Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Ngày 11/9/2013 - PHAN CHÂU TRINH VÀ 10 BI AI CỦA DÂN TỘC

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Ngân hàng đang ở gần đáy khủng hoảng

Theo bà Nguyễn Thùy Dương – Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng E&Y Việt Nam, cho vay dưới chuẩn là căn nguyên chung của các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng như khó khăn của ngân hàng trong nước hiện nay.
- Thế giới đã đi qua 5 năm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, trong khi đó, với các ngân hàng Việt Nam thời điểm này vẫn là “tâm bão”. Theo bà tại sao lại có độ trễ như vậy? 
- Từ năm 2009, khó khăn bắt đầu nổ ra trên toàn thế giới nhưng sự ảnh hưởng tại Việt Nam chưa nhiều và không trực tiếp. Nếu có tác động ngay, thông thường chỉ ở lĩnh vực xuất khẩu. Lúc đó, chúng ta có 4 – 5 thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản.
Bà Nguyễn Thùy Dương là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Gloucestershire, Vương quốc Anh. Hiện bà là Phó tổng giám đốc Dịch vụ tài chính ngân hàng của E&Y Việt Nam (Ernst & Young), chuyên trách về lĩnh vực kiểm toán, tư vấn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam, Lào.
Bà Dương có kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường tài chính Việt Nam, các vấn đề sáp nhập và các giải pháp thực tế cũng như quản trị rủi ro.

Còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức độ hội nhập khi đó chưa cao. Quan trọng hơn, các ngân hàng lúc ấy mới bước vào giai đoạn tăng trưởng “nóng”. 2009 là thời điểm cực “thịnh” của họ. Điều này khác hẳn với Mỹ và thế giới khi ấy.
Đến nay khi thế giới đi qua khủng hoảng được 5 năm thì hệ thống ngân hàng Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là gần chạm đáy. Khó khăn thực ra đã bắt đầu lộ dần từ năm 2010, 2011, ngân hàng vẫn tăng trưởng “nóng” nhưng nhiều vấn đề khác đã xấu đi, nợ dưới chuẩn cũng tăng lên. Được cái các ngân hàng khi đó vẫn gò được tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
- Một trong những lý do mà người ta nói nhiều nhất về sự sụp đổ của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng 2008 là vấn đề cho vay dưới chuẩn. Còn với các ngân hàng Việt Nam, nguồn cơn của những khó khăn là gì? 
- Cho vay nhanh – vội cộng với không quản lý tốt rủi ro dẫn đến chất lượng tài sản đi xuống, đó là điểm giống nhau. Ở Mỹ, khi đó họ cho vay rất nhiều, rất nhanh và không thực sự có trách nhiệm với danh mục cho vay của mình.
Còn ở Việt Nam, một phần là do ảnh hưởng nền kinh tế vĩ mô cộng với rủi ro về đạo đức không được kiểm soát chặt chẽ. Các ngân hàng quản lý rủi ro rất kém và đến gần đây, Ngân hàng Nhà nước mới chuẩn bị ra thông tư siết chặt hơn.
Duong-EY-1523-1378803877.jpg
Nguồn tiền và cơ chế là hai điểm mà bà Nguyễn Thùy Dương cho rằng cần thay đổi để giải quyết những vấn đề hiện tại của hệ thống ngân hàng. Ảnh: EY.
- Tại cuộc khủng hoảng 2008, hàng loạt ngân hàng, tên tuổi lớn trên thế giới đã phá sản. Còn ở Việt Nam tình trạng này khó xảy ra, theo bà tại sao?
- Thực ra không nhất thiết cứ phải để một ngân hàng chết đi rồi lập một ngân hàng mới trong khi chi phí lại khá lớn. Khả năng là vẫn nên khuyến khích các nguồn lực khác tham gia. Đây có thể là một quan điểm mà tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước cũng có lý của họ. Ví dụ như để các ngân hàng yếu kém tự chủ, tự tìm một ông chủ mới nào đó để sáp nhập, tái cơ cấu như TienPhong Bank, TrustBank, Habubank… đã làm.
Hơn nữa, nay Ngân hàng Nhà nước hạn chế mở phòng giao dịch, ngừng cấp phép ngân hàng, rõ ràng việc bỏ tiền mua một nhà băng yếu kém để làm nó tốt hơn sẽ kinh tế hơn rất nhiều.
- Để giải quyết khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, theo bà nên bắt đầu từ đâu?
- Hai điều chúng ta cần phải tạo ra, một là cơ chế, hai là tiền. Đầu tiên là phải có sự ổn định tương đối trong điều hành kinh tế vĩ mô. Nhà điều hành đôi khi vẫn chủ quan trong việc đưa ra quyết định và có quá nhiều mệnh lệnh hành chính trong đó.
Để giải quyết vấn đề thứ hai, một gợi ý có thể là nên tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Như với nợ xấu cũng vậy, để xử lý cần phải có một luồng tiền thực sự chảy vào. Nếu mở cửa cho nước ngoài tham gia, họ có thể mang được tài sản là tiền, là trí tuệ, sự chuyên nghiệp hóa, giúp tài sản có thể sinh lời và sau đó bán lại cho chúng ta. Như vậy không phải quá tệ. Còn nếu chỉ phụ thuộc vào các nguồn vốn đi vay thì sẽ phải đối mặt nhiều điều kiện cũng như những rủi ro về mặt chính sách.
Nếu làm vậy thì e bản thân Công ty Quản lý và Khai thác tài sản Việt Nam (VAMC) lẫn các ngân hàng chẳng có động lực nào để mua bán nợ. Để mô hình VAMC hiệu quả, nên tạo hành lang pháp lý để cho phép các giao dịch mua bán dễ dàng được thực hiện. Ngoài ra, cần có chế độ ưu đãi về thuế nhất định để các bên thấy có động lực tham gia. Theo tôi, để các bên mua nhanh, bán nhanh mà hiệu quả thì phải đảm bảo lợi ích cho cả hai phía. Nếu những khoản nợ sau khi xử lý họ không được gì thì cũng chẳng có động lực nào cho họ cố gắng cả.
THEO VNEXPRESS

BÀI 1. NỊNH THỐI

THEO QUECHOA.INFO


Đọc trên VTC News có bài: Lũ quét bản Khoang, hành trình trách nhiệm, tình thương viết về chuyện Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận trực tiếp và nhanh chóng lên ngay bản Khoang, nơi vừa bị lũ đá, làm chết và bị thương nhiều giáo viên, người dân. Tin bản Khoang rất xúc động, đặc biệt sắp tới ngày khai giảng, các giáo viện đã tựu trường và ngay đêm đó là lũ đá. Phải gọi đúng tên là lũ đá.
Hành động bỏ hết các cuộc họp và lên tàu đi Lào Cai ngay của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận rất đáng trân trọng.
Ông đã lên đường vì tấm lòng.
Nhưng chắc ông đọc bài này cũng không thấy vui vì nhà báo toàn bám lấy ông tả nào là ngồi trên tàu như thế nào, xem ipad ra sao, hút thuốc thế nào, ánh mắt nhìn ra sao, bước chân đi thế nào, vân vân và vân vân.
Cái mà người đọc quan tâm trong chuyến đi của Bộ trưởng là: Thúc giục địa phương nhanh chóng vượt qua khó khăn, thúc giục việc thực hiện các chính sách, đề nghị di dời dân, cần phải đưa ra những quyết sách dài hơi an toàn cho người dân, cho thầy cô giáo….thì trong bài báo rất ít đề cập.
90% nội dung bài viết chỉ nhăm nhăm tả Bộ trưởng.
Việc Bộ trưởng tới thăm dân, thăm thầy cô vùng lũ đá là đáng trọng, đáng cám ơn ông, nhưng suy cho cùng, đó là trách nhiệm, và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong trường hợp này đã xứng đáng với trách nhiệm của một công bộc.
Còn người viết bài thì có lẽ mải mê miêu tả từ ngoài vào trong của Bộ trưởng như là lấy điểm với Bộ trưởng mà quên nhiệm vụ của mình: Phản ánh thực tế tại địa phương và giỏi hơn thì đưa ra những kiến nghị sắc sảo.
Ví dụ vài đoạn trích trong bài báo:
“Trong khoang của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đèn đóm tắt hết, nhưng góc giường của ông iPad luôn lấp lánh ánh sáng, đảo liên tục từ trang web này đến trang web khác nhưng các lệnh tìm kiếm đều có hai từ khóa: Lũ quét, Bản Khoang… Khuôn mặt ông hằn sâu suy nghĩ không yên.
Dường như Bộ trưởng đang trĩu nặng những lo lắng trước tin dữ báo về từ Bản Khoang. Nơi đó – những giáo viên, học sinh của ông đang chịu đau đớn bởi những vết thương do quăng quật vào đá núi, tinh thần còn bất ổn trước thiên tai.
Nơi đó, ngôi nhà công vụ mỗi ngày giáo viên ngồi soạn giáo án lên lớp, hạnh phúc chăm con thơ, vun vén hạnh phúc nhỏ bé… bị san phẳng. Nơi đó, những điểm trường đang chìm ngập trong bùn, đá. Đau đớn hơn, nơi đó đang vọng tiếng khóc thương xé lòng của cặp vợ chồng giáo viên bỗng mất đi đứa con yêu dấu…
Một lúc, với lấy bao thuốc đặt trên bàn, Bộ trưởng ra đầu toa. Bóng ông in trên thành tàu như còng xuống. Ông đang hút thuốc, điều ít thấy với vị lãnh đạo ngành Giáo dục. Châm một đốm lửa đỏ đốt cho nhanh thời gian dằng dặc của đêm dài chờ đợi….”

BÀI 2.  Lũ quét Bản Khoang: Hành trình trách nhiệm, tình thương

THEO VTC
Bỏ lại mọi cuộc họp quan trọng, Bộ trưởng Luận đến với vùng lũ dữ, nơi những con ngườiđang khó khăn, mất mát, họ cần ông lúc này.
“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là người đến Bản Khoang còn nhanh hơn cả nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và các huyện lân cận. Ông cũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đến vùng lũ dữ. Sự có mặt của Ông khiến cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trong vùng thấy vững tâm hơn…” – Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh nói khi đón đoàn từ trên tàu xuống vào sáng sớm 6/9.
“Thật kỳ diệu khi cô giáo mang thai 7 tháng đã thoát chết khỏi cơn lũ và em bé được an toàn. Khi nào cô giáo sinh, nhớ báo tin cho tôi để ông có quà mừng cháu!” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhắc Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh trước khi trở về Hà Nội. Đêm không ngủ
 
Không biết vì trời sầm sập mưa, vì phía trước đang là vùng lũ lớn hung hiểm hay vì đang chở trên mình một con người trĩu nặng những suy tư mà chuyến tàu băng mình trong đêm lên Lào Cai cũng chậm chạp, nặng nề, rung động lắc lư nhiều hơn, nghiến từng vòng bánh day dứt niềm âu lo…
Nghe báo cáo về những thiệt hại, mất mát ở Bản Khoang, có những lúc Bộ trưởng bỏ kính lau nước mắt
Nghe báo cáo về những thiệt hại, mất mát ở Bản Khoang, có những lúc Bộ trưởng bỏ kính lau nước mắt
Trong khoang của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đèn đóm tắt hết, nhưng góc giường của ông iPad luôn lấp lánh ánh sáng, đảo liên tục từ trang web này đến trang web khác nhưng các lệnh tìm kiếm đều có hai từ khóa: Lũ quét, Bản Khoang… Khuôn mặt ông hằn sâu suy nghĩ không yên.


“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là người đến Bản Khoang còn nhanh hơn cả nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và các huyện lân cận. Ông cũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đến vùng lũ dữ”.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh

Dường như Bộ trưởng đang trĩu nặng những lo lắng trước tin dữ báo về từ Bản Khoang. Nơi đó – những giáo viên, học sinh của ông đang chịu đau đớn bởi những vết thương do quăng quật vào đá núi, tinh thần còn bất ổn trước thiên tai.
Nơi đó, ngôi nhà công vụ mỗi ngày giáo viên ngồi soạn giáo án lên lớp, hạnh phúc chăm con thơ, vun vén hạnh phúc nhỏ bé… bị san phẳng.  Nơi đó, những điểm trường đang chìm ngập trong bùn, đá. Đau đớn hơn, nơi đó đang vọng tiếng khóc thương xé lòng của cặp vợ chồng giáo viên bỗng mất đi đứa con yêu dấu…
Một lúc, với lấy bao thuốc đặt trên bàn, Bộ trưởng ra đầu toa. Bóng ông in trên thành tàu như còng xuống. Ông đang hút thuốc, điều ít thấy với vị lãnh đạo ngành Giáo dục. Châm một đốm lửa đỏ đốt cho nhanh thời gian dằng dặc của đêm dài chờ đợi.
Ông đã quyết định rất nhanh việc đi lên vùng lũ dữ. 15 giờ ngày 5/9, Chánh Văn phòng Phạm Ngọc Phương gọi điện thoại: “20 giờ ra ga cùng Bộ trưởng lên Bản Khoang”. Thành phần của đoàn đi rất gọn: tính cả Bộ trưởng chỉ có 6 người. Không có toa đặc biệt, tất cả đều là những hành khách bình thường như những hành khách khác.
Giở lịch làm việc, mới thấy ngày hôm sau, Bộ trưởng có nhiều cuộc họp quan trọng: Cuộc giao ban cả Bộ GD-ĐT một tháng chỉ có một lần với bao công việc cần xem xét, cần xử lý của tháng Tám và tháng Chín; cuộc họp với Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng – điểm nóng trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá; hay cuộc gặp có tính chất ngoại giao quốc tế với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam…
Nhưng Bộ trưởng đã bỏ lại tất cả. Ông chọn đến với những “người lính” của mình trong cuộc chiến chống lại giặc dốt, chọn đến với những “người lính” cắm chốt tri thức nơi núi cao xa xôi, những “người lính” hy sinh tuổi xuân của mình vì đàn học sinh nhỏ… Họ đang khó khăn, đang mất mát. Hơn cả, họ cần ông làm chỗ dựa trong lúc này.
Dường như khi được tin tưởng lựa chọn ở vị trí đứng đầu những người chèo lái đều có những trăn trở, suy tư khiến đôi lúc họ phải hy sinh những phút giây thư thái đời thường.



Bác hiểu nỗi đau mất con là nỗi đau lớn nhất của người mẹ. Cháu hãy cố gắng vượt qua. Gia đình, đồng nghiệp, ngành GD-ĐT và cá nhân bác luôn bên cạnh cháu chia sẻ nỗi đau thương mất mát này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Tôi biết, Bộ trưởng nhiều đêm mất ngủ với những nỗi lo của ngành Giáo dục. Gần đây nhất là vào đầu năm học, sau niềm vui khai giảng, đâu đó lại rộn lên chuyện đồng phục, lạm thu…
Song hành là những đau đáu của ông với “Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GD – ĐT” Bộ GD-ĐT đang cùng Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng.
Thường thì không ngủ đêm trước, hôm sau, những quyết định cương quyết, rành mạch, những kế hoạch kiên định ra đời. Nhưng đêm nay, trên chuyến tàu lao hối hả trong đêm, vị Bộ trưởng như chùng lại. Mới vỡ lẽ rằng ở cương vị Tư lệnh ngành, sự quyết liệt, mạnh mẽ là hết sức cần thiết, nhưng góc độ khác, họ cũng là con người, với những trái tim thấm đẫm tình người.

Nỗi đau ẩn vào trong

 
Như người cha đi xa vội về nhà bàng hoàng nghe những đứa con kể lại nỗi đau vừa trải qua, Bộ trưởng đến ngay Bệnh viện Đa khoa Sa Pa để thăm những người giáo viên, nhân dân bị thương.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xem vết thương trên người thầy giáo Hà Thanh Sơn
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xem vết thương trên người thầy giáo Hà Thanh Sơn
Những nếp hằn đêm qua khi âu lo dõi theo tin tức vùng lũ lại khắc sâu hơn khi Bộ trưởng nghe thầy giáo Hà Thanh Sơn nghẹn ngào nước mắt tâm sự về mất mát to lớn của mình sau cơn lũ dữ. Xót đắng lòng, đôi mắt cay xè sau cặp kính, dòng nước mắt như chảy ngược vào trong, ông cố gắng gồng mình làm chỗ dựa cho đàn con.
Thật cảm động khi chứng kiến Bộ trưởng nhẹ nhàng nhấc từng vạt chăn lên xem kỹ từng vết thương của thầy giáo Sơn, hỏi các bác sỹ phác đồ điều trị, các loại kháng sinh với liều dùng, hiệu quả thế nào tốt nhất… Rồi ông cẩn thận đặt lại chân cho thầy giáo, dịu dàng gượng nhẹ cho anh khỏi đau, bàn tay ông nhẹ nhấc tấm chăn, dém lại cho thật kỹ…
Bên giường bệnh chị Thúy – vợ thầy giáo Sơn – hai tay ông cứ nắm chặt lấy bàn tay xương xương của người mẹ đang khóc thương nghẹn ngào. “Bác hiểu nỗi đau mất con là nỗi đau lớn nhất của người mẹ. Cháu hãy cố gắng vượt qua. Gia đình, đồng nghiệp, ngành GD-ĐT và cá nhân bác luôn bên cạnh cháu chia sẻ nỗi đau thương mất mát này” – Ông nói.
Giữa những đau thương chồng chất, sự xuất hiện kịp thời, đúng lúc thể hiện trách nhiệm rất cao của một vị Bộ trưởng, nhưng lại hết sức gần gũi thân thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. 
 
Phòng bệnh của Bệnh viện Đa khoa Sa Pa sáng đó có tiếng khóc thương mất mát, có nỗi buồn đau không nói nên lời… nhưng hơn cả, đó là sự sẻ chia, thấu hiểu, là những lời động viên chân thành đầy tình người, là sự ấm áp của tấm lòng nghĩa cử đầy trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục. Dấu lặng
 
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại trung tâm vùng lũ dữ
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại trung tâm vùng lũ dữ
Từ bệnh viện huyện Sa Pa, đoàn xe lại hối hả đi sâu vào trung tâm xã Bản Khoang. Đi cùng ông vào hiện trường có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Đại tá Cao Đắc Cử.
Lội trong bùn, trèo lên đá, lách qua khe, đu cả qua những cành cây… nhưng cái dáng cao cao lao về phía trước của ông luôn dẫn đầu đoàn người.
Dường như ông đang nóng lòng đến nơi từng là khu nhà tập thể giáo viên vừa bị san phẳng. Và khi được tận mắt chứng kiến những gì trước mắt, mênh mang trong ông là nỗi xót xa…
Trước mắt Bộ trưởng là tan hoang, trơ trụi, là ngổn ngang đá tảng to như những con trâu, là dòng sông bùn như xóa sạch dấu tích của nhà tập thể giáo viên, trường học, hồ cá, hoa màu…
Mất một hồi lâu kiếm tìm, Bộ trưởng cúi nhặt một mảnh bàn phím máy tính bê bết bùn lầy bên con thú nhún đồ chơi. Bàn phím này đã cùng giáo viên của ông soạn giáo án, tìm tài liệu, phát huy sáng tạo trong mỗi giờ dạy…
Đôi tay ông khẽ run lên, như cảm nhận được hơi ấm còn sót lại nơi bàn phím của bàn tay đêm trước. Bộ trưởng đứng trầm ngâm, cố nén nhưng khó có thể giấu được sự xúc động, xót xa trong lòng.
Đi thêm một đoạn, Bộ trưởng dừng hẳn lại để đọc kỹ cuốn sổ lấm lem bùn đất của một cô giáo, trang cuối cùng còn ghi những dòng chữ về kế hoạch chuẩn bị ngày khai giảng, lo Tết Trung thu cho các em học sinh; Mở ngược về những trang khác, là một vài con số tính toán tiền ăn, tiền học, tiền điện tiền nước… trang trải trong một tháng lương giáo viên vùng cao hạn hẹp…
Đôi vai vị tư lệnh ngành, đôi vai của người đàn ông trụ cột gia đình khẽ rung lên. Ông thấu hiểu lắm chứ. Cuộc sống thường ngày của giáo viên vùng cao vốn đã khó khăn gian khổ, điều kiện công tác cũng ẩn đầy nguy nan.
Vậy nhưng yêu trường, yêu nghề, yêu các em học sinh, thầy cô vẫn bám trụ đến cùng. Đọc thấy cay cay khóe mắt, thương thầy cô Bản Khoang quá…

Mốc thời gian 9/9

Giữa đống hoang tàn đổ nát, may mắn không nằm trong dòng lũ, ngôi trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang vẫn ánh lên sắc đỏ tươi băng rôn khẩu hiệu – sắc đỏ thắm nhắc nhở về ngày khai trường 5/9 và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Sắc đỏ ấy như càng nhức nhối khi khắc sâu vào lòng người điều đau đớn xảy ra đêm trước.

Lũ quét, Bản Khoang, Lào Cai, hành trình, trách nhiệm, bộ trưởng, Phạm Vũ Luận
Các thầy cô giáo đang cọ dọn vết tích cơn lũ bùn để đúng ngày 9/9 tổ chức khai giảng muộn cho các em
Nén lòng, Bộ trưởng đã có những động viên, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời để Bản Khoang có ngày khai giảng muộn 9/9.
Những dòng chữ trên băng rôn đỏ đã lỗi hẹn, nhưng các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa, ngành Giáo dục của tỉnh đều nỗ lực hết mình để khai trường cho một năm học mới vượt lên những nỗi đau mất mát.
Sát cánh bên các chiến sĩ bộ đội, công an là các thầy cô bất kể thời gian bẩy đá, dọn bùn, vệ sinh trường lớp. Các thầy cô giáo từ mầm non đến THCS đã theo lời căn dặn của Bộ trưởng đến từng gia đình học sinh vận động các em đến trường…
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9 (Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9
(Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9 (Ảnh : Mai Xuân Tùng)

Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9 (Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Tiếng trống khai trường vẫn vang lên tại trường tiểu học Bản Khoang sáng nay 9/9
Ngày 9/9, một lễ khai giảng trang nghiêm, đầy ý nghĩa vẫn diễn ra. Một năm học mới, dù khó khăn lại được bắt đầu. Ngày 9/9, các em học sinh đã được nhận sách giáo khoa mới, vở mới; các thầy cô mất hết tài sản đã được nhận máy vi tính do cá nhân Bộ trưởng tặng.
Ngày 9/9, Văn phòng Bộ Giáo dục- Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Cơ quan Bộ đã tổ chức Lễ quyên góp cho cán bộ giáo viên Bản Khoang. Liên tục những ngày qua những món quà chia sẻ đang được chuyển về Bản Khoang…
Lũ dữ đi qua, nhưng tình người đọng lại. Hành trình mà tôi vừa nếm trải là hành trình trách nhiệm và tình thương.

Vụ án Bầu Kiên: Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank có liên quan gì? 

Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank là 2 trong số những ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất trong bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an về vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn.
Như đã đưa tin, sau khi vào cuộc điều tra, Cơ quan CSĐT xác định, với chức năng là Chủ tịch Hội đồng đầu thư Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên biết rõ các quy định của Ngân hàng Nhà nước quy đình về trần lãi suất và các quy định về kinh doanh chứng khoán, nhưng vì muốn bảo vệ lợi ích của nhóm cổ đông Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên đã đề xuất, chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương ủy thác cho nhân viên và công ty gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng; ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khoán ACB mua cổ phiếu ngân hàng ACB sai quy định.
Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đã có đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, được quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự với vai trò chủ mưu.
Trong bản kết luận điều tra liên quan đến tội danh nói trên của “Bầu Kiên”, Cơ quan CSĐT phát hiện, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), cùng với Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) đã nhận tiền lòng vòng trong quá trình Kiên chỉ đạo Công ty TNHH Chứng khoán ACB đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB sai quy định, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB tổng số tiền là 688.474.784.540 đồng.


Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank chịu tai tiếng sau vụ “Bầu Kiên”.

Cụ thể, do thời điểm cuối năm 2009, giá cổ phiếu của Ngân hàng ACB bị giảm sút, trước sức ép của các cổ đông, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ký thông báo số 4478/CV-TH.09 ngày 5/11/2009 ra chủ trương dùng tiền huy động của dân cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khóan (Công ty ACBS) để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB nhằm mục đích đẩy giá cổ phiểu Ngân hàng này lên.
Do biết pháp luật không cho phép Công ty ABCS mua cổ phiếu Ngân hàng ABC vì đây là công ty do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ. Bởi vậy, để thực hiện chủ trương nói trên và để tránh sự phát hiện của cơ quan pháp luật, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ABCS ký hợp đồng đầu tư với Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu (Công ty ACI) và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ACI-HN). Mục đích của Kiên là tiếp tục thông qua 2 công ty này mua cổ phiếu Ngân hàng ACB.
Tiếp đó, do pháp luật quy định Ngân hàng ACB không được cấp tín dụng cho Công ty ACBS, Kiên đã chỉ đạo Công ty này phát hành trái phiếu với trị giá 1.500 tỷ đồng bán cho Ngân hàng Vietbank (500 tỷ đồng) và Kienlongbank (1000 tỷ đồng), lãi suất trái phiếu Công ty ACBS trả cho Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank là từ 11,05% đến 14%/năm, đảm bảo bằng tín chấp.
Để các Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank có tiền mua trái phiếu của Công ty ACBS, Ngân hàng ACB đã chuyển cho các ngân hàng này tổng số tiền là 1.500 tỷ đồng dưới hình thức là các ngân hàng này vay tiền của Ngân hàng ACB thông qua thị trường liên ngân hàng, với lãi suất từ 9,8% đến 11,7%/năm.
Từ tháng 11/2009 đến ngày 4/10/2012, Công ty ACBS đã dùng số tiền1.557.165.962.590 đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank cùng với vốn tự có chuyển cho các Công ty ACI, ACI-HN để 2 công ty này đứng tên mua hộ Công ty ACBS 52.508.538 cổ phiếu Ngân hàng ACB dưới dình thức hợp đồng hợp tác đầu tư.
Trong quá trình thực hiện việc đầu tư cổ phiếu nói trên, Công ty Kiểm tóan PWC (Pricewaterhouse Coopers) phát hiện việc mua cổ phiếu Ngân hàng ACB thông qua Công ty ACI và ACI-HN của Công ty ABCS là trái pháp luật nên đã yêu cầu Công ty ACI và ACI-HN trả lại số tiền mà Công ty ACBS đã chuyển cho 2 công ty này để loại bỏ số cổ phiếu Ngân hàng ACB ra khỏi danh mục đầu từ của Công ty ACBS.
Để các Công ty ACI và ACI-HN có tiền trả lại cho Công ty ACBS, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo 2 công ty này phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng Vietbank với tổng gí trị là 1.693 tỷ đồng. Để Ngân hàng Vietbank có tiền mua trái phiếu của các Công ty ACI và ACI-HN, Kiên lại chỉ đạo Ngân hàng ACB chuỷen cho Ngân hàng Vietbank vay thông qua thị trường liên ngân hàng với lãi suất 9,8% đến 11,7%/năm.
Vietbank và Kienlongbak đã nhận tiền gửi lòng vòng từ Ngân hàng ACB để mua lại cổ phiếu của chính ngân hàng này.
Cơ Quan CSĐT tiến hành xác minh tại Ngân hàng ACB, kết quả cho thấy: số tiền 1.557.165.962.590 đồng mà Công ty ACBS đã chuyển cho các Công ty ACI, ACI-HN để 2 công ty này đứng tên mua hộ Công ty ACBS 52.508.538 cổ phiếu Ngân hàng ACB với giá bình quân 29.566 đồng/cổ phiếu là tiền Công ty ACBS thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank và vốn tự có của công ty này.
Số tiền các Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank mua trái phiếu của Công ty ACBS là tiền do Ngân hàng ACB và Công ty CP SXTM DV Bình Chánh (thuộc sở hữu của Ngân hàng ACB) cho các ngân hàng này vay thông qua liên ngân hàng với lãi suất 11,7%.
Toàn bộ số tiền 1.544.734.192.625 đồng mà Ngân hàng Vietbank mua trái phiếu của các Công ty ACI và ACI-HN trong các năm 2009, 2010 là tiền do Ngân hàng ACB và Công ty TNHH MTV quản lý quỹ ACB, Công ty CP SXTM DV Bình Chánh cho Vietbank vay thông qua liên ngân hàng với lãi suất 13,5%/năm.
Ngân hàng ACB giao cho Công ty ACBS chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền gốc, lãi trái phiếu và cam kết mua lại trái phiếu do Công ty ACI và ACI-HN phát hành tại Vietbank khi đến hạn vào tháng 7/2013.


Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank chịu tai tiếng sau vụ “Bầu Kiên”.

Cho tới khi “Bầu Kiên” bị bắt tạm giam, Công ty ACBS đã quyết toán các khoản trái phiếu với Ngân hàng Vietbank, Kienlongbank. Tổng số tiền lãi suất trái phiếu mà Công ty ACBS trả cho các ngân hàng này là 539.696.279.167 đồng; tổng số tiền lãi liên ngân hàng mà Ngân hàng ACB nhận từ các Ngân hàng Kienlongbank là 360.006.653.749 đồng, Ngân hàng Vietbank là 18.440.673.613 đồng; tổng số tiền chênh lệch là 60.498.951.805 đồng.
Số trái phiếu mà Công ty ACI và ACI-HN phát hành bán cho ngân hàng Vietbank đến nay (thời điểm “Bầu Kiên” bị bắt tạm giam) còn 1.193 tỷ đồng chưa quyết toán. Ngân hàng ACB cũng chưa thu hồi số tiền 1.193 tỷ đồng đã cho Vietbank vay để mua trái phiếu 2 công ty nói trên, trong khi chỉ còn 19.568.538 cổ phiếu Ngân hàng ACB.
Tổng số tiền lãi trái phiếu mà Công ty ACI và ACI-HN đã trả cho Vietbank tính đến ngày 30/4/2013 là 425.413.788.354 đồng, tổng số tiền lãi liên ngân hàng mà Ngân hàng ACB nhận từ Ngân hàng Vietbank là 412.625.561.111 đồng, chênh lệch 12.788.227.243 đồng.
Như vậy, tổng số tiền lãi chênh lệch giữ lãi suất trái phiếu và mà Công ty ACI và ACI-HN phải trả cho cho Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank với lãi suất liên ngân hàng mà các ngân hàng này phải trả cho Ngân hàng ACB là 74.038.179.048 đồng. Con số nàynày phù hợp với kết quả xác minh tại các Ngân hàng Vietbank, Kienlongbank và các Công ty ACBS, ACI, ACI-H-N.
Trong bản kết luận điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ghi rõ về hành vi nhận tiền gửi lòng vòng của Ngân hàng Vietbank, Kienlongbank từ Ngân hàng ACB để mua trái phiếu do Công ty ACBS, ACI, ACI-HN phát hành rồi mua lại chính cổ phiếu ACB nói trên.
Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank không biết mục đích của Ngân hàng ACB là để cấp tín dụng cho Công ty ACBS đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB. Số tiền mà Vietbank, Kienlongbank vay từ Ngân hàng ACB nằm trong hạn mức gửi liên ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép với lãi suất theo quy định.
Số tiền lãi trái phiếu các Ngân hàng Kienlongbank, Vietbank thu được từ việc mua trái phiếu của các công ty ACBS, ACI, ACI-HN được các ngân hàng này hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán. Vì vậy, Cơ quan CSĐT cho rằng chưa có đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân liên quan tại Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank liên quan đến hành vi này.
Mặc dù vậy, việc nhận tiền gửi lòng vòng nói trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến danh tiếng, hoạt động kinh doanh của Vietbank, Kienlongbank khi những hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn bị phát hiện.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh trái phép, các công ty, ngân hàng dưới tay Bầu Kiên còn có một số giao dịch khác liên quan đến Ngân hàng Vietbank, Kienlongbank. Báo giáo Dục Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp tới quý độc giả ở những bài viết sau.
THEO GIÁO DỤC

PHAN CHÂU TRINH VÀ 10 BI AI CỦA DÂN TỘC

 Phan Châu Trinh (1872-1926) là bậc hào kiệt đi đầu trong vận động chấn hưng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, là nhà cách mạng xã hội, có tư tưởng dân chủ đầu tiên, là nhà văn hóa, một nhân cách lớn. Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.
Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo ngày hôm nay…
Phan Châu Trinh là người Việt Nam đầu tiên đã nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (Đổi chủ nhưng Dân vẫn là Nô lệ)… Để tránh điều này, ông đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Lời tiên tri của ông xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên, thâm căn cố đế. Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của ông. Dẫu sao, chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy trên đây của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc.
Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
THEO FB BÙI QUANG MINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét