- Đưa linh cữu Đại tướng về Quảng Bình (Phần 1) (VOV). - Kỳ 3: Đường đến Điện Biên Phủ (TT). - Tướng Giáp trong lòng nhân loại (ĐĐK). - Báo nước ngoài: Tướng Giáp – Vị tướng của các tướng (Infonet). - Bác Giáp vẫn sống mãi… (PNTP). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về nơi an nghỉ cuối cùng trong lòng đất mẹ (GDVN). - Báo Pháp dành riêng chuyên mục viết về Lễ truy điệu Tướng Giáp (DV). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất tử trong lòng dân (VOV).
- Vụ nổ pháo hoa: san bằng toàn bộ nhà máy (TT). - Tập trung khắc phục hậu quả sự cố nổ kho pháo hoa (TTXVN). - 24 người thiệt mạng trong vụ nổ kho pháo hoa (DT). - Nạn nhân vụ nổ kho pháo hoa được nhận bảo hiểm 20 triệu đồng/người (DT). - Vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ làm thiệt hại 50 tỉ đồng (DV). - 1,7 vạn thùng pháo hoa đã phát nổ, cháy ở Phú Thọ (DV). - Vụ nổ kho thuốc pháo hoa: Cả đám cưới, đám ma bỏ chạy tán loạn (LĐ). - Vụ nổ kho pháo hoa: Thống nhất phương án khắc phục (TTXVN).
- Bình Nhưỡng phản ứng rắn với Washington sau tập trận chung (ĐV). - Chuyên gia Mỹ: Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hóa học trên tù nhân chính trị (TN).
Myanmar khó vững tay chèo lái ‘con thuyền’ ASEAN trên Biển Đông (SM)
“Chúc quốc tang nhiều niềm vui”, MC của HTV bị “ném đá” (ĐSPL) - Mời xem ởđây : http://www.youtube.com/watch?v=Br2tXVo0I10
Lãnh đạo HTV xin lỗi vì sự cố chúc “Quốc tang nhiều niềm vui” (Soha) -Mời xem ở đây : http://www.youtube.com/watch?v=jx-rykAT4V4Lời điếu văn xúc động truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ĐV)
Trực tiếp: Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu (ĐV) – 11h50: Chuyên cơ mang linh cữu Đại tướng đáp xuống sân bay Đồng Hới. Đón linh cữu Đại tướng ở chân máy bay có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban tổ chức lễ tang – Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng gia quyến và quan khách. Chiếc chuyên cơ chở đoàn tang lễ A321 mã hiệu VN1911 đã tới từ 20 phút trước đó.==>>
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất tử trong lòng dân (VOV) —-Xem trực tiếp lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp(VOV) —–Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ĐBSCL(VOV) —Võ Nguyên Giáp-Nhà yêu nước chân chính(VOV)
Người Việt tại Pháp rơi lệ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VOV)
Bão giật cấp 16 tiến gần Hoàng Sa, Lý Sơn cấm biển (ĐV)
Đã có 24 người thiệt mạng trong vụ nổ kho pháo hoa (TTXVN) >>>Danh tính các nạn nhân tử vong trong vụ nổ pháo hoa —–Vụ nổ tại nhà máy pháo hoa: Ngóng thân nhân mất tích* Đã có 24 người chết, 97 người bị thương (TN) —-Thiệt hại 52 tỷ đồng trong vụ nổ kho pháo hoan (VnEx)
Chính phủ đồng ý tiếp tục tăng viện phí (ĐV)
Phải làm cho ra lẽ để lấy lại lòng dân -SGTT.VN
– Nói ai nghe, giữa thế kỷ 21 mà đè người ta ra lấy tiền, quá thời bao
cấp. Tiền cứ nghìn tỷ đổ vào mà mãi không thị trường nổi được ngành
điện. Lý do ai cũng nhìn thấy mà căm phẫn. Nên lòng tin đâu phải của vất
đi?
Số người thất nghiệp tăng gần gấp đôi mỗi năm (SM) -Nếu
không có sự điều chỉnh kịp thời, khi thất nghiệp trở thành “mốt” thì
kinh tế Việt Nam khó có thể đứng vững trong cơn xoáy suy thoái đang ngày
một đến gần.
Năm 2010, bình quân mỗi tháng có gần 16.000 người đăng ký thất nghiệp, nhưng đến năm 2011 con số này đã là hơn 27.700 người, năm 2012 là hơn 40.000 người.
Trong khi đó, quỹ bảo hiểm thất nghiệp lại đang ngập trong “nợ xấu” bởi
các doanh nghiệp cũng đang phải sống mòn trong thua lỗ.Nếu theo số liệu này mà so với dân số gần 90 triệu người thì là “con số trong mơ” của các Quốc gia khác như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Indo…Có gì đâu mà than. Cứ cho như báo cáo rồi là ta có 87 triệu người , như năm 2012 thất nghiệp có 40 ngàn thì chưa tới 0,05% mà.Trên cả tuyệt vời về Xã hội.
_________________________________________________________________________________________________________
VỤ NỔ CỰC LỚN TẠI HÀ NỘI TRONG TUẦN LỄ QUỐC TANG (cập nhật) -(Caunhattan) -Đầu tháng 9/1969, một vụ nổ lớn, cực kỳ nghiêm trọng xảy ra ngay ở bến cảng dã chiến tại Hà Nội. Đã 43 năm trôi qua, vụ nổ cực kỳ nghiêm trọng này vẫn là một bí ẩn. Nghiêm trọng bởi thời điểm xảy ra vụ nổ rất nhạy cảm ngay trong tuần lễ quốc tang Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều đoàn khách quốc tế sang dự tang lễ vẫn đang lưu lại Hà Nội. Nghiêm trọng bởi vụ nổ xảy ra giữa lúc an ninh tại Hà Nội được thắt chặt tới mức tuyệt đối.===>>>
–Những câu hỏi của một vụ nổ lớn đúng tuần lễ quốc tang Hồ Chí Minh thì vẫn còn đó. Vụ nổ là tai nạn đơn thuần? Một vụ phá hoại do biệt kích phía bên kia của Bắc Việt thực hiện? Có hay không một âm mưu nào đó trong nội bộ lúc ấy? Một vụ phá hoại có bàn tay Trung Quốc nhằm phục vụ một âm mưu mờ ám nào đó của họ trong lúc nhạy cảm? vân vân và vân vân và tại sao chính quyền lại giấu nhẹm một vụ lớn như vậy? Tất cả đến nay đều chưa có câu trả lời xác đáng.
Hai quốc tang cứu sống nhiều mạng người-(Caunhattan) -Ngay ngày đầu tiên quốc tang Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (3/1980) hàng trăm mạng dân và cán bộ (trong đó có lãnh đạo cao cấp) đã được cứu sống khi Hội trường chính của tỉnh Hà Tây tại Thị xã Hà Đông sập hoàn toàn. Lịch sử lặp lại, 33 năm sau, nhà máy sản xuất đạn dược quốc phòng kiêm sản xuất pháo hoa Z121 (Bộ Quốc phòng) đã nổ tan tành trong ngày quốc tang. Tuy có nhiều người thiệt mạng nhưng nếu không có quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số người thiệt mạng còn lớn hơn nhiều lần.
Hôm nay, ở đâu cần có Quốc tang? -(Badamxoe) >>>>Ngày đất nước tang thương.
Kami – Không chừng lại có những “ngày quốc tang thật nhiều niềm vui” (TTHN /ttxcc)
Vi phạm pháp luật trong công tác tổ chức lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp -(Caunhattan)
Dân oan cầu Nhật Tân viếng Đại tướng -(Caunhattan) —-Điếu văn của Bà Đầm xòe tiễn đưa Ông Đại tướng.-(Badamxoe)
________________________________________________________________________________________________________________________
Đảng ‘nương nhờ hào quang Tướng Giáp’ (BBC /nghe xem) -Phóng viên BBC Jonathan Head tường thuật từ Hà Nội.
Việt Nam : Hàng trăm nghìn người tiễn đưa Tướng Giáp (RFI) —Hàng trăm ngàn người đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFA)
Lễ truy điệu Tướng Giáp ở Quảng Bình (RFA) -Nhóm phóng viên tường trình từ VN -Lễ
truy điệu tướng Giáp được tổ chức tại hai nơi ở Quảng Bình, gồm UBND
tỉnh và tại nhà lưu niệm Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, thôn Kiến Giang,
xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Có thể nói là không khí truy điệu ở hai nơi
này tuy trang nghiêm nhưng lộ rõ tính hình thức và có điều gì đó không
bình thường phía sau sự trang nghiêm này.
Vĩnh biệt đại tướng, người hùng và bi kịch - (Lê diến Đức -RFA)Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam (BBC) -Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến thăm Việt Nam với trọng tâm bàn về quan hệ kinh tế.
Hội đồng Giám mục VN gởi thư chung cho tín đồ (RFA)
- Khối ngoại mua ròng gần 300 tỷ trong tuần, 12 phiên liên tiếp (CafeF). - Lịch trả cổ tức bằng tiền từ 14-25/10 (VnEco).
- ĐBSCL: Thực phẩm tăng giá do mưa (DT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nghệ sĩ Việt nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (PNTP). - “Nghệ sĩ đường phố” kéo violon tiễn biệt Đại tướng (PLXH).
- Nhà cổ ở cù lao Tân Lộc (LĐ).
- Diễn chèo tôn vinh hát văn (DV).
- Cà phê Hà Nội chiều thu (NĐT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Không mãi lấy học trò làm “thí nghiệm” (CAND).
- 7 nội dung sinh viên đánh giá giảng viên (GD&TĐ).
- Hà Nội “trái tim” của đất nước (GD&TĐ).
- Tiếp thêm nghị lực cho các em tới trường (NNVN).
- Bị cô lập vì để râu (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Biển người tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đất mẹ (TTVH). - Người dân Sóc Trăng với lễ truy điệu và an táng Đại tướng (TP).
- Tàu cá bị sóng đánh chìm, 12 ngư dân được cứu (Infonet).
- Giải cứu cháu bé sau 72 giờ bị bắt cóc (CAND).
QUỐC TẾ
- Khủng hoảng Ai Cập: Bão chồng lên bão (PL&XH).
- Tại sao cựu nhân viên CIA Edward Snowden được trao giải thưởng vì “sự trọn vẹn trong tình báo”? (CAND).
- Vụ ’20 tỷ euro’ ở Nga là có thật (TP).
Khủng hoảng ngân sách Mỹ kéo dài sang tuần tới -(RFI) —Washington và Kabul chưa đạt được hiệp ước an ninh sau 2014 -(RFI) —Cựu NT Clinton dè dặt đối với các cuộc đàm phán của Iran (VOA)Tệ buôn bán ngược đãi lao động trên các các tàu cá Thái Lan-(RFI)
Sau thảm kịch Lampedusa, lại thêm một vụ đắm tàu mới ở Địa Trung Hải-(RFI) —Thảm họa Lampédusa: Ý thành lập lực lượng nhân đạo trên Địa Trung Hải-(RFI)
Ấn Độ : Bão Phailin gây ít thiệt hại hơn nhiều so với dự kiến -(RFI) —OIAC : Chỉ mừng Nobel Hòa bình khi hoàn thành sứ mạng tại Syria -(RFI)
Bom xe tại Iraq giết chết 14 người (VOA) —-Car bomb kills 24 people, injures 34 others in Iraq -SAMARRA, Iraq, Oct. 13 (UPI)
Thư gửi Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Boxitvn
Sài Gòn, ngày 10/10/2013
Thưa Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc,
Tên tôi là: Ngô Thị Hồng Lâm, sinh năm: 1957; địa
chỉ: 541 đường 30/4 phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu; số điện thoại: 01259815119.
Với tư cách là một công dân bỏ phiếu bầu các đại biểu
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tôi viết thư này phản
ảnh đến ông nỗi bức xúc của tôi như sau:
Tôi không quen biết anh Lê Anh Hùng. Tôi biết đến
anh Lê Anh Hùng qua những bài viết trên các trang mạng trong và ngoài
nước. Trang mạng Bauxite Việt Nam của giới trí thức phản tỉnh trong
nước đã đăng rất nhiều bài viết của anh ta. Kể cả các cơ quan truyền
thông quốc tế như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á Châu Tự DO (RFA)… cũng từng đăng bài của anh ta. Tuần báo TIME (Mỹ), đài BBC (Anh), đài RFI (Pháp), VOA, RFA…
từng phỏng vấn anh ta. Không những thế, anh ta còn dịch một số cuốn
sách học thuật vào loại khó và chuyển ngữ vô số bài viết một cách
khúc triết, mượt mà, mẫn tiệp. Ngoài ra, anh ta còn có một blog cá nhân mà nhiều độc giả trong và ngoài nước tìm đến.
Theo dõi trên truyền thông thì tôi được biết anh Lê
Anh Hùng đã 73 lần gửi đơn tố cáo những vi phạm pháp luật của những
người đứng đầu nhà nước Việt Nam mà nhân chứng là chị Lê Thị Phương Anh
(vợ anh Hùng). Từ đó tình trạng cô Lê Thị Phương Anh bị bọn xã hội đen
khủng bố bắt cóc, đánh đập tàn nhẫn, cướp tài sản lặp đi lặp lại nhiều
lần, gây sự bất ổn cho gia đình anh Lê Anh Hùng và vợ với 3 con nhỏ cũng
chỉ vì sự dũng cảm dám đứng đơn tố cáo những tội ác của những người cầm
đầu nhà nước Việt Nam.
Vào lúc 17g59 ngày 8/10/2013, tôi được tin cô Lê Thị
Phương Anh vợ của anh Lê Anh Hùng bị một bọn người xấu bắt cóc và nhắn
tin vào máy của anh Lê Anh Hùng đe dọa giết cô Lê thị Phương Anh, yêu
cầu cô ta phải ký đơn phủ nhận đơn thư tố cáo kia. Trước sự thất nhân
tâm của bọn lưu manh này, một lần nữa tai hoạ lại xảy đến với gia đình
anh Lê Anh Hùng trong tiếng kêu thất thanh của người chồng khi vợ mình
bị hãm hại.
Nhận được tin tôi đã điện vào số máy 090341XXXX của
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc để cấp báo tin này đến ông và được
ông cho biết: Đơn tố cáo của anh Lê Anh Hùng đã có hồi âm từ
những cơ quan chức năng rằng “anh Hùng tố cáo là không có cơ sở
vì anh Hùng có biểu hiện tâm thần!”
Tuy nhiên, trong lần tố cáo thứ 73, anh Lê Anh Hùng
đã cho biết là ngày 16/9/2013, anh ta đã gửi đơn thư mới đến Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và đồng kính gửi
ĐBQH Dương Trung Quốc. Trong đơn thư mới này, vợ anh ta (nhân chứng trực
tiếp trong vụ việc) là người ký tên đầu tiên. Ông cũng đã xác nhận với
anh ta là văn phòng của ông đã nhận được đơn thư (mới) của anh ta. Vậy
thì câu “trả lời” trên đây của ông là không ổn chút nào.
Thưa Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc,
Qua việc hồi âm của ông đến công dân tôi xin được đặt những câu hỏi sau đây đến ông:
Anh Lê Anh Hùng không nhờ ông làm chức năng chuyển phát thư tín của Bưu Điện.
Chức năng của Quốc hội là giám sát. Anh Lê Anh
Hùng và những người dân theo dõi sự việc này cần một sự xử
lý tích cực, minh bạch theo đúng pháp luật, dưới sự giám sát
của Đại biểu Quốc hội. Những người đứng đầu ngành công an
phải vào cuộc làm rõ sự việc: CÓ hay KHÔNG việc ông Phó Thủ
tướng người của Chính phủ có dính líu đến đường dây ma túy
và nhiều vị khác nữa như trong đơn anh Lê Anh Hùng tố cáo?
Căn cứ giám định khoa học nào để những vị có
trách nhiệm kết luận về anh Lê Anh Hùng bị tâm thần để từ đó
không xử lý đơn thư tố cáo của công dân?! Nếu cho rằng anh Lê Anh
Hùng bị tâm thần mà nay vợ anh ta là cô Lê Thị Phương Anh đã ký đơn thư
tố cáo, cũng như công khai lên tiếng trên các phương tiện truyền thông
trong và ngoài nước về vụ tố cáo, về vai trò của cô ta trong câu chuyện,
Vvậy nhà chức trách trả lời sao đây? Hay lại “giám định” và “kết luận”
cả hai vợ chồng đều bị “tâm thần hoang tưởng”?
Nếu như sự việc không có thật thì tại sao
ngành an ninh lại phải vội vàng tống giam anh Lê Anh Hùng vào
bệnh viện tâm thần một cách mờ ám và bọn xã hội đen lại
thường tổ chức bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản đối với cô Lê
Thị Phương Anh nhằm khủng bố gia đình anh Lê Anh Hùng???
Khi được tin cấp báo của anh Lê Anh Hùng về Lê
Thị Phương Anh lại bị bắt cóc, bản thân tôi đã gọi điện vào
số mày của cô Lê Thị Phương Anh ba lần, nhưng đều nhận được trả
lời “không liên lạc được”. Sang đến ngày hôm qua (10/10) thì bọn
xã hội đen đã nhắn bốn tin vào máy của tôi kêu gọi anh Lê Anh
Hùng từ bỏ việc tố cáo nói trên và còn lớn tiếng đe dọa
khủng bố tôi và cô Đặng Bích Phượng (xin kèm theo ảnh chụp tin
nhắn từ số máy 0120551728). Nội dung từ những tin nhắn này với
Lê Anh Hùng và cô Lê Thị Phương Anh đã cho phép khách quan khẳng
định được rằng đây là sự việc mang đầy mờ ám mà những kẻ
giấu mặt rất sợ bị phanh phui trước công luận.
Đề nghị sau cùng của tôi đến ông Đại biểu Quốc
hội Dương Trung Quốc: Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm nhắc
nhở cơ quan công an có biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng cho
công dân trực tiếp là những người tố cáo; chấm dứt ngay tình
trạng bắt cóc, đánh đập dã man cướp bóc tài sản của công dân
mà bọn người giấu mặt đã khủng bố với cô Lê Thị Phương Anh.
Trân trọng kính chào ông.
Ngô Thị Hồng Lâm
Người viết thư gửi trực tiếp cho BVN.
Đọc “Dưới bóng đa chùa Viên Giác” như có nhạc và thơ trong văn xuôi Trần Trung Đạo
Đỗ Trường (Danlambao)
– Trong một bài viết gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức cho rằng,
Nguyễn Hưng Quốc, Đỗ Hoàng, Trần Mạnh Hảo là ba cây bút nặng vốn nhất
Việt Nam hiện nay. Tôi không thể phản đối đánh giá trên của ông. Nhưng
tôi nghĩ, nếu như đọc và nghiên cứu Trần Trung Đạo, chắc chắn Nguyễn
Hoàng Đức sẽ phải viết tiếp: Ngoài Nguyễn Hưng Quốc, Đỗ Hoàng, Trần Mạnh
Hảo, chúng ta còn có một Trần Trung Đạo thơ, một Trần Trung Đạo văn, và
cõng trên lưng cả mảng phê bình nghị luận xã hội.
Thật vậy, công việc chủ yếu của một kỹ
sư điện toán đã vắt kiệt sức, nhưng với Trần Trung Đạo, thơ văn, nghiên
cứu lại là hơi thở, là bữa ăn hàng ngày. Có thể nói, Trần Trung Đạo
không sống bằng nghề viết, sự viết lách chỉ là giải tỏa cái đau và nỗi
nhớ của người xa quê. Ông chỉ cầm bút, khi con tim chính mình rung lên,
thôi thúc và mách bảo. Do vậy, thể loại nào, mảng nào, ông cũng để lại
những tác phẩm đóng đinh vào lòng người. Và như một lần tôi đã viết: Nếu
không có biến cố 30-4-1975 và không có những con thuyền lá tre kia, cố
lao đi để tìm sự sống thật mong manh, trong cái mênh mông của biển cả,
giông tố của đất trời, thì chúng ta sẽ không có một nhà thơ đa tài Trần
Trung Đạo hôm nay. Những cơn mưa nguồn, gió bể ấy là những nhát búa gõ
vào hồn thơ anh, rồi như tiếng chuông ngân lên từ cõi lòng, vọng về bên
kia bờ đại dương.
Vâng! Cứ tưởng rằng, thơ sẽ là cơn gió
hè, xoa dịu những cái đau và nỗi nhớ. Nhưng vết thương dài đằng đẳng đó,
dường như ngày càng khắc sâu thêm. Khi nỗi đau đó, hòa vào cái đau
chung của cả dân tộc, thì những cơn mưa nguồn gió bể, không chỉ còn là
những nhát búa gõ vào hồn thơ nữa, mà buộc nó phải gõ tiếp, phải đẩy cái
đau tận cùng đó đến với trang sách, hồn văn Trần Trung Đạo.
Hôm rồi, nhà thơ Trần Trung Đạo, gửi tặng tôi tập sách “Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác” viết
chung với Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Đức
Quốc. Có người cho rằng, đây là cuốn tự truyện, hồi ký đơn thuần. Tôi
hơi nghĩ khác một chút, ngoài những tự truyện, hồi ký cá nhân, hồn cốt
của cuốn sách lại nằm trong khung cảnh tang thương nhất của đất nước gắn
với thân phận con người, vào những thập niên sáu, bảy mươi của thế kỷ
trước và những thăng trầm của Phật Giáo Việt Nam trong thời chiến loạn.
Tôi quen, đọc Hòa Thượng Thích Như Điển
cũng đã mấy chục năm. Từ những ngày đầu Hòa Thượng xây dựng và trụ trì
chùa Viên Giác Hannover, kiêm phụ trách tờ báo, nơi tôi thường xuyên gửi
bài. Phải nói, Hòa Thượng Thích Như Điển là người được đào tạo, tu
luyện cơ bản, từ trong cho đến ngoài nước. Do vậy, Thượng Tọa sử dụng
được nhiều sinh ngữ, và có kiến thức uyên bác, thâm hậu. Tuy học, hành
đạo chủ yếu ở nước ngoài, nhưng Thượng Tọa vẫn giữ cốt cách giản dị, mộc
mạc khi viết. Cái lời văn chầm chậm, đậm đặc từ ngữ địa phương ấy, nếu
như không biết trước, chắc chắn tôi nghĩ, tác giả hiện đang trụ trì,
hành đạo một ngôi chùa nào đó ở xứ Quảng. Là người xuất gia, sống xa Tổ
Quốc gần hết cả cuộc đời, nhưng Thượng Tọa vẫn giành nhiều trang viết về
quê hương, thời thế, tình người. Tập “Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác”
là một trong mấy chục đầu sách viết về đạo và đời của Thượng Tọa. Nó
vạch trần cái bẩn thỉu, đê hèn của chính trị và con người làm chính trị,
dù là thời nào chế độ nào, Phật Giáo cũng là một trong những nạn nhân
đau đớn và tàn bạo nhất. Hình ảnh người lính quốc gia, thuộc quân lực
Việt Nam Cộng Hòa, theo lệnh của ông Nguyễn Cao Kỳ, đã dúi truyền đơn,
lựu đạn vào chùa, sau đó ập vào khám xét, nhằm cản trở việc đem bàn thờ
Phật ra đường. Đó là hành động tận cùng của sự bỉ ổi. Nó làm tôi liên
tưởng đến hai cái bao cao su cũ và vụ án Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ thời nay:
“…Bên ngoài chùa từng toán lính,
từng toán lính nhảy qua cổng Tam quan vào chùa lục soát khắp nơi, không
chừa một chỗ nào. Ho là lính quốc gia thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa
do chỉ thị của ông Kỳ vào tất cả các chùa Miền Trung bắt bớ, ngăn cản
việc đem bàn thờ Phật ra đường theo lời chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Trí
Quang lúc bấy giờ.
Tôi đứng quan sát thật kỹ, đầu tiên
họ nhúi cái gì đó vào lư hương chính giữa chánh điện và sau đó họ từ
phía sau nhà Tổ mang một bao tời to tướng ra phía trước sân hô lớn lên,
có truyền đơn. Tiếp đến họ vào những lư hương họ đào, bới mang ra nhiều
lựu đạn. Đó là tang chứng trình diễn “gián điệp“ một cách thật táo bạo
và lố lăng. Đứa con nít lên năm cũng có thể biết được, chớ đừng nói
chuyện người lớn…” (Trang 43, sách đã dẫn)
Là một nạn nhân của sự bắt bớ, tù đày
và là người trực tiếp chứng kiến sự đàn áp Phật giáo (năm 1966) nên
Thượng Tọa lý giải, chỉ có minh bạch, đức tin, tình người thì chính
quyền mới thu phục được nhân tâm con người. Sự ép buộc Tôn Giáo làm công
cụ, phục vụ cho một thể chế, đảng phái là một tội ác, là nguyên nhân
dẫn đến cảnh tranh đấu, nồi da xáo thịt:
“…Đa phần thuở ấy và bây giờ nhiều
người vẫn nghi Hòa Thượng Thích Trí Quang là cộng sản, nhưng tôi lại
nghĩ khác. Người cộng sản có thể đội lốt một tu sĩ để hoạt động, chớ một
người tu sĩ chân chính đã tin luân hồi, nhân quả và nghiệp báo không
thể là một người cộng sản được. Ranh giới giữa quốc cộng là chỗ ấy. Thật
sự lúc ấy những người lãnh đạo quốc gia miền Nam chẳng chinh phục được
lương tâm của người dân, trong đó có cả những vị lãnh đạo phật giáo,
ngược lại dồn nén họ và đẩy họ vào thế bí đứng về hàng ngũ của phía bên
kia. Thế nhưng điều đó họ đã lầm, cho đến sau nầy, sau ngày 30-4-1975
nhiều vị tướng tá miền Nam Việt Nam để lộ nguyên hình mình là những
người cộng nằm vùng, chớ còn Phật Giáo vẫn là Phật Giáo và những người
lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, như Hòa Thượng Thích
Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Hòa
Thượng Thích Tuệ Sĩ v.v… cho đến hôm nay (2005) sau 30 năm người cộng
sản thống trị miền Nam, họ vẫn là những người bị tù tội… Một Tôn giáo
phục vụ vụ đúng nghĩa cho tín đồ, không làm công cụ cho một chế thể độc
tài, tham nhũng như vậy được. Trước năm 1975 Giáo Hội đấu tranh cho một
đất nước Việt Nam như thế, thì sau năm 1975 cũng vì mục đích ấy mà
thôi…” (Trang 45 và 46 sách đã dẫn).
Ai đã bắn viên pháo đó? Một viên pháo
đã bắn nát tuổi thơ Trần Trung Đạo. Câu hỏi này, dường như cả tuổi thơ
ông và thế hệ ông, không tìm được câu trả lời. Chỉ đến “Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác” dường như Trần Trung Đạo mới có lời giải đáp.
Làng tơ lụa Mã Châu, Duy Xuyên quê ông
nằm bên nhánh sông Thu Bồn thơ mộng, cũng là nơi phân tranh giữa lính
Cộng hòa, Nam Hàn với quân chủ lực Mặt Trận Giải Phóng. Hận thù từ đâu
đến đang cày nát mảnh đất nơi đây? Mảnh pháo ấy của Nga, của Tầu hay của
người Mỹ xa lạ kia, đã găm vào trái tim cha mẹ và những người dân vô
tội quê ông?
“…Ai đã bắn viên pháo đó? Năm 13
tuổi, trên những chiếc ghế đá bên bờ sông Hàn, bao nhiêu lần tôi đã nhìn
xuống đáy sông sâu và hỏi như thế. Có lần tôi đã tìm về làng cũ, không
phải chỉ để viếng thăm mà để tìm những mảnh pháo còn ghim đâu đó quanh
vườn. Tôi muốn biết ai đã làm ra nó”… (Sách đã dẫn trang 187)
Cũng như hàng trăm hàng ngàn trẻ mồ côi
trong chiến tranh, Trần Trung Đạo phải lặn ngụp tuổi thơ trên những con
phố, hè đường. Đất nước chẳng nơi nào bình yên. Có lẽ, chỉ còn duy
nhất, cây đa mái chùa xơ xác là niềm hy vọng, là nơi cứu rỗi chở che
cuối cùng, tâm hồn cũng như thân xác con người. Và nếu như không có
tiếng chuông chiều thuở ấy, đưa cậu bé 13 tuổi về trú ngụ nơi cửa Phật,
thì chắc chắn cuộc đời Trần Trung Đạo sẽ có bước ngoặt khác.
Nhắc đến Nguyễn Cao Kỳ, bao giờ tôi
cũng nghĩ đến những ông Thủ Tướng, Tổng Thống trên sân khấu hề chèo. Một
ông tướng thời chiến, trước bàn dân thiên hạ, lái trực thăng trình diễn
để tán gái, đưa đón bồ bịch, trong khi dân chúng đang đói rách, tan tác
chạy loạn. Hành động kém tri thức, kệch cỡm đó, khác gì ca sỹ gào Đàm
Vĩnh Hưng đấu môi ông nhà sư mất nết, trên sân khấu, thời nay. Ở thời
điểm đó, trẻ mồ côi như Trần Trung Đạo, nếu như bắt gặp người lãnh đạo
cộng sản, chắc chắn không phải họ đang cỡi máy bay đi tán gái, mà họ dép
râu, áo vá như Trần Trung Đạo. Rồi họ vẽ ra viễn cảnh của tương lai, mà
nhà thơ Chế Lan Viên sau này gọi là bánh vẽ. Một thứ bánh tất nhiên là
không có thật, nhưng mới đầu nghe, có lẽ ai cũng phải thích, phải theo.
Thật vậy, những người lãnh đạo cộng sản làm dân vận giỏi hơn lãnh đạo
Việt Nam Cộng Hòa. Nên tôi nghĩ, trong trận chiến vừa qua, cái thua
trước nhất thuộc về chính trị, dân vận của chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa. Một con người kém hiểu biết chính trị như Nguyễn Cao Kỳ lại nắm vận
mạng của cả một quốc gia, thật là một điều khó hiểu. Dù Miền Nam lúc đó
không thiếu người tài.
Có một điều lý thú, nếu như “Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác”
không được chia làm hai phần, bởi hai tác giả viết, thì người đọc cũng
dễ dàng nhận ra, hai cách hành văn, sử dụng từ ngữ của Thượng Tọa Thích
Như Điển và nhà thơ Trần Trung Đạo hoàn toàn đối nghịch nhau. Nếu văn
của Thượng Tọa chậm, mộc mạc bao nhiêu thì lời văn của Trần Trung Đạo
nhanh thoát, trữ tình, đầy hình ảnh tượng trưng bấy nhiêu. Cái chất trữ
tình, chất thơ ấy được lằn sâu trong từng câu, từng đoạn luyến láy, trầm
bổng, làm cho lời văn êm dịu đi vào lòng người, tưởng như đang nghe một
bản nhạc buồn vậy:
“…Tôi thường nằm hàng giờ lắng nghe
tiếng lá rung xào xạc, hồn đuổi theo những ước mơ riêng tư của lứa tuổi
đang bắt đầu mơ mộng. Tôi mơ về một mái nhà ấm cúng. Một gia đình. Một
người chị. Một đứa em. Một người bạn. Một chiếc xe đạp. Một thôn xóm
thanh bình. Tôi mơ thấy cha tôi về. Vẫn mặc chiếc áo cánh đen như ông
thường mặc. Vẫn giọng hát bộ điệu Nam Ai buồn não ruột mỗi đêm trong căn
nhà tranh nhỏ. Vẫn hình ảnh của người thợ dệt vải nghèo nàn ở làng Mã
Châu, mỗi ngày dày thêm những sợi buồn phiền vào cuộc đời vốn đã nhiều
cay đắng của mình…” (sách đã dẫn trang 236) …“
Là một nhà thơ, nên cách sử dụng từ ngữ
của Trần Trung Đạo chắt lọc, ngắn gọn súc tích. Đọc đoạn văn dưới đây,
tôi cứ ngỡ mình đang đọc một bài thơ hay trong tập thơ hay. Đọc lên ta
không khỏi bùi ngùi xót xa cho thân phận những đứa trẻ côi cút nói riêng
và thân phận con người nói chung trong chiến tranh:
“…Cô tôi có vẻ vui hơn trong những
lúc tôi về. Biết tôi suốt tháng ăn chay nên dù rất nghèo, cô cũng ráng
mua sắm thêm chút cá thịt cho bữa ăn. Cô thức khuya hơn, dặn dò tôi hằng
trăm việc. Cố gắng nhịn nhục. Cố gắng chịu đựng. Cố gắng học hành. Cô
hỏi thăm từng việc lớn nhỏ trong chùa tôi đang tá túc.
- Bà Chín có còn chửi mắng con không?
- Không, bà Chín chết rồi.
- Sao vậy?
- Xe tông chết.
- Có ai đánh con không?
- Không.
- Có ai bắt con làm chuyện gì nặng nề không?
- Không.
- Thầy có biểu con đi tu không?
- Có, nhưng không phải thầy Viên Giác.
- Thế ai biểu con?
- Thầy Giải Nguyên.
- Thầy Giải Nguyên là ai?
- Đệ tử của thầy Viên Giác.
- Con trả lời thầy Giải Nguyên sao?
- Con nói con không muốn đi tu.
- Thầy nói gì thêm?
- Thầy nói đi tu sẽ được các thầy lo
lắng ăn học, mai mốt lớn sẽ được đi Huề hay Sài Gòn học thêm. Không đi
tu chẳng lẽ ở trong chùa này hoài hay sao. Chùa chỉ dành cho người đi tu
thôi, đâu có thể nuôi con hoài như vậy được.
- Thế con trả lời sao?
- Con không biết trả lời sao vì không biết nếu thầy đuổi sẽ đi đâu, nhưng con nhất định không đi tu.
- Thầy hay hỏi thế không hay chỉ hỏi một lần?
- Nhiều lần nhưng tháng này không hỏi nữa vì con đã bạch với thầy là con nhất định không đi tu.
- Con đừng bỏ đi. Nếu thầy đuổi thì về Đà Nẵng ở với cô.
- Nhưng ở Đà Nẵng với cô thì chỉ đi bán cà rem hay đánh giày chứ làm gì có trường công để học.
- Ừ thì lúc đó hãy tính.
- Con phải đi học.
- Cô biết, nhưng lúc đó hãy tính, giờ còn đi học được thì phải lo học.
- Dạ.
Hai cô cháu tôi thường ngồi như thế
rất lâu trong căn nhà nghèo nàn phía trong Ngã Ba Huế. Một đứa bé bất
hạnh ngồi bên người đàn bà bất hạnh trong một đất nước bất hạnh. Thỉnh
thoảng cô đưa bàn tay gầy guộc cầm lấy tay tôi sợ rằng đứa cháu trai của
cô sẽ khóc. Tôi không khóc. Cô không khóc. Không có hay vì không ai còn
giọt nước mắt nào để nhỏ trong những đêm tôi về thăm cô. Nếu có chăng
chỉ là những giọt nước mưa từ buổi chiều còn đọng trên mái tranh nghèo,
như những nốt nhạc buồn, gõ từng nhịp đều vào chiếc lu hứng nước ngoài
sân.” (Sách đã dẫn trang 233-234)
Lấy cảnh vật, tĩnh vật để miêu tả, bộc
lộ tâm trạng cũng như gửi tâm sự của mình vào đó, tuy không mới, nhưng
để đạt đến câu văn, đoạn văn truyền cảm, đầy cảm xúc của Trần Trung Đạo,
quả thật là không có nhiều người viết được hay đến như vậy:
“…Những đêm khuya im vắng tôi ngồi
dưới hiên chùa ngắm hàng vạn vì sao mọc kín vòm trời. Một cảm giác lạ
kỳ, vừa ấm cúng nhưng cũng vừa cô độc, vừa rất thực nhưng cũng vừa hư
huyễn thường đến với tôi trong những đêm khuya khoắt như thế. Tôi chọn
một vì sao nhỏ, lẻ loi và xa xôi nhất trong dãi thiên hà bát ngát để làm
bạn với mình, để chia xẻ những buồn vui bắt gặp trong ngày. Tôi tâm sự
với sao những chuyện thầm kín nhất. Những chuyện tôi chưa từng nói với
ai và, dù tôi muốn, cũng chẳng có ai gần gũi để cùng san sẻ. Như thầy
Giải Nguyên có lần đã cảnh giác, nếu không đi tu, sớm hay muộn, tôi cũng
phải ra khỏi nơi nầy. Tôi biết. Tôi biết. Dù thế gian này là giả tạo và
mộng tưởng, dù khoảnh khắc tôi đang sống là vô thường hay hữu thể, thì
con đường dài sâu hun hút phía bên kia cổng tam quan chùa Viên Giác vẫn
là con đường có thực. Con đường đầy gai góc kia, một ngày không xa,
trong cuộc đời này, tôi phải dẫm lên, tôi phải đi qua…” (Trang 236-sách đã dẫn)
Theo nhà văn Lương Thư Trung, mỗi đoạn văn trong “Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác”
là một câu chuyện chan chứa thiền vị thâm trầm. Vâng! Đúng vậy, cuộc
chiến đi qua đã lâu, lòng người phân ly, chỉ có tình người mới xóa đi
được ranh giới của con sông Gianh ấy. Mái Chùa và tiếng chuông Thánh
Đường mãi mãi là nơi nuôi dưỡng, chở che những mảnh đời rách nát. Đây
cũng là thông điệp chính của tập sách, Trần Trung Đạo muốn gửi đến người
đọc.
“…Những con sông Gianh trong lòng
người phải cần được lấp lại. Lấp lại bằng cảm thông chứ không phải bằng
những bãi xương khô, những cánh đồng nhuộm máu. Người Việt Nam cần được
nghe những tiếng chuông chùa nhẹ đưa, tương tự như cũng cần được nghe
tiếng chuông nhà thờ thánh thoát. Hãy trao cho các thế hệ tương lai Việt
Nam một cơ hội để được sống trong hòa thuận, bao dung, tha thứ. Tại sao
phải mang theo gánh nặng của phân hóa, rẽ chia, hoài nghi, mặc cảm,
trong lúc dân tộc Việt Nam đang cần một đôi cánh để bay cao, để vượt qua
ao hồ quá khứ, để mong đuổi kịp nhân loại, đã nhiều thế kỷ, tiến xa về
phía trước…” (sách đã dẫn trang 232)
Với tôi, “Đôi Mắt” là truyện
ngắn hay nhất của Trần Trung Đạo. Và có lẽ, cũng là một trong những
truyện ngắn hay nhất của văn chương Việt, viết về đề tài vượt biên và tù
tội. Câu chuyện đơn giản, không đao to búa lớn, không có những tình
tiết ly kỳ. Nhưng nó lôi cuốn người đọc từ đầu đến dòng cuối cùng. Vì
ngoài cái tấm lòng cao thượng của một cô gái giang hồ với chàng sinh
viên can tội vượt biên cùng vào tù, nó được dẫn dắt bởi nghệ thuật dẫn
chuyện của tác giả. Nếu người viết không có tài, câu chuyện này trở
thành nhạt phèo. Quả đúng, như ai đó đã nói, từ hay đến dở có khoảng
cách rất gần. Chúng ta đọc lại đoạn kết của truyện ngắn này, để thấy
chất thơ, chất trữ tình trong văn xuôi Trần Trung Đạo nhé:
“…Hoàn cảnh cô ấy rất đáng thương
nhưng không phải cô ta vì bán thuốc Tây mà bị bắt đâu”. Dì muốn nói tiếp
nhưng như chợt biết mình vừa lỡ lời nên dừng lại, khoát tay: “Thôi, sắp
hết xe về Sài Gòn rồi. Cậu về đi. Chúc cậu bình an trong lần đi tới.
Tôi tin Bích Vân sẽ không bao giờ gặp cậu, dù cậu có ngồi đây suốt đêm
nay, hay đi tìm khắp thị xã cũng thế thôi. Hai cô cậu chẳng ai có lỗi
gì. Cũng vì hoàn cảnh thôi. Nếu là cậu, chắc cậu cũng không có chọn lựa
nào khác. Gặp nhau để làm chi. Cậu chắc hiểu ý tôi”. Tôi đứng dậy trả
tiền ly nước. Dì Năm không nhận. Bà dúi tờ giấy bạc vào tay tôi, ôn tồn:
“Cậu giữ để uống nước dọc đường”.
Chuyến xe đò chót về Sài Gòn trong
khi trời đã tối. Trên bầu trời đầy mây đen, bỗng xuất hiện lên hai ngôi
sao rất xa và rất nhỏ. Vâng, đôi mắt Bích Vân, đôi mắt người con gái
đáng thương, đáng yêu đang nhìn xuống tôi. Tôi mỉm cười nhìn sâu vào đôi
mắt nàng và thầm hát như chỉ để mỗi nàng nghe: “Ta vẫn chờ em dưới gốc
sim già đó, để hái dâng người một đóa đẫm tương tư”.
Không chỉ những truyện ngắn, những bài
tùy bút văn chương, ngay cả những bài chính luận, văn của Trần Trung Đạo
cũng đầy ắp trữ tình, chất thơ ở trong đó. Do vậy, người đọc cảm thấy
nhẹ nhàng, không khô khan cứng nhắc. “Việt Nam Tôi Đâu- Câu Hỏi Của Nhiều Thế Hệ” là một trong gần một trăm bài luận của ông, khơi dậy tinh thần dân tộc trước thảm họa Trung Quốc, đã chứng minh điều này:
“…Lịch sử không phải là một ngôi
miếu để thờ cúng nhưng là một đời sống luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là
một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor
Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân
tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ, một dân tộc có nền văn
minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ
Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi
Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.
Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn
vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Quốc hôm nay, rồi lịch sử
dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần
cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu
tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất
nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di
tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của
chúng vào bốn ngàn năm trước đó…”
Tôi có thói quen, khi đọc Trần Trung Đạo, bao giờ cũng mở băng, nghe bài ca “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười” của
ông. Lúc đó, tôi có cảm giác thật tuyệt vời, không còn biết đâu là văn,
là thơ, là nhạc nữa, mà dường như nó hòa trộn vào với nhau vậy. Nếu
không tin, bạn làm thử, xem có cảm giác như tôi không?
Và tôi xin mượn bài thơ vẽ về chân dung
Trần Trung Đạo, rất hay và rất chính xác của nhà thơ Luân Hoán, để kết
thúc bài viết này:
“…khởi đi từ nụ chữ
xanh biếc nở dòng thơ
bén rễ qua tiểu luận
sắc bén trong ngọt ngào
trải lý luận nhân bản
theo dòng nghệ thuật cao
chung qui nhờ nhịp đập
tình thương yêu dạt dào
mẹ chính là trứng ngọc
bát ngát nở tình người
cả thiên thu nguyện đổi
giữ thơm “tiếng mẹ cười”
anh con trai xứ Quảng
từ đất tình Duy Xuyên
chưa hẳn thành hảo hán
đã đậm cá tính riêng”
Leipzig ngày 11- 10-2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét