Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Ngày 14/10/2013 - Điếu văn Tướng Giáp 'chưa xứng tầm'

  • Đối lập Syria tẩy chay Genève-2 (RFI) - Liên quan đến khủng hoảng Syria, hôm nay 12/10/2013, thủ lĩnh Hội đồng quốc gia Syria (CNS), nhóm đối lập quan trọng nhất, tuyên bố sẽ không tham gia vào hội ...
  • Trung Quốc sợ Mỹ vỡ nợ (RFI) - Tân Hoa xã của Trung Quốc kêu gọi xây dựng << một thế giới phi Mỹ hóa >> trong bối cảnh cuộc đọ sức giữa hành pháp và lập pháp Mỹ đe dọa khả năng chi trả nợ công của Hoa Kỳ. Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc vừa bất bình thái độ << vô tâm >> của chính trị gia Mỹ vừa lo ngại kinh tế Hoa lục bị tác hại dây chuyền.
  • Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đi tìm tính chính đáng mới (RFI) - Năm tới, 2014, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF và Ngân hàng Thế giới - WB sẽ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. Thế nhưng, cuộc họp thường niên diễn ra trong hai ngày qua, tại Washington cho thấy, hai định chế này đang đứng trước những thách thức to lớn: Đó là các khó khăn, hạn chế về tài chính và cần phải tạo dựng tính chính đáng mới.
  • Washington và Kabul chưa đạt được hiệp ước an ninh sau 2014 (RFI) - Sau 20 giờ thảo luận gần như liên tục , Hoa Kỳ và Afghanistan chỉ mới đồng thuận trên một số điểm cơ bản về hợp tác hậu chiến sau khi lực lượng Nato kết thúc nhiệm vụ vào cuối năm tới. Văn kiện này đã được hai bên thương lượng gay go từ 11 tháng nay để quy định nhiệm vụ của lực lượng Mỹ ở lại Afghanistan, số căn cứ quân sự và quy chế pháp lý của quân nhân Mỹ.
  • OIAC : Chỉ mừng Nobel Hòa bình khi hoàn thành sứ mạng tại Syria (RFI) - Theo AFP, ngày 11/10/2013, một lãnh đạo của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OIAC), vừa được trao giải Nobel Hòa bình, khẳng định OIAC chỉ đón mừng giải thưởng này sau khi sứ mạng tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria chấm dứt với thành công. Giải trừ vũ khí hóa học trong bối cảnh đang diễn ra nội chiến là một nhiệm vụ đầy bất trắc.
  • Đài Loan tuyên bố Trung Quốc tung “tin vịt”, TQ thêm tàu khủng (BaoMoi) - (Phunutoday) - Đài Loan tuyên bố Trung Quốc tung “tin vịt”, Hạm đội Nam Hải được thêm tàu khủng, Nhật Bản tăng cường tàu tuần tra siêu khủng tới Senkaku, chính phủ Mỹ sắp mở cửa trở lại, Venezuela bắt tàu thăm dò do Mỹ vận hành...là những tin tức thời sự chính ngày 13/10.
  • Nhật Bản tăng cường tàu tuần tra siêu khủng tới Senkaku (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 11-10, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã triển khai một chiếc tàu tuần tra lớn, nhằm tăng cường cho đội tàu tuần tra của họ gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, một động thái được cho là làm tăng nguy cơ xung đột với Trung Quốc.
  • Vũng Chùa - đảo Yến, một vùng non nước thiêng liêng (BaoMoi) - TT - Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân VN, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước trên đường thiên lý xuyên Việt.
  • Myanmar khó vững tay chèo lái ‘con thuyền’ ASEAN trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 1/1/2014, Myanmar sẽ chính thức nắm giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN trước hàng loạt thách thức gắn kết các thành viên, trong bối cảnh Biển Đông đang bị xáo trộn. Đây có thể là một thành công đối với quốc gia cách đây không lâu vẫn bị cô lập trên trường quốc tế. Nhưng quyết định giao “mái chèo” Đông Nam Á cho đất nước vẫn còn đang rối ren khiến cho con đường tiến tới COC vẫn còn khá mịt mờ.

Điếu văn Tướng Giáp 'chưa xứng tầm'

Lễ truy điệu Tướng Giáp
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn truy điệu Tướng Giáp

Điếu văn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong lễ truy điệu cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa "thỏa đáng", chưa "xứng tầm" với vị Đại tướng, theo một số ý kiến quan sát từ trong nước.

Hôm 13/10/2013, điếu văn cho Tướng Giáp do ông Nguyễn Phú Trọng đọc, đã điểm công trạng của ông Giáp nhưng không sử dụng những cụm từ mà một số nhà quan sát cho là có thể được kỳ vọng nhắc đến như "anh hùng dân tộc" dù có nói Tướng Giáp là "học trò" của ông Hồ Chí Minh và là một "vị tướng của nhân dân."

Hôm Chủ Nhật, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói với BBC:

"Tôi thấy nếu không nói ông ấy là một vị anh hùng dân tộc thì đó là điều không thỏa đáng, chưa xứng với công lao bất hủ của đại tướng, và cũng không xứng với cống hiến to lớn của đại tướng đối với dân tộc."

Tướng Vĩnh cho rằng việc tôn xưng tướng Giáp là "vị tướng của nhân dân" tuy không sai, nhưng vẫn chưa bao quát hết tầm vóc của ông Giáp.

Ông nói: "Đó là chuyện khác, gọi vị tướng của nhân dân cũng là một cách đánh giá với Đại tướng... đối với dân tộc Việt Nam, Đại tướng Tổng tư lệnh là vị tướng của nhân dân thì đúng rồi, nhưng đúng ra phải nói đây là một vị đại tướng của thế kỷ XX và XXI."

Còn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, cựu chủ biên trang mạng Bauxite Việt Nam, nơi từng đăng tải thư ngỏ của Tướng Giáp phản đối chủ trương của lãnh đạo Đảng và chính quyền về khai thác bauxite, nhận xét:

"Ông ấy không nói đến mấy chữ 'anh hùng' của ông Võ Nguyên Giáp thì dễ hiểu bởi vì ông ấy là con người rất sách vở. Ông ấy thấy Đại tướng trước chưa được phong anh hùng bao giờ cả, thì ông ấy tránh đi không dùng chữ anh hùng."

'Quên vụ nổ lớn'

Theo Giáo sư Huệ Chi, chính điều này lại nói lên "cái lớn" của nhân vật vì theo ông, "anh hùng" đã được thể hiện trong lòng người dân mà không cần chờ tới sự đánh giá của Đảng.

Học giả này còn cho rằng ông Tổng Bí thư và Ban lãnh đạo Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội gửi thông điệp trong ngày quốc tang về vụ nổ kho thuốc pháo hoa hôm thứ Bảy ở tỉnh Phú Thọ làm hàng chục người chết.
"Xúc động về Tướng Giáp trong bao nhiêu ngày qua là một sự xúc động vượt khỏi sự chịu đựng của trái tim của mình, nhưng đồng thời khi nghe tin về một vụ nổ ở nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ, chúng tôi không thể chịu đựng được."
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Học giả cho rằng vụ tai nạn nghiêm trọng này, mà tới nay con số tử vong đã lên tới 24 người theo truyền thông Việt Nam, cũng là một cái tang rất lớn và việc lãnh đạo Đảng, nhà nước không nhắc đến sự kiện này phản ánh một điều mà ông gọi là sự "vô cảm".

Ông nói: "Bởi vì cái chết của ai thì cũng bình đẳng, cái chết của một tai nạn không nói đến thì nó lại phản ánh một sự vô cảm."

"Chạy đến với một người được dân sủng ái ghê gớm như thế để tìm điểm, thế nhưng lại thờ ơ với cái chết của mấy chục con người vô tội, đó là điều theo tôi phản ánh cái việc 'thương tiếc' là không hồn nhiên...

Giáo sư Huệ Chi bình luận thêm:

"Quả thật đối với chúng tôi, xúc động về Tướng Giáp trong bao nhiêu ngày qua là một sự xúc động vượt khỏi sự chịu đựng của trái tim của mình, nhưng đồng thời khi nghe tin về một vụ nổ ở nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ, chúng tôi không thể chịu đựng được, mà cái tin ấy hoàn toàn trở nên trống vắng ở các tờ báo chính thống..."

"Bởi vì hai cái tang cùng xảy ra, mà một cái cũng đáng làm Quốc tang lắm chứ, những việc như thế gây nên tâm trạng bất bình thường."

'Điếu văn mờ nhạt'

Còn Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến từ Hà Nội, đặt câu hỏi:

"Trong diễn văn của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nó không thích đáng. Ông không biểu lộ được tất cả sự tôn kính, tất cả sự đánh giá cao của toàn thể nhân dân cũng như của những cựu chiến binh đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp."


"Nói là đoàn kết thì đúng là về phía Đại tướng thì luôn luôn là đoàn kết, nhưng còn có những người khác, họ lại có những hành vi không đoàn kết với Đại tướng, lại có những thành kiến, kỳ thị với Đại tướng. - Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
"Điếu văn của Tổng Bí thư rất mờ nhạt, không nói được những chữ cần thiết như một anh hùng của dân tộc," nhà bất đồng cáo buộc.

"Người ta thấy rằng nhân dân một đằng, thậm chí đảng một đằng, mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại một nẻo, tức là nó không khít nhau, không đồng hướng với nhau."

Cũng hôm Chủ Nhật, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho BBC hay ông nhất trí với một chi tiết trong Điếu văn đánh giá và nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người biết "giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng," nhưng ông lại lưu ý một khía cạnh khác có liên hệ.

Ông nói: "Nói là đoàn kết thì đúng là về phía Đại tướng thì luôn luôn là đoàn kết, nhưng còn có những người khác, họ lại có những hành vi không đoàn kết với Đại tướng, lại có những thành kiến, kỳ thị với Đại tướng, đấy là sự thực."

"Đám tang của Đại tướng là một đám tang không tiền khoáng hậu, chứng tỏ Đại tướng là một người toàn dân kính trọng, tất nhiên trừ một số kẻ kỳ thị và ganh ghét đại tướng."
(BBC)

Những điều ít được biết đến về Tướng Giáp


Vào hôm nay, 13/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đến nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà tỉnh Quảng Bình. Từ lúc ông qua đời đến nay, đã có rất nhiều bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong khuôn khổ tạp chí đặc biệt hôm nay, RFI Việt ngữ xin giới thiệu nhận định của Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia kỳ cựu về quân sự và chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) - về một số yếu tố ít được nói đến, nếu không muốn nói là hoàn toàn vắng bóng - trong tiểu sử chính thức của Đại tướng Giáp.

 RFI : Cho đến nay, các nhà báo và các nhà bình luận đã nói rất nhiều về cuộc đời của tướng Giáp. Theo quan điểm của Giáo sư, di sản chính của ông Giáp là gì ?

CarleThayer : Sự nghiệp của Tướng Võ Nguyên Giáp trải dài trên 64 năm kể từ năm 1927, khi ông bị trục xuất khỏi trường Quốc Học vì hoạt động chính trị, cho đến năm 1991 khi ông chính thức rời bỏ tất cả các chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp của ông có thể chia thành năm giai đoạn :

- 1927-1944 : Ông còn là một học sinh đấu tranh, nhà báo, một nhà tuyên truyền chính trị, một tù nhân, một giáo viên và một sinh viên sau đại học ;

- 1944-1973 : Ông giữ nhiều chức vụ trong đó có chức chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị ;

- 1974-1980 : Ông từ bỏ quyền kiểm soát hoạt động của quân đội và giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị ;

- 1980-1991 : Ông thôi làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị ; trong thời gian này, ông phụ trách khoa học và công nghệ, dân số và kế hoạch hóa gia đình, và sau đó giáo dục ;

- 1991-2013 : Tướng Giáp rời khỏi chức vụ cuối cùng là Phó Thủ tướng chính phủ và nghỉ hưu vĩnh viễn.

Di sản chính của Tướng Giáp xuất phát từ vai trò tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hai (1944-1973). Ông bắt đầu chỉ huy một trung đội 34 người và phát triển lực lượng này thành một đạo quân nhân dân gồm vài trăm ngàn người trong không đầy mười năm. Tướng Giáp đồng thời kết hợp các tác phẩm quân sự của Napoleon, Clausewitz và Mao Trạch Đông với truyền thống quân sự cổ xưa của Việt Nam.

Tướng Giáp nắm vững nghệ thuật chiến tranh nhân dân bằng cách vận động dân chúng để chiến đấu và trở thành nhân công trong mạng lưới hậu cần rộng lớn của ông. Tướng Giáp biết kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự. Mục tiêu của ông là đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam trong một cuộc chiến tranh trường kỳ.

Chiến công lẫy lừng nhất của ông là chiến dịch dẫn đến sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ. Tướng Giáp dùng chiến thuật nghi binh, gửi lực lượng của mình sang Lào và rồi sau đó cấp tốc chuyển hướng tiến đến vùng thung lũng Điện Biên Phủ. Tướng Giáp đã nhanh chóng bác bỏ lời khuyên của các chuyên gia Trung Quốc tung các làn sóng người tấn công vào doanh trại quân Pháp. Ông đã sử dụng chiến thuật bao vây, với lực lượng được tiếp ứng liên tục về mặt hậu cần, cung cấp lương thực, thiết bị vật tư, vũ khí và đạn dược cho chiến trường.

Tầm quan trọng của trận Điện Biên Phủ là nó không chỉ đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, mà cả của chủ nghĩa thực dân như một hệ thống trên toàn thế giới. Trong vòng tám năm sau đó, Pháp sẽ phải chịu thất bại ở Algeri.

Hai tiểu sử : Chính thức và không chính thức

RFI : Giáo sư đánh giá sao về một số « điều được che giấu » về cuộc đời của Tướng Võ Nguyên Giáp, những điều không hề xuất hiện trong tiểu sử chính thức ?

Carl Thayer : Có hai phiên bản về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước hết là tiểu sử chính thức mang tính chất tôn vinh, gán cho ông tất cả những thành công quân sự của Việt Nam kể từ năm 1944 và miêu tả ông như một viên tướng tài ba hoàn hảo.

Phiên bản thứ hai về sự nghiệp của Tướng Giáp không mang tính chất chính thức và cho thấy rằng ông là một người kiên định – có người cho đây là tính kiêu ngạo về mặt trí thức – một người cá nhân chủ nghĩa dễ nổi giận khi bị can thiệp vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của ông. Ông được mô tả như là "ngọn núi lửa dưới lớp băng tuyết" chính vì yếu tố được cho là nóng nảy đó.

Tướng Giáp có nhiều người ủng hộ nhưng cũng bị nhiều người gièm pha. Lúc còn công tác, ông thường xuyên đụng chạm với những người gièm pha và các đối thủ của ông, những người không ngần ngại chỉ trích ông. Những người phê phán ông xuất phát từ hai động cơ : Chủ nghĩa giáo điều về mặt ý thức hệ và lòng ghen tị, sợ rằng Tướng Giáp nổi tiếng sẽ làm quyền lực của họ suy yếu. Đấy là thời kỳ lãnh đạo tập thể vô danh.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Giáp từng bị chỉ trích vì đã tìm kiếm một học bổng của chính quyền thực dân Pháp, có người thậm chí còn hàm ý rằng - nếu không nói là buộc tội ông - là một nhân viên Sở Mật thám Pháp.

Ông cũng bị đả kích vì học chương trình Pháp, có được bằng tú tài baccalauréat, học tại trường Trung học Albert Sarraut có uy tín, nơi ông đứng đầu môn triết học, và Trường Đại học Luật Hà Nội, nơi ông tốt nghiệp thủ khoa về kinh tế chính trị. Đối thủ của Tướng Giáp đã dùng thành tích học tập của ông để quật lại ông. Dẫu sao thì ông thành viên duy nhất trong ban lãnh đạo bên trong (tối cao) của Đảng có được một nền giáo dục phương Tây.

Các yếu tố không được phép nêu lên trong sự nghiệp của Tướng Giáp cho thấy một tập thể lãnh đạo chia rẽ và sự ganh đua rõ ràng giữa các cá nhân. Cuộc đối đầu giữa Tướng Giáp với nhà ý thức hệ Trường Chinh đã thành huyền thoại, tương tự như các cuộc đụng độ sau này của ông với Tướng Nguyễn Chí Thanh và ông Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất của Đảng Cộng sản.

Bất đồng với Trường Chinh về vai trò cố vấn Trung Quốc

Năm 1946, Trường Chinh, đứng thứ hai trong ban lãnh đạo sau Hồ Chí Minh, đã thất bại trong việc ngăn không cho ông Giáp được phong cấp Đại tướng và chức chỉ huy Quân đội Nhân dân. Trường Chinh và Tướng Giáp bất đồng về phạm vi và mức độ mà các cố vấn quân sự Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chiến lược chiến trường của Việt Nam, và trên quyền của Tướng Giáp được đơn phương bổ nhiệm các trợ lý quan trọng.

Vào năm 1951, Tướng Giáp đã cho mở một cuộc tấn công quá sớm vào các vị trí kiên cố của Pháp ở đồng bằng sông Hồng. Chiến dịch thất bại và Quân đội Nhân dân bị thương vong nặng nề. Tướng Giáp bị buộc phải tự phê bình, cách chức một số phụ tá quan trọng, cho phép thành lập một hệ thống chính trị viên trong quân đội, và chấp nhận các cố vấn quân sự Trung Quốc ở các cấp độ khác nhau trong Quân đội Nhân dân.

Sau khi Chiến tranh Đông Dương đầu tiên (1946-1954) kết thúc Việt Nam bị chia cắt. Mặc dù Tướng Giáp đã có uy tín rất lớn, nhưng những kẻ đả kích ông vẫn tiếp tục thách thức quyền lực của ông và đặt nghi vấn về cách ông điều hành cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Bí thư Thứ nhất của Đảng là Lê Duẩn muốn đẩy mạnh việc lật đổ chính quyền miền Nam, ông Giáp thận trọng hơn và hai người kình chống nhau.

Phe gièm pha Tướng Giáp đã thành công trong việc đề bạt ông Nguyễn Chí Thanh (1959) và sau đó là ông Văn Tiến Dũng (1974) lên cấp Đại tướng. Trước lúc những người này được thăng cấp, chỉ có ông Giáp mang cấp Đại tướng mà thôi. Cả hai vị tướng mới đề bạt về sau, đều đã giành lấy quyền kiểm soát hoạt động chiến tranh trong Nam từ tay của ông Giáp.

Vào năm 1960, Tướng Giáp đã bị đẩy lùi từ hàng thứ tư xuống hàng thứ sáu trong Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba. Chủ trương chung sống hòa bình của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vào năm 1960 là điều đã tác hại đến nhiều người trong giới lãnh đạo Việt Nam.

Tướng Giáp, người thiên về phía Liên Xô – nước đã hỗ trợ quân sự cho Việt Nam – và có thái độ phê phán với Trung Quốc, đã không đồng nhịp với các lãnh đạo khác. Một lần nữa, ông đã bị các đồng chí chỉ trích.

Trong năm 1965, khi Hoa Kỳ tung lực lượng chiến đấu vào Việt Nam, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh ra lệnh tung các đơn vị Quân đội Nhân dân miền Bắc vào cuộc chiến. Nguyễn Chí Thanh là người thiết kế chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 nhưng qua đời vì một cơn đau tim trước khi chiến dịch được thực hiện. Lực lượng Cộng sản miền Nam nằm vùng bị thương vong rất lớn, Tướng Giáp được phuc hồi và uy tín của ông tăng thêm.

Sau cái chết của Hồ Chí Minh vào năm 1969, một bộ ba lãnh đạo mới nổi lên : Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Vào thời điểm đó, Tướng Giáp nắm ba vai trò quan trọng : Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, ông không bao giờ lấy lại được quyền kiểm soát hoạt động của các lực lượng vũ trang. Tướng Giáp đã phản đối cả hai chiến dịch Tết Mậu Thân và chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, và ý kiến ông đã bị bác bỏ cả hai lần.

Tháng 4 năm 1972, Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ và đến tháng 10 năm 1973, ông được trao quyền chỉ huy của cuộc tấn công cuối cùng của cuộc chiến : Chiến dịch Hồ Chí Minh. Điểm đáng chú ý, đó là sự kiện chính một Ủy viên dân sự cao cấp của Bộ Chính trị - ông Lê Đức Thọ - chứ không phải là Tướng Giáp, là người ra chỉ thị cho Quân đội Nhân dân bắt đầu chiến dịch tấn công cuối cùng của mình bằng cách tấn công Ban Mê Thuột ở vùng Cao nguyên.

Sau năm 1975, bị gạt ra bên lề, nhưng vẫn lên tiếng

RFI : Về các hoạt động của ông sau năm 1975, một số người cho rằng ông đã hoàn toàn không còn vai trò gì, nhưng cũng có người thấy rằng người ta gạt được ông ra bên lề, nhưng không hoàn toàn bịt miệng được ông. Ý kiến ​​của Giáo sư như thế nào ?

Carl Thayer : Sau khi Việt Nam thống nhất, Tướng Giáp vẫn làm Bộ trưởng Quốc phòng cho đến năm 1980. Nhưng chính Tướng Văn Tiến Dũng là người chỉ huy quân đội Việt Nam đánh qua Cam Bốt vào cuối năm 1978 và bảo vệ miền Bắc Việt Nam vào tháng Hai - tháng Ba năm 1979 khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam để trả thù.

Rõ ràng ngôi sao của Tướng Giáp vào thời điểm đó lu mờ nhanh chóng. Năm 1976, Tướng Văn Tiến Dũng là người đọc báo cáo quân sự tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ tư, còn Tướng Giáp được phân công nói về các chính sách của Đảng về khoa học và công nghệ. Tướng Giáp cũng không thành công khi phản đối việc giao cho quân đội nhiệm vụ xây dựng đất nước sau chiến tranh. Ông đã phải cúi đầu trước nguyên tắc "tập trung dân chủ" của Đảng và bảo vệ chính sách của Đảng trước công chúng.

Tháng 2 năm 1980, Tướng Giáp rời khỏi Bộ Quốc phòng, nhưng vẫn giữ chức Phó Thủ tướng. Năm 1981, ông thoạt đầu bị giáng cấp từ Phó Thủ tướng thứ nhất xuống làm Phó Thủ tướng thứ ba. Đến tháng Ba năm 1982, Tướng Giáp bị loại ra khỏi Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ năm, nhưng vẫn giữ được chức Ủy viên Trung ương Đảng.

Tướng Võ Nguyên Giáp rất được lòng dân và có hậu thuẫn mạnh mẽ trong Đảng. Vào giữa những năm 1980, những người ủng hộ ông đã thất bại trong việc đưa ông lên thay thế ông Phạm Văn Đồng ở chức Thủ tướng. Cũng có rất nhiều tin đồn về việc những người ủng hộ Tướng Giáp vận động để ông trở thành lãnh đạo Đảng. Sau đó, ông Giáp lần lượt phụ trách vấn đề nhân khẩu học và kế hoạch hóa gia đình, rồi vấn đề giáo dục. Ông rời khỏi chính quyền vào năm 1991 khi về hưu trong tư cách là Phó Thủ tướng.

Rất khó đánh giá về những đóng góp của Tướng Giáp trong giai đoạn này. Việt Nam khi ấy được lãnh đạo tập thể, và cho đến năm 1986 vẫn tiếp tục đi theo mô hình kế hoạch tập trung không thành công của Liên Xô. Điều đáng nêu bật là Tướng Giáp tiếp tục hoạt động trong chính phủ cho đến năm tám mươi tuổi.

Kiên trì bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước Trung Quốc

RFI : Có người cho rằng gần đây Tướng Giáp rất lo ngại về sự thao túng của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nhận định này có phần nào đúng hay không ?

Carl Thayer : Sự nghiệp quân sự lâu dài của Tướng Giáp cho thấy rõ là ông sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc và kể cả những tư vấn, nhưng ông vẫn đấu tranh để giữ được sự tự chủ và độc lập trong hành động của Việt Nam.

Tướng Giáp nghiêng về Matxcơva nhiều hơn Bắc Kinh trong thời kỳ chiến tranh, vì sự chi viện quân bị to lớn của Liên Xô cho Việt Nam - bao gồm cả tên lửa phòng không. Mặc dù Liên Xô được cho là đã khuyên Tướng Giáp “thực hiện một vụ Afghanistan” bằng cách tấn công Cam Bốt và lật đổ chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc ủng hộ, Tướng Giáp vẫn chống lại việc can thiệp quân sự trên quy mô lớn.

Khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ trở lại vào năm 1991, Tướng Giáp đã hoàn toàn nghỉ hưu

Trong những năm tháng nghỉ hưu, Tướng Giáp rất được biết đến với hai lần lên tiếng.

Năm 2004, ông đã viết thư cho Bộ Chính trị phê phán sự can thiệp của tình báo quân đội (Tổng Cục II) vào các công việc nội bộ của Đảng.

Năm 2009, ông thu hút sự chú ý của công luận khi viết ba thư ngỏ gửi tới các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cảnh báo tác động môi trường của dự án khai thác bauxite, do Trung Quốc tài trợ, ở Cao nguyên Trung phần. Ông đề cập đến vấn đề này với lập luận rằng đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Sự kiện đó gây ra một dây chuyền cộng hưởng trong dân chúng nói chung, đang ngày càng lo lắng trước sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông.

Vị anh hùng Việt Nam cần khi phải đối mặt với ngoại bang xâm lược

RFI : Giáo sư giải thích thế nào về việc Tướng Giáp được lòng dân đến như vậy ?

Carl Thayer : Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược quân sự tầm cỡ thế giới. Vào năm 1944 - khi ông chỉ huy một trung đội 34 người - ai có thể nghĩ được rằng trong vòng 10 năm, ông đã phát triển lực lượng lên thành một quân đội có hàng trăm ngàn binh sĩ và đánh bại được Pháp, một trong những thế lực quân sự mạnh nhất vào thời điểm đó ? Tướng Giáp đã có được uy phong rất lớn với chiến thắng tại Điện Biên Phủ, một sự kiện đã để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời ông.

Sự được lòng dân của ông dựa trên nhiều nền tảng. Trước tiên, hàng triệu người Việt Nam đã phục vụ trong Quân đội Nhân dân khi Tướng Giáp là Tổng chỉ huy và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông là nguồn cảm hứng của họ. Các cựu chiến binh và gia đình của họ là một thành phần to lớn trong cư dân tại Việt Nam.

Thứ hai, sau Hồ Chí Minh và có thể Phạm Văn Đồng, Tướng Giáp là lãnh đạo quốc gia duy nhất nổi bật bên trên một ban lãnh đạo tập thể mờ nhạt. Ông có sức lôi cuốn, phát biểu lưu loát và truyền cảm hứng cho người dân. Ông là vị anh hùng mà Việt Nam cần có khi phải đối mặt với sự xâm lược của ngoại bang, từ năm 1946 đến 1973 và sau đó, trong những năm 2000, khi Trung Quốc đe dọa chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Sau thời gian làm một nhà quân sự, Tướng Giáp đã phụ trách những lãnh vực quan trọng liên quan đến sự phát triển như khoa học và công nghệ, dân số và kế hoạch hóa gia đình và giáo dục. Đó là nền tảng thứ ba của việc ông được lòng dân.

Uy tín Tướng Giáp trong dân chúng còn dựa trên sự thành công của ông trong suốt 64 năm phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam và đất nước Việt Nam. Ông sẽ luôn luôn được tưởng nhớ như là người chỉ huy chính, đã đánh bại hai cường quốc lớn.

Rõ ràng, Tướng Giáp đã thu hút được cảm tình của cả hai thế hệ trẻ và già tại Việt Nam. Điều này được thấy qua việc người dân đủ mọi lứa tuổi thể hiện sự đau buồn, tự động đổ xô đến nhà ông để thắp nến và hương.

Tướng Giáp là hiện thân của một chính khách Việt Nam biết sử dụng trí tuệ để đưa ra các chiến thuật và chiến lược cho phép kẻ có vẻ là yếu đánh bại được kẻ mạnh.
  (RFI)

Hàng trăm nghìn người tiễn đưa Tướng Giáp

Xe tang chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua các phố Hà Nội trước khi được chuyển bằng máy bay đến Quảng Bình an táng, chiều ngày 13/10/2013.
Xe tang chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua các phố Hà Nội trước khi được chuyển bằng máy bay đến Quảng Bình an táng, chiều ngày 13/10/2013.
Hôm nay, Chủ nhật 13/10/2013, theo AFP, hàng trăm nghìn người Việt Nam xuống đường đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời cách đây hơn một tuần, ở tuổi 103. Xe tang cùng đội quân danh dự đưa linh cữu người anh hùng của nền độc lập Việt Nam đi qua các trục đường chính của thủ đô trước khi tới sân bay, về nơi an nghỉ cuối cùng tại Quảng Bình, quê hương ông.
Trong suốt tuần lễ vừa qua, hơn một trăm ngàn người đã tới tư gia Tướng Giáp để bày tỏ lòng thương tiếc và kính trọng đối với gia đình người quá cố. Hôm qua, hàng chục nghìn người tới viếng ông tại Nhà tang lễ Quốc gia. Còn hôm nay, tại Hà Nội, trong ngày Quốc tang cuối cùng, hàng trăm ngàn người đổ ra đường để vĩnh biệt Tướng Giáp.
Trả lời AFP, một cựu viên chức 74 tuổi - có mặt vào lúc linh cữu đi qua - cho biết, đây là tang lễ lớn nhất Việt Nam, sau đám tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ông nói :" Mọi người kính trọng và vô cùng yêu quý Tướng Giáp".
Những dịp tập hợp đông người một cách tự nhiên như đám tang Tướng Giáp hôm nay là điều vô cùng hy hữu tại Việt Nam, nơi đảng Cộng sản kiểm soát hết sức chặt mọi nghi lễ chính thức và những cuộc tuần hành tự phát thường xuyên bị giải tán bằng vũ lực.
Theo các nhà quan sát, cho dù Tướng Giáp bị chế độ gạt ra bên lề trong vòng ba mươi năm cuối đời, nhưng ông vẫn hết sức được lòng dân, ngay cả trong giới những người trẻ nhất, một thế hệ không hề biết đến chiến tranh. Vào cuối đời, Tướng Giáp đã công khai chỉ trích một số tiêu cực của chế độ, đặc biệt là nạn tham nhũng tràn lan, và dành sự ủng hộ kín đáo cho những nhà ly khai, trong khi vẫn tiếp tục trung thành với Đảng.
Lễ an táng Tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra chiều nay tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, hàng nghìn người dân đã chờ để tiễn đưa ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Theo mô tả của một người có mặt trong đoàn đưa tang, quãng đường dẫn vào khu mộ Tướng Giáp, từ chỗ cách mười cây số cho đến sát mộ, nghẹt kín người, xe cộ nhích đi từng bước một.
Từ Huế ra Quảng Bình dự lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Ngô Minh cho biết cảm nhận tại chỗ:
"Tôi đi từ sáng ở trong Huế ra, cùng đoàn nhà văn Việt Nam ở Huế tổ chức đi dự lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình. Đi từ sáng, tức là xuất phát từ Huế từ lúc 5 giờ 30 sáng, cho đến bây giờ là 12 tiếng đồng hồ rồi mà chưa đến được mộ, còn cách mộ khoảng 13 cây nữa. Nhưng chúng tôi ghé nhà dân bên cạnh để coi truyền hình trực tiếp thì mộ đã đắp xong rồi và người ta đã cúng bái xong rồi. Trên đường đi thì tôi thấy không khí vô cùng xúc động. Xe rất đông, đi trên đường quốc lộ 1, mà đi hàng 7 hàng 5 trên đường. Xe nào cũng mang ảnh bác Giáp và cờ, băng-rôn kính viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Hai bên đường, người dân quê, trẻ con, họ cầm ảnh bác Giáp. Vùng Quảng Bình, vùng nông thôn Quảng Trạch đây đều treo cờ rủ, nhà nào cũng treo cờ rủ. Nói chung không khí rất xúc động. Hàng vạn người đi trên đường. Khi đoàn xe chở thi hài Đại tướng đi trên đường, tôi thấy thanh niên nam nữ trèo lên cả nóc nhà xung quanh để coi, rất xúc động."
Nhà văn người Quảng Bình Nguyễn Quang Lập bày tỏ cảm xúc trong ngày Quốc tang tiễn đưa Tướng Giáp về nơi an nghỉ tại quê nhà:
"Có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử của Quảng Bình, lịch sử khai thiên lập địa đấy, thì dân chúng tự giác tràn ra đường để đón chờ linh cữu của một vị lãnh tụ, đông đến mức như vậy thì khôgn thể tưởng tượng được. Ở Quảng Bình hiện nay, khách từ Vinh, từ Thanh Hóa từ Hà Tĩnh vào, khách từ Đà Nẵng, từ Huế từ Quảng Trị ra và cả khách của Hà Nội và Sài Gòn về nữa. Đông đến mức mà tất cả các khách sạn của Quảng Bình không chỉ riêng của Đồng Hới,về các huyện lỵ cũng không còn chỗ nữa, phải tràn vào các nhà dân để ở nhờ, đông đến khủng khiếp như vậy.
Hai bên đường, bà con cô bác của tôi, dân Đồn Thủy đó, họ chầu chực từ tối hôm qua. Họ đứng chờ bên đường, thậm chí mình sơ sảy một chút là mình không chiếm được vị trí tốt để được nhìn linh cữu của Đại tướng. Thật là rất cảm động. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một đám tang có thể nói là có một không hai trong lịch sử. Cảm xúc ngày hôm nay có hai điểm. Điểm thứ nhất là dân chúng ngưỡng mộ kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là chuyện tất nhiên rồi, vì Đại tướng xứng đáng để cho dân ngưỡng mộ như vậy. Điểm thứ hai, bản thân cuộc đời của Đại tướng đã có nhiều bi kịch mà dân người ta luôn luôn luôn muốn chia sẻ với Đại tướng.
Sự bùng nổ hôm nay của dân chúng tràn ra đường cũng là sự bùng nổ khi mà một vị tướng đánh thắng hai đế quốc to như vậy lại được đẩy về làm Chủ nhiệm Ủy ban sinh đẻ kế hoạch, thì nó là một sự điếm nhục không chỉ cho Đại tướng mà cho toàn dân. Cho nên lúc này đó là sự bùng nổ rất lớn, mà người ta khóc không chỉ khóc thương Đại tướng qua đời, mà khóc vì nỗi đau đã được tích nén mấy chục năm nay. Cho nên cái cảm xúc của mình nói khó lắm. Có người phân tích đây cũng là sự bùng nổ của sự phản kháng. Tôi thì không dám chắc nhưng tôi nghĩ đó là một điểm đáng lưu ý.
Không cớ gì mà có những người thương binh, họ cụt một chân mà đạp xe đạp lọc cọc, đứng chờ giữa đường cái số 1, dưới trời nắng lại vừa mưa, mà đứng chờ Đại tướng đi qua để vái Đại tướng một cái. Bản thân tôi có một ngày cảm động, một ngày không biết làm gì cả, chỉ ngồi xem TV và lên mạng để xem những hình ảnh mà không biết nói sao cả. Cảm động thực sự, ở hai điểm, một là dân coi Đại tướng là Thánh, điểm đó là đúng.
Nhưng như nhiều người nói, không ai có thể lấy tay che lấp mặt trời được. Cho dù hôm nay chương trình TV bị hạn chế, bị băm vụn, nhưng dân chúng vẫn tràn ra đường, vẫn đứng chờ từ Đồng Hới về đến Vũng Chùa là 60 cây số. Cho nên là cho dù các anh có đố kỵ, có thế nào đi nữa thì cũng không thể ngăn cản lòng ngưỡng mộ đối với Đại tướng, cũng như là không thể ngăn cản được sự thật của cuộc sống. Tất cả những điều đó cộng hưởng lại tạo ra một cảm xúc không thể nói ra được lời. Thật sự đến lúc này tôi vẫn rất cảm động."
Trọng Thành
(RFI)

Đảng Cộng sản cần tái cơ cấu chính mình


Hội nghị Trung ương 8 diễn ra từ ngày 30/9 đến ngày 9/10 tại Hà Nội. (Courtesy chinhphu.vn)

Hội nghị Trung ương 8 diễn ra sau cánh cửa khép kín ở Hà Nội. Kết quả 10 ngày thảo luận của Trung ương Đảng, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết ngày 9/10 cho thấy, đường lối lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản không thay đổi, dù Đảng nhìn nhận thất bại kinh tế chưa rõ lối thoát. 

Bản chất chế độ không thay đổi

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng nguyên văn trên truyền thông báo chí chính thức có đoạn nói rằng, việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược mới chỉ là bước đầu, còn chậm và nhiều bất cập. Đặc biệt, Đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế chưa thực sự định hướng được cho việc tái cấu trúc các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và các vùng.

Nhận định về vấn đề vừa nêu TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, từ Hà Nội phát biểu:
Chừng nào vẫn đường lối như bây giờ, vẫn khư khư đất đai sở hữu toàn dân vẫn cứ muốn kinh tế Nhà nước làm chủ đạo thì làm sao có thể tái cơ cấu được. -TS Nguyễn Quang A
“Nền kinh tế này chỉ có thể tái cơ cấu khi đảng Cộng sản tái cơ cấu lại chính mình. Đó là về tổng thể, còn chừng nào vẫn đường lối như bây giờ, vẫn khư khư đất đai sở hữu toàn dân vẫn cứ muốn kinh tế Nhà nước làm chủ đạo thì làm sao có thể tái cơ cấu được.”

Xác định Việt Nam tiếp tục con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến việc hoàn thiện thể chế này đồng bộ về hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các chủ thể kinh tế tham gia thị trường; và cơ chế vận hành nền kinh tế, trước hết là cơ chế hoạt động bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong dịp trả lời chúng tôi, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:

“Vì cải cách thế chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu. Thí dụ như tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công đều chậm. Tình hình kinh tế khó khăn trong mấy năm vừa qua liên tục kéo dài cho đến năm nay, triển vọng cũng chưa rõ trong thời gian tới. Ý kiến chung cũng cho là nguyên nhân chính là do cải cách thể chế không được tiến hành đúng như yêu cầu cần thiết.Cải cách thể chế ở đây trên cơ sở phải làm rõ ra được vai trò giữa Nhà nước và thị trường, phân định được  rõ vai trò của Nhà nước và thị trường.”

nguyen-phu-trong-300913-250.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Trung ương 8 hôm 30/9. Photo courtesy of chinhphu.vn

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8, ông Nguyễn Phú Trọng hàm ý Hiến pháp Việt Nam dù chuẩn bị sửa đổi nhưng sẽ không thay đổi bản chất của chế độ. Ông Trọng lưu ý Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan chức năng phải theo đúng định hướng của Trung ương Đảng hoàn tất Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, để Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 sắp tới.

Đối với việc chậm cải cách chính trị kinh tế, ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tài chánh hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:

“Nếu nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sẽ không có và không khi nào có vấn đề tam quyền phân lập ở đất nước này, thì như thế làm gì có tự do làm gì có vấn đề nhân quyền, làm gì có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được.”

Chính sách mất lòng dân

Đúc kết khi bế mạc Hội nghị Trung ương 8, một lần nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Đảng báo động về tình trạng an ninh chính trị tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Bảo vệ chủ quyền quốc gia đứng trước nhiều thách thức.

Theo nhận định của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng, chính Đảng và Nhà nước đã thực hiện những đường lối chính sách làm mất lòng dân, đi ngược lại quyền lợi người dân cho nên xã hội mới tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Ông nói:

“Quyền lợi Tổ quốc là trên hết, những vấn đề quan trọng phải đưa ra Quốc hội thảo luận. Thậm chí phải tổ chức những Hội nghị Diên Hồng cho dân chúng góp ý. Cần xây dựng Nhà nước Pháp quyền, theo những thể chế tiên tiến thí dụ như tam quyền phân lập để chống tham nhũng, nghĩa là thiết lập một xã hội trong sạch, bầu cử tự do đưa những người tài giỏi lãnh đạo đất nước. Như vậy người dân ai nấy đều vui vẻ đồng lòng.”

Nhận định về cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nguyên văn “Bảo vệ chủ quyền quốc gia đứng trước nhiều thách thức”. Mặc dù ông Trọng không đề cập một từ nào liên quan đến những kẻ đe dọa chủ quyền Việt Nam, nhưng người đọc báo chỉ có thể liên tưởng đến tham vọng của Bắc Kinh muốn chiếm cứ toàn bộ Biển Đông với đường chủ quyền hình lưỡi bò. GSTS Nguyễn Thế Hùng nhận định:
Quyền lợi Tổ quốc là trên hết, những vấn đề quan trọng phải đưa ra Quốc hội thảo luận. Thậm chí phải tổ chức những Hội nghị Diên Hồng cho dân chúng góp ý. -GS Nguyễn Thế Hùng
“Nếu như không có cường quốc hàng đầu là Mỹ, Nhật rồi Ấn Độ, các nước tiên tiến khác thì Biển Đông đã mất từ lâu rồi. Chứ Việt Nam làm sao mà giữ Biển Đông được, ngoài biển khơi ai mạnh thì được. Tưởng rằng chúng ta ai cũng phải thấy những thế lực nào là thù địch muốn chiếm Biển Đông và thế lực nào yêu chuộng hòa bình muốn giữ ổn định thế giới. Các nước trông thấy là nếu Trung Quốc thắng, chiếm Biển Đông, độc quyền Biển Đông thì sẽ làm mất ổn định thế giới. Giữ ổn định thế giới là người ta giúp Việt Nam. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải phân định được ai là thù ai là bạn, chứ không nên quá mơ màng như vậy.”

Trước một nền giáo dục đào tạo lạc hậu không theo kịp khu vực, không đào tạo ra những thợ chuyên môn hay chuyên viên kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển. Trung ương Đảng cũng hứa hẹn đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nhận định về vấn đề đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo ở mọi cấp học mọi ngành học theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định:

“Để đào tạo được những người thực sự cần thiết cho nền kinh tế thì mảng cao đẳng, đại học phải thực sự có cạnh tranh. Các trường phải được tự trị và lúc đó mới đáp ứng được. Còn vẫn cứ muốn chính trị hóa ở bậc học trên như thế thì chỉ có thể cải thiện một chút gì đó, nhưng sẽ không giải quyết được triệt để. Không nên để đảng hoạt động trong trường học, cũng như trong nhà máy, trong quân đội hay là trong bộ máy nhà nước, như thế trong hệ thống giáo dục cũng không cần có những tổ chức như vậy.”

Cùng về vấn đề Đảng hứa hẹn đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng một nhà giáo chuyên nghiệp ở Đà Nẵng cho rằng cần có tự trị đại học, cần thay đổi đào tạo có phẩm chất, không nên chạy theo số lượng. Ông nói:

“Một trong những thay đổi cơ bản nhất là phải có một triết lý giáo dục lành mạnh. Các nước tiên tiến người ta không đưa chính trị vào học đường. Đào tạo là làm sao khai trí, khi mở được trí học được giá trị phổ quát của nhân loại rồi, trí tuệ thông minh rồi từ đó anh nhận xét cái này đúng, cái kia sai, đó là triết lý giáo dục. Chứ không thể hướng người ta cái này đúng cái kia sai, làm mất tính khách quan trong nghiên cứu  khoa học, mất khách quan trong vấn đề nhận xét thế giới.”

Mặc dù Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng gọi Hội nghị Trung ương 8, một hội nghị giữa nhiệm kỳ là có tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét các vấn đề một cách khách quan khoa học. Nhưng các học giả chuyên gia lại nói ngược lại là Đảng Cộng sản không nhìn thẳng vào điều gọi là cuộc khủng hoảng toàn diện ở Việt Nam cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Chúng tôi xin lập lại lời TS Nguyễn Quang A, khi nào Đảng Cộng sản chưa tái cơ cấu chính mình, thì Việt Nam chưa thể ra khỏi những bế tắc triền miên.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-10-11

Khủng hoảng ngân sách Mỹ kéo dài sang tuần tới

Phe Dân chủ đến Hạ viện thương lượng với phe Cộng hòa hôm 12/10/2013 nhằm khai thông tắc về ngân sách của chính phủ Mỹ.
Phe Dân chủ đến Hạ viện thương lượng với phe Cộng hòa hôm 12/10/2013 nhằm khai thông tắc về ngân sách của chính phủ Mỹ. (REUTERS/Jonathan Ernst)

Hành pháp và lập pháp Mỹ tiếp tục đọ sức thêm vài ngày nữa làm tan hy vọng sớm giải quyết bế tắc ngân sách làm các cơ quan liên bang hầu như bị tê liệt từ 15 ngày qua. Sau cuộc thảo luận căng thẳng về nợ công vào ngày thứ bảy, phe Cộng hòa lên án tổng thống Mỹ bác bỏ đề nghị thỏa hiệp của đối lập.

Phản ứng mang nội dung công kích này hoàn toàn đi ngược lại những lời tuyên bố trấn an trong những ngày trước mang lại tia hy vọng sẽ có đàm phán và thỏa hiệp giải tỏa bế tắc ngân sách trước ngày 17/10 nếu không nước Mỹ có thể tuyên bố mất khả năng trả nợ.

Nhà báo Phạm Trần từ Washington giải thích:

Nhà báo Phạm Trần - Washington
 "<EMBED...>" plugin was removed by WebWarper antivirus 

Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố là « Nhà nước chỉ còn 5 ngày nữa là đến hạn không thể vay tiền, Quốc hội phải đi tới một giải pháp để chấm dứt tình trạng tê liệt của chính phủ ».

Khủng hoảng ngân sách Mỹ tiếp tục gây ra những phản ứng lo ngại trên thế giới. Chiều hôm qua 12/10, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cảnh báo là các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang lên đang đứng trước thời điểm « rất nguy hiểm sẽ xảy ra trong năm ngày tới ».

Trung Quốc,với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ , không che dấu lo ngại và nổi bất lực nếu Hoa Kỳ tuyên bố vỡ nợ vào ngày 17/10 tới đây.Hãng thông tấn Tân hoa xã nhận định là cần phải xây dựng một trật tự mới « phi Mỹ hóa », một thế giới mới mà định mệnh không nằm trong tay một quốc gia « đạo đức giả ». Cơn ác mộng của Bắc Kinh là Hoa Kỳ bị vỡ nợ vì Trung Quốc là chủ nợ chính của Mỹ với gần 1300 tỷ đôla.
Tú Anh (RFI)

 Bản tin tiếng Anh

  • Q3 figures expected to help foreign trade hit growth targets (Washington Post) - Thanks to a recovery in both exports and imports in the third quarter, China's foreign trade is likely to register an increase of up to 8 percent in 2013, achieving full-year trade growth target set by the government, analysts said.
  • Alibaba calls off HK listing plans (Washington Post) - The largest e-commerce company on the Chinese mainland said that it has abandoned its plans to launch an initial public offering in Hong Kong.
  • September vehicle sales race to robust increase (Washington Post) - Vehicle sales in China showed unexpectedly robust growth in September as Japanese producers continued to recover from anti-Japanese sentiment last year, which was tied to a territorial dispute between the two countries.
  • IMF chief issues warning over DC debt limit drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders are voicing deep concern about the drama unfolding in the United States over an increase in the country's debt ceiling, a government shutdown and the possible tapering of quantitative easing.
  • China Telecom likes US 'niche' (Washington Post) - Dozens of IT representatives from American and Chinese companies got together this week in Chicago to hear what a Chinese telecommunications giant can do for them.
  • Bank head assesses risk, opportunity ahead (Washington Post) - "Most of us will never forget the week of Sept 15, 2008," recalled Richard Neiman, who was superintendent of banks at the New York State Banking Department at the time.
  • Xiaomi's Barra ready for Beijing (Washington Post) - As Hugo Barra heads to China to oversee the global expansion of smartphone firm Xiaomi, Silicon Valley's relationship with the world's largest smartphone market is growing ever tighter.
  • ZTE shoots for global markets (Washington Post) - Chinese smartphone maker ZTE struck the first corporate sponsorship deal in its 15-year US history with the Houston Rockets.
  • The genius of Da Vinci on display (Washington Post) - Leonardo da Vinci is best known in China as an artist for his masterpiece Mona Lisa, but an exhibition at the Shanghai Science and Technology Museum shows he is also a genius in math, mechanics, biology, astronomy and many other domains.
  • Pure Mongolian pleasures (Washington Post) - It would be very hard to tempt me with lamb, I told myself at the end of six days in Inner Mongolia. As delicious as the lamb here was, I had just about reached my quota for the month, maybe the year. And then Chef Luo Gang came in bearing a platter of lamb breast.
  • Mo Yan's Nobel win brings village a change of plot (Washington Post) - Chinese people had never paid more attention to the annual Nobel literature award — which on Thursday went to Canadian writer Alice Munro — than they did last year when Mo Yan became China's first winner of the prize.
  • Shaolin kung fu dazzles the UN (Washington Post) - Shi Yongxin, the 30th-generation abbot of the legendary Shaolin Temple, led a cultural delegation to perform kung fu at United Nations headquarters on Oct 9.
  • Pop idol grows up (Washington Post) - Aska Yang has started a new chapter of his music career, as the halo surrounding him from his successful stint in TV singing competitions fades away.
  • Chinese professor funds Myanmar university students (Washington Post) - China's Myanmar-language professor Su Xiuyu has provided stipends for 27 poor and outstanding Myanmar students to pursue university education under the name of the Professor Su-Xiuyu Fund.
  • Fresh start for ancient village (Washington Post) - Decades of logging left the people of Boduoluo village battling natural disasters brought about by deforestation. Now, a shift toward eco-tourism is reviving the remote area's fortunes.
  • Design a better life (Washington Post) - As another smoggy day dawns, Beijing is seeking solutions in a new direction: design.
  • Bring back the real Chinese medicine (Washington Post) - The real threat to traditional Chinese medicine is not fear relating to its use of toxic compounds, but growing skepticism about the efficacy of its methods from within its own ranks, according to a leading German practitioner of the ancient medical system.
  • Peace forum could pave the way to breakthrough (Washington Post) - The First Cross-Straits Peace Forum involving think tanks from the Chinese mainland and Taiwan has broken the ice in grassroots political dialogue. Participants hoped the forum will influence policymaking and consultation.
  • China, Thailand eye waiving visas (Washington Post) - Neither Thai nor Chinese tourist operators were surprised at the two governments' decision to discuss waiving visas for both sides' visitors.
  • Yuan clearing bank in sight (Washington Post) - China is considering setting up a yuan clearing bank in Thailand to meet demand for currency settlement between the two countries, Premier Li Keqiang said on Friday.
  • Asian 'safety net' stressed (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Southeast and East Asia to improve the regional financial firewall on Thursday by better using a regional foreign exchange fund, among other measures.
  • IMF cautions over DC drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders voiced their deep concerns over the drama unfolding in the US over the raising of its debt ceiling, government shutdown and the possible tapering of quantitative easing (QE) policies.
  • Li calls for action on free trade area upgrade (Washington Post) - Premier Li Keqiang met leaders from the Association of Southeast Asian Nations on Wednesday and urged the two sides to start establishing an "upgraded version" of the China-ASEAN Free Trade Area.
  • Bo Xilai to appeal life sentence (Washington Post) - Bo Xilai, the former Chongqing Party chief, is to appeal his life sentence for corruption, Shandong Provincial High People’s Court announced on Wednesday.

DHK-Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét