Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bài đã bị gỡ: Lại một kiểu mất dạy!

Những thông điệp có khả năng làm sáng tỏ nghi án ngàn năm

Người Trung Hoa luôn tự hào và mạnh miệng tuyên bố rằng chính họ là người sáng tạo ra Hà Đồ, Kinh Dịch… Bất chấp không ít ý kiến, công trình nghiên cứu của nhiều học giả đặt nghi vấn về nguồn gốc thật của nó.

Một trong những nhà nghiên cứu luôn bày tỏ sự nghi ngờ đó chính là tác giả Viên Như. Ông đã từng có hàng loạt khám phá, phân tích và chứng minh lý thú xoay quanh các “nghi án ngàn năm” về chuyện các triều đình Trung Hoa song song với việc xâm lược Việt Nam bằng quân sự còn chú ý thực hiện hàng loạt kế hoạch tiêu diệt văn hóa Việt với nhiều thủ đoạn không thể tưởng.


Một trong các thủ đoạn thâm độc đó là xuyên tạc và bóp méo nhiều tác phẩm quan trọng của các danh nhân người Việt có tư tưởng và công trạng lớn lao trong việc dựng nước và giữ nước trước họa xâm lăng từ phương Bắc, được nhân tôn kính. Đồng thời bịa ra nhiều câu chuyện hư hư thật thật xung quanh cuộc đời của các danh nhân người Việt để bôi đen nhân cách của họ.
Tác giả Viên Như vừa cho công bố một loạt bài nghiên cứu chứng minh Hà Đồ, Kinh Dịch hoàn toàn là thành quả trí tuệ của người Việt cổ, tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. “Nói có sách, mách có chứng”, theo tác giả Viên Như toàn bộ các chứng cứ đều được ghi rõ trên mặt trống đồng cổ của người Việt.
Đây có lẽ là một nghi án văn hóa lớn nhất và dài nhất của nhân loại. Tác giả Viên Như tin tưởng rằng với những phát hiện mới và hệ thống chứng cứ của ông về những gì đã ghi lại trên mặt các trống đồng cổ của người Việt, cho phép ông khẳng định: Hà Đồ và Kinh Dịch 100% là của người Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả Viên Như cũng thừa nhận rằng: "Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của người phương Bắc".
Xin tri ân tổ tiên nước Việt đã dày công tạo nên trống đồng, với một ngôn ngữ kỳ diệu, đồng thời là một văn bản viết tay với những bằng chứng không thể biện bác, như là một sự tiên trị, chuẩn bị cơ sở cho hàng ngàn năm sau để cháu con làm sáng tỏ.

Xin chúc mừng tác giả..

Hữu Nguyên


Đã tìm thấy Hà đồ - Kinh dịch trên trống đồng Đông Sơn.
Viên Như 
Trước hết xin bàn qua chuyện RỒNG. Theo truyền thuyết con Rồng cháu Tiên thì Lạc Long Quân nói với Âu Cơ “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên… không ở với nhau được” Vậy giống Rồng là giống gì? Từ đâu mà có giống này? Tất nhiên là không phải con Rồng trong thần thoại rồi. Căn cứ vào câu chuyện thì ta biết rằng Lạc Long Quân là người Đồng bằng còn Âu cơ là người miền Núi. Chữ Rồng được hình thành theo cách sau : Lạc Long Quân là dân lúa nước, những mảnh đất nhỏ trồng lúa gọi là RUỘNG, miền trung gọi là rọn, còn tất cả những mảnh đất trồng lúa gộp lại thì gọi là ĐỒNG. Hằng năm những cơn mưa đến, nước từ trên trời trút xuống, trên nguồn đổ về dâng lên bao phủ cả bốn bề. Thậm chí người ta chẳng thấy mưa đâu, vì mưa nơi khác, nhưng bổng dưng họ chứng kiến những con nước cứ từ từ dâng lên, bò lên những cánh đồng, vượt qua những bờ đê, leo lên cả mái nhà, nó di chuyến khắp nơi, mà đã di chuyển được, bò đi được thì nhất định thuộc loài gì đó, con gì đó, nhưng không biết con gì, chỉ thấy nó trườn qua Ruộng qua Đồng nên người xưa mỗi lần thấy nước lên thì thông tin cho nhau là có con Ruộng Đồng tới, lâu ngày thành con Rồng theo quy luật giản lượt tự nhiên của ngôn ngữ khi đã nói nhiều, nói nhanh – lướt thành  RUỘNG + ĐỒNG = RỒNG. Chính vì vậy trong tâm thức người Việt, con rồng hết sức to lớn, luôn luôn gắn liền với nước, nên khi nước trên trời trút xuống thì họ nghĩ là có con rồng ở trên ấy, ngày ấy không có gì mạnh mẽ hơn sức mạnh của nước hay của rồng . Ngày nay khi nước lên ta vẫn gọi là nước ròng. Từ một con nước không có hình hài cụ thể nhưng do nhu cầu hiện thực, đã là con vật thì phải có hình tướng, nên về sau con rồng đã được mang một thân hình cụ thể với những chi tiết khác nhau, tùy theo mức tưởng tượng của mỗi dân tộc qua các thời đại, chỉ cái bản chất duy nhất của nó là không thay đổi mà thôi. Đó là sức mạnh.
Cũng như chữ RỒNG, trước khi tạo ra trống đồng, chắc chưa có từ TRỐNG, từ này chỉ xuất hiện sau khi trống đồng đã được sử dụng theo dòng chảy sau đây:
Như ta biết người Lạc Việt xưa là cộng đồng cư dân lúa nước, các vuông đất trồng lúa được gọi là ĐỒNG, từ này được thành lập bởi  đọc lướt từ ĐẤT + TRỒNG = ĐỒNG 同. Vì vậy khi làm ra khí cụ mà ta gọi là trống đồng người ta đặt tên là CÁI ĐỒNG, khi đánh CÁI ĐỒNG nó phát ra một âm thanh mạnh mẽ như con Rồng gọi là “ RỐNG” từ xa khi nghe thấy người ta bảo nhau rằng : ĐỒNG RỐNG, lướt thành ĐRỐNG rồi thành TRỐNG từ đó người ta gọi khí cụ ấy là TRỐNG ĐỒNG. Tất nhiên người Việt xưa đã có triết lý nòng nọc – âm dương rồi nên đã có CÁI ĐỒNG = dương, thì phải có cái âm nên họ làm tiếp cái khác để biểu trưng cho tượng này, cái đó gọi là CỒNG 共, Từ CỒNG, do đọc lướt từ CÁI + ĐỒNG = CỒNG. Về sau gọi một tập thể người gồm nam nữ là CỒNG ĐỒNG rồi thành CỘNG ĐỒNG  共 同 theo nguyên tắc âm dương như biểu í của con chữ.
Trống đồng là thành quả cao nhất của của cư dân Lạc Việt lúc bấy giờ, những gì được thể hiện trên trống đồng đã thể hiện điều đó, rỏ ràng tư tưởng, kỉ thuật và nghệ thuật đúc đồng lúc bấy giờ đã đạt đến trình độ uyên áo và tinh xảo. Tất nhiên để có được một thành quả như vậy đòi hỏi phải qua một quá trình lâu dài, không những chỉ là vấn đề kỉ thuật mà còn đòi hỏi người Việt phải làm việc tích cực cả cộng đồng để thống nhất tư tưởng, từ đó mới chọn ra được những ngôn ngữ nào thông qua hình ảnh, hoa văn để viết thành một cuốn sử bằng tranh trên trống đồng. Chắc chắn rằng tất cả những gì được đưa vào trống đồng đều có tiếng nói riêng của nó, chính vì vậy từ trước tới giờ đã có rất nhiều người nghiên cứu nhằm giải thích cái thông điệp mà tổ tiên người Việt gởi gắm trong đó. Giải thích thì nhiều nhưng dường như chưa có một lí giải nào có tính hệ thống đầy đủ hay nói khác hơn người ta chưa xâu chuổi được các thông tin thông qua hình ảnh trên trống đồng thành một câu chuyện hợp lí, thuyết phục, từ đó cung cấp cho hậu thế một cái nhìn tương đối về cuộc sống của ông cha ta lúc bấy giờ. Đây là một vấn đề lớn và chắc chắn các nhà nghiên cứu tâm huyết với cội nguồn dân tộc đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả vẫn chưa làm thỏa mãn được nhu cầu của dân tộc. Điều ấy là chuyện bình thường, vì những gì ghi lại trên trống đồng cách chúng ta cả mấy ngàn năm, chừng ấy thời gian thì mọi thông tin đã sai lạc, biến thái, nhưng chúng ta chỉ có thế, chỉ biết lần theo dấu vết của các thông tin từ các truyền thuyết và lịch sử mà tìm về cội nguồn, mà lịch sử thì biến động không ngừng nên đôi khi những gì ghi lại nó lại là bảng chỉ đường sai lạc dẩn ta về những kết quả không như mong đợi.
Với hiểu biết nhỏ bé của mình tôi cũng xin đưa ra đây vài giải thích về trống đồng. Tất nhiên là phải chọn loại xưa nhất theo xếp loại của các nhà nghiên cứu trống đồng, cụ thể ở đây là trống đồng Đông Sơn.
alt
http://www.vietnamvanhien.net
Mặt trống đồng Đông Sơn : Ngoài các hoa văn hình học, mặt trống có bốn vòng chính như sau :
1-      Vòng tròn hình ngôi sao hay mặt trời 14 tia, có cái 12, 10, 8, chuyện này ai cũng biết rồi, sống mà thiếu mặt trời thì làm sao sống được, cư dân lúa nước Lạc Việt cũng thế thôi. Vì có sự khác nhau đáng kể như vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đề nghị để chỉ thành phần bộ lạc tham gia đúc trống. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu sâu thêm. Riêng đối với các tam giác bên trong có biểu tượng mà theo tôi là cóc hướng về mặt trời, vì nhiều trống khác cụ thể bằng con cóc lên bề mặt. Tựu trung thì người Việt xưa thờ mặt trời. Vũ trụ quan và nhân sinh quan đều dựa trên khái niệm nòng nọc, âm dương hay cóc.
2-      Vòng có người, tả cảnh sinh hoạt của cộng đồng khi xong mùa. Ta thấy cảnh giả gạo, nhảy múa, thổi khèn, đâm trống, đánh cồng, có lẽ để cúng tế , vì có người đứng trước âu cầu mùa đang dang tay nói gì đó. (hình người ngưỡng mặt lên trên có con gà). Việc cúng tế nơi nào cũng giống nhau, nên hai âu cầu mùa đều giống nhau, còn hình người ngồi trong nhà như đang ăn uống, tuy nhiên số lượng người trong nhà và chim trên mái nhà khác nhau, điều này có thể nói lên là có nhiều gia đình đang vui chơi buổi xong mùa và có nhà thì một người hát, hò hay kể chuyện (một con chim), nhà khác thì mọi người cùng hát, hò (hai con chim). Con chim trên mái nhà theo tôi là biểu tượng cho âm nhạc vì vậy trên âu cầu mùa – chổ đánh cồng- của trống Hoành Hạ, cũng có hai con chim.
  altaltaltalt 
  Cầu nguyện Tổ tiên                  Tấu cồng                         Nhảy múa                        Hát đồng dao
3-      Vòng có hình các con gà và hươu. Đây là thú văn chỉ cho thấy rằng người Việt đã bắt đầu có ngôn ngữ hình tượng.
Theo tôi câu “ Nôm na là cha mách qué” là để chỉ về hình ảnh này. Câu này có thể giải thích như sau : 喃Nôm = chữ Việt,那Na = ấy (Hán) Nôm là Nớ = ấy, Cha = người làm ra = tác giả, Mách = Con hươu, ngày nay vẫn gọi hươu nai là con mang. Qué = con gà. Viết thành câu = Nôm nớ là cha mách qué. = Nôm ấy là người làm ra hươu gà. Ta có thể viết ngược lại “Chữ hươu gà ấy là chữ  Nôm.
A-    Chữ Qué - Ngày trước khi muốn làm việc gì quan trọng, người ta thường làm gà để cúng tổ tiên sau đó đem cặp giò đến ông thầy xem tổ tiên nhắn gửi thế nào, gọi là bói giò gà. Sở dĩ có tục bói gà là vì ngày xưa người Việt thấy con gà khi bới đất tìm thức ăn, để lại trên đất những vạch ngang dọc nên người ta đặt tên nó là quái 卦 nhưng để tránh trùng với các quái người ta gọi trại ra thành qué về sau thành quẻ. Người xưa nghĩ rằng con gà có khả năng biết về dịch lý nên đã vẽ ra những quẻ, nhằm nói lên những điều gì đó, vì vậy sau khi chết, cặp giò của nó là là nơi chứa các thông tin của các quẻ, qua các đường gân máu hiện ra nơi giò tượng trưng cho các quẻ hay những lời nói của tổ tiên. Thầy đoán căn cứ vào đó mà nói. Vì vậy ở vòng tròn nói về sinh hoạt của con người ta thấy có người đang ngưỡng mặt lên trời nói gì đó với qué (tổ tiên). Về sau người phương Bắc chiếm lấy đọc là kê 鷄. Biểu ý của chữ này cho thấy kê là loài chim – Điểu 鳥 biết đặt vấn đề - Hề 奚 = sao mà, sao thế.
B - Chữ Mách – Ngày xưa có lẽ trong các loài hoang dã có sừng, hươu là động vật người ta thường thấy nhất, vì nó hiền, không làm hại đến con người và dĩ nhiên là đối tượng bị con người săn bắn nhiều nhất lúc bấy giờ. Trong quá trình săn bắn người ta quan sát thấy con hươu hay cọ sừng vào gốc cây làm thành những vạch ngang, từ đó họ tin rằng con hươu cũng có khả năng vẽ ra những quẻ như con gà. Vì vậy sau khi ăn thịt họ tin rằng xương hươu có chứa thông tin các quẻ nên lấy một cái que nóng chọc vào xương cho nức ra -卜 Nôm = Bói, Hán = Bốc- , những đường nức đó xem như là lời nói của các quái, thầy bói tùy theo đường nức đó mà đoán, (biểu í của chữ quái 卦 đã cho thấy điều này). Trong hướng suy nghĩ này, về sau, khi đã phát triển chữ viết khá hoàn hảo, người Việt viết các lời đoán lên xương hươu. Cũng chính hình ảnh con hươu cọ sừng vào gốc cây này mà người Việt vẽ thành một chữ tượng hình 角 đọc là GỐC, như trong “gốc cây” có nghĩa là phần dưới của cây. Như vậy chữ 角 tuy là tượng sừng, nhưng nó là  đại diện cho xương hươu, chính vì vậy người Việt đã phát triển tiếp í tưởng này vẽ thành một chữ khác đó là chữ 觚CỌ, như trong “cọ xác 觚殼”(cọ lên cái cỏ ngoài) Hán đọc là CÔ, nghĩa hiện nay trong chữ Hán là cái thẻ tre để viết chữ, nhưng chiết tự ra ta thấy là dùng móng nhọn để cọ chữ lên xương hươu, cái mà ngày nay ta gọi là giáp cốt. Điều này đã được minh chứng qua giáp cốt văn mà các nhà khảo cổ, năm 1964, đã tìm thấy thành Ân Khư đời Thương (khoảng 1700 – 1064 TCN). Về sau người phương Bắc chiếm lấy rồi đọc là GIÁC với nghĩa là SỪNG, tuy nhiên âm GIỐC và GÓC đến nay vẫn còn, nhưng để chỉ góc cạnh. Tất nhiên họ thừa biết nghĩa của chữ ấy là gốc cây, nhưng họ chỉ lấy phần tượng hình con chữ là sừng, bỏ đi phần nguyên nhân ra đời của chữ tượng hình đó – từ nguyên- nhằm xóa bỏ nguồn gốc con chữ của người Việt, nhưng vẫn còn đó chữ cọ = 觚 . Vậy là người phương Bắc dấu đầu mà lại lòi đuôi.  Như thế ta thấy rằng chữ gốc 角, qué 鷄 là chữ Nôm như câu “Nôm na là cha mách qué” đã cho biết. Điều nay chứng minh rằng chữ vuông là chữ Nôm và nó có từ khi bình minh của con chữ tượng hình chứ không phải từ thế kỉ thứ 10 như ta biết; như vậy chắc chắn rằng chữ vuông mà người phương Bắc đã và đang dùng căn bản là chữ Nôm.
                               altalt
4 – Vòng có những con chim. Đây là điểu văn. Con chim lớn là con chim thuộc họ hạc như cò, vạc, diệc. Trên trống đồng có thể là con chim diệc, về cơ bản người Việt xưa cũng thấy khi cò, diệc ăn trên đồng, để lại những dấu chân trên những thảm bùn, do di chuyển qua lại nên các dấu chân chồng lên nhau, tạo ra nhiều quẻ khác nhau, người ta nghĩ rằng cũng như gà, hươu, diệc cũng biết quẻ, không những dưới đất mà loài  cò diệc, khi làm tổ trên cây thường tha những cái đoạn cây nhỏ, ta gọi là que, xếp  ngang dọc để làm tổ nên người xưa cũng nghĩ loài này, nói chung, đều biết quẻ nên lấy tên con diệc để làm biểu tượng cho loại ngôn ngữ siêu hình của họ, vì con diệc ngoài bản thân nó, nó còn có đủ yếu tố của cả hai con hươu, gà– trên trời, trung gian, dưới đất. Có thể từ đó mà có BA GẠCH . Về sau người phương Bắc lấy làm của họ đọc trại đi từ DIỆC thành DỊCH trong KINH DỊCH. Từ hình ảnh của con chim diệc người ta vẽ ra có chữ tượng hình 易  Diệc hay Dịch = thay đổi. Vì vậy cứ hình ảnh trên trống đồng, ta thấy những con chim diệc dang cánh bay, tất cả đều không thay đổi, nhưng bên dưới mỗi con thì có những con chim nhỏ cứ thay đổi dần theo hướng di chuyển của con chim lớn. Tất nhiên đó là nguồn gốc ban đầu chứ không phải là tất cả như Kinh dịch hiện nay, vì Kinh dịch hiện nay là thành quả của biết bao bộ óc minh triết qua mấy ngàn năm, nhưng nếu không có nguồn thì làm gì có sông.
alt                alt
Tất cả những hình ảnh trên trống đồng đều ngược vòng kim đồng hồ, có nghĩa là quay về. Ở đây là quay về hướng thần mặt trời, nghĩa bóng là quay về với cội nguồn.  Trong nghĩa đó, chữ nghĩa cũng để nói những chuyện trong quá khứ nên chữ vuông ngày xưa viết từ phải sang trái, trên xuống dưới là vậy.
Thân trống đồng : Chủ yếu hình thuyền, qua hình ảnh cho thấy người Việt cổ đã có kỉ thuật đóng thuyền khá cao. Hầu hết các thuyền trên trống đồng đều diễn tả sự chiến đấu gồm có các loại như sau :
alt
1 – Loại nhỏ . Có lẽ để đi câu hay tập kích.  
  alt  
2- Loại vừa. Chắc để tiếp vận lương thực.                                            
3 - Loại lớn.  
alt    alt
 A - Đang chiến đấu. Bắt tù binh.                        
alt
B – Rút lui có tù binh                                             
alt
Đặc biệt trên thạp Đào Thịnh có hình thủy chiến trực diện, quân Lạc Việt trên thuyền lớn đang hò reo chiến thắng. Chim ca reo mừng. Phe địch rút lui.
Các hình thú quanh thân các loại trống đồng, cá sấu, chồn, nai v.v. theo tôi chỉ để khắc họa các con vật quen thuộc với cư dân lúa nước thời ấy mà thôi.
Trống đồng Đông Sơn là báu vật quốc gia đúng như từ mà xưa kia ông cha ta đã nói – Bửu bối- Tư tưởng của những người làm ra nó rỏ ràng đã vươn tới tầm cao huyền diệu. Toàn bộ trống đồng được xây dựng với một bố cục hết sức chặc chẽ. Không những tổ tiên ta hết sức tài tình trong cách chọn lựa ngôn ngữ hình ảnh để chuyển tải í tưởng của mình, chim biểu tượng cho âm nhạc, gà biểu tượng cho ngôn ngữ tâm linh – hươu cho ngôn ngữ viết, diệc cho ngôn ngữ triết học siêu hình, mà còn tính toán xếp đặt làm sao có thể gợi í cho người đời sau có thể nhận biết được, ví dụ : Bằng cách lập lại nhiều lần, như chim trên nhà sàn, âu cầu mùa, đặc biệt là trong tình huống có tính xung đột như hình những con chim trên thuyền của người lạc Việt. Hai chiến thuyền sát nhau, vậy mà người xưa chỉ khắc họa cả bầy chim trên thuyền chiến thắng, với hình ảnh này dù trong im lặng nhưng ta có thể nghe thấy tiếng reo hò. Thêm vào đó nhận thức của họ về ngôn ngữ  phương hướng trong không gian phải nói là vô cùng kinh ngạc - Cách mà người xưa sắp đặt hình ảnh ngược chiều kim đồng hồ để chỉ sự hướng tâm cho thấy là họ đã có sức cảm thụ ngôn ngữ hình ảnh 2 D một cách chính xác. Nhưng quan trọng trên hết đó là cùng một hình ảnh, nhưng qua cách sắp đặc trí tuệ, nó vừa kể cho ta câu chuyện cuộc sống hơn 4000 năm trước, lại vừa kể cho ta một câu chuyện khác về lý âm dương tối quan trọng của nước Việt và chắc là của cả loài người.
Cũng với hình ảnh ấy trước hết với cái nhìn tổng thể thì ta thấy người xưa đã xây dựng một trật tự của vũ trụ hết sức khái quát, với một vòng tròn đồng tâm lớn tượng trưng cho vô cực, vì vô cực nên nó bao trùm hết tất cả vạn hửu. Trong vòng tròn lớn này có vòng trong nhỏ ở trung tâm, cái này người ta có thể thấy được, cảm nhận được như mặt trời, đó là thái cực, từ thái cực này mà sinh ra âm dương, nhị nghi - các hình tượng cóc phân hai trong tam giác hướng về thái cực -  Rồi từ trong vòng quay mênh mông của vũ trụ, trùng trùng điệp điệp – các hoa văn hình học khác nhau, từng vòng đồng dạng nối tiếp nhau vận hành quanh thái cực và nhị nghi từ đó sinh ra tứ tượng – Bốn ngôi nhà, biểu tượng cho Thiếu dương – thái dương – thiếu âm - thái âm - cái úp xuống, cái ngược lên, theo hình chày cối, trên ngôi nhà, chim cũng có chẳn lẽ, chỉ rỏ hai tượng âm dương, từ đây mà sinh ra bát quái- (hình con qué) - Hai nhóm đâm trống, mỗi nhóm bốn người. Như vậy là đủ cả  vô cực– thái cực- nhị nghi- tứ tượng – bát quái. Tiếp tới nhiên giới cũng thế, từng đàn  hươu qué theo nhau quấn quít, âm dương, dương âm, cứ thế mà quay mãi, nhưng có đổi thay bao nhiêu chăng nữa cũng không ngoài vòng vô cực, cái lớn lao huyền ảo đó được người xưa khắc họa bởi một vòng tròn bao trùm mọi thứ, với những hoa văn hình học khác nhau, nhưng đồng dạng nối nhau bao trùm thế giới.
Đó là cách nhìn trống đồng theo trật tự từ trong ra ngoài, giờ đây chúng ta xét trống đồng theo mặt phẳng với cái nhìn toàn bộ mặt trống đồng là thái cực, trong đó chia hai, nữa âm, nữa dương đối lập nhau, chúng ta mới thấy hết cái trí tuệ của tổ tiên nước Việt. Kẻ một vạch thẳng chia hai vòng tròn tại điểm đầu của đoàn người nhảy múa, ta thấy rỏ một nửa là dương, bảy người – số lẻ, nửa kia là âm, sáu người – số chẳn. Đây chính là hướng Nam, Bắc, Càn, Khôn. Căn cứ vào hướng bắc số 6, hướng nam số 7 ta tính theo hướng ngược chiều kim đồng hồ theo sự chỉ dẩn của trống đồng, ta có 8 ở phương đông, 9 ở phương tây , rồi Bắc 1, nam 2, đông 3, tây 4 từ đây ta biết đây là con số của Hà đồ. Mà như ngày nay ta biết trật tự đếm theo Hà đồ là ngược chiều kim đồng hồ. Trong dãy số này ta thấy không có số 5, từ đó ta biết biến số của nó là 5, vì nó ở giữa của số đếm từ 1-9 (cửu cung), Hai số âm dương -nhị nghi – tuy bắt đầu phân hóa nhưng vẫn còn đang quyến luyến trong tứ tượng 2 +4 = 6 (sáu con gà), nhưng rồi cũng phải tiếp tục con đường phân hóa làm ra tám quẻ, (tám con gà nữa). Đến đây xem như vương quốc vũ trụ của ông vua thái cực, cùng với quần thần 6+8 = 14 đã đầy đủ, như đã thể hiện tại trung tâm trống đồng (14 tia sáng).  Như đã nói trước số 5 thuộc trung ương, dĩ nhiên đã là trung ương (cung) thì 4 phương chổ nào nó cũng can dự được : 6-1=5, 7-2=5, 8-3=5, 9-4= 5 từ đó ta có 20 con hươu chạy vòng ngoài. Tuy nhiên chạy lui, chạy tới tính ngược, tính xuôi thì cũng nằm trong 9 cung, một âm, một dương làm thành 18 thao túng cả càn khôn, vũ trụ, ấy là 18 con chim diệc. Mấy ngàn năm qua người ta gọi là Tiên thiên bát quái. Khi người Việt di cư lên đến sông Hoàng hà chắc có lẽ  thấy nước chảy từ trên ấy xuống phía nam nên mới đổi khảm vào phương bắc, tạo nên một cuộc cách mạng tri thức rúng động mấy ngàn năm qua, gọi là hậu thiên bát quái. Đó là chuyện con người, còn vũ trụ vẫn thế, cũng với số 20 âm dương quấn quít ấy (tổng của chẳn và lẽ trong cửu cung), làm nên cái Lạc thư.
alt    altalt
Đến đây có lẽ phiên tòa “Cóc kiện trê” đã kết thúc, phần thắng thuộc về Cóc, một phiên tòa kéo dài chưa từng có trong lịch sử loài người, ít nhất cũng trên 5000 ngàn năm, với biết bao luật sư và luận sư, cùng quá nhiều nhân chứng, vật chứng giả vô cùng tinh vi, bên nguyên tưởng chừng như vô vọng, nhưng cuối cùng luật sư Nhái đã hoàn toàn có lý, một kết thúc có hậu cho công lí loài người. Có điều phiên tòa đã kết thúc, bản án đã có, nhưng để giải quyết được hậu quả mà vụ án này gây ra là không dễ. Biết được nỗi lo của Cóc. Luật sư nhái liền nói- “Thôi anh ạ, đây là phiên tòa danh dự, mà mình đã thắng kiện là được rồi. Từ nay anh hãy lấy bản án này làm đạo bùa chữa bệnh cho những người bị bệnh khom lưng, cúi đầu truyền kiếp, như thế là có ích lắm rồi, chứ anh nên nhớ Trê là loài có ngạnh, dây vào nó mệt lắm”. Cóc nghe nói. Ngước mắt nhìn trời, im lặng.
Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của người phương Bắc.
Các hình ảnh minh họa lấy từ trang http://chimviet.free.fr

Nhẫn tâm và vô cảm - bệnh mãn tính?

Công việc cần làm ngay lúc này là điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm, tiến hành xử lý kịp thời các thùng phuy chứa thuốc trừ sâu bị bục do thời gian, thuốc ngấm vào đất rồi vào nước sẽ gây nguy hiểm cho người dân cuối nguồn nước. Việc xử lý ô nhiễm đất đã là thứ xa xỉ, nếu xuống đến tầng nước ngầm thì chi phí xử lý ô nhiễm nước rất cao và thời gian xử lý kéo dài hàng chục năm.
Trong dịp tổng kết 15 năm "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch tổ chức cách đây ít lâu, một học giả, một nhà quản lý có tên tuổi đã khẳng định đại ý thất bại lớn nhất của chúng ta là thất bại trên lĩnh vực văn hóa.
Thói vô cảm: S.O.S
Có thể hiểu văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa ứng xử mà thói vô cảm trong ứng xử hàng ngày với đồng loại ở một bộ phận không nhỏ cộng đồng đã đến mức báo động. Rất nhiều những hành động nhẫn tâm, vô lương đã xảy ra gây chấn động tâm lý xã hội. Mà vụ Công ty Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa giấu dân, chôn hàng tấn thuốc trừ sâu độc hại xuống đất bao năm nay là ví dụ điển hình.
Thuốc trừ sâu nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi ở nước ta trên các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia đình, hiểu một cách nôm na là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng, sâu bệnh.
Tác dụng chủ yếu của thuốc trừ sâu làm gia tăng sản lượng trong nông nghiệp nhưng lại có mặt trái là làm tổn hại đến môi trường sinh thái (đất, nước, không khí), đặc biệt là sức khỏe của con người.
Thuốc bảo vệ thực vật thường được phân thành 04 nhóm chính:
Nhóm clo hữu cơ: Như Lindane, Endrin, Dieldrin, Andrin, DDT
Nhóm lân hữu cơ: Diazinon, Dimethoate, Methyl parathion.
Nhóm Carbamate: Furadan, Carbaryl. Nhóm cúc: Sumicidine, Cypermethrin ... Ngoài ra, còn một số nhóm nhỏ khác như nhóm các chất vô cơ, nhóm các chất điều hoà tăng trưởng côn trùng (IGR=Insect Growth Regulator) vv...
Trong 04 nhóm chính kể trên, thì nhóm clo hữu cơ có độ tồn lưu cao nhất trong môi trường và có khả năng tích luỹ trong mô mỡ của động vật. Các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm lân và carbamate có độc tính cấp cao nhưng độ tồn lưu kém hơn nhóm clo khá nhiều. Nhóm cúc dễ bị phân huỷ và ít độc với động vật máu nóng hơn 03 nhóm đầu.
Thuốc bảo vệ thực vật là chất thải nguy hại nên phải được cơ quan chuyên nghiệp có chức năng xử lý tiêu huỷ theo đúng phương pháp, không thể chôn lấp tuỳ tiện.


Các thùng phuy đựng hóa chất được chôn xuống đất hoặc vứt khắp nơi trên đất của công ty Nicotex

Từ lâu, nhờ có "tai mắt", người dân đã phản ánh các hiện tượng bất thường, các chỉ dấu về ô nhiễm môi trường do Công ty Nicotex Thanh Thái gây ra nhưng đều bị làm ngơ do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đến ngày 25/8 vừa qua, người dân trên địa bàn xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy) "bắt tận tay, day tận trán", ngăn chặn xe chở thuốc trừ sâu của Công ty Nicotex Thanh Thái chở 15 phuy chứa chất lỏng được xác định là hóa chất thuốc trừ sâu không có nhãn mác.
Người dân tiếp tục phát hiện nhiều bao bì và hàng chục thùng phi chôn lấp đã hoen gỉ ngấm hóa chất xuống lòng đất vv...Báo chí lên tiếng với dẫn chứng, người thực, việc thực không thể chối cãi, lúc đó mới thấy vai trò của một số cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương vào cuộc!
Những việc cần làm
Công việc cần làm ngay lúc này là  điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm, tiến hành xử lý kịp thời các thùng phuy chứa thuốc trừ sâu bị bục do thời gian, thuốc ngấm vào đất rồi vào nước sẽ gây nguy hiểm cho người dân cuối nguồn nước. Việc xử lý ô nhiễm đất đã là thứ xa xỉ, nếu xuống đến tầng nước ngầm thì chi phí xử lý ô nhiễm nước rất cao và thời gian xử lý kéo dài hàng chục năm.
Những nơi dân tự đào lên phát hiện ra chỗ chôn lấp thuốc trừ sâu thì phải đánh dấu bằng cọc, sơ đồ, rồi lấp lại ngay vì mùa mưa này chỉ cần đào lên gặp trận mưa to thì lan tỏa rất nguy hiểm, thậm chí ngộ độc cấp tính luôn. Ngay cả khi trời nắng mà đào lên để đó, thì mùi thuốc trừ sâu cũng lan tỏa rất xa gây ô nhiễm trong không khí.
Song song với việc xử lý ô nhiễm, nên cho phép Công ty Nicotex Thanh Thái bán ngay những sản phẩm còn giá trị sử dụng vì thuốc trừ sâu nếu để lại sẽ thành thuốc tồn lưu, thêm chi phí xử lý rất lớn. Cần đưa vụ việc ra tòa, có thể phải phong tỏa tài sản để đảm bảo chi phí xử lý ô nhiễm sau này.
Hành động của Công ty Nicotex Thanh thái đã bộc lộ thói tham lam, ích kỷ, vô trách nhiệm, tàn nhẫn và vô cảm, cho nên cũng dễ hiểu, khi sự phẫn nộ của người dân ở vùng quê nghèo Thanh Hóa lên đến tột cùng. Đương nhiên là phải truy cứu đến cùng trách nhiệm của những người quản lý Công ty Nicotex Thanh Thái và có biện pháp trừng phạt và xử lý triệt để các hậu họa của việc ô nhiễm môi trường.
Nhưng nếu chỉ có thế thôi vẫn chưa đủ, bởi thói vô cảm đã trở thành căn bệnh trầm kha ở xã hội ta, mà nó lại có căn nguyên từ "lỗi hệ thống" đang gậm nhấm những giá trị đạo đức nhân văn truyền thống của dân tộc. Nền giáo dục, văn hóa của chúng ta cần phải nhanh chóng được đưa lên bàn mổ để làm đại phẫu thuật, mới mong sửa được tận gốc "lỗi hệ thống" ấy!
Tô Văn Trường
(Tuần VN)

Vụ chôn thuốc sâu: 1 xã có 957 người bị ung thư, thần kinh, hỏng mắt...

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, ngày 9.9, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Yên Lâm, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã tổ chức họp mở rộng ở các thôn để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, sau đó tập hợp ý kiến gửi lên cơ quan chức năng kêu cứu về việc Cty Nicotex chôn thuốc sâu xuống đất có thể đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.

Qua tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của 10 Ban công tác mặt trận thôn cho thấy: Từ năm 1997 trở lại đây, nhân dân đã phải chịu sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều bệnh nan y đã xuất hiện, ảnh hưởng đến chăn nuôi phát triển kinh tế của nhân dân khu vực lân cận. Cử tri đã nhiều lần đề xuất ý kiến, kiến nghị tại các hội nghị tiếp xúc cử tri đến các đại biểu HĐND và đại biểu QH nhưng chưa được giải quyết, khắc phục.

Vụ chôn thuốc sâu: 1 xã có 957 người bị ung thư, thần kinh, hỏng mắt...

Cũng theo thống kê của 10 Ban công tác mặt trận trên thì từ tháng 7.1997 đến ngày 9.9.2013, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Yên Lâm - địa phương nằm ngay phía dưới Cty CP Nicotex Thanh Thái, nơi vừa bị người dân phát hiện vụ chôn hàng chục phuy thuốc sâu dưới lòng đất - đã có 957 người bị các bệnh ung thư, thần kinh, u bướu, mất khả năng sinh con, trẻ con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh…

Tại buổi họp trên, các kiến nghị của nhân dân đều cho rằng: Đến nay sự việc đã được phơi bày rõ ràng, Cty Nicotex chôn hóa chất độc hại xuống lòng đất ở khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt của cả một vùng rộng lớn là việc làm có chủ tâm, có kế hoạch cụ thể. Những vị lãnh đạo Cty Nicotex là những người hiểu rõ nhất các quy trình xử lý nghiêm ngặt của loại hóa chất độc hại này; tuy nhiên, họ đã phớt lờ quy định, cố tình chôn chất độc xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường, đó chính là tác nhân của những những căn bệnh hiểm nghèo cướp đi mạng sống của biết bao con người dân.

Người dân đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ vụ việc, xử lý trách nhiệm của những người thực hiện việc chôn hóa chất độc hại xuống lòng đất, những người bao che tiếp tay, che giấu sự thật... Sớm có kết luận để thông báo cho mọi người được biết; đem lại lòng tin cho nhân dân. Đề nghị đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của Cty Nicotex đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy. 
(Lao động)

Hùng Anh - Con tôi phấn đấu thế nào để được chọn "đi khai giảng"?


Ngày 5-9 - ngày khai giảng, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, nhưng tôi phải đôn đáo đưa con đi gửi vì con không được chọn đến trường... dự lễ khai giảng.
Cứ đến mỗi mùa thu về, đúng ngày 5-9 đi qua các trường nhìn cờ hoa rực rỡ, nghe tiếng trống trường... bỗng dưng lòng tôi cũng thấy nao nao rộn ràng, nhớ lại những ngày đi học. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi cũng chia sẻ cảm xúc như vậy khi đi qua một ngôi trường, khi được đưa con đến dự lễ khai giảng.
Đọc báo, xem ti vi thấy có trường ở Hà Nội chật hẹp, thiếu sân chơi, tất cả học sinh phải xếp hàng dưới lòng đường để dự lễ khai giảng. Hay ở Lào Cao Yên Bái, vì lốc xoáy, sạt lở mà không tổ chức khai giảng đúng 5-9, nhưng thầy cô và học sinh cùng nhau dọn dẹp chuẩn bị để tổ chức lùi lại vào ngày sau đó... Còn trường con tôi học ở trung tâm TP.HCM, mới xây lại khang trang, sân trường rộng thênh thang nhưng rất nhiều cháu đã không được dự khai giảng.
Phụ huynh cũng không được thông báo hay giải thích tại sao cô bé cùng lớp cạnh nhà được còn con em họ không được đi dự lễ khai giảng. Đi dự lễ bế giảng thì “con phải nằm trong số 15 bạn điểm tổng kết cao nhất lớp”. Năm nào con tôi cũng đủ tiêu chuẩn được dự bế giảng, nhưng khai giảng thì không? Tiêu chí gì được chọn đi dự lễ khai giảng cho con tôi phấn đấu?
Khi được hỏi lý do, cô giáo chủ nhiệm trả lời “sân trường rộng nhưng nắng nóng lắm anh ạ, cây cao thì ít, thuê dù che hết cả sân thì trường không đủ kinh phí... ”! Nhưng nhìn con về buồn thông báo con giơ tay mà cô không chọn đi khai giảng mà thấy buồn và thương con...
Không lẽ trường mới xây, còn thiếu cây xanh che bóng mát nên đã quy định mỗi lớp chỉ được chọn 10 học sinh đi dự khai giảng hay bế giảng (trừ khối đầu vào và đầu ra)?
Cũng không biết đây là chủ trương của Ban giám hiệu trường con trai tôi hay là của Sở mà một số trường khác cũng cùng cách tổ chức ngày hội đến trường của học sinh như vậy?!
Đã 3 năm con tôi không biết khai giảng là gì. Không biết có phải do các thầy cô giáo chưa bao giờ phải xa môi trường nhà trường, đã quá quen hoặc nhàm chán với ngày khai giảng, bế giảng nên cảm thấy những ngày lễ hội của học sinh là ngày bình thường, tổ chức gọn nhẹ an toàn sao cho xong? Không biết các cháu học sinh chỉ được dự vài lễ khai giảng cho xong trong cả 12 năm đi học thì sau này, ký ức và cảm xúc khi đi qua mỗi mùa khai trường sẽ như thế nào?
Tuy chất lượng chuyên môn nhà trường khá cao, các thầy cô tình cảm tận tình với học sinh, tâm huyết thực sự với nghề nhưng không lẽ con đến trường chỉ để học và học, để thi và lên lớp rồi nghỉ hè?
Những năm tháng cùng các hoạt động nhà trường bên thầy cô bạn bè là một phần ký ức tuổi thơ. Nhà trường là nơi cho con kiến thức và những niềm vui để xây dựng hình thành tâm hồn tình cảm, cho trẻ phát triển toàn diện.
Thiết nghĩ, nhà trường gặp khó khăn, thiếu sáng tạo vận động trong công tác tổ chức các hoạt động cho học sinh thì nên cởi mở, công khai chia sẻ thông tin với phụ huynh để cùng chung tay lo cho các cháu. Ban phụ huynh lớp hay trường cũng phải do chính những phụ huynh nhiệt tình tâm huyết xung phong làm chứ không phải Ban phụ huynh do cô giáo chỉ định, rồi cả năm chỉ biết thu tiền quỹ cho các cháu liên hoan.
Mỗi ngày lễ, hoạt động của nhà trường khi cùng có tâm, cùng suy nghĩ lo cho mỗi con trẻ thì sẽ có những lễ hội vui ý nghĩa, đồng thời sẽ gắn kết thầy cô, phụ huynh và học sinh.
HÙNG ANH (hunganh752@...)
(Tuổi trẻ)
 

Phạm Nhật Bình - Đã đến lúc bỏ đảng chưa?

Trong những năm đói liên tục ngay sau 1975, người dân khắp nơi, đặc biệt trong Nam, ráng cười với nhau qua câu: sẽ có ngày “sao dzàng bảng đỏ” khắp nơi (tức sẽ có ngày "sang giàu bỏ đảng" khắp nơi). Tuy có phần hả hê khoái chí nhưng bà con mình hồi đó phải ngó trước nhìn sau, nói nho nhỏ, và cười thì thầm. Phải mất đến 47 năm sau, mới có một người dám nói lớn, nói công khai cho toàn dân nghe, nói bằng giấy trắng mực đen, nói từ giường bệnh của mình. Ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi các đảng viên CSVN hãy mạnh dạn bỏ đảng.
Thật ra không phải bây giờ mới có đảng viên bỏ đảng hay bàn đến chuyện hãy cùng nhau vì nước bỏ đảng. Trường hợp có thể coi là điển hình đầu tiên sau 1975 là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (1930- 2006). Bà từng làm Bộ trưởng Y tế của chính phủ CMLTMNVN. Sau 1975, bà nhận ra: “Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.” Không khí bao trùm những năm tháng thời đó vô cùng ngột ngạt nhưng bà vẫn nhất quyết đệ đơn chính thức ra khỏi đảng. Khi các thuyết phục và nỗ lực lấy gia đình bà ra hăm dọa không thành, ông Lê Đức Thọ chấp thuận cho bà ra khỏi đảng nhưng cấm tiết lộ với bất cứ ai trong vòng 10 năm.
Trường hợp điển hình thứ nhì của những người chọn lương tâm thay vì chọn đảng CSVN, một khi đã nhìn ra sự thật, là ông Nguyễn Hộ và các bạn hữu của ông trong Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ ở Sài Gòn, như ông Hồ Trung Hiếu, Bác sĩ Đỗ Thị Văn, ông Đỗ Trung Hiếu, v.v... Họ chọn cách bỏ đảng bằng việc tham gia vào những hành động mà họ biết chắc sẽ bị khai trừ. Hành động mà họ chọn là nói lên sự thật về tình trạng đất nước, về khát vọng dân chủ và tự do của dân tộc.
Cách bỏ đảng ấy tiếp tục nơi ông Trần Xuân Bách, tướng Trần Độ, cựu đại tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính,... của các thập niên trước, kéo dài đến những con người rất can đảm như cựu trung tá Trần Anh Kim, nhà văn Phạm Đình Trọng, cựu chủ nhiệm trường đảng Vi Đức Hồi, kỹ sư Nguyễn Chí Đức... của ngày hôm nay.
Nhưng có lẽ ông Lê Hiếu Đằng và các bạn đồng chí hướng của ông là những người vẽ ra con đường trách nhiệm rõ nhất và cụ thể nhất cho những đảng viên Cộng sản còn lại:
- Ông Đằng đặt câu hỏi: “Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị Đảng CS bức tử phải tự giải tán.” Vì theo ông, "“Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập: lập pháp, hiến pháp, tư pháp độc lập. Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới.”
- Tiếp liền theo đó, ông Hồ Ngọc Nhuận trong một bài viết mang tên Phá xiềng đã mạnh dạn kêu gọi: "Các bạn đảng viên cộng sản thật sự yêu nước, từng cả đời dấn thân đấu tranh vì lý tưởng độc lập Tổ Quốc, tự do dân chủ và nhân đạo, nhưng ngày càng nhận thấy đã bị đảng mình phản bội, mà số này là rất đông, hãy mạnh dạn dứt khoát đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới.”

trandangthanh.png

Ảnh minh hoạ của Dân Luận

- Họ có cùng nhật xét về lý do bỏ đảng như ông Nguyễn Chí Đức: “Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình v.v… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản, chán ngán với hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền….. Một nghịch lý, tuy Đảng rất đông thành viên nhưng nó đã mất lý tưởng, đại đa số đảng viên đã xa rời cương lĩnh của Đảng do chính họ viết ra.”

- Họ cùng chia sẻ ước mơ của ông Nguyễn Trung trong bài viết Hoang tưởng và hiện thực: “Thông qua thay đổi hòa bình, đưa đất nước thoát khỏi trạng thái nhiễu nhương tê liệt hiện nay, mở ra cho đất nước một thời kỳ phát tiển mới.” Vì “Trên đời này chẳng có chủ nghĩa nào hay cuộc cách mạng nào, cũng chẳng có công nghiệp hóa - hiện đại hóa nào có thể lôi dắt đất nước ta ra khỏi quá khứ gian truân dằng dặc từ hai thế kỷ vừa qua và của bảy thập kỷ qua để đi tới Hạnh phúc – Văn minh mà chỉ có con đường của tự do dân chủ để phát triển.”

Nhưng có một điều cho tới giờ cả 4 vị trên và nhiều người can đảm đi đầu khác chưa đề cập đến, đó là câu hỏi: Còn cái sổ hưu thì sao?

Càng ngày lãnh đạo đảng không những càng không che đậy ý đồ dùng sổ hưu làm xích trói mà còn thường xuyên cho những cán bộ như Đại tá - Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đăng Thanh đi dứ sổ hưu vào mặt đảng viên với lời cảnh cáo báng bổ: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây.”

Nhưng thử nhìn lại sợi dây xích này. Trước hết, đại đa số đảng viên Cộng sản hiện nay không có và không cần đến sổ hưu. Ngay cả các đảng viên lớn tuổi cũng không hẳn ai cũng có sổ hưu. Hơn thế nữa, nếu không từng là các quan chức cỡ lớn thì cái gọi là sổ hưu chưa hề đủ để đảng viên sinh sống. Hầu hết các đảng viên có sổ hưu vẫn phải sống nhờ con cháu.

Trong khi đó, như đang thấy ở hầu hết các nước dân chủ, khi lòng nhân bản trong xã hội được phục hồi, khi nhân phẩm của từng con người được đề cao và được luật pháp nghiêm minh bảo vệ, và nhất là đối với trường hợp Việt Nam, khi truyền thống đùm bọc lẫn nhau "nhiễu điều phủ lấy giá gương" của dân tộc được sống lại, thì chắc chắn trong xã hội mới đó, không một một thành phần nào bị bỏ rơi, dù già, dù trẻ, dù kinh, dù thượng,... Mọi con dân Việt không phải sống bám vào một đảng phái, một nhóm lợi ích nào. Họ, đặc biệt những công dân lớn tuổi, đương nhiên được hưởng các chính sách an sinh xã hội của chính phủ và được luật pháp hóa hẳn hoi như đang thấy tại các nước dân chủ, văn minh.

Nhưng để tiến tới được xã hội mới đó, bước đầu tiên là phải dứt bỏ sợi giây xích "sổ hưu" hiện nay. Vì để được số tiền nhỏ nhoi đó, nhiều đảng viên lớn tuổi đã và đang bị đảng buộc phải làm những chuyện trái với lương tâm: từ những buổi đấu tố tại các tổ dân phố đối với các ứng viên tranh cử độc lập hay các nhà hoạt động dân chủ cho tương lai đất nước; đến việc kéo nhau đi đóng kịch, ngồi cho kín các hàng ghế tại các buổi "xử công khai" trong các vụ án chính trị; đến các buổi "khuyên bảo" tại nhà những người yêu nước hãy đừng lên tiếng phản đối nước "Trung Quốc anh em" nữa; đến các lệnh phải đi chửi mướn trong vai "dân tự phát" trước các nhà thờ, đền chùa, thánh thất,...

Ngày nào gỡ được sợi xích sổ hưu và bỏ đảng lại phía sau, ngày đó, giá trị của danh dự , lương tâm và ý thức trách nhiệm sẽ sống lại trong từng con người:

- Trách nhiệm đối với sự tồn vong của dân tộc. Mức độ báo động đang gia tăng từng ngày. Giới lãnh đạo đảng nay không chỉ đã chấp nhận mất biển đảo tổ quốc (đàng sau những phản ứng chiếu lệ và các màn kịch mua vũ khí, tổ chức hội thảo,...) mà còn đang mở cửa choTrung Quốc vào dựng thêm các khu biệt lập tại những vùng đất hiểm yếu trên khắp nước Việt Nam; cùng lúc với việc tập cho người Việt quen dần với sự tiến sâu của quyền lực Trung Quốc vào lãnh vực kinh tế và văn hóa Việt Nam. Chúng ta có nên tiếp tay cho đảng tiếp tục con đường này không?

- Trách nhiệm đối với những đồng đội đã nằm xuống. Không những tên tuổi của họ đã bị tẩy rửa khỏi sử sách, mồ mả của họ bị đập phá, mà những hy sinh xương máu của họ cho chủ quyền và độc lập tổ quốc đang bị phản bội. Hàng triệu những cái chết ở tuổi thanh xuân và tật nguyền suốt đời ấy đang trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Chúng ta có nên tiếp tay cho đảng tiếp tục con đường này không?

- Trách nhiệm đối với cháu con. Tại thời điểm này khó còn có ai tin rằng nạn tham nhũng sẽ thôi gia tăng - chứ chưa nói gì đến giảm xuống hay chấm dứt; Khó còn có ai tin rằng hệ thống giáo dục, y tế sẽ không tiếp tục tệ hại thêm; Khó còn có ai tin rằng công an sẽ không ngày càng một đông hơn, hung tợn hơn, và trấn lột dân bạo dạn hơn;... Và nạn nhân của tất cả tai ách đó là chính các con, các cháu của từng người đảng viên trong những thập niên trước mặt, khi mà những người đảng viên đó đã đi xa khỏi thế gian này. Chúng ta có nên tiếp tay cho đảng tiếp tục con đường này không?

Nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là những trách nhiệm đối với chính mình. Đã đến lúc những người đảng viên không rời bỏ đảng sẽ cùng chia tội bán nước với đảng. Lịch sử của dân tộc chắc chắn sẽ ghi rõ tội bán nước của đảng CSVN hôm nay. Nhưng gia phả của từng dòng họ và trí nhớ của từng gia đình cũng sẽ ghi nhận những vết nhơ: có cha, mẹ, ông, bà là đảng viên CSVN tới tận ngày chết.

So với những năm tháng đã qua, có lẽ hiện nay là thời điểm thuận lợi nhất để bỏ đảng, về đồng hành với dân tộc. Sau nhiều năm tháng tranh cãi và đắn đo, chưa bao giờ dân tộc chúng ta sẵn sàng đón nhận nhau, gạt qua quá khứ vì những hiểm họa hiện tại và tương lai đất nước như hiện nay. Một lý do chính là vì phần lớn dân tộc đã cùng nhận ra chúng ta, kể cả các đảng viên Cộng sản, kể cả các chiến sĩ ở 2 bên trận tuyến trước 1975, và các thế hệ từ đó đến nay đều là nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản và của cỗ máy chuyên chính Lênin-Stalin-Mao trên đất nước.

Những cảnh rời bỏ đảng sẽ bị cô lập và hành hạ cho đến chết cũng không còn nữa. Ngược lại, những tiếng nói can đảm kêu gọi cùng nhau công khai vì nước bỏ đảng đang nhận được sự thán phục, quí trọng, và đùm bọc của nhiều tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước.

Đã quá đủ cảnh làm ngơ chấp nhận sự hiện hữu của một cơ chế lạc hậu, tàn ác, nhất định dìm cả dân tộc trong lạc hậu đói nghèo chỉ vì lợi riêng của một số gia đình ở thượng tầng. Và đối với nhiều đảng viên lớn tuổi, cũng không còn nhiều thời gian để trả lời món nợ lương tâm. Xin hãy để lại cho con cháu những hình ảnh đáng kính về lòng can đảm, yêu nước, yêu dân tộc của cha, mẹ, ông, bà.

"Vì nước bỏ đảng" phải chăng là tiếng gọi thiêng liêng nhất hiện nay của tình yêu tổ quốc?
(Dân luận)

Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Gặp Phái đoàn EU trước thềm đối thoại nhân quyền

Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.

Chiều ngày 10/9, 5 thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã có cuộc gặp với đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam để đưa bản Tuyên bố 258 và trao đổi về tình hình nhân quyền trong nước. Đáng chú ý là cuộc gặp này diễn ra ngay trước phiên đối thoại nhân quyền 2013 giữa EU và Việt Nam.

Véronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS, tương đương với một Bộ Ngoại giao chung của EU), vừa đến Hà Nội để bắt đầu đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam. Đối thoại nhân quyền năm nay diễn ra vào ngày 11/9, và bà đã dành riêng cho các blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam một cuộc gặp chính thức.

Tham dự cuộc gặp, ngoài bà Véronique Arnault, còn có một số quan chức cấp cao của EU: bà Delphine Malard, Cố vấn thứ nhất, phụ trách Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; ông Juan Jose Almagro Herrador, cố vấn Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; ông Konstantin Von Mentzingen, quan chức về Việt Nam và Đông Nam Á; và bà Rose Ieremia, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam. (Hy Lạp cùng với Ireland và Litva giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 2013-2014).

Phó Đại sứ Thụy Điển Elenore Kanter, người từng tiếp các blogger Việt Nam trong cuộc gặp “nghẹt thở” ngày 7/8 khi 5 blogger phải khó khăn lắm mới qua được hàng rào an ninh để vào Đại sứ quán, cũng tham dự.

Phía Mạng lưới Blogger Việt Nam có 4 blogger với đầy đủ đại diện từ ba miền đất nước: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Chí Tuyến (Hà Nội), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm, ở Nha Trang), Châu Văn Thi (blogger Yêu Nước Việt, ở Sài Gòn).

Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ có bài tường thuật chi tiết về cuộc gặp này với Phái đoàn EU.
Đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam và phái đoàn EU trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam
Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam

EU tổ chức đối thoại định kỳ về nhân quyền với hơn 30 nước ngoài EU. Mỗi cuộc đối thoại đều được tiến hành căn cứ vào Nguyên tắc chung của EU về đối thoại nhân quyền.

Các vấn đề đưa ra trong mỗi cuộc đối thoại được quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc diện ưu tiên thì sẽ luôn ở trong chương trình nghị sự của mỗi cuộc đối thoại. Đó là việc ký, phê chuẩn và thực hiện các công ước nhân quyền quốc tế, hợp tác với các thủ tục và cơ chế nhân quyền quốc tế, chống tra tấn, xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm quyền trẻ em, quyền phụ nữ, tự do biểu đạt và vai trò của xã hội dân sự.

Tham gia đối thoại là các quan chức nhà nước về nhân quyền, bao gồm cả đại diện từ các cơ quan chức năng như quốc hội, bộ tư pháp, bộ nội vụ, công an, thi hành án, v.v. Đối thoại giữa EU và các tổ chức xã hội dân sự ở nước sở tại thường diễn ra song song, bên lề những cuộc đối thoại cấp nhà nước.

Ngay sau cuộc gặp với Mạng lưới Blogger Việt Nam, Phái đoàn EU đã tiếp tục gặp gỡ (không chính thức) một số quan chức, để chuẩn bị cho đối thoại nhân quyền chính thức vào ngày 11/9.

Mạng lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com

Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động

Mục đích: Chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy, nhóm “Tuyên bố 258” chỉ là một thiểu số ít ỏi phản bội lợi ích dân tộc, mạo danh cộng đồng/dân tộc, lừa bịp dư luận làm những việc tổn hại nghiêm trọng đến lòng tự tôn dân tộc, trái với pháp luật quốc tế, chia rẽ tinh thần đoàn kết của dòng máu Lạc Hồng, khiến cho cộng đồng và các tổ chức quốc tế hiểu sai, ấn tượng xấu về con người Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ, các blogger/facebooker tham gia ký tên vào “Phản bác Tuyên bố 258” để chúng thấy được sức mạnh cộng đồng, phơi bày sự lạc loài, lật tẩy các thủ đoạn đen tối của những kẻ luôn mạo danh “nhân dân”, “người yêu nước”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”…, chứng minh cho các quan thầy/nhà tài trợ cho chúng hãy từ bỏ ảo tưởng/tham vọng hão huyền.
 

Hình thức ký tên: các bạn gửi chữ ký ủng hộ “Phản bác Tuyên bố 258” từ chính địa chỉ thư điện tử trên blog/facebook của các bạn xin gửi về địa chỉ thư điện tử Phanbactuyenbo258@gmail.com với tên, tuổi thực, đường link địa chỉ blog/facebook. Hoặc làm điền theo biểu mẫu: http://tinyurl.com/phandoituyenbo258. Chúng tôi khuyến khích các bạn viết tâm sự, chia sẻ về sự kiện này để chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn nữa cho nhau.

Thời gian ký tên: từ 14h ngày 10/9/2013 đến 24h ngày 30/9/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách gửi tới thư điện tử của các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội Việt nam, các ĐSQ nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế cũng như phổ biến rộng rãi trên các trang mạng, facebook/blog.

Minh Diện - Kêu oán hay báo oán

Bị cáo ngoài năm mươi tuổi, người thấp đậm, khuôn mặt bì bì, xám như chì, cặp mắt ti hí như mắt rắn ánh lên tia sáng khô lạnh và nham hiểm. Ông ta vênh mặt lên xoáy cặp mắt ấy vào Hội đồng xét xử, đối đáp lại từng câu hỏi, dằn giọng bác lại từng kết luận của cơ quan điều tra, khẳng định mình vô tội. Cả khi Hội đồng xét xử đưa nhân chứng, vật chứng ra ông ta cũng không chấp nhận, cho rằng vật chứng ngụy tạo, hoặc đã bị đánh tráo và nhân chứng bị mớm cung. Hội trường lớn nơi mở phiên tòa được bảo vệ rất nghiêm ngặt, không khí căng thẳng như sợi dây đàn.
Ngoài những người có liên quan và đại diện chính quyền, đoàn thể không ai được bén mảng tới. Phóng viên các báo, đài phải có thẻ đặc biệt. Phía sau hội đồng xét sử, chỉ cách một bức ngăn, bí thư tỉnh ủy, giám đốc công an, viện trưởng viện kiểm sát tỉnh, đại diện viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao trực tiếp theo dõi, chỉ đạo phiên tòa sơ thẩm đồng thời chung thẩm đặc biệt nghiêm trọng ấy.
Mười Vũ, nguyên đại tá giám đốc công an tỉnh, một người từng được ca ngợi như một anh hùng, giờ đứng trước vành móng ngựa. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, từ năm 1978 đến 1979, lợi dụng chức vụ quyền hạn, Mười Vũ và đồng bọn đã tổ chức người trốn đi nước ngoài. Khu vực Hồ Cốc, Bình Châu, Lộc An là những địa điểm Mười Vũ đã “bán” cho một số người Hoa sử dụng làm bến bãi vượt biên. Bọn này thành lập đường dây móc nối người muốn trốn ra nước ngoài,thu vàng nộp cho Mười Vũ, rồi thuê tàu vượt biển. Những chuyến tàu nửa bí mật nửa công khai do Mười Vũ bảo kê bằng cái gọi là “Chiến dịch X” xuất phát từ Bình Châu, Hồ Cốc, Lộc An liên tục đưa người trốn ra nước ngoài.
Trong thời gian gần hai năm thực hiện “chiến dịch” Mười Vũ và đồng bọn đã thu được hơn nửa tấn vàng. Số vàng đó thật giả thế nào, đi đâu không rõ , chỉ biết Mười Vũ và đồng bọn thả sức ăn chơi sa đọa, và có tên cất giấu riêng hơn 1.000 cây vàng.
Hàng ngàn người đã nộp vàng vượt biên theo con đường bán chính thức ấy, nhưng không phải ai cũng tới được bến bờ tự do như mơ ước. Có người bị chặn bắt ngay trên đường đến Hồ Cốc, Bình Châu, Lộc An, có chuyến tàu rời bến không xa thì bị bắt. Thậm chí có chuyến tàu mấp mé hải phận quốc tế vẫn bị bắn chìm, hàng trăm thuyền nhân bị vùi xác dưới biển sâu. Những thủ đoạn đê tiện,tàn nhẫn và độc ác đó đều do bọn Mười Vũ lợi dụng quyền lực sẵn có ,thực hiện bằng nghiệp vụ chuyên môn rất bí mật lạnh lùng.
Những người sống sót đã lên tiếng trên báo chí nước ngoài và viết thư gửi về nước tố cáo tội ác cùa Mười Vũ và đồng bọn. Có thư viết : “ Oan hồn những người dù chìm dưới đáy biển sâu cũng sẽ vượt lên đòi nợ máu!”
Chính từ những lá thư ấy, chốn “thâm cung bí sử” mới hé mở , và Mười Vũ mới bị lôi từ trên chiếc ghế giám đốc công an ra vành móng ngựa.
- Tôi làm theo mệnh lệnh cấp trên!
Mười Vũ nhắc đi nhắc lại như vậy. Nhưng chả ai thèm để ý đến lời ông ta.
Khi tòa cho nói lời sau cùng, khuôn mặt Mười Vũ biến sắc, không câng câng vênh váo như ngày đầu mà cúi gằm, nhợt nhạt như sáp ong. Cặp mắt ông ta đờ đẫn không còn chút tinh anh nào . Ông ta chới với như người sắp chết đuối quờ quạng tìm chiếc cọc, thét líu lưỡi :
- Tôi bị oan! Anh Hai cứu em!
Không ai đáp lại lời kêu cứu của Mười Vũ.
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.
Tôi gặp ông Tư, ông Năm và vài người ở hành lang hội trường. Họ kể, Mười Vũ quê ở Long An là con của ông Chín. Gia đình ông Chín có mấy mẫu ruộng , lại có nghề buôn chuyến. Ông thường chở chiếu cói ở Long Định ngược sông Vàm Cỏ lên Gò Dầu, Trảng Bàng bán rồi mua nông sản về. Mười Vũ hồi nhỏ theo cha trên những chuyến ghe xuôi ngược sông nước ấy.
Sau cách mạng tháng tám 1945, Mười Vũ tham gia công an xã. Nhờ nhanh nhẹn hoạt bát và tính gan lì, nên tiến bộ nhanh. Năm 1949, Mười Vũ đã được đề bạt chức phó đồn công an huyện Long Định.
Ngày đó Long Định thuộc tỉnh Chợ Lớn, địa bàn phức tạp , Việt Minh hoạt động đan xen với chính quyền Nam Kỳ tự trị và các tổ chức đảng phái , tôn giáo. Mười Vũ quen sông nước, thường chặn bắt ghe buôn bán của dân trên sông Vảm Cỏ ăn hối lộ.
Việc làm mờ ám của Mười Vũ đã bị đồng chí huyện đội trưởng phát .Mười Vũ liền bàn bạc với trưởng công an, người cùng hội cùng thuyền, từng ăn nhậu bằng tiền nhận hối lộ của Vũ, dựng lên vụ án “Đại Việt quốc dân đảng” và trực tiếp phá án. Huyện đội trưởng bị bắt, bị giết oan.
Năm 1954, Mười Vũ tập kết ra Bắc, tham gia đội cải cách ruộng đất , rồi lảm đội phó đội trị an một tỉnh miền núi. Một đêm vào rừng săn thú, Mười Vũ đã bắn chết đội trưởng. Vụ án bị chìm vì Mười Vũ khai bắn nhầm và vợ của đội trưởng làm đơn bãi nại. Chỉ đến khi Mười Vũ đi B, mới lộ chuyện quan hệ giữa Mười Vũ và vợ người đội trưởng. Thì ra Mười Vũ đã cố tình “giết phu đoạt phụ”, chứ không phải bắn nhầm như đôi gian phu dâm phụ dàn dựng.
Sau hơn mười năm ở chiến trường, sau giải phóng Mười Vũ được phong quân hàm đại tá ,làm giám đốc công an tỉnh, bản chất gian tham độc ác vẫn nguyên vẹn.
Ông Năm nói:
- Mười Vũ đội trên đạp dưới, gian trá độc ác vô cùng, không từ bất cứ thủ đoạn nào để triệt hạ ngay cả những người y gọi là đồng chí. Tôi và chị Ba là nạn nhân của Mười Vũ. Bằng nghiệp vụ chuyên môn và quyền hành trong tay, Mười Vũ dựng chuyện chúng tôi làm gián điệp, được CIA cài lại chống phá cách mạng. Chúng tôi bị bắt giam mấy năm trời, tra tấn dã man tưởng không sống nổi. May nhờ anh Tư đây giải oan cho...
Tôi hỏi ông Tư:
- Hồi ấy anh Năm là thường vụ tỉnh ủy, mà cũng bị oan uổng như vậy hả chú?
- Ờ!
- Chả lẽ quá khứ của Mười Vũ không ai biết, và không ai dám nói sự thật để ông ta làm mưa làm gió như vậy?
Ông Tư cười buồn:
- Biết chớ ! Nói chớ! Nhưng bí thư tỉnh ủy bảo: “ Mười Vũ nó là thằng tốt, các ông thành kiến với nó!” Cấp trên nữa cũng có người bênh, nên không ai dám đụng tới!
Hết giờ giải lao, Chủ tọa phiên tòa đọc bản án ,và tuyên phạt tử hình Mười Vũ.
- Tôi oan! Tôi o.a.n!
Mười Vũ gào lên. Tiếng kêu khản đặc, khô khốc dội vào bầu không khí thâm u trong phòng xử án lúc xế chiều.
Tôi cảm thấy rùng mình. Hình như đó không phải là tiếng kêu oan, mà chính là tiếng báo oán! Linh hồn người huyện đội trưởng huyện Long Định, linh hồn người đội trưởng đội trị an và linh hồn những người dân vô tội bị Mười Vũ lừa cướp vàng rồi giết giữa biển khơi đang tụ tập về. Tôi bỗng nhớ một câu trong lá thư của thuyền nhân : “Oan hồn những người chết dù ở đáy biển sâu cũng hiện về báo oán đòi nợ máu!”
Phiên tòa ấy đã chìm vào dĩ vãng 30 năm rồi.
Mới đây chị H, và nhóm bạn đọc ở Vũng Tàu viết thư cho tôi, trong thư đó có đọan: “ Trên một số trang mạng vừa qua đăng đơn tố cáo cùa ông N..., cho rằng mình bị tù oan vỉ chống tham nhũng, được nhiều độc giả tỏ thái độ đồng cảm. Thực ra ông N, từng là một sỹ quan công an dưới quyền giám đốc Mười Vũ, và trong thời gian làm nhiệm vụ “chống vượt biên” , ông ta đã gài bẫy nhiều người dân vô tội, chiếm vàng bạc , đẩy họ vào tù tội. Hiện ông ta nhà cao cửa rộng, hai con du học nước ngoài. Tài sản đó đều là mồ hôi nước mắt cùa những người dân vô tội. Ông ta bị bắt đi tù chẳng qua là ác giả ác báo , nhưng vẫn chưa trả hết nợ đâu, bây giờ ông ta mắc bệnh tâm thần”.
Mười Vũ bị thi hành án ngay sau phiên tòa sơ thẩm đồng chung thẩm 30 năm trước. Ông N, thoát trong vụ án ấy nhưng sau này cũng bị trùng phạt. Tội ác dù khéo ém nhẹm đến đâu, bao che cỡ nào rồi cũng lòi ra. Không cần tìm kiếm đâu xa, mấy vụ vừa sảy ra đã chứng minh điều đó: Những người nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện Hoài Đức đâu có ngờ bị moi ra từ những tờ giấy mỏng manh trong tập hồ sơ bệnh án tuyệt mật? Ba công an Lạng Sơn gài bẫy hai cô gái điếm đến nhà nghỉ làm tình, rồi trấn lột hai chỉ vàng và một triệu bạc của họ, chắc nghĩ hai thân phận bọt béo ấy sẽ câm nín chẳng dám tố cáo mình! Và tám ông quan chức lãnh đạo bốn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở thành phố Hồ Chí Minh chả ngờ ăn chia kín thế, được bao bọc kỹ thế mà vẫn vỡ chuyện...
Trong sách “Minh Tâm bảo giám” có mấy câu thơ của người đời xưa:
Hành tàng hư thực tự gia tri
Họa phúc nhân do cánh vấn thùy?
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Chỉ tranh lại tảo dữ lai trì!
+ Tạm dịch:
Hư thực mình biết thì người biết
Phúc họa mình gây giấu được ai?
Thiện ác bao giờ cũng có báo
Chẳng sớm thỉ chầy sẽ đến thôi!
Đức Phật dạy: “ Chỉ cần không tạo cái duyên ác thì sẽ được quả lành. Cho nên đoạn ác tu thiện mới chính là lối đi ngay, tránh nghiệp chướng vậy!”
Theo yêu cầu của bạn đọc ở Vũng Tàu tôi kể lại phiên tòa xét xử ông đại tá giám đốc công an (không lấy tên thật) và trích đoạn lá thư của chị H, giúp bạn đọc suy ngẫm, ngoài ra không có mục đích gì khác
Minh Diện

Nguyễn Hưng Quốc - Người thắng và kẻ bại

Chiến thắng của liên đảng Tự do-Quốc gia do ông Tony Abbot lãnh đạo kết thúc 6 năm cầm quyền của Đảng Lao động của ông Kevin Rudd.
Thế là cuộc bầu cử tại Úc đã kết thúc vào tối Thứ bảy 7 tháng 9 với kết quả là Liên đảng (bao gồm đảng Tự Do và đảng Quốc Gia) đã chiến thắng một cách vang dội. Thật ra, kết quả ấy không có gì đáng ngạc nhiên. Hầu như mọi người đã biết điều đó từ cả… mấy năm trước, một phần, nhờ các cuộc điều tra dư luận (poll) được tổ chức khá thường xuyên, và, theo kinh nghiệm từ lịch sử, khá chính xác, ở đó, Liên Đảng hầu như luôn luôn dẫn đầu. Phần khác, những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Lao Động từ khi lên nắm chính quyền lần đầu vào năm 2007 và, đặc biệt, từ lần thứ hai vào năm 2010, làm dân chúng Úc chán ngán và mất hết niềm tin vào Lao Động, từ đó, giới lãnh đạo đảng Lao Động nói gì, đưa ra chính sách gì, dù hay ho đến mấy, người ta cũng không nghe nữa.
Chính vì kết quả hầu như đã được biết trước từ lâu như vậy nên cuộc tranh cử kỳ này khá nhàm chán. Phe thua, biết trước mình thua, nên tranh cử một cách khá tiêu cực, chỉ nhắm giảm thiểu mức thua. Phe thắng, biết mình thắng, nên tranh cử một cách rất dè dặt, chỉ cốt tránh sai lầm khiến dân chúng bất mãn. Bởi vậy, cả hai bên hầu như đều tránh né việc công bố các chính sách lớn có thể gây tranh cãi. Họ chỉ tập trung vào những lời hứa hẹn nho nhỏ. Liên Đảng chỉ công bố việc hạch toán các chi tiêu của mình vào những ngày cuối cùng của cuộc tranh cử. Không ai có thì giờ để phân tích hay tranh luận.
Bản thân tôi, thành thực mà nói, không hề thấy chút hứng thú nào trong việc theo dõi cuộc tranh cử. Ngay cả các cuộc tranh luận giữa các nhà lãnh đạo hai bên, tôi cũng chỉ theo dõi một cách khá ơ hờ. Một phần, tôi không thích cả hai; phần khác, những gì họ nói cũng chả có gì lạ.
Điều duy nhất tôi cảm thấy thích thú là những giờ phút cuối cùng của cuộc bàu cử khi kết quả đã được phân định rõ rệt. Mà hình như lần bầu cử nào cũng thế, tôi cũng đều theo dõi những giờ phút cuối cùng ấy một cách không những say mê và còn đầy ngưỡng mộ. Theo tôi, văn hoá dân chủ ở các quốc gia Tây phương thể hiện rõ nhất là ở những thời điểm ấy. Có thể gọi đó là văn hoá chiến thắng và văn hoá chiến bại.
Ngay cả khi cuộc kiểm phiếu chưa kết thúc hẳn, nhưng biết trước là mình không thể thắng được, việc đầu tiên mà thủ lãnh của bên thua cuộc làm là điện thoại cho thủ lãnh bên thắng cuộc để, thứ nhất, nhìn nhận mình thua; và thứ hai, chúc mừng người chiến thắng. Theo thông lệ, người chiến thắng chỉ xuất hiện trước ống kính và công bố chiến thắng của mình sau khi đã nhận được cú điện thoại của người thua cuộc. Khi người thua cuộc, vì lý do nào đó, chưa nhìn nhận mình thua cuộc, người ta vẫn kiên nhẫn chờ.
Trong bài diễn văn chính thức sau cuộc bầu cử, người thua cuộc bao giờ cũng chúc mừng người chiến thắng, thừa nhận người chiến thắng đã chiến thắng một cách xứng đáng, và kêu gọi các đảng viên trong đảng mình chấp nhận cái kết quả đáng buồn và ngoài ý muốn đó. Sau đó, mới là việc cám ơn những người dân đã bỏ phiếu cho mình. Và cũng cám ơn các nhân viên cũng như gia đình đã ủng hộ mình.
Bài phát biểu của người chiến thắng cũng vậy. Bao giờ cũng dành một phần để ca ngợi người thua cuộc. Trong thời gian tranh cử cũng như trước đó, người ta không đồng ý với nhau về nhiều vấn đề, lúc nào cũng tranh luận và tìm mọi cách để đả kích nhau, nhưng khi cuộc bầu cử kết thúc, chuyện ai thắng ai thua đã rõ ràng, người ta lại quay sang ca tụng nhau. Một trong những nội dung quan trọng trong bài diễn văn chấp nhận thắng cử là, sau khi cám ơn những người bỏ phiếu cho mình, thủ lãnh bên chiến thắng bao giờ cũng hứa hẹn một điều: chính phủ do họ lãnh đạo sẽ phục vụ cho toàn dân, cho mọi người, chứ không phải cho những người đã bỏ phiếu cho họ.
Mà không phải trong chính trị. Trong các giải thể thao cá nhân cũng vậy. Sau trận chung kết, người thua, khi lên nhận giải nhì, cũng đều dành những lời khen ngợi nồng nhiệt cho người đã đánh bại mình. Đến lượt người thắng, khi lên nhận giải nhất, cũng hết lời khen ngợi đối thủ, người bị mình đánh bại. Nghe hai người ca tụng nhau, người ta khó tưởng tượng là trước đó, họ đã tranh đấu với nhau một cách gay gắt và quyết liệt đến độ nào.
Việc nhìn nhận thất bại và khen ngợi đối thủ của mình như vậy, thật ra, không phản ánh tư cách của những người chơi thể thao hay làm chính trị. Những điều họ phát biểu có thể chỉ là những khuôn sáo. Tuy nhiên, tôi thích cái khuôn sáo ấy và cho đó là một “thủ tục” rất cần thiết trong sinh hoạt dân chủ. Chúng thể hiện thái độ tuân thủ các luật lệ trong trò chơi, hoặc trò chơi thể thao hoặc trò chơi dân chủ.
Trong các trò chơi thể thao, khi tranh giải, người ta chơi hết sức, nhưng khi có kết quả, người thua vẫn nhận mình thua. Không ai phân bua tại thế này hay tại thế kia và tìm cách phủ nhận tài năng của người chiến thắng. Người chiến thắng cũng vậy, khi trận đấu chấm dứt thì mọi tranh chấp cũng chấm dứt, người ta lại xem đối thủ là bạn hoặc ít nhất, đồng nghiệp. Và người ta đối xử với nhau nếu không tương ái thì cũng đầy tương kính.
Trong chính trị cũng vậy. Chính trị là trò chơi của quyền lực. Quyền lực vừa là mục tiêu người ta nhắm tới và cố đạt cho được đồng thời cũng là phương tiện để người ta hành xử. Khi tranh giành quyền lực, người ta không từ bất cứ thủ đoạn nào trong chừng mực luật pháp cho phép. Nhưng khi đã có kết quả kẻ thắng người bại thì ai nấy đều chấp nhận. Không ai lấy cớ dân chúng ngu dốt không phân biệt đúng sai, tốt xấu, hay dở để đòi xoá ván bài, làm lại từ đầu. Luật lệ của trò chơi chính trị trong các chế độ dân chủ là tôn trọng quyết định của dân chúng. Cho dù đa số dân chúng có nhầm lẫn chăng nữa thì lá phiếu của họ vẫn phải được tôn trọng. Thậm chí không ai dám chê bai những người bỏ phiếu cho đối thủ của mình là nhầm lẫn. Nói chung, dưới chế độ dân chủ, người dân bao giờ cũng có lý: Lý của những người muốn bảo vệ quyền lợi, trước hết, của chính họ. Và bởi vì dân chúng có lý khi chọn lựa, người chiến thắng trong các cuộc bầu cử cũng có cái lý cho việc chiến thắng: ngay cả khi các chính sách của họ đưa ra không hoàn hảo hoặc bất khả thi, ít nhất họ cũng hơn những người thất bại ở một điểm: họ biết cách thuyết phục quần chúng.
Có thể nói văn hoá dân chủ chủ yếu dựa trên hai nền tảng chính: Một, tôn trọng quyết định của đa số; và hai, mọi quyết định của đa số đều có lý. Ngay cả giới bình luận chính trị cũng chấp nhận những điều đó. Đọc các bài bình luận sau bầu cử, hầu như bao giờ cũng thấy người ta tập trung phân tích lý do tại sao người thua bị thua và lý do tại sao người thắng thắng nhưng không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ, đổ lỗi cho quần chúng, những người đã bỏ phiếu cho người chiến thắng ngay cả khi người ấy, theo ý kiến riêng của nhà bình luận, hoàn toàn không xứng đáng. Phê phán dân chúng, trong trường hợp tương tự, là vi phạm nguyên tắc dân chủ. Là chà đạp lên văn hoá dân chủ. Thực chất là phản-dân chủ.
Ở Việt Nam, một trong những lý do chính nhà cầm quyền thường đưa ra để từ chối việc chế độ đa đảng và việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do là trình độ dân chúng còn thấp. Tự bản thân nó, luận điệu ấy đã phản dân chủ: Dân chúng, ngay cả khi ít học, vẫn biết bảo vệ quyền lợi của họ khi chọn người để đại diện cho mình và điều hành đất nước. Hơn nữa, luận điệu ấy còn là một cách tự phủ định chính mình: đã cầm quyền trên cả nửa thế kỷ với bao nhiêu cuộc “cách mạng” ồn ào mà vẫn không nâng được trình độ dân trí lên cái mức có thể bỏ phiếu một cách đúng đắn nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình là sao? Chả lẽ trong chừng ấy năm, họ chỉ làm được một việc duy nhất là ngu dân ư?
Thật ra, luận điệu ấy chỉ phản ánh sự thiếu tự tin của những người cầm quyền. Mà thiếu tự tin cũng phải. Có thể nói, cùng với viễn kiến, khả năng thuyết phục quần chúng là những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một người lãnh đạo. Thiếu viễn kiến, người ta, may lắm, có thể là một nhà quản trị giỏi nhưng không phải, không thể là một người lãnh đạo giỏi. Thiếu khả năng thuyết phục quần chúng, ngay cả khi có viễn kiến thật hay, người ta, may lắm, chỉ là một nhà tham mưu, đứng sau màn để hoạch định kế hoạch chứ không thể đóng vai một lãnh tụ. Vừa thiếu viễn kiến vừa thiếu khả năng thuyết phục quần chúng, người ta chỉ có thể trở thành những tên độc tài.
Nguyễn Hưng Quốc
09.09.2013
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sao chưa công khai tên người “né” thuế?

TT - Cơ quan thuế vừa làm một việc chưa hề có tiền lệ là đăng báo vận động người có thu nhập cao, nhiều nơi thực hiện quyết toán thuế.

Trong số này phần lớn là các đại gia và người có thu nhập cao như giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ... Một trong những lý do dẫn đến việc vận động này, theo Cục Thuế TP.HCM, là do họ chưa am hiểu luật thuế.

Tuy nhiên từ năm 2004, cơ quan thuế đã rầm rộ thông tin về truy thu thuế thu nhập cá nhân, đến nay gần 10 năm nên những người bị truy thu thuế không thể nói là không biết, không hiểu mà chỉ có thể là cố tình “né” thuế.

Vậy mà có vẻ cơ quan thuế ưu ái họ. Lẽ ra với họ, ngoài chuyện truy thu cơ quan thuế phải phạt chậm nộp, đồng thời công bố trên các báo.

Đằng này, truy thu 10,8 tỉ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân từ 11 đại gia nhưng cơ quan thuế lại không phạt đồng nào, cũng không ai biết danh tính người vi phạm.

Xuất hiện trên báo, họ “núp” dưới cái tên ông T, bà L, bà X... Việc cơ quan thuế không dám công khai danh tính người vi phạm có lý do là sợ bị đụng chạm, sợ bị phản ứng.

Do vậy thường khi phát hiện vi phạm, cơ quan thuế chọn cách xử lý êm đẹp là mời họ đến yêu cầu nộp số thuế còn thiếu chứ không ra quyết định kiểm tra. Như vậy người nộp thuế vẫn coi như chưa vi phạm, cơ quan thuế cũng lấy lý do này để không công khai tên tuổi người bị truy thu thuế.

Cách làm này có mặt lợi là nhẹ nhàng, người bị truy thu cảm thấy thoải mái nhưng kinh nghiệm sau nhiều năm cho thấy cách làm này không hiệu quả.

Ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên trưởng phòng thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế TP.HCM, nói muốn đánh động dư luận, cơ quan thuế phải kiểm tra xử phạt, đồng thời công bố danh tính vài trường hợp, sau đó cơ quan thuế không cần kêu gọi thì người nộp thuế cũng sẽ tự động tìm đến.

Đằng này, cơ quan thuế cứ giơ cao đánh khẽ dẫn đến “lờn” thuốc và tạo bất công không chỉ với người làm công ăn lương bị truy thu từng đồng thuế, mà còn bất công với chính các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp khai thiếu thuế, ngoài truy thu còn bị phạt chậm nộp, còn các “đại gia” thì không.

Theo ông Sơn, việc truy thu thuế nằm trong tầm tay của cơ quan thuế vì tất cả tờ khai thuế của người hưởng lương cao đều nằm trong dữ liệu của Cục Thuế. Vấn đề là bóc tách dữ liệu này ra để xử lý.

Nhưng thời gian qua ông có cảm giác là cơ quan thuế không thấy tầm quan trọng của vấn đề này, hoặc sợ làm lớn chuyện.

Theo luật sư Trần Xoa, nên công khai tên tuổi những người “né” thuế, đồng thời xử phạt theo đúng quy định vì ở đây cơ quan thuế đang thực thi công vụ nhằm tạo sự công bằng giữa những người nộp thuế.

Nếu không, dư luận nhìn vào có thể nói rằng cơ quan thuế chưa làm tròn trách nhiệm vì với người làm công ăn lương hiện nay đều bị thu “sát ván”, trong khi với người có thu nhập cao cơ quan thuế lại chưa khai thác đầy đủ.

Cũng theo các chuyên gia, nhân việc lãnh đạo bốn công ty dịch vụ công ích nhận lương “khủng”, Cục Thuế nên mở rộng việc thanh tra, rà soát lương, thưởng tại những công ty dịch vụ công ích khác. Nếu thời gian qua họ chưa nộp đủ thì phải truy thu và công khai kết quả nhằm đánh động dư luận.

Việc này không mới và không khó nhưng thời gian qua làm quá ì ạch. Chưa kể cách công bố nửa vời, tức chỉ nêu số tiền truy thu được mà giấu tên tuổi người vi phạm thì khả năng sự việc trôi vào quên lãng rất cao.

Trở lại việc đăng báo vận động người nộp thuế có thu nhập nhiều nơi đến cơ quan thuế để quyết toán thuế thu nhập cá nhân, theo các chuyên gia, cơ quan thuế cũng nên giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó nếu không có chuyển biến thì cơ quan thuế phải có biện pháp hành chính để chấn chỉnh, không thể hoàn toàn trông đợi vào sự tự giác của người nộp thuế.

Ánh Hồng
(Tuổi trẻ)
 

Nguyễn Hữu Thái Hòa: “Chúng ta đang bị đóng khung trong chiếc áo gia công nô dịch”

Chiều ngày 7/9/2013, tại Sự kiện Nghề nghiệp và Giáo dục chuyên nghiệp lớn nhất Việt Nam - Career Builder Day - Career & Education Expo 2013, diễn giả Nguyễn Hữu Thái Hòa có buổi nói chuyện tâm huyết về chủ đề: “Tư duy chiến lược cho lãnh đạo trẻ Việt Nam”.
Nguyễn Hữu Thái Hòa là một chuyên gia gốc Việt đã và đang làm việc 21 năm từ Đông sang Tây trong các lĩnh vực: Marketing, Sales, Quản lý Dự án, Vận hành Công nghiệp,… ông hiện giữ vị trí Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn FPT và là người nhiệt tình truyền lửa cho thế hệ lãnh đạo trẻ Việt Nam qua dự án “10 ngàn nhà quản trị đẳng cấp”.
Đo chất lượng nhà lãnh đạo bằng gì?
Mở đầu buổi giao lưu, giám đốc Nguyễn Hữu Thái Hòa đặt ra câu hỏi về việc làm sao đánh giá được
chất lượng của một lãnh đạo doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, giới doanh nhân và quản trị Việt Nam đặt ra chuẩn mực 3T gồm Tâm- Tầm- Tài để đánh giá một lãnh đạo tốt. Tuy nhiên theo ông Hòa đây là những điều khó đo lường và rất mơ hồ. Ông đặt câu hỏi: “Liệu có bao nhiêu người HR Manager ở đây định nghĩa được Tâm- Tầm- Tài và đo lường điều đó được? Làm sao đo được Tâm?”
Ông Hòa phản biện về ví dụ bầu Kiên trước đây vốn được mọi người tung hô là nhà lãnh đạo, ông bầu bóng đá có Tâm…thế nhưng sau đó bị bắt. Liệu những giá trị này có cần phải đánh đổi những chi phí lớn như vậy?
Giám đốc chiến lược FPT cho rằng nên bắt đầu từ việc đơn giản là xây dựng chuẩn mực chi tiết về nhiệm vụ để đánh giá một vị trí lãnh đạo như bản JD (Job Description) của CEO. Và thực tế, tập đoàn FPT cũng đã xây dựng hơn 300 bản JD (Job Description) mô tả công việc mới dành cho các lãnh đạo.
Chúng ta đang ở đâu?
“Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đi đâu?” là điều trăn trở vị giám đốc chiến lược của tập đoàn FPT đặt những bạn trẻ tham gia diễn đàn mà còn dành cho các vị doanh nhân Việt Nam. Ông Hòa cho biết kinh tế thế giới chia làm 3 nhóm gồm: Sản xuất gia công, Cung cấp dịch vụ, Sáng tạo sản phẩm. Theo ông Hòa, sản xuất gia công rất dễ kiếm tiền nhưng hiện nay việc cần phải làm là vạch ra lộ trình phát triển để nâng cấp Công nghệ về dài hạn, thay vì 'đi kiếm tiền' dễ dàng như trước.
Ngưỡng cung cấp dịch vụ gồm các nước đang phát triển như Mỹ, Pháp,…Để có được tiền, tạo ra một sản phẩm cần mất ít nhất 2 năm.
Ông Hòa phân tích có những dịch vụ đôi khi chỉ cần tìm ra điểm gặp nhau giữa cung cầu, cung cấp được sản phẩm là có thể kiếm được tiền.
Gần 20 năm nay Mỹ đã chuyển giao việc sản xuất cho các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam để theo hướng dịch vụ. Ngưỡng phát triển cao nhất là sáng tạo sản phẩm và những nước này mất từ 4-5 năm để tạo ra một sản phẩm tuy nhiên sau đó thu được rất nhiều tiền từ bản quyền sáng chế.
Giám đốc FPT nhấn mạnh đến lúc nào chưa có sản phẩm sáng tạo “Made in Vietnam” thì chúng ta mãi mãi làm gia công nô dịch cho nước khác.
Hãy tự cởi trói mình
Là người dành nhiều tâm huyết cho người trẻ, giám đốc Nguyễn Hữu Thái Hòa chỉ ra rằng người Việt thiếu tự tin vào giá trị bản thân. Ông nhấn mạnh: “Không phải người da trắng nào cũng là chúa Giesu”. Ông Hòa dẫn chứng thống kê diễn đàn kinh tế thế giới gần đây: 40% thanh niên EU không có việc làm, 60% thanh niên Pháp tốt nghiệp không có việc, giới trẻ EU thiếu kỹ năng.
Ông phân tích điều này là nguyên nhân thiếu sót của giáo dục EU 20 năm nay trong đó có 4 điểm chính gồm: Thiếu kỹ năng khởi nghiệp, thiếu kỹ năng công nghệ thông tin, thiếu kiến thức toàn cầu hóa và thiếu tư duy giải pháp. Tuy nhiên người trẻ Việt Nam không hề thiếu kỹ năng khởi nghiệp hay tư duy giải pháp. Ngoài ra người lao động Việt Nam có kỹ năng nhanh nhạy trong làm việc. Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa giao thoa đặc biệt giữa phương Đông và phương Tây đồng thời nằm trên trục giao các luồng kinh tế quan trọng của thế giới.
Để Việt Nam thoát ra khỏi chiếc áo gia công, ông Hòa đề xuất nhiều giải pháp vĩ mô gồm tập trung cho 4 ngành mũi nhọn có tác dụng thúc đẩy nhanh chuyển dịch gồm: Công nghệ thông tin, nông nghiệp, du lịch và chuỗi phân phối.
Bên cạnh đó giám đốc chiến lược FPT cho biết cần nhanh chóng giảm chi phí về thủ tục, loại bỏ những chính sách cũ kỹ lỗi thời, đẩy nhanh quá trình chuyển giao thế hệ... Ông Hòa lấy ví dụ so sánh, để làm thủ tục nhập thông quan tại Hong Kong mất 3 giờ, tại Singapore là 30 phút thì tại Việt Nam lên tới 3 ngày, điều này khiến chi phí của Việt Nam cao gấp 30 lần so với chuỗi cung ứng thế giới.
Đối với người trẻ, ông Hòa chia sẻ hãy tự cởi trói về tư duy cho bản thân trước khi trông chờ vào sự thay đổi từ các tác nhân bên ngoài.
Kim Thủy
(TTVN)

Bài đã bị gỡ: Lại một kiểu mất dạy!

Có lẽ, chưa bao giờ ở đất nước chúng ta, những khẩu hiệu cách mạng, sự tôn kính dành cho lãnh tụ lại được thể hiện một cách lộn xộn như bây giờ! Những thứ đáng ra phải được vinh danh thì lại bị mang ra, "vin" vào để trục lợi, thậm chí trở thành trò đùa cho những kẻ mất dạy.
Khẩu hiệu xuyên tạc trong quán cà phê Cộng.
Gây chú ý nhất về vấn đề này trong những ngày qua vẫn là sự việc ở chuỗi quán cà phê Cộng. Chuỗi quán này đã ngang nhiên xuyên tạc khẩu hiệu “Tiến lên. Toàn thắng ắt về ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành “Ngồi im. Toàn thắng ắt về ta”. Hình ảnh của Lê Nin, Các Mác cũng bị vẽ vời đủ kiểu, rồi cuốn “LeNin toàn tập” thì bị chế thành menu với những dòng chữ nguệch ngoạc bôi bẩn. Sự kiện này đã gây làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Chưa bao giờ, ở nước ta, những khẩu hiệu lịch sử, những giá trị tinh thần lại bị mang ra đùa cợt như thế.
Ai cũng biết “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” là câu cuối trong Bài thơ chúc Tết năm 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát đi trên sóng phát thanh quốc gia - đây trở thành hiệu lệnh phát động cuộc tấn công Mậu Thân lịch sử. Vậy mà, chủ của chuỗi “Cộng” cà phê sửa thành “Ngồi im…”. Đây rõ ràng là kiểu cách điệu mang hàm ý giễu cợt.
Việc chủ chuỗi quán cà phê Cộng xuyên tạc khẩu hiệu cách mạng có ý đồ gì không thì còn phải chờ kết luận từ cơ quan an ninh văn hóa nhưng việc mang những giá trị tinh thần của dân tộc, hình ảnh các bậc vĩ nhân ra “vẽ vời” và đặt không đúng chỗ đã là một việc làm không chấp nhận được.
Thật không thể tưởng tượng được việc chủ quán Cộng cho "chế" ảnh Karl Marx đội một chiếc xô bằng sắt trong khi Lenin, Stalin tay cầm ly, đầu đội phễu như trong một bữa tiệc còn Mao Trạch Đông cùng với Fidel Castro nâng cao lon Coca Cola.
Lãnh tụ - là những người có công với một dân tộc và đã khuất, họ phải được đặt ở một vị trí xứng đáng để tôn vinh, chứ không phải để vin vào mà kiếm tiền như thế! Mang hình ảnh các lãnh tụ cách mạng của thế giới ra để vẽ vời làm trò đùa là một việc làm không được phép và đi ngược lại với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Phóng viên PetroTimes đã không khỏi giật mình với những khẩu hiệu được vẽ trên một chiếc xe ôtô: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu muôn năm. Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
“Liên hoàn khẩu hiệu” được gắn trên một chiếc xe tải không lấy gì là tử tế, sạch sẽ, phóng băng băng trên đường. Hình ảnh này lại khiến cho chúng ta nghĩ đến những chiếc xe ba gác vẫn thường gắn biển hiệu thương binh, gắn đủ các loại khẩu hiệu “yêu chế độ” nhưng kỳ thực là để thể hiện với thiên hạ “ta là thương binh” - làm cho các cơ quan chức năng, cảnh sát giao thông cũng “ngại” hơn khi xử phạt.
Ai cũng biết, xe ba gác ngoài đường, 10 xe gắn biển thương binh thì 8 ông là thương binh giả. Đã không ít lần người dân phải chứng kiến đám đội lốt thương binh này đi đòi nợ thuê, đi hành hung, gây áp lực. Những thương binh thật rất ít ai tham gia vào việc làm kiểu lưu manh như thế.
Khẩu hiệu bừa bãi, nhom nhem, chữ còn chữ mất - tài xế xe tải mang những khẩu hiệu cách mạng, khẩu hiệu tôn vinh lãnh tụ dán lên xe như một trò đùa cợt. Các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng nghiêm trị hành vi lếu láo này.
Treo các khẩu hiệu yêu nước, khẩu hiệu cách mạng không có gì là sai - điều này hoàn toàn được ủng hộ, nhưng những khẩu hiệu đó phải được đặt đúng nơi, đúng chỗ và trang trọng. Còn những kẻ lợi dụng khẩu hiệu để kiếm tiền, hàm ý cợt nhả, mang ra làm trò đùa thì cần trừng trị.
(Petrotimes)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét