Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Ngày 12/9/2013

  • Trả lại giá trị cho một bức tranh Van Gogh bị bỏ quên (RFI) - Đầu tuần này, Viện bảo tàng Van Gogh - Amsterdam đã chính thức cho trưng bày một bức tranh bị bỏ quên của danh họa bậc thầy người Hà Lan. Tuyệt tác nghệ thuật này đã nhiều năm bị xếp trong gác xép của một nhà sưu tập vì ông nghĩ đó là tranh nhái.
  • Nga sẽ cung cấp tên lửa S-300 cho Iran (RFI) - Hôm nay 11/9/2013, , nhật báo Nga Kommersant dẫn nguồn tin thân cận từ điện Kremlin cho biết, Matxcơva sẽ cũng cấp cho Iran hệ thống tên lửa S-300 mới có cải tiến, đồng thời giúp nước này xây dựng lò phản ứng thứ hai của trung tâm hạt nhân Bouchehr.
  • Syria : Phương Tây lùi bước nhưng vẫn giữ được thể diện (RFI) - Việc Syria đồng ý đặt vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế và đổi lại Mỹ và Pháp hoãn đánh Syria là đề tài được báo chí Pháp ra ngày hôm nay đồng loạt quan tâm với nhiều dòng tựa khá sâu sắc trên các trang nhất.
  • Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới (RFI) - Hôm nay 11/09/2013, Cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO báo động có hơn một tỷ tấn lương thực lãng phí hàng năm trên thế giới, tức tương đương với 1/3 lượng sản xuất, tốn kém khoảng 750 tỷ đô la, tác động đối với môi trường cũng không ít.
  • Phiến quân Hồi giáo giết 5 cảnh sát ở miền Nam Thái Lan (RFI) - Theo hãng tin Anh Reuters, năm cảnh sát viên Thái Lan đã thiệt mạng vào hôm nay, 11/09/2013 trong một vụ phục kích tại tỉnh Pattani, miền cực Nam Thái Lan. Cuộc tấn công, tình nghi là do thành phần Hồi giáo ly khai trong khu vực này tiến hành, được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ khi Bangkok mở đàm phán với Barisan Nasional Revolusi (BRN), một phong trào vũ trang chủ chốt trong khu vực.
  • Hai năm sau sóng thần, 2000 người Nhật vẫn còn mất tích (RFI) - Hôm nay, 11/09/2013, đúng 2 năm rưỡi sau thảm họa động đất sóng thần đổ vào vùng đông bắc Nhật Bản, trong tổng số 18.537 người chết vẫn còn 2654 thi thể chưa tìm thấy. Trên đây là con số thống kê mới nhất do cảnh sát Nhật Bản công bố.
  • Lần đầu tiên Trung Quốc có hơn 300 nhà tỷ phú (RFI) - Lần đầu tiên, số nhà tỷ phú đôla ở Trung Quốc vượt qua ngưỡng 300, theo một nghiên cứu được công bố hôm nay, 11/09/2103. Viện nghiên cứu Hurun cho biết là nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới này hiện có tổng cộng 315 nhà tỷ phú, nhiều hơn 64 người so với năm 2012. Chủ nhân tập đoàn Wanda kể từ nay là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản được ước tính là 22 tỷ đôla.
  • Giải pháp ngoại giao cho Syria hay thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ ? (RFI) - Giữa lúc kịch bản về một cuộc can thiệp quân sự vào Syria lên đến cao trào thì Nga bất ngờ đưa ra sáng kiến đặt kho vũ khí của chế độ Damas dưới sự kiểm soát của quốc tế giúp giải tỏa phần nào cho cuộc khủng hoảng Syria. Giải pháp được tổng thống Obama chấp thuận dường như là một thỏa thuận ngầm giữa Nga và Mỹ.
  • Pháp vẫn quyết tâm trừng phạt chế độ Syria (RFI) - Sau cuộc họp Hội đồng Quốc phòng ở điện Elysée hôm nay, phủ tổng thống Pháp ra thông cáo cho biết Paris vẫn huy động mọi nỗ lực để << trừng phạt việc chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học và răn đe để Damas không tái phạm >>.
  • Hội đồng Bảo an dời lại cuộc họp về Syria (RFI) - Các diễn biến ngoại giao dồn dập trên hồ sơ Syria đã buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải dời vô thời hạn cuộc họp khẩn cấp dự kiến vào hôm nay, 11/09/2013, theo yêu cầu của Nga. Matxcơva đã lên tiếng chống lại đề nghị của Paris muốn có một nghị quyết buộc Damas phải đưa thủ phạm vụ sử dụng vũ khí hóa học ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI).
  • Tuần duyên Nhật cảnh giác nhân một năm quốc hữu hóa Senkaku (RFI) - Hôm nay, 11/09/2013, lực lượng tuần duyên Nhật Bản được đặt trong tình trạng báo động vào dịp kỷ niệm một năm chính phủ Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc cũng giành chủ quyền và thường xuyên đưa tàu đến khu vực này.
  • Hai nước Triều Tiên đồng ý mở lại Kaesong (RFI) - Sau năm tháng bị đóng cửa, khu công nghiệp Kaesong sẽ được mở cửa trở lại kể từ ngày 16/09/2013 sắp tới. Hai phái đoàn Nam - Bắc Triều Tiên đã đạt đến thỏa thuận này vào hôm nay, 11/09, sau một phiên đàm phán gay go, kéo dài 20 tiếng đồng hồ. Việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong tuy nhiên sẽ chỉ được tiến hành trên cơ sở << thử nghiệm >>.
  • Apple tung ra hai kiểu iPhone mới (RFI) - Hôm qua, 10/09/2013, tập đoàn Quả Táo đã cho ra mắt hai kiểu iPhone mới, trong đó iPhone 5C là điện thoại giá rẻ, hướng tới thị trường các nước đang trỗi dậy. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đối với một số nước như Trung Quốc, thì iPhone 5C vẫn còn quá đắt.
  • Nhà độc tài Hàn Quốc Chun Doo-hwan chịu nộp phạt 116 triệu euro (RFI) - Cựu Tổng thống độc tài Chun Doo-hwan, cầm quyền ở Hàn Quốc từ 1980 đến 1988, sẽ trả cho Nhà nước một khoản tiền phạt 116 triệu euro. Nguyên là tướng lãnh, ông Chun Doo-hwan phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát đẫm máu thường dân năm 1980.
  • Mỹ tưởng niệm 12 năm vụ 11/9 (BBC) - Nước Mỹ tưởng niệm mười hai năm vụ tấn công khủng bố 11/9 do al-Qaeda tiến hành làm hàng ngàn người thiệt mạng.
  • Apple ra mắt hai loại iPhone mới (BBC) - Hãng Apple vừa ra mắt hai loại iPhone mới - loại 5S tân tiến nhất với cảm biến nhận dạng vân tay và loại 5C rẻ hơn.
  • Obama phát biểu về vấn đề Syria (BBC) - Từ Tòa Bạch ốc, Tổng thống Barack Obama có bài diễn văn trước toàn dân về vấn đề Syria, trong đó ông nói Mỹ duy trì đe dọa sử dụng vũ lực nếu ngoại giao bất thành.
  • Nam Hàn kêu gọi TP. HCM cải cách (BBC) - Tổng thống Park Geun-hye họp với giới lãnh đạo TP. HCM để đề cập những khó khăn mà doanh nghiệp Nam Hàn gặp phải.
  • Tôm VN hưởng thuế 0% vào Mỹ (BBC) - Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa tuyên bố áp giá 0% đối với tôm, nhưng cá tra nhập từ Việt Nam vẫn bị tạm tính mức cao trong năm thứ chín.
  • Tôm VN hưởng thuế 0% vào Hoa Kỳ (BBC) - Tôm Việt Nam hy vọng sớm ra khỏi vụ kiện bán phá giá sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố mức thuế suất 0%, Tổng thư ký Vasep nói.
  • TQ 'chưa chúc mừng' Tokyo về Olympics (BBC) - Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản nói chưa nhận được điện mừng từ Trung Quốc, còn Global Times 'nhắc' Nhật về tội ác chiến tranh.
  • Việt Nam -Singapore thành đối tác chiến lược (BaoMoi) - Hội đàm tại Hà Nội chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược. Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược đề cập 5 trụ cột hợp tác.
  • Việt Nam - Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của COC (BaoMoi) - Ngày 11/9, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân đã đến Việt Nam đánh dấu cột mốc 40 năm quan hệ ngoại giao song phương giữa 2 nước. Trong cùng ngày, lãnh đạo 2 nước đã nâng mối quan hệ Việt Nam – Singapore lên tầm chiến lược.
  • Philippines không lùi bước trước Trung Quốc, Nga nói ngược Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Philippines định nhổ trụ bê tông của Trung Quốc, Nga trình bằng chứng quân nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học, phe đối lập Syria cay cú với đề xuất của Nga, Nhật có thể đưa người ra Senkaku/Điếu Ngư...là tin tức thời sự chính ngày 11/9.
  • Nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Singapore đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến ngày 13/9/2013.
  • Trung Quốc tạo diễn biến khó lường trên Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - Gần như cùng thời điểm, Trung Quốc bị Nhật Bản và Philippines cáo buộc có những động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, cấp độ tràn lấn của Trung Quốc trên khu vực và cả thái độ của Mỹ đối với các đồng minh đều có những sự khác biệt và khó lường nhất định.
  • Trung Quốc cảnh báo Nhật về đảo tranh chấp (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Trung Quốc ngày 10-9 cho biết sẽ không tha thứ cho hành động khiêu khích của Nhật sau khi Tokyo cho biết sẽ cử nhân viên chính phủ lên đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để bảo vệ chủ quyền.
  • Mỹ và chiến tranh thủy lôi ở Biển Đông (BaoMoi) - TPO-Những khu vực cảng quan trọng như cảng Hải Phòng, Vinh hoặc Thanh Hóa, mật độ thủy lôi tăng cường đến 150 thủy lôi trên một hải lý. Số lượng thủy lôi đã sử dụng lên đến 11.000 quả...
  • Biển Đông: Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - Trong một nỗ lực thể hiện quyết tâm không lùi bước trước Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, giới chức Philippines mới đây cho biết, họ đang thảo luận về khả năng gỡ bỏ các khối bê tông được cho là của Trung Quốc thả xuống bãi cạn Scarborough. Đây là thông tin vừa được một quan chức quân sự cấp cao của Philippines tiết lộ hồi cuối tuần trước.
  • TQ sẽ 'chộp' nhiều diện tích Biển Đông trước khi kí COC? (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/9 thông báo, nước này và ASEAN sẽ tiến hành các cuộc họp bàn về việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) vào cuối tuần này.
  • Máy bay không người lái Trung Quốc bay gần đảo tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Theo Kyodo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 10-9 cho biết, Tokyo đã thông báo với Bắc Kinh “mối quan tâm” của nước này về vụ một máy bay không người lái Trung Quốc bay trên không phận gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp trên biển Hoa Đông hôm 9-9, đồng thời kêu gọi Trung Quốc không tái diễn những hành động tương tự.
  • Nhật Bản có thể đưa người ra đảo Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - ANTĐ - Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 10-9 cho biết, chính phủ nước này có thể sẽ đưa người ra định cư tại quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông để bảo vệ chủ quyền của mình.
  • Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản đưa người ra Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Hôm qua (10/9), Trung Quốc tuyên bố không khoan nhượng trước hành động khiêu khích sau khi phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản tuyên bố đưa các nhân viên chính phủ ra quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
  • Lễ hội các nước Mê Kông tại Berlin (BaoMoi) - Sông Mê Kông là con sông lớn thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU

Cây viết Mẹ Nấm kể lại nội dung cuộc gặp với đại diện châu Âu về Tuyên bố 258 kêu gọi xóa bỏ điều cùng tên trong Luật Hình sự.

Blogger này, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng bốn cây viết khác đã gặp đại diện Phái đoàn Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội hôm 10/9.

Cuộc gặp diễn ra một ngày trước khi EU và Việt Nam có đối thoại thường niên về nhân quyền.

Blogger Mẹ Nấm nói họ đã chuyển thông điệp đòi Việt Nam "chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng mạng xã hội và người viết blog bằng Điều 258, Bộ Luật Hình sự."

Theo cây viết này, bà Veronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền và dân chủ của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS), vốn tới Hà Nội để dự đối thoại thường niên, đã nói với các blogger rằng châu Âu sẽ "yêu cầu Việt Nam phải có mục tiêu cụ thể" trong lộ trình vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Hà Nội đang muốn làm thành viên.

Trả lời Nguyễn Hùng của BBC khi vừa đặt chân tới Nha Trang từ Hà Nội hôm 11/9, blogger Mẹ Nấm nói an ninh mặc thường phục đã theo dõi nhóm blogger gặp EU tại Hà Nội và cô cũng đã nhận được tin nhắn 'mời đi uống cà phê' của an ninh tại Nha Trang.

Điều 258

Điều 258 của Bộ Luật hình sự về 'tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân' có hai điều:

Cây viết Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Blogger Mẹ Nấm nói đại diện EU tuyên bố sẽ yêu cầu Việt Nam có mục tiêu cụ thể cho lộ trình cải thiện nhân quyền

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Một số luật sư đã chỉ ra những điểm không hợp lý của điều luật này.

Hồi tháng Sáu, Luật sư Hà Huy Sơn viết trên trang BVN:

"Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.
"Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra."
Luật sư Hà Huy Sơn
"Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.

"Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?

"Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258. Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật quy định có chức năng giải thích luật phải có văn bản hướng dẫn điều 258."
(BBC)

Học viên Pháp Luân công VN 'bị bắt ở TQ'


Đã từng có nhiều vụ bắt bớ học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam

Một nhóm học viên Pháp Luân Công người Việt tố cáo bị công an Trung Quốc bắt giữ và đánh đập khi đang ở Bắc Kinh.

Trả lời BBC ngày 11/9, bà Nguyễn Thị Thúy Vi, một trong các thành viên của nhóm này, nói nhóm 12 người của bà xuất phát từ Việt Nam hồi đầu tháng Bảy, nhưng chỉ có sáu người mang theo giấy tờ tùy thân.

"Nhóm chúng tôi là học viên Pháp Luân Công Việt Nam, chúng tôi biết là các đồng tu Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị đàn áp rất tàn khốc nên chúng tôi quyết đinh qua đó để nói lên sự thật," bà nói.

"Sáu người của chúng tôi bị công an lấy hết giấy tờ tùy thân. Mặc dù không có giấy tờ nhưng chúng tôi vẫn quyết định bước qua biên giới Trung Quốc. Sáu vị nữ của chúng tôi có giấy tờ, còn sáu vị nam không có."

Tuy nhiên, cũng theo bà này, nhóm học viên chỉ gặp một số trở ngại trên đường đi:

"Chúng tôi đi qua bằng giấy thông hành chứ không phải passport. Trên đường đi, công an Trung Quốc hai lần chặn chúng tôi và hỏi passport, một lúc lâu họ lại cho chúng tôi đi."

'Không giấy tờ'

Khi được hỏi trong suốt chuyến đi, nhóm học viên có làm điều gì gây sự chú ý của chính quyền Trung Quốc hay không, bà Vi trả lời "chúng tôi đợi đến Quảng trường Thiên An Môn mới làm việc ấy."

"Chúng tôi quyết định đến Bắc Kinh để thực hiện sứ mệnh. Chúng tôi ở Bắc Kinh hai tháng. Ngày 1/9, chúng tôi bắt đầu từ khách sạn chuyển sang một chung cư do chúng tôi mướn," bà Vi nói.

"Ở đó được gần năm ngày, khi đang học pháp trong nhà, nghe tiếng đập cửa, một anh tên là Nguyễn Doãn Kiên ra mở cửa thì công an Trung Quốc ập vào, đánh anh ấy rất mạnh tay."

"Họ không hề xuất trình giấy tờ nào nói chúng tôi phạm pháp hay gì cả, xông vào là đánh ngay lập tức."

"Họ nói là Pháp Luân Công sao không tuyên truyền ở Việt Nam mà lại sang Trung Quốc."

"Chúng tôi nói là chúng tôi đến đây để nói sự thật là Đảng Cộng sản Trung Quốc lừa dối nhân dân."

"Sau đó họ lôi những người thanh niên ra đánh."

Bà Vi cũng nói nhóm của bà sau đó bị đưa vào đồn cảnh sát và bị đẩy xuống "từng hầm riêng lẻ".

"Đến khi họ đẩy chúng tôi lại chung một phòng thì tôi thấy sáu người thanh niên kia bị đánh bầm dập," bà nói.

Bà cũng cho biết 15, 20 phút sau đó, sáu người thanh niên không có giấy tờ trong nhóm này bị đưa đi, và kể từ đó thì bà không thấy mặt họ nữa.

"Ngày hôm sau, khoảng 11, 12 giờ, có một nhóm công an mặc đồ đen bước vào. Một cô thông dịch viên nói họ sẽ đưa chúng tôi về Việt Nam."

"Những người trong nhóm chúng tôi quyết định không chịu về, vì chưa làm xong sứ mệnh của mình."

"Thứ hai là nếu về thì chúng tôi phải về cùng 12 người."

Họ không đồng ý, họ nói nếu không về thì họ cũng sẽ cưỡng bức chúng tôi về.
Bà Vi cũng cho biết đã yêu cầu được gặp luật sư và đại diện đại sứ quán Việt Nam, nhưng không được phía Trung Quốc đáp ứng.

'Chưa có phản hồi'

Bà cũng cho biết từ khi về lại Việt Nam, nhóm của bà đã tìm liên lạc với các cơ quan chức năng để tìm sự giúp đỡ.

"Hôm nay chúng tôi đã viết đơn lên Bộ Ngoại giao để chuyển sang đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh."

"Chúng tôi cũng đã chuyển một lá đơn đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Việt Nam."

Tuy nhiên, bà Vi cho biết cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào.

BBC đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh và được một người tự giới thiệu là Nguyễn Văn Thịnh, phụ trách về cộng đồng người Việt tại đây, cho biết "chưa nhận được thông tin nào" về vụ việc.

Ông Thịnh cũng cho biết "thông thường, những trường hợp người việc không có giấy phép bị bắt giữ thì phía chính quyền sẽ phải thông báo cho sứ quán".

"Sứ quán sau khi nhận được thông tin sẽ xác minh với địa phương, xem có người đó hay không."

"Sau đó họ sẽ trao trả qua đường biên giới, hoặc bằng giấy lưu thông," ông nói.
(BBC)
 

Philippines 'sẽ dỡ cọc bê tông của TQ'

Tranh chấp trên biển giữa TQ và Philippines
Tranh chấp trên biển giữa TQ và Philippines

Giới chức Philippines đang xem xét dỡ bỏ các khối bê tông được cho là do Trung Quốc cài đặt trên một bãi cát ngầm ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, theo hãng tin AFP.

Phó Đô đốc Jose Luis Alano nói với hãng tin này rằng hiện chưa phát hiện có thêm hoạt động tại khu vực bãi cạn Scarborough kể từ khi Bộ Quốc phòng Philippines buộc tội Trung Quốc hồi tuần trước đã chôn 75 khối bê tông ngầm ở dưới nước ở khu vực bãi cạn. Vùng lãnh thổ này được cả Manila và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Theo ông Alano, các cuộc thảo luận đã được tiến hành nhằm tìm giải pháp "giải quyết" vấn đề, nhưng quyết định cuối cùng về việc liệu có hay không để loại bỏ các khối bê tông kể trên thuộc về Chính phủ Philippines chứ không phải thuộc bên quân sự.

"Việc đó đang được thảo luận, nhưng tôi không muốn nói trước về những gì sẽ được quyết định," ông Alano nói.

Quan chức này cũng cho biết thêm rằng quân đội Philippines vẫn tiếp tục giám sát các hoạt động tại khu vực nước nông.

Giới chức Philippines cảnh báo rằng việc chôn các khối bê tông có thể là một khúc dạo đầu cho các công trình xây dựng kiên cố của Trung Quốc trên vùng nước nông.

Vùng này nằm cách hòn đảo Luzon ở ngoài khơi của Philippines 220 km.

'Trung Quốc phủ nhận'

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần trước phủ nhận rằng Bắc Kinh đã đặt các khối bê tông, trong khi khẳng định khu vực là một phần lãnh thổ của Trung Quốc .

Bãi cạn cách đảo Hải Nam, lãnh thổ gần nhất của Trung Quốc, khoảng 650 km, nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết biển Đông, bao gồm các vùng biển gần bờ của các nước láng giềng.

Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với các khu vực khác nhau trên vùng biển.

Các đối đầu chủ quyền đã đang là một nguồn gây căng thẳng trong nhiều thập niên.

Philippines và Trung Quốc đã đang gặp bế tắc trong một diễn biến tranh cãi căng thẳng về chủ quyền liên quan bãi cạn Scarborough từ năm 2012.

Manila nói Trung Quốc đã thực hiện trên thực tế việc kiểm soát bãi này bằng cách neo đóng nhiều tàu ở khu vực và ngăn chặn ngư dân Philippines xâm nhập.

Vào tháng Giêng, chính phủ Manila đã yêu cầu một tòa án của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về tính hợp lệ của các tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đặt ra trên hầu hết biển Đông.

Trung Quốc đã bác bỏ động thái này, nói rằng họ muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương với các bên có liên quan.
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh

  • StanChartered, HSBC 'poised to enter FTZ' (Washington Post) - British banks HSBC and Standard Chartered are tipped to become the first two foreign banks to set up a presence in Shanghai's planned free trade zone.
  • Small cheer for high-end wine sales during economic slump (Washington Post) - Sales of high-end imported wines have cooled because of China's slowing economy and the government's crackdown on lavish spending with public funds, industry insiders said on Monday at the three-day China-Guizhou International Alcoholic Beverages Expo.
  • Diamonds are this nation's best friend (Washington Post) - China is the leading importer of polished diamonds from Antwerp. In 2012, 31.3 percent of Antwerp's polished diamonds headed to China.
  • Exports expand in Aug amid signs of recovery (Washington Post) - Exports jumped in August by 7.2 percent from a year earlier to $190.73 billion, compared with 5.1 percent growth in July, according to data released on Sunday.
  • Guizhou bets on becoming 'green' province (Washington Post) - Guizhou province is betting on scientific and technological innovation to achieve a leapfrog development of green economy through cooperating with Zhongguancun in Beijing, dubbed China's Silicon Valley, the province's governor said on Sunday.
  • Securities watchdog to boost regulations (Washington Post) - China's top securities regulator is determined to improve market mechanisms and fill the gaps in the regulation system dealing with irregular transactions.
  • Car sales may hit 21.5m units in 2013 (Washington Post) - China's passenger vehicle sales maintained a stable growth trend in August, and the total sales of cars rose 13.3 percent year-on-year to about 1.3 million.
  • Cabinet sets up joint economic panel (Washington Post) - China's cabinet approved the establishment of a joint conference mechanism to coordinate the nation's drive for economic reform.
  • Implant surgery for boy's eyes a success (Washington Post) - The ocular prosthesis implant surgery for Guo Bin, the 6-year-old boy whose eyes were gouged out last month in Shanxi province, went very well, a doctor said.
  • Silk Road to take on a new look (Washington Post) - President Xi Jinping's proposal to build a "Silk Road Economic Belt" is a huge economic opportunity for the region, observers said.
  • Bucket blast kills 2, injures 44 (Washington Post) - A massive explosion about 10 meters from a major county school in Guangxi, killed two people and seriously injured at least 44 on Monday morning.
  • Sisters are stars at Xi'an college (Washington Post) - Kazakh sisters Usmanova Kamila Hasanovna and Usmanova Nargiza Hasanovna are star students at Xi'an Jiaotong University in Shaanxi province.
  • Expo helps Guizhou liquor go global (Washington Post) - The ongoing international wine and liquor expo in Guiyang, capital city of Guizhou, has built a bridge between the province and the world, said industry insiders.
  • The write experience (Washington Post) - A program brings foreign writers to Shanghai in hopes that the city would help shape their works. Some came with specific goals: To find good places to kill time, to get lost or to discover new characters.
  • Guizhou aims to be destination, not pit stop (Washington Post) - Chen Jun initially planned to drive to Yunnan province after a quick stopover at the Huangguoshu Waterfall in Guizhou, but in nearby Huashishao village, he found reason to stick around.
  • Brush with greatness (Washington Post) - In the autumn of 2011, famed calligrapher Li Duo held a poetry and calligraphy exhibition at the military museum in Beijing and created quite a sensation in China's art circles.
  • Rubber Duck, rival debut in capital (Washington Post) - As Dutch artist Florentijn Hofman's signature Rubber Duck makes its debut in Beijing on Friday, visitors must take care that they're looking at the real thing.
  • Former railways official pleads guilty (Washington Post) - A former high-ranking official in China's high-speed railway system pleaded guilty to charges of accepting 47.55 million yuan ($7.77 million) in bribes.
  • Assad warns US over strike (Washington Post) - Syrian President Bashar al-Assad has warned that there will be "repercussions" against any US military strike against his country.
  • Li urges education equality (Washington Post) - Premier Li has called for promoting education equality during a visit to students from the Xinjiang Uygur autonomous region who are studying in Dalian.
  • Liu Zhijun associate charged (Washington Post) - A businesswoman linked to the corruption case against China's former railway minister has been charged with bribery and illegal business activities.
  • From DC to Pearl, China-US military ties deepen (Washington Post) - Wu Shengli, commander-in-chief of the Chinese People's Liberation Army Navy, started his visit to the US, an indication of increasing high-level military visits between the two countries.
  • Xi proposes a 'new Silk Road' with Central Asia (Washington Post) - President Xi proposed that China and Central Asian countries build an "economic belt along the Silk Road", a trans-Eurasian project spanning from the Pacific Ocean to the Baltic Sea.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét