Trương Nhân Tuấn - Nhân dân không thờ ai sai bao giờ?
Trong khi ở những nước Tây phương, những nước có nền văn minh khác, ít khi nào họ tôn thờ những võ tướng.
Đền thờ danh nhân Panthéon ở Pháp, nơi thờ những người « có công với đất nước Pháp », ngoài Napoléon là « võ biền », hầu như tất cả những người khác đều là những nhà tư tưởng, triết gia, nhà văn, nhà khoa học… tức là những người thuộc phái « văn ». Đến ông tướng De Gaulle cũng chưa được nhận vào đây. Ông này là một nhà quân sự lỗi lạc, một chính trị gia tài ba của Pháp, không những có công dành lại độc lập cho nước Pháp, mà còn đưa nước này thành một trong 5 ngũ cường, chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, mặc dầu nước Pháp bị thua trận nước Đức và bị tàn phá sau Thế chiến II.
Ta hiểu rằng vấn đề « có công với đất nước » không phải là đánh đông dẹp bắc, mà là làm cho đất nước càng văn minh, càng giàu đẹp hơn.
Vấn đề đánh đông dẹp bắc, công lao của một anh lính quèn hy sinh tại mặt trận so với một danh tướng thì ai hơn ai? Ở VN ta có câu trả lời. Nhưng các nước Tây phương như Mỹ, Pháp, Anh… họ thờ « người anh hùng vô danh » chứ không thờ ông tướng nào hết. Nơi thờ vinh quang nhất của nước Pháp là nơi thờ chiến sĩ vô danh. Nơi đó có ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt.
Công của vị tướng, trước hết là sự hy sinh của người lính chết trận. Người ta ghi ơn, tôn thờ là thờ người lính chết trận chứ không ai thờ ông tướng. Người ta thờ ông tướng chỉ khi nào ông chết trận.
Làm cho đất nước giàu hơn, đẹp hơn, nền văn minh rạng rỡ hơn… là phải nhờ đến những nhà trí thức, triết gia, những thuơng gia, những văn nghệ sĩ, nhà giáo…
Để đào tạo ra những lớp người có khả năng đóng góp cho đất nước như vậy, trước hết đất nước phải được dìu dắt bởi nhà lãnh đạo tài ba, những chính trị gia lỗi lạc, những nhà tư tưởng nồng nàn yêu nước…
Chúng ta không có thói quen tôn thờ những người « cầm viết » mà chỉ tôn thờ những người « cầm súng ».
Người « cầm súng » lãnh đạo thì tâm lý, văn hóa xã hội là tâm lý, văn hóa cầm súng.
Một xã hội sống trong cảnh thanh bình từ hơn 3 thập niên vẫn còn quán tính tôn thờ bạo lực, vẫn còn nặng nề đầu óc « địch ta », là do tâm lý và văn hóa « cầm súng ».
Những người « cầm viết », những người làm việc bằng trí tuệ vì vậy bị gạt qua bên lề xã hội.
Đất nước làm sao tiến bộ?
Đến hôm nay, lịch sử lặp lại, một ông tướng võ biền lại được tôn thờ, được phong thánh. Dưới chân ông tướng này là 4 triệu người Việt đã đổ máu xương.
Với núi xương sông máu đó ông đã xây dựng được cái gì cho nước Việt?
Một nước Việt độc lập tự do hay một nước Việt đang cô lập trong vũng bùn nghèo hèn và chậm tiến?
Nước Việt mà ông tướng này góp công xây dựng đang là một nước Việt nghèo hèn, một nước Việt mồ côi niềm tin, kiệt quệ tài nguyên, môi trường hủy hoại và lòng người thì ly tán.
Nếu người dân Việt tiếp tục lầm lẫn phen này, thì chắc phải lâu lắm mới thoát ly được vũng lầy tối tăm nghèo đói.
Trương Nhân Tuấn
Nguyễn Văn Thạnh - Khai dân khai trí cái gì, cho ai và bằng cách nào?
1. Dân trí-nền tảng dân chủ:
Nhà ái quốc vĩ đại Phan Chu Trinh đưa ra một lộ trình để canh tân một
đất nước nghèo đói, nhược hèn: khai dân trí-chấn dân khí-hậu dân sinh.
Công thức trên được đưa ra gần 100 năm nhưng vẫn có giá trị thời sự hiện
nay.
Có một thực tế-dân nào,chính phủ đó- như một qui luật, không thể khác được.
Não trạng quốc dân còn tư duy nô lệ thì chính phủ ắt hẳn là chính phủ
độc tài. Não trạng quốc dân còn tăm tối thì nhân tài, trí thức cũng bất
lực, thúc thủ. Nhiều khi chính đám đông thiếu hiểu biết chẳng những
không bảo vệ nhân tài mà còn góp tay cùng với nhà cầm quyền tiêu diệt
nhân tài.
Đám đông thiếu hiểu biết được ném vào các lò bạo lực để rồi xây dựng một
nền độc tài mới trên một tòa nhà độc tài vừa giật sập. Đó là bi kịch
triền miên của loài người. Chỉ có một số ít quốc gia tránh được nhờ có
quá trình khai mở trí tuệ công dân kịp thời như Nhật Bản.
2. Khai cái gì?
Nhiều người đồng ý là cải biến xã hội từ dân trí nhưng với câu hỏi: khai
cái gì? Thì nhiều người lại không thống nhất. Người thì bảo hãy thoát á
luận, thoát Trung Hoa luận, hay đi theo phương Tây, người thì bảo chủ
nghĩa Mác Lê Nin cũng là sản phẩm của phương Tây đó thôi. Người thì ý
kiến mỗi nước có một nền văn hóa lâu đời, ta thuộc nước châu Á có văn
hóa cộng đồng, sống tình cảm làng xóm, hẳn sẽ không hợp với văn minh
phương Tây đặt nặng chủ nghĩa cá nhân,….Những cuộc tranh luận triền miên
không dứt làm cho quá trình khai dân trí cũng không nhất quán, không
hiệu quả.
Theo tôi, người dân nên được khai mở ở những chủ điểm sau:
- Quyền con người: Có một sự thật chế độ độc tài thường đấu nhẹm vấn đề
này hoặc lấp liếm nó ở kiến giải sự khác biệt văn hóa. Sự thật, nó là
một giá trị phổ quát của nhân loại. Hiện nay, rất ít người VN biết các
quyền căn bản của mình.
- Quyền công dân: Rất nhiều quyền công dân được hiến pháp, luật pháp bảo
đảm nhưng bị nhà cầm quyền, bị công an chà đạp không thương tiếc. Người
dân còn thiếu thông tin về quyền công dân trầm trọng.
- Kiến thức chính trị: Người dân chúng ta chỉ được nghe, được họ về
chính trị Maclenin, đó là một sự bịt mắt nghiêm trọng. Chúng ta cần đưa
đến cho người dân các tư tưởng triết học chính trị hiện đại của Plato,
Aristolte, Jean-Jacques Rousseau, Mongtequie,…
- Kiến thức kinh tế: Không có kinh tế tư nhân, không có nền dân chủ
- Chủ nghĩa tự do: Nền dân chủ nào cũng được xây dựng trên chủ nghĩa tự
do, không hiểu chủ nghĩa tự do thì rất có nguy cơ xây nền độc tài mới.
- Văn hóa ứng xử dân chủ: Muốn xây nền dân chủ ổn định, người dân cần
phải trang bị văn hóa ứng xử dân chủ, đây là một chủ để rất lớn.
- Đạo đức công dân trong nền dân chủ: Dưới chế độ độc tài, người dân
không cần phải tư duy-không cần phải lựa chọn-không cần phải quyết định
hay tỏ ý tán thành. Tất cả những gì họ cần làm là phục tùng (….). Trái
lại một nền dân chủ không thể tồn tại nếu không có đạo đức công dân….
(Trích: Phát triển là quyền tự do-Amartya Sen)
3. Cho ai?
Có một thực tế rằng, nhiều người cảm thấy tuyệt vọng, bất lực khi thấy
phần lớn nông dân-mà nước ta có đến 70% là nông dân – ngày đêm đầu tắt
mặt tối với ruộng đồng, nhận thức rất kém về chính trị, bị hệ thống
truyền thông ngày đêm ru ngủ và tẩy não. Internet không tiếp cận được
với họ, trên đầu họ ngoài lo toan mưu sinh hàng ngày chỉ biết ơn Đảng,
ơn Bác.
Nhiều người ngao ngán khi thấy lớp thanh niên, rường cột nước nhà thì
chỉ chú ý đến các trò chơi trên mạng hoặc quá thờ ơ hay sợ hãi mà không
bao giờ xem một tin tức ở các diễn đàn phản biện.
Nhiều thanh niên, công chức, trí thức thì không buồn đọc sách, cả năm họ không đọc hết một cuốn sách về chính trị kinh tế,….
Đó là những thực trạng có thực, nó làm nhiều người muốn góp phần khai
dân trí cũng trở nên bất lực vì không biết làm thế nào trong biển người
mênh mông như vậy.
Thực tế hiện nay có rất nhiều người cũng đã hết lòng đóng góp cho công
cuộc khai phóng dân tộc như: lập các diễn đàn, đưa sách về nông thôn,….
Theo tôi, cuộc vận động thay đổi xã hội hiện nay đến từ sinh viên, trí
thức và nó đến từ đô thị, qua rồi cái thời búa liềm và nông dân. Tất
nhiên nếu có nguồn lực và con người, khai trí ở nông thôn cũng tốt nhưng
với nguồn lực có hạn chúng ta nên tập trung vào đúng vị trí để đạt được
kết quả tốt nhất, tối ưu nhất. Chúng ta hãy tập trung vào đầu tàu thi
vì cả con tàu.
Trong các đối tượng cần nâng cao dân trí, tôi nghĩ nên tập trung vào
sinh viên, vì đây là tuổi trẻ, nhiệt huyết, tuổi ăn tuổi học và tương
lai cuộc đời họ gắn với tương lai đất nước. Trí thức và công chức đi làm
cũng là một đối tượng nhưng họ có nhược điểm là thường bị ràng buộc bỡi
công việc, cơm áo, gạo tiền nên họ rất đắn đo khi lên tiếng và tham gia
phong trào.
4. Bằng cách nào?
Tất nhiên, khai dân trí không gì tốt bằng sách vì ở sách các vấn đề
trình bày đầy đủ, rõ ràng, nhất là các sách của các nhà tư tưởng kinh
điển. Nước Nhật đã thành công với sách. Tuy nhiên, trong thời đại
internet hiện nay, sách cũng chỉ là một phương tiện mà thôi. Rất nhiều
diễn đàn có năng lực khai trí rất tốt. Dù rằng các diễn đàn còn hạn chế
là chưa phát triển được lượng người quan tâm mới đủ nhiều. Nhiều diễn
đàn chưa gây được sự chú ý, tạo sự tò mò để thu hút đọc giả trẻ.
Tôi có một ý tưởng thành lập một diễn đàn với hình thức talk show, mỗi
tuần ra một chủ đề (ví dụ chủ đề đưa ra là “thị trường làm từ thiện như
thế nào?”), ai có bài luận hay nhất giải đáp chủ để sẽ được thưởng (điện
thoại Smart phone, sách,…), quyết định đạt giải do một hội đồng chuyên
môn chấm và do đọc giả bầu chọn qua mạng.
Cách làm này sẽ thu hút được lớp trẻ vì họ chủ động tham gia, đóng góp
công sức, sự hiểu biết vào ra sân chơi khai trí. Ngoài ra hình thức
truyền thông bằng video thu hút người xem hơn bài viết. Các món quà nhỏ
cùng với hệ thống chấm điểm qua bình chọn sẽ thu hút người tham gia.
5. Kết:
Trong tuần trước, tôi có đưa ra sáng kiến
thúc đẩy cộng đồng đến với sách chấn hưng dân trí, cùng với sáng kiến
hôm nay, tôi nghĩ nếu được thực hiện sẽ tạo ra một làn gió mới trong sự
nghiệp khai dân trí.
Rất mong nhận được phản biện và chung tay của cộng đồng.
Trân trọng
Nguyễn Văn Thạnh
Tel: 0984973376
(Fb Nguyễn Văn Thạnh)
Lưu Nhi Dũ - “Còn là tinh anh”…
Con chim phượng hoàng, con hồng hạc Võ Nguyên Giáp đã bay xa. Cánh bay
ấy vút lên không gian để lại những ánh sáng chói lòa và không bao giờ
tắt, để lại những tinh anh cho đời. Nguyễn Du từng nghĩ như vậy: “Thác
là thể phách, hồn là tinh anh”.
Hãy nhìn dòng người bất tận sắp hàng vào nhà riêng của Tướng Giáp ở 30
Hoàng Diệu. Hãy nhìn dòng người nối tiếp dòng người ở Nhà tang lễ quốc
gia. Hãy nhìn dòng người đứng dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ quốc gia
đến sân bay Nội Bài; từ sân bay Đồng Hới đến Vũng Chùa - Đảo Yến… Những
giọt nước mắt, những khuôn mặt thành tâm, những cái lạy vọng từ xa tỏ
lòng kính trọng Đại tướng nhưng cũng gửi đến chúng ta - những người đang
sống thông điệp chứa đựng những tình cảm chân thật, hy vọng và cả những
ưu tư… của dân với nước. Đằng sau những tình cảm ấy là tình dân, nghĩa
dân và lòng dân với Đại tướng, với nước. Chỉ có những người sống vì dân
mới được dân yêu đến như vậy.
Từ lâu Đại tướng đã là anh hùng dân tộc dù chưa bao giờ nhận danh hiệu
đó. Người lính Võ Nguyên Giáp chỉ nhận một lần phong quân hàm, đó là
quân hàm Đại tướng và đi suốt cuộc đời binh nghiệp. Bây giờ, một cách tự
nhiên, Đại tướng cùng với Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… là những
anh hùng dân tộc, làm vẻ vang cho dân tộc.
Tầm vóc của Tướng Giáp vượt qua khỏi đất nước, bởi chính Đại tướng là
người làm thay đổi, định hình một trật tự thế giới mới như ngày hôm nay.
Điện Biên Phủ, Chiến thắng 30-4 đã nói lên điều đó. Hai chiến thắng lẫy
lừng đó đã chôn vùi chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân mới. Đó
là lý do vì sao Ducan Towon - một nhà nghiên cứu lịch sử người Anh đã
xếp Võ Nguyên Giáp vào số 21 danh tướng thế giới qua 25 thế kỷ. Bách
khoa Toàn thư Anh, xuất bản năm 1985, tập 10, chỉ ghi tên hai danh tướng
Việt Nam: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp.
Phương tây và cả kẻ thù từng soi mói cuộc đời của Đại tướng, dù phải
“ngã mũ chào ông”. Ông đâu phải là vị tướng “chiến thắng bằng mọi giá”
như họ nghĩ. Bất cứ một sĩ quan cấp sơ cấp nào cũng hiểu rằng việc
“nướng quân” là điều không có trong giáo trình đào tạo sĩ quan và cả
trên chiến trường. Hãy tưởng tượng, năm 1947, Trung đoàn Thủ đô non trẻ,
trang bị rất hạn chế, cùng với các đội quân dân tự vệ đã có 60 ngày đêm
cầm cự với quân Pháp được trang bị những khí tài quân sự hiện đại nhất,
sao lại không tổn thất khi bộ đội quyết “cảm tử” để tổ quốc quyết sinh.
Họ muốn nói đến trận chiến chiếm Đồi A1 - Điện Biên Phủ? Họ đã không
hiểu tinh thần độc lập, tự do, lòng yêu nước của người Việt. Cha ông ta
đã để lại mảnh đất hình chữ S tuyệt vời, vậy mà cho đến 1945, chúng ta
không có một tất đất. Mất nước thì phải lấy máu mà rửa, như người Pháp
đã lấy máu mình để giành lại đất nước họ từ Phát xít Đức. Vậy mà họ
không hiểu máu của người Việt, đáng tiếc thay…
Võ Nguyên Giáp, người dạy lịch sử, làm nên lịch sử, hơn ai hết ông hiểu
giá trị của máu. Ông là vị tướng của hòa bình nhưng làm sao có hòa bình
khi chúng ta mất nước? Ông đã gầy dựng nên Quân đội ta, Quân đội của dân
thì làm sao kẻ thù có thể tiêu diệt được!
Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30-4-1975 đã đi vào quân sử thế
giới, có trong các sách giáo khoa quân sự, đã nói lên thiên tài quân sự
của Tướng Giáp.
Ông là vị tướng của hòa bình, vị tướng lịch lãm, cả với kẻ thù. Hãy xem
Tướng Giáp tiếp Mc Namara thì hiểu, với nụ cười sảng khoái của hai chính
khách, hai vị tướng đã “xếp kiếm cung”, chứ không phải như kẻ chiến
thắng. Tướng Raoul Salan, từ có mặt ở chiến trường Đông Dương từ năm
1924, sau này là Tư lệnh quân Pháp ở Bắc bộ trong cuốn Mémoire (Hồi ức)
đã bày tỏ sự kính trọng với Tướng Giáp. Trong một lần hội đàm căng thẳng
thì cận vệ vào báo tin vợ ông sinh con gái; tướng Giáp chúc mừng và mấy
hôm sau gửi tặng vợ ông một bức sơn mài rất đẹp, làm Salan nhớ mãi…
Những tính cách quyết đoán, tình cảm, nhân ái, hòa hợp, hiểu rõ nhân
tình thế thái… đã giúp ông đã đi suốt hành trình một đời người hơn thế
kỷ, đi cùng với nhân dân. Vị tướng đã hơn 30 năm rời chính trường vẫn
được dân yêu quý dường ấy, tất cả cho thấy ông là vị tướng của nhân dân.
Nghỉ hưu, ông không chịu nghỉ ngơi. Ông không về Côn Sơn như Nguyễn Trãi
nhưng giống như Nguyễn Trãi, tính nhập thế của ông vẫn mãnh liệt: “Một
tấm lòng son nóng bừng như lửa lò luyện đan” (Ức Trai thi tập, bài 63).
“Ngọn núi tuyết phủ” là Tướng Giáp, trăn trở suốt đời chỉ vì một chữ
đinh (dân) như Nguyễn Trãi.
Những di sản cuối đời của ông để lại khiến tất cả chúng ta suy ngẫm. Di
sản cả cuộc đời ông càng vĩ đại. Ngay cả cuộc ra đi của ông cũng để lại
những điều cả dân tộc phải suy nghĩ, hãy nghĩ đến lòng dân, đến dân, vì
dân.
Còn di sản cuối cùng của ông nữa cũng cho thấy cuộc đời vì dân vì nước
của ông. Với một người bình thường, khi nằm xuống ai cũng muốn nằm bên
cha mẹ mình nhưng với Tướng Giáp, là con người của nước, theo di nguyện
của ông, ông cũng chọn Quảng Bình nhưng là Vũng Chùa - Đảo Yến ở Quảng
Trạch. Ông là người của dân tộc chứ không chỉ của Lệ Thủy. Ông nằm đó,
đôi mắt nhìn ra Biển Dông quê hương…
Lưu Nhi Dũ
Tác giả gửi viet-studies ngày 13-10-13
Những điều tốt đẹp làm con người tốt đẹp hơn
Trong những ngày quốc tang này, người Việt Nam như trùng xuống để tiễn
đưa một trong những công dân vĩ đại nhất của mình – Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Trong sự tiếc thương xé lòng, lộ ra những vẻ đẹp ẩn sâu của người
Việt Nam, đó là sự tri ân, sự chia sẻ, lòng vị tha và tinh thần đoàn
kết. Có người bạn tâm sự với tôi lúc nửa đêm, “Hà Nội như một thành phố
khác anh ạ. Hết giờ trông xe, những người đến muộn vẫn có thể để xe ở
bãi để chạy vào viếng Đại tướng. Có chị chủ quán café ở đường Điện Biên
Phủ còn bảo mọi người để xe ở trước quán mình, trông hộ không lấy tiền,
và giục mọi người vào nhanh để kịp viếng Đại tướng. Hà Nội lâu lắm rồi
mới thân nhau như lúc này!”.
Không chỉ riêng Hà Nội, mà có lẽ cả Việt Nam lâu lắm rồi mới thân nhau
như thế này. Từng dòng người trật tự, từng hình ảnh avatar trên facebook
được thay đổi, và từng dòng tâm sự, sẻ chia, day dứt, trách nhiệm được
viết trên status của mỗi người. Những ồn ào bát nháo, những lừa lọc
tranh đua, những giật tít câu khách “sốc, sex, sến” trên báo chí cũng
được dẹp bỏ. Đất nước như vào tiết thanh minh, yên lành và trầm lắng,
những bụi bẩn trần gian cũng biết phận mình mà lắng xuống.
Điều này làm tôi nhớ đến những lúc Tết đến Xuân về, con người đối xử với
nhau thật thân thiện và rộng lượng. Mọi người đều mong muốn một cái Tết
an lành, và một năm mới hạnh phúc, họ dành cho nhau những lời chúc tốt
đẹp, những tình cảm nồng ấm. Có lẽ tiết Xuân của trời đất, sự thiêng
liêng của năm mới, và niềm hy vọng đã làm cho con người thân thiện như
vậy.
Và tôi nghĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng của một tinh thần
cao đẹp. Cuộc sống của Người như phản chiếu sự bi hùng của dân tộc. Sự
ra đi của Người làm người Việt Nam chợt nhận ra sự mất mát chung của
mình. Sự mất mát quá lớn, làm những bon chen nhỏ nhoi trở thành lố bịch,
những khác biệt ngày thường trở thành hư vô. Điều còn lại là nỗi đau
tiễn biệt một người đồng bào vĩ đại của mình.
Sự ra đi của Đại tướng có thể sẽ nguôi dần, nhưng những khát khao của
Đại tướng về một Việt Nam độc lập, tự do, đoàn kết và hạnh phúc sẽ còn ở
lại. Chúng ta những người còn sống sẽ làm gì vì một Việt Nam độc lập,
tự do, đoàn kết và hạnh phúc? Hãy sống thật để làm một người tốt, vì đó
là khởi nguồn của những điều tốt đẹp khác. Và khi sống thật, là khi
chúng ta biết giá trị cuộc sống của mình, một cuộc sống mà sự giàu có
được đong đo bằng những điều tốt ta làm cho người khác, chứ không phải
là lợi ích thu vén được cho bản thân mình.
Xin nghiêng mình tiễn Đại tướng về quê hương Quảng Bình.
Một ngày mới bắt đầu với những điều tốt đẹp đang ở phía trước!
Bình Lê
(Diễn Ngôn)
Những gì nước Mỹ có thể học từ một Đại tướng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong
những chiến thuật gia quân sự lớn nổi tiếng thế kỉ 20, đã qua đời vào
lúc 18 giờ 09 phút chiều ngày 4 tháng 10, 2013 tại bệnh viện Quân y 108 ở
Hà Nội. Vị chỉ huy người Quảng Trị là người đã dẫn dắt quân đội nhân
dân Việt Nam qua các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp trong những
năm 1940 và 1950, tiếp sau đó là cuộc chiến tranh hai miền Nam–Bắc Việt
Nam và cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Võ
Nguyên Giáp là người đắc lực thứ hai của Hồ Chí Minh, ông đã cùng với
quân đội của mình chiến thắng các trận đánh lịch sử nổi tiếng như trận
Điện Biên Phủ và sự sụp đổ của chế độ Miền Nam Việt Nam. Bên cạnh một sĩ
quan cao cấp, Võ Nguyên Giáp cũng là một nhà báo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và là người chỉ huy quân sự của Việt Minh. Vào
thời điểm ông qua đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cuối cùng trong
hàng ngũ tướng lĩnh cao cấp của thế hệ cách mạng Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1931. Cùng với Hồ Chí Minh, ông đã thành lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) để chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Theo The Washington Post, vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam hầu hết là vũ khí thô sơ và lỗi thời, họ chiếm được qua các trận đánh bại quân đội Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, đơn vị của Võ Nguyên Giáp mở rộng nhanh chóng lên đến 5.000 quân cùng trang bị vũ khí khá hiện đại (được cung cấp bởi OSS – tình báo Hoa Kỳ – hiện nay được biết đến với tên CIA). Với sự sụp đổ của Nhật Bản, những người Cộng sản Việt Nam – bấy giờ gọi là Việt Minh – đã biến tầm nhìn của họ về phía quân đội Pháp ở miền Nam Việt Nam.
Kĩ năng đã giúp cho quân đội của tướng Giáp đánh đuổi người Pháp được mô tả trong một cuộc phỏng với đài PBS về chiến thằng cuối cùng chống lại lực lượng quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ.
“Có một mâu thuẫn tồn tại trong chiến tranh xâm lược, anh phải phân tán lực lượng để chiếm giữ lãnh thổ nhưng đồng thời cũng phải tập hợp lực lượng để tiến hành tấn công. Chúng tôi tận dụng mâu thuẫn này và buộc Navarre phải phân tán lực lượng. Đó là cách thức mà cuộc tấn công bắt đầu”, tướng Giáp nói.
Tướng Giáp đã giải thích chiến thuật quân sự này đã đem đến một điểm quan trọng trong thành công chỉ huy quân sự của mình.
“Chúng tôi đã ra lệnh cho quân đội tiến công theo một số mũi trọng điểm của kẻ thù, như vậy kẻ thù không có lựa chọn nào khác là phải phân tán lực lượng. Chúng tôi đã điều quân lên phía bắc, tây bắc, phía Lào và nhiều hướng khác,” ông cho biết thêm.
Chịu sự đô hộ kéo dài hàng thế kỉ trên đất nước của mình, những người dân Việt nam đã có một chiến thắng lớn chống lại thực lực phương Tây hoàn oàn đối lập với mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tôn vinh là một trong những anh hùng dân tộc. Sau đó, theo Công ước Geneva, Việt Nam bị chia cắt thành hai tuyến Bắc–Nam tại vĩ tuyến 17. Theo công ước thì cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra hai năm sau đó để thống nhất đất nước nhưng cuộc bầu cử này đã bị hủy bỏ bởi Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam. Ngay thời điển này, chính phủ Bắc Việt đã quyết đẩy mạnh chiến tranh du kích chống lại quân đội Miền Nam Cộng hòa bằng cách sử dụng quân lính Việt Minh, sau đó còn được biết đến với tên Việt Cộng.
Động thực thúc đẩy cuộc đấu tranh của Miền Bắc Việt Nam là sự quyết tâm để dành lấy nền độc lập. Cộng sản Việt Nam, Quân đội Bắc Việt Nam thời đó đã có lúc không có cơ hội chống lại sức mạnh quân sự vượt trội của đối phương. Tuy nhiên, niềm tin bất diệt nằm sâu thẳm bên trong mỗi người dân Việt Nam về ngày giải phóng đã đem đến cho họ ý chí và quyết tâm sẵn dàng để duy trì tổn thất nặng nề, cho phép họ chịu đựng nhiều năm trong cảnh bđm đạn dữ dội của Mỹ.
Theo một tờ báo của NPR, “cuối cùng, yếu tố con người mới là chiến thắng”. Nhưng trớ trêu thay, tướng Giáp cũng đã từng thừa nhận với Stanley Karnow rằng Bắc Việt thực sự không thể chiến đấu lại với sức mạnh quân sự 500,000 binh lính của quân đội Hoa Kỳ. Mục đích thực sự của họ không phải cân bằng về quân sự và họ muốn phá vỡ ý chí chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Bắc Việt đã có một lợi thế là nắm vững địa hình nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, giống với kịch bản mà tướng Giáp đã áp dụng và thành công khi đánh đuổi người Pháp một thập kỷ trước. Với việc tạo ra đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm 1950 và mở rộng vào năm 1965, lực lượng của tướng Giáp đã tạo ra một mạng lưới cung cấp phần lớn quân trang, lương thực, trang thiết bị và vật liệu cần thiết khác cho Việt Minh và quân đội của họ ở miền Nam Việt Nam.
Đối với các chiến lược gia xuất chúng trong lịch sử, tướng Võ Nguyên Giáp đã được so sành ngang hàng với các danh tướng khác như Erwin Rommel và Douglas McArthur. Lực lượng của tướng Giáp chủ yếu dùng chiến thuật du kích, phối hợp tác chiến đối phó lực lượng địch nhỏ, các cuộc tấn công lặp đi lặp lại, sau đó rút lui và tấn công từ nhiều hướng để làm cho đối thủ của họ rối trí. Mặc dù trướng Giáp chưa bao giờ tham dự bất kí trường lớp quân sự nào, nhưng chính nhờ tài năng thiên bẩm đã giúp ông chiến thắng trong việc đánh bại hàng trăm ngàn binh lính Pháp, hơn nửa triệu binh lính Hoa Kỳ và thâm chí đem lại độc lập tự do cho dân tộc của mình.
Có một bài học cho quân đội Hoa Kỳ từ tướng Giáp. Đó là chiến tranh du kích, hiện tại nó đã trở thành một điều phổ biến trong các cuộc xung đột vũ trang, là một phương tiện để đánh bại các siêu cường, hay ít nhấ là làm cho quân đội đối phương bị kiệt sức. Vào ngày kỉ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, tướng Võ Nguyên Giáp đã nói rằng “nếu một quốc gia quyết định đứng lên, chứng tỏ đó là một đất nước mạnh mẽ, rất mạnh mẽ”. Các phương pháp sử dụng bom xe, tấn công tự sát của Al-Qaeda và quân đội Taliban cũng không khác lắm với cách chiến đấu của quân đội Việt Nam. Trong khi các chiến binh Hồi giáo ngày nay được thúc đẩy bởi một ý thực hệ tôn giáo nghiêm ngặt chứ không không phải là một chương trình nghị sự hay xâm phạm lãnh thổ thì cả hai nhóm cực đoan đã biết kết hợp các chiến lược tiếp tục đem đến sự thất bại cho quân đội Hoa Kỳ.
Số lượng thương vong quân sự ở của Afghanistan và Iraq vẫn chưa đạt tới số lượng đáng sợ như ở Đông Nam Á, nhưng những con số đó cũng đã đem đến cho chúng ta một cảnh báo rõ ràng. Chiến tranh không còn diễn ra theo những cách giao tranh thông thường, và dến đây, Hoa Kỳ cũng nên thận trọng nghe lời cảnh báo “bất kỳ lực lượng nào muốn áp đặt ý muốn của họ lên các quốc gia khá chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất bại”.
Scott Sharon, World Policy Blog
Thùy Dương, CTV Phía Trước
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Vụ nổ ở nhà máy Z121: Huấn luyện tốt nên mới thiệt hại như vậy
Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải trưa nay 13-10,
Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng -
Bộ Quốc phòng cho rằng việc huấn luyện con người của đơn vị khá tốt nên
thiệt hại mới như vậy.
Cảnh tan hoang bên trong Nhà máy Z121
Sáng nay 13-10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải đã tới nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc
phòng nằm trên địa bàn huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) để trực tiếp tìm
hiểu và chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ tại nhà máy này sáng ngày 12-10
khiến ít nhất 24 người tử nạn và hàng chục người bị thương.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng
Trung Hải trưa nay 13-10, Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng
cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng, cho rằng việc huấn luyện con
người của đơn vị khá tốt nên thiệt hại mới như vậy
Sau khi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực địa khu vực xảy ra vụ nổ kinh hoàng tại Xí nghiệp 4, nhà
máy Z121, một cuộc họp đã diễn ra ngay tại tầng 1 của Nhà văn hóa Xí
nghiệp 4 Nhà máy Z121, cách trung tâm vụ nổ khoảng 100 - 200 m và đã bị
tốc mái, hư hỏng xơ xác.
Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng), cho biết đến thời điểm hiện tại đã có 23 công nhân Xí nghiệp 4 tử nạn, 71 người khác đang bị thương và được cấp cứu tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như tuyến Trung ương. Đến nay vẫn còn 5 thi thể bị cháy xém chưa thể xác định được danh tính.
Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng), cho biết đến thời điểm hiện tại đã có 23 công nhân Xí nghiệp 4 tử nạn, 71 người khác đang bị thương và được cấp cứu tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như tuyến Trung ương. Đến nay vẫn còn 5 thi thể bị cháy xém chưa thể xác định được danh tính.
Gần như toàn bộ nhà xưởng, kho tàng đã bị
phá hủy. Thiệt hại ước tính khoảng 52 tỉ đồng, trong đó có khoảng 20 tỉ
đồng là sản phẩm pháo hoa đã hoàn thành.
Theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm đếm thiệt hại, đặc biệt chú ý tới nhà cửa những người dân sinh sống xung quanh khu vực nhà máy để đền bù, giúp người dân khắc phục hậu quả. “Quan điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo trong việc này là không để người dân chịu thiệt nhưng phải kiểm đếm, tính toán chính xác thiệt hại” - ông Lâm nói.
Theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm đếm thiệt hại, đặc biệt chú ý tới nhà cửa những người dân sinh sống xung quanh khu vực nhà máy để đền bù, giúp người dân khắc phục hậu quả. “Quan điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo trong việc này là không để người dân chịu thiệt nhưng phải kiểm đếm, tính toán chính xác thiệt hại” - ông Lâm nói.
Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (đứng): Nhờ huấn luyện con người tốt nên thiệt hại mới như vậy
Theo ông Lâm, khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng
sáng 12-10, có khoảng 206 cán bộ Xí nghiệp 4 đi làm việc. “Qua sự việc
cho thấy công tác huấn luyện con người của Xí nghiệp 4 khá tốt, phát
sinh sự cố như vậy nhưng mọi người đã kịp thời sơ tán để tránh xảy ra
thiệt hại lớn”- ông Lâm cho biết.
Không đồng tình, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Dân Mạc thẳng thắn: “Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Nhà máy Z121 cần phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ để thống nhất tình hình, chốt lại số người chết là bao nhiêu chứ không thể để thông tin như hiện nay”.
Theo ông Mạc, việc thông tin không nhất quán giữa các cơ quan đang khiến có rất nhiều dư luận về số thương vong trong vụ việc này. “Hôm qua tôi đọc được thông tin lan truyền trên mạng là có tới 300 người chết, rồi lại giảm xuống 200 người và bây giờ giờ đài báo, báo cáo lại nói chỉ có từng này người. Vậy con số báo cáo như vậy đã chốt lại chưa hay còn những người vẫn chưa tìm thấy, đang nằm trong đống đổ nát?”- ông Mạc nghi vấn.
Ông Mạc nói tiếp: “Tôi nói thật, nhiều thông tin lại được chính công nhân, người nhà của công nhân đang làm việc tại nhà máy loan ra ngoài không chính xác, gây hiểu nhầm dư luận”. Ông Mạc cho biết đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Thọ nhanh chóng xuống hiện trường lấy mẫu nước, đất về xét nghiệm, phân tích xem ô nhiễm ra sao sau vụ nổ để có phương hướng xử lý, khắc phục và thông báo rộng rãi tới người dân địa phương. “Có như vậy người dân ở đây mới an tâm sinh sống”- ông Mạc nói.
Không đồng tình, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Dân Mạc thẳng thắn: “Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Nhà máy Z121 cần phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ để thống nhất tình hình, chốt lại số người chết là bao nhiêu chứ không thể để thông tin như hiện nay”.
Theo ông Mạc, việc thông tin không nhất quán giữa các cơ quan đang khiến có rất nhiều dư luận về số thương vong trong vụ việc này. “Hôm qua tôi đọc được thông tin lan truyền trên mạng là có tới 300 người chết, rồi lại giảm xuống 200 người và bây giờ giờ đài báo, báo cáo lại nói chỉ có từng này người. Vậy con số báo cáo như vậy đã chốt lại chưa hay còn những người vẫn chưa tìm thấy, đang nằm trong đống đổ nát?”- ông Mạc nghi vấn.
Ông Mạc nói tiếp: “Tôi nói thật, nhiều thông tin lại được chính công nhân, người nhà của công nhân đang làm việc tại nhà máy loan ra ngoài không chính xác, gây hiểu nhầm dư luận”. Ông Mạc cho biết đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Thọ nhanh chóng xuống hiện trường lấy mẫu nước, đất về xét nghiệm, phân tích xem ô nhiễm ra sao sau vụ nổ để có phương hướng xử lý, khắc phục và thông báo rộng rãi tới người dân địa phương. “Có như vậy người dân ở đây mới an tâm sinh sống”- ông Mạc nói.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (ngoài cùng bên phải) thực địa khu vực xảy ra vụ nổ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ
Quốc phòng, Bộ Y tế và UBND tỉnh Phú Thọ bằng mọi giá phải chăm sóc tốt
nhất cho những nạn nhân của vụ nổ đang được cấp cứu tại các bệnh viện.
Đồng thời phải tính toán thiệt hại để bồi thường cho người dân cũng như
có chính sách cho những cán bộ xí nghiệp đã tử nạn. “Bộ Quốc phòng phối
hợp với các cơ quan chức năng cũng phải nhanh chóng điều tra, làm rõ
nguyên nhân vụ việc để có những đánh giá, khắc phục, tránh gặp phải
trong tương lai” - Phó Thủ tướng nói.
Tin - ảnh: Thế Kha
(Người Lao động)
Hồ sơ Wikileaks: Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ
(Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn)
Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những
nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố,
mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ.
Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng,
được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management,
quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi.
(Hình: http://nguyenthanhphuongvn.net)
Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở
Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã
tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (Công điện viết tên ông thủ tướng là “Dzũng” thay vì “Dũng” - NV).
Công điện viết, ngụ ý, Tổng Thống Bush đã “bắt nọn” ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ. Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công điện, ông ta “tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy (giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ).”
Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC: “Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ.”
Lý do, theo công điện, là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức cao cấp chính quyền được xem là “nhạy cảm.”
Thế nhưng, các công điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết.
Cậu ấm, cô chiêu
Công điện viết, ngụ ý, Tổng Thống Bush đã “bắt nọn” ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ. Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công điện, ông ta “tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy (giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ).”
Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC: “Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ.”
Lý do, theo công điện, là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức cao cấp chính quyền được xem là “nhạy cảm.”
Thế nhưng, các công điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết.
Cậu ấm, cô chiêu
Công
điện viết rõ, con trai cả của Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1977,
lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (structural engineering) từ
George Washington University, và sau khi tốt nghiệp đã trở về Việt Nam
giảng dạy tại khoa Xây Dựng của Ðại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Vợ tương lai của Nghị, một cô gái gốc Hà Nội, cũng là một du học sinh tại George Washington University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.
Dư luận cho rằng “cậu ấm” Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công trình thủy điện.
Công điện nêu rõ là vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là “quản lý dự án” của Bitexco.
Ðoạn dưới đây của công điện “xác nhận một nguồn tin” về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên Nguyễn Thanh Phượng. Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm.
Công điện ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ.
“Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam.”
Về học vấn của Nguyễn Thanh Phượng, công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết, sau khi tốt nghiệp tại “trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie” năm 1995, Phượng tốt nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại Học Viện Quốc Tế Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ, “một trường liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University.”
Cũng trong buổi nói chuyện trên, Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990, hiện đang học trung học ở Anh Quốc và dự định sẽ theo ngành truyền thông.
Con ông cháu cha
So sánh 3 người con của ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng. Ông viết: “Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài.”
Vẫn theo nhận xét của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng, và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của họ.
Ông viết tiếp: “Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô,” là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế.”
Công điện đơn cử một vài ví dụ, “Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.”
Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: “Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin.”
Một công điện khác, được xếp hạng “mật,” do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax, gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi “con ông cháu cha,” mà chức giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.
Một đoạn trong công điện này viết: “Lê Kiến Trung (con trai nhỏ của Lê Duẩn) chính là tổng giám đốc Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, một trong những chức vụ được cho là béo bở và được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam.”
Cũng nên nhắc rằng sự kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân của khu chung cư cao cấp “The Manor,” nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại không được giải quyết khác. (Ðoạn này không có trong công điện)
Cũng theo công điện này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có những tư tưởng “lành mạnh” khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại, khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan tràn ở mọi tầng lớp.
Công điện trích lời phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến “xì căng đan” tham nhũng nổi tiếng PCI: “Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả, khi cả ngành truyền thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống, nhưng việc các tổng biên tập của các tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước lùi cho nền dân chủ.”
Có thể có những con ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không?
Tổng Lãnh Sự Kenneth J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: “Nếu chúng ta tin vào những điều Lê Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất là giữa họ với nhau.”
Có lẽ chẳng ai có thể khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được thuyết phục rút đơn.
Vợ tương lai của Nghị, một cô gái gốc Hà Nội, cũng là một du học sinh tại George Washington University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.
Dư luận cho rằng “cậu ấm” Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công trình thủy điện.
Công điện nêu rõ là vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là “quản lý dự án” của Bitexco.
Ðoạn dưới đây của công điện “xác nhận một nguồn tin” về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên Nguyễn Thanh Phượng. Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm.
Công điện ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ.
“Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam.”
Về học vấn của Nguyễn Thanh Phượng, công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết, sau khi tốt nghiệp tại “trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie” năm 1995, Phượng tốt nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại Học Viện Quốc Tế Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ, “một trường liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University.”
Cũng trong buổi nói chuyện trên, Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990, hiện đang học trung học ở Anh Quốc và dự định sẽ theo ngành truyền thông.
Con ông cháu cha
So sánh 3 người con của ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng. Ông viết: “Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài.”
Vẫn theo nhận xét của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng, và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của họ.
Ông viết tiếp: “Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô,” là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế.”
Công điện đơn cử một vài ví dụ, “Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.”
Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: “Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin.”
Một công điện khác, được xếp hạng “mật,” do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax, gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi “con ông cháu cha,” mà chức giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.
Một đoạn trong công điện này viết: “Lê Kiến Trung (con trai nhỏ của Lê Duẩn) chính là tổng giám đốc Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, một trong những chức vụ được cho là béo bở và được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam.”
Cũng nên nhắc rằng sự kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân của khu chung cư cao cấp “The Manor,” nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại không được giải quyết khác. (Ðoạn này không có trong công điện)
Cũng theo công điện này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có những tư tưởng “lành mạnh” khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại, khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan tràn ở mọi tầng lớp.
Công điện trích lời phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến “xì căng đan” tham nhũng nổi tiếng PCI: “Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả, khi cả ngành truyền thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống, nhưng việc các tổng biên tập của các tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước lùi cho nền dân chủ.”
Có thể có những con ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không?
Tổng Lãnh Sự Kenneth J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: “Nếu chúng ta tin vào những điều Lê Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất là giữa họ với nhau.”
Có lẽ chẳng ai có thể khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được thuyết phục rút đơn.
Hà Giang
(Người Việt)
TS. Trần Nam Dũng : Để bục giảng là không gian tự chủ của người thầy
Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” do bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trình bày và xin ý kiến đóng góp đã
nhận được sự quan tâm của công luận với nhiều luồng ý kiến, thậm chí
có những ý kiến trái chiều. Vì phạm vi của đề án rất rộng, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề mà bộ trưởng Phạm Vũ Luận coi là then chốt và đột phá khẩu: Xây dựng đội ngũ giáo viên và thay đổi căn bản phương pháp học tập và giảng dạy.
Đổi mới giáo dục: phải xuất phát từ đội ngũ giáo viên
Nếu con cái tự hào về cha mẹ của mình. Nếu học sinh tự hào về thầy cô của mình. Nếu công dân tự hào về đất nước của mình. Nếu mỗi người tự hào về chính mình, họ sẽ sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn.
Vai trò của người thầy giáo trong giáo dục vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là người dẫn dắt học sinh đến với kiến thức, truyền cho học sinh ngọn lửa đam mê tìm kiếm và khá phá, họ còn là những tấm gương để học trò noi theo, phấn đấu, là động lực khiến các học sinh vượt qua khó khăn tiến về phía trước.
Người thầy giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phong cách học, truyền đạt phương pháp học cho học sinh.Vì thế, muốn đổi mới phương pháp học từ thụ động sang chủ động, trước hết phải đổi mới từ phương pháp dạy của người thầy.
có những ý kiến trái chiều. Vì phạm vi của đề án rất rộng, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề mà bộ trưởng Phạm Vũ Luận coi là then chốt và đột phá khẩu: Xây dựng đội ngũ giáo viên và thay đổi căn bản phương pháp học tập và giảng dạy.
Đổi mới giáo dục: phải xuất phát từ đội ngũ giáo viên
Nếu con cái tự hào về cha mẹ của mình. Nếu học sinh tự hào về thầy cô của mình. Nếu công dân tự hào về đất nước của mình. Nếu mỗi người tự hào về chính mình, họ sẽ sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn.
Vai trò của người thầy giáo trong giáo dục vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là người dẫn dắt học sinh đến với kiến thức, truyền cho học sinh ngọn lửa đam mê tìm kiếm và khá phá, họ còn là những tấm gương để học trò noi theo, phấn đấu, là động lực khiến các học sinh vượt qua khó khăn tiến về phía trước.
Người thầy giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phong cách học, truyền đạt phương pháp học cho học sinh.Vì thế, muốn đổi mới phương pháp học từ thụ động sang chủ động, trước hết phải đổi mới từ phương pháp dạy của người thầy.
Những dòng chữ đẹp hút hồn người xem |
Tôi rất tâm đắc với câu nói của văn hào Nga Anton Chekhov nói về
những điều cần có của một con người “Trí tuệ minh mẫn – Đạo đức trong
sáng - Thân thể sạch sẽ”. Và yêu cầu này rất đúng khi áp dụng làm tiêu
chuẩn của một người thầy giáo. Trí tuệ minh mẫn có nghĩa là chuyên môn
vững vàng, luôn có khả năng trau dồi, học hỏi, tiếp thu những cái mới,
cái hay để tiến bộ không ngừng. Đạo đức trong sáng nghĩa là làm việc
với cái tâm, vì học trò, đối xử công bằng, đúng mực với học sinh,
yêu thương học sinh, luôn là tâm gương về nhân cách cho học sinh noi
theo. Thân thể sạch sẽ là luôn chỉn chu trong ăn mặc, nói năng, giữ
chuẩn mực thần thái của người thấy giáo. Thầy cô giáo trong mắt học trò
phải luôn đẹp về mọi mặt.
Để có được một đội ngũ giáo viên như vậy chúng ta phải đổi mới ngay từ khâu đào tạo, tránh đào tạo kiểu hình thức chủ nghĩa, cưỡi ngựa xem hoa và thuần túy lý thuyết như hiện nay. Tôi chia sẻ quan điểm của TS.
Nguyễn Tùng Lâm Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội, trong bài trả lời phỏng vấn điện tử Giáo dục Việt Nam gần đây: “Đào tạo tay nghề cũng phải thay đổi, chúng ta không đào tạo theo lý thuyết nữa. Trước nay chúng ta bồi dưỡng giáo viên theo lý thuyết tức là mời giáo sư này, giáo sư kia dạy tràn lan đại hải, giáo viên dự 1-2 giờ hết rồi đi về.
Bộ bồi dưỡng xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện, huyện về trường rồi cuối cùng cũng chẳng được là bao. Bồi dưỡng là phải nâng được nhận thức, quan điểm, trình độ mới nhưng phải chỉ cho họ làm thế nào, mà chỉ cho họ làm thế nào thì phải là người giỏi. Phải đào tạo những giáo viên giỏi, trang bị lại nhận thức cho họ để sắp xếp. Quan điểm của tôi phải dùng người giỏi để bồi dưỡng cho giáo viên chứ không thể dùng học vị”
Cuối cùng, ta phải có những chế độ đãi ngộ xứng đáng (trong khả năng có thể) để giáo viên có thể yên tâm công tác, cống hiến. Không thể hô hào hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục suông được, nhất là trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Người thầy giáo không đòi hỏi gì lớn lao, nhưng đóng góp của họ phải được ghi nhận, và nhất thiết phải có sự công bằng.
Học tập chủ động: Hiệu quả nhưng khó triển khai?
Không phải cho đến hôm nay chúng ta mới biết được lợi ích của việc học tập tích cực. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Nói cho tôi biết và tôi quên. Đưa cho tôi xem và tôi nhớ. Cho tôi tham gia vào và tôi hiểu”. Các bậc lương sư nổi tiếng trước đây cũng luôn gắn liền học với hành, truyền đạt kiến thức và tranh luận thông qua các thể loại phong phú như bình, phú, xướng, họa … Khổng tử đâu chỉ dạy học trò trong phòng học, ông cho học trò “xuống núi” để thực hành các thuật “trị quốc, bình thiên hạ”.
Hiện nay trong giáo dục đang ở mức báo động. Không hiểu từ lúc nào nhưng học sinh, sinh viên ngày nay đang học tập một cách quá thụ động. Cách làm cứng nhắc, rập khuôn từ giảng dạng, tổ chức giảng dạy đến đánh giá, thi cử đã triệt tiêu hoàn toàn sử chủ động sáng tạo của học sinh. Cái gì người ta cũng làm mẫu cho học sinh để học sinh lặp lại một cách cơ học. Đó là cách dạy của những người lười biếng, thiếu trách nhiệm, chạy theo thành tích trước mắt. Một điều chúng ta quên rằng mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà hơn
hết là dạy học sinh cách tìm hiểu kiến thức. Phải dạy cho học sinh biết tự học.
Ta đã biết lợi ích của học tập chủ động. Nhưng việc triển khai trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Đã có biết bao nhiêu lời hô hào, đã có biết bao nhiêu hội thảo, tập huấn, đã có biết bao nhiêu phong trào thi đua nhưng kết quả vẫn thật khiêm tốn. Bởi ta chưa hiểu một điều căn bản là triển khai một vấn đề như thế là một việc khó, nhất định phải có một kế hoạch tổng thể và dài hơn, phải có những chính sách nhất quán, đồng bộ. Đặc biệt, đâ không phải là công việc của ngày một, ngày hai.
Đơn cử một ví dụ thực tế: từ vài năm nay, giáo dục đại học có chủ trương rút từ 210 tín chỉ xuống còn 140 tính chỉ với chủ đích tăng cường thời gian học tập chủ động của học sinh. Và hệ quả là gì? Chủ động đâu chưa thấy, nhưng chất lượng đào tạo giảm xuống rõ rệt (dù rằng con số thống kê về SV tốt nghiệp, SV giỏi vẫn rất … đẹp). Vì
sao? Vì chúng ta chưa có sự chuẩn bị gì cho sự thay đổi này. Sinh viên chưa được chuẩn bị tốt, thầy giáo cũng thế. Tất cả chỉ là sự cắt xén cơ học. Đúng ra, khi đổi cách học, ta phải đổi cách ra bài tập, cách kiểm tra đánh giá, cách tổ chức công tác cố vấn học tập. Nhưng ta đã không làm thế, chỉ đơn giản là cắt giờ dạy của giáo viên và đẩy hết
cho sinh viên.
Tương tự như vậy, ở trường phổ thông, ta hô hào đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển sang triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm nhưng vẫn giữ khung chương trình cũ, cách ra bài tập cũ, cách chấm giờ học cũ (có soạn giáo án chi tiết không? có bám sát chương trình không), cách thi cũ. Giáo viên bị gò bó trong một khuôn khổ, bứt phá ra là có nguy cơ bị đánh giá yếu kém. Đổi mới sao được.
Đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với đào tạo giáo viên, với đổi mới cách thức đánh giá tiết học, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh. Phải áp dụng đánh giá theo chuẩn đầu ra chứ không phải theo từng khung giờ. Và tất cả phải làm từng bước, không thể đi nhanh.
Là một giáo viên, tôi thực sự vui mừng và hy vọng khi Bộ giáo dục đã đưa ra được một đề án có nội dung tốt và tương đối khả thi. Còn nhiều điều phải bàn thêm, bổ sung những kế hoạch cụ thể, tuy nhiên bước khởi
đầu như vậy là khá khả quan. Quan trọng là chúng ta dám mạnh dạn bước tiếp, triển khai được những ý tưởng. Vừa làm vừa hoàn chỉnh nhưng không đi chệch mục tiêu ban đầu, nhất định không “đẽo cày giữa đường”,
không “đánh trống bỏ dùi” và không “đầu voi đuôi chuột”. Như hình ảnh của bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví von, ta bước vào trận chiến và không được phép run chân, chùn bước.
Để có được một đội ngũ giáo viên như vậy chúng ta phải đổi mới ngay từ khâu đào tạo, tránh đào tạo kiểu hình thức chủ nghĩa, cưỡi ngựa xem hoa và thuần túy lý thuyết như hiện nay. Tôi chia sẻ quan điểm của TS.
Nguyễn Tùng Lâm Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội, trong bài trả lời phỏng vấn điện tử Giáo dục Việt Nam gần đây: “Đào tạo tay nghề cũng phải thay đổi, chúng ta không đào tạo theo lý thuyết nữa. Trước nay chúng ta bồi dưỡng giáo viên theo lý thuyết tức là mời giáo sư này, giáo sư kia dạy tràn lan đại hải, giáo viên dự 1-2 giờ hết rồi đi về.
Bộ bồi dưỡng xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện, huyện về trường rồi cuối cùng cũng chẳng được là bao. Bồi dưỡng là phải nâng được nhận thức, quan điểm, trình độ mới nhưng phải chỉ cho họ làm thế nào, mà chỉ cho họ làm thế nào thì phải là người giỏi. Phải đào tạo những giáo viên giỏi, trang bị lại nhận thức cho họ để sắp xếp. Quan điểm của tôi phải dùng người giỏi để bồi dưỡng cho giáo viên chứ không thể dùng học vị”
Cuối cùng, ta phải có những chế độ đãi ngộ xứng đáng (trong khả năng có thể) để giáo viên có thể yên tâm công tác, cống hiến. Không thể hô hào hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục suông được, nhất là trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Người thầy giáo không đòi hỏi gì lớn lao, nhưng đóng góp của họ phải được ghi nhận, và nhất thiết phải có sự công bằng.
Học tập chủ động: Hiệu quả nhưng khó triển khai?
Không phải cho đến hôm nay chúng ta mới biết được lợi ích của việc học tập tích cực. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Nói cho tôi biết và tôi quên. Đưa cho tôi xem và tôi nhớ. Cho tôi tham gia vào và tôi hiểu”. Các bậc lương sư nổi tiếng trước đây cũng luôn gắn liền học với hành, truyền đạt kiến thức và tranh luận thông qua các thể loại phong phú như bình, phú, xướng, họa … Khổng tử đâu chỉ dạy học trò trong phòng học, ông cho học trò “xuống núi” để thực hành các thuật “trị quốc, bình thiên hạ”.
Hiện nay trong giáo dục đang ở mức báo động. Không hiểu từ lúc nào nhưng học sinh, sinh viên ngày nay đang học tập một cách quá thụ động. Cách làm cứng nhắc, rập khuôn từ giảng dạng, tổ chức giảng dạy đến đánh giá, thi cử đã triệt tiêu hoàn toàn sử chủ động sáng tạo của học sinh. Cái gì người ta cũng làm mẫu cho học sinh để học sinh lặp lại một cách cơ học. Đó là cách dạy của những người lười biếng, thiếu trách nhiệm, chạy theo thành tích trước mắt. Một điều chúng ta quên rằng mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà hơn
hết là dạy học sinh cách tìm hiểu kiến thức. Phải dạy cho học sinh biết tự học.
Ta đã biết lợi ích của học tập chủ động. Nhưng việc triển khai trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Đã có biết bao nhiêu lời hô hào, đã có biết bao nhiêu hội thảo, tập huấn, đã có biết bao nhiêu phong trào thi đua nhưng kết quả vẫn thật khiêm tốn. Bởi ta chưa hiểu một điều căn bản là triển khai một vấn đề như thế là một việc khó, nhất định phải có một kế hoạch tổng thể và dài hơn, phải có những chính sách nhất quán, đồng bộ. Đặc biệt, đâ không phải là công việc của ngày một, ngày hai.
Đơn cử một ví dụ thực tế: từ vài năm nay, giáo dục đại học có chủ trương rút từ 210 tín chỉ xuống còn 140 tính chỉ với chủ đích tăng cường thời gian học tập chủ động của học sinh. Và hệ quả là gì? Chủ động đâu chưa thấy, nhưng chất lượng đào tạo giảm xuống rõ rệt (dù rằng con số thống kê về SV tốt nghiệp, SV giỏi vẫn rất … đẹp). Vì
sao? Vì chúng ta chưa có sự chuẩn bị gì cho sự thay đổi này. Sinh viên chưa được chuẩn bị tốt, thầy giáo cũng thế. Tất cả chỉ là sự cắt xén cơ học. Đúng ra, khi đổi cách học, ta phải đổi cách ra bài tập, cách kiểm tra đánh giá, cách tổ chức công tác cố vấn học tập. Nhưng ta đã không làm thế, chỉ đơn giản là cắt giờ dạy của giáo viên và đẩy hết
cho sinh viên.
Tương tự như vậy, ở trường phổ thông, ta hô hào đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển sang triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm nhưng vẫn giữ khung chương trình cũ, cách ra bài tập cũ, cách chấm giờ học cũ (có soạn giáo án chi tiết không? có bám sát chương trình không), cách thi cũ. Giáo viên bị gò bó trong một khuôn khổ, bứt phá ra là có nguy cơ bị đánh giá yếu kém. Đổi mới sao được.
Đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với đào tạo giáo viên, với đổi mới cách thức đánh giá tiết học, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh. Phải áp dụng đánh giá theo chuẩn đầu ra chứ không phải theo từng khung giờ. Và tất cả phải làm từng bước, không thể đi nhanh.
Là một giáo viên, tôi thực sự vui mừng và hy vọng khi Bộ giáo dục đã đưa ra được một đề án có nội dung tốt và tương đối khả thi. Còn nhiều điều phải bàn thêm, bổ sung những kế hoạch cụ thể, tuy nhiên bước khởi
đầu như vậy là khá khả quan. Quan trọng là chúng ta dám mạnh dạn bước tiếp, triển khai được những ý tưởng. Vừa làm vừa hoàn chỉnh nhưng không đi chệch mục tiêu ban đầu, nhất định không “đẽo cày giữa đường”,
không “đánh trống bỏ dùi” và không “đầu voi đuôi chuột”. Như hình ảnh của bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví von, ta bước vào trận chiến và không được phép run chân, chùn bước.
Trần Nam Dũng
(Phải đào tạo những giáo viên giỏi, trang bị lại nhận thức cho họ để sắp xếp. Quan điểm của tôi phải dùng người giỏi để bồi dưỡng cho giáo viên chứ không thể dùng học vị.)
(*) TS, giảng viên đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM
(Người Đô Thị)
Nền chính trị của một Trung Quốc suy giảm
SINGAPORE
– Những khủng hoảng tài chính gần đây ở Trung Quốc, với lãi suất cho
vay liên ngân hàng tăng vọt đến hai con số trong vòng vài ngày, càng cho
thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đương đầu với một cuộc hạ
cánh khó khăn. Được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng lớn (tương đương
với 30% GDP từ năm 2008 đến 2012), nền kinh tế Trung Quốc đã đạt một mức
tỷ lệ vay nợ tài chính cao nhất trong các thị trường mới nổi. Điều này
sẽ không có kết thúc tốt đẹp.
Một bản sao của con bò tót bằng đồng nổi tiếng ở phố Wall tại Thượng Hải. Ảnh: AFP/Internet |
Thật vậy, một nghiên cứu gần đây của
Nomura Securities cho thấy rằng hồ sơ rủi ro tài chính của Trung Quốc
ngày nay tương tự như của Thái Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha, và Mỹ vào đêm
trước cuộc khủng hoảng tài chính. Những nền kinh tế bị rơi vào khủng
hoảng đã tăng tỷ lệ vay nợ tài chính của nó – tỷ lệ tín dụng trong nước
so với GDP – đến 30% trong vòng 5 năm ngay trước khi bong bóng tín dụng
xuất hiện.
Những nhà kinh tế nhấn mạnh rằng tỷ lệ vay nợ tài chính của Trung Quốc không phải là quá cao thuộc về một nhóm thiểu số đang nhỏ dần. Chắc chắn rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, từng bày cách thắt chặt tín dụng vào tháng Sáu vừa qua trong nỗ lực ngăn cản tăng trưởng tín dụng, dường như tin rằng tỷ lệ vay nợ tài chính đã tăng đến mức nguy hiểm. Những câu hỏi cần lời giải đáp đang được quan tâm đến hiện nay là vào thời điểm nào và bằng cách nào sẽ xảy ra việc phải giảm tỷ suất vay nợ.
Tại thời điểm này, các nhà quan sát Trung Quốc đang tập trung vào hai kịch bản. Theo kịch bản đầu tiên, một sự hạ cánh kinh tế nhẹ nhành sẽ xảy ra sau khi lãnh đạo mới của Trung Quốc có chính sách khéo léo để kiềm chế tăng trưởng tín dụng (đặc biệt là thông qua hệ thống ngân hàng ngầm), buộc người vay quá nhiều phải phá sản, và bơm các nguồn lực tài chính vào hệ thống ngân hàng nhằm củng cố nguồn vốn. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc, chủ yếu dựa vào tín dụng, sẽ bị trúng đòn. Nhưng quá trình giảm nợ sẽ dần dần diễn ra có trật tự.
Dưới dạng kịch bản thứ hai, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thất bại trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng, chủ yếu là do các chính quyền địa phương, các nhà đầu tư bất động sản có mối quan hệ rộng, và các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) đang tồn tại với tỷ lệ vay nợ cao thành công trong việc chống lại các chính sách ngăn chặn họ tiếp cận với nguồn tài chính và buộc họ phải phá sản. Do đó, tăng trưởng tín dụng vẫn không thể bị kiểm soát, cho đến khi một sự kiện bất ngờ nổ ra kích hoạt thời khắc “Lehman” của Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, tăng trưởng sẽ đứt gánh, nhiều người sẽ vỡ nợ, và tình trạng hỗn loạn tài chính có thể xảy ra.
Hai sự quan sát thú vị xuất hiện từ hai kịch bản này. Thứ nhất là không thể tránh khỏi việc giảm tỷ lệ vay nợ tài chính một cách quyết liệt. Thứ hai là tăng trưởng của Trung Quốc sẽ suy giảm theo cả hai kịch bản.
Vậy thì, khoảng thời gian giảm nợ tài chính và giảm tốc độ tăng trưởng sắp tới sẽ gây những tác động nào lên nền chính trị Trung Quốc?
Hầu hết mọi người đều gợi ý rằng một khoảng thời gian cắt giảm tài chính và giảm tăng trưởng GDP sẽ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến tính chính danh của Đảng Cộng sảng Trung Quốc do dựa trên các thành quả kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên có thể gây ra tình trạng bất ổn xã hội. Tầng lớp trung lưu có thể quay lưng lại với Đảng. Bởi vì khủng hoảng kinh tế gây hại cho các nhóm xã hội khác nhau cùng một lúc, nó có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một liên minh rộng lớn chống lại Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Hơn nữa, bất ổn kinh tế có thể phá hủy sự gắn kết giữa các tầng lớp cầm quyền và làm cho họ dễ bị tổn thương hơn về mặt chính trị. Trên thực tế, các thành viên của giai cấp thống trị sẽ bị ảnh hưởng gần như ngay lập tức bởi giảm nợ tài chính. Những người vay tiền một cách liều lĩnh trong khoảng thời gian bùng nổ tín dụng ở Trung Quốc không phải là các công ty tư nhân nhỏ hay người tiêu dùng trung bình (mức nợ của hộ gia đình Trung Quốc là rất thấp), mà đó là các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, và các nhà đầu tư bất động sản (nhiều người trong số họ là thành viên gia đình của các quan chức chính phủ). Về mặt kỹ thuật, việc giảm nợ tài chính thành công có nghĩa là cơ cấu lại các khoản nợ đối với họ và buộc một số người trong số họ phải bị rơi vào cảnh phá sản.
Theo định nghĩa, những người như vậy có đủ khả năng chính trị để làm dấy lên một cuộc chiến khốc liệt nhằm bảo vệ tài sản của họ. Tuy nhiên, đứng trước kích thước khổng lồ của bong bóng tín dụng Trung Quốc cũng như khoản tiền to lớn cần cho việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, chỉ có một vài người trong số họ sẽ được cứu trợ. Thông thường, những kẻ không may sẽ oán giận những kẻ được như vậy.
Tăng trưởng GDP chậm hơn sẽ làm suy yếu tính đoàn kết của giới tinh hoa tùy theo một động lực chính trị khác nhau. Hệ thống của Trung Quốc hiện nay là một cơ chế cho thuê – phân phối khổng lồ. Các tầng lớp cầm quyền đã học cách sống cùng nhau không phải bằng sự chia sẻ niềm tin, các giá trị, hoặc các quy định, nhưng bằng cách chia nhau chiến lợi phẩm của phát triển kinh tế. Trong môi trường tăng trưởng cao, từng nhóm hoặc cá nhân có thể tin tưởng vào việc nhận được một hợp đồng hoặc dự án béo bở. Khi tăng trưởng suy giảm, cuộc chiến vì miếng ăn giữa các thành viên trong đảng sẽ trở nên dữ dội.
Những người quan tâm nhất đến vấn đề giảm nợ tài chính và tăng trưởng chậm là Chủ tịch nước và Tổng Bí Thư Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nếu quá trình giảm nợ xảy ra nhanh chóng và có trật tự, họ sẽ xuất hiện mạnh mẽ hơn trong thời kỳ bổ nhiệm lại vào năm 2017 (lịch biểu chính trị Trung Quốc buộc họ phải cải thiện nền kinh tế trong khoảng nửa đầu của năm đó).
Ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường cùng gắn kết một cách không thể tách rời với lời hứa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc về sự thịnh vượng kinh tế và sự vĩ đại của quốc gia, thể hiện qua khẩu hiện chính thức, “Giấc mơ Trung Hoa.” Sau cùng, họ sẽ làm gì khi phải đối mặt với một cơn ác mộng chính trị?
Những nhà kinh tế nhấn mạnh rằng tỷ lệ vay nợ tài chính của Trung Quốc không phải là quá cao thuộc về một nhóm thiểu số đang nhỏ dần. Chắc chắn rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, từng bày cách thắt chặt tín dụng vào tháng Sáu vừa qua trong nỗ lực ngăn cản tăng trưởng tín dụng, dường như tin rằng tỷ lệ vay nợ tài chính đã tăng đến mức nguy hiểm. Những câu hỏi cần lời giải đáp đang được quan tâm đến hiện nay là vào thời điểm nào và bằng cách nào sẽ xảy ra việc phải giảm tỷ suất vay nợ.
Tại thời điểm này, các nhà quan sát Trung Quốc đang tập trung vào hai kịch bản. Theo kịch bản đầu tiên, một sự hạ cánh kinh tế nhẹ nhành sẽ xảy ra sau khi lãnh đạo mới của Trung Quốc có chính sách khéo léo để kiềm chế tăng trưởng tín dụng (đặc biệt là thông qua hệ thống ngân hàng ngầm), buộc người vay quá nhiều phải phá sản, và bơm các nguồn lực tài chính vào hệ thống ngân hàng nhằm củng cố nguồn vốn. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc, chủ yếu dựa vào tín dụng, sẽ bị trúng đòn. Nhưng quá trình giảm nợ sẽ dần dần diễn ra có trật tự.
Dưới dạng kịch bản thứ hai, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thất bại trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng, chủ yếu là do các chính quyền địa phương, các nhà đầu tư bất động sản có mối quan hệ rộng, và các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) đang tồn tại với tỷ lệ vay nợ cao thành công trong việc chống lại các chính sách ngăn chặn họ tiếp cận với nguồn tài chính và buộc họ phải phá sản. Do đó, tăng trưởng tín dụng vẫn không thể bị kiểm soát, cho đến khi một sự kiện bất ngờ nổ ra kích hoạt thời khắc “Lehman” của Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, tăng trưởng sẽ đứt gánh, nhiều người sẽ vỡ nợ, và tình trạng hỗn loạn tài chính có thể xảy ra.
Hai sự quan sát thú vị xuất hiện từ hai kịch bản này. Thứ nhất là không thể tránh khỏi việc giảm tỷ lệ vay nợ tài chính một cách quyết liệt. Thứ hai là tăng trưởng của Trung Quốc sẽ suy giảm theo cả hai kịch bản.
Vậy thì, khoảng thời gian giảm nợ tài chính và giảm tốc độ tăng trưởng sắp tới sẽ gây những tác động nào lên nền chính trị Trung Quốc?
Hầu hết mọi người đều gợi ý rằng một khoảng thời gian cắt giảm tài chính và giảm tăng trưởng GDP sẽ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến tính chính danh của Đảng Cộng sảng Trung Quốc do dựa trên các thành quả kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên có thể gây ra tình trạng bất ổn xã hội. Tầng lớp trung lưu có thể quay lưng lại với Đảng. Bởi vì khủng hoảng kinh tế gây hại cho các nhóm xã hội khác nhau cùng một lúc, nó có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một liên minh rộng lớn chống lại Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Hơn nữa, bất ổn kinh tế có thể phá hủy sự gắn kết giữa các tầng lớp cầm quyền và làm cho họ dễ bị tổn thương hơn về mặt chính trị. Trên thực tế, các thành viên của giai cấp thống trị sẽ bị ảnh hưởng gần như ngay lập tức bởi giảm nợ tài chính. Những người vay tiền một cách liều lĩnh trong khoảng thời gian bùng nổ tín dụng ở Trung Quốc không phải là các công ty tư nhân nhỏ hay người tiêu dùng trung bình (mức nợ của hộ gia đình Trung Quốc là rất thấp), mà đó là các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, và các nhà đầu tư bất động sản (nhiều người trong số họ là thành viên gia đình của các quan chức chính phủ). Về mặt kỹ thuật, việc giảm nợ tài chính thành công có nghĩa là cơ cấu lại các khoản nợ đối với họ và buộc một số người trong số họ phải bị rơi vào cảnh phá sản.
Theo định nghĩa, những người như vậy có đủ khả năng chính trị để làm dấy lên một cuộc chiến khốc liệt nhằm bảo vệ tài sản của họ. Tuy nhiên, đứng trước kích thước khổng lồ của bong bóng tín dụng Trung Quốc cũng như khoản tiền to lớn cần cho việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, chỉ có một vài người trong số họ sẽ được cứu trợ. Thông thường, những kẻ không may sẽ oán giận những kẻ được như vậy.
Tăng trưởng GDP chậm hơn sẽ làm suy yếu tính đoàn kết của giới tinh hoa tùy theo một động lực chính trị khác nhau. Hệ thống của Trung Quốc hiện nay là một cơ chế cho thuê – phân phối khổng lồ. Các tầng lớp cầm quyền đã học cách sống cùng nhau không phải bằng sự chia sẻ niềm tin, các giá trị, hoặc các quy định, nhưng bằng cách chia nhau chiến lợi phẩm của phát triển kinh tế. Trong môi trường tăng trưởng cao, từng nhóm hoặc cá nhân có thể tin tưởng vào việc nhận được một hợp đồng hoặc dự án béo bở. Khi tăng trưởng suy giảm, cuộc chiến vì miếng ăn giữa các thành viên trong đảng sẽ trở nên dữ dội.
Những người quan tâm nhất đến vấn đề giảm nợ tài chính và tăng trưởng chậm là Chủ tịch nước và Tổng Bí Thư Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nếu quá trình giảm nợ xảy ra nhanh chóng và có trật tự, họ sẽ xuất hiện mạnh mẽ hơn trong thời kỳ bổ nhiệm lại vào năm 2017 (lịch biểu chính trị Trung Quốc buộc họ phải cải thiện nền kinh tế trong khoảng nửa đầu của năm đó).
Ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường cùng gắn kết một cách không thể tách rời với lời hứa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc về sự thịnh vượng kinh tế và sự vĩ đại của quốc gia, thể hiện qua khẩu hiện chính thức, “Giấc mơ Trung Hoa.” Sau cùng, họ sẽ làm gì khi phải đối mặt với một cơn ác mộng chính trị?
Minxin Pei, Project Syndicate
* Minxin Pei là giáo sư ngành
Quản lý Chính phủ tại Đại học Claremont McKenna và là nghiên cứu viên
cao cấp, không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ.
DHK- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét