Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Đáng chú ý: Công an Nghệ an chuẩn bị diễn tập phương án bạo loạn khủng bố

Công an Nghệ an chuẩn bị diễn tập phương án bạo loạn khủng bố

Theo dự kiến, cuộc diễn tập trên quy mô lớn với sự tham gia của gần 4.000 người, gần 200 xe các loại, bao gồm nhiều nội dung tình huống.
 
Sáng 10/9, tại Công an tỉnh Nghệ An, Bộ Công an chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của Bộ Công an về việc tổ chức diễn tập phương án “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự; bạo loạn; xử lý chất độc hóa học; đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin; rà phá bom mìn; chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn” (ký hiệu BLKB - MT13) tại tỉnh Nghệ An.
 
Thay mặt Ban Chỉ đạo của Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Văn Vượng - Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Phó Trưởng ban Chỉ đạo diễn tập phòng, chống bạo loạn, khủng bố Bộ Công an trực tiếp chỉ đạo triển khai các bước chuẩn bị cho tuần lễ diễn tập chống bạo loạn, khủng bố được tổ chức từ ngày 30/9 đến ngày 12/10/2013 tại Nghệ An.
 
Ban Chỉ đạo thị sát thực địa trước khi cuộc diễn tập chính thức diễn ra
 
Tại cuộc họp, các cơ quan liên quan đã tiến hành báo cáo các công việc chuẩn bị triển khai cuộc diễn tập với quy mô cấp Bộ. Tham gia diễn tập lần này có Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Văn phòng Bộ, Cục Tài chính, Công an Nghệ An; về phía Bộ Quốc phòng có: Cục Tác chiến, Cục Tác chiến điện tử, Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh chủng Công binh, Binh chủng Hóa học và Quân khu 4 cùng các sở, ban, ngành liên quan thuộc UBND tỉnh Nghệ An.
 
Theo dự kiến, cuộc diễn tập trên quy mô lớn với sự tham gia của gần 4.000 người, gần 200 xe các loại, bao gồm các nội dung tình huống: Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự; bạo loạn và xử lý chất độc hóa học; đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin; rà phá bom mìn; chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.
 
Cuộc diễn tập BLKB - MT13 được tổ chức tại một địa điểm thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
 
Tại cuộc họp, Trung tướng Nguyễn Văn Vượng đề nghị những cơ quan, đơn vị liên quan cần khẩn trương tiến hành rà soát lại các kế hoạch, nhiệm vụ được phân công, thống nhất kỹ các tình huống, bài tập trọng tâm. Đặc biệt là vấn đề hậu cần, chuẩn bị lực lượng tham gia diễn tập. Ban chỉ đạo đã có buổi thị sát, làm việc ở thực địa trước khi cuộc diễn tập chính thức diễn ra.
 
Hương Giang
 
(Congannghean.vn)-

Phó chủ tịch nước: "Ăn của dân không từ một cái gì"

https://www.vietinbank.vn/web/export/sites/default/vn/news/12/05/images/Gala-Dinner-Duc-Ctn.jpg

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn dẫn câu chuyện nhân bản kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) ví đó như tội ác và bình luận rằng: “Làm việc như vậy thì phải mang ra bắn chứ đừng có đùa".
Sáng nay (11-9), Ủy ban thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012. Những vấn đề bất cập nhất được đề cập là chất lượng khám chữa bệnh với người có thẻ bảo hiểm y tế, việc cấp trùng hàng trăm ngàn thẻ bảo hiểm y tế…
Người có thẻ bị chích đau hơn người có tiền
Ông Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị báo cáo trình Quốc hội phải nêu rõ việc thực hiện khám chữa bệnh thế nào, y đức trong việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế ra sao? “Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền là mệt, cô y tá chích vào người cũng đau hơn…” - ông Sơn nói.
“Hiện nay số kết dư quỹ bảo hiểm y tế 13.000 tỷ. Số này chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn” - phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng.
Tuy nhiên, bà Doan cũng chia sẻ rằng “bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan”.
Nhân phát biểu về bảo hiểm y tế, phó chủ tịch nước nói về hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà rất đau lòng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.
Bà Doan tiếp lời: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Một người có nhiều thẻ bảo hiểm y tế
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho biết: “Có tỉnh nghèo như Gia Lai mà chi không hết tiền bảo hiểm y tế nên phải trả lại trung ương. Hỏi ra thì mới biết khi khám chữa bệnh bà con phải cùng chi trả một phần, tỷ lệ ít thôi nhưng đồng bào không có tiền để nộp, nên không thanh toán được bảo hiểm.Tôi hỏi chẳng lẽ không có thuốc thì cho bà con về à? Lãnh đạo tỉnh bảo cuối cùng phải chi tiền ngân sách tỉnh ra để bù vào”.
“Trong khi đó, có anh cán bộ người dân tộc khoe với tôi là bản thân em có ba cái thẻ bảo hiểm. Quản lý như thế nào mà để xảy ra tình trạng như vậy?” - ông Ksor Phước hỏi.
Ông Phước cũng đặt vấn đề về tình trạng bệnh viện quá tải, tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến. “Hiện nay quá tải là quá tải ở những bệnh viện chuyên khoa, phải xử lý kỹ thuật cao. Điều này liên quan đến quy hoạch bệnh viện các tuyến rất hạn chế. Cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên bây giờ mới làm cái bệnh viện ung bướu ở Đà Nẵng” - ông nói.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn các ý kiến góp ý và cho rằng đó là những ý kiến thẳng thắn về những bất cập đang tồn tại trong lĩnh vực này. “Hạn chế thì chắc chắn hạn chế rất nhiều. Và vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội thì phải luôn cần được cải thiện” - bà nói.
Theo bà Tiến, ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải hai bộ của mình ghép vào nhau. Bảo hiểm y tế nó đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp.
“Bộ Y tế quản lý nhà nước nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch quỹ là ở Bộ Tài chính, còn quỹ bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội quản. Như vậy là chúng tôi quản lý nhà nước về ngành, nhưng tiền cũng không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ” - bà Tiến trình bày.
Bà Tiến nói: “An sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. Vì vậy cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.
(Báo Tuổi trẻ)

Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội

Trước chính sách trần tục hóa sinh hoạt Phật giáo, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là rất cần thiết, vì đó là một đối trọng đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền cộng sản thành lập. Nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện nay không còn thống nhất như trước. Tầm vóc hoạt động của giáo hội trong và ngoài nước đã bị thu hẹp nhưng tranh chấp uy quyền vẫn tiếp tục xảy ra ngay trong nội bộ giáo hội...

Tin Hòa thượng Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ngày 01/09/2013 đã là một chấn động lớn đối với những người mến mộ ông. Nhưng sau hai ngày theo dõi phản ứng của Phật tử và tiếp xúc với các chức sắc trong giáo hội, ngày 04/09, Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết ông chấp nhận tiếp tục lãnh đạo Giáo hội, sau khi chỉnh đốn lại thành phần nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo.
Đây là một tìn mừng cho giới tăng ni, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vì, theo Thông cáo báo chí ngày 05/09, "cuộc vận động Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn chưa thành, lãnh thổ lãnh hải bị ngoại nhân xâm chiếm, nhân tâm ly tán, phân hóa, đồng bào trong nước sống cảnh đói nghèo, thiếu tự do, nhân quyền, chế độ độc tài toàn trị vẫn còn thống trị, để van nài Ngài trở lại lèo lái con thuyền Giáo hội trên phong ba bão táp" (1).
Rõ ràng đây là một thông điệp chính trị. Thông cáo báo chí này để lộ những khó khăn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải. Người thuyền trưởng không thể rời bỏ con tàu đang giữa phong ba bão táp. Tất cả những vấn nạn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải là chỗ đó : đạo và đời là hai lãnh vực rất khó tách rời nhau trong sinh hoạt của hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất .
Sự gắn bó của Phật giáo giữa đạo và đời không phải mới đây, quan hệ này đã xuất hiện ngay từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam.
Đạo Phật tại Việt Nam
Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam (vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian. Thời đó dân chúng Việt gọi Đức Phật là Bụt (Buddha), trong khi người Trung Hoa gọi là Phật Đà (Buddha phát âm theo tiếng Hán, đọc ngắn lại là Phật) ; cách phát âm của hai phụ âm B (Việt) và Ph (Hoa) rất giống nhau. Ngày nay Bụt chỉ còn được nhắc tới trong những truyện kể dân gian, trong khi Phật được phổ biến rộng rãi trong kinh điển và chốn thị thành.
Dưới thời Bắc thuộc, khi Phật giáo Đại thừa được đưa vào miền Bắc, danh xưng Bụt bị biến mất nhường chỗ cho danh xưng Phật. Cùng thời gian đó, hai tín ngưỡng khác cũng được người Hán đưa vào miền Bắc : Khổng giáo và Lão giáo. Khổng giáo là một triết lý cầm quyền thể hiện qua phương pháp tu thân tề gia, trị quốc và bình thiên hạ của người quân tử, trong khi Lão giáo là một triết lý sống thuận với trời đất qua tu luyện của từng cá nhân. Từ đó, Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo từ đó trở thành ba tôn giáo bám sâu vào sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt.
Mặc dù xuất hiện từ lâu đời, đạo Phật chỉ lưu hành trong giới dân gian trong khi, ngược lại, giai cấp cầm quyền lấy Khổng giáo làm kim chỉ nam hành động. Sự tách biệt này không phải vì giáo lý đạo Phật mà vì triết lý thực dụng của đạo Khổng. Về Lão giáo, do không nắm vững triết lý Đạo (Con đường), nghĩa là sống thuận với trời đất và thiên nhiên để tìm sự bình an trong tâm hồn, những phương pháp tu luyện trở thành huyền bí dành riêng cho những phái đạo gia khí công, hay biến cải thành những giải thích siêu nhiên (tử vi, phong thủy…) dành cho quần chúng.
Đạo Phật chỉ thực sự phát triển dưới thời nhà Lý (1009-1225) và trở thành tôn giáo chính của triều đình, giai cấp tăng lữ trở thành công bộc của triều đình và được hưởng bỗng lộc như những công thần. Sang thời nhà Trần (1225-1428), giai cấp tăng lữ tiếp tục đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong xã hội, nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tì riêng. Nhưng khi tiếp cận với quyền lợi và cuộc sống xa hoa, giới tăng lữ xa rời đạo lý và xử sự như người trần tục, hai đại thần Lê Quát và Trương Hán Siêu đã nhiều lần phê phán gay gắt giới tăng ni và khi quân Champa tiến công vào Thăng Long, giới sư sãi cũng bị đôn quân đánh giặc như dân thường. Năm 1396, sau khi khống chế nhà Trần, Hồ Quý Ly áp dụng nhiều chính sách thuận với Khổng giáo nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đạo Phật ra khỏi cung đình, những sư sãi bị sa thải lui về ở ẩn trong các chùa chiền làng xã xa xôi để tránh nạn. Ngược lại, trong dân gian, những sinh hoạt của Phật giáo đã trở thành nếp sống văn hóa chung của người Việt, như tụng kinh, thờ cúng, bố thí, trai đàn (cầu siêu), phóng sinh, ăn chay…
Dưới thời hậu Lê (1427-1789), ảnh hưởng của Phật giáo bị loại hẳn khỏi chốn cung đình và trở thành một tôn giáo dân gian, với những cái hay và cái dở của nó. Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức lấy Khổng giáo làm quốc học và tình trạng này kéo dài cho đến hết thời Pháp thuộc (1884-1945), nghĩa là trong suốt thời nhà Nguyễn (1802-1883).
Một sự kiện cần được nhắc tới là trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1775), đặc biệt là dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777), đạo Phật ở xứ Đàng Trong được tôn vinh trở lại. Nhiều chùa chiềng lớn đa được xây dựng, một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như chùa Linh Mụ, chùa Từ Đàm (Huế), chùa Sùng Hóa (Phú Vang)… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) còn cho người sang Trung Hoa thỉnh bộ Đại tạng kinh, xây Tàng kinh lâu để bảo quản. Trong giai đoạn này, nhiều tăng sư Đại thừa đã trực tiếp từ Trung Hoa vào Đàng Trong giảng kinh, nhiều tổ đình được thành lập. Một cách vô tình, Huế trở thành tổ đình, trung tâm sinh hoạt của đạo Phật trong suốt thời nhà Nguyễn.
Dưới thời Pháp thuộc, vì Phật giáo được coi là một tôn giáo dân gian, chính quyền thực dân Pháp đã để dân chúng Việt sống đạo một cách bình thường. Đạo Phật được xếp vào hạng hội đoàn văn hóa và chỉ bị chi phối bởi Luật hội đoàn 1901.
Thiếu vắng một cơ quan lãnh đạo Phật giáo toàn quốc
Từ khi xuất hiện cách đây trên 2000 năm, rất nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa đã được du nhập vào Việt Nam. Phái Đại thừa (Mahayana) chiếm đa số với các tông phái Bắc tông, Thiền tông (Zen), Tịnh Độ tông, Mật tông (Vajrayana) ; phái Tiểu thừa (Theravada) chỉ giới hạn ở miền Nam với các tông phái Nam tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật đường Nam tông Minh sư đạo. Mỗi tông phái có nhiều hệ phái nhỏ, Đại thừa Thiền tông có những chi phái Trúc Lâm, Hoa Nghiêm, Liễu Quán… Ngoài ra có nhiều tông phái chỉ phát sinh tại miền Nam Việt Nam như Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bữu sơn Kỳ hương...
Nói chung, cho tới năm 1954, Phật giáo tại Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành một giáo hội chính quy mà chỉ có những tông phái và chi phái riêng biệt và sinh hoạt độc lập với nhau. Hơn nữa, do không có một cơ quan Phật học chủ đạo để đào tạo giới tăng lữ, ai cũng có quyền đi tu và có thể trở thành tăng sĩ ; tăng sĩ nào có công xây chùa thì được trụ trì tại chùa đó. Do thiếu sách báo viết về Phật học, trình độ thuyết pháp của những vị sư ở thành thị và thôn quê rất là chênh lệch và nghi thức phụng pháp giữa hai vùng cũng hoàn toàn khác nhau. Tại nhiều nơi, nhất là trong các chùa lớn, những thiền sư trụ trì tự in sách Phật giảng dạy giáo lý cho tín đồ và khách thập phương. Chính qua những buổi thuyết giảng này mà uy tín của mỗi vị thiền sư tỏa rộng trong khắp dân gian và trở thành cấp lãnh đạo tự nhiên của Phật giáo. Trong nhiều trường hợp, những cấp lãnh đạo này là một đe dọa cho các chính quyền dương thời.
Tại miền Bắc, sinh hoạt của các giáo phái và những cơ sở Phật giáo (chùa chiềng, đền thờ, am tự…) đã gần như hoàn toàn nằm trong tay chính quyền cộng sản, những vị sư trụ trì trong các chùa đều do nhà nước bổ nhiệm và sinh hoạt những những cán bộ nhà nước. Những hình thức cầu siêu, cúng bái đều bị cấm đoán và bị cho là mê tín dị đoan, việc tuyển dụng sư sãi rất là hạn chế và phải được chính quyền chấp nhận.
Tại miền Nam, dưới thời đệ nhất cộng hòa (1954-1963), đạo Phật vẫn phát triển một cách bình thường với sự hội nhập của nhiều nhà sư và Phật tử từ miền Bắc di cư vào. Năm 1954, toàn miền Nam có 2.206 chùa chiềng lớn nhỏ, con số đó đã tăng lên gấp đôi vào năm 1963 với 4.776 cơ sở. Về tổ chức, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập từ năm 1951 và trụ sở đặt tại Sài Gòn, là cơ quan điều hành các hội đoàn Phật giáo Đại thừa trên toàn lãnh thổ Việt Nam Công Hòa ; miền Trung và miền Nam cũng có những tổng hội Phật giáo riêng, sinh hoạt độc lập với tổng hội Sài Gòn, như Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, Tổng hội Phật Giáo Thừa Thiên, Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên…
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, vụng về hay cố ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành một số biện pháp phân biệt đối xử đối với đạo Phật giáo. Lúc đầu, các cấp lãnh đạo Phật giáo phản đối việc áp dụng đạo Dụ số 10 ban hành ngày 6/8/1950 dưới thời cựu vua Bảo Đại, theo đó những tổ chức tôn giáo được xếp ngang hàng với các hội đoàn và những hạn chế của nó, như không được quyền nhận tiền trợ cấp, giới hạn quyền sở hữu bất động sản… Tiếp theo là Công điện số 5159 ngày 6/5/1963 cấm treo cờ tôn giáo vào dịp lễ Phật Đản hai ngày sau đó gây bất mãn trong giới Phật tử Huế. Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo được thành lập, nhiều vị lãnh đạo đã bị bắt giam. Biểu tình và chống biểu tình đã làm nhiều người thiệt mạng và phong trào chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm lan rộng trên khắp miền Nam, mà cao điểm là ngày 11/6/1963 với cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1/11, chấm dứt nền Đệ nhất cộng hòa.
Nhắc lại, trong thời gian từ 1960 đến 1963, chính quyền cộng sản miền Bắc tiến hành cuộc tiến chiếm miền Nam bằng võ lực, Hoa Kỳ muốn đưa quân vào can thiệp nhưng gặp sự chống đối của chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức ngày 11/6 và cú đảo chánh ngày 1/11/1963 đều do Hoa Kỳ dàn dựng để lấy cớ bênh vực Phật giáo nhằm thành lập một chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Từ sau khi được tự do hành đạo và tổ chức giáo hội, những cấp lãnh đạo tông phái Phật giáo nhận thấy muốn có tiếng nói mạnh trong và ngoài nước thì phải được kết hợp thành một tổ chức có quy củ như Giáo hội Công giáo La Mã, với những chức vụ và cơ quan chức năng liên hệ. Nhưng khi biến ước muốn thành hiện thực, sự việc đã không dễ dàng : Tổng hội Phật giáo Việt Nam quá yếu, chỉ có danh mà không có thực, còn những tông phái Phật giáo khác thì có rất nhiều và rất phân tán.
Ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Công Hòa.
Cơ quan điều hành giáo hội gồm hai viện : Viện Tăng Thống (giáo luật) và Viện Hóa Đạo (điều hành). Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang làm tổng thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội, tức Viện Tăng Thống. Viện Hóa Đạo, trụ sở đặt tại Việt Nam Quốc tự đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
Do quen với sinh hoạt tự do và tự trị từ lâu đời, những tăng sĩ và cư sĩ của giáo hội mới này chưa quen với sinh hoạt có tổ chức, hơn nữa vì là những con người, nhiều tăng sĩ đã bỏ ra nhiều công lao muốn được trao những vai trò quan trọng hơn, nhưng thực tế đã không như mong ước. Tuy mang danh là một giáo hội tôn giáo, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động như một tổ chức chính trị năng động. Chính vì thế ngay sau khi vừa ra đời, việc điều hành giáo hội đã gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn đầu tiên là bất mãn nội bộ giữa hai Viện. Với những thành tích trong cuộc tranh đấu tại Huế, Thượng tọa Trí Quang muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn trong việc biến Phật giáo thành một lực lượng quần chúng đáng kể để đấu tranh chính trị bạo động với chính quyền quân sự miền Nam mà chức vụ tổng thư ký của ông không đủ điều kiện để thực hiện. Trong khi Thượng tọa Tâm Châu thì ngược lại, cổ động đường lối đấu tranh ôn hòa để đạt mục tiêu.
Khó khăn thứ hai là khác biệt về khuynh hướng chính trị giữa hai vị lãnh đạo. Sau 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chia làm hai khối : khối Ấn Quang và khối Việt Nam Quốc Tự. Khối Ấn Quang, gồm 3 đoàn thể, do Thượng tọa Trí Quang và Đại đức Nhất Hạnh lãnh đạo biểu lộ khuynh hướng thân cộng (Mặt trận Giải phóng Miền Nam) và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mà cao điểm là cuộc bạo loạn cướp chính quyền năm 1966 nhưng bị thất bại. Khối Việt Nam Quốc Tự, với 8 đoàn thể, biểu lộ khuynh hướng thân chính quyền và được công nhận là đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Lực lượng Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới quyền lãnh đạo của Viện Hóa Đạo để tranh đấu và đề đạt nguyện vọng như yêu cầu chính quyền quân sự tái lập lại chính quyền dân sự và Mặt trận Giải phóng miền Nam giải giới và rút về vĩ tuyến 17. Sự phân chia giữa hai khối kéo dài cho đến khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975.
Khó khăn thứ ba sự chia rẽ ngay trong phong trào Phật giáo. Mặc dầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chính thức thành lập với sự kết hợp 11 tông phái và hội Phật giáo, một số tăng sĩ khác vẫn tiếp tục sinh hoạt riêng và lập những hội đoàn khác. Những tổ chức thân với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Viện Cao đẳng Phật học, được thành lập ngày 13/3/1964, nhằm đào tạo và cấp bằng cấp Phật học ; Giáo hội Thiền tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964 ; liên phái Phật tự khu vực Sài Gòn Gia Định tách khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dể thành Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 12/1964. Những tổ chức Phật giáo thân với Mặt trận Giải phóng Miền Nam rất nhiều và thường được sử dụng như những cơ sở giao liên, tất cả đều đặt dưới sự điều động của Hội Lục hòa Phật tử do Mặt trận Giải phóng Miền Nam thành lập.
Hóa giải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Ngay sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới tịch thu, nhiều vị sư lãnh đạo tị nạn sang nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích Nhất Hạnh. Những hình thức lễ lạc lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ. Cuối năm 1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản. Những cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lược bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối. Những cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là phản động, cũng đã lần lượt bị bắt giam : Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Những người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị đối xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.
Để hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc. Trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sơ đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
Quyết tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị của chế độ thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương : "Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Ngoài ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.
Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là Giáo hội Phật giáo nhà nước hày Giáo hội Phật giáo quốc doanh, tầm hoạt động và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn. Những tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị được chính quyền cộng sản Việt Nam làm áp lực để gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục được trụ trì hay được ở lại trong những cơ sở tu hành. Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.
Sự can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo đã khiến sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam suy đồi. Những sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh. Nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền bỏ tiền xây chùa và muớn sư sãi trông nom với hy vọng được về cõi Niết Bàn sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng bồ tát Hồ Chí Minh, có tượng còn được giác vàng, để thờ ngang với các chư Phật. Hiếm thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong những ngôi chùa ảm đạm để tu thiền và giảng thuyết. Ngày nay, khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số hay thỏa mãn tình duyên nhiều hơn là để cầu nguyện. Thêm vào đó, sự tuyển chọn người để đảm nhiệm những trách vụ tôn giáo do chính quyền quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa.
Trước chính sách trần tục hóa sinh hoạt Phật giáo, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là rất cần thiết, vì đó là một đối trọng đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền cộng sản thành lập. Nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện nay không còn thống nhất như trước. Tầm vóc hoạt động của giáo hội trong và ngoài nước đã bị thu hẹp nhưng tranh chấp uy quyền vẫn tiếp tục xảy ra ngay trong nội bộ giáo hội, vụ Thích Chánh Lạc chỉ là một thí dụ. Thêm vào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang đối đầu với nguy cơ lão hóa. Hòa thượng Quảng Độ năm nay đã 85 tuổi, những người có thể kế tục ông chắc chắn không còn trẻ và cũng không có tầm vóc uy tín và bản lĩnh như ông. Nếu không đào tạo được những thế hệ thay thế, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang bị đếm ngược.
Nguyễn Văn Huy (trích BBC Việt ngữ)
(Thông luận)
 

Việt Nam tham dự tập trận quốc tế lần đầu

Việt Nam đã gửi một nhóm quân nhân tham gia cuộc tập trận quốc tế chống khủng bố, diễn ra tại Trung tâm Hòa bình và An ninh Quốc tế, ở thành phố Sentul trên đảo Java  của Indonesia.
Các thành viên thuộc lực lượng đặc biệt của Indonesia bắt giữ một “phần tử khủng bố” trong cuộc tập trận đa quốc gia đầu tiên về chống khủng bố trên thế giới. (Hình: AP)

Khu vực sử dụng cho cuộc tập trận này đã bắt đầu hôm 9 tháng 9 và sẽ kết thúc vào ngày 13 tháng 9 nằm ở ngoại ô thủ đô Jakarta . Ngoài các nhóm quân nhân của các quốc gia trong khối ASEAN, tham gia cuộc tập trận này còn có các nhóm quân nhân của Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Nam Hàn, Trung Quốc. Nga và Nhật chỉ gửi quan sát viên, không góp quân nhân tham gia tập trận.

Tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Moeldoko nói trong bài diễn văn khai mạc rằng sự nguy hiểm của nạn khủng bố đã gia tăng theo với các phát triển của khoa học và kỹ thuật.

Tờ Quân đội nhân dân của Việt Nam cho biết, tình huống giả định cho cuộc tập trận chống khủng bố lần này là sự kiện một tàu chở dầu bị các phần tử khủng bố tấn công bằng bom.

Cuộc tập trận vừa kể được xem là cuộc tập trận đa quốc gia đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực chống khủng bố do Indonesia và Hoa Kỳ đồng chủ trì. Theo dự kiến, các cuộc tập trận tương tự sẽ được tổ chức ở Úc và Singapore.

Trong diễn văn khai mạc, Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Indonesia, nhấn mạnh, các nhóm khủng bố đang chuyển sang những hình thức hoạt động mới, khó nhận dạng hơn và vì vậy rất cần cơ chế hợp tác toàn diện để bảo đảm hòa bình, an ninh và thịnh vượng của người dân trong khu vực.

Giới quan sát thời sự chú ý tới Việt Nam vì đây là lần đầu tiên Việt Nam gửi quân nhân tham gia một cuộc tập trận đa quốc gia bên ngoài Việt Nam.

Tuy là thành viên ASEAN nhưng Việt Nam chưa bao giờ gửi quân nhân tham gia các cuộc tập trận chung của các quốc gia trong khối này, như cuộc tập trận “Hổ Mang Vàng” hàng năm ở Thái Lan, “Angkor Sentinel” ở Campuchia.

Đã có vài lần, các viên chức lãnh đạo Bộ Quốc Phòng CSVN từng cả quyết sẽ “không tham gia tập trận quốc tế” dù chỉ ở mức độ “quan sát viên”.

Kể từ khi các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông trở thành căng thẳng, Hà Nội bắt đầu gửi quan sát viên tham dự các cuộc tập trận quốc tế mà thường là “phi tác chiến” và tham gia một vài hoạt động “phối hợp” với lực lượng vũ trang của một vài quốc gia, tuy nhiên phạm vi “phối hợp” vẫn là “phi tác chiến”.

Chẳng hạn, vào tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên, Cảnh sát biển của Việt Nam phối hợp với Cảnh sát biển của Nam Hàn, thực tập cùng cứu nạn ở ngoài khơi Vũng Tàu với tình huống giả định là có một tàu bị cháy và bốn người trên tàu phải nhảy xuống nước, nên cần được cứu.

Trước đó một tháng (tháng 5 năm 2013), Cảnh sát biển của Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đồng chủ trì một “khóa tập huấn đa phương”, diễn ra trong hai tuần ở Hải Phòng, nhằm “cải thiện năng lực thực thi pháp luật và phối hợp trên biển” cho 24 sĩ quan thực thi pháp luật của Việt Nam, Campuchia, Thái, Malaysia khi đối phó với những mối đe dọa trên biển như đánh bắt hải sản trái phép, cướp biển.

Xa hơn, hồi tháng 7 năm ngoái, Việt Nam cử sáu sĩ quan “quan sát diễn tập quân y” (y học biển, y học hàng không, chuyển thương đường không, tìm kiếm cứu nạn trên biển), trong cuộc tập trận Rimpac 2012, diễn ra ở Hawaii, do Hải quân Hoa Kỳ tổ chức, với sự tham gia của quân nhân 22 quốc gia.
  (Người Việt)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét