dụng hay không sử dụng bạo lực. Không có trật tự nào của con người miễn nhiễm với bạo lực.
Để khám phá ra những khác biệt về bản chất giữa chính trị quốc tế và chính trị nội địa người ta phải tìm kiếm một tiêu chí khác ngoài sự tồn tại của bạo lực. Sự khác biệt giữa các thể chế chính trị quốc gia và quốc tế không nằm ở chỗ sử dụng hay không sử dụng vũ lực mà ở khác biệt về cấu trúc. Nhưng nếu giả dụ như việc đi dạo đêm khuya trong trung tâm Detroit có nguy cơ bị tấn công bằng vũ lực lớn hơn so với việc đi picnic dọc biên giới Pháp – Đức, thì những khác biệt về cấu trúc thực sự tạo ra khác biệt gì trên thực tế? Dù là ở phạm vi quốc gia hay quốc tế, các mối tương tác cũng sản sinh ra mâu thuẫn, và thường phát sinh bạo lực. Sự khác biệt của chính trị quốc gia và quốc tế không nằm ở việc sử dụng vũ lực mà nằm ở sự khác biệt của các mô hình tổ chức liên quan đến nó. Một chính phủ, cai trị dựa trên một vài tiêu chuẩn về tính chính danh, tự cho mình quyền sử dụng vũ lực – để áp dụng một loạt các hình phạt nhằm kiểm soát việc sử dụng vũ lực của các công dân. Nếu một vài người sử dụng vũ lực với tư cách cá nhân, một số khác có thể tố cáo với chính phủ. Một điều quá rõ ràng là chính phủ không có độc quyền trong việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, một chính phủ hiệu quả thì phải có độc quyền trong việc sử dụng vũ lực một cách hợp pháp, và hợp pháp ở đây có nghĩa là các cơ quan công quyền được tổ chức để ngăn chặn và chống lại việc cá nhân sử dụng vũ lực. Công dân không cần phải chuẩn bị bảo vệ mình, đó là việc của các cơ quan công quyền. Hệ thống quốc gia không phải là một hệ thống tự cứu. Hệ thống quốc tế mới có dạng như vậy.
2. Phụ thuộc lẫn nhau và thống nhất
Ý nghĩa chính trị của sự phụ thuộc lẫn nhau thay đổi tùy thuộc vào việc một hệ thống có được tổ chức với các mối quan hệ quyền lực cụ thể và chắc chắn, hay vẫn chưa được tổ chức chính thức. Đến khi nào hệ thống được tổ chức một cách chính thức thì các đơn vị của nó mới có thể tự do chuyên biệt hóa để theo đuổi các lợi ích của mình mà không phải lo lắng về việc phát triển các phương thức để duy trì bản sắc cũng như bảo tồn an ninh khi có sự tồn tại của các đối tượng khác. Chúng có thể tự do chuyên biệt hóa bởi vì chúng chẳng có lý do gì để sợ hãi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng đi cùng với sự chuyên biệt hóa đó. Nếu những đơn vị chuyên biệt hóa nhiều nhất hưởng lợi nhiều nhất, thì sẽ xuất hiện cạnh tranh trong việc chuyên biệt hóa. Hàng hóa được sản xuất, lương thực được thu hoạch, luật lệ và trật tự được duy trì, thương mại được đảm bảo, và các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi những người ngày càng chuyên biệt hóa sâu sắc hơn. Nói đơn giản về mặt kinh tế, người thợ đóng giày phụ thuộc vào thợ may để có cái quần, và thợ may phụ thuộc vào anh ta để có đôi giày, mỗi người sẽ không đủ phục trang nếu không có dịch vụ của người khác. Nói đơn giản về mặt chính trị, Kansas phụ thuộc vào sự bảo vệ và điều hành của Washington, và Washington phụ thuộc vào thịt bò và bột mì của Kansas. Khi nói rằng trong những tình huống như trên sự phụ thuộc lẫn nhau là rất sâu sắc, ta không cần phải nhắc lại rằng một bên sẽ không thể tồn tại được nếu không có bên kia. Ta chỉ phải nhấn mạnh rằng cái giá của việc phá vỡ thế phụ thuộc lẫn nhau sẽ khá cao. Con người và các tổ chức phụ thuộc nặng nề vào nhau chính bởi họ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau và sản xuất cũng như trao đổi các loại hàng hóa khác nhau. Các thành phần của một chính thể tự ràng buộc với nhau bởi chính sự khác biệt của chúng (cf. Durkheim 1893, trang 212).
Sự khác biệt giữa cấu trúc quốc gia và quốc tế được phản ảnh trong cách mà các đơn vị của mỗi hệ thống xác định mục tiêu và tiến hành các biện pháp để đạt được chúng. Trong thể chế vô chính phủ, các đơn vị giống nhau cùng hoạt động với nhau. Ở các thể chế có thứ bậc, các bộ phận không giống nhau tương tác với nhau. Trong một thể chế vô chính phủ, các bộ phận giống nhau về chức năng và có xu hướng duy trì điều này. Các đơn vị tương tự nhau cố gắng duy trì một mức độ độc lập nhất định và thậm chí nỗ lực để có được sự tự chủ. Trong một thể chế phân cấp, các bộ phận khác biệt nhau, và có xu hướng tăng mức độ chuyên biệt hóa. Các phần khác biệt trở nên phụ thuộc lẫn nhau càng chặt chẽ hơn khi quá trình chuyên biệt hóa ngày càng sâu sắc. Bởi sự khác biệt cấu trúc, sự phụ thuộc lẫn nhau bên trong quốc gia và giữa các quốc gia là hai khái niệm khác nhau. Theo lời khuyên của các nhà logic học rằng chỉ nên dùng một nội hàm duy nhất cho một khái niệm trong suốt cả luận đề, tôi sẽ sử dụng từ “thống nhất” để miêu tả tình trạng bên trong các quốc gia và “phụ thuộc lẫn nhau” dành cho tình trạng giữa chúng.
Mặc dù các quốc gia là các đơn vị giống nhau về mặt chức năng, song chúng lại rất khác biệt về năng lực. Chính vì sự khác biệt năng lực trên mà xuất hiện một dạng phân chia lao động giữa các quốc gia (xem chương 9). Tuy nhiên, sự phân chia lao động xuyên quốc gia này chẳng thể so sánh được với sự phân chia lao động cực kì nhịp nhàng trong lòng mỗi quốc gia. Sự thống nhất kéo các phần của một quốc gia lại gần nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia chỉ có thể khiến chúng liên kết với nhau một cách lỏng lẻo. Mặc dù người ta hay bàn tới sự thống nhất của các quốc gia nhưng chuyện đó rất hiếm khi xảy ra trên thực tế. Các quốc gia có thể cùng nhau thịnh vượng bằng cách phân công sâu sắc hơn, không chỉ trong khâu sản xuất hàng hóa, mà còn trong cả một số nhiệm vụ khác, như là quản lý chính trị và phòng vệ quân sự chẳng hạn. Vậy tại sao sự thống nhất giữa chúng không xảy ra? Cấu trúc của chính trị quốc tế giới hạn sự hợp tác của các quốc gia theo hai cách.
Trong một hệ thống tự cứu, mỗi đơn vị dành ra một phần nỗ lực, không phải để tăng cường sự thịnh vượng của mình, mà để chuẩn bị công cụ bảo vệ bản thân chống lại các đơn vị khác. Sự chuyên biệt hóa trong một hệ thống phân công lao động có lợi cho tất cả mọi người, mặc dù lợi ích phân phối không hoàn toàn bình đẳng. Sự thiếu công bằng trong phân phối các sản phẩm tăng thêm sẽ tác động cực kì tiêu cực đối với việc mở rộng phân công lao động quốc tế. Trước khả năng hợp tác vì lợi ích chung, các quốc gia cảm thấy mất an ninh sẽ phải tìm hiểu xem thành quả sẽ được phân chia ra sao. Họ bị thôi thúc không phải bởi câu hỏi “liệu có phải chúng ta cùng có lợi?” mà sẽ bởi câu hỏi “Ai sẽ có lợi hơn?” Ví dụ, nếu thành quả dự kiến được chia theo tỉ lệ 2:1, thì quốc gia lợi hơn có thể sử dụng thành quả được phân chia không cân đối này để thực thi một chính sách nhằm gây tổn thương hay phá hủy nước kia. Thậm chí cả triển vọng thu được lợi ích tuyệt đối lớn đối với cả hai bên cũng không khơi gợi được sự hợp tác của họ nếu như mỗi bên vẫn còn lo sợ không biết bên kia sẽ sử dụng nguồn lực tăng thêm vào việc gì. Cần nhớ rằng những trở ngại đối với hợp tác có lẽ không nằm ở đặc tính và ý định tức thời của cả hai bên. Thay vào đó, tình trạng mất an ninh – mà ở mức độ thấp nhất là việc mỗi bên không chắc chắn về ý định và hành động của bên kia trong tương lai – chống lại sự hợp tác của chúng.
Trong bất kì hệ thống tự cứu nào, các đơn vị cũng đều lo lắng cho sự tồn tại của mình, và sự lo lắng này quy định hành vi của chúng. Thị trường độc quyền nhóm bán hạn chế sự hợp tác của các công ty rất giống với cách cấu trúc chính trị quốc tế hạn chế sự hợp tác giữa các quốc gia. Trong phạm vi luật lệ do chính phủ đặt ra, việc các hãng có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào nỗ lực tự thân của chúng. Các hãng không cần bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công vật lý từ các hãng khác. Họ có thể hoàn toàn tự do tập trung vào lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, là một thực thể kinh tế, họ cũng sống trong một thế giới tự cứu. Mọi hãng đều muốn tăng lợi nhuận. Nếu họ mạo hiểm quá mức vì điều này, họ phải lường trước hậu quả phải chịu. Như William Fellner đã nói: “không thể tối đa hóa lợi nhuận chung nếu không cùng nhau xử lý các biến số liên quan.” Và điều này lại chỉ có thể được thực hiện bằng cách “triệt để dỡ bỏ mọi vũ khí của các công ty trong quan hệ giữa chúng với nhau.” Nhưng các hãng không thể giải giáp một cách đáng kể ngay cả khi điều này giúp gia tăng lợi nhuận. Nhận định này phù hợp, chứ không mâu thuẫn, với giả định rằng các công ty có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận trong tương lai cũng như hiện tại, công ty trước hết phải tồn tại đã. Dùng hết mọi nguồn lực, lại cũng như Fellner đã nói, đồng nghĩa với “hạn chế các cơ hội trong tương lai của tất cả các hãng trên thị trường” (1949, p35). Nhưng tương lai không thể bị phớt lờ. Sức mạnh tương đối của các hãng thay đổi theo thời gian theo những cách mà người ta không thể dự đoán trước được. Các hãng buộc phải tìm được điểm cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và yêu cầu tối thiểu hóa nguy cơ sụp đổ. Một trong hai hãng có lẽ sẽ có lợi hơn hãng kia nếu một trong hai chấp nhận đền bù từ hãng kia để từ bỏ một phần nào đó của thị trường. Nhưng một hãng chấp nhận thị trường nhỏ hơn để thu lợi lớn hơn chắc chắn sẽ gặp bất lợi lớn nếu, giả dụ, cuộc chiến giá cả có thể bùng phát trong khuôn khổ một cuộc cạnh tranh thị trường mới. Nếu có thể, một công ty phải cố tránh việc chấp nhận thị phần nhỏ hơn để đổi lấy lợi nhuận lớn hơn (pp, 132, 217-18). Fellner nhấn mạnh rằng “thật là không khôn ngoan khi buông vũ khí trong mối quan hệ với đối thủ” (p.199). Tại sao lại không? Bởi vì “luôn có khả năng xảy ra một cuộc chiến mới” (p.177). Lập luận của Fellner cũng giống lý do khiến Lênin tin rằng các nước tư bản chủ nghĩa sẽ không bao giờ có thể hợp tác để cùng thịnh vượng trong thế giới đế quốc rộng lớn. Cũng giống như quốc gia, các hãng trong thị trường độc quyền nhóm bán phải lưu tâm tới sức mạnh tương đối nhiều hơn là lợi thế tuyệt đối.
Các quốc gia sẽ lo lắng về sự phân chia lợi nhuận khả dĩ nào vốn có thể làm lợi cho các nước khác nhiều hơn cho mình. Đó chính là cách đầu tiên mà hệ thống chính trị quốc tế hạn chế sự hợp tác giữa các quốc gia. Một quốc gia cũng lo sợ khả năng nó trở nên phụ thuộc vào các nước khác thông qua các nỗ lực hợp tác cũng như việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Đó là cách thứ hai mà hệ thống chính trị quốc tế hạn chế sự hợp tác giữa các quốc gia. Một quốc gia càng chuyên biệt hóa, thì nó càng phụ thuộc vào nguyên liệu và hàng hóa từ các nước ngoài mà bản thân nó không sản xuất được. Một quốc gia xuất nhập khẩu càng nhiều thì càng phụ thuộc vào các nước khác. Sự thịnh vượng của thế giới sẽ tăng lên nếu có sự phân chia lao động sâu sắc hơn, nhưng các quốc gia vì thế cũng sẽ đặt bản thân mình vào tình trạng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Một vài quốc gia có lẽ sẽ không phản đối điều này. Đối với những quốc gia nhỏ và yếu cái giá của việc làm vậy [chống lại toàn phân chia lao động quốc tế] cực kì cao. Nhưng các quốc gia có thể chống lại việc ngày càng bị trói buộc nhiều hơn vào các quốc gia khác bằng một hoặc cả hai cách sau. Các quốc gia phụ thuộc nặng nề, hay phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ, lo lắng cho sự an toàn của cái mà họ phụ thuộc vào. Sự phụ thuộc lẫn nhau cao độ giữa các quốc gia có nghĩa là các quốc gia này đang trải nghiệm, hay phải đối mặt với, tình trạng dễ bị tổn thương chung mà sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc mang lại. Như những tổ chức khác, nhà nước tìm cách kiểm soát cái mà chúng phụ thuộc vào hoặc tìm cách giảm bớt mức độ phụ thuộc. Suy nghĩ đơn thuần này lý giải khá nhiều về hành vi của các quốc gia: những cuộc tấn công mang tính đế quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng và nỗ lực tự thân của họ để đạt được mức tự cung tự cấp.
Cấu trúc hệ thống khuyến khích một số hành vi nhất định và trừng phạt những nhân tố không phản ứng theo hướng được khuyến khích. Ở khía cạnh quốc gia, nhiều người phê phán sự phát triển tột bậc của phân công lao động, một sự phát triển dẫn đến việc phân công những nhiệm vụ ngày càng cụ thể cho mỗi cá nhân. Nhưng quá trình chuyên biệt hóa vẫn tiếp diễn, và mức độ của nó là một thước đo sự phát triển của xã hội. Trong một thể chế được tổ chức một cách chính thống, phần thưởng được trao cho đơn vị có khả năng chuyên biệt hóa sao cho gia tăng giá trị của mình đối với những đơn vị khác trong hệ thống phân công lao động. Khẩu hiệu trong nước là “chuyên biệt hóa”! Về mặt quốc tế, nhiều người phê phán việc các quốc gia sử dụng nguồn lực một cách phi sản xuất để bảo vệ bản thân và bỏ lỡ các cơ hội tăng thêm lợi ích cho nhân dân thông qua hợp tác với những quốc gia khác. Nhưng hành vi của các quốc gia vẫn thay đổi rất ít. Trong một thể chế không được tổ chức, lợi ích của mỗi đơn vị là phải tự đặt mình vào vị trí đủ để tự lo cho mình bởi vì không có ai khác có thể đảm nhiệm việc này. Khẩu hiệu quốc tế là “hãy tự chăm sóc mình”! Một vài lãnh đạo quốc gia có thể hiểu rằng sự thịnh vượng của tất cả sẽ tăng lên thông qua việc tham gia đầy đủ hơn vào phân công lao động. Nhưng làm theo ý này chính là hành động theo mô hình nội địa, một mẫu hình không phù hợp trên trường quốc tế. Cái mà người ta muốn làm khi không có những ràng buộc về cấu trúc khác với cái mà người ta được khuyến khích nên làm khi tồn tại những ràng buộc này. Các quốc gia không sẵn lòng đặt bản thân mình vào tình trạng ngày càng phụ thuộc. Trong một hệ thống tự cứu, các tính toán về an ninh đã làm giảm vai trò của lợi ích kinh tế so với lợi ích chính trị.
Những gì mỗi quốc gia làm cho bản thân mình rất giống với cái mà mọi quốc gia khác đều làm. Chúng không được nhận những lợi ích mà việc phân công lao động toàn diện, về chính trị cũng như kinh tế, có thể mang lại. Hơn nữa, chi tiêu quốc phòng hoàn toàn mang tính phi sản xuất nhưng cũng gần như là không thể tránh khỏi. Thay vì gia tăng thịnh vượng, cái mà chi tiêu quốc phòng đem lại là duy trì sự tự chủ. Các quốc gia cạnh tranh không phải bằng cách nỗ lực cùng sản xuất hàng hóa vì lợi ích chung. Đây chính là sự khác biệt lớn thứ hai giữa hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế, vốn được trình bày ở phần 1, mục 4, của chương tiếp theo.
3. Cấu trúc và chiến lược
Hiện giờ ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng động lực và kết quả có thể hoàn toàn tách biệt nhau. Cấu trúc khiến nhiều hành vi có những kết quả không mong muốn. Chắc chắn phần lớn các chủ thể sẽ nhận thấy điều này, và ít nhất một vài trong số họ sẽ có khả năng hiểu tại sao. Họ có thể hiểu tương đối rõ cấu trúc tạo ra những tác động như thế bằng cách nào. Thế thì liệu có khả năng họ vẫn không đạt được mục tiêu ban đầu cho dù điều chỉnh các chiến lược một cách phù hợp không? Thật không may, họ lại thường phải chấp nhận chuyện này. Để giải thích điều này tôi sẽ chỉ đưa ra một vài ví dụ; một khi luận điểm đã sáng tỏ, độc giả sẽ dễ dàng tìm được những ví dụ khác.
Nếu dự tính sẽ có tình trạng thiếu hụt một loại hàng hóa, mọi người đều cùng có lợi nếu họ mua ít hàng hóa đó hơn nhằm giảm việc tăng giá và chia đều sự thiếu thốn loại hàng hóa này. Nhưng bởi vì có một số người sẽ có lợi hơn nếu họ nhanh chóng tích trữ nguồn hàng, nên mọi người đều có động lực lớn để làm vậy. Nếu một người cho rằng những người khác sẽ đột ngột rút tiền gửi khỏi ngân hàng, hành vi khôn ngoan của người đó sẽ là rút nhanh hơn những người kia kể cả khi biết rằng nếu có một ít người rút tiền thì ngân hàng vẫn còn khả năng thanh khoản, song nếu nhiều người rút, ngân hàng sẽ sụp đổ. Trong những trường hợp này, theo đuổi lợi ích cá nhân đưa lại kết quả tập thể mà chẳng ai mong muốn, song cá nhân bằng cách hành xử khác sẽ tổn thương chính bản thân mình mà không thay đổi được kết quả. Hai ví dụ quá quen thuộc này đã nói lên vấn đề chính. Có một số hành động tôi không thể làm theo trừ khi bạn cũng làm thế, và bạn cùng với tôi cũng không thể hoàn toàn yên tâm làm điều đó nếu chúng ta không chắc chắn rằng nhiều người khác cũng sẽ làm như thế. Hãy đi sâu hơn vào vấn đề bằng cách nhìn nhận kĩ lưỡng hai ví dụ nữa.
Mỗi người có thể chọn lái xe riêng hơn là đi xe lửa. Xe riêng có sự linh hoạt trong kế hoạch đi lại cũng như lựa chọn điểm đến; nhưng có nhiều khi, ví dụ như, trong lúc thời tiết xấu, dịch vụ vận chuyển hành khách của xe lửa lại tiện lợi hơn nhiều. Mỗi người có thể mua hàng ở siêu thị hơn là tại cửa hàng thực phẩm nhỏ ở góc phố. Hàng hóa ở siêu thị nhiều hơn, và rẻ hơn; nhưng có lúc dịch vụ thanh toán và vận chuyển của cửa hàng thực phẩm lại tiện lợi hơn nhiều. Kết quả là phần lớn mọi người lái xe riêng và mua hàng trong siêu thị làm giảm lượng hành khách đi xe lửa và số lượng cửa hàng thực phẩm. Kết quả này có lẽ không phải là cái nhiều người muốn. Họ có thể sẵn sàng trả tiền để những dịch vụ này không biến mất. Nhưng các cá nhân lại chẳng thể làm gì để thay đổi kết quả. Gia tăng lượng khách hàng [cho các dịch vụ trên] có thể thay đổi hiện trạng, tuy nhiên chỉ cố gắng của tôi và của một số ít người tôi có thể thuyết phục được thì không đủ.
Chúng ta đều có thể nhận thấy rằng các hành vi của chúng ta tạo ra những kết quả không mong đợi, song chúng ta cũng có thể nhìn thấy rằng những ví dụ như trên là các ví dụ mà Alfred E. Kahn mô tả là những thay đổi “lớn” được mang lại bởi tập hợp những quyết định “nhỏ”. Trong những tình huống như vậy con người là nạn nhân của “sự chuyên chế của các quyết định nhỏ”, một cụm từ thể hiện rằng “nếu một trăm khách hàng chọn phương án x, và điều này khiến cho thị trường đưa ra quyết định X (trong đó X bằng 100x), thì không nhất thiết là chính những khách hàng này sẽ đều lựa chọn kết quả này nếu quyết định X đã từng được đưa ra rõ ràng để họ cân nhắc từ trước” (Kahn 1966, p. 523). Nếu thị trường không đưa ra câu hỏi lớn để các cá nhân ra quyết định, thì các cá nhân bị buộc phải đưa ra quyết định hợp lý dựa trên bối cảnh hạn hẹp của họ mặc dù họ biết rõ rằng khi đưa ra các quyết định này họ đang mang lại một kết quả mà phần lớn họ không mong muốn. Hoặc là vậy hoặc là họ tổ chức để vượt qua một số ảnh hưởng của thị trường bằng cách thay đổi cấu trúc của nó – ví dụ, bằng cách đoàn kết thành một đơn vị tiêu dùng lớn có sức nặng ngang với các đơn vị sản xuất. Đây chính là điểm mấu chốt: khi cấu trúc không bị tác động thì không thể thay đổi ý định và hành động của các chủ thể cụ thể hướng tới kết quả mong đợi hay tránh những kết quả không mong muốn. Cấu trúc có thể bị thay đổi, như vừa nói, bằng cách thay đổi sự phân phối khả năng giữa các đơn vị. Cấu trúc cũng có thể bị thay đổi bằng cách thiết lập quy định chung tại các lĩnh vực mà trước đấy mỗi người phải tự quyết định lấy. Nếu một vài người bán lẻ làm việc ngày chủ nhật, những người khác có lẽ cũng sẽ phải làm vậy để duy trì cạnh tranh kể cả khi hầu hết mọi người thích làm việc chỉ 6 ngày một tuần thôi. Phần lớn có thể làm như họ mong muốn chỉ khi tất cả được yêu cầu làm việc với số giờ tương đương nhau. Biện pháp duy nhất để khắc phục các tác động mạnh mẽ do cấu trúc gây ra chính là thay đổi cấu trúc đó.
Nhưng chẳng thể tự huyễn hoặc rằng các hạn chế do cấu trúc gây ra có thể bị xóa bỏ dễ dàng, mặc dầu nhiều người có thể không hiểu điều này. Ở mọi nơi, vào mọi lúc, các đơn vị của hệ thống tự cứu – quốc gia, tập đoàn, hay bất cứ cái gì – được thuyết phục rằng lợi ích lớn hơn, bao gồm cả phần của riêng họ, đòi hỏi họ hành động vì hệ thống đó mà không phải vì lợi ích hạn hẹp của họ. Vào những năm 1950, khi nỗi sợ hãi thế giới có thể bị hủy diệt trong chiến tranh hạt nhân tăng lên, một số người kết luận rằng biện pháp để không bị phá hủy là giải trừ quân bị trên toàn thế giới. Vào những năm 1970, cùng với sự bùng nổ dân số, nghèo đói, và ô nhiễm, một số người lại kết luận, như các nhà khoa học chính trị đã nói, rằng “các quốc gia phải đáp ứng nhu cầu của hệ sinh thái chính trị dưới góc độ toàn cầu hoặc là đi đến diệt vong” (Sterling 1974, p.336). Lợi ích quốc tế phải được đáp ứng; và nếu điều này có một ý nghĩa gì đó, thì nó có nghĩa là lợi ích quốc gia chỉ là thứ yếu so với lợi ích quốc tế. Vấn đề xuất hiện ở cấp độ toàn cầu. Các giải pháp cho những vấn đề này tiếp tục phụ thuộc vào chính sách quốc gia. Đâu là điều kiện khiến cho các quốc gia sẵn sàng không nhiều thì ít tuân thủ các nghĩa vụ thường được áp đặt lên họ? Làm thế nào họ có thể giải quyết mâu thuẫn giữa việc theo đuổi lợi ích bản thân và hành động vì cả hệ thống? Chưa có ai từng chỉ ra phải làm thế như thế nào, mặc dù nhiều người đã hô hào kêu gọi những hành động duy lý. Tuy nhiên, vấn đề chính là cái hành vi duy lý đó, đặt trong các ràng buộc cấu trúc, không dẫn tới những kết quả mong đợi. Với mỗi quốc gia bị trói buộc bởi việc phải tự lo cho mình, không ai có thể quan tâm tới hệ thống.[1]
Ý thức về các nguy cơ và đe dọa có thể đưa đến sự xác định rõ ràng các mục đích cần phải đạt được. Tuy nhiên việc đạt được các mục tiêu này là không khả thi. Khả năng hành động hiệu quả phụ thuộc vào khả năng cung cấp các phương tiện cần thiết. Điều này còn phụ thuộc nhiều hơn vào sự tồn tại của các điều kiện cho phép quốc gia và các tổ chức khác theo đuổi các chính sách và chiến lược phù hợp. Các vấn đề có tác động tới toàn thế giới đòi hỏi các giải pháp mang tính toàn cầu, nhưng không có cơ quan toàn cầu nào cung cấp các giải pháp này. Nhu cầu không tạo ra khả năng. Mong ước rằng mục đích cao cả giúp quy tụ được các phương tiện cần thiết trên thực tế lại không đúng.
Các nhiệm vụ lớn chỉ có thể được thực hiện bởi các tác nhân có năng lực lớn. Đó là lý do tại sao các quốc gia, và đặc biệt là các nước lớn, được kêu gọi làm điều gì đó cần thiết cho sự tồn tại của thế giới. Nhưng các quốc gia cần phải làm bất cứ điều gì mà họ thấy cần thiết cho sự tồn vong của mình, bởi vì họ chẳng thể trông chờ vào các nước khác. Tại sao lời khuyên đặt lợi ích quốc tế lên trên lợi ích quốc gia là vô nghĩa có thể được lý giải chính xác bằng sự khác biệt giữa các lý thuyết vi mô và vĩ mô. Các nhà kinh tế hiểu rất rõ sự khác biệt này. Các nhà chính trị thì lại không. Như tôi vừa giải thích, lý thuyết kinh tế vi mô là lý thuyết về thị trường xây dựng trên giả định về hành vi của các cá nhân. Lý thuyết này chỉ ra các hành động và tương tác của các đơn vị tạo dựng và ảnh hưởng đến thị trường như thế nào và làm thế nào mà thị trường ảnh hưởng lại họ. Một lý thuyết vĩ mô là một lý thuyết về nền kinh tế quốc gia xây dựng trên cung, cầu và thu nhập như là các thông số hệ thống. Lý thuyết này chỉ ra cách mà những thông số trên cùng các thông số khác liên kết với nhau và làm thế nào mà những thay đổi ở một hay một số có thể ảnh hưởng tới các thông số khác và tới cả nền kinh tế. Trong kinh tế học, cả lý thuyết vi mô và vĩ mô đều nghiên cứu các mẫu hình rộng lớn. Sự khác biệt giữa chúng không phải là ở quy mô của đối tượng nghiên cứu, mà ở cách tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và xây dựng lý thuyết để giải thích chúng. Một lý thuyết vĩ mô về chính trị quốc tế cần chỉ ra được hệ thống quốc tế bị tác động bởi các thông số hệ thống như thế nào. Người ta có thể hình dung ra đâu là những thông số này – ví dụ như tổng lượng GNP toàn cầu, tổng lượng xuất nhập khẩu của thế giới, con số tử vong trong chiến tranh, tổng ngân sách quốc phòng của các quốc gia, và số lượng di cư chẳng hạn. Lý thuyết này quan niệm mọi thứ theo cách của một lý thuyết kinh tế vĩ mô kiểu John Maynard Keynes, mặc dù khó có thể nắm bắt được làm thế nào mà những thông số trên có thể có một ý nghĩa nào đó, và làm sao mà những thay đổi trong một hay một số thông số lại có thể tạo ra thay đổi ở phần còn lại. Tôi không nói rằng không thể xây dựng được những lý thuyết như thế, chỉ là tôi không thể nhìn thấy cách làm được điều đó theo bất cứ phương pháp nào có vẻ có hiệu quả. Dù sao thì điều quan trọng là một lý thuyết vĩ mô về chính trị quốc tế sẽ không có các ứng dụng thực tiễn như của lý thuyết kinh tế vĩ mô. Các chính quyền quốc gia có thể điều chỉnh các biến số kinh tế hệ thống (trong nước). Không một cơ quan nào có khả năng tương xứng tồn tại ở phạm vi quốc tế. Ai có thể hành động theo những khả năng biến đổi được một lý thuyết vĩ mô về chính trị quốc tế chỉ ra? Ngay cả khi một lý thuyết như thế có thực, chúng ta vẫn sẽ bị vướng mắc ở chỗ quốc gia là đơn vị duy nhất có khả năng hành động để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Chúng ta vẫn sẽ phải quay về với cách tiếp cận chính trị vi mô nhằm kiểm nghiệm các điều kiện làm cho các hành động đơn lẻ hay tập thể của các quốc gia có ích và hiệu quả.
Có người đã hi vọng rằng những thay đổi trong nhận thức và mục đích, trong hình thái tổ chức và ý thức hệ của quốc gia sẽ thay đổi chất lượng đời sống quốc tế. Qua hàng thế kỉ các quốc gia đã thay đổi rất nhiều, nhưng chất lượng của đời sống quốc tế vẫn như vậy. Các quốc gia có thể theo đuổi các lợi ích hợp lý và đáng giá, nhưng họ không thể hiểu làm sao để đạt được chúng. Vấn đề không phải do họ ngu dốt hay có mục đích xấu, mặc dù người ta không muốn thừa nhận rằng những phẩm chất đó đang thiếu. Người ta sẽ không hiểu được mức độ khó khăn của việc này cho đến khi nhận ra rằng sự thông thái và mục đích tốt không thể có được và đi theo những quy trình hợp lý. Đầu thế kỉ này [thế kỉ 20] Winston Churchill đã nhận định rằng cuộc chạy đua hải quân Anh – Đức báo trước thảm họa và rằng Anh không có lựa chọn thực tế nào ngoài việc tham gia cuộc đua này. Các quốc gia khi đối mặt với các vấn đề toàn cầu cũng giống những người mua hàng đơn lẻ bị trói buộc trong “sự chuyên chế của các quyết định nhỏ.” Các quốc gia, cũng giống như người mua hàng, chỉ có thể ra khỏi cái bẫy này bằng cách thay đổi cấu trúc của lĩnh vực hoạt động của họ. Thông điệp lại được lặp lại: cứu cánh duy nhất để khắc phục hiệu ứng cấu trúc mạnh chính là một sự thay đổi về cấu trúc.
4. Công dụng của tình trạng vô chính phủ
Để thực hiện được các mục tiêu và bảo đảm an ninh của mình, các đơn vị trong điều kiện vô chính phủ – dù là con người, các công ty, quốc gia, hay bất cứ cái gì – phải phụ thuộc vào các biện pháp mà họ có thể tiến hành và những thỏa thuận của riêng mình. Tự cứu là nguyên tắc hành động cần thiết trong một trật tự vô chính phủ. Một tình thế tự cứu là một tình thế có nguy cơ cao – phá sản trong lĩnh vực kinh tế và chiến tranh trong thế giới của các quốc gia tự do. Đó cũng là tình huống mà chi phí tổ chức thấp. Trong nền kinh tế hay trong trật tự quốc tế, người ta có thể tránh hay giảm thiểu nguy cơ bằng cách chuyển từ tình trạng hợp tác sang một tình trạng quan hệ có thứ bậc, có nghĩa là, bằng cách thành lập những cơ quan có thẩm quyền thực tế và thiết lập một hệ thống luật lệ. Chính phủ xuất hiện khi mà bản thân các chức năng điều hành và quản lý trở thành các nhiệm vụ độc lập và chuyên biệt. Những người chỉ trích sự thiếu vắng của một trật tự thứ bậc thường phớt lờ cái giá của việc duy trì trật tự này. Các thiết chế có ít nhất hai mục tiêu: thực hiện một mục tiêu nào đó và tiếp tục tồn tại với tư cách là một tổ chức. Nhiều trong số các hoạt động của chúng trực tiếp hướng tới mục tiêu thứ hai. Các nhà lãnh đạo của tổ chức, đặc biệt là các lãnh đạo chính trị, không phải là bậc thầy trong các vấn đề mà tổ chức của họ phải giải quyết. Họ trở thành lãnh đạo không phải vì họ là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó mà do họ tỏ ra vượt trội trong nghệ thuật tổ chức – trong việc duy trì quyền kiểm soát với thành viên của một nhóm, trong việc phát huy các nỗ lực có thể dự đoán và đáng hài lòng từ phía thành viên, trong việc duy trì đoàn kết. Khi đưa ra các quyết định chính trị, mối quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất không phải là đạt được mục đích của các thành viên mà là bảo vệ sự tồn tại và sức khỏe của tổ chức (cf. Diesing 1962, pp 198-204, Downs 1967, pp 262-70).
Các lợi thế của trật tự có thứ bậc luôn đi kèm với một cái giá nhất định. Hơn nữa, trong trật tự thứ bậc, các phương tiện kiểm soát trở thành mục tiêu tranh chấp. Các vấn đề thực chất lẫn lộn với các nỗ lực gây ảnh hưởng lên hay kiểm soát phương tiện kiểm soát. Việc sắp xếp trật tự phân cấp trong chính trị bổ sung thêm một đối tượng vào số đối tượng vốn đã rất nhiều của cuộc tranh chấp, đối tượng thêm vào đó lại được sắp xếp theo một trật tự dựa trên tầm quan trọng mới.
Nếu nguy cơ chiến tranh cao đến không kham nổi, liệu có thể giảm thiểu được nguy cơ này bằng cách tổ chức quản lý quan hệ giữa các quốc gia? Ít nhất, quản lý đòi hỏi kiểm soát các lực lượng quân sự mà các quốc gia có trong tay. Bên trong các quốc gia, các tổ chức phải tự duy trì bản thân mình. Giống như các tổ chức, các quốc gia, trong quá trình tự duy trì, đôi khi cũng phải dùng vũ lực chống lại các nhân tố và khu vực ly khai. Với tư cách là một hệ thống phân cấp, chính phủ một nước sẽ bị sụp đổ cả trên bình diện quốc gia lẫn toàn cầu khi bị ly khai bởi các bộ phận lớn cấu thành chính nó. Trong một xã hội bao gồm các quốc gia có mức độ liên kết kém, nỗ lực thiết lập chính phủ thế giới thất bại bởi vì một chính quyền trung ương như vậy không có khả năng huy động các nguồn lực cần thiết để tạo ra và duy trì sự thống nhất của hệ thống thông qua việc điều chỉnh và quản lý các bộ phận cấu thành. Triển vọng về chính phủ thế giới sẽ là lời kêu gọi chuẩn bị nội chiến thế giới. Điều này gợi nhớ đến những kí ức của Milovan Djilas về Thế chiến thứ 2. Theo ông, ông và nhiều người lính Nga khác trong những cuộc thảo luận thời chiến đã tin rằng chiến tranh của loài người sẽ đạt đến mức độ khốc liệt nhất nếu mọi người đều là bộ phận của một hệ thống xã hội chung, “bởi vì không thể duy trì một hệ thống như thế và các phe phái sẽ hủy diệt nhân loại để theo đuổi “hạnh phúc” lớn nhất của chính mình” (1962, p50). Các quốc gia không thể trao quyền lực quản lý cho một cơ quan trung ương trừ phi cơ quan này có khả năng bảo vệ những quốc gia này. Các quốc gia càng có nhiều quyền lực và sức mạnh mà có vẻ sẽ tạo ra đe dọa đối với những nước khác bao nhiêu, thì sức mạnh của trung ương phải càng lớn bấy nhiêu. Quyền lực của trung ương càng lớn thì các quốc gia lại càng có động lực dấn thân vào cuộc tranh đấu để kiểm soát quyền lực này.
Các quốc gia, cũng giống như con người, bị mất an ninh tương ứng với mức độ tự do có được. Nếu người ta muốn tự do, thì người ta phải chấp nhận không an toàn. Các tổ chức thiết lập những quan hệ quyền lực và kiểm soát có thể tăng cường an ninh bằng việc giảm mức độ tự do. Nếu sức mạnh không tạo ra quyền lực, dù là giữa con người hay giữa các quốc gia, thì tức là một vài thể chế hay cơ quan đã can thiệp để đưa con người hay quốc gia ra khỏi tình trạng tự nhiên. Cơ quan đó càng có ảnh hưởng lớn thì tham vọng kiểm soát nó càng lớn. Ngược lại, các đơn vị trong trật tự vô chính phủ hành động vì bản thân và không nhằm duy trì một tổ chức và đặt tương lai của mình trong tay tổ chức đó. Vũ lực được sử dụng vì lợi ích cá nhân. Khi không có một tổ chức, con người hay quốc gia tự do bỏ mặc chủ thể khác. Ngay cả khi họ không làm thế, do thiếu các chính sách của một tổ chức trung ương, họ hoàn toàn có thể tập trung vào các chính sách để giải quyết một vấn đề cụ thể và chỉ chấp thuận một thỏa thuận tối thiểu cho phép các chủ thể tồn tại độc lập thay vì một thỏa hiệp tối đa vì mục tiêu duy trì sự thống nhất. Nếu sức mạnh định đoạt mọi thứ sẽ dễ dàng tránh được những cuộc tranh đấu đẫm máu vì quyền lực hơn.
Ở phạm vi quốc gia, vũ lực của chính phủ được sử dụng dưới danh nghĩa quyền và công lý. Ở phạm vi quốc tế, vũ lực của một quốc gia được thực thi vì quyền lợi và an ninh của bản thân nó. Các nhóm nổi dậy thách thức quyền lãnh đạo của một chính phủ: họ nghi ngờ tính hợp pháp của quyền lực chính phủ hiện hành. Chiến tranh giữa các quốc gia không thể giải quyết vấn đề về quyền và chính quyền; chúng chỉ có thể xác định xem các đối thủ được hay mất và trả lời câu hỏi ai là kẻ mạnh hơn cho một thời kỳ nhất định. Ở phạm vi quốc gia, quan hệ giữa chính quyền và người dân được thiết lập. Ở phạm vi quốc tế, chỉ có quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu tồn tại. Ở phạm vi quốc gia, vũ lực cá nhân được sử dụng chống lại chính quyền sẽ đe dọa hệ thống chính trị. Từ góc độ quốc tế, vũ lực sử dụng bởi một quốc gia – một thực thể công quyền – tương tự với vũ lực cá nhân; nhưng chẳng có chính phủ nào để lật đổ và cũng không có bộ máy chính phủ nào để kiểm soát. Khi không có tham vọng đối với bá quyền thế giới, việc sử dụng vũ lực cá nhân không đe dọa hệ thống chính trị quốc tế, mà chỉ đe dọa một vài thành viên trong số đó. Chiến tranh đẩy một số quốc gia đối đầu với một số khác trong một cuộc chiến giữa những chủ thể tương tự nhau. Quyền lực của kẻ mạnh có thể ngăn kẻ yếu theo đuổi tham vọng của mình, không phải bởi vì kẻ yếu thừa nhận tính hợp pháp của quyền lực kẻ mạnh, mà đơn giản bởi vì đối đấu với họ là thiếu khôn ngoan. Ngược lại, kẻ yếu có thể có hành động tương đối tự do nếu kẻ yếu tránh xa kẻ mạnh nhất có thể được sao cho kẻ mạnh không bận tâm lắm tới hành động của kẻ yếu hay không quan tâm lắm tới việc khả năng của họ tăng lên chút đỉnh.
Chính trị quốc gia là lĩnh vực của thẩm quyền, quản lý, và của luật pháp. Chính trị quốc tế là lĩnh vực của quyền lực, tranh đấu và thỏa hiệp. Lãnh địa quốc tế trước hết là một lãnh địa chính trị. Lãnh địa quốc gia thường được nhiều người mô tả là có thứ bậc, cấu trúc theo chiều dọc, tập trung hóa, hỗn tạp, có chỉ đạo và có trù tính trước; trong khi lãnh địa quốc tế là vô chính phủ, cấu trúc theo chiều ngang, phi tập trung, đồng nhất, không có chỉ đạo và tự điều chỉnh lẫn nhau. Trật tự càng tập trung, thì quyền quyết định càng tập trung trên cao. Ở phạm vi quốc tế, các quyết định được đưa ra ở tầng đáy, hiếm khi ở những vị trí khác. Khi phân biệt hai chiều dọc – ngang, cấu trúc quốc tế có cấu trúc theo chiều dọc hướng xuống dưới. Các điều chỉnh được thực hiện trên phạm vi quốc tế, nhưng chúng được thực hiện mà không có một cơ quan điều chỉnh có thẩm quyền hay chính thức đứng trên. Thỏa hiệp và điều chỉnh được tiến hành thông qua quá trình thích ứng lẫn nhau (cf Barnard 1948, pp 148-52; Polanyi 1941, pp 428-56). Các hành động và phản ứng, rồi phản ứng lại phản ứng, được tiến hành bởi một quá trình tiệm tiến. Các bên tìm hiểu suy nghĩ của nhau, có thể nói như vậy, và xác định một tình huống ngay khi tình huống đó vẫn đang phát triển. Giữa các đơn vị tương đương nhau, hai bên đạt được sự điều chỉnh và thỏa thuận bằng sự trao đổi các “tính toán”, trong một điều kiện, như Chester Barnard đã mô tả, “mà ở đó nghĩa vụ chỉ huy và nhu cầu nghe lời gần như thiếu vắng hoàn toàn” (pp 150-51). Khi tranh chấp đã vượt ra ngoài tính toán, các bên tìm cách duy trì hay cải thiện vị trí của mình bằng vận động, bằng mặc cả, hay bằng chiến đấu. Cách thức và mật độ của xung đột được xác định bởi mong muốn và khả năng của các bên vốn vừa độc lập vừa tương tác với nhau.
Dù có sử dụng vũ lực hay không, mỗi quốc gia đều định ra con đường mà nó cho rằng phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mình. Nếu vũ lực được sử dụng hoặc có khả năng được sử dụng bởi một quốc gia, phản ứng của các quốc gia khác cũng là dùng vũ lực hoặc chuẩn bị sử dụng vũ lực một cách đơn lẻ hoặc theo nhóm. Không thể trông chờ vào một chính quyền cao hơn có quyền lực và khả năng hành động theo mong muốn của riêng nó. Trong những điều kiện như vậy khả năng vũ lực được sử dụng bởi một trong các bên luôn luôn là một nguy cơ thường trực. Trong chính trị, vũ lực được gọi là ultima ratio (cứu cánh cuối cùng). Trong chính trị quốc tế, vũ lực không chỉ là cứu cánh cuối cùng, mà trên thực tế còn là biện pháp đầu tiên và thường dùng. Để vũ lực chỉ là cứu cánh cuối cùng của chính trị thì, như lời Ortega y Gasset nói, cần có “sự đầu hàng của vũ lực trước các biện pháp lý trí” (trích dẫn trong Johnson, p13). Khả năng thường trực rằng vũ lực sẽ được sử dụng làm hạn chế các mưu đồ, giảm bớt yêu sách, và đóng vai trò động lực giải quyết tranh chấp. Người nào biết rằng gây áp lực quá lớn có thể dẫn đến chiến tranh có lý do chắc chắn để cân nhắc liệu những lợi ích tiềm tàng có tương xứng các nguy cơ kèm theo hay không. Đe dọa vũ lực trên bình diện quốc tế được so sánh với vai trò của đình công trong lao động và mặc cả trong quản lý. Như Livernash đã nói “những cuộc đình công hiếm hoi đã diễn ra trên thực tế, theo một ý nghĩa nào đó, chính là chi phí của lựa chọn đình công vốn tạo ra các thỏa hiệp trong đàm phán rộng rãi.” (1963, p 430). Ngay cả khi công nhân hiếm khi đình công thì luôn có khả năng họ sẽ làm như vậy. Khả năng tranh chấp công nghiệp dẫn tới các cuộc đình công dài và tốn kém khuyến khích người lao động và giới quản lý đối mặt với những vấn đề khó khăn, cố gắng để hiểu vấn đề của mỗi bên, và cố gắng tìm kiếm thỏa hiệp. Khả năng mà xung đột giữa các quốc gia có thể dẫn tới chiến tranh lâu dài và tốn kém cũng có tác động điều hòa tương tự.
5. Vô chính phủ và có trật tự
Tôi đã từng mô tả vô chính phủ và có trật tự như thể mỗi một trật tự chính trị đều là ở dạng này hay dạng kia. Nhưng tôi cho rằng nhiều, nếu không nói là phần lớn các nhà khoa học chính trị viết về cấu trúc đều cho rằng có nhiều loại hơn, nếu không phải là rất nhiều. Vô chính phủ được xem là một đầu của chuỗi quang phổ các thể chế mà đầu còn lại được đánh dấu bằng sự tồn tại của chính quyền hợp pháp và có năng lực. Chính trị quốc tế do đó được mô tả là bao gồm các phần của chính phủ và bị hòa trộn với các yếu tố của cộng đồng – các tổ chức xuyên quốc gia toàn cầu hoặc khu vực, các liên minh, các công ty đa quốc gia, các mạng lưới thương mại, và nhiều thứ khác. Hệ thống chính trị quốc tế được cho là vô chính phủ dù nhiều dù ít.
Nhiều người cho thế giới là một thể vô chính phủ đã được điều chỉnh vì hai lý do. Đầu tiên, vô chính phủ có nghĩa không chỉ là thiếu vắng chính quyền mà còn tồn tại sự bất ổn và hỗn loạn. Bởi vì chính trị thế giới, mặc dù không phải hòa bình đáng tin cậy, lại cũng không phải hỗn loạn đến mức không tin được, nên mỗi lần có hòa bình thì người ta lại có xu hướng nhìn nhận rằng tính vô chính phủ đang giảm bớt. Bởi vì chính trị quốc tế, mặc dù không được tổ chức một cách chính thức, cũng không phải hoàn toàn không có các thể chế và quy trình có trật tự, nên nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng nhìn nhận rằng tính vô chính phủ lại giảm đi mỗi khi có các liên minh được thành lập, khi những giao dịch xuyên biên giới tăng lên, và khi các tổ chức quốc tế nở rộ. Những quan điểm này lầm lẫn cấu trúc với tiến trình, và tôi cũng để ý thấy rằng lỗi này thường lặp lại.
Thứ hai, hai dạng cơ bản vô chính phủ và có trật tự có vẻ phản ánh sự đa dạng vô tận về hình thái xã hội mà chúng ta có thể cảm thấy. Tại sao cứ khăng khăng quy về chỉ có hai dạng cấu trúc đó thay vì nhiều dạng hơn? Vô chính phủ bao gồm các đơn vị tương tự nhau, nhưng những đơn vị này không hoàn toàn giống nhau. Giữa chúng vẫn có một sự chuyên biệt hóa về chức năng. Hệ thống thứ bậc được sắp xếp bởi sự phân công lao động xã hội giữa các đơn vị chuyên biệt có nhiệm vụ khác nhau, nhưng sự tương tự giữa chúng không hoàn toàn biến mất. Các nỗ lực vẫn lặp lại nhiều lần. Mọi xã hội được tổ chức một cách rời rạc hay có trật tự ở những cấp độ khác nhau. Thế thì tại sao lại không xác định thêm các dạng xã hội ngoài hai cấu trúc kể trên theo các nguyên tắc tổ chức của chúng? Ta có thể nhận thấy một vài xã hội gần với cấu trúc vô chính phủ thuần túy, một vài xã hội khác lại gần với hệ thống trật tự thuần túy, và những cái khác nữa là các dạng kết hợp của hai loại hình tổ chức trên. Trong các thể chế vô chính phủ sự giống nhau hoàn toàn của các đơn vị và việc xác định quan hệ chỉ dựa trên năng lực (quyền lực) minh họa cho một lĩnh vực hoàn toàn mang thuộc tính chính trị và quyền lực mà trong đó tương tác giữa các thành viên không được điều chỉnh bởi một chính quyền hay định đoạt bởi một thẩm quyền cao hơn. Trong các cấu trúc có thứ bậc, sự khác biệt hoàn toàn giữa các thành tố và sự chuyên biệt hóa hoàn toàn chức năng của chúng sẽ sản sinh ra một lĩnh vực hoàn toàn thuộc lĩnh vực quản lý và thẩm quyền mà trong đó sự tương tác giữa các đơn vị không bị ảnh hưởng bởi chính trị và quyền lực. Mặc dù các dạng trật tự ”thuần khiết” như thế không tồn tại, nhưng việc phân biệt các địa hạt dựa trên nguyên tắc tổ chức của chúng vẫn hợp lý và quan trọng.
Gia tăng số lượng các phạm trù sẽ giúp việc phân loại các xã hội trở nên gần với thực tế hơn. Nhưng việc này sẽ làm giảm khả năng giải thích và tăng thuộc tính mô tả của hệ thống lý thuyết. Người ta muốn giải thích thay vì mô tả nên cần hạn chế việc chuyển dịch theo hướng này nếu có thể. Điều này có làm được không? Người ta sẽ đạt được gì khi cứ cố duy trì hai dạng trong khi thừa nhận có ba hay bốn dạng chắc chắn sẽ đơn giản hơn? Làm như vậy ta đạt được sự rõ ràng và hạn chế số lượng khái niệm. Một khái niệm mới chỉ nên được đưa ra để giải quyết các vấn đề mà những khái niệm hiện có không có khả năng xử lý được. Nếu một vài xã hội không phải là vô chính phủ hay có trật tự, nếu cấu trúc của chúng được xác định bởi một nguyên tắc sắp xếp thứ ba, thì chúng ta buộc phải có một định nghĩa hệ thống thứ ba.[2] Mọi xã hội đều ở dạng hỗn hợp. Chúng bao gồm các yếu tố đại diện cho cả hai nguyên tắc sắp xếp. Điều này không có nghĩa là một vài xã hội được sắp xếp theo một nguyên tắc thứ ba. Thường thì người ta dễ dàng xác định nguyên tắc tổ chức một xã hội. Sự xuất hiện của các nhân tố vô chính phủ trong hệ thống phân cấp không thay đổi và không thể che mờ nguyên tắc tổ chức của cả hệ thống lớn, bởi vì các nhân tố đó chỉ mang tính vô chính phủ trong những giới hạn nhất định. Hơn nữa, thuộc tính và hành vi của các đơn vị trong những nhân tố vô chính phủ này ở trong hệ thống lớn hơn rất khác với các thuộc tính và biểu hiện mà chúng sẽ có nếu ở bên ngoài hệ thống. Các công ty trong thị trường độc quyền nhóm bán lại lần nữa là ví dụ hoàn hảo cho trường hợp này. Chúng đấu tranh chống lại nhau, nhưng bởi vì chúng không cần chuẩn bị bảo vệ mình về mặt vật lý, chúng có thể chuyên biệt hóa và tham gia đầy đủ hơn vào việc phân công lao động kinh tế so với các quốc gia. Một quốc gia mà ở trong một thế giới vô chính phủ cũng không phải không thể làm việc với các nước khác, đạt được các thỏa thuận hạn chế vũ khí, và hợp tác nhằm xây dựng các thể chế. Các yếu tố phân cấp trong cấu trúc quốc tế hạn chế và kiềm chế việc thực thi chủ quyền nhưng chỉ trong các điều kiện được hệ thống vô chính phủ cho phép. Sự vô chính phủ theo kiểu đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng hợp tác, phạm vi của các thỏa thuận về vũ khí, và quyền tài phán của các tổ chức quốc tế.
Nhưng còn các trường hợp trung gian thì sao, các xã hội mà không rõ ràng là vô chính phủ hay có trật tự? Có phải là chúng không đại diện cho loại thứ ba? Nói rằng có những trường hợp trung gian không có nghĩa là khi đó có dạng hệ thống thứ ba xuất hiện. Mỗi loại hình đều có giới hạn, và nếu chúng ta có bất cứ loại hình nào thì chúng ta đều có các trường hợp ở ranh giới. Sự rõ ràng của các khái niệm không giảm bớt những khó khăn trong việc phân loại. Trung Quốc trong khoảng từ những năm 1920s đến 1940s là một thể chế có trật tự hay vô chính phủ? Với danh nghĩa một quốc gia, Trung Quốc trông có vẻ giống tập hợp nhiều nhà nước đơn lẻ khác nhau cùng tồn tại. Năm 1930, Mao Trạch Đông, cũng như các lãnh đạo Bolshevik trước đó, đã cho rằng nhóm lên một ngọn lửa cách mạng sẽ “khởi nguồn cả một trận hỏa hoạn trên diện rộng.” Ngọn lửa cách mạng sẽ lan ra khắp các tỉnh của Trung Quốc, nếu không muốn nói là cả thế giới. Do sự phụ thuộc lẫn nhau của các tỉnh này, như sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, không đủ sâu sắc, ngọn lửa này đã không lan ra. Các tỉnh của Trung Quốc chỉ mới có quyền tự trị nên chiến tranh ở một vùng trong đất nước chỉ ảnh hưởng yếu ớt lên các vùng khác. Chiến trận ở các đồi núi tại Hồ Nam, còn xa mới khơi mào được một cuộc cách mạng quốc gia, và cũng chẳng được các tỉnh lân cận biết tới. Sự tương tác giữa các tỉnh có tính độc lập và tự cung tự cấp cao khá ít và hiếm. Vì chẳng phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế hay vào trung tâm quốc gia về mặt chính trị, các tỉnh này không sở hữu đặc điểm phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ của thể chế có tổ chức và thống nhất.
Trên thực tế, các nhà quan sát có thể không đồng quan điểm trong những vấn đề như khi nào Trung Quốc rơi vào tình trạng vô chính phủ, hay là liệu các nước Tây Âu có đang dần trở thành một quốc gia hay sẽ tiếp tục duy trì là chín nước độc lập. Vấn đề quan trọng về mặt lý thuyết là kì vọng của chúng ta về số phận của các khu vực này rất khác nhau tùy thuộc vào việc đâu là câu trả lời đúng cho các câu hỏi về cấu trúc. Cấu trúc được xác định thông qua hai nguyên tắc tổ chức giúp giải thích các khía cạnh quan trọng của các hành vi chính trị và xã hội. Điều này được thể hiện rõ hơn trong các trang sau. Phần này đã giải thích tại sao lại cần phải có hai, và chỉ hai thôi, loại cấu trúc để mô tả mọi dạng xã hội.
II.
III.
…
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Cau truc vo chinh phu & can bang quyen luc.pdf
[1]
Nói cách khác, các quốc gia phải đối mặt với thế lưỡng nan của người
tù. Nếu mỗi người đi theo lợi ích của bản thân, cả hai sẽ có kết quả tệ
hơn so với nếu họ hành động nhằm đạt lợi ích chung. Đối với việc nghiên
cứu kĩ lưỡng logic của tình huống này, xem Snyder và Diesing 1977; để
tóm tắt và gợi ý áp dụng vào thực tiễn quốc tế, xem Jervis, January
1978.
[2]
Mô tả về các xã hội cố kết và rời rạc của Emile Durkheim vẫn là lời
giải thích tốt nhất cho hai nguyên tắc sắp xếp và logic của ông trong
việc giới hạn các loại hình xã hội chỉ ở con số hai vẫn có sức thuyết
phục bất chấp các nỗ lực của những nhà phê bình ông nhằm tìm cách lật đổ
nó ( xem esp 1893). Tôi sẽ thảo luận về vấn đề này kĩ hơn trong một
nghiên cứu sau này.
Bậc thầy khai thác mâu thuẫn của kẻ xâm lược - Bài 2:
Tướng Giáp và cuộc chiến tranh chống Mỹ
TP - Cuộc tiến công mùa xuân 1972 - “trận đánh quyết định của cuộc chiến tranh”.
Quân giải phóng tiến công thành cổ Quảng Trị trong chiến dịch năm 1972. |
Sau cuộc tiến công (Xuân 1968 – TP), ông Giáp nói: “Các
giới ở Lầu Năm Góc đã nhận ra rằng họ không còn có một cơ hội nào để
thắng cuộc chiến tranh về mặt quân sự. Hơn nữa họ thấy họ đang thua về
mặt quân sự. Chính trong tình hình này mà vấn đề “Hòa bình trong danh
dự” được đặt ra đối với họ.
Cách nói này trước đây đã được bọn thực dân Pháp dùng
trước trận Điện Biên Phủ. Việc nước đế quốc lớn nhất thế giới đã bị đẩy
tới chỗ phải tìm một kết cục như vậy cho một cuộc chiến tranh xâm lược
là điều rất chua chát đối với bọn đế quốc và một điều rất khích lệ đối
với chúng ta, đối với nhân loại tiến bộ”.
Cuộc tiến công mùa Xuân mà ông Giáp phát động qua khu
phi quân sự năm nay (1972 – TP) là một điều chứng minh cho Nixon thấy
rằng quân đội Nam Việt Nam không thể “đứng vững được một mình” - theo
chữ dùng của ông. Một sự tiêu hao đáng chú ý của quân đội Việt Nam cộng
hòa, một sự giành giật được nhiều đất đai sẽ làm cho Nixon không còn có
bất kỳ hành động nào nữa, trừ việc thương lượng với những điều nhượng
bộ.
“Chiến
tranh du kích tạo điều kiện cho quần chúng tiến hành các cuộc nổi dậy
và giành chính quyền ở cơ sở. Nhưng chỉ có chiến tranh chính quy mới có
khả năng tiêu diệt kẻ địch giải phóng những vùng rộng lớn. Chiến tranh
du kích phải tiến lên chiến tranh chính quy”.
Đại tướng Võ nguyên Giáp
|
Năm 1970, ông Giáp đã đưa ra luận thuyết mới của ông
trong một cuốn sách xuất bản ở Hà Nội, “Chiến tranh du kích tạo điều
kiện cho quần chúng tiến hành các cuộc nổi dậy và giành chính quyền ở cơ
sở. Nhưng chỉ có chiến tranh chính quy mới có khả năng tiêu diệt kẻ
địch giải phóng những vùng rộng lớn. Chiến tranh du kích phải tiến lên
chiến tranh chính quy”.
Trong một nỗ lực mới, ông Giáp bắt đầu huấn luyện và
trang bị cho một đội quân chính quy bằng xe tăng, đại bác, tên lửa điều
khiển và lần đầu tiên có kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh chính
quy – hy vọng giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
Được Mỹ trang bị tận răng nhưng quân đội Sài Gòn không thể đọ được Quân giải phóng. |
Kể từ năm 1965, lúc các cuộc ném bom của Mỹ buộc Bắc
Việt Nam phải xây dựng các trạm tên lửa và học cách sử dụng máy bay Mig,
cuộc tranh luận về vấn đề tăng cường binh lực đã diễn ra trong nội bộ
đảng. Vấn đề chủ yếu là không được quên thực chất của chiến tranh nhân
dân, với tính cơ động, tinh thần và tính sáng tạo của nó, không được mờ
mắt trước kỹ thuật.
Mới đây, ông Phạm Văn Đồng có nói: “Thắng lợi của chúng
ta sẽ là thắng lợi của con người đối với kỹ thuật”. Và đối với ông Giáp
cuộc tiến công là một trách nhiệm khủng khiếp. Nếu nó thất bại thì 30
năm đấu tranh và hy sinh có thể sẽ mất hết và Đảng có thể mất quyền kiểm
soát.
Hòa bình với “danh dự”: Tổng thống Nixon chỉ có thể đòi như vậy
Đã có những vấn đề về tuyển quân nảy ra. Trên báo Quân
đội đã có những lời kêu ca là cán bộ chính trị không chịu làm công tác ở
nông thôn. Ông Giáp bắt đầu một chiến dịch mới về tiết kiệm.
Trước kia ông nói: “Đối với vũ khí hiện đại, người ta chống lại bằng chủ nghĩa anh hùng vô giới hạn”.
Bây giờ đây, trong một loạt bài nói chuyện quan trọng,
ông nói: “Lúc chúng ta tập trung lực lượng chúng ta phải tính toán kỹ
càng. Về mặt số lượng, càng ít càng tốt”. Nhân dân phải làm chủ chiến
trường “trong khi chịu tổn thất ít hơn về phía chúng ta”.
Ông nói: “Lúc cần thiết, chúng ta phải thay đổi những
hình thức chiến tranh đã lỗi thời, chúng ta không được áp dụng lại một
cách máy móc kinh nghiệm trước kia”.
Lật ngược lại hoàn toàn 25 năm kinh nghiệm, ông Giáp
nói rằng trong tương lai các đơn vị chủ lực phải tạo ra những điều kiện
cho các hoạt động du kích. Trước kia tình hình ngược lại thế, khẩu hiệu
của ông dùng trong chiến dịch sắp tới là: “Đánh bại số đông với số ít”.
Đầu năm nay, lúc các khẩu đại bác 130mm của ông Giáp
đặt dưới hầm sâu nã vào các căn cứ hỏa lực của quân đội Việt Nam cộng
hòa tại phía nam khu phi quân sự, các cố vấn Mỹ phải kinh ngạc trước
tính chất dữ dội của các trận bắn phá đó.
Một cố vấn Mỹ nói với tôi “Chúng tôi rất chú ý đến Tết
và chúng tôi đang chờ đợi sẽ xảy ra điều gì đây nhưng chẳng có điều gì
giống như vậy cả”.
Nụ cười lính Cụ Hồ, lính ông Giáp. |
Bỗng nhiên người ta thấy hình như là vô nghĩa nếu đem
quân lính Việt Nam cộng hòa đi lên các vùng đồi núi đó để bảo vệ khu vực
phía Bắc. Không có vấn đề giữ họ làm gì. Sư đoàn 3 đã bỏ chạy tán loạn,
và sẽ không bao giờ được thành lập lại. Chẳng những tình báo Mỹ không
phát hiện được là cuộc tiến công sắp xảy ra mà họ cũng không hề ngờ được
rằng ông Giáp đã tập trung nhiều chiến cụ đến như thế. Cũng như người
Pháp ở Điện Biên Phủ, họ không thể hình dung được là số chiến cụ đó đến
địa điểm như thế nào mà không bị phát hiện.
Từ đó trở đi các cố vấn Mỹ coi cuộc tiến công của ông
Giáp là một cuộc chiến tranh chinh phục kiểu phương Tây và tuyên bố rất
sớm sủa rằng ông ta sẽ thất bại. Họ nói ông ta không thể duy trì được
cuộc tiến công xảy ra ở nơi xa các căn cứ của ông mà quên mất rằng sức
mạnh truyền thống của ông Giáp là các kho vũ khí đầy ắp của ông chôn cất
dưới đất.
“Kẻ nào là bọn man rợ của thế kỷ 20? Và ai là những người duy nhất đã chặn bàn tay chúng lại?”.
Đại tướng Võ nguyên Giáp
|
Lúc thành Quảng Trị bị quân đội Việt Nam cộng hòa chiếm
lại vào tháng 9, theo lệnh của Thiệu sau một trận đánh rất tốn kém kéo
dài trong 5 tháng, nó chỉ còn là một đống gạch vụn.
Ông Giáp đã chuyển cuộc tiến công vào những nơi khác
trong khi bản thân tỉnh đó vẫn nằm trong tay ông. Cuối cùng hầu như ông
đã thành công. Đến tháng 10, quân đội Việt Nam cộng hòa bị thiếu các đơn
vị chiến đấu chiến lược một cách nghiêm trọng. Những đơn vị còn để lại
bị tập trung vào những trận đọ súng rất tổn hại ở 3 hoặc 4 điểm chủ yếu
hoặc bị dàn mỏng ra khắp cả nước để đối phó với các cuộc tiến công du
kích hoặc bảo vệ các trung tâm dân cư. Rõ ràng là họ không thể cướp lại
hoặc chiếm lại các vùng “đã bị giải phóng”.
Trong một tháng, khi đã điều đi nơi khác tất cả các đơn
vị chủ lực của quân đội Việt Nam cộng hòa, Việt cộng phá sạch công cuộc
bình định ở vùng châu thổ, và một lần nữa việc đi ra ngoài các thành
phố trở thành không an toàn. Vào thời gian mà người ta đã bàn tán đến
một giải pháp trong tháng 10, các sư đoàn của quân đội Bắc Việt Nam tập
trung ở biên giới Campuchia ven vùng châu thổ và hoạt động thâm nhập của
họ diễn ra hầu như không bị ngăn chặn. Wilbur Wilson cố vấn cao cấp của
Mỹ ở vùng châu thổ có nói với tôi là tình hình đã trở lại như hồi năm
1965.
Khi báo tin với giới báo chí ở Washington rằng quân đội
Nam Việt Nam thực ra đã bị “thua thiệt” nhiều, ông Bray, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao nói thêm rằng cộng sản có cái lợi thế là có khả năng
tập trung các cuộc tiến công vào một mục tiêu đặc biệt, trong khi đó
quân Nam Việt Nam phải chuyển lực lượng dự bị đi khắp nơi để bảo vệ cả
nước.
Tình hình trông giống như là cái công thức thần kỳ của
vị tướng cộng sản cuối cùng đã phát hiện được nhưng không ai có thể làm
được điều gì để khắc phục “những mâu thuẫn của cuộc chiến tranh thực dân
xâm lược” (Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mâu thuẫn đó chính là việc
đội quân xâm lược không bao giờ đủ lực lượng để chiếm đóng khắp nơi –
TP).
Cuối cùng hình như bên nào cũng khoe là mình thắng lợi
trong giải pháp hòa bình - và chắc chắn là mỗi bên hình như đã phải nhận
những sự thỏa hiệp - trong khi Việt cộng và cảnh sát của Thiệu chuẩn bị
cho một cuộc chiến tranh hao mòn đẫm máu và không tránh khỏi ở Sài Gòn
và ở nông thôn. Một giải pháp, thực sự hình như nếu có thì còn lâu mới
đạt được. Nixon chỉ có thể khoe là ông ta đang thực hiện hòa bình trong
“danh dự”. Cuộc ném bom hủy diệt ở miền Bắc, được phát động trong thời
gian đàm phán để tìm giải pháp, hình như đã chỉ rõ điểm này.
Trong các sách và bài phát biểu của mình, ông Giáp
thỉnh thoảng thích nói tới đòn đau đã gây ra cho người Mỹ là những người
liên tục thất vọng vì không giành được thắng lợi ở Việt Nam, nó đã làm
lung lay đến mức nào quan điểm của người Mỹ là người của nước mạnh nhất
thế giới. Ông Giáp chỉ rõ tính chất tàn bạo của bộ máy chiến tranh lớn
nhất thế giới được tung ra để đánh lại một nước gồm toàn nông dân.
Ông tự thấy mình - và hình như là như vậy - là một
trong hàng loạt những vị chỉ huy của Việt Nam đã chặn đứng quân Mông Cổ,
quân Trung Quốc, quân Xiêm La. Mới đây ông Giáp có nói: “Kẻ nào là bọn
man rợ của thế kỷ 20? Và ai là những người duy nhất đã chặn bàn tay
chúng lại?”.
James Fox
The Sunday Times Magazine -1972( tiếp theo và hết)
The Sunday Times Magazine -1972( tiếp theo và hết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét