Hàn Vĩnh Diệp - Tấc đất tấc vàng
Đôi lời về tác giả Hàn Vĩnh Diệp
Hàn Vĩnh Diệp tên thật là Diệp Đình Huyên, cán bộ hưu trí, nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, nguyên Giám đốc đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lâm Đồng.
Ông sống bình dị và thanh bạch, hình ảnh một ông già tóc bạc phơ, cọc cạch đạp chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ rích đi trên đường phố đến thăm hỏi bạn bè đã trở nên quen thuộc với nhiều cư dân Đà Lạt.
Ông đã viết nhiều bài về Thác Bản Giốc bởi gia đình ông vốn ở Cao Bằng, thường qua lại vùng biên giới Việt Trung như đi chợ. Chỉ từ 1958 đến 2006 ông đã từng 7 lần đến thăm Bản Giốc, và có lần từng ở lại một ngày một đêm ở bờ bắc của sông Quây Sơn.
Nhân có cuộc trao đổi rất bổ ích giữa ông Trần Công Trục với nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về ranh giới Việt Trung tại thác Bản Giốc, tôi thấy nên đọc lại mấy bài viết của ông Diệp Đình Huyên - Hàn Vĩnh Diệp liên quan trực tiếp đến chủ đề này. Những lời mộc mạc và những hình vẽ ghi trong sổ tay của ông là những bằng chứng sống mà những người có trách nhiệm và quan tâm đến thác Bản Giốc có thể tham khảo, về một nơi vừa là nơi biên cương tổ quốc vừa là thắng cảnh, là di sản thiên nhiên tuyệt vời của tổ tiên ta để lại.
Dưới những bài viết này thường ghi thêm “CLB Phan Tây Hồ”, bởi đó là phôi thai cho ước mong chung của chúng tôi, hình thành một “góc dân sự” con con để cùng nhau chia sẻ những nỗi riêng chung, vừa như nghiên cứu vừa như tâm sự của những thân hữu Đà Lạt chúng tôi.
Xin trân trọng giới thiệu tác giả Diệp Đình Huyên-Hàn Vĩnh Diệp với bạn đọc.
Hà Sĩ Phu
Hàn Vĩnh Diệp tên thật là Diệp Đình Huyên, cán bộ hưu trí, nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, nguyên Giám đốc đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lâm Đồng.
Ông sống bình dị và thanh bạch, hình ảnh một ông già tóc bạc phơ, cọc cạch đạp chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ rích đi trên đường phố đến thăm hỏi bạn bè đã trở nên quen thuộc với nhiều cư dân Đà Lạt.
Ông đã viết nhiều bài về Thác Bản Giốc bởi gia đình ông vốn ở Cao Bằng, thường qua lại vùng biên giới Việt Trung như đi chợ. Chỉ từ 1958 đến 2006 ông đã từng 7 lần đến thăm Bản Giốc, và có lần từng ở lại một ngày một đêm ở bờ bắc của sông Quây Sơn.
Nhân có cuộc trao đổi rất bổ ích giữa ông Trần Công Trục với nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về ranh giới Việt Trung tại thác Bản Giốc, tôi thấy nên đọc lại mấy bài viết của ông Diệp Đình Huyên - Hàn Vĩnh Diệp liên quan trực tiếp đến chủ đề này. Những lời mộc mạc và những hình vẽ ghi trong sổ tay của ông là những bằng chứng sống mà những người có trách nhiệm và quan tâm đến thác Bản Giốc có thể tham khảo, về một nơi vừa là nơi biên cương tổ quốc vừa là thắng cảnh, là di sản thiên nhiên tuyệt vời của tổ tiên ta để lại.
Dưới những bài viết này thường ghi thêm “CLB Phan Tây Hồ”, bởi đó là phôi thai cho ước mong chung của chúng tôi, hình thành một “góc dân sự” con con để cùng nhau chia sẻ những nỗi riêng chung, vừa như nghiên cứu vừa như tâm sự của những thân hữu Đà Lạt chúng tôi.
Xin trân trọng giới thiệu tác giả Diệp Đình Huyên-Hàn Vĩnh Diệp với bạn đọc.
Hà Sĩ Phu
Hình 1: Hà Sĩ Phu và Diệp Đình Huyên
Hình 2 : Ông Diệp Đình Huyên (tức Hàn Vĩnh Diệp)
|
Năm
1999 một người bạn ở Cao Bằng đến chơi và tặng một bức hình lớn (60 x
40cm). Ngắm bức hình chúng tôi thắc mắc, hỏi : “Đây là thác Bản Giốc ư ?
Ông có nhầm không ?” Ngọn thác trong bức hình là ba dòng chảy từ trên
cao xuống vụng nước hẹp (Hình 1). Người bạn bảo : “Không
nhầm đâu, đây là phần thác của ta, còn phần thác ba tầng đổ xuống dòng
sông Quây Sơn thuộc đất Tàu rồi!” Ra thế, phần thác đẹp nhất, hùng vĩ
nhất, nên thơ nhất đã nằm trong đất của người ta rồi. Tại sao lại như
vậy?
Hình 3: Thực trạng thác Bản Giốc (phần thuộc lãnh thổ ngày nay của nước ta)
Từ
thuở còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học, cấp II, cấp III thế hệ
chúng tôi vẫn ghi đậm trong ký ức lời dạy của các thầy cô giáo: “thác
Bản Giốc ở Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng là một trong những danh thắng bậc
nhất nước ta”. Thầy giáo còn cho chúng tôi xem tấm ảnh thác Bản Giốc
(đoạn thác ba tầng) trong một cuốn sách tiếng Pháp. Sách giáo khoa Địa
lý tự nhiên lớp 7 (hệ 10 năm) do giáo sư Nguyễn Dược biên soạn, Nhà xuất
bản Giáo dục ấn hành năm 1956 ở miền Bắc cũng in tấm hình đoạn thác Bản
Giốc ba tầng này (hình 4). Sách giáo khoa Địa lý lớp 8
(hệ 12 năm) do giáo sư Nguyễn Trọng Lân biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục
ấn hành năm 1988 cũng in tấm hình thác Bản Giốc như sách giáo khoa lớp 7
năm 1956.
Hình
4: Hình Thác Bản Giốc trong sách giáo khoa Địa lý tự nhiên lớp 7 (hệ 10
năm) – 1956 và Địa lý tự nhiên lớp 8 (hệ 12 năm) - năm 1988.
Năm
1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách
giáo khoa - Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc[1].
Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vỡ lòng - cấp I
tiếng Thái, Mèo, Tày – Nùng, còn phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc
tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáo và thác Bản Giốc
thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một
đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho
các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. Người Trung Quốc đã đục hòn
núi đá để đưa nước vào kênh. Nhờ nguồn nước này mà các cánh ruộng một vụ
bên ta đã có thể làm 2,3 vụ. Bài tập đọc có đầu đề “Con kênh hữu nghị”.
Đáng tiếc về sau khi “tình sơ nghĩa cạn”, vào mùa khô thì họ chặn nước
lại, mùa mưa họ tháo nước đổ sang, ruộng của ta một vụ còn khi được khi
mất, huống là 2, 3 vụ. Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc
sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta. Bài tập
đọc có đầu đề: “Thác đẹp: Bản Giốc” (sách Tập đọc tiếng Việt, tiếng Tày -
Nùng do Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc biên soạn - Nhà xuất bản Giáo
dục ấn hành).
Gần đây, trong chuyên mục Dư địa Chí của đài truyền hình Việt Nam - Kênh VTV1 buổi phát sóng 23 giờ 30 ngày 27/4/2005 giới thiệu về tỉnh Cao Bằng, đề cập đến danh thắng nổi tiếng nhất của tỉnh Cao Bằng (đồng thời cũng là của cả nước ta), các tác giả chuyên mục đã trình bày hình ảnh thác Bản Giốc - đoạn thác ba tầng phía Bắc và mặt sông Quây Sơn trải rộng dưới chân thác.
Các tác phẩm về địa lý, cảnh quan... của nước ta cũng đều khẳng định: thác Bản Giốc là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Xin được trích dẫn một số tác phẩm lớn.
1. Thiên nhiên Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo. “Giáo sư Lê Bá Thảo là nhà địa lý đầu ngành, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của khoa học địa lý nước ta” (Lời Nhà xuất bản Giáo dục - lần tái bản năm 2003). Tác phẩm “Thiên nhiên Việt Nam” được xuất bản năm 1974, tái bản các năm 1976, 1989, 1990, 1993. Về thác Bản Giốc, giáo sư viết: “Sông Quây Sơn ở phía Bắc Thượng Lang, sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9) nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xoá, làm đoạn sông ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng như bị vây quanh bởi những tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh thật bình dị và ngoạn mục”(Hình 5)
Gần đây, trong chuyên mục Dư địa Chí của đài truyền hình Việt Nam - Kênh VTV1 buổi phát sóng 23 giờ 30 ngày 27/4/2005 giới thiệu về tỉnh Cao Bằng, đề cập đến danh thắng nổi tiếng nhất của tỉnh Cao Bằng (đồng thời cũng là của cả nước ta), các tác giả chuyên mục đã trình bày hình ảnh thác Bản Giốc - đoạn thác ba tầng phía Bắc và mặt sông Quây Sơn trải rộng dưới chân thác.
Các tác phẩm về địa lý, cảnh quan... của nước ta cũng đều khẳng định: thác Bản Giốc là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Xin được trích dẫn một số tác phẩm lớn.
1. Thiên nhiên Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo. “Giáo sư Lê Bá Thảo là nhà địa lý đầu ngành, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của khoa học địa lý nước ta” (Lời Nhà xuất bản Giáo dục - lần tái bản năm 2003). Tác phẩm “Thiên nhiên Việt Nam” được xuất bản năm 1974, tái bản các năm 1976, 1989, 1990, 1993. Về thác Bản Giốc, giáo sư viết: “Sông Quây Sơn ở phía Bắc Thượng Lang, sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9) nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xoá, làm đoạn sông ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng như bị vây quanh bởi những tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh thật bình dị và ngoạn mục”(Hình 5)
Hình 5: Thác Bản Giốc - ảnh trong sách “Thiên nhiên Việt Nam” của giáo sư Lê Bá Thảo (ấn hành năm 2003).
2. Hương sắc mọi miền đất nước của Lê Trọng Túc (Nhà xuất bản Giáo dục - 1997). Mục Thác Bản Giốc - trang 20, 21 tác giả viết: “Thác
Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn, một nhánh của sông Bằng Giang,
bắt nguồn từ vùng Tỉnh Tây - Trung Quốc. Ở Bản Giốc phần trên thác, sông
chảy êm đềm giữa một vùng đá vôi cứng, còn vùng dưới thác là vùng đá
phiến dễ bị dòng chảy phá huỷ, do đó dòng sông đã tạo nơi tiếp xúc hai
loại đá rắn, mềm khác nhau một thác ba bậc chênh nhau tới 34m. Vào mùa
mưa, lũ ở thượng nguồn đổ về, nước ở các hang đá vôi tuôn ra, đổ xuống
các bậc thác làm cho nước tung bọt trắng xoá. Đứng xa khoảng 100m, các
hạt nước nhỏ bắn vào người tựa như mưa phùn. Thác đổ xuống ầm ầm như
sóng rền, cách xa hàng ki lô mét vẫn nghe thấy.
Thác Bản Giốc là một điểm du lịch khá hấp dẫn vì phong cảnh quanh vùng thác có nhiều ngọn núi đá vôi cao thấp hình thù muôn hình muôn vẻ nằm rải rác khắp vùng, trông tựa như một Vịnh Hạ Long trên cạn...”
3. Kể chuyện đất nước - Nguyễn Khắc Viện (Nhà xuất bản Thanh niên). Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, sinh thời ông đã dành nhiều thời gian đi thăm mọi miền đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử... nổi tiếng của nước ta đều in dấu chân ông. “Kể chuyện đất nước” được ông hoàn thành, xuất bản lần thứ nhất năm 1993; tái bản có sửa chữa lần thứ hai năm 1999. Về thác Bản Giốc, tác giả viết: “Thác Bản Giốc (Cao Bằng) cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Bắc, có người còn gọi là kỳ quan thiên nhiên. Thác nằm trên sông Quy Thuận (một tên khác của sông Quây Sơn). Con sông nhỏ chảy đến đây bỗng sụp xuống 34m tạo thành một thác cao và rộng. Thác phía Nam đổ xuống thành ba dòng, một dòng toả những hạt nước nom như một tấm the mỏng, hai dòng kia nước đổ ào ào, chân thác có hang. Thác phía Bắc đổ xuống ba bậc, trải ra rất rộng. Từ xa nhìn tới, màu nước bạc lẫn vào màu cây xanh, màu hồ lục thẩm, màu núi tím, tạo thành một bức tranh lồng lộng giữa trời. Thác Bản Giốc từng đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc của nước ta.”
Như vậy, phần chính của thác Bản Giốc được các tác giả miêu tả là đoạn thác ba tầng phía Bắc. Nếu đó là thác thuộc Trung Quốc chắc chắn các tác giả sẽ không viết như trên mà chỉ mô tả phần thác phía Nam: ba dòng đổ từ trên cao xuống. Dạng thác (phần phía Nam) này không hiếm ở các vùng miền núi nước ta.
Năm 2003, theo đoàn tham quan của cơ quan cũ đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, chúng tôi đã trở lại thăm thác Bản Giốc (Cao Bằng). Trên thực địa, thác đẹp nổi tiếng nhất nước ta đã bị cắt đôi; phần chính của thác - đoạn tạo nên nét đặc sắc kì vĩ của Bản Giốc, đã nằm gọn trong lãnh thổ nước bạn. Phần của ta chỉ còn đoạn “Ba dòng thác” phía Nam như hình 1. Con sông Quây Sơn mặc nhiên trở thành đường biên giới tự nhiên giữa hai nước thuộc một phần địa phận hai huyện Trùng Khánh - Hạ Lang (Cao Bằng) và huyện Tỉnh Tây (Quảng Tây). Đồng bào địa phương cho biết: Thời kỳ tranh chấp biên giới căng thẳng, trước sự chứng kiến của quan chức đôi bên và nhân dân địa phương ở phía Nam - Bắc, họ chỉ cho ta thấy cột mốc đang nằm ở phía trên dòng thác chỗ nước sâu nhất giữa đoạn phía Bắc và phía Nam. Các cụ già ở các bản hai bờ Nam, Bắc thác Bản Giốc bảo: thời Pháp, đồn Tây đóng trên đỉnh ngọn núi phía bờ Bắc của thác Bản Giốc. Những lần đi phu cho Tây, họ vẫn thấy ngay cạnh đồn có một cột mốc biên giới như cái cột đang nằm giữa sông này.
Ngày nay đứng trên đường cạnh trạm biên phòng Bản Giốc của ta vẫn có thể nhìn thấy rất rõ nền của đồn Tây trước đây vì ngọn núi được san bằng để xây dựng đồn (Hình 6). Ký ức của các cụ chắc không nhầm lẫn, bởi nếu cột mốc biên giới ở trên đỉnh núi cạnh đồn Tây ấy thì các làng bản từ bờ sông Quây Sơn chiếu thẳng về phía Bắc khoảng 2km những năm 70 trở về trước mới thuộc lãnh thổ nước ta (?)
Thác Bản Giốc là một điểm du lịch khá hấp dẫn vì phong cảnh quanh vùng thác có nhiều ngọn núi đá vôi cao thấp hình thù muôn hình muôn vẻ nằm rải rác khắp vùng, trông tựa như một Vịnh Hạ Long trên cạn...”
3. Kể chuyện đất nước - Nguyễn Khắc Viện (Nhà xuất bản Thanh niên). Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, sinh thời ông đã dành nhiều thời gian đi thăm mọi miền đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử... nổi tiếng của nước ta đều in dấu chân ông. “Kể chuyện đất nước” được ông hoàn thành, xuất bản lần thứ nhất năm 1993; tái bản có sửa chữa lần thứ hai năm 1999. Về thác Bản Giốc, tác giả viết: “Thác Bản Giốc (Cao Bằng) cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Bắc, có người còn gọi là kỳ quan thiên nhiên. Thác nằm trên sông Quy Thuận (một tên khác của sông Quây Sơn). Con sông nhỏ chảy đến đây bỗng sụp xuống 34m tạo thành một thác cao và rộng. Thác phía Nam đổ xuống thành ba dòng, một dòng toả những hạt nước nom như một tấm the mỏng, hai dòng kia nước đổ ào ào, chân thác có hang. Thác phía Bắc đổ xuống ba bậc, trải ra rất rộng. Từ xa nhìn tới, màu nước bạc lẫn vào màu cây xanh, màu hồ lục thẩm, màu núi tím, tạo thành một bức tranh lồng lộng giữa trời. Thác Bản Giốc từng đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc của nước ta.”
Như vậy, phần chính của thác Bản Giốc được các tác giả miêu tả là đoạn thác ba tầng phía Bắc. Nếu đó là thác thuộc Trung Quốc chắc chắn các tác giả sẽ không viết như trên mà chỉ mô tả phần thác phía Nam: ba dòng đổ từ trên cao xuống. Dạng thác (phần phía Nam) này không hiếm ở các vùng miền núi nước ta.
Năm 2003, theo đoàn tham quan của cơ quan cũ đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, chúng tôi đã trở lại thăm thác Bản Giốc (Cao Bằng). Trên thực địa, thác đẹp nổi tiếng nhất nước ta đã bị cắt đôi; phần chính của thác - đoạn tạo nên nét đặc sắc kì vĩ của Bản Giốc, đã nằm gọn trong lãnh thổ nước bạn. Phần của ta chỉ còn đoạn “Ba dòng thác” phía Nam như hình 1. Con sông Quây Sơn mặc nhiên trở thành đường biên giới tự nhiên giữa hai nước thuộc một phần địa phận hai huyện Trùng Khánh - Hạ Lang (Cao Bằng) và huyện Tỉnh Tây (Quảng Tây). Đồng bào địa phương cho biết: Thời kỳ tranh chấp biên giới căng thẳng, trước sự chứng kiến của quan chức đôi bên và nhân dân địa phương ở phía Nam - Bắc, họ chỉ cho ta thấy cột mốc đang nằm ở phía trên dòng thác chỗ nước sâu nhất giữa đoạn phía Bắc và phía Nam. Các cụ già ở các bản hai bờ Nam, Bắc thác Bản Giốc bảo: thời Pháp, đồn Tây đóng trên đỉnh ngọn núi phía bờ Bắc của thác Bản Giốc. Những lần đi phu cho Tây, họ vẫn thấy ngay cạnh đồn có một cột mốc biên giới như cái cột đang nằm giữa sông này.
Ngày nay đứng trên đường cạnh trạm biên phòng Bản Giốc của ta vẫn có thể nhìn thấy rất rõ nền của đồn Tây trước đây vì ngọn núi được san bằng để xây dựng đồn (Hình 6). Ký ức của các cụ chắc không nhầm lẫn, bởi nếu cột mốc biên giới ở trên đỉnh núi cạnh đồn Tây ấy thì các làng bản từ bờ sông Quây Sơn chiếu thẳng về phía Bắc khoảng 2km những năm 70 trở về trước mới thuộc lãnh thổ nước ta (?)
Hình
6: Toàn cảnh thác Bản Giốc. Dấu (x) trên đỉnh núi là nền đồn binh Pháp,
nơi có cột mốc biên giới theo trí nhớ của dân địa phương từng đi phu
tải đồ tiếp tế cho binh lính biên phòng Pháp.
Theo
một chị giáo viên cấp I ở Bản Giốc, chúng tôi qua sông đến thăm lại bản
người Nùng mà chúng tôi đã đến năm 1965. Nhiều người vẫn còn nhớ chúng
tôi, bởi lần ấy đoàn chúng tôi lưu lại với bà con hai đêm một ngày và là
đoàn cán bộ của khu, tỉnh đến thăm bà con, tặng các cháu nhiều sách vở
giấy bút. Chúng tôi thắc mắc: sao năm trước chúng tôi đến đây bản ta vẫn
còn là đất Việt Nam; giờ lại thuộc đất Trung Quốc? Các cụ già đáp :
“Người Trung Quốc bảo là đất của Trung Quốc thì là đất của Trung Quốc
thôi vớ! Ông bà ta vẫn là người Việt Nam đấy!” Bên bờ Bắc thác Bản Giốc
người ta xây dựng khá nhiều khách sạn, nhà nghỉ lớn, bé; các thuỷ đình,
nhà hàng nổi trên sông dưới ngọn thác ba tầng. Với cơ sở dịch vụ như
vậy, chứng tỏ lượng khách tham quan nghỉ dưỡng thường niên của họ phải
rất đông (Hình 7). Đường biên giới hai nước ở khu vực này
nằm giữa sông Quây Sơn. Phía bờ Bắc, từ dưới thác Bản Giốc đổ về hạ lưu
xuôi theo dòng sông, họ xây kè đá, trồng cây cối để bảo vệ bờ khỏi xói
lở. Đi từ Bản Giốc đến thị trấn Bằng Ca (huyện Hạ Lang) khoảng hơn hai
mươi cây số, quan sát bên bờ Bắc chúng tôi thấy có chuyện hơi lạ: từng
đoạn khoảng năm, bảy cây số họ lại xây một cái đê lửng chiếm khoảng gần
một nửa giòng chảy phía họ, có lẽ các đê lửng này để ngăn ngọn nước
không xói được vào bờ chăng? Nhưng, không đâm vào bờ Bắc thì ngọn nước
lại chĩa thẳng vào bờ Nam. Năm tháng trôi qua, bờ bên Bắc sẽ được bồi
lắng thành soi bãi, dòng sông Quây Sơn sẽ chuyển dịch về phía Nam; đoạn
biên giới thiên nhiên này chắc chắn cũng sẽ được uyển chuyển đổi thay
theo dòng nước!
Hình
7 : Các cơ sở dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ
đình, nhà nổi, …) bên bờ Bắc. Các bè tự tạo là dịch vụ ở bờ Nam do dân
địa phương tự tạo …
Cũng trong chuyến đi
khảo sát thực tế năm 1965 ấy, chúng tôi đến thăm hang Pắc Pó và được
nghe đ/c Dương Đại Lâm - một trong những chiến sỹ cận vệ của Bác Hồ
những năm trước cách mạng tháng 8 và sau này là phó chính ủy quân khu
Việt Bắc, kể: năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đến
cột mốc 108 trên đỉnh đèo, Bác Hồ đặt tay lên cột mốc, đứng lặng hồi
lâu, rơm rớm nước mắt, đoạn Bác nói với đ/c Lê Quảng Ba, Dương Đại Lâm
và các đ/c cùng đi: “Đây là đất đai của tổ tiên để lại, chúng ta phải
đem hết sức mình để gìn giữ...”. Trộm nghĩ cột mốc 108 có cùng cảnh ngộ
với chiếc cột mốc ở đỉnh núi Bản Giốc? Lịch sử đương đại của dân tộc ta
liệu có lặp lại một sự kiện của thế kỷ thứ 16 dưới triều đại Mạc Đăng
Dung ?
Hàn Vĩnh Diệp – Câu lạc bộ Phan Tây Hồ (*)
Bài do ông Mai Thái Lĩnh trực tiếp gửi đến BVN
(*): Ghi chú của mạng Ý Kiến: ông Hàn Vĩnh Diệp là một đảng viên cộng sản kỳ cựu.
Nguồn: Mạng Ý Kiến, 2005 (Trang mạng này bị tin tặc phá hoại nên mất hết dữ liệu, hiện nay không còn tồn tại)
[1] Khoảng năm 1956 đến 1970, nhà nước ta thành lập hai khu vực tự trị: Thái - Mèo (sau đổi thành Tây Bắc) và Việt Bắc.
Hàn Vĩnh Diệp – Câu lạc bộ Phan Tây Hồ (*)
Bài do ông Mai Thái Lĩnh trực tiếp gửi đến BVN
(*): Ghi chú của mạng Ý Kiến: ông Hàn Vĩnh Diệp là một đảng viên cộng sản kỳ cựu.
Nguồn: Mạng Ý Kiến, 2005 (Trang mạng này bị tin tặc phá hoại nên mất hết dữ liệu, hiện nay không còn tồn tại)
[1] Khoảng năm 1956 đến 1970, nhà nước ta thành lập hai khu vực tự trị: Thái - Mèo (sau đổi thành Tây Bắc) và Việt Bắc.
(BVN)
Nguyễn T Bình - Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa
Mở
đầu, xin tự giới thiệu với anh, tôi dân Sài Gòn trước 1975, từng ngồi
ghế giảng đường đại học Văn khoa. Do đó, tôi khá tường tận phong trào
SVHS Sài Gòn và một số đô thị miền Nam trước 1975, nếu không nói tôi
từng là thành viên trong số đông thành viên “không giấy chứng nhận” của
phong trào này. Trung thực mà viết, đối với phong trào SVHS, cũng như
đối với lực lượng đàn áp phong trào SVHS, tên anh không nổi như các anh
Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Lê Văn Nuôi và một số
anh/chị khác. Tôi viết như vậy vì trên bình diện công khai phong trào
SVHS nói chung chỉ có “thủ lĩnh”, không có “thủ trưởng”. Mọi hình thái
tập hợp và hành động đều gần như “thanh thiên bạch nhật” trong trường
học, trên đường phố dưới hình thức chủ yếu biểu tình và dĩ nhiên các
“thủ lĩnh” luôn luôn có mặt ở vị trí hàng đầu vô cùng nguy hiểm, nhưng
đó là yêu cầu không thể thiếu đối với người “thủ lĩnh”.
Gần 40 năm đã trôi qua với biết bao phận đời đổi thay cùng vận rủi của
đất nước, dân tộc tới mức khiến đầu óc nhiều người không còn muốn nhắc
quá khứ, cũng như không còn muốn nghĩ đến hiện tại và tương lai. Bởi,
niềm thất vọng lớn quá, sự bế tắc khủng khiếp quá. Dù vậy, khi bất chợt
đọc được bài viết “Xin hãy quay lại” ký tên anh đăng trên Tuổi Trẻ ngày
11/9, lòng tôi vẫn bồi hồi, hai mắt bổng đầy nước, cay cay. Vì, trong
bài viết đó, anh đã nhắc đến phong trào SVHS mà tôi từng có nhiều kỷ
niệm đáng nhớ. Dù nội dung và mục đích chính bài viết này nhằm “thuyết
phục” anh Lê Hiếu Đằng “quay về” sau khi anh Đằng đã trở thành Kinh Kha
lần thứ hai, chỉ khác ở chổ khi trở thành Kinh Kha lần thứ nhất với bản
án “tử hình vắng mặt” anh Đằng còn rất trẻ và khi trở thành Kinh Kha lần
thứ hai anh ấy đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn gan dạ khó ai bằng.
Tôi thương mến và quí trọng anh Lê Hiếu Đằng. Bởi, nói cách nào đó, ở
cả hai thời đoạn tuổi trẻ và tuổi già, anh đều suy nghĩ và hành động
đúng yêu cầu đối với một “thủ lĩnh” của ngày xưa cũng như của ngày nay.
Thưa anh Ngô Đa, tôi rất tiếc trong bài viết “Xin hãy quay lại” anh
không nhấn mạnh mục tiêu của phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền
Nam trước 1975 là “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Đây là mục
tiêu công khai và là mục tiêu duy nhất đã tập hợp được đông đảo SVHS vào
thời điểm đó. Có thể nói thêm, mục tiêu này cũng là niềm mong muốn, nỗi
khát khao của số đông đồng bào Sài Gòn và miền Nam bấy giờ. Nhờ vậy,
nhờ công khai mục tiêu “chống chiến tranh, đòi hỏi hòa bình”,
phong trào SVHS đã lôi cuốn đông đảo tuổi trẻ trong và ngoài trường học
cùng nhau tham gia, bất chấp thành phần lý lịch, gia đình. Và cũng nhờ
vậy đã xuất hiện rất nhiều “Bà Mẹ Bàn Cờ”, bằng cách này, cách khác hết
lòng hết dạ cưu mang, đùm bọc “đám trẻ phong trào SVHS”. Đúng vậy không
anh Ngô Đa ?
Tôi tin điều tôi muốn anh nhấn mạnh như nêu ở trên cũng là điều số đông
anh chị em từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia, ủng hộ, hưởng ứng
phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam mong muốn. Ai ngộ nhận
hoặc nói sai, viết sai về mục tiêu, tính chất phong trào này là không
đàng hoàng, trung thực. Hết chiến tranh, hòa bình lập lại, đương nhiên
phong trào SVHS chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức cuộc đời nhiều người và
đó mãi mãi là kỷ niệm đẹp. Dù nghe nói trong “tổng kết thắng lợi” người
ta không đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của “mũi tiến công
chính trị ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam” – trong đó có phong trào
SVHS. Tôi cũng như rất nhiều anh chị em từng tham gia phong trào không
(thèm) suy nghĩ, đoái hoài gì về sự đánh giá này. Bởi lẽ, về chính thức,
phong trào SVHS không phải là một hình thái hoạt động của bất cứ tổ
chức chính trị đảng phái xã hội nào, dù trong bí mật có sự giật dây của
một số VC nằm vùng, nhưng lúc bấy giờ các vị này bố bảo cũng không dám
hé lộ ra, trước tiên là vì các vị thuộc thiểu số nhỏ nhoi so với hàng
trăm ngàn SVHS thuần túy tự nguyện tự giác tham gia “chống chiến tranh,
đòi hòa bình”. Nếu lúc đó số đông anh chị em tham gia phong trào biết có
sự trà trộn, giật dây của VC chắc chắn phong trào xẹp ngay. Chống chiến
tranh, đòi hòa bình là nguyện vọng chính đáng, đương nhiên của mọi
người Việt Nam lương thiện, chứ không riêng gì tuổi trẻ Sài Gòn và các
đô thị miền Nam trước 1975. Có thể xem phong trào SVHS là một hình thái
biểu lộ công khai tấm lòng “yêu nước thương nòi” đơn thuần của tuổi trẻ
miền Nam trước 1975. Chứ không thể úp bộ phong trào này là “phong trào
hành động cách mạng gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Cái nào ra cái đó,
phải không anh Ngô Đa ?
Tôi xin kể anh nghe một chuyện. Tôi có thằng bạn cùng tham gia phong
trào SVHS rất tích cực, vô tư. Tốt nghiệp đại học không hiểu sao nó bị
bắt quân dịch, làm phi công máy bay trinh sát L19. Hòa bình lập lại, nó
bị bắt đi học tập cải tạo mấy năm, rồi sau đó qua Mỹ định cư theo chương
trình HO. Năm 1997 tôi gặp lại nó tại Mỹ. Nó kể: “Hồi đi lính, tao bị
tụi an ninh quân đội lục vấn hoài, tụi nó hỏi tao trước đây có tham gia
phong trào SVHS không. Tao biết tụi nó đã nắm tin rồi, nên tao trả lời
có, tụi nó hỏi tiếp vậy tao là Vi Xi phải không, tao trả lời không phải.
Tụi nó buộc tao chứng minh, tao nói trong lý lịch tao đã khai rõ ba tao
là sĩ quan cảnh sát đặc biệt không đội trời chung với Vi Xi, tụi nó hỏi
ngược lại vậy tại sao tao tham gia phong trào SVHS, tao trả lời vì tao
không muốn chiến tranh chỉ muốn hòa bình. Tụi nó nói hòa bình đâu dễ vãn
hồi khi Vi Xi quyết đánh tới cùng dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn và dù
Hà Nội, Hải Phòng thành tro bụi cũng phải đánh để chiếm cho bằng được
miền Nam, biến miền Nam giống như miền Bắc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối
của cộng sản khổ sở tinh thần thể xác ghê gớm lắm. Mà thiệt là vậy phải
không mậy? Sau 30/4/ 1975 tao hết còn muốn sống, nghĩ gì làm gì cũng bị
khống chế nghĩ và làm theo ý của đảng. Mà đảng theo tao thấy chỉ luôn
miệng nói yêu nước chứ thực tế đâu có thương nòi. Mầy còn nhớ không, hồi
nhỏ tụi mình thường được cha mẹ, thầy cô dạy “yêu nước thương nòi” phải
đi đôi với nhau, bây giờ đảng dạy “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”,
tao nghe chướng tai muốn chửi thề, yêu nước mà không thương nòi, cứ bắt
chước thủ đoạn nham hiểm của ngoại bang kích động, xúi dục nòi giống hằn
thù nhau, đấu tố nhau, đấu tranh giai cấp với nhau, tước đoạt tài sản
mồ hôi nước mắt của đồng bào mình theo thói ganh ăn ghét ở rất đê tiện,
rồi sau đó sắc phong chung cho tất cả đều có vai trò, trách nhiệm “làm
chủ” dưới sự “lãnh đạo” của đảng và sự “quản lý” của nhà nước trực thuộc
đảng, thế thì còn cái mẹ gì nữa quyền làm người, quyền tự do dân chủ
vốn dĩ là những quyền cơ bản của nhân loại trên trái đất này…”. Thằng
bạn phong trào SVHS của tôi đã nói thật nói thẳng vậy đó anh Ngô Đa.
Mong anh chịu khó ngược dòng thời sự 38 năm qua để kiểm chứng sự thật
đúng sai, cũng như để anh khỏi hoài nghi tôi đã mượn mồm bạn tôi phun ra
nỗi niềm của mình – giống như thói quen của tầng lớp cán bộ cầm quyền
đương thời đã lạm dụng dài dài, thường xuyên hai chữ “nhân dân”. Sự lạm
dụng có chủ đích này nếu suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy bất lợi cho cả hai
phía, chứ không phải một phía – nhân dân - đâu anh Ngô Đa.
Thưa anh Ngô Đa, đọc những dòng anh viết gởi anh Lê Hiếu Đằng, tôi cảm
nhận được hai điều nơi anh. Thứ nhất, anh là người sống có niềm tin vào
lý tưởng đã chọn từ khi xuất hiện trong phong trào SVHS “chống chiến tranh, đòi hòa bình”.
Thứ hai, anh là người có sức chịu đựng bất chấp thực tế đã và đang diễn
ra bất lợi cho dân cho nước mình. Xin cho phép tôi đưa ra nhận định ở
đây, có lẽ ở điểm thứ nhất, anh không khác gì anh Lê Hiếu Đằng. Nhưng ở
điểm thứ hai thì anh hoàn toàn khác anh Lê Hiếu Đằng. Vì vậy, chưa biết
ai phải nói với ai câu “Xin hãy quay lại” cho đúng lẽ đời và đạo lý công
dân “yêu nước phải thương nòi”. Nòi là nòi giống, đồng bào – những
người “chung bào thai” với mình đó anh Ngô Đa. Chúng ta đã từng công
khai “chống chiến tranh, đòi hòa bình” cho đất nước một cách quyết liệt.
Vậy, xin hỏi anh Ngô Đa, tại sao giờ đây anh lại chủ trương hãy “từ từ”
trong giải quyết biết bao bất công, khổ nạn làm cho đồng bào mình điêu
linh, đất nước mình lâm nguy? Tại sao không thể quyết liệt? Trong khi ai
cũng biết sau khi làm cho miền Nam sau 1975 tiêu điều xơ xác như miền
Bắc sau 1954, đảng buộc phải “đổi mới”, nhưng chỉ “đổi mới” kinh tế mà
thôi, vì vậy tham nhũng đã nhanh chóng nảy sinh tưng bừng gốc ngọn hoa
lá cành, hút sạch sinh lực đất nước và nội lực trong dân suốt 27 năm
“đổi mới”, năm sau hút bạo hơn năm trước theo đà tăng trưởng GDP. Tất cả
sự tham nhũng đều trong hệ thống lãnh đạo và quản lý đất nước, chứ
không phải trong dân. Do đó càng cần quyết liệt hơn cả khi phong trào
SVHS quyết liệt “chống chiến tranh, đòi hòa bình” mới đúng chứ
anh Ngô Đa. Ba mươi tám năm rồi, đâu phải ngắn ngủi gì cho cam, mọi ảo
vọng và thử nghiệm chính trị đều cần nên kết thúc và sự kết thúc này nếu
được diễn ra, cũng như diễn ra được trong tình đồng bào thì rất tốt.
Anh có mong vậy không anh Ngô Đa ? Chắc anh hiểu ở bất cứ thời nào và
dưới bất cứ triều đại nào, “quan” bao giờ cũng nhất thời, chỉ có “dân”
vạn đại mà thôi. Con đường anh đang đi để viết ra bài “Xin hãy quay lại”
là con đường của “quan”. Con đường anh Lê Hiếu Đằng đang đi là con
đường của dân. Khác nhau hoàn toàn, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nói
gọn, anh đã chọn cái “nhất thời”, anh Lê Hiếu Đằng đã chọn cái “vạn
đại”. Đánh giá sự khác biệt này trong ý thức bắt buộc yêu nước phải
thương nòi, tôi nhận ra tuy cùng điểm xuất phát, cùng quê nhà, cùng tổ
chức, cùng là đồng sự, đồng nghiệp bao năm với nhau, nhưng anh Lê Hiếu
Đằng “giác ngộ” hơn anh rất nhiều anh Ngô Đa ạ. Vì vậy, trước khi tạm
kết thúc bài viết “Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa”, tôi xin mượn tựa bài viết
“Xin hãy quay lại” của anh để nói thật cụ thể với anh như vầy: Anh Ngô Đa ơi, hãy quay về với nhân dân!
Nguyễn T Bình
( Sài Gòn )
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
TS Lê Đăng Doanh: 91.000 tỷ địa phương nợ chưa tính vào nợ công?
Vốn chôn chết vào các công trình thì đồng vốn không quay vòng được, doanh nghiệp phá sản dẫn đến nền kinh tế trì trệ, kém hiệu quả...
Giật mình với con số nợ đọng xây dựng
cơ bản tại các địa phương được Kiểm toán Nhà nước công bố lên đến 91.000
tỉ đồng, không ít chuyên gia đã bày tỏ lo ngại. Nghiêm trọng hơn, khi
con số này được đánh giá là chưa phản ánh đúng thực tế, vậy thực tế này
nằm ở đâu, nó phản ảnh điều gì chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã có
những phân tích quanh vấn đề này.
Dòng tài chính bị chôn chết ở các công trình
PV:- Thưa ông,
cùng với con số 91.000 tỉ đồng nợ đọng đầu tư XDCB trên 63 địa phương
vừa được Bộ Tài chính công bố là các con số doanh nghiệp phá sản, biến
mất trên thị trường. Theo ông, con số này nói lên điều gì đang xảy ra
với dòng tài chính huyết mạch của nền kinh tế, thưa ông?
Ông Lê Đăng Doanh: - Việc
doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã có kế hoạch và được đầu
tư từ ngân sách nhà nước hoặc do nhà nước bảo lãnh, nhưng tới nay nhiều
công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động vẫn không được nhà nước trả
tiền đẩy con số nợ đọng tại các địa phương lên tới 91.000 tỉ đồng là
vấn đề rất nghiêm trọng.
Nợ đọng khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với phá sản |
Nhà nước là đại diện cho cơ quan pháp
luật nhưng lại không giữ nghiêm lời hứa và cam kết pháp luật, không trả
tiền cho doanh nghiệp, việc này đã đẩy doanh nghiệp vào tình huống hoặc
"chết" hoặc phải đi vay để tồn tại.
Tôi có thể nói, con số 91.000 tỉ này
cho thấy số vốn bị chôn vào các công trình là rất lớn, đó là điều rất
đáng lo ngại. Vốn chôn chết vào các công trình thì đồng vốn không quay
vòng được, doanh nghiệp phá sản dẫn đến nền kinh tế trì trệ, kém hiệu
quả.
Qua đó mới thấy rõ, quy trình đầu tư
xây dựng cơ bản của các địa phương có quá nhiều rủi ro. Quyết định đầu
tư xây dựng cơ bản với mức độ lớn mà không cân đối được nguồn vốn là quá
nguy hiểm.
Tôi lấy ví dụ như ở Đà Nẵng, rất nhiều
công trình bị bỏ dở, không thể làm tiếp do thất thu tiền bán đất, bán
BĐS nên họ gặp phải khó khăn lớn.
Tất nhiên, cũng chưa thể đánh giá
nguyên nhân là vì các địa phương năng động hay vì chạy đua theo thành
tích chủ nghĩa nhưng rõ ràng cần phải có phương án giải cứu cho các
doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng "đóng băng" như hiện nay.
PV:- Vậy, theo ông con số này đóng góp thế nào vào cơ cấu nợ công của Việt Nam?
Ông Lê Đăng Doanh: - Theo tôi hiểu, con số này chưa được tính vào nợ công.
Con số nợ công 55,4% GDP chỉ là số nợ
phát sinh trong quá trình đầu tư (tiền đi vay, phát hành trái phiếu -
PV), nếu tính cả nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước thì nợ công lớn
hơn nhiều.
Riêng của khu vực doanh nghiệp nhà nước - phần mà chưa được gộp trong báo cáo nợ công của Bộ Tài chính - đã chiếm 51% GDP.
Nếu cộng cả con số của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam đã chiếm hơn 106% GDP. Đó là con số rất đáng lo ngại.
Doanh nghiệp "chết oan"
PV:- Tuy nhiên,
các chuyên gia nhận định con số này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế, ông
có bình luận gì về nhận xét này? Quan điểm của ông về hiệu quả đầu tư
công hiện nay như thế nào?
Ông Lê Đăng Doanh: - Tôi
cho rằng, đó là ý kiến hoàn toàn có lý. Nhưng để biết được chính xác
thì cần phải có cuộc kiểm tra, thanh tra giám sát độc lập, lúc đó mới có
thể nói rõ thêm được.
Nhưng từ thực tế có thể nhận thấy việc
đầu tư công hiện nay là rất kém hiệu quả, ôm đồm, dàn trải. Quá nhiều
cảng biển, sân bay, nhiều trường đại học, thủy điện, chính vì vậy chỉ số
ICOR (hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại)
của đầu tư lên rất cao dẫn đến chi tiền ra, nhưng không nhìn thấy sản
phẩm kinh tế, không đem lại hiệu quả kinh tế. Đó chính là nguyên nhân
góp phần vào việc thúc đẩy lạm phát.
PV:- Chúng ta nói
nhiều về sự cấp thiết phải tái cấu trúc nền kinh tế, thoát khỏi khủng
hoảng, vậy vấn đề xử lý gánh nặng nợ công sẽ được xử lý như thế nào,
thưa ông?
Ông Lê Đăng Doanh: -
Hội nghị 3 của Trung ương kết thúc vào 15/10/2011 đã yêu cầu phải có sự
tái cấu trúc đầu tư công, nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa có được một đề
án tái cấu trúc đầu tư công.
Điều đó cho thấy, tái cấu trúc đầu tư
công rất phức tạp và khó khăn. Tôi mong sẽ có một đề án tái cấu trúc đầu
tư công và đại phẫu thuật đầu tư công.
Với nợ đọng, theo tôi phải có phương
án xem xét và cho các địa phương phát hành trái phiếu trả nợ cho các
công ty, doanh nghiệp sớm nếu không thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp bị
phá sản, chết oan.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Vũ
(Đất Việt)Giữ vững Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng ta
Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, phản
động là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta. Để thực hiện âm mưu đó, chúng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa hòng làm tan rã niềm
tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để
dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước
chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, chúng ra sức sử dụng
các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, các blog
xã hội để chuyển tải thông tin, các quan điểm sai trái, thù địch, chống
phá cách mạng nước ta. Những phần tử cơ hội chính trị ở trong nước cũng
hùa theo những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận, vu cáo trong thực tiễn, ra sức
công kích Đảng ta và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, giữ vững chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng ta,
nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Chúng ta có quyền tự hào khẳng định, với những thắng lợi giành
được trong hơn 83 năm qua, nước ta đã từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến
đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã
hội chủ nghĩa, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ
của đất nước; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có vị thế ngày
càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đó là thực tế lịch sử
không ai có thể phủ nhận, xuyên tạc.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam và trên thế giới cũng đã chứng minh sức
sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách học thuyết cách
mạng và khoa học, là lý luận và phương pháp nhận thức thế giới, cải tạo
thế giới. Giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là tính khoa
học, tính toàn diện, tính hệ thống, biện chứng của học thuyết là nhằm
mục đích giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức,
bóc lột, thực hiện một xã hội công bằng, nhân đạo. Với linh hồn là phép
biện chứng duy vật, học thuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ
đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử... chủ nghĩa Mác - Lênin cho đến nay
vẫn là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Đời sống xã hội đương đại, mặc
dù phải trải qua bao biến cố thăng trầm vẫn không đi ngoài những quy
luật phổ biến đã được những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin tổng
kết.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng đã khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân; về xây dựng Nhà nước thực sự
của dân, do dân và vì dân; về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh... đã, đang và sẽ mãi mãi soi đường
cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, mãi mãi là di sản
tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta; con đường xã hội chủ nghĩa mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp
với điều kiện thực tiễn của nước ta.
Việc các thế lực thù địch, phản động và bọn cơ hội xuyên tạc, bài bác
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ càng chứng minh tính
đúng đắn, tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh giữa ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa, là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, gian khổ và ngày càng diễn
ra quyết liệt. Kinh nghiệm cho thấy, nếu mơ hồ, dao động về tư tưởng,
thì nhất định sẽ lúng túng trong chủ trương, đường lối, rối loạn trong
tổ chức thực hiện và tất nhiên sẽ thất bại trong hành động. Vì vậy, giữ
vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý
tưởng cách mạng là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta, là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác tư tưởng, lý luận của chúng
ta. Đáng tiếc là trong thời gian qua, vẫn có những người chủ quan, mất
cảnh giác, thậm chí mất cảnh giác nghiêm trọng trong lĩnh vực này. Chúng
ta không cường điệu, nhưng thực tế dạy chúng ta rằng, trong cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa tuyệt nhiên không được lơi lỏng,
mất cảnh giác, mà cần luôn tỉnh táo, nhận thức rõ và kiên quyết làm thất
bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động
để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ mọi thành quả
cách mạng của nhân dân ta.
Tin mới nhất vụ nổ súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết
Tối 11/9, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, nghi phạm nổ súng
khiến 5 cán bộ UBND Thành phố Thái Bình trọng thương là Đặng Ngọc Viết
đã tự sát. Trước đó, một nạn nhân trong vụ việc cũng đã tử vong.
| ||
Cơ quan chức năng xác nhận nghi phạm Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú tại số
nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã
tự sát.
Thi thể của y được phát hiện tại một khu vực thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào hồi 14 giờ ngày 11/9, khi lãnh
đạo UBND TP Thái Bình đang họp tại hội trường tầng 4 thì có một kẻ lạ
mặt xông vào trụ sở bắn bị thương 5 cán bộ tại Trung tâm phát triển Quỹ
đất TP Thái Bình (văn phòng tại tầng 1, trụ sở UBND TP Thái Bình, đường
Trần Phú, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Trong đó, ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển
quỹ đất thành phố) bị bắn vào đầu; ông Nguyễn Thanh Dương (SN 1975, cán
bộ trung tâm) bị bắn vào mắt phải; anh Vũ Công Cương (SN 1990, cán bộ
trung tâm) bị bắn vào đầu; ông Bùi Đức Xuân (SN 1975, cán bộ trung tâm)
bị bắn vào đầu; bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm) bị
bắn sượt qua mang tai phải.
Đến chiều tối cùng ngày, ông Vũ Ngọc Dũng đã tử vong. Những nạn nhân còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Nguyên nhân ban đầu được lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình xác là do
mâu thuẫn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai một dự án ở
Kỳ Bá đối với anh em Đặng Ngọc Viết.
Bởi khi triển khai dự án, Viết đồng ý phương án đền bù tái định cư nhưng
sau đó lại đòi chuyển sang phương án nhận tiền mặt dẫn tới mâu thuẫn.
Cảnh sát cũng xác định các cán bộ trong trung tâm không có mâu thuẫn cá nhân với Viết. (thế thằng này nó thần kinh hay sao mà cầm súng đi giết người hàng loạt vậy???)
Trưa 11/9, đối tượng chuẩn bị phương tiện gây án là loại súng col quay
bắn đạn chì do Trung Quốc sản xuất để lên trụ sở UBND TP Thái Bình.
Trước khi đi, hắn dùng nước bẩn hắt vào một người dân gần đó rồi lên gặp
một số cán bộ, dò hỏi người này người kia rồi bất ngờ gây ra vụ nổ
súng.
Sau khi gây án, Viết đã lên xe máy bỏ trốn. Trong khị bị truy bắt, hắn đã tự sát.
Hoàng Sang(VNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét